Bộ giáo dục và đào tạo
Trờng đại học kinh tế quốc dân
đặng văn dân
Phân tích các nhân tố ảnh hởng
tới cầu đào tạo từ xa ở việt nam
Chuyên ngành: kinh tế học (kinh tế học vi mô)
Mã số: 62.31.03.01
Hà nội, năm 2014
Công trình đợc hoàn thành tại
Trờng đại học Kinh tế Quốc dân
Ngời hớng dẫn khoa học:
1. PGS.ts. Vũ kim dũng
2. pgs.TS. Tô trung thành
Phản biện 1: PGS.TS. Phạm Quý Thọ
Học viện Chính sách và Phát triển
GS.TS.
Đỗ Kim Chung
Phản biện 2: GS.TS. Nguyễn Kim Truy
Viện Đại học Mở Hà Nội
Phản biện 3: PGS.TS. Nguyễn Văn áng
Bộ Giáo dục và Đào tạo
Lun ỏn s c bo v trc Hi ng chm Lun ỏn
cp Trng hp ti:
TRNG I HC KINH T QUC DN
Vo hi 16 h 00 ngy 28 thỏng 04 nm 2014
Có thể tìm hiểu luận án tại
- Th vin Quc gia Vit Nam.
- Thvin Trng i hc Kinh t Quc Dõn.
1
I. GIỚI THIỆU VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU
1. Lý do lựa chọn đề tài
Theo Niên giám Thống kê của Tổng cục Thống kê xuất bản năm 2011,
nước ta tỷ lệ lao động trong độ tuổi đã qua đào tạo là 16,3%.
Trong những năm gần đây, nhiều trường được thành lập, số lượng tăng rất
nhanh nhưng vẫn không đáp ứng đủ nhu cầu được đào tạo. Nếu chỉ dựa vào
phương thức đào tạo truyền thống giới hạn bởi khuôn viên nhà trường và những
lớp học bị khép kín thì khó có thể đáp ứng đầy đủ nhu cầu đó.
Tính đến năm 2012 cả nước ta đã có 21 cơ sở đăng ký đào tạo từ xa, trong
đó 17 cơ sở đã được giao chỉ tiêu năm 2012 là 40 400 học viên, 15 cơ sở đã
tuyển được học viên với quy mô học viên cả nước năm 2012 là 161 047 học
viên. Năm 2009 quy mô học viên theo học là 232 781 học viên, số học viên tốt
nghiệp ra trường đến năm 2009 là 159 947 học viên.
Theo đề án “Phát triển giáo dục từ xa giai đoạn 2005 - 2010” Chính phủ
đã đề ra chỉ tiêu phấn đấu đến năm 2010 có 300.000 học viên, và đến năm 2020
có 500.000 học viên theo học đào tạo từ xa.
Sự phát triển của đào tạo từ xa đã được chi phối bởi triết lý giáo dục rằng, sử
dụng tài liệu dạy và học được tiêu chuẩn hóa và chuẩn bị trước để đạt được lợi ích kinh
tế do quy mô đem lại. Do đó, đào tạo từ xa là việc sử dụng công nghệ đào tạo cho số
đông, về chi phí đầu tư ban đầu tương đối lớn so với loại hình đào tạo trực tiếp, với số
lượng người học hiện nay còn thấp, dẫn đến chi phí đào tạo tính trên đầu người học
còn cao, tính hiệu quả trong đào tạo từ xa còn thấp.
Các công trình nghiên cứu về đào tạo từ xa ở nước ta và các nước trong
khu vực hiện nay khá nhiều và phong phú, nhưng chủ yếu tập trung vào lĩnh vực
nghiên cứu công nghệ đào tạo, trao đổi đúc rút kinh nghiệm đào tạo từ xa. Việc
đánh giá các nhân tố ảnh hưởng đến cầu đào tạo từ xa và lượng hóa được mức độ
ảnh hưởng của từng nhân tố và xây dựng hàm cầu đào tạo từ xa, là việc làm cần
thiết nhằm đưa ra các khuyến nghị phát triển đào tạo từ xa.
2
Đó chính là gợi ý cho việc lựa chọn đề tài nghiên cứu:“Phân tích các
nhân tố ảnh hưởng tới cầu đào tạo từ xa ở Việt Nam”.
2. Mục tiêu nghiên cứu của luận án
+ Đánh giá thực trạng hoạt động đào tạo từ xa của Việt Nam giai đoạn từ
1994 đến nay.
+ Đánh giá các nhân tố ảnh hưởng tới cầu đào tạo từ xa của Việt Nam.
+ Đề xuất các kiến nghị nhằm phát triển hình thức đào tạo từ xa của Việt Nam.
Do vậy đề tài nghiên cứu cần trả lời được câu hỏi: Những nhân tố nào ảnh
hưởng tới cầu đào tạo từ xa tại Việt Nam?
3. Đối tượng, phạm vi nghiên cứu của luận án
Nghiên cứu chủ yếu tập trung vào phân tích các nhân tố ảnh hưởng đến
cầu đào tạo từ xa tại Việt Nam đối với bậc học đại học, từ năm 1994, nước ta
bắt đầu thực hiện đào tạo từ xa cho đến nay.
4. Phương pháp nghiên cứu
Đề tài sử dụng phương pháp ước lượng kinh tế lượng thông qua việc thu
thập số liệu sơ cấp và sử dụng mô hình logistic nhị nguyên. Các hệ số trong
phương trình hồi quy có thể sử dụng ước lượng các hệ số co giãn (tỷ số chênh)
cho từng biến độc lập trong mô hình. Kết hợp với phương pháp hồi quy logistic
nhị nguyên, đề tài còn sử dụng phương pháp duy vật biện chứng, duy vật lịch
sử, so sánh, phân tích.
5. Những đóng góp của luận án
- Về mặt phát triển khoa học, nghiên cứu: (i) Phát hiện và thẩm định các
nhân tố ảnh hưởng tới cầu đào tạo từ xa và lượng hóa mức độ ảnh hưởng của
từng nhân tố, (ii) Xây dựng hàm cầu đào tạo từ xa tại Việt Nam.
- Về mặt thực tiễn: Căn cứ vào các nhân tố tác động tới cầu đào tạo từ xa
và mối quan hệ giữa chúng đã được nghiên cứu, làm cơ sở đưa ra các giải pháp
nhằm hoàn thiện chính sách đối với phát triển đào tạo từ xa, phù hợp với điều
kiện hoàn cảnh thực tiễn của Việt Nam.
3
6. Kết cấu của luận án
Ngoài phần mở đầu, kết luận, danh mục các công trình nghiên cứu của tác
giả, tài liệu tham khảo và phụ lục, luận án bao gồm các chương:
Chương 1: Cơ sở lý luận và tổng quan nghiên cứu.
Chương 2: Thực trạng đào tạo từ xa tại Việt Nam.
Chương 3: Kết quả thực nghiệm ước lượng hàm cầu đào tạo từ xa ở Việt Nam.
Chương 4: Ứng dụng kết quả nghiên cứu trong hoạch định chính sách đào
tạo từ xa ở Việt Nam.
II. NỘI DUNG LUẬN ÁN
CHƯƠNG 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ TỔNG QUAN NGHIÊN CỨU
1.1. Cơ sở lý luận về ước lượng và dự báo cầu đào tạo từ xa
+ Qua quá trình đào tạo từ xa và đặc điểm đào tạo từ xa, luận án nêu khái
niệm: Đào tạo mở và từ xa là một khái niệm xuất phát từ phương pháp đào tạo
từ xa hàm thụ trong thời đại công nghiệp. Các hệ thống đào tạo từ xa vẫn giữ
vai trò đáp ứng nhu cầu xã hội trong thời kỳ hậu công nghiệp và phát triển theo
hướng cho người dân tự hoàn thiện bản thân và đáp ứng nhu cầu cá nhân. Ngoài
ra, sự phát triển công nghệ của kỷ nguyên mới đã làm gia tăng nhu cầu đào tạo
thường xuyên về nghề nghiệp, và sự thay đổi trong định hướng theo hướng giáo
dục thường xuyên đã làm tăng thêm tính mở của khái niệm về học tập suốt đời
cho tất cả mọi người. Tiến bộ của công nghệ thông tin và truyền thông làm tăng
thêm khả năng tương tác của đào tạo từ xa. Tuy nhiên nhiều quốc gia tập trung
vào việc sử dụng các công nghệ tinh vi có thể làm giảm số lượng công chúng
tiếp cận với giáo dục. Việc lựa chọn công nghệ và thiết kế các hệ thống học tập
phù hợp đóng vai trò quan trọng trong việc xác định mức độ cởi mở của hệ
thống đào tạo từ xa. Về lý luận, đào tạo Mở và Từ xa là hệ thống nhằm vượt
qua những khó khăn về khoảng cách, nhất thời hay thường xuyên, yếu tố kinh
tế, hạn chế cá nhân, với lý tưởng mở cơ hội học tập cho tất cả mọi người.
4
+ Luận án khái quát các nhân tố tác động đến cầu đào tạo từ xa, bao gồm: (i)
Tác động của học phí, (ii) Khả năng ứng dụng phương tiện trong đào tạo, (iii) Sự
tin tưởng chất lượng đào tạo của người dân và thị trường lao động, (iv) Tâm lý cá
nhân, (v) Các quan điểm về việc làm, (vi) Các quan điểm về thị trường lao động
trực tiếp ban đầu, (vii) Yếu tố kinh tế đối với người học, (viii) Quan điểm tiêu
dùng, sử dụng dịch vụ đào tạo từ xa, (ix) Các chủ đề liên quan đến học và làm việc
trước đây, (x) Ảnh hưởng bởi những người quan trọng khác đối với định hướng
theo học từ xa của người dân, (xi) Chính sách ưu đãi của nhà nước đối với đào tạo
từ xa, (xii) Áp lực của gia đình và xã hội đối với người dân định hướng theo học từ
xa, (xiii) Thu nhập của người lao động, (xiv) Thị hiếu của người dân đối với đào
tạo từ xa, (xv) Chi phí của các dịch vụ liên quan đến đào tạo từ xa, (xvi) Quy mô
dân số, (xvii) Các kỳ vọng của người dân đối với đào tạo từ xa.
+ Luận án đưa ra trình tự phương pháp nghiên cứu cầu đào tạo từ xa, bao
gồm các bước: (i) Quan sát và đo lường, (ii) Xây dựng mô hình, (iii) Kiểm định
mô hình.
+ Luận án thống kê các phương pháp ước lượng cầu đào tạo từ xa, bao
gồm phương pháp: (i) Ước lượng cầu đào tạo từ xa bằng co giãn đơn giản, (ii)
Ước lượng cầu đào tạo từ xa bằng kinh tế lượng.
1.2. Tổng kết các nghiên cứu liên quan
Sự gia tăng cầu đào tạo vào những năm cuối thế kỷ XX và những năm
đầu của thế kỷ XXI, được nhìn nhận như một hiện tượng. Số người theo học đại
học tăng nhanh ở những nước phát triển và đang phát triển, trong khi đó, hệ
thống giáo dục cũng được mở rộng nhanh chóng nhằm đáp ứng sự gia tăng của
cầu (OECD, 1978a). Một trong những nỗ lực đầu tiên để đánh giá và kiểm tra
các ảnh hưởng chính lên cầu cá nhân với đào tạo đại học đã được hội đồng
Robbins Vương quốc Anh thực hiện. Trong số những ảnh hưởng này, hội đồng
Robbin đánh giá các yếu tố quan trọng ảnh hưởng đến cầu đào tạo bao gồm:
Nền tảng gia đình, triển vọng công việc và kinh tế kết hợp với các cấp độ giáo
dục khác nhau, các thể chế của nhà nước.
5
Các nghiên cứu sau này về các nhân tố ảnh hưởng đến cầu đào tạo nói
chung, coi các nhân tố được chia làm bốn loại chính: Xã hội/ gia đình, tâm lý/cá
nhân, kinh tế/ lựa chọn, cấu trúc/ thể chế (OECD, 1978b).
Trong các nhân tố xã hội đa dạng được coi như ảnh hưởng đến cầu đào
tạo, nhân tố gia đình có thể coi là nhân tố quan trọng nhất. Người ta cho rằng
các gia đình có địa vị xã hội cao tạo được môi trường tốt khích lệ con cái của
mình học tập tốt hơn (OECD, 1978b). Các nghiên cứu về những tác động của
các biến số gia đình lên cầu đào tạo đại học nói chung và đào tạo từ xa nói riêng
tại một số các quốc gia đã lặp đi lặp lại một mối liên quan mật thiết quan trọng
giữa vị thế gia đình và và sự tham gia đào tạo ở các trường đại học đã được
minh chứng với các công trình nghiên cứu của (Guppy và Pendakur, 1989).
Trong khi đó, ở Anh, số lượng học sinh học xong phổ thông trung học đăng ký
vào học tại cá ác phân lớp này được biểu hiện với
giá trị của chúng trong bảng 1.
16
Bảng 1. Các biến số gây ảnh hưởng tới từng yếu tố và hệ số ảnh hưởng
Các nhân tố
Các biến số/Tuyên bố
Hệ số
ảnh
hưởng
Nhân tố 1: Các
chủ đề liên
quan đến học
và làm việc
Sự chuyên môn hóa trong quá trình học, làm việc trước đây
đã ảnh hưởng tới kế hoạch theo học khóa học từ xa của tôi.
0.901
Các môn đã được học và quá trình làm việc trước đây đã ảnh
hưởng tới kế hoạch theo học khóa học từ xa của tôi.
0.901
Học theo phương thức từ xa chủ yếu là tự học với tài liệu in
sẵn có sự hướng dẫn của giảng viên, nên phù hợp với mọi
0.717
trước đây.
đối tượng trong xã hội.
Giảng viên hướng dẫn và giải đáp thắc mắc môn học là rất
Nhân tố 2:
Nhận định của
người dân về
khả năng ứng
dụng Phương
tiện trong đào
tạo từ xa.
0.737
quan trọng và đòi hỏi có chuyên môn cao.
Điểm nổi bật của giáo dục từ xa là có nhiều công cụ hỗ trợ
học tập như: Phát thanh, truyền hình, internet…
0.733
Giáo dục từ xa kiếm tìm cách thức để người dân được học
tập và hưởng lợi từ học tập.
0.787
Với tài liệu và công cụ hỗ trợ học tập, người theo học từ xa
có thể tự học bất cứ lúc nào, và ở bất cứ nơi đâu, nên thuận
0.816
lợi với nhiều người.
Nhân tố 3: Sự
tin tưởng chất
lượng đào tạo
từ xa của
người dân và
thị trường lao
động.
Học liệu chuẩn bị sẵn, người học từ xa có thể tự chủ quá
trình học tập với điều kiện riêng của mình.
0.806
Tôi tin tưởng giáo dục từ xa đạt được những tiêu chí về kiến
thức, kỹ năng do chương trình đào tạo đặt ra đối với người
0.809
học.
Các nhà tuyển dụng lao động tin tưởng giáo dục từ xa.
0.822
Tôi theo học giáo dục từ xa là để trang bị cho bản thân kỹ
năng làm việc hơn là văn bằng.
0.782
17
Nhân tố thứ nhất, Cả hai luận điểm trong nhân tố thứ nhất đều liên quan
đến ảnh hưởng của các môn học, các chương trình đào tạo trước đây của người
lao động, đó là các môn học tại các trường Phổ thông Trung học, Trung cấp
Nghề, Cao đẳng. Đặc biệt là chuyên môn công việc đang làm lên các định
hướng, kế hoạch học tập đào tạo từ xa của người lao động.
Nhân tố thứ hai, Nhận định của người dân về khả năng ứng dụng phương
tiện trong đào tạo từ xa, bao gồm: Khả năng ứng dụng và kết hợp các phương
tiện khác nhau trong cùng một chương trình giảng dạy. Trong đào tạo từ xa năm
thế hệ công nghệ đào tạo từ xa cùng tồn tại, và một chương trình đào tạo từ xa
có tất cả các thành phần sau: (i) Tài liệu học tập bao gồm tài liệu in, tài liệu đa
phương tiện, tài liệu không in ấn (tài liệu điện tử), tài liệu trực tuyến, (ii) Hỗ trợ
học tập bao gồm hỗ trợ trực tiếp, điện thoại, fax, trực tuyến, phát thanh và truyền
hình, (iii) Đánh giá học viên, bao gồm giám sát và tự đánh giá, trực tiếp và từ xa.
Nhân tố thứ ba, Thể hiện quan điểm của người trả lời phiếu câu hỏi về sự
tin tưởng chất lượng đào tạo từ xa hiện nay và góc nhìn của người lao động đối
với các tổ chức tuyển dụng lao động trên thị trường.
3.2.2.3. Kết quả phân tích phương sai nhiều nhân tố
Để xác định rõ hơn mức cầu đào tạo từ xa ảnh hưởng bởi các nhân tố, cần
thực hiện phân tích phương sai đối với các nhân tố. Như vậy, Bảng 2 cho ta
thấy rằng nhân tố thứ nhất: Các chủ đề liên quan đến học và làm việc trước đây
(F1) có ảnh hưởng tới khả năng theo học đào tạo từ xa (Xác suất ý nghĩa của
nhân tố là 0,001). Tương tự, nhân tố thứ hai: Nhận định của người dân về khả
năng ứng dụng phương tiện trong đào tạo từ xa (F2) có ảnh hưởng đến khả năng
theo học đào tạo từ xa (Xác suất ý nghĩa của nhân tố là 0,03). Nhân tố thứ ba: Sự
tin tưởng chất lượng đào tạo từ xa của người dân và thị trường lao động (F3) ảnh
hưởng đến khả năng theo học đào tạo từ xa (Xác suất ý nghĩa của nhân tố là
0,009). Các nhân tố còn lại đều có xác suất ý nghĩa lớn hơn 0,05 được loại bỏ.
18
Bảng 2. Hệ số hồi quy chuẩn, sai số chuẩn và các biến độc lập
thống kê Wald.
Nhân tố
Các chủ đề liên quan đến việc
làm (F1)
Phương tiện trong giáo dục từ
xa (F2)
Chất lượng giáo dục từ xa (F3)
Constant
B
S.E.
Wald
df Sig. Exp (B)
- .289 .087
11.113
1 .001
.749
- .261 .087
9.105
1 .003
.770
.225 .087
6.782
-1.407 .090 246.848
1 .009
1 .000
1.253
.245
3.2.2.4. Kết quả phân tích hồi quy logistics
Các định hướng đào tạo như một chức năng của các nhân tố được tạo ra
và các đặc điểm cơ sở của học viên. Ba biến số đã nói ở trên rút ra từ việc phân
tích nhân tố và kết quả kiểm định nhân tố, được dùng như các biến độc lập
trong mô hình hồi quy logistic với định hướng đào tạo từ xa của người dân là
biến phụ thuộc nhị phân, thể hiện ý định của người trả lời bảng hỏi. Mục đích
của việc phân tích là nhằm nhận dạng các nhân tố và các đặc điểm có ảnh
hưởng quan trọng lên định hướng đào tạo từ xa. Ba biến độc lập được đưa vào
mô hình hồi quy này có một ảnh hưởng quan trọng lên biến phụ thuộc nhị phân,
các biến số còn lại có ảnh hưởng không lớn lên biến phụ thuộc nhị phân được
loại bỏ. Hệ số mô hình hồi quy binary logistics nên được hiểu là sự thay đổi
trong độ co giãn logarit của biến phụ thuộc nhị phân trong mối liên hệ với một
đơn vị tăng lên của biến độc lập.
Theo những phát hiện này, nếu căn cứ vào“Các chủ đề liên quan đến học
và làm việc trước đây” của người dân khuyến khích người dân học từ xa, tăng
lên một đơn vị thì log [p/(1-p)] giảm đi 0,289, trong đó p là xác suất tham gia
đào tạo từ xa. Hàm ý, định hướng theo học từ xa của người dân phụ thuộc vào
thị trường lao động hiện tại, thay vì nền tảng kiến thức đã được học và làm việc
trước đây của người lao động. Cho nên đào tạo từ xa cần căn cứ vào nhu cầu thị
trường lao động hiện tại làm căn cứ thiết kế được các chương trình đào tạo phù hợp
với nhu cầu của người học, theo phương thức đào tạo từ xa.
19
Qua kết quả tổng hợp và phân tích các luận điểm được trả lời của người
được phỏng vấn với các phương án lựa chọn khác nhau, nghiên cứu nhận thấy:
(i) Khả năng cung cấp phương tiện đào tạo từ xa tại nước ta đối với người học
đào tạo từ xa tự học kết hợp với với giảng viên giải đáp thắc mắc môn học là
tương đối hạn chế cũng như chưa thật sự đầy đủ và đa dạng, đáp ứng với nhu
cầu khác nhau của người học, (ii) Khả năng tự học của người dân theo học loại
hình đào tạo từ xa chưa thực sự tự giác vượt qua mọi khó khăn trong học tập.
Vì vậy, việc người học từ xa chủ yếu tự học là chính, với sự hỗ trợ của học liệu
và công cụ học tập như hiện nay tại nước ta, việc học bất cứ lúc nào và bất cứ
nơi đâu của người học là gặp nhiều khó khăn và hạn chế khả năng tự học. Về lý
luận, đào tạo từ xa là hệ thống nhằm vượt qua những khó khăn về khoảng cách,
nhất thời hay thường xuyên, yếu tố kinh tế, hạn chế cá nhân, với lý tưởng mở
cơ hội học tập cho tất cả mọi người bằng việc lựa chọn công nghệ và thiết kế
các hệ thống học tập phù hợp đóng vai trò quan trọng trong việc xác định mức
độ cởi mở của hệ thống đào tạo từ xa. Sự phát triển phương tiện đào tạo từ xa
qua năm thế hệ được thể hiện trong bảng hỏi, kết quả phân tích hồi quy cho biết
hệ số co giãn của nhân tố 2 “Nhận định của người dân về khả năng cung cấp
phương tiện trong đào tạo từ xa” tại nước ta còn là một khoảng cách lớn giữa
thực tế đào tạo và lý luận đào tạo từ xa là: Sử dụng tiến bộ của công nghệ thông
tin và truyền thông làm tăng thêm khả năng tương tác của đào tạo từ xa.
Khoảng cách này tăng một đơn vị thì log [p/(1-p)] giảm đi 0.261, trong đó p là
xác suất tham gia đào tạo từ xa, hàm ý, để khắc phục được khó khăn của người
học, các cơ sở đào tạo phải tăng cường ứng dụng phương tiện trong đào tạo.
Qua bảng tổng hợp số liệu bảng hỏi các luận điểm thuộc nhân tố 3 và kết
quả phân tích logarit cho biết nhân tố “Sự tin tưởng chất lượng đào tạo từ xa của
người dân và thị trường lao động” tăng một đơn vị thì log [p/(1-p)] tăng 0,225,
trong đó p là xác suất tham gia đào tạo từ xa. Hàm ý chất lượng đào tạo từ xa
được đảm bảo, người dân sẽ tin tưởng theo học từ xa. Chất lượng đào tạo nói
chung, chất lượng đào tạo từ xa nói riêng là mối quan tâm hàng đầu của người dân
cũng như các nhà tuyển dụng lao động.
20
Dựa trên các phát hiện và kết quả phân tích, ước lượng xác suất số lượng
người dân Việt Nam theo đuổi loại hình đào tạo từ xa được tính bằng:
1/(1+e-z) với: z = (- 1.407) + (-0.289)F1 + (- 0.261)F2 + (0.225)F3.
Trong đó
F1: Các chủ đề liên quan đến học và làm việc trước đây.
F2: Nhận định của người dân về khả năng ứng dụng phương
tiện trong đào tạo từ xa.
F3: Sự tin tưởng chất lượng đào tạo từ xa của người dân và thị
trường lao động.
Kiểm tra kết quả hồi quy, nghiên cứu nhận thấy, hầu hết các hệ số đều có
dấu hiệu phù hợp và đáng tin cậy về mặt thống kê. Theo đó, việc sử dụng mô
hình thu được kết quả dự đoán chính xác các nhân tố ảnh hưởng tới định hướng
học từ xa của người dân trong số 2533 người tham gia trả lời phiếu điều tra.
3.3. Liên hệ kết quả nghiên cứu với các nghiên cứu trước đây
3.3.1. Đối với các chủ đề liên quan đến học và việc làm trước đây
Người dân Việt Nam có động lực tìm đến và hướng đến đào tạo từ xa với
nhu cầu được đào tạo nghề nghiệp thực tiễn trong thực tế cũng như sự kỳ vọng
của người học sau khi kết thúc khóa học sẽ tạo dựng được những nghề nghiệp
mới, công việc mới có mức thu nhập ổn định hơn là được đào tạo với những
nghề nghiệp hay những công việc làm hiện tại. Kết quả nghiên cứu cho biết nếu
đào tạo từ xa tại nước ta căn cứ vào “Các chủ đề liên quan đến học và làm việc
trước đây” của người lao động để khuyến khích và hướng người dân theo học
đào tạo từ xa, tăng lên một đơn vị thì cầu đào tạo từ xa giảm đi một lượng là
0,289, hàm ý các nhà quản lý giáo dục cần khuyến khích, động viên thúc đẩy và
tạo điều kiện người dân tiếp cận với đào tạo từ xa như đưa ra những chương
trình đào tạo, nghề nghiệp, chuyên ngành, chuyên môn phù hợp với nhu cầu thị
trường lao động hiện tại, không nhất thiết những chuyên môn, những nghề
nghiệp, những chuyên ngành người lao động đã được học, và đang làm, hơn thế
nữa cần hướng cho người học đang đi làm đến những ngành, nghề xã hội đang
cần. Kết quả nghiên cứu này phù hợp với kết quả nghiên cứu của Meyer (1970).
21
3.3.2. Đối với khả năng ứng dụng phương tiện đào tạo từ xa
Trong đào tạo từ xa các phương tiện nhằm khắc phục khó khăn của học viên về
thời gian, vị trí địa lý, về cường độ học tập, và sự cần thiết phải có quan hệ tương
tác hiệu quả với giáo viên tương đối quan trọng được thể hiện trong kết quả điều
tra thăm dò, đào tạo từ xa tại nước ta “Nhận định của người dân về khả năng ứng
dụng phương tiện trong đào tạo từ xa” hiện nay là rất thấp trước yêu cầu đòi hỏi
của người học theo phương thức đào tạo từ xa, hàm ý nếu khả năng cung cấp
phương tiện đào tạo từ xa như hiện nay thì lượng cầu đào tạo từ xa giảm đi 0,261
đơn vị. Điều này thể hiện sự khác biệt và tầm quan trọng của phương tiện đào tạo
từ xa trước đòi hỏi của người học trong khi có sự giãn cách giữa thày và trò trong
quá trình học tập so với đào tạo truyền thống thày và trò có thể trao đổi trên lớp
học. Điều này cũng tương đồng với nghiên cứu của Sewart (1984).
3.3.3. Sự tin tưởng chất lượng đào tạo từ xa của người dân và thị trường lao động
Một điểm khác nữa, nhu cầu của các nhà tuyển dụng về chất lượng giáo
dục ngày càng cao, việc đảm bảo chất lượng đã trở thành mối quan tâm lớn của
các nhà quản lý giáo dục, nhà hoạch định chính sách, các giáo viên, và đã trở
thành vấn đề cơ bản trong quy hoạch và quản lý giáo dục từ xa (Belawati &
Zuhairi, 2007). Kết quả khảo sát thăm dò và phân tích, kiểm định cho biết định
hướng theo học theo phương thức đào tạo từ xa của người dân phụ thuộc nhiều
vào chất lượng đào tạo từ xa. “Sự tin tưởng chất lượng đào tạo từ xa của người
dân và thị trường lao động” được đảm bảo và tăng lên một đơn vị thì cầu đào
tạo từ xa tăng lên 0,225 đơn vị, hàm ý các cơ sở đào tạo từ xa cần đảm bảo mức
độ chất lượng dự kiến đạt được trong đào tạo và sự tin tưởng của người dân và
thị trường lao động, nhằm khích lệ động viên người dân tin tưởng hướng đến
đào tạo từ xa. Vì nhu cầu của các nhà tuyển dụng về chất lượng giáo dục ngày
càng cao, việc đảm bảo chất lượng đã trở thành mối quan tâm lớn của các nhà
quản lý giáo dục, nhà hoạch định chính sách, các giáo viên, và đã trở thành vấn đề
cơ bản trong quy hoạch và quản lý giáo dục từ xa (Belawati & Zuhairi, 2007).
22
CHƯƠNG 4: ỨNG DỤNG KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU
TRONG HOẠCH ĐỊNH CHÍNH SÁCH ĐÀO TẠO TỪ XA Ở VIỆT NAM
4.1. Định hướng phát triển đào tạo từ xa của Đảng và Nhà nước
Luận án đưa ra các định hướng phát triển đào tạo từ xa của Đảng và nhà
nước, bao gồm: (i) Các quan điểm chỉ đạo của Đảng và Nhà nước về đào tạo từ
xa, (ii) Các nhiệm vụ chủ yếu phát triển đào tạo từ xa và, (iii) Các giải pháp phát
triển đào tạo từ xa.
4.2. Khuyến nghị chính sách
4.2.1. Đa dạng hóa các ngành, nghề đào tạo phù hợp với thị trường lao động
Hệ thống đào tạo từ xa cần chuyển từ "đào tạo những gì mình có" sang
"đào tạo những gì xã hội cần" nhằm thu hẹp khoảng cách giữa cầu đào tạo từ xa
và cầu lao động trên thị trường lao động, bởi vì cầu đào tạo từ xa là một bộ
phận của cầu đào tạo nói chung, tuy nhiên cầu đào tạo từ xa hiện nay chiếm một
tỷ lệ tương đối nhỏ đối với cầu đào tạo nói chung, nhưng tiềm năng cầu đào từ
xa hiện nay còn khá lớn, số người trưởng thành đã tham gia thị trường lao động
nhưng chưa có cơ hội được đào tạo và đào tạo lại.
Hệ thống đào tạo từ xa cần triển khai đồng bộ các giải pháp về chương
trình đào tạo, đội ngũ giảng viên, cơ sở vật chất, trang thiết bị dạy học, giáo
trình. Hình thành cơ quan chuyên trách về đào tạo từ xa theo nhu cầu xã hội
nhằm kết nối và theo dõi các hoạt động của học viên sau tốt nghiệp, thông tin
về thị trường việc làm cho học viên. Các cơ quan này sẽ là cầu nối các nhà
tuyển dụng lao động gặp gỡ, hỗ trợ học viên, gắn kết giữa các hoạt động của
nhà trường với các nhà tuyển dụng lao động. Mặt khác, các nhà tuyển dụng lao
động và hệ thống đào tạo từ xa trong cả nước cần tăng cường hợp tác trong đào
tạo, nghiên cứu thông qua việc ký kết các hợp đồng, thỏa thuận hợp tác.
4.2.2. Tăng cường ứng dụng phương tiện trong đào tạo từ xa
Như vậy để tăng cường ứng dụng phương tiện đào tạo từ xa ở nước ta cần
tính đến tính tiếp cận và lựa chọn phương tiện đào tạo từ xa, làm cho các học
viên đào tạo từ xa cảm thấy rằng, học tập dựa trên công nghệ thông tin, truyền
23
thông tạo cho người học những quyền lợi đáng kể và tiết kiệm được thời gian,
giúp người học đạt hiệu quả hơn, hiểu được nội dung bài học và tìm kiếm thông
tin một cách thuận lợi, làm cho quá trình học tập thú vị. Tuy nhiên tỷ lệ cao dân
cư Việt Nam sống dưới mức nghèo, không đủ khả năng chi trả cho việc mua
các công cụ, máy móc để học tập dựa trên Công nghệ Thông tin và Truyền
thông. Thực tiễn chính sách giáo dục hiện tại và quá khứ của Việt Nam đã thừa
nhận giá trị của giáo dục trong phát triển xã hội và đã thực hiện miễm học phí
cho giáo dục Tiểu học. Tuy nhiên đào tạo đại học còn hữu hạn do thiếu các
nguồn lực cần thiết để phục vụ cho tất cả mọi người. Môi trường giáo dục khu
vực Châu Á đang dần thay đổi, phương pháp dạy học truyền thống lấy giảng
viên làm trung tâm đang nhường chỗ cho môi trường người học làm trung tâm
do Công nghệ Thông tin, Truyền thông được tích hợp vào hệ thống, kỹ năng sử
dụng công nghệ thông tin, truyền thông được cung cấp cho cả người học và
người dạy. Việc truy cập là thách thức trước mắt, nhưng ở Việt Nam văn hóa sử
dụng Công nghệ Thông tin cho việc học tập đang phát triển trong cả nước và
cần thúc đẩy một cách có hệ thống. Nhận thức của người dân Việt Nam và lợi
ích của Công nghệ Thông tin, Truyền thông và phương pháp đào tạo từ xa cần
phải được nâng lên, khuyến khích đầu tư cho ngày mai bằng nguồn truy cập
Giáo dục và Đào tạo thuận lợi và với giá cả phải chăng cả ở nhà và các công sở
làm việc, học tập. Đối với những người thiếu các nguồn lực của riêng mình thì
có thể truy cập được ở các điểm dịch vụ gần nhà. Như vậy Nhà nước cần xây
dựng cơ sở hạ tầng, đào tạo giáo viên, nội dung và phát triển cho tất cả 54 dân
tộc anh em và cộng đồng xã hội trên cơ sở bình đẳng. Điều này có thể đạt được
thông qua việc ứng dụng các phương pháp dựa trên công nghệ thông tin, truyền
thông thích hợp cho các nhóm đối tượng người học khác nhau.
4.2.3. Tăng cường đảm bảo chất lượng đào tạo từ xa
Hệ thống đào tạo từ xa trong cả nước cần đưa ra quy trình đảm bảo chất
lượng, quy trình đó bao gồm: Kế hoạch chiến lược, tầm nhìn và sứ mạng, hệ
thống cơ chế để thực hiện. Hệ thống đảm bảo chất lượng được áp dụng bao
24
gồm: (i) Ban đảm bảo chất lượng, dưới sự chỉ đạo trực tiếp của lãnh đạo các cơ
sở đào tạo từ xa. Ban đảm bảo chất lượng có trách nhiệm lập ra khuôn khổ của
hệ thống đảm bảo chất lượng của cơ sở đào tạo từ xa, (ii) Xác định và lựa chọn
các hoạt động đảm bảo chất lượng: Để thể hiện tính thống nhất cao và sự phối
hợp giữa các cơ sở đào tạo từ xa thuộc hệ thống đào tạo từ xa trong cả nước,
(iii) Áp dụng hệ thống đảm bảo chất lượng trong điều kiện thực tiễn với điều
kiện cơ sở vật chất tại các cơ sở đào tạo từ xa trong cả nước, (vi) Phổ biến chủ
trương và chính sách đảm bảo chất lượng cho toàn thể giáo viên, cán bộ nhân
viên của cơ sở đào tạo từ xa. Hoạt động này được thiết kế, phổ biến chính sách
và có được khuyến nghị để cải tiến, (v) Chuyển biến từ chính sách đảm bảo
chất lượng thành công cụ tự đánh giá. Làm cho tất cả các giáo viên, cán bộ công
nhân viên thuộc hệ thống đào tạo từ xa hiểu những góc nhìn khác nhau về chất
lượng trong cơ sở đào tạo của mình, (vi) Xây dựng cuốn sổ tay đảm bảo chất
lượng công việc để hỗ trợ cải tiến liên tục trong hệ thống đào tạo từ xa, hệ
thống đào tạo từ xa trong cả nước cần xây dựng văn bản về cơ chế, quy trình,
biên tập thành cuốn sổ tay. Những thiết kế như là các tiêu chuẩn tham khảo, liệt
kê các hệ thống, thủ tục, các hoạt động của cơ sở đào tạo từ xa và hướng dẫn
giáo viên, cán bộ nhân viên trong các hoạt động hàng ngày. Cuốn sổ tay hướng
dẫn mô tả tiến trình công việc, tiêu chuẩn hoạt động, dự kiến kết quả, nguồn lực
và kỹ năng cần thiết cho mỗi công việc, (vii) Thành lập trung tâm đảm bảo chất
lượng, quản lý sự phức tạp và tổng thể triển khai thực hiện đảm bảo chất lượng,
(viii) Xây dựng phong trào toàn thể các cơ sở đào tạo từ xa nâng cao nhận thức
và triển khai thực hiện đảm bảo chất lượng, (ix) Liên tục đánh giá việc triển
khai thực hiện đảm bảo chất lượng. Việc triển khai thực hiện đảm bảo chất
lượng có hiệu quả đòi hỏi sự thay đổi đáng kể trong suy nghĩ và văn hóa công
sở của mọi người. Đảm bảo chất lượng đòi hỏi tất cả mọi người trong hệ thống
đào tạo từ xa đề cao, tôn trọng và áp dụng các biện pháp chất lượng. Thách thức
đối với lãnh đạo trong hệ thống đào tạo từ xa là việc quản lý các sáng kiến, thay
đổi và đảm bảo rằng văn hóa chất lượng được mọi người thực hiện hàng ngày.
DANH MôC C¸C C¤NG TR×NH NGHI£N CøU
1. Đặng Văn Dân (2008), “Đào tạo từ xa-cơ hội để nâng cao trình độ học
vấn cho nhiều người”, Tạp chí Kinh tế & Phát triển, số 129, Hà Nội.
2. Đặng Văn Dân (2008), “Đào tạo từ xa góp phần tạo nguồn nhân lực
về quản lý kinh tế-Tài chính cho ngành nông nghiệp trong hội nhập quốc
tế”, Tạp chí Rừng và Đời sống, số 10, Hà Nội.
3. Đặng Văn Dân (2008), “Đào tạo từ xa-con đường học tập suốt đời”,
Tạp chí Giáo dục, số 188 (Kỳ II), Hà Nội.
4. Đặng Văn Dân (2008), “Công tác “Hướng dẫn và giải đáp thắc mắc
môn học” đối với loại hình đào tạo từ xa”, Tạp chí Giáo dục, số 208 (Kỳ
II), Hà Nội, (Đồng tác giả).
5. Đặng Văn Dân (2012), “Lịch sử ứng dụng phương tiện trong giáo dục
từ xa của các nước khu vưc và thế giới –Liên hệ thực tiễn tại Việt Nam”,
Tạp chí Kinh tế & Phát triển, số 176 (II), Hà Nội, (Đồng tác giả).
6. Đặng Văn Dân (2012), “Tính tiêp cận và lựa chọn phương tiện giáo
dục từ xa tại các nước Nam Á và khu vực: Liên hệ thực tiễn tại Việt
Nam”, Tạp chí Kinh tế & Phát triển, số 177 (II), Hà Nội, (Đồng tác giả).
7. Đặng Văn Dân (2012), “Các nhân tố ảnh hưởng đến cầu giáo dục từ
xa”, Tạp chí Kinh tế & Phát triển, số đặc biệt tháng 9. 2012, Hà Nội,
(Đồng tác giả).
8. Đặng Văn Dân (2012), “Factors influence Demand of Distance
Learning in Vietnam”, Proceedings: Southeast Asian Open and Distance
Learning In the 21st Century, 9. 2012, Đà Nẵng.
9. Đặng Văn Dân (2013), “Phân tích các nhân tố ảnh hưởng đến cầu đào
tạo từ xa tại Việt Nam”, Hội thảo Khoa học Quốc gia Đào tạo và ứng
dụng toán học trong kinh tế -Xã hội, 5. 2013, Hà Nội.