Tải bản đầy đủ (.pdf) (2 trang)

Tóm tắt toán hình học lớp 11 h20 khoảng cách

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (365.25 KB, 2 trang )

KHOẢNG CÁCH
I. KHOẢNG CÁCH TỪ ĐIỂM ĐẾN ĐƯỜNG THẲNG – MẶT PHẲNG

1. Khoảng cách từ một điểm đến một đường thẳng
Khoảng cách từ điểm O đến đường thẳng a bằng khoảng cách từ điểm O đến
hình chiếu vuông góc H của O lên đường thẳng a. Kí hiệu d  O,a   OH
d  O,a  là khoảng cách ngắn nhất từ điểm O đến một điểm M bất kì trên a.

2. Khoảng cách từ một điểm đến một mặt phẳng
Khoảng cách từ điểm O đến mặt phẳng    bằng khoảng cách từ điểm O đến
hình chiếu vuông góc H của O lên mặt phẳng    . Kí hiệu d  O,      OH .
d  O,     là khoảng cách ngắn nhất từ điểm O đến một điểm M bất kì trên

mặt phẳng    .
II. KHOẢNG CÁCH GIỮA ĐƯỜNG THẲNG VÀ MẶT PHẲNG SONG SONG –
GIỮA HAI MẶT PHẲNG SONG SONG

1. Khoảng cách giữa đường thẳng và mặt phẳng song song
Cho đường thẳng a song song với mặt phẳng    . Khoảng cách từ đường thẳng
a đến mặt phẳng    bằng khoảng cách từ điểm A trên đường thẳng a đến hình
chiếu vuông góc A’ của A lên mặt phẳng    .
Kí hiệu: d  a,      d  A,      AA ', A     .
d  a,     là khoảng cách ngắn nhất kể từ một điểm M trên đường thẳng a đến

một điểm N nằm trên mặt phẳng    .

2. Khoảng cách giữa hai mặt phẳng song song
Cho hai mặt phẳng    và    song song. Khoảng cách giữa hai mặt phẳng   
và    bằng khoảng cách từ điểm M     đến hình chiếu vuông góc M’ của M
lên mặt phẳng    .
Kí hiệu: d     ,    d M,     MM',M    


d     ,    là khoảng cách ngắn nhất kể từ một điểm A     đến một điểm
B   .


3. Phương pháp tìm hình chiếu vuông góc của M lên mặt phẳng    :
Bước 1: Tìm mặt phẳng    chứa M và       .
Bước 2: Xác định giao tuyến d        .
Bước 3: Từ điểm M trong mặt phẳng    , vẽ MM'  d tại M’.
Khi đó: MM'    và suy ra M’ là hình chiếu vuông góc của M lên    .

Ví dụ 1: Cho hình chóp S.ABCD có đáy ABCD là hình vuông tâm O, cạnh a, cạnh bên
SA vuông góc với mặt (ABCD), SA = 2a.
a) Tính khoảng cách từ A đến SC, từ A đến mặt (SCD).
b) Tính khoảng cách từ AD đến (SBC).
III. ĐƯỜNG VUÔNG GÓC CHUNG – KHOẢNG CÁCH GIỮA HAI ĐƯỜNG CHÉO NHAU

1. Định nghĩa:
Đường thẳng  cắt hai đường thẳng chéo nhau a, b và cùng vuông góc
với mỗi đường thẳng ấy được gọi là đường vuông góc chung của a và b.
Nếu đường vuông góc chung  cắt hai đường thẳng chéo nhau a, b lần lượt tại
M, N thì độ dài đoạn MN gọi là khoảng cách giữa hai đường thẳng chéo nhau a và b

2. Cách tìm đoạn vuông góc chung của hai đường thẳng chéo nhau a và b
Bước 1: Tìm mặt phẳng    chứa b và a

 .

Bước 2: Tìm a’ là hình chiếu vuông góc của a trên mặt phẳng    .
Vì a




nên a // a’.

Bước 3: Gọi mặt phẳng    chứa 2 đường thẳng a, a’        .
Bước 4: Gọi N  a' b và  là đường thẳng qua N và     . Đường thẳng
     nên   a  M . Đường thẳng  cắt a, b và vuông góc với cả

a và b nên  là đường vuông góc chung của a và b.

3. Cách tìm khoảng cách giữa hai đường thẳng chéo nhau a và b:
Cách 1: Tìm đoạn vuông góc chung. Khoảng cách bằng đoạn vuông góc chung.
Cách 2: Tìm mặt phẳng chứa b và song song với a. Khoảng cách giữa a và b
bằng khoảng cách từ a đến mặt phẳng song song.
Cách 3: Tìm hai mặt phẳng song song lần lượt chứa a và b. Khoảng cách giữa
a và b bằng khoảng cách giữa hai mặt song song.

Ví dụ 2: Cho hình chóp S.ABCD có đáy ABCD là hình vuông tâm O, cạnh a, cạnh bên
SA vuông góc với mặt (ABCD), SA = a.
a) Chứng minh BD vuông góc (SAC).
b) Xác định đoạn vuông góc chung và tính khoảng cách giữa BD và SC



×