Tải bản đầy đủ (.docx) (19 trang)

Câu hỏi nhận định môn Xây dựng văn bản pháp luật (update 2019, có trả lời)

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (98.87 KB, 19 trang )

CÂU HỎI NHẬN ĐỊNH MÔN XÂY DỰNG VĂN BẢN PHÁP LUẬT
(Lưu ý phần trả lời chỉ có tính tham khảo)
Câu 1. Thanh tra CP được quyền ban hành văn bản QPPL với tên gọi là thông tư.
Nhận định: Sai.
CSPL: K8 Đ4 Luật 2015
Thông tư do Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang bộ ban hành. Trong trường hợp này,
Tổng Thanh tra CP- người đứng đầu Thanh tra CP mới là người có quyền ban hành văn
bản QPPL với tên gọi thông tư vì cơ quan này hoạt động theo chế độ thủ trưởng.
Câu 2: Bộ trưởng Bộ tài chính có thẩm quyền ban hành văn bản quyết định, chỉ thị,
thông tư.
Nhận định: Đúng
CSPL: K8Đ4 Luật
Để thực hiện chức năng và quyền hạn khác thì ngoài quyền ban hành VBQPPL là thông
tư theo K8 Đ4 Luật, BT BTC còn có quyền ban hành VBADQPPL là quyết định và
VBHC là chỉ thị.
Câu 3: Chỉ thị của Thủ tướng CP luôn là loại hình văn bản hành chính.
Nhận định: Sai
Những chỉ thị do Thủ tướng CP Ban hành trước thời điểm 1/1/2009 thì nó có thể là
VBQPPL vì đây là thời điểm Luật 2008 đang có hiệu lực. Mà theo….
Câu 4: Tất cả các cơ quan hành chính nhà nước ở TƯ đều có quyền ban hành văn
bản quyết định.
Nhận định: Đúng
Tuỳ thuộc vào nội dung quyết định mà quyết định có thể mang một trong 2 tư cách: 1. Là
văn bản quy phạm pháp luật và chỉ thuộc thẩm quyền ban hành của các chủ thể quy định
tại Điều 4 Luật 2015; 2. Là văn bản áp dụng pháp luật thuộc nhóm văn bản hành chính.
Nếu ban hành theo tư cách thứ 2 thì quyết định thuộc thẩm quyền ban hành của rất nhiều
chủ thể. Tuy nhiên, cũng phải lưu ý rằng thẩm quyền ban hành quyết định với tư cách là
VBHC chủ yếu thuộc về cá nhân có thẩm quyền, được giao giải quyết những vấn đề cụ
thể thuộc thẩm quyền của mình.
Câu 5: Tổng Thanh tra CP được quyền ban hành Thông tư.
Nhân định: Đúng



1


Thanh tra CP là cơ quan hoạt động theo chế độ thủ trưởng. Căn cứ K8 Điều 4 Luật thì
thông tư do BT, Thủ trưởng CQNB ban hành. Tổng Thanh tra CP là người đứng đầu
Thanh tra chính phủ, vì vậy được quyền ban hành thông tư.
Câu 6: Hội Luật gia VN có thể liên tịch ban hành văn bản QPPL với tên gọi nghị
quyết liên tịch.
Nhận định: Sai
CSPL: Khoản 3, khoản 5 Điều 4 Luật 2015
Thẩm quyền liên tịch ban hành Nghị quyết liên tịch thuộc về Uỷ ban TVQH với Đoàn
Chủ tịch UBTWMTTQVN; giữa Chính phủ với Đoàn CTUBTWMTTQVN.
Câu 7: Chủ tịch UBND cấp tỉnh được quyền ban hành VBQPPL với tên gọi Quyết
định.
Nhận định: Sai.
CSPL: K10 Điều 4 Luật 2015
Thẩm quyền ban hành quyết định thuộc về UBND cấp tỉnh, chủ tịch UBND cấp tỉnh chỉ
là người ký quyết định sau khi dự thảo quyết định được thông qua.
Câu 8: Chánh án TAND cấp tỉnh được quyền ban hành VBQPPL.
Nhận định: Sai
CSPL: Điều 4 Luật
Chỉ những chủ thể được quy định trong Điều 4 Luật mới được quyền ban hành VBQPPL.
Câu 9: Tất cả CQHCNN ở địa phương đều có quyền ban hành VBQPPL.
Nhận định: Sai
CSPL: Điều 4 Luật
Chỉ UBND cấp tỉnh-huyện-xã, HĐND cấp tỉnh-huyện-xã và chính quyền địa phương ở
đơn vị HC-KT đặc biệt mới được quyền ban hành VBQPPL.
Câu 10: Chủ nhiệm VPCP có quyền ban hành thông tư liên tịch QPPL.
Nhận định: Đúng

CSPL: K8 Điều 4 Luật
Văn phòng CP là cơ quan hđ theo chế độ thủ trưởng, trong đó Chủ nhiệm VPCP là người
đứng đầu. Như vậy, được quyền ban hành thông tư liên tịch với Chánh án TAND Tối cao,
Viện KSND Tối cao.

2


Câu 11: TW Hội cựu chiến binh VN có quyền phối hợp với BT Bộ Nông nghiệp và
Phát triển nông thôn ban hành NQ Liên tịch QPPL.
Nhận định: Sai
Chỉ các chủ thể quy định tại Khoản 3 và khoản 5 Điều 4 Luật 2015 mới được quyền ban
hành nghị quyết liên tịch.
Câu 12: Mọi nghị quyết của Hội đồng thẩm phán TAND tối cao đều là VBQPPL.
Nhận định: sai
CSPL: Điều 21 Luật
Chỉ những nghị quyết được ban hành để hướng dẫn việc áp dụng thống nhất pháp luật
trong xét xử thông qua tổng kết việc áp dụng pháp luật, giám đốc việc xét xử mới là
VBQPPL.
Câu 13: Uỷ ban dân tộc không có thẩm quyền ban hành VBQPPL.
Nhận định: Đúng
CSPL: Điều 4 Luật
UBDT là cơ quan ngang bộ song theo quy định của luật thì Thủ trưởng cơ quan ngang bộ
mới có quyền ban hành VBQPPL chứ không quy định thẩm quyền ban hành VBQPPL của
UBDT, nói cách khác, Chủ nhiệm UBDT sẽ là người được quyền ban hành VBQPPL.
Câu 14: Ban quản lý lăng CT HCM có thẩm quyền ban hành VBQPPL.
Nhận định: Sai
CSPL: Điều 4 Luật
Ban quản lý lăng CT HCM là một trong 8 cơ quan thuộc CP chứ không phải Bộ hay cơ
quan ngang bộ. Theo quy định tại điều 4 Luật thì việc quy định VBQPPL k thuộc thẩm

quyền của cơ quan này.
Câu 15: Giám đốc Đài truyền hình VN có quyền ban hành VBQPPL
Nhận định: Sai
CSPL: Điều 4 Luật
Đài truyền hình VN chỉ là 1 trong 8 cơ quan thuộc CP, CQ này hay Giám đốc CQ này đều
không có thẩm quyền ban hành VBQPPL.
Câu 16: Để điều chỉnh địa giới hành chính cấp xã, Chính phủ ban hành nghị quyết.
Nhận định: Sai
CSPL: K5 Điều 4, Điều 19 Luật 2015
3


Chính phủ có thẩm quyền ban hành Nghị định, nếu là nghị quyết thì phải là nghị quyết
liên tịch giữa CP với Đoàn Chủ tịch UBTWMTTQVN.
Câu 17: Quyết định của TT Chính phủ về thành lập trường ĐH X thuộc Bộ A là văn
bản HC khác.
Nhận định: Sai
CSPL: Điểm c khoản 2 Điều 3 NĐ 34/2016
Văn bản pháp luật bao gồm: VBQPPL và VBHC. Trong đó VBHC bao gồm hai loại là
VBADQPPL và VBHC khác. Quyết định thành lập trường đại học của TT CP không được
xem là VBQPPL mà được xem là Quyết định cá biệt và thuộc loại VB ADQPPL chứ
không phải VBHC khác.
Câu 18: Thông tấn xã VN có quyền ban hành văn bản quyết định.
Nhận định: Đúng
Giải thích như câu 4.
Câu 19: Quyết định của TT Chính phủ về huỷ bỏ VBQPPL của chính mình là
VBQPPL.
Nhận định: Đúng
CSPL: Khoản 1 Điều 12 Luật 2015
Văn bản QPPL chỉ được sửa đổi, bổ sung, thay thế hoặc bãi bỏ bằng văn bản QPPL của

chính CQNN đã ban hành văn bản đó hoặc bị đình chỉ việc thi hành hoặc bãi bỏ bằng văn
bản của CQNN cấp trên có thẩm quyền. Trong trường hợp này, nếu huỷ bỏ = bãi bỏ thì
QĐ của TT Chính phủ về huỷ bỏ VBQPPL của chính mình thuộc trường hợp quy định tại
K1 Điều 12 và là VBQPPL.
Câu 20: Chính phủ có quyền ban hành Nghị định để giải thích Luật của QH.
Nhận định: Sai
CSPL: Khoản 1 Điều 19, Điểm a khoản 2 Điều 16.
Nghị đinh của CP nhằm quy định chi tiết điều, khoản, điểm của luật còn thẩm quyền giải
thích luật thuộc về UBTVQH (ban hành nghị quyết).
Câu 21: Bộ trưởng Bộ y tế có thể ban hành văn bản quyết định để huỷ bỏ thông tư trái
luật do mình ban hành.
Nhận định: Sai
CSPL: Khoản 8 Điều 4 Luật 2015, khoản 1 Điều 12 Luật 2015.

4


Văn bản QPPL chỉ được sửa đổi, bổ sung, thay thế hoặc bãi bỏ bằng văn bản QPPL của
chính CQNN đã ban hành văn bản đó hoặc bị đình chỉ việc thi hành hoặc bãi bỏ bằng văn
bản của CQNN cấp trên có thẩm quyền. Như vậy, BT BYT phải ban hành thông tư để huỷ
bỏ thông tư trái luật do mình ban hành.
Câu 22: Nghị quyết của HĐND tỉnh về việc bãi nhiệm đại biểu HĐND có thể là VB
QPPL.
Nhận định: Sai
CSPL: Khoản 3 Điều 3 NĐ 34/2016
Nghị quyết của HĐND tỉnh về việc bãi nhiệm đại biểu HĐND không phải là VBQPPL.
Câu 23: Để mời họp, hình thức văn bản được sử dụng chỉ có thể là công văn hành
chính.
Nhận định: Sai
CSPL: Giáo trình

Chức năng của công văn hành chính là để đề nghị, hướng dẫn, hỏi, trả lời, mời họp..v..v.
Thế nhưng tuỳ thuộc vào nội dung hộp mà cơ quan, người có thẩm quyền quyết định nên
sử dụng công văn để mời họp hay dùng hình thức văn bản khác. Ví dụ: gửi thư mời theo
con đường công văn; thông báo mời họp; đưa vào lịch công tác… Như vậy, để mời họp,
không nhất thiết chỉ được sử dụng công văn, mà chỉ đặt ra trong trường hợp đó là cuộc
họp quan trọng, thành phần tham gia bao gồm nhiều đại diện từ các cơ quan, tổ chức
khác.
Câu 24: Nghị quyết của HĐ Thẩm phán về tổng kết kinh nghiệm xét xử là văn bản
hành chính.
Nhận định: Đúng. Điều 21 Luật 2015.
Văn bản pháp luật bao gồm: VBQPPL và VBHC. Chỉ có Nghị quyết của HĐTP TA Nhân
dân tối cao để hướng dẫn việc áp dụng thống nhất pháp luật trong xét xử trong qua tổng
kết áp dụng pháp luật, giám đốc việc xét xử mới được xem là VBQPPL. Theo phương
pháp loại suy, có thể kết luận NQ của HĐTP là VBHC bởi không mãn điều kiện theo Điều
21 của Luật 2015.
Câu 25: Số và kí hiệu của Quyết định của Thủ tướng CP số 12 năm 2016 về thành lập
trường ĐH Y (Bộ Z) dược ghi như sau:
Số: 12/2016/QĐ-TTCP
Nhận định: Sai.
CSPL: Điểm a khoản 1 Điều 8 TT01/2016
Sửa: Số: 12/QĐ-TTg
5


Câu 26: Công văn hành chính không bao giờ được trình bày theo phương pháp điều
khoản hoá.
Nhận định: Sai
CSPL: Điểm b Khoản 1 Điều 11 TT01
Công văn hành chính thuộc loại văn bản hành chính khác, mà văn bản hành chính khác có
thể được trình bày theo phần, mục, khoản, điểm hoặc theo khoản, điểm theo quy định tại

điểm b Khoản 1 Điều 11 TT01.
Câu 27: Văn bản QPPL của CQNN hoạt động theo chế độ thủ trưởng, với yếu tố tên
CQ ban hành, không nhất thiết phải ghi tên cơ quan chủ quản ở trên cơ quan ban
hành.
Nhận định: Đúng
CSPL: Khoản 1 Điều 7 TT01
Đối với các Bộ, cơ quan ngang bộ…………không ghi cơ quan chủ quản.
Câu 28: Chánh văn phòng UBND có quyền ký thừa lệnh Chủ tịch UBND các văn
bản QPPL.
Nhận định: Sai
CSPL: K2, K4 Điều 10 NĐ110
Căn cứ K2 Điều 10 NDD110, UBND là cơ quan làm việc theo chế độ tập thể, vì vậy văn
bản QPPL sẽ do UBND (tập thể) ban hành, Chủ tịch UBND (người đứng đầu cơ quan)
thay mặt tập thể lãnh đạo ký. Trường hợp ký thay sẽ do cấp dưới trực tiếp và các thành
viên giữ chức vụ lãnh đạo khác thực hiện. Không được ký thừa lệnh hay kí thừa uỷ quyền.
Trường hợp Chánh văn phòng ký thừa lệnh Chủ tịch UBND thì chỉ được ký thừa lệnh một
số loại văn bản (không phải VB QPPL) theo K4 Điều 10.
Câu 29: Văn bản do Sở Tài chính ban hành có ghi cơ quan cấp trên trực tiếp là Bộ
tài chính.
Nhận định: Sai
CSPL: Điểm b Khoản 1 Điều 7 TT01
Sở Tài chính là cơ quan trực thuộc UBND Tỉnh chứ không phải trực thuộc BTC, vì vậy
văn bản do Sở tài chính ban hành ghi cơ quan cấp trên trực tiếp là UBND Tỉnh.
Câu 30: Thể thức của tất cả các loại văn bản đều được quy định trong Thông tư
01/2011.
Nhận định: Sai

6



Ngoài thông tư 01 còn có Luật, NĐ110, NĐ34…
Câu 31: Địa danh được ghi trong văn bản hành chính của UBND tỉnh X là tên thành
phố thuộc tỉnh đó.
Nhận định: Sai
CSPL: Khoản 1 Điều 9 TT01
Địa danh được ghi trong văn bản hành chính của UBND tỉnh X là tên của tỉnh. Địa danh
được ghi trong văn bản hành chính của UBND thành phố thuộc tỉnh X mới là tên thành
phố thuộc tỉnh đó.
Câu 32: Trong văn bản pháp luật không được sử dụng dấu chấm hỏi vì không đảm
bảo tính khách quan.
Nhận định: Sai
CSPL: Điều 69 NĐ34
Ngoài tính khách quan nó còn ảnh hưởng đến tính chính xác. Dấu hỏi biểu thị cho sự nghi
vấn, không chắc chắn..từ đó làm ảnh hưởng đến tính khách quan và chính xác của văn bản
pháp luật.
Câu 33: Ngôn ngữ trong văn bản pháp luật chỉ cần đảm bảo tính khách quan, khuôn
mẫu.
Nhận định: Sai
CSPL: Điều 69 NDd34, Giáo trình tr146
Ngoài tính khách quan, khuôn mẫu còn phải đảm bảo: tính chính xác; tính dễ hiểu; tính
văn minh, lịch sự.
Câu 34: Trong văn bản quy phạm pháp luật hạn chế sử dụng dấu chấm lửng vì
không đảm bảo tính văn minh-lịch sự.
Nhận định: Sai
CSPL: Giáo trình tr160
Trong văn bản quy phạm pháp luật hạn chế sử dụng dấu chấm lửng vì không đảm bảo tính
khách quan và tính chính xác. Việc sử dụng dấu chấm lửng sẽ tạo kẻ hở để quy định có
thể bị lợi dụng.
Câu 35: Trong văn bản QPPL do HĐND cấp huyện ban hành, để dễ hiểu có thể sử
dụng ngôn ngữ địa phương mình.

Nhận định: Sai
CSPL: Khoản 1, 2 điều 69 NĐ34
7


Về nguyên tắc, ngôn ngữ sử dụng trong văn bản pháp luật nói chung và VBQPPL nói
riêng là tiếng Việt, chính xác và phổ thông.
Không sử dụng từ ngữ địa phương, từ ngữ cổ và từ ngữ thông tục bởi đó là những từ ngữ
sử dụng trong phạm vi hẹp, trong một bộ phận dân cư và chưa dược công nhận rộng rãi.
Pháp luật được ban hành là để cho toàn thể xã hội hiểu, tuân thủ hoặc áp dụng. Vì vậy,
việc soạn thảo VBQPPL có sử dụng tiếng địa phương sẽ không tạo được cách hiểu thống
nhất cho những người sẽ tuân thủ hay áp dụng chúng.
Câu 36: Tất cả các dự án luật phải được thẩm định và thẩm tra bởi các cơ quan có
thẩm quyền.
Nhận định: Sai
CSPL: Khoản 1 Điều 58, Khoản 1 Điều 62, Khoản 1 Điều 63 Luật 2015
Về việc thẩm tra: Căn cứ Khoản 1 Điều 63 thì dự án, dự thảo luật trước khi trình Quốc
hội, UB TVQH thảo luận cho ý kiến phải được Hội đồng dân tộc, Uỷ ban của QH thẩm
tra. Như vậy, tất cả các dự án luật trước khi trình Quốc hội, UBTVQH đều phải được
thẩm tra.
Về việc thẩm định: Căn cứ Khoản 1 Điều 58, đối với dự án luật do Chính phủ trình thì Bộ
Tư pháp có trách nhiệm thẩm định dự án luật trước khi trình Chính Phủ. Nhưng nếu dự án
Luật không do Chính phủ trình thì sẽ không có bước thẩm định mà sẽ do CP cho ý kiến về
việc đáp ứng điều kiện trình QH, UBTVQH theo khoản 1 Điều 62.
Như vậy, không phải tất cả các dự án luật đều phải được thẩm định.
Câu 37: Tất cả các dự án luật, dự thảo pháp lệnh đều phải được thẩm định.
Nhận định: Đúng
CSPL: Khoản 1 Điều 58, Khoản 1 Điều 62 Luật.
Căn cứ Khoản 1 Điều 58, đối với dự án luật do Chính phủ trình thì Bộ Tư pháp có trách
nhiệm thẩm định dự án luật trước khi trình Chính Phủ. Nhưng nếu dự án Luật không do

Chính phủ trình thì sẽ không có bước thẩm định mà sẽ do CP cho ý kiến về việc đáp ứng
điều kiện trình QH, UBTVQH theo Khoản 1 Điều 62.
Như vậy, không phải tất cả các dự án luật đều phải được thẩm định.
Câu 38: Nếu dự án Luật liên quan đến nhiều ngành, lĩnh vực do CP trình thì CP sẽ
có thẩm quyền phân công cơ quan chủ trì soạn thảo.
Nhận định: Sai
CSPL: Điểm a Khoản 1 Điều 52, Khoản 2 Điều 52 Luật.

8


Khoản 2 Điều 52 loại trừ trường hợp dự án luật có nội dung liên quan đến nhiều ngành,
lĩnh vực mặc dù do CP trình song CP sẽ không có quyền phân công cơ quan chủ trì soạn
thảo. Thẩm quyền này sẽ thuộc về UBTVQH theo Điểm a Khoản 1 Điều 52.
Câu 39. Hội Luật gia có quyền trình dự án luật ra trước Quốc hội.
Nhận định: Sai
CSPL: Khoản 1 Điều 32 Luật
Hội Luật Gia VN không có thẩm quyền trình dự án luật trước Quốc hội.
Câu 40: Thủ tướng CP có quyền trình dự án luật ra trước Quốc hội.
Nhận định: Sai
CSPL: Khoản 1 Điều 32 Luật.
Thủ tướng CP không có thẩm quyền trình dự án luật trước Quốc hội mà phải là Chính
phủ.
Câu 41: Chánh án TAND tối cao có quyền trình dự án luật ra trước Quốc hội.
Nhận định: Sai
CSPL: Khoản 1 Điều 32 Luật
TAND Tối cao mới có quyền trình dự án luật ra trước Quốc hội.
Câu 42: Tất cả các bộ, cơ quan ngang bộ đều có trách nhiệm giúp CP lập đề nghị của
CP về chương trình xây dựng Luật, pháp lệnh.
Nhận định:

CSPL: Khoản 1 Điều 38 Luật
Bộ và cơ quan ngang bộ tự mình hoặc theo phân công của Thủ tướng CP có trách nhiệm
lập đề nghị xây dựng luật, pháp lệnh.
Câu 43: Nếu dự án luật được trình bởi UBTVQH thì nhất thiết Quốc hội phải thành
lập cơ quan thẩm tra.
Nhận định: Sai
CSPL: Điểm a Khoản 1 Điều 50 Luật
Quốc hội có thể quyết định cơ quan thẩm tra hoặc thành lập Uỷ ban lâm thời để thẩm tra.
Câu 44: Nếu dự án Luật được trình bởi HĐ DT và các uỷ ban của QH thì QH quyết
định thành lập cơ quan thẩm tra.
Nhận định: Đúng
9


CSPL: Điểm a Khoản 1 điều 50 Luật
Câu 45: Cơ quan chủ trì thẩm tra đề nghị xây dựng luật, pháp lệnh chỉ bao gồm:
UBPL, HĐ DT.
Nhận định: Sai
CSPL: Điều 47 Luật
UBPL tập hợp và chủ trì thẩm tra, HĐ DT, UBDT có trách nhiệm phối hợp với UBPL
trong việc thẩm tra đề nghị xây dựng luật, pháp lệnh..
Câu 46: Thẩm định và thẩm tra là giống nhau.
Nhận định: Sai
Giống: - Thẩm định và thẩm tra đều là hoạt động mang tính nghiệp vụ, chuyên môn do
các chủ thể có thẩm quyền xem xét tính hợp hiến, hợp pháp.
- Về nội dung: cơ bản là giống nhau (K3 Đ58 và Đ65 Luật)
Khác: - Tính khả thi: Thẩm tra có xem xét tính khả thi, còn thẩm định thì không.
- Tính khách quan: Thẩm tra đảm bảo tính khách quan hơn.
- Cơ quan có thẩm quyền: Cơ quan có thẩm quyền thẩm định khác cơ quan có
thẩm quyền thẩm tra.

Câu 47: Thẩm định là hoạt động bắt buộc đối với dự thảo VB QPPL của HĐND các
cấp.
Nhận định: Sai
CSPL: Khoản 1 Điều 121, Điều 124 Luật
Dự thảo nghị quyết của HĐND cấp tỉnh do UBND cùng cấp trình thì thẩm định là hoạt
động bắt buộc. Nhưng nếu dự thảo nghị quyết của HĐND cấp tỉnh không do UBND cùng
cấp trình thì hoạt động thẩm định được thay thế bằng hoạt động thẩm tra của Ban của
HĐND cùng cấp. Mặc khác, dự thảo nghị quyết của HĐND cấp xã cũng không trải qua
hoạt động thẩm định mà chỉ trải qua hoạt động thẩm tra của Ban của HĐND cùng cấp.
Như vậy, thẩm định không phải hoạt động bắt buộc đối với VBQPPL của HĐND các cấp.
Câu 48: Thẩm tra là hoạt động bắt buộc đối với dự thảo VB QPPL của HĐND cấp
huyện.
Nhận định: Đúng
CSPL: Điều 136 Luật
Dự thảo Nghị quyết của HĐND cấp huyện phải được Ban của HĐND cùng cấp thẩm tra
trước khi trình HĐND.
10


Câu 49: Trước khi HĐND thông qua Nghị quyết QPPL thì UBND cùng cấp phải
biểu quyết thông qua trước.
Nhận định: Sai
CSPL: Khoản Điều 135 , Điều 126, Điều 143 Luật.
Chỉ có Nghị quyết của HĐND cấp huyện thì trước khi thông qua, UBND cùng cấp biểu
quyết thông qua trước theo khoản 1 Điều 135. Thế nhưng đối với NQ HĐND cấp tỉnh và
cấp xã thì không cần sự biểu quyết thông qua trước của UBND cùng cấp trong trình tự
xem xét, thông qua dự thảo nghị quyết.
Câu 50: Thẩm định là hoạt động bắt buộc đối với dự thảo VBQPPL của UBND các
cấp.
Nhận định: Sai

CSPL: Điều 130, 139 Luật.
Chỉ bắt buộc đối với dự thảo QĐ của UBND cấp tỉnh và cấp huyện, đối với QĐ của
UBND cấp xã thì không có bước thẩm định.
Câu 51: Thẩm tra là hoạt động bắt buộc đối với dự thảo VBQPPL của UBND cấp
huyện.
Nhận định: Sai
CSPL: Khoản 1 Điều 139 Luật.
Chỉ có thẩm định, không có thẩm tra.
Câu 52: Đối với dự thảo VBQPPL của UBND cấp xã thì không cần lấy ý kiến nhân
dân.
Nhận định: Sai.
CSPL: khoản 2 Điều 142 Luật
Căn cứ tính chất và nội dung của dự thảo nghị quyết, Chủ tịch UBND cấp xã tổ chức lấy
ý kiến và tiếp thu ý kiến nhân dân về dự thảo nghị quyết bằng hình thức thích hợp.
Câu 53: Chương trình xây dựng luật, pháp lệnh không chỉ bao gồm chương trình
xây dựng luật, pháp lệnh hằng năm.
Nhận định: Sai
CSPL: Điều 31 Luật
Chương trình xây dựng luật, pháp lệnh được xây dựng hàng năm và do Quốc hội quyết
định tại kỳ họp thứ nhất của năm trước.

11


Câu 54: Thẩm quyền đề nghị xây dựng quyết định của UBND cấp tỉnh không chỉ
thuộc về các cơ quan chuyên môn thuộc UBND cấp tỉnh.
Nhận định: Đúng
CSPL: Khoản 1 Điều 127 Luật
Ngoài CQ chuyên môn thuộc UBND cấp tỉnh còn có chủ tịch UBND cấp huyện.
Câu 55: Thủ tướng chính phủ có quyền sửa đổi văn bản thông tư của Bộ trưởng Bộ

Công thương.
Nhận định: Sai
CSPL: Khoản 1 Điều 12 Luật
Văn bản QPPL chỉ được sửa đổi, bổ sung, thay thế hoặc bãi bỏ bằng văn bản QPPL của
chính cơ quan NN đã ban hành văn bản đó hoặc bị đình chỉ việc thi hành hoặc bãu bỏ
bằng văn bản của CQNN cấp trên có thẩm quyền. Như vậy, Thủ tướng CP chỉ có quyền
đình chỉ việc thi hành hoặc bãi bỏ văn bản thông tư của BT BCT.
Câu 56: Việc lấy ý kiến các cơ quan, tổ chức có liên quan đến nội dung, dự án luật,
pháp lệnh không nhất thiết thể hiện bằng hình thức lấy ý kiến trực tiếp.
Nhận định: Đúng
CSPL: Khoản 1, 2 Điều 57 Luật
Ngoài hình thức lấy ý kiến trực tiếp còn có thể lấy ý kiến bằng văn bản; gửi dự thảo đề
nghị góp ý kiến; tổ chức toạ đàm, hội thảo; thông qua các phương tiên thông tin đại
chúng…
Câu 57: VBQPPL của UBND cấp huyện niêm yết tại trụ sở UBND cấp huyện không
nhất thiết phải là bản chính.
Nhận định: Sai
CSPL: Điểm c khoản 1 Điều 96 NĐ 34
Văn bản QPPL của UBND cấp huyện được niêm yết phải là bản chính, có dấu và chữ ký.
Câu 58: VBQPPL của UBND cấp xã phải được niêm yết chậm nhất 3 ngày làm việc
kể từ ngày chủ tịch UBND xã ký chứng thực.
Nhận định: Đúng
CSPL: Khoản 1 điều 97 NĐ34
Câu 59: VBQPPL của HĐND tỉnh A luôn có hiệu lực không sớm hơn 7 ngày kể từ
ngày HĐND thông qua.
Nhận định: Sai
12


CSPL: Điều151

VBQPPL của HĐND tỉnh A luôn có hiệu lực không sớm hơn 10 ngày kể từ ngày HĐND
thông qua. Đối với VBQPPL của HĐND tỉnh A được ban hành theo trình tự thủ tục rút
gọn thì có thể có hiệu lực ngay từ ngày kí ban hành hoặc thông qua. Như vậy, không phải
VBQPPL của HĐND tỉnh A luôn có hiệu lực không sớm hơn 7 ngày kể từ ngày HĐND
thông qua.
Câu 60: Căn cứ ban hành văn bản nghị định luôn là các VBQPPL có hiệu lực pháp
lý cao hơn đang có hiệu lực hoặc đã được công bố, ký ban hành tại thời điểm ban
hành nghị định đó.
Nhận định: Sai
CSPL: khoản 1 Điều 61 NĐ34
Căn cứ ban hành VBQPPL là VBQPPL có hiệu lực pháp lí cao hơn đang có hiệu lực hoặc
đã được công bố hoặc ký ban hành chưa có hiệu lực nhưng phải có hiệu lực trước hoặc
cùng thời điểm với văn bản được ban hành.
Câu 61: Văn bản quy định chi tiết thi hành luật, pháp lệnh không nhất thiết phải
được ban hành để phát sinh hiệu lực cùng thời điểm có hiệu lực của văn bản được
quy định chi tiết.
Nhận định: Sai
CSPL: khoản 2 Điều 11 Luật
Đự thảo văn bản quy định chi tiết phải được chuẩn bị và trình đồng thời với dự án luật,
pháp lệnh và phải được ban hành để có hiệu lực cùng thời điểm có hiệu lực của văn bản
hoặc điều, khoản, điểm được quy định chi tiết.
Câu 62: Thời điểm phát sinh và chấm dứt hiệu lực của VBQPPL luôn được ghi nhận
trong chính các VBQPPL đó.
Nhận định: Sai
CSPL: Khoản 1 Điều 38 NĐ34
Ngày có hiệu lực của văn bản QPPL phải được quy định cụ thể ngay trong VBQPPL, tức
là thời điểm phát sinh hiệu lực của VBQPPL là bắt buộc phải được ghi nhận trong
VBQPPL, còn thời điểm chấm dứt hiệu lực thì không bắt buộc và chỉ thường được áp
dụng trong một số trường hợp thí điểm hoặc tạm thí điểm.
Câu 63: Quyết định QPPL của UBND cấp tỉnh ban hành trong trường hợp đột xuất,

khẩn cấp trong phòng chống thiên tai, dịch bệnh có thể có hiệu lực kể từ ngày Chủ
tịch UBND ký.
Nhận định: Sai

13


CSPL: Khoản 2 Điều 151 Luật
VBQPPL được ban hành theo trình tự, thủ tục rút gọn có thể có hiệu lực kể từ ngày thông
qua hoặc ký ban hành. Nếu QĐ của UBND tỉnh được ban hành trong trường hợp đột xuất,
khẩn cấp trong phòng chống thiên tai, dịch bệnh, nhưng QĐ này không thực hiện theo
trình tự, thủ tục xây dựng VBQPPL theo trình tự, thủ tục rút gọn thì sẽ không thoả mãn
điều kiện về hiệu lực tại khoản 2 Điều 151.
Câu 64: Quyết định QPPL của UBND cấp huyện luôn ghi nhận thời điểm phát sinh
hiệu lực và phạm vi không gian có hiệu lực ngay trong văn bản đó.
Nhận định: Đúng
CSPL: khoản 2 Điều 155 Luật, khoản 1 Điều 38 NĐ34
Căn cứ khoản 2 Điều 155 thì văn bản QPPL của UBND ở đơn vị hành chính nào thì có
hiệu lực trong phạm vi đơn vị hành chính đó và phải được quy định cụ thể ngay trong văn
bản đó.
Căn cứ khoản 1 Điều 38 thì ngày có hiệu lực của văn bản QPPL phải được quy định cụ
thể ngay trong VBQPPL.
Như vậy, Quyết định của UBND cấp huyện bắt buộc phải ghi nhận thời điểm phát sinh
hiệu lực và phạm vị không gian có hiệu lực ngay trong Quyết định này.
Câu 65: Trong trường hợp cần thiết, nghị quyết của HĐND cấp tỉnh có thể có hiệu
lực sớm hơn 10 ngày kể từ ngày thông qua.
Nhận định: Sai
CSPL: Điều 151 Luật
Hiệu lực của VBQPPL của HĐND tỉnh không sớm hơn 10 ngày kế từ ngày ký ban hành.
Trường hợp VBQPPL được ban hành theo trình tự, thủ tục rút gọn mới có thể có hiệu lực

kể từ ngày thông qua hoặc ký ban hành.
Câu 66: Trong mọi trường hợp, nếu văn bản QPPL bị đình chỉ thi hành đều chấm
dứt hiệu lực.
Nhận định: Sai
CSPL: Điểm a khoản 1 Điều 153 Luật
VBQPPL bị ngưng hiệu lực toàn bộ hoặc một phần cho đến khi có quyết định xử lý của
CQNN có thẩm quyền.
VBQPPL bị đình chỉ việc thi hành hết hiệu lực nếu CQNN có thẩm quyền ra quyết định
bãi bỏ, trường hợp không ra quyết định bãi bỏ thì văn bản tiếp tục có hiệu lực.
Câu 67: Quyết định của Thủ tướng CP về bãi bỏ VBQPPL của chính mình là VBHC.
14


Nhận định: Sai
CSPL: Khoản 1 Điều 12 Luật
Văn bản QPPL chỉ được sửa đổi, bổ sung, thay thế hoặc bãi bỏ bằng văn bản QPPL của
chính cơ quan NN đã ban hành văn bản đó hoặc bị đình chỉ việc thi hành hoặc bãu bỏ
bằng văn bản của CQNN cấp trên có thẩm quyền. Trong trường hợp này, Thủ tướng CP tự
mình bãi bỏ VBQPPL của chính mình thì phải dùng VBQPPL để bãi bỏ, không phải
VBHC.
Câu 68: Văn bản dùng để ngưng hiệu lực của một VBQPPL phải là VBQPPL.
Nhận định: Đúng
CSPL: Khoản 2 Điều 153 Luật
Thời điểm ngưng hiệu lực, tiếp tục có hiệu lực của văn bản hoặc hết hiệu lực của văn bản
phải được quy định rõ tại văn bản quy phạm pháp luật của CQNN có thẩm quyền.
Câu 69: Trong trường hợp cần thiết, tất cả các VBQPPL của CQNN ở TW đều có
thể quy định hiệu lực về trước.
Nhận định: Sai
CSPL: Khoản 1 Điều 152
Chỉ trong trường hợp thật cần thiết để bảo đảm lợi ích chung của xã hội, thực hiện các

quyền, lợi ích của tổ chức, cá nhân được quy định trong luật, nghị quyết của QH, văn bản
QPPL của CQTW mới được quy định hiệu lực trở về trước.
Câu 70: Trong hời hạn 3 ngày kể từ ngày HĐND và UBND cấp tỉnh ban hành
VBQPPL thì những văn bản này phải được gửi đến Cục kiểm tra VBQPPL.
Nhận định: Sai
CSPL: K1 Đ121 NĐ34
Trong thời hạn chậm nhất là 03 ngày kể từ ngày HĐND và UBND cấp tỉnh ban hành
VBQPPL thì ngoài Cục kiểm tra VBQPPL, còn phải gửi đến tổ chức pháp chế Bộ, cơ
quan ngang bộ có thẩm quyền kiểm tra văn bản theo ngành, lĩnh vực.
Câu 71: Thủ tướng CP có quyền bãi bỏ nghị quyết trái pháp luật của HĐND cấp
tỉnh.
Nhận định: Sai
CSPL: Khoản 2 Điều 165 Luật
Thủ tướng CP đình chỉ việc thi hành một phần hoặc toàn bộ nghị quyết của HĐND cấp
tỉnh trái với HP, Luật và VBQPPL của CQNN cấp trên, đồng thời đề nghị UBTV QH bãi
bỏ.
15


Như vậy, UBTVQH mới có thẩm quyền bãi bỏ nghị quyết trái pháp luật của HĐND tỉnh.
Câu 72: Bộ trưởng BTP có quyền đình chỉ văn bản của UBND cấp tỉnh trái với
ngành-lĩnh vực thuộc sự quản lý của Bộ tài chính.
Nhận định: Sai
CSPL: Điểm c Khoản 1, điểm a Khoản 2 Điều 119 NĐ34.
Căn cứ điểm c khoản 1 Điều 119, Bộ trưởng BTP có thẩm quyền trình Thủ tướng CP
quyết định đình chỉ việc thi hành một phần hoặc toàn bộ quyết định trái pháp luật của
UBND cấp tỉnh ban hành về ngành, lĩnh vực do mình phụ trách. Trong trường hợp này,
văn bản của UBND cấp tỉnh phải là VBQPPL, trái với ngành- lĩnh vực thuộc sự quản lý
của Bộ Tư Pháp thì Bộ trưởng Bộ Tư pháp có thẩm quyền trình Thủ tướng CP quyết định
đình chỉ hoặc bãi bỏ VBQPPL trái luật của UBND cấp tỉnh, Bộ trưởng BTP không có

thẩm quyền đình chỉ.
Câu 73: UBND cấp tỉnh có quyền bãi bỏ văn bản QPPL trái pháp luật của UBND
cấp huyện.
Nhận định: Sai
CSPL: Khoản 3 Điều 167 Luật.
Chủ tịch UBND cấp trên trực tiếp đình chỉ việc thi hành, bãi bỏ một phần hoặc toàn bộ
VBQPPL trái pháp luật của UBND cấp dưới. Như vậy, Chủ tịch UBND tỉnh mới là người
có thẩm quyền bãi bỏ VBQPPL trái pháp luật của UBND huyện.
Câu 74: Bộ trưởng, chủ nhiệm VPCP có quyền đình chỉ VB trái pháp luật do UBND
cấp tỉnh ban hành liên quan đến nhiều ngành, nhiều lĩnh vực QLNN.
Nhận định: Sai
CSPL: Điểm d Khoản 2, Khoản 3 Điều 119 NĐ 34
Khoản 3 Điều 119 quy định về thẩm quyền của Bộ trưởng, chủ nhiệm VPCP, theo đó BT,
Chủ nhiệm VP CP không có thẩm quyền đình chỉ VB trái pháp luật do UBND cấp tỉnh
ban hành liên quan đến nhiều ngành, nhiều lĩnh vực QLNN mà thẩm quyền này thuộc về
Bộ trưởng Bộ Tư Pháp. Bộ trưởng BTP trình Chính phủ quyết định đình chỉ việc thi hành,
bãi bỏ một phần hoặc toàn bộ QĐ trái pháp luật do UBND cấp tỉnh ban hành liên quan
đến nhiều ngành, nhiều lĩnh vực QLNN.
Câu 75: Văn bản bị đình chỉ thi hành sẽ hết hiệu lực từ thời điểm đình chỉ.
Nhận định: Sai
CSPL: Điểm a Khoản 1 Điều 153 Luật
Giải thích như câu 66

16


Câu 76: Các chủ thể có thẩm quyền đình chỉ thi hành VBQPPL của cấp dưới đều có
thẩm quyền ban hành VBQPPL.
Nhận định: Sai
CSPL: Khoản 3 Điều 167 Luật, Điều 4 Luật.

Chủ tịch UBND cấp trên trực tiếp có quyền đình chỉ hoặc bãi bỏ 1 phần hoặc toàn bộ
VBQPPL trái luật của UBND cấp dưới. Tuy nhiên, Chủ tịch UBND lại không có thẩm
quyền ban hành VBQPPL mà thẩm quyền này thuộc về UBND. Như vậy, không phải chủ
thể nào có quyền đình chỉ thi hành VBQPPL của cấp dưới đều có thẩm quyền ban hành
VBQPPL.
Câu 77: Người soạn thảo văn bản đồng thời là người ký và người đóng dấu văn bản
của CQNN.
Nhận định: Sai
CSPL: Điều 65, 66 NĐ34
Người soạn thảo văn bản có thể là Văn phòng Chính phủ, Ban soạn thảo, cơ quan được
phân công chủ trì soạn thảo…nhưng người ký văn bản phải là người có thẩm quyền được
quy định tại Điều 65 NDD34 và dấu của văn bản phải là dấu của cơ quan ban hành văn
bản, được đóng vào văn bản sau khi người có thẩm quyền ký văn bản.
Câu 78: Chính phủ có quyền đình chỉ thi hành một phần hoặc toàn bộ Thông tư liên
tịch trái luật giữa bộ Tư pháp với Bộ tài nguyên và môi trường.
Nhận định: Sai.
Khoản 3 Điều 119 NĐ34
Thủ tướng chính phủ quyết định.
Câu 79: Tất cả chủ thể có quyền ban hành VBQPPL thì có quyền xử lý văn bản
QPPL.
Nhận định: Sai
Vd Tổng kiểm toán NN có thẩm quyền ban hành VBQPPL nhưng lại không có thẩm
quyền xử lý VBQPPL.
Câu 80: Tất cả chủ thể có quyền xử lý VBQPPL thì có quyền ban hành VBQPPL.
Nhận định: Sai
Khoản 2 Điều 167 Luật
VD Chủ tịch UBND cấp trên trực tiếp có quyền xử lý VBQPPL trái luật của UBND cấp
dưới nhưng lại không có thẩm quyền ban hành VBQPPL, mà phải do UBND ban hành
VBQPPL.
17



Câu 81: HĐND tỉnh có quyền đình chỉ thi hành văn bản của UBND cùng cấp.
Nhận định: Sai
(chưa biết giải thích s cho hợp lí)
Câu 82: Thủ tướng CP có quyền đình chỉ quyết định trái luật do UBND tỉnh, UBND
ở đơn vị HCKT đặc biệt ban hành.
Nhận định: Đúng
CSPL: Khoản 2 Điều 165 Luật
Câu 83: Tất cả CQHCNN đều có quyền ban hành VBQPPL.
Nhận định: Sai
CSPL: Điều 4 Luật
Chỉ các chủ thể quy định tại Điều 4 Luật mới có thẩm quyền ban hành VBQPPL.
Câu 84: Bộ trưởng, Chủ nhiệm VPCP có quyền đình chỉ văn bản trái pháp luật do
UBND cấp tỉnh ban hành liên quan đến nhiều ngành, nhiều lĩnh vực QLNN.
Nhận định: Sai
CSPL: Điểm d Khoản 2 Điều 119 NĐ34
Bộ trưởng Bộ Tư pháp mới là người có thẩm quyền trình Thủ tướng CP quyết định đình
chỉ thi hành, bãi bỏ một phần hoặc toàn bộ VBQPPL do UBND tỉnh ban hành trái luật
liên quan nhiều ngành lĩnh vực.
Câu 85: Chủ tịch UBND cấp huyện có quyền bãi bỏ nghị quyết trái luật của HĐND
cấp xã.
Nhận định: Sai
CSPL: Điều 167 khoản 2
HĐND huyện mới là người có thẩm quyền bãi bỏ NQ trái luật của HĐND cấp xã. Chủ
tịch UBND huyện chỉ là người đình chỉ việc thi hành và đề nghị HĐND huyện bãi bỏ.
Câu 86: Thủ tướng CP có quyền sửa đổi văn bản Thông tư của BT Bộ tài chính.
Nhận định: Sai
CSPL: Điều 12 khoản 1 Luật
Văn bản quy phạm pháp luật chỉ được sửa đổi, bổ sung, thay thế hoặc bãi bỏ bằng văn

bản quy phạm pháp luật của chính cơ quan nhà nước đã ban hành văn bản đó hoặc bị đình
chỉ việc thi hành hoặc bãi bỏ bằng văn bản của cơ quan nhà nước cấp trên có thẩm
quyền. Như vậy, Thông tư BT BTC ban hành thì sẽ do chính BT BTC sửa đổi.
18


Câu 87: Thủ tướng CP có quyền bãi bỏ nghị quyết trái luật của HĐND cấp tỉnh.
Nhận định: Sai
CSPL: Khoản 2 Điều 165 Luật
Chỉ có quyền đình chỉ thi hành, quyền bãi bỏ thuộc về UBTV Quốc hội.

19



×