Tải bản đầy đủ (.doc) (105 trang)

Thực trạng tổ chức, hoạt động của các cơ sở y tế tư nhân cung cấp dịch vụ chăm sóc sức khỏe sinh sản tại thành phố hà nội năm 2017

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.55 MB, 105 trang )

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO

BỘ Y TẾ

TRƯỜNG ĐẠI HỌC Y HÀ NỘI

NGUYỄN TUẤN THANH

THỰC TRẠNG TỔ CHỨC HOẠT ĐỘNG CỦA CÁC
CƠ SỞ Y TẾ TƯ NHÂN CUNG CẤP DỊCH VỤ
CHĂM SÓC SỨC KHỎE SINH SẢN TẠI THÀNH
PHỐ HÀ NỘI NĂM 2017
Chuyên ngành : Quản lý bệnh viện
Mã số

: 60720701

LUẬN VĂN THẠC SỸ QUẢN LÝ BỆNH VIỆN
Người hướng dẫn khoa học:
1. PGS.TS. Nguyễn Duy Luật
2. TS. Nguyễn Khắc Hiền

HÀ NỘI - 2017


LỜI CẢM ƠN
Tôi xin trân trọng bày tỏ lòng biết ơn tới Ban Giám hiệu, phòng Đào tạo
sau Đại học, Viện Đào tạo Y học dự phòng và Y tế công cộng, Trường Đại
học Y Hà Nội đã giúp đỡ, tạo điều kiện thuận lợi cho tôi trong suốt quá trình
học tập và nghiên cứu.
Tôi xin trân trọng cám ơn các Thầy, Cô Bộ môn Tổ chức và Quản lý Y


tế đã tận tình chỉ bảo tôi trong suốt thời gian học tập cao học tại trường.
Tôi xin đặc biệt trân trọng và biết ơn PGS.TS Nguyễn Duy Luật; TS
Nguyễn Khắc Hiền, là những người thầy đã tận tình giảng dạy, hướng dẫn,
trang bị kiến thức và đóng góp những ý kiến quý báu cho tôi trên con đường
nghiên cứu khoa học.
Tôi xin bày tỏ lòng cảm ơn tới Đảng Ủy, Ban Giám đốc Sở Y tế cùng tập thể
Lãnh đạo, nhân viên Phòng Quản lý hành nghề y dược tư nhân đã tạo mọi điều
kiện thuận lợi giúp đỡ tôi trong quá trình nghiên cứu và hoàn thành luận văn.
Con xin bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc tới Cha Mẹ kính yêu đã sinh thành,
nuôi dưỡng, luôn động viên, giúp con có nghị lực và ý chí vươn lên.
Xin được gửi tình yêu thương tới gia đình: người bạn đồng môn, người
bạn đời thân yêu, hai cô con gái yêu quý là chỗ dựa tinh thần để tôi phấn
đấu.
Cuối cùng, xin cảm ơn anh chị em, bạn bè đồng nghiệp tại lớp Cao học
khóa 24, chuyên ngành Quản lý bệnh viện đã luôn bên cạnh động viên tôi
hoàn thành luận văn này.
Hà Nội, ngày 17 tháng 7 năm 2017

Nguyễn Tuấn Thanh


LỜI CAM ĐOAN
Tôi là Nguyễn Tuấn Thanh, học viên lớp Cao học khóa 24 - Chuyên
ngành Quản lý Bệnh viện, hệ tập trung theo chứng chỉ, khóa học 2015-2017
tại Trường Đại học Y Hà Nội xin cam đoan:
1. Đây là nghiên cứu của tôi, thực hiện dưới sự hướng dẫn khoa học của
PGS.TS Nguyễn Duy Luật và TS. Nguyễn Khắc Hiền
2. Các số liệu và thông tin trong nghiên cứu là hoàn toàn trung thực và
khách quan, do tôi thu thập và thực hiện.
3. Kết quả nghiên cứu của luận văn này chưa được đăng tải trên bất kỳ

một tạp chí hay một công trình khoa học nào
Hà Nội, ngày 17 tháng 7 năm 2017

Nguyễn Tuấn Thanh


DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT
BYT

Bộ Y tế

CBYT

Cán bộ y tế

CCHN

Chứng chỉ hành nghề

GPHĐ

Giấy phép hoạt động

CSVC

Cơ sở vật chất

CSSKSS

Chăm sóc sức khỏe sinh sản


CSYTTN

Cơ sở y tế tư nhân

DV

Dịch vụ

HIV

Human Immuno-deficiency Virus
Hội chứng suy giảm miễn dịch ở người

KHHGĐ

Kế hoạch hóa gia đình

NVYT

Nhân viên y tế

TTB

Trang thiết bị

TP

Thành phố


YTTN

Y tế tư nhân


MỤC LỤC
ĐẶT VẤN ĐỀ...................................................................................................1
Chương 1

3

TỔNG QUAN...................................................................................................3
1.1.Khái niệm....................................................................................................................................3
1.1.1.Cơ sở y tế tư nhân..............................................................................................................3
1.1.2.Các thành phần cấu thành y tế tư nhân............................................................................4
1.1.3.Dịch vụ chăm sóc sức khỏe sinh sản..................................................................................5
1.2.Tổ chức và hoạt động của dịch vụ y tế tư nhân tại Việt Nam....................................................7
1.2.1.Quy mô...............................................................................................................................7
1.2.2.Phân bố các cơ sở dịch vụ y tế tư nhân.............................................................................8
1.2.3.Cung ứng dịch vụ y tế tư nhân:..........................................................................................8
1.3.Vai trò của cơ sở y tế tư nhân trong việc cung ứng dịch vụ chăm sóc sức khỏe sinh sản tại
Việt Nam..............................................................................................................................9
1.4.Một số nghiên cứu về tổ chức và hoạt động của y tế tư nhân trong cung ứng dịch vụ CSSKSS
............................................................................................................................................13
1.4.1.Trên thế giới......................................................................................................................13
1.4.2.Một số nghiên cứu tại Việt Nam......................................................................................15
1.5.Một số văn bản liên quan đến Y tế..........................................................................................17
1.6.Khung lý thuyết đánh giá tổ chức và hoạt động của các cơ sở y tế tư nhân cung cấp dịch vụ
chăm sóc sức khỏe sinh sản..............................................................................................18


Chương 2

19

ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU....................................19
2.1. Đối tượng nghiên cứu.............................................................................................................19
2.1.1. Nghiên cứu định lượng...................................................................................................19
2.1.2. Nghiên cứu định tính.......................................................................................................19
2.2. Thời gian..................................................................................................................................19
2.3. Địa điểm...................................................................................................................................20
2.4. Thiết kế nghiên cứu.................................................................................................................20
2.5. Cỡ mẫu và cách chọn mẫu.......................................................................................................20


2.6. Biến số, chỉ số..........................................................................................................................21
2.7. Công cụ và phương pháp thu thập thông tin..........................................................................22
2.7.1. Công cụ thu thập thông tin.............................................................................................22
2.7.2. Phương pháp và quy trình thu thập thông tin...............................................................23

2.7.2.1. Nghiên cứu định lượng...........................................................23
2.7.2.2. Nghiên cứu định tính..............................................................23
2.8. Xử lý và phân tích số liệu.........................................................................................................24
2.8.1. Nghiên cứu định lượng...................................................................................................24
2.8.2. Nghiên cứu định tính......................................................................................................24
2.9. Sai số và hạn chế của nghiên cứu............................................................................................24
2.9.1. Sai số trong nghiên cứu và cách khắc phục....................................................................24
2.9.2. Hạn chế của nghiên cứu..................................................................................................24
2.10. Đạo đức nghiên cứu..............................................................................................................24

Chương 3


26

KẾT QUẢ 26
3.1. Thông tin chung đối tượng nghiên cứu..................................................................................26
Nhận xét: Từ bảng 3.1 cho thấy đối tượng cung cấp thông tin về cơ sở y tế tư nhân cung ứng
dịch vụ chăm sóc sức khỏe sinh sản chủ yếu là nữ chiếm 92%, phần lớn là bác sĩ với gần
66%; người trong độ tuổi lao động của Nhà nước quy định là 59,48%, người ngoài độ
tuổi lao động là 40,42 %; Về bằng cấp, có gần 50% đối tượng trả lời trong nghiên cứu
có trình độ đại học, trình độ trung cấp chiếm tỉ lệ thấp nhất với gần 5%.......................26
3.2. Thực trạng tổ chức của cơ sở y tế tư nhân trong việc cung ứng dịch vụ chăm sóc sức khỏe
sinh sản tại thành phố Hà Nội năm 2017..........................................................................29
3.2.1. Thực trạng về nhân lực...................................................................................................29
3.2.2. Thực trạng cơ sở hạ tầng, cơ sở vật chất, trang thiết bị................................................35
3.2.3. Thực trạng về dụng cụ, vật tư y tế..................................................................................39
3.2.4. Thực trạng về điều kiện vệ sinh môi trường tại các cơ sở.............................................44
Nhận xét: bảng 3.13 cho thấy, 100% cơ sở y tế tư nhân đều có hợp đồng xử lý rác thải y tế
nguy hại với công ty môi trường đô thị. Với đặc điểm hoạt động trong khu vực nội
thành nên các bệnh viện không đầu tư xây dựng lò đốt rác thải y tế mà thực hiện việc
phân loại, thu gom và ký hợp đồng với công ty xử lý rác thải y tế. 100% các bệnh viện
có hệ thống xử lý chất thải lỏng. Tuy nhiên hầu hết các phòng khám chỉ đầu tư xây


dựng hệ thống xử lý sơ bộ đối với chất thải lỏng bằng Cloramin B trước khi đưa vào hệ
thống nước thải.................................................................................................................44
3.3. Hoạt động của cơ sở y tế tư nhân cung ứng dịch vụ chăm sóc sức khỏe sinh sản tại Hà Nội
năm 2017...........................................................................................................................45
3.3.1. Thực trạng một số hoạt động.........................................................................................45
3.3.2. Khó khăn trong tổ chức và hoạt động của cơ sở y tế tư nhân.......................................51


Chương 4

56

BÀN LUẬN....................................................................................................56
4.1. Thông tin chung về cơ sở y tế tư nhân...................................................................................56
4.2. Thực trạng tổ chức tổ chức của cơ sở y tế tư nhân trong việc cung ứng dịch vụ chăm sóc
sức khỏe sinh sản tại thành phố Hà Nội năm 2017..........................................................60
4.3 Thực trạng hoạt động của cơ sở y tế tư nhân cung ứng dịch vụ chăm sóc sức khỏe sinh sản
tại Hà Nội năm 2017..........................................................................................................65
4.4. Hạn chế của nghiên cứu..........................................................................................................69

KẾT LUẬN70
KHUYẾN NGHỊ.............................................................................................72
TÀI LIỆU THAM KHẢO..............................................................................73
PHIẾU PHỎNG VẤN ĐẠI DIỆN CƠ SỞ Y TẾ TƯ NHÂN........................78
PHỤ LỤC


DANH MỤC BẢNG


DANH MỤC SƠ, BIỂU ĐỒ
Sơ đồ 1.1. Mô hình khung lý thuyết nghiên cứu tổ chức và hoạt động của các
cơ sở y tế tư nhân cung cấp dịch vụ chăm sóc sức khỏe sinh sản
.....................................................................................................18
Biểu đồ 3.1. Phân bố các loại hình kinh doanh của cơ sở y tế tư nhân cung
ứng dịch vụ chăm sóc sức khỏe sinh sản (n=311).....................27
Biểu đồ 3.2. Tỷ lệ cơ sở cung ứng dịch vụ chăm sóc sức khỏe sinh sản tại Hà
Nội được giám sát, kiểm tra trong năm......................................31

Biểu đồ 3.3. Tỷ lệ nhân viên y tế được cấp chứng chỉ hành nghề.................32
Biểu đồ 3.4. Tỷ lệ cán bộ y tế theo chức danh, vị trí việc làm được cấp
chứng chỉ ngành nghề.................................................................32
Biểu đồ 3.5. Tỷ lệ nhân viên y tế được tập huấn trong vòng 2 năm..............33


1

ĐẶT VẤN ĐỀ
Trong những năm qua, hệ thống y tế của Việt Nam ngày càng phát triển,
nhờ những nỗ lực của Chính phủ, Bộ Y tế và các ban ngành, Việt Nam đã đạt
được những thành tựu đáng kể trong công tác chăm sóc sức khỏe nhân dân
nói chung và chăm sóc sức khỏe sinh sản nói riêng. Năm 2015, Việt Nam
hoàn thành mục tiêu thiên niên kỉ cho thấy tỷ lệ tử vong bà mẹ đã giảm một
cách đáng kể trong vòng hai thập kỷ: từ 233 ca tử vong trên 100.000 ca sinh
vào năm 1990 xuống còn 69 ca tử vong trên 100.000 ca sinh vào năm 2009 .
Năm 2013, tỷ lệ phụ nữ có thai được quản lý thai là 96,4%; tỷ lệ phụ nữ được
khám thai ≥ 3 lần trước sinh trong 3 thời kỳ là 89,6% . Bên cạnh đó, Việt Nam
đã có nhiều nỗ lực trong việc tăng cường khả năng tiếp cận dịch vụ chăm sóc
sức khoẻ sinh sản bao gồm chăm sóc sức khoẻ bà mẹ và trẻ sơ sinh, kế hoạch
hoá gia đình; tăng cường việc sử dụng các biện pháp tránh thai hiện đại.
Nhằm đa dạng hóa ngành y tế, giảm tải cho dịch vụ y tế công, đồng thời góp
phần tạo điều kiện thuận lợi cho người dân trong tiếp cận các dịch vụ y tế,
dịch vụ y tế tư nhân đã ra đời và phát triển, hàng năm tăng dần về số lượng,
quy mô và chất lượng, y tế tư nhân đã trở thành một bộ phận không thể tách
rời trong hệ thống y tế quốc gia. Từ năm 2003 sau khi Quốc hội ban hành
Pháp lệnh hành nghề y dược tư nhân, hệ thống y tế tư nhân ngày càng phát
triển và đã có những đóng góp đáng kể trong việc cải thiện sức khỏe, huy
động các nguồn lực cho phát triển y tế, nâng cao chất lượng phục vụ, đa dạng
hóa các loại hình dịch vụ, đáp ứng nhu cầu của người dân. Hà Nội, là khu vực

có đặc điểm kinh tế xã hội phát triển, năm 2016 hiện có 3250 cơ sở khám
chữa bệnh tư nhân, trong đó 349 cơ sở cung ứng dịch vụ chăm sóc sức khỏe
sinh sản, các cơ sở này đã đóng vai trò quan trọng trong việc nâng cao sức
khỏe của bà mẹ mang thai, tăng khả năng tiếp cận các dịch vụ KHHGĐ .


2

Vậy vai trò của khu vực y tế tư nhân đối với hệ thống y tế chung như thế
nào? Thực trạng tổ chức và hoạt động của của các cơ sở y tế tư nhân này ra
sao? Cần phải có giải pháp gì để thúc đẩy hình thức này phát triển vì lợi ích
của người dân và xã hội? Chúng tôi tiến hành nghiên cứu “Thực trạng tổ
chức, hoạt động của các cơ sở y tế tư nhân cung cấp dịch vụ chăm sóc sức
khỏe sinh sản tại thành phố Hà Nội năm 2017” nhằm cung cấp thông tin
giúp đề xuất cải thiện chất lượng cung ứng dịch vụ của các cơ sở y tế tư nhân
trên địa bàn.
Mục tiêu:
1.

Mô tả tổ chức của các cơ sở y tế tư nhân cung cấp dịch vụ chăm sóc

2.

sức khỏe sinh sản tại thành phố Hà Nội năm 2016- 2017.
Mô tả một số hoạt động của các cơ sở y tế tư nhân cung cấp dịch vụ
chăm sóc sức khỏe sinh sản tại thành phố Hà Nội năm 2016- 2017.


3


Chương 1
TỔNG QUAN
1.1.

Khái niệm

1.1.1. Cơ sở y tế tư nhân.
Khu vực y tế tư nhân: là bao gồm hoạt động của các chủ thể cung cấp
dịch vụ y tế ngoài quyền sở hữu của Nhà nước, có thể hoạt động vì mục đích
lợi nhuận hoặc phi lợi nhuận.
Y tế tư nhân: được xác định bao gồm tất cả các nhà cung cấp dịch vụ y tế
nằm ngoài hệ thống y tế nhà nước, bất kể mục tiêu của họ là từ thiện hay
thương mại, điều trị hay phòng bệnh .
Cơ sở y tế tư nhân: là cơ sở mà ở đó bất kỳ người bệnh nào đến đều
được cung cấp dịch vụ khám chữa bệnh theo quy định về y tế, thực hiện các
thủ thuật, phẫu thuật hoặc các biện pháp điều trị và sau đó ra về, hoặc là cơ
sở mà tại đó một người được cung cấp các dịch vụ hoặc phương pháp điều trị;
y tế tư nhân không bao gồm: một tổ chức được tiến hành bởi Nhà nước hoặc
thay mặt cho Nhà nước, dịch vụ bệnh viện hoặc cơ sở y tế y tế dưới sự kiểm
soát của tổ chức y tế công cộng trong phạm vi ý nghĩa của luật, hoặc một nhà
dưỡng lão .
Trong nghiên cứu này này chúng tôi chỉ quan tâm đến những cơ sở hành
nghề y tế tư nhân đã được cấp giấyphép hoạt động và cung cấp dịch vụ chăm
sóc sức khỏe sinh sản.
Điều kiện hành nghề Y tế tư nhân:
Chứng chỉ hành nghề khám bệnh, chữa bệnh: là văn bản do cơ quan
Nhà nước có thẩm quyền cấp cho người có đủ điều kiện hành nghề theo quy
định của Luật Khám bệnh, chữa bệnh.



4

Giấy phép hoạt động khám bệnh, chữa bệnh: là văn bản do cơ quan Nhà
nước có thẩm quyền cấp cho cơ sở khám bệnh, chữa bệnh có đủ điều kiện
hoạt động theo quy định của Luật Khám bệnh, chữa bệnh.
Người hành nghề khám bệnh, chữa bệnh: là người đã được cấp chứng
chỉ hành nghề và thực hiện khám bệnh, chữa bệnh.
Cơ sở khám bệnh, chữa bệnh: là cơ sở cố định hoặc lưu động đã được
cấp giấy phép hoạt động và cung cấp dịch vụ khám bệnh, chữa bệnh.
1.1.2. Các thành phần cấu thành y tế tư nhân
Các hình thức tổ chức hành nghề y tư nhân rất đa dạng, phù hợp theo các
loại hình hành nghề được quy định bởi Luật khám chữa bệnh bao gồm: Bệnh
viện; Nhà hộ sinh; Phòng khám đa khoa, chuyên khoa; cơ sở dịch vụ y tế;
Phòng xét nghiệm, phòng thăm dò chức năng; Phòng chụp X-quang... Đối với
từng loại hình dịch vụ, y tế tư nhân tham gia vào hệ thống cần đáp ứng các
điều kiện hoạt động quy định tại Chương 3 Nghị định số 109/2016/NĐ-CP
ngày 01/7/2016 của Chính phủ Quy định cấp chứng chỉ hành nghề đối với
người hành nghề và cấp giấy phép hoạt động đối với cơ sở khám bệnh, chữa
bệnh .
Nhân lực y tế tư nhân: Gồm những nhân viên y tế làm việc toàn thời gian
hoặc bán thời gian; Nhân viên y tế làm việc bán thời gian hay một phần thời
gian là những người đang làm việc tại các cơ sở y tế công lập, làm việc ngoài
giờ hành chính tại các cơ sở y tế tư nhân (thường vào buổi chiều tối và ngày
cuối tuần); những nhân viên y tế làm việc toàn thời gian là những nhân viên
nhà nước đã nghỉ hưu, nghỉ việc hoặc chưa từng làm việc trong cơ sở y tế nhà
nước, đăng ký làm việc toàn thời gian hoạt động của cơ sở y tế. Ngoài ra còn
có những lực lượng tham gia cung cấp dịch vụ y tế tư nhân không chính thống
như: thầy mo, thầy cúng, các bà đỡ vườn, ông lang, bà mế… hoạt động chủ
yếu ở các vùng nông thôn, miền núi . Nhân lực của các cơ sở y tế tư nhân



5

được tổ chức rất đa dạng: từ một người đến vài chục người hoặc vài trăm
người phụ thuộc vào quy mô tổ chức bệnh viện hoặc phòng khám. Những cơ
sở y tế tư nhân có quy mô nhỏ thường có người phụ trách chuyên môn đồng
thời là người quản lý và thực hiện khám và chữa bệnh .
Cơ sở vật chất, trang thiết bị y tế tại cơ sở y tế tư nhân:
Trang thiết bị y tế được dùng để chỉ tất cả các dụng cụ, thiết bị kỹ thuật,
hóa chất, phần mềm cần thiết, phương tiện vận chuyển, vật tư chuyên dụng và
thông dụng được sử dụng riêng lẻ hay phối hợp với nhau trong các hoạt động
phòng bệnh, chẩn đoán và chữa bệnh phục vụ cho con người . Cơ sở khám
chữa bệnh được cấp phép hoạt động phải có cơ sở vật chất, trang thiết bị y tế
phù hợp với phạm vi hoạt động chuyên môn đăng ký.
Hiện nay các bệnh viện tư nhân được đầu tư xây dựng kiên cố, có diện
tích sử dụng rộng rãi, bài trí hiện đại. Hoạt động chuyên môn theo mô hình
tập trung, tổ chức liên hoàn, khép kín trong phạm vi khuôn viên, đảm bảo
thông thoáng, đáp ứng tiêu chuẩn về môi trường và xử lý chất thải. Nhiều cơ
sở y tế tư nhân đầu tư trang thiết bị y tế, máy móc hiện đại nhằm thực hiện
các kỹ thuật cao, kỹ thuật mũi nhọn. Cơ sở y tế tư nhân có thể thay đổi từ hình
thức cá thể, các công ty vì lợi nhuận, sang hình thức tổ chức hoạt động không
vì lợi nhuận, các tổ chức tài trợ, các nhóm cộng đồng. Quan hệ đối tác có thể
thay đổi về mặt tài chính sang phi tài chính . Hiện nay nước ta đang tồn tại
song song hệ thống y tế công và tư trong CSSKSS .
1.1.3. Dịch vụ chăm sóc sức khỏe sinh sản
Hội nghị dân số và phát triển của Liên Hợp Quốc tại Ai Cập năm 1994
đưa ra định nghĩa về sức khỏe sinh sản: “Sức khỏe sinh sản là trạng thái khỏe
mạnh hoàn toàn về thể chất, tinh thần và xã hội trong tất cả mọi thứ liên quan
đến hệ thống sinh sản, các chức năng và quá trình của nó chứ không phải chỉ
là bệnh tật hay ốm yếu” .



6

Sức khỏe bà mẹ là tình trạng sức khỏe của người phụ nữ trong suốt
quá trình mang thai, sinh con và thời kỳ hậu sản. Nó bao gồm chăm sóc sức
khỏe ở góc độ kế hoạch hóa gia đình, chăm sóc trước mang thai, khi mang
thai và sau đẻ .
Chăm sóc trước khi mang thai bao gồm giáo dục sức khỏe, điều
chỉnh chế độ ăn, cân bằng lối sống, phát hiện các yếu tố nguy cơ có thể ảnh
hưởng tới sự mang thai sau này, quan trọng nhất là bổ sung acid folic và lên
kế hoạch có thai.
Chăm sóc trước sinh: thời kỳ này, bà mẹ cần được khám thai ít nhất 3 lần
vào 3 quí của thai kỳ, được tiêm vắc xin phòng uốn ván, uống bổ sung viên sắt
phòng thiếu máu. Việc khám và quản lý thai nghén là rất cần thiết để phát hiện
kịp thời các nguy cơ, các bệnh lý sẵn có của người mẹ và các bệnh lý xuất hiện
trong thời kì thai nghén.
Ngoài những lần khám theo quy định, bà mẹ mang thai cần được thăm
khám khi có những dấu hiệu bất thường. Về chế độ lao động, sinh hoạt, dinh
dưỡng… bà mẹ cần được: Ăn tăng cả về lượng và chất, làm việc theo khả
năng, nghỉ ngơi hợp lý, tránh làm việc nặng, nghỉ ngơi hoàn toàn trong tháng
cuối.
Chăm sóc trong quá trình sinh đẻ: một cuộc cuộc chuyển dạ bình
thường chỉ kéo dài trong 24 giờ nhưng tỷ lệ tử vong lại cao nhất trong
giai đoạn này do các tai biến sản khoa như băng huyết; nhiễm trùng, đặc
biệt nguy hiểm là uốn ván, nhiễm trùng nước ối; vỡ tử cung; sản giật. Vì
vậy, cuộc đẻ cần được thực hiện ở cơ sở y tế có nhân viên y tế được đào tạo
đúng chuyên ngành, đảm bảo đỡ đẻ sạch, an toàn.
Chăm sóc sau khi sinh: Thời kỳ này các nguy cơ cho mẹ liên quan
đến cuộc đẻ vẫn tồn tại như nhiễm khuẩn hậu sản; băng huyết; nhiễm độc

thai nghén; những vấn đề mới liên quan tới dinh dưỡng và chăm sóc trẻ sơ


7

sinh như uốn ván rốn. Thời kỳ này bà mẹ cần được nghỉ ngơi và ăn uống bồi
dưỡng để phục hồi sức khoẻ và có đủ sữa cho con bú.
Kế hoạch hóa gia đình: là sự cố gắng có ý thức của một cặp (hoặc cá
nhân) nhằm điều chỉnh số con và khoảng cách sinh con, không chỉ bao hàm
việc lựa chọn sử dụng các biện pháp tránh thai mà còn là những cố gắng của
các cặp vợ chồng để có thai. Công tác Dân số, kế hoạch hóa gia đình ở những
nước đang phát triển chủ yếu là giảm sự gia tăng dân số .
1.2.

Tổ chức và hoạt động của dịch vụ y tế tư nhân tại Việt Nam

1.2.1. Quy mô
Y tế tư nhân chiếm thị phần đáng kể và đang tăng trưởng mạnh trong thị
trường cung cấp dịch vụ chăm sóc sức khoẻ.
- Số lượng các doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực y tế và các hoạt

động bảo trợ xã hội tăng nhanh từ năm 2000 đến 2008. Số lượng bệnh viện tư
nhân được cấp phép hoạt động giai đoạn từ năm 2000 đến 2010 đã tăng lên đáng
kể. Năm 2002 có 18 Bệnh viện, năm 2003 là 23 bệnh viện, năm 2004 có 34 bệnh
viện, đến năm 2009 đã có 100 bệnh viện, tính đến ngày 31/12/2016 số bệnh viện
tư nhân trên toàn quốc là 204 bệnh viện trong đó Hà Nội và thành phố Hồ Chí
Minh chiếm số lượng lớn các cơ bệnh viện .
- Bên cạnh sự tăng lên về số lượng của các bệnh viện còn có sự tăng lên
nhanh chóng của các phòng khám đa khoa, chuyên khoa, các phòng chẩn trị y
học cổ truyền, các cơ sở dịch vụ y tế….

- Quy mô lao động của các cơ sở y tế tư nhân đã có sự gia tăng đáng kể

trong giai đoạn 2000-2015. Quy mô về lao động của một doanh nghiệp chủ
yếu từ 10 đến 49 người/doanh nghiệp. Xu hướng này thể hiện một đặc điểm
bản chất của thành phần kinh tế y tế tư nhân ở Việt Nam là phát triển chủ yếu
ở quy mô nhỏ và vừa.
- Quy mô lao động tại các bệnh viện tư nhân: Bệnh viện có quy mô nhân


8

lực lớn hiện còn chiếm ít, tập trung tại các cơ sở có hình thức tổ chức Bệnh
viện đa khoa. Còn lại chủ yếu là các bệnh viện có quy mô nhân lực giao động
từ 30 đến 150 nhân viên hình thức tổ chức là các bệnh viện chuyên khoa.
- Với các cơ sở khám chữa bệnh có hình thức phòng khám đa khoa và
chuyên khoa có quy mô nhỏ hoặc trung bình thì chỉ cần khoảng từ 5 đến 30
lao động. Các phòng khám chuyên khoa hoạt động ngoài giờ hành chính nhân
lực chỉ phổ biến có từ 1-5 nhân viên; các cơ sở này chủ yếu sử dụng lao động
bán thời gian, ngoài giờ hành chính...
1.2.2. Phân bố các cơ sở dịch vụ y tế tư nhân
Số lượng các bệnh viện tư nhân tập trung nhiều ở các tỉnh và thành phố
lớn và chủ yếu tại khu vực nội thành. Trong tổng số 204 bệnh viện tư nhân trên
cả nước, thành phố Hồ Chính Minh và Hà Nội là hai thành phố tập trung
nhiều bệnh viện tư nhân nhất với số lượng lần lượt là 47 và 34 bệnh viện…
1.2.3. Cung ứng dịch vụ y tế tư nhân:
Tình hình hoạt động khám chữa bệnh tại các bệnh viện tư nhân
Số giường bệnh
- Theo kết quả so sánh của các bệnh viện trong toàn nghành y tế năm

2008 và 2009 cho thấy, năm 2008 số giường bệnh của các bệnh viện tư nhân

chiếm 2,9% trong toàn ngành, trong đó các bệnh viện công chiếm 97,1%.
Đến năm 2009 tỷ lệ này tăng lên 3%, trong đó tỷ lệ giường của bệnh
viện công là 97%. Bệnh viện tư nhân tuy đã phát triển về quy mô và số lượng,
nhưng thực tế vẫn chiếm tỷ lệ nhỏ trong toàn bộ hệ thống y tế.


9

Số lượt khám bệnh
Năm 2008 các bệnh viện tư nhân đã thực hiện được 4.957.286 lượt khám
bệnh cho các bệnh nhân, số lượt khám bệnh này đến năm 2009 là 6.098.933
lượt đã tăng 1,141,647 lượt. Số lượt khám bệnh phán ánh mức độ lựa chọn sử
dụng dịch vụ của người tiêu dùng. Đây là con số gia tăng khá lớn, tăng
khoảng 23% số lượt khám bệnh. Sự gia tăng về tổng số lượt khám bệnh đã thể
hiện mức độ tin tưởng của người bệnh đối với dịch vụ y tế tư nhân.
- Trong năm 2009, khối bệnh viện tư nhân đã đóng góp 4.637.060 lượt

khám nội trú chiếm tỷ lệ là 4.4% đối với tổng số lượt của các hệ thống là
106.427.741 lượt.
- Y tế tư nhân có ưu thế về chuyên môn: Năm 2009 tổng số lượt phẫu
thuật nội soi (một kỹ thuật mới) của khối bệnh viện tư nhân đã là là 22.142
lượt, số lượng này cũng tương đương với các bệnh viện trực thuộc Bộ Y tế và
trung ương.
Tổng số phẫu thuật.
Trong năm 2009 khối bệnh viện tư nhân cũng đã tham gia phẫu thuật
(loại 3 trở lên) là 151.557 lần phẫu thuật, chiếm 7,3% trong toàn ngành. Phẫu
thuật nội soi của bệnh viện tư nhân là 22.142 lần chiếm 17,2%, loại phẫu
thuật này bệnh viện tư nhân chiếm tỷ lệ gần bằng các bệnh viện trực thuộc bộ
với tỷ lệ tương ứng là 17,5% và là nhóm có số lượt phẫu thuật cao nhất trong
toàn hệ thống , .

1.3.

Vai trò của cơ sở y tế tư nhân trong việc cung ứng dịch vụ chăm sóc

sức khỏe sinh sản tại Việt Nam.
Khu vực y tế tư nhân trong cung ứng dịch vụ khám chữa bệnh đã có
những tác động đáng kể trong việc nâng cao cơ hội tiếp cận y tế cho người
dân. Tác động tích cực là góp phần huy động các nguồn lực cho phát triển
dịch vụ tế, huy động nguồn vốn tham gia vào lĩnh vực y tế, góp phần chia sẻ


10

gánh nặng tài chính với khu vực y tế công. Khu vực y tế tư nhân phát triển
làm tăng nhu cầu về bác sỹ, điều dưỡng…, vì vậy đã tạo động lực kích thích
nguồn cung các lực lượng này. Hai là, tạo môi trường cạnh tranh trong cung
cấp dịch vụ y tế: tạo nên sự cạnh tranh giữa các khu vực nhà nước và tư nhân,
sự cạnh tranh với các dịch vụ y tế quốc tế. Ba là, đa dạng hóa sự lựa chọn của
người sử dụng dịch vụ. Tư nhân tham gia thị trường dịch vụ y tế đã làm tăng
thêm sự lựa chọn cho người có nhu cầu khám chữa bệnh. Bốn là, giảm tải cho
khu vực y tế công. Bên cạnh đó y tế tư nhân cũng có những tác động tiêu cực
ảnh hưởng đến dịch vụ CSSK: Tác động do thông tin không đối xứng, lợi
dụng việc không hiểu biết của người bệnh dẫn tới việc một số trường hợp cơ
sở cố ý chẩn đoán hoặc đưa các phương pháp chữa trị không cần thiết, chẩn
đoán bệnh nặng hơn thực tế để người bệnh phải thực hiện thêm nhiều khâu,
nhiều thăm khám nhằm tăng thu chi chí của người bệnh. Tác động của độc
quyền: trong dịch vụ y tế độc quyền thường xảy ra trong việc bán thuốc và
cung cấp một số dịch vụ khám chữa bệnh có trình độ cao, người bệnh có tâm
lý sẵn sàng đánh đổi giữa việc chữa khỏi bệnh nhanh chóng và chi phí cao.
Nắm được tâm lý đó mà một số cơ sở y tế đã sẵn sàng tăng giá thuốc và tăng

giá khám chữa bệnh để từ đó thu lợi nhuận. Tác động của đầu cơ tăng giá:
việc đầu cơ trong lĩnh vực y tế là tác động đến mọi tầng lớp trong xã hội vì nó
ảnh hưởng đến một nhu cầu thiết yếu là nhu cầu được chăm sóc sức khỏe, mà
mọi đối tượng đều cần phải sử dụng. Hơn thế nữa, vấn đề cung cấp dịch vụ
chất lượng chưa tốt: một bộ phận y tế tư nhân đã cung cấp dịch vụ với chất
lượng chưa đạt yêu cầu, kém hiệu quả và chưa đáp ứng được kỳ vọng của
người bệnh, thậm chí gây ảnh hưởng tiêu cực đến sức khỏe người bệnh. Đó là
các hiện tượng: một số phòng khám hoạt động vượt quá phạm vi chuyên môn
được cơ quan quản lý Nhà nước phê duyệt, đăng kí khám chữa bệnh tại một
số chuyên khoa nhất định, nhưng thực tế để giảm chi phí nhân lực, các cơ sở


11

này không duy trì sự có mặt thường xuyên của bác sỹ chuyên khoa, sử dụng
cán bộ y tế chưa có đủ chứng chỉ hành nghề hoặc tự ý tăng giá dịch vụ, giá
thuốc …. .
Công tác CSSKSS luôn được sự quan tâm của thế giới cũng như của Việt
Nam. Từ thập kỷ 60 Nhà nước ta đã quan tâm đến công tác sinh đẻ có kế
hoạch, hướng dẫn bảo vệ CSSKBM. Công tác này được Bộ Y tế xây dựng
chính sách, quản lý, tổ chức thực hiện trên toàn quốc . Theo báo cáo của
UNICEF tại Việt Nam năm 2009, tỷ lệ các bà mẹ được khám thai ít nhất 4 lần
rất thấp (40%), trong đó có trên 13% số bà mẹ không đi khám thai lần nào,
các tai biến sản khoa vẫn còn nhiều (2,3%), số trẻ được bú mẹ hoàn toàn
trong 4 tháng đầu chỉ chiếm 17% . Do đó, tỷ lệ tử vong mẹ do những nguyên
nhân liên quan tới quá trình sinh đẻ, cũng như tỷ lệ tử vong của trẻ dưới 5 tuổi
còn cao. Năm 2009, tỷ lệ tử vong mẹ là 69/100.000 trẻ đẻ sống, tỷ lệ tử vong
của trẻ dưới 5 tuổi là 24,4‰ . Theo báo cáo tổng quan ngành y tế năm 2014,
các chỉ tiêu chăm sóc sức khỏe bà mẹ trẻ em được cải thiện so với năm 2013
và đạt các chỉ tiêu kế hoạch năm 2014 đề ra: tỷ lệ phụ nữ có thai được quản lý

thai là 96,4%; tỷ lệ phụ nữ đẻ được khám thai ≥ 3 lần trong 3 thời kỳ là
89,6%; tỷ lệ phụ nữ đẻ được tiêm 2 mũi vắc xin phòng uốn ván là 95,7%; tỷ
lệ phụ nữ đẻ do cán bộ được đào tạo hỗ trợ là 97,5%; tỷ lệ bà mẹ/trẻ sơ sinh
được chăm sóc sau sinh là 89,9%; tỷ lệ suy dinh dưỡng trẻ em dưới 5 tuổi thể
cân nặng/tuổi là 15,0 .
Trong lĩnh vực CSSKSS và KHHGĐ, YTTN cũng tham gia tích cực vào
việc cung cấp dịch vụ một cách đa đạng, phong phú, tập trung vào các bệnh
thường gặp và có mức độ nhẹ đến trung bình, tại hầu hết các loại dịch vụ sức
khỏe sinh sản như khám trước sinh cho phụ nữ mang thai, đặt vòng, hỗ trợ
điều trị vô sinh, hút điều hòa kinh nguyệt… Kết quả nghiên cứu tại 43 cơ sở
YTTN cung cấp dịch vụ CSSKSS- KHHGĐ ở Hải Dương đã được cấp phép


12

hoạt động trong thời gian dài, cơ bản đáp ứng nhu cầu CSSKSS và KHHGĐ
của khách hàng nữ 15-49 tuổi như khám chữa bệnh phụ khoa, khám thai và
cung cấp biện pháp tránh thai. Khách hàng đến với phòng khám tư nhân do
được đáp ứng đầy đủ nhu cầu và không phải chờ đợi lâu như các cơ sở y tế
công lập. Nghiên cứu cũng chỉ ra một số vấn đề còn tồn tại như giá dịch vụ tại
các phòng khám tư nhân còn cao, nhiều phòng khám chưa thực hiện đầy đủ
quy định hành nghề trong khi công tác quản lý, giám sát chưa thường
xuyên….
Tại các cơ sở y tế tư nhân, khách hàng có thể mua thuốc theo đơn hoặc
mua theo sự hiểu biết hoặc mua theo tư vấn của người bán thuốc thông qua kể
bệnh của khách hàng. Số lượng bệnh nhân đến các phòng khám tư nhân phụ
thuộc vào quy mô của phòng khám đó, vào đặc điểm vùng miền của nơi đó.
Các cơ sở tư nhân cung cấp đa dạng dịch vụ phù hợp với nhiều tầng lớp trong
xã hội. Thay vì đến bệnh viện hoặc các cơ sở y tế công lập, người dân (nhất là
những gia đình có điều kiện về kinh tế) sẽ có nhiều khả năng sử dụng dịch vụ

y tế tư nhân bởi đặc điểm thuận lợi như: dịch vụ tiếp đón chu đáo, tiết kiệm
thời gian, thuận tiện cho người có nhu cầu sử dụng dịch vụ y tế. Dịch vụ y tế
tư nhân có khả năng đáp ứng những nhu cầu khám định kì, thường xuyên. Các
bệnh nhân được kê đơn điều trị phần lớn là các bệnh nhẹ còn các bệnh nặng,
mãn tính hoặc tiên lượng xấu thì chủ yếu là chuyển đến các cơ sở y tế nhà
nước. Bệnh nhân điều trị nội trú tại cơ sở y tế tư nhân cũng không nhiều,
thường được chuyển đến tuyến trên, cơ sở y tế nhà nước. Các cơ sở khám
chữa bệnh công lập sẵn sàng tiếp nhận bệnh nhân được các cơ sở YTTN giới
thiệu đến. Sự hỗ trợ của các bệnh viện công cũng có thể coi là cơ chế chính
sách, tạo điều kiện cho các cơ sở y tế tư nhân hoạt động.
Như vậy, các cơ sở y tế tư nhân đóng góp một phần cho việc sàng lọc
bệnh nhân, cùng việc chuyển chuyên khoa phù hợp trong hệ thống y tế. Tuy
vậy, hệ thống YTNN chưa có thông tin rõ ràng về ngành dọc của dịch vụ


13

CSSKSS, nhiều khi các cơ sở này lúng túng, trong việc tiếp cận thông tin và
sự hỗ trợ chuyên môn của tuyến y tế nhà nước. Do đó, cần có các biện pháp
hỗ trợ và quản lý phù hợp để cơ sở YTTN hoạt động được tốt hơn như: khám,
chữa bệnh đúng đăng ký, có chế độ báo cáo, tập huấn định kỳ.
Mặc dù các cơ sở YTTN ngày càng có vai trò quan trọng hơn trong cung
cấp dịch vụ, nhưng họ vẫn giữ vai trò khiêm tốn trong cung cấp dịch vụ
CSSKSS. Hiện nay không có quy định thưởng phạt cho những cơ sở y tế không
cung cấp dịch vụ chăm sóc sức khoẻ sinh sản theo phân tuyến kỹ thuật .
1.4.

Một số nghiên cứu về tổ chức và hoạt động của y tế tư nhân trong

cung ứng dịch vụ CSSKSS

1.4.1. Trên thế giới.
Lĩnh vực chăm sóc sức khỏe sinh sản rất đa dạng và phong phú vì thế
nhu cầu về dịch vụ này của cộng đồng cũng rất đa dạng điều này dẫn đến
hành vi tìm kiếm dịch vụ của người dân cũng khác nhau. Các hành vi tìm
kiếm dịch vụ phụ thuộc vào khu vực, văn hóa, xã hội, chính trị … Nghiên cứu
tổng hợp theo địa lý (Demographic and Health Surveys - DHS) của Supon
Limwattananon tại 25 Quốc gia có thu nhập thấp, 6 nước thuộc khu vực Đông
Nam Á tham gia nghiên cứu, trong đó có Việt Nam cho thấy: các bà mẹ
thường sử dụng song song cả 2 loại hình dịch vụ: y tế tư nhân và y tế nhà
nước. Trong báo cáo này cũng cho thấy khi các nước có mức thu nhập càng
cao thì nhà nước chi trả cho các dịch vụ y tế công sẽ giảm đi. Đối với dịch vụ
KHHGĐ thì 50% được cung cấp ở khu vực y tế tư nhân của 8/19 nước Châu
Phi và 2/6 nước thu khu vực Đông Nam Á. Các bệnh ho, sốt và tiêu chảy ở trẻ
em được báo cáo là có tỷ lệ sử dụng cao nhất tại các cơ sở y tế tư nhân .
Tại Ấn Độ, trong khi chi phí ngân sách công chi tiêu cho các chương
trình y tế tiếp tục bị cắt giảm thì vai trò của YTTN ngày càng quan trọng đặc
biệt trong lĩnh vực CSSK sinh sản. YTTN tham gia cung cấp dịch vụ tránh
thai, chẩn đoán trước sinh, siêu âm, thụ tinh trong ống nghiệm… bao gồm cả


14

các nhà hộ sinh và bệnh viện tư nhân. Nhà hộ sinh chủ yếu thực hiện khám
thai, đỡ đẻ, KHHGĐ. 40% các nhà hộ sinh và bệnh viện ở Hyderabad có máy
siêu âm, 84% bác sĩ phụ khoa tư nhân ở Bombay tiến hành các xét nghiệm
xác định giới tính. 73% các nhà hộ sinh ở Delhi có một máy siêu âm, với 80%
cơ sở sử dụng máy để thử nghiệm xác định giới tính .
Một nghiên cứu tại 6 quốc gia tại cận sa mạc Sahara châu Phi năm 2006
cho thấy, khu vực tư nhân góp phần quan trọng trong CSSK sinh sản là nguồn
cung cấp chính của bao cao su, thuốc uống và dụng cụ tử cung. PK tư nhân, các

hiệu thuốc là nơi quan trọng trong điều trị các bệnh lây truyền qua đường tình
dục. Những phát hiện này làm nổi bật sự cần thiết phải tăng lên rất nhiều cam kết
tài trợ cho các dịch vụ chăm sóc sức khỏe CSSK sinh sản cũng như sự chú ý của
chính sách hơn sự đóng góp của các nhà cung cấp công cộng, tư nhân và vai trò
của sự hợp tác giữa họ mở rộng tiếp cận dịch vụ cho người dân .
Trong khi đó một nghiên cứu khác về vai trò của các nhà cung cấp dịch
vụ tư nhân trong việc cung cấp các biện pháp tránh thai hiện đại với tăng bất
bình đẳng ngang trong sử dụng biện pháp tránh thai hiện đại được thực hiện
qua điều tra dân số và y tế từ bốn quốc gia được lựa chọn (Nigeria, Uganda,
Bangladesh và Indonesia). Kết quả cho thấy việc mở rộng cung cấp khu vực
thương mại tư nhân biện pháp tránh thai trong bốn quốc gia nghiên cứu đã
không dẫn đến gia tăng sự bất bình đẳng trong việc sử dụng biện pháp tránh
thai hiện đại. Ở Nigeria và Uganda, bất bình đẳng thực sự giảm theo thời gian,
trong khi ở Bangladesh và Indonesia, bất bình đẳng dao động. Từ đó có thể
kết luận rằng, kết quả nghiên cứu không cung cấp hỗ trợ cho giả thuyết rằng
vai trò gia tăng của khu vực thương mại tư nhân trong việc cung cấp vật tư
tránh thai dẫn đến tăng sự bất bình đẳng trong sử dụng biện pháp tránh thai
hiện đại .


15

Một nghiên cứu tại Anh ước tính có khoảng 85% điều trị vô sinh và 15%
các cặp vợ chồng nhận công nghệ hỗ trợ sinh sản (ART), và một tỷ lệ khá lớn
được cung cấp bởi PK tư nhân .
1.4.2. Một số nghiên cứu tại Việt Nam.
Y tế nơi liên tục thay đổi mô hình bệnh tật và yêu cầu tăng cường sử
dụng công nghệ hiện đại để chẩn đoán và điều trị đã làm cho nó hầu như
không thể tồn tại duy nhất một hình thức tổ chức cung cấp dịch vụ mà cần đa
dạng loại hình và hợp tác giữa các tổ chức. Các đối tác này có thể có nhiều

hình thức, từ các quan hệ đối tác toàn cầu giữa các công ty đa quốc gia và các
nhà tài trợ đa phương, các đối tác địa phương, giữa các cơ sở hành nghề tư
nhân và cơ sở khám chữa bệnh của Nhà nước. Hà Nội, nơi có dịch vụ y tế tư
nhân phát triển nổi trội hơn hẳn, thì việc tạo ra mạng lưới y tế chung càng cần
thiết và thực sự hữu ích.
Hà Nội là một trong 7 tỉnh thành phố trên cả nước được lựa chọn triển
khai chương trình nhượng quyền xã hội tại khu vực y tế tư nhân trong lĩnh
vực chăm sóc sức khỏe sinh sản nhằm làm giảm tỷ lệ tử vong mẹ và trẻ em,
tăng khả năng tiếp cận dịch vụ CSSKSS đối với phụ nữ có thu nhập thấp.
Năm 2015, theo báo cáo của Ban chỉ đạo Dân số và Kế hoạch hóa gia
đình Thành phố cho biết giai đoạn 2011-2015 toàn thành phố đều đạt và vượt
các chỉ tiêu được Trung ương giao, hoàn thành chỉ tiêu thành phố giao về
giảm sinh, sàng lọc trước sinh và sơ sinh, kiểm soát mất cân bằng giới tính
khi sinh, chỉ tiêu các biện pháp tránh thai. Cụ thể, Số sinh toàn thành phố
trung bình mỗi năm khoảng 120.000 trẻ (2011: 115.943 trẻ, 2012: 137.820 trẻ,
2013: 126.796, 2014: 121.989). Tỷ suất sinh năm 2010 là 16,8‰, tăng cao
vào năm 2012 là 19,36‰ sau đó giảm dần vào năm 2013, 2014, dự kiến cuối


16

năm 2015 tỷ suất sinh đạt 15,8‰ hoàn thành chỉ tiêu công tác dân số năm
2015 và giai đoạn 2011-2015 (trung bình mỗi năm giảm 0,2‰). Số trẻ là con
thứ 3 tăng cao vào năm 2012 (11.860 trẻ) và có xu hướng giảm từ năm 2013
trở lại đây (2013: 9.806 trẻ, 2014: 9.068 trẻ, 6 tháng đầu năm 2015: 3.699
trẻ). Tỷ lệ sinh con thứ 3 trở lên năm 2010 là 7,4%, đến năm 2014 là 7,43%,
hết năm 2015 đạt 7,13% giảm 0,3% so với năm 2010, hoàn thành chỉ tiêu
công tác dân số năm 2015. Tỷ số giới tính khi sinh năm 2010 là 117 trẻ
trai/100 trẻ gái, giảm dần qua các năm và đang duy trì ở mức 114,5 trẻ
trai/100 trẻ gái, cuối năm 2015 ở mức 114,5 trẻ trai/100 trẻ gái hoàn thành chỉ

tiêu giai đoạn 2011-2015 và chỉ tiêu năm 2015. Tỷ lệ sàng lọc trước sinh và
sơ sinh ngày càng tăng qua các năm. Năm 2012, tỷ lệ sàng lọc trước sinh là
40,36%, đến 2014 tăng lên 67% (cao hơn 1,6 lần so với 2012); tỷ lệ sàng lọc
sơ sinh năm 2012 đạt 20,21% đến 2014 tăng lên 47,6% (cao hơn 2,4 lần so
với 2012). Tính đến tháng 6 năm 2015, đã thực hiện sàng lọc trước sinh cho
282.444 trường hợp và sàng lọc sơ sinh cho 177.493 trẻ, thực hiện sàng lọc sơ
sinh cho 61,89% số trẻ sinh ra, phát hiện 646 trường hợp nghi ngờ thiếu men
G6PD, 20 trường hợp nghi ngờ suy giáp trạng bẩm sinh. Dự kiến cuối năm
đạt tỷ lệ sàng lọc sơ sinh là 85% hoàn thành kế hoạch đề ra. Tỷ lệ cặp vợ
chồng áp dụng các biện pháp tránh thai hiện đại tăng từ 74,5% (2011) lên
76,0% (2014) và dự kiến đến hết năm 2015 đạt 76% .
Hay một nghiên cứu khác của tác giả Nguyễn Ngọc Hoan trong nghiên
cứu thực trạng công tác CSSKBM, Dân Số - KHHGĐ tại Sóc Sơn, Thành phố
Hà Nội năm 2000 đã đưa ra kết quả: tỷ lệ phụ nữ khám thai là 98,2%, trong
đó khám thai 3 lần trở lên là 75,0%. Tỷ lệ PNCT được tiêm phòng uốn ván là
97,8%. Tỷ lệ bà mẹ đẻ tại cơ sở Y tế là 95,6%. Tỷ lệ các cặp vợ chồng áp


×