Tải bản đầy đủ (.doc) (11 trang)

TP63 03 vệt hằn lún bánh xe của hỗn hợp bê tông nhựa sử dụng thiết bị phân tích mặt đường bê tông nhựa (APA)

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (162.88 KB, 11 trang )

AASHTO TP63-03

TCVN xxxx:xx

Tiêu chuẩn thí nghiệm

Vệt hằn lún bánh xe của hỗn hợp bê tông nhựa
sử dụng thiết bị phân tích mặt đường bê tông
nhựa (APA)
AASHTO TP 63-03
LỜI NÓI ĐẦU
 Việc dịch ấn phẩm này sang tiếng Việt đã được Hiệp hội Quốc gia về đường bộ và vận tải
Hoa kỳ (AASHTO) cấp phép cho Bộ GTVT Việt Nam. Bản dịch này chưa được AASHTO
kiểm tra về mức độ chính xác, phù hợp hoặc chấp thuận thông qua. Người sử dụng bản
dịch này hiểu và đồng ý rằng AASHTO sẽ không chịu trách nhiệm về bất kỳ chuẩn mức
hoặc thiệt hại trực tiếp, gián tiếp, ngẫu nhiên, đặc thù phát sinh và pháp lý kèm theo, kể cả
trong hợp đồng, trách nhiệm pháp lý, hoặc sai sót dân sự (kể cả sự bất cẩn hoặc các lỗi
khác) liên quan tới việc sử dụng bản dịch này theo bất cứ cách nào, dù đã được khuyến
cáo về khả năng phát sinh thiệt hại hay không.
 Khi sử dụng ấn phẩm dịch này nếu có bất kỳ nghi vấn hoặc chưa rõ ràng nào thì cần đối
chiếu kiểm tra lại so với bản tiêu chuẩn AASHTO gốc tương ứng bằng tiếng Anh.

1


TCVN xxxx:xx

AASHTO TP63-03

2



AASHTO TP63-03

TCVN xxxx:xx

Tiêu chuẩn thí nghiệm

Vệt hằn lún bánh xe của hỗn hợp bê tông nhựa
sử dụng thiết bị phân tích mặt đường bê tông
nhựa (APA)
AASHTO TP 63-03
1

PHẠM VI ÁP DỤNG

1.1

Phương pháp này mô tả trình tự thí nghiệm vệt hằn lún bánh xe của hỗn hợp bê tông
nhựa sử dụng bằng thiết bị phân tích mặt đường bê tông nhựa (APA)

1.2

Các giá trị dùng trong tiêu chuẩn này theo hệ SI. Các giá trị đặt trong dấu ngoặc đơn
chỉ được dùng cho mục đích thông tin.

1.3

Tiêu chuẩn này bao gồm việc sử dụng vật liệu, thiết bị và cách vận hành có thể gây
nguy hiểm. Tiêu chuẩn không đưa ra vấn đề đảm bảo an toàn. Người sử dụng tiêu
chuẩn này phải có trách nghiệm đảm bảo sức khoẻ và an toàn trong suốt quá trình sử

dụng.

2

TÀI LIỆU VIỆN DẪN

2.1

Tiêu chuẩn AASHTO:









M 323, Thiết kế hỗn hợp theo phương pháp Superpave
PP 35, Đánh giá thiết bị đầm xoay Superpave (SGCs)
R 30, Bảo dưỡng hỗn hợp bê tông nhựa nóng (HMA)
T 166, Tỷ trọng khối của mẫu bê tông nhựa nóng đã được đầm chặt bằng cách sử
dụng mẫu bão hoà khô bề mặt
T 168, Lấy mẫu hỗn hợp bê tông nhựa nóng
T 209, tỷ trọng lớn nhất lý thuyết và khối lượng thể tích của hỗn hợp bê tông nhựa
nóng
T 269, Độ rỗng dư của mẫu bê tông nhựa cấp phối chặt và cấp phối hở đã được
đầm chặt
T 312, Chuẩn bị mẫu và xác định khối lượng thể tích của mẫu bê tông nhựa nóng
(HMA) bằng thiết bị đầm xoay Superpave (SGCs)


3

DỤNG CỤ VÀ THIẾT BỊ

3.1

APA – Là 1 thiết bị có thể điều chỉnh được nhiệt độ, được thiết kế để thí nghiệm vệt
hằn lún bánh xe của hỗn hợp bê tông nhựa bằng cách tác dụng lên trên bề mặt mẫu
một tải trọng lặp theo phương thẳng thông qua các ống cao su áp lực.

3


TCVN xxxx:xx

AASHTO TP63-03

3.1.1

APA có khả năng duy trì và điều chỉnh được được nhiệt độ của buồng chứa mẫu trong
phạm vi từ 4-72oC (40 -160oF) với sai số 1oC (2oF)

3.1.2

APA có khả năng gia tải độc lập trên 3 bánh xe với tải trọng đạt tới 534 N (120 lbf) trên
từng bánh xe. Tải trọng thí nghiệm được điều chỉnh cho đạt tới tải trọng thí nghiệm
thông qua bộ phận điều chỉnh lực.

3.1.3


Áp lực trong ống cao su có thể điều chỉnh được và duy trì ở giá trị 830 kPa (120 psi).

3.1.4

APA có khả năng thí nghiệm đồng thời được 6 mẫu hình trụ tròn.

3.1.5

APA có bộ phận đếm số chu kỳ tác dụng tải tự động. Sau khi số chu kỳ tác dụng tải kết
thúc, APA sẽ tự động dừng máy.

3.1.6

Các ống cao su áp lực được khuyên dùng loại của nhà sản xuất APA (ví dụ: ống cao
su áp lực của Công ty Gates 77A Paint Spray and Chemical, 19.0mm, 5.17Mpa (750
psi), W.P.GL 07148). Các ống cao su áp lực sẽ được thay thế khi mặt ngoài bị sờn,
rách. Trong quá trình thay thế, phải tuân thủ theo đúng hướng dẫn của nhà sản xuất.

3.2

Cân có khả năng cân được 12000 g, có độ chính xác 0.1 g.

3.3

Các dụng cụ để trộn mẫu (chậu, xẻng, bay…)

3.4

Tủ sấy để làm nóng cốt liệu và nhựa đường.


3.5

Đầm xoay Superpave (SGC) và các khuôn cối theo quy định tại T 312.

4

CHUẨN BỊ MẪU THÍ NGHIỆM

4.1

Số lượng mẫu thí nghiệm - 6 mẫu hình trụ tròn, đường kính 150 mm (6 in.), chiều cao
75mm (3 in.).

4.2

Mẫu khoan về từ mặt đường :

4.2.1

Các mẫu khoan về từ mặt đường phải có đường kính 150 mm (6 in.), chiều cao 75 ± 3
mm (3.0± 0.1 in.); hai bề mặt mẫu phải vuông góc với trục mẫu và sai số bề mặt không
quá 5 mm. Trong trường hợp mẫu có chiều cao thấp hơn 72 mm thì phải dùng thành
cao đắp thêm vào 1 mặt của mẫu, thí nghiệm được thực hiện trên bề mặt không bị
cưa cắt.

4.3

Hỗn hợp bê tông nhựa lấy tại trạm trộn:


4.3.1

Hỗn hợp bê tông nhựa được lấy từ trạm trộn theo quy định tại T 138. Sau đó được
chế bị với số chày đầm xoay là N des theo quy định tại M 323. Tránh làm nóng lại hỗn
hợp bê tông nhựa lấy về từ trạm trộn.

4.4

Hỗn hợp bê tông nhựa được trộn trong phòng thí nghiệm:

4.4.1

Hỗn hợp bê tông nhựa được phối trộn theo đúng công thức phối trộn đã thiết kế.

4


AASHTO TP63-03

TCVN xxxx:xx

4.4.2

Nhiệt độ trộn được xác định là nhiệt độ để nhựa đường đạt được độ nhớt là 170± 20
cSt. Trường hợp sử dụng nhựa đường cải tiến, nhiệt độ trộn do nhà cung cấp nhựa
cung cấp.

4.4.3

Sấy nóng hỗn hợp cốt liệu và vôi bột (nếu sử dụng) trước, sau đó đổ nhựa đường vào

và trộn cho tới khi nhựa dính bám trên toàn bộ bề mặt các hạt cốt liệu.

4.4.4

Mẫu thí nghiệm được bảo dưỡng ở nhiệt độ đầm nén theo quy định tại R 30.

4.5

Đầm mẫu trong phòng thí nghiệm:

4.5.1

Sử dụng thiết bị đầm xoay Superpave thoả mãn yêu cầu của PP 35 để đầm mẫu.

4.5.2

Các mẫu sau khi đầm nén được để nguội trong phòng thí nghiệm, khoảng 25 oC (77oF),
trong khoảng thời gian tối thiểu là 3 giờ.

4.5.3

Các mẫu phải được đầm nén với số chày đầm là N des như quy định tại M 323 với chiều
cao cuối cùng là 115± 5 mm (4.6± 0.2 in.). Nếu mẫu không đạt chiều cao 115 mm (4.6
in.) thì phải cưa mẫu đến chiều cao 75± 3 mm (3.0± 0.1 in.). Mẫu chỉ được cắt ở một
mặt, thí nghiệm sẽ được thực hiện trên mặt còn lại.

5

XÁC ĐỊNH ĐỘ RỖNG DƯ


5.1

Xác định tỷ trọng khối của các mẫu thí nghiệm theo T 166.

5.2

Xác định tỷ trọng rời lý thuyết lớn nhất theo T 206.

5.3

Xác định độ rỗng dư theo T 269.

6

LỰA CHỌN NHIỆT ĐỘ THÍ NGHIỆM

6.1

Nhiệt độ thí nghiệm là nhiệt độ cao tương ứng với mác nhựa sử dụng theo tiêu chuẩn
phân loại nhựa PG.

7

LÀM NÓNG LẠI MẪU

7.1

Đặt mẫu thí nghiệm vào trong khuôn mẫu.

7.2


Các mẫu thí nghiệm sẽ được làm nóng trong tủ thí nghiệm của thiết bị APA hoặc trong
một tủ sấy riêng biệt khác trong khoảng thời gian tối thiểu là 6 giờ. Mẫu thí nghiệm
không được để ở nhiệt cao trong khoảng thời gian lớn gơn 24 giờ trước khi thí
nghiệm.

8

TRÌNH TỰ

8.1

Cài đặt để áp suất trong ống cao su đạt 700± 35 kPa (100± 5 psi). Cài đặt để lực tác
dụng trên mỗi bánh xe gia tải đạt 445± 22 N (100± 5 lbf).

8.2

Cài đặt nhiệt độ trong tủ thí nghiệm của thiết bị APA đạt đến nhiệt độ thí nghiệm đã xác
định được ở mục 6.
5


TCVN xxxx:xx

AASHTO TP63-03

8.3

Chắc chắn ràng mẫu đã được làm nóng và đặt trong các khuôn trong thiết bị APA. Khi
đưa mẫu thí nghiệm vào trong thiết bị, không được mở cửa tủ nhiệt của thiết bị APA đã

được làm nóng quá 6 phút. Đóng tất cả các cửa của tủ nhiệt, để 10 phút cho nhiệt độ
ổn định trước khi bắt đầu thí nghiệm.

8.4

Cho bánh xe tác dụng lên mẫu 25 chu kỳ để ổn định mẫu trước khi thực hiện những
phép đo ban đầu. Điều chỉnh áp suất của ống cao su để đạt đến giá trị cần thiết trong
25 chu kì này.

8.5

Mở các cửa của tủ nhiệt, và kéo các khay đựng mẫu thí nghiệm ra.

8.6

Đặt tấm đo vệt hằn lún bánh xe lên mẫu. Đảm bảo sao cho tác tấm đo này được đặt
chính xác và nằm chắc chắn trên các khuôn thí nghiệm.

8.7

Điều chỉnh để đồng hồ đo số về “0.00”, và thanh nằm dưới vị trí “inc.”. Đọc các số đọc
đầu tiên ở trên 4 vị trí của cạnh ngoài của thanh đo. Không đo ở vị trí giữa đối với các
mẫu thí nghiệm hình trụ tròn. Việc đo được thực hiện bằng cách đặt đồng hồ đo dạng
số vào trong các rãnh của thanh đo và cho trượt từ từ dọc theo rãnh. Ghi lại các số đo
chính xác đến 0.01mm (0.0004 in.).

8.8

Lặp lại các mục 8.6 và 8.7 cho mỗi tổ mẫu thí nghiệm. Việc đo phải được hoàn thành
trong khoảng thời gian 6+0.5 phút.


8.9

Đặt khay đựng mẫu vào. Đóng các cửa của tủ nhiệt, và để 10 phút cho nhiệt độ ổn
định.

8.10

Cài đặt số đếm trên bộ phận đếm đến 8000 chu kỳ.

8.11

Bắt đầu thí nghiệm. Khi thí nghiệm đạt được 8000 chu kỳ, thiết bị APA sẽ tự động
dừng lại, và các bánh xe gia tải sẽ tự động được nâng lên.

8.12

Lặp lại từ mục 8.5 đến mục 8.8 để có được những số đo cuối.
Chú thích 1: Một số thiết bị APA được trang bị hệ thống đo tự động, do vậy không cần
thực hiện các mục từ 8.5 đến mục 8.9. Một số người sử dụng thiết bị APA đã báo cáo
những khác nhau cơ bản về vệt hằn bánh xe giữa cách đo thủ công và đo tự động.

9

TÍNH TOÁN

9.1

Vệt hằn lún bánh xe tại từng vị trí đo được xác định bằng cách lấy số đo cuối trừ đi số
đo đầu.


9.2

Xác định vệt hằn lún bánh xe trung bình cho từng vị trí thí nghiệm. Sử dụng giá trị
trung bình của 12 số đo để tính vệt hằn lún bánh xe trung bình.

9.3

Tính toán vệt hằn lún bánh xe trung bình của 3 vị trí thí nghiệm. Do đó, phải tính độ
lệch tiêu chuẩn cho 3 vị trí thí nghiệm này.

9.4

Đánh giá sai số: Nếu độ lệch tiêu chuẩn lớn hơn hoặc bằng 2 mm (0.08 in.), thì vị trí
thí nghiệm có vệt hằn lún bánh xe lớn nhất có thể được loại bỏ. Trình tự thí nghiệm,

6


AASHTO TP63-03

TCVN xxxx:xx

định chuẩn thiết bị và các mẫu thí nghiệm nên được kiểm tra để xác định những
nguyên nhân có thể có gây ảnh hưởng đến sai số.
9.5

Vệt hằn lún bánh xe của bê tông nhựa, thí nghiệm trên thiết bị APA, là trị số trung bình
của 6 mẫu thí nghiệm hình trụ tròn sau 8000 chu kỳ tác dụng lực.


10

BÁO CÁO

10.1

Báo cáo kết quả thí nghiệm bao gồm những thông tin sau đây:

10.1.1 Tên phòng thí nghiệm, tên kỹ thuật viên, ngày thí nghiệm
10.1.2 Loại bê tông nhựa và những miêu tả kèm theo
10.1.3 Độ rỗng dư trung bình của các mẫu thí nghiệm
10.1.4 Nhiệt độ thí nghiệm
10.1.5 Vệt hằn lún bánh xe trung bình chính xác đến 0.1 mm (0.0004 in.) sau 8000 chu kỳ tác
dụng lực.
11

ĐỘ CHÍNH XÁC VÀ SAI SỐ

11.1

Việc nghiên cứu về độ chính xác và sai số của phương pháp thí nghiệm này đang
được thực hiện.

CÁC PHỤ LỤC (THAM KHẢO)
A1

HIỆU CHUẨN

A1.1


Kiểm tra, hiệu chuẩn các phần sau ít nhất mỗi năm 1 lần: (1) lò sấy, (2) nhiệt độ của
thiết bị APA, (3) bánh xe của thiết bị APA, (4) áp lực ống cao su áp lực. Nội dung thực
hiện được trình bày trong các mục dưới đây.

A1.1.1 Hiệu chuẩn nhiệt độ của lò sấy
A1.1.2 Sử dụng nhiệt kế NIST (khuyến cáo sử dụng nhiệt kế ASTM 65 oC) để hiệu chuẩn nhiệt
độ của lò sấy
A1.2

Độ ổn định của nhiệt độ:

A1.2.1 Cài đặt lò sấy đến nhiệt độ đã chọn (ví dụ 67 oC). Đặt nhiệt kế trong well, và đặt nhiệt
kế và well lên tâm của giá đỡ nơi mà mẫu thí nghiệm và khuôn mẫu sẽ được làm
nóng.
A1.2.2 Sử dụng nhiệt kế NIST (khuyến cáo sử dụng nhiệt kế ASTM 65 oC) để hiệu chuẩn nhiệt
độ của lò sấy
A1.2.3 Nếu các số đọc trong mục A1.2.1 và A1.2.2 khác nhau ít hơn 0.4 oC (0.8oF) thì tính giá
trị trung bình. Nếu các số đọc trong mục A1.2.1 và A1.2.2 khác nhau nhiều hơn 0.4 oC
7


TCVN xxxx:xx

AASHTO TP63-03

(0.8oF) thì cứ sau 30 phút phải đọc lại một lần cho tới khi các số đọc không sai khác
nhau quá 0.4oC (0.8oF).
A1.3

Tính đồng đều của nhiệt độ:


A1.3.1 Kiểm tra độ đồng đều của nhiệt độ trong tủ nhiệt, chuyển nhiệt kế và well ra vị trí khác
trong tủ nhiệt sao cho chúng nằm trên một cái giá đỡ nơi mà các mẫu và khuôn sẽ
được làm nóng lại, nhưng không xa vị trí ban đầu nhiều. Đọc và ghi lại các số đọc của
nhiệt kế ở vị trí thứ hai cứ 30 phút một lần cho tới khi hai số đọc sai khác nhau ít hơn
0.4oC (0.8oF).
A1.3.2 So sánh giá trị trung bình của 2 số đọc ở vị trí thứ nhất với giá trị trung bình ở vị trí thứ
hai. Nếu sai số nhỏ hơn 0.4 oC (0.8oF) thì nhiệt độ của tủ sấy là tương đối đồng đều,
phù hợp để làm nóng mẫu thí nghiệm. Trong trường hợp sai số lớn hơn giá trị này thì
phải sử dụng một tủ nhiệt khác thoả mãn yêu cầu.
A1.4

Độ chính xác của nhiệt độ:

A1.4.1 Tính nhiệt độ trung bình của 2 vị trí. Nếu sai số nhiệt độ nhỏ hơn 0.4 oC (0.8oC) so với
nhiệt độ đã cài đặt cho thiết bị thì tủ nhiệt đủ độ chính xác và công tác hiệu chuẩn kết
thúc.
A1.4.2 Nếu sai số này lớn hơn 0.4oC (0.8oF), thì cài đặt nhiệt độ của tủ nhiệt đến một nhiệt độ
khác nhỏ hơn hoặc lớn hơn nhiệt độ trong tủ nhiệt sao cho nhiệt độ của nhiệt kế và
well đạt đến nhiệt độ mong muốn (ví dụ 67 oC).
A1.4.3 Đặt nhiệt kế và well vào vị trí trung tâm trung tâm của giá. Cứ khoảng 30 phút đọc và
ghi lại nhiệt độ của nhiệt kế một lần. Khi hai số đọc liền nhau sai khác nhau ít hơn
0.4oC (0.8oF) và gía trị trung bình khác với nhiệt độ mong muốn (ví dụ 67 oC) nhỏ hơn
0.4oC (0.8oF) thì tủ sấy đủ độ chính xác và quá trình hiệu chuẩn kết thúc. Nếu yêu cầu
này không thoả mãn thì phải lập lại các mục A1.4.2 và A1.4.3.
A2

HIỆU CHUẨN NHIỆT ĐỘ CỦA APA

A2.1


APA phải được hiệu chuẩn bằng cách sử dụng 1 nhiệt kế NIST (khuyến cáo sử dụng
nhiệt kế ASTM 65oC) và 1 nhiệt kế kim loại để ngăn ngừa sự mất nhiệt nha trong quá
trình kiểm tra nhiệt độ.

A2.2

Độ ổn định của nhiệt độ:

A2.2.1 Bật nguồn thiết bị APA, cài đặt thiết bị điều khiển nhiệt độ của tủ nhiệt sao cho nhiệt
độ bên trong tủ nhiệt đạt đến nhiệt độ thí nghiệm (ví dụ 67 oC). Sau đó cài đặt thiết bị
điều khiển nhiệt độ của nước ở nhiệt độ thí nghiệm.
Chú thích A1: Kinh nghiệm thực tế cho thấy thiết bị kiểm soát nhiệt độ trên thiết bị
APA không phải lúc nào cũng chính xác. Nên nhiệt kế cũng thường được sử dụng để
kiểm soát nhiệt độ của tủ nhiệt.
A2.2.2 Đặt nhiệt kế vào trong well, sau đó đặt nhiệt kế và well vào bên trái của APA nơi mà
các mẫu đang được thí nghiệm.
8


AASHTO TP63-03

TCVN xxxx:xx

Chú thích A2: Việc tháo bỏ giá đỡ ống cao su ra khỏi thiết bị APA trong quá trình hiệu
chuẩn nhiệt độ để tránh làm hỏng nhiệt kế có thể là hữu ích.
A2.2.3 Thường mất khoảng 5 giờ để cho APA ổn định. Sau khi nhiệt độ thể hiện trên thiết bị
điều khiển ổn định thì mở cửa tủ nhiệt, đọc nhiệt độ trên nhiệt kế (nhiệt kế vẫn để
nguyên tại vị trí). Ghi lại nhiệt độ này. Sau đó đóng cửa tủ nhiệt lại.
A2.2.4 Sau đó 30 phút, tiếp tục mở cửa tủ nhiệt và đọc nhiệt độ trên nhiệt kế.

A2.2.5 Nếu các số đọc trong mục A2.2.2 và A2.2.4 khác nhau ít hơn 0.4 oC (0.8oF) thì tính giá
trị trung bình. Nếu các số đọc trong mục A2.2.2 và A2.2.4 khác nhau nhiều hơn 0.4 oC
(0.8oF) thì cứ sau 30 phút phải đọc lại một lần cho tới khi các số đọc không sai khác
nhau quá 0.4oC (0.8oF).
A2.3

Tính đồng đều của nhiệt độ:

A2.3.1 Kiểm tra độ đồng đều của APA, chuyển nhiệt kế và well vào vị trí bên phải của APA nơi
mà các mẫu đang được thí nghiệm. Đọc và ghi lại các số đọc của nhiệt kế ở vị trí thứ
hai cứ 30 phút một lần cho tới khi hai số đọc sai khác nhau ít hơn 0.4 oC (0.8oF).
A2.3.2 So sánh giá trị trung bình của 2 số đọc ở mục A2.2.5 và mục A2.3.1. Nếu sai số nhỏ
hơn 0.4oC (0.8oF) thì nhiệt độ của APA là tương đối đồng đều, phù hợp để sử dụng.
Trong trường hợp sai số lớn hơn giá trị này thì phải liên lạc với nhà sản xuất để giải
quyết.
A2.4

Độ chính xác của nhiệt độ:

A2.4.1 Tính nhiệt độ trung bình của 2 vị trí. Nếu nhiệt độ trung bình này sai khác ít hơn 0.4 oC
(0.8oC) so với nhiệt độ đã cài đặt thì APA đủ độ chính xác và công tác hiệu chuẩn kết
thúc.
A2.4.2 Nếu sai số này lớn hơn 0.4 oC (0.8oF), thì thay đổi giá trị nhiệt độ cài đặt của APA sao
cho nhiệt độ của nhiệt kế và well đạt đến nhiệt độ thí nghiệm.
Chú thích A3: Nên cài đặt nhiệt độ của bể nước giống với nhiệt độ của tủ thí nghiệm.
A2.4.3 Đặt nhiệt kế và well vào vị trí trung tâm trung tâm của giá. Cứ khoảng 30 phút đọc và
ghi lại nhiệt độ của nhiệt kế một lần. Khi hai số đọc liền nhau sai khác nhau ít hơn
0.4oC (0.8oF) và gía trị trung bình khác với nhiệt độ mong muốn (ví dụ 67 oC) nhỏ hơn
0.4oC (0.8oF) thì APA đủ độ chính xác và quá trình hiệu chuẩn kết thúc. Nếu yêu cầu
này không thoả mãn thì phải lập lại các mục A2.4.2 và A2.4.3.

A3

HIỆU CHUẨN TẢI TRỌNG BÁNH XE APA CỦA NHỮNG XI LANH KHÔNG KHÍ TẠI
3 VỊ TRÍ THÍ NGHIỆM

A3.1

Tải trọng bánh xe APA được kiểm tra với những cảm biến lực chuẩn được cung cấp đi
kèm theo thiết bị APA. Tải trọng sẽ được kiểm tra và hiệu chỉnh cho từng bánh xe
trong khi những bánh xe còn lại được hạ thấp và đè lên những mẫu thí nghiệm giả
hoặc những khúc gỗ có kích thước tương đường với kích cỡ của mẫu thí nghiệm.
Công việc hiệu chuẩn này được thực hiện ở điều kiện nhiệt độ phòng thí nghiệm.
9


TCVN xxxx:xx

AASHTO TP63-03

A3.1.1 Di dời những giá đỡ ống cao su ra khỏi APA.
A3.1.2 Lắc nhẹ bánh xe cho tới khi chúng nằm ở vị trí giữa tâm của khay đựng mẫu trong khi
các bánh xe vẫn nằm ở vị trí thấp.
A3.1.3 Nâng và hạ những bánh xe lên xuống 20 lần để làm nóng mẫu hình trụ.
A3.1.4 Điều chỉnh thanh trên đỉnh của cảm biến lực bằng cách vặn vít xoáy ra hoặc vào cho
đến khi tổng chiều cao của thiết bị cảm biến lực đạt 105 ± 5 mm (4.2 ± 0.2 in).
A3.1.5 Đặt cảm biến lực dưới một bánh xe. Đặt mẫu giả hoặc khúc gỗ dưới 2 bánh xe còn lại.
A3.1.6 Đưa cảm biến lực về giá trị 0.
A3.1.7 Hạ thấp các bánh xe bằng cách quay công tắc đến vị trí “CAL”.
A3.1.8 Nếu cảm biến lực không ở đúng vị trí giữa (từ trái qua phải phía dưới bánh xe), thì
phải nâng bánh xe lên, và điều chỉnh vị trí của cảm biến lực. Để kiểm tra xem cảm

biến lực có nằm ở vị trí giữa (từ phía trước đến phía sau), mở khoá khay đựng mẫu,
và xê dịch một cách từ từ cho đến khi bánh xe nằm đúng vị trí lõm của thanh trên cảm
biến lực (vị trí có ốc vít).
A3.1.9 Sau khi cảm biến lực đã đúng tâm, điều chỉnh áp lực trong xi lanh đến 445± 5 N
(100± 1 lbf). Đợi 3 phút để các số đọc ổn định. Sau đó đọc và ghi lại giá trị áp lực và
độ lớn của lực.
A3.1.10 Giữ bánh xe kiểm tra ở vị trí thấp, nâng hạ 2 bánh xe còn lại lên xuống một lần. ô tải
trọng yêu cầu dưới vị trí, nâng và hạ những cái bánh xe khác 1 lần. Đợi 3 phút để các
số đọc ổn định. Sau đó đọc và ghi lại giá trị áp lực và độ lớn của lực.
A3.1.11 Giữ 2 bánh xe không được kiểm tra ở vị trí thấp, nâng và hạ bánh xe kiểm tra trên cảm
biến lực. Đợi 3 phút để các số đọc ổn định. Sau đó đọc và ghi lại giá trị áp lực và độ
lớn của lực.
A3.1.12 Lặp lại mục A3.1.5 đến A3.1.11 cho từng bánh xe / xy lanh.
A3.1.13 Đưa cảm biến lực về vị trí bánh xe thứ nhất, và lặp lại mục A3.1.5 đến A3.1.11.
A3.1.14 Đặt cảm biến lực dưới bánh xe thứ hai, và lặp lại mục A3.1.5 đến A3.1.11.
A3.1.15 Đặt cảm biến lực dưới bánh xe thứ ba, và lặp lại mục A3.1.5 đến A3.1.11. áp lực của
bánh xe hiện tại được sử dụng để cài đặt cài đặt tải trọng của bánh xe là 445 N (100
lbf).
A4

THAY THẾ ỐNG CAO SU

A4.1

Các ống cáo su mới sẽ được thay thế sao cho đảm bảo các yêu cầu tại mục 3.1.6.

A4.1.1 Tháo giá đỡ ống cáo su ra khỏi thiết bị.
A4.1.2 Tháo bỏ ống cao su cũ. Sau đó lắp ống cao su mới.
10



AASHTO TP63-03

TCVN xxxx:xx

A4.1.3 Định vị các ống cao su mới sau cho chiều cong của ống cao su nằm trong phương
thẳng đứng. Vặn chặt đai ốc ở các đầu ống cao su.
A4.1.4 Đặt giá đỡ ống cao su trở lại vị trí và đảm bảo rằng các ống cao su nằm thẳng dưới
các bánh xe.
A4.1.5 Trước khi thí nghiệm trên mẫu thực tế, cần phải thực hiện thí nghiệm trên tổ mẫu thử
ở nhiệt độ 55oC (131oF) hoặc cao hơn với chu kỳ tác dụng lực là 8000 chu kỳ để các
ống cao su hoạt động bình thường.
A5

KIỂM TRA ÁP LỰC ỐNG CAO SU

A5.1

áp lực không khí trong các ống cao su của thiết bị APA được kiểm tra bằng cách sử
dụng đồng hồ đo NIST hoặc thiết bị đo phù hợp để có thể đo được ấp lực ống trong
khi thiết bị APA đang hoạt động. áp lực ống cao su không được dao động quá 690 ± 35
kPa (100± 3 psi) trong suốt quá trình thí nghiệm. Trong trường hợp cần thiết, có thể
hiệu chỉnh áp lực ống cao su định kỳ.
Chú thích A4: Đồng hồ thí nghiệm loại Ashcroft, Model 450182As02L200# phù hợp
cho mục đích này.

11




×