Tải bản đầy đủ (.doc) (74 trang)

Nghiên cứu ảnh hưởng của thuốc trừ sâu tới một số đặc điểm sinh học của bọ nhảy (Phyllotreta striolata Fab. ) hại rau họ hoa thập tự vụ Xuân Hè, năm 2017 tại Giang Biên, Hà Nội.

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (836.81 KB, 74 trang )

LỜI CẢM ƠN
Để hoàn thành đề tài tốt nghiệp ngoài sự cố gắng của bản thân tôi đã nhận
được rất nhiều sự quan tâm giúp đỡ nhiệt tình của thầy cô, bạn bè và người thân.
Trước tiên, tôi xin được bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc tới thầy giáo ThS.
Nguyễn Đức Khánh – Bộ môn Côn trùng – Khoa Nông học – Học Viện Nông
Nghiệp Việt Nam đã tận tình hướng dẫn, giúp đỡ tôi trong quá trình thực hiện đề
tài và hoàn thành bài khóa luận này.
Tôi xin chân thành cảm ơn những ý kiến đóng góp quí báu, sự giúp đỡ tận
tình của các thầy cô bộ môn Côn trùng trong quá trình xây dựng thực hiện và
hoàn thành bản luận văn này.
Tôi xin được gửi lời chân thành cảm ơn tới các thầy cô giáo trong Khoa
Nông học – Học Viện Nông nghiệp Việt Nam..
Bên cạnh đó tôi xin gửi lời cảm ơn chân thành tới tất cả người thân, bạn
bè và những người luôn bên cạnh động viên giúp đỡ tôi trong quá trình học tập
và thực hiện bài khóa luận tốt nghiệp này.
Hà Nội, ngày 31 tháng 7 năm 2017
Người thực hiện

Nguyễn Hương Giang

i


LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan!
Bản báo cáo khóa luận tốt nghiệp này được hoàn thành bằng sự nhận thức
chính xác của bản thân.
Số liệu và kết quả nghiên cứu trong bài báo cáo khóa luận này chưa từng
được sử dụng và công bố trong bất kỳ công trình nghiên cứu nào khác.
Mọi sự giúp đỡ cho việc thực hiện báo cáo này đã được cám ơn và các
thông tin trích dẫn đều được chỉ rõ nguồn gốc.


Người thực hiện

Nguyễn Hương Giang

ii


MỤC LỤC
PHẦN 1: MỞ ĐẦU...............................................................................................1
1.1.Đặt vấn đề....................................................................................................1
1.2. Mục đích và yêu cầu...................................................................................3
PHẦN 2: TỔNG QUAN TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU TRONG VÀ...................4
NGOÀI NƯỚC......................................................................................................4
2.1. Tình hình nghiên cứu ngoài nước...............................................................4
2.2. Tình hình nghiên cứu trong nước.............................................................10
PHẦN 3: NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU............................20
3.1. Đối tượng và vật liệu nghiên cứu:............................................................20
3.2. Địa điểm và thời gian nghiên cứu.............................................................21
3.3. Nội dung nghiên cứu................................................................................21
3.4. Phương pháp nghiên cứu..........................................................................21
PHẦN 4. KẾT QUẢ VÀ THẢO LUẬN.............................................................28
4.1. Thành phần sâu hại và thiên địch trên một số giống rau họ hoa thập tự tại
Giang Biên, Hà Nội vụ Xuân Hè năm 2017....................................................28
4.2. Diễn biến mật độ trưởng thành bọ nhảy Phyllotreta striolata trên một số
giống rau họ hoa thập tự vụ Xuân Hè 2017 tại Giang Biên, Long Biên, Hà
Nội...................................................................................................................30
Hình 1: Diễn biến mật độ trưởng thành bọ nhảy P .striolata trên một số giống
cải vụ Xuân Hè năm 2017 tại Giang Biên, Hà Nội.........................................31
4.3. Một số đặc điểm sinh học của bọ nhảy Phyllotreta striolata....................35
4.4. Ảnh hưởng của thuốc bvtv tới một số đặc điểm sinh học của bọ nhảy

Phyllotreta striolata..........................................................................................38
4.5. Hiệu lực của một số thuốc BVTV trong phòng trừ bọ nhảy Phyllotreta
striolata trong phòng thí nghiệm......................................................................47
PHẦN 5. KẾT LUẬN VÀ ĐỀ NGHỊ.................................................................50
5.1. Kết luận....................................................................................................50
5.2. Đề nghị.....................................................................................................51
PHẦN 6. TÀI LIỆU THAM KHẢO...................................................................52
PHỤ LỤC............................................................................................................54

iii


iv


DANH MỤC BẢNG
Bảng 4.1. Thành phần sâu hại và thiên địch trên một số giống rau họ hoa thập
tự tại Giang Biên, Hà Nội vụ Xuân Hè năm 2017......Error: Reference
source not found
Bảng 4.2. Diễn biến mật độ trưởng thành bọ nhảy Phyllotreta striolata trên một
số giống rau họ hoa thập tự vụ Xuân Hè 2017 tại Giang Biên, Long
Biên, Hà Nội...................................Error: Reference source not found
Bảng 4.3. Thời gian các pha phát dục của bọ nhảy P.striolata...Error: Reference
source not found
Bảng 4.4 . Khả năng sinh sản của bọ nhảy (Phyllotreta Striolata )..............Error:
Reference source not found
Bảng 4.5 . Tỷ lệ đực:cái; tỷ lệ trứng nở và tỷ lệ vũ hóa của bọ nhảy Phyllotreta
striolata...........................................Error: Reference source not found
Bảng 4.6. Ảnh hưởng của thuốc Dupont prevathon 5SC (hoạt chất
Chlorantraniliprole) đến thời gian các pha phát dục của bọ nhảy

P.striolata........................................Error: Reference source not found
Bảng 4.7. Ảnh hưởng của thuốc Oshin 20WP (hoạt chất Dinotefuran) đến thời
gian các pha phát dục của bọ nhảy P.striolata Error: Reference source
not found
Bảng 4.8. Ảnh hưởng của thuốc Elsin 10EC (hoạt chất Nitenpyram) đến thời
gian các pha phát dục của bọ nhảy P.striolata Error: Reference source
not found
Bảng 4.9. Ảnh hưởng của thuốc bvtv tới khả năng sinh sản của trưởng thành bọ
nhảy P. striolata..............................Error: Reference source not found
Bảng 4.10. Ảnh hưởng của thuốc BVTV đến tỷ lệ đực:cái của trưởng thành bọ
nhảy P. Striolata..............................Error: Reference source not found

v


Bảng 4.11. Ảnh hưởng của thuốc BVTV đến tỷ lệ trứng nở của trưởng thành bọ
nhảy P. Striolata..............................Error: Reference source not found
Bảng 4.12. Hiệu lực trừ bọ nhảy P. striolata của 3 loại thuốc BVTV trong phòng
thí nghiệm.......................................Error: Reference source not found
Bảng 4.13. Hiệu lực trừ bọ nhảy P. striolata bằng phương xử lý hạt giống..Error:
Reference source not found
DANH MỤC HÌNH ẢNH
Hình 1. Diễn biến mật độ trưởng thành bọ nhảy P .striolata trên một số giống
cải vụ Xuân Hè năm 2017 tại Giang Biên, Hà Nội.......Error: Reference
source not found
Hình 2. Triệu chứng gây hại của bọ nhảy trên một số giống rau thuộc rau họ
hoa thập tự tại Giang Biên, Hà Nội.. .Error: Reference source not found
Hình 3 . Nhịp điệu đẻ trứng của trưởng thành bọ nhảy P. striolata.............Error:
Reference source not found
Hình 4. Ảnh hưởng của thuốc bvtv tới khả năng sinh sản của trưởng thành bọ

nhảy P. striolata.................................Error: Reference source not found
Hình 5. Ảnh hưởng của thuốc BVTV đến nhịp điệu đẻ trứng của trưởng thành
bọ nhảy P. striolata............................Error: Reference source not found
Hình 6. Hiệu lực trừ bọ nhảy P. striolata của 3 loại thuốc BVTV trong phòng
thí nghiệm..........................................Error: Reference source not found
Hình 7. Hiệu lực trừ bọ nhảy P. striolata bằng phương xử lý hạt giống............Error:
Reference source not found

vi


DANH MỤC CÁC KÝ HIỆU, CHỮ CÁI VIẾT TẮT
CT
NL
NXB
STT
GĐST
NĐT
MĐPB

Công thức
Nhắc lại
Nhà xuất bản
Số thứ tự
Giai đoạn sinh trưởng
Ngày điều tra
Mức độ phổ biến

BVTV


Bảo vệ thực vật

Pp

Phương pháp

vii


PHẦN 1: MỞ ĐẦU
1.1.

Đặt vấn đề
Các loại rau thuộc họ hoa thập tự như: bắp cải, xu hào, súp lơ, các loại rau

cải ăn lá... là các loại rau xanh rất phổ biến và được sử dụng rộng rãi trong đời
sống hàng ngày bởi chúng dễ ăn, giá rẻ và giàu dinh dưỡng. Diện tích trồng rau
họ hoa thập tự ngày càng mở rộng, sản lượng rau ngày càng tăng nhằm phục vụ
tốt nhất cho nhu cầu tiêu thụ của người dân cũng như tăng thu nhập cho người
sản xuất. Việt Nam là nước thuần nông, với khí hậu nhiệt đới ẩm, thuận lợi cho
việc phát triển nông nghiệp, đặc biệt là sản xuất rau, củ, quả, trong đó, các loại
rau thuộc họ hoa thập tự được trồng rất phổ biến bởi sự đa dạng chủng loại, dễ
trồng và nhanh cho thu hoạch. Sự gia tăng quy mô và diện tích trồng rau họ hoa
thập tự cùng với diễn biến ngày càng phức tạp của dịch hại đã đặt ra bài toán
khó trong khâu quản lý dịch hại và phát triển sản xuất theo hướng an toàn.
Các loại rau thuộc họ hoa thập tự thường mọng nước, giàu dinh dưỡng, là
đối tượng lý tưởng cho sự tấn công của các loài sâu hại. Số lượng cũng như diễn
biến gây hại của các loại sâu hại trên rau họ hoa thập tự cũng rất phức tạp. Theo
nghiên cứu của Lê Thị Kim Oanh (2002), trong các năm từ 1995-2000, đã có sự
thay đổi về thành phần và mức độ gây hại của sâu hại rau họ hoa thập tự tại Vân

Nội ( Đông Anh ), Văn Đức (Gia Lâm), Tiền Phong (Mê Linh) và Song Phương
(Hoài Đức). Giai đoạn 1995-1997, chỉ có 20 loài sâu hại trong đó có 1 loài gây
hại nặng là sâu tơ ( P. xylostella ) , còn giai đoạn 1998-2002, có 28 loài sâu hại,
trong đó có 3 loài gây hại nặng là sâu tơ ( P. xylostella ), bọ nhảy ( P. striolata)
và rệp muội ( B. brassicae ). Theo Nguyễn Văn Đĩnh (2004), số lượng sâu hại
trên rau họ hoa thập tự được trồng trong điều kiện nhà có mái che tại Gia Lâm
và Thanh Trì là từ 8-12 loài, trong đó cải ngọt ( B. brassicae L. ) và cải canh (B.
Brassicae H.F ) có số loài sâu hại nhiều nhất với 12 loài, trong đó, gây hại chính
là sâu tơ và bọ nhảy. Theo Nguyễn Thị Nhung và cộng sự (2006), các loại sâu
hại chính trên rau họ hoa thập tự vụ Đông Xuân tại Võ Cường, Bắc Ninh gồm
1


có: bọ nhảy ( P. striolata ), sâu khoang (S. litura ), sâu tơ ( P. xylostella ), rệp
muội ( B. brassicae ), sâu keo da láng ( S. exigua ) và bọ phấn.
Bọ nhảy Phyllotreta striolata Fab. là loài gây hại chủ yếu trên rau họ hoa
thập tự, thường gặp rất nhiều ở các vùng chuyên canh rau ở nhiều nước trên thế
giới và các vùng trồng rau ở Việt Nam. Chúng được đánh giá là loài gây hại
nghiêm trọng, làm ảnh hưởng rõ rệt đến năng suất và phẩm chất cây trồng. Việc
phòng chống bọ nhảy hiện nay vẫn đang gặp nhiều khó khăn do đặc điểm pha
sâu non sống và gây hại dưới mặt đất, pha trưởng thành có khả năng di chuyển
nhanh và linh hoạt,… Hiện nay, việc phòng trừ sâu hại rau họ hoa thập tự nói
chung và bọ nhảy nói riêng vẫn chủ yếu sử dụng phương pháp hóa học là chính.
Theo kết quả nghiên cứu của Lê Thị Kim Oanh (2002), giai đoạn từ năm 19982000, có 32 loại thuốc đã được sử dụng trong đó có 8 nhóm thuốc trừ sâu chính,
bao gồm cả thuốc cấm và thuốc không có trong danh mục được phép sử dụng.
Nông dân thường có xu hướng tập trung vào 1 loại thuốc có hiệu quả cao, và khi
thuốc đã giảm hiệu lực thì sẽ chuyển sang loại thuốc khác. Giai đoạn 1998-1999,
nhóm thuốc lân hữu cơ được sử dụng phổ biến nhất, đặc biệt Methamedophos –
một loại thuốc có độ độc cao và thời gian cách ly dài. Kết quả điều tra của Trần
Duy Quý và Nguyễn Văn Sơn cho biết, ở các điểm chuyên canh rau tại Hà Nội,

Vĩnh Phúc, biện pháp chính để trừ sâu hại rau họ hoa thập tự là phun thuốc trừ
sâu. Nông dân phun định kì từ 5-7 ngày/lần, cá biệt 3-5 ngày/lần. Kết quả điều
tra cũng cho thấy, liều lượng thuốc dùng cũng thường gấp 1,5-3 lần, thậm chí 34 lần so với liều khuyến cáo, gây tồn dư hóa chất độc hại trong môi trường và
rau, ảnh hưởng lớn tới cuộc sống và sức khỏe con người.
Những năm gần đây, việc sản xuất nông nghiệp theo hướng an toàn, bền
vững đang nhận được sự quan tâm lớn. Theo Trần Duy Quý, ở Việt Nam, các
loại thuốc sinh học đã và đang được sử dụng ngày càng rộng rãi trong phòng trừ
sâu hại như: nhóm kháng sinh Abamectin, nhóm Bt, thuốc có nguồn gốc sinh
học… Ngoài ra, các quy trình quản lý dịch hại tổng hợp IPM trên rau thập tự
2


cũng đã và đang được tập trung đầu tư và phát triển, giúp phòng trừ các loại sâu
hại trên rau thập tự được hiệu quả và an toàn cho môi sinh môi trường.
Phường Giang Biên, quận Long Biên, Hà Nội có trên 178 ha đất nông
nghiệp, trong đó có 98 ha ở ngoài bãi sông. Với vị trí gần trung tâm thành phố
Hà Nội và nằm gần trục đường nối với các tỉnh thành khác như: Hưng Yên, Hải
Dương, Bắc Ninh… cùng với đó là điều kiện khí hậu, đất đai thuận lợi, phường
Giang Biên có nhiều điều kiện thuận lợi để phát triển ngành sản xuất nông
nghiệp, đặc biệt là sản xuất rau, củ, quả. Trong đó, các loại rau thuộc họ hoa
thập tự như: cải bắp, xu hào, các loại rau cải.. chiếm một phần lớn trong cơ cấu
sản xuất nông nghiệp của vùng.
Để cung cấp thêm dẫn liệu khoa học về ảnh hưởng của biện pháp hóa học
lên bọ nhảy và góp phần bổ sung kiến thức BVTV trong sản xuất rau đáp ứng
nhu cầu sản lượng, chất lượng cũng như yêu cầu an toàn thực phẩm, với sự
hướng dẫn của Thạc sĩ Nguyễn Đức Khánh, chúng tôi thực hiện đề tài: “Nghiên
cứu ảnh hưởng của thuốc trừ sâu tới một số đặc điểm sinh học của bọ nhảy
(Phyllotreta striolata Fab. ) hại rau họ hoa thập tự vụ Xuân Hè, năm 2017
tại Giang Biên, Sài Đồng, Hà Nội.”
1.2. Mục đích và yêu cầu

1.2.1. Mục đích
Đánh giá hiệu lực và ảnh hưởng của một số thuốc BVTV tới bọ nhảy, trên
cơ sở đó cung cấp cơ sở thực tế áp dụng biện pháp quản lý bọ nhảy sọc cong
một các hiệu quả, tiết kiệm và an toàn cho nông sản và môi trường.
1.2.2. Yêu cầu
• Điều tra, xác định thành phần dịch hại, thiên địch trên một số giống rau
cải tại phường Giang Biên, quận Long Biên, Hà Nội
• Đánh giá ảnh hưởng của một số hóa chất BVTV tới các đặc điểm sinh học
của bọ nhảy P. striolata
• Đánh giá hiệu lực của một số hóa chất BVTV đối với bọ nhảy P. striolata
3


PHẦN 2: TỔNG QUAN TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU TRONG VÀ
NGOÀI NƯỚC
2.1. Tình hình nghiên cứu ngoài nước
2.1.1. Phân loại
Tổ chức C.A.B.I (1999) đã xác định vị trí phân loại của P. striolata như sau:
Vị trí phân loại:
- Giới (Kingdom): Animalia
- Ngành (Phylum): Arthropoda
- Lớp (Class): Insecta
- Bộ (Order): Coleoptera
- Họ (Family): Chrysomelidae
- Họ phụ (Sub family): Aticinae
- Giống (Genus): Phyllotreta
2.1.2. Đặc điểm sinh vật học, sinh thái học của bọ nhảy P. striolata F.
Theo nghiên cứu của Janet J Knodel và Denise L. Olson (2002) về đặc
điểm sinh học và quản lý tổng hợp bọ nhảy trên cải dầu, kích thước của trưởng
thành bọ nhảy P. striolata nhỏ, chiều dài 2-3mm, hình bầu dục, cánh màu đen

với hai dải màu vàng bao phủ trên cánh, chân sau phát triển, di chuyển linh hoạt
khi bị khuấy động. Trứng màu vàng, hình ovan, dài khoảng 0,38-0,46mm, rộng
khoảng 0,18-0,25mm, được đẻ rải rác từng quả hoặc thành cụm 3-4 quả cạnh rễ
cây kí chủ. Sâu non nhỏ, dài khoảng 3mm, màu trắng ngà, mảnh. Nhộng có kích
thước tương tự trưởng thành, màu trắng thuộc loại nhộng màng. Cũng theo Janet
J Knodel và Denise L. Olson, bọ nhảy trưởng thành qua đông và xuất hiện trở lại
khi nhiệt độ ấm lên vào mùa xuân, chúng ăn cải dầu và cây dại như mù tạt dại
sau đó tiếp tục di chuyển đến ăn các cây cải dầu mới. Tùy thuộc vào điều kiện
nhiệt độ mà có thể mất khoảng 3 tuần để trưởng thành rời khỏi khu vực qua
đông. Điều kiện ấm, khô và ổn định là lý tưởng cho bọ nhảy di chuyển và gây
hại. Ngược lại, điều kiện lạnh, mưa và gió làm giảm khả năng bay của bọ nhảy.
4


Chi-Feng Lee et al. (2011) cho biết bọ nhảy P. striolata là loài sâu hại
trên rau quan trọng ở miền nam Đài Loan, có kích thước dài 2,4-2,7mm, rộng
1,1-1,4mm. Cánh cứng, cong, khum ôm phần bụng, trên mỗi cánh có một sọc
vàng nâu. Râu đầu của trưởng thành cái ngắn và mảnh hơn trưởng thành đực.
Theo nghiên cứu của Zhang và cộng sự (2000) [70], tại Quảng Đông Trung Quốc, trong một năm, bọ nhảy có thể có 7 thế hệ. Quần thể bọ nhảy bắt
đầu tăng cao từ đầu tháng 4 đến cuối tháng 5, sau đó giảm dần và đạt đỉnh cao
lần thứ hai vào giữa tháng 9 với mật độ cao gấp 2.4 - 2.5 lần đỉnh cao số lượng
của chúng ở tháng 4-5. Số lượng quần thể bọ nhảy có tương quan chặt chẽ với
lượng mưa và nhiệt độ. Bọ nhảy thích gây hại cải xanh và cải củ hơn là cải xoăn
và cải trắng.
Theo nghiên cứu của Chen và cộng sự (1991), ở Đài Loan bọ nhảy
Phyllotreta striolata xuất hiện quanh năm với mật độ cao nhất là vào mùa khô.
Nhiệt độ thích hợp nhất cho bọ nhảy phát triển là từ 20 o C- 28o C. Sự gia tăng
mật độ quần thể bọ nhảy bị ảnh hưởng bởi mưa lớn hoặc mưa kéo dài và nhiệt
độ cao. Quan sát hai thế hệ bọ nhảy hại trên một vụ cải củ cho thấy mật độ quần
thể ở thế hệ thứ hai cao hơn nhiều so với thế hệ thứ nhất, do vậy cây cải củ ở

thời kỳ đầu của vụ sau thường bị hại nặng. Còn trong điều kiện phòng thí
nghiệm, bọ nhảy có thể có 11 thế hệ kế tiếp nhau trong 1 năm. Cũng theo nghiên
cứu này, một số đặc tính sinh học của loài bọ nhảy bọ nhảy sọc cong vỏ lạc
Phyllotreta striolata được nuôi bằng bắp cải và củ cải Đài Loan, Trung Quốc,
trong điều kiện 25oC và độ ẩm 75 - 85% cho thấy thời gian phát triển của trứng
khoảng 4 - 6 ngày, ấu trùng là 24 - 36 ngày, nhộng là 5 - 6 ngày và tiền trưởng
thành là 6 - 14 ngày. Vòng đời kéo dài từ 29 - 52 ngày. Trong điều kiện nghiên
cứu 30 oC và độ ẩm 75 - 85% thì thời gian phát triển của vòng đời: 33 - 67 ngày,
trứng: 5 - 7 ngày, sâu non: 14 - 21 ngày, nhộng: 7 - 10 ngày, tiền trưởng thành: 7 29 ngày. Trưởng thành có thể sống từ 20 - 70 ngày và mỗi cá thể cái có thể đẻ từ
25 - 200 quả, trứng được đẻ dưới đất, sâu khoảng 2 - 3 cm gần gốc cây ký chủ.
5


Zhang và cộng sự (2000) nghiên cứu ảnh hưởng của các loại cây kí chủ
khác nhau đến quần thể bọ cánh cứng hại rau thập tự đã chỉ ra rằng: ở nhiệt độ
25o C- 28o C, bọ nhảy nuôi bằng các loại rau họ hoa thập tự khác nhau (cải xanh,
bắp cải, súp lơ) cho thấy tỉ lệ sống của sâu non, nhộng, tuổi thọ và độ mắn đẻ
của trưởng thành có sự khác nhau.
Ở Louisiana, Mỹ có ít nhất 2 thế hệ bọ nhảy trong năm. Thời gian từ khi
con cái trưởng thành đến khi đẻ trứng chỉ khoảng 8 – 12 ngày. Bọ nhảy bay nhảy
rất linh hoạt nhưng chúng di cư rất ít ngoại trừ để kiếm nguồn thức ăn mới (theo
Eddy, 1938).
Theo Chen et al. (1990), thời gian phát dục của sâu non và trưởng thành
bọ nhảy P. striolata lần lượt là 14 ngày và 5-6 ngày, không có sự khác biệt
giwuax các loại cải. Tuy nhiên, tuổi thọ của trưởng thành lại có sự khác biệt khi
chúng sử dụng các loại cải khác nhau làm thức ăn, cụ thể, ở điều kiện khoảng 25
°C, tuổi thọ của trưởng thành khi ăn cải gồng (B. chinensis) là 33 ngày, trên su
hào (B. oleracea) là 23 ngày, trên cải xanh (B. juncea ) là 16,4 ngày…
Nghiên cứu của Burgess (1981) đã chỉ ra rằng, ở Canada bọ nhảy trưởng
thành qua đông gây ra thiệt hại lớn nhất đối với cây cải ăn lá vào mùa xuân. Sự di

chuyển của trưởng thành bằng phương thức bay, nhảy đã làm lây nhiễm từ cây này
sang cây khác, từ ruộng này sang ruộng khác một cách nhanh chóng. Hoạt động ăn
mạnh nhất của bọ nhảy trưởng thành là khi gặp điều kiện thuận lợi: nắng ấm và
hanh khô.
2.1.3. Tác hại của bọ nhảy P. striolata F.
Theo Ishita Ahuja, Jens Rohloff và Atle Magnar Bones ( 2010) , bọ nhảy
P. striolata là một trong những loài sâu hại quan trọng với hoa thập tự ở Bắc Mỹ
và có nguồn gốc từ khu vực Á-Âu.
Ở Mỹ, bọ nhảy cũng là loài sâu hại phổ biến trên các vùng trồng cải. Ở
New York ghi nhận 4 loài bọ nhảy cùng gây hại trên cây trồng phổ biến là các
loài Phyllotreta crusifers, Phyllotreta striolata, Epitrix cucumerix, Phyllotreta
6


ramose. Ở bang Califonia thấy xuất hiện 4 loài Phyllotreta ramosa, Phyllotreta
striolata, Phyllotreta pusilla, và Systena blanda. Miền Nam nước Mỹ bọ nhảy
phổ biến là loài Epitrix fuscula crotch. Phạm vi ký chủ hẹp chỉ giới hạn trên cây
cà, khoai tây và dâu tây (dẫn theo Vũ Thị Hiển, 2002)
Theo nghiên cứu của Lee Stiver (2001), mỗi năm thu nhập từ sản xuất và
chế biến rau thuộc họ hoa thập tự ở NewYork ước tính đạt khoảng trên 62 triệu
USD. Đây là nguồn thu nhập cao trong sản xuất nông nghiệp, chỉ đứng sau
ngành sản xuất và chế biến khoai tây. Tuy nhiên sự gây hại lớn từ bọ nhảy đã
gây nhiều thiệt hại lớn cho nông dân, làm giảm năng suất, chất lượng rau, thậm
chí có thể làm mất 100 % năng suất. Ngoài ra, bọ nhảy còn là môi giới truyền
bệnh cho cây trồng
Ở Manitoba - Canada, súp lơ vụ sớm có tỷ lệ chết cao do sự phá hại mạnh
của bọ nhảy. Trồng cây con quá nhỏ cũng làm cho bọ nhảy trưởng thành gây hại
nặng hơn so với trồng cây con khi đã có đủ từ 6 đến 8 lá (Soroka và Pritchard,
1987).
Kết quả nghiên cứu của Chen và cộng sự (1990) cho thấy Phyllotreta

striolata là loài côn trùng gây hại nghiêm trọng cải bao, cải củ và cải xanh ngọt
ở Đài loan, bắp cải ở Trung Quốc. Giai đoạn trứng, sâu non và nhộng đều nằm
trong đất và gây hại trong đất. Sau khi vũ hóa, bọ nhảy trưởng thành hoạt động
trên mặt đất và gây hại trên lá, làm giảm năng suất, chất lượng rau.
Nghiên cứu của YiYing Zhao et al. (2008) cho biết, bọ nhảy là một trong
những loài sâu hại quan trọng nhất trên cây rau họ hoa thập tự trên toàn thế giới.
Chúng gây hại trên các loại cây thuộc họ hoa thập tự như cải bắp (Brassica
oleracea ), su hào (B. oleracea), cải xanh (B. juncea) …
Theo Janet J Knodel và Denise L. Olson (2002), bọ nhảy cũng là loài sâu
hại quan trọng trên cây cải dầu, một loại cây trồng lấy dầu được trồng phổ biến
ở khu vực miền bắc Great Plains của Mỹ và Canada. Thiệt hại lớn nhất do bọ
nhảy gây ra là vào mùa xuân, giai đoạn 2 tuần đầu sau gieo. Bọ nhảy ăn khuyết
7


lá, tạo nên những lỗ hổng cho lá, trong khi đó, sâu non gây hại dưới rễ cây, tấn
công vào đỉnh sinh trưởng của rễ, làm giảm sinh trưởng, cây còi cọc và chết.
Trong điều kiện nóng, khô, quần thể bọ nhảy có thể gia tăng nhanh chóng, gây
ảnh hưởng nghiêm trọng cho nông dân.
Theo Soroka et al.(2011), bọ nhảy trưởng thành gây hại tạo ra những lỗ
hổng trên lá. Các loại cây họ thập tự dễ bị ảnh hưởng bởi bọ nhảy nhất là vào
giai đoạn lá mầm và đầu giai đoạn lá thật. đối với giai đoạn 4 lá thật trở lên thì
ảnh hưởng của bọ nhảy là ít hơn. Ước tính tại Mỹ, bọ nhảy đã làm thiệt hại mỗi
năm khoảng 300 triệu đô và giảm 10% sản lượng. Ở Canada trồng suplơ vụ sớm
làm cho tỷ lệ cây bị chết do bọ nhảy gây ra rất cao. Trồng cây con quá nhỏ cũng
làm cho bọ nhảy trưởng thành gây hại nặng hơn so với trồng cây con khi đã có
đủ từ 6 - 8 lá.
Theo Eddy (1938) thì ở Louiisana và Texas Gulf Mỹ, Phyllotreta striollata
Fab. được coi là loài côn trùng gây hại nghiêm trọng cho rau họ hoa thập tự nhất
là cây cải xanh ngọt, cải đắng giai đoạn cây giống trong vườn ươm. Ngoài đồng

ruộng, cây rau thường bị hại ở bộ lá làm giảm năng suất, giảm giá trị thương
phẩm của rau nên làm giảm hiệu quả kinh tế của người sản xuất.
2.1.4. Biện pháp phòng trừ
Theo nghiên cứu của Janet J. Knodel and Denise L. Olson (2002), các loài
thiên địch của bọ nhảy bao gồm ấu trùng Chrysopa carnea, loài Geocoris
bullatus, Collops vittatus… Tuy nhiên, các loài thiên địch này lại không đủ để
khống chế số lượng bọ nhảy gia tăng vào mùa xuân. Các loại ong ký sinh như
Microitta vittate được biết đến là loài thiên địch tấn công bọ nhảy nhưng tỷ lệ ký
sinh lại rất thấp. Nghiên cứu này cũng đưa ra biện pháp phòng trừ bọ nhảy gây
hại trên cây cải dầu bằng cách điều chỉnh thời vụ trồng. Cụ thể, cải dầu được
trồng từ đầu tháng 4 đến giữa tháng 5 thì sẽ giảm được nguy cơ gặp hạn hán và
nắng nóng và chất lượng hạt tốt hơn cải dầu trồng vào cuối tháng 5 đến đầu

8


tháng 6. Mặt khác, trồng cây sớm cũng giúp cây phát triển sớm hơn do đó có
khả năng tránh được tác động của bọ nhảy.
Eddy (1938) cho rằng việc dọn sạch những tàn dư sau thu hoạch cũng góp
phần ngăn chặn sự phát triển trở lại của bọ nhảy trên đồng ruộng. Vun xới đúng
thời điểm, đúng kĩ thuật cũng là một trong những biện pháp làm giảm số lượng sâu
non bọ nhảy trên đồng ruộng, lại không gây ô nhiễm môi trường sống.
Theo Palaniswamy (1992) bọ nhảy Phyllotreta sp. có tính lựa chọn cây kí
chủ rất cao. Dựa vào đặc tính này để luân canh cây trồng, sử dụng loài Brassica
oleracea làm bẫy cây trồng phòng bọ nhảy rất có hiệu quả.
Theo Tanja Bohinc et al (2013) nghiên cứu về biện pháp bẫy cây trồng
trong việc làm giảm ảnh hưởng của Phyllotreta spp. tới các loại cây họ hoa thập
tự, bằng việc đánh giá các loại bẫy cây trồng khác nhau, tác giả cho thấy chỉ số
thiệt hại trung bình của cả 3 loại cây của bẫy cây trồng thì cao hơn đáng kể so
với cây trồng chính. Các loại cây trồng khác nhau dùng để làm bẫy cây trồng sẽ

có sự nhạy cảm khác nhau khi bị tấn công bởi sâu hại ( cụ thể là các loại cánh
cứng hại trên rau thập tự), do đó không thể đưa ra một loại cây đơn lẻ nào để
làm bẫy cây trồng trong suốt quá trình phát triển của cây. Tác giả đã chỉ ra biện
pháp sử dụng một hệ thống bao gồm nhiều cây trồng khác nhau, qua đó mỗi cây
khác nhau sẽ thu hút sâu hại ở mỗi giai đoạn phát triển khác nhau của cây trồng.
Ví dụ, tập hợp các loại cây như cúc vạn thọ, cải bắp, cải dầu và cây hướng
dương đã được áp dụng thành công trong việc làm bẫy cây trồng, giảm thiểu ảnh
hưởng của bọ cánh cứng gây hại trên súp lơ ở Phần Lan năm 1989. Cũng theo
kết quả nghiên cứu của Tanja, việc đồng thời sử dụng củ cải, cải dầu và mù tạt
trắng như một tổ hợp bẫy cây trồng cũng có khả năng điều khiển được bọ cánh
cứng hại trên bắp cải.
Theo nghiên cứu của Andersen et al. (2006), một số loại thuốc trừ sâu như
Pyrethrin, Azidirachtin đã không có hiệu quả trong phòng trừ bọ nhảy hại trên
các loại rau thập tự. Trong khi đó, Thiamethoxam, Neonicotinoid chưa được
9


khuyến cáo dùng cho cây thuộc họ thập tự nhưng thử nghiệm thì lại có tác dụng
bảo vệ cải dầu non từ bọ nhảy.
Theo Ruth Harad (2001), sử dụng thuốc hóa học vẫn là biện pháp phòng
trừ bọ nhảy nhanh chóng và có hiệu lực cao nhất. Các loại thuốc sử dụng để
phòng trừ bọ nhảy ở mỗi vùng, mỗi nước là rất khác nhau tùy theo điều kiện môi
trường, tập quán canh tác của vùng.
Theo Lee Stiver (2001), các loại thuốc trừ sâu thường được sử dụng để
phòng trừ bọ nhảy hại rau thập tự ở New York là: Thiodan, Sevin, Disyston.
Hiệu lực phòng trừ bọ nhảy cao nhất là Thiomethoxam, với tên thương phẩm là
Adage do công ty Novartis sản xuất. Một số loại thuốc như Bacillus
thuringiensis, Methomyl, Cypermethrin, Carbaryl, Spinasad mới được nghiên
cứu sử dụng trong phòng trừ bọ nhảy với mục đích làm giảm nguy cơ gây ô
nhiễm môi trường.

Nghiên cứu của Khanobporn Tangtrakulwanich et al (2014) về xây dựng
ngưỡng phòng trừ bọ cánh cứng hại trên cây cải dầu tại Motana, Mỹ đã xác định
ngưỡng gây hại kinh tế do bọ cánh cứng gây ra trên cây cải dầu là 20% diện tích
lá bị tấn công, qua đó, có thể giúp nông dân xác định đúng thời điểm phun thuốc
phòng trừ và có biện pháp kiểm soát hợp lý, không chỉ tiết kiệm tiền mà còn làm
giảm khả năng kháng thuốc có thể xảy ra ở sâu hại.
2.2. Tình hình nghiên cứu trong nước
Đánh giá thành phần và mức độ gây hại rau của các loài côn trùng sống trong
đất tại Từ Liêm, Đông Anh và Gia Lâm Hà Nội năm 2007, Trần Đình Chiến và cộng
sự cũng đã ghi nhận loài bọ nhảy P. striolata là loài gây hại phổ biến ở đây và giai
đoạn gây hại nguy hiểm là ở pha sâu non gây hại rễ cây rau họ hoa thập tự.
Nguyễn Văn Đĩnh, Ngô Thị Xuyên và Nguyễn Thị Kim Oanh (2004)
trong nghiên cứu về tình hình sản xuất và thành phần sâu bệnh hại cà chua ở
Đông Anh, Hà Nội cùng ghi nhận loại bọ nhảy P. striolata cũng là loại hại trên
cây cà chua ở Đông Anh.
10


Kết quả nghiên cứu về sự gây hại của các loài bọ nhảy tại Đông Anh trên
rau họ hoa thập tự của Hồ Thị Xuân Hương (2004) chỉ xác định thấy loài bọ
nhảy P. striolata F. gây hại trên rau họa hoa thập tự, chưa phát hiện thấy loài nào
khác. Phổ ký chủ của P. striolata F. tương đối hẹp, chúng gây hại chủ yếu trên
rau họ hoa thập tự, trong đó có mức độ phổ biến cao trên cây cải xanh, cải ngọt
và cải đông dư. Ngoài ra còn phát hiện ký chủ phụ của P. striolata Fabr. là cây
cải dại.
Theo Nguyễn Hồng Anh và Nguyễn Thị Kim Oanh (2011), loài bọ nhảy
P. striolata là loài gây hại chủ yếu trên các loại rau họ hoa thập tự, thường gặp
rất nhiều ở các vùng chuyên canh rau ở vùng Hà Nội và phụ cận. Chúng được
đánh giá là loài gây hại nghiêm trọng, làm ảnh hưởng rõ rệt đến năng suất và
phẩm chất cây trồng. Việc phòng chống bọ nhảy hiện nay vẫn đang gặp nhiều

khó khăn do đặc điểm của chúng: pha sâu non thường gây hại dưới mặt đất, khó
diệt trừ; pha trưởng thành có khả năng di chuyển nhanh.
Theo Trịnh Lê Minh Thu (2012) sự phân bố sâu non bọ nhảy trong đất
chủ yếu tập trung ở tầng đất 0 – 5cm, tầng đất 5 – 10 cm cũng có xuất hiện sâu
non bọ nhảy nhưng chủ yếu xuất hiện ở giai đoạn sau 25 NST trở đi. Có nhiều
nguyên nhân làm cho mật độ sâu non chủ yếu tập trung ở lớp đất 0 – 5 cm so với
mật độ sâu non ở tầng đất 5 – 10 cm, một trong những nguyên nhân đó là do ở
tầng đất thứ nhất tức từ 0 – 5 cm là nơi tập trung nhiều nguồn thức ăn như bộ
phận thân ngầm dưới mặt đất, rễ chính và các rễ phụ có kích thước to, dinh
dưỡng tốt hơn so với ở tầng đất thứ hai từ 5 – 10 cm nơi chỉ tập trung các rễ
nhánh có kích thước nhỏ, không phù hợp cho sâu non đục tấn công.
Theo Nguyễn Đức Khiêm (2005), trưởng thành bọ nhảy có kích thước cơ
thể dài 1,8-2,4mm, hình bầu dục, toàn thân màu đen và lấp lánh ánh kim. Râu
đầu đốt 1 dài và to, đốt 5 dài nhất và thường gấp 2 lần đốt 4, đốt 6 ngắn và nhỏ
nhất. mặt lưng đốt ngực trước và trên cánh cứng có các chấm xếp thành hàng
dọc. Mỗi cánh ở giữa có vân thẳng màu vàng, mỗi phía cạnh ngoài của vân lõm
11


vào, phía trong của vân thẳng. Chân sau đốt đùi phình to. Phân biệt giwuax con
đực và cái chủ yếu dựa vào phần râu. Trứng bọ nhảy dài 0,3mm, hình trứng,
màu vàng nhạt. sâu non dạng ít chân, đẫy sức dài 4mm, hình ống tròn, phần cuối
nhỏ, đầu nâu nhạt, lưng và bụng vàng nhạt, mảnh lưng đốt ngực trước nâu nhạt,
và các đốt ngực, bụng thường có lông cứng màu đen. Đốt cuối bụng hình bầu
dục, ở mặt bụng có 1 mấu lồi. Nhộng hình bầu dục, dài khoảng 2mm, màu sữa.
Phần đầu ẩn ở phía dưới đốt ngực trước, mầm cánh và mầm chân sau dài đến hết
đốt bụng 5. Phần lưng bụng và ngực có một vài phần lông cứng màu nâu, đốt
cuối cùng có 2 gai lồi màu nâu.
Nghiên cứu của Hồ Thị Xuân Hương (2004) về đặc điểm sinh học của bọ
nhảy P. striolata cho thấy: Ở điều kiện 25°C, vòng đời của bọ nhảy trung bình là

46,5 ±1,53 ngày, trong đó thời gian phát dục của trứng trung bình là 5,53 ± 0,54
ngày, thời gian phát dục của sâu non trung bình là 22,5 ± 0,67 ngày, thời gian
phát dục của nhộng trung bình là 5,87 ± 0,46 ngày, thời gian phát dục của giai
đoạn tiền đẻ trứng trung bình là 12,6 ± 1,00 ngày. Tuổi thọ của trưởng thành cái
trung bình là 64,3 ± 7,11 ngày, tuổi thọ của trưởng thành đực trung bình là 36,43
± 5,49 ngày. Ở điều kiện 27,3°C, vòng đời của bọ nhảy trung bình là 33,4 ±3,35
ngày, trong đó thời gian phát dục của trứng trung bình là 4,9 ± 0,2 ngày, thời
gian phát dục của sâu non trung bình là 12,1 ± 0,62 ngày, thời gian phát dục của
nhộng trung bình là 5,37 ± 0,33 ngày, thời gian phát dục của giai đoạn tiền đẻ
trứng trung bình là 11,13 ± 0,66 ngày. Tuổi thọ của trưởng thành cái trung bình
là 67,4 ± 6,16 ngày, tuổi thọ của trưởng thành đực trung bình là 41,67 ± 7,46
ngày. Ở 30°C, vòng đời của bọ nhảy trung bình là 38,4 ±1,23 ngày, trong đó thời
gian phát dục của trứng trung bình là 4,53 ± 0,42 ngày, thời gian phát dục của
sâu non trung bình là 17,53 ± 0,64 ngày, thời gian phát dục của nhộng trung bình
là 4,93 ± 0,28 ngày, thời gian phát dục của giai đoạn tiền đẻ trứng trung bình là
11,4 ± 0,74 ngày. Tuổi thọ của trưởng thành cái trung bình là 64,07 ± 6,41 ngày,
tuổi thọ của trưởng thành đực trung bình là 45,33 ± 5,18 ngày. Kết quả nghiên
12


cứu khả năng sinh sản của bọ nhảy cho thấy: Ở điều kiện 25°C, tổng số trứng đẻ
của 01 cặp trưởng thành là 185,93 ± 75,97 quả. Tổng thời gian đẻ trứng trung
bình 14,60 ± 5,11 ngày. Số trứng đẻ trung bình trong 1ngày của một con cái là
12,7 ± 1,69 quả/ngày. Ở điều kiện 27,3°C tổng số trứng đẻ của 01 cặp trưởng
thành là 149,27 ± 25,05 quả. Tổng thời gian đẻ trứng trung bình 12,08 ± 1,78
ngày. Số trứng đẻ trung bình trong 1 ngày của một con cái là 11,82 ± 1,79
quả/ngày. Ở điều kiện 30°C tổng số trứng đẻ của 01 cặp trưởng thành là 185,93
± 75,97 quả. Tổng thời gian đẻ trứng trung bình 14,60 ± 5,11 ngày. Số trứng đẻ
trung bình trong 1 ngày của một con cái là 12,7 ± 1,69 quả/ngày.
Nghiên cứu của Trịnh Lê Minh Thu (2012) cho thấy: Ở nhiệt độ 25oC,

thời gian phát dục trung bình của pha trứng là 6,4 ± 1,55 ngày; thời gian dài
nhất 10 là ngày và thời gian ngắn nhất là 5 ngày; pha sâu non thời gian phát
dục trung bình 15 ± 1,84 ngày, dài nhất 20 ngày, ngắn nhất là 12 ngày; pha
nhộng thời gian phát dục trung bình 13,1 ± 1,64 ngày, dài nhất 16 ngày, ngắn
nhất là 10 ngày; trưởng thành đến đẻ trứng trung bình là 9,32 ± 0,68 ngày, dài
nhất là 12 ngày, ngắn nhất là 6 ngày. Trong khi đó, ở nhiệt độ 30 oC, thời gian
phát dục trung bình của pha trứng là 6,07 ± 1,36 ngày, thời gian dài nhất là 9
ngày và thời gian ngắn nhất là 5 ngày; pha sâu non thời gian phát dục trung bình
là 14,53 ± 1,85 ngày, dài nhất là 18 ngày, ngắn nhất là 11 ngày; pha nhộng thời
gian phát dục trung bình 12,83 ± 1,68 ngày, dài nhất 15 ngày, ngắn nhất là 10
ngày; trưởng thành đến đẻ trứng trung bình là 7,77 ± 0,48ngày, dài nhất là 10
ngày, ngắn nhất là 5 ngày.
Nghiên cứu của Vũ Thị Hiển (2002) về sự gây hại và khả năng phòng trừ bọ
nhảy tại Gia Lâm, Hà Nội cho thấy: thời gian phát dục của các pha bọ nhảy ở
điều kiện 25°C thì có thời gian phát dục của trứng trung bình là 6,51 ± 0,15 ngày
(dao động từ 5-10 ngày), ở điều kiện nhiệt độ phòng (trung bình là 19,6°C) thời
gian phát dục của trứng trung bình là 8,27 ± 0,20 ngày, tối đa là 12 ngày và thấp

13


nhất là 5 ngày. Đối với pha sâu non, ở điều kiện nhiệt độ 25°C, thời gian phát
dục của sâu non trung bình là 15,24 ± 0,57 ngày, tối đa là 21 ngày và thấp nhất
là 13 ngày, điều kiện nhiệt độ phòng (trung bình là 19°C) thời gian phát dục của
sâu non trung bình là 26,75 ± 0,58 ngày, tối đa là 23 ngày và thấp nhất là 13
ngày. Thời gian phát dục của nhộng ở điều kiện nhiệt độ 25°C trung bình là
10,97 ± 0,25 ngày, tối đa là 15 ngày và thấp nhất là 9 ngày. Ở điều kiện nhiệt độ
phòng (trung bình là 18,7°C) thời gian phát dục của nhộng trung bình là 11,43 ±
0,22 ngày, tối đa là 15 ngày và thấp nhất là 10 ngày.
Theo Lê Thị Huyền (2009), ở nhiệt độ phòng, thời gian phát dục của

trứng trung bình là 7,5±1,75 ngày, nhỏ nhất là 4 ngày và lớn nhất là 10 ngày.
Thời gian phát dục của sâu non trung bình là 18,16±1,38 ngày, thấp nhất là 16
ngày và lớn nhất là 21 ngày. Thời gian phát dục của nhộng trung bình là
9,9±5,54 ngày, lớn nhất là 24 ngày và nhỏ nhất là 3 ngày. Thời gian phát dục của
giai đoạn tiền đẻ trứng trung bình là 7,95±2,54 ngày, nhỏ nhất là 4 ngày và lớn
nhất là 14 ngày. Vòng đời của bọ nhảy tính từ giai đoạn trứng đến khi đẻ trứng
lần đầu trung bình là 36,16±7,75 ngày, nhỏ nhất là 26 ngày và cao nhất là 51
ngày. Tuổi thọ trung bình của trưởng thành là 41,88±6,50 ngày, nhỏ nhất là 32
ngày và cao nhất là 56 ngày. Trong 3 điều kiện nuôi là điều kiện nhiệt độ phòng,
20°C và 25°C, trưởng thành bọ nhảy có thể giao phối và đẻ trứng sau khi vũ hóa
từ 4-22 ngày, ngày đầu tiên đẻ ít, sau đó số lượng trứng tăng dần và cao nhất vào
ngày thứ 6 đến ngày thứ 13. Trứng được đẻ rải rác hoặc tập trung thành từng
cụm 1-45 quả. ở nhiệt độ phòng, trưởng thành bọ nhảy đẻ sớm hơn so với ở
nhiệt độ 20°C và 25°C.
Theo nghiên cứu của Lưu Thị Hằng (2012) , trong 2 điều kiện nuôi khác
nhau là 25°C và 30°Cthì thời gian phát dục của trứng sai khác nhau không đáng
kể, trứng bọ nhảy thường từ 3-8 ngày thì bắt đầu nở. Trong điều kiện nuôi trong
tủ nuôi với nhiệt độ 25°C và ẩm độ 85 %, thời gian phát dục của trứng dao động
từ 4 - 6 ngày (trung bình 5,30 ± 0,28 ngày). Thời gian phát dục này ở nhiệt độ
14


30°C và ẩm độ 85 % thì dao động từ 4 - 6 ngày (trung bình 4,99 ± 0,20
ngày).Theo dõi tỷ lệ nở của trứng bọ nhảy trong 2 điều kiện nuôi khác nhau
trong phòng thí nghiệm cho thấy tỷ lệ nở của trứng sai khác nhau đáng kể. Nuôi
với nhiệt độ 25°C và ẩm độ 85%, tỷ lệ nở của trứng cao hơn trong điều kiện
nuôi ở nhiệt độ 30°C và ẩm độ 85% cụ thể: ở điều kiện nhiệt độ 25°C và ẩm độ
85%, tỷ lệ nở của trứng trung bình 75,71± 2,79% trong khi ở điều kiện nhiệt độ
30°C và ẩm độ 85 % thì tỷ lệ nở này đạt trung bình là 70,58 ± 0,88 %.Cũng theo
nghiên cứu của Lê Thị Hằng, nuôi sâu non bọ nhảy ở 2 điều kiện nhiệt độ khác nhau

cho thấy ở điều kiện nuôi ở nhiệt độ 30°C và ẩm độ 85% thì thời gian phát dục ở sâu
non ngắn hơn so với nuôi ở điều kiện nhiệt độ 25°C và ẩm độ 85% từ 4 - 9 ngày. Theo
dõi nhộng ở 2 điều kiện nuôi khác nhau cho thấy ở điều kiện nuôi ở nhiệt độ 30°C và
ẩm độ 85 % thì thời gian phát dục của nhộng sai khác nhau trung bình khoảng 1 ngày
so với điều kiện nuôi ở nhiệt độ 25°C và ẩm độ 85%. Kết quả nghiên cứu thời gian
phát dục của bọ nhảy ở 2 điều kiện nhiệt độ 25°C và 30°C cho thấy trong điều kiện
nhiệt độ cao là 30°C thì có thời gian phát dục ngắn hơn so với ở điều kiện nhiệt độ
25°C từ 5 – 13 ngày trong đó giai đoạn sâu non có thời gian phát dục dài nhất tương
ứng là 31,19 ± 2,25 ngày và 26,15 ± 2,18 ngày.
Kết quả nghiên cứu của Nguyễn Văn Huỳnh và Lê Thị Sen (2003) cho
thấy trưởng thành cái của bọ nhảy P. striolata cái đẻ từ 25-200 trứng. Ấu trùng
có 3 tuổi và phát triển từ 3-4 tuần. Nhộng phát triển từ 7-10 ngày.
Theo Vũ Thị Hiển (2002) , mật độ bọ nhảy bị giảm mạnh khi có mưa lớn,
mưa kéo dài. Nghiên cứu của Vũ Thị Hiển cũng chỉ ra rằng, biến động số lượng
trưởng thành bọ nhảy trên đồng ruộng ở vùng Gia Lâm, Hà Nội cho thấy: qua
điều tra nghiên cứu định kỳ hàng tuần trên ruộng rau cải không phun thuốc từ
đầu đến cuối vụ, trưởng thành bọ nhảy xuất hiện quanh năm trên đồng ruộng,
mật độ tăng dần từ khi gieo cho đến khi thu hoạch. Trong vụ hè (từ tháng 7 đến
tháng 9/2001), mật độ trưởng thành bọ nhảy rất thấp chỉ dao động từ 5 - 40
con/100 cây, không ảnh hưởng đến năng suất cũng như phẩm chất rau cải xanh
15


ngọt. Đến vụ đông, mật độ bọ nhảy tăng dần và gây hại nặng nhất từ tháng 1 đến
tháng 3/2002. Lứa rau gieo vào tháng 1, ở cuối vụ mật độ trưởng thành bọ nhảy
lên tới 277 con/100 cây.
Phạm Thị Nhất (1993) cho thấy trưởng thành bọ nhảy sọc cong vỏ lạc P.
striolata xuất hiện quanh năm, nhưng mạnh nhất vào tháng 3. Mật độ trưởng
thành bọ nhảy trên đồng ruộng có sự dao động rất lớn phụ thuộc vào nhiều yếu
tố: mùa vụ, giai đoạn sinh trưởng của cây, có khi mật độ lên tới 1000 (con/m2),

làm giảm năng suất thương phẩm, thậm trí làm thất thu hoàn toàn cho người
trồng rau.
Kết quả nghiên cứu của Vũ Thị Hiền (2002) về mức gây hại kinh tế của
trưởng thành bọ nhảy trên rau cải ngọt ở các giai đoạn sinh trưởng khác nhau
cho thấy: Mức gây hại kinh tế của trưởng thành bọ nhảy ở giai đoạn 7 ngày sau
khi trồng là 2 con/cây. Tương ứng ở giai đoạn 15 ngày sau khi trồng, mức gây
hại kinh tế của trưởng thành bọ nhảy là 3 con/cây; còn ở giai đoạn 25 ngày sau
khi trồng mức gây hại kinh tế của trưởng thành bọ nhảy là 4 con/cây.
Kết quả điều tra mật độ bọ nhảy từ tháng 6 đến tháng 12 năm 2010 tại
Nam Hồng, Đông Anh của Nguyễn Hồng Anh và Nguyễn Thị Kim Oanh (2011)
cho thấy trưởng thành xuất hiện liên tục trên đồng ruộng với mật độ thấp, trong
đó có một cao điểm từ ngày 9-16/10/2010 với mật độ 11,2-12,4 con/m2. Sâu non
bọ nhảy tồn tại trong đất, phân bố chủ yếu ở tầng đất mặt từ 0-5 cm với mật độ
cao nhất (2,4con/mẫu) vào ngày 9/10; kế đến là tầng đất >5-10 cm mật độ
(0,6con/mẫu) và không thấy sâu xuất hiện ở tầng đất từ >10-20 cm.
Theo nghiên cứu của Lê Thị Kim Oanh (2002), ở 25°C tỷ lệ chết của sâu
non là thấp hơn so với điều kiện 30°C, trong khi đó, tỷ lệ vũ hóa của nhộng và
tỷ lệ nở của trứng là cao hơn so với nuôi ở 30°C. Nói cách khác ở điều kiện
nhiệt độ 25°C là điều kiện thích hợp hơn cho bọ nhảy phát triển. Kết quả cho
thấy tỷ lệ tăng tự nhiên của bọ nhảy P. striolata ở điều kiện 25°C tương đối cao
là 1,094.
16


Theo Hồ Thị Xuân Hương (2004) , thuốc Pycythrin 5EC, Vithadan 95WP
là những loại thuốc có hiệu lực trừ bọ nhảy tương đối cao, có tính phân giải
nhanh, là loại thuốc độc nhóm II nên khuyến cáo sử dụng để thay thế dần các
thuốc độc mà nông dân thường sử dụng để trừ bọ nhảy như: Cyclodan 35EC,
Marshal 200SC). Thuốc sinh học Delfin WG và Crymax 35WP tuy hiệu lực
ngay sau khi phun không cao nhưng hiệu lực của thuốc sinh học mang tính tích

lũy. Không làm giảm quần thể kẻ thù tự nhiên của bọ nhảy trên đồng ruộng.
Theo Vũ Hồng Dung (2009), nghiên cứu về đặc điểm sinh vật học, sinh
thái học của bọ nhảy (Phyllotreta striolata F), thuốc Vithadan 95WP là loại
thuốc có hiệu quả cao, có tính phân giải nhanh, thời gian cách ly là 7 ngày nên
được sử dụng để thay thế dần việc lạm dụng thuốc (sử dụng các loại thuốc được
khuyến cáo hạn chế sử dụng một cách thường xuyên như Cyclodan 35EC,
Marshal 200SC). Thuốc sinh học Delfin WG và Crymax 35WP tuy hiệu lực
ngay sau khi phun không cao nhưng hiệu lực của thuốc sinh học mang tính tích
lũy. Không làm giảm quần thể kẻ thù tự nhiên của bọ nhảy trên đồng ruộng.
Theo Lưu Thị Hằng (2012), nghiên cứu hiệu lực phòng trừ bọ nhảy trên 5
loại thuốc là: Emaben 2.0EC, Sokotin 0.3EC, Trusach 2.5EC, Mopride 20WP,
Otoxes 200SP cho thấy sau 12 giờ thí nghiệm hiệu lực trừ bọ nhảy của các loại
thuốc đạt dao dộng từ 54,7 – 75,3 %, trong đó hiệu lực cao nhất là thuốc Otoxes
200SP (75,3%) và thấp nhất là thuốc Trusach 2.5EC (54,7%). Tuy nhiên, hiệu
lực phòng trừ bọ nhảy tăng lên sau 24 và 48 giờ thí nghiệm. Hiệu lực sau 24 giờ
đạt cao nhất là thuốc Otoxes200SP (90,7 %) và sau 48 giờ hiệu lực đạt cao nhất
là 93,2%. Thuốc có hiệu lực cao thứ hai là thuốc Mopride 20WP sau 24 giờ thí
nghiệm có hiệu lực là 88,2% và sau 48 giờ thử nghiệm hiệu lực cũng ñạt 91,5%.
Trong 5 loại thuốc khảo nghiệm, thuốc Otoxes 200SP có hiệu lực cao nhất từ
75,3 - 93,2%, tiếp sau lần lượt là các thuốc Mopride 20WP, Sokotin 0.3EC,
Emaben 2.0 EC và thấp nhất là thuốc Trusach 2.5EC (hiệu lực dao động từ 54,7
- 64,0 % trong 12, 24 và 48 giờ thử nghiệm).
17


Theo Vũ Thị Hiển (2002), khi phun thuốc Sevin 85 WP (0,15%) và rắc
Vibasu 10H (0,7 kg/sào) xử lý đất có hiệu lực trừ sâu non bọ nhảy cao nhất đạt
72,26 và 76,51% sau khi xử lý 7 ngày. Padan 95SP (0,25%) có hiệu lực trừ
trưởng thành bọ nhảy cao nhất đạt 98,89% ngay sau khi phun 3 ngày với thí
nghiệm trong phòng và 82,83% với thí nghiệm ngoài đồng. Cũng theo Vũ Thị

Hiển (2002), khi điều tra nghiên cứu trên rau ở vùng Gia Lâm - Hà Nội vụ Đông
năm 2001 cho thấy người nông dân đã sử dụng 11 loại thuốc khác nhau để
phòng trừ loài bọ nhảy sọc cong vỏ lạc P. striolata hại cải ngọt, trong đó không
có một loại thuốc nào là thuốc trừ sâu sinh học. Tác giả cũng đã đưa ra kết quả
thử nghiệm chế phẩm Beauveria, tuy nhiên hiệu lực phòng trừ của chế phẩm này
không có tác dụng đối với sâu non bọ nhảy sọc cong vỏ lạc P. striolata.
Kết quả nghiên cứu của Nguyễn Hồng Anh và Nguyễn Thị Kim Oanh
(2011) cho thấy thuốc Mopride 20WP và Otoxes 200SP có hiệu lực trừ bọ nhảy
cao (đạt 91,5 - 93,2% sau phun 7 ngày), thuốc nguồn gốc sinh học Emaben
2.0EC có hiệu lực khá, thuốc thảo mộc Trusach 2.5EC có hiệu lực kém hơn.
Phạm Thị Nhất (1993) đã chỉ ra một số loại thuốc có nguồn gốc thảo mộc
dùng cho phòng trừ bọ nhảy như: rễ cây thuốc lá, hạt củ đậu, hạt Neem. Cũng
theo Phạm Thị Nhất, đối với bọ nhảy, việc luân chuyển các thuốc thuộc các
nhóm thuốc có cơ chế tác động khác nhau sẽ có tác động hạn chế tính chống
thuốc của chúng, như: Fipronil – Thiamethoxam – Profenofos – Cartap –
Flufenoxuron…
Theo Nguyễn Duy Hồng (2017), luân canh cạn (rau cải) - nước (ngâm
nước ngập ruộng) cho thấy mật độ bọ nhảy ở công thức ngâm nước ngập ruộng
trước gieo hạt 15 ngày (CT3): giảm 62 % bọ nhảy so với công thức đối chứng
(CT4: tập quán nông dân - không ngâm nước); công thức ngâm nước ngập
ruộng trước gieo hạt 10 ngày (CT2): giảm 55 % bọ nhảy so với công thức đối
chứng; công thức ngâm nước ngập ruộng trước gieo hạt 5 ngày (CT1): giảm 46
% bọ nhảy so với công thức đối chứng. Năng suất CT3 đạt 680 kg/sào > CT2 đạt
18


×