Tải bản đầy đủ (.pdf) (57 trang)

Biện pháp dạy trẻ mẫu giáo lớn nói đúng một số loại câu ghép chính phụ thông qua hoạt động dạy trẻ kể lại chuyện

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (780.72 KB, 57 trang )

TRƢỜNG ĐẠI HỌC SƢ PHẠM HÀ NỘI 2
KHOA GIÁO DỤC MẦM NON
=====o0o=====

PHAN THỊ THU HƢƠNG

BIỆN PHÁP DẠY TRẺ MẪU GIÁO LỚN
NĨI ĐÚNG MỘT SỐ LOẠI CÂU GHÉP CHÍNH PHỤ
THƠNG QUA HOẠT ĐỘNG DẠY TRẺ KỂ LẠI CHUYỆN

KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC
Chuyên ngành: Phƣơng pháp phát triển ngôn ngữ trẻ em

Ngƣời hƣớng dẫn khoa học
TS. Hoàng Thị Thanh Huyền

HÀ NỘI - 2017


LỜI CẢM ƠN
Em xin chân thành cám ơn các thầy, cô giáo trƣờng Đại học Sƣ phạm Hà
Nội 2, các thầy, cô giáo trong khoa Giáo dục Mầm non, khoa Ngữ Văn - tổ
Ngôn ngữ đã giúp đỡ em trong quá trình học tập tại trƣờng và tạo điều kiện
cho em hồn thiện khóa luận tốt nghiệp này.
Em xin bày tỏ lịng biết ơn sâu sắc nhất tới cơ giáo Hồng Thị Thanh
Huyền - ngƣời đã tận tình hƣớng dẫn, chỉ bảo và giúp đỡ em trong quá trình
học tập và nghiên cứu để hồn thành khóa luận tốt nghiệp.
Em xin gửi lời cám ơn chân thành tới các cô giáo và các em học sinh
trƣờng mầm non Cổ Loa - Đơng Anh - Hà Nội đã tận tình giúp đỡ em trong
thời gian em thực tập ở trƣờng. Trong q trình nghiên cứu, khơng tránh khỏi
những thiếu sót và hạn chế. Kính mong đƣợc sự đóng góp ý kiến của các thầy


cô và các bạn đồng nghiệp để đề tài của em đƣợc hoàn thiện hơn.
Em xin chân thành cám ơn!
Hà Nội, tháng 04 năm 2017
Sinh viên

Phan Thị Thu Hƣơng


LỜI CAM ĐOAN
Em xin cam đoan đề tài “Biện pháp dạy trẻ mẫu giáo lớn nói đúng một
số loại câu ghép chính phụ thơng qua hoạt động dạy trẻ kể lại chuyện” là kết
quả mà em đã nghiên cứu qua đợt kiến tập và thực tập hằng năm. Trong quá
trình nghiên cứu em có sử dụng tài liệu của một số nhà nghiên cứu, một số tác
giả khác. Tuy nhiên đó chỉ là cơ sở để em rút ra những vấn đề cần tìm hiểu ở
đề tài của mình. Đây là kết quả của riêng cá nhân em, hoàn toàn không trùng
với kết quả của các tác giả khác.
Em xin chịu trách nhiệm về cam đoan này.
Hà Nội, tháng 04 năm 2017
Sinh viên

Phan Thị Thu Hƣơng


MỤC LỤC

MỞ ĐẦU .........................................................................................1
1. Lí do chọn đề tài ....................................................................................... 1
2. Phạm vi, đối tƣợng nghiên cứu ................................................................. 2
3. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu ............................................................ 2
4. Phƣơng pháp nghiên cứu .......................................................................... 3

5. Đóng góp của khóa luận ........................................................................... 4
6. Cấu trúc khóa luận.................................................................................... 4

NỘI DUNG ......................................................................................5
CHƢƠNG 1. CƠ SỞ LÍ LUẬN VÀ THỰC TIỄN …………………………..5
1.1. Lịch sử nghiên cứu vấn đề .................................................................... 5
1.2. Cơ sở lí luận ......................................................................................... 7
1.2.1. Lí thuyết về câu ghép ..................................................................... 7
1.2.2. Cơ sở của phƣơng pháp phát triển ngôn ngữ trẻ em ........................ 9
1.3. Cơ sở thực tiễn ................................................................................... 15
1.3.1. Nội dung chƣơng trình ................................................................. 15
1.3.2. Thực trạng của hoạt động dạy trẻ kể lại chuyện ............................ 17
CHƢƠNG 2. BIỆN PHÁP DẠY TRẺ MẪU GIÁO LỚN NĨI ĐÚNG MỘT
SỐ LOẠI CÂU GHÉP CHÍNH PHỤ THÔNG QUA HOẠT ĐỘNG DẠY
TRẺ KỂ LẠI CHUYỆN ............................................................................... 20
2.1. Nguyên nhân dẫn đến việc trẻ nói chƣa đúng cấu trúc ngữ pháp trong
Tiếng Việt ................................................................................................. 20
2.1.1. Nguyên nhân chủ quan ................................................................. 20
2.1.2. Nguyên nhân khách quan ............................................................. 22
2.2. Một số biện pháp dạy trẻ mẫu giáo lớn nói đúng một số loại câu ghép
chính phụ thơng qua hoạt động dạy trẻ kể lại chuyện ................................ 23
2.2.1. Biện pháp xây dựng mẫu câu và sử dụng lời nói mẫu ................... 24


2.2.2. Biện pháp cho trẻ tập nói .............................................................. 26
2.2.3. Biện pháp đàm thoại ..................................................................... 28
2.2.4. Biện pháp soạn thảo lại văn bản ................................................... 30
2.2.5. Biện pháp sử dụng hệ thống câu hỏi ............................................. 32
2.2.6. Biện pháp cho trẻ thực hành luyện tập kể lại chuyện .................... 33
2.2.7. Biện pháp sử dụng trị chơi đóng vai nhân vật trong chuyện ......... 36

2.2.8. Biện pháp sửa lỗi sai cho trẻ ......................................................... 38
CHƢƠNG 3. THỰC NGHIỆM SƢ PHẠM.................................................. 41
3.1. Mục đích thực nghiệm ........................................................................ 41
3.2. Đối tƣợng thực nghiệm ....................................................................... 41
3.3. Nội dung thực nghiệm ........................................................................ 41
3.4. Tiến hành thực nghiệm ....................................................................... 42
3.4.1. Xác định yêu cầu cần đạt .............................................................. 42
3.4.2. Chuẩn bị thực nghiệm .................................................................. 42
3.4.3. Tiến hành thực nghiệm ................................................................. 43
3.5. Đánh giá ............................................................................................. 47
3.6. Kết quả thực nghiệm .......................................................................... 48
3.6.1. Đánh giá lần 1 .............................................................................. 48
3.6.2. Đánh giá lần 2 .............................................................................. 49
3.6.3. Đánh giá lần 3 .............................................................................. 49

KẾT LUẬN CHUNG VÀ KHUYẾN NGHỊ ..................................51
TÀI LIỆU THAM KHẢO


MỞ ĐẦU
1. Lí do chọn đề tài
Nhƣ chúng ta đã biết, ngơn ngữ là một hệ thống tín hiệu đặc biệt. Ngôn
ngữ là phƣơng tiện nhận thức và giao tiếp hữu hiệu nhất của con ngƣời. Nhờ
có ngơn ngữ, con ngƣời mới có phƣơng tiện để nhận thức và thể hiện nhận
thức của mình, để giao tiếp và hợp tác với nhau. Ngơn ngữ có một vai trị đặc
biệt quan trọng đối với sự phát triển của xã hội và đóng một vai trị quan trọng
trong việc phát triển trí tuệ, giáo dục đạo đức, phát triển thể chất và giáo dục
thẩm mĩ cho trẻ.
Ngơn ngữ đƣợc hình thành từ rất sớm. Trẻ em khơng có ý thức về ngơn
ngữ nhƣng bằng cách bắt chƣớc có tính chất bản năng, trẻ sẽ học đƣợc cách

nói chung của những ngƣời xung quanh mình. Từ đó, trẻ sẽ nhận thức đƣợc
thế giới xung quanh, hiểu đƣợc yêu cầu, ý muốn của ngƣời khác và thể hiện
đƣợc nhu cầu của bản thân. Trẻ sẽ học và tích trữ cho mình bắt đầu bằng
những từ, những câu đơn giản nhất. Sau đó, dần dần trẻ sẽ tích lũy và nói
đƣợc những câu nói có cấu trúc phức tạp, phong phú hơn.
Việc nói đúng ngữ pháp có vai trị quan trọng đối với trẻ. Đó là những
bƣớc đầu cơ bản để tạo cho trẻ có khả năng diễn đạt một cách rõ ràng, mạch
lạc, không bị cộc lốc; giúp trẻ nhận thức đƣợc đúng cấu trúc ngữ pháp của
Tiếng Việt, phát triển khả năng tƣ duy, tăng tính thẩm mĩ trong lời ăn tiếng
nói của trẻ. Để có đƣợc điều đó trẻ phải đƣợc học thông qua các hoạt động và
qua sự trao đổi, hƣớng dẫn của ngƣời lớn. Vì vậy ngƣời lớn cần có trách
nhiệm dạy trẻ nói đúng ngữ pháp theo các mơ hình câu chuẩn để từ đó trẻ dần
dần nắm đƣợc cấu tạo các loại câu của tiếng mẹ đẻ của mình.
Kể lại chuyện là hình thức kể lại một cách sáng tạo câu chuyện theo mẫu
trẻ đã đƣợc nghe, nhận biết đƣợc sự tác động lên cảm xúc, giúp trẻ ghi nhớ và

1


kể lại những điều đã đƣợc nghe. Trẻ sẽ biết vận dụng ngơn ngữ của mình, biết
sử dụng những từ, câu để kể lại chuyện một cách sáng tạo, phù hợp. Câu ghép
chính phụ là một trong những loại câu mà trẻ thƣờng hay sử dụng khi kể lại
chuyện. Vì thế, việc dạy trẻ nói đúng một số loại câu ghép chính phụ thơng
qua hoạt động kể lại chuyện sẽ đem lại hiệu quả cao hơn cho trẻ.
Hiện nay, các trƣờng mẫu giáo đã quan tâm tới việc phát triển ngôn ngữ
cho trẻ nhƣng vẫn chƣa chú trọng tới việc rèn luyện khả năng diễn đạt của trẻ.
Vì vậy, chúng tơi mong muốn góp thêm tiếng nói vào việc rèn luyện khả năng
diễn đạt cho trẻ, giúp trẻ ngay từ nhỏ có đƣợc lời nói rõ ràng, chính xác, mang
tính thẩm mĩ hơn.
Xuất phát từ những lí do trên, chúng tôi lựa chọn vấn đề “Biện pháp dạy

trẻ mẫu giáo lớn nói đúng một số loại câu ghép chính phụ thông qua hoạt
động dạy trẻ kể lại chuyện” làm đề tài nghiên cứu của mình.
2. Phạm vi, đối tƣợng nghiên cứu
2.1. Phạm vi nghiên cứu
Vấn đề nghiên cứu đƣợc tiến hành trong phạm vi đối với trẻ 5 - 6 tuổi tại
trƣờng mầm non Cổ Loa (xã Cổ Loa - huyện Đông Anh - thành phố Hà Nội).
2.2. Đối tượng nghiên cứu
Đối tƣợng nghiên cứu của vấn đề đƣợc xác định là biện pháp giúp trẻ
mẫu giáo lớn nói đúng một số loại câu ghép chính phụ thơng qua hoạt động
dạy trẻ kể lại chuyện.
3. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu
3.1. Mục đích nghiên cứu
Vấn đề nghiên cứu tiến hành với mục đích giúp trẻ mẫu giáo lớn nói
đúng một số loại câu ghép chính phụ thơng qua hoạt động dạy trẻ kể lại
chuyện nhằm giúp trẻ diễn đạt một cách đầy đủ, rõ ràng, mạch lạc, kích thích
tƣ duy, óc sáng tạo của trẻ. Từ đó, giúp trẻ phát triển toàn diện và tạo tiền đề
cho trẻ khi trẻ bƣớc vào học ở trƣờng phổ thông.

2


3.2. Nhiệm vụ nghiên cứu
- Xây dựng nên hệ thống cơ sở lí luận và tìm hiểu về thực trạng của vấn
đề nghiên cứu.
- Đƣa ra một số nguyên nhân trẻ chƣa nói đúng ngữ pháp.
- Tiến hành xây dựng một số biện pháp dạy trẻ mẫu giáo lớn nói đúng
một số loại câu ghép chính phụ thơng qua hoạt động dạy trẻ kể lại chuyện.
- Tổ chức thực nghiệm sƣ phạm nhằm kiểm tra tính khả thi và hiệu quả
của các biện pháp.
4. Phƣơng pháp nghiên cứu

- Phương pháp nghiên cứu lí thuyết
Tiến hành thu thập và xử lí các thông tin qua các tài liệu, các cơ sở lí
thuyết, thành tựu lí thuyết đã đạt đƣợc, các kết quả nghiên cứu liên quan đến
vấn đề nghiên cứu. Từ đó, tiến hành phân tích, phân loại và tổng hợp lại để
xây dựng nên một hệ thống lí thuyết cho vấn đề nghiên cứu.
- Phương pháp quan sát
Quan sát khoa học là nghiên cứu đối tƣợng có hệ thống để thu thập thông
tin về đối tƣợng. Đây là hoạt động đƣợc tổ chức đặc biệt, có mục đích, có kế
hoạch, có phƣơng tiện để nghiên cứu các đối tƣợng đƣợc lựa chọn điển hình.
Ở đây, chúng tơi tiến hành quan sát, theo dõi một cách có chủ đích những
hành vi, thái độ, lời nói của trẻ. Từ đó phát hiện ra nguyên nhân và đề ra một
số biện pháp phù hợp để dạy trẻ nói đúng một số loại câu ghép chính phụ
thơng qua hoạt động dạy trẻ kể lại chuyện.
- Phương pháp thực nghiệm
Tiến hành thăm dò và thực nghiệm để kiểm tra tính khả thi, hiệu quả của
các biện pháp đƣa ra thơng qua thành tích mà trẻ đạt đƣợc.
- Phương pháp nghiên cứu thực tiễn
Tìm hiểu thực trạng của việc diễn đạt câu của trẻ và việc dạy trẻ nói
đúng cấu trúc câu nói chung và câu ghép chính phụ nói riêng.

3


5. Đóng góp của khóa luận
5.1. Về lí luận
Xây dựng hệ thống cơ sở lí luận, xác định nguyên nhân và đƣa ra một số
biện pháp cho vấn đề nghiên cứu.
5.2. Về thực tiễn
Áp dụng các biện pháp dạy trẻ mẫu giáo lớn nói đúng một số loại câu
ghép chính phụ thông qua hoạt động dạy trẻ kể lại chuyện để từ đó góp phần

luyện cho trẻ khả năng diễn đạt câu ghép chính phụ một cách rõ ràng, lƣu
lốt, lời ăn tiếng nói của trẻ mang tính thẩm mĩ hơn.
6. Cấu trúc khóa luận
Nội dung khóa luận đƣợc tiến hành triển khai theo cấu trúc gồm 3 phần:
- Phần 1: Mở đầu
- Phần 2: Nội dung
Chƣơng 1: Cơ sở lí luận và thực tiễn.
Chƣơng 2: Biện pháp dạy trẻ mẫu giáo lớn nói đúng một số loại câu
ghép chính phụ thông qua hoạt động dạy trẻ kể lại chuyện.
Chƣơng 3: Thực nghiệm sƣ phạm.
- Phần 3: Kết luận chung và khuyến nghị.

4


NỘI DUNG
CHƢƠNG 1. CƠ SỞ LÍ LUẬN VÀ THỰC TIỄN
1.1. Lịch sử nghiên cứu vấn đề
Ngơn ngữ có vai trị rất quan trọng đối với con ngƣời, nó là đặc trƣng chỉ
có ở con ngƣời. Ngơn ngữ đƣợc sử dụng nhƣ một phƣơng tiện của tƣ duy, hay
còn đƣợc hiểu ngôn ngữ là “cái vỏ” của tƣ duy, là phƣơng thức biểu đạt muốn
cho ngƣời khác hiểu đƣợc những suy nghĩ, nhu cầu, mong muốn của bản thân
thông qua lời nói. Phát triển ngơn ngữ cho trẻ trong những năm đầu đời là
một việc làm hết sức quan trọng để hình thành và phát triển cho trẻ khả năng
ngơn ngữ. Chính vì vậy mà đã có rất nhiều tác giả đề cập đến vai trò và
phƣơng pháp để phát triển ngôn ngữ cho trẻ mầm non. Nội dung phƣơng pháp
phát triển ngơn ngữ cho trẻ mầm non nói chung, cho trẻ mẫu giáo nói riêng đã
đƣợc một số nhà nghiên cứu đề cập đến trong những cơng trình của họ. Có
thể tổng thuật nội dung phƣơng pháp nghiên cứu về vấn đề này trong một số
nguồn tài liệu sau đây:

Trƣớc hết, trong chƣơng trình giáo dục mầm non, bộ Giáo dục và Đào
tạo đã đề ra mục tiêu của việc phát triển ngơn ngữ cho trẻ:
- Trẻ có khả năng lắng nghe, hiểu lời nói trong giao tiếp hằng ngày.
- Có khả năng biểu đạt bằng nhiều cách khác nhau (lời nói, nét mặt, cử
chỉ, điệu bộ…).
- Diễn đạt rõ ràng và giao tiếp có văn hóa trong cuộc sống hằng ngày.
- Có khả năng nghe và kể lại sự việc, kể lại chuyện.
- Có khả năng cảm nhận vần điệu, nhịp điệu bài thơ, ca dao, đồng dao
phù hợp với độ tuổi.
- Có một số kĩ năng ban đầu về việc đọc và viết.
Tác giả Nguyễn Xuân Khoa đã viết giáo trình “Phƣơng pháp phát triển

5


ngôn ngữ cho trẻ mẫu giáo” gồm 12 chƣơng sách đề cập khái quát đến những
vấn đề có liên quan đến nội dung phƣơng pháp phát triển ngôn ngữ cho trẻ
mẫu giáo. Trong đó, tác giả đã dành chƣơng III, với dung lƣợng là 46 trang để
trình bày về phƣơng pháp phát triển lời nói mạch lạc và chƣơng IV với dung
lƣợng 30 trang nói về phƣơng pháp dạy trẻ đặt câu.
Giáo trình “Phát triển ngơn ngữ tuổi mầm non” của tác giả Đinh Hồng
Thái đã đƣợc viết theo cấu trúc gồm 4 phần:
- Phần thứ nhất: Những vấn đề chung
- Phần thứ hai: Dạy trẻ nhận biết - tập nói ba năm đầu
- Phần thứ ba: Phát triển ngơn ngữ tuổi mẫu giáo
- Phần thứ tƣ: Chuẩn bị khả năng tiền đọc - viết tuổi mầm non
Trong phần thứ ba, tác giả Đinh Hồng Thái đã dành chƣơng III với dung
lƣợng 7 trang nói về việc dạy trẻ các mẫu câu tiếng Việt, và chƣơng IV với dung
lƣợng 33 trang trình bày về phát triển ngơn ngữ mạch lạc cho trẻ mẫu giáo.
Ngồi ra cịn có nhiều cơng trình nghiên cứu của nhiều tác giả khác nhƣ:

“Phƣơng pháp phát triển lời nói cho trẻ em” của tác giả Đinh Hồng Thái,
“Các biện pháp phát trỉển lời nói mạch lạc cho trẻ 5 - 6 tuổi” của tác giả
Nguyễn Thị Kim Oanh và những cuốn sách về phƣơng pháp phát triển ngôn
ngữ trẻ em tuổi mầm non của Phan Thiều, Lƣơng Kim Nga, Cao Đức Tiến,
Đinh Thị Hồng Nhung…
Các đề tài khóa luận, luận văn tốt nghiệp của sinh viên, học viên cao học
của các trƣờng đại học sƣ phạm, viện nghiên cứu cũng đề cập đến vấn đề phát
triển ngơn ngữ cho trẻ mầm non. Tiêu biểu là khóa luận tốt nghiệp đại học
trƣờng Đại học Sƣ phạm Hà Nội 2 của tác giả Nguyễn Thị Dƣơng (2013),
cũng đã đề cập đến vấn đề dạy trẻ nói đúng ngữ pháp trong khoá luận: “Các
phƣơng pháp, biện pháp dạy trẻ nói đúng ngữ pháp”. Trong khố luận này, tác
giả Nguyễn Thị Dƣơng kế thừa kết quả nghiên cứu của các tác giả về phƣơng

6


pháp phát triển ngôn ngữ cho trẻ mầm non để trình bày nội dung dạy trẻ 3 - 4
tuổi và trẻ 5 - 6 tuổi nói đúng ngữ pháp. Ngồi ra, trong khố luận, tác giả cịn
trình bày các loại lỗi câu và cách sửa lỗi.
Thông qua việc tổng thuật nội dung nghiên cứu trong các tài liệu từ các
nguồn kể trên, có thể thấy việc tìm hiểu về vấn đề phát triển ngơn ngữ và dạy
trẻ nói đúng ngữ pháp, dạy trẻ đặt câu không phải là vấn đề mới mẻ vì đã có
nhiều ngƣời quan tâm đề cập và tiến hành nghiên cứu. Tuy nhiên, trong các
tài liệu đó chƣa có một cơng trình chun biệt nào tìm hiểu về “Biện pháp dạy
trẻ mẫu giáo lớn nói đúng một số loại câu ghép chính phụ thơng qua hoạt
động dạy trẻ kể lại chuyện”.
1.2. Cơ sở lí luận
1.2.1. Lí thuyết về câu ghép
1.2.1.1. Quan niệm về câu ghép
Khái niệm: Câu ghép là câu có từ 2 cụm C - V trở lên và chúng không

bao chứa nhau. Mỗi cụm C - V của câu ghép có dạng là một câu đơn và đƣợc
gọi chung là một vế câu ghép.
Ví dụ:
- Thỏ Trắng đi học. (câu có 1 cụm C - V, 1 vế câu => Câu đơn)
C

V

- Mẹ về, cả nhà đều vui. (câu có 2 cụm C - V, 2 vế câu => Câu ghép)
C

V

C

V

Phân loại câu ghép trong Tiếng Việt: Từ trƣớc đến nay cách phân loại
câu ghép thƣờng gặp là phân loại căn cứ vào kiểu mối quan hệ giữa các vế
của câu ghép. Các quan hệ giữa 2 vế của câu ghép (cũng nhƣ của những phần
phụ trạng ngữ tƣơng đƣơng mà chúng ta không bàn ở đây) là quan hệ bình
đẳng, quan hệ chính phụ, quan hệ qua lại. Quan hệ qua lại vế thực chất cũng
là quan hệ chính phụ hay quan hệ bình đẳng.
Câu ghép trƣớc hết đƣợc chia thành hai loại lớn: loại có từ liên kết (từ

7


chỉ quan hệ) gồm có kết từ và phụ từ với tác dụng liên kết, và loại khơng có từ
liên kết (câu ghép chuỗi).

Tiếp theo là sự phân thành kiểu nhỏ trong loại thứ nhất. Cụ thể là ở loại
thứ nhất sẽ phân biệt câu ghép chứa kết từ bình đẳng (câu ghép đẳng lập), câu
ghép chứa kết từ chính phụ (câu ghép chính phụ), câu ghép chứa phụ từ liên
kết (câu ghép qua lại).
1.2.1.2. Các kiểu câu ghép chính phụ trong Tiếng Việt
Trong Tiếng Việt có một số loại câu ghép chính phụ với các quan hệ từ
chính phụ nhƣ:
- Câu ghép có quan hệ nhân quả: Vế chỉ nguyên nhân mở đầu với các
quan hệ từ nhƣ: bởi (vì), tại (vì), do, nhờ. Vế chỉ kết quả mở đầu bằng các
quan hệ từ nhƣ: nên, cho nên, mà. Vế chỉ nguyên nhân có thể đứng trƣớc hoặc
đứng sau vế chỉ kết quả hoặc xen vào giữa kết cấu chủ - vị của vế chỉ kết quả.
Ví dụ:
+ Vì trời mƣa nên chúng em đến muộn.
+ Chúng em đến muộn vì trời mƣa.
+ Chúng em, vì trời mƣa, nên đến muộn.
- Câu ghép có quan hệ mục đích, sự kiện: Vế chỉ mục đích mở đầu bằng
các quan hệ từ nhƣ: để, để cho. Vế chỉ mục đích có thể đứng trƣớc hoặc đứng
sau vế chỉ sự kiện hoặc xen vào giữa kết cấu chủ - vị của vế chỉ sự kiện.
Ví dụ:
+ Để cho cơ thể khỏe mạnh thì em sẽ chăm chỉ tập thể dục.
+ Em sẽ chăm chỉ tập thể dục để cho cơ thể khỏe mạnh.
+ Tập thể dục để cho cơ thể khỏe mạnh thì em sẽ chăm chỉ.
- Câu ghép có quan hệ điều kiện - kết quả: Vế chỉ điều kiện mở đầu bằng
các quan hệ từ nhƣ: nếu, hễ. Vế chỉ kết quả có thể mở đầu bằng: thì, là. Vế chỉ
điều kiện có thể đứng trƣớc hoặc đứng sau vế chỉ kết quả hoặc xen vào giữa

8


kết cấu chủ - vị của vế chỉ kết quả.

Ví dụ:
+ Nếu con ngoan thì mẹ sẽ cho con đi siêu thị.
+ Mẹ sẽ cho con đi siêu thị nếu con ngoan.
+ Đi siêu thị, nếu con ngoan thì mẹ sẽ cho.
- Câu ghép có quan hệ nhƣợng bộ - tăng tiến: Vế chỉ sự nhƣợng bộ mở đầu
bằng các quan hệ từ nhƣ: tuy (rằng), dù (rằng), mặc dầu. Vế chỉ sự tăng tiến có
thể mở đầu bằng: nhƣng. Vế chỉ nhƣợng bộ có thể đứng trƣớc hoặc đứng sau vế
chỉ tăng tiến hoặc xen vào giữa kết cấu chủ - vị của vế chỉ tăng tiến.
Ví dụ:
+ Tuy nhà nghèo nhƣng cậu bé rất tốt bụng.
+ Cậu bé rất tốt bụng tuy nhà nghèo.
+ Cậu bé tuy nhà nghèo nhƣng rất tốt bụng.
Để cho trẻ nói đƣợc đúng một số loại câu ghép chính phụ này cần hƣớng
dẫn cho trẻ hiểu đƣợc nghĩa của từng vế câu, của các cặp quan hệ từ. Sau đó
cho trẻ tập đổi vị trí của các quan hệ từ và các vế câu với nhau giúp cho câu
nói của trẻ trở nên phong phú, đa dạng hơn.
1.2.2. Cơ sở của phương pháp phát triển ngơn ngữ trẻ em
1.2.2.1. Cơ sở tâm lí
Ở lứa tuổi mẫu giáo lớn, trẻ đã có khả năng chú ý có chủ định từ 37 - 51
phút, đối tƣợng chú ý hấp dẫn, nhiều thay đổi, kích thích đƣợc sự tị mị, ham
hiểu biết của trẻ. Trẻ có thể phân phối đƣợc chú ý vào 2, 3 đối tƣợng cùng
một lúc, tuy nhiên thời gian phân phối chú ý chƣa bền vững, dễ dao động.
Các hiện tƣợng tâm lý nhƣ tri giác, trí nhớ, tƣởng tƣợng về cơ bản là sự
nối tiếp sự phát triển ở lứa tuổi từ 4 - 5 tuổi nhƣng chất lƣợng mới hơn. Thể
hiện ở: mức độ phong phú của các kiểu loại, mức độ chủ định các quá trình
tâm lý rõ ràng hơn, có ý thức hơn, tính mục đích hình thành và phát triển ở

9



mức độ cao hơn, độ nhạy cảm của các giác quan đƣợc tinh nhạy hơn, khả
năng kiềm chế các phản ứng tâm lý đƣợc phát triển. Quá trình tâm lý phát
triển mạnh mẽ và đặc trƣng nhất đó là tƣ duy: trẻ đã biết phân tích tổng hợp
khơng chỉ dừng lại ở đồ vật, hình ảnh mà ngay cả từ ngữ, tƣ duy của trẻ dần
dần mất đi tính duy kỷ, tiến dần đến khách quan, hiện thực hơn, dần dần trẻ
phân biệt đƣợc thực và hƣ, ý thức rõ về những ý nghĩ, tình cảm của mình,
trách nhiệm đối với hành vi. Ở trẻ 5 - 6 tuổi phát triển cả 3 loại tƣ duy, tƣ
duy hành động trực quan vẫn chiếm ƣu thế. Tuy nhiên do nhiệm vụ hoạt
động mà cả loại tƣ duy hình ảnh trực quan, tƣ duy trừu tƣợng đƣợc phát triển
ở trẻ. Loại tƣ duy này giúp trẻ đến gần với hiện thực khách quan. Ở lứa tuổi
này, tinh thần trách nhiệm và ý thức về bản ngã của trẻ cũng dần dần đƣợc
hình thành.
Vốn từ và cơ cấu ngữ pháp của trẻ phát triển. Trẻ có nhu cầu nhận sự
giải thích và cũng thích giải thích cho các bạn.Việc sử dụng ngơn ngữ trong
giao tiếp, các tính chất của ngơn ngữ, câu nói đầy đủ, rõ ràng ở trẻ phụ thuộc
phần lớn vào việc hướng dẫn và sự gương mẫu về lời nói của người lớn.
1.2.2.2. Cơ sở sinh lí
- Hệ thần kinh đóng vai trị quan trọng trong việc hình thành và phát
triển ngôn ngữ ở trẻ. Từ lúc chào đời cho 5 - 6 tuổi hệ thần kinh của trẻ đã
tƣơng đối phát triển. Não bộ là cơ sở vật chất khơng thể thiếu đối với q
trình nhận thức, tƣ duy của con ngƣời. Nó là cơ quan quan trọng trong q
trình hình thành và phát triển ngơn ngữ ở trẻ.
+ Về não bộ:
Trọng lƣợng của não bộ theo tuổi của Gundobin (đơn vị tính: gam)

10


So với trọng


Tuổi

Nam

Nữ

Sơ sinh

371

361

1/8 - 1/9

2 tuổi

1011

896

1/11 - 1/12

3 tuổi

1080

1000

4 - 6 tuổi


1305

1140

lƣợng cơ thể

1/13 - 1/14

Não của trẻ em có 100 tỉ tế bào và vỏ não cũng có 6 lớp nhƣng các tế
bào thần kinh vỏ não chƣa đƣợc biệt hóa hồn tồn. Khi trẻ ở khoảng 3 tuổi,
đa số các tế bào thần kinh đã biệt hóa, nhƣng phải đến khoảng 8 tuổi thì mới
biệt hóa hồn toàn nhƣ ngƣời lớn.
Ở trẻ mới sinh, các sợi thần kinh chƣa đƣợc miêlin hóa hết, đến tháng
thứ 3 các dây thần kinh sọ não có vỏ miêlin. Đến tháng thứ 3 - 6 bó tháp có vỏ
bọc miêlin, các dây thần kinh ngoại biên phải đến khi trẻ đƣợc 3 tuổi mới có
vỏ bọc miêlin. Nói chung, đến gần 2 tuổi thì q trình miêlin hóa đã tƣơng đối
hồn thiện. sự miêlin hóa có ý nghĩa lớn vì nó góp phần làm cho hƣng phấn
đƣợc truyền một cách riêng biệt theo các sợi thần kinh. Vì thế, hƣng phấn
đƣợc truyền đến vỏ não một cách chính xác, định khu hơn. Từ đó, hoạt động
của trẻ hồn thiện hơn.
Trong thời kì sơ sinh, vỏ não và thể vân chƣa phát triển. Lúc đầu chủ yếu
các trung tâm dƣới vỏ, sau đó vỏ não mới đƣợc hình thành và phát triển.
Hệ thống mao mạch trong não của trẻ (đặc biệt là trẻ sơ sinh) phát triển
mạnh, các đám rối huyết quản chƣa phát triển.
Trong não của trẻ em có nhiều nƣớc, nhiều chất đạm, ít chất mỡ. Khi trẻ
đƣợc 2 tuổi thì thành phần hóa học của não giống nhƣ ngƣời lớn.
Sự phát triển của các đƣờng dẫn truyền diễn ra mạnh mẽ theo sự tăng lên
của tuổi và đƣợc tiếp tục cho đến khi trẻ 14 - 15 tuổi.

11



+ Về tiểu não:
Tiểu não tuy phát triển muộn nhƣng có tốc độ phát triển nhanh. Trẻ sơ
sinh tiểu não chƣa phát triển: các rãnh chƣa sâu, khối lƣợng còn nhỏ. Khi trẻ
đƣợc khoảng từ 1 - 2 tuổi, tiểu não có khối lƣợng và kích thƣớc gần giống với
não của ngƣời lớn.
+ Về hành tủy, não giữa:
Khi trẻ đƣợc 5 - 6 tuổi, hành tủy và não giữa có vị trí giống nhƣ ở ngƣời
lớn về mặt chức năng.
- Ở ngƣời, hệ thống tín hiệu thứ nhất (nhƣ ánh sáng, nhiệt độ, màu
sắc…) và hệ thống tín hiệu thứ hai (đó là lời nói, chữ viết) có liên hệ chặt chẽ
với nhau, trong đó hệ thống tín hiệu thứ hai chiếm ƣu thế. Sự hình thành hệ
thống tín hiệu thứ hai cũng trải qua các độ tuổi khác nhau:
Vào khoảng 6 tháng sau của năm đầu, ở trẻ đã xuất hiện những phản xạ
có điều kiện với kích thích ngơn ngữ nhƣng những kích thích này thƣờng tác
động phối hợp với những kích thích khác nhƣ hồn cảnh xung quanh, tƣ thế
thân mình, nét mặt, nụ cƣời… Do đó, bản thân kích thích chỉ có thể gọi là
kích thích ngơn ngữ có điều kiện vì trẻ khơng phân biệt đƣợc từ ngữ với
những nghĩa tƣ duy của từ ngữ, mà chỉ phân biệt đƣợc cao độ và âm sắc của
tiếng nói và giọng nói. Khi trẻ đƣợc 7 - 8 tháng bắt đầu xuất hiện ngôn ngữ
trực tiếp.
Vào lúc 1 - 2 tuổi, trẻ có thể giao tiếp với những ngƣời xung quanh bằng
ngôn ngữ nhờ sự giúp đỡ của ngƣời lớn. Dần dần vốn từ của trẻ đƣợc tăng lên
một cách nhanh chóng. Đến 3 tuổi, vốn từ của trẻ khá phong phú, có thể đạt
tới 1000 từ và sự phát âm các từ của trẻ tƣơng đối chính xác. Trẻ 4 tuổi, ngơn
ngữ của chúng phát triển phong phú vì có thêm các từ mới. Do đó, số lƣợng
các khái niệm đƣợc chúng lĩnh hội cũng tăng lên, trẻ nói đúng ngữ pháp hơn.
Trẻ từ 5 - 7 tuổi có vốn từ khá nhiều và chúng có thể dùng ngôn ngữ để đáp


12


lại ngôn ngữ. Nhƣ vậy, lúc này ở trẻ đã xuất hiện mối liên hệ “ngôn ngữ ngôn ngữ”.
Ở giai đoạn mẫu giáo lớn, hệ thần kinh của trẻ đã tƣơng đối phát triển,
hệ thần kinh trung ƣơng và ngoại biên đã biến hóa, chức năng phân tích, tổng
hợp cả vỏ não đã hoàn thiện, số lƣợng các phản xạ có điều kiện ngày càng
nhiều, tốc độ hình thành phản xạ có điều kiện nhanh. Do đó, trẻ có thể nói
đƣợc những câu dài, có biểu hiện ham học, có ấn tƣợng sâu sắc đối với những
ngƣời xung quanh. Đây là những điều kiện cần thiết để cho trẻ có thể nhận
biết, tiếp thu đƣợc những kiến thức xung quanh, học hỏi đƣợc hệ thống ngơn
ngữ, cách nói, cách diễn đạt của những ngƣời xung quanh hoặc theo những
câu chuyện văn học dành cho trẻ.
1.2.2.3. Cơ sở ngôn ngữ
Sự phát triển ngôn ngữ của trẻ mầm non diễn ra với tốc độ nhanh. Giai
đoạn từ 0 - 5 tháng tuổi cịn gọi là giai đoạn tiền ngơn ngữ của trẻ. Khoảng 3
tháng tuổi, trẻ đã biết “hóng chuyện”, trẻ đã phát ra những chuỗi âm liên tục
không rõ ràng. Đến giai đoạn 6 - 12 tháng tuổi trẻ phát âm bập bẹ, bi bô nhƣ
“bà bà, bố bố, măm măm…”. Từ 12 - 18 tháng tuổi vốn từ của trẻ đã phát
triển lên đến 20 - 30 từ. Từ 19 - 21 tháng, số lƣợng từ tăng nhanh. Đến 21
tháng, trẻ đạt tới 220 từ. Giai đoạn 21 - 24 tháng, tốc độ chậm lại, chỉ đạt 234
từ vào tháng 24, sau đó lại tăng tốc: 30 tháng đạt 434 từ, 36 tháng đạt 486 từ.
Đến năm thứ 3, trẻ đã sử dụng đƣợc trên 500 từ, phần lớn là danh từ, động từ,
tính từ và các loại từ khác rất ít. Danh từ chỉ đồ chơi, đồ dùng quen thuộc, các
con vật gần gũi nhƣ: mèo, chó, gà… Động từ chỉ hoạt động gần gũi nhƣ: ăn,
ngủ, đi… Trẻ 4 tuổi có thể nắm đƣợc xấp xỉ 700 từ. Ƣu thế vẫn thuộc về danh
từ và động từ. Hầu hết các loại từ đã xuất hiện trong vốn từ của trẻ. Từ 5 - 6
tuổi vốn từ của trẻ tăng bình qn đến 1.033 từ; tính từ và các loại từ khác đã
chiếm một tỉ lệ cao hơn.


13


Khả năng sử dụng câu của trẻ cũng có những tiến bộ đáng kể. Nếu nhƣ
đầu năm trẻ chỉ nói đƣợc câu có 2 từ, ví dụ “bà bế” thì đến 3- 4 tuổi, trẻ đã nói
đƣợc câu đầy đủ hơn, ví dụ nhƣ “ bà ơi bế con với, con ăn cơm rồi ạ…”. Trẻ
hay đặt các câu hỏi “tại sao?, đây là cái gì?, cái này dùng để làm gì?,...”. 5 - 6
tuổi, trẻ có thể nói đƣợc những câu dài hơn, số lƣợng câu đơn, câu ghép trong
lời nói của trẻ cũng tăng lên đáng kể. Trẻ có thể diễn đạt đƣợc những điều mà
trẻ mong muốn, cấu trúc câu cũng trở nên chính xác và hồn thiện hơn. Trẻ
hứng thú với việc tham gia vào các hoạt động nghe và kể chuyện.
1.2.2.4. Cơ sở giáo dục
Nhiệm vụ của giáo dục mầm non là giáo dục thể chất, trí tuệ, đạo đức,
thẩm mỹ và lao động. Các nhiệm vụ này đƣợc thực hiện khi tiến hành việc tổ
chức các hoạt động giáo dục trong trƣờng mầm non. Đề cập ở đây là nhiệm
vụ giáo dục trí tuệ cho trẻ thông qua hoạt động học. Sự phát triển trí tuệ của
trẻ có hiệu quả nhất diễn ra dƣới tác động của dạy học và giáo dục. Nó có ý
nghĩa to lớn đối với toàn bộ hoạt động và sự phát triển sau này của trẻ. Giáo
viên cần thƣờng xuyên tăng cƣờng vốn tri thức cho trẻ, sắp xếp, giải thích và
hệ thống hóa các tri thức đó để giúp trẻ phát triển quá trình nhận thức.
Cùng với sự phát triển nhận thức là q trình phát triển ngơn ngữ ở trẻ.
Việc nắm đƣợc ngôn ngữ tạo ra khả năng nắm tri thức một cách gián tiếp
(thông qua kể chuyện, giải thích của giáo viên…) mà khơng phải chỉ bằng con
đƣờng tri giác trực tiếp các sự vật và hiện tƣợng. Nhiệm vụ của trƣờng mẫu
giáo là phát triển ngơn ngữ cho trẻ; làm phong phú vốn từ, hình thành hệ thống
ngữ pháp, biết đặt câu, diễn đạt câu, phát triển ngôn ngữ mạch lạc, đúng đắn.
Việc tiếp thu tri thức cũng nhƣ phát triển ngôn ngữ chủ yếu qua hoạt
động học. Thông qua các hoạt động học, giáo viên tổ chức, điều khiển, đề ra
mục đích, yêu cầu của giờ học, lựa chọn nội dung, phƣơng pháp dạy học, áp
dụng các nguyên tắc khi dạy học để kích thích tính tị mị, ham hiểu biết của


14


trẻ. Từ đó giúp trẻ dễ tiếp thu hệ thống tri thức, phát triển nhận thức, năng lực
trí tuệ và rèn luyện những kỹ năng, kỹ xảo tƣơng ứng. Đồng thời giúp trẻ phát
triển đƣợc khả năng diễn đạt ngôn ngữ một cách rõ ràng, mạch lạc. Đáp ứng
đƣợc những điều trên sẽ góp phần đào tạo trẻ trở thành một con ngƣời phát
triển tồn diện, vừa có tài, vừa có đức.
1.3. Cơ sở thực tiễn
1.3.1. Nội dung chương trình
Ở lứa tuổi 5 - 6 tuổi, trẻ thích đƣợc tham gia vào hoạt động nghe và kể
chuyện. Từ những câu chuyện trẻ đã đƣợc nghe, trẻ sẽ ghi nhớ đƣợc và vận
dụng vốn từ ngữ của mình để kể lại câu chuyện đó theo trí nhớ, sự sáng tạo
của trẻ. Để cho trẻ có thể dễ dàng tiếp thu và kể lại câu chuyện một cách trọn
vẹn hơn thì cần chú ý một số điểm sau:
- Các tác phẩm dùng để kể lại:
Để việc dạy trẻ kể lại các câu chuyện một cách có kết quả, điều đầu tiên
là phải biết chọn lọc những câu chuyện để kể cho trẻ nghe. Các câu chuyện
dùng để kể cho trẻ nghe không nên quá dài, cần lƣu ý tới đặc điểm về khả
năng ghi nhớ và tập trung của trẻ. Những câu chuyện phải phù hợp với trẻ về
nội dung, phát triển ở trẻ những đặc tính cần thiết của nhân cách.
Chủ đề của câu chuyện cần phải rõ ràng, các sự kiện trong chuyện diễn
ra theo một trình tự nhất định. Từ ngữ cần phải gần gũi, dễ hiểu, chính xác.
Kết cấu ngữ pháp không phức tạp, hành văn phải sáng sủa, giàu hình ảnh. Sau
khi nghe, trẻ có thể kể lại và thể hiện đƣợc thái độ của mình đối với các sự
kiện trong chuyện.
Khi kể lại, trẻ có thể bỏ sót một vài khía cạnh, một vài tình tiết nhƣng
khơng làm mất tính lơgic của sự phát triển các sự kiện trong chuyện. Có thể
thay các từ của các tác giả bằng các từ nghĩa tƣơng tự nhƣng phải thể hiện rõ

nghĩa của câu. Ở trẻ mẫu giáo lớn có thể cho trẻ thay đổi cả câu nhƣng cần
đảm bảo nội dung tình tiết trong câu chuyện.

15


Một số câu chuyện để kể cho trẻ mẫu giáo lớn nghe nhƣ: “Quả bầu tiên”,
“Bài học đầu năm”, “Cái đi của Sóc Nâu”, “Cây rau của Thỏ Út”, “Ba anh
em”, “Tích chu”, “ Chiếc áo mùa xn”, “Chó Sói và Cừu non”, “Vì sao Thỏ
cụt đi”, “Bê mẹ và Bê con”, “Giọt nƣớc tí xíu”, “Sự tích mùa Xuân”,...
- Yêu cầu đối với việc trẻ kể lại:
Đối với việc trẻ kể lại chuyện có những yêu cầu cơ bản sau:
+ Trẻ cần hiểu đầy đủ nội dung câu chuyện.
+ Trẻ kể lại đầy đủ nội dung câu chuyện, có thể bỏ sót một vài khía
cạnh, tình tiết nhƣng khơng làm mất tính lơgic của các sự kiện trong chuyện.
+ Các chi tiết phải đƣợc kể theo một trình tự nhất định.
+ Sử dụng các từ của tác giả hoặc thay các từ ngữ của tác giả bằng các từ
tƣơng tự nhƣng phải đạt.
+ Trẻ có thể thay đổi câu nhƣng phải đảm bảo tính mạch lạc, khơng sai
lệch nội dung chuyện.
+ Trẻ kể với nhịp điệu liên tục, không ngắt quãng quá lâu.
+ Trong lúc kể chuyện, trẻ phải thể hiện sự lịch thiệp, tự tin, bình tĩnh,
nói rõ ràng, hƣớng về phía các bạn.
Những u cầu trên có liên quan chặt chẽ với nhau, không thể bỏ qua
một yêu cầu nào. Nhƣ vậy, bằng vốn từ của mình, trẻ sẽ kể lại câu chuyện
một cách chính xác, hấp dẫn, sáng tạo hơn.
- Cơ cấu giờ học kể lại chuyện:
Chuyện dùng để trẻ nghe và kể lại cần phải dễ hiểu đối với trẻ.
Hiểu đƣợc nội dung câu chuyện sẽ giúp trẻ nhớ lâu. Nếu nội dung tác
phẩm tƣơng đối phức tạp so với sự nhận thức của trẻ thì có thể đọc cho trẻ

nghe trƣớc rồi 2 - 3 tiết sau mới yêu cầu kể lại. Nếu là tác phẩm khơng phức
tạp, trẻ dễ tiếp thu thì trên một tiết học có thể đọc cho trẻ nghe, sau đó phân
tích và cho trẻ kể lại.

16


Đầu tiên, câu chuyện đƣợc đọc một cách tự nhiên để trẻ tiếp nhận một
cách tự do. Sau đó, để trẻ kể lại nhất thiết phải có đàm thoại về câu chuyện.
Trong khi đàm thoại, giáo viên cần nắm đƣợc tình hình trẻ hiểu câu chuyện
đến mức độ nào, giải thích nội dung nếu thấy cần thiết; nhắc trẻ nhớ trình tự
các sự kiện; khuyến khích để cho trẻ nói đƣợc nhiều; tạo điều kiện để trẻ biết
kể lại một cách diễn cảm. Trong lúc đàm thoại có thể sử dụng một số phƣơng
pháp nhƣ đặt câu hỏi, giải thích, chỉ dẫn cách nói diễn cảm, sửa lỗi cho trẻ,…
có thể cho trẻ đồng thanh nhắc lại cách diễn đạt ý của tác giả để trong khi kể
lại trẻ bắt chƣớc sử dụng. Giáo viên cần hƣớng dẫn trẻ diễn đạt ý một cách
mạch lạc, diễn cảm; khuyến khích, động viên trẻ để trẻ mạnh dạn, tự tin hơn
khi đứng trƣớc lớp kể lại chuyện.
Trong 6 tháng cuối năm học, khi trẻ đã làm quen với môi trƣờng lớp học,
khi đã có nhiều tài liệu để kể chuyện, giáo viên có thể tiến hành giờ học tập
nghe và kể lại những câu chuyện quen thuộc.
1.3.2. Thực trạng của hoạt động dạy trẻ kể lại chuyện
Theo chƣơng trình giáo dục mầm non hiện nay thì các trƣờng mầm non
chủ yếu dạy trẻ theo chƣơng trình mầm non mới. Đổi mới cả về hình thức và
nội dung cho nên khi tổ chức các hoạt động dạy cần “ lấy trẻ làm trung tâm”
và giáo viên là ngƣời tạo cơ hội hƣớng dẫn gợi mở, tạo hứng thú cho trẻ.
Trƣờng mầm non Cổ Loa - xã Cổ Loa - huyện Đông Anh - thành phố Hà Nội
cũng là một trƣờng áp dụng phƣơng thức dạy học theo chƣơng trình đổi mới
nhƣ vậy. Qua quá trình thực tập trong thời gian 12 tuần ở trƣờng, chúng tơi
nhận thấy có một số điểm thuận lợi và khó khăn trong việc dạy trẻ kể lại

chuyện nhƣ sau:
1.3.2.1. Thuận lợi
Nhà trƣờng có tổng số 70 cán bộ, giáo viên, cơng nhân viên. Trong đó có
50 giáo viên đều có trình độ chun mơn trung cấp, cao đẳng, đại học sƣ

17


phạm. Giáo viên đều có chun mơn nghiệp vụ vững vàng, ln cố gắng
khơng ngừng rèn luyện nâng cao trình độ chuyên môn, sự sáng tạo trong
giảng dạy, rèn luyện phẩm chất đạo đức và lối sống. Giáo viên đều rất yêu
nghề, yêu trẻ, nhiệt huyết với công việc. Đối với hoạt động dạy trẻ kể lại
chuyện, giáo viên đã có phƣơng pháp, sự sáng tạo trong giảng dạy. Cơ giáo kể
chuyện diễn cảm, lƣu loát, rõ ràng, mạch lạc.
Ban giám hiệu nhà trƣờng cùng toàn thể giáo viên đã ý thức đƣợc tầm
quan trọng của việc phát triển ngôn ngữ cho trẻ cũng nhƣ dạy trẻ nói đúng
ngữ pháp.
Về cơ sở vật chất nhà trƣờng đã trang bị đầy đủ trang thiết bị cho lớp học
để phục vụ cho việc giảng dạy nhƣ: máy tính, loa đài, mạng internet, các bộ
tranh minh họa chuyện, trang phục đóng vai nhân vật trong chuyện,…
Đa số trẻ có hứng thú tham gia một cách chú ý, sơi nổi, tích cực vào hoạt
động dạy trẻ kể lại chuyện.
1.3.2.2. Khó khăn
Bên cạnh những thuận lợi đó vẫn cịn một số khó khăn nhất định nhƣ sau:
Trình độ nhận thức của trẻ khơng đồng đều. Trong cùng một giờ học,
cùng thời gian học, và phƣơng pháp dạy trẻ kể lại chuyện nhƣng có những sự
khác biệt về nhận thức của trẻ. Có những trẻ cịn chƣa tiếp nhận hết đƣợc
những kiến thức, vấn đề mà giáo viên giảng dạy.
Một số trẻ còn chƣa chú ý nên chƣa nắm bắt đƣợc nội dung của câu
chuyện, bài học, những vấn đề giáo viên đƣa ra và dạy trẻ. Chính vì vậy khi

kể lại chuyện trẻ chƣa kể đƣợc lƣu loát, đúng theo thứ tự nội dung, diễn đạt
cịn lủng củng.
Hoặc có những trẻ đã nắm bắt đƣợc nội dung câu chuyện nhƣng cịn gặp
khó khăn trong cách diễn đạt nên câu văn của trẻ chƣa trôi chảy, diễn đạt hay
mắc lỗi.

18


Một số giáo viên còn hay sử dụng tiếng địa phƣơng, phát âm từ vựng sai
nên khi diễn đạt câu cũng hay bị mắc lỗi. Trong các hoạt động giảng dạy nói
chung và hoạt động dạy trẻ kể lại chuyện nói riêng, giáo viên cịn chƣa chú ý
tới việc tích hợp lồng ghép các hoạt động với nhau và chƣa chú ý đến việc
luyện cho trẻ nói đúng cấu trúc ngữ pháp trong câu.
Tiểu kết chƣơng 1
Căn cứ vào những cơ sở lí luận và thực tiễn của vấn đề, chúng ta thấy
đƣợc tầm quan trọng của việc phát triển ngơn ngữ cho trẻ cũng nhƣ việc dạy
trẻ nói đúng ngữ pháp trong Tiếng Việt. Qua thực tiễn, chúng ta thấy đƣợc
những thuận lợi và những khó khăn vẫn cịn tồn tại khi tiến hành các hoạt
động dạy trẻ kể lại chuyện. Nhìn chung các trƣờng mầm non hiện nay đã tiến
hành đổi mới chƣơng trình về cả nội dung và hình thức. Các hoạt động học
cũng đƣợc tiến hành đổi mới sáng tạo hơn. Trƣờng mầm non Cổ Loa cũng là
một trƣờng tiêu biểu cho việc đổi mới đó. Nhà trƣờng cũng chú ý và tạo điều
kiện để có thể phát triển ngôn ngữ và khả năng diễn đạt cho trẻ. Nhƣng thực
tế do nhiều yếu tố tác động nên việc nói đúng cấu trúc câu nói chung và câu
ghép chính phụ nói riêng của trẻ vẫn cịn gặp nhiều khó khăn. Từ đó nhận
thấy đƣợc tình trạng trẻ nói những câu què, câu cụt, câu chƣa trọn nghĩa
chiếm một số lƣợng khơng nhỏ và rất khó cho việc thể hiện tác phẩm văn học
bởi vì trẻ một phần nghèo nàn về vốn từ, không hiểu ý nghĩa của câu, không
biết phải diễn đạt câu sao cho rõ ràng, mạch lạc. Chính vì vậy cần phải có

những biện pháp thích hợp áp dụng lồng ghép trong hoạt động dạy trẻ kể lại
chuyện để dạy trẻ nói đúng một số loại câu ghép chính phụ, giúp cho khả
năng diễn đạt của trẻ tốt hơn, câu văn của trẻ trở nên gãy gọn, chính xác, lời
ăn tiếng nói của trẻ mang tính thẩm mĩ cao hơn.

19


CHƢƠNG 2. BIỆN PHÁP DẠY TRẺ MẪU GIÁO LỚN NÓI ĐÚNG
MỘT SỐ LOẠI CÂU GHÉP CHÍNH PHỤ THƠNG QUA HOẠT ĐỘNG
DẠY TRẺ KỂ LẠI CHUYỆN
2.1. Nguyên nhân dẫn đến việc trẻ nói chƣa đúng cấu trúc ngữ pháp
trong Tiếng Việt
2.1.1. Nguyên nhân chủ quan
Việc trẻ nói chƣa đúng cấu trúc ngữ pháp trong Tiếng Việt có thể do một
số nguyên nhân chủ quan nhƣ sau:
- Trẻ mắc một số vấn đề về sinh lý:
+ Trẻ mắc các bệnh lý về hệ thần kinh, não bộ bị tổn thƣơng gây nên
hội chứng hạn chế năng lực biểu đạt ngôn ngữ, không có khả năng nói hoặc
viết mặc dù có khả năng hiểu đƣợc ngôn ngữ. Những khiếm khuyết về hệ
thống thần kinh chiếm tới 50% nguyên nhân gây nên những hạn chế về
ngơn ngữ ở trẻ.
+ Trẻ bị khiếm thính: Khiếm thính là nguyên nhân phổ biến làm cho trẻ
chậm phát triển ngơn ngữ. Trẻ sẽ gặp nhiều vấn đề khó khăn khi không nghe
thấy hoặc không nghe rõ nội dung giao tiếp một cách liền mạch, rõ ràng. Vấn
đề khiếm thính tỷ lệ thuận với vấn đề chậm phát triển kĩ năng ngơn ngữ.
Khiếm thính có thể ảnh hƣởng rõ nét tới mức độ phát triển ngôn ngữ.
+ Cơ quan phát âm của trẻ bị khiếm khuyết hoặc mắc các dị tật gây khó
khăn cho trẻ trong khi phát âm, nói câu hồn chỉnh.
- Trẻ chậm phát triển trí tuệ dẫn đến sự nhận thức của trẻ gặp nhiều khó

khăn hơn. Trẻ có thể học hành chậm hơn, hay quên hơn và thƣờng khó khăn
trong việc quy ƣớc hành vi của mình. Đồng thời khả năng ứng dụng hay khái
quát hóa khi gặp vấn đề mới mẻ cũng kém hơn. Những trẻ có khiếm khuyết
về trí lực thơng thƣờng vẫn bi bơ, bập bẹ suốt năm đầu đời và có thể nói đƣợc

20


×