Tải bản đầy đủ (.pdf) (58 trang)

Công nghiệp Việt Nam giai đoạn 1919– 1945

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (815.43 KB, 58 trang )

TRƢỜNG ĐẠI HỌC SƢ PHẠM HÀ NỘI 2
KHOA LỊCH SỬ

======

BÙI THỊ THÚY NGA

CÔNG NGHIỆP VIỆT NAM
GIAI ĐOẠN 1919– 1945

KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC
Chuyên ngành: Lịch sử Việt Nam

HÀ NỘI - 2017


LỜI CẢM ƠN
Trong thời gian qua, được sự giúp đỡ của thầy cô giáo và các bạn sinh
viên trong khoa Lịch sử trường Đại Học Sư Phạm Hà Nội 2, tôi đã hoàn thành
khóa luận tốt nghiệp đại học với đề tài: “ Công nghiệp Việt Nam giai đoạn
1919– 1945”
Tôi xin bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc tới cô giáo – TS. Chu Thị Thu Thủy –
người đã trực tiếp hướng dẫn tận tình để tôi hoàn thành khóa luận này.
Tôi xin gửi lời cảm ơn chân thành tới các thầy, cô trong khoa Lịch sử và
các bạn sinh viên trong nhóm khóa luận đã giúp đỡ và tạo mọi điều kiện thuận
lợi để khóa luận của tôi được hoàn thành.
Mặc dù đã có những cố gắng nhất định, song khóa luận vẫn không tránh
khỏi thiếu sót. Tôi rất mong nhận được ý kiến đóng góp của thầy cô và các
bạn
Tôi xin chân thành cảm ơn!
Xuân Hòa, tháng 05 năm 2017


Tác giả khóa luận
Bùi Thị Thúy Nga


LỜI CAM ĐOAN
Để hoàn thành khóa luận này, ngoài sự nỗ lực của bản thân, tôi đã nhận
được sự giúp đỡ tận tình của cô giáo hướng dẫn – TS. Chu Thị Thu Thủy
cùng các thầy cô trong khoa Lịch sử. Trong quá trình tiến hành nghiên cứu,
tôi đã đọc nhiều tài liệu tham khảo có liên quan đến những vấn đề đặt ra trong
đề tài của mình.Tuy nhiên, tôi xin cam đoan những kết quả nghiên cứu trong
khóa luận này là của riêng tôi. Nó không trùng với kết quả của những tác
phẩm khác
Nếu sai tôi xin hoàn toàn chịu trách nhiệm.
Xuân Hòa, tháng 05 năm 2017
Tác giả khóa luận
Bùi Thị Thúy Nga


MỤC LỤC
MỞ ĐẦU ........................................................................................................... 1
1. Lý do chọn đề tài .......................................................................................... 1
2. Lịch sử nghiên cứu vấn đề ............................................................................ 2
3. Mục đích, nhiệm vụ nghiên cứu.................................................................... 3
4. Đối tượng, phạm vi nghiên cứu .................................................................... 3
5. Nguồn tư liệu và phương pháp nghiên cứu .................................................. 4
6. Đóng góp của khóa luận................................................................................ 4
7. Bố cục của khóa luận .................................................................................... 5
Chương 1: NHỮNG YẾU TỐ TÁC ĐỘNG ĐẾN CÔNG NGHIỆPVIỆT
NAM GIAI ĐOẠN 1919 - 1945 ....................................................................... 6
1.1. Điều kiện tự nhiên ...................................................................................... 6

1.2. Điều kiện kinh tế - xã hội ......................................................................... 12
1.3. Khái quát về công nghiệp Việt Nam trước năm 1919 ............................. 14
1.4. Chính sách công nghiệp của chính quyền thực dân sau chiến tranh thế
giới thứ nhất .................................................................................................... 18
Tiểu kết chương 1............................................................................................ 22
Chương 2: TÌNH HÌNH CÔNG NGHIỆP VIỆT NAMTỪ NĂM 1919 ĐẾN
NĂM 1945....................................................................................................... 23
2.1. Tình hình công nghiệp Việt Nam từ năm 1919 đến năm 1945................ 23
2.1.1.Về công nghiệp khai mỏ ........................................................................ 23
2.1.2.Về công nghiệp chế biến ........................................................................ 29
2.1.3. Các ngành công nghiệp khác ................................................................ 37
2.2. Đặc điểm và vai trò của công nghiệp đối với kinh tế - xã hội Việt Nam
(1919 – 1945) .................................................................................................. 40
2.2.1. Đặc điểm của công nghiệp Việt Nam (1919 – 1945) ........................... 40


2.2.2. Vai trò của công nghiệp đối với kinh tế - xã hội Việt Nam ( 1919 –
1945)................................................................................................................ 42
Tiểu kết chương 2............................................................................................ 48
KẾT LUẬN ..................................................................................................... 49
TÀI LIỆU THAM KHẢO ............................................................................... 51


DANH MỤC BẢNG BIỂU

Bảng1: Số mỏ kim khí khai thác ở Việt Nam dưới triều Nguyễn phân chia
từng loại theo các tỉnh ..................................................................................... 16
Bảng 2: Tình hình đầu tư vốn trong các ngành công nghiệp Đông Dương
(1903-1939) ..................................................................................................... 23
Bảng 3: Sản lượng khai thác và xuất khẩu khoáng sản ở Đông Dương ......... 28



MỞ ĐẦU
1. Lý do chọn đề tài
Công nghiệp là ngành có một vị trí quan trọng trong tiến trình phát triển
lịch sử xã hội nước ta.Ngày nay trong sự nghiệp đổi mới và sự nghiệp công
nghiệp hóa,hiện đại hóa đất nước công nghiệp vẫn giữ một vị trí quan trọng
mà khó có một ngành nào có thể thay thế được.
Dưới tác động của cuộc khai thác thuộc địa lần thứ 2 (1919 – 1929),
thông qua chính sách về công nghiệp của thực dân Pháp, nền công nghiệp
Việt Nam đã có nhiều chuyển biến mới. Việc nghiên cứu vấn đề công nghiệp
Việt Nam thời cận đại không những làm sáng tỏ các vấn đề về lịch sử Việt
Nam cận đại nói chung, mà còn có ý nghĩa trong việc tìm hiểu về lịch sử kinh
tế Việt Nam nói riêng.
Tìm hiểu về công nghiệp Việt Nam những năm thời cận đại sẽ cho chúng
ta có những nhìn nhận, đánh giá khách quan và toàn diện về những biến đổi
của kinh tế công nghiệp Việt Nam lúc bấy giờ. Đồng thời chúng chúng ta có
những lí giải hợp lí tình hình chính trị - xã hội đương thời góp phần nhìn nhận
những bước thăng trầm trong lịch sử dân tộc.
Nghiên cứu vấn đề công nghiệp Việt Nam giai đoạn từ năm 1919 đến
năm 1945cũng góp phần bổ sung mảng tư liệu về kinh tế - xã hội nước ta
trong giai đoạn này, phục vụ trong công tác giảng dạy cũng như học tập
ởtrường phổ thông. Trong điều kiện về tư liệu về mảng này còn thiếu
thốn,công tác nghiên cứu chưa nhiềuthì việc bổ sung kiến thức về vấn đề này
càng thêm ý nghĩa. Từ đó góp phần tìm hiểu thêm tình hình kinh tế - xã hội
Việt Nam thời Pháp thuộc.
Xuất phát từ ý nghĩa khoa học và thực tiễn đó và được sự giúp đỡ của
TS. Chu Thị Thu Thủy, tôi mạnh dạn lựa chọn đề tài: “Công nghiệp Việt Nam
giai đoạn 1919 - 1945” làm khóa luận tốt nghiệp của mình.


1


2. Lịch sử nghiên cứu vấn đề
Từ trước đến nay, việc nghiên cứu về nền kinh tế Việt Nam mà trong đó
có kinh tế công nghiệp đã thu hút được sự quan tâm của rất nhiều nhà nghiên
cứu trong và ngoài nước như:
Dưới thời Pháp thuộc đã có một số học giả nước ngoài đã nghiên cứu về
thực trạng kinh tế - xã hội Đông Dương trong đó có Việt Nam từ các góc độ
và chuyên môn khác nhau,đáng chú ý là Aumiphin J với “Sự hiện diện tài
chính và kinh tế của Pháp ở Đông Dương (1858 – 1939)”( Hà Nội 1994),
P.Bernard với “Vấn đề kinh tế Đông Dương”(Paris,1934)…Các tác phẩm
này, tác giả mới chỉ dừng lại ở việc phân tích bối cảnh sự hiện diện của tư bản
Pháp về mặt tài chính và kinh tế của xứ Đông Dương dưới các hình thức khác
,các số liệu công bố chỉ giới hạn trong những năm nhất định,thiếu đi sự biến
đổi giữa năm này với năm khác,do vậy thiếu sự so sánh lịch đại.
Và giai đoạn gần đây đã có một số công trình khảo cứu đề cập đến một
hay vài lĩnh vực của nền kinh tế thủ công nghiệp,công nghiệp như “Những
thủ đoạn bóc lột của tư bản Pháp ở Việt Nam” của Nguyễn Khắc Đạm
(1957),“Công nghiệp than Việt Nam thời kỳ 1888 – 1945”của Cao Văn Biền
(1998), “ Tiểu thủ công nghiệp Việt Nam (1858 -1945)” của Vũ Huy Phúc(
1996), hay “60 năm công nghiệp Việt Nam” của nhóm tác giả Hoàng Trung
Hải ,Đoàn Trọng Tuyến ,Nguyễn Văn Kha ( 2005)… Đó là những công trình
nghiên cứu công phu về lịch sử Việt Nam, cung cấp cho tôi những hiểu biết
căn bản về hình thái kinh tế - xã hội nước ta thời thuộc Pháp, tuy nhiên trong
phạm vi nghiên cứu các tác giả vẫn chưa đi sâu vào đánh giá được từng nhân
tố tác động đến nền kinh tế nước ta.
Tóm lại, cho đến nay chưa có một công trình nào nghiên cứu một cách
cụ thể, hệ thống về nền kinh tế công nghiệp Việt Nam giai đoạn 1919 –
1945.Những công trình nghiên cứu tuy có những ưu, nhược điểm khác nhau


2


nhưng đều là những bệ đỡ về tri thức, tạo điều kiện cho tôi học hỏi,tiếp tục
nghiên cứu vấn đề này.
Trên cơ sở kế thừa kết quả nghiên cứu của nhiều người đi trước cả về tư
liệu lẫn cách tiếp cận tôi xin làm nổi bật đề tài mà mình đã chọn: Công nghiệp
Việt Nam giai đoạn 1919 – 1945.
3. Mục đích, nhiệm vụ nghiên cứu
3.1. Mục đích nghiên cứu
Nghiên cứu đề tài “ Công nghiệp Việt Nam giai đoạn 1919 - 1945”
nhằm làm rõ nhưng thay đổi trong ngành công nghiệp Việt Nam giai đoạn từ
năm 1919 đến năm 1945. Đồng thời, làm sáng tỏ về đặc điểm và vai trò của
nền công nghiệp đối với tình hình kinh tế - xã hội của Việt Nam, góp phần
chung vào toàn bộ sự phát triển nền kinh tế của đất nước ta thời bấy giờ.
Đề tài dùng làm tài liệu tham khảo, phục vụ công tác nghiên cứu, giảng
dạy.
3.2. Nhiệm vụ nghiên cứu
Nghiên cứu đề tài “ Công nghiệp Việt Nam giai đoạn 1919 - 1945”
nhằm giải quyết những nhiệm vụ:
Thứ nhất, tìm hiểu những điều kiện tác động đến nền công nghiệp Việt
Nam từ đó có cái nhìn khái quát về kinh tế - xã hội Việt Nam trước năm 1919
Thứ hai, làm rõ được sự chuyển biến trong kinh tế công nghiệp Việt
Nam giai đoạn từ 1919 đến 1945. Trên cơ sở tìm hiểu,phân tích những chuyển
biến đó tôi rút ra những đặc điểm và vai trò của nó đối với kinh tế công
nghiệp Việt Nam
4. Đối tƣợng, phạm vi nghiên cứu
4.1. Đối tƣợng nghiên cứu
Về đối tượng nghiên cứu, tôi đi sâu vào nghiên cứu tình hình kinh tế

công nghiệp Việt Nam giai đoạn từ năm 1919 đến năm 1945.

3


4.2. Phạm vi nghiên cứu
Phạm vi không gian: khóa luận nghiên cứu những chuyển biến trong
kinh tế công nghiệp Việt Nam
Phạm vi thời gian: Từ 1919 đến 1945
Phạm vi nội dung: Khóa luận nghiên cứu các khía cạnh của kinh tế công
nghiệp là công nghiệp khai mỏ, công nghiệp chế biến và công nghiệp nhẹ.
5. Nguồn tƣ liệu và phƣơng pháp nghiên cứu
5.1. Nguồn tƣ liệu
Để hoàn thành khóa luận, tôi đã khai thác các nguồn tài liệu sau:
Thứ nhất: Là các giáo trình lịch sử, các công trình nghiên cứu về kinh tế
công nghiệp Việt Nam của các học giả Việt Nam và nước ngoài đang lưu trữ
ở Thư viện quốc gia; Viện sử học Việt Nam; Thư viện trường Đại học sư
phạm Hà Nội 2; Thư viện trường Đại học Khoa học xã hội và nhân văn
Thứ hai: Tôi tham khảo các sách báo tạp chí nghiên cứu về công nghiệp
Việt Nam từ năm 1919 đến năm 1945
5.2. Phƣơng pháp nghiên cứu
Cơ sở của phương pháp luận và lý luận của chủ nghĩa Mác – Lênin,tư
tưởng Hồ Chí Minh , quan điểm của Đảng Cộng sản Việt Nam về hình thái
kinh tế xã hội, về lịch sử kinh tế nước ta từ năm 1919 đến năm 1945.
Để giải quyết các nhiệm vụ khoa học đặt ra, tôi sử dụng hai phương pháp
nghiên cứu chuyên ngành cơ bản là phương pháp lịch sử và phương pháp
logic. Ngoài ra tác giả còn sử dụng nhiều nguồn tài liệu khác nhau, đánh giá
và so sánh các nguồn sử liệu để có những kết luận khoa học.
6. Đóng góp của khóa luận
Cung cấp cái nhìn tương đối đầy đủ và hệ thống về ngành công nghiệp

của Việt Nam từ năm 1919 cho đến năm 1945, từ đó khóa luận có những
đóng góp nhất định về mặt nghiên cứu lịch sử.

4


Khóa luận đã hoàn thành nhiệm vụ nghiên cứu khoa học từ đề tài, từ
những nội dung tìm hiểu ta có cái nhìn khách quan về công cuộc khai thác
thuộc địa của thực dân Pháp, bên cạnh những mặt hạn chế thì ta không thể
phủ nhận những chuyển biến tích cực trong các lĩnh vực kinh tế,trong đó có
kinh tế công nghiệp.
Kết quả nghiên cứu của khóa luận sẽ góp phần cung cấp thêm chút tư
liệu,bổ sung mảng kiến thức này cho bạn đọc.
7. Bố cục của khóa luận
Ngoài phần mở đầu,kết luận,danh mục tài liệu tham khảo, bố cục khóa
luận được chia làm hai chương:
Chương 1: Những yếu tố tác động đến công nghiệp Việt Nam giai đoạn
1919 – 1945
Chương 2: Tình hình công nghiệp Việt Nam từ năm 1919 đến năm 1945

5


Chƣơng 1: NHỮNG YẾU TỐ TÁC ĐỘNG ĐẾN CÔNG NGHIỆP
VIỆT NAM GIAI ĐOẠN 1919 - 1945
1.1. Điều kiện tự nhiên
*Vị trí địa lý: Vị trí địa lý của một lãnh thổ là một yếu tố có ý nghĩa quan
trọng chi phối các đặc điểm tự nhiên của lãnh thổ đó.
Trên bản đồ thế giới,Việt Nam nằm ở rìa đông bán đảo Đông Dương,
gần trung tâm Đông Nam Á, phía Bắc giáp Trung Quốc, phía Tây giáp với

Lào và Campuchia, phía Đông và phía Nam giáp với biển Đông.
Trên đất liền, điểm cực Bắc của Việt Nam ở vĩ độ 23 23' tại xã Lũng Cú,
huyện Đồng Văn, tỉnh Hà Giang; điểm cực Nam ở vĩ độ 8 34' tại xã Đất
Mũi,huyện Ngọc Hiển,tỉnh Cà Mau; điểm cực Tây ở kinh độ 102 09'Đ tại xã
Sín Thầu,huyện Mường Nhé, tỉnh Điện Biên và điểm cực Đông ở kinh độ
102 24'Đ tại xã Vạn Thạnh, huyện Vạn Ninh, tỉnh Khánh Hòa.
Với vị trí đó, tạo cho nước ta ưu thế lớn trong việc giao lưu kinh tế với
các xứ thuộc liên bang Đông Dương và các quốc gia trên thế giới.
*Địa hình: Đặc điểm của địa hình ở Việt Nam khá đa dạng:
- Miền núi: Địa hình miền núi chiếm tới 3/4 diện tích đất đai, làm cho
thiên nhiên Việt Nam có đặc điểm chung là đất nước nhiều đồi núi. Đồi núi
thấp chiếm tới 60% diện tích của cả nước. Địa hình núi chia thành 4 vùng:
Đông Bắc, Tây Bắc, Trường Sơn Bắc và Trường Sơn Nam.
- Địa hình bán bình nguyên và đồi trung du: Nằm chuyển tiếp giữa miền
núi và đồng bằng là bề mặt các bán bình nguyên hoặc các đồi trung du. Bán
bình nguyên thể hiện rõ ở vùng Đông Nam Bộ với bậc thềm phù sa cổ cao
khoảng 100m và bề mặt phủ badan ở độ cao 200m. Địa hình đồi trung du
phần nhiều là các thềm phù sa cổ bị chia cắt bởi dòng chảy. Dải trung du rộng
nhất nằm ở rìa bề mặt sông Hồng và thu hẹp ở rìa đồng bằng ven biển.

6


- Khu vực đồng bằng: Đồng bằng nước ta chiếm khoảng 1/4 lãnh
thổ,được chia làm hai loại là đồng bằng châu thổ và đồng bằng ven biển.
* Khí hậu: Đặc điểm chung của khí hậu Việt Nam là khí hậu nhiệt đới
ẩm gió mùa.
* Sông ngòi: Sông ngòi Việt Nam có mạng lưới dày đặc, nguồn nước
phong phú, nhiều phù sa. Việt Nam có tới trên 2.360 con sông lớn nhỏ, có
chiều dài từ 10km trở lên.

Đại bộ phận sông ngòi Việt Nam chảy theo hướng Tây Bắc – Đông Nam
và các con sông đều đổ ra biển Đông,tiêu biểu là sông Chảy, sông Hồng, sông
Đà, sông Mã, sông Tiền, sông Hậu…
*Tài nguyên thiên nhiên:
Việt Nam có nguồn tài nguyên phong phú bao gồm: tài nguyên đất, tài
nguyên nước, tài nguyên biển, tài nguyên rừng, tài nguyên sinh vật, tài
nguyên khoáng sản và tài nguyên du lịch.
Tài nguyên đất
Việt Nam có trên 39 triệu ha đất tự nhiên, diện tích đất đã sử dụng vào
các mục đích kinh tế - xã hội là 18,881 triệu ha, chiếm 57,04% quỹ đất tự
nhiên, trong đó đất nông nghiệp chiếm 22,20% diện tích đất tự nhiên và
38,92% diện tích đất đang sử dụng. Hiện còn 14,217 triệu ha đất chưa sử
dụng, chiếm 43,96% quỹ đất tự nhiên. Vị trí và địa hình đặc biệt làm cho thổ
nhưỡng Việt Nam có tính chất chung của vùng nhiệt đới ẩm nhưng rất đa
dạng và phân hóa rõ từ đồng bằng lên núi cao, từ Bắc vào Nam và từ Ðông
sang Tây.Cả nước có 14nhóm đất là:
Cồn cát và cát ven biển: 502.045 ha
Đất mặn: 991.202 ha
Đất phèn: 2.140.306 ha
Đất phù sa: 2.936.413 ha

7


Đất lầy và than bùn: 71.796 ha
Đất xám bạc màu: 2.481.987 ha
Đất đỏ và xám nâu vùng bán khô hạn: 34.234 ha
Đất đen: 237.602
Đất đỏ vàng: 15.815.790 ha
Đất mùn vàng đỏ trên núi: 2.976.313 ha

Đất mùn trên núi cao: 280.714 ha
Đất thung lũng do sản phẩm dốc tụ: 330.814 ha
Đất xói mòn trơ sỏi đá: 505.298 ha
Các lọai đất khác và đất chưa điều tra: 3.651.586 ha
Tài nguyên nước
Nếu xét chung trong cả nước, thì tài nguyên nước mặt của nước ta tương
đối phong phú, chiếm khoảng 2% tổng lượng dòng chảy của các sông trên thế
giới, trong khi đó diện tích đất liền nước ta chỉ chiếm khoảng 1,35% của thế
giới.
Nước ta có mạng lưới sông ngòi dày đặc với 2.345 con sông có chiều dài
trên 10 km, mật độ trung bình từ 1,5 – 2 km sông/1 km2 diện tích, cứ đi dọc
bờ biển khoảng 20 km lại gặp một cửa sông. Tổng lượng dòng chảy của tất cả
các con sông chảy qua lãnh thổ Việt Nam là 853 km3, trong đó tổng lượng
dòng chảy phát sinh trên nước ta chỉ có 317 km3. Tỉ trọng nước bên ngoài
chảy vào nước ta tương đối lớn, tới 60% so với tổng lượng nước sông toàn
quốc, riêng đối với sông Cửu Long là 90%.Tổng lượng dòng chảy năm của
sông Mê Kông bằng khoảng 500 km3, chiếm tới 59% tổng lượng dòng chảy
năm của các sông trong cả nước; sau đó đến hệ thống sông Hồng 126,5 km3
(14,9%); hệ thống sông Đồng Nai 36,3 km3 (4,3%), sông Mã, Cả, Thu Bồn có
tổng lượng dòng chảy xấp xỉ nhau, khoảng trên dưới 20 km3 (2,3 - 2,6%); các
hệ thống sông Kỳ Cùng, Thái Bình và sông Ba cũng xấp xỉ nhau, khoảng 9

8


km3 (1%); các sông còn lại là 94,5 km3 (11,1%). Nước ta có trữ lượng nước
ngầm phong phú, khoảng 130 triệu m3/ngày, đáp ứng được 60% nhu cầu nước
ngọt của đất nước.Ở vùng đông bằng châu thổ, nước ngầm ở độ sâu từ 1 –
200m, ở miền núi nước ngầm thường ở độ sâu 10 – 150m, còn ở vùng núi đá
vôi nước ngầm ở độ sâu khoảng 100m. Đặc biệt vùng Tây Nguyên, nước

ngầm thường sâu vài trăm mét, còn ở một số nơi thuộc đồng bằng sông Cửu
Long như Hà Tiên, Cà Mau, Bến Tre… nước ngầm thường bị nhiễm mặn, dân
đến tình trạng thiếu nươc ngọt. Nước ta cũng đã phát hiện được 350 nguồn
suối khoáng, trong đó có 169 nguồn nước có nhiệt độ trên 300C.
Tài nguyên biển
Việt Nam có 3260 km bờ biển với vùng lãnh thổ rộng tới 226000 km2,
diện tích có khả năng nuôi trồng thuỷ sản là 2 triệu ha trong đó 1 triệu ha
nước ngọt; 0,62 triệu ha nước lợ và 0,38 triệu ha nước mặn. Phần lớn diện
tích này đã được đưa vào sử dụng để khai thác hoặc nuôi trồng thuỷ sản. Biển
nước ta còn có 2.028 loài cá biển, trong đó có 102 loài có giá trị kinh tế cao,
650 loài rong biển, 300 loài thân mềm, 300 loài cua, 90 loài tôm, 350 loài san
hô… Biển nước ta có trữ lượng cá khoảng 3,6 triệu tấn, tầng trên mặt có trữ
lượng 1,9 triệu tấn, tầng đáy có trữ lượng 1,7 triệu tấn. Ngoài ra còn có
40.000 ha san hô ven bờ, 250.000 ha rừng ngập mặn ven biển có sự đa dạng
sinh học cao. Trong đó có 3 khu sinh quyển thế giới là: vườn quốc gia Xuân
Thủy (Nam Định), rừng Sác Cần Giờ (TP. Hồ Chí Minh) và vườn quốc gia
Cát Bà (Hải Phòng). Đồng thời nước ta còn có 290.000 ha triêu lầy, 100.000
ha đầm phá.
Tài nguyên rừng
Nước ta có tới 3/4 diện tích là đồi núi và rừng che phủ hơn 30% diện
tích. Rừng Việt Nam là kho tài nguyên quý báu, là bộ phận quan trọng của
môi trường sinh thái, rừng làm cho không khí trong lành, điều hoà khí hậu.

9


Có khoảng 8000 loài thực vật bậc cao, 800 loài rêu, 600 loài nấm, 275 loài
thú, 820 loài chim, 180 loài bò sát, 471 loài cá nước ngọt và hơn 2000 loài cá
biển sống trên lãnh thổ Việt Nam. Độ che phủ của rừng cao và hợp lý làm
giảm dòng chảy mặt ngay sau mưa, làm chậm lũ, điều hoà dòng chảy giữa

mùa mưa và mùa khô...
Tài nguyên sinhvật
Hệ thực vật: Việt Nam là một quốc gia có sự đa dạng sinh học, hệ thực
vật có khoảng 14.000 loài thực vật bậc cao có mạch; đã xác định được khoảng
7.000 loài thực vật bậc cao, 800 loài rêu, 600 loài nấm, 600 loài rong biển.
Trong đó có 1.200 loài thực vật đặc hữu, hơn 2.300 loài thực vật đã được sử
dụng làm lương thực thực phẩm, thuốc chữa bệnh, tinh dầu, vật liệu trong xây
dựng. Tỷ lệ số loài thực vật dùng làm dược liệu ở nước ta lên tới 28%. Hệ
thực vật nước ta có nhiều loài quý hiếm như gỗ đỏ, gụ mật, Hoàng Liên chân
gà, ba kích, hoàng đàn, cẩm lai, pơ mu…
Hệ động vật:
Tính đến nay đã xác định được ở nước ta có 275 loài thú, 1.009 loài và
phân loài chim, 349 loài bò sát và lưỡng cư, 527 loài cá nước ngọt, khoảng
2.038 loài cá biển, 12.000 loài côn trùng, 1.600 loài động vật giáp xác, 350
loài động vật da gai, 700 loài giun nhiều tơ, 2.500 loài động vật thân mềm,
350 loài sa nhô được biết tên…
Hệ động vật Việt Nam có mức độ đặc hữu rất cao, 80 loài thú và phân
loài thú, hơn 100 loài và phụ loài chim, 7 loài linh trưởng.
Tài nguyên khoáng sản
Nước ta nằm giữa hai vành đai tạo khoáng lớn của thế giới là Thái Bình
Dương và Ðịa Trung Hải. Công tác thăm dò địa chất trong 40 năm qua đã
phát hiện và đánh giá được trữ lượng của 5000 mỏ và điểm quặng, thuộc 60
loại khoáng sản.

10


Các loại khoáng sản có quy mô lớn:
- Than: trữ lượng khoảng 3,5 tỉ tấn ở độ sâu 300 m (1991), chủ yếu là ở
Quảng Ninh, Thái Nguyên . Năm 1996 lượng than khai thác là 10,9 triệu tấn

than lộ thiên.
- Boxit: trữ lượng vài tỉ tấn, hàm lượng quặng cao 40 - 43%, chất lượng
tốt, tập trung nhiều ở Nam Việt Nam.
- Thiếc: ở Tĩnh Túc - Cao Bằng có hàng chục ngàn tấn, khai thác còn ít,
trữ lượng 129.000 tấn.
- Sắt: phân bố ở phía bắc Thái Nguyên, Cao Bằng, Hà Giang, ven sông
Hồng. Trữ lượng khoảng gần 1 tỉ tấn.
- Apatit: trữ lượng trên 1 tỉ tấn.
- Ðồng: trữ lượng khoảng 600 ngàn tấn, khai thác còn ít.
- Crom: trữ lượng khoảng 10 triệu tấn, chất lượng không cao.
- Vàng: phân bố nhiều ở Bồng Miêu - Bắc Lạng ; vàng sa khoáng quy
mô nhỏ ở Bắc Cạn, Thái Nguyên, Hà Tuyên,... trữ lượng khoảng 100 tấn.
- Ðá quý: có nhiều ở sông Chảy (Yên Bái), Thanh Hóa, Nghệ An, Ðông
Nam Bộ và Tây Nguyên, bao gồm: Granat, Rubi, Saphia...
- Ðá vôi: ở miền Bắc, miền Trung có trữ lượng lớn và miền Nam (Hà
Tiên, trữ lượng 18 tỉ tấn).
- Cát thủy tinh: phân bố dọc theo bờ biển từ Quảng Bình đến Bình
Thuận, trữ lượng là 2,6 tỉ tấn.
- Dầu mỏ: tập trung trong các trầm tích trẻ tuổi ở đồng bằng ven biển và
thềm lục địa. Trữ lượng Vịnh Bắc Bộ là 500 triệu tấn, Nam Côn Sơn 400 triệu
tấn, Ðồng bằng sông Cửu Long 300 triệu tấn, vịnh Thái Lan 300 triệu tấn. Sản
lượng của Việt Nam 1995 là 10 triệu tấn/năm. Từ 1991 -1995 Việt Nam sản
xuất 20 - 23 triệu tấn dầu thô.Nhiều mỏ dầu lớn như Bạch Hồ, Ðại Hùng đang
được khai thác và sản lượng ngày càng tăng.

11


Tài nguyên du lịch
Việt Nam là đất nước thuộc vùng nhiệt đới, bốn mùa xanh tươi. Địa hình

có núi, có rừng, có sông, có biển, có đồng bằng và có cả cao nguyên. Núi non
đã tạo nên những vùng cao có khí hậu rất gần với ôn đới, nhiều hang động,
ghềnh thác, đầm phá, nhiều điểm nghỉ dưỡng và danh lam thắng cảnh.
Như vậy, với điều kiện tự nhiên đa dạng và phong phú đó, đặc biệt là
nguồn tài nguyên khoáng sản dồi dào, thực dân Pháp có thể khai thác các tài
nguyên phục vụ cho sự phát triển của thực dân, đồng thời cũng tạo ra những
chuyển biến trong nền kinh tế công nghiệp ở nước ta.
1.2. Điều kiện kinh tế - xã hội
Năm 1918, chiến tranh thế giới thứ nhất kết thúc, nước Pháp tuy là một
nước thắng trận nhưng cũng bị tổn thất nặng nề về kinh tế và tài chính. Trên
khắp nước Pháp, chiến tranh đã phá hoại hàng loạt các nhà máy, cầu cống,
đường xá và làng mạc, nhiều ngành sản xuất công nghiệp bị đình trệ, hoạt
động thương mại sa sút nghiêm trọng. Sau chiến tranh Pháp đã trở thành một
con nợ lớn. Chiến tranh thế giới còn xóa sạch hàng triệu francs của Pháp đầu
tư xuất khẩu tư bản ra bên ngoài. Với thắng lợi của Cách mạng tháng Mười
Nga (1917), thị trường đầu tư lớn nhất tại Châu Âu, là nơi nước Pháp thu
được những món lợi kếch xù đã bị mất trắng. Tất cả những điều trên đã đặt
nước Pháp trướcnhững khó khăn chồng chất. Để khắc phục khó khăn, đồng
thời nhằm nhanh chóng hàn gắn vết thương chiến tranh, khôi phục nền kinh
tế, chính quyền Pháp một mặt ra sức thúc đẩy sản xuất trong nước, mặt khác
tìm cách tăng cường đầu tư khai thác các thuộc địa,trước hết là ở các nước
Đông Dương và châu Phi. Thực dân Pháp tiến hành đầu tư ồ ạt vào thị trường
Đông Dương, trong đó chủ yếu là Việt Nam với một tốc độ nhanh hơn hẳn và
quy mô rộng lớn hơn các đợt đầu tư trước đó, đẩy mạnh quá trình khai thác
thuộc địa ở khu vực này. Số vốn đầu tư vào Việt Nam tăng rất nhanh qua các

12


năm. Cùng với cuộc khai thác thuộc địa lần thứ hai của Pháp nền kinh tế Việt

Nam cũng được phục hồi và phát triển. Cuộc khai thác được tiến hành và kéo
dài trong khoảng 10 năm (1919 – 1929) đến trước cuộc khủng hoảng kinh tế.
Do kết quả của quá trình thực dân hóa của người Pháp, nền kinh tế Việt Nam
vốn bị lệ thuộc nặng nề vào nền kinh tế Pháp và lại gắn chặt vào nhịp điệu đời
sống kinh tế của thế giới tư bản nói chung. Do đó nền kinh tế Việt Nam cũng
bị cuốn vào vòng xoáy của cuộc khủng hoảng kinh tế thế giới 1929 – 1933 là
không thể tránh khỏi. Tuy nhiên cuộc khủng hoảng kinh tế ở Đông Dương
bắt đầu muộn hơn và kéo dài hơn so với các nước tư bản ở Tây Âu và Bắc
Mỹ. Việc đầu tư vốn của tư bản Pháp ở Việt Nam hầu như ngừng lại. Cuộc
đại khủng hoảng kinh tế thực sự bắt đầu tác động ở Đông Dương từ năm
1930. Tới năm 1931, tình hình kinh tế bắt đầu xấu đi nghiêm trọng, và thời
gian 1932 – 1934 là thời kì khủng hoảng nặng nề nhất. Tới năm 1935, trong
khi nền kinh tế thế giới đã phục hồi thì nền kinh tế Đông Dương vẫn còn
trong tình trạng khủng hoảng. Từ năm 1934 trở đi, tư bản Pháp lại tái đầu tư
trở lại, tuy nhiên tốc độ và quy mô đầu tư vào các ngành kinh tế của Việt Nam
bị giảm hẳn so với thập niên 20.
Cuộc chiến tranh thế giới thứ hai bùng nổ, nước Pháp nhanh chóng thất
bại khi phát xít Đức tấn công.Ở Đông Dương, phát xít Nhật cũng tràn vào câu
kết với Pháp bóc lột nhân dân Việt Nam.Trong cuộc chiến tranh thế giới thứ
hai, thực dân Pháp đã thực hiện chính sách kinh tế chỉ huy để huy động tối đa
sức người, sức của phục vụ cho cuộc chiến.
Cùng với quá trình khai thác, bóc lột của thực dân Pháp, các giai cấp
mới ở Việt Nam lần lượt ra đời và đứng lên đấu tranh đòi độc lập như giai cấp
tư sản, tiểu tư sản, công nhân. Trong thời kì này phong trào dân tộc dân chủ
bùng lên mạnh mẽ, những con đường cứu nước khác nhau lần lượt được
truyền bá vào Việt Nam. Chính điều này đã làm cho phong trào đấu tranh

13



chống thực dân phong kiến ở Việt Nam diễn ra hết sức sôi nổi. Đáng chú ý
nhất là phong trào đấu tranh theo khuynh hướng cách mạng vô sản mà hệ quả
của nó là sự ra đời của Đảng cộng sản Việt Nam vào tháng 2 năm 1930. Dưới
sự lãnh đạo của Đảng cộng sản Việt Nam phong trào đấu tranh chống đế quốc
phong kiến của nhân dân Việt Nam giành được nhiều thắng lợi, gây cho Pháp
nhiều khó khăn.
1.3. Khái quát về công nghiệp Việt Nam trƣớc năm 1919
Bên cạnh nền nông nghiệp bị lâm vào tình trạng sản xuất thấp kém,nền
công nghiệp Việt Nam dưới triều Nguyễn cũng không có điều kiện phát triển,
triều đình thường ức chế công nghiệp bằng thuế lệ rất nặng, đồng thời lại áp
dụng chính sách trưng tập thợ vào những xưởng của nhà nước như xưởng đúc
tiền, đúc súng, đóng tàu hay những xưởng làm các đồ đặc biệt dành riêng cho
vua quan dùng. Song nhu cầu của nhân dân vẫn ngày một tăng nên công
nghiệp,thực chất là thủ công và tiểu công, vẫn tương đối phát triển trong toàn
quốc nhất là ở Bắc Bộ, nơi ruộng đất không có nhiều mà nhân dân thì đông
đúc. Ở các thành thị như Hà Nội, Nam Định có những phường ở thành từng
khu phố làm những đồ sắt, đồ gỗ, đồ vàng bạc, đồ khảm, đồ thêu… Nhiều
làng chuyên về dệt vải lụa, làm chiếu, làm bát, nung gạch, kéo mật, làm
đường, dầu lạc, giấy bản… Một số người mở lò nung vôi bằng đá (Bắc Bộ)
hoặc bằng vỏ hà, vỏ hến (Trung Bộ). Những nghề phụ trong gia đình như đan
rổ, rá, đóng cối, nấu rượu, làm đậu phụ cũng khá phổ biến. Nhiều Hoa kiều,
nhất là ở Nam Bộ là nơi nông dân Việt Nam phần lớn chỉ chuyên về làm
ruộng, cũng làm những đồ vàng bạc, thực phẩm hay nung gạch, nung vôi, đốt
than…Tóm lại, tối đại bộ phận hàng hóa dùng trong nước đều do thợ thủ công
ta làm lấy, hàng ngoại quốc hồi bấy giờ thực ra chỉ tới rất ít.
Về kỹ thuật, người thợ thủ công đã biết dùng những máy thô sơ để ép
mía, lấy nước tưới ruộng…Nhiều vật phẩm như đồ đồng, đồ sứ, hàng tơ lụa

14



cũng không thua kém hàng ngoại quốc. Nhiều người châu Âu tới Việt Nam
thời đó đều công nhận hàng tiểu công Việt Nam tốt. Điều đáng chú ý là dưới
triều Nguyễn, người Việt Nam đã biết bắt trước phương Tây, lợi dụng sức
nước chảy làm máy giã thuốc súng “ thủy hỏa ký tế” (1834), làm máy cưa
(1837), dùng hơi nước chạy tàu thủy (1839) hoặc cũng đã biết chế những máy
bơm nước (1834)…
Với trình độ kỹ thuật như vậy, nền sản xuất công nghiệp Việt Nam phải
phát triển mạnh nhưng chế độ phong kiến nhà Nguyễn đã kìm hãm nó vì nông
dân - thành phần chiếm tối đại đa số trong nhân dân đã bị bần cùng hóa đến
triệt để nên không có khả năng tiêu thụ nhiều hàng hóa và luật lệ phong kiến
quy định việc ăn mặc cũng như xây dựng nhà cửa… đã khiến cho việc sản
xuất vật phẩm không được đẩy mạnh. Đồng thời chính sách trưng tập các thợ
khéo về kinh đô Huế (công tượng) sống xa gia đình,quê hương đã khiến cho
không ai dám trổ hết tài năng ra phát triển kỹ thuật. Năm 1839, Minh Mệnh
cho người chế ra một chiếc tàu thủy nhưng khi tàu chạy thử thì bị vỡ nồi
nước, thế là cả người đốc công lẫn mấy quan chức trong bộ Công bị bỏ ngục,
đủ rõ cách cư xử của nhà vua đối với các nhà kỹ thuật như thế nào. Riêng về
mặt máy móc kiểu mới thì thực chất không phải do nền kỹ nghệ quốc dân làm
ra mà chỉ do những công xưởng thể theo các nhà máy ngoại quốc để chế
tạo,việc chế tạo đó thực ra vẫn còn ở trong phạm vi thí nghiệm chưa phát triển
để cho nhân dân dùng nên chưa có tác dụng gì làm tăng tiến sự sản xuất trong
nước cả.
Bên cạnh nền tiểu, thủ công trên, trong thời Nguyễn nghề mỏ cũng khá
phát triển. Những mỏ này hoặc do triều đình phái người đi khai thác (năm
1839 Minh Mệnh phái Phan Thanh Giản lên Thái Nguyên khai mỏ bạc Tống
tinh) hoặc để cho tư nhân trưng khai. Những tư nhân đứng ra trưng khai mỏ
này phần lớn là Hoa kiều. Người ta đã khai vàng, bạc để cung ứng cho Nhà

15



nước đúc tiền hoặc để làm những đồ trang sức; khai sắt để chế tạo công cụ
sản xuất như cày, bừa hoặc đúc khí giới; khai đồng để đúc tiền, đúc súng,
đóng tàu hoặc làm những vật dụng như đồ thờ, chuông; khai diêm trắng, diêm
sinh để làm thuốc súng; khai chì để làm lưới đánh cá, than đá để nung vôi…
Bảng1: Số mỏ kim khí khai thác ở Việt Nam dưới triều Nguyễn phân
chia từng loại theo các tỉnh
Bạc Đồng Thiếc Sắt Thủy Diêm Vàng Chì Diêm Kẽm Tổng

Tỉnh

ngân trắng
Bắc Ninh

5

Cao Bằng

4

5

sinh
1

11

5


9

Hải Dương

1

Hưng Hóa

2

Lạng Sơn

6
1

Sơn Tây
Thái Nguyên

10

2

Tuyên Quang

2

2

Thanh Hóa


4

1

1

5

4

9

2

9

5

2

12

1

8

2

7


9

1

2

1

1

18
21
7
8

1

1
18

13

44
25

1

Quảng Nam

1


5

Nghệ An

Tổng cộng

cộng

1

1
1

37

1

22

38

3

2

1

3


10

145

Nguồn: [22; tr.430]
Ngoài số mỏ kim khí trên còn có mỏ than ở Quảng An, Nghệ An, Nông
Sơn, mỏ phèn ở Nghệ An…Tổng cộng số mỏ vàng, mỏ sắt, mỏ đồng, mỏ bạc,

16


mỏ diêm trắng, mỏ kẽm là những loại mỏ có nhiều và rải rác ở khắp nơi. Các
mỏ than thì nói chung đến tận cuối đời Tự Đức mới được khai thác.
Điều đáng chú ý là không phải tất cả số mỏ trên đều được đồng thời khai
thác trong suốt triều Nguyễn mà chỉ là tổng số mỏ đương khai hoặc khai một
thời gian rồi lại thôi, sau đó lại tiếp tục khai. Nhiều mỏ như mỏ vàng, mỏ bạc
khi nào triều đình thấy thiếu tiền mới khai, đến khi kho tàng đã tương đối đủ
thì lại đóng cửa. Do đó khi khai lại, phải tốn thêm rất nhiều công nữa mới tiếp
tục khai thác được. Những mỏ như mỏ diêm trắng, diêm sinh, đều bị nhà
nước kiểm soát rất nghiêm ngặt, bao nhiêu diêm khai thác được, ngoài số nộp
thuế, phải bán cho nhà nước hết và nếu có những cuộc khởi nghĩa của nông
dân ở vùng đó thì mỏ diêm phải đóng cửa ngay vì triều đình sợ nhân dân lấy
diêm làm thuốc súng.
Điều đáng chú ý nữa là những mỏ trên không phải là những mỏ khai thác
theo quy mô lớn. Có nơi tuy gọi là mỏ vàng nhưng chỉ là chỗ nhân dân địa
phương ra đó đãi cát, tốn rất nhiều công mà chỉ được ít vàng. Đồng thời kỹ
thuật khai mỏ còn rất thô sơ, nên nói chung sản xuất cũng không được nhiều.
Ngoài ra, nguyên liệu khai thác ra được không phải để cung ứng cho nhu cầu
của nền kinh tế quốc dân mà phần lớn lại bị triều đình nắm giữ. Không những
thế, triều đình dùng những nguyên liệu đó không phải để chế tạo ra những

công cụ sản xuất mới, những máy móc theo kiểu phương Tây có tác dụng đẩy
mạnh sản xuất, mà chỉ để tạo ra những thứ không dùng được gì trong sản xuất
như súng, tiền, đồ trang sức… hoặc nếu có dùng để làm những máy móc như
tàu thủy, máy bơm, máy cưa thì cũng mới chỉ làm được trong một phạm vi rất
nhỏ hẹp. Do đó số mỏ dưới triều Nguyễn tuy nhiều nhưng địa vị của ngành
mỏ trong nền kinh tế quốc dân vẫn chưa đi đến đâu và sự phát triển của ngành
đó còn bị hạn chế rất nhiều.

17


Sự phát triển của mỏ dưới triều Nguyễn cũng còn hạn chế bởi chế độ
dùng công nhân thời đó. Nếu là mỏ của Nhà nước thì các quan trưng tập số
người cần thiết ở các làng xung quanh bắt đến làm với một số tiền công rẻ
mạt và bị lính tráng canh giữ rất nghiêm ngặt. Nếu là mỏ do người Hoa kiều
lĩnh trưng thì triều đình lại để cho họ quyền hành rất lớn. Vì thế mỗi khu mỏ
của họ chẳng khác gì một khu tự trị để họ tha hồ bóc lột nhân công. Không
những thế họ còn giữ rất kín phần kỹ thuật khai mỏ. Họ chỉ thuê thợ Việt
Nam làm những công việc nặng nhọc như đào,cuốc,làm đường…còn về phần
kỹ thuật như lọc quặng,đúc quặng thì họ thuê người Trung Hoa làm. Do đó kỹ
thuật làm mỏ không được phổ biến rộng trong nhân dân ta. Một ví dụ cụ thể:
Minh Mệnh được biết mỏ bạc Tống tinh ở Thái Nguyên rất giàu, người Trung
hoa khai thác mỗi năm lấy lén về nước họ được tới hai triệu lạng bạc, nên
năm 1839 đã phái Phan Thanh Giản lên khai. Nhưng Phan Thanh Giản lên đó
chỉ làm được ít lâu rồi do kỹ thuật kém, làm tốn công quá nên đã phải bỏ giao
lại cho người Trung Hoa lĩnh trưng nộp thuế.
Ngoài ra, tai nạn mỏ thường xảy ra rất nhiều. Trong nhiều mỏ sau này
người Pháp đào ra khai lại,còn thấy có cả những bộ xương người. Không
những thế, các mỏ phần lớn đều ở vùng rừng núi, phu mỏ lại không được cấp
phát thuốc men gì nên số người chết vì bệnh cũng không phải ít, do đó nhân

dân Việt Nam ai cũng rất sợ phải đi làm mỏ.
1.4. Chính sách công nghiệp của chính quyền thực dân sau chiến tranh
thế giới thứ nhất
Về mặt công nghiệp, tư bản Pháp đã vấp phải một mâu thuẫn ở Việt
Nam là bản thân tư bản Pháp thì muốn bỏ nhiều vốn sang Việt Nam để kinh
doanh công nghiệp, lấy nhiều lời và cạnh tranh với các nước khác trên thị
trường Á châu.

18


Nhưng tư bản Pháp lại sợ rằng nếu công nghiệp phát triển mạnh ở Việt
Nam thì sẽ làm cản trở đến việc tiêu thụ hàng hóa sản xuất ngay bên Pháp.
Nhất là các hàng công nghiệp làm ra được ở Việt Nam thì giá thành sẽ hạ hơn
bên Pháp vì nhân công ở đây rất rẻ. Trong nội bộ tư bản Pháp đã có nhiều
cuộc tranh luận về việc nên bỏ vốn sang Việt Nam để phát triển công nghiệp
như thế nào. Bọn muốn phát triển mạnh công nghiệp hơn nữa ở Việt Nam lấy
lý rằng hàng Pháp bán sang Việt Nam và nói chung bán sang Á châu còn rất ít
so với hàng ngoại quốc, như vậy thì bỏ vốn phát triển mạnh công nghiệp hơn
nữa là đúng và vẫn có lợi cho bản thân tư bản Pháp. Vì vốn là vốn của tư bản
Pháp, Việt Nam là thuộc địa của Pháp nên tư bản Pháp có thể tha hồ khai thác
nguyên liệu cung cấp cho công nghiệp, nhân công ở đây lại giá rẻ như vậy
hàng của tư bản sản xuất ra ở Việt Nam sẽ có thể được lãi nhiều hơn hàng làm
ra bên chính quốc, do đó tư bản Pháp cũng sẽ thu được nhiều lãi hơn. Nhưng
bọn chủ trương bảo vệ công nghiệp chính quốc lại không muốn thế. Chúng
muốn cho hàng công nghiệp làm bên Pháp phải có một chỗ tiêu thụ chắc
chắn, chỗ chắc chắn hơn cả theo ý chúng phải là thuộc địa Pháp trong đó có
Việt Nam, chứ không thể là nước khác hoặc thuộc địa của các cường quốc
khác được. Cho nên có thể bỏ vốn sang phát triển công nghiệp ở Việt Nam
nhưng phải làm thế nào để nền công nghiệp đó phải phục vụ cho nên công

nghiệp chính quốc, làm cho công nghiệp chính quốc có điều kiện phát triển
hơn nữa, làm được nhiều hàng hơn nữa để bán ra lấy lời hơn nữa. Bọn chủ
trương bảo vệ công nghiệp lại là những tên chùm tư bản bên Pháp nên từ đầu
đến cuối, chủ trương của bọn chúng vẫn thắng.
Nói một cách tỉ mỉ hơn thì chủ trương trên đã được áp dụng vào Việt
Nam như sau: vốn của tư bản Pháp bỏ sang Việt Nam phải làm cho Việt Nam
trở thành một nước sản xuất ra nguyên liệu như than, kẽm, thiếc để bán sang
Pháp phục vụ ngay cho công nghiệp Pháp hay để bán ra các nước ngoài lấy

19


×