BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN
BÙI LAN ANH
NGHIÊN CỨU SỬ DỤNG MỘT SỐ LOÀI THỰC
VẬT VÀ CHẾ PHẨM THẢO MỘC TRONG SẢN
XUẤT RAU HỌ HOA THẬP TỰ TẠI THÁI NGUYÊN
LUẬN ÁN TIẾN SĨ NÔNG NGHIỆP
THÁI NGUYÊN, 2014
i
BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN
BÙI LAN ANH
NGHIÊN CỨU SỬ DỤNG MỘT SỐ LOÀI THỰC
VẬT VÀ CHẾ PHẨM THẢO MỘC TRONG SẢN
XUẤT
RAU HỌ HOA THẬP TỰ TẠI THÁI NGUYÊN
Chuyên ngành: Khoa học cây trồng
Mã số: 62.62.01.10
LUẬN ÁN TIẾN SĨ NÔNG NGHIỆP
Ngƣời hƣớng dẫn khoa học: 1.PGS.TS. Nguyễn Thế Hùng
2. PGS.TS. Trần Đăng Xuân
THÁI NGUYÊN, 2014
ii
LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu do chính tôi thực hiện. Các
thông tin trong luận án đã được ghi rõ nguồn gốc trích dẫn. Các kết quả nghiên cứu
trong luận án là trung thực và chưa được ai công bố trong bất cứ công trình nào khác.
Tác giả
Bùi Lan Anh
iii
LỜI CẢM ƠN
Tôi xin trân trọng cám ơn Ban Giám đốc Đại học Thái Nguyên, Ban Đào tạo
Sau đại học, Ban Giám hiệu Trường Đại học Nông Lâm, Phòng Quản lý Đào tạo sau
đại học, các cán bộ & giáo viên Khoa Nông học thuộc trường Đại học Nông Lâm đã
tạo điều kiện thuận lợi và giúp đỡ tôi trong suốt quá trình học tập nghiên cứu.
Em xin bày tỏ lòng biết ơn chân thành và sâu sắc tới PGS.TS. Nguyễn Thế
Hùng, PGS.TS. Trần Đăng Xuân – những người Thầy tâm huyết đã tận tình hướng
dẫn, động viên khích lệ, dành nhiều thời gian định hướng và chỉ bảo em trong suốt
quá trình nghiên cứu đề tài luận án.
Tôi xin gửi lời cảm ơn chân thành tới Ban chỉ huy Tiểu đoàn Vượt Sông 4, Ban
chỉ huy Lữ đoàn Công binh 575 – Quân khu 1; Viện Khoa học sự sống – Đại học Thái
Nguyên đã giúp đỡ và tạo điều kiện cho tôi tiến hành thực hiện đề tài.
Xin gửi tấm lòng tri ân tới Gia đình của tôi. Những người thân yêu trong Gia
đình đã thực sự là nguồn động viên lớn lao, là những người truyền nhiệt huyết, luôn
dành cho tôi sự quan tâm, sự trợ giúp trên mọi phương diện để tôi yên tâm học tập,
nghiên cứu và hoàn thành luận án.
Xin trân trọng cảm ơn!
Tác giả
Bùi Lan Anh
iv
MỤC LỤC
Nội dung Trang
MỞ ĐẦU…………………………………………………………………………….
01
1. TÍNH CẤP THIẾT CỦA ĐỀ TÀI………………………………………………
01
2. MỤC ĐÍCH, YÊU CẦU CỦA ĐỀ TÀI…………………………………………
03
2.1. Mục đích………………………………………………………………………
03
2.2. Yêu cầu…………………………………………………………………………
03
3. Ý NGHĨA KHOA HỌC VÀ THỰC TIỄN CỦA ĐỀ TÀI……………………
03
3.1. Ý nghĩa khoa học của đề tài……………………………………………………
03
3.2. Ý nghĩa thực tiễn của đề tài……………………………………………………
04
4. PHẠM VI NGHIÊN CỨU………………………………………………………
04
4.1. Đối tƣợng nghiên cứu…………………………………………………………
04
4.2. Thời gian, địa điểm nghiên cứu………………………………………………
05
4.3. Điều kiện thí nghiệm…………………………………………………………
05
4.4. Phạm vi nghiên cứu…………………………………………………………….
05
5. ĐÓNG GÓP MỚI CỦA LUẬN ÁN………………………………………………
05
Chƣơng 1: CƠ SỞ KHOA HỌC VÀ TỔNG QUAN TÀI LIỆU……………
06
1.1. Cơ sở khoa học…………………………………………………………
06
1.2. Tổng quan tài liệu………………………………………………………………
07
1.2.1. Tình hình sản xuất rau họ hoa thập tự trên thế giới và Việt Nam…………
07
1.2.1.1. Tình hình sản xuất rau họ hoa thập tự trên thế giới……………………
07
1.2.1.2. Tình hình sản xuất rau họ hoa thập tự ở Việt Nam…
09
1.2.2. Thực trạng sản xuất và sử dụng hóa chất bảo vệ thực vật trên thế giới và
Việt Nam……………………………………………………………………
09
1.2.2.1. Thực trạng sản xuất và sử dụng hóa chất bảo vệ thực vật trên thế giới……
09
1.2.2.2. Tình hình sử dụng hóa chất bảo vệ thực vật ở Việt Nam ………………
11
1.2.3. Những nghiên cứu trong và ngoài nước về sử dụng cây cỏ có tính độc làm
v
thuốc trừ sâu…………………………………………………………………
15
1.2.3.1. Những kết quả nghiên cứu trên thế giới về sử dụng cây cỏ có tính độc làm
thuốc trừ sâu………………………………………………………………………
15
1.2.3.2. Những kết quả nghiên cứu ở Việt Nam về sử dụng những cây cỏ có tính
độc làm thuốc trừ sâu ……………………………………………………………
27
1.2.4. Những nghiên cứu trong và ngoài nước về sâu hại rau họ hoa thập tự…
32
1.2.4.1. Những kết quả nghiên cứu trên thế giới về sâu hại rau họ hoa thập tự……
32
1.2.4.2. Những kết quả nghiên cứu ở Việt Nam về sâu hại rau họ hoa thập tự …….
40
1.2.4.3. Nhận xét chung từ những kết quả nghiên cứu trong và ngoài nước về đặc
điểm và biện pháp phòng trừ sâu hại rau họ hoa thập tự……………………
47
1.2.5. Nhận xét và bài học kinh nghiệm từ tổng quan tài liệu trong và ngoài nước…
49
Chƣơng 2: VẬT LIỆU, NỘI DUNG VÀ PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU……
50
2.1. Vật liệu nghiên cứu…………………………………………………………….
50
2.2. Nội dung nghiên cứu…………………………………………………
50
2.3. Phƣơng pháp nghiên cứu……………………………………………………
51
2.3.1. Tình hình sản xuất rau và tình hình sử dụng thuốc bảo vệ thực vật trên
rau tại thành phố Thái Nguyên……………………………………………………
51
2.3.2. Điều tra kinh nghiệm cổ truyền sử dụng thực vật có độc trừ sâu hại cây trồng…
52
2.3.3. Nghiên cứu cách pha chế dung dịch ngâm thực vật trong phòng trừ sâu
hại rau họ hoa thập tự……………………………………………………….
53
2.3.4. Nghiên cứu sản xuất rau hoa thập tự có sử dụng những loài thực vật và
chế phẩm thảo mộc…………………………………………………………
58
2.3.4.1. Điều tra xác định thành phần, mức độ phổ biến, phổ ký chủ và diễn biến
sâu hại rau họ hoa thập tự………………………………………………………….
58
2.3.4.2. Nghiên cứu ảnh hưởng của việc sử dụng một số loài thực vật và chế phẩm
thảo mộc đến sinh trưởng của rau cải bắp………………………………………
59
2.3.4.3. Nghiên cứu hiệu quả của một số loài thực vật và chế phẩm thảo mộc trong
vi
phòng trừ sâu hại rau họ hoa thập tự………………………………
61
2.3.5. Xây dựng mô hình ứng dụng một số loài thực vật và chế phẩm thảo mộc
trong sản xuất rau cải bắp…………………………………………………
73
2.3.6. Phương pháp xử lý số liệu……………………………………………………
74
Chƣơng 3: KẾT QUẢ VÀ THẢO LUẬN…………………………………………
75
3.1. Tình hình sản xuất rau và tình hình sử dụng thuốc bảo vệ thực vật trên
rau tại thành phố Thái Nguyên……………………………………………
75
3.1.1. Tình hình sản xuất rau tại thành phố Thái Nguyên………………………
75
3.1.2. Tình hình sử dụng thuốc bảo vệ thực vật trừ sâu trên rau tại thành phố
Thái Nguyên………………………
79
3.2. Nghiên cứu kinh nghiệm cổ truyền sử dụng thực vật có độc trừ sâu hại
cây trồng…………………………………………………………………….
85
3.2.1. Kinh nghiệm của đồng bào dân tộc miền núi phía Bắc về thành phần, bộ
phận sử dụng và môi trường sống của những loài thực vật có khả năng
trừ dịch hại cây trồng………………………………………………………
85
3.2.2. Kinh nghiệm của đồng bảo về cách nhận biết những loài thực vật có khả
năng trừ dịch hại cây trồng………………………………………………….
89
3.2.3. Kinh nghiệm của đồng bào dân tộc về việc khai thác và sử dụng những
loài thực vật có khả năng trừ dịch hại cây trồng……………………………
89
3.3. Nghiên cứu cách pha chế dung dịch ngâm thực vật trong phòng trừ sâu
hại rau họ hoa thập tự………………………………………………………
92
3.3.1. Nghiên cứu xác định nồng độ của các dung dịch ngâm thực vật…………
92
3.3.2. Nghiên cứu xác định chất bổ sung vào dung dịch ngâm thực vật pha với
nước theo tỷ lệ 1:10…………………………………………………………
95
3.4. Nghiên cứu sản xuất rau họ hoa thập tự có sử dụng một số loài thực vật và
chế phẩm thảo mộc…………………………………………………………
97
3.4.1. Thành phần, mức độ phổ biến, phổ ký chủ và diễn biến sâu hại rau họ hoa
vii
thập tự………………………………………………………………………
97
3.4.1.1. Thành phần, mức độ phổ biến và phổ ký chủ của sâu hại rau họ hoa thập tự……
97
3.4.1.2. Diễn biến mật độ sâu hại rau cải bắp……………………………………………
99
3.4.2. Nghiên cứu ảnh hưởng của việc sử dụng một số loài thực vật và chế phẩm
thảo mộc đến sinh trưởng của rau cải bắp………………………………….
105
3.4.2.1. Nghiên cứu ảnh hưởng của việc sử dụng một số loài thực vật và chế phẩm
thảo mộc đến thời gian sinh trưởng của rau cải bắp…………………………….
105
3.4.2.2. Nghiên cứu ảnh hưởng của việc sử dụng một số loài thực vật và chế phẩm
thảo mộc đến khả năng ra lá và đường kính bắp cải …………………………
106
3.4.3. Nghiên cứu hiệu quả của việc sử dụng một số loài thực vật và chế phẩm thảo
mộc trong phòng trừ một số loài sâu hại chính trên rau họ hoa thập tự……
107
3.4.3.1. Nghiên cứu hiệu quả phòng trừ sâu xanh bướm trắng………………………
108
3.4.3.2. Nghiên cứu hiệu quả phòng trừ sâu tơ…………………………………………
113
3.4.3.3. Nghiên cứu hiệu quả phòng trừ sâu khoang…………………………………
119
3.4.3.4. Nghiên cứu hiệu quả phòng trừ bọ nhảy ……………………………………
126
3.4.3.5. Nghiên cứu hiệu quả phòng trừ rệp…….………………………………………
130
3.4.4. Nghiên cứu ảnh hưởng của việc sử dụng một số loài thực vật và chế phẩm
thảo mộc đến năng suất và các yếu tố cấu thành năng suất rau bắp cải…
135
3.4.4.1. Nghiên cứu ảnh hưởng của việc sử dụng một số loài thực vật và chế phẩm
thảo mộc đến tỷ lệ cuốn và tỷ lệ cây thu hoạch…………………………………
136
3.4.4.2. Nghiên cứu ảnh hưởng của việc sử dụng một số loài thực vật và chế phẩm
thảo mộc đến khối lượng trung bình bắp……….…………………………………
137
3.4.4.3. Nghiên cứu ảnh hưởng của việc sử dụng một số loài thực vật và chế phẩm
thảo mộc đến năng suất……………………………………………………………
138
3.4.5. Nghiên cứu ảnh hưởng của việc sử dụng một số loài thực vật và chế phẩm
thảo mộc đến hàm lượng vitamin C và dư lượng hóa chất bảo vệ thực vật
trong rau bắp cải……………………………………………………………
140
viii
3.4.6. Sơ bộ hạch toán kinh tế………………………………………………………
141
3.5. Kết quả xây dựng mô hình ứng dụng một số loài thực vật và chế phẩm
thảo mộc trong sản xuất rau cải bắp an toàn……………………………
144
KẾT LUẬN VÀ ĐỀ NGHỊ…………………………………………………………
150
1. Kết luận…………………………………………………………………………
150
2. Đề nghị……………………………………………………………………………
151
TÀI LIỆU THAM KHẢO………………………………………………………….
152
PHỤ LỤC …………………………………………………………………………
188
ix
DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT
Bộ NN&PTNT = Bộ NNPTNT
Bộ Nông nghiệp và phát triển nông thôn
BVTV
Bảo vệ thực vật
BWYR
Blue white yellows Virus
CaMV
Cauliflower Mosaic Virus
CT
Công thức
d
2
Dung dịch
DT
Diện tích
Đ/C
Đối chứng
ĐH
Đại học
ĐXS
Đông xuân sớm
ĐXCV
Đông xuân chính vụ
ĐXM
Đông xuân mộn
FAO (Food and Agriculture Organization
of the United Nations)
Tổ chức lương thực thế giới
FAOSTAT (The Food and Agriculture
Organization Corporate Statistical Database)
Food and agriculture organisation of the united
nations
KT chọn
Kỹ thuật chọn
LNL
Lần nhắc lại
LSD (Least significant difference)
Sai khác nhỏ nhất có ý nghĩa
SL
Sản lượng
NS
Năng suất
nt
như trên
QĐ-BNN
Quyết định của Bộ Nông nghiệp
TB
Trung bình
TCN
Tiêu chuẩn ngành
TN
Thí nghiệm
TV
Thực vật
TuMV
Turnip Mosaic Virus
VSATTP
Vệ sinh an toàn thực phẩm
x
DANH MỤC CÁC BẢNG BIỂU
TT
Số
hiệu
Nội dung bảng
Trang
1
1.1
Sản phẩm thương mại thuốc trừ sâu thảo mộc chủ yếu và hỗn hợp
của chúng đã được đăng ký sử dụng ở Việt Nam (tháng 4 năm
2013)
32
2
3.1
Diện tích, năng suất và sản lượng rau của thành phố Thái Nguyên
qua các năm (2008 – 2011)………………………………………
76
3
3.2.
Diện tích, năng suất và sản lượng rau của thành phố Thái Nguyên
theo các đơn vị hành chính………………………………………
77
4
3.3.
Tình hình sử dụng hóa chất bảo vệ thực vật trừ sauu trên rau tại
thành phố Thái Nguyên
79
5
3.4.
Hàm lượng NO
3
-
trong sản phẩm rau sản xuất tại thành phố Thái
Nguyên năm 2011
80
6
3.5.
Hàm lượng Pb trong sản phẩm rau sản xuất tại thành phố Thái
Nguyên năm 2011
81
7
3.6.
Hàm lượng Cd trong sản phẩm rau sản xuất tại thành phố Thái
Nguyên năm 2011
82
8
3.7.
Hàm lượng As trong sản phẩm rau sản xuất tại thành phố Thái
Nguyên năm 2011
83
9
3.8.
Hàm lượng Hg trong sản phẩm rau sản xuất tại thành phố Thái
Nguyên năm 2011
84
10
3.9.
Tri thức bản địa của đồng bảo dân tộc miền núi về những loài
thực vật có khả năng trừ dịch hại cây trồng
85
11
3.10
Kinh nghiệm của đồng bảo dân tộc về việc sử dụng và bảo quản
các loài thực vật để sử dụng trong phòng trừ dịch hại cây trồng
90
12
3.11
Hiệu lực tiêu diệt sâu hại của các chất bổ sung (chất phụ gia)
96
13
3.12
Thành phần, mức độ phổ biến và phổ ký chủ của sâu hại rau họ
hoa thập tự………………………………………………………
98
14
3.13
Mật độ sâu hại trong các giai đoạn sinh trưởng, phát triển của rau
cải bắp……………………………………………………………
104
15
3.14
.
Ảnh hưởng của dung dịch ngâm thực vật và chế phẩm thảo mộc
đến thời giai sinh trưởng của rau cải bắp………………………….
105
xi
TT
Số
hiệu
Nội dung bảng
Trang
16
3.15
.
Ảnh hưởng của dung dịch ngâm thực vật và chế phẩm thảo mộc
đến khả năng ra lá và đường kính tán bắp cải…………………….
107
17
3.16.
Hiệu lực xua đuổi sâu xanh bướm trắng (TN trong phòng)………
108
18
3.17
Hiệu lực tiêu diệt sâu xanh bướm trắng (TN trong phòng)
110
19
3.18
Hiệu lực phòng trừ sâu xanh bướm trắng (TN ngoài đồng ruộng)
113
20
3.19
Hiệu lực xua đuổi sâu tơ (TN trong phòng) ……………………
114
21
3.20
Hiệu lực tiêu diệt sâu tơ (TN trong phòng) ……………………
116
22
3.21
Hiệu lực phòng trừ sâu tơ (TN ngoài đồng ruộng)……
318
23
3.22
Hiệu lực xua đuổi sâu khoang (TN trong phòng) ………………
121
24
3.23
Hiệu lực tiêu diệt sâu khoang (TN trong phòng) ………………
122
25
3.24
Hiệu lực phòng trừ sâu khoang (TN ngoài đồng ruộng)…
124
26
3.25
Hiệu lực tiêu diệt bọ nhảy (TN trong phòng) ……………………
126
27
3.26
Hiệu lực phòng trừ bọ nhảy (TN ngoài đồng ruộng)…
128
28
3.27
Hiệu lực xua đuổi rệp (TN trong phòng)…………………
130
29
3.28
Hiệu lực tiêu diệt rệp (TN trong phòng) …………………………
132
30
3.29
Hiệu lực phòng trừ rệp (TN ngoài đồng ruộng)…
133
31
3.30
Ảnh hưởng của việc sử dụng dung dịch ngâm thực vật và chế
phẩm thảo mộc đến năng suất và các yếu tố cấu thành năng suất
bắp cải
139
32
3.31
Ảnh hưởng của việc sử dụng dung dịch ngâm thực vật và chế
phẩm thảo mộc đến hàm lượng vitamin C và dư lượng thuốc
BVTV trong rau bắp cải…………………………………………
141
33
3.32
Hạch toán sơ bộ hiệu quả kinh tế của việc sử dụng dung dịch
ngâm thực vật và chế phẩm thảo mộc trong sản xuất rau bắp cải
143
34
3.33
Hiệu quả phòng trừ sâu hại cải bắp ở các mô hình thử nghiệm vụ
Đông xuân năm 2011 – 2012 tại Tiểu đoàn Vượt Sông 4, Lữ đoàn
Công binh 575, Quân khu 1……………………………………….
145
35
3.34
Năng suất bắp cải ở các mô hình thử nghiệm vụ Đông xuân năm
2011 – 2012 tại Tiểu đoàn Vượt Sông 4, Lữ đoàn Công binh 575,
Quân khu 1………………………………………………………
148
xii
DANH MỤC CÁC HÌNH TRONG LUẬN ÁN
STT
Số
hiệu
Nội dung hình
Trang
1
2.1.
Sơ đồ bố trí thí nghiệm xác định nồng độ của các dung dịch
ngâm thực vật…………………………………………………
53
2
2.2.
Sơ đồ bố trí thí nghiệm xác định chất bổ sung vào dung dịch
ngâm thực vật ………………………………………………….
56
3
2.3.
Sơ đồ chọn điểm điều tra……………………………………….
58
4
2.4.
Sơ đồ bố trí thí nghiệm ảnh hưởng của việc sử dụng một số
loài thực vật và chế phẩm thảo mộc đến sinh trưởng của rau
cải bắp………………………………………………………….
60
5
2.5.
Sơ đồ bố trí thí nghiệm xác định hiệu lực xua đuổi sâu xanh của
các dung dịch ngâm thực vật và của chế phẩm trừ sâu thảo mộc
64
6
2.6.
Sơ đồ các bước tiến hành thí nghiệm xác định hiệu lực xua
đuổi sâu hại của dung dịch ngâm thân lá cà chua……………
65
7
2.7.
Sơ đồ bố trí thí nghiệm xác định hiệu lực tiêu diệt sâu xanh của
các dung dịch ngâm thực vật và của chế phẩm trừ sâu thảo mộc…
68
8
2.8.
Sơ đồ các bước tiến hành thí nghiệm xác định hiệu lực tiêu
diệt sâu của dung dịch ngâm thân lá cà chua pha với nước theo
tỷ lệ 1:10 kết hợp với chất bổ sung…………………………….
69
9
2.9.
Sơ đồ bố trí thí nghiệm xác định hiệu lực phòng trừ sâu hại…
70
10
2.10
Sơ đồ các điểm điều tra trên đồng ruộng………………………
72
11
3.1.
Kinh nghiệm của đồng bào dân tộc về bộ phận sử dụng làm
thuốc trừ dịch hại cây trồng…………………………………….
87
12
3.2.
Môi trường sống của những loài thực vật có khả năng trừ dịch
hại cây trồng……………………………………………………
89
13
3.3.
Hiệu lực tiêu diệt sâu hại sau phun 4 ngày của các dung dịch
ngâm thực vật pha với nước theo các tỷ lệ (nồng độ) khác nhau…
93
14
3.4.
Hiệu lực tiêu diệt sâu hại của các chất phụ gia sau phun 1 ngày…
95
15
3.5.
Hiệu lực tiêu diệt sâu hại của các chất phụ gia sau phun 3 ngày…
95
xiii
STT
Số
hiệu
Nội dung hình
Trang
16
3.6.
Diễn biến mật độ sâu hại qua các kỳ điều tra ở vụ đông xuân sớm…
100
17
3.7.
Diễn biến mật độ sâu hại qua các kỳ điều tra ở vụ đông xuân
chính vụ………………………………………………………
100
18
3.8.
Diễn biến mật độ sâu hại qua các kỳ điều tra ở vụ đông xuân
muộn…………………………………………………………
100
19
3.9.
Hiệu lực xua đuổi sâu xanh bướm trắng.……………………
109
20
3.10
Hiệu lực tiêu diệt sâu xanh bướm trắng………………………
111
21
3.11
Hiệu lực phòng trừ sâu xanh bướm trắng.……………………
112
22
3.12
Hiệu lực xua đuổi sâu tơ………………………………………
115
23
3.13
Hiệu lực tiêu diệt sâu tơ ……………………………………….
116
24
3.14
Hiệu lực phòng trừ sâu tơ ……………………………………
118
25
3.15
Hiệu lực xua đuổi sâu khoang………………………………….
120
26
3.16
Hiệu lực tiêu diệt sâu khoang.………………………………
122
27
3.17
Hiệu lực phòng trừ sâu khoang………………………………
124
28
3.18
Hiệu lực tiêu diệt bọ nhảy.………………………………
127
29
3.19
Hiệu lực phòng trừ bọ nhảy …………………………………
128
30
3.20
Hiệu lực xua đuổi rệp…………………………………………
131
31
3.21
Hiệu lực tiêu diệt rệp……………………………………
132
32
3.22
Hiệu lực phòng trừ rệp…….…………………………………
134
33
3.23
Tỷ lệ cuốn………………………………………………………
136
34
3.24
Khối lượng trung bình bắp……………………………………
137
35
3.25
Năng suất thực thu của bắp cải…………………………………
138
36
3.26
Hàm lượng vitamin C trong rau bắp cải………………………
140
37
3.27
Hạch toán kinh tế………………………………………………
142
38
3.28
Năng suất rau bắp cải ở các mô hình…………………………
147
1
MỞ ĐẦU
1. TÍNH CẤP THIẾT CỦA ĐỀ TÀI
Rau có vai trò quan trọng đối với sự tồn tại, cân bằng, duy trì và phát triển của
con người. Ngày nay, khi các ngành khoa học hiện đại phát triển, con người càng
khẳng định được, rau xanh là loại thực phẩm không thể thiếu được trong cuộc sống
hàng ngày của con người, vì rau là nguồn cung cấp các vitamin và khoáng chất rất cần
thiết cho sự duy trì, phát triển và bảo vệ cơ thể. Các loại vitamin (A, B, C, E, ) trong
rau có tác dụng tăng cường hệ miễn dịch, chống ôxy hóa, giảm huyết áp, giảm
cholesterol trong máu, phòng chống bệnh tim mạch và đột quỵ, hạn chế sự phát triển
của một số tế bào ung thư; đồng thời, có tác dụng làm đẹp cơ thể và kéo dài tuổi xuân
[132], [213]. Các muối khoáng (kali, canxi, magiê,…) trong rau có tính kiềm, những
chất này cần thiết để trung hòa các sản phẩm axít do thức ăn hoặc do quá trình chuyển
hóa tạo thành để chống thiếu máu, tăng thêm sức dẻo dai và khả năng chống đỡ với
bệnh tật tiểu [2], [33], [73]. Ngoài ra, rau còn cung cấp cho con người một lượng lớn
chất xơ, làm tăng nhu mô ruột và hệ tiêu hóa, ngăn ngừa táo bón, ngăn ngừa ung thư
đường tiêu hóa, làm giảm ung thư trực tràng, giảm nguy cơ mắc bệnh tim mạch, làm
giảm cholesterol trong máu và hỗ trợ bệnh đái tháo đường [158], [161], [169], [256].
Ngoài ra, rau là nguồn thức ăn cho chăn nuôi, là nguyên liệu quan trọng cho
ngành công nghiệp chế biến; đồng thời là mặt hàng xuất khẩu có giá trị, góp phần tăng
thu nhập cho nền kinh tế quốc dân. Tính hết tháng 10 năm 2012, kim ngạch xuất khẩu
ngành rau quả đạt 650,95 triệu USD, tăng 29,72% so với cùng kỳ năm 2011 và tăng
4,57% so với cả năm 2011 (Phụ lục 01) [88].
Trước thực tế đó, để đáp ứng nhu cầu xuất khẩu, chế biến xuất khẩu và nội tiêu
ngày càng tăng, Bộ NN&PTNT đã phê duyệt quyết định số 52/2007/QĐ-BNN ngày
06/6/2007 về định hướng quy hoạch phát triển rau quả và hoa cây cảnh đến năm 2010,
tầm nhìn 2020 [8]. Trong đó, diện tích trồng rau năm 2010 phấn đấu đạt 700 ngàn ha
(trong đó rau an toàn và rau công nghệ cao khoảng 100 ngàn ha), sản lượng 14 triệu
tấn [8]. Chính sự gia tăng về diện tích, cùng với việc thâm canh tăng vụ, thay đổi cơ
cấu cây trồng và quy hoạch vùng sản xuất rau chuyên canh làm cho tình hình sâu bệnh
hại diễn biến phức tạp hơn, xuất hiện nhiều đối tượng sâu bệnh hại mới. Cho nên, số
lượng và chủng loại thuốc BVTV sử dụng cũng tăng lên mạnh mẽ. Theo báo cáo của
Cục BVTV, Bộ NN&PTNT cho biết: những năm của thập kỷ 1985, lượng thuốc
BVTV dùng hàng năm ở nước ta dao động 6.500 – 9.000 tấn/năm; đến năm 2003,
2
lượng thuốc BVTV nhập khẩu vào Việt Nam không quá 40 nghìn tấn/năm và đến năm
2008, lượng thuốc BVTV nhập khẩu vào Việt Nam hơn 100 nghìn tấn [51], [58].
Số lượng các hoạt chất BVTV sử dụng ở Việt Nam vượt xa so với các nước
trong khu vực: năm 2009, Thái Lan và Malaisia có 400 – 600 loại; Trung Quốc có 630
hoạt chất BVTV [4]. Đây chính là nguy cơ gây ô nhiễm, phá hủy môi trường; là mối
đe dọa đối với sức khỏe con người và đó cũng là nguyên nhân làm giảm sức cạnh
tranh của nông sản, hàng hóa trên thị trường thế giới. Đồng thời, gia tăng hiện tượng
nhờn thuốc, chống thuốc của sâu hại, tiêu diệt những loài có ích, gây mất cân bằng
sinh thái.
Để góp phần khắc phục những bất cập trên, đồng thời khai thác, sử dụng và
bảo vệ được sự đa dạng, phong phú nguồn tài nguyên sinh vật của Việt Nam, nhằm
từng bước thiết lập một nền nông nghiệp sạch, an toàn, ổn định và bền vững, đáp ứng
được nhu cầu xuất khẩu, chế biến và nội tiêu, người ta đang ngày càng chú ý tới các
loại thuốc trừ sâu sinh học (thuốc có nguồn gốc từ nấm, vi khuẩn, virus hay thuốc thảo
mộc,…). Thuốc thảo mộc (Botanical hoặc Plant pesticides) là loại thuốc có nguồn gốc
tự nhiên có thể kiểm soát được dịch hại theo cơ chế không độc, thân thiện với môi
trường sinh thái và dễ sử dụng [46]. Những loại thuốc thảo mộc này có hiệu quả diệt
trừ sâu nhanh và mạnh ngang với thuốc hóa học; nhưng không để lại dư lượng thuốc
trong sản phẩm, không gây ô nhiễm môi trường, không ảnh hưởng tới sức khỏe con
người, không gây hiện tượng nhờn thuốc, kháng thuốc của dịch hại,… vì chất độc
trong thuốc thảo mộc là các hợp chất thiên nhiên nên sau khi sử dụng nó dễ bị phân
hủy trong môi trường tự nhiên. Thuốc thảo mộc tác động đến côn trùng gây hại bằng
cách gây ngán ăn, xua đuổi, ngăn sự lột xác, ngăn cản sự đẻ trứng, gây độc và giết
chết côn trùng.
Ở Việt Nam, cho đến nay có một số công trình nghiên cứu về sử dụng thực vật
và chế phẩm thảo mộc trong phòng trừ sâu hại rau họ hoa thập tự đạt hiệu quả cao:
Theo Nguyễn Duy Trang (1995) [95], việc sử dụng hạt củ đậu ở 4 dạng chế phẩm
khác nhau (DC
1
, DC
2
, B
1
và B
2
) và cây thanh hao hoa vàng ở dạng chế phẩm ST3
trong phòng trừ sâu hại rau họ hoa thập tự làm cho mật độ sâu giảm 66,9 – 100,0%,
cao hơn hiệu lực phòng trừ của thuốc hóa học Sherpar 25EC và Wofatox 50EC (đạt
58,5% sau phun 72 giờ). Theo Quách Thị Ngọ (2000) [64], hiệu quả trừ rệp của dung
dịch ngâm hạt củ đậu, rễ cây Derris cao hơn so với hiệu quả của thuốc hóa học Sherpa
25 EC và thuốc Sumicidin 25EC từ 17,8 – 19,5%. Theo Bùi Lan Anh, Nguyễn Thế
3
Hùng và Nguyễn Hữu Thọ (2011) [1],dung dịch ngâm hạt, lá xoan Neem và chế phẩm
Vineeem 1500EC có hiệu quả phòng trừ cao đối với rệp hại rau họ hoa thập tự (đạt 61,3
– 88,3% sau phun 7 ngày). Theo Lê Thị Nga (2012) [62], dung dịch ngâm hỗn hợp lá
Đu đủ và cỏ Siam có hiệu quả cao trong phòng trừ sâu xanh bướm trắng cao (đạt
73,56% sau phun 10 ngày).
Từ những thực tế trên, để góp phần bổ sung thành phần những loài thực vật có
khả năng trừ dịch hại cây trồng nói chung và sâu hại rau họ hoa thập tự nói riêng,
chúng tôi tiến hành thực hiện đề tài: “Nghiên cứu sử dụng một số loài thực vật và
chế phẩm thảo mộc trong sản xuất rau họ hoa thập tự tại Thái Nguyên”.
2. MỤC ĐÍCH, YÊU CẦU CỦA ĐỀ TÀI
2.1. Mục đích
Điều tra đánh giá tình hình sản xuất rau và hiện trạng sử dụng thuốc bảo vệ thực
vật trên rau tại Thái Nguyên trong những năm qua, trên cơ sở đó nghiên cứu sử dụng
một số loài thực vật và chế phẩm thảo mộc trong phòng trừ một số loài sâu hại chính
trên rau họ hoa thập tự nhằm tạo ra sản phẩm có năng suất và hiệu quả kinh tế cao,
đồng thời an toàn với người tiêu dùng.
2.2. Yêu cầu
- Điều tra xác định được tình hình sản xuất rau và hiện trạng sử dụng thuốc bảo
vệ thực vật trên rau tại thành phố Thái Nguyên.
- Điều tra xác định được kinh nghiệm cổ truyền sử dụng thực vật có độc trừ sâu
hại cây trồng.
- Nghiên cứu xác định được loài thực vật và chế phẩm thảo mộc sử dụng trong
sản xuất rau họ hoa thập tự đạt năng suất và hiệu quả kinh tế cao đồng thời không có
dư lượng thuốc bảo vệ thực vật tồn dư trong sản phẩm.
- Xây dựng mô hình thử nghiệm ứng dụng một số loài thực vật và chế phẩm thảo
mộc trong sản xuất rau cải bắp tại Lữ đoàn Công Binh 575, Quân khu 1.
3. Ý NGHĨA KHOA HỌC VÀ THỰC TIỄN CỦA ĐỀ TÀI
3.1. Ý nghĩa khoa học của đề tài
- Kết quả nghiên cứu của đề tài đã xác định được 38 loài cây, cỏ vùng trung du,
miền núi phía Bắc Việt Nam có khả năng phòng trừ dịch hại cây trồng, góp phần làm
4
sáng tỏ hơn về mối quan hệ đối kháng giữa những loài thực vật với một số dịch hại
cây trồng;
- Cung cấp một số dẫn liệu khoa học mới về hiệu lực của một số loài thực vật (cà
chua, ớt, cà độc dược, tỏi, ruốc cá, thàn mát, bồ hòn) và của chế phẩm thảo mộc
(Neem oil, Rotenone) trong phòng trừ những loài sâu phổ biến hại rau họ hoa thập tự
(sâu xanh bướm trắng, sâu khoang, sâu tơ, bọ nhảy, rệp muội). Từ đó, làm cơ sở cho
việc nghiên cứu xác định các hoạt chất, cơ chế tác động của các hoạt chất đó lên dịch
hại cây trồng và làm cơ sở cho nghiên cứu sản xuất chế phẩm thảo mộc trừ dịch hại
cây trồng.
- Kết quả nghiên cứu đã hoàn thiện được quy trình sản xuất rau cải bắp vừa đạt
được năng suất và hiệu quả kinh tế cao, vừa an toàn với người sử dụng. Kết quả này
góp phần thay đổi thói quen của người nông dân trong việc sử dụng hóa chất BVTV
có nguồn gốc hóa học để sản xuất nông nghiệp nói nói chung và rau cải bắp nói riêng;
đồng thời góp phần giảm thiểu việc sử dụng và nhập khẩu hóa chất bảo vệ thực vật để
phát triển nông nghiệp theo hướng an toàn bền vững.
- Kết quả nghiên cứu là tài liệu tham khảo phục vụ cho công tác giảng dạy và
nghiên cứu trong các lĩnh vực: Trồng trọt, nông nghiệp hữu cơ, cây rau, bảo vệ thực vật,
côn trùng, sinh thái nông nghiệp và lĩnh vực hóa học các hợp chất tự nhiên.
3.2. Ý nghĩa thực tiễn của đề tài
- Đã hoàn thiện quy trình sản xuất rau cải bắp bằng việc sử dụng một số loài
thực vật và chế phẩm trừ sâu thảo mộc. Từ đó, ứng dụng kết quả này trong sản xuất
rau an toàn tại thành phố Thái Nguyên và vùng phụ cận, góp phần giảm thiểu việc sử
dụng hóa chất bảo vệ thực vật, cải tạo tạo sinh cảnh và môi trường sống; đồng thời nâng
cao ý thức của mọi người người (đặc biệt là người nông dân) về nền nông nghiệp sinh
thái bền vững.
4. PHẠM VI NGHIÊN CỨU
4.1. Đối tƣợng nghiên cứu:
- Một số loài thực vật và chế phẩm trừ sâu thảo mộc dùng trong thí nghiệm:
Thân lá cà chua (Solanum lycopersicum Linnaeus), quả Ớt chỉ thiên (Capsicum
frutescens Linn.), quả Cà độc dược (Datura metel Linnaeus), củ Tỏi (Allium sativum
Linnaeus), rễ cây Ruốc cá (Derris elliptica Loureiro), hạt Thàn mát (Milletia
5
ichthyochtona Drake), quả Bồ hòn (Sapindus Linnaeus), chế phẩm Neem oil và chế
phẩm Rotenone;
- Rau họ hoa thập tự (cải bắp, cải xanh). Cải bắp giống KKcross.
4.2. Thời gian, địa điểm nghiên cứu
Đề tài được thực hiện từ năm 2009 – 2012 tại Trường Đại học Nông Lâm Thái
Nguyên và Tiểu đoàn Vượt Sông 4 - Lữ đoàn Công Binh 575, Quân khu 1, Thái Nguyên.
4.3. Điều kiện thí nghiệm
Theo kết quả phân tích tại phòng Thí nghiệm trung tâm Trường Đại học Nông
Lâm Thái Nguyên, đất ở địa điểm nghiên cứu (Tiểu đoàn Vượt Sông 4 - Lữ đoàn
Công Binh 575 - Quân khu 1, Thái Nguyên) đủ tiêu chuẩn để sản xuất rau an toàn.
Nước tưới: Sử dụng nước máy là nguồn nước tưới cho rau.
Phân bón: Phân chuồng hoai mục và các loại phân khoáng khác (đạm, lân, kali).
4.4. Phạm vi nghiên cứu
Đề tài tập trung nghiên cứu về hiệu quả kỹ thuật, hiệu quả kinh tế của một số
loài thực vật (cà chua, ớt chỉ thiên, cà độc dược, tỏi, ruốc cá, thàn mát, bồ hòn) và chế
phẩm thảo mộc (Neem oil, Rotenone) đến năng suất, chất lượng sản phẩm, góp phần
thay thế một phần thuốc bảo vệ thực vật có nguồn gốc hóa học để tổ chức sản xuất rau
an toàn tại Thái Nguyên và các vùng phụ cận.
5. ĐÓNG GÓP MỚI CỦA LUẬN ÁN
- Luận án đã xác định được kinh nghiệm cổ truyền của dân tộc một số vùng
Trung du miền núi phía Bắc trong việc sử dụng thực vật để phòng trừ dịch hại cây
trồng, làm cơ sở cho việc nghiên cứu quy trình công nghệ sản xuất chế phẩm thảo
mộc để phòng trừ dịch hại cây trồng.
- Lần đầu tiên sản xuất rau họ hoa thập tự bằng việc sử dụng dung dịch ngâm thực
vật và chế phẩm thảo mộc tại Thái Nguyên vừa đạt được năng suất cao, vừa không có dư
lượng hóa chất BVTV tồn dư trong sản phẩm. Kết quả này đã được chuyển giao cho Lữ
đoàn Công binh 575, Quân khu 1 để sản xuất rau an toàn phục vụ các cán bộ, chiến sĩ
thuộc các đơn vị quân đội đóng quân trên địa bàn thành phố Thái Nguyên.
- Luận án đã góp phần làm thay đổi nhận thức của người sản xuất rau và của cán
bộ chiến sĩ ngành Hậu cần - Lữ đoàn Công binh 575 - Quân Khu 1 – Thái Nguyên.
6
Chƣơng 1
CƠ SỞ KHOA HỌC VÀ TỔNG QUAN TÀI LIỆU CỦA ĐỀ TÀI
1.1. Cơ sở khoa học của đề tài
Rau họ hoa thập tự Brassicae (Cruistacae) là loài cây trồng phổ biến ở nhiều
nước trên thế giới [260], nó không chỉ là nguồn thực phẩm bổ dưỡng cho con người
mà còn là dược phẩm quý trong y học. Thời kỳ Hypocates đã sử dụng món rau bắp cải
luộc với muối để chữa bệnh tiêu chảy. Cổ sử La Mã và Hy Lạp đã dùng rau cải để
chữa bệnh đau đầu, bệnh goute, chữa vết bầm, vết thương, nhiễm trùng da, mụn nước,
nước ăn chân, chữa sưng, bệnh trĩ và tiêu độc. Binh sĩ Roman đã dùng lá bắp cải để
chữa trị vết thương bằng cách giã nhỏ lá bắp cải rồi đắp vào vết thương, thay 1-3
lần/ngày [223].
Ngày nay, ở các nước phát triển đã dùng bắp cải để chữa bệnh đau cơ, đau thần
kinh tọa, đau dây thần kinh, chữa bệnh viêm khớp bằng cách hơ nóng lá bắp cải rồi
chườm lên chỗ bị đau; chữa bệnh viêm loét vì trong bắp cải có vitamin U. Ngoài ra,
trong rau họ cải rất giàu thành phần beta carotene, canxi, tốt cho xương, răng và chữa
bệnh còi xương ở trẻ nhỏ. Vitamin C và vitamin A trong rau cải có tác dụng giải độc
tố ra khỏi cơ thể, ngăm ngừa cảm cúm, tăng cường khả năng trao đổi chất và tăng sức
đề kháng, chữa cảm lạnh. Đặc biệt, trong rau cải có các chất có tác dụng giảm nguy cơ
đau tim, giảm nguy cơ ung thư phổi của người hút thuốc lá 50-70% [191], [251],
[304], [367] và phòng chống các bệnh ung thư khác như: carotenoid, sulforaphane,
isothiocyanates, indole 3 carbinol, glucosinolates indolyl, dihiolthines,…Nhiều tác giả
đã khẳng định được, rau họ hoa thập tự có tác dụng ngăn ngừa 40-70% ung thư [113],
[133], [214], [251], [286] . Chính vì vậy, diện tích và chủng loại rau họ hoa thập tự ở
Việt Nam ngày càng tăng lên mạnh mẽ. Theo FAOSAT, 2012 [180]: năm 2006, diện
tích rau họ hoa thập tự ở Việt Nam là 39.9000 ha; đến năm 2007 đạt 42.435 ha, tăng
6,35% so với năm 2006 và đến năm 2010 diện tích rau họ hoa thập tự đạt 44.800ha,
tăng 4,48% so với năm 2009 (đạt 42.881 ha) và cao hơn diện tích trung bình 5 năm
(2006 – 2010 đạt 42.526,6 ha) 2.270,4 ha. Chính sự gia tăng về diện tích, cùng với
việc thâm canh tăng vụ, thay đổi cơ cấu cây trồng và quy hoạch vùng sản xuất rau
chuyên canh làm cho tình hình sâu hại diễn biến phức tạp hơn, xuất hiện nhiều đối
tượng sâu bệnh hại mới. Để phòng trừ dịch hại, người nông dân ở miền xuôi, các quận
huyện gần khu đô thị sử dụng nhiều loại thuốc hóa học có độ độc cao, thời gian cách
7
ly dài. Các thuốc hóa học này không chỉ gây độc đối với người sử dụng mà còn ảnh
hưởng đến chất lượng sản phẩm, để lại dư lượng thuốc BVTV, làm giảm đa dạng sinh
học, phá vỡ cân bằng sinh thái. Còn đối với người nông dân là các dân tộc vùng sâu,
vùng xa thuộc các tỉnh miền núi phía Bắc, có điều kiện kinh tế khó khăn, đường xá
giao thông đi lại vất vả, cuộc sống của họ chủ yếu là tự cung, tự cấp thì họ có những
kinh nghiệm, những hiểu biết rất tốt về môi trường xung quanh, họ biết khai thác và
sử dụng thiên nhiên để phục vụ cho sự tồn tại, phát triển và ổn định cuộc sống của
mình như: Dùng các loài thực vật (củ ấu tàu, quả bồ kết, lá vông, gừng, lá rận trâu,…)
để chữa bệnh cho người và gia súc; dùng hạt thàn mát, quả bồ hòn, mã tiền, sừng dê,
thiên thông,… để phòng trừ các loài sâu, bệnh hại cây trồng. Với biện pháp đơn giản,
dễ làm này họ hoàn toàn chủ động trong bảo vệ cây trồng trước các loài dịch hại; đồng
thời an toàn đối với con người và không gây ô nhiễm môi trường.
Xuất phát từ thực tế đó, để khai thác, sử dụng có hiệu quả nguồn tài nguyên thực
vật đa dạng, phong phú ở Việt Nam và kiến thức của đồng bào dân tộc một số vùng
Trung du miền núi phía Bắc trong việc phòng trừ dịch hại cây trồng nói chung và sâu
hại rau họ hoa thập tự nói riêng, chúng tôi đã thực hiện đề tài: “Nghiên cứu sử dụng
một số loài thực vật và chế phẩm thảo mộc trong sản xuất rau họ hoa thập tự tại
Thái Nguyên”.
1.2. Tổng quan tài liệu
1.2.1. Tình hình sản xuất rau họ hoa thập tự trên thế giới và Việt Nam
1.2.1.1. Tình hình sản xuất rau họ hoa thập tự (Brassicas) trên thế giới
Diện tích, năng suất và sản lượng rau họ hoa thập tự (Brassicas) trên thế giới trong
những năm giảm mạnh (Phụ lục 1.1.): Diện tích rau họ hoa thập tự (Brassicas) năm 2010
đạt 2.084.231 ha, giảm 13,56% so với diện tích trung bình giai đoạn 2003 – 2005 (đạt
2.411.217 ha); giảm 6,3% so với năm 2006 và giảm 7,61% so với năm 2009 [180].
Năng suất rau họ hoa thập tự năm 2010 đạt 278.122 kg/ha, giảm 1,07% so với
năng suất trung bình giai đoạn 2003-2005 (đạt 281.139,33 kg/ha); giảm 5,68% so với
năm 2006 và giảm 3,99% so với năm 2009 [180].
Sản lượng rau họ hoa thập tự năm 2010 đạt 57.966.986 tấn, giảm 14,48% so với
sản lượng trung bình giai đoạn 2003-2005 (đạt 67.782.872,33 tấn); giảm 11,62% so
với năm 2006 và giảm 11,29% so với năm 2009 [180].
8
Như vậy, trong vòng 8 năm qua (2003 – 2010), diện tích, năng suất và sản lượng
rau họ hoa thập tự năm 2010 là thấp nhất [180].
Tình hình sản xuất rau họ hoa thập tự giữa các châu lục không giống nhau (Phụ
lục 1.2.): Châu Á có diện tích trồng rau họ hoa thập tự (Brassicas) lớn nhất thế giới
(đạt 1.444.662 ha), chiếm 69,31% tổng diện tích rau họ hoa thập tự của thế giới và
diện tích rau họ hoa thập tự của châu Úc ít nhất (đạt 3.230 ha), chiếm 0,15% tổng
diện tích rau họ hoa thập tự của thế giới [180].
Năng suất rau họ hoa thập tự của châu Úc cao nhất thế giới (đạt 382.694 kg/ha) và
cao hơn năng suất bình quân của thế giới 37,60%. Đứng thứ hai là châu Á, có năng suất
bình quân lớn hơn thế giới là 5,87% và thấp nhất là châu Phi, có năng suất bình quân
188.609 kg/ha, thấp hơn năng suât bình quân thế giới 32,18% [180].
Sản lượng rau họ hoa thập tự của châu Á cao nhất (đạt 42.536.682 tấn), chiếm
26,62% so với tổng sản lượng rau họ hoa thập tự của toàn thế giới; tiếp đến là sản lượng
rau họ hoa thập tự của châu Âu (đạt 10.811.965 tấn), chiếm 18,65% tổng sản lượng rau
toàn thế giới và sản lượng rau họ hoa thập tự của Châu Úc là thấp nhất (đạt 123.610
tấn), chiếm 0,21% tổng sản lượng rau họ hoa thập tự toàn thế giới [180].
Như vậy, từ kết quả nghiên cứu đánh giá ở trên ta thấy: Mặc dù, rau họ hoa thập
tự là loài rau có nguồn gốc ở vùng ôn đới. Loại rau này sinh trưởng, phát triển và cho
năng suất cao ở điều kiện khí hậu lạnh mát. Còn ở các nước châu Á (khí hậu nhiệt đới),
loại rau này chỉ trồng chủ yếu vào vụ đông xuân (tức chỉ trồng được 1 vụ/năm). Nhưng
trong thực tế, diện tích rau họ hoa thập tự ở châu Á lớn nhất thế giới (đạt 1.444.662 ha,
chiếm 69,31% diện tích rau họ hoa thập tự toàn thế giới. Châu Úc tuy không phải là
vùng nguyên sản của rau họ hoa thập tự và diện tích loại rau này ở châu Úc ít nhất thế
giới (3.230 ha); nhưng năng suất rau ở đây cao nhất thế giới (đạt 382.694 kg/ha) và cao
hơn năng suất bình quân của thế giới 37,60% (Phụ lục 1.2. và 1.3.) [180].
Ở châu Á, Trung Quốc là nước có diện tích rau lớn nhất, đạt 739.194 ha, chiếm
51,17% tổng diện tích rau họ hoa thập tự toàn châu Á; tiếp đến là Ấn Độ, có 300.500
ha, chiếm 20,8% và thấp nhất là Bahrain có 20 ha rau họ hoa thập tự, chiếm
0,001384407 % diện tích rau họ hoa thập tự châu Á (Phụ lục 1.3.) [180].
Năng suất rau họ hoa thập tự của Hàn Quốc cao nhất châu Á, đạt 620.754 kg/ha,
cao hơn năng suất trung bình toàn châu Á 362.314 kg/ha (cao hơn 110,83%); tiếp đến
năng suất rau của Bahrain đạt 370.000 kg/ha, cao hơn năng suất trung bình châu Á
9
75.560 kg/ha (cao hơn 25,66%) và Timor là nước có năng suất rau họ hoa thập tự thấp
nhất châu Á, đạt 92.442 kg/ha, thấp hơn năng suất trung bình châu Á 201.998 kg/ha
(thấp hơn 68,6%) [180].
Sản lượng rau họ hoa thập tự của Trung Quốc cao nhất thế giới, đạt 25.156.578
tấn, chiếm 59,14 tổng sản lượng rau châu Á và Singapo là nước có sản lượng rau họ hoa
thập tự thấp nhất châu Á, đạt 546 tấn, chiếm 0,001283598% tổng sản lượng rau họ hoa
thập tự châu Á. Sản lượng rau họ hoa thập tự của Trung Quốc lớn nhất là do: Trung
Quốc có diện tích rau lớn nhất thế giới và năng suất rau đứng thứ 3 thế giới [180].
1.2.1.2. Tình hình sản xuất rau họ hoa thập tự (Brassicas) ở Việt Nam
Việt Nam có diện tích rau họ hoa thập tự 44.800 ha, đứng thứ 3 châu Á (sau
Trung Quốc và Ấn Độ), chiếm 3,1% diện tích rau họ hoa thập tự châu Á (Phụ lục 1.4.).
Năng suất rau họ hoa thập tự của Việt Nam đạt 173.661 kg/ha, đứng thứ 6 châu
Á (sau Hàn Quốc, Bahrain, Trung Quốc, Ấn Độ và Singapo), thấp hơn năng suất trung
bình của châu Á 120.779 kg/ha (thấp hơn 41,02%) (Phụ lục 1.4.).
Sản lượng rau họ hoa thập tự của Việt Nam đạt 778.000 tấn, đứng thứ 4 châu Á
(sau Trung Quốc, Ấn Độ và Hàn Quốc), chiếm 1,93% tổng sản lượng rau họ hoa thập
tự châu Á. (Phụ lục 1.4.).
Qua đó ta thấy: Diện tích rau họ hoa thập tự của Việt Nam là khá cao, nhưng
năng suất rau còn quá thấp. Vì vậy, cần có biện pháp kỹ thuật tốt hơn để rau họ hoa
thập tự có thể phát huy tiềm năng cho năng suất cao hơn (tối thiểu bằng năng suất
trung bình của châu Á).
Căn cứ vào tình hình phát triển rau các loại trong những năm vừa qua, căn cứ
quyết định số 52/2007/QĐ-BNN ngày 5/6/2007 của Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và
PTNT về Quy hoạch phát triển rau quả và hoa cây cảnh đến năm 2020, định hướng
tổng diện tích rau cả nước tới năm 2015 đạt 900 ngàn ha (tăng 15,4% so với năm 2010;
năm 2020 là 1200 ha (tăng 53,8% so với năm 2010) (Phụ lục 1.5.) [12].
1.2.2. Thực trạng sản xuất và sử dụng hóa chất bảo vệ thực vật trên thế giới và Việt Nam
1.2.2.1. Thực trạng sản xuất và sử dụng thuốc Bảo vệ thực vật trên thế giới
* Thực trạng sản xuất thuốc Bảo vệ thực vật trên thế giới
10
Sản lượng hóa chất BVTV tăng nhanh theo thời gian, năm 1955 toàn thế giới sản
xuất ra gần 400 nghìn tấn; đến thập niên 90 của thế kỳ XX sản xuất ra hơn 3 triệu
tấn/năm, tăng 75 lần so với năm 1955 và ngày nay, hàng năm toàn thế giới sản xuất
khoảng 4,4 triệu tấn với 2.537 loại hóa chất BVTV [10], [314]. Trong đó, Trung Quốc
và Mỹ là hai quốc gia có sản lượng và kim ngạch xuất khẩu hóa chất BVTV đứng đầu
thế giới. Trong đó, Trung Quốc, có 2.500 nhà máy sản xuất hóa chất BVTV với sản
lượng tăng mạnh theo các năm, cụ thể: năm 2007 đạt 1.731 nghìn tấn, năm 2008 đạt
1.902 nghìn tấn, tăng 9,9% so với năm 2007. Năm 2008, Trung Quốc xuất khẩu 485
nghìn tấn hóa chất BVTV với kim ngạch đạt hơn 2 tỷ USD [101]. Mỹ có 28 công ty
lớn sản xuất hóa chất BVTV, với lượng hóa chất BVTV xuất khẩu lớn (năm 2008
xuất khẩu 115 nghìn tấn) với tổng kim ngạch đạt hơn 2 tỷ USD [101].
Trong 10 năm trở lại đây, ngành công nghiệp hóa chất BVTV trên toàn thế giới
đã có xu hướng loại bỏ dần những hoạt chất có độc tính cao, thay vào đó là những
thuốc ít độc hại hơn đối với con người và gia súc [268], [389].
* Thực trạng sử dụng thuốc Bảo vệ thực vật trên thế giới
Từ đầu thế kỷ XX đến năm 1960, hàng loạt hóa chất BVTV hữu cơ ra đời: đầu
tiên là nhóm thuốc thủy ngân ra đời vào năm 1913; tiếp đó là nhóm thuốc lưu huỳnh
và đến năm 1924, Zeidler đã tìm ra thuốc DDT & 666 ở Thụy Sỹ [71]. Sau đó, hàng
loạt hóa chất BVTV khác cũng lần lượt được ra đời: Hợp chất phốt pho hữu cơ vào
năm 1924 [40], hợp chất clo hưu cơ vào năm 1940 – 1950, lân hữu cơ & nhóm
cacbamat hữu cơ vào năm 1945 – 1950, thuốc diệt cỏ carbamat hữu cơ vào năm 1945.
Như vậy, ngay từ khi phát hiện ra thuốc hóa học BVTV đầu tiên, ngành hóa chất
BVTV đã phát triển với tốc độ rất nhanh, nhất là sau đại chiến thế giới lần thứ hai,
toàn thế giới đã sản xuất ra hơn 15 triệu tấn thuốc hóa học để phun trên diện tích hơn
4 tỷ ha cây trồng nông - lâm nghiệp. Thực tế cho thấy, số lượng sâu bệnh hại cây
trồng giảm rõ rệt và năng suất cây trồng tăng lên xấp xỉ hai lần. Với những kết quả
này, loài người lúc đó cho rằng: chỉ cần có thuốc hóa học, con người có thể bảo vệ
được cây trồng trước tất cả các đối tượng dịch hại và khi đó biện pháp hóa học giữ vị
trí quan trọng, gần như là độc tôn trong phòng trừ dịch hại cây trồng [93].
Từ giữa những năm 1950 trở đi, việc sử dụng các loại thuốc trừ sâu hóa học đã
không ngừng tăng nhanh và phát triển rộng khắp trên nhiều đối tượng cây trồng, ở
khắp mọi nơi trên toàn thế giới với số lượng ngày càng nhiều. Vì vậy, việc sử dụng
11
hóa chất BVTV trong phòng trừ sâu bệnh hại ở nhiều nước đã trở nêm lạm dụng, tùy
tiện, nhiều nơi phun 10 – 12 lần/1 vụ, thậm chí lên tới 20 – 24 lần/1 vụ mà năng suất
cây trồng vẫn không thể tăng thêm, đồng thời sâu bệnh hại lại có chiều hướng gia tăng
vì chúng xuất hiện hiện tượng nhờn thuốc và kháng thuốc gây ảnh hưởng nghiêm
trọng đến năng suất, chất lượng sản phẩm [93]. Lúc này, nhiều người sản xuất nông
nghiệp không dám sử dụng hóa chất BVTV, thậm chí còn có người còn cho rằng cần
phải loại bỏ hẳn hóa chất BVTV trong sản xuất nông nghiệp [71].
Từ năm 1960 – 1980, việc lạm dụng hóa chất BVTV trong phòng trừ dịch hại
cây trồng không những giảm mà còn tăng lên mạnh mẽ gây ảnh hưởng nghiêm trọng
đến môi trường, đến những loài có ích và sức khỏe con người. Lúc này, nhiều nơi trên
thế giới đã khuyến cáo người nông dân hạn chế thậm chí cấm sử dụng các thuốc hóa
học BVTV thuộc nhóm clo hữu cơ như DDT & 666, nên sử dụng những loại thuốc
BVTV thuộc nhóm Pyrethroid, các chế phẩm trừ sâu sinh học,… [71], [314].
Từ năm 1980 – nay, vai trò của thuốc hóa học BVTV trong sản xuất nông
nghiệp vẫn đóng vai trò quan trọng. Nhưng vấn đề bảo vệ môi trường, bảo vệ sức
khỏe con người và vệ sinh an toàn thực phẩm được quan tâm hơn, cho nên việc sử
dụng những hóa chất BVTV có độc tính cao cũng được hạn chế [71].
1.2.2.2. Tình hình sử dụng thuốc Bảo vệ thực vật ở Việt Nam
Ở miền Bắc nước ta, hóa chất BVTV được dùng lần đầu tiên ở vụ Đông xuân
năm 1956-1957 tại Hưng Yên. Ở miền Nam, hóa chất BVTV bắt đầu được sử dụng từ
năm 1962 [71].
Từ năm 1957 đến năm 1990, lượng hóa chất BVTV dùng hàng năm ở nước ta
dao động từ 6.500 – 16.000 tấn/năm [51], [58], [71]; từ năm 1976 – 1980, lượng hóa
chất sử dụng khoảng 16.000 tấn/năm. Từ năm 1986 đến 1990, trung bình mỗi năm sử
dụng 14.000 tấn, trong đó có 55% hóa chất BVTV thuộc nhóm lân hưu cơ, 13% thuộc
nhóm clo hưu cơ, 12% thuộc nhóm carbamat hữu cơ, còn lại là các hợp chất hóa học
thủy ngân, asen. Phần lớn những loại hóa chất này đều có độ độc cao và tồn dư lâu
trong môi trường [80]. Đến năm 2003, lượng thuốc BVTV nhập khẩu vào Việt Nam
gần 40 nghìn tấn/năm và đến năm 2008, lượng thuốc BVTV nhập khẩu vào Việt Nam
hơn 100 nghìn tấn [51], [58]. Năm 2012, lượng thuốc BVTV nhập khẩu là 105 nghìn
tấn (744 triệu USD), tăng 23,41% so với năm 2011 (Phụ lục 1.6.) [102].