Tải bản đầy đủ (.pdf) (54 trang)

Một số biện pháp mở rộng vốn từ cho trẻ 4-5 tuổi thông qua hoạt động đọc thơ

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (496.57 KB, 54 trang )

TRƢỜNG ĐẠI HỌC SƢ PHẠM HÀ NỘI 2

KHOA GIÁO DỤC MẦM NON
======

NGUYỄN THỊ LAN

MỘT SỐ BIỆN PHÁP MỞ RỘNG
VỐN TỪ CHO TRẺ 4 - 5 TUỔI
THÔNG QUA HOẠT ĐỘNG ĐỌC THƠ
KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC
Chuyên ngành: Phƣơng pháp phát triển ngôn ngữ

HÀ NỘI, 2017


LỜI CẢM ƠN
Em xin chân thành cảm ơn các thầy cô giáo trường Đại học Sư phạm Hà
Nội 2, các thầy cô giáo khoa Giáo dục Mầm non và các thầy cô giáo trong tổ
bộ môn phương pháp phát triển ngôn ngữ đã giúp đỡ em trong quá trình học
tập tại trường và tạo điều kiện cho em thực hiện khóa luận tốt nghiệp.
Đặc biệt, em xin gửi lời cảm ơn sâu sắc nhất tới cô giáo - TS. Lê Thị
Thùy Vinh - người đã tận tình hướng dẫn, chỉ bảo em trong quá trình học tập,
nghiên cứu và giúp em hoàn thành khóa luận này.
Trong quá trình nghiên cứu không tránh khỏi những thiếu sót và hạn chế.
Kính mong nhận được sự đóng góp ý kiến của các thầy cô giáo và các bạn để
đề tài được hoàn thiện hơn.
Em xin chân thành cảm ơn!
Hà Nội, tháng 5 năm 2017
Sinh viên


Nguyễn Thị Lan


LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của cá nhân tôi với sự
hướng dẫn tận tình của cô giáo TS. Lê Thị Thùy Vinh. Đề tài chưa được công
bố trong bất cứ một công trình khoa học nào khác.
Hà Nội, tháng 5 năm 2017
Sinh viên

Nguyễn Thị Lan


MỤC LỤC
MỞ ĐẦU ...............................................................................................................3
1. Lý do chọn đề tài ...............................................................................................3
2. Lịch sử vấn đề ...................................................................................................4
3. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu ...................................................................5
4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu....................................................................5
5. Phương pháp nghiên cứu ..................................................................................5
6. Cấu trúc của đề tài.............................................................................................6
NỘI DUNG ...........................................................................................................7
Chƣơng 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN...........................................7
1.1. Từ và vấn đề mở rộng vốn từ ........................................................................7
1.1.1. Từ .................................................................................................................7
1.1.2. Vốn từ ..........................................................................................................7
1.1.3. Vấn đề mở rộng vốn từ ...............................................................................8
1.2. Đặc điểm vốn từ của trẻ mầm non ................................................................9
1.2.1. Vốn từ xét về mặt số lượng ......................................................................10
1.2.2. Vốn từ xét về mặt cơ cấu từ loại ..............................................................12

1.2.3. Khả năng hiểu nghĩa của từ của trẻ mầm non .........................................13
1.2.4. Đặc điểm vốn từ của trẻ 4 - 5 tuổi ...........................................................14
1.3. Vai trò của hoạt động đọc thơ .....................................................................15
1.3.1. Vai trò của thơ ca đối với trẻ mầm non ...................................................15
1.3.2. Vai trò của hoạt động đọc thơ đối với trẻ mầm non ...............................17
1.4. Cơ sở sinh lý và tâm lý của trẻ 4 - 5 tuổi....................................................19


1.4.1. Cơ sở sinh lý của trẻ 4 - 5 tuổi .................................................................19
1.4.2. Cơ sở tâm lý của trẻ 4 - 5 tuổi ..................................................................20
Chƣơng 2: BIỆN PHÁP MỞ RỘNG VỐN TỪ CHO TRẺ 4 - 5 TUỔI
THÔNG QUA HOẠT ĐỘNG ĐỌC THƠ .....................................................28
2.1. Thực trạng vốn từ của trẻ 4 - 5 tuổi tại tường mầm non Hoa Sen - Thành
phố Vĩnh Yên - tỉnh Vĩnh Phúc ..........................................................................28
2.2. Các biện pháp mở rộng vốn từ cho trẻ 4 - 5 tuổi thông qua hoạt động đọc
thơ.........................................................................................................................31
2.2.1. Đàm thoại, giảng giải để trẻ hiểu về bài thơ ...........................................31
2.2.2. Đọc diễn cảm cho trẻ nghe và dạy cho trẻ học thuộc thơ ......................34
2.2.3. Sưu tầm các bài thơ theo từng chủ đề dạy học .......................................36
2.2.4. Sử dụng đồ dùng trực quan trong hoạt động đọc thơ .............................43
2.2.5. Sử dụng từ có cùng trường nghĩa.............................................................45
KẾT LUẬN ........................................................................................................45
TÀI LIỆU THAM KHẢO................................................................................46


MỞ ĐẦU
1. Lý do chọn đề tài
Giáo dục mầm non là bậc học đầu tiên trong hệ thống giáo dục quốc dân,
bậc học đặt nền móng cho sự phát triển về thể chất, nhận thức, tình cảm xã
hội và thẩm mỹ của trẻ. Những kỹ năng mà trẻ tiếp thu được qua chương trình

giáo dục mầm non sẽ là nền tảng cho việc học tập và thành công sau này.
Giáo dục mầm non sẽ chuẩn bị cho trẻ những kỹ năng như tự lập, sự kiềm
chế, khả năng diễn đạt rõ ràng, đồng thời hình thành hứng thú đối với việc
đến trường ở bậc học tiếp theo, tăng khả năng để sẵn sàng bước vào giai đoạn
giáo dục phổ thông. Để trẻ có bước đệm tốt nhất trước khi bước vào giáo dục
tiểu học cần có khả năng và sự phát triển ở năm lĩnh vực: Phát triển kỹ năng
ngôn ngữ và nhận thức, kỹ năng giao tiếp và hiểu biết chung, sự hình thành
tình cảm năng lực xã hội, sức khỏe và thể chất.
Phát triển ngôn ngữ là một trong các lĩnh vực phát triển quan trọng của
giáo dục mầm non. Trong đó mở rộng vốn từ là nền móng để phát triển ngôn
ngữ. Mở rộng vốn từ được tăng cường thông qua các môn học, các hoạt động
trong trường mầm non của trẻ. Đặc biệt thông qua môn học làm quen với các
tác phẩm văn học, cụ thể là hoạt động dạy trẻ đọc thơ, trẻ có thể phát triển
vốn từ một cách tốt nhất. Thông qua các bài thơ, trẻ có thể tiếp nhận được cái
hay cái đẹp của tiếng nói dân tộc, từ đó làm giàu cảm xúc, phát triển trí tưởng
tượng, khám phá những điều mới lạ trong thế giới xung quanh.
Giai đoạn 4 - 5 tuổi của trẻ là giai đoạn then chốt cần trang bị và hình
thành vốn từ phong phú để phát triển ngôn ngữ một cách tối đa. Dạy trẻ 4-5
tuổi đọc thơ là biện pháp hiệu quả để nâng cao mở rộng vốn từ ngữ. Với ý
nghĩa ấy, chúng tôi đã lựa chọn đề tài nghiên cứu: “Một số biện pháp mở
rộng vốn từ cho trẻ 4-5 tuổi thông qua hoạt động đọc thơ” nhằm tìm hiểu

3


vai trò của hoạt động đọc thơ để mở rộng vốn từ cho trẻ và tìm ra một số biện
pháp mở rộng vốn từ cho trẻ thông qua hoạt động này.
2. Lịch sử vấn đề
Phát triển ngôn ngữ cho trẻ là công việc quan trọng và cấp thiết, tạo điều
kiện để trẻ có sự tự tin trong giao tiếp. Vấn đề này đã được nhiều nhà khoa

học quan tâm nghiên cứu. Tác giả Nguyễn Xuân Khoa trong cuốn “Phát triển
ngôn ngữ cho trẻ mẫu giáo” (2004) đã nghiên cứu rất kĩ sự phát triển ngôn
ngữ của trẻ mẫu giáo. Trên cơ sở những đánh giá chung về đặc điểm tâm sinh
lý của trẻ ở lứa tuổi này, dựa trên mối quan hệ của bộ môn ngôn ngữ học với
bộ môn khác ông đã đưa ra một số phương pháp phát triển ngôn ngữ cho trẻ
mầm non, trong đó bao gồm cả vấn đề phát triển lời nói mạch lạc cho trẻ.
Nguyễn Xuân Khoa trong: Phát triển ngôn ngữ cho trẻ thông qua thơ,
truyên (1979), cũng đề cập đến nội dung phương pháp nhằm hình thành và
phát triển vốn từ ngữ cho trẻ.
Cùng với Nguyễn Xuân Khoa, Đinh Hồng Thái trong cuốn “ Giáo trình
phương pháp phát triển lời nói trẻ em” (2007) đã viết rất chi tiết về lời nói
mạch lạc và các hình thức, phương pháp phát triển lời nói mạch lạc cho trẻ
mẫu giáo.
Ngoài ra, vấn đề phát triển ngôn ngữ cho trẻ mầm non cũng được đề cập
trong những côn trình nghiên cứu của các tác giả khác như:
Nghiên cứu Phạm Thị Phú và Lê Thị Ánh Tuyết: “Phương pháp làm
quen với văn học ở trẻ mẫu giáo: Phương pháp và hình thức cho trẻ làm quen
với các tác phẩm văn học”.
Bên cạnh các công trình nghiên cứu chuyên sâu còn có các khóa luận
nghiên cứu như: Khóa luận tốt nghiệp của Nguyễn Thị Thùy Tiên, Trường
Đại học Tây Bắc, năm 2003: Biện pháp phát triển ngôn ngữ cho trẻ 5-6 tuổi
thông qua thơ Phạm Hổ.

4


Tuy nhiên các nghiên cứu trên chỉ tập trung và các hình thức, biện pháp
để giúp trẻ phát triển ngôn ngữ chứ chưa đi sâu và việc mở rộng vốn từ cho
trẻ thông qua hoạt động cụ thể là hoạt động đọc thơ trong trường mầm non.
Vì vậy đề tài này muốn đi sâu vào nghiên cứu một số biện pháp phát mở rộng

vốn từ cho trẻ 4 - 5 tuổi thông qua hoạt động đọc thơ.
3. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu
3.1. Mục đích nghiên cứu
Trên cơ sở thấy được vai trò của hoạt động đọc thơ đối với việc mở rộng
vốn từ ở trẻ 4 - 5 tuổi, đề tài tập trung tìm hiểu một số biện pháp mở rộng vốn
từ cho trẻ 4 - 5 tuổi thông qua hoạt động này.
3.2. Nhiệm vụ nghiên cứu
+ Nghiên cứu lí luận về vấn đề
+ Tiến hành thu thập và thống kê tư liệu nghiên cứu
+ Phân tích, miêu tả các biện pháp để mở rộng vốn từ qua hoạt động đọc
thơ
4. Đối tƣợng và phạm vi nghiên cứu
4.1. Đối tượng nghiên cứu
Đối tượng nghiên cứu của đề tài là biện pháp mở rộng vốn từ cho trẻ
4 - 5 tuổi thông qua hoạt động đọc thơ
4.2. Phạm vi nghiên cứu:
Đề tài chỉ xem xét khả năng mở rộng vốn từ ở trẻ 4 - 5 tuổi trường mầm
non Hoa Sen – Vĩnh Yên – Vĩnh Phúc thông qua một số bài thơ được sử dụng
trong chương trình giáo dục mầm non độ tuổi 4-5 tuổi hiện nay
5. Phƣơng pháp nghiên cứu
Thực hiện đề tài này, chúng tôi sử dụng phối hợp các phương pháp
nghiên cứu sau:
- Phương pháp thống kê

5


- Phương pháp miêu tả
- Phương pháp phân tích ngôn ngữ học
6. Cấu trúc của đề tài

Ngoài phần mở đầu, phần kết luận, danh mục tài liệu tham khảo, đề tài
được cấu trúc thành 2 chương
Chương 1: Cơ sở lí luận
Chương 2: Biện pháp mở rộng vốn từ cho trẻ 4 - 5 tuổi thông qua hoạt
động đọc thơ

6


NỘI DUNG
Chƣơng 1
CƠ SỞ LÝ LUẬN
1.1.Từ và vấn đề mở rộng vốn từ
1.1.1.Từ
Từ là vấn đề được nhiều nhà Việt ngữ học quan tâm tìm hiểu. Cho
đến nay, đã có khoảng 300 định nghĩa về từ. Ở đây chúng tôi dựa trên quan
điểm về từ tiếng Việt của Đỗ Hữu Châu trong “Từ vựng ngữ nghĩa tiếng
Việt”.
“ Từ của Tiếng Việt là một hoặc một số âm tiết cố định, bất biến mang
những đặc điểm ngữ pháp nhất định, nằm trong những kiểu cấu tạo nhất
định, tất cả ứng với một kiểu ý nghĩa nhất định, lớn nhất trong tiếng Việt”.
1.1.2. Vốn từ
Vốn từ của một ngôn ngữ là “tổng số và hệ thống toàn bộ từ và cụm
từ cố định của ngôn ngữ đó”. Mỗi một ngôn ngữ phát triển có một khối lượng
từ phong phú có thể lên tới hàng chục vạn từ. Vốn từ vựng của một ngôn ngữ
bao gồm nhiều lớp từ, nhiều nhóm từ không đồng nhất và có đặc trưng khác
nhau. Trong vốn từ vựng của bất kỳ ngôn ngữ nào cũng tồn tại những từ mới
và những từ cũ, những từ phổ biến chung và những từ địa phương, những từ
chuẩn mực và những từ vay mượn, từ chuyên môn.
Ví dụ: Vốn từ của ngôn ngữ Tiếng Việt có nhiều từ vay mượn từ tiếng

Hán hoặc tiếng Pháp (ghi - đông, gác - ba - ga... )
Với mỗi cá nhân, vốn từ không tỷ lệ thuận với vốn từ trong ngôn ngữ
chung của cả cộng đồng mà nó phụ thuộc vào sự phát triển trí tuệ, nhận thức,
văn hoá của mỗi cá nhân. Theo kết quả nghiên cứu của các nhà tâm lý học thì

7


vốn từ của những người có trình độ văn hoá cao là khoảng 6000 - 9000 từ,
của một nhà thiên tài là xấp xỉ 20.000 từ.
Dựa vào tần số sử dụng của các từ trong đời sống xã hội, người ta
phân chia vốn từ thành hai loại: vốn từ tích cực và vốn từ thụ động. Vốn từ
tích cực là những từ được con người nắm vững, có tần số sử dụng cao trong
cuộc sống hằng ngày. Vốn từ thụ động: gồm những từ ít hoặc không được sử
dụng. Đó là những từ không còn phù hợp với cuộc sống hiện tại (bao cấp, tem
phiếu...) hoặc mang nghĩa riêng, chưa được sử dụng rộng rãi.
Đối với trẻ mầm non, vốn từ tích cực là những từ trẻ hiểu được và
biết vận dụng trong các tình huống giao tiếp. Còn vốn từ thụ động là những từ
trẻ chưa hiểu ý nghĩa hoặc có hiểu nhưng không biết vận dụng trong giao tiếp
(không nói ra được). Như vậy nghiên cứu phát triển vốn từ cho trẻ không chỉ
là mở rộng vốn từ, làm giàu vốn từ về mặt số lượng mà phải tích cực hoá vốn
từ trong giao tiếp.
1.1.3. Vấn đề mở rộng vốn từ
Phát triển vốn từ cho trẻ là cơ sở của công tác phát triển ngôn ngữ.
Bởi vì từ là đơn vị có nghĩa của lời nói, có thể dùng độc lập, bao gồm đầy đủ
cả hai mặt: âm thanh và ý nghĩa. Trong từ phản ánh những sự vật, hiện tượng
của thế giới xung quanh cũng như các đặc điểm của nó. Việc phát triển vốn từ
cho trẻ phải được tiến hành cùng với việc mở rộng và nâng cao nhận thức của
trẻ về thế giới xung quanh. Đây là hai mặt có quan hệ hữu cơ và không thể
tách rời nhau. Trường mầm non có nhiệm vụ phát triển vốn từ cho trẻ cả về số

lượng và chất lượng. Dạy trẻ không chỉ biết nhiều từ, mà còn phải hiểu từ, sử
dụng từ đúng, loại ra những từ không đẹp trong lời nói của trẻ, dạy trẻ biết
cách sử dụng một số biện pháp tu từ đơn giản trong giao tiếp hàng ngày.
Phát triển vốn từ được hiểu như là một quá trình lâu dài trẻ tích lũy
vốn từ, hiểu nghĩa của từ và hình thành cách sử dụng từ trong các tình huống

8


giao tiếp cụ thể. Trẻ chỉ lĩnh hội nghĩa của từ khi nào từ được sử dụng trong
câu, trong lời nói. Vì vậy, công tác phát triển vốn từ cần được tiến hành chặt
chẽ với việc phát triển ngôn ngữ mạch lạc ở trẻ. Xem xét quá trình hình thành
và phát triển vốn từ ở trẻ, ta có thể thấy được trẻ lĩnh hội nghĩa cụ thể của từ
và nội dung khái niệm của từ, nó có liên quan đến quá trình nhận thức của trẻ;
đồng thời, trẻ còn lĩnh hội vốn từ như là một yếu tố của lời nói như cách sử
dụng từ, dùng từ thay thế, dùng từ có mức độ khác nhau, dùng từ trái nghĩa,
đồng nghĩa…, cách sử dụng từ trong câu.
Phát triển vốn từ có ý nghĩa quan trọng đối với sự phát triển toàn diện
của trẻ. Lĩnh hội vốn từ là điều kiện quan trọng để phát triển trí tuệ và để giải
quyết nhiệm vụ tích lũy và chính xác hóa biểu tượng, hình thành khái niệm,
phát triển tư duy. Vốn từ nghèo nàn ảnh hưởng đến giao tiếp của trẻ. Cùng
với việc phát triển vốn từ, chúng ta thực hiện nhiệm vụ giáo dục đạo đức và
thẩm mỹ.
Do đó, công tác phát triển vốn từ là hoạt động giáo dục có chủ định,
có kế hoạch nhằm giúp trẻ lĩnh hội vốn từ có hiệu quả.
1.2. Đặc điểm vốn từ của trẻ mầm non
Ngôn ngữ là công cụ để trẻ giao tiếp, học tập và vui chơi. Ngôn ngữ
giữ vai trò quyết định sự phát triển của tâm lý trẻ em. Bên cạnh đo ngôn ngữ
còn là phương tiện để giáo dục trẻ một cách toàn diện bao gồm sự phát triển
về đạo đức, tư duy nhận thức và các chuẩn mực hành vi văn hoá.

Trong đó vốn từ là nền móng để phát triển ngôn ngữ, mà ngôn ngữ
đóng vai trò quan trọng trong sự phát triển về trí tuệ của trẻ. Vốn từ được sử
dụng trong lới nói được coi là một phương tiện tác động rất tinh tế trong hệ
thống xây dựng môi trường sư phạm có định hướng, bởi trong ngôn ngữ nói
không chỉ có thông tin mà còn có cả ý nghĩa tình cảm.

9


Ngôn ngữ lúc đầu của trẻ còn sơ khai xuất phát từ thế giới xung
quanh. Các câu nói của trẻ chưa hoàn thiện mà phải trải qua quá trình trao đổi,
tiếp xúc với nhiều người xung quanh mà vốn từ của trẻ được tăng lên theo
thời gian. Từ những quá trình học hỏi đó mà câu nói của trẻ dần hoàn thiện và
nói được câu hoàn chỉnh. Sự phát triển ngôn ngữ của trẻ diễn ra nhanh nhất là
từ 0-6 tuổi (độ tuổi mầm non). Bắt đầu từ khi sinh ra trẻ chưa có ngôn ngữ
cho đến cuối 6 tuổi thì trẻ đã có thể sử dụng thành thạo ngôn ngữ trong các
hoạt động vui chơi, sinh hoạt hàng ngày. Đó được gọi là giai đoạn phát cảm
về ngôn ngữ. Nếu không có những điều kiện để phát triển ngôn ngữ trong giai
đoạn này thì về sau khó có thể phát triển một các tốt nhất.
1.2.1. Vốn từ xét về mặt số lượng
Ngôn ngữ của trẻ nhỏ phát triển theo mức độ tăng dần và ở mỗi mức
độ lại có những đặc trưng không giống nhau.
Trẻ sơ sinh thì chưa hiểu được ngôn ngữ của người lớn, mà ở độ tuổi
này thì trẻ mới chỉ có thể cảm nhận được giọng điệu, giọng nói của mẹ.
Bắt đầu từ tháng thứ 7 - 8, trẻ bắt đầu biết tên của mình. 10 - 11
tháng trẻ bắt đầu hiểu 1 số từ chỉ sự vật, người được thường xuyên tiếp xúc
với mình.
Từ tháng 12 trở đi bên cạnh các âm bập bẹ xuất hiện các từ chủ động
đầu triên. Ở 18 tháng tuổi, số từ bình quân là 11 từ; cháu ít nhất là 0; nhiều
nhất là 25 từ (trường hợp đặc biệt có đến 45 từ) trẻ bắt chước người lớn lặp lại

một số từ đơn gần gũi: mẹ, bà, bố…
Từ 19 đén 21 tháng, số lượng từ tăng nhanh. Đến 21 tháng trẻ đạt
tới 220 từ. Giai đoạn 21 - 24 tháng, tốc độ chậm lại, chỉ đạt từ 234 vào tháng
24, sau đó lại tăng tốc: 30 tháng đạt từ 434 từ, 36 tháng đạt 486 từ.

10


Do nhu cầu được giao tiếp ngày càng cao nên khả năng ngôn ngữ
của trẻ cũng được nâng cao dần theo độ tuổi. Một số nhà khoa học có đưa ra
các số liệu như sau:

N.D.LEVITOP:

3-5 tuổi

1000 từ

YU.U.Pratuxevich:

4-5 tuổi

1900 – 2500 từ

M. Becgiơrông:

3-5 tuổi

1222 từ


Còn theo Nguyễn Xuân Khoa nghiên cứu về ngôn ngữ của trẻ em ở
nội thành Hà Nội thì vốn từ của trẻ mầm non là:
Trẻ 4 tuổi: 1900 - 2000 từ
Trẻ 5 tuổi: 2500 - 2600 từ
Trẻ 6 tuổi: 3000 - 4000 từ
Theo thống kê của Đinh Hồng Thái, ở năm thứ 3 trẻ đã sử dụng
được trên 500 từ, phần lớn là danh từ, động từ, tính từ và các loại khác rất ít
danh từ chỉ đồ chơi, đồ dùng quen thuộc, các con vật gần gũi như: Mèo,
chim…động từ chỉ hoạt động gần gũi của trẻ và những người xung quanh
như: Ăn, uống, ngủ,…
Trẻ 4 tuổi có thể nắm được xấp xỉ 700 từ. Ưu thế vẫn thuộc về danh
từ và động từ. Hầu hết các loại từ đã xuất hiện trong vốn từ của trẻ.
Từ 5 - 6 tuổi vốn từ của trẻ tăng bình quân đến 1033 từ, tính từ và
các loại từ khác đã chiếm một tỉ lệ các hơn.
Tốc độ tăng vốn từ ở các độ tuổi khác nhau, chậm dần theo độ tuổi:
Cuối 3 tuổi so với đầu 3 tuổi vốn từ tăng 107%; cuối 4 tuổi so với đầu 4 tuổi
vốn từ tăng 40,58%; cuối 5 tuổi so với đầu 5 tuổi vốn từ tăng 10,40%; cuối 6
tuổi so với đầu 6 tuổi vốn từ cũng chỉ tăng 10.01%.

11


Số lượng vốn từ của trẻ do các nhà khoa học nghiên cứu là khác
nhau tuy nhiên đó là sự chênh lệch không lớn; bởi vì vốn từ của trẻ còn phụ
thuộc vào các yếu tố khác nhau như sự tiếp xúc với những người xung quanh,
trình độ của bố mẹ…
1.2.2.Vốn từ xét về mặt cơ cấu từ loại
Cơ cấu vốn từ của từ loại trong vốn từ của trẻ là một tiêu chí để
đánh giá chất lượng vốn từ. Số lượng từ loại càng nhiều bao nhiêu thì càng
tạo điều kiện cho trẻ diễn dạt thuận lợi bấy nhiêu. Các loại từ xuất hiện dần

dần trong vốn từ của trẻ. Ban đầu chủ yếu là danh từ sau đó đến động từ và
tính từ; các loại từ khác xuất hiện muộn hơn.
Theo nhà nghiên cứu Lưu Thị Lan
Lứu tuổi

Từ loại/ tỉ lệ (%)
Danh từ

Tính từ

Trạng từ

3 tuổi

40,2%

7,8%

2,4%

5 tuổi

35,52%

8,64%

3,73%

6 tuổi


30,97%

30,97%

Số lượng tính từ, trạng từ tăng lên ở độ tuổi mẫu giáo lớn và danh
từ thì giảm đi so với lứa tuổi nhà trẻ.
Theo Đinh Hồng Thái, trẻ 3 - 4 tuổi, về cơ bản trong vốn từ của trẻ
đã có đủ các từ loại. Tuy nhiên tỷ lệ danh từ và tính từ cao hơn nhiều so với
các từ loại khác: Danh từ chiếm 38%; động từ 32%; còn lại là tính từ 6,8%;
đại từ 3,1%; phó từ 7,8%; tình thái từ 4,7%; quan hệ từ và số từ còn ít xuất
hiện (số từ 2,5%; quan hệ từ 1,7%).
Giai đoạn 5 - 6 cũng là giai đoạn hoàn thiện một bước cơ cấu từ
loại trong vốn từ của trẻ. Tỉ lệ danh từ, động từ giảm đi (chỉ còn khoảng 50%)
nhường chỗ cho tính từ và các loại từ khác tăng lên: Tính từ đạt tới 15%, quan
hệ từ tăng lên đến 5,7 %; còn lại là các loại từ khác.

12


1.2.3. Khả năng hiểu nghĩa của từ của trẻ mầm non
Khả năng hiểu nghĩa của từ là quá trình đi từ hình ảnh cảm giác đến
sự khái ý nghĩa.
Theo Fedorenko (Nga), ở trẻ em có 5 mức độ hiểu nghĩa khái quát
của từ như:
- Mức độ 0: Cuối tuổi lên 1, đầu tuổi lên 2, trẻ tương ứng tên gọi với một
người cụ thể, một đồ vật cụ thể (bà, Hùng, bàn, bát…) để chỉ một vật cụ thể,
riêng biệt (nghĩa biểu danh).
- Mức độ thứ nhất của sự khái quát: Cuối tuổi lên hai, trẻ nắm được
mức độ thứ nhất của sự khái quát, tức là tên gọi chung của đối tượng cùng
loại (đồ vật, hành động, tính chất): “Bóng” chỉ một quả bóng bất kỳ, “búp bê”

chỉ một con búp bê bất kỳ nào… (nghĩa biểu niệm ở mức độ thấp).
- Mức độ thứ hai của sự khái quát: Trẻ nắm được mức độ thứ hai của sự
khái quát, tức là tên gọi chung của những sự vật không cùng loại: “Quả” có
thể chỉ bất kỳ loại quả nào (Quả cam, đu đủ, chuối…). “Xe” có thể chỉ bất kỳ
loại xe nào (ô tô, xích lô…).
+ Cam, chuối, đu đủ: Mức độ thứ nhất của sự khái quát.
+ Quả: mức độ thứ hai của sự khái quát.
- Mức độ thứ ba của sự khái quát: Trẻ khoảng 5-6 tuổi có thể nắm được
mức độ thứ ba của sự khái quát: “đồ vật” có thể chỉ đồ chơi (búp bê, ôtô, máy
bay…), đồ gỗ (giường, tủ, bàn ghế…), đồ nấu bếp (nồi, bát, chảo…).
+ Búp bê: Mức độ thứ nhất của sự khái quát.
+ Đồ chơi: Mức độ thứ hai của sự khái quát.
+ Đồ vật: Mức độ thứ ba của sự khái quát.
- Mức độ thứ tư của sự khái quát: Là những biểu thị sự khái quát tối đa
như: Vật chất, hành động, trạng thái, chất lượng, số lượng, quan hệ, khái
niệm… Khả năng nắm được mức độ thứ tư của sự khái quát xuất hiện vào

13


tuổi thiếu niên. Trẻ mẫu giáo 5 - 6 tuổi cũng có thể hiểu được một số khái
niệm mang tính khái quát ở mức độ 4 nhưng phải thường xuyên được làm
quen, hiểu được nghĩa của từ, được thực hành với những từ ngữ đó và gắn với
những tình huống cụ thể (từ hạnh phúc...).
1.2.4. Đặc điểm vốn từ của trẻ 4-5 tuổi
Sự phát triển ngôn ngữ gắn liền với sự mở rộng giao lưu của trẻ đối với
thế giới xung quanh, với con người, với đồ vật và thiên nhiên. Việc mở rộng
phạm vi tiếp xúc và các mối quan hệ xã hội giúp cho khả năng tri giác của
trẻ nhanh nhạy hơn. Khả năng nhận thức và ngôn ngữ của trẻ ở giai đoạn
4- 5 tuổi này có những bước tiến mới đáng kể. Ở thời kì này, trẻ hoàn thiện

dần về mặt ngữ âm, các phụ âm đầu, âm cuối, âm đệm, thanh điệu dần được
định vị. Trẻ từ 4 - 5, tuổi khả năng nhận thức vốn từ tăng lên một cách đáng
kể.
Theo nghiên cứu của Y.Pratuxevich: 4 tuổi trẻ có 1900 từ và 5 tuổi
là 2500 từ. Với sự nghiên cứu của Nguyễn Xuân Khoa về ngôn ngữ của trẻ
nội thành thì vốn từ của trẻ là: 4 tuổi từ 1900 từ đến 2000 từ và 5 tuổi trẻ có
từ 2500 từ đến 2600 từ. Trẻ học từ mới nhanh hơn, phát âm các từ tốt hơn so
với các giai đoạn lứa tuổi trước. Chính vì lẽ đó mà vốn từ của trẻ ở giai đoạn
này phong phú, bao gồm nhiều từ loại. Số lượng các từ loại: Danh từ, tính từ,
đại từ, trạng từ được tăng lên một cách đáng kể, trẻ hiểu được ý nghĩa của
nhiều từ loại khác nhau và biết sử dụng chúng để thể hiện mối liên hệ đa dạng
giữa các sự vật và hiện tượng về thơi gian, định hướng không gian, số
lượng, nguyên nhân và kết quả.
Theo Nguyễn Minh Loan, Tìm hiểu vốn từ của trẻ mẫu giáo 5 tuổi,
khóa luận tốt nghiệp khoa Mầm non, trường Đại học Sư phạm Hà Nội, 1993,
các từ loại trong lời nói của trẻ 5 tuổi.

14


Bảng 1.2. Các từ loại trong lời nói của trẻ 5 tuổi
Từ loại

Số lƣợng

Tỉ lệ( so với vốn từ) đã
thống kê

Thực từ


Hư từ

Danh từ

291

40%

Động từ

230

30%

Tính từ

58

7,3%

Đại từ

25

2,7%

Số từ

17


1,8%

Phó từ

62

7,5%

Ngữ thái từ

38

4,6%

Quan hệ từ

16

1,5%

Trẻ chủ động giao tiếp ngôn ngữ với những người xung quanh và
hay đặt các câu hỏi như: “Như thế nào?”; “Làm gì?”; “Bao giờ?”; “Tại
sao?”… Những câu hỏi, câu trả lời hay những câu nói của trẻ ngày càng
được hoàn thiện hơn. Sử dụng những kĩ năng đó để hoạt động, di chuyển. Trẻ
biết sử dụng vốn ngôn ngữ của mình để tham gia vào các trò chơi cùng bạn
bè, cô giáo một cách say sưa, nhiệt tình và giao tiếp khéo léo hơn. Trẻ có thể
diễn tả những hành động phức tạp và hăng hái kể về những điều xảy ra với
nó. Khả năng tiếp thu và sử dụng tiếng mẹ đẻ trong giao tiếp hằng ngày
của trẻ ngày càng tốt hơn.
1.3. Vai trò của hoạt động đọc thơ

1.3.1. Vai trò của thơ ca đối với trẻ mầm non
1.3.1.1. Thơ ca giúp trẻ cảm nhận cái hay cái đẹp trong tiếng nói dân tộc
Ngay từ khi lọt lòng trẻ được nghe tiếng hát ru của mẹ cũng là lần
đầu tiên trẻ được nghe giọng nói của con người - tiếng mẹ đẻ. Tuy đứa trẻ

15


chưa thể hiểu được những nội dung câu thơ mẹ hát nhưng lại dễ tiếp nhận
nhạc điệu, vần điệu của nó. Thật tuyệt khi một đứa trẻ bắt đầu học nói lại
được tiếp xúc với thơ ca, ngày qua ngày âm hưởng của nó cứ thấm dần vào
tâm hồn của trẻ. Lời hay ý đẹp của thơ ca sẽ giúp các cháu biết nói đúng, nói
hay, được miễn dịch khỏi thói ăn nói bừa bãi, thô lỗ, thói nói tục chửi bậy,
giúp trẻ gần hơn tới cái đẹp của tiếng mẹ đẻ.
1.3.1.2. Thơ ca làm giàu thế giới cảm xúc của trẻ
Thơ ca thể hiện thế giới nội tâm ở nhiều sắc thái, cung bậc khác
nhau. Có những câu thơ đọc lên nghe thật vui tai, thật sảng khoái. Ngược lại
có những câu thơ nghe sao mà da diết, day dứt lòng người. Những sắc thái
tình cảm đó đã khơi dậy ở trẻ những cảm xúc phong phú về con người, hun
đúc ở trẻ một tâm hồn nhạy cảm và giàu lòng nhân ái. Thơ ca giúp nuôi
dưỡng và phát huy những đặc tính vốn có của trẻ như dễ xúc động, dễ đồng
cảm khi tiếp xúc với con người và cảnh vật thế giới xung quanh. Đó là cái
vốn quý giá để sống và làm viếc cần cho mọi người. Nhiều công trình nghiên
cứu gần đây chứng minh rằng để có chất lượng cuộc sống cao và để thành đạt,
người ta không chỉ cần có chỉ số trí tuệ ( IQ) cao mà rất cần có hệ số cảm xúc
( EQ) cao. Một tâm hồn giàu cảm xúc, giàu lòng yêu thương đó là tâm hồn
của người biết hướng thiện, biết chia sẻ niềm vui nỗi buồn với mọi người.
Thơ ca là nguồn năng lượng dồi dào bồi bổ cho thế giới cảm xúc của trẻ khi
lớn lên trẻ luôn có được những trạng thái tinh thần lành mạnh, cân bằng giúp
thành đạt trong cuộc sống.

1.3.1.3. Thơ ca phát triển mạnh trí tưởng tượng của trẻ
Sự phản ánh hiện thực của thơ ca vừa thực lại vừa hư điều đó giúp
trẻ phát triển mạnh trí tưởng tưởng. Hơn nữa nghệ thuật nhân cách hóa trong
thơ là sự kết hợp hài hòa giữa tình yêu thương với trí tưởng tượng và đó chính
là đặc điểm tâm lý nổi bật của trẻ nhỏ. Sự vật xung quanh trong con mắt của

16


trẻ thơ bao giờ cũng có hồn, nhuộm màu xúc cảm và bay bổng đến kỳ diệu.
Bằng sức tưởng tượng thơ ca còn giúp trẻ có một tâm hồn giàu ước mơ sớm
hình thành những tiền đề của hoạt động sáng tạo, hình dung ra những cái sẽ
có và mong muốn làm nên những điều tốt lành.
1.3.1.4 Thơ ca giúp trẻ khám phá những điều mới lạ trong thế giớ xung
quanh
Ngôn ngữ trong lòng thơ ca rất giàu hình ảnh. Trong thơ ca những
mối quan hệ tốt đẹp giữa con người với nhau, những thái độ thân thiết giữa
con người với thiên nhiên đều là nội dung phong phú bồi bổ cho đời sống tinh
thần của các cháu nhỏ. Đọc thơ còn giúp trẻ khám phá những “quy luật đối
nhân xử thế”, những vẻ đẹp trong thiên nhiên và trong cuộc sống của con
người, giúp trẻ có cách nhìn cách nghĩ, cách cảm hồn nhiên trong sáng đối với
thế giới xung quanh, nhạy cảm trước cái đẹp do đó dễ tiếp nhận điều hay lẽ
phải.
1.3.2. Vai trò của hoạt động đọc thơ đối với trẻ mầm non
Thơ là tiếng nói hồn nhiên nhất của tâm hồn, vì thế thơ rất dễ đi vào lòng
người. Ngay từ thủa lọt lòng, qua lời ru ngọt ngào của mẹ, dù chưa biết
thưởng thức những nhịp điệu êm dịu lúc lên bổng, lúc xuống trầm, lúc ngâm
nga của lời thơ đã góp phần tạo nên một thế giới tình cảm của bé. Thậm chí
khi đã về già, ông, bà, cha, mẹ vẫn còn nhớ một cách sâu sắc những cảm giác
của buổi ban đầu khi được nghe tiếng ru hời ru hỡi. Đó là những ký ức đã ảnh

hưởng sâu sắc đến nhân cách mỗi con người.
Trẻ thơ có một tâm hồn rất nhạy cảm với cái đẹp. Đây là lứa tuổi bắt đầu
của sự nhận thức và những tình cảm mãnh liệt, các em yêu thơ, thích thơ và
có nhu cầu đọc thơ. Trẻ em đến với thơ ca bằng những rung động đầu tiên
ngọt ngào nhất, say mê nhất, những suy nghĩ phóng túng nhất. Chính vì vậy,
thơ ca có vai trò quan trọng góp phần hình thành và phát triển nhân cách trẻ.

17


Thơ là một phần của cuộc sống gợi lên cho trẻ những cảm xúc lành mạnh, thơ
giúp trẻ nhận thức thế giới xung quanh về con người, về cuộc sống xã hội
xung quanh trẻ. Vì vậy thơ góp phần giáo dục thẩm mỹ và phát triển ngôn
ngữ.
Lứa tuổi mầm non là tuổi đang "học ăn học nói". Vì vậy, chương trình
mầm non đã dành một tỷ lệ thời gian tương đối nhiều để dạy thơ ca và kể
chuyện cho trẻ em. Nhằm làm cho ngôn ngữ của trẻ em phát triển một cách
trong sáng và tốt đẹp, thông qua thơ ca và kể chuyện chọn lọc và phù hợp lứa
tuổi mầm non. Trẻ em sẽ được tiếp xúc với những lời hay, ý đẹp, được giáo
dục về mặt tình cảm, đạo đức xã hội, đồng thời khơi dậy mặt năng khiế u thảm
mỹ.
Ngôn ngữ nghệ thuật được sử dụng rộng rãi trong công tác giáo dục trẻ
em trước tuổi đi học. Các em thích được nghe những truyện cổ tích, thơ ca và
truyện kể dân gian. Một nội dung lý thú, một nguồn tưởng tượng giàu có,
những hình tượng nghệ thuật trong sáng là những cái lôi cuốn sự chú ý của
các em, đem lại cho các em nguồn vui và đồng thời có tác dụng giáo dục các
em.
Giá trị của những tác phẩm có ngôn ngữ nghệ thuật là ở chỗ chúng có
ảnh hưởng đến sự phát triển toàn diện của trẻ em. Những truyện kể, truyện
dân gian, những bài thơ hiện thực là một trong các hình thức nhận thức thế

giới của các em, giúp các em chính xác hóa những bỉểu tượng đã có về thực tế
xã hội xung quanh, từng bước cung cấp thêm những khái niệm mới, và mở
rộng kinh nghiệm sống cho các em.
Nhà văn Goorki đã nhiều lần nói về ảnh hưởng lớn của ngôn ngữ nghệ
thuật đến sự phát triển ngôn ngữ trẻ em. Ông nói rằng có nhiều em nhỏ học
tiếng mẹ đẻ trong những ca dao, tục ngữ và câu đố vui.

18


Trong đó thơ ca là sự nhịp nhàng cân đối các giai điệu, tiết tấu của ngôn
ngữ. Thơ ca góp phần làm giàu có vốn ngôn ngữ, đặc biệt ngôn ngữ thi ca của
trẻ. Và kết quả của những lần học thơ ca ở trường, lớp, mẫu giáo còn làm trẻ
có hứng thú với nôn ngữ của tác phẩm nghệ thuật, yêu thích ngôn ngữ thơ ca
và yêu thích đọc thơ. Từ đó, ngôn ngữ nghệ thuật trở thành sở hữu của chính
đứa trẻ. Ví dụ, trẻ giải thích: “Biển là dòng sông chỉ có một bờ” hay bộc lộ
những cảm xúc thành thơ:
“Ông mặt trời óng ánh
Tỏa nắng hai mẹ con”
(Ông mặt trời – Ngô Thị Bích Hiền)
“Mặt trời lạnh xuống bờ ao
Ngọn khói xanh lên, lúng liếng.”
(Khi mùa thu sang – Trần Đăng Khoa)
1.4. Cơ sở sinh lý và tâm lý của trẻ 4 - 5 tuổi
1.4.1. Cơ sở sinh lý của trẻ 4 - 5 tuổi
Khi ra đời, não bộ của trẻ chưa phát triển đầy đủ, mặc dù hình thái và
cấu tạo giải phẫu của nó không khác gìnão của người lớn là mấy. Ở trẻ sơ
sinh: Não bộ có kích thước nhỏ, khoảng 370-392 (1/8 - 1/9 trọng lượng cơ
thể). Trong 9 năm đầu, trọng lượng não trẻ tăng lên gấp đôi so với lúc đầu khi
sinh ra; khi 3 tuổi, tăng gấp 3 và đa số các tế bào thần kinh đã được biệt hóa.

Học thuyết về các hệ thống tín hiệu đã khẳng định: Ngôn ngữ là hệ
thống tín hiệu thứ hai, là sự hoạt động đặc biệt của vỏ bán cầu đại não. Hệ
thống tín hiệu thứ hai có được nhờ những kích thích trừu tượng như ngôn
ngữ, lời nói, chữ viết… việc phát triển ngôn ngữ phải liên quan mật thiết đến
việc phát triển và hoàn thiện bán cầu đại não và hệ thần kinh nói chung.
Nhược điểm về vận động: Khả năng phân tiết, cấu tạo, cũng như khả
năng phối hợp vận động của cơ quan phát âm chưa tốt, vì vậy trẻ không thể

19


phát âm đúng ngay tất cả các âm thanh ngôn ngữ. Ngoài ra còn có nhược
điểm về tri giác: Do tri giác chưa tinh tế, khả năng chú ý còn yếu nên trẻ chưa
phân biệt được sự khác biệt tinh tế trong cách phát âm (luộc – luột). Trẻ chưa
chú ý đồng đều đến các thành phần trong âm tiết, cách sử dụng các từ trong
câu. Các âm tiết gần giống nhau, các âm đệm được đọc lướt, các từ không
được nhấn mạnh thường không được trẻ chú ý (xoài – xài, uống – uốn)…
Khả năng ghi nhớ của trẻ còn hạn chế, trẻ không nhớ hết các âm đã tiếp
thu, trật tự các từ trong câu, vì thế có hiện tượng trẻ bỏ bớt từ, bớt âm khi nói,
hay trật tự từ trong câu không chính xác. Tư duy của trẻ cũng vậy, cũng còn
khá hạn chế, kinh nghiệm sống và kinh nghiệm dùng từ của trẻ chưa được
luyện tập nhiều, vì vậy có hiện tượng trẻ dùng từ sai dẫn đến việc trẻ nói câu
sai.
Khả năng phát âm của trẻ tỉ lệ thuận theo lứa tuổi, trẻ càng lớn phát âm
càng chính xác và rõ ràng hơn. Tuy nhiên, trẻ ở đầu độ tuổi từ 4 – 5 tuổi có
cách phát âm chưa thật sự ổn định, ta vẫn có thể bắt gặp những hiện tượng nói
lắp, nói ngọng, thay thế những âm khó bằng những âm dễ như: rùa – dùa,
khuyếch khoác – khếch khác…và giọng của trẻ còn kéo dài, chưa gọn. Nhưng
khi bước sang cuối độ tuổi, trẻ phát âm có nhiều tiến bộ và phát âm đúng hầu
hết các hình thức âm thanh của ngôn ngữ tiếng mẹ đẻ và phát âm đúng cả sáu

thanh điệu.
1.4.2. Cơ sở tâm lý của trẻ 4 - 5 tuổi
1.4.2.1. Hoàn thiện hoạt động vui chơi và sự hình thành xã hội trẻ em
Ở lứa tuổi mẫu giáo bé, hoạt động vui chơi của trẻ đã phát triển
mạnh. Nhưng chỉ ở độ tuổi mẫu giáo nhỡ, hoạt động vui chơi mới mang đầy
đủ ý nghĩa của nó nhất. Có thể nói rằng hoạt động vui chơi ở lứa tuổi mẫu
giáo nhỡ và mẫu giáo lớn phát triển tới mức hoàn thiện, được thể hiện ở
những đặc điểm sau đây: Trong hoạt động vui chơi, trẻ thể hiện rõ rệt tính tự

20


lực, tự do và chủ động. Tính tự lực, tự do của trẻ biểu hiện ở các điểm sau
đây:
Trong việc lựa chọn chủ đề và nội dung chơi: Do có ít nhiều vốn sống
nhờ tiếp xúc hằng ngày với thế giới đồ vật, giao tiếp rộng rãi với những người
xung quanh tạo điều kiện cho trẻ tự do lựa chọn chủ đề chơi và phản ánh vào
vai chơi những mảng hiện thực mà mình quan tâm.
Trong việc lựa chọn bạn cùng chơi: Vào cuối tuổi mẫu giáo nhỡ và lớn,
cá tính của trẻ đã bắt đầu bộc lộ rõ rệt, mỗi em có mỗi tính, mỗi nết. Do đó trẻ
cần phải lựa chọn bạn "tâm đầu ý hợp" với mình.
Trong việc tự do tham gia vào trò chơi nào mà mình thích và tự do rút ra
khỏi những trò chơi mà mình đã chán: Khi tự nguyện tham gia vào các cuộc
chơi thì trẻ chơi một cách say sưa, chơi hết mình, nhưng khi đã chán thì cũng
sẽ bỏ cuộc một cách nhẹ nhàng.
Trong hoạt động vui chơi, trẻ đã biết thiết lập những quan hệ rộng rãi và
phong phú với các bạn cùng chơi: Một xã hội trẻ em được hình thành.
Hoạt động vui chơi, mà đặc biệt là trò chơi đóng vai theo chủ đề là loại
hoạt động cùng nhau đầu tiên của trẻ em. Không có sự phối hợp với nhau giữa
các thành viên thì không thành trò chơi. Ở lứa tuổi này, việc chơi của các em

tương đối thành thạo và chơi với nhau trong nhóm bạn đã trở thành một nhu
cầu cấp bách. Đã chơi thì phải có vai nọ vai kia mới thú vị. Một trò chơi của
trẻ mẫu giáo nhỡ và lớn thường có nhiều vai hơn của trẻ mẫu giáo bé mặc dù
có thể cùng một chủ đề. Như vậy các quan hệ trong trò chơi của trẻ đã được
mở rộng hơn nhiều so với trẻ mẫu giáo bé. Vào cuối tuổi mẫu giáo, trẻ còn
biết liên kết các trò chơi theo các chủ đề khác nhau, làm cho các mối quan hệ
trở nên phong phú hơn. Quan hệ của trẻ ngày càng được đa dạng hơn chẳng
khác nào một xã hội người lớn thu nhỏ lại.

21


Ở tuổi mẫu giáo nhỡ và lớn việc chơi trong nhóm bạn bè là một nhu cầu
bức bách. Đặc biệt là nhu cầu giao tiếp với bạn bè đang phát triển rất mạnh.
Từ đó những " xã hội trẻ em " thực sự được hình thành. "Xã hội trẻ em " này
còn khác xa so với xã hội người lớn. Hợp rồi tan, tan rồi hợp, thực và chơi,
chơi và thực. Đó chính là nét độc đáo của cái xã hội ấy. Nhưng chính những
mối quan hệ xã hội đầu tiên trong nhóm bạn bè này lại có một ý nghĩa lớn lao
đối với cả đời người sau này.
Cấu trúc của cái " xã hội trẻ em " cũng rất phức tạp. Trong cái xã hội ấy
mỗi đứa trẻ có một vị trí nhất định. Vị trí đó được thể hiện ở chỗ bạn bè trong
nhóm đối xử với các em như thế nào. Vị trí trong nhóm bạn cùng tuổi ảnh
hưởng một cách sâu sắc đến sự phát triển nhân cách của trẻ.
Vào cuối tuổi mẫu giáo, đã bắt đầu xuất hiện vai trò "thủ lĩnh". Đó là đứa
trẻ được các bạn tôn sùng và vị nể nhất. Hiện tượng thủ lĩnh xuất hiện trong
nhóm bạn là điều làm cho người lớn phải đặc biệt quan tâm, không nên để
tình trạng chỉ có một em luôn luôn làm thủ lĩnh còn những đứa trẻ khác chỉ
biết phục tùng.
"Xã hội trẻ em" cũng dần dần hình thành những dư luận chung. Dư luận
chung thường được bắt nguồn từ những nhận xét của người lớn đối với trẻ

em, cũng có thể do trẻ em nhận xét lẫn nhau. Dư luận chung ảnh hưởng khá
lớn đối với sự lĩnh hội những chuẩn mực hành vi đạo đức của trẻ trong nhóm
và qua đó ảnh hưởng đến nhân cách của từng đứa trẻ.
Nhóm trẻ cùng chơi là một trong những cơ sở xã hội đầu tiên của trẻ
em, do đó người lớn cần tổ chức tốt hoạt động của nhóm trẻ ở lớp mẫu gi áo
cũng như ở gia đình, khu tập thể, xóm dân cư... để tạo môi trường lành mạnh
có tác dụng giáo dục tích cực đối với trẻ.
1.4.2.2. Sự phát triển chú ý, ngôn ngữ
Sự phát triển chú ý:

22


×