Tải bản đầy đủ (.doc) (101 trang)

Hoàn thiện dự toán ngân sách tại công ty trách nhiệm hữu hạn posvina

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (355.03 KB, 101 trang )

i

LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan đề tài “Hoàn thiện dự toán ngân sách tại Công ty trách nhiệm
hữu hạn Posvina” là công trình nghiên cứu của riêng tôi. Các số liệu, kết quả nêu trong
Luận văn là trung thực và chưa từng được ai công bố trong bất kỳ công trình nào khác.
Tôi xin cam đoan rằng mọi sự giúp đỡ cho việc thực hiện Luận văn này đã được
cảm ơn và các thông tin trích dẫn trong Luận văn đã được chỉ rõ nguồn gốc.
Học viên thực hiện Luận văn

Phan Anh Tuấn


ii

LỜI CÁM ƠN
Tôi xin bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc đến TS. Dương Thị Mai Hà Trâm, người đã
hướng dẫn, truyền đạt những kinh nghiệm quý báu và tận tình giúp đỡ tôi hoàn thành
Luận văn với đề tài “Hoàn thiện dự toán ngân sách tại Công ty trách nhiệm hữu hạn
Posvina”.
Tôi cũng chân thành cám ơn Ban Giám đốc Công ty TNHH Posvina đã tạo điều
kiện thuận lợi cho tôi trong việc thu thập thông tin trong quá trình thực hiện Luận văn.
Mặc dù đã cố gắng nỗ lực hết sức mình, song chắc chắn Luận văn không tránh khỏi
những thiếu sót. Tôi rất mong nhận được sự thông cảm và chỉ bảo tận tình từ quý thầy
cô và các bạn.

Phan Anh Tuấn


iii


TÓM TẮT
Đề tài “Hoàn thiện dự toán ngân sách tại Công ty trách nhiệm hữu hạn
Posvina” nêu mục tiêu nghiên cứu là hệ thống hoá những vấn đề lý luận về dự toán
ngân sách trong doanh nghiệp. Đề tài nghiên cứu thực trạng lập dự toán ngân sách
ngắn hạn tại Công ty TNHH Posvina. Trên cơ sở đánh giá thực trạng đã nêu, từ đó đưa
ra các giải pháp nhằm hoàn thiện công tác lập dự toán ngân sách tại công ty.
Qua nghiên cứu thực tế, công tác lập dự toán ngân sách tại Công ty TNHH
Posvina còn nhiều khiếm khuyết như:
- Về môi trường dự toán: công ty chưa có phần mềm kế toán chuyên dụng,
chưa có bộ phận chuyên trách về lập dự toán ngân sách.
- Về mô hình dự toán: công ty lập dự toán theo mô hình thông tin 1 lên 1
xuống, tuy nhiên đây chỉ là hình thức. Thực tế là theo mô hình thông tin 1 xuống, do
đó các chỉ tiêu dự toán mang tính áp đặt từ trên xuống và không phản ánh được tình
hình sản xuất kinh doanh thực tế tại công ty.
- Về quy trình dự toán: công ty chưa có quy trình dự toán ngân sách cụ thể.
- Về kỳ dự toán ngân sách: kỳ dự toán ngân sách tại công ty là 1 năm, tuy
nhiên về cách thức lập chi tiết cho từng tháng hay từng quý là chưa có sự thống nhất.
Công ty cũng chưa có sự đánh giá, so sánh giữa số liệu thực tế với số liệu dự toán.
- Về các báo cáo dự toán : công ty đã lập các loại báo cáo dự toán, tuy nhiên
vẫn chưa đầy đủ. Các báo cáo dự toán thì phức tạp, dài dòng, gây khó khăn cho việc
đọc hiểu. Các báo cáo dự toán không mang tính chất kế hoạch mà chỉ là báo cáo đầy
đủ, kịp thời theo mẫu biểu quy định của công ty mẹ.
Từ những thực trạng đã nêu ở trên, một số ý kiến chủ quan được đề xuất nhằm
hoàn thiện công tác lập dự toán ngân sách tại Công ty TNHH Posvina như sau:


iv

- Về mô hình dự toán ngân sách: công ty nên thực hiện theo mô hình thông tin
1 lên 1 xuống như công ty đã thực hiện nhằm tiết kiệm chi phí, đảm bảo các mục tiêu

do công ty đề ra, phản ánh được tình hình sản xuất kinh doanh thực tế tại công ty.
- Về quy trình dự toán ngân sách: công ty cần phải hoàn thiện quy trình dự toán
ngân sách gồm 03 giai đoạn: giai đoạn chuẩn bị, giai đoạn soạn thảo, giai đoạn theo
dõi, đồng thời cần phải cụ thể hóa từng công việc trong từng giai đoạn đó.
- Về kỳ dự toán ngân sách: công ty nên lập dự toán ngân sách theo từng quý, sau
đó tổng hợp các quý thành một năm. Công ty cũng nên đánh giá, so sánh giữa số liệu
thực tế với số liệu dự toán, từ đó có sự điều chỉnh sao cho phù hợp.
- Về các báo cáo dự toán ngân sách: công ty nên hoàn thiện các báo dự toán
ngân sách để các báo cáo dễ đọc, dễ hiểu, mang tính chất kế hoạch. Dự toán tiêu thụ là
dự toán được lập đầu tiên và là cơ sở để lập các loại dự toán khác như: Dự toán sản
xuất, Dự toán chi phí nguyên vật liệu trực tiếp, Dự toán chi phí nhân công trực tiếp, Dự
toán chi phí sản xuất chung, Dự toán giá thành sản phẩm, Dự toán tồn kho thành phẩm,
Dự toán chi phí bán hàng, Dự toán chi phí quản lý doanh nghiệp, Dự toán đầu tư
TSCĐ, Dự toán tiền, Dự toán chi phí lãi vay, Dự toán Báo cáo kết quả hoạt động kinh
doanh, Dự toán các khoản phải nộp ngân sách Nhà Nước, Dự toán Bảng cân đối kế
toán.
- Về môi trường dự toán: công ty nên tổ chức bộ phận kế toán thành 02 bộ phận:
bộ phận kế toán quản trị và bộ phận kế toán tài chính. Theo đó bộ phận chuyên trách về
dự toán ngân sách sẽ trực thuộc bộ phận kế toán quản trị và đảm nhiệm về công tác lập
dự toán. Công ty cũng nên tuyển dụng, đào tạo nhân sự, đầu tư trang thiết bị, phần
mềm kế toán chuyên dụng để phục vụ tốt cho công tác lập dự toán ngân sách.


v

ABSTRACT
The thesis’s theme "Perfecting the budget estimates in Posvina Company
Limited" gave the research objectives that to systematize the theoretical issues of
budget estimates in business. The theme is researched the status about working of short
term budget estimates in Posvina Co., Ltd. On the basis of assessing the situation as

described, thence offer solutions for perfecting the budget estimates at the company .
Through empirical research, the working of budget estimates in Posvina Co.,
Ltd still had many defects such as :
- In the estimation environment: the company didn’t have a specialized
accounting software, there isn’t a specialize department for working of budget
estimates.
- In the estimation models: the company estimated the budget according to
information model one up one down, however it was only the form. The fact, it was
that according to the information model one down, so the targets were estimated that
were imposed from the above down and they didn’t reflect the real situation in the
business at the company.
- In estimation process: the company hasn’t yet had the estimation process
specifically.
- In the budget estimates period: the budget estimates period is a year, however
the company hasn’t yet set up detail each month or each quarter clearly. Beside, the
company didn’t assess and compare between the actual data to estimation data .
- In the estimation reports: the company has set up the type of estimation reports,
however they have been still incomplete. These reports are complex, lengthy, so it was


vi

difficult to read and understand them. The reports weren’t plan nature, they were full
reports on time according to the prescribed forms of the parent company .
From the status described above, a number of subjective opinion is proposed in
order to perfect the budget estimates in Posvina Co., Ltd. as follows :
- In the estimation models: the company should set up the information model
one up one down as implemented in order to save costs and ensure the goals which
were set up by the company, reflect the real situation in the business at the company.
- In the estimation process: the company have to complete the budget estimation

process including 03 stages: the preparatory stage, the drafting stage, the monitoring
stage, simultaneously each work should concretize in each stage.
- In the budget estimates period: the company should set up the budget estimates
period according to each quarter, then sum up a year. The company should also
evaluate, compare between the actual data to estimation data, thence adjust
accordingly.
- In the estimation reports: the company should perfect the estimation reports in
order to read and understand easily and they will be plan nature. Estimating
consumption is set up first and it is the basis for setting up other estimation types such
as: Estimating productions, Estimating direct materials expenses, Estimating direct
labor expenses, Estimating general manufacturing expenses, Estimating cost of goods
sold, Estimating finished goods, Estimating selling expenses, Estimating administrative
overheads, Estimating fixed assets investment, Estimating cash, Estimating loan
interest expenses, Estimating income statement, Estimating obligations to the State
Budget, Estimating balance sheet .
- In the estimation environment: the company should organize the accounting
department into two departments: management accounting department and financial
accounting department . According to the department in charge of the budget estimates
will under accounting department and responsible for the budget estimates. The


vii

company should also recruit and train personnel, invest good equipments and
accounting software in order to serve for the budget estimates.

MỤC LỤC

DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT
STT

1
2
3
4
5
6
7
8
9
10
11
12

Từ viết tắt
BHTN
BHXH
BHYT
CĐKT
ĐVT
GTGT
KQHĐKD
KPCĐ
NVL
QLDN
TNDN
TNHH

Ý nghĩa
Bảo hiểm thất nghiệp
Bảo hiểm xã hội

Bảo hiểm y tế
Cân đối kế toán
Đơn vị tính
Giá trị gia tăng
Kết quả hoạt động kinh doanh
Kinh phí công đoàn
Nguyên vật liệu
Quản lý doanh nghiệp
Thu nhập doanh nghiệp
Trách nhiệm hữu hạn


viii

13
14
15
16
17
18
19
20
21

Tr.đ
TSCĐ
SP
SX
SXC
SXKD

VNĐ
VNSteel
USD

Triệu đồng
Tài sản cố định
Sản phẩm
Sản xuất
Sản xuất chung
Sản xuất kinh doanh
Việt Nam Đồng
Tổng Công ty Thép Việt Nam
Đô la Mỹ

DANH MỤC CÁC SƠ ĐỒ

DANH MỤC CÁC PHỤ LỤC


ix

Phụ lục chương 3
Phụ lục 3.1a: Quyết định về việc giao chỉ tiêu kế hoạch sản xuất, kinh doanh năm 2012
Phụ lục 3.1b: Biểu số 01/VNS - Báo cáo thực hiện kế hoạch sản xuất kinh doanh
Phụ lục 3.1c: Biểu số 02a/VNS – Báo cáo thực hiện kế hoạch sản xuất kinh doanh 6
tháng đầu năm 2012
Phụ lục 3.2a: Định mức nguyên vật liệu
Phụ lục 3.2b: Giá mua nguyên vật liệu
Phụ lục 3.2c: Tỷ giá ngoại tệ
Phụ lục 3.2d: Giá bán

Phụ lục 3.2e: Chi phí sản xuất chung
Phụ lục 3.2f: Chi phí khác trong bán hàng và quản lý
Phụ lục 3.2g: Tiết kiệm chi phí
Phụ lục 3.3: Dự toán thành phẩm 2012
Phụ lục 3.4: Dự toán nguyên vật liệu 2012
Phụ lục 3.5: Dự toán chi phí lao động 2012
Phụ luc 3.6: Dự toán đầu tư 2012
Phụ lục 3.7: Dự toán khấu hao TSCĐ 2012
Phụ lục 3.8: Dự toán tiền 2012
Phụ lục 3.9 : Dự toán báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh 2012
Phụ lục 3.10: Dự toán bảng cân đối kế toán 2012
Phụ lục chương 4
Phụ lục 4.1a: Dự toán tiêu thụ năm 2013 – Phần I: Dự toán sản lượng, doanh thu
Phụ lục 4.1b: Phần II: Số tiền dự kiến thu được qua các quý
Phụ lục 4.2: Dự toán sản xuất năm 2013
Phụ lục 4.3a: Bảng định mức nguyên vật liệu trực tiếp
Phụ lục 4.3b: Phần I: Dự toán chi phí nguyên vật liệu trực tiếp năm 2013


x

Phụ lục 4.3c: Chi phí nguyên vật liệu trực tiếp
Phụ lục 4.3d: Phần II- Số tiền dự kiến chi ra cho các quý
Phụ lục 4.3e: Dự toán tồn kho nguyên vật liệu năm 2013
Phụ lục 4.4a: Dự toán chi phí lao động năm 2013
Phụ lục 4.4b: Dự toán chi phí nhân công trực tiếp năm 2013
Phụ lục 4.5a: Bảng định mức chi phí sản xuất chung
Phụ lục 4.5b: Dự toán chi phí khấu hao TSCĐ năm 2013
Phụ lục 4.5c: Dự toán chi phí sản xuất chung cho thép lá mạ kẽm
Phụ lục 4.5d: Dự toán chi phí sản xuất chung cho thép lá mạ màu

Phụ lục 4.5e: Dự toán chi phí sản xuất chung khác
Phụ lục 4.5f: Dự toán chi phí sản xuất chung năm 2013
Phụ lục 4.6: Dự toán giá vốn hàng bán năm 2013
Phụ lục 4.7: Dự toán tồn kho thành phẩm năm 2013
Phụ lục 4.8: Dự toán đầu tư tài sản cố định năm 2013
Phụ lục 4.9a: Bảng phân loại chi phí bán hàng
Phụ lục 4.9b: Dự toán chi phí bán hàng năm 2013
Phụ lục 4.10a: Bảng phân loại chi phí quản lý doanh nghiệp
Phụ lục 4.10b: Dự toán chi phí quản lý doanh nghiệp năm 2013
Phụ lục 4.11: Dự toán tiền năm 2013
Phụ lục 4.12: Dự toán chi phí lãi vay năm 2013
Phụ lục 4.13a: Dự toán kết quả hoạt động kinh doanh thép lá mạ kẽm
Phụ lục 4.13b: Dự toán kết quả hoạt động kinh doanh thép lá mạ màu
Phụ lục 4.13c: Dự toán kết quả hoạt động kinh doanh năm 2013
Phụ lục 4.14: Dự toán các khoản phải nộp ngân sách Nhà Nước năm 2013
Phụ lục 4.15: Dự toán Bảng cân đối kế toán năm 2013


1

CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN VỀ ĐỀ TÀI NGHIÊN CỨU
1.1 Lý do chọn đề tài
Trong giai đoạn toàn cầu hoá nền kinh tế hiện nay, sự cạnh tranh luôn mang
tính chất phức tạp, khốc liệt. Có thể nói, chính chất lượng và hiệu quả của công tác lập
dự toán ảnh hưởng trực tiếp đến chất lượng, hiệu quả quản lý, điều hành tổ chức để đạt
được các mục tiêu đã đề ra.
Hoạt động sản xuất kinh doanh (SXKD) của doanh nghiệp có thể hoạt động
đúng hướng và có hiệu quả khi công ty có được một công tác lập dự toán hoàn chỉnh và
tương đối chính xác. Công tác lập dự toán không những đáp ứng yêu cầu thông tin
trong quá khứ mà còn hướng đến những diễn biến trong tương lai nhằm giúp nhà quản

trị họach định, tổ chức, điều hành, kiểm soát và đưa ra được những quyết định đúng
đắn, phù hợp với các mục tiêu đã xác lập.
Hiện nay, công tác lập dự toán là một công cụ mà ít được các doanh nghiệp
quan tâm hoặc có đề cập đến nhưng sử dụng nó chưa có hiệu quả, và Công ty trách
nhiệm hữu hạn (TNHH) Posvina cũng không là ngoại lệ. Là một đơn vị liên doanh
giữa Tổng Công ty Thép Việt Nam và Tập đoàn Posco – Hàn Quốc, với ngành nghề là
sản xuất và kinh doanh thép lá mạ kẽm và mạ màu các loại, công tác lập dự toán của
công ty còn nhiều khiếm khuyết như: các dự toán đã lập mang tính tham khảo và chỉ là
báo cáo cho đầy đủ theo biểu mẫu quy định của công ty mẹ, chưa có tính sáng tạo và
hợp lý, chưa có sự phối hợp chặt chẽ và chia sẻ thông tin giữa các bộ phận, chưa
nghiên cứu các nhân tố ảnh hưởng đến công tác lập dự toán. Vì vậy chất lượng lập dự
toán tại đơn vị chưa cao.
Mặt khác, các đối thủ cạnh tranh trong ngành thép luôn diễn ra và cụ thể là
công ty đang mất dần đi thị phần kinh doanh trên thị trường. Làm thế nào để tận dụng
tốt cơ hội kinh doanh và đương đầu với những thách thức là mối quan tâm của Công ty
TNHH Posvina nói riêng và của cả hai công ty mẹ nói chung.


2

Do đó, yêu cầu cấp thiết đặt ra là phải nâng cao năng lực cạnh tranh và ổn
định trên thị trường, đó chính là mục tiêu chung của Công ty TNHH Posvina và của cả
hai công ty mẹ, mà một trong những công cụ quản lý hiệu quả chính là lập dự toán một
cách có khoa học. Vì thế mà tác giả đã chọn đề tài “Hoàn thiện dự toán ngân sách tại
Công ty Trách Nhiệm Hữu Hạn Posvina” với mong muốn là đề xuất một số ý kiến
chủ quan nhằm hoàn thiện dự toán ngân sách để góp phần nâng cao hiệu quả hoạt động
và năng lực cạnh tranh của công ty.
1.2 Tổng quan các công trình nghiên cứu có liên quan
Về lĩnh vực ngân sách trong doanh nghiệp thì có các đề tài nghiên cứu đến công
tác hoàn thiện dự toán ngân sách đã được thực hiện như sau:

- “Hoàn thiện dự toán ngân sách tại Công ty Điện Tử Samsung Vina”, luận
văn Thạc sỹ kinh tế của Dương Minh Giới, năm 2003.
- “Hoàn thiện dự toán ngân sách tại Công ty 32”, luận văn Thạc sỹ kinh tế
của Nguyễn Thị Thu Hiền, năm 2005.
- “Hoàn thiện dự toán ngân sách tại Công ty Phân Bón Miền Nam”, luận văn
Thạc sỹ kinh tế của Nguyễn Ý Nguyên Hân, năm 2008.
- “Hoàn thiện dự toán ngân sách tại Công ty Xuất Nhập Khẩu An Giang”,
luận văn Thạc sỹ kinh tế của Huỳnh Thị Đăng Khoa, năm 2009.
- “Hoàn thiện dự toán ngân sách tại Công ty Cổ Phần Bánh Kẹo Phạm
Nguyên”, luận văn Thạc sỹ kinh tế của Hồ Xuân Hữu, năm 2009.
- “Hoàn thiện hệ thống dự toán ngân sách tại Công ty Xăng Dầu Khu Vực
II”, luận văn Thạc sỹ kinh tế của Võ Thị Thiên Hương, năm 2010.
- “Dự toán ngân sách tại Công ty Pepsico Việt Nam – Ngành Foods thực
trạng và một số giải pháp hoàn thiện”, luận văn Thạc sỹ kinh tế của Nguyễn Thị Minh
Đức, năm 2010.
Những vấn đề đã giải quyết được: các đề tài về hoàn thiện dự toán ngân sách
trong doanh nghiệp đã nêu trên đều căn cứ dựa trên những cơ sở lý luận về dự toán


3

ngân sách trong doanh nghiệp. Xét về mặt nội dung thì các đề tài về hoàn thiện dự toán
ngân sách tại doanh nghiệp đều khác nhau về cách thức lập dự toán sao cho phù hợp
với tình hình SXKD tại doanh nghiệp đó.
Những khác biệt về đề tài của tác giả so với các công trình đã công bố nêu trên:
nội dung hoàn thiện dự toán ngân sách trong doanh nghiệp được nghiên cứu tại một
đơn vị cụ thể là Công ty TNHH Posvina, do đó về cách thức lập dự toán phù hợp với
tình hình SXKD tại Công ty TNHH Posvina. Mặt khác, hầu hết các đề tài nêu trên chưa
đề cập đến một loại báo cáo dự toán trong hệ thống dự toán ngân sách trong doanh
nghiệp là Dự toán các khoản phải nộp ngân sách Nhà Nước.

Vì những lý do đã nêu trên, đề tài sẽ nghiên cứu về thực trạng dự toán ngân sách
tại Công ty TNHH Posvina và từ đó đưa ra các giải pháp nhằm hoàn thiện công tác dự
toán ngân sách tại công ty.
1.3 Mục tiêu nghiên cứu của đề tài
1.3.1 Mục tiêu nghiên cứu tổng quát
Mục tiêu của đề tài là hệ thống hóa những vấn đề lý luận về dự toán ngân sách
trong doanh nghiệp, đánh giá thực trạng công tác lập dự toán ngân sách tại Công ty
TNHH Posvina. Trên cơ sở đánh giá thực trạng đã nêu, từ đó đưa ra các giải pháp
nhằm hoàn thiện công tác lập dự toán ngân sách tại công ty.
1.3.2 Mục tiêu nghiên cứu cụ thể

Từ các mục tiêu nghiên cứu tổng quát đã nêu ở trên, các mục tiêu nghiên cứu cụ
thể như sau:
Đánh giá về thực trạng lập dự toán ngân sách tại Công ty TNHH Posvina qua tài
liệu dự toán ngân sách năm 2012 tại công ty: mô hình lập dự toán đã có tại công ty, quy
trình lập dự toán, các loại báo cáo dự toán đã lập tại công ty, môi trường dự toán.
Từ việc đánh giá về thực trạng lập dự toán ngân sách tại công ty, các giải pháp
được đề ra nhằm: hoàn thiện quy trình lập dự toán, hoàn thiện mô hình lập dự toán,
hoàn thiện các báo cáo dự toán ngân sách trong doanh nghiệp.


4

1.4 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu đề tài
Đối tượng nghiên cứu đề tài: tập trung nghiên cứu các vấn đề về dự toán ngân
sách ngắn hạn tại Công ty TNHH Posvina.
Phạm vi nghiên cứu đề tài: đánh giá thực trạng công tác lập dự toán ngân sách tại
công ty qua tài liệu dự toán ngân sách năm 2012. Sử dụng các số liệu năm 2012 đã
được báo cáo chính thức để lập dự toán ngân sách năm 2013 tại công ty nhằm minh
hoạ đưa ra các giải pháp hoàn thiện dự toán ngân sách.

1.5 Phương pháp nghiên cứu đề tài
Đề tài được nghiên cứu trên cơ sở phương pháp duy vật biện chứng, ngoài ra
còn sử dụng các phương pháp nghiên cứu cụ thể khác như: phương pháp thu thập
thông tin; phương pháp quan sát; phương pháp phân tích thông tin, thống kê, mô tả...
Các phương pháp sẽ được thực hiện để đạt được các mục tiêu và những nội dung nêu
trên:
- Nội dung 1: Nêu thực trạng và đánh giá về công tác lập dự toán ngân sách tại
Công ty TNHH Posvina.
+ Phương pháp thu thập thông tin; phương pháp quan sát: quan sát, thu thập
nguồn thông tin thứ cấp có tại công ty: các tài liệu giới thiệu về công ty, tài liệu dự toán
ngân sách năm 2012, báo cáo tài chính các năm 2010, 2011, 2012.
+ Phương pháp phân tích thông tin, thống kê, mô tả: từ những tài liệu đã được
thu thập, tiến hành tổng hợp, thống kê lại những thông tin đã thu thập được. Sau đó
phân tích, đánh giá về thực trạng lập dự toán ngân sách tại công ty.
- Nội dung 2: Đưa ra các giải pháp hoàn thiện về công tác lập dự toán tại công ty.
+ Phương pháp thu thập số liệu: Thu thập các số liệu năm 2012 đã được báo cáo
chính thức đồng thời phỏng vấn trực tiếp với các phòng ban tại Công ty TNHH Posvina
để lập dự toán ngân sách năm 2013 nhằm minh hoạ đưa ra các giải pháp hoàn thiện.
1.6 Ý nghĩa khoa học và ý nghĩa thực tiễn của đề tài
1.6.1 Ý nghĩa khoa học


5

Trong nền kinh tế thị trường hiện nay, công tác dự toán ngân sách giúp nhà quản
trị họach định, tổ chức, điều hành, kiểm soát và đưa ra được những quyết định đúng
đắn, phù hợp với các mục tiêu đã xác lập, đồng thời giúp doanh nghiệp nâng cao hiệu
quả quản lý và năng lực cạnh tranh một cách toàn diện. Đề tài nghiên cứu có ý nghĩa
khoa học là tổng hợp lý luận đã có về dự toán ngân sách trong doanh nghiệp để hoàn
thiện công tác lập dự toán ngân sách cho doanh nghiệp một cách rõ ràng, chi tiết, và

đầy đủ hơn.
1.6.2 Ý nghĩa thực tiễn
Hiện nay, do tính chất cạnh tranh gay gắt với các đối thủ trong ngành thép, vì thế
để tồn tại, phát triển và giữ vững thị phần về thương hiệu thép Posvina thì cần phải có
một công tác lập dự toán ngân sách hoàn chỉnh và khoa học. Đề tài cũng giải quyết các
trở ngại đang đặt ra là làm thế nào để nâng cao hiệu quả quản lý và năng lực cạnh tranh
của công ty mà công cụ quản lý hiệu quả là công tác lập dự toán ngân sách. Đề tài này
cũng giúp cho các lãnh đạo doanh nghiệp trong ngành thép có một cách nhìn đầy đủ
hơn và nhận thấy được tầm quan trọng về công tác lập dự toán ngân sách tại đơn vị
mình để phát huy chúng trong từng giai đoạn nhằm nâng cao hiệu quả hoạt động và
năng lực cạnh tranh của đơn vị.
KẾT LUẬN CHƯƠNG 1
Nội dung chương 1 nêu rõ các vấn đề gồm: lý do chọn đề tài, tổng quan các công
trình nghiên cứu có liên quan, mục tiêu nghiên cứu, đối tượng và phạm vi nghiên cứu,
phương pháp nghiên cứu, ý nghĩa khoa học và ý nghĩa thực tiễn của đề tài “Hoàn thiện
dự toán ngân sách tại Công ty TNHH Posvina”. Đề tài giúp khái quát, nhận định, đánh
giá, phân tích về thực trạng công tác lập dự toán ngân sách tại công ty, từ đó đưa ra các
giải pháp nhằm hoàn thiện dự toán ngân sách. Đề tài làm rõ các mục tiêu nghiên cứu đã
nêu ở trên cho thấy được tầm quan trọng của đề tài nghiên cứu này.


6

CHƯƠNG 2:
CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ DỰ TOÁN NGÂN SÁCH TRONG DOANH NGHIỆP
2.1 Tổng quan về dự toán1
2.1.1 Khái niệm và ý nghĩa dự toán
Dự toán: là những tính toán, dự kiến, phối hợp một cách chi tiết, tỉ mỉ và toàn
diện nguồn lực, cách thức huy động và sử dụng nguồn lực để thực hiện một khối
lượng công việc nhất định trong một khoảng thời gian nhất định được biểu hiện bằng

một hệ thống các chỉ tiêu về số lượng và giá trị.
Theo khái niệm này, dự toán bao gồm các thành phần chủ yếu là sự tính toán,
dự kiến; sự phối hợp chi tiết và toàn diện, các nguồn lực, thời gian thực hiện; hệ thống
các chỉ tiêu về số lượng và giá trị.
- Tính toán dự kiến hay kế hoạch: Thực chất đây là một sự ước tính hoạt động
sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp trong tương lai, chỉ rõ những khối lượng, những
công việc cần phải thực hiện. Sự ước tính này chịu sự tác động của những nhân tố sau:
+ Nhóm các nhân tố tác động đến các hoạt động trong tương lai của doanh
nghiệp mang tính chất khách quan, tác động từ bên ngoài và vượt khỏi phạm vi kiểm
soát của doanh nghiệp như điều kiện kinh doanh, chính sách, chế độ, thể lệ của nhà
nước, quy mô các thành phần dân cư, sự biến động của nền kinh tế,...
+ Nhóm các nhân tố tác động đến các hoạt động trong tương lai của doanh
nghiệp mang tính chất chủ quan thuộc phạm vi kiểm soát và tùy thuộc vào doanh
nghiệp như trình độ sử dụng lao động, trình độ sử dụng yếu tố vật chất của quá trình
sản xuất, trình độ nhận thức và vận dụng các nhân tố khách quan,…

1

Huỳnh Lợi (2012). Dự toán ngân sách hoạt động hằng năm. Huỳnh Lợi, Kế toán quản trị. Nhà xuất

bản Phương Đông, TP.Hồ Chí Minh, trang 133-134.


7

Dự toán ngân sách: là một sự tính toán, dự kiến hoạt động của doanh nghiệp
trong sự tác động của hai nhóm nhân tố trên. Dự toán ngân sách không chỉ đề xuất các
công việc cần phải thực hiện mà còn chỉ rõ những ảnh hưởng của các nhân tố khách
quan và chủ quan đến thực hiện công việc đó.
2


Dự toán ngân sách là một hệ thống bao gồm nhiều dự toán như: Dự toán tiêu

thụ, Dự toán sản xuất, Dự toán chi phí nguyên vật liệu trực tiếp, Dự toán chi phí nhân
công trực tiếp, Dự toán chi phí sản xuất chung, Dự toán chi phí bán hàng, Dự toán chi
phí quản lý doanh nghiệp, Dự toán giá vốn hàng bán, Dự toán hàng tồn kho, Dự toán
vốn đầu tư, Dự toán tiền, Dự toán Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh, Dự toán
Bảng cân đối kế toán. Dự toán ngân sách là cơ sở để đánh giá thành quả hoạt động của
từng bộ phận, của mỗi cá nhân phụ trách từng bộ phận, từ đó xác định trách nhiệm của
từng bộ phận nhằm phục vụ tốt cho quá trình tổ chức và hoạch định.
- Sự phối hợp chi tiết và toàn diện : Dự toán ngân sách phải được phối hợp
giữa các chi tiết một cách toàn diện, nghĩa là mọi hoạt động giao dịch của doanh
nghiệp cần phải được xem xét. Ngân sách được lập cho từng đơn vị, phòng ban khác
nhau trong doanh nghiệp phải nghiên cứu, căn cứ vào thực trạng của các bộ phận và
phải lập một cách hài hòa tương đối với nhau. Tổng hợp dự toán ngân sách ở từng bộ
phận sẽ hình thành dự toán ngân sách tổng thể cho toàn bộ hoạt động của doanh
nghiệp.
- Các nguồn lực: Dự toán ngân sách phải chỉ rõ nguồn lực và cách thức huy
động các nguồn lực cho các hoạt động. Nghĩa là phải lập kế hoạch về các nguồn lực,
cách thức sử dụng các nguồn lực như nguồn tài nguyên, nguồn vốn, nguồn nhân lực,
điều kiện môi trường để phục vụ cho các hoạt động của doanh nghiệp. Trong hoạt
động kinh doanh trước đây các nhà kinh tế thường chỉ tập trung khai thác, sử dụng các
2

Phạm Châu Thành, Phạm Xuân Thành (2010). Dự toán ngân sách trong hoạt động sản xuất kinh

doanh. Kế toán quản trị. Nhà xuất bản Phương Đông, TP.Hồ Chí Minh, trang 325.


8


nguồn vật chất, lao động. Ngày nay, khi đề cập đến nguồn lực cần phải chú ý đến
nguồn lực là điều kiện môi trường. Hoạt động của doanh nghiệp được phản ánh qua
các chỉ tiêu doanh thu, chi phí, lợi nhuận,…vì vậy ngân sách phải lường được những
nguồn lực từ vật chất, nhân lực và kể cả chi phí điều kiện môi trường để đảm bảo cho
các hoạt động tạo ra doanh thu tiêu thụ sản phẩm hàng hóa, lao vụ, dịch vụ, đảm bảo
cho chi phí phát sinh tương xứng trong quá trình thực hiện doanh thu đó, đảm bảo cho
mức lợi nhuận cần phải đạt được trong từng thời kỳ.
- Thời hạn xác định trong tương lai: Dự toán ngân sách thường gắn liền với
một thời hạn cụ thể trong tương lai. Nếu không có yếu tố thời gian, dự toán ngân sách
trở thành vô nghĩa. Mỗi một thời điểm, thời kỳ khác nhau, sự tác động của các nhân tố
chủ quan, khách quan, nguồn lực sử dụng đến hoạt động của doanh nghiệp sẽ khác
nhau, nên những phương án, những giải pháp, những dự tính của doanh nghiệp cũng
sẽ khác nhau.
- Hệ thống các chỉ tiêu về số lượng và giá trị: Hệ thống các chỉ tiêu cho thấy
lập dự toán ngân sách phải theo một trình tự và đảm bảo tính logic. Các hoạt động và
giao dịch khác nhau được thể hiện bằng các đơn vị đo lường khác nhau, cụ thể như số
lượng nguyên vật liệu, số lượng sản phẩm sản xuất, số lượng lao động…Bên cạnh sử
dụng các chỉ tiêu về số lượng để đo lường các số tương đối cần gộp chúng vào một kế
hoạch tổng thể, nên phải sử dụng thước đo tiền tệ làm mẫu chung quy đổi các đối
tượng. Như vậy dự toán ngân sách sẽ xác định một cách cụ thể các chỉ tiêu về số
lượng, giá trị.
Dự toán có ý nghĩa hết sức quan trọng trong quản trị doanh nghiệp. Điều này
được thể hiện qua những vấn đề cơ bản sau:
- Dự toán là cơ sở để triển khai hoạt động, giám sát hoạt động, và đánh giá
chất lượng quản lý tại doanh nghiệp trong từng thời kỳ nhất định.
- Dự toán giúp doanh nghiệp phối hợp sử dụng khai thác tốt hơn các nguồn
lực, các hoạt động, các bộ phận để đảm bảo hơn cho mục tiêu của doanh nghiệp.



9

- Dự toán còn là cơ sở giúp doanh nghiệp phát hiện, ngăn ngừa, hạn chế
những rủi ro trong hoạt động.
- Ngoài ra dự toán còn là cơ sở để xây dựng và đánh giá trách nhiệm quản lý
của các nhà quản trị.
2.1.2 Các loại dự toán ngân sách
2.1.2.1 Dự toán ngân sách dài hạn và dự toán ngân sách ngắn hạn
Dự toán ngân sách còn được gọi là dự toán nguồn tài chính. Dự toán ngân sách
được lập dưới các hình thức dự toán ngân sách dài hạn và dự toán ngân sách ngắn hạn.
Dự toán ngân sách dài hạn còn được gọi là dự toán ngân sách vốn (capital
budget) dài hạn, đây là dự toán được lập liên quan đến nguồn tài chính cho đầu tư, mua
sắm tài sản dài hạn, loại tài sản được sử dụng vào hoạt động kinh doanh cho nhiều
năm. Do vậy dự toán này là việc sắp xếp các nguồn lực, chủ yếu là nguồn tài chính để
thu được số lợi nhuận dự kiến trong tương lai nhiều năm. Đặc điểm cơ bản của dự toán
ngân sách dài hạn là lợi nhuận dự kiến lớn, mức độ rủi ro tương đối cao, thời điểm đưa
vốn vào hoạt động, thời gian thu hồi vốn và thời điểm thu được lợi nhuận dự kiến
tương đối dài.
Dự toán ngân sách ngắn hạn còn được gọi là dự toán ngân sách hoạt động
(master budget) đây là dự toán ngân sách được lập cho kỳ kế hoạch là một năm và
được chia ra từng thời kỳ ngắn hơn là từng quý, từng tháng. Dự toán ngân sách ngắn
hạn thường liên quan đến các hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp như mua hàng,
bán hàng, sản xuất, thu, chi… Vì vậy nó cũng chính là dự toán nguồn tài chính hoạt
động hằng năm. Đặc điểm cơ bản của dự toán này là được lập hằng năm trước khi niên
độ kế toán kết thúc để định hướng cho nguồn tài chính cho hoạt động của doanh nghiệp
trong năm kế hoạch tiếp theo.
2.1.2.2 Dự toán ngân sách tĩnh và dự toán ngân sách linh hoạt
Dự toán ngân sách tĩnh là dự toán ngân sách được lập theo một mức độ hoạt
động nhất định. Như vậy dự toán ngân sách tĩnh chỉ thiết lập những dự kiến nguồn lực



10

để đảm bảo cho các giao dịch của doanh nghiệp ở một mức độ hoạt động nhất định
bằng một hệ thống chỉ tiêu số lượng và giá trị nhất định trong một khoảng thời gian.
Dự toán ngân sách tĩnh được lập tương đối giản đơn, tính toán cân đối ít. Tuy nhiên, nó
không cung cấp đủ thông tin để ứng phó với các tình huống khác nhau, nhất là khi
doanh nghiệp có sự điều chỉnh về quy mô, mức độ hoạt động để thích ứng với tình hình
thực tế của thị trường.
Dự toán ngân sách linh hoạt là dự toán ngân sách được lập tương ứng với nhiều
mức độ hoạt động khác nhau. Dự toán linh hoạt được lập theo mối quan hệ với quá
trình hoạt động giúp ta xác định các chi phí tương ứng với các mức độ, phạm vi hoạt
động khác nhau. Thông thường dự toán linh hoạt được lập ở ba mức độ cơ bản là mức
độ hoạt động bình thường, mức độ hoạt động khả quan nhất, mức độ hoạt động bất lợi
nhất. Dự toán ngân sách linh hoạt do lập ở nhiều mức độ hoạt động khác nhau nên đòi
hỏi tính toán cân đối phức tạp và rất nhiều nhưng lại giúp nhà quản trị có nhiều thông
tin hơn để ứng phó với các tình huống sản xuất kinh doanh khác nhau.
2.2 Các mô hình lập dự toán3
Việc lập dự toán dựa trên cơ sở mô hình thông tin như sau:
2.2.1 Mô hình 1 – Mô hình thông tin 1 xuống
Theo mô hình này, các chỉ tiêu dự toán được định ra từ ban quản lý cấp cao
nhất của doanh nghiệp và truyền đạt cho các cấp quản lý trung gian, trên cơ sở đó cấp
quản lý trung gian truyền đạt cho các đơn vị cấp cơ sở.
Lập dự toán theo mô hình này mang tính chất áp đặt từ ban quản lý cấp trên
xuống, đòi hỏi cấp quản lý cấp cao phải có một tầm nhìn tổng quát, toàn diện và chi tiết
về mọi mặt hoạt động của đơn vị. Điều này chỉ có thể thực hiện được đối với những
đơn vị có quy mô nhỏ, có ít sự phân cấp về quản lý hoặc được sử dụng trong trường
3

Huỳnh Lợi (2012). Dự toán ngân sách hoạt động hằng năm. Huỳnh Lợi, Kế toán quản trị. Nhà xuất


bản Phương Đông, TP.Hồ Chí Minh, trang 136-138.


11

hợp đặc biệt mang tính chất tình thế, nhất thời mà phải tuân theo sự chỉ đạo của cấp
quản lý cao hơn.
QUẢN LÝ CẤP
CAO NHẤT

QUẢN LÝ CẤP
TRUNG GIAN

QUẢN LÝ
CẤP CƠ SỞ

QUẢN LÝ CẤP
TRUNG GIAN

QUẢN LÝ
CẤP CƠ SỞ

QUẢN LÝ
CẤP CƠ SỞ

QUẢN LÝ
CẤP CƠ SỞ

Sơ đồ 2.1: Mô hình thông tin 1 xuống

1

2.2.2 Mô hình 2- Mô hình thông tin 2 xuống 1 lên
Theo mô hình này việc lập dự toán theo trình tự như sau:
- Các chỉ tiêu dự toán được ước tính từ ban quản lý cấp cao nhất của doanh
nghiệp mang tính dự thảo, được phân bổ xuống các đơn vị trung gian. Trên cơ sở đó
cấp trung gian phân bổ cho các đơn vị cấp cơ sở.
- Các bộ phận quản lý cấp cơ sở căn cứ vào các chỉ tiêu dự thảo, căn cứ vào
khả năng, điều kiện của mình để xác định các chỉ tiêu dự toán có thể thực hiện được và
bảo vệ trước bộ phận quản lý cấp cao hơn (bộ phận quản lý cấp trung gian).
- Bộ phận quản lý cấp trung gian, trên cơ sở tổng hợp các chỉ tiêu dự toán từ
các bộ phận cấp cơ sở, kết hợp với một tầm nhìn tổng quát và toàn diện hơn về hoạt
động của các bộ phận cấp cơ sở, để xác định các chỉ tiêu dự toán có thể thực hiện được
ở bộ phận mình và bảo vệ trước bộ phận cấp cao hơn (bộ phận quản lý cấp cao).
- Bộ phận quản lý cấp cao, trên cơ sở tổng hợp các chỉ tiêu dự toán từ các bộ
phận cấp trung gian kết hợp với tầm nhìn tổng quát và toàn diện hơn về toàn bộ hoạt
động của doanh nghiệp, hướng các bộ phận khác nhau đến việc thực hiện các mục tiêu


12

chung, sẽ xét duyệt thông qua các chỉ tiêu dự toán cho các bộ phận trung gian, trên cơ
sở đó bộ phận trung gian xét duyệt thông qua các chỉ tiêu cho các bộ phận cấp cơ sở.
Khi dự toán ở các bộ phận được xét duyệt thông qua sẽ trở thành dự toán
chính thức định hướng cho hoạt động kỳ kế hoạch.
QUẢN LÝ CẤP
CAO NHẤT

QUẢN LÝ CẤP
TRUNG GIAN


QUẢN LÝ
CẤP CƠ SỞ

QUẢN LÝ
CẤP CƠ SỞ

QUẢN LÝ CẤP
TRUNG GIAN

QUẢN LÝ
CẤP CƠ SỞ

QUẢN LÝ
CẤP CƠ SỞ

----------- : bước 1
: bước 2
: bước 3
Sơ đồ 2.2: Mô hình thông tin 2 xuống 1 lên
Lập dự toán theo mô hình này có những thuận lợi là thu hút và tập trung được trí
tuệ, kinh nghiệm của các cấp quản lý khác nhau vào quá trình lập dự toán, vừa kết hợp
tầm nhìn tổng quát và toàn diện của quản lý cấp cao với khả năng cụ thể của cấp quản
lý cấp trung gian và các cấp cơ sở. Chính sự kết hợp trên nên dự toán có tính khả thi
cao. Tuy nhiên, mô hình dự toán này đòi hỏi hao tốn nhiều thời gian, chi phí cho thông
tin dự thảo, phản hồi và xét duyệt thông qua. Đồng thời, nếu tổ chức quá trình lập dự
toán thực hiện không được tốt, sẽ không cung cấp thông tin kịp thời cho kỳ kế hoạch.


13


2.2.3 Mô hình 3 – Mô hình thông tin 1 lên 1 xuống
Theo mô hình này, dự toán được lập từ cấp quản lý cấp thấp đến cấp quản lý cao
nhất. Các bộ phận quản lý cấp cơ sở căn cứ vào khả năng điều kiện của mình để lập các
chỉ tiêu dự toán và được trình lên cấp quản lý cao hơn (bộ phận cấp trung gian). Trên
cơ sở tổng hợp các chỉ tiêu dự toán ở các cấp cơ sở, cấp trung gian tổng hợp các chỉ
tiêu dự toán ở bộ phận mình để trình lên bộ phận quản lý cấp cao. Bộ phận quản lý cấp
cao tổng hợp các chỉ tiêu dự toán các cấp trung gian kết hợp với tầm nhìn tổng quát
toàn diện về toàn bộ hoạt động của tổ chức và hướng các bộ phận đến việc thực hiện
các mục tiêu chung, sẽ xét duyệt thông qua dự toán cho các cấp trung gian. Trên cơ sở
đó cấp trung gian xét duyệt thông qua cho các cấp cơ sở.
QUẢN LÝ CẤP
CAO NHẤT

QUẢN LÝ CẤP
TRUNG GIAN

QUẢN LÝ
CẤP CƠ SỞ

QUẢN LÝ
CẤP CƠ SỞ

QUẢN LÝ CẤP
TRUNG GIAN

QUẢN LÝ
CẤP CƠ SỞ

QUẢN LÝ

CẤP CƠ SỞ

: bước 1
----------- : bước 2
Sơ đồ 2.3: Mô hình thông tin 1 lên 1 xuống
Mô hình dự toán này có thể khắc phục được nhược điểm của mô hình 2. Tuy
nhiên, nó tồn tại nhược điểm là dự toán được lập xuất phát từ các đơn vị cấp cơ sở,
nên họ thường có xu hướng là xác lập các chỉ tiêu dự toán dưới mức khả năng, điều
kiện của mình để dễ dàng hoàn thành chỉ tiêu dự toán, nên có thể không khai thác hết
khả năng tiềm tàng của đơn vị.


14

2.3 Kỳ dự toán; Sổ tay dự toán; Uỷ ban dự toán4
2.3.1 Kỳ dự toán
Dự toán được xây dựng cho những kỳ thời gian cụ thể. Dự toán ngắn hạn lập
cho các kỳ : năm, quý, hay tháng. Dự toán dài hạn lập các kỳ trên 1 năm.
Dự toán lập theo hình thức cuốn chiếu, gọi là dự toán cuốn chiếu, được
thường xuyên cập nhật bằng cách định kỳ thêm vào các kỳ sắp đến và xóa dần các kỳ
vừa hoàn thành. Dự toán cuốn chiếu còn được gọi là dự toán liên tục.
2.3.2 Sổ tay dự toán
Sổ tay dự toán là tập hợp các hướng dẫn về trách nhiệm của cá nhân và các thủ
tục, sổ sách và bảng biểu liên quan với quá trình lập và sử dụng số liệu dự toán.
Một trong các chức năng của dự toán là cải tiến quá trình truyền đạt số liệu
nên sổ tay phải được xây dựng sao cho tất cả mọi người có thể dựa vào đó để có thông
tin và các hướng dẫn về quá trình lập dự toán. Sổ tay dự toán không phải là các bản dự
toán thực tế của kỳ tới mà chỉ có các hướng dẫn về cách thực hiện quá trình dự toán
trong tổ chức.
Sổ tay dự toán do nhân viên kế toán quản trị soạn thảo, thường gồm các nội

dung chính sau:
Nội dung
Chi tiết
Giải thích các mục tiêu - Mục đích của quá trình kiểm soát và dự toán.
cuả quá trình dự toán

- Mục tiêu của những giai đoạn khác nhau của quá trình dự
toán.
- Tầm quan trọng của các bản dự toán trong quá trình lập kế

Cấu trúc tổ chức

hoạch dài hạn và điều hành doanh nghiệp.
- Sơ đồ tổ chức
- Danh sách các nhân viên chịu trách nhiệm về quá trình dự

4

Phạm Văn Dược, Đặng Kim Cương (2010). Chi phí tiêu chuẩn và dự toán sản xuất kinh doanh. Kế

toán quản trị ( Lý thuyết & bài tập). Nhà xuất bản Thống Kê, TP.Hồ Chí Minh, trang 221-222.


15

toán.
Phác thảo các bản dự - Mối quan hệ giữa các bản dự toán chính.
toán chính
Các chi tiết về mặt - Thành viên và phạm vi liên quan của Ủy ban dự toán.
hành chính


- Trình tự soạn thảo các bản dự toán

Các vấn đề về thủ tục

- Thời gian biểu
- Mẫu biểu và hướng dẫn cách ghi biểu
- Mẫu báo cáo
- Hệ thống tài khoản sử dụng
- Ủy viên Ủy ban dự toán chịu trách nhiệm giải đáp thắc mắc
liên quan đến quá trình soạn thảo dự toán.

2.3.3 Ủy ban dự toán
Ủy ban dự toán gồm những người đại diện từ tất cả các bộ phận chức năng của
tổ chức như bộ phận kinh doanh, bộ phận sản xuất, bộ phận marketing,v.v…Ủy ban dự
toán có các chức năng:
- Điều phối quá trình lập dự toán, bao gồm ban hành sổ tay dự toán.
- Xây dựng thời gian biểu cho quá trình xây dựng các bản dự toán chức năng.
- Phân công nhiệm vụ xây dựng các bản dự toán chức năng.
- Cung cấp thông tin hướng dẫn quá trình xây dựng dự toán.
- Chuyển giao các bản dự toán hoàn thành đến các cấp quản lý thích hợp.
- So sánh các kết quả thực tế với dự toán và điều tra biến động.
- Thường xuyên đánh giá quá trình lập kế hoạch và dự toán.
2.4 Quy trình lập dự toán5

5

Phạm Châu Thành, Phạm Xuân Thành (2010). Dự toán ngân sách trong hoạt động sản xuất kinh

doanh. Kế toán quản trị. Nhà xuất bản Phương Đông, TP.Hồ Chí Minh, trang 337-339.



×