ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN
TRƯỜNG ĐẠI HỌC NÔNG LÂM
HÀ NGỌC TRUNG
NGHIÊN CỨU MỘT SỐ ĐẶC ĐIỂM SINH HỌC CỦA LOÀI CÂY
THÔNG ĐỎ NAM (TAXUS WALLICHIANA ZUCC) LÀM CƠ SỞ CHO
VIỆC BẢO TỒN VÀ PHÁT TRIỂN NGUỒN GEN THỰC VẬT QUÝ
HIẾM TẠI KHU BẢO TỒN THIÊN NHIÊN PHIA OẮC –
PHIA ĐÉN HUYỆN NGUYÊN BÌNH TỈNH CAO BẰNG
KHOÁ LUẬN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC
Hệ đào tạo : Chính quy
Chuyên ngành : Quản lý tài nguyên rừng
Lớp : K42 - QLTNR
Khoa : Lâm nghiệp
Khoá học : 2010 – 2014
Giảng viên hướng dẫn: ThS. Nguyễn Văn Mạn
Thái Nguyên, năm 2014
LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của bản thân tôi. Các số liệu
và kết quả nghiên cứu là quá trình điều tra trên thực địa hoàn toàn trung thực,
chưa công bố trên các tài liệu, nếu có gì sai tôi xin chịu hoàn toàn trách nhiệm!
Thái nguyên, ngày tháng năm 2014
Xác nhận của GVHD Người viết cam đoan
Đồng ý cho bảo vệ kết quả
trước hội đồng khoa học
Th.S Nguyễn Văn Mạn Hà Ngọc Trung
XÁC NHẬN CỦA GIÁO VIÊN CHẤM PHẢN BIỆN
Giáo viên chấm phản biện xác nhận sinh viên
đã sửa chữa sai sót sau khi hội đồng chấm yêu cầu!
(Ký và ghi rõ họ tên)
LỜI CẢM ƠN
Sau một thời gian học tập và nghiên cứu tại trường Đại học Nông Lâm
Thái Nguyên, tôi đã trang bị cho mình kiến thức cơ bản về chuyên môn dưới
sự giảng dạy và chỉ bảo tận tình của toàn thể thầy cô giáo. Để củng cố lại
những kiến thức đã học cũng như làm quen với công việc ngoài thực tế thì
việc thực tập tốt nghiệp là một giai đoạn rất quan trọng.
Xuất phát từ nguyện vọng của bản thân, được sự nhất trí của nhà
trường, ban chủ nhiệm khoa Lâm Nghiệp và sự hướng dẫn trực tiếp của thầy
giáo Th.S Nguyễn Văn Mạn, tôi tiến hành nghiên cứu đề tài: “Nghiên cứu
một số đặc điểm sinh học của loài cây Thông đỏ Nam (Taxus wallichiana
Zucc) làm cơ sở cho việc bảo tồn và phát triển nguồn gen thực vật quý
hiếm tại khu bảo tồn thiên nhiên Phia Oắc – Phia Đén huyện Nguyên Bình
tỉnh Cao Bằng”.
Trong thời gian nghiên cứu đề tài, được sự giúp đỡ, chỉ bảo tận tình của
thầy giáo Th.S Nguyễn Văn Mạn và các thầy cô giáo trong khoa cùng với sự
phối hợp giúp đỡ của các ban ngành lãnh đạo khu bảo tồn Phia Oắc – Phia Đén
và người dân địa phương tôi đã hoàn thành khóa luận đúng thời hạn. Qua đây tôi
xin bày tỏ lòng cảm ơn sâu sắc nhất đến các thầy cô giáo trong khoa Lâm
Nghiệp, thầy giáo hướng dẫn Th.S Nguyễn Văn Mạn, xin cảm ơn các ban ngành
lãnh đạo, các cán bộ kiểm lâm viên khu bảo tồn Phia Oắc – Phia Đén và bà con
trong khu bảo tồn đã tạo điều kiện giúp tôi hoàn thành khóa luận.
Do trình độ chuyên môn và kinh nghiệm thực tiễn còn hạn chế do vậy khóa
luận không tránh khỏi những thiếu sót. Tôi kính mong nhận được sự giúp đỡ của
các thầy cô giáo cùng toàn thể các bạn để khóa luận này được hoàn thiện hơn.
Tôi xin chân thành cảm ơn!
Thái Nguyên, năm 2014
Sinh viên
Hà Ngọc Trung
DANH MỤC CÁC TỪ, CỤM TỪ VIẾT TẮT
D1.3 Đường kính ngang ngực
FFI
Fauna & Floura International
- Tổ chức Bảo tồn động, thực
vật hoang dã Quốc tế
HST Hệ sinh thái
Hvn Chiều cao vút ngọn
IUCN
International Union for Conservation of Nature and Natural
Resources - Liên minh Bảo tồn Thiên nhiên Quốc tế IUCN
KBT Khu bảo tồn
LSNG Lâm sản ngoài gỗ
ODB Ô dạng bản
OTC Ô tiêu chuẩn
PRA
P
articipatory Rapid Assessment - Phương pháp đánh giá
nhanh có sự tham gia
PRCF
People Resouces And Conservasion Foundation – Tổ chức
con người tài nguyên và bảo tồn
TB Trung bình
UBND Ủy ban nhân dân
MỤC LỤC
Phần 1: MỞ ĐẦU 1
1.1 Đặt vấn đề 1
1.2. Mục đích của đề tài 2
1.3. Mục tiêu nghiên cứu đề tài 3
1.4. Ý nghĩa của đề tài 3
1.4.1. Ý nghĩa trong học tập và nghiên cứu khoa học 3
1.4.2. Ý nghĩa trong thực tiễn 3
Phần 2: TỔNG QUAN TÀI LIỆU NGHIÊN CỨU 4
2.1. Cơ sở khoa học 4
2.2. Tình hình nghiên cứu trên thế giới và trong nước 6
2.2.1. Trên thế giới 6
2.2.2. Tình hình trong nước 9
2.3. Điều kiện tự nhiên, dân sinh, kinh tế khu vực nghiên cứu 11
2.3.1. Điều kiện tự nhiên của khu vực nghiên cứu 11
2.3.1.1. Vị trí địa lý 11
2.3.1.2.Đặc điểm địa hình địa mạo, địa chất đất đai 11
2.3.1.3.Đặc điểm khí hậu, thủy văn 12
2.3.1.4.Đặc điểm động, thực vật 13
2.4. Tình hình dân cư, kinh tế 15
2.4.1. Tình hình dân số, dân tộc và phân bố dân cư 15
2.4.2. Kinh tế - xã hội 15
2.4.2.1. Ngành nông nghiệp 15
2.4.2.2. Ngành công nghiệp - xây dựng 17
2.4.2.3. Ngành dịch vụ 18
2.4.3. Cơ sở hạ tầng 19
2.5. Những thách thức và cơ hội 20
2.5.1. Cơ hội và thuận lợi trong bảo tồn và phát triển bền vững 20
2.5.2. Khó khăn và thách thức trong bảo tồn và phát triển bền vững 20
Phần 3: ĐỐI TƯỢNG, PHẠM VI, THỜI GIAN, NỘI DUNG PHƯƠNG
PHÁP NGHIÊN CỨU 21
3.1. Đối tượng nghiên cứu 21
3.2. Địa điểm và thời gian nghiên cứu 21
3.3. Nội dung nghiên cứu 21
3.3.1. Đặc điểm phân bố của loài: 21
3.3.2. Đặc điểm hình thái của loài: 21
3.3.4. Đặc điểm sinh thái của cây Thông đỏ Nam 21
3.3.5. Đặc điểm sử dụng và kiến thức của người dân về cây Thông đỏ Nam 22
3.3.6. Đánh giá sự tác động của con người tới khu vực nghiên cứu 22
3.4. Phương pháp nghiên cứu 22
3.4.1. Phương pháp kế thừa tài liệu có sẵn ở địa phương 22
3.4.2. Ngoại nghiệp 22
3.4.2.1. Phỏng vấn người dân 22
3.4.2.2. Phương pháp lập điều tra theo tuyến 23
3.4.2.3. Phương pháp lập ô tiêu chuẩn (OTC) 24
3.4.3. Nội nghiệp 28
3.4.3.1. Xử lý số liệu điều tra bằng cách sử lý mẫu đã được chụp ảnh và ghi
chép lại qua quá trình ngoại nghiệp (lấy kết quả trung bình của 5-10 mẫu đã
thu thập) 28
3.4.3.2. Đánh giá tác động của con người đến hệ thực vật tại khu vực nghiên cứu
28
Phần 4: KẾT QUẢ VÀ PHÂN TÍCH KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU 30
4.1. Đặc điểm phân bố của loài 30
4.1.1. Đặc điểm phân bố loài trong các trạng thái rừng 30
4.1.2. Đặc điểm phân bố loài cây theo độ cao 31
4.2. Đặc điểm hình thái của loài 32
4.2.1. Đặc điểm về phân loại của loài trong hệ thống 32
4.2.2.Đặc điểm hình thái rễ 33
4.2.3.Đặc điểm của thân và cành cây 33
4.2.4. Đặc điểm cấu tạo lá 34
4.2.5. Đặc điểm về hình thái hoa, quả 36
4.3. Đặc điểm sinh thái của cây Thông đỏ Nam 36
4.3.1. Độ tàn che nơi có loài nghiên cứu phân bố 36
4.3.2. Đặc điểm tầng cây cao nơi có loài Thông đỏ Nam phân bố 38
4.3.3. Điều kiện về ánh sáng, nhiệt độ, độ ẩm nơi mà loài phân bố 40
4.3.4. Đặc điểm về các loài cây bụi, thảm tươi nơi Thông đỏ Nam phân bố . 41
4.3.5. Đặc điểm về sinh trưởng và tái sinh cây Thông đỏ Nam 42
4.3.6. Đặc điểm đất nơi loài cây nghiên cứu phân bố 44
4.4. Đặc điểm sử dụng và kiến thức của người dân về cây Thông đỏ Nam. 46
4.4.1. Sự hiểu biết của người dân địa phương về loài Thông đỏ Nam trong
khu bảo tồn 46
4.4.2. Đặc điểm sử dụng nổi bật của cây Thông đỏ Nam 47
4.4.3. Sự phân bố của loài cây 48
4.4.4. Ý kiến đóng góp của người dân trong việc bảo tồn và phát triển loài 48
4.5. Đánh giá sự tác động của con người tới khu vực nghiên cứu 48
4.6. Đề xuất một số biện pháp phát triển và bảo tồn loài 53
4.6.1. Giải pháp về năng lực và kiến thức của cán bộ trong khu bảo tồn 53
4.6.2. Giải pháp hỗ trợ về phía chính quyền 54
4.6.3. Giải pháp về kỹ thuật 55
Phần 5: KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ 56
5.1. Kết luận 56
5.2. Kiến nghị 57
TÀI LIỆU THAM KHẢO 59
DANH MỤC CÁC BẢNG
Bảng 2.1: Cơ cấu giữa trồng trọt và chăn nuôi theo giá thực tế (2006-2010) 16
Bảng 2.2: Kết quả sản xuất lâm nghiệp 17
Bảng 4.1: Kích thước hình thái cơ bản thân cây Thông đỏ Nam 33
Bảng 4.2: Bảng đo đếm số lá và chiều dài của lá cây Thông đỏ Nam của 3
cành tại 3 vị trí: gốc, thân , ngọn 35
Bảng 4.3: Kích thước lá trung bình của cây Thông đỏ Nam 35
Bảng 4.4: Đặc điểm độ tàn che nơi có Thông đỏ Nam phân bố 37
Bảng 4.5: Công thức tổ thành cây tầng cao lâm phần có Thông đỏ Nam phân
bố 38
Bảng 4.6: Tổng hợp độ che phủ của 2 OTC có cây Thông đỏ phân bố 41
Bảng 4.7: Tổng hợp tái sinh khu vực có loài Thông đỏ Nam phân bố tự nhiên
42
Bảng 4.8: Bảng mô tả phẫu diện đất ô tiêu chuẩn 14 44
Bảng 4.9: Thống kê sự hiểu biết của người dân về Thông đỏ Nam 46
Bảng 4.10: Thống kê tình hình sử dụng loài Thông đỏ Nam trong khu vực
nghiên cứu 47
Bảng 4.11: Điều tra sự tác động của con người và vật nuôi đến hệ thực vật
rừng trong khu vực gia súc tại khu bảo tồn 52
DANH MỤC CÁC HÌNH
Hình 4.1: Ảnh thân cây Thông đỏ Nam tại KBT 34
Hình 4.2: Hình thái lá Thông đỏ Nam 34
Hình 4.3: Hình thái lá non 34
Hình 4.4: Hình thái nón Thông đỏ Nam khi mới nở 36
Hình 4.5: Hình ảnh cành mang nón mới ra 36
Hình 4.6: Hình ảnh của cây tái sinh của Thông đỏ Nam 44
Hình 4.7: Chỗ ngủ săn thú của người dân 50
Hình 4.8: Phần thân cây gỗ giổi đã xẻ bị bỏ lại 50
Hình 4.9: Ảnh đốt rừng làm nương rẫy 51
Hình 4.10: Ảnh khai thác lan rừng nương rẫy 51
Hình 4.11: Hiện tượng chăn thả 52
Hình 4.12: Ảnh khai thác mật ong 52
Hình 4.13: Ảnh đốt rừng làm nương rẫy 53
1
Phần 1
MỞ ĐẦU
1.1 Đặt vấn đề
Theo kết quả nghiên cứu trong và ngoài nước, trong tổng số 33 loài
Thông được xác định bản địa ở Việt Nam, có tới 14 loài nằm trong danh sách
bị đe dọa cấp toàn cầu và 29 loài đang bị đe dọa ở cấp quốc gia [5]. Trong đó,
có nhóm Thông đỏ thuộc chi Thông đỏ (Taxus) họ Taxaceae. Ở Việt Nam, có
2 loài, đó là: Thông đỏ lá ngắn hay còn gọi là Thông đỏ bắc (Taxus chinensis
Pilg), phân bố rải rác ở một số tỉnh miền núi phía bắc và Thông đỏ lá dài hay
còn gọi là Thông đỏ Nam (Taxus wallichiana Zucc.) Đối với quần thể Thông
đỏ lá dài hiện nay môi trường sống của chúng ngày càng bị thu hẹp một cách
nghiêm trọng, nghiên cứu thực tế cho thấy loài này đang bị nguy cấp ở mức
EN (Endangered).
Trong nguồn tài nguyên thực vật rừng Việt Nam, nhóm Thông chỉ chiếm
một số lượng loài hết sức khiêm tốn, song chúng lại có giá trị về khoa học,
nguồn gen và kinh tế đáng lưu ý.
Năm 2002, Thomas và Nguyễn Đức Tố Lưu còn cho rằng: quần thể
Thông đỏ lá dài ở Việt Nam là điểm phân bố cuối cùng về phía Nam của chi
Taxus L. trong lục địa châu Á. Chúng phân bố biệt lập, cách xa các điểm phân
bố của loài ở phía Đông Nam Trung Quốc và vùng lân cận Himalaya, nên có
thể đây là một xuất xứ riêng. Như vậy, Thông đỏ lá dài có giá trị vô cùng lớn
về nguồn gen và cần được quan tâm duy trì [5].
Ngoài ra, Thông đỏ lá dài còn có giá trị lớn về kinh tế, không chỉ cho gỗ
có chất lượng tốt, phục vụ cho sản xuất các sản phẩm đồ gỗ, đồ gia dụng. Từ
vỏ và lá cây Thông đỏ Nam chiết xuất được taxol, taxoltere và các hoạt chất
dùng để chữa bệnh ung thư buồng trứng, ung thư vú, ung thư não và có triển
vọng xử lý u hắc tố mang về những nguồn thu khổng lồ cho các hãng dược
2
phẩm. Bên cạnh đó, ở Hàn Quốc người ta dùng tinh dầu chiết xuất từ cây
Thông đỏ sản xuất Pine Power Gold - loại dược phẩm điều trị bệnh cao huyết
áp, mỡ trong máu, tiểu đường, đau đầu, stress loại trừ chất độc ở gan (đối
với người uống rượu bia nhiều), ở phổi (với người hút thuốc nhiều), trợ giúp
tuần hoàn và dẫn truyền thần kinh trong các trường hợp đau dây thần kinh,
kháng viêm, tê tay chân, chứng rụng tóc (không rõ nguyên nhân) và nhiều
công dụng khác. Dùng ngoài da giúp chống nhiễm trùng vết thương, giúp da
mau liền sẹo. Dùng ngoài để khử độc môi trường không khí trong nhà, trong
phòng
[14].
Tuy nhiên, do nhu cầu của thị trường và công tác quản lý, bảo vệ rừng
cũng như ý thức của người dân còn yếu kém, nên loài Thông đỏ Nam hiện bị
khai thác trộm rất nhiều và chủ yếu bị bán sang Trung Quốc, hầu hết các cây
to thẳng đẹp đều bị người dân địa phương chặt bán hoặc làm cột nhà. Nếu như
không có biện pháp bảo vệ và nghiên cứu gây trồng cẩn thận thì chẳng mấy
chốc mà loài Thông đỏ Nam biến mất.
Xuất phát từ lý do nói trên tôi tiến hành thực hiện đề tài: “Nghiên cứu
một số đặc điểm sinh học của loài cây Thông đỏ Nam (thông đỏ lá dài)
Taxus wallichiana Zucc. làm cơ sở cho việc bảo tồn và phát triển nguồn
gen thực vật quý hiếm tại khu bảo tồn thiên nhiên Phia Oắc - Phia Đén -
huyện Nguyên Bình - tỉnh Cao Bằng" làm cơ sở cho việc bảo tồn và nhân
rộng loài cây này.
1.2. Mục đích của đề tài
Nghiên cứu một số đặc điểm sinh học và tình hình phân bố của loài cây
Thông đỏ Nam (Thông đỏ lá dài) trong khu bảo tồn thiên nhiên Phia Oắc -
Phia Đén - huyện Nguyên Bình - tỉnh Cao Bằng.
3
1.3. Mục tiêu nghiên cứu đề tài
- Nghiên cứu được sự hiểu biết và sử dụng của người dân về loài cây
Thông đỏ Nam tại khu vực nghiên cứu.
- Xác định được tình hình phân bố của cây Thông đỏ Nam tại khu vực
nghiên cứu.
- Biết được các đặc tính sinh vật học, và mô tả được hình thái của cây
Thông đỏ Nam.
- Đề xuất được một số biện pháp phát triển và bảo tồn loài Thông đỏ Nam.
1.4. Ý nghĩa của đề tài
1.4.1. Ý nghĩa trong học tập và nghiên cứu khoa học
- Giúp cho sinh viên thực hành những kiến thức đã biết trên lớp để áp
dụng vào thực tế. Thông qua quá trình học hỏi những kinh nghiệm và kiến
thức của cán bộ, và người dân tại nơi công tác sẽ giúp bổ sung kiến thức cho
sinh viên, nâng cao năng lực, kỹ năng, thái độ để hoàn thành tốt công việc của
mình sau này.
- Kết quả của đề tài nghiên cứu sẽ là cơ sở cho việc bảo tồn và nhân rộng
loài cây Thông đỏ Nam.
1.4.2. Ý nghĩa trong thực tiễn
- Kết quả nghiên cứu của đề tài sẽ là cơ sở cho việc xây dựng các biện
pháp bảo tồn và phát triển cây Thông đỏ Nam trong khu bảo tồn một cách
thích hợp.
- Giúp cho nhân dân và cán bộ kiểm lâm nhận thức được tầm quan trọng
của việc bảo tồn loài cây Thông đỏ Nam, những tác dụng của Thông đỏ Nam
trong đời sống và nghiên cứu.
- Đưa ra được những cơ sở sinh thái học loài cây Thông đỏ Nam tại khu
vực nghiên cứu, tạo tiền đề cho việc gây trồng loài cây này tại khu bảo tồn.
4
Phần 2
TỔNG QUAN TÀI LIỆU NGHIÊN CỨU
2.1. Cơ sở khoa học
Hiện nay, do nhiều nguyên nhân khác nhau làm cho nguồn tài nguồn tài
nguyên đa dạng sinh học của Việt Nam đã và đang bị suy giảm. Nhiều hệ sinh
thái và môi trường sống bị thu hẹp diện tích và nhiều Taxon loài và dưới loài
đang đứng trước nguy cơ bị tuyệt chủng trong một tương lai gần.
∗ Về cơ sở sinh học
Nghiên cứu đặc điểm sinh học của loài hết sức cần thiết và quan trọng,
đây là cơ sở khoa học cho việc bảo vệ và sử dụng hợp lý nguồn tài nguyên
thiên nhiên, ngăn ngừa suy thoái các loài nhất là những loài động, thực vật
quý hiếm, ngăn ngừa ô nhiễm môi trường là cơ sở khoa học xây dựng mối
quan hệ giữa con người và thế giới tự nhiên.
∗ Về cơ sở bảo tồn
Để khắc phục tình trạng trên Chính phủ Việt Nam đã đề ra nhiều biện
pháp, cùng với các chính sách kèm theo nhằm bảo vệ tốt hơn tài nguyên
ĐDSH của đất nước. Tuy nhiên, thực tế đang đặt ra nhiều vấn đề liên quan
đến bảo tồn đa dạng sinh học cần phải giải quyết như quan hệ giữa bảo tồn và
phát triển bền vững hoặc tác động của biến đổi khí hậu đối với bảo tồn đa
dạng sinh học .v.v
Hệ thực vật của Việt Nam không chỉ những giàu về thành phần mà nó
còn mang nét độc đáo của hệ sinh thái nhiệt đới. Chúng phân bố rộng khắp
trong cả nước, mỗi vùng mỗi miền đều có những loài thực vật có nét đặc
trưng riêng. Chúng có giá trị rất nhiều mặt như về kinh tế, xã hội, môi
trường , từ xa xưa đã được nhân dân ta sử dụng và ứng dụng nó vào cuộc
sống. Tuy nhiên sự tác động của con người vào các loài cây ngày càng nhiều
dẫn tới sự suy thoái về đa dạng sinh học, ảnh hưởng đến sự phát triển của các
5
loài cây. Một số loài cây đã bị biến mất hoàn toàn, nhiều loài đang đứng trước
nguy cơ bị tuyệt chủng. Càng ngày càng có nhiều loài cây được đưa vào sách
đỏ của Việt Nam, công tác bảo vệ và phát triển chúng đang là mối quan tâm
của các chuyên gia và các tổ chức, trong số đó có loài
Cây Thông đỏ
Nam Taxus wallichiana (T. baccata wallichiana).
Căn cứ vào tiêu chuẩn đánh giá các loài của IUCN, chính phủ Việt Nam
cũng đã công bố sách đỏ Việt Nam để hướng dẫn, thúc đẩy, bảo vệ tài nguyên
thiên nhiên, tính đa dạng sinh học và môi trường sinh thái. Các loài được xếp
vào 9 bậc theo các tiêu chí về mức độ đe dọa tuyệt chủng như tốc độ suy
thoái (rate of decline), kích thước quần thể (population size), phạm vi phân
bố (area of geographic distribution), và mức độ phân tách quần thể và khu
phân bố (degree of population and distribution fragmentation) [3].
+ Tuyệt chủng ( EX): Là một trạng thái bảo tồn của sinh vật được quy
định trong sách đỏ IUCN. Một loài hoặc dưới loài bị coi là tuyệt chủng khi có
những bằng chứng chắc chắn rằng cá thể cuối cùng đã chết [2].
+ Tuyệt chủng trong tự nhiên( EW): Là một trạng thái bảo tồn của sinh
vật. Một loài hoặc dưới loài bị coi là tuyệt chủng trong tự nhiên khi các cuộc
khảo sát kỹ lưỡng ở sinh cảnh đã biết hoặc sinh cảnh dự đoán, vào những thời
gian thích hợp (theo ngày, mùa, năm) xuyên suốt vùng phân bố lịch sử của
loài đều không ghi nhận được cá thể nào. Các khảo sát nên vượt khung thời
gian thích hợp cho vòng sống và dạng sống của đơn vị phân loại đó. Các cá
thể của loài này chỉ còn được tìm thấy với số lượng rất ít trong sinh cảnh nhân
tạo và phụ thuộc hoàn toàn vào chăm sóc của con người [2].
+ Cực kì nguy cấp( CR): Là một trạng thái bảo tồn của sinh vật. Một
loài hoặc nòi được coi là cực kỳ nguy cấp khi nó phải đối mặt với nguy cơ
tuyệt chủng trong tự nhiên rất cao trong một tương lai rất gần [2].
6
+ Nguy cấp (EN): Là một trạng thái bảo tồn của sinh vật. Một loài bị coi
là nguy cấp khi nó phải đối mặt với nguy cơ tuyệt chủng trong tự nhiên rất
cao trong một tương lai rất gần nhưng kém hơn mức cực kỳ nguy cấp [2].
+ Sắp nguy cấp (VU): Là một trạng thái bảo tồn của sinh vật. Một loài
hoặc nòi bị đánh giá là sắp nguy cấp khi nó không nằm trong 2 bậc: cực kỳ
nguy cấp (CR) và nguy cấp (EN), nhưng phải đối mặt với nguy cơ tuyệt
chủng trong tự nhiên cao trong một tương lai không xa [2].
+ Sắp bị đe dọa: Là một trạng thái bảo tồn của sinh vật. Một loài hoặc
nòi bị đánh giá là sắp bị đe dọa khi nó sắp phải đối mặt với nguy cơ tuyệt
chủng trong tự nhiên cao trong một tương lai không xa [2].
+ Ít quan tâm: Least Concern
+Thiếu dữ liệu: Data Deficient
+ Chưa được đánh giá: Not Evaluated [2].
2.2. Tình hình nghiên cứu trên thế giới và trong nước
2.2.1. Trên thế giới
Taxus là một chi của phân loại thực vật hạt trần, thường được gọi là
Thuỷ tùng. Trên thế giới Taxus chỉ bao gồm 24 loài và 55 giống (2000 Spjut,
2007b) và được phân bố ở vùng ôn đới phía Bắc và vùng cận nhiệt đới phía
Nam như El Salvador ở Trung Mỹ và Sumatera trong khu vực Đông Nam Á
(Spjut 1998b, 2000c, 2007a). Ban đầu khi xuất hiện là một trong những
loài Taxus, thủy tùng châu Âu có tên là T. baccata [13].
Carl Thunberg, một sinh viên của trường Linnaeus đã phát hiện ra nó tại
Nhật Bản năm 1775 - 1776 và coi nó tương tự như Thủy tùng châu Âu (Taxus
baccata). Sau đó, thủy tùng tiếp tục được tìm thấy trong Croom Hardy dãy
Himalaya, ở Nepal - Nathaniel bởi Wallich năm 1822. Tại Afghanistan,
Bhutan và Đông Bắc Ấn Độ, William Griffith đã tìm thấy trong thời gian
1835- 1841, ở Tây Bắc.
7
Thái Bình Dương David Douglas phát hiện năm 1825, và ở Trung Quốc
Augustine Henry đã tìm thấy trong thời gian 1885 - 1886 (Spjut 2007b) [13].
Những khám phá sau này đã dẫn đến những cái tên mới cho các loài và
giống Thủy tùng như Taxus cuspidate và T. wallichiana được mô tả bởi Joseph
Zuccarini và Philipp Franz von Siebold, tìm thấy ở Nhật Bản có tên là T.
cuspidata, T. brevifolia mô tả bởi Thomas Nuttall vào năm 1851 được tìm thấy ở
vùng Tây Bắc Thái Bình Dương, T. baccata và T. chinensis được mô tả bởi
Robert Pilger vào năm 1903 được phát hiện bởi Henry ở Trung Quốc, T. globosa
mô tả bởi Dietrich von Schlechtendal năm 1838 thu thập bởi Ehrenberg ở
Mexico… [13].
Từ thập kỷ 60 của thế kỷ trước đã có rất nhiều nhà khoa học nghiên cứu
về cây Thông đỏ. Trong thập kỷ 60 đã có một chương trình lớn về phát triển
giống cây Thông đỏ Mỹ được tài trợ bởi Viện Ung Thư Quốc Gia Hoa Kỳ
(National carar institute (NCI)). Trong chương tình này đã có 35.000 cây
Thông đỏ Mỹ đã được trồng. Tháng 3 năm 1999, FDA (Cục quản lí thực
phẩm và dược phẩm Hoa Kỳ) chỉ định taxol là loại dược liệu quý. Và từ đó
trong 8 năm gần đây các vùng trồng rất lớn cây Thông đỏ đã được thiết lập ở
Trung Quốc để cung cấp nguồn dược liệu. Và bên cạnh đó cũng có hàng loạt
các nghiên cứu liên quan đến cây Thông đỏ [13].
Có 6 loài phân bố ở Bắc Ấn Độ (Atxam), Nam Trung Quốc đến Đài
Loan, Bắc Bộ và Trung Bộ Việt Nam. Ở Việt Nam có 4 loài mà 3 loài đã biết
có ý nghĩa kinh tế:
Amentotaxus argotaenia.
Amentotaxus poilanei.
Amentotaxus yunnanensis.
Chi taxus có các loài như :
Taxus chinensis (Pilger) Rehder 1919.
8
Taxus chinensis (Pilger) Rehder var. Chinensis.
Taxus chinensis (Pilger) Rehder var mairei (Lemée Léveillé).WC Cheng &
LK Fu.
Taxus cuspidata Siebold & Zuccarni 1846.
Taxus cuspidata Siebold Zuccarni var. Cuspidata.
Taxus fuana Nan Li & RR Mill 1997.
Taxus sumatrana (Miquel) de Laubenfels 1978.
Taxus wallichiana Zucc.
Trong họ Taxaceae có hai loài thông đỏ là Thông đỏ bắc (taxus
chinensis) và Thông đỏ Nam (taxus wallichiana Zucc). Thông đỏ bắc lá ngắn
còn Thông đỏ Nam lá dài hơn [9].
Trên hầu hết các phạm vi của mình thông qua dãy Himalaya và phía tây
Trung Quốc, Thông đỏ Nam (Taxus wallichiana) đã được khai thác rất nhiều
lá và vỏ cây của nó được sử dụng để sản xuất paclitaxel thuốc chống ung thư
hoặc các hóa chất tương tự. Giảm đến 90% ở Ấn Độ và Nepal trong khi ở
miền tây Trung Quốc giảm hơn 50%. Mức độ khai thác tại Myanmar là không
chắc chắn. Ở Việt Nam các quần thể được giới hạn trong vài trăm cây trong
một khu vực rất hạn chế của tỉnh Lâm Đồng. Quần thể còn lại này được mở
rộng hơn trong thời gian qua nhưng đã giảm do nạn phá rừng và chuyển đổi
đất rừng cho nông nghiệp. Tình trạng của quần thể Taxus ở Philippines và
Indonesia là chưa rõ ràng. Một số báo cáo khai thác kết hợp với sản xuất taxol
của Philippines (Agillion 2007) nhưng không có số liệu cụ thể. Ở Sulawesi và
Sumatra phá rừng trên diện rộng đã được tập trung ở các vùng đất thấp hơn là
vùng núi nơi ước tính giảm thấp nhất là 5% (Cannon et al. 2007,
LAUMONIER et al. 2010) [12].
Taxus wallichiana được sử dụng truyền thống để điều trị sốt cao và
tình trạng viêm đau. Lá của cây này được sử dụng để làm trà thảo dược cho
9
chứng khó tiêu và bệnh động kinh. Theo một số văn bản trước đây có nói về
T. wallichiana điều hòa miễn dịch, chống vi khuẩn, chống nấm, làm thuốc
giảm đau, thuốc hạ nhiệt và các hoạt động chống co giật. Tại Ấn Độ, chiết
xuất từ vỏ và lá cây của nó được sử dụng trong y học Unani như một nguồn
thuốc Zarnab, quy định như một thuốc an thần, kích thích tình dục và trong
điều trị viêm phế quản, hen suyễn, động kinh, rắn cắn và bị bọ cạp đốt. Trong
y học Ayurvedic, chồi non được sử dụng để điều chế một loại thuốc có khả
năng điều trị đau đầu, tiêu chảy. Lá cũng được sử dụng để điều trị kích động,
động kinh và căng thẳng. Nó cũng đã được sử dụng trong phòng tắm hơi để
điều trị bệnh thấp khớp. Một lượng làm từ vỏ cây được sử dụng để điều trị
gãy xương và đau đầu. Các cư dân của ngôi làng vùng đệm của khu dự trữ
sinh quyển Devi Nanda ở Ấn Độ thu thập vỏ cây Taxus và lá, chủ yếu là cho
các loại trà truyền thống và để trị bệnh cảm lạnh và ho, một thực tế cũng
thường gặp ở các vùng nông thôn khác. Chiết xuất từ cây này cũng được sử
dụng trong các loại dầu gội đầu. Tại Pakistan, một sắc của thân cây được sử
dụng trong điều trị bệnh lao [10, 11].
2.2.2. Tình hình trong nước
Việt Nam là một nước trong khu vực Đông Nam Á, có khí hậu nhiệt
đới gió mùa, đặc biệt là miền Bắc Việt Nam có mùa đông lạnh do đặc thù địa
hình điều đó làm cho miền Bắc Việt Nam là một vùng mà các loài cây dược
liệu giàu nhất trên thế giới.
Ở Việt Nam Thông đỏ (Taxus wallichiana Zucc), tên tiếng anh là
Himalayan Yew, là cây thân gỗ có giá trị kinh tế cao, hiện đang được công
nghệ dược phẩm rất quan tâm vì đây là nguồn thiên nhiên cung cấp các hợp
chất taxane, sử dụng trong hóa trị ung thư như: ung thư buồng trứng, ung thư
vú, ung thư phổi, ung thư đầu và cổ, và một số dạng di căn của ung thư da
Do có giá trị kinh tế cao, Thông đỏ đang bị lạm dụng khai thác ở hầu hết các
10
nơi trên thế giới. Thêm vào đó, Thông đỏ là loài có khả năng tái sinh tự nhiên
rất thấp, nên nguồn nguyên liệu thiên nhiên này ngày càng trở nên quý hiếm.
Ở Việt Nam, Thông đỏ được xem là loài có khả năng tuyệt chủng và được ghi
vào sách đỏ với 2 loài: Thông đỏ bắc - Taxus chinensis Z (Pilg) Rehd, và
Thông đỏ Nam - Taxus wallichiana Zucc, cả hai loài đều có số lượng rất ít.
Lâm Đồng là tỉnh có các quần thể Thông đỏ Nam được biết đến nhiều nhất ở
nước ta với các quần thể tại Xuân Trường, Bidoup, Hồ Tiên, Núi Voi [13].
Ở Việt Nam Thông đỏ Nam chỉ phân bố ở các tỉnh: Lào Cai, Yên Bái,
Sơn La, Nghệ An, Hà Tĩnh, Phú Yên, Khánh Hoà, Lâm Đồng
.
Thông đỏ bắc chỉ phân bố ở các tỉnh: Văn Bàn (Lào Cai), Mai Châu (Hòa
Bình), Yên Châu (Sơn La), Quản Bạ (Hà Giang), Trùng Khánh (Cao Bằng) [3].
Với số lượng quần thể ít, số cá thể trong mỗi quần thể cũng không cao,
do đó tính đa dạng trong quần thể Thông đỏ tại Việt Nam là một điều rất đáng
được quan tâm đối với lĩnh vực bảo tồn và khai thác hợp lý nguồn tài nguyên
này. Mức đa dạng di truyền của quần thể càng cao thì quần thể càng có khả
năng sống sót trước những biến đổi của điều kiện môi trường. Tính đa dạng
cao của quần thể còn giúp cho các nhà nhân giống có nhiều lựa chọn hơn
trong việc chọn ra nguồn giống có khả năng sinh tổng hợp lượng hợp chất
taxane cao. Vì vậy cần nghiên cứu đánh giá tính đa dạng di truyền ở mức độ
quần thể tạo cơ sở để lựa chọn những giống tốt phục vụ cho nhu cầu sản xuất
và có hướng bảo tồn hợp lý. Các nghiên cứu về tính đa dạng di truyền ở các
loài thực vật nói chung và Thông đỏ nói riêng đã được tiến hành ở nước ta
cũng như ở nhiều nơi chủ yếu sử dụng các marker phân tử như allozyme,
RAPD, AFLP, RFLP, microsatelite
11
2.3. Điều kiện tự nhiên, dân sinh, kinh tế khu vực nghiên cứu
2.3.1. Điều kiện tự nhiên của khu vực nghiên cứu
2.3.1.1. Vị trí địa lý
Khu bảo tồn thiên nhiên Phia Oắc - Phia Đén thuộc địa phận các xã
Thành Công, Quang Thành, Phan Thanh, Vũ Nông, Hưng Đạo, Ca Thành và
thị trấn Tĩnh Túc huyện Nguyên Bình, tỉnh Cao Bằng, được xác lập tại Quyết
định số 194/CT ngày 09 tháng 8 năm 1986 của Chủ tịch Hội đồng Bộ trưởng
về việc Quy định các khu rừng cấm, trong đó có rừng Phia Oắc – Phia Đén.
Khu bảo tồn thiên nhiên Phia Oắc - Phia Đén, có toạ độ địa lý:
+ Từ 22
0
31' 44" đến 22
0
39' 41" vĩ độ Bắc.
+ Từ 105
0
49' 53" đến 105
0
56' 24" kinh độ Đông.
Khu bảo tồn thiên nhiên Phia Oắc - Phia Đén nằm trong địa giới hành
chính của 6 xã Thành Công, Quang Thành, Phan Thanh, Vũ Nông, Hưng
Đạo, Ca Thành và thị trấn Tĩnh Túc huyện Nguyên Bình, tỉnh Cao Bằng.
Trung tâm của Khu bảo tồn là xóm Phia Đén thuộc xã Thành Công [1].
2.3.1.2.Đặc điểm địa hình địa mạo, địa chất đất đai
∗
Địa hình, địa mạo
Khu bảo tồn thiên nhiên Phia Oắc - Phia Đén chủ yếu kiểu địa hình núi
trung bình và núi cao mấp mô lượn sóng tạo thành những dải núi đất xen kẽ
núi đá vôi và bị chia cắt bởi nhiều khe suối. Độ dốc lớn (>25
0
C). Địa hình cao
nhất ở phía Bắc và thoải dần xuống phía Nam. Là nơi phát nguyên của nhiều
sông suối chính của huyện Nguyên Bình như: sông Nhiên, sông Năng, sông
Thể Dục (một nhánh của sông Bằng) Quá trình kiến tạo địa chất đã chia
thành 2 tiểu vùng chính: địa hình vùng núi đất phân bố chủ yếu ở xã Thành
Công, Quang Thành; địa hình vùng núi đá ở xã Phan Thanh, thị trấn Tĩnh
Túc, Ca Thành [1].
12
∗
Địa chất, đất đai
Theo tài liệu thổ nhưỡng của huyện, trên địa bàn có những loại đất chính sau:
- Đất Feralit đỏ nâu trên núi đá vôi: Phân bố tập trung ở độ cao từ 700m-
1700m so với mặt nước biển.
- Đất Feralít mùn vàng nhạt núi cao: thích hợp với một số loài cây trồng:
Thông, Sa mộc, Tông dù, Lát hoa, Dẻ đỏ, Trẩu, Sở và một số loài cây đặc sản,
cây thuốc, cây ăn quả khác.
- Đất Feralít đỏ vàng núi thấp: Phân bố ở độ cao từ 300 - 700m thích
hợp với một số loài cây trồng: Thông, Sa mộc, Tông dù, Kháo vàng, Cáng lò,
Lát hoa, Keo, Dẻ đỏ, Trẩu, Sở, Hồi, Quế, Chè đắng và một số loài cây thuốc,
cây ăn quả khác.
- Đất bồn địa và thung lũng: Bao gồm đất phù sa mới, cũ, sản phẩm đất dốc
tụ, sản phẩm hỗn hợp, loại đất này được sử dụng cho sản xuất nông nghiệp.
2.3.1.3.Đặc điểm khí hậu, thủy văn
* Đặc điểm khí hậu
Khu bảo tồn thiên nhiên Phia Oắc - Phia Đén có đặc điểm đặc trưng của
khí hậu lục địa miền núi cao, chia thành 2 tiểu vùng khí hậu khác nhau. Vùng
cao có khí hậu cận nhiệt đới, vùng thấp chịu ảnh hưởng của khí hậu nhiệt đới
gió mùa, một năm có 2 mùa rõ rệt, đó là:
Mùa mưa bắt đầu từ tháng 4 đến tháng 10, chiếm 85,4% tổng lượng mưa
cả năm và tập trung vào các tháng 7 và 8. Mùa khô kéo dài từ tháng 11 đến
tháng 3 năm sau; thường chịu ảnh hưởng của gió mùa Đông Bắc, nhiệt độ
xuống thấp, lượng mưa ít, có nhiều sương mù.
- Nhiệt độ trung bình cả năm là 18
0
C; nhiệt độ cao nhất tuyệt đối xảy ra
vào tháng 5 đến tháng 9, trong khoảng 24,5
0
- 26,9
0
C; đặc biệt có khi lên tới
34
0
C; nhiệt độ thấp nhất tuyệt đối xảy ra vào tháng 11 đến tháng 2 năm sau,
có khi xuống tới - 2
0
C - 5
0
C.
13
- Độ ẩm tương đối bình quân cả năm là 84,3%, tháng có độ ẩm cao nhất
vào tháng 7, 8 là trên 87%, thấp nhất vào tháng 12 là 80,5%.
- Ngoài ra, còn có hiện tượng sương mù xuất hiện vào sáng sớm, chiều
tối và đêm của tất cả các tháng trong năm, phần nhiều là sương mù toàn phần.
Điểm sương mù nặng nhất là đỉnh đèo Colea. Sương muối thường xuất hiện
vào tháng 12, 1 hàng năm với số ngày xuất hiện trung bình là 3 ngày. Số ngày
dài nhất của một đợt sương muối trong tháng là 5 ngày, số giờ xuất hiện dài
nhất trong một ngày là 7 giờ. Đặc biệt, đã có xuất hiện mưa tuyết ở khu vực
Tháp truyền hình và đỉnh đèo Colea [1].
* Hệ thống thuỷ văn
Chưa có số liệu nghiên cứu cụ thể đánh giá lưu tốc dòng chảy của các
suối lớn trong khu vực Khu bảo tồn thiên nhiên Phia Oắc - Phia Đén, nhưng
qua kết quả khảo sát của đoàn công tác có thể đánh giá sơ bộ trong khu vực có 4
suối lớn; các suối kể trên có nước quanh năm, lưu lượng nước chảy nhiều, chảy
mạnh về mùa mưa, mùa khô lượng nước chảy ít hơn. Mật độ suối trung bình
khoảng 2km /100ha, nhưng vào mùa mưa thường gây ra lũ quét, lũ ống, trượt lở
đất do trong khu vực có độ dốc lớn, địa hình lại bị chia cắt mạnh.
Do địa hình bị chia cắt mạnh, độ dốc lớn và có nhiều đá vôi xen kẹp nên
nguồn nước ngầm rất hiếm, hiện nay trong vùng chỉ tập trung vào khai thác
và sử dụng nước mặt [1].
2.3.1.4.Đặc điểm động, thực vật
* Về thực vật
Kiểu rừng kín thường xanh mưa ẩm á nhiệt đới núi trung bình và cao,
thường phân bố ở độ cao ≥ 700m. Kiểu rừng này, bao phủ phần phía trên của
dãy núi Phia Oắc – Phia Đén với nhiều họ thực vật điển hình có nguồn gốc từ
hệ thực vật á nhiệt đới (yếu tố di cư) từ Hymalaya - Vân Nam - Quý Châu, Ấn
Độ - Miến Điện đi xuống định cư ở Việt Nam, các đại diện chính thuộc họ
14
Hoa hồng (Rosaceae) với loài Xoan đào, Tú bà, Da bò, Kim anh, Mơ, Mận,
Đào; họ Re (Lauraceae) với loài Re, Kháo; họ Trúc đào (Apocynaceae) với
loài Sữa, Dây cao su; họ Chè (Theaceae) với loài Chè, Súm, Vối thuốc; họ
Gạo (Bombacaceae) với loài Gạo; họ ngọc lan (Magnoniaceae) với loài Giổi
xanh, Ngọc lan; họ Dẻ (Fagaceae) với loài Sồi bán cầu, Dẻ gai, Sồi gai; họ Hồ
đào (Juglandaceae) với loài Chẹo tía; họ Thích (Aceraceae) với loài Thích.
Thành phần và số lượng các taxon thực vật tại Phia Oắc - Phia Đén. Kết
quả điều tra đã phát hiện và giám định được 1108 loài thực vật bậc cao có
mạch, thuộc 861 chi của 199 họ, trong 6 ngành thực vật (xem danh mục thực
vật kèm theo). Kết quả tóm tắt danh mục thực vật rừng như sau:
* Về động vật
Thành phần động vật của Khu bảo tồn thiên nhiên Phia Oắc - Phia Đén
có 222 loài động vật có xương sống, trong đó có 87 loài thú thuộc 26 họ; 90
loài chim thuộc 37 họ và 14 bộ (trong đó bộ Sẻ có số loài nhiều nhất 48 loài);
17 loài lưỡng cư; 28 loài bò sát và hàng ngàn loài động vật không xương
sống, côn trùng, động vật nhuyễn thể, động vật đất.
Trong số các loài động vật có tên trong danh mục đã xác định được 56
loài động vật quý hiếm; bao gồm 24 loài thú có tên trong Sách đỏ Việt Nam
(năm 2007), trong đó có 1 loài (Hươu xạ) ở thứ hạng cực kỳ nguy cấp (CR),
15 loài ở thứ hạng nguy cấp (EN) và 8 loài ở thứ hạng đang bị đe doạ (VU).
Nếu đối chiếu với Nghị định 32/2006/NĐ - CP thì có 13 loài ở phụ lục IB và
11 loài có tên trong phụ lục IIB và 13 loài có tên trong Danh mục đỏ của Thế
giới IUCN (năm 2011).
Về chim có 11 loài trong đó có 3 loài ở thứ hạng nguy cấp (EN), 8 loài ở
thứ hạng đang bị đe doạ (VU); trong số này nếu đối chiếu với Nghị định
32/2006/NĐ - CP thì có 9 loài nằm trong phụ lục IIB.
15
Về bò sát và lưỡng cư có 14 loài trong đó có 3 loài ở thứ hạng cực kỳ
nguy cấp (CR), 9 loài nguy cấp (EN) và 2 loài ở thứ hạng bị đe doạ (VU).
Nếu đối chiếu với Nghị định 32/2006/NĐ - CP thì tất cả 14 loài này đều nằm
trong phụ lục IIB [4].
Từ những số liệu trên cho thấy trong Khu bảo tồn thiên nhiên Phia Oắc -
Phia Đén đang hiện hữu 56 loài động vật hoang dã quý hiếm, đây là nguồn tài
nguyên vô cùng quý, là di sản của Khu bảo tồn. Những nguồn gen động vật
quý hiếm này có giá trị kinh tế và giá trị bảo tồn cao cần được đưa vào danh
sách các loài được ưu tiên bảo tồn theo Luật đa dạng sinh học.
2.4. Tình hình dân cư, kinh tế
2.4.1. Tình hình dân số, dân tộc và phân bố dân cư
* Dân số: Theo Niên giám thống kê huyện Nguyên Bình năm 2010, Khu
bảo tồn thiên nhiên Phia Oắc - Phia Đén có 11.438 khẩu, với 2.287 hộ,
khoảng 4.918 lao động. Xã Thành Công, Phan Thanh, Hưng Đạo, Quang
Thành chủ yếu là hộ nông nghiệp, còn thị trấn Tĩnh Túc chủ yếu là hộ phi
nông nghiệp. Tốc độ tăng dân số của vùng hiện khoảng 2,2% /năm.
Dân tộc: Khu bảo tồn có 5 dân tộc đang sinh sống; trong đó: Người Dao
5.398 khẩu chiếm 47,2% tổng dân số Khu bảo tồn; người Nùng 2.335 khẩu
chiếm 20,3%; người Kinh 2.027 khẩu chiếm 17,8%; người Tày 1.573 khẩu
chiếm 13,8%; người H’Mông 105 khẩu chiếm 0,9% tổng dân số.
Phân bố dân cư: Mật độ dân số bình quân 51 người/km
2
nhưng lại phân
bố không đồng đều giữa thị trấn và các xã trong vùng, xã có mật độ dân số
thấp nhất là Hưng Đạo 25 người/km
2
, cao nhất là thị trấn Tĩnh Túc 135
người/km
2
.
2.4.2. Kinh tế - xã hội
2.4.2.1. Ngành nông nghiệp
* Sản xuất nông nghiệp
16
Bảng 2.1: Cơ cấu giữa trồng trọt và chăn nuôi theo giá thực tế
(2006-2010)
Hạng mục
Phân theo năm
2006 2007 2008 2009 2010
1. Giá trị sản xuất (triệu đồng)
Tổng số 72.151,0
104.828,0
118.007,0
144.453,0
143.611,0
- Trồng trọt 50.328,0
76.031,0
90.356,0
113.672,0
116.401,0
- Chăn nuôi 21.823,0
28.797,0
27.651,0
30.781,0
27.210,0
2. Cơ cấu (%)
Tổng số 100,0
100,0
100,0
100,0
100,0
- Trồng trọt 69,8
72,5
76,6
78,7
81,1
- Chăn nuôi 30,2
27,5
23,4
21,3
18,9
Nguồn: Niên giám thống kê huyện Nguyên Bình năm 2011
Nông nghiệp là ngành chiếm vị trí chủ đạo trong hoạt động kinh tế của
địa phương đã được phát triển theo tiến trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa
nông nghiệp và nông thôn.
Tỷ trọng giá trị sản xuất của ngành trồng trọt tăng từ 69,8% năm 2006
lên 81,1% năm 2010, tỷ trọng ngành chăn nuôi giảm từ 30,2% năm 2006
xuống 18,9% năm 2010. Kết quả trên đã phản ánh cơ cấu ngành trồng trọt
hàng năm đều tăng, cơ cấu ngành chăn nuôi giảm. Ngành chăn nuôi bị giảm
mạnh là do những năm qua có nhiều dịch bệnh xuất hiện, giá thức ăn tăng
cao, thị trường thiếu ổn định, nên những hộ chăn nuôi nhỏ lẻ bỏ không chăn
nuôi, những hộ chăn nuôi lớn đã giảm quy mô.
* Sản xuất lâm nghiệp