Tải bản đầy đủ (.pdf) (90 trang)

khóa luận tốt nghiệp hình thức tổ chức hoạt động của các tập đoàn kinh tế hàn quốc và bài học kinh nghiệm cho việt nam

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (11.09 MB, 90 trang )

f<

m a n — I I I 11'imiimii I W |

T R Ư Ờ N G Đ Ạ I H Ọ C > < > M THI

O A HJÌ

lĩl y í
••

wTẾ

V

À

KÍNH liOANH

Nt.4iVíiKIN>,

ị ị

ff.Đỗi

li l i l i m '

•tim

OI'đe 'r
»ơ


NC-O

u

£e>tìỈGt?

ni
OA LVẶĨi TỐT NGHIỆP
mức Tổ GKừc HCiẶĨ IIICÍỈA ÔỊ
m QUỐC VÀ BỐI H l i «3fc H VIẾT NAM

ịA

: í'7? ÍĨDỢỊ
t

hướng flỗj) : F r l . / S Ngiíị-ér.Mi
r

TẠP S


ì

w

TRƯỜNG ĐẠI HỌC NGOẠI T H Ư Ơ N G
KHOA KINH TẾ VÀ KINH DOANH QUỐC TẾ
CHUYÊN N G À N H KINH TẾ Đối NGOẠI


KHOA LUẬN TĨT NGHIÊP
(Đềm:

HÌNH THÚC TỔ CHÚC HOẠT ĐỘNG CUA CÁC TẬP ĐOÀN KINH
TÊ HÀN QUỐC VÀ BÀI HỌC KINH NGHIỆM CHO VIỆT NAM

Sinh viên thục hiện/ííạng Thúy Dương
Lớp

ĩ Anh 13

Khoa

: K43D

Giáo viên hướng dấn

: PGS.TS. Nguyễn Hữu Khải

H À NỘI, 06- 2008


LỜI M Ở Đ Ầ U

MỤC LỤC
..
'

Ì


DANH S Á C H C Á C C H Ữ VIẾT T Ắ T

4

C H Ư Ơ N G ì: M Ộ T số L Ý L U Ậ N cơ B Ả N VẾ T Ậ P Đ O À N K I N H T Ế .5
1.1. Những vấn đề về tập đoàn kinh tế

5

1.1.1 Các quan niệm về tập đoàn kinh tế trên thế giới hiện nay

5

1.1.2. Các quan điểm về tập đoàn kinh tế tại Việt Nam

5

1.1.3. Đặc điềm của Tập đồn kinh tế

8

1.1.4. Những hình thức tập đồn kinh tế trên thế giới hiện nay

9

Ì. Ì .4. Ì. Theo trình độ liên kết và hình thức biểu hiện
1.1.4.2. Theo tính chất ngành nghề
1.2. Các phương thức hình thành tập đoàn kinh tế trên thế giới
1.2.1 Những tiên đề cơ bản để thành lập Tập đoàn kinh tế:
1.2.2. Phương thức hình thành


14
14
16

1.2.3. Mơ hình của các tập đồn kinh tế

17

1.2.3.1. M ơ hình tập đồn theo cấu trúc Holding

17

1.2.3.2. M ơ hình tập đồn kinh tế theo cấu trúc hỗn hợp
1.2.3.3. Tập đoàn kinh tế theo cấu trúc sở hữu

19
21

1.3. Tính tất yếu của viẠc hình thành các Tập đồn kinh tế
C H Ư Ơ N G li: HÌNH THỨC T ổ CHỨC HOẠT Đ Ộ N G

9
12

23

CỦA C Á C TẬP

Đ O À N KINH T Ế H À N Q U Ố C


27

2.1. Sự ra đời của các tập đồn kinh tế Hàn Quốc

27

2.2. Hình thức tổ chức hoạt động của các Chaebol

31

2.2.1. Cơ cấu bộ máy tổ chức quản lý của các Chaebol Hàn Quốc
(Management)
2.2.1.1 Đặc điểm cơ cấu sở hữu
2.2. Ì .2. Những đặc trưng của Bộ máy quản lý
2.2.2. Tài chính của các cơng ty thuộc Chaebol (Money)

31
31
33
42


2.2.2.1. Tài trợ cho kinh doanh từ nguồn vốn bên ngoài

42

2.2.2.2 Nguồn vốn bên trong

43


2.2.3. Áp dụng Cõng nghệ trong các Chaebol (Machinery)

44

2.2.4. Chiến lược kinh doanh (Markeãng)

47

2.2.4.1. Sản phẩm (Products) - Từ đa dạng hóa đến chun sâu

47

2.2.4.2. Chính sách định giá (Price) - N h ó m thị trường trung bình

50

2.2.4.3. Chính sách phân phối (Placement) - Mạng lưới tồn cẩu

50

2.2.4.4. Chính sách hỗ trợ (Promotions) - Phát triển thương hiệu
2.3. Đánh giá

51
54

2.3.1. Những ưu điểm của các Chaebol:

55


2.3.2. Những nhược điểm



C H Ư Ơ N G III: BÀI H Ọ C KINH N G H I Ệ M V À M Ộ T số GIẢI P H Á P
N H Ằ M H O À N THIỆN T Ậ P Đ O À N KINH T Ế VIỆT N A M

59

3.1. Đánh giá hoạt động và tổ chức của các tập đoàn kinh tế Việt Nam
59
3.1.1. Sự hình thành tập đồn kinh tế Việt Nam

59

3.1.2. Đánh giá hoạt động của các TĐKT Việt Nam

60

3.1.2.1. Nhũng thành công

60

3.1.2.2. Những hạn chế còn tồn tại:

62

3.1.3. Nhật xét vê tập đoàn kinh tế Hàn Quốc và Việt Nam


66

3.2. Một số khuyến nghị giải pháp nh
m hoàn thiện và phát triển các
tập đoàn kinh tế Việt Nam trong giai đoạn mới

69

3.2.1. Một số khuyến nghị chính sách

69

3.2.1.1. Tạo dựng mơi trường pháp lý đáp ứng yêu cậu của cải cách
Doanh nghiệp nhà nước và xu hướng hội nhập
3.2.2.2. Đ ẩ y mạnh cải cách trong lĩnh vực tài chính

69
70

3.2.2.3. Tạo lập và duy trì mối quan hệ chặt chẽ giữa chính phủ và giói
kinh doanh

71


3.2.2.4. Thực hiện những hô trợ đối với doanh nghiệp có trọng tâm
trọng điểm

71


3.2.2.5. Xử lý tốt mối quan hệ giữa cạnh tranh và độc quyền

72

3.2.2.6. Chất lượng nguồn nhân lực của các vị trí lãnh đạo

73

3.2.3. Giải pháp từ phía các tập đồn kinh tế.

74

3.2.3.1. Lựa chọn m ơ hình phù hợp cho hoạt động của các tập đồn
kinh tế

74

3.2.3.2. Về cơ cấu t
chức tập đoàn kinh tế

75

3.2.3.3. Phương thức chuyển đ
i tập đoàn

76

3.2.3.4. T
chức hoạt động kinh doanh một cách hiệu quả


76

KẾT LUẬN

80

TÀI LIỆU THAM KHẢO

82

DANH MỤC BẢNG BIỂU V À HÌNH

84


LỜI MỞ ĐẦU
TÍNH CẤP THIẾT CỦA Đ Ể TÀI
Việt nam đang trên con đường phát triển và hội nhập mạnh mẽ vào nền
kinh tế thế giới. Đứng trước ngưỡng cửa tồn cẩu hóa, các doanh nghiệp Việt
Nam cấn phải chuẩn bị tâm lý sẩn sàng đón nhận sự cạnh tranh gay gắt tụ bên
ngồi, và Chính phủ Việt Nam đã "đi trước đón đầu" thơng qua việc thí điểm
thành lập các Tập đoàn kinh tế trong các lĩnh vục trọng điểm của nền kinh tế
với hy vọng rằng chúng sẽ là động lực thúc đẩy và tâng cường sức mạnh nền
kinh tế. Tuy nhiên, m ơ ước về một tập đồn kinh tế thực thụ vẫn cịn chưa
được thực hiện bởi các tập đoàn kinh tế vẫn chưa làm "thỏa mãn" những yêu
cầu và kỳ vọng của nước nhà. Những bất cập đang dần dần được bộc l ộ trong
cơ chế thị trường. Đặc biệt hơn, trong giai đoạn hiện nay, khi nền kinh tế nước
nhà đang lâm vào tình trạng khó khăn thì vai trị của các tập đồn kinh tế đang
một lần nữa được đưa ra xem xét.
Nhiều ý kiến của các chuyên gia cho rằng, các tập đoàn kinh tế Việt

nam đang được xây dựng theo kiểu của các Chaebol Hàn Quốc trong những
thập kỷ trước. Nhưng thực chất, để có thể nâng tẩm các tập đồn kinh tế Việt
Nam hiện nay để ngang với các Chaebol thì chúng ta cần làm nhiều hơn nữa,
bời những thành công m à cấc Chaebol mang lại cho Hàn Quốc khơng phải các
tập đồn nào trên thế giói cũng làm được cho quốc gia mình. Chính vì thế, các
Chaebol xứng đáng là tấm gương để cho chúng ta học tập và mở ra một thời
đại mới cho các tập đoàn Việt Nam. Do vậy, em đã chọn để tài " Hình thức tổ
chức hoạt động của các tập đồn kinh tê Hàn Quốc và bài học kinh nghiêm
cho Việt Nam"

vói hy vọng các tập đoàn kinh tế Việt nam sẽ lựa chọn cho

mình một hướng phát triển và hoạt đúng đán; Chính phủ sẽ có những tác động
tích cực hơn nữa để các tập đoàn phát huy tốt nhất lợi thế cua mình thơng qua
bài học về cách thức tổ chức hoạt động tụ các Chaebol Hàn Quốc. Đ ể rồi nền


kinh tế Việt Nam sẽ lại trỗi dậy, lại bước tiếp những bước đi vững chắc tới
tương lai.

MỤC ĐÍCH NGHIÊN cứu CỦA K H Ĩ A LUẬN
-

Phân tích, nghiên cứu các khái niệm về tập đồn kinh tế. q trình hình
thành và vai trị của tập đồn kinh tế nói chung

-

Nghiên cứu hình thức hoạt động của các Chaebol Hàn Quốc, những yếu tố
cấu thành đặc trưng trong hoạt động và những đánh giá.


- Đánh giá các tập đoàn kinh tế Việt Nam thông qua các bài học từ các
Chaebol Hàn Quốc, những mặt được và chưa được.
- Từ đó đưa ra một số khuyến nghổ chính sách và giải pháp phát triển các tập
đoàn kinh tế Việt Nam trong giai đoạn tới đây.

ĐỐI T Ư Ợ N G V À PHẠM VI NGHIÊN cứu
* Đối tượng nghiên cứu:
-

Các lý thuyết chung về tập đồn kinh tế, hình thức tổ chức hoạt động cùa
các Chaebol Hàn Quốc

- Tập đoàn kinh tế Việt Nam với những vấn để đáng nói
* Phạm vi nghiên cứu:
-

Về khơng gian: Khóa luận nghiên cứu về các tập đoàn kinh tế trên thế giới:
đặc điểm, phương thức hình thành, loại hình và vai trị của nó. Trong đó đi
sâu vào nghiên cứu hình thức tổ chức hoạt động của các Chaebol Hàn
Quốc với việc áp dụng m ơ hình 4 M (Management, Money, Machinery,
Marketing).

-

Về thời gian: Các Chaebol Hàn Quốc trong quá trình hình thành và phát
triển từ những năm 1960 cho đến nay.

P H Ư Ơ N G PHÁP NGHIÊN CỨU:
Trong quá trình nahièn cứu đề tài. người viết đã sử dụng những phương pháp

khác nhau. bao gồm:

2


- Người viết sử dụng phương pháp luận dựa trên cơ sờ duy vật biện chứng
và duy vật lịch sử; tức là những vấn đề lý luận và thực tiễn đều được xem
xót trong điều kiện hồn cảnh lịch sử cụ thể, trong mối tương quan tổng
thể các vấn đề. Đưa ra các dặn chứng lịch sử
- Phương pháp phân tích tổng hợp: Phân tích vấn đề dưới nhiều góc cạnh,
sau đó tổng hợp và tìm ra những đặc điểm nồi bật, có tính bao trùm.
- Phương pháp m ơ tả đối tượng nghiên cứu: M ô tả một cách khái quát và cụ
thể các đối tượng nghiên cứu.
Bên cạnh đó, khóa luận cịn sử dụng những phương pháp khác như: tư duy
logic, so sánh...
B Ố C Ụ C C Ủ A Đ Ể TÀI:
Ngoài Lời mở đầu, Kết luận và Danh mục tài liệu tham khảo, khóa luận có bố
cục gồm 3 phấn:
Chương ì: Một số lý luận cơ bản về Tập đồn kinh tế
Chương l i : Hình thức tổ chức hoạt động của Tập đoàn kinh tế Hàn Quốc
Chương IU: Bài học kinh nghiệm và một số giải pháp hoàn thiện Tập đoàn
kinh tế ờ Việt Nam.
Trong thời gian nghiên cứu, do hạn chế về mạt thời gian và kiến thức,
chắc chắn đề tài vặn còn nhiều hạn chế và thiếu sót. Em rất mong nhận được
sự chỉ bảo, góp ý của thầy cơ, bạn bè và những bạn đọc quan tâm để để t i
à
được hoàn thiện hơn.
Qua đây, em cũng xin gửi lời cảm ơn chân thành và sâu sắc tới PGS.TS
Nguyễn Hữu Khải, người đã tận tình hướng dặn, giúp đỡ em trong suốt q
trình hồn thành khóa luận tốt nghiệp này. Bên cạnh đó, tơi cũng xin cảm ơn

bạn bè, gia đình đã luôn ờ bên động viên, giúp đỡ tôi rất nhiều trong thời gian
làm đề tài.

3


DANH S Á C H C Á C C H Ữ VIẾT TẮT
STT

Chữ viết

Ì

TĐKT

2

DNNN

3

CTO

Tiếng Anh

Tiếng

việt

tt

á
Tập đồn kinh tê
Doanh nghiệp nhà nước
Corporate Technology

Bộ phận quản lý công nghệ

Operations
Heavy and Chemical

Ngành công nghiệp nặng và

Industries

HCI

hóa chất

Korean Institute of

Viện cơng nghệ điện tử

Electronic and Technology-

Hàn Quốc

IPO

Initial Public Offer


Phát hành lẩn đầu

OECD

Organization of Economic

Tổ chức hợp tác và phát

Coopertation and

triển kinh tế

KIET

Development
OHC

Operation Holding

Công ty mẹ vịa quản lý vịa

Company-

tham gia hoạt động sản
xuất kinh doanh

OPEC oa and Petrol Export

Tổ chức xuất khẩu dầu mỏ


Organization
10

OTC

Over The Counter

Thị trường qua quầy( thị
trường phi tập trung)

PCO Planing and Control

Bộ phận kế hoạch hóa và

Operations
12

PHC

kiểm sốt.

Pure Hoilding Company

Cơng ty mẹ thuần túy( chỉ
nắm vốn và quản lý)

13

R&D Reseach and development


4

Nghiên cứu và phát triển


CHƯƠNG ì
MỘT SỐ LÝ LUẬN Cơ BẢN VỀ TẬP ĐỒN KINH TÊ
1.1. Những ván đề về tập đoàn kinh tê
1.1.1 Các quan niệm về tập đoàn kinh tế trên thế giới hiện nay
Các quan niệm về tập đoàn kinh tế trên thế giói hiện nay rất đa dạng.
Ngay trong tên gọi tiếng anh của các tập đoàn kinh tế ở các nước, các khu vực
đã có sự khác nhau. Ở một số nước tập đồn kinh tế có tên gọi là Business
group, Business alliance, ở Nhật Bản tập đoàn kinh tế có tên Keirestu, ở Trung
Quốc là Tập đồn doanh nghiệp...
Tập đoàn kinh tế là một tổ hợp các doanh nghiệp gồm công ty mể, các
công ty con và các doanh nghiệp liên kết khác. Công ty mể là hạt nhân của tập
đoàn kinh tế là đầu mối liên kết các doanh nghiệp thành viên, doanh nghiệp
liên kết với nhau, nắm quyền kiểm soát, chi phối các quyết sách, chiến lược
phát triển nhân sự, chi phối hoạt động của các thành viên. Bản thân tập đồn
khơng có tư cách pháp nhân chỉ công ty mể, công ty con, các doanh nghiệp
liên kết mới có tư cách pháp nhân. Các tập đồn có thể hoạt động trong một
hay nhiều lĩnh vực khác nhau. Các doanh nghiệp thành viên và các doanh
nghiệp liên kết có quan hệ với nhau về vốn, đầu tư, tài chính, cơng nghệ,
thơng tin, đào tạo, nghiên cứu và các liên kết khác xuất phát từ lợi ích của cá
doanh nghiệp tham gia liên kết.
Quan điểm về tập đồn kinh tế cũng thay đổi theo thời gian, chính trị và
cách tiếp cận vấn đề của mỗi nước khác nhau.
1.1.2. Các quan điểm về tập đoàn kinh tê tại Việt Nam
Tại Việt Nam, tập đoàn kinh tế xuất hiện chưa lâu, chính vì thế m à cái
nhìn về nó cò khá mới mẻ. Cũng như sự quan niệm khác nhau trên thế giới

n
về tập đoàn kinh tế, đinh nghĩa về tập đoàn kinh tế cũng gây ra nhiều tranh cãi
tại Việt Nam.

5


Theo Luật Doanh nghiệp năm 2005 (điều 146, khoản Ì và 2) thì tập
đồn kinh tế được xếp là một thành phần trong nhóm cơng ty, cụ thể như sau:
"Nhóm cơng ty là tập hợp các cơng ty có mối quan hệ gắn bó lâu dài với nhau
về lợi ích kinh tế, công nghệ thị trường và các dịch vụ kinh doanh khác. Thành
phần của nhóm cơng ty gồm có: Cơng ty mẹ, cơng ty con; Tập đồn kinh tế;
Các hình thức khác". " Tập đồn kinh tế là nhóm cơng ty có quy mơ lớn.
Chính phủ quy định hướng dãn tiêu chí tổ chức quản lý và hoất động của
TĐKT " (điều 149)
Theo Viện nghiên cứu Quản lý kinh tế Trung Ương CIEM thì: "Khái
niệm tập đồn kinh tế được hiểu là một tổ hợp lớn các doanh nghiệp có tư
cách pháp nhăn hoất động trong một hay nhiều ngành khác nhau, có quan hệ
về vốn, tài chính, cơng nghệ, thông tin, đào tấo, nghiên cứu và các liên kết
khác xuất phát từ lợi ích của các bên tham gia. Trong mơ hình này, "cơng ty
mẹ " nắm quyền lãnh đấo, chi phối hoất động của công ty con về tài chính và
chiến lược phát triền ".
Cịn theo ơng Hồ Xuân Tùng, Phó Trưởng ban Ban Chỉ đạo Đ ổ i mới và Phát
triển Doanh nghiệp thì: "Mơ hình tập đồn là một hình thái tổ chức giữa các doanh
nghiệp".
Cịn nhiều quan niệm khác nhau về tập đồn, song cũng có một điểm chung
nhất là: Tập đồn doanh nghiệp là tổ chức kinh tế có nhiều cấp, liên kết nhau bịng
quan hệ tài sản và quan hệ hợp tác nhịm đáp ứng đòi hỏi của nền sản xuất hàng hóa;
các doanh nghiệp trong Tập đồn đểu có pháp nhân độc lập".
Nhìn chung, tập đồn có thể được định nghĩa theo nhiều cách khác

nhau, nhưng tựu chung lại chúng thường có những đặc trung sau:
- Tập đồn có cơ cấu nhiều tầng nấc.
- Giữa các thành viên trong tập đoàn có mối liên hệ nhất định.
- Trong một tập đồn có một hạt nhãn đóng vai trị nịng cốt.

6


- Tập đồn khơng phải là một pháp nhân, nó là một liên hiệp các pháp
nhân. Tổ chức thành lập Tập đoàn phải dựa trên nguyên tắc tự nguyện cùng có
lợi, tích cực giúp đỡ nhau, khuyến khích cạnh tranh, ngăn ngừa lũng đoạn, kết
cấu hợp lý, tận dụng khoa học kỹ thuật, làm tăng sức mạnh cểa tập đoàn.
- Các cơng ty mẹ giữ vai trị hạt nhân trong sự phát triển cểa Tập đồn.
Cơng ty mẹ (Parent company hay Holding company)
Công ty mẹ là một công ty sở hữu một phần hoặc toàn bộ số cổ phần
trong các cơng ty khác và thực hiện quyền kiểm sốt cểa mình đối vói các
quyết định, định hướng mang tính chiến lược trong các công ty khác. Hay
công ty mẹ là công ty sở hữu một phần, tất cả hoặc một phần lớn cổ phần cểa
các công ty khác. Công ty mẹ khơng trực tiếp tham gia vào q trình sản xuất
sản phẩm hay dịch vụ m à mục đích chể yế cểa nó là nắm giữ cổ phần cểa
u
các cơng ty con.
Theo Luật Doanh nghiệp 2005( điều 4, khoản 15), một công ty được coi là
công ty mẹ cểa một công ty khác khi thỏa mãn một trong ba dấu hiệu sau đây:
- Sở hữu trên 5 0 % vốn điều lệ hoặc tổng số cổ phần phổ thông đã phát
hành cểa cơng ty đó.
- Có quyền trực tiếp hoặc gián tiếp bổ nhiệm đa số hoặc tất cả thành viên Hội
đồng quản trị, Giám đốc hoặc Tổng giám đốc cểa cơng ty đó.
- Có quyền quyết định việc sửa đổi, bổ sung Điều lệ cểa cơng tỵ đó.
Cơng ty mẹ được tổ chức dưới hình thức cơng ty cổ phấn hoặc công ty

trách nhiệm hữu hạn, và đáp ứng điều kiện nêu trên. Như vậy, cơng ty mẹ có
thể khống chế tài sản cểa các doanh nghiệp kinh doanh và công ty mẹ khác
với công ty cổ phần đơn thuần. Cơng ty khống chế cổ phấn thì khơng tham gia
các hoạt động nghiệp vụ cểa công ty cổ phẩn, cịn đại bộ phận cơng ty mẹ bao
u
hàm tồn bộ hoặc q nửa số phiế có quyền cổ đơng cểa cơng ty con thuộc
quyền mình, lại cịn trực tiếp tham gia và không chế hoạt động kinh doanh
nghiệp vụ cểa cơng ty con. M ơ hình này thường được áp dụng để hợp thức hóa

7


việc lập kế hoạch của một nhóm cơng ty, tập hợp các cơ cấu tài chính và các
nguồn lực trong nhóm cơng ty ấy.
Cơng ty con (Subsidiaries)
Cóng ty con là cơng ty m à một số cổ phần của nó ở trên mức tỷ lệ nhất
định thuộc một công ty khác hoỉc bị một công ty khác khống chế. Tuy công
ty con bị công ty khác khống chế nhưng nếu xét về mỉt pháp luật thì cơng ty
con vẫn là một cơng ty độc lập, có tư cách pháp nhân đẩy đủ, tự thân nó là
một cóng ty hồn chỉnh.
Tính độc láp của công ty con và tư cách pháp nhân của nó, chủ yếu thể
hiện ở việc: nó có tên gọi riêng, độc lập và có kế hoạch hoạt động (điều lệ
hoạt động và tổ chức)riêng.Có thể nhân danh mình tham gia vào hoạt động
kinh doanh và các hoạt động pháp luật dân sự độc lập với công ty mẹ, tiến
hành hạch toán độc lập, tự chịu trách nhiệm về kết quả kinh doanh của mình,
đồng thời các cơng ty con cũng có bộ máy quản lý riêng.
1.1.3. Đặc điểm của Tập đoàn kinh tê
- TOKT là tập hợp các doanh nghiệp liên kết với nhau chủ yếu thông qua
quan hệ về vốn. Ngoài ra, các doanh nghiệp trong tập đồn có mối quan hệ về
cơng nghệ, kỹ thuật sản xuất, thị trường, thương hiệu. Tập đoàn thường được tổ

chức theo m ơ hình cơng ty mẹ - cơng ty con.
- T Đ K T thường khơng có tư cách pháp nhân, mỗi đơn vị thành viên của
tập đoàn là một pháp nhân độc lập. Vì vậy, các doanh nghiệp trong tập đồn
kế cả cơng ty mẹ và các cơng ty thành viên bình đẳng với nhau trước pháp
luật, được thành lập và đăng ký theo quy định của pháp luật.
- Quy m ơ của tập đồn là rất đa dạng nhung nhìn chung là tương đối lớn,
hoạt động trên nhiều nghành, lĩnh vực. Cơ cấu tổ chức tập đồn gồm nhiều tầng
nấc, nhiều m ơ hình tổ chức khác nhau. M ố i quan hệ giữa công ty mẹ và các công
ty thành viên ở các tầng nấc khác nhau thì khác nhau, phụ thuộc vào mối quan hệ
liên kết giữa các doanh nghiệp trong tập đoàn.

8


- Do TOKT khơng có tư cách pháp nhân nên tập đồn khơng phải chịu
trách nhiệm liên đới trước trách nhiệm và nghĩa vụ của doanh nghiệp khác.
Công ty mẹ và các công ty thành viên tự chịu trách nhiệm về việc đầu tư trong
giới hạn khoản vốn mình bỏ ra.
- Cơng ty mẹ trong tập đồn có thể thực hiện một trong hai chức năng là
chức năng sản xuợt - kinh doanh và đầu tư tài chính hay kinh doanh vốn đẩu
tư vào các doanh nghiệp khác. Kinh doanh vốn đầu tư vào các doanh nghiệp
khác là hình thức kinh doanh quyền tài sản nhằm mục đích đem lại lợi nhuận
tối đa và làm tăng giá trị đồng vốn. Triển khai kinh doanh vốn cũng có nghĩa
là phải thiết lập cơ chế công ty mẹ - công ty con với sợi dây liên hệ là vốn và
các thiết lập cơ cợu quản lý pháp nhân doanh nghiệp trong nội bộ tập đồn.
Tuy có những đặc điểm như trên, nhưng do điều kiện chính trị cũng như
kinh tế của mỗi nước khác nhau nên T D K T ở từng nước khác nhau thường có
những đặc điểm tương đối khác nhau.
1.1.4. Những hình thức tập đồn kinh tế trên thế giới hiện nay
Có nhiều tiêu chí phân loại tập đồn kinh tế, song phổ biến được thể

hiện qua các tiêu chí sau đây:
1.1.4.1. Theo trình độ liên kết và hình thức biểu hiện
a. Cartel
Hình thức Cartel xuợt hiện vào những năm 1960 của thế kỷ X I X ở một
số nước lớn ờ Châu Âu, đặc biệt là phát triển rợt rộng rãi ở Đức. Theo tiếng
Pháp, Cartel có nghĩa là đồng minh hoặc hiệp định, là hình thức lũng đoạn tu
bản chủ nghĩa. Đây là hình thức tập đồn kinh tế theo một ngành chun m ơ n
hóa, nó chỉ bao gồm các công ty sản xuợt một loại sản phẩm hoặc dịch vụ
kinh doanh nhằm mục đích hạn chế sự cạnh tranh bằng thỏa thuận thống nhợt
về giá cả, phân chia thị trường tiêu thụ, nguyên liệu, thống nhợt về chuẩn mực
mẫu mã, kiểu loại, kích cỡ sản phẩm, dịch vụ. Thực ra, mối liên kết giữa các
công ty trong Cartel chỉ thuần túy là sự cam kết đối vói một số điều khoản
nhợt định nhằm tránh cạnh tranh trực tiếp với nhau. Các công ty thành viên
9


trong Cartel vẫn giữ tính độc lập về mặt pháp lý, cịn tính độc lập về kinh tế
được điều hành bằng hợp đồng kinh tế. Tuy nhiên, Cartel thường dẫn đến độc
quyền, hạn chế cạnh tranh, đi ngược lại với xu thế của cơ chế thị trường. Do
vậy, Chính phủ ở nhiều nước đã ban hành các đạo luật chống độc quyền,
chống liên minh kinh tế kiểu này để tránh gây ra ổnh hưởng tiêu cực m à nó
mang lại.
Sau chiến tranh thế giói thứ hai, các tổ chức Cartel vẫn tồn tại khá rộng rãi,
nhưng hình thức Cartel xuất hiện và hoạt động chủ yếu là dù biện pháp hạn
ng
chế sổn lượng, đặc biệt là bấn phá giá hối đoái để giữ giá cổ độc quyền.
Hiện nay trên thế giới, Cartel hầu như đã biến mất, chỉ còn lại một số
lượng rất nhỏ. Điển hình đó là tổ chức xuất khẩu dầu mỏ OPEC.
b. Syndicate
Ra đời vào cuối thế kỷ X I X và khoổng đầu thế kỷ XX. Theo ngun

nghĩa tiếng Pháp thì nó có nghĩa là tổ hợp và đây là một hình thức quan trọng
cổu tổ chức lũng đoạn tư bổn. Giữa các xí nghiệp ký kết một hiệp định với
nhau có liên quan tới lượng tiêu thụ chung và mua ngun liệu. Mục đích của
nó là thơng qua việc bán hàng hóa với giá cao, mua nguyên liệu với giá thấp
và thì được lợi nhuận lũng đoạn cao. Thực chất, đây là một dạng đặc biệt của
Cartel. Điểm khác biệt căn bổn so với Cartel là trong Syndicate có một văn
phịng thương mại chung do một ban quân trị điều hành và tất cổ các cơng ty
phổi tiêu thụ hàng hóa của họ thơng qua kênh phân phối này. Như vậy, các
doanh nghiệp thành viên vẫn giữ nguyên tính độc lập về sổn xuất nhưng hồn
tồn mất tính độc lập về thương mại. Tính liên kết của tập đoàn kiểu này chỉ
được thực hiện ở khâu tiêu thụ sổn phẩm.
c. Trust
Đây là một hình thức cao cấp của tư bổn lũng đoạn. Xuất hiện đẩu tiên
vào những năm 60 của thế kỷ X I X ở M ỹ và nhanh chóng lan rộng sang nhiều
quốc gia khác. Trust bao gồm nhiều doanh nghiệp công nghiệp do một ban
quổn trị thống nhất điều khiển. Khác với Cartel và Syndicate, các doanh
10


nghiệp thành viên trong Trust đều bị mất quyền độc lập cả về sản xuất và
thương mại. Các nhà đẩu tư tham gia Trust đều là những cổ đông. Mục đích
của việc thành lập các Trust này nhằm chiếm nguồn nguyên liệu, khu vực đầu
tư đặ thu lợi nhuận cao.
Trust chủ yếu có hai hình thức: cơng ty cổ phẩn đặc biệt và hợp nhất xí nghiệp
- Cơng ty cổ phần đặc biệt lấy tiền tệ làm cơ sở, thông qua các mức cổ
phiếu nấm được của các công ty khác đặ kiặm soát về mặt tiền tệ của họ.
- Hợp nhất xí nghiệp lấy việc hợp nhất hồn tồn các xí nghiệp làm cơ
sở, do các xí nghiệp cùng loại có cùng quy m ơ tương tự hợp nhất hoặc do các
các xí nghiệp lớn mạnh thơn tính các xí nghiệp cùng loại khác có thực lực nhỏ
hơn, trực tiếp kiặm soát quyền sản xuất và tiêu thụ.

d. Consortium
Một trong những hình thức của các tổ chức độc quyền ngân hàng, nhằm
mục đích chia nhau mua t á khốn trong và ngồi nước hoặc tiến hành cơng
ri
việc mua bán nào đó. Consortium thường do một ngân hàng lớn đứng đầu điều
hành toàn bộ hoạt động của tổ chức này. Đây là hình thức liên kết khởi đầu
của các tổ chức ngân hàng, tài chính vói các doanh nghiệp sản xuất, dịch vụ,
gắn bó chặt chẽ với Concem.
/. Concern
Là một hình thức cao cấp của tổ chức lũng đoạn tư bản chủ nghĩa: đây
là hình thức lũng đoạn phổ biến, gồm nhiều xí nghiệp của các ngành kinh tế
khác nhau liên hiệp tổ chức thành. N ó bao gồm các xí nghiệp cơng nghiệp,
cơng ty mậu dịch, ngân hàng, cơng ty bảo hiặm, công ty vận tải. Công ty mẹ
điều hành hoạt động của Concem. Mục tiêu hình thành Concern là tạo thế lực
tài chính mạnh đặ phát triặn kinh doanh nhằm hạn chế rủi ro đồng thời hỗ trợ
mạnh mẽ trong nghiên cứu khoa học, ứng dụng công nghệ mới, phương pháp
quản lý hiện đại.
Các công ty con chịu trách nhiệm hưu hạn trong phần vốn góp kinh
doanh của mình và giữ tính độc lập về pháp lý, nhưng phụ thuộc vào Concern
li


về mục tiêu hoạt động nhằm thực hiện lợi ích chung giữa công ty mẹ và công
ty con thông qua các hợp đồng kinh tế, các khoản vay tín dụng hoặc đầu tư.
Đây là một m ơ hình có nhiều tác dụng tích cực, có nhiều khả nâng hoạt động
tốt, thúc đẩy sự phát triển và liên kết giữa các cóng ty, đẩy mạnh nghiên cậu
khoa học, cơng nghệ, xuất nhập khẩu phục vụ cho kinh doanh của Concern.
g. Conglomerate
Là tập đồn đa ngành. Các cơng ty thành viên í có mối quan hệ hoặc
t

khơng có mối quan hệ về cơng nghệ sản xuất nhưng có mỗi quan hệ chặt chẽ
với nhau về mạt tài chính. Đây là một tập đồn hoạt động tài chính thơng qua
mua bán chậng khốn trên thị trường để đầu tư, thu hút những công ty có lợi
nhuận cao nhất và các ngành có hiệu quả cao.
Các công ty sau khi đã trở thành thành viên của Conglomerate thì cơ
cấu tổ chậc của cơng ty được nhanh chóng thay đổi phù hợp với tổ chậc của
tập đồn. Tập đồn giữ vai trị chủ yếu là chi phối và kiểm sốt tài chính chạt
chẽ các cơng ty thành viên. Các công ty thành viên vẫn giữ tính pháp lý độc
lập và tự chủ cao trong kinh doanh các sản phẩm của mình. Có thể nói, đây là
một tổ chậc tài chính đầu tư vào các cơng ty kinh doanh tạo lập một chùm
doanh nghiệp tài chính - cịng nghiệp. Hỗ trợ chù yếu của tập đồn về vốn đầu
tư cho các cơng ty thành viên có hiệu quả cao.
ỉ.1.4.2. Theo tính chất ngành nghề
a. Các tập đồn liên kết những cơng ty trong cùng một ngành (cịn gọi là liên
kết ngang)
Hiện nay, hình thậc này khơng còn là một xu thế phổ biến trong các
nước tư bản phát triển nữa. Một mặt là do nhu cầu thị trường hết sậc đa dạng,
phong phú biến đổi nhanh chóng nên nó khó có thể đem lại hiệu quả cao. Mặt
khác, nguồn lực tập trung vào một ngành thường có rủi ro lớn. Thêm vào đó là
sự ngăn cấm, hạn chế của các chính phủ vì nó tạo độc quyền, đi ngược lại một
nguyên tắc cơ bản của kinh tế thị trường.

12


b. Loại hình tập đồn liên kết dọc giữa các ngành trong cùng một dây chuyền
cơng nghệ
Loại hình này vẫn còn phổ biến trong hiện nay. Trên thế giới vẫn cịn
nhiều tập đồn lớn thuộc dạng này như Concern, Conglomerate, Keiretsu,
Chaebol. Chúng hoạt động có hiệu quả cao và bành trướng hoạt động sản xuất

kinh doanh sang hầu hết các nước trên thế giới.
Đ ể thành lập một tập đoàn kinh tế kiểu này, cần có một số tiền đề chính như:
- Cẩn phải xây dựng được một cơng ty đủ lớn và đủ uy tín để có thể quản
lý và kiểm sát các cơng ty khác, đặng thơi có thể đảm bảo kiểm tra tài chính
và sự lệ thuộc của các cơng ty thành viên.
- Có một ngân hàng có quy m ơ và khả năng cẩn thiết để có thể đảm bảo
phần lớn tín dụng cho tồn tập đồn.
- Có những mối liên hệ nhiều mặt và vững chắc với Nhà nước.
- Các tập đoàn thể hiện đa chức năng, đa ngành chỉ phát triển và có hiệu quả
khi có đủ những điều kiện cần thiết về mỗi trường kinh tế, khoa học cơng nghệ
và trình độ tổ chức quản lý. Một trong những điều kiện hết sức quan trọng để
thành lập tập đồn này cần phải có thị trường chứng khốn phát triển mạnh mẽ,
có hệ thống thơng tin tồn cẩu và khả năng xử lý tổng hợp những thơng tin về thị
trường, đầu tư.
c. Loại hình tập đoàn liên kết hỗn hợp
Ngày nay, một tập đoàn kinh tế mạnh thường có cơ cấu sản xuất kinh
doanh trong tất cả các ngành nghề, kể cả các tập đồn khơng liên quan. Có thể
thấy m ơ hình tập đoàn đang được ưa chuộng và trở thành xu hướng chính hiện
nay là tập đồn có cơ cấu gặm một ngân hàng (một cơng ty tài chính lớn), một
cơng ty thương mại và các công ty sản xuất công nghiệp. Hoạt động tài chính
ngân hàng là một bộ phận rất quan trọng, nó là hoạt động xun suốt, khơng
thể tách rời trong cơ cấu kinh doanh của các tập đoàn kinh tế lớn.

13


1.2. Các phương thức hình thành tập đồn k i n h tế trên t h ế giới

1.2.1 Nhữngtiênđề cơ bản để thành lập Tập đoàn kinh tế:
Thứ nhất, Quy luật tích trữ tư bản địi hỏi cơng ty, tổ chức kinh doanh

phải tiến tới tổ chức tập đoàn kinh tế.
Công ty lúc đầu mới ra đời thường là nhỏ hẹp, vốn ít, hoạt động trong
một phạm vi, thị trường tương đối hẹp, chỉ sản xuất một vài sản phẩm. T ó m lại
là trong mối liên hệ đơn nhất và í ỏi. Nhưng quy luật thị trường, quy luật lổi
t
nhuận tối đa, quy luật cạnh tranh lại đòi hỏi công ty phải không ngừng mở rộng
quy mô, mở rộng thị trường, đổi mới công nghệ. Tất cả vấn đề đó cần một
lưổng vốn lớn cũng như cân sự đổi mới trong phương thức quản trị cũng như cơ
cấu của cơng ty. Do đó cõng ty phải nhanh chóng tích lũy, tích tụ để mở rộng
sản xuất. M à nguồn gốc duy nhất của tích lũy là từ lổi nhuận, muốn có nhiều
lổi nhuận phải mở rộng sản xuất, tăng chất lưổng và giảm giá thành sản phẩm,
đến lưổt tăng năng suất lao động lại đòi hỏi vốn lớn để đổi mới cơng nghệ, do
đó phải tích lũy nhanh và nhiều. Chính vì thế, các cơng ty thường có xu hướng
liên kết với nhau để thu lổi nhuận cao, một số thì thơn tính lẫn nhau theo kiểu
"cá lịn nuốt cá bé" hay nhờ vào đầu tư vốn nước ngoài, đặc biệt là tập trung
vốn theo kiểu lập công ty cổ phần, góp vốn cổ phần.
Vậy là từ quy luật tích lũy, tích tụ tập trung tư bản, tập trung vốn đã mở
ra cho công ty nhiều con đường, nhiều cách liên kết để dẫn cơng ty đến tập
đồn kinh tế cả về chiều rộng lẫn chiều sâu.
Thứ hai, xuất phát từ lợi ích kinh tế, lợi nhuận tối đa, buộc cơng ty phải
phát triển nhanh thành tập đồn kinh tế.
Mục đích của các cơng ty là thu lổi nhuận tối đa, muốn vậy phải phát
triển theo huống chuyên môn hóa cao gắn liền với phát triển tổng hổp, với liên
hiệp hóa, hổp tác hóa. Từ đó tiết kiệm sản xuất và lưu thơng tiết kiệm chi phí
sản xuất, do đó tăng lổi nhuận cơng ty.
Ngồi ra, sự liên kết giữa các cơng ty có thể đảm bảo đưổc chất lưổng
đẩu vào, ổn định giá cả và cung cấp với khối lưổng lớn. Từ đó, chi phí sản
14



xuất và giao dịch giảm, tạo ra thương hiệu và lợi thế vơ hình lớn m à cơng ty
nhỏ khơng thể có được.
Với sức mạnh đa dạng hóa các mặt hàng, T Đ K T có thể xâm nhập vào
r
các ngóc ngách của thị trường, tiếp cận mọi đối tượng khách hàng, mọi vị t í
địa lý, đáp ứng mọi loại sản phựm dịch vụ từ cao cấp, hiện đại cho tới bình
dân nhất.
Ngày nay, đặc trưng của tập đồn kinh tế thế giới là sự tập trung tư bản
bằng cách sát nhập các tập đoàn kinh tế với nhau để có một quy m ơ kinh
doanh và độc quyền lớn hơn, thực hiện lợi ích kinh tế của chủ sở hữu cao hơn.
Hầu như tích tụ tập trung sản xuất vì lợi nhuận độc quyền t ố i đa trở
thành một chiến lược của tập đoàn kinh tế hiện nay. Trước hết là lợi ích kinh
tế, lợi nhuận tối đa và độc quyền của công ty, là nguồn gốc thúc đựy cơng ty
tiến lên tập đồn kinh tế bằng mọi sự liên kết dọc, ngang, đa phương, đa chiều
từ quốc gia đế quốc tế
n
.
Thứ ba, Quy luật xã hội hóa sản xuất ở quy mơ quốc tế địi hỏi tập đồn
kình tế- cơng ty đa quốc gia ra đời.
Nhu phân tích, bản chất của sự phát sinh tập đồn kinh tế là từ quy luật
tích lũy tích tụ tập trung tư bản, từ lợi ích kinh tê của cơng ty. Nhưng sẽ là một
khiếm khuyết lớn nếu ta không đề cập đế vấn đề xã hội hóa sản xuất ở quy
n
m ơ quốc gia và quốc tế. Chính q trình xã hội hóa sản xuất đã làm cho những
cơng ty đơn lẻ, nhỏ bé phải tập trung lại, liên kế thành một hệ thống sản xuất
t
được sắp xế hợp lý, khoa học và tiên tiến, hiện đại. Đ ó chính là chức năng
p
của tập đồn kinh tế. Tập đồn kinh tế kiểu cơng ty xun quốc gia chính là
cơng ty tư bản độc quyền của một quốc gia thực hiện việc mở rộng sản xuất ra

nhiều nước khác nhau, thực hiện sự bành trướng quốc tế nhằm phân chia thị
trường thếgiới và thu lợi nhuận cao. Đ ó là tập đồn kinh tế đa chiều dưới dạng
các cơng ty xuyên quốc gia.
Như vậy, nguồn gốc ra đời của tập đồn kinh tế là trình độ xã hội hóa
sản xuất phát triển đến một trình độ nhất định cùng với sự tích lũy tích tụ và
15


tập trung tư bản, cùng với tham vọng của các công ty trong việc thu lợi nhuận
cùng với đáp ứng nhu cầu ngày càng cao của xã hội. Đòi hỏi phải mở rộng sự
liên doanh liên kết, sự chuyên m ô n hóa và phát triển tập trung theo chiều rộng
và ngang, theo mở rộng đa phương hóa về sản phẩm, công nghệ, ngành hàng
và hệ thống thấ trường đảm bảo tính độc quyền tư bản, tính chỉ huy thống nhất
tập trung từ một trung tâm nhằm bền vững hóa, tối đa lợi ích cho hoạt động
nhiều cơng ty cùng liên kết lại với nhau. Đ ó chính là Tập đồn kinh tế.
1.2.2. Phương thức hình thành
Trong từng thời kỳ khác nhau, trong khuôn khổ pháp lý của các quốc
gia khác nhau, việc hình thành tập đồn kinh tế được thực hiện theo quy đấnh
luật pháp tại mỗi nước. Nhưng tựu chung lại thì có các phương thức sau:
© Cơng ty mẹ mua lại công ty khác và biến thành cơng ty con của mình
Bằng cách:
à
à
Mua tồn bộ cơng ty - mục tiêu đầu tư. Bao gồm t i sản có, t i sản
thơng thường và các khoản nợ kèm theo đảm bảo của công ty chuyển
nhượng.
Chỉ mua một số tài sản của công ty- mục tiêu đẩu tư, thậm chí là t i
à
sản vơ hình như thương hiệu.
© Sát nhập công ty

Các hoạt động của công ty bấ sát nhập được sát nhập vào công ty mẹ.
Công ty bấ sát nhập khơng cịn tổn tại nữa.
® Th khốn cơng ty
Theo quy đấnh của một hợp đồng đặc biệt do hai bên ký kết giữa công
ty mẹ hoặc công ty mẹ ủy quyển cho một công ty con với công ty cho thuê.
Công ty mẹ hoặc một công ty con sẽ nắm quyển quản lý, điều hành hoạt động
của công ty đưa ra cho thuê và trả tiền thuê khoán cho chủ sờ hữu của công ty
này. Trong một số trường hợp thì việc th khốn này chỉ là tiền đề cho việc
sát nhập công ty ở bước tiếp theo.

16


© Trao đổi cổ phẩn
Các cổ đông của công ty - mục tiêu chuyển giao cho công ty mẹ các cổ
phần m à mình nắm giữ trong cơng ty - mục tiêu đẩu tư. Đ ổ i lại, các cổ đông
này được chuyển giao các cổ phần tương ứng của cõng ty mẹ.
1.2.3. Mơ hình của các tập đồn kinh tế
1.2.3.1. Mơ hình tập đồn theo cấu trúc Holding
Các tập đồn theo m ơ hình này có một đặc điểm dễ nhận biết là khơng
có sệ kiểm sốt tập trung. Cơ cấu tổ chức bao gồm một vãn phòng và các
doanh nghiệp thành viên. Văn phòng chịu trách nhiệm tiến hành các hoạt
động điều phối chung, không thệc hiện vấn đề kiểm soát trệc tiếp các hoạt
động sản xuất kinh doanh của các doanh nghiệp thành viên. M ỗ i doanh nghiệp
thành viên đều có đầy đủ tư cách pháp nhân, có quyền tệ chủ cao về tài chính
và kinh doanh. Hình thức này thường xuất hiện ở các doanh nghiệp được hình
thành từ sệ liên kết theo chiều dọc.
Dạng phổ biến nhất của m ơ hình tập đồn kinh tế tổ chức theo kiểu
holding này là loại hình cơng ty mẹ - cơng ty con. Trong đó cả cơng ty mẹ và
cơng ty con đều có tư cách pháp nhân độc lập, có tài sản và bộ máy quản lý

riêng, mặc dù chức năng và mối quan hệ giữa các chủ thể này có khác nhau.
Về cơ bản, những giao dịch trong nội bộ tập đồn giữa cơng ty mẹ và công ty
con hay là giữa các công ty con trong một tập đoàn đã trở thành những giao
dịch bên ngoài hay giao dịch thị trường.
Đặc điểm quan trọng của m ơ hình này là cơng ty mẹ sở hữu toàn bộ
hoặc một tỷ lệ nhất định vốn cổ phần trong các công ty con. Công ty mẹ chỉ
đề ra chiến lược và định hướng phát triển tổng thể của toàn thể tập đoàn, đồng
thời phân bổ nguồn lệc thơng qua các hoạt động tài chính như phát hành, mua
bán chứng khoán, cơ cấu lại tài sản của các cơng ty con. Ngồi ra cơng ty mẹ
cịn sử dụng nguồn vốn của mình để đầu tư, góp vốn cổ phần, góp vốn liên
doanh, liên kết hình thành các cơng ty con, côngTyỊ|Hj,^ặt.,

17

'

L

U

'


Các công ty con là những pháp nhân hoạt động độc lập, có quyền tự chủ
trong hoạt động của mình. Trong nhiều trường hợp các công ty con này tiến
hành sản xuất, kinh doanh các sản phẩm không liên quan đến nhau. Hình thức
pháp lý của cơng ty con khá đa dạng phản ánh sự phong phú trong các lĩnh
vực hoạt động của các cơng ty mẹ.
Theo tính chất và phạm vi hoạt động, m ơ hình cơng ty mẹ - con có hai
loại: Một là, m ơ hình cơng ty mẹ nắm vốn thuần túy - Pure Holding Company

(PHC) và hai là m ơ hình cơng ty mẹ vởa nấm vốn vởa trực tiếp kinh doanh:
Operating Holding Company (OHC).
Trong m ơ hình PHC, hoạt động kinh doanh chính của cơng ty mẹ là
hình thức đẩu tư vốn vào các cơng ty khác. Trong m ị hình OHC, bên cạnh
việc đầu tư vốn vào các công ty khác như PHC, cơng ty mẹ cịn tham gia trực
tiếp vào các hoạt động sản xuất kinh doanh như các doanh nghiệp khác.
Các OHC thường gặp ở nhiều quốc gia và là dạng m ơ hình khá đặc
trưng của các cơng ty lớn có một số cơng ty con. M ỗ i cơng ty là một pháp
nhân độc lập, có quyền, nghĩa vụ như nhau và theo quy định của luật công ty.
Các cơng ty có thể là một đối tác trong bất cứ giao dịch nào và chúng cũng
được phép đầu tư vào các cơng ty khác và do đó có thể trở thành cổ đông của
công ty khác. Thông thường, đa số các công ty lớn và sở hữu cổ phẩn của các
cơng ty khác để nhằm mục đích đầu tư hoặc kiểm sốt chúng.
PHC là một cấu trúc có kế hoạch và sự phân chia, sắp x bên trong.
ếp
Khác với các OHC, PHC không được pháp luật một số nước cho phép tồn tại.
Ví dụ, các cơng ty nắm vốn dưới dạng thuần túy ở Hàn Quốc hay Nhật Bản
được coi là bất hợp pháp do chính phủ cho rằng đây sẽ là nơi tập trung quyền
lực kinh tế. Tuy nhiên, gần đây những nước này đã xóa bỏ một số hạn chế liên
quan đến các công ty nắm vốn và các công ty nắm vốn dưới dạng PHC này sẽ
được thành lập nếu như đáp ứng được một số yêu cầu nhất đinh.

18


1.2.3.2. Mơ hình tập đồn kinh tế theo cấu trúc hỗn hợp
M ơ hình này kết hợp giữa m ơ hình cấu trúc nhất thể và m ơ hình cấu
trúc holding, phù hợp với những tập đồn quy m ơ lớn đòi hỏi vừa tập trung
n,
vừa phân quyề nhưng hướng tói hiệu quả tổng thể.

Tính chất tập trung thể hiện ở cơ chế kiểm soát tập trung của cơ quan
văn phịng tập đồn đối với ba lĩnh vực quan trọng nhất. Một là, quyết đờnh
các vấn mang tính chiến lược của tập đoàn nhu đầu tư mới hoặc rút lui khỏi thờ
trường, đờnh hướng chiến lược phát triển, kế hoạch dài hạn, kế hoạch hàng
u
năm của tập đoàn. Hai là, quyết đờnh các chính sách chung và điề hành các
giao dờch bên trong tập đoàn. Ba là, tuyển chọn, bổ nhiệm hoặc cử, đánh giá,
giám sát, miễn nhiệm các cán bộ cao cấp của tập đoàn.
Việc phân bổ nguồn lực và điều hành các giao dờch nội bộ của văn
phòng chính khơng chỉ dựa trên những hoạt động tài chính của mỗi cơng ty
con m à quan trọng hơn, nó gắn kết những hoạt động này vói việc thực hiện
chiến lược kinh doanh và tối ưu hóa hiệu quả hoạt động của tập đồn. Đồng
thời, văn phịng tập đồn và mỗi lĩnh vực hoạt động cụ thể đề được tiến hành
u
quản lý tập trung theo m ơ hình dạng cấu trúc hỗn hợp.
Tính chất phân quyề thể hiện ở chỗ các cơng ty con hoặc chi nhánh có
n
quyền khá rộng rãi khi thực hiện các quyết đờnh đầu tư, kinh doanh, có quyề
n
tự chủ nhiều hơn trong sản xuất kinh doanh và tự chủ vềtài chính. Có thể coi
đây là trung tâm lợi nhuận và là trung tâm giá thành. Hoạt động kinh doanh
của các thành viên chờu sự quản lý, giám sát trực tiếp của các ban chức năng
như ban dự án, ban nhân sự phân phối.
Cơ cấu tổ chức của tập đoàn gồm 3 cấp quan hệ:
-

Cấp thứ nhất là cơ quan trung ương của tập đoàn, bao gồm hội đồng

quản trờ và cơ quan điều hành. Đây là cơ quan điều tra ra quyết đờnh cao nhất
trong tập đồn, chờu trách nhiệm xây dựng và thơng qua các chiến lược, điề

u
phối các giao dờch nội bộ tập đoàn.

19


- Cấp thứ hai gồm các ban chức năng về kế hoạch, tài chính, nhân sự,
kiểm tốn, pháp chế hoặc các ban quản lý theo sản phẩm, nhãn mác, khu vực
địa lý, thực hiện chức năng giúp hội đồng quàn trị xây dựng chiến lược, điều
hành các giao dịch nội bộ và giám sát các công ty con. Thông qua hoạt động
của mình, các ban chức năng đảm bảo trật tự trong tồn tập đồn và làm cho
q trình ra quyết định mang tính khoa học hơn, việc quản lý chạt chẽ hơn và
tránh được rủi ro. v ề địa vị pháp lý, văn phịng chính và các ban chức năng
khơng có tư cách pháp nhân nhung hợp thành bộ máy tầ chức, quản lý tập
đoàn và được đặt tại công ty mẹ.
- Cấp thứ ba là các công ty con độc lập trực tiếp thực hiện những hoạt
động sản xuất, kinh doanh chung m à tập đoàn đã xác định. Trên thực tế, phần
lớn các công ty con cũng đều tầ chức theo cơ cấu dạng hỗn hợp.
Hình 1.1: M ơ hình táp đồn theo cáu trúc hỗn hạp

Phịng A

Các cơng ty
sản xuất kinh
doanh

Phịng B

Phịngc


Các cơng
ty tài
chính

Các cơng
ty bán
hàng

Các cơng
ty khá kỹ
thuật

Nguồn: Mơ hình Tập đồn kình tế trong Cơng nghiệp hóa, kiện đại hóa,
NXB Chính trị Quốc gia- GS.TSKH. Vũ Huy Từ (chủ biên) - 2002

M ơ hình tập đoàn theo cấu trúc hỗn hợp kết hợp được nguyên tắc tập trung và
phân quyển theo hướng các nhà quản lý cấp cao của tập đoàn tập trung vào
các quyết định mang tính chiến lược, dài hạn và quan trọng nhằm đảm bảo tối

20


×