Tải bản đầy đủ (.pdf) (68 trang)

Đánh giá quần thể véc tơ và sự có mặt của vi rút Chikungunya ở muỗi và người tại một số địa phương có biên giới với Lào và Campuchia, 2012-2014

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.64 MB, 68 trang )

1

MỞ ĐẦU
Bệnh Chikungunya (CHIK) hiện nay đang là vấn đề y tế công cộng quan
trọng trên toàn cầu do khả năng lây lan nhanh chóng của dịch bệnh trong
những năm gần đây[9],[20],[22],[25]. Đây là bệnh nhiễm vi rút cấp tính do
muỗi truyền và có thể chuyển thành dịch lớn. Trong những năm gần đây bệnh
dịch xuất hiện tại rất nhiều quốc gia/lãnh thổ trên thế giới đặc biệt là khu vực
Châu Á. Tại Ấn Độ, chỉ trong giai đoạn ngắn từ năm 2005-2007 đã ghi nhận
hơn 1,3 triệu người bị mắc loại dịch bệnh này. Bệnh còn ghi nhận nhiều tại
các vùng dân cư sống trên các hòn đảo tại Ấn Độ Dương như La Réunion,
Seychelles, Mauritius, Mayotte, Comoros và Madagascar. Trong những năm
gần đây, các nước thuộc khu vực Đông Nam Á và láng giềng quanh Việt Nam
như: Malaysia, Singapore, Thái Lan, Lào và Campuchia đều đã ghi nhận các
vụ dịch vừa và nhỏ[7],[10],[12],[13],[23],[26].
Trên thế giới, các nghiên cứu đã chỉ ra rằng có 2 loài muỗi quan trọng
truyền bệnh là muỗi Ae. aegypti và muỗi Ae. albopictus. Muỗi Ae. aegypti
phân bố trong vùng nhiệt đới và ôn đới của các châu lục, giữa 45o vĩ tuyến
Bắc và 35o vĩ tuyến Nam, trong khoảng nhiệt từ 100C trở lên và ở độ cao từ 0
- 1200 mét. Muỗi Ae. albopictus phân bố rộng ở nhiều châu lục, giữa 35o vĩ
tuyến Bắc và 35o vĩ tuyến Nam, cũng trong khoảng nhiệt từ 100C trở lên. Hiện
nay việc phòng chống Chikungunya trên thế giới là vô cùng khó khăn vì chưa
có vắc xin phòng bệnh cũng như chưa có thuốc điều trị đặc hiệu. Biện pháp
phòng chống chủ yếu và có hiệu quả là dựa vào kiểm soát véc tơ truyền bệnh.
Do muỗi Ae. aegypti và Ae. albopictus có các đặc điểm sinh học, dân cư và
tập tính rất khác nhau, muỗi Ae. aegypti ưa sống trong nhà, trong khi đó Ae.
albopictus lại ưa sống ngoài nhà ở các bụi cây nên các biện pháp và chiến
lược phòng chống hai loài muỗi này cũng phải có những đặc thù riêng thì mới
đạt được hiệu quả.



2

Cho đến thời điểm này, tại Việt Nam chưa có ghi nhận nào về ca bệnh
Chikungunya trên người. Bên cạnh đó các nghiên cứu về vai trò của các loại
muỗi trong việc duy trì và lan truyền bệnh dịch này cũng chưa được thực
hiện. Tuy nhiên với mức độ du lịch, giao thông đi lại, thương mại giữa các
quốc gia hiện nay là rất lớn thì khả năng xâm nhập vi rút Chikungunya vào
Việt Nam là hoàn toàn có thể xảy ra, nhất là tại các khu vực vùng biên giới
giáp với Lào, Campuchia và Trung Quốc. Vì vậy, việc xác định quần thể véc
tơ truyền bệnh, sự có mặt của vi rút cũng như đã thực sự có bệnh nhân hay
chưa là những vấn đề cần phải được tìm hiểu. Nghiên cứu về sự có mặt của vi
rút Chikungunya trên người cũng như véc tơ truyền bệnh là hết sức quan
trọng và cần thiết để giúp các nhà quản lý và các nhà chuyên môn trong việc
chỉ đạo, lập kế hoạch phòng chống dịch bệnh nguy hiểm này trên người trong
thời gian tới ở nước ta. Chính vì những lý do trên, chúng tôi đề xuất đề tài
nghiên cứu khoa học: "Đánh giá quần thể véc tơ và sự có mặt của vi rút
Chikungunya ở muỗi và người tại một số địa phương có biên giới với Lào và
Campuchia, 2012-2014"
Nghiên cứu có các mục tiêu sau:
1. Mô tả sự phân bố quần thể của hai loài Aedes aegypti và Aedes
albopictus tại các điểm nghiên cứu.
2. Xác định sự có mặt của vi rút Chikungunya trên quần thể muỗi Aedes
aegypti và Aedes albopictus thu được từ các điểm nghiên cứu.
3. Xác định sự có mặt của vi rút Chikungunya trên bệnh nhân nghi mắc
tại các điểm nghiên cứu.


3

CHƯƠNG I

TỔNG QUAN NGHIÊN CỨU
Bệnh Chikungunya (CHIK) là các bệnh nhiễm vi rút cấp tính do muỗi
truyền, có thể gây thành dịch lớn và có triệu chứng lâm sàng tương đối giống
nhau. Bệnh sốt xuất huyết là bệnh lưu hành địa phương ở Việt Nam, nhất là ở
các tỉnh đồng bằng sông Cửu Long, đồng bằng Bắc bộ và vùng ven biển miền
Trung. Trong khi đó chưa có bằng chứng đáng tin cậy nào xác nhận việc vi
rút Chikungunya đã lưu hành tại Việt Nam. Bệnh CHIK không lây truyền trực
tiếp từ người sang người mà lây truyền qua véc tơ là muỗi. Hai loài muỗi
được ghi nhận có vai trò trong dịch bệnh này là muỗi Aedes aegypti và Aedes
albopictus. Đến nay,bệnh CHIK chưa có thuốc điều trị đặc hiệu và chưa có
vắc xin phòng bệnh, vì vậy diệt véc tơ đặc biệt là diệt bọ gậy (lăng quăng) với
sự tham gia tích cực của từng hộ gia đình và cả cộng đồng là biện pháp hiệu
quả trong phòng chống dịch.
1. Tình hình dịch bệnh Chikungunya trên thế giới
Ổ dịch Chikungunya đầu tiên đã được ghi nhận tại cao nguyên Makonde,
dọc theo biên giới giữa Tanzania (trước đây là Tanganyika) và Mozambique,
trong 1952-1953. Nghiên cứu sau này đã chứng minh nó như là một loại vi rút
mới mà đã tồn tại ở Đông Phi và duy trì trong một chu kì loài linh trưởng muỗi Aedes truyền bệnh - con người[1],[24]. Nhiều nghiên cứu hồi cứu sau
này đã khẳng định rằng dịch bệnh Chikungunya xảy ra vào đầu năm 1779
nhưng đã không được ghi nhận mà thông báo như dịch sốt xuất huyết dengue
(WHO, 2006). Sau khi dịch bùng nổ vào năm 1952-1953, vi rút này đã phổ
biến rộng rãi trên toàn châu Phi cận sa mặc Sahara, Ấn Độ và các nước Đông
Nam Á, dẫn đến nhiều dịch bệnh trong những năm tiếp theo. Sau đó vi rút
này đã trở thành đại dịch ở châu Phi bằng chứng là sự bùng phát dịch thường
xuyên ở Tanzania, Uganda, Zimbabwe, Nam Phi, Senegal, Nigeria, Cộng hòa


4

Trung Phi và Cộng hòa Dân chủ Congo. Dịch bệnh tái xuất hiện gần đây nhất

được ghi nhận năm 1999-2000 ở Kinshasa. Tại châu Á, dịch bệnh được ghi
nhận lần đầu tiên tại Thái Lan vào năm 1958, sau đó các nước khác thuộc khu
vực này như Campuchia, Lào, Myanmar, Malaysia, Philippines và Indonesia
đã báo cáo có dịch. Dịch bệnh tái xuất hiện tại châu Phi và châu Á, với
khoảng thời gian 7 đến đến 20 năm hoặc nhiều hơn nữa không ghi nhận ca
bệnh nào. Kể từ cuối năm 2004, virus Chikungunya đã tấn công các đảo của
Ấn Độ Dương như, Comoros, Mayotte, Seychelles, La Réunion, Mauritius và
Madagascar. Hòn đảo bị ảnh hưởng nhất là La Réunion, với gần một phần ba
tổng dân số báo cáo bị bệnh Chikungunya. Bệnh cũng đã được ghi nhận ở
một số nước châu Âu (Pháp, Đức, Ý, Thụy Sĩ và Na Uy). Năm 2006, một ổ
dịch Chikungunya được báo cáo ở Malaysia[8],[12],[14],[19],[21],[23],[26].
Dịch đầu tiên của Chikungunya ở Ấn Độ đã được báo cáo từ Kolkatta
(trước đó Calcutta), tây Bengal vào năm 1963 với gần 200 bệnh nhân (chủ
yếu là trẻ em). Năm 1965 tại các tỉnh Pondicherr, Tamil Nadu, Rajahmundry,
Visakhapatnam, Kakinada, Andhra Pradesh và Maharashtra. Các vi rút
Chikungunya phân lập từ Calcutta có liên quan chặt chẽ với chủng vi rút
Chikungunya ở Thái Lan hơn là chủng vi rút Chikungunya ở Châu Phi, điều
này cho thấy nguồn gốc của nó từ Đông Nam. Sau 3 thập kỷ không xuất hiện
bệnh, vào năm 2006, dịch Chikungunya đã được báo cáo ở Ấn Độ. Phân tích
kiểu gen cho phát sinh loài cho thấy tất vi rút có nguồn gốc từ châu Á và châu
Phi. Đa số các ca bệnh được ghi nhận từ các bang Andhra Pradesh,
Karnataka, Kerala, Tamil Nadu, Gujarat, Madhya Pradesh và Maharashtra.
Tổng số 1958 ca đã được báo cáo từ 13 bang ở Ấn Độ trong thời gian 20062007, không có tử vong liên quan trực tiếp đến Chikungunya[20],[22].


5

Bảng 1.1: Sự phân bố ca bệnh Chikungunya trên thế giới giai đoạn 2005 2006
Số ca
bệnh


Địa điểm

Ca lâm sàng (S)/
xác định (C)

Thời gian

Ấn Độ Dương và Châu á
La Réunion

255.000

S

28/2/2005 - 30/4/2006

Seychelles

8.976

S

1/1 - 2/4/2006

Mauritius

6.000

4.800S/1.200C


1/1 - 5/3/2006

Mayotte

5.834

S

1/1 - 16/4/2006

Comoros

8

S

20 - 26/3/2006

Madagascar

2

C

6 - 12/3/2006

> 1.300.000

S/1.958C


Sau 17/1/2007

200

S

1/1 - 21/4/2006

Ấn Độ
Malaysia

Châu âu (ca bệnh xâm nhập)
Pháp

307

C

1/4/2005 - 28/2/2006

Đức
Bỉ

17
12

C
C


1/1 - 21/4/2006
12/2005 - 26/4/2006

Vương quốc Anh
Cộng Hòa Séc

9
1

7S/2C
C

1/12/2005 - 20/4/2006
1/1/2006 - 20/4/2006

Na Uy

1

C

1/1 - 19/4/2006

Nguồn: WHO in India, 2007.
2. Tình hình bệnh Chikungunya tại Việt Nam
Vào những năm 1958 có thông tin cho rằng tại 1 số nước trong khu vực
Đông Nam Á như Thái Lan, Campuchia, Lào, Myanmar, Malaysia,
Philippines,

Indonesia




Việt

Nam

đã



dịch

bệnh

Chikungunya[7],[8],[12],[13],[23],[26]. Tuy nhiên không có bằng chứng về
dịch tễ học cũng như vi rút học nào để minh chứng cho nhận định này. Từ đó
đến nay Việt Nam chưa ghi nhận một trường hợp mắc bệnh Chikungunya nào
mà có chẩn đoán xác định bằng xét nghiệm. Tuy nhiên bệnh SXH do vi rút


6

Dengue và bệnh SXH do vi rút Chikungunya có bệnh cảnh lâm sàng tương
đối giống nhau và rất khó có thể phân biệt trên lâm sàng. Cả 2 bệnh này đều
có cùng véc tơ chính truyền bệnh là Ae. aegypti và Ae. albopictus. Tại Việt
Nam bệnh SXHD đã trở thành lưu hành địa phương và những năm gần đây
đang nổi lên là vấn đề y tễ công cộng lớn, số mắc lâm sàng trung bình ghi
nhận hàng năm trong giai đoạn 10 năm từ 2001 - 2010 là 75.952 ca và tử
vong là 79 ca (Dự án SXHD quốc gia). Với bệnh cảnh lâm sàng rất giống với

bệnh SXHD nhiều nhà khoa học đã nghi rằng một số các trường hợp mắc
bệnh mà xét nghiệm âm tính với vi rút Dengue liệu có thể là Chikungunya
hay không? Chính vì vậy mà hiện nay tại Việt Nam SXH do Chikugunya
cũng đang là vấn đề được các nhà khoa học rất quan tâm và có những nghiên
cứu ban đầu. Năm 2008-2009, phòng thí nghiệm các virut Arbo- Khoa virut Viện Vệ sinh Dịch tễ Trung Ương (VSDTTW) đã tiến hành xét nghiệm tìm
kháng thể của CHIKV bằng kỹ thuật Mac-Elisa trên 1080 mẫu huyết thanh
bệnh nhân nghi mắc SXHD ở các tỉnh thành phía Bắc, Việt Nam, đã phát hiện
78/1080 (7.22%) mẫu có phản ứng dương tính với kháng thể của CHIKV
[58]. Nhưng kết quả phân lập vi rút và xét nghiệm PCR sau đó đều âm tính
với virút Chikungunya, như vậy vẫn không thể khẳng định được sự có mặt
của vi rút Chikungunya trong các mẫu huyết thanh trên. Ngoài ra, trong một
nghiên cứu khác của Vũ Xuân Nghĩa và cộng sự khi phân tích các mẫu huyết
thanh của bệnh nhân nghi mắc sốt xuất huyết điều trị tại Học Viện Quân Y
năm 2009 đã phát hiện 4/50 (8%) mẫu dương tính bằng phương pháp RTPCR [59], tuy nhiên kết quả này sau đó vẫn chưa được kiểm chứng lại và
chưa được công nhận chính thức của các cơ quan có thẩm quyền và của Bộ Y
tế. Như vậy với những kết quả ban đầu này cho thấy nhiều khả năng vi rút
Chikungunya đã quay trở lại Việt Nam. Tuy nhiên đến thời điểm này vẫn
chưa khẳng định sự có mặt của vi rút Chikungunya trên các bệnh nhân nghi
ngờ.


7

3. Tình hình dịch bệnh Chikungunya tại một số nước lân cận Việt nam
Bệnh Chikungunya được ghi nhận rõ tại khu vực Đông Nam Á vào cuối
những năm 1950 và 1960 với phân lập ca bệnh đầu tiên tại Thái Lan vào năm
1958 và trong những năm gần đây các vụ dịch do Chikungunya ngày càng
được phát hiện nhiều hơn quy mô lớn hơn, nó thực sự trở thành vấn đề y tế
công cộng lớn ở khu vực này.
3.1. Tại Malaysia

Trong vòng 15 năm qua, Malaysia có các vụ dịch Chikungunya gây ra bởi
cả hai chủng vi rút châu Á và chủng thuộc dòng ECSA. Một đợt bùng
phát dịch trong năm 1998 đã được ghi nhận tại khu Klang, cách thủ
đô Kuala Lumpur 30 km, ghi nhận 51 ca bệnh. Một ổ dịch thứ hai của
Chikungunya được ghi nhận giữa tháng 3 và 4/2006 tại Bagan Panchor,
Perak, đã được ghi nhận lên tới hơn 200 ca. Trong vụ dịch thứ 2 này, cùng
lúc với đỉnh cao của sự bùng nổ 2005- 2006 trên đảo La Reunion và với sự
bắt đầu của hàng loạt vụ dịch tại Ấn Độ Dương các nhà khoa học đã chứng
minh được vi rút Chikungunya thuộc dòng Châu Á. Vụ dịch thứ 3 xảy ra tại
Malaysia vào tháng 12 năm 2006 tại Ipoh, Perak, chủng vi rút thuộc nguồn
gốc từ Ấn Độ. Cho đến năm 2008 dịch Chikungunya bắt đầu bùng phát lớn từ
tháng 4/2008, lan rộng đến 14 trong 15 tiểu bang thuộc Malaysia[7].
3.2. Tại Singapore
Singapore là một nước nhỏ nằm ở cuối phía nam của bán đảo Malaysia và
các chủng vi rút thường xuyên xâm nhập vào nước này. Các trường
hợp đầu tiên của dịch bệnh được báo cáo từ ngày 14/1/2008 cho đến
21/2/2008 với tổng số 13 bệnh nhân. Sau đó còn có 02 vụ dịch xảy ra tại
Malaysia với số lượng ca bệnh được ghi nhận không nhiều. Phân tích vi rút
học cho thấy ngồn gốc của các chủng vi rút gây bệnh ở đây có nguồn gốc từ
Ấn Độ, Malaysia và Sri Lanka. Các vụ dịch tại đây do cả 02 loài muỗi Ae.
aegypti và Ae. albopictus gây ra[17],[18].


8

3.3. Tại Thái Lan
Thái Lan là quốc gia phải chịu nhiều đợt bùng phát của dịch bệnh
Chikungunya, trường hợp mắc đầu tiên được báo cáo đầu tiên vào năm 1960,
và các vụ dịch khác ở tỉnh Prachinburi năm 1976, tỉnh Surin năm 1988,
tỉnh Khon


Kaen năm

1991, tỉnh

Loei và Phayao

năm

1993,

tỉnh

Nakhon Si Thammarat và tỉnh Nong Khai năm 1995. Vụ dịch gần đây nhất là
tại các tỉnh miền Nam Thái Lan vào các năm 2008 và 2009 với 22.000 trường
hợp Chikungunya mắc trong chỉ 5 tháng đầu năm 2009. Kết quả phân tích cho
thấy chủng vi rút thuộc dòng Châu Á. Năm 2008 tại tỉnh Narathiwat, một
trong cực Nam tỉnh của Thái Lan và tiếp giáp với tiểu bang của Malaysia
(Kelantan). Phân tích trình tự cho thấy vi rút thuộc dòng ECSA có nguồn gốc
từ Malaysia. Tháng 12/2009 bệnh Chikungunya đã được báo cáo ở 43/75 tỉnh
của Thái Lan với hơn 46.000 trường hợp. Chủng vi rút được phân lập và cho
thấy có nguồn gốc từ Singapore, Malaysia, và Sri Lanka[11],[16].
3.4. Tại Lào và Campuchia
Lào, Campuchia là hai quốc gia có chung đường biên giới với Việt Nam,
hàng năm tại hai quốc gia này ghi nhận số lượng lớn các trường hợp mắc sốt
xuất huyết Dengue (SXHD) lâm sàng. Bên cạnh bệnh SXHD, những năm gần
đây tổ chức y tế thế giới cũng đã đưa Lào và Campuchia là 2 trong số các
quốc gia nằm trong vùng có sự xâm nhập của vi rút Chikungunya [Hình 1].
Có thể do những vấn đề trong hệ thống giám sát, báo cáo và hệ thống xét
nghiệm mà cho tới thời điểm này những số liệu chính xác về dịch

Chikungunya tại các nước này còn chưa sáng tỏ. Năm 2013, Lào đã khẳng
định vai trò của 2 loại muỗi Aedes đối với bệnh Chikungunya[16],[21],[23].


9

Hình 1.1: Sự lưu hành vi rút Chikungunya trên thế giới, 2010 (nguồn CDC)
4. Véc tơ truyền bệnh chikungunya.
Các nhà khoa học trên thế giới đã chứng minh 2 loài muỗi chính là muỗi
Aedes agypti và muỗi Aedes albopictus lây truyền vi rút chikungunya từ
người bệnh sang người lành qua vết đốt. Sau đây là các đặc điểm khác nhau
về 2 loài muỗi này.
4.1. Muỗi Aedes aegypti.
4.1.1. Vài nét về sự phân bố của loài muỗi Aedes aegypti.
Ae. aegypti phân bố trong vùng nhiệt đới và ôn đới của các châu lục (giữa
450 vĩ tuyến Bắc và 350 vĩ tuyến Nam) giới hạn bằng đường đẳng nhiệt 100C,
về độ cao có mặt từ 0 đến 1200 m, một ít quần thể có mặt đến độ cao 1800 m
(ở Ấn Độ). Tại Việt Nam, phân ở hầu hết các tỉnh/thành phố, tuy nhiên mật
độ cao và chiếm ưu thế hơn ở các tỉnh Miền Nam, Miền Trung và Tây
nguyên. Tại Miền Bắc Ae. aegypti chủ yếu tập trung ở thành phố, rồi đến các
đồng bằng ven biển và các làng mạc gần đường giao thông. Đó là những nơi
có dân cư đông đúc, có nhiều dụng cụ chứa nước và các phương tiện giao
thông thường xuyên qua lại; hiện nay kinh tế phát triển (rác thải bia, đồ
hộp...) và việc đô thị hóa nhanh chóng nhưng không đồng bộ (cấp thoát nước


10

chưa đầy đủ, vệ sinh môi trường kém), sự thờ ơ của một số người dân với
giáo dục sức khỏe cho cộng đồng, làm cho vùng phân bố của Aedes aegypti

ngày càng mở rộng.
Hiện nay trên thế giới đã ghi nhận 2 loài muỗi có khả năng truyền bệnh
SXHD và bệnh chikungunya đó là muỗi Ae. aegypti và Ae. albopictus. Tuy
nhiên, chúng lại có những đặc điểm tương đối khác nhau về hình thái học,
sinh thái học, sự phân bố và khả năng truyền các loại bệnh trên.
4.1.2. Đặc điểm nhận dạng muỗi Aedes aegypti trưởng thành.
Hình thái muỗi Ae. aegypti trưởng thành rất dễ nhận biết, với kích thước
trung bình, chân và bụng có các khoang đen trắng rõ rệt. Thân có nhiều vẩy
trắng bạc tập trung thành từng cụm hay từng đường trên mình muỗi. Vòi
không có băng trắng, đỉnh pan trắng. Trên mặt lưng ngực có hai đường vẩy
màu trắng bạc phình ra, như hai nửa vòng cung ôm hai bên lưng nên gọi là
hình đàn (Harwood và James, 1979; WHO, 1995; Vũ Đức Hương, 1997).
Trên mặt lưng bụng ở gốc các đốt II đến VIII đều có những đường vẩy ngang
từng đốt, gốc các đốt bàn chân sau có những khoang trắng, riêng đốt bàn chân
thứ V trắng hoàn toàn, cho nên muỗi còn có tên gọi là muỗi vằn (Hình 7).
Muỗi Ae. aegypti có kích thước trung bình. Độ dài của sải cánh khoảng 4,5 5mm. Muỗi thường có màu đen điểm vẩy bạc, cho nên còn được gọi là muỗi
vằn. Cơ thể muỗi chia làm ba phần: đầu, ngực và bụng.
- Phần đầu có dạng hình cầu; phía trước đầu là trán, dưới trán là tấm
gốc môi, trên trán là đỉnh, dưới đỉnh là gáy. Trên đầu phủ nhiều vảy với hình
dáng khác nhau, hình dẹt rộng hay hẹp, hình cong lưỡi liềm hay hình đinh vít
v.v… Hai bên đầu có đôi mắt kép lớn. Giữa hai mắt kép là vòi. Hai bên vòi là
pan, hai bên pan là râu. Râu gồm 14 - 15 đốt. Đốt I dẹt khó thấy. Đốt II được
gọi là đốt gốc râu hình quả táo, không có lông, đôi khi được phủ vảy. Từ đốt
III trở đi là những đốt roi có dạng hình trụ, xung quanh mang lông phụ râu.
Lông phụ râu ở con đực rậm hơn con cái rất nhiều. Vòi có kích thước gần


11

bằng nửa thân, hình dáng thon dài. Trên vòi thường phủ vẩy màu đen, đôi khi

lẫn những vảy bạc. Vòi của muỗi có cấu tạo dạng chích hút của côn trùng.
Pan gồm 5 đốt. Ở muỗi đực pan dài hơn vòi, còn muỗi cái pan ngắn hơn vòi.
Trên pan thường phủ vảy đen, đôi khi xen lẫn những cụm vẩy trắng. Ở một số
loài những cụm vảy trắng tập trung ở đỉnh làm cho pan có màu trắng.
- Phần ngực gồm ba đốt: ngực trước (Pronotum), ngực giữa
(Mesonotum) và đốt ngực sau (Metanotum). Mỗi đốt ngực được giới hạn bởi
tấm lưng, hai tấm bên và tấm bụng. Trên tấm lưng ngực trước tiêu giảm, chỉ
còn hai ụ nhỏ ở hai bên tấm lưng của đốt ngực giữa. Tấm lưng của đốt ngực
giữa lớn nhất và chia làm hai phần, scutum ở phía trước và scutellum ở phía
sau. Giống như các muỗi khác scutellum có ba thùy. Tấm lưng của đốt ngực
sau nhỏ và trơn. Tấm bên của mỗi đốt chia làm hai thùy, thùy trước và thùy
sau. Thùy mesoepisternum lớn nhất mang lỗ thở ngực trước ở phía trên. Phần
trên của thùy mesoepimerum mang gốc cánh. Lỗ thở ngực sau nằm ở
metapleurum. Trên tấm lưng và tấm bên của ngực có phủ nhiều vẩy và lông
cứng. Các vẩy thường có màu đen, màu nâu hay màu bạc. Đặc điểm nổi bật
để xác định loài muỗi Ae. aegypti là các vẩy bạc ở mặt lưng ngực
(mesonotum) tập trung thành hình giống như hình vỏ đàn và trên tấm bên
ngực giữa không có lông lỗ thở mà chỉ có lông sau lỗ thở. Phần ngực mang
một đôi cánh và ba đôi chân. Đôi cánh bám vào đốt ngực giữa. Ở gần gốc
cánh, về phía sau có hai thùy nhỏ là alula và squama. Cấu tạo của cánh gồm
màng cánh và hệ thống gân cánh. Khác với gân cánh, màng cánh không phủ
vẩy mà chỉ có những lông nhỏ li ti. Vẩy trên các gân cánh đều màu đen,
không tập trung thành đốm như giống muỗi Anopheles. Hệ thống gân của
cánh gồm các gân dọc và gân ngang. Ở muỗi Ae. aegypti gân dọc 6 vượt quá
chỗ chia nhánh của gân dọc 5. Bàn chân có 5 đốt, đốt cuối bàn có mang một
đôi vuốt trơn hay có có răng. Trên các phần của chân có phủ vẩy màu đen hay
màu trắng bạc tập trung thành những điểm hay khoang trắng.


12


- Phần bụng gồm 10 đốt, có dạng hình ống thon dài. Đốt IX và đốt X
tiêu giảm, tham gia vào cấu tạo của cơ quan giao phối. Từ đốt I đến đốt VIII
có cấu tạo giống nhau. Ở mỗi đốt có tấm lưng và tấm bụng. Giữa tấm lưng và
tấm bụng được liên kết với nhau bởi một màng mỏng đàn hồi. Trên tấm lưng
và tấm bụng thường được phủ vẩy màu đen hay trắng. Ở đầu và cuối các đốt
bụng, các cụm vẩy màu trắng thường được tập trung thành các băng ngang
hình chữ nhật hay hình elip. Đốt VIII mang cơ quan giao phối. Cơ quan giao
phối ở con đực và con cái có cấu tạo khác nhau. Cơ quan giao phối ở con đực
có cấu tạo phức tạp. Hai bên cơ quan này có đôi càng lớn, cấu tạo bởi hai đốt.
Đốt I hay đốt gốc là phần lớn nhất, hình dáng thay đổi và được phủ bằng lông
hoặc vẩy. Ở gần gốc và đỉnh của đốt I có thùy gốc và thùy đỉnh mang nhiều
lông cứng. Đốt II gắn vào đốt I như con dao díp và thường có dạng hình chữ
nhật. Cơ quan giao phối của con cái có cấu tạo đơn giản, gồm một đôi cerci
nằm ở ngay sau đốt bụng VIII.
Cũng giống như nhiều giống và loài muỗi khác, muỗi Ae. aegypti có sự
khác nhau giữa con đực và con cái về đặc điểm dinh dưỡng. Để sống và phát
triển con cái phải hút máu (người, động vật); còn con đực không hút máu mà
chỉ hút nước, nhựa cây hay dịch hoa quả để tồn tại và phát triển.

Hình 1.2. Muỗi Aedes aegypti


13

4.1.3. Đặc điểm sinh học Aedes aegypti.
Vòng đời của Ae. aegypti có 4 giai đoạn: Trứng - Bọ gậy - Quăng - Muỗi
trưởng thành. Trong đó 3 giai đoạn đầu thì sống trong nước, chỉ có giai đoạn
muỗi trưởng thành sống trên cạn. Khi muỗi đẻ trứng trong điều kiện thời tiết
không thuận lợi, trứng có thể tồn tại được 6 tháng hoặc lâu hơn nữa. Muỗi

cái cần đốt máu để phát triển trứng, trứng thường được đẻ trước khi đốt máu
lần sau, tuy nhiên nếu quá trình đốt máu bị gián đoạn thì muỗi tiếp tục đốt
và hình thành các chu kỳ sinh thực trong đời sống của muỗi. Muỗi cái đẻ
trứng trong suốt đời sống của nó khoảng 6 - 7 lần, mỗi lần khoảng 60 - 100
trứng, tuy nhiên trong điều kiện phòng thí nghiệm muỗi có thể đẻ đến 13
lần. Muỗi Ae. aegypti nghiên cứu trong phòng thí nghiệm trung bình sống từ
20 - 40 ngày (WHO, 1995). Như vậy về mặt lý thuyết, mỗi muỗi Ae. aegypti
cái có thể đẻ 4 lần.
Thời gian phát triển của các pha trước trưởng thành (từ trứng đến quăng)
trung bình 7 ngày, bọ gậy và quăng sống trong môi trường nước, thời gian từ
quăng đến muỗi trưởng thành khoảng 2 đến 3 ngày, muỗi sống trên cạn, sau
khi nở muỗi trú đậu trên thành vật chứa khoảng vài giờ, sau đó muỗi bay phát
tán cách xa khoảng 200 mét, muỗi cái trưởng thành giao phối và thực hiện đốt
hút máu lần đầu vào khoảng 48 giờ sau khi nở, thường muỗi đốt hút máu ban
ngày hoạt động mạnh nhất vào lúc sáng sớm và lúc hoàng hôn, thời gian tiêu
sinh của muỗi khoảng 5 ngày, trường hợp đốt hút máu người có chứa vi rút
Dengue thời gian ủ bệnh trong muỗi cái thường 8 - 10 ngày, lúc này trong
tuyến nước bọt của muỗi có vi rút nhân lên và truyền vi rút sang người khác
khi chúng đốt hút máu. Muỗi cái sống từ 20 đến 40 ngày, muỗi đực sống ngắn
hơn từ 9 đến 12 ngày. Muỗi cái mỗi lần đẻ từ 60-100 trứng, trứng muỗi mới
đẻ có màu trắng sau đó chuyển dần có màu đen, riêng rẽ từng quả một đính
vào thành vật chứa hay chìm xuống nước, điều kiện thuận lợi trứng muỗi có
thể tồn tại đến 6 tháng. Trong quá trình sống muỗi đực hút mật hoa để sống,


14

còn muỗi cái ngoài hút mật hoa như muỗi đực còn đốt hút máu động vật có vú
để phát triển trứng (có thể vài lần đốt hút máu trong một đợt phát triển trứng),
chúng phát hiện vật chủ dựa vào các hợp chất hóa học: NH3, CO2, axít lactic

và Octenol tiết ra từ vật chủ.
4.1.4. Nơi trú đậu và sinh sản của muỗi.
Ae. aegypti sống trong nhà gần người, thường trú đậu nơi có ánh sáng yếu
và có độ cao từ 2 mét trở xuống như: Trên các vật dụng vải: Quần áo, màn
ngủ, ri do, túi xách…, trên các vật dụng cứng: Gầm bàn có người thường làm
việc, ghế tiếp khách, giường, tủ để gần tường. Theo thống kê của văn phòng
SXHD khu vực Miền Bắc, 71% số muỗi thu thập được đậu trên các vật dụng
được làm từ vải, 7% ngay tại ổ bọ gậy nguồn, 7% ở vật dụng làm từ gỗ, 6% ở
dây phơi, còn lại rất hiếm khi muỗi Ae. aegypti trú ngụ tại các vật dụng như
vách tường, sắt, nhựa và đồ sành.
Ae. aegypti thường đẻ trứng ở những nơi nước sạch chứa trong lu vại, bể,
lọ hoa, phuy nước, chậu cây cảnh, chai lọ, vỏ dừa, lốp ô tô cũ, máng nước, đôi
khi có ở hốc cây, kẽ lá (dừa, chuối, bẹ khoai)…ở trong và quanh nhà những
nơi râm mát, bọ gậy ưa nước có độ pH hơi axít, nhất là nước mưa.
4.2. Muỗi Aedes albopictus.
4.2.1. Phân bố của loài muỗi Aedes albopictus.
Loài muỗi Ae. albopictus hiện nay được xếp vào loài muỗi xâm lấn bậc nhất
trên thế giới, chúng phân bố ở nhiều châu lục: Châu Á, châu Mỹ, châu Âu,
châu Phi. Loài muỗi này phân bố rộng ở vùng nhiệt đới và cận nhiệt đới của
các châu lục chủ yếu từ 350 vĩ độ Bắc đến 350 vĩ độ Nam và còn phân bố đến
450 vĩ tuyến Bắc, giới hạn bằng đường đẳng nhiệt 10oC. Ở Việt Nam phân bố
chủ yếu ở vùng nông thôn, miền núi, thành phố có núi đồi hay có nhiều khu
vực cây cối um tùm.


15

4.2.2. Đặc điểm nhận dạng muỗi Aedes albopictus trưởng thành.
Muỗi có kích thước trung bình, màu đen nâu, có nhiều đốm trắng bạc ở
ngực. Trên mesonotum có 1 đường vẩy nhỏ màu trắng bạc. Trên 6 đốt đầu có

băng ngang vẩy màu trắng bạc. Muỗi Ae. albopictus là loài muỗi nhỏ con, có
sọc trắng chạy dài từ đầu dọc theo lưng và ra tận phía sau chân, thân muỗi có
các khoang vằn.
Muỗi Ae. albopictus rất giống Ae. aegypti tuy nhiên ở trên mặt lưng của
ngực chỉ có 1 đường vảy trắng bạc giữa lưng.

Hình 1.3. Muỗi Aedes albopictus
4.2.3. Đặc điểm sinh học Aedes albopictus.
Ae. albopictus đẻ trứng rời từng chiếc ở nơi ẩm ướt, ngay trên hoặc gần sát
với mặt nước, nơi có nước lên xuống. Trứng chịu được độ khô trong nhiều
tháng và chỉ nở khi bị ngập nước. Trứng có thể tồn tại qua mùa đông lạnh.
Ae. albopictus là trung gian truyền bệnh Dengue. Đặc điểm của loài muỗi
này là thích sống ở các bụi cây, đám cỏ, chủ yếu ở vùng nông thôn, chúng đẻ
trứng rời từng chiếc trên những diện tích ẩm ướt, ngay trên thành hoặc gần sát
với mặt nước, trong những dụng cụ chứa nước tạm thời nhưng nó vẫn ưa đẻ
trứng tự nhiên ở trong rừng, trong vườn tại các hốc cây, kẽ lá, vũng nước dưới
đất, vỏ dừa....


16

Cũng giống như muỗi Ae. aegypti, loại muỗi này cũng có thể truyền bệnh
sốt xuất huyết cho người. Một số nghiên cứu cũng chỉ ra rằng những nơi nào
có muỗi Aedes albopictus thì tỉ lệ mắc SXHD thấp hơn nơi muỗi Ae. aegypti
sinh sống. Hơn nữa, muỗi Ae. albopictus có đặc điểm sống ngoài trời, không
thường xuyên tiếp cận với con người chứ không giống như muỗi Ae. aegypti
sống trong nhà, tiếp cận với người thường xuyên hơn, cho nên vai trò truyền
bệnh của nó ít hơn muỗi Ae. aegypti.
Muỗi Ae. albopictus có khả năng phát tán xa hơn so với Ae. aegypti. Phát
tán trung bình của muỗi cái trưởng thành Ae. aegypti và Ae. albopictus tương

ứng là 35,3m và 50,6m từ điểm phóng thả trong vòng 7 ngày. Khả năng phát
tán tối đa trung bình trong nhiều nghiên cứu cho thấy muỗi cái trưởng
thành Ae. aegypti và Ae. albopictus tương ứng là 100m và 180m.
4.2.4. Nơi trú đậu và sinh sản của muỗi Aedes albopictus.
Ae. albopictus đẻ trứng rời từng chiếc ở nơi ẩm ướt, ngay trên hoặc gần sát
với mặt nước, nơi có nước lên xuống. Trứng chịu được độ khô trong nhiều
tháng và chỉ nở khi bị ngập nước. Trứng có thể tồn tại qua mùa đông lạnh.
Ae. albopictus là trung gian truyền bệnh dengue. Đặc điểm của loài muỗi này
là thích sống ở các bụi cây, đám cỏ, chủ yếu ở vùng nông thôn, chúng đẻ
trứng rời từng chiếc trên những diện tích ẩm ướt, ngay trên thành hoặc gần sát
với mặt nước, trong những dụng cụ chứa nước tạm thời nhưng nó vẫn ưa đẻ
trứng tự nhiên ở trong rừng, trong vườn tại các hốc cây, kẽ lá, vũng nước dưới
đất, vỏ dừa....
Cũng giống như muỗi Ae. aegypti, loại muỗi này cũng có thể truyền bệnh
sốt xuất huyết cho người. Một số nghiên cứu cũng chỉ ra rằng những nơi nào
có muỗi Ae. albopictus thì tỉ lệ mắc SXHD thấp hơn nơi muỗi Ae. aegypti
sinh sống. Hơn nữa, muỗi Ae. albopictus có đặc điểm sống ngoài trời, không
thường xuyên tiếp cận với con người chứ không giống như muỗi Ae. aegypti


17

sống trong nhà, tiếp cận với người thường xuyên hơn, cho nên vai trò truyền
bệnh của nó ít hơn muỗi Ae. aegypti.
Muỗi Ae. albopictus có khả năng phát tán xa hơn so với Ae. aegypti. Phát
tán trung bình của muỗi cái trưởng thành Ae. aegypti và Ae. albopictus tương
ứng là 35,3m và 50,6m từ điểm phóng thả trong vòng 7 ngày. Khả năng phát
tán tối đa trung bình trong nhiều nghiên cứu cho thấy muỗi cái trưởng
thành Ae. aegypti và Ae. albopictus tương ứng là 100m và 180m.
Ae. albopictus thường đẻ trứng ở những nơi nước sạch ngoài tự nhiên như:

hốc cây, kẽ lá… đôi khi có ở các vật chứa nhân tạo: lu vại, bể, chậu cây cảnh,
chai lọ, vỏ dừa, lốp ô tô cũ, máng nước… ở ngoài nhà những nơi râm mát.
5. Nghiên cứu về vai trò của muỗi Aedes aegypti và Aedes albopictus và sự
lan truyền vi rút Chikungunya trên thế giới.
Rất nhiều nghiên cứu trên thế giới đã chỉ ra rằng Ae. aegypti là loại muỗi
gần gũi với con người, đồng thời là véc tơ chủ yếu của bệnh Chik và đã được
phân lập nhiều lần từ các vùng có dịch ở Tanganyika, Thái Lan và Calcutta
(Shah và cs 1964; Pavri và cs 1964). Sau đó, vào thập niên 50-60 của thế kỷ
19, loài muỗi này cũng nhanh chóng được xác định mang vi rút và lan truyền
dịch bệnh tại Ấn Độ và các quốc gia Đông Nam Á (Pavri và cs 1964; Rao
1964; Yergolkar và cs 2006; Bonilauri và cs 2008; Sang và cs 2008). Ngoài ra
vai trò chuyền bệnh của Ae. aegypti với bệnh CHIK đã được chứng minh một
cách thuyết phục bởi các nghiên cứu thực nghiệm trong phòng thí nghiệm
(Rao và cs 1964; Shah và cs 1964; Soekiman 1987). Tuy nhiên, thật bất ngờ,
trong thời gian 2005-06 dịch Chik ở một số quần đảo Ấn Độ Dương và
Kerala và Ấn Độ, muỗi Ae. albopictus lại nổi lên và đóng một vai trò chính
trong viện lan truyền dịch bệnh (Schuffenecker và cs 2006; Santosh và cs
2008). Sau đó nghiên cứu trong phòng thí nghiệm của nghiên cứu thực
nghiệm của Reiskind và cs (2008); Tsetsarkin và cs (2007) đã làm rõ vai trò
của Ae. albopictus. Việc duy trì véc tơ CHIK tại châu Á và Châu Phi rất khác


18

nhau. Ở châu Á CHIKV được duy trì trong một chu kỳ muỗi-con người-muỗi
,trong khi ở châu Phi vi rút được duy trì trong các động vật linh trưởng và
(McIntosh và cs 1977; Diallo và cs 1999).
Với việc vi rút Chik dễ dàng xâm nhập vào các nước khác nhau thông qua
hoạt động của muỗi, nhất là muỗi Ae. albopictus – hiện nay đang lấn át trên
khắp các châu lục, thì dịch bệnh Chik là một trong những dịch bệnh đáng báo

động, cũng như các biện pháp phòng, trừ muỗi muỗi Ae. aegypti và Ae.
albopictus là rất cần thiết để kiểm soát dịch bệnh này.
6. Nghiên cứu về sự phân bố và vai trò của muỗi Aedes aegypti và Aedes
albopictus tại Việt Nam.
Theo kết quả giám sát bọ gậy từ chương trình phòng chống SXHD quốc
gia, muỗi Aedes có mặt ở khắp mọi vùng miền trên lãnh thổ đất nước ta. Tuy
nhiên phân bố cụ thể của 2 loài muỗi Ae. aegypti và Ae. albopictus tương đối
khác nhau tại các vùng miền khác nhau. Higa và cộng sự đã tiến hành điều
tra muỗi Aedes dọc trên quốc lộ 1A (không điều tra trong nhà) từ Lạng Sơn
đến Cà Mau năm 2008. Kết quả cho thấy tại khu vực Miền Bắc muỗi Ae.
albopictus trội hơn so với muỗi Ae. aegypti, tuy nhiên kết quả lại ngược lại
đối với khu vực Miền Nam, Miền Trung và Tây Nguyên muỗi Ae. aegypti lại
trội hơn so với muỗi Ae. albopictus. Tại một số tỉnh thành phố của khu vực
Miền Bắc như Hà Nội, Nam Định, Hải Phòng, Bắc Giang, Quảng Ninh và
Bắc Ninh muỗi Ae. aegypti tập trung nhiều tại trung tâm tỉnh/thành phố, nơi
tập trung đông người và bên cạnh đó muỗi Ae. albopictus có xu hướng lan tới
các vùng xa trung tâm như nông thôn và vùng núi.
Trong hoạt động giám sát và phòng chống véc tơ là muỗi Aedes truyền tại
Việt Nam mới chỉ tập trung vào hộ gia đình ở 5% - 10% các xã, phường trọng
điểm mà chưa chú trọng giám sát tại các điểm công cộng, nơi tập trung đông
người và mật độ muỗi Aedes cũng rất cao. Có thể chính các điểm công cộng
này là nguồn cung cấp véc tơ thường xuyên ra cộng đồng. Chính vì thế, để


19

xác định sự phân bố của muỗi Aedes một cách đồng bộ trên diện rộng, cần có
các nghiên cứu tiến hành trên các điểm như trường học, chùa/đình, công viên
và chợ. Nghiên cứu của Trần Văn Tiến và cs (2003) cho thấy muỗi Ae.
albopictus lưu hành rộng rãi ở nhiều địa phương và các vùng sinh thái khác

nhau nhất là khu vực ngoại thành nơi có nhiều cây xanh bao phủ, ổ bọ gậy
của loài muỗi này ghi nhận chủ yếu từ các dụng cụ chứa nước tự nhiên, phong
phú về chủng loại. Trong khi ấy muỗi Ae. aegypti thường xuất hiện ở khu vực
đô thị hóa và nội thành - nơi có mật độ dân cư đông và ổ bọ gậy nguồn được
tìm thấy thường là các loại dụng cụ chứa nước nhân tạo. Tuy nhiên cho tới
thời điểm hiện tại, ở Việt Nam chưa có bất kì một nghiên cứu nào xác định
vai trò của muỗi Ae. aegypti và Ae. albopictus đối với bệnh Chikungunya.


20

CHƯƠNG II
PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
Do 3 mục tiêu trong đề tài nghiên cứu này có đối tượng và phương pháp
nghiên cứu khác nhau, nên chúng tôi trình bầy phương pháp nghiên cứu theo
từng mục tiêu.
Mục tiêu 1: Mô tả sự phân bố quần thể của hai loài Aedes aegypti và Aedes
albopictus tại các điểm nghiên cứu.
1. Thiết kế nghiên cứu: Mô tả cắt ngang.
2. Địa điểm và cách chọn:
Địa điểm nghiên cứu được chọn theo tiêu chuẩn sau đây:
2.1. Chọn tỉnh và chọn huyện:
Chọn có chủ đích 5 tỉnh, mỗi tỉnh chọn ra 1 huyện vào nghiên cứu với các
tiêu chuẩn sau:
- Tỉnh/huyện biên giới có cửa khẩu với Lào hoặc Campuchia (hoặc có
đường biên giới kéo dài)
- Có ghi nhận các ca sốt với với biểu hiện xuất huyết trong những năm gần
đây
- Có hệ thống y tế mạnh, cán bộ nhiệt tình, có thể đáp ứng đủ các điều kiện
cho nghiên cứu

Với các tiêu chuẩn trên thì 5 tỉnh và 5 huyện được chọn vào nghiên cứu như
sau:
STT

Tỉnh

Huyện

1

Hà Tĩnh

Hương Khê

2

Quảng Trị

Hướng Hoá

3

Thừa Thiên Huế

Nam Đông

4

Đắc Nông


Đắc Min

5

Long An

Mộc Hoá


21

2.2. Chọn xã:
Tại mỗi huyện chọn có chủ đích 4 xã là nơi có các tiêu chuẩn sau:
- Có ghi nhận các ca sốt với với biểu hiện xuất huyết.
- Có hệ thống y tế vững mạnh, cán bộ nhiệt tình, có thể đáp ứng đủ các
điều kiện cho nghiên cứu.
3. Đối tượng nghiên cứu:
Muỗi và bọ gậy
4. Thời gian nghiên cứu:
Nghiên cứu được tiến hành từ tháng 9/2012 – tháng 9/2014
5. Cỡ mẫu và chọn mẫu:
Tại mỗi xã, tiến hành điều tra cắt ngang về côn trùng học 2 lần/1 năm (vào
mùa mưa và mùa khô), trong 2 năm liên tiếp.
Cỡ mẫu là cỡ mẫu toàn bộ: Muỗi và bọ gậy được thu thập ở 30 hộ gia đình
cho một xã trong một lần điều tra theo đúng phương pháp giám sát thường
quy của chương trình phòng chống Sốt xuất huyết quốc gia. Các hộ gia đình
được chọn theo phương pháp chọn mẫu ngẫu nhiên.
6. Phương pháp thu thập mẫu:
- Thu thập mẫu muỗi: Bằng phương pháp soi muỗi đậu nghỉ trong nhà bằng
ống tuýp, máy hút cầm tay và máy hút đeo vai. Muỗi được thu thập từ ống

tuýp, máy hút cầm tay sẽ được tính phân tích và tính làm chỉ số véc tơ. Muỗi
thu thập từ máy hút đeo vai sẽ được giữ lại để phân lập vi rút sau này (Mục
tiêu 2). Người điều tra chia thành nhóm, mỗi nhóm hai người soi bắt muỗi cái
đậu nghỉ trên quần áo, chăn màn, các đồ vật trong nhà vào buổi sáng. Mỗi hộ
gia đình thu thập muỗi trong nhà với thời gian 15 phút vào ban ngày bằng ống
tuýp, kết quả thu thập muỗi từ ống tuýp này được tính vào chỉ số muỗi trưởng
thành. Sau đó dùng máy hút cầm tay và máy hút đeo vai để thu thập muỗi cả
trong và ngoài nhà (khu vực sân vườn). Muỗi sau khi bắt được mang về
TYTDP tỉnh trong vòng 24 giờ. Tại đây muỗi được cho vào tủ lạnh 2 - 8 độ


22

để gây chết lâm sàng, định loại loài và cho vào ống eppendorf (theo loài) ghi
nhãn theo loài, địa điểm, thời gian... và bảo quản ở tủ lạnh -20oC đến -80oC,
sau đó vận chuyển về phòng thí nghiệm Côn trùng- Viện Vệ sinh Dịch tễ
Trung ương theo yêu cầu của nghiên cứu.
- Thu thập bọ gậy: Sử dụng bộ dụng cụ điều tra côn trùng chuẩn của Tổ chức
Y tế Thế giới để thu thập bọ gậy Aedes trong tất cả các dụng cụ chứa nước
của hộ gia đình điều tra. Bọ gậy sau khi thu thập được định loại loài và ghi
nhận vào phiếu điều tra.
7. Phân tích định loại và các chỉ số côn trùng học:
7.1.

Định loại muỗi thu thập từ thực địa: Theo khóa định loại muỗi ở Việt
Nam của Chester J. Stojanovich và Harold Georye Scott.

7.2.

Phân tích chỉ số bọ gậy: Chỉ số bọ gậy mỗi loài được phân tích theo

hướng dẫn của WHO và Bộ Y tế, cụ thể như sau:
- Chỉ số nhà có bọ gậy (CSNBG) là tỷ lệ phần trăm nhà có bọ gậy

trên số nhà điều tra.
- Chỉ số dụng cụ chứa nước có bọ gậy (CSDCBG) là tỷ lệ phần trăm
dụng cụ chứa nước có bọ gậy trên số dụng cụ chứa nước điều tra.
- Chỉ số Breteau (BI) là số dụng cụ chứa nước có bọ gậy trên số nhà
điều tra.
- Chỉ số mật độ bọ gậy (CSMDBG) là số lượng bọ gậy trung bình cho
1 hộ gia đình điều tra, chỉ số này được tính bằng số bọ gậy thu được trên số
nhà điều tra.
7.3.

Phân tích chỉ số muỗi trưởng thành: Chỉ số muỗi trưởng thành mỗi loài
được phân tích theo hướng dẫn của WHO và Bộ Y tế, cụ thể như sau:
- Chỉ số mật độ muỗi (CSMD) là số muỗi cái trung bình trong 1 gia

đình điều tra và được tính bằng số muỗi cái bắt được trên số nhà điều tra.
- Chỉ số nhà có muỗi (CSNCM) là là tỷ lệ phần trăm nhà có muỗi cái
trưởng thành và được tính bằng số nhà có muỗi cái trên số nhà điều tra.


23

8. Phân tích số liệu và viết báo cáo:
Số liệu được làm sạch và phân tích dựa trên các phần mềm máy tính MS
Excel và STATA 10.0 để nhập và phân tích dữ liệu. Kết quả được trình bày
dưới dạng các bảng, biểu đồ, bản đồ. Viết báo cáo theo mẫu quy định.
Mục tiêu 2: Xác định sự có mặt của vi rút Chikungunya trên quần thể muỗi
Aedes aegypti và Aedes albopictus thu được từ các điểm nghiên cứu.

1. Thiết kế nghiên cứu:
Nghiên cứu mô tả cắt ngang và phân tích phòng thí nghiệm.
2. Địa điểm nghiên cứu:
- Tại các xã nghiên cứu trong điều tra cắt ngang thuộc mục tiêu 1
- Tại khu vực nhà có bệnh nhân nghi mắc Chikungunya tại các huyện nghiên
cứu.
3. Đối tượng nghiên cứu:
- Muỗi thu thập được trong các đợt điều tra cắt ngang (trong mục tiêu 1)
- Muỗi thu thập được từ khu vực nhà có bệnh nhân nghi mắc Chikungunya
(định nghĩa ca nghi mắc Chikungunya được trình bày ở mục tiêu 3).
4. Thời gian nghiên cứu:
Nghiên cứu được tiến hành từ tháng 9/2012 – tháng 9/2014
5. Phương pháp thu thập muỗi và kỹ thuật xét nghiệm trong phòng thí
nghiệm:
5.1. Phương pháp thu thập muỗi:
a) Thu thập muỗi trong các điểm điều tra cắt ngang (đã mô tả chi tiết tại mục
tiêu 1).
b) Thu thập muỗi tại khu vực nhà có bệnh nhân nghi mắc Chikungunya
- Hàng năm mỗi tỉnh sẽ chọn ra 10 khu vực có bệnh nhân nghi mắc
Chikungunya để tiến hành thu thập muỗi để xác định vi rút Chikungunya trên
muỗi.


24

- Cách thức tiến hành thu thập muỗi: Ngay khi phát hiện bệnh nhân nghi ngờ
mắc Chikungunya, tiến hành thu thập muỗi tại nhà bệnh nhân và 30 hộ gia
đình xung quanh. Sử dụng máy hút Aspirator và máy hút đeo vai để thu thập
muỗi tại các hộ gia đình. Mỗi hộ gia đình thu thập muỗi trong nhà với thời
gian 15 phút vào ban ngày. Muỗi sau khi bắt được mang về TYTDP tỉnh

trong vòng 24 giờ. Tại đây muỗi được cho vào tủ lạnh 2 - 8 độ để gây chết
lâm sàng, định loại loài và cho vào ống eppendorf (theo loài) ghi nhãn theo
loài, địa điểm, thời gian... và bảo quản ở tủ lạnh -40oC đến -80oC, vận chuyển
về phòng thí nghiệm Côn trùng- Viện Vệ sinh Dịch tễ Trung ương theo yêu
cầu của nghiên cứu. Toàn bộ mẫu muỗi sau đó được chuyển đến và thực hiện
xét nghiệm tại phòng thí nghiệm tương tác tế bào vật chủ - vi rút, trung tâm
nghiên cứu công nghệ sinh học về mầm bệnh, trung tâm quốc gia nghiên cứu
khoa học Monpellier - Cộng Hòa Pháp.
- Định loại muỗi thu thập từ thực địa: Theo khóa định loại muỗi ở Việt Nam
của Chester J. Stojanovich và Harold Georye Scott.

5.2. Phương pháp xét nghiệm:
Vi rút Chikungunya được xác định trên muỗi bằng phương pháp sau:
a) Phân lập vi rút.


25

Virút được phân lập trên dòng tế bào C6/36 và được quan sát sự có mặt của
virút trong tế bào dựa trên phản ứng IFA, RT-PCR và phương pháp giải trình
tự. Phân lập vi rút dựa theo tiêu chuẩn chẩn đoán của CDC.
*)Loại mẫu
Mẫu muỗi được nghiền pha loãng
*)Phân lập trên tế bào
- Chuẩn bị týp tế bào nuôi cấy
- Kiểm tra tế bào C6/36 trên kính hiển vi lộn ngược ở độ phóng đại 40x
- Rửa tế bào 2 lần với PBS (-) và 1 lần với D-MEM 10% FBS
- Nuôi cấy trên típ tế bào nuôi cấy.
Cấy 10 µl mẫu muỗi được nghiền trong dịch dung dịch pha loãng vào týp tế
bào C6/36 mọc 1 lớp. Ủ 60 phút nhiệt độ phòng, hoặc tủ ấm 280C. Thêm 3m 5ml môi trường duy trì D-MEM 2% Bovine serum albumin. Quan sát sự thay

đổi của tế bào hàng ngày dưới kính hiển vi trong 7-14 ngày.
- Đọc kết quả và biện luận:
Thu chủng sau 7-14 ngày có thể lấy nước nổi nuôi cấy bằng cách ly tâm
tuýp tế bào trong 10 phút ở tốc độ 2000rpm.
Lấy 500µl mẫu nước nổi để thực hiện phản ứng RT- PCR, IFA, hoặc giải
trình tự. Mẫu dương tính được thu giữ để cất – 800C.
b) Phương pháp PCR (chi tiết tại phụ lục).
c) Xác định vai trò đồng nhiễm/nhiễm của vi rút Dengue
Các mẫu muỗi thu thập được ngoài xét nghiệm tìm vi rút Chik còn được
xét nghiệm tìm vi rút Dengue bằng xét nghiệm RT-PCR.
6. Phân tích số liệu và viết báo cáo:
Sử dụng MS Excel, STATA 10.0 để nhập và phân tích dữ liệu.
Mục tiêu 3: Xác định sự có mặt của vi rút Chikungunya trên bệnh
nhân nghi mắc tại các điểm nghiên cứu.
1. Thiết kế nghiên cứu:


×