Tải bản đầy đủ (.doc) (98 trang)

BÁO cáo tác PHẨM tốt NGHIỆP Chương trình phát thanh Sóng trẻ, phát sóng ngày 21052013 Trên sóng FM của Đài Phát thanh và Truyền hình Hà Nội)

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.71 MB, 98 trang )

Báo cáo Tác phẩm tốt nghiệp

MỤC LỤC

1


Báo cáo Tác phẩm tốt nghiệp
I MỞ ĐẦU
1. Lý do chọn hình thức tác phẩm tốt nghiệp
Đối với sinh viên năm cuối sắp ra trường, các trường Đại học đều có
hai hình thức để sinh viên hoàn thành chương trình học, đó là thi tốt nghiệp
và làm khóa luận.
Từ năm 2010, khoa Phát thanh-Truyền hình, Học viện Báo chí và
Tuyên truyền đã có thêm một hình thức mới, đó là sản xuất chương trình. Sự
thay đổi này đánh dấu một bước chuyển mới trong việc tốt nghiệp đối với
sinh viên. Với việc làm tác phẩm, sinh viên khoa Phát thanh-Truyền hình sẽ
có nhiều cơ hội để tìm được những đề tài phong phú hơn và thể hiện được cả
năng lực làm báo thực tế của bản thân mình.
Để làm trọn vẹn một chương trình cần rất nhiều thời gian và công sức.
Nhưng sau khi suy nghĩ kỹ càng, tác giả đã quyết định sẽ làm tác phẩm tốt
nghiệp. Lý do để tôi lựa chọn hình thức này là:
1.1 Tác phẩm tốt nghiệp là thước đo năng lực làm báo phát thanh của sinh
viên
Làm khóa luận tốt nhiệp yêu cầu sinh viên phải đi sâu tìm hiểu và
nghiên cứu, khảo sát đề tài một cách kỹ càng. Điều đó giúp sinh viên mở
rộng được thêm nhiều hiểu biết chuyên ngành. Song đối với một nhà báo,
chỉ có kiến thức rộng thôi chưa đủ mà còn cần phải có kỹ năng tốt. Làm một
tác phẩm tốt nghiệp sẽ giúp sinh viên hoàn thiện cả hai: kiến thức và kỹ
năng. Phải có đầy đủ kiến thức và kỹ năng tốt thì sinh viên mới có thể hoàn
thành tốt một chương trình của mình. Hơn nữa, tìm một đề tài mới lạ cho


2


Báo cáo Tác phẩm tốt nghiệp
chuyên ngành phát thanh là một điều không đơn giản. Trong khi đó, với việc
làm một chương trình phát thanh, mặc dù cũng rất vất vả nhưng sinh viên sẽ
có thể khai thác được rất nhiều đề tài mới mẻ, hấp dẫn nương theo dòng thời
sự tin tức vào từng thời điểm.
Hơn nữa, trong suốt bốn năm miệt mài học tập và rèn luyện tại Học
viện Báo chí và Tuyên truyền, tôi cũng đã đi thực tế viết bài nhiều lần. Và có
cơ hội được thực tập tại Đài Phát thanh-Truyền hình Hà Nội và Phòng Nông
nghiệp-Hệ VOV1 Đài Tiếng nói Việt Nam-những cơ quan báo phát thanh
hàng đầu cả nước nên cũng có tích lũy được một số kinh nghiệm làm báo
nhất định.
Bản thân tôi nhận thấy, làm tác phẩm tốt nghiệp không chỉ là cơ hội để
trải nghiệm thêm với nghề mà còn giúp tôi nhận ra những thiếu sót của
chính mình, từ đó có định hướng rõ ràng hơn cho công việc tương lai.
Chính vì lẽ đó, tôi lựa chọn hình thức tác phẩm tốt nghiệp để có thể
thể hiện và rèn luyện thêm năng lực, kỹ năng làm báo phát thanh của mình.
1.2 Chương trình phát thanh Sóng trẻ phù hợp với sinh viên
Sóng trẻ là chương trình phát thanh được sản xuất với sự phối hợp của
Đài Phát thanh-Truyền hình Hà Nội và khoa Phát thanh-Truyền hình, Học
viện Báo chí và Tuyên truyền. Chương trình được lên sóng từ tháng 1/2010.
Trong suốt những năm vừa qua, những người làm chương trình Sóng trẻ đã
rất cố gắng để đáp ứng được nhu cầu thông tin-giải trí của giới trẻ. Đây là
chương trình phát thanh được thực hiện bởi sinh viên, cho sinh viên và vì

3



Báo cáo Tác phẩm tốt nghiệp
sinh viên, vậy nên tất cả các nội dung, chủ đề thông tin trong chương trình
đều rất gần gũi với sinh viên.
Hơn nữa, là một sinh viên nên tôi có thể bám sát đời sống sinh viên,
từ đó phát hiện ra những vấn đề, sự kiện nổi bật trong sinh viên để phục vụ
cho tác phẩm tốt nghiệp.
Tham gia sản xuất chương trình này, là cơ hội hữu ích để sinh viên
Phát thanh có thể rèn nghề ngay từ khi vẫn còn ngồi trên ghế nhà trường.
2. Tính cấp thiết và lịch sử nghiên cứu đề tài
2.1 Tính cấp thiết của đề tài
Đề tài mà tác giả lựa chọn cho chương trình Sóng trẻ số 21 là “Giới
trẻ và văn hóa ứng xử nơi công cộng”. Khi nói đến văn hóa ứng xử, người ta
thường tìm về cội nguồn của những giá trị văn hóa truyền thống. “Văn hóa”
là những giá trị vật chất và tinh thần của một dân tộc, là trình độ cao trong
sinh hoạt xã hội, là biểu hiện của văn minh. Còn “ứng xử” là sự thể hiện thái
độ, hành động thích hợp trước những việc có quan hệ giữa mình với người
khác. Văn hóa ứng xử là cách đối nhân xử thế thích hợp giữa người với
người trong cuộc sống.
Giao tiếp, ứng xử nơi công cộng là một kỹ năng quan trọng đối với
mỗi người. Hằng ngày, dù là học tập hay làm việc, chúng ta đều cần có sự
giao tiếp với mọi người xung quanh. Văn hóa ứng xử không phải là thước đo
trình độ văn hóa của con người, song nó thể hiện nhân cách, ý thức của bản
thân mỗi người. Đặc biệt đối với giới trẻ, văn hóa ứng xử lại càng quan
trọng hơn nữa. Những hành vi ứng xử đẹp nơi công cộng của mỗi người,
4


Báo cáo Tác phẩm tốt nghiệp
không chỉ thể hiện văn hóa của mỗi người mà còn góp phần xây dựng môi
trường văn hóa văn minh, thanh lịch. Hành vi sẽ hình thành nên thói quen,

mà thói quen thì nên có ở mỗi người càng sớm càng tốt.
Song, nói về văn hóa ứng xử của thanh niên nước ta hiện nay, có rất
nhiều quan điểm. Vì thế, cần có cái nhìn khách quan khi đề cập đến vấn đề
này. Có thể nói, với sự hội nhập quốc tế, giới trẻ Việt Nam đang ngày càng
năng động và giỏi giang hơn và có nhiều đóng góp cho xã hội. Nhìn chung
họ có những cách ứng xử tích cực, phù hợp với truyền thống, đạo lý dân tộc.
Phần đông họ đã thể hiện trách nhiệm với xã hội, với chính bản thân mình.
Nhưng cũng chính trong quá trình hội nhập quốc tế, tiếp xúc với những nền
văn hóa khác nhau nhanh chóng, thanh niên lại khó khăn hơn trong việc lựa
chọn những giá trị mới sao cho vừa phù hợp với truyền thống văn hóa dân
tộc lại đáp ứng xu hướng phát triển của xã hội hiện đại, nhất là việc xác định
những hành vi ứng xử trong cuộc sống, trong các mối quan hệ xã hội. Chính
vì thế, trong một bộ phận thanh niên hiện nay, có nhiều biểu hiện chưa được
văn minh lịch sự ở những nơi công cộng. Thực trạng này diễn ra đã lâu, đã
nhiều lần được đưa lên các phương tiện truyền thông, nhưng thực sự chưa có
nhiều chuyển biến mà ngày càng lan rộng hơn trong giới trẻ.
Làm thế nào để được coi là người có văn hóa và làm thế nào để hướng
giới trẻ tới những hành vi ứng xử có văn hóa? Đây là vấn đề cấp thiết đặt ra,
đòi hỏi các nhà chức trách cũng như chính bản thân mỗi bạn trẻ cần có sự
nhìn nhận nghiêm túc và khách quan. Sóng trẻ số 21 muốn đề cập đến vấn
đề này, để góp phần nhỏ bé trong việc tuyên truyền và thay đổi suy nghĩ của
các bạn trẻ.

5


Báo cáo Tác phẩm tốt nghiệp
2.2 Lịch sử nghiên cứu đề tài
Qua tìm hiểu trên sách báo và các phương tiện truyền thông đại
chúng, tôi nhận thấy văn hóa ứng xử nơi công cộng của giới trẻ cũng là một

chủ đề được nhiều người quan tâm vì nó vẫn diễn ra khá thường xuyên.
Song thường chỉ dừng lại ở mức độ phản ánh hiện tượng.
Thời gian gần đây, báo chí lại đăng tải rất nhiều hình ảnh không đẹp
mắt về một số bạn ngồi lên tượng phật, bia mộ hay có những hành động tạo
dáng thái quá nơi công cộng, khiến nhiều người không đồng tình. Thiết nghĩ,
vẫn cần có những chương trình tập trung giải quyết vấn đề sâu sát hơn, định
hướng đúng đắn hơn cho giới trẻ, đặc biệt là tại thủ đô Hà Nội, nơi mà giới
trẻ từ nhiều vùng miền hội tụ về.
Theo khảo sát, trên truyền hình, tác giả cũng đã thấy có một vài
chương trình đề cập đến văn hóa ứng xử. Ví dụ như Ứng xử văn hóa của giới
trẻ (Người Tràng An-Người Hà Nội, Đài PT-TH Hà Nội); Ứng xử văn hóa
nơi công cộng – Liệu có chuẩn mực cho các bạn trẻ? (Đối thoại trẻ, VTV6).
Sóng trẻ cũng đã có một số chương trình đề cập đến những khía cạnh
khác của văn hóa ứng xử như: Văn hóa xe buýt, văn hóa giao thông, văn hóa
thể hiện tình cảm, văn hóa ứng xử với thầy cô, văn hóa thần tượng… Nhưng
chưa có chương trình nào bao quát toàn diện thực trạng văn hóa ứng xử nơi
công cộng như: rạp chiếu phim, công viên, khu vui chơi giải trí. Vì thế, tôi
muốn làm một chương trình có thể đề cập một cách rõ ràng hơn về vấn đề
này.
3. Mô tả khái quát về tác phẩm tốt nghiệp

6


Báo cáo Tác phẩm tốt nghiệp
Sóng trẻ số 21: Giới trẻ với văn hóa ứng xử nơi công cộng
Tác phẩm được phát sóng vào 20h05 ngày 21 tháng 5 năm 2013 trên
tần số 90MHz của Đài Phát thanh-Truyền hình Hà Nội. Tác giả lựa chọn văn
hóa ứng xử nơi công cộng của giới trẻ hiện nay làm chủ đề cho tác phẩm của
mình. Thời lượng chương trình chỉ có 30 phút với 5 chuyên mục là: Bản tin

Sóng trẻ, Diễn đàn Sóng trẻ, Quà tặng âm nhạc, Cẩm nang sinh viên và
Chuyên mục mở. Điều này đòi hỏi tác giả phân bố thời lượng sao cho phù
hợp với tiêu chí chương trình mà vẫn đảm bảo đầy đủ thông tin.
Mở đầu chương trình là Bản tin Sóng trẻ cung cấp tin tức trong tuần
xoay quanh các sự kiện có liên quan trực tiếp đến sinh viên cả nước, đặc biệt
tập trung vào địa bàn Thủ đô Hà Nội.
Về thời điểm, trong Bản tin Sóng trẻ số 21, tác giả lựa chọn 2 tin về
các sự kiện đã diễn ra và 3 tin cập nhật những sự kiện sắp diễn ra.
Về hình thức, Bản tin Sóng trẻ gồm 5 tin, trong đó có 3 tin chay và 2
tin có lời nhân vật. Các tin có thể được sắp xếp theo thứ tự thời gian hoặc
thứ tự quan trọng hay tùy vào tính thời sự của từng tin.
Về nội dung, đây là chương trình phát thanh hàng tuần nên tin tức
trong mỗi số có thể được cập nhật trong khoảng thời gian trước hoặc sau
ngày phát sóng vài ngày. Tin tức trong bài được lựa chọn ở nhiều lĩnh vực
như văn hóa, giải trí, thể thao… nhưng đều phải có liên quan đến sinh viên.
Tác giả cũng cố gắng sử dụng ngôn ngữ sao cho phù hợp với sinh
viên, viết lời dẫn lồng vào tin tức để bản tin bớt khô khan và nhàm chán.

7


Báo cáo Tác phẩm tốt nghiệp
Tiếp đó là Diễn đàn Sóng trẻ với chủ đề “Giới trẻ và văn hóa ứng xử
nơi công cộng” với sự tham gia của hai vị khách mời là Phó giáo sư.Tiến sĩNhà báo Phạm Ngọc Trung, Nguyên Trưởng khoa Văn hóa & Phát triển,
Học viện Báo chí & Tuyên truyền. PGS.TS Phạm Ngọc Trung là người có
nhiều nghiên cứu về vấn đề này, đang trực tiếp giảng dạy về văn hóa tại Học
viện Báo chí &Tuyên truyền và nhiều trường Đại học, Cao đẳng trên cả
nước. Đồng thời, cũng là một thầy giáo rất gần gũi với sinh viên, và dành
nhiều sự quan tâm tới văn hóa của người Việt trẻ. Còn bạn Ngô Quỳnh
Trang (sinh viên lớp Đạo diễn truyền hình K30 và hiện cũng đang là Phó Bí

thư liên chi Truyền hình, Đại học Sân khấu Điện ảnh) đã từng tham gia rất
nhiều hoạt động Đoàn, tiếp xúc với rất nhiều các bạn trẻ và cũng có kinh
nghiệm làm phim về đề tài văn hóa.

Khách mời trong tọa đàm

Phần giới thiệu dẫn dắt vào diễn đàn được 2 người dẫn chương trình
thể hiện. Người dẫn tọa đàm là tác giả. Mặc dù chất giọng chưa tốt, nhưng
8


Báo cáo Tác phẩm tốt nghiệp
tôi quyết định sẽ đảm nhận vai trò biên tập viên trong mục này. Bởi lẽ, kịch
bản tọa đàm là do chính mình viết, là đứa con tinh thần của mình, vì thế,
mình sẽ là người hiểu rõ nhất, làm chủ được tọa đàm tốt nhất. Sau lời giới
thiệu, thính giả và khách mời sẽ được lắng nghe một phóng sự ngắn “Ứng
xử của giới trẻ nhìn từ một ngày hội”. Phóng sự không nêu hết tất cả thực
trạng ứng xử tại nơi công cộng ngày nay của giới trẻ như thế nào mà chỉ tập
trung vào một góc độ nhỏ, đó là trong ngày hội mở cửa Công viên nước Hồ
Tây. Mục đích của tác giả là từ phóng sự này, để thính giả và khách mời tự
liên hệ đến những nơi công cộng khác và từ đó, đưa ra đánh giá chung của
mình một cách khách quan nhất…
Phóng sự có nhiều tiếng động hiện trường và lời của nhiều ý kiến của
nhiều người để làm tăng tính sinh động và chân thực cho bài viết.
Tiếp đó là cuộc trò chuyện cùng với hai vị khách mời với góc độ của
một chuyên gia và một bạn trẻ nhìn nhận về thực trạng đã nêu.
Trong Diễn đàn, tác giả còn thu chùm ý kiến của các bạn trẻ để có
thêm nhiều những góc nhìn khác nhau về chính thế hệ của các bạn. Chùm ý
kiến có thời lượng khoảng 1 phút. Chùm ý kiến được phát sau một vài câu
hỏi, cũng coi như tranh thủ thời gian để khách mời có thể nghỉ ngơi trong

giây lát.
Phần cuối Diễn đàn, tác giả cùng hai vị khách mời bàn luận và đưa ra
giải pháp để thay đổi hành động của giới trẻ.
Chuyên mục Quà tặng âm nhạc gồm có 2 bài hát, đó là bài hát “Đừng
bao giờ hết hy vọng” do Hà Okio sáng tác và thể hiện. Bài thứ hai là “Điều

9


Báo cáo Tác phẩm tốt nghiệp
kỳ diệu mỗi ngày”, một sáng tác của nữ nhạc sĩ Phương Uyên với sự trình
bày của Thái Trinh. Tác giả quyết định lựa chọn hai bài hát này bởi giai điệu
đẹp và ca từ rất ý nghĩa. Lời nhắn của hai thính giả trong Quà tặng âm nhạc
vừa là một lời chúc riêng tư nhưng có ý nghĩa như nhắn nhủ tất cả mọi
người.
Cẩm nang sinh viên là một cuộc phỏng vấn hiện trường với thầy Vũ
Đình Hòa, giáo viên môn Địa lý trường THPT Nguyễn Tất Thành, Hà Nội.
Thời điểm phát sóng chương trình là 21/5, tức là rất gần với lịch thi tốt
nghiệp Trung học phổ thông 2013. Tác giả lựa chọn đề tài này với mong
muốn bám sát đời sống sinh viên, tăng cường tính thời sự cho tác phẩm. Đối
tượng hướng tới là các em học sinh lớp 12 và cũng chính là những sinh viên
tương lai.
Chuyên mục là một phóng sự về hoạt động chương trình “Mang âm
nhạc đến bệnh viện”. Phóng sự với nhiều tiếng động âm thanh hiện trường
và lời nói của nhân vật làm cho bài viết thêm sinh động và chân thực. Tác
giả cũng từng tham gia rất nhiều hoạt động tình nguyện như tiếp sức mùa
thi, dạy học tại làng trẻ em SOS, đến thăm và tặng quà cho các em nhỏ ở
Trung tâm Trẻ tự kỷ Phúc Tuệ… nhưng đây là lần đầu tiên tác giả thấy một
chương trình hướng tới tất cả người bệnh. Không phải là hoa, là quà bánh
mà là mang âm nhạc đến với bệnh viện để đổi lấy những nụ cười. Bệnh viện

cũng là một nơi công cộng, mà không những thế, lại còn là một trong những
nơi công cộng có không khí vô cùng căng thẳng và mệt mỏi. Qua bài viết
này, tác giả mong muốn các bạn trẻ sẽ có suy nghĩ và nhận thức sâu sắc hơn,

10


Báo cáo Tác phẩm tốt nghiệp
và sẽ bắt đầu bằng những hành động nhỏ, đơn giản như xếp hàng hay nhặt
rác bỏ đúng nơi quy định.
4. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu
4.1 Mục đích
Chương trình nhằm mục đích gióng hồi chuông cảnh báo thực trạng
văn hóa ứng xử nơi công cộng đang diễn ra hằng ngày, hằng giờ của một bộ
phận giới trẻ. Từ đó, chương trình cũng momg muốn các bạn có nhận thức
đầy đủ và toàn diện hơn về thực trạng hơn, nâng cao ý thức tự giác nơi công
cộng của mình hơn, cùng nhau xây dựng một nền văn hóa thật sự là văn
minh lịch sự.
Chương trình Sóng trẻ theo format mới có thêm một chuyên mục
Cẩm nang sinh viên. Như vậy, mỗi chương trình Sóng trẻ trong năm 2013 có
5 chuyên mục, mỗi chuyên mục có một nhiệm vụ rõ ràng, nhưng tựu trung
lại, đều phải hướng tới đối tượng sinh viên, thanh niên.
Trong Bản tin Sóng trẻ, tôi muốn đem đến những thông tin mới nhất
về các hoạt động, sự kiện trong sinh viên để thính giả có thể nắm bắt được
tình hình chung trong đời sống sinh viên mỗi tuần, và nếu có thể, sẽ tham gia
vào những sự kiện sắp diễn ra trên địa bàn Hà Nội.
Diễn đàn Sóng trẻ được thực hiện với mục tiêu chính là thông qua
cuộc trò chuyện, trao đổi cùng khách mời, các bạn trẻ có thể từ cái nhìn,
quan điểm của họ mà tự tìm được ý kiến khách quan của bản thân. Và điều
quan trọng, đó là thay đổi suy nghĩ và thay đổi hành động.


11


Báo cáo Tác phẩm tốt nghiệp
Quà tặng âm nhạc là nơi các bạn chia sẻ tâm tư, tình cảm và gửi gắm
vào những lời ca tiếng hát và mang đến cho thính giả những giây phút thư
giãn thoải mái nhất.
Cẩm nang sinh viên đưa ra những tư vấn giúp các thí sinh chuẩn bị thi
tốt nghiệp môn Địa lý, bám sát tình hình thực tiễn và cung cấp cho cấc bạn
những thông tin hữu ích.
Chuyên mục mềm với phóng sự Mang âm nhạc đến bệnh viện mong
muốn các bạn có nhiều sự quan tâm hơn nữa đến cộng đồng, những người
đang sống xung quanh mình, đặc biệt là những người có hoàn cảnh khó
khăn.
Tổng kết lại, qua chương trình Sóng trẻ số 21, tác giả muốn đem đến
cho thính giả nghe đài một chương trình 30 phút nhưng có đầy đủ, đa dạng
thông tin, đảm bảo chất lượng nội dung và âm thanh, phát huy được những
thế mạnh của phát thanh hiện đại. Hơn thế nữa là đảm bảo ý nghĩa thực tiễn
cũng như ý nghĩa lý luận chung.
4.2 Nhiệm vụ
Thông qua toàn bộ chuyên mục Diễn đàn Sóng trẻ với một phóng sự,
tọa đàm trò chuyện với khách mời, một chùm ý kiến, tác phẩm cố gắng làm
rõ thực trạng văn hóa ứng xử hiện nay, nguyên nhân dẫn đến những biểu
hiện hành vi ứng xử chưa được văn minh lịch sự của một bộ phận giới trẻ
hiện nay và giài pháp thiết thực nhằm nâng cao văn hóa ứng xử về lâu dài.
Đồng thời, trong quá trình làm tác phẩm, tác giả cũng đã vận dụng linh hoạt

12



Báo cáo Tác phẩm tốt nghiệp
các kỹ năng đã được học để hoàn thành tác phẩm với chất lượng tốt nhất có
thể.
Để đạt được mục đích trên, tác giả xác định cần phải thực hiện nghiêm
túc những nhiệm vụ, công việc như:
- Nhiệm vụ đầu tiên là nghiên cứu thật kỹ chủ đề, đề tài tác phẩm, nắm
được tất cả những vấn đề liên quan đến văn hóa ứng xử. Thông qua
việc tìm hiểu cặn kẽ và tỉ mỉ đó, tác giả sẽ xác định được kế hoạch
thực hiện tác phẩm của mình.
- Thứ hai là thường xuyên theo dõi sát sao các số Sóng trẻ để hiểu
tường tận cách làm chương trình, những nội dung thông tin mà
chương trình đã đề cập để đảm bảo sự thống nhất chặt chẽ với hệ
thống chương trình, từ đó tiếp tục tìm kiếm những đề tài phù hợp với
chương trình và khả năng của bản thân.
- Thứ ba là bên cạnh việc nghe Sóng trẻ, cũng cần chịu khó tìm tòi nghe
thêm những chương trình khác có liên quan tới thanh niên để biết cách
thể hiện phù hợp cũng như khai thác những trang thông tin của giới
trẻ để liên tục cập nhật thông tin bổ trợ cho tác phẩm.
- Từ những bước chuẩn bị trên, tác giả sẽ bắt tay vào thực hiện tác
phẩm. Đầu tiên là lên ý tưởng, viết dàn ý, đề cương chi tiết và lên kế
hoạch thực hiện từng phần của tác phẩm. Cụ thể là nội dung từng
phần sẽ viết về vấn đề gì, khai thác nguồn tin ra sao, thực hiện dưới
hình thức nào. Tất cả đều nên bám sát chủ đề tác phẩm.
- Song trong quá trình đó vẫn phải kết hợp với những bước chuẩn bị
như trên để kịp thời bổ sung những ý tưởng mới mẻ hơn hay những đề
tài phù hợp hơn cho tác phẩm, đảm bảo tính thời sự cho tác phẩm.

13



Báo cáo Tác phẩm tốt nghiệp
- Cuối cùng là nếu có bất cứ thay đổi nào cũng nên trao đổi với giảng
viên hướng dẫn để tránh sai sót đáng tiếc xảy ra. Sau khi hoàn thành
từng khâu, sẽ kết nối chúng lại và bắt tay vào việc xây dựng kịch bản.
5. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
5.1 Đối tượng nghiên cứu
Vấn đề văn hóa ứng xử nơi công cộng, đặc biệt là trong giới trẻ, gồm có:
- Hành vi ứng xử nơi công cộng của bạn trẻ?
- Nguyên nhân của thực trạng này?
- Giải pháp nâng cao văn hóa ứng xử cho các bạn trẻ?
5.2 Phạm vi nghiên cứu
- Giới trẻ hiện nay nói chung và sinh viên trên địa bàn Hà Nội nói riêng.
- Các nhà nghiên cứu hoặc những người làm việc trong lĩnh vực văn hóa để
có những nhận định phân tích khách quan về mọi khía cạnh của vấn đề.
- Những sự kiện, vấn đề có liên quan đến văn hóa ứng xử nơi công cộng của
giới trẻ.
6. Phương thức thực hiện tác phẩm tốt nghiệp
6.1 Phương thức sản xuất chương trình Sóng trẻ
Cũng tương tự như những chương trình Sóng trẻ đã phát sóng trước
đó, Sóng trẻ số 21 được sản xuất tại studio và được xây dựng dưới hình thức
một chương trình phát thanh chuyên đề.

14


Báo cáo Tác phẩm tốt nghiệp
Các bước cơ bản để thực hiện chương trình là: Tìm chủ đề-Viết bàiBiên tập-Thu âm tác phẩm-Phát sóng.
Từ tháng 1/2013, chương trình phát thanh được thay đổi kết cấu lần thứ
ba. Chương trình phát thanh Sóng trẻ số 21 được xây dựng trên khung

chương trình mới. Kết cấu chương trình với tổng thời lượng 30 phút có
những phần chính sau đây:
1. Nhạc hiệu chương trình + lời giới thiệu (30s)
Lời giới thiệu chương trình đọc trên nhạc nền.
2. Bản tin Sóng trẻ (khoảng 5 phút):
Các thông tin về mọi mặt hoạt động liên quan đến học sinh, sinh viên
Hà Nội và cả nước.
Trong mỗi bản tin phải có ít nhất là 3- 4 tin vắn + 2 tin có âm thanh
gốc và Bản tin phải được thể hiện với 2 giọng nam – nữ, tin có âm
thanh gốc đưa lên đầu.
(Nhạc cắt)
3. Diễn đàn Sóng trẻ (14 phút):
Phóng sự thời sự (khoảng 3 - 4 phút): Đề tài về sinh viên và đời sống
sinh viên, đặc biệt những vấn đề nổi cộm trong đời sống sinh viên
hiện nay. Nếu là phóng sự chân dung thì nên cho lồng nhạc nền như
thế sẽ sinh động hơn. Tránh sự khô khan nhàm chán. Tăng cường đưa
tiếng động hiện trường.

15


Báo cáo Tác phẩm tốt nghiệp
Tọa đàm: Tiến hành một cuộc trò chuyện phỏng vấn trao đổi với
chuyên gia hoặc những người có liên quan về những vấn đề mà phóng
sự trên đã đề cập.
Chú ý : Nội dung của phóng sự và các cuộc trao đổi phải thống nhất
và bàn sâu về chủ đề, làm nổi bật thông điệp mà chương trình muốn
nói tới. Đó là những vấn đề đang nảy sinh trong cuộc sống của giới
trẻ và học đường hiện nay.
Hình thức các cuộc trao đổi cần linh hoạt, tránh công thức, khuôn

sáo và có thể thực hiện bên ngoài phòng máy.
(Nhạc quảng bá chương trình)
4. Quà tặng âm nhạc (khoảng 5 phút):
Hai ca khúc theo yêu cầu của các bạn trẻ.
5. Lời quảng bá: Các bạn đang nghe chương trình phát thanh Sóng trẻ,
phát trên sóng FM, tần số 90 MHz của Đài Phát thanh và Truyền hình Hà
Nội lúc 20h05 tối thứ Ba hàng tuần.
6. Cẩm nang sinh viên (2 phút):
Những tư vấn của chương trình về các nhu cầu thu hút được sự
quan tâm đông đảo của giới trẻ như ăn gì, chơi gì, cách phòng tránh các
dịch bệnh, giao thông…(thay đổi linh hoạt, bám sát vào thực tiễn cuộc
sống).
7. Chuyên mục (khoảng 3 phút): Đây là chuyên mục mở, được thay đổi
thường xuyên tùy theo tình hình cụ thể của từng thời điểm.

16


Báo cáo Tác phẩm tốt nghiệp
Chuyên mục cũng có thể viết về các tấm gương sinh viên tiêu biểu,
những câu lạc bộ năng động…
8. Chào kết thúc (30s)
6.2 Phương thức thực hiện chương trình Sóng trẻ số 21
Chương trình phát thanh Sóng trẻ được thực hiện tương tự như những
số đã phát sóng trước đây. Nhưng mỗi chương trình Sóng trẻ là sự góp sức
của nhiều sinh viên, mỗi người đảm nhận một vai trò khác nhau nên việc
phối hợp thực hiện cùng nhau sẽ đơn giàn hơn nhiều.
Đối với tác phẩm tốt nghiệp, mỗi sinh viên phải đảm nhận hoàn toàn
từ đầu đến cuối chương trình, vậy nên công việc sẽ khó khăn và vất vả hơn
rất nhiều. Ý thức được điều này, tác giả đã lên kế hoạch rõ ràng và cụ thể

cho từng chuyên mục cần làm những gì, chuẩn bị ra sao, thể hiện như thế
nào.
Trước tiên là tìm hiểu những chủ đề mà trước đó Sóng trẻ đã làm để
tránh trường hợp trùng lặp thông tin. Tiếp đó là tìm hiểu ý kiến của mọi
người về tính khả thi của đề tài, thu thập tài liệu liên quan tới vấn đề mình đã
lựa chọn. Sau khi có những tài liệu cần thiết, tôi bắt tay lên đề cương rồi tới
kịch bản chi tiết cho chương trình.
Sau khi xây dựng kịch bản chi tiết, tôi bắt tay vào từng giai đoạn làm
chương trình. Mỗi phần trong chương trình có nội dung riêng nhưng có một
điểm chung, đó là phần nào cũng cần phải có nguồn tin. Đối với bản thân
tôi, việc làm thế nào để tiếp cận được nguồn tin là vô cùng quan trọng vì
trong quá trình tiếp cận nguồn tin, có rất nhiều tình huống có thể xảy ra mà
những sinh viên sắp ra trường như tôi chưa thể lường trước hết được.
17


Báo cáo Tác phẩm tốt nghiệp
Thực hiện xong xuôi tất cả các chuyên mục, thu lời nhân chứng,
phỏng vấn, viết bài rồi thu âm là đến lúc bắt đầu công đoạn hậu kỳ. Đây
cũng là một công đoạn vất vả và không kém phần quan trọng. Với một
chương trình phát thanh, không phải cứ thu âm hết chương trình là xong
xuôi. Công đoạn xử lý hậu kỳ cũng tốn rất nhiều công sức và thời gian. Bởi
lẽ, mỗi chương trình có thời lượng nhất định là 30 phút. Làm thế nào để cắt
gọt, chỉnh sửa âm thanh cho vừa vặn với thời lượng phát sóng là rất khó.
Hơn nữa, âm thanh là nhân tố quyết định sự thành bại của tác phẩm phát
thanh nên âm thanh, tiếng động, lời nói trong tác phẩm cần phải đảm bảo
chất lượng để đạt yêu cầu phát sóng.
Chương trình Sóng trẻ số 21 có kết cấu như sau:
- Bản tin Sóng trẻ: 5 tin, trong đó có 2 tin có lời nhân chứng, 1 tin có
tiếng động hiện nền.

- Diễn đàn Sóng trẻ với chủ đề: Giới trẻ với văn hóa ứng xử nơi công
cộng.
- Quà tặng âm nhạc: Hai bài hát “Đừng bao giờ hết hy vọng” (Hà Okio
sáng tác và thể hiện); “Điều kỳ diệu mỗi ngày” (Sáng tác: Phương
Uyên) do ca sĩ Thái Trinh trình bày.
- Cẩm nang sinh viên: Tư vấn ôn thi và làm bài môn Địa lý hiệu quả
trong kỳ thi tốt nghiệp THPT 2013.
- Chuyên mục: Mang âm nhạc thắp lửa tinh thần người bệnh.
Để thực hiện chương trình, tác giả đã sử dụng các phương pháp như:
-

Nghiên cứu tài liệu: Đây là phương pháp không thể thiếu trước khi
sáng tạo bất cứ một tác phẩm báo chí nào. Tác giả đã tìm kiếm, tập
hợp tài liệu từ nhiều nguồn thông tin khác nhau mà chủ yếu là khai

18


Báo cáo Tác phẩm tốt nghiệp
thác từ Internet. Những thông tin thu thập được từ phương pháp
nghiên cứu tài liệu được coi là có độ tin cậy cao. Vì vậy, việc nghiên
cứu tài liệu nhằm mục đích giúp tác giả có những hiểu biết ban đầu, từ
đó có cái nhìn tổng thể khái quát về vấn đề đang tìm hiểu. Tuy nhiên,
nhược điểm dễ nhận thấy của phương pháp này là thông tin không
mới. Vậy nên song song với nghiên cứu tài liệu, còn cần phải thực
hiện triệt để phương pháp quan sát.
- Quan sát: Quan sát được coi như một phương pháp nằm trong cấp độ
cao của hoạt động nhận thức. Nó kết hợp hàng loạt những phương
pháp nhận thức khác như lựa chọn, phân tích, tổng hợp, phán đoán,
suy luận logic… Như vậy, quan sát ở đây không chỉ mang ý nghĩa là

nhìn mà còn là sự phối hợp đồng bộ các giác quan và các phương
pháp nhận thức khác nhau.
Chủ đề của Sóng trẻ số 21 là “Giới trẻ với văn hóa ứng xử nơi công
cộng” nên yêu cầu quan sát đối với tác giả càng được đặt lên cao hơn.
Phải chú ý quan sát thật nhiều, tác giả mới có thể thu thập được những
thông tin chân thực cho tác phẩm. Cùng với đó là luôn luôn quan sát
kết hợp với suy nghĩ để đánh giá về những biểu hiện dù là nhỏ nhât,
để từ đó đưa ra kết luận chính xác và khách quan.
Phương pháp quan sát được áp dụng nhiều nhất vào hai phóng sự:
Phóng sự trong Diễn đàn Sóng trẻ và phóng sự trong Chuyên mục mở
- Phỏng vấn: Cùng với hai phương pháp trên, phỏng vấn được vận dụng
linh hoạt trong quá trình hoạt động báo chí để thu thập thông tin cần
thiết, giúp tác giả phản ánh thông tin một cách chân thực và sống
động.
Phỏng vấn là phương pháp chủ yếu và xuyên suốt toàn bộ từ đầu đến
cuối chương trình Sóng trẻ 21. Phương pháp phỏng vấn đối với một
19


Báo cáo Tác phẩm tốt nghiệp
chương trình phát thanh đem lại hiệu quả rất cao. Phỏng vấn không
chỉ giúp tác giả có thêm nhiều thông tin chân thực, khách quan từ
nguồn tin mà còn làm cho tác phẩm sinh động hơn nhiều nhờ có lời
nói thật của nhân chứng. Đặc biệt, trong chuyên mục Cẩm nang sinh
viên, tác giả đã thực hiện một cuộc phỏng vấn hiện trường thay cho
một bài viết đơn thuần không có tiếng động.
7. Ý nghĩa lý luân và thực tiễn của tác phẩm tốt nghiệp
7.1 Ý nghĩa ý luận
Với chủ đề “Giới trẻ với văn hóa ứng xử nơi công cộng”, Sóng trẻ số
21 phần nào đã khái quát được thực trạng, đưa ra những nguyên nhân và giải

pháp trong việc nâng cao văn hóa ứng xử nơi công cộng. Điều đó góp phần
bổ sung lý luận về một vấn đề được quan tâm trong đời sống xã hội.
Tác phẩm hy vọng sẽ giúp sinh viên báo chí nói chung và sinh viên
chuyên ngành phát thanh nói riêng có thêm kiến thức về vấn đề này. Hơn
nữa, những thông tin trong tác phẩm cũng là cơ sở để các bạn sinh viên khóa
sau sử dụng làm tài liệu tham khảo.

7.2 Ý nghĩa thực tiễn
Trong tháng 3-tháng Thanh niên vừa qua, Đoàn Thanh niên đã phát
động phong trào “Hành động văn minh đô thị” với phương châm “Ứng xử
văn hóa, hành động văn minh”. Các đoàn viên thanh niên đã có hàng loạt
hoạt động hưởng ứng như xuống đường làm vệ sinh môi trường, xóa điểm

20


Báo cáo Tác phẩm tốt nghiệp
đen về rác, trồng cây xanh, phân làn giao thông, hình thành các tuyến phố
thanh niên tự quản…
Song trên thực tế, bên cạnh những Đoàn viên thanh niên tích cực tham
gia các hoạt động phong trào trên, vẫn còn tồn tại một bộ phận không nhỏ
các bạn trẻ có nhiều hành vi thiếu văn hóa nơi công cộng như: vứt rác không
đúng nơi quy định, hút thuốc lá nơi công cộng, nói tục chửi bậy, bình phẩm
những người xung quanh…xảy ra trong cuộc sống hằng ngày.
Trong Diễn đàn Sóng trẻ, tác giả không chỉ đưa ra được những biểu
hiện thường thấy đó mà còn đề cập đến nguyên nhân và giải pháp cho thực
trạng này. Tác giả mong muốn sau khi nghe tác phẩm này, các bạn trẻ sẽ tự
nhìn nhận lại ý thức cư xử của mình nơi công cộng và thay đổi suy nghĩ,
thay đổi hành động.
Còn trong Bản tin Sóng trẻ, tác giả đem đến những thông tin thú vị

trong đời sống sinh viên sôi động để các bạn nắm bắt được những hoạt động
đang và sắp diễn ra.

II NỘI DUNG TÁC PHẨM TỐT NGHIỆP

Kịch bản chương trình Sóng trẻ
Chủ đề: Giới trẻ với văn hóa ứng xử nơi công cộng

21


Báo cáo Tác phẩm tốt nghiệp

(Số 21, phát sóng ngày 21/05/2013)
1. Nhạc hiệu chương trình + Lời giới thiệu
(Nhạc nền)
2. Mở đầu
MC nữ: Xuân Thu và Quang Đức xin chào tất cả các bạn!
MC nam: Một tuần trôi qua thật nhanh phải không? Các bạn đừng quên,
vào 8 giờ 5 phút tối thứ ba hàng tuần, hãy cùng mở radio tần số 90MHz, Đài
Phát thanh-Truyền hình Hà Nội để lắng nghe chương trình Sóng trẻ nhé!
MC nữ: Ngay bây giờ, chương trình sẽ bắt đầu. Nào Quang Đức, nhanh
lên, các thính giả đang chờ rồi. Đừng chụp ảnh nữa!
MC nam: Đây đây, Đức chỉ muốn chụp một kiểu ảnh để khoe với bạn bè
thôi mà.
MC nữ: Uhm, nhưng không phải là chỗ nào cũng chụp ảnh được đâu
Đức nhé!
MC nam: Đức biết rồi mà. Thu lại đang định nhắc đến chuyện thời gian
gần đây, có rất nhiều hình ảnh bạn trẻ ngồi lên bia đá, tượng phật hay mộ liệt
sĩ để chụp ảnh rồi khoe với bạn bè đúng không?

MC nữ: Chính xác là như vậy. Đức đoán giỏi đấy!

22


Báo cáo Tác phẩm tốt nghiệp
MC nam: Chứ sao không, vấn đề này đang rất được dư luận quan tâm.
Song đó chỉ là một trong những biểu hiện thiếu văn hóa trong ứng xử nơi
công cộng thôi Thu ạ.
MC nữ: Uhm, quả thực là hiện nay, một bộ phận giới trẻ có những hành
vi rất thiếu văn minh, lịch sự nơi công cộng. Để hiểu một cách rõ ràng và
đầy đủ hơn về vấn đề này, chúng ta sẽ cùng đến với chủ đề “Giới trẻ với văn
hóa ứng xử nơi công cộng”.
MC nam: Mở đầu chương trình, hãy cùng Quang Đức và Xuân Thu cập
nhật những thông tin đáng chú ý dành cho học sinh-sinh viên thủ đô qua Bản
tin Sóng trẻ.
MC nữ: Trong cuộc trò chuyện sôi nổi cùng các vị khách mời xuất hiện
trong Diễn đàn Sóng trẻ với chủ đề “Giới trẻ với văn hóa ứng xử nơi công
cộng”, chắc chắn các bạn sẽ tìm thấy nhiều thông tin thú vị tại đây.
MC nam: Và các bạn cũng đừng bỏ qua những giây phút thư giãn cùng
Quà tặng âm nhạc. Biết đâu Quà tặng âm nhạc trong số này lại dành tặng
bạn, đúng không?
MC nữ: Tiếp theo Quà tặng âm nhạc, mời các bạn đến với Cẩm nang
sinh viên để lắng nghe những tư vấn về cách ôn thi và làm bài môn Địa lý
sao cho hiệu quả nhất.
MC nam: Xuân Thu này, bây giờ đã là cuối tháng năm, chúng ta cũng
sắp thi học kỳ rồi. Sau những kỳ thi căng thẳng, sinh viên sẽ có rất nhiều
thời gian để nghỉ ngơi và thư giãn. Thu đã có kế hoạch gì cho mùa hè này
chưa?
23



Báo cáo Tác phẩm tốt nghiệp
MC nữ: Uhm, Xuân Thu đang rất muốn là hè này sẽ tìm được một công
việc làm thêm ưng ý và tham gia một chương trình tình nguyện nào đó để có
một mùa hè thực sự là bổ ích.
MC nam: Một ý kiến không tồi đâu. Thu và các bạn nhớ đừng bỏ lỡ
chuyên mục với bài viết về dự án Mang âm nhạc đến bệnh viện do ca sĩ
Thái Thùy Linh thành lập nhé! Dự án này đã đóng góp không ít công sức
đem lại cho Thái Thùy Linh giải thưởng Gương mặt trẻ Việt Nam tiêu biểu
năm 2012.
MC nam: Ngay bây giờ, chúng ta sẽ cùng đến với Bản tin Sóng trẻ.
(Nhạc cắt)
3. Bản tin Sóng trẻ (5’)
MC nam: Các bạn thân mến! Ngày 18/5 vừa qua, tại tòa nhà Indochina
Plaza, số 239 Xuân Thủy, Cầu Giấy, Hà Nội đã diễn ra ngày hội đổi đồ
Mottainai, với sự tham gia của đông đảo các bạn sinh viên trên địa bàn thủ
đô.
MC nữ: Thông qua ngày hội, Ban Tổ chức mong muốn truyền tải thông
điệp: Hãy biết trân trọng và sử dụng đồ đạc của mình một cách hợp lý.
Nhiều vật dụng thừa thãi với bạn, nhưng có thể được trân trọng bởi người
khác. Chương trình do Câu lạc bộ truyền thông MCC - Đại học Kinh tế - Đại
học Quốc gia Hà Nội tổ chức.

24


Báo cáo Tác phẩm tốt nghiệp
MC nam: Cũng trong ngày 18 và 19/5, báo Sinh viên Việt Nam đã phối
hợp với Câu lạc bộ Bóng bàn Duy Hưng và các đối tác tổ chức Giải bóng

bàn Cúp báo Sinh viên Việt Nam lần thứ nhất - năm 2013.
MC nữ: Chương trình được tổ chức nhân dịp kỷ niệm 123 năm ngày sinh
Chủ tịch Hồ Chí Minh, hướng tới Đại hội Hội Sinh viên Việt Nam toàn quốc
lần thứ 9 và kỷ niệm 15 năm ngày Báo Sinh viên Việt Nam ra số đầu tiên.
Giải đấu có sự tham gia của những cây vợt sinh viên xuất sắc nhất đến từ các
trường Đại học trên địa bàn Hà Nội và đặc biệt là sự đồng hành của ca sĩ
Hoàng Hải.
MC nam: Từ ngày 22-26/5, Nick Vujicic - tác giả hai cuốn tự truyện nổi
tiếng: Cuộc sống không giới hạn và Đừng bao giờ từ bỏ khát vọng - sẽ tới
thăm Việt Nam. Với sứ mệnh trao gửi yêu thương, Nick đã và đang đi khắp
thế giới để trò chuyện, khích lệ tinh thần hàng triệu triệu người trên toàn thế
giới. Trước khi tới thăm Việt Nam, Nick Vujicic đã gửi lời chào đến tất cả
các bạn trẻ:
(Băng 14s)
Xin chào các bạn Việt Nam! Tên tôi là Nick. Tôi rất hào hứng được gặp
các bạn vào ngày 22/5 tới đây. Và còn việc phát hành cuốn sách Đừng bao
giờ từ bỏ khát vọng nữa, cuốn sách thứ hai của tôi, để khích lệ các bạn luôn
vươn lên và đạt được mục tiêu trong đời.
MC nữ: Và ngày mai, chương trình đầu tiên trong chuỗi hoạt động của
Nick với chủ đề “Hãy sống cho điều ý nghĩa hơn” sẽ được truyền hình trực
tiếp từ 19h30 đến 22h trên kênh VTV1 và VTV6 Đài Truyền hình Việt Nam.

25


×