Bộ giáo dục và đào tạo
Bộ nông nghiệp và PTNT
Tr-ờng đại học lâm nghiệp
------------------------
Nguyễn THị THU HƯờNG
Nghiên cứu một số đặc điểm lâm học của
loài Dẻ ĂN HạT (Castanopsis boisii hickel et Camus)
tại BắC GIANG
Chuyên ngành: Lâm học
Mã số: 60.62.60
Luận văn thạc sỹ khoa học lâm nghiệp
NGI HNG DN KHOA HC
TS. Anh Tuõn
Hà Nội - 2010
i
LỜI CẢM ƠN
Luận văn này được hoàn thành tại trường Đại học Lâm nghiệp theo
chương trình đào tạo Cao học Lâm nghiệp khóa 16, giai đoạn 2008 – 2010.
Luận văn là một trong những nội dung nghiên cứu quan trọng của đề tài
khoa học cấp Bộ: “Nghiên cứu giải pháp kỹ thuật nuôi dưỡng rừng Dẻ ăn
hạt (Castanopsis boisii Hicket et Camus) tại Bắc Giang” mà tác giả là
cộng tác viên.
Trong quá trình học tập và hoàn thành luận văn, tác giả đã nhận
được sự quan tâm, giúp đỡ của khoa Đào tạo sau đại học cũng như của
các thầy, cô giáo trường Đại học Lâm nghiệp, các cán bộ nghiên cứu Viện
Khoa học Lâm nghiệp Việt Nam. Nhân dịp này tác giả xin chân thành
cảm ơn sự giúp đỡ đó.
Trước hết, tác giả xin bày tỏ lòng cảm ơn chân thành tới TS. Đỗ Anh
Tuân – người hướng dẫn khoa học, đã trực tiếp hướng dẫn, tận tình giúp đỡ,
truyền đạt những kiến thức quí báu và dành những tình cảm tốt đẹp cho tác
giả trong suốt thời gian học tập cũng như trong thời gian thực hiện luận văn.
Tác giả xin cảm ơn Sở Nông nghiệp và phát triển nông thôn tỉnh
Bắc Giang; UBND các huyện Sơn Động, Lục Nam, Lục Ngạn, Lạng
Giang đã tạo mọi điều kiện thuận lợi cho tác giả thu thập số liệu ngoại
nghiệp phục vụ cho luận văn.
Cuối cùng, tác giả xin chân thành cảm ơn bạn bè và người thân
trong gia đình đã giúp đỡ, động viên tác giả trong suốt thời gian học tập
và hoàn thành luận văn.
Tác giả xin cam đoan, các số liệu trong luận văn đều là số liệu thu
thập thực tế; các tài liệu sử dụng đều có trích dẫn.
Hà Nội, tháng 9 năm 2010
Tác giả
ii
MỤC LỤC
Trang
Trang phụ bìa
1.Lời cảm ơn ...................................................................................................... i
2.Mục lục ........................................................................................................... ii
3.Danh mục các kí hiệu và từ viết tắt ................................................................ v
4.Danh mục các bảng ....................................................................................... vi
5.Danh mục các hình ....................................................................................... vii
ĐẶT VẤN ĐỀ ................................................................................................... 1
Chương 1: TỔNG QUAN ................................................................................. 3
1.1.Tình hình nghiên trên thế giới ................................................................. 3
1.1.1. Phân loại họ Dẻ ............................................................................... 3
1.1.2. Đặc điểm phân bố và sinh thái ........................................................ 4
1.1.3. Giá trị sử dụng ................................................................................. 5
1.1.4. Tình hình gây trồng Dẻ ăn hạt ........................................................ 5
1.2.Tình hình nghiên cứu trong nước ............................................................ 7
1. 2.1. Về phân loại họ Dẻ......................................................................... 7
1.2.2. Đặc điểm về hình thái Dẻ ăn quả .................................................... 8
1.2.3. Đặc điểm phân bố và sinh thái ........................................................ 8
1.2.4. Giá trị sử dụng và năng suất, sản lượng hạt Dẻ .............................. 9
1.2.5. Tình hình nghiên cứu đặc điểm lâm học và các biện pháp kỹ thuật
đối với Dẻ ăn hạt ..................................................................................... 10
Chương 2: MỤC TIÊU, NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU ... 14
2.1.Mục tiêu nghiên cứu.............................................................................. 14
2.2. Giới hạn nghiên cứu ............................................................................. 14
2.3. Nội dung nghiên cứu ............................................................................ 14
2.4.Phương pháp nghiên cứu....................................................................... 15
iii
2.4.1.Phương pháp nghiên cứu chung ..................................................... 15
2.4.2.Phương pháp nghiên cứu cụ thể ..................................................... 16
2.5. Sản lượng quả và mối quan hệ giữa sản lượng quả và một số nhân tố
điều tra. ........................................................................................................ 22
Chương 3: ĐIỀU KIỆN TỰ NHIÊN, KINH TẾ - XÃ HỘI KHU VỰC
NGHIÊN CỨU ................................................................................................ 23
3.1. Đặc điểm tự nhiên ................................................................................ 23
3.1.1. Vị trí địa lý .................................................................................... 23
3.1.2. Địa hình địa thế ............................................................................. 23
3.1.3.Khí hậu ........................................................................................... 24
3.1.4.Thủy văn......................................................................................... 25
3.1.5.Các dạng đất đai ............................................................................. 25
3.1.6.Hiện trạng sử dụng đất đai và tài nguyên rừng .............................. 26
3.2.Đặc điểm kinh tế - xã hội ...................................................................... 30
3.2.1.Nguồn nhân lực .............................................................................. 30
3.2.2.Thực trạng kinh tế xã hội ............................................................... 31
3.3. Nhận xét ............................................................................................... 35
Chương 4: KẾT QUẢ ..................................................................................... 36
4.1. Đặc điểm hình thái và vật hậu của Dẻ ăn hạt ....................................... 36
4.1.1. Đặc điểm hình thái ........................................................................ 36
4.1.2. Đặc điểm vật hậu ........................................................................... 38
4.2. Đặc điểm phân bố và sinh thái của Dẻ ăn hạt ...................................... 39
4.2.1. Vùng phân bố tự nhiên .................................................................. 39
4.2.2. Chế độ khí hậu .............................................................................. 40
4.2.3. Đặc điểm đất đai............................................................................ 41
4.3. Một số đặc điểm cấu trúc lâm phần có loài Dẻ ăn hạt phân bố ........... 42
4.3.1. Cấu trúc mật độ và tổ thành tầng cây cao ..................................... 42
iv
4.3.2. Cấu trúc tầng thứ và độ tàn che..................................................... 45
4.3.3. Phân bố số cây theo N/D1.3............................................................ 46
4.3.4. Phân bố N/Hvn .............................................................................. 49
4.4.Đặc điểm tái sinh tự nhiên của loài Dẻ ăn quả ..................................... 52
4.4.1.Mật độ cây tái sinh ......................................................................... 52
4.4.2.Tổ thành cây tái sinh ...................................................................... 53
4.4.3. Phân bố số cây tái sinh theo cấp chiều cao ................................... 54
4.4.4. Chất lượng và nguồn gốc cây tái sinh ........................................... 58
4.4.5. Tỷ lệ cây tái sinh có triển vọng ..................................................... 62
4.5. Sản lượng quả và mối quan hệ của nó với một số nhân tố điều tra ..... 64
4.5.1. Sản lượng quả................................................................................ 64
4.5.2. Mối quan hệ giữa sản lượng quả và một số nhân tố điều tra ........ 66
4.6. Mật độ tối ưu ........................................................................................ 69
4.7. Đề xuất một số biện pháp kỹ thuật lâm sinh trong nuôi dưỡng Dẻ ăn hạt. 70
Chương 5: KẾT LUẬN, TỒN TẠI, KHUYẾN NGHỊ ................................... 72
5.1. Kết luận ................................................................................................ 72
5.2. Tồn tại .................................................................................................. 74
TÀI LIỆU THAM KHẢO
PHỤ LỤC
v
DANH MỤC CÁC KÝ HIỆU VÀ TỪ VIẾT TẮT
TT
Ký hiệu
Giải thích
2
CT
3
D1.3
4
Dt
6
Hdc
Chiều cao dưới cành
5
Hvn
Chiều cao vút ngọn
12
LG
Lạng Giang
13
LN
Lục Nam
14
LNg
Lục Ngạn
1
NN & PTNT
16
ÔDB
Ô dạng bản
17
ÔTC
Ô tiêu chuẩn
15
SD
Sơn Động
11
SL
Sản lượng
10
TB
Trung bình
7
TC
Tiêu chuẩn
8
TS
Tái sinh
9
TSTV
Công thức
Đường kính ngang ngực
Đường kính tán
Nông nghiệp và phát triển nông thôn
Tái sinh triển vọng
vi
DANH MỤC CÁC BẢNG
Bảng
1.1
Tên bảng
Phân bố họ Dẻ trên thế giới
Trang
4
Diện tích, năng suất và sản lượng hạt Dẻ của các quốc gia
1.2
trên thế giới năm 2000
6
3.1
Diễn biến rừng và độ che phủ rừng giai đoạn (2002 -2008)
28
3.2
Hiện trạng diện tích đất lâm nghiệp năm 2008
29
4.1
Hiện tượng vật hậu của Dẻ ăn hạt
40
4.2
Đặc điểm khí hậu
42
4.3
Tính chất vật lý các phẫu diện
42
4.4
Một số tính chất hoá học của đất
43
4.5
Tổ thành tầng cây cao
44
4.6
Mật độ cây tái sinh
54
4.7
Tổ thành cây tái sinh
55
4.8
Phân bố số cây tái sinh theo cấp chiều cao
57
4.9
Chất lượng và nguồn gốc cây tái sinh
61
4.10
Số lượng cây tái sinh có triển vọng
64
4.11
Sản lượng quả
66
4.12
Mối quan hệ giữa SL với Dt và D1.3
70
vii
DANH MỤC CÁC HÌNH
Hình
Tên hình
Trang
2.1
Sơ đồ nghiên cứu tổng quát
16
4.1
Cây Dẻ ăn quả ở rừng tự nhiên
37
4.2
Tán cây Dẻ ăn quả ở rừng tự nhiên
38
4.3
Hình thái vỏ và vết đẽo của Dẻ ăn hạt
38
4.4
Lá và quả của Dẻ ăn hạt
39
4.5
Phân bố tự nhiên của Dẻ ăn hạt
41
4.6
Phẫu đồ ÔTC SD - 1
47
4.7
Phân bố N/D của huyện Lạng Giang
48
4.8
Phân bố N/D của huyện Lục Ngạn
49
4.9
Phân bố N/D của huyện Sơn Động
49
4.1
Phân bố N/D của huyện Lục Nam
50
4.11 Phân bố N/H ở Lạng Giang
51
4.12 Phân bố N/H của huyện Lục Ngạn
52
4.13 Phân bố N/H của huyện Sơn Động
52
4.14 Phân bố N/H của huyện Lục Nam
53
4.15 Phân bố số cây TS theo cấp chiều cao ở Lạng Giang
58
4.16 Phân bố số cây TS theo cấp chiều cao ở Lục Nam
59
4.17 Phân bố số cây TS theo cấp chiều cao ở Lục Ngạn
59
4.18 Phân bố số cây TS theo cấp chiều cao ở Sơn Động
60
4.19 Chất lượng cây tái sinh
63
Tỷ lệ cây tái sinh
65
4.2
4.21 Mối quan hệ giữa sản lượng với Dt
69
4.22 Mối quan hệ giữa sản lượng với D1.3
70
1
ĐẶT VẤN ĐỀ
Việt nam nằm trong vùng nhiệt đới gió mùa với 2/3 diện tích đồi núi,
do đó tài nguyên rừng có vai trò đặc biệt trong công cuộc phát triển kinh tế xã hội và bảo vệ môi trường ở nước ta. Do nhiều nguyên nhân khác nhau như:
sức ép gia tăng dân số, du canh du cư, đốt nương làm rẫy, khai thác rừng
không kiểm soát, cháy rừng, chiến tranh,… nên diện tích và chất lượng rừng
nước ta bị suy giảm liên tục trong thời gian dài, đặc biệt trong giai đoạn 1980
– 1985 trung bình mỗi năm chúng ta mất đi khoảng 235.000 ha rừng.
Từ năm 1990 trở lại đây, diện tích và độ che phủ rừng đã tăng lên liên
tục nhờ trồng rừng và phục hồi rừng tự nhiên, đặc biệt là chương trình 327
(phủ xanh đất trống đồi núi trọc); dự án trồng mới 5 triệu ha rừng; chỉ thị số
286/TTg ngày 02/05/1997 cấm khai thác rừng tự nhiên của chính phủ,….cùng
với sự hỗ trợ của nhiều dự án quốc tế như PAM, KfW (Đức); JICA (Nhật
Bản),.. theo thống kê đến 31/12/2007, diện tích rừng toàn quốc là 12.837.33ha
(độ che phủ 38,2%) (Bộ NN&PTNT,2008).
Mặc dù diện tích rừng tăng nhưng trữ lượng và chất lượng rừng chưa
được cải thiện rõ rệt, chủ yếu rừng tự nhiên hiện nay thuộc đối tượng rừng
nghèo kiệt, giá trị kinh tế, phòng hộ, đa dạng sinh học,…không cao. Rừng
trồng sản xuất mới chỉ là rừng trồng nguyên liệu gỗ nhỏ. Vì vậy, trong giai
đoạn hiện nay, việc phát triển các loài cây bản địa đa tác dụng đang rất được
quan tâm, Dẻ ăn hạt là một trong những loài cây đó.
Dẻ ăn hạt là loài cây lá rộng bản địa, đa tác dụng: gỗ có thể làm nhà,
đồ gia dụng,….đặc biệt hạt dẻ là loại thực phẩm có giá trị, hạt có nhiều tinh
bột, tùy theo hàm lượng tinh bột có thể chiếm tới 40-60%, đường 10-22%,
protein 5-11%, chất béo 2-7,4%, có nhiều Vitamin A,B1, B2, C và nhiều
2
khoáng chất, thơm ngon, bổ, dùng trong chế biến bánh kẹo, bột dinh dưỡng
(Nguyễn Hữu Lộc,2003).
Ở Bắc Giang Dẻ ăn hạt là loài cây bản địa. Đây là loài cây cho năng
suất tương đối cao và đem lại nguồn thu nhập lớn cho người dân, góp phần
giúp cho người dân nơi đây cải thiện được chất lượng cuộc sống, xóa đói
giảm nghèo. Dẻ ăn hạt không chỉ được tiêu thụ nhiều trong nước mà còn được
xuất khẩu đi nhiều nước trên thế giới. Tuy nhiên, hiện nay, chất lượng hạt và
năng suất cây trồng chưa đạt kết quả cao, nhu cầu sử dụng hạt dẻ lại ngày
càng tăng. Vì vậy, việc nghiên cứu chi tiết về đặc điểm lâm học của loài Dẻ
ăn hạt ở rừng tự nhiên tại Bắc Giang làm cơ sở cho việc gây trồng và phát
triển loài dẻ này tại địa phương là điều rất cần thiết.
Xuất phát từ thực tiễn đó, đề tài: “Nghiên cứu một số đặc điểm lâm
học của loài Dẻ ăn hạt (Castanopsis boisii Hicket et Camus) tại Bắc
Giang” nhằm góp phần bổ sung và hoàn thiện thêm những cơ sở khoa học,
đây cũng là cơ sở để đề xuất xây dựng quy mô trồng và quản lý loài cây bản
địa đa tác dụng này, nhằm khai thác tối ưu những giá trị của rừng dẻ tự nhiên,
góp phần phát triển kinh tế, nâng cao thu nhập, xóa đói giảm nghèo cho người
dân địa phương.
3
Chương 1
TỔNG QUAN
1.1.Tình hình nghiên trên thế giới
1.1.1. Phân loại họ Dẻ
Họ Dẻ (Fagaceae) là một họ thực vật lớn và được nhiều nhà khoa học quan
tâm, vì vậy trên thế giới cũng có khá nhiều quan điểm khác nhau khi nghiên cứu
phân loại họ Dẻ. Theo Bentham và Hooker (1885) họ Dẻ chưa được coi là một
taxon độc lập, các chi thuộc họ Fagaceae được xếp trong họ Cupuliferae. Nhưng
một trường phái khác coi họ Dẻ là một họ riêng gồm 7-9 chi và chia làm 2-5 phân
họ, như hệ thống của Milchior (1964), hệ thống Menitsky (1984), Takhtajan
(1987), Soepadmo (1972) (dẫn theo Nguyễn Tiến Bân, 2003) [2].
Năm 1996, Takhtajan đưa ra hệ thống phân loại riêng khác với các hệ
thống phân loại cũ [20]. Ông đồng ý với quan điểm của Kupriantova (1962)
tách chi Nothofagus ra khỏi họ Fagaceae thành một họ riêng (dẫn theo
Khamleck, 2004) [10]. Ngoài ra một số tác giả như Lecomte H. (1931) trong
“Thực vật chí Đại cương Đông Dương” công bố họ Dẻ (Fagaceae) ở Đông
Dương có 150 loài.
Nhìn chung, hệ thống phân loại của Takhtajan (1996) được coi là đầy
đủ và hợp lý hơn cả. Theo hệ thống phân loại này, họ Dẻ được chia thành 4
phân họ với 7 chi: Castanea, Castanopsis, Fagus, Lithocarpus, Chrysolepis,
Trigonobalanus và Quercus. Dẻ ăn hạt có tên khoa học khác nhau như
Castanopsis boisii Hickel et Camus; Castanopsis hamata Duanmu;
Castanopsis megaphyllya Hu.. Tuy nhiên, đi sâu vào phân tích thì chúng là
một loài Castanopsis boisii Hickel et Camus.
4
1.1.2. Đặc điểm phân bố và sinh thái
Lecomte M. H. (1929 – 1931) khi nghiên cứu thực vật ở Đông Dương
đã cho rằng các loài cây thuộc họ Dẻ thường phân bố ở những vùng cao, khí
hậu mát đến lạnh quanh năm, ít mọc ở vùng thấp [19].
Theo Khamleck (2004) [10] họ Dẻ có phân bố khá rộng, với khoảng
900 loài được tìm thấy ở vùng ôn đới Bắc bán cầu, cận nhiệt đới và nhiệt đới,
song chưa có tài liệu nào công bố chúng có ở vùng nhiệt đới Châu Phi. Hầu
hết các loài phân bố tập trung ở Châu Á, đặc biệt ở Việt Nam có tới 216 loài
và ít nhất là Châu Phi và vùng Địa Trung Hải chỉ có 3 loài. Số liệu phân bố họ
Dẻ được tổng hợp bảng 1 (Khamleck, 2004) [10].
Việt Nam
Thái Lan
Campuchia
Malaysia
Ấn Độ
Burma
Europe
Trung Quốc
Nhật Bản
Canađa
America
Số loài
Lào
Phân bố
22
49
28
26
4
32
21
27
15
6
33
14
1
1
Chi
Quercus
Trigonobalanus
1
Lithocarpus
40 109
50
52
20
Castanopsis
26
27
27
10
54
Castanea
2
Fagus
1
1
12
3
13
43
2
2
14
20
1
2
3
1
1
2
2
2
1
5
1
1
1
Chrysolepis
Tổng
Colombia
Bảng 1.1. Phân bố họ Dẻ trên thế giới
1
2
88 216
106
105
35
45
48
32
81
15
40
20
Castanopsis boisii Hicket et Camus có phân bố tự nhiên ở Trung Quốc
(Quảng Đông, phía Tây Nam tỉnh Quảng Tây, Hải Nam và phía Đông Nam
tỉnh Vân Nam) và Việt Nam (Đông Bắc) www.flora.huh.harvard.edu/china.
3
5
1.1.3. Giá trị sử dụng
Hầu hết các loài Dẻ cho gỗ cứng, nặng, khó bị mối mọt, có thể dùng
làm nhà, đóng tàu xe, làm cầu, trụ mỏ, đồ gia dụng, đặc biệt vỏ cây có nhiều
tanin dùng để thuộc da, nhuộm vải có giá trị. Đặc biệt các loài thuộc chi
Castanopsis có thể xếp vào loại cây đa tác dụng vừa cho gỗ, củi, hạt, Tanin,
và thân dùng gây trồng nấm (Khamleck, 2004) [10].
Ngoài giá trị cho gỗ, Dẻ ăn quả là một trong những loài thuộc chi
Castanopsis cho hạt làm thực phẩm ăn được (Lecomte, 1931). Theo Bounous
(2001) hạt dẻ là thực phẩm có giá trị. Hàm lượng tinh bột khá cao tuỳ theo
từng loài chiếm 40 - 60%, đường 10 - 22%, protein 5 - 11%, chất béo 2 7,4%, đặc biệt hạt dẻ còn chứa nhiều vitamin A, B1, B2, C, nhiều khoáng chất,
thơm ngon, bổ, dùng trong chế biến bánh kẹo, bột dinh dưỡng (dẫn theo Trần
Lâm Đồng và cs, 2007) [8].
1.1.4. Tình hình gây trồng Dẻ ăn hạt
Một số loài Dẻ ăn hạt đã được nghiên cứu khá toàn diện, từ chọn giống,
nhân giống sinh dưỡng và các biện pháp kỹ thuật gây trồng. Đặc biệt, Dẻ ván
(Castanea mollissima Blume) có xuất xứ từ Trung Quốc đã được nghiên cứu và
chọn được trên 300 giống và dẫn giống đến gây trồng ở nhiều nước khắp các
châu lục như Nhật Bản, Triều Tiên, Mỹ, Pháp, Úc, Mỹ La tinh, Việt Nam,... (dẫn
theo Trần Lâm Đồng, 2007) [8]. Theo thống kê của FAO (Bounous, 2001) trong
giai đoạn 1991 - 2000, diện tích trồng Dẻ trên thế giới khá ổn định và dao động
từ 240.505 - 270.129 ha với năng suất từ 1.947 - 2.106 kg/ha, sản lượng đạt
470.652 - 536.945 tấn/năm. Số liệu về diện tích, năng suất và sản lượng hạt Dẻ
của các quốc gia trên thế giới năm 2000 tổng hợp tại bảng 1.2:
6
Bảng 1.2. Diện tích, năng suất và sản lượng hạt Dẻ của các quốc gia trên
thế giới năm 2000
Quốc gia
Diện tích (ha)
Năng suất
Sản lượng
Tỷ lệ
(kg/ha)
(tấn)
(%)
Thế giới
253.707
1.969
499.549
100,0
Trung Quốc
46.000
2.565
117.990
23,6
Hàn Quốc
37.000
2.588
95.756
19,2
Ý
23.500
3.338
78.443
15,7
Thổ Nhĩ Kỳ
40.000
1.500
60.000
12,0
Bolivia
25.000
1.344
33.600
6,7
Nhật Bản
27.500
953
26.207
5,2
Bồ Đào Nha
20.000
1.000
20.000
4,0
Nga
5.000
3.200
16.000
3,2
Pháp
5.352
2.471
13.224
2,6
Hy Lạp
7.800
1.539
12.004
2,4
Tây Ban Nha
7.000
1.429
10.003
2,0
CHND Triều Tiên
5.600
1.518
8.500
1,7
Qua bảng trên ta thấy Trung Quốc là nước có diện tích trồng Dẻ ăn hạt lớn
nhất thế giới với 46.000 ha, tiếp đến là Thổ Nhĩ Kỳ với 40.000 ha,… năng suất hạt
Dẻ ở các nước cũng rất khác nhau, cao nhất là ở Ý với 3.338 kg/ha và thấp nhất là
Nhật Bản với 953 kg/ha. Trung Quốc là nước có sản lượng hạt Dẻ lớn nhất thế
giới với 117.990 tấn chiếm 23,6% tổng sản lượng hạt Dẻ trên thế giới.
Tóm lại, họ Dẻ là một họ lớn trong hệ thực vật, trên thế giới đã được
nghiên cứu khá đầy đủ từ phân bố, phân loại, chọn giống và kỹ thuật gây trồng
rừng lấy hạt cho một số loài và khu vực. Hạt Dẻ là thực phẩm có giá trị, được
gây trồng phổ biến ở nhiều nước trên thế giới, có sản lượng hàng năm cao đóng
7
góp sản lượng lương thực trên thế giới. Cây Dẻ còn là cây đa mục đích, gỗ
dùng trong xây dựng, đồ mộc, hạt là thực phẩm có giá trị,... Tuy nhiên, đối với
Dẻ ăn quả (Castanopsis boisii Hickel et Camus) thì rất ít tài liệu đi sâu nghiên
cứu loài cây này, do đặc thù chỉ có phân bố ở Trung Quốc và Việt Nam.
1.2.Tình hình nghiên cứu trong nước
1. 2.1. Về phân loại họ Dẻ
Các kết quả nghiên cứu về phân loại trong họ Dẻ ở nước ta cũng rất
khác nhau, mặc dù vậy các tác giả đều thống nhất quan điểm rằng họ Dẻ
(Fagaceae) là một trong 10 họ có nhiều loài lớn nhất nước ta (Nguyễn Tiến
Bân, 2003) [2], (Viện địa lý, 1999) [16] . Chính vì vậy, họ Dẻ là đối tượng
nghiên cứu khá phức tạp, không những chúng có số loài lớn mà còn có vùng
phân bố rộng, chủ yếu là cây gỗ lớn (Nông Văn Tiếp, Lương Văn Dũng,
2007) [15]. Hai nhà khoa học người Pháp R. Hickel và A. Camus là những
người đầu tiên đã có nhiều công trình nghiên cứu về gọ dẻ ở Việt Nam và
Đông Dương. Theo các tác giả, họ dẻ có 3 chi: Quercus, Lithocarpus và
Castanopsis, với tổng số 157 loài (Lecomte M. H. (1929 – 1931) [19].
Các kết quả nghiên cứu về số loài trong họ dẻ ở nước ta cũng rất khác
nhau, tuy nhiên các kết quả đều cho thấy họ dẻ là họ có nhiều loài bậc nhất
nước ta. Theo Võ Văn Chi và Dương Đức Tiến (1978) trong Phân loại thực
vật học, tác giả cho rằng Fagaceae là họ duy nhất nằm trong bộ Fagales, ở
Việt Nam có 5 chi: Castanea, Castsnopsis, Fagus, Lithocarpus và Quercus,
đây là những loài cung cấp gỗ và cho quả ăn được. Năm 1999, Lê Trần Chấn
và cộng sự đã chỉ ra họ dẻ là một trong 10 họ có số loài lớn nhất Việt Nam
với khoảng 213 loài.
Lê Mộng Chân, Lê Thị Huyên (2000) trong cuốn “Thực vật rừng” đã
chỉ ra họ Dẻ là một họ lớn gồm 7 chi với trên 600 loài, ở Việt Nam có 5 chi
khoảng 120 loài [5]. Còn theo Phạm Hoàng Hộ (2000) thì Việt Nam có 215
loài thuộc họ Dẻ [7]. Trần Hợp (2002) trong cuốn “Tài nguyên cây gỗ Việt
8
Nam”, tác giả cũng xác định họ Dẻ là họ duy nhất thuộc bộ Dẻ, và mô tả khá
chi tiết về hình thái, đặc điểm sinh thái và vùng phân bố của 5 chi dẻ với 59
loài [10]. Theo Nguyễn Tiến Bân (2003) [2], họ Dẻ ở Việt Nam có 6 chi:
Castanea, Castanopsis, Fagus, Lithocarpus, Quercus và Trigonobalanus với
216 loài. Hiện nay sử dụng chủ yếu theo hệ thống phân loại này. Dẻ ăn hạt
(Dẻ Yên Thế) có tên khoa học là Castanopsis boisii Hicket et Camus thuộc
chi Castanopsis họ Fagaceae, đây chính là loài đề tài nghiên cứu.
1.2.2. Đặc điểm về hình thái Dẻ ăn quả
Dẻ ăn hạt là cây gỗ nhỏ, cao 7-15 m, thân hình trụ thường có múi, vỏ
dầy màu xám nứt dọc, vết đẽo chảy nhựa tím nhạt sau đen, cành non nhẵn
nhiều đốm trắng. Lá hình trái xoan hoặc ngọn giáo dài 9-16 cm, rộng 3,5-5
cm, đầu nhọn dần và hơi lệch, đuôi nêm; mép lá nguyên, gân song song, nổi
rõ 10-15 đôi, lá kèm sớm rụng. Hoa đơn tính cùng gốc, hoa đực tự bông đuôi
sóc dài 4-7 cm, hoa cái dài 4-7 cm phủ lông mềm đầu nhụy xẻ 3; quả kiên bọc
kín trong đấu, đường kính 1 cm phủ lông vàng, gai dài hợp thành bó xếp xoắn
ốc không phủ kín đấu. Hệ rễ hỗn hợp, rễ cọc và rễ bên đều phát triển. Dẻ ăn
hạt có chu kỳ sai quả là 2 năm, cây ra hoa tháng vào 9-11, quả chín vào tháng
8-10 năm sau, chu kỳ sai quả 2 năm. (Lê Mộng Chân, 2000) (Nguyễn Tiến
Bân, 2003) [2], [5].
1.2.3. Đặc điểm phân bố và sinh thái
Dẻ ăn hạt có phân bố tự nhiên ở các tỉnh Bắc Giang, Hải Dương,
Quảng Ninh và Nghệ An. Tuy nhiên, tập trung chủ yếu ở các huyện Lục Nam,
Lục Ngạn, Tân Yên và Yên Thế tỉnh Bắc Giang và Chí Linh - Hải Dương.
(Đặng Ngọc Anh, 1996); (Lê Mộng Chân, 2000) (Nguyễn Tiến Bân, 2003)
(Nguyễn Thanh Bình, 2003) [1], [2], [3], [5].
Dẻ ăn hạt là cây thường xanh, ưa sáng, sinh trưởng tốt trên đất pha cát
phát triển trên sa thạch hoặc phấn sa. Trong tự nhiên loài này thường mọc tập
trung thành quần thể ưu thế ở chân đồi và sườn đồi. Dẻ ăn hạt tái sinh mạnh
9
trên đất trống hoặc dưới tán rừng thưa, là cây tiên phong ở rừng sau khai thác
kiệt (Lê Mộng Chân, 2000) (Nguyễn Tiến Bân, 2003) [2], [5].
Dẻ ăn hạt thích hợp với khí hậu nhiệt đới gió mùa, nhiệt độ bình quân
năm 22-24 0C, lượng mưa 1300-1400 mm. Là cây ưa sáng mạnh, chỉ những
nơi chiếu sáng đầy đủ thì cây mới có nhiều hoa quả. Cây ưa đất từ thịt nhẹ
đến sét nhẹ, tầng dày trung bình 40-50 cm, pH= 4-4,5. Cây có thể mọc được
trên rất nhiều loại đất nghèo mùn, đạm và có hàm lượng chất dinh dưỡng
thấp, tỷ lệ kết von, đá lẫn cao (Nguyễn Thanh Bình, 2003) (Đặng Ngọc Anh,
1996) [1], [3]. Khi nghiên cứu phục hồi rừng dẻ tại Hà Bắc, Đặng Ngọc Anh
kết luận Dẻ ăn hạt có phân bố tập trung ở đô cao 50-100 m, với tổ thành khá
cao chiếm 58,2 - 87,3%, Dẻ ăn hạt có khả năng tái sinh rất mạnh, đặc biệt tái
sinh chồi, có thể 4-10 chồi/gốc chặt (Đặng Ngọc Anh, 1996) [1].
1.2.4. Giá trị sử dụng và năng suất, sản lượng hạt Dẻ
Dẻ ăn hạt là cây đa tác dụng cho gỗ nhỏ có thể dùng làm nhà, trụ mỏ
hoặc đóng đồ gia dụng, hạt ăn ngon (Lê Mộng Chân, 2000); (Nguyễn Tiến
Bân, 2003) [2], [5]. Dẻ ăn hạt là cây đa mục đích có giá trị kinh tế, hoa Dẻ là
nguồn cung cấp cho ngành nuôi ong có chất lượng cao, giá trị của cây Dẻ ăn
hạt chủ yếu là hạt. Hạt Dẻ là loại lương thực cao cấp, rang luộc ăn rất ngon và
bùi, có thể chế biến thành kẹo cao cấp (Dự án trồng rừng KfW4, 2005) [6]. Dẻ
ăn hạt được coi là cây gỗ bản địa có nhiều giá trị và là một cây rất gần gũi với
người dân Hà Bắc, có thể trở thành cây kinh tế chủ lực của Hà Bắc (Lê Hữu
Khánh, 1995) [11].
Theo Đặng Ngọc Anh (1996) thì 1 ha rừng Dẻ kinh doanh lấy hạt có
mật độ ổn định khoảng 500-550 cây/ha, bình quân năng suất mỗi cây 5-10 kg,
như vậy sản lượng thu hoạch có thể đạt 2.500 - 5.000 kg/ha, thì chỉ giá trị về
hạt đã thu được khoảng 10 - 20 triệu đồng. Giá hạt Dẻ ăn hạt tại Chí Linh dao
động từ 5.000 - 10.000 đồng/kg, so với một số loài cây ăn quả khác như Vải,
10
Nhãn, giá trị hạt Dẻ là rất cao, điều này mở ra nhiều cơ hội cho việc phát triển
cây Dẻ ở nước ta (Nguyễn Khánh Xuân, 2006) [17].
1.2.5. Tình hình nghiên cứu đặc điểm lâm học và các biện pháp kỹ thuật
đối với Dẻ ăn hạt
Đặc điểm lâm học:
Tầng cây cao Dẻ ăn hạt phục hồi tại Bắc Giang có mật độ từ 205 (Lục
Nam) - 405 cây/ha (Yên Thế), tương đương chỉ số IV% dao động từ 39,3% 59,9%. Dẻ ăn quả thường mọc với các loài cây ưu thế như Lim xanh, Trám
trắng, Re vàng, Kháo vàng,.. Dẻ ăn hạt chiếm vị trí tầng ưu thế sinh thái. Phân
bố cấu trúc n/Hvn và n/D1.3 của rừng Dẻ ăn hạt phục hồi phù hợp với phân
bố Weibull, quan hệ giữa các chỉ tiêu sinh trưởng khá chặt theo các dạng hàm
toán học. Mật độ tái sinh Dẻ ăn hạt từ 1.680 - 2.640 cây/ha, tuy nhiên tỷ lệ
cây tái sinh có triển vọng lại biến động khá lớn 4,8 - 39,4%. Dẻ ăn hạt chủ
yếu tái sinh chồi (> 75,8%) (Nguyễn Thanh Bình, 2003) [3].
Kỹ thuật gây trồng: Trên cơ sở tổng hợp các kỹ thuật về gây trồng, Dự án
trồng rừng KfW4 đã xây dựng hướng dẫn kỹ thuật gây trồng rừng Dẻ ăn hạt
cho vùng thực hiện Dự án. Hướng dẫn kỹ thuật gây trồng Dẻ ăn hạt khá hoàn
chỉnh từ khâu vườn ươm đến kỹ thuật trồng, thu hái và bảo quản, có thể tóm
tắt như sau:
Đất vườn ươm: chọn đất có thành phần cơ giới thịt nhẹ, không dùng đất
đã qua canh tác cây nông nghiệp, hoặc đất bị nhiễm bệnh.
Trồng rừng: Dẻ ăn hạt nên trồng bổ sung trên nhóm lập địa A2, trồng mới
trên nhóm lập địa B với mật độ 1111 cây/ha (3m x 3m) và lập địa D2 với mật độ
1667 cây/ha (3m x 2m). Thời vụ trồng vụ xuân tháng 2-3 và vụ thu tháng 7 - 9.
Thu hái, chế biến, bảo quản hạt: Thời điểm thu hái cuối tháng 9 đến
25/10, có thể trèo hoặc dùng cù nèo giựt lấy quả. Hoặc có thể trải tấm vải
nhựa, hoặc quét sạch dưới gốc để nhặt hạt. Hạt Dẻ được sơ chế bằng cách
phơi khô trong nắng, đập nhẹ quả để tách hạt, sau đó sàng bỏ tạp chất, loại bỏ
11
hạt nhỏ. Hạt Dẻ có chất dầu vì vậy hạt dễ bị giảm khả năng nảy mầm và chất
lượng hạt khi gặp nhiệt độ, độ ẩm cao, ánh sáng không thích hợp. Để kéo dài
thời gian để giữ hạt tránh nhanh mất phẩm chất có thể bảo quản trong điều kiện
khô hoặc cất trong chum vại để nơi thoáng mát thì có thể để được 1 tháng.
Chăm sóc, nuôi dưỡng: Cần điều chỉnh không gian dinh dưỡng, loại bỏ cây
bụi, cây tái sinh phi mục đích ảnh hưởng đến cây Dẻ ăn hạt, tỉa bỏ cành ở dưới
thấp không có khả năng quang hợp, và hạ dần mật độ có thể còn 600-700 cây/ha.
Nuôi dưỡng, tái sinh:
Lê Hữu Khánh (1995) [11] khi nghiên cứu nuôi dưỡng, tái sinh và
trồng rừng Dẻ ăn hạt ở Hà Bắc đã nhận xét: Có thể áp dụng các tiến bộ khoa
học công nghệ để khoanh nuôi, tái sinh phục hồi rừng Dẻ ăn hạt ở Hà Bắc,
với khoanh nuôi có thể áp dụng các biện pháp kỹ thuật đơn giản, giá thành rẻ
rất thích hợp với sự phát triển kinh tế hộ gia đình.
Theo Đặng Ngọc Anh (1996) [1], người dân Hà Bắc đã nhận thấy tiềm
năng của rừng Dẻ ăn hạt đem lại nên đã khoanh nuôi, phục hồi hàng ngàn ha, tạo
thành những quần thụ rộng lớn. Theo tác giả việc khoanh nuôi, phục hồi tự nhiên
rừng Dẻ ăn hạt là một hướng đi đúng. Tuy nhiên, cần phải có giải pháp kinh tế kỹ thuật phù hợp với quy luật phân bố tự nhiên và đặc điểm lâm sinh của rừng
Dẻ ăn hạt thì sẽ đạt hiệu quả như mong muốn, cũng cần có quy trình, quy phạm
cụ thể cho việc khoanh nuôi phục hồi tự nhiên rừng Dẻ ăn hạt tại Hà Bắc.
Dự án "Quản lý bền vững rừng Dẻ tái sinh tại Chí Linh, Hải Dương" từ
năm 2001 đến 2003 được thực hiện bởi Trung tâm Môi trường Lâm sinh
Nhiệt đới đã đạt được kết quả khá tốt như đã xây dựng được 150 ha mô hình
trình diễn về quản lý bền vững rừng Dẻ tái sinh tại Chí Linh. Qua đánh giá
ban đầu, sau khi áp dụng các biện pháp kỹ thuật năng suất hạt đã tăng 6 lần từ
80 kg/ha/năm lên 480 kg/ha/năm, tuy nhiên chưa đạt mức tối đa, khả năng đạt
3.000 - 4.000 kg/ha/năm. Dự án còn thử nghiệm mô hình kết hợp kinh doanh
rừng Dẻ với nuôi ong lấy mật tận dụng hoa Dẻ vào mùa đông nâng cao thu
12
nhập và tăng hiệu quả phòng hộ của rừng, triển khai việc nuôi ong cho 25 hộ
với 100 tổ ong... Công thức: Dẻ tái sinh + Vải thiều + Chè đang phát huy tác
dụng giữ đất, giữ nước, bảo vệ môi sinh và mang lại hiệu quả kinh tế cao ở
huyện Chí Linh. Mặc dù vậy, dự án còn một số vấn đề tồn tại như: năng suất
hạt Dẻ chưa đạt tối đa (do kỹ thuật thu hái, mật độ để lại nuôi dưỡng, biện
pháp kỹ thuật,...), vấn đề kỹ thuật sơ chế, bảo quản hạt Dẻ sau thu hái,....
(Nguyễn Khánh Xuân, 2003) [17].
Ảnh hưởng của một số nhân tố đến năng suất hạt Dẻ:
Theo kết quả nghiên cứu của Nguyễn Thanh Bình, hàm lượng mùn có
quan hệ với năng suất hạt theo dạng hàm bậc nhất với phương trình: NS =
17,37 + 1,7*M; quan hệ với hàm lượng đạm theo phương trình NS = 9,45 +
37,37*Đ; Năng suất hạt có quan hệ với độ tàn che theo công thức NS =
11,493 - 8,197*log (TC). Khi nghiên cứu ảnh hưởng của phân bón tới năng
suất hạt tác giả nhân xét, có sự khác nhau giữa năng suất rừng Dẻ bón phân và
rừng Dẻ không bón phân, bón phân có tác dụng tăng năng suất hạt gấp 1,5 lần
bón phân. (Nguyễn Thanh Bình, 2003) [3].
Chế biến, bảo quản hạt Dẻ:
Ở nước ta, có 2 loại hạt Dẻ được biết đến nhiều nhất là Dẻ Trùng
Khánh và Dẻ Yên Thế. Tuy nhiên, do được quan tâm nhiều hơn nên vấn đề
chế biến, bảo quản hạt chủ yếu nghiên cứu về hạt Dẻ Trùng Khánh. Mới đây,
Sở Khoa học - Công nghệ Cao Bằng phối hợp Viện Cơ điện Nông nghiệp
nghiên cứu chế tạo công nghệ và thiết bị để bảo quản và chế biến hạt dẻ. Theo
đó, hạt dẻ sẽ được đóng hộp hoặc sấy khô, cho phép kéo dài thời gian bảo quản
từ sáu tháng tới hai năm mà vẫn giữ nguyên mùi vị, chất lượng. Do được đầu tư
đúng hướng nên đã đưa ra thị trường các loại sản phẩm được chế biến từ hạt Dẻ
Trùng Khánh như: hạt Dẻ đóng hộp, hạt Dẻ sấy, hạt Dẻ hầm thịt gà, hạt Dẻ hầm
chân giò,.. (www.cres.edu.vn). Với công nghệ của Việt Nam, chi phí sản xuất ra
hạt dẻ thương phẩm rẻ hơn nhiều so với hàng ngoại nhập, phù hợp với thị hiếu
13
người tiêu dùng. Trong thử nghiệm bảo quản hạt dẻ trong nhiều điều kiện khác
nhau như ở điều kiện lạnh (nhiệt độ 50C - 100C) và trong cát khô, sau 40 ngày
bảo quản khối lượng hạt dẻ hao hụt là 14%, tỷ lệ hạt thối, mốc là 1,3%, một tỷ lệ
hao hụt có thể chấp nhận được. Các nhà khoa học cũng tiến hành nghiên cứu
công thức chế biến hạt dẻ dựa trên hạt dẻ chế biến có tên ”Nutella” nhập ngoại
có bán trên thị trường. Bước đầu cho thấy, chế biến hạt dẻ dạng tươi, có lọc bỏ
bã cho hạt dẻ thành phẩm tương đương như sản phẩm ”Nutella”
(www.sonladost.gov.vn). Điều này chứng tỏ rằng vấn đề chế biến, bảo quản hạt
Dẻ ăn quả đang rất cần được quan tâm nghiên cứu, chưa có một công trình hay
dây chuyền công nghệ nào nghiên cứu chế biến, bảo quản hạt Dẻ Yên Thế mà
người dân chỉ chế biến, bảo quản theo hình thức tự phát.
Trên đây là tổng hợp các kết quả của một số công trình nghiên cứu về
Dẻ ăn hạt ở Việt Nam. Các kết quả nghiên cứu đã đưa ra được bức tranh
chung về cây Dẻ ăn hạt và phần nào đáp ứng được yêu cầu trong kỹ thuật gây
trồng Dẻ ăn hạt. Mặc dù vậy, vẫn còn một số vấn đề cấp thiết cần giải quyết
để nâng cao năng suất hạt của rừng Dẻ nhằm cải thiện đời sống người dân
sống gần rừng như: Chưa tổng hợp và phân tích ưu nhược điểm các kỹ thuật
nuôi dưỡng rừng Dẻ ăn hạt do vậy chưa đề xuất giải pháp kỹ thuật phù hợp áp
dụng nuôi dưỡng rừng Dẻ ăn quả (điều chỉnh mật độ Dẻ ăn quả để lại nuôi
dưỡng? Biện pháp tác động,...) dẫn đến năng suất và chất lượng rừng Dẻ ăn
hạt ngày một suy giảm. Vì vậy, đây là những bức xúc của hàng vạn nông dân
ở Bắc Giang mà cuộc sống của họ lại phụ thuộc vào rừng Dẻ ăn hạt.
Xuất phát từ lý do trên, đề tài “Nghiên cứu một số đặc điểm lâm học
của Dẻ ăn hạt (Castanopsis boisii Hickel et Camus) tại Bắc Giang” đặt ra
là cần thiết. Kết quả nghiên cứu sẽ góp phần nâng cao năng suất, chất lượng
hạt Dẻ và hiệu quả kinh tế rừng Dẻ góp phần phát triển diện tích rừng Dẻ
ăn hạt, đáp ứng yêu cầu phòng hộ tăng thu nhập cho hộ gia đình tại một số
địa phương tỉnh Bắc Giang.
14
Chương 2
MỤC TIÊU, NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
2.1.Mục tiêu nghiên cứu
- Về lý luận: Xác định được một số đặc điểm lâm học như: hình thái,
sinh thái, phân bố, vật hậu, cấu trúc, tái sinh của loài Dẻ ăn hạt tại Bắc Giang.
- Về thực tiễn: Bước đầu đề xuất một số biện pháp kỹ thuật lâm sinh
trong nuôi dưỡng rừng Dẻ ăn hạt tại Bắc Giang.
2.2. Giới hạn nghiên cứu
- Về đối tượng nghiên cứu: Đề tài chỉ nghiên cứu loài Dẻ ăn hạt phân
bố tự nhiên.
- Về nội dung nghiên cứu: chỉ nghiên cứu đặc điểm lâm học của loài
Dẻ ăn hạt, bao gồm: đặc điểm hình thái và vật hậu, phân bố và sinh thái, cấu
trúc lâm phần, tái sinh tự nhiên, sản lượng quả và mối quan hệ giữa sản
lượng quả với một số nhân tố điều tra.
- Về phạm vi nghiên cứu: chỉ nghiên cứu ở 4 huyện là Sơn Động, Lục
Nam, Lục Ngạn, Lạng Giang.
2.3. Nội dung nghiên cứu
- Đặc điểm hình thái và vật hậu của loài Dẻ ăn hạt
- Đặc điểm phân bố và sinh thái của Dẻ ăn hạt
- Một số đặc điểm cấu trúc lâm phần có Dẻ ăn hạt phân bố
- Đặc điểm tái sinh tự nhiên của Dẻ ăn hạt
- Sản lượng quả và mối quan hệ giữa sản lượng quả với một số nhân tố
điều tra
- Đề xuất một số biện pháp kỹ thuật lâm sinh trong gây trồng, nuôi
dưỡng Dẻ ăn hạt
15
2.4.Phương pháp nghiên cứu
2.4.1.Phương pháp nghiên cứu chung
Cây rừng luôn sinh trưởng, phát triển theo thời gian và phụ thuộc vào
điều kiện lập địa. Vì vậy, nghiên cứu đặc điểm lâm học của loài cây là vấn đề
rất phức tạp đòi hỏi phải có thời gian lâu dài thì mới có thể xác định được các
đặc tính của chúng. Chính vì vậy, phương pháp tiếp cận của đề tài dựa trên
nguyên tắc “Lấy không gian thay thế thời gian” để làm cơ sở nghiên cứu cho
đối tượng Dẻ ăn hạt. Sơ đồ các bước nghiên cứu như sau:
Thu thập, kế thừa các
tài liệu, số liệu đã có
Điều tra, thu thập số liệu tại
hiện trường nghiên cứu
Phân bố
Địa lý
Địa hình
Khí hậu
Đất đai
Hình thái
vật hậu;
Thời điểm
ra hoa, kết
quả, quả
chín
Cấu trúc
tổ thành,
tầng thứ,
nhóm loài
sinh thái
cây tầng
cao
Mật độ, tổ
thành, chất
lượng,
nguồn gốc
tái sinh
Tổng hợp, phân tích, đánh giá kết quả nghiên cứu
Đề xuất biện pháp kỹ thuật lâm sinh phù hợp
Hình 2.1. Sơ đồ nghiên cứu tổng quát
Sản
lượng
quả và
hạt
16
Đề tài áp dụng phương pháp kế thừa các tài liệu nghiên cứu đã có kết
hợp với điều tra ngoài thực địa, sử dụng thống kê toán học trong lâm nghiệp
để xử lý và phân tích số liệu với sự trợ giúp của phần mềm SPSS và Excel.
2.4.2.Phương pháp nghiên cứu cụ thể
2.4.2.1. Nghiên cứu đặc điểm hình thái và vật hậu loài Dẻ ăn hạt
Áp dụng phương pháp kế thừa số liệu và điều tra khảo sát bổ sung ngoài
hiện trường: Trên mỗi địa điểm chọn 5 cây mẹ Dẻ ăn hạt làm cây tiêu chuẩn để
nghiên cứu đặc điểm hình thái và vật hậu. Cây được lựa chọn là cây sinh
trưởng tốt, thân thẳng, không cong queo, sâu bệnh, đã cho quả ổn định ít nhất là
trong 3 năm. Trên mỗi cây mẹ đánh dấu 3 cành tiêu chuẩn trung bình ở 3 vị trí
tán: ngọn, giữa và dưới tán. Các chỉ tiêu được quan sát và theo dõi gồm: Thời
kỳ thay đổi lá; Thời kỳ ra chồi, ra hoa, nở hoa, kết quả; Thời kỳ quả chín, rơi
rụng; Mô tả và chụp ảnh hình thái lá, hoa, quả, hạt; Chu kỳ sai quả. Các chỉ tiêu
vật hậu được theo dõi, quan sát trong 3 năm liên tục.
2.4.2.2. Nghiên cứu đặc điểm phân bố và sinh thái loài Dẻ ăn hạt
Dựa trên các tài liệu nghiên cứu đã có về vùng phân bố và đặc điểm
sinh thái của Dẻ ăn hạt tại Bắc Giang, tiến hành khảo sát và điều tra bổ sung
trên các ô tiêu chuẩn điển hình ở các địa điểm khác nhau để xác định vùng
phân bố và đặc điểm sinh thái của Dẻ ăn hạt. Sử dụng máy định vị GPS để thu
thập số liệu về vị trí địa lý, địa hình, độ cao, độ dốc,…. kết hợp thu thập các
số liệu khí hậu thủy văn tại các trạm quan trắc của khu vực nghiên cứu.
Ngoài ra, trong mỗi địa điểm nghiên cứu chọn một vị trí đại diện cho
khu vực để tiến hành đào phẫu diện đất (kích thước rộng 0,8 m; dài 1,6 - 2 m;
sâu 0,9 - 1,2 m), mô tả và lấy mẫu ở độ sâu 20 – 40cm để phân tích. Các chỉ
tiêu phân tích gồm:
- Hàm lượng mùn (%) theo phương pháp Walkley - Black;
17
- Đạm (N%) tổng số bằng phương pháp Kjendhal;
- P tổng số theo phương pháp Photometry
- K tổng số theo phương pháp Flame photometer;
- pH đo trên máy pH metress;
- Thành phần cơ giới theo phương pháp USDA của Mỹ.
- Độ ẩm đất theo phương pháp trọng lượng
Mẫu đất được phân tích tại Viện thổ nhưỡng Nông hoá.
Từ kết quả điều tra tiến hành xác định các yếu tố ảnh hưởng đến phân
bố của Dẻ ăn hạt như điều kiện khí hậu, đất đai, độ cao, trạng thái rừng.
2.4.2.3. Nghiên cứu một số đặc điểm cấu trúc lâm phần có loài Dẻ ăn hạt phân bố
Chọn và lập 11 ÔTC điển hình tạm thời trên các lâm phần có Dẻ ăn hạt
phân bố, diện tích mỗi ÔTC là 2500 m2 (50m x 50m).Trong ÔTC xác định tên các
loài cây và đo đếm toàn bộ theo các chỉ tiêu như: D1,3; Hvn; Hdc; Dt; Lt. Vẽ trắc đồ
đứng và ngang theo băng 50 m x 10 m theo phương pháp của Rollet, 1964.
- Cấu trúc tổ thành loài cây gỗ ưu thế
Tổ thành loài được tính theo phần trăm (%) giá trị quan trọng IV
(Importance Value) của một loài cây nào đó trong tổ thành của rừng. Theo
Daniel Marmilod thì những loài có giá trị IV ≥ 5% là loài cây ưu thế trong tổ
thành của lâm phần.
Trị số IV được tính theo công thức (2.1)
IV (%)
Trong đó:
Ni% Gi%
2
(2.1)
Ni% là tỷ lệ % theo số cây của quần xã thực vật
Ni%
Ni
x100
N
Ni là tổng số cây của loài i
N là tổng số cây của các loài trong lâm phần
(2.1.1)