Tải bản đầy đủ (.docx) (146 trang)

Thực tiễn và giải pháp vận dụng giá trị hợp lý trong doanh nghiệp việt nam theo chuẩn mực kế toán quốc tế

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (815.69 KB, 146 trang )

1

CHƯƠNG 1

GIỚI THIỆU VỀ ĐỀ TÀI NGHIÊN CỨU
1.1 Đặt vấn đề:
Giá trị hợp lý là một thuật ngữ mới trong lĩnh vực kế toán. Cơ sở tính giá này bắt
đầu được sử dụng rộng rãi từ những năm 1990 khi Ủy ban soạn thảo chuẩn mực kế
toán quốc tế nghiên cứu ban hành mới và sửa đổi các chuẩn mực kế toán như: công cụ
tài chính, thanh toán trên cơ sở cổ phiếu….
Bắt đầu từ năm 2005, Hội đồng Chuẩn mực kế toán quốc tế (IASB) chính thức
triển khai Dự án xây dựng và ban hành hệ thống chuẩn mực Báo cáo tài chính quốc tế
(IFRS) thay thế cho hệ thống chuẩn mực kế toán quốc tế (IAS) hiện hành. Tháng
9/2010, Hội đồng chuẩn mực kế toán quốc tế (IASB) công bố dự thảo và đến đầu tháng
5/2011 phát hành IFRS 13 (Chuẩn mực báo cáo tài chính quốc tế số 13) – Đo lường giá
trị hợp lý (Fair Value Measurement) có hiệu lực từ 01/01/2013.
Trong khi đó ở Việt Nam giá gốc được quy định là nguyên tắc cơ bản, vai trò và
việc sử dụng giá trị hợp lý trong định giá còn mờ nhạt. Thực ra giá trị hợp lý ở Việt
Nam đã được đề cập đến từ hơn 10 năm nay và đầu tiên được định nghĩa trong Chuẩn
mực kế toán số 14 – Doanh thu và thu nhập: Là giá trị tài sản có thể trao đổi hoặc giá
trị một khoản nợ được thanh toán một cách tự nguyện giữa các bên có đầy đủ hiểu biết
trong sự trao đổi ngang giá. Trong kế toán Việt Nam, giá trị hợp lý được sử dụng chủ
yếu trong ghi nhận ban đầu: tài sản cố định, doanh thu, thu nhập khác và báo cáo các
khoản mục tiền tệ có gốc ngoại tệ, xác định giá phí hợp nhất kinh doanh.
Về phương pháp xác định giá trị hợp lý ngoại trừ đoạn 24 của Chuẩn mực kế toán
số 4 – Tài sản cố định vô hình: Giá trị hợp lý có thể là: Giá niêm yết tại thị trường hoạt
động; Giá của nghiệp vụ mua bán TSCĐ vô hình tương tự. Thông tư 21/2006/TT-BTC
ngày 20/03/2006 của Bộ Tài chính có hướng dẫn việc xác định giá trị hợp lý trong xác
định giá phí hợp nhất kinh doanh đến nay chưa có hướng dẫn chính thức và thống nhất
về phương pháp xác định giá trị hợp lý trong kế toán. Thực ra ngày 13/03/2006, Bộ Tài



2

Chính đã ban hành Thông tư 17/TT-BTC hướng dẫn Nghị định 101/2005/NĐ-CP về
thẩm định giá, trong đó có quy định khá cụ thể các phương pháp định giá, tuy nhiên
việc áp dụng các phương pháp này như thế nào trong kế toán vẫn còn bỏ ngỏ.
Tuy nhiên, trên thế giới giá trị hợp lý đã được thừa nhận và áp dụng nhiều nước
trên thế giới còn tại Việt Nam giá trị hợp lý cũng đã xuất hiện nhưng còn khá mới me
và chưa được áp dụng rộng rãi. Việc sử dụng giá trị hợp lý phải hiểu rõ mục đích cung
cấp thông tin tài chính và các yêu cầu cơ bản đối với thông tin này:
Sử dụng giá trị hợp lý có đáp ứng tốt mục tiêu cung cấp thông tin tài chính: Giá
trị hợp lý là cơ sở tính giá phản ánh mức giá kỳ vọng của thị trường hiện tại và tương
lai đối với một tài sản hoặc một khoản nợ phải trả.
Sử dụng giá trị hợp lý đảm bảo thông tin tài chính là thích hợp: Thông tin thích
hợp khi chúng ảnh hưởng đến các quyết định của người sử dụng, giúp họ đánh giá các
sự kiện quá khứ, hiện tại và tương lai hay xác định hay điều chỉnh các đánh giá quá
khứ của họ.
Sử dụng giá trị hợp lý đáng tin cậy: Khi cần tính giá cho tài sản và nợ phải trả
việc sử dụng giá cả quan sát được của thị trường một cách trực tiếp hoặc giá thị trường
điều chỉnh làm giá trị hợp lý có thể thỏa mãn được mức độ tin cậy thỏa đáng.
Sử dụng giá trị hợp lý làm giảm bớt sự phức tạp và đảm bảo sự dễ hiểu của thông
tin tài chính: Trong thị trường tài sản và nợ phải trả hoàn toàn giống với tài sản và nợ
phải trả cần tính giá, việc xác định giá trị hợp lý là không quá phức tạp. Khi đó giá trị
hợp lý chính là giá quan sát được từ các giao dịch trên thị trường trong điều kiện tương
tự.
Sử dụng giá trị hợp lý nâng cao tính so sánh của thông tin tài chính: Việc sử dụng
rộng rãi và nhất quán giá trị hợp lý trong đánh giá và ghi nhận tài sản và nợ phải trả se
nâng cao khả năng so sánh thông tin giữa các kỳ kế toán của một đơn vị và giữa các
đơn vị kế toán với nhau.
Vì vậy việc sử dụng giá trị hợp lý là vấn đề cấp thiết hiện nay để giúp các doanh

nghiệp cung cấp được những thông tin trung thực và đáng tin cậy giúp các nhà đầu tư
có niềm tin khi ra quyết định, cũng như giúp kế toán có cách nhìn tổng quan trong việc


3

vận dụng giá trị hợp lý giữa Chuẩn mực kế toán quốc tế với Chuẩn mực kế toán Việt
Nam.
1.2 Tính cấp thiết của đề tài:
Vai trò báo cáo tài chính là cung cấp thông tin tài chính làm nền tảng cho việc ra
quyết định của nhà đầu tư, việc cung cấp thông tin đòi hỏi kế toán phải trình bày báo
cáo tài chính một cách trung thực và hợp lý tình hình tài chính, và kết quả hoạt động
kinh doanh của đơn vị. Một trong những vấn đề quan trọng của công tác kế toán là
định giá nhằm xác định giá trị bằng tiền của các đối tượng kế toán để phục vụ cho việc
ghi chép và lập báo cáo tài chính. Lịch sử phát triển của kế toán và lý thuyết kế toán là
quá trình tìm kiếm không ngừng một hệ thống định giá tốt nhất để phản ánh tình hình
tài chính, trong quá trình phát triển đã có nhiều loại giá khác nhau được sử dụng, trong
đó giá trị hợp lý ngày càng đóng vai trò quan trọng với mục đích trình bày thông tin
trên báo cáo tài chính một cách trung thực và hợp lý hơn.
Là một khái niệm mới nhưng giá trị hợp lý đã được thừa nhận và áp dụng nhiều
nước trên thế giới cách đây rất lâu. Tại Việt Nam giá trị hợp lý cũng đã xuất hiện để
định giá các đối tượng kế toán. Tuy nhiên, do còn mới me nên việc áp dụng chưa được
rộng rãi và chưa đạt được mục đích của giá trị hợp lý, cũng như chưa được quy định
một cách cụ thể, rõ ràng trong chuẩn mực kế toán Việt Nam. Với mục đích đưa kế toán
Việt Nam ngày càng tiệm cận với thông lệ kế toán quốc tế trong giai đoạn hội nhập, vì
vậy “Thực tiễn và giải pháp vận dụng giá trị hợp lý trong doanh nghiệp Việt Nam theo
-

Chuẩn mực kế toán quốc tế” là vấn đề cấp thiết hiện nay để giúp các doanh nghiệp:
Cung cấp được những thông tin trung thực và đáng tin cậy giúp cho các nhà đầu tư có


-

niềm tin khi đưa ra quyết định.
Làm rõ bản chất của giá trị hợp lý và khẳng định một công cụ định giá mới phục vụ

-

công tác kế toán Việt Nam.
Mang đến sự tiếp cận ngày càng ngắn về định giá giữa Việt Nam và quốc tế trong quá
trình hội nhập.
1.3 Mục tiêu nghiên cứu:
1.3.1Mục tiêu tổng quát:


4

Tìm hiểu giá trị hợp lý trong chuẩn mực kế toán quốc tế và thực tiễn áp dụng tại
Việt Nam để từ đó đề xuất giải pháp vận dụng chuẩn mực kế toán quốc tế về giá trị hợp

-

lý vào doanh nghiệp Việt Nam
1.3.2Mục tiêu cụ thể:
Hệ thống hóa lý luận về giá trị hợp lý trong chuẩn mực kế toán Mỹ và Quốc tế và thực

-

trạng áp dụng trên thế giới.
Khảo sát đánh giá thực trạng về khía cạnh quan điểm cũng như thực tiễn áp dụng thước


-

đo giá trị hợp lý của doanh nghiệp Việt Nam.
Đề xuất giải pháp nhằm áp dụng thước đo giá trị hợp lý của Chuẩn mực kế toán Mỹ và
kế toán Quốc tế vào các doanh nghiệp Việt Nam.
1.4 Phương pháp nghiên cứu:
Các phương pháp se thực hiện để đạt được những mục tiêu và nội dung trên:
Nội dung 1: Hệ thống hóa lý luận về giá trị hợp lý trong chuẩn mực kế toán Mỹ

và Quốc tế và thực trạng áp dụng trên thế giới.

Phương pháp tổng hợp:
• Tổng hợp các khái niệm về định giá trong kế toán
• Quá trình hình thành và phát triển giá trị hợp lý trong kế toán qua các thời kỳ khác
nhau.

Phương pháp so sánh:
• Tổng hợp thực tiễn áp dụng giá trị hợp lý trong chuẩn mực kế toán Mỹ và kế toán quốc
tế.
• So sánh thực tiễn áp dụng giá trị hợp lý trong chuẩn mực kế toán Mỹ và quốc tế.
Nội dung 2: Khảo sát đánh giá thực trạng về khía cạnh quan điểm cũng như thực
tiễn áp dụng thước đo giá trị hợp lý của doanh nghiệp Việt Nam.

Phương pháp tổng hợp:
• Tổng hợp khái niệm định giá trong kế toán Việt Nam
• Tổng hợp quá trình hình thành và phát triển giá trị hợp lý trong kế toán Việt Nam qua
các thời kỳ.
 Phương pháp phân tích và nội suy: Phân tích những vấn đề về sử dụng giá trị hợp lý
trong kế toán Việt Nam.

 Phương pháp thu thập Thông tin thứ cấp và sơ cấp: Khảo sát và điều tra các công ty cổ
phần niêm yết trên Sở giao dịch chứng khoán Tp.HCM.

Phương pháp thống kê và kiểm định mô hình:


5

• Thống kê các số liệu khảo sát qua bảng câu hỏi.
• Kiểm định mô hình theo phần mềm SPSS
Nội dung 3: Đề xuất giải pháp nhằm áp dụng thước đo giá trị hợp lý của Chuẩn
mực kế toán Mỹ và kế toán Quốc tế vào các doanh nghiệp Việt Nam.

Phương pháp phân tích và nội suy:
• Quan điểm việc sử dụng giá trị hợp lý trong kế toán Việt Nam.
• Giải pháp vận dụng giá trị hợp lý trong kế toán Việt Nam.
1.5 Phạm vi nghiên cứu:
Đề tài tập trung nghiên cứu trong phạm vi kế toán tài chính doanh nghiệp trên cơ
sở luật kế toán, chuẩn mực, chế độ kế toán, không đề cập đến kế toán quản trị cũng như
lĩnh vực kế toán khác.
Đề tài nghiên cứu trên cơ sở số liệu điều tra các đối tượng doanh nghiệp trên
phạm vi Thành phố Hồ Chí Minh là các công ty niêm yết trên Sở giao dịch chứng

-

khoán Tp.HCM.
1.6 Ý nghĩa của đề tài nghiên cứu:
Luận văn góp phần:
Hệ thống hóa về định giá trong kế toán, nêu lên bản chất và nội dung cơ bản của giá trị


-

hợp lý.
Hệ thống hóa định giá trong kế toán Việt Nam, khái quát các yêu cầu về giá trị hợp lý
trong chuẩn mực kế toán, phân tích và đánh giá bản chất, vai trò của giá trị hợp lý

-

trong kế toán Việt Nam.
Kết quả nghiên cứu xác định các yếu tố ảnh hưởng đến sử dụng giá trị hợp lý trong kế
toán Việt Nam, từ đó định hướng và xác lập phương hướng vận dụng giá trị hợp lý
trong kế toán doanh nghiệp Việt Nam.
1.7 Cấu trúc của luận văn:
Bố cục chính của luận văn gồm 5 chương:
Chương 1:
Giới thiệu về đề tài nghiên cứu
Chương 2:
Cơ sở lý luận về giá trị hợp lý
Chương 3:
Thực trạng giá trị hợp lý được áp dụng trong hệ thống kế toán
Chương 4:

doanh nghiệp Việt Nam
Xây dựng mô hình giá trị hợp lý trong kế toán doanh nghiệp Việt
Nam


6

Chương 5:


Một số giải pháp và kiến nghị để triển khai giá trị hợp lý trong kế
toán doanh nghiệp Việt Nam

Kết luận chương 1:
Nhằm mục đích đưa kế toán Việt Nam ngày càng tiệm cận với Thông lệ kế toán
quốc tế trong giai đoạn hội nhập, vì vậy “Thực tiễn và giải pháp vận dụng giá trị hợp lý
trong doanh nghiệp Việt Nam theo Chuẩn mực kế toán quốc tế” là vấn đề cấp thiết hiện
nay để giúp các doanh nghiệp Việt Nam có định hướng và xác lập phương hướng vận
dụng giá trị hợp lý trong kế toán doanh nghiệp Việt Nam.
Mục tiêu của đề tài: xây dựng mô hình và xác định các yếu tố ảnh hưởng đến việc
vận dụng giá trị hợp lý trong kế toán của các doanh nghiệp Việt Nam
Phạm vi nghiên cứu: các doanh nghiệp niêm yết trên Sở giao dịch chứng khoán
Tp.HCM.
Nghiên cứu thực hiện 2 giai đoạn: nghiên cứu định tính và nghiên cứu định
lượng.
Bố cục luận văn gồm 5 chương: Giới thiệu về đề tài nghiên cứu; Cơ sở lý luận về
giá trị hợp lý; Thực trạng giá trị hợp lý được áp dụng trong hệ thống kế toán doanh
nghiệp Việt Nam; Xây dựng mô hình giá trị hợp lý trong kế toán doanh nghiệp Việt
Nam; Một số giải pháp và kiến nghị để triển khai giá trị hợp lý trong kế toán doanh
nghiệp Việt Nam.


7


8

CHƯƠNG 2


CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ GIÁ TRỊ HỢP LÝ
2.1 Định giá trong kế toán:
2.1.1
Khái niệm định giá trong kế toán:
Định giá là một tiến trình xác định giá trị tiền tệ của các yếu tố báo cáo tài chính
được ghi nhận và trình bày trên Bảng cân đối kế toán và Báo cáo kết quả kinh doanh
[19] hay định giá là xác định giá trị bằng tiền tệ cho các đối tượng hoặc sự kiện liên
quan đến doanh nghiệp. Định giá thường diễn ra thường xuyên trong hoạt động kinh tế
của doanh nghiệp như khi giao dịch, mua bán, sản xuất. Định giá là một công việc
quan trọng kế toán tài chính.
Định giá trong kế toán:
Trong kế toán, với chức năng “thu thập, xử lý, kiểm tra, phân tích và cung cấp
thông tin kinh tế tài chính dưới hình thức giá trị, hiện vật và thời gian lao động” [8] thì
định giá xác định giá trị tiền tệ khi phản ánh các đối tượng và các nghiệp vụ kinh tế.
-

Xét trong mối quan hệ giữa nghiệp vụ với giao dịch thì định giá bao gồm hai loại:
Định giá ban đầu: là xác định giá trị của đối tượng kế toán ngay khi nghiệp vụ kinh tế

-

phát sinh để ghi nhận vào sổ sách kế toán.
Định giá sau ghi nhận ban đầu: là xác định lại giá trị của các đối tượng kế toán sau
một kỳ nhất định, xuất phát từ sự thay đổi của các đối tượng như: hao mòn, đánh giá
lại…
2.1.2
Tầm quan trọng của định giá:
Định giá là một công việc quan trọng trong kế toán tài chính
Định giá là một phương pháp cơ bản của kế toán:
Thông qua định giá, giá trị của các đối tượng kế toán của doanh nghiệp được biểu

hiện dưới hình thái tiền tệ, xác định được giá trị tài sản, nguồn vốn, cũng như kết quả
hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp [14].
Định giá ảnh hưởng đến quyết định của người đọc báo cáo tài chính:
Định giá ảnh hưởng đến tất cả các khoản mục của báo cáo tài chính, từ đó nó ảnh
hưởng đến các chỉ tiêu cơ bản để đánh giá tình hình tài chính, tình hình hoạt động kinh
doanh của doanh nghiệp …


9

2.1.3
Các giả thiết, nguyên tắc kế toán ảnh hưởng đến việc định giá:
Kế toán tài chính phục vụ cho việc lập báo cáo tài chính và phải đảm bảo tính
chất trung thực, hợp lý, việc định giá trong kế toán phải đảm bảo những nguyên tắc
nhất định để tránh sự tùy tiện hoặc chủ quan của người kế toán. Để đạt được mục đích
trên, báo cáo tài chính thỏa mãn các đặc điểm chất lượng. Những nguyên tắc kế toán có
ảnh hưởng rõ rệt đến định giá dựa trên khuôn mẫu lý thuyết của Ủy ban chuẩn mực kế
toán quốc tế (IASB framework) đưa ra hai giả định cơ bản (cơ sở dồn tích, hoạt động
liên tục) và bốn đặc điểm chất lượng (tính có thể hiểu được, tính thích hợp, tính có thể
so sánh được và tính đáng tin cậy).
Cơ sở dồn tích (Accrual Basis):
Nhằm cung cấp các thông tin hữu ích cho các đối tượng sử dụng ra quyết định,
báo cáo tài chính lập trên cơ sở dồn tích.
Theo cơ sở dồn tích, ảnh hưởng của các nghiệp vụ kinh tế hay sự kiện khác được
ghi nhận khi chúng xảy ra. Một nghiệp vụ kinh tế phải được ghi nhận trong sổ sách kế
toán và trình bày trên các báo cáo tài chính vào các thời kỳ mà chúng có liên quan.
Hoạt động liên tục (Going concern):
Báo cáo tài chính được lập trên giả định rằng doanh nghiệp đang hoạt động và se
không có ý định ngừng hoạt động trong một tương lai gần.
Giả định này ảnh hưởng quan trọng đến việc định giá. Nó là cơ sở cho phép giá

gốc được sử dụng để đánh giá và trình bày các yếu tố báo cáo tài chính. Nếu giả định
này bị vi phạm thì tài sản doanh nghiệp phải trình bày theo giá trị thuần có thể thực
hiện được.
Tính có thể hiểu được (Understandability):
Liên quan đến việc phân loại, diễn giải và trình bày một cách rõ ràng và súc tích.
Người đọc được yêu cầu phải có kiến thức hợp lý về hoạt động kinh doanh và kinh tế,
nghiên cứu một cách kỹ lưỡng, có thể hiểu được. Một số trường hợp phức tạp, người
đọc có thể cần tư vấn để hiểu được. Các thông tin thích hợp không được loại trừ khỏi
báo cáo tài chính vì chúng quá phức tạp hoặc khó hiểu đối với một số người sử dụng
không có sự trợ giúp.
Tính thích hợp (Relevance):


10

Thông tin cần phải thích hợp đối với nhu cầu ra quyết định của người sử dụng.
Thông tin thích hợp khi chúng ảnh hưởng đến các quyết định của người sử dụng, giúp
họ đánh giá các sự kiện quá khứ, hiện tại và tương lai hay xác định hay điều chỉnh các
đánh giá quá khứ của họ.
Đáng tin cậy (Reliability):
Thông tin hữu ích khi chúng đáng tin cậy. Thông tin được gọi là đáng tin cậy khi
chúng không bị sai sót hoặc thiên lệch một cách trọng yếu. Đặc điểm đáng tin cậy với
nguyên tắc khách quan và nguyên tắc thận trọng ảnh hưởng rõ rệt đến định giá.
- Nguyên tắc khách quan (Neutrality):
Thông tin trên báo cáo tài chính phải khách quan, không bị sai lệch một cách cố
ý. Nguyên tắc khách quan ảnh hưởng lớn đến định giá. Nguyên tắc này yêu cầu các
loại giá được sử dụng phải có thể xác định được và có thể kiểm chứng được. Đây cũng
chính là lý do khiến cho hệ thống kế toán dựa trên giá gốc được chấp nhận ở hầu hết
các nước trên thế giới. Cùng với sự phát triển của hệ thống thông tin làm cho yêu cầu
có thể có được và có thể kiểm chứng được trở nên dễ dàng làm xuất hiện nhiều loại giá

khác được sử dụng: giá thay thế, giá thị trường, giá trị hợp lý…
- Nguyên tắc thận trọng (Prudence):
Nguyên tắc thận trọng yêu cầu phải trình bày nội dung về các sự kiện, tình thế
không chắc chắn khó có thể tránh được. Nguyên tắc thận trọng nhằm mục đích tránh
thổi phồng giá trị tài sản, nhưng cũng không có nghĩa là giấu bớt giá trị thực của tài
sản. Nguyên tắc này ảnh hưởng đến việc định giá: yêu cầu giá được sử dụng không làm
thổi phồng giá trị tài sản, có nghĩa là tài sản được ghi nhận không được vượt khỏi giá
trị thuần có thể thực hiện.
Có thể so sánh được (Comparability):
Báo cáo tài chính chỉ hữu ích khi thông tin cần được trình bày sao cho người đọc
có thể so sánh với các năm trước, với báo cáo tài chính của các doanh nghiệp khác. Các
nghiệp vụ giống nhau phải được đánh giá và trình bày một cách nhất quán trong toàn
doanh nghiệp, giữa các thời kỳ và giữa các doanh nghiệp. Việc thuyết minh là cần thiết
để đảm bảo tính so sánh được.


11

Đặc điểm này chính là lý do để thông tin được trình bày theo hình thức tiền tệ.
Không những thế, nó còn chi phối đến phương pháp định giá: các phương pháp định
giá khác nhau se dẫn đến tình hình tài chính và tình hình kinh doanh của doanh nghiệp
khác nhau.
2.1.4
Các loại giá được sử dụng:
Quá trình phát triển các lý thuyết và thực tiễn hoạt động kế toán đã dẫn đến sự ra
đời nhiều loại giá khác nhau, theo hệ thống chuẩn mực báo cáo tài chính quốc tế (IFRS
– International Fianancial Reporting Standards) các loại giá được phân thành các loại
sau:
2.1.4.1 Giá đầu vào hay Chi phí đầu vào (Cost based):
Giá gốc (Historical cost): là số tiền hoặc các khoản tương đương tiền đã trả hay

giá trị hợp lý của tài sản tại thời điểm có được tài sản. Giá gốc còn được coi là giá phí
lịch sử, giá phí, giá thực tế.
Giá hiện hành (Curent cost) hay giá thay thế (Replacement cost): là số tiền hoặc
các khoản tương đương tiền se phải trả để có được tài sản tương tự tại thời điểm hiện
tại. Giá thay thế được ước tính dựa vào giá thị trường, hoặc chỉ số giá đặc biệt, hoặc sự
ước lượng của nhà quản lý.
2.1.4.2 Giá đầu ra (Value based):
Giá trị thuần có thể thực hiện (Net realizable value): là số tiền hoặc tương đương
tiền thuần se thu được khi bán tài sản hoặc se phải trả để thanh toán nợ hiện tại. Giá trị
thuần có thể thực hiện là giá bán ước tính trong điều kiện kinh doanh bình thường trừ
chi phí ước tính cho việc hoàn thành và tiêu thụ.
Hiện giá (Present value): là giá trị hiện tại chiết khấu của các khoản tiền thuần
nhận được từ việc sử dụng tài sản hoặc se trả để thanh toán nợ.
2.1.4.3 Các loại giá khác:
Giá thị trường (Market value): là giá của tài sản hoặc nợ phải trả được xác định
trên thị trường hoạt động.
Giá trị hợp lý (Fair value): là giá mà doanh nghiệp có thể nhận được khi bán một
tài sản hoặc phải trả để thanh toán một khoản nợ phải trả trong giao dịch thông thường
giữa các bên tham gia thị trường tại ngày đo lường.


12

2.1.4.4 Một số khoản mục được đánh giá theo sự lựa chọn giữa một trong hai
loại giá:
Giá thấp hơn giữa giá gốc và giá thị trường (LCM – Lower of cost anh market
value): thường được áp dụng trong hệ thống kế toán Mỹ trình bày khoản mục tồn kho.
Giá thị trường trong LCM là giá thay thế nằm trong phạm vi giá trần và giá sàn. Giá
trần là giá trị thuần có thể thực hiện; giá sàn là giá trị thuần có thể thực hiện trừ lợi
nhuận ước tính.

Giá trị thấp hơn giữa giá gốc và giá trị thuần có thể thực hiện (Net realisable
value): giá này được đề cập trong chuẩn mực kế toán Quốc tế trình bày khoản mục
hàng tồn kho.
2.1.5
Các hệ thống định giá:
Hệ thống định giá kế toán xuất hiện từ lý luận về vốn và bảo tồn vốn. Trong mỗi
hệ thống kế toán, các loại giá khác nhau được sử dụng phối hợp để định giá các đối
tượng kế toán.
2.1.5.1 Khái niệm về vốn và bảo toàn vốn:
Lý luận về vốn và bảo toàn vốn làm nền tảng cho việc xây dựng hệ thống giá
trong kế toán.
Khái niệm về vốn:
Theo khái niệm tài chính vốn là tiền đầu tư hoặc sức mua của vốn đã đầu tư, vốn
đồng nghĩa với tài sản thuần hoặc vốn chủ sở hữu.
Theo khái niệm vật chất vốn như là năng lực hoạt động, năng lực sản xuất của
một doanh nghiệp.
Khái niệm bảo toàn vốn:
Khái niệm bảo toàn vốn tài chính: lợi nhuận phần vượt của giá trị tài sản thuần
cuối kỳ so với đầu kỳ sau khi loại trừ ảnh hưởng của các khoản góp vốn hoặc chia lãi
cho cổ đông. Theo IASB framework có hai phương án để xác định bảo tồn vốn tài
-

chính:
Theo định nghĩa tiền tệ danh nghĩa: lợi nhuận là khoản gia tăng vốn danh nghĩa trong
kỳ. Khoản gia tăng về giá cả của tài sản hiện có trong kỳ là lợi nhuận, tuy nhiên chúng
chưa được ghi nhận cho đến khi tài sản đó được bán hoặc trao đổi.


13


-

Theo đơn vị sức mua ổn định: lợi nhuận là khoản gia tăng sức mua của vốn trong kỳ.
Khoản gia tăng giá cả của tài sản vượt phần tăng của sức mua chung thì được coi là lợi
nhuận.
Khái niệm bảo tồn vật chất: lợi nhuận là phần vượt của năng lực sản xuất vật chất
cuối kỳ so với đầu kỳ khi trừ đi khoản góp vốn và chia lãi cho các cổ đông. Khái niệm
bảo toàn vốn về mặt vật chất yêu cầu báo cáo dựa trên cơ sở giá hiện hành.
2.1.5.2 Các hệ thống định giá kế toán:
Kế toán giá gốc (Historical cost accounting): dựa trên giá mua vào quá khứ để
ghi nhận các giao dịch và lập báo cáo tài chính. Hệ thống này sử dụng giá gốc là chủ
yếu và kết hợp với các loại giá khác: giá trị hợp lý, giá trị thuần có thể thực hiện, hiện
giá.
Kế toán theo mức giá chung (General price-level accounting): dựa trên chỉ số giá
để điều chỉnh báo cáo tài chính nhằm loại trừ ảnh hưởng của biến động giá, đặc biệt là
lạm phát.
Kế toán giá hiện hành (Current cost accounting): dựa trên giá hiện hành hay còn
gọi là giá thay thế (Replacement cost) của tài sản để lập báo cáo tài chính và xác định
lợi nhuận.
Kế toán giá đầu ra (Exit price accounting): dựa trên giá bán trên thị trường để đo
lường và đánh giá tình hình tài chính cũng như kết quả hoạt động của doanh nghiệp.
Kế toán giá đầu ra đặt nền móng cho hướng phát triển kế toán thị trường (mart to
market accounting) sau này [14].
Như vậy, theo IASB framework hiện nay có bốn hệ thống định giá kế toán. Trong
mỗi hệ thống kế toán, các loại giá khác nhau được sử dụng kết hợp với nhau để định
giá các đối tượng kế toán.
2.1.6
Định giá một số khoản mục theo chuẩn mực quốc tế và kế toán Mỹ:
Hiện nay hệ thống định giá kế toán dựa vào giá gốc là hệ thống định giá kế toán
chủ yếu của tất cả các quốc gia trên thế giới. Trong hệ thống này, chủ yếu sử dụng giá

gốc để đánh giá các đối tượng kế toán, bên cạnh đó một số loại giá khác được sử dụng
trong từng trường hợp cụ thể. Ưu điểm của hệ thống giá gốc là khách quan, thận trọng,


14

có thể kiểm soát, tuy nhiên thường bị lạc hậu vì giá cả biến động, vì vậy làm cho tính
hữu ích của thông tin không cao.
Trên thế giới vào những năm 70 – 80 của thế kỷ 20, hệ thống định giá kế toán dựa
trên giá hiện hành được cho phép. Hệ thống này khắc phục được nhược điểm của hệ
thống kế toán dựa vào giá gốc, tuy nhiên nó phức tạp vì phải điều chỉnh lại doanh thu,
giá vốn hàng bán, khấu hao… nên phải điều chỉnh lại báo cáo tài chính.
Trong bối cảnh đó, giá trị hợp lý dần được quan tâm và được sử dụng trong nhiều
lĩnh vực, nhiều trường hợp. (Bảng 2.1, Phụ lục A)


15

2.2 Sự hình thành và phát triển giá trị hợp lý:
2.2.1
Quá trình hình thành, phát triển và áp dụng giá trị hợp lý:
2.2.1.1 Quá trình hình thành và phát triển giá trị hợp lý:
Hệ thống kế toán giá gốc ra đời và phát triển song song với thực tiễn kế toán và
vẫn giữ vai trò chủ đạo trong thực tiễn kế toán ngày nay. Tuy nhiên, quá trình phát triển
các hoạt động giao dịch và đầu tư đã bộc lộ những hạn chế của giá gốc, nhất là trong
giai đoạn nền kinh tế thế giới chịu ảnh hưởng nghiêm trọng của lạm phát. Bên cạnh đó,
các lý thuyết quy chuẩn đã thấy được những vấn đề trong nền tảng lý thuyết của giá
gốc trong việc phản ánh lợi nhuận và tình hình tài chính của doanh nghiệp dưới các góc
độ khác nhau:
Mục đích kế toán:

Trong khi những người bảo vệ giá gốc nhấn mạnh đến việc sử dụng giá gốc giúp
đánh giá trách nhiệm giải trình, các lập luận phê phán cho rằng để đạt được mục tiêu
này không nhất thiết phải phản ánh các giao dịch dựa trên quá khứ (giá gốc). Trái lại,
việc phản ánh theo giá hiện hành se cung cấp thông tin hữu ích hơn. Bởi các nhà đầu tư
cần biết là các nhà quản lý có làm cho giá trị khoản đầu tư của họ tăng trưởng hay
không.
Lợi nhuận:
Lợi nhuận kế toán tính theo giá gốc bị phê phán về ý nghĩa kinh tế của nó, đặc
biệt là với doanh nghiệp sản xuất. Theo kinh tế học, chi phí dùng để tính ra lợi nhuận là
chi phí cơ hội, nghĩa là cái phải hy sinh để dùng vào sản xuất thay vì bán ra vào thời
điểm sử dụng. Khi đó, giá gốc se không phù hợp.
Các giả định cơ bản của giá gốc:
Các giả định làm nền tảng cho giá gốc bị phê phán là phi hiện thực. Ngoài giả
định đơn vị tiền tệ luôn bị thách thức vì lạm phát, giả định về tính hoạt động liên tục
cũng bị nghi ngờ. Sterling lập luận: “tỷ lệ phá sản cao của các doanh nghiệp cho thấy
khó có cơ sở bảo vệ cho dự đoán về tính hoạt động liên tục. Không có công ty nào tồn
tại một thời gian vô định trong tương lai. Tất cả các công ty đều đã phá sản, trừ các
công ty tồn tại tại thời điểm hiện tại. Do đó, có le giả định về sự chấm đứt hoạt động thì
hợp lý hơn giả định về tính hoạt động liên tục” [14].


16

Nguyên tắc phù hợp:
Nguyên tắc phù hợp là nguyên tắc cơ bản trong hệ thống giá gốc phục vụ cho
việc xác định lợi nhuận. Tuy nhiên, nhiều lập luận phê phán nguyên tắc này:
Thứ nhất, việc xác định mối quan hệ phù hợp giữa doanh thu và chi phí trong rất
nhiều trường hợp là điều không thể thực hiện.
Thứ hai, việc phân bổ chi phí mang tính tùy tiện vì không có một cơ sở cho việc
lựa chọn giữa các phương pháp phân bổ cũng như không có bằng chứng thực nghiệm

cho phương pháp này.
Thứ ba, việc áp dụng nguyên tắc phù hợp có thể dẫn đến sự suy giảm vai trò của
bảng cân đối kế toán như một báo cáo về tình hình tài chính. Lý do là kết quả của
nguyên tắc này, nhiều khoản mục tài sản trở thành các “chi phí chờ phân bổ” trong khi
nhiều khoản mục nợ phải trả se chỉ là các khoản “chi phí trích trước”.
Tính khách quan:
Mặc dù giá gốc được xác định một cách khách quan hơn giá hiện hành nhưng
việc sử dụng nó cho việc ra quyết định có nhiều hạn chế. Hạn chế này có thể thấy rõ
qua việc mô hình giá gốc phải sử dụng các giải pháp điều chỉnh, thí dụ giá trị thuần có
thể thực hiện trong trường hợp lập dự phòng giảm giá tài sản.
Trong bối cảnh đó, những hệ thống định giá khác nhau đã hình thành và có tác
động nhất định đến thực tiễn kế toán và giá trị hợp lý đã được bàn đến như là hướng đi
mới của định giá trong kế toán.
Giá trị hợp lý là một thuật ngữ mới trong lĩnh vực kế toán.
Giai đoạn hình thành và phát triển của giá trị hợp lý có thể chia thành 2 giai đoạn:
Giai đoạn từ 1960 đến 1990: Giá trị hợp lý bắt đầu xuất hiện và mở rộng phạm
vi sử dụng.
Trên thế giới giá trị hợp lý xuất hiện lần đầu tại Mỹ được đề cập trong báo cáo
của Ủy ban nguyên tắc (APB). Sự hình thành giá trị hợp lý là một quá trình lâu dài:
Từ năm 1962 – 1969: là giai đoạn tiền đề, trong giai đoạn này giá thị trường được
sử dụng nhưng trong một số trường hợp không có thị trường hoạt động để có thể xác
định được giá thị trường.


17

Đến năm 1970: giá trị hợp lý chính thức xuất hiện được đề cập trong Ý kiến của
Ủy ban nguyên tắc số 16 và 17 ghi nhận lợi thế thương mại và giá trị của tài sản hợp
nhất:
APB Opinion 16 – Hợp nhất doanh nghiệp “Tất cả tài sản, nợ phải trả có được

trong hợp nhất doanh nghiệp nên được ghi nhận tại giá trị hợp lý của chúng tại ngày
mua”
APB Opinion 17 - Tài sản vô hình “Sự khác nhau giữa giá trị hợp lý và chi phí se
được coi như lợi thế thương mại”
Sau khi xuất hiện, giá trị hợp lý tiếp tục được thừa nhận và phạm vi sử dụng của
giá trị hợp lý dần dần được mở rộng. Giá trị hợp lý bắt đầu nhận được sự quan tâm và
áp dụng của nhiều nước cũng như Ủy ban chuẩn mực kế toán quốc tế (IASB) được sử
dụng trong nhiều lĩnh vực: ngân hàng, viễn thông … và cũng xuất hiện những hướng
dẫn hạn chế về cách xác định và trình bày giá trị hợp lý trên báo cáo tài chính.
Năm 1982: văn bản đầu tiên của hệ thống chuẩn mực kế toán quốc tế (IASB) đề
cập đến định nghĩa giá trị hợp lý là chuẩn mực kế toán quốc tế số 16 “Bất động sản,
Nhà xưởng và Máy móc thiết bị” (IAS 16) đã được ban hành. Theo chuẩn mực kế toán
này, “giá trị hợp lý là giá trị tài sản có thể đem trao đổi giữa các bên có thể hiểu biết,
thiện chí trong một giao dịch trao đổi ngang giá”.
Định nghĩa giá trị hợp lý được bổ sung trong chuẩn mực kế toán quốc tế số 17
“Thuê tài sản” (IAS 17) ban hành năm 1982. Theo chuẩn mực kế toán này, “giá trị hợp
lý là giá trị tài sản có thể đem trao đổi, hay nợ phải trả được thanh toán giữa các bên có
hiểu biết, có thiện chí trong một giao dịch trao đổi ngang giá”. IAS 17 đề cập đến giá
trị hợp lý của cả tài sản và nợ phải trả.
Giai đoạn từ 1991 đến nay: Giá trị hợp lý phát triển mạnh me được khẳng định
qua 2 giai đoạn:
Từ năm 1991 – 2000: được đánh dấu bằng hàng loạt chuẩn mực của Mỹ: FASB
Statement 107 (1991) - giá trị hợp lý của công cụ tài chính, FASB Statement 104 – hợp
nhất doanh nghiệp, FASB Statement 142 – lợi thế thương mại và tài sản vô hình… các
chuẩn mực đã đưa ra những hướng dẫn rõ ràng hơn về giá trị hợp lý.


18

Trong giai đoạn này chuẩn mực Mỹ cũng như quốc tế đã bắt đầu sử dụng giá trị

hợp lý cho việc đánh giá sau ghi nhận ban đầu. Giá trị hợp lý được áp dụng rộng rãi
trong nhiều ngành, trong khoản mục làm xuất hiện sự lo lắng về khả năng của giá trị
hợp lý do những hướng dẫn về giá trị hợp lý vẫn chưa đạt được sự thống nhất chung và
có nhiều mâu thuẫn trong các công bố.
Từ năm 2000 đến nay: Để giải quyết những lo lắng về giá trị hợp lý FASB và
IASB đã bắt tay vào nghiên cứu sâu hơn về lý thuyết của giá trị hợp lý.
Năm 2004, dự án hội tụ kế toán IASB – FASB được tiến hành trong đó có dự án
về giá trị hợp lý trong kế toán.
Tháng 5/2005, Hội đồng chuẩn mực kế toán quốc tế (IASB) công bố “Văn bản
thảo luận về các phương pháp đo lường có sử dụng giá trị hợp lý”. Theo văn bản này,
sự nhất quán giá trị hợp lý là giá trị trao đổi được các thành viên IASB ủng hộ. Văn
bản có đề cập đến định nghĩa “giá trị hợp lý là giá trị của tài sản hay nợ phải trả có thể
trao đổi giữa các bên có hiểu biết, có thiện chí trong một giao dịch trao đổi ngang giá”
Tháng 11/2006, IASB và FASB tiến hành thảo luận các vấn đề liên quan đến đo
lường giá trị hợp lý.
Tháng 9/2010, IASB công bố dự thảo và đầu tháng 5/2011, phát hành IFRS 13 (Chuẩn
mực báo cáo tài chính quốc tế số 13) – Đo lường giá trị hợp lý (Fair Value


19

Measurement) có hiệu lực từ ngày 01/1/2013. FASB cũng đã cập nhật chủ đề số 820
(báo cáo số 157 đo lường giá trị hợp lý – ban hành năm 2006 trước đây của FASB) về
giá trị hợp lý, hoàn thành dự án lớn cải thiện IFRS (Chuẩn mực báo cáo tài chính quốc
tế) và US GAAP (các nguyên tắc kế toán được thừa nhận ở Mỹ) mang lại sự hội tụ
giữa chúng.
2.2.1.2 Phạm vi áp dụng giá trị hợp lý trong các chuẩn mực kế toán quốc tế:
Khảo sát của nhóm nghiên cứu về chuẩn mực giá trị hợp lý của IASB năm 2005
đã thống kê có 17 chuẩn mực yêu cầu áp dụng giá trị hợp lý trong một số trường hợp
cụ thể, 8 chuẩn mực yêu cầu giá trị hợp lý Thông qua tham gia chiếu đến một chuẩn

mực khác và 13 chuẩn mực không yêu cầu giá trị hợp lý [19].
Bảng 2.2: Các chuẩn mực kế toán quốc tế yêu cầu áp dụng giá trị hợp lý
STT
1
2
3
4
5
6
7
8
9
10
11
12
13
14

Chuẩn mực kế toán quốc tế
IAS 11 “Hợp đồng xây dựng”
IAS16 “Tài sản cố định hữu hình”
IAS 17 “Thuê tài sản”
IAS 18 “Doanh thu”
IAS 19 “Phúc lợi lao động”
IAS 20 “Kế toán các khoản trợ cấp của chính phủ và trình bày các khoản
hỗ trợ chính phủ”
IAS 26 “Kế toán và báo cáo quỹ hưu trí”
IAS 33 “Lãi trên cổ phiếu”
IAS 36 “Tổn thất tài sản”
IAS 38 “Tài sản cố định vô hình”

IAS 39 “Ghi nhận và đánh giá công cụ tài chính”
IAS 40 “Bất động sản đầu tư”
IAS 41 “Nông nghiệp”
IFRS 1 “Lần đầu áp dụng các chuẩn mực quốc tế về trình bày báo cáo

tài chính”
15
IFRS 2 “Thanh toán trên cơ sở cổ phiếu”
16
IFRS 3 “Hợp nhất kinh doanh”
17
IFRS 5 “Tài sản dài hạn giữ để bán và hoạt động không liên tục”
Bảng 2.3: Các chuẩn mực yêu cầu giá trị hợp lý tham chiếu đến một chuẩn mực khác
STT

Chuẩn mực kế toán quốc tế


20

1
2

IAS 2 “Hàng tồn kho”
IAS 21 “ Kế toán các khoản trợ cấp của Chính phủ và trình bày các

khoản hỗ trợ của Chính phủ
3
IAS 27 “Báo cáo tài chính riêng và báo cáo tài chính hợp nhất”
4

IAS 28 “Kế toán các khoản đầu tư vào công ty liên kết”
5
IAS 31 “Góp vốn liên doanh”
6
IAS 32 “Công cụ tài chính: Trình bày”
7
IFRS 4 “Hợp đồng bảo hiểm”
8
IFRS 7 “Công cụ tài chính: Thuyết minh”
2.2.1.3 Định nghĩa giá trị hợp lý:
“Giá trị hợp lý là giá mà có thể nhận được khi bán một tài sản hoặc phải trả để
thanh toán một khoản nợ phải trả trong giao dịch thông thường giữa các bên tham gia
thị trường tại ngày đo lường” (Fair value as the price that would be received to sell an
asset or paid to transfer a liability in an orderly transaction between market participants
at the measurement date) [7].
Phân tích các cơ bản trong định nghĩa:
 Các bên tham gia thị trường:
Các bên tham gia thị trường là người mua, người bán trên thị trường chính (hay
-

thị trường nhiều thuận lợi) đối với tài sản hay nợ phải trả:
Độc lập với đơn vị báo cáo, vì vậy họ không phải là các bên liên quan.
Hiểu biết lẫn nhau, có sự hiểu biết một cách hợp lý về tài sản hay nợ phải trả và giao

-

dịch trên Thông tin hoàn toàn sẵn có.
Có đủ năng lực đối với giao dịch tài sản hay nợ phải trả.
Se giao dịch với tài sản hay nợ phải trả, vì vậy họ se thúc đẩy mà không phải bị ép


buộc hay nói cách khác là buộc phải thực hiện giao dịch đó.
 Thị trường chính (hay có nhiều thuận lợi):
Đo lường giá trị hợp lý giả sử rằng giao dịch để bán tài sản hay thanh toán nợ
phải trả diễn ra trên thị trường chính của tài sản hay nợ phải trả, trong trường hợp
không có thị trường chính thì thị trường mà có nhiều thuận lợi đối với tài sản hay nợ
phải trả. Thị trường chính là thị trường mà ở đó doanh nghiệp báo cáo có thể bán được
tài sản hay thanh toán nợ phải trả với giá trị lớn nhất và mức độ linh hoạt của tài sản và
nợ phải trả lớn nhất. Thị trường với nhiều thuận lợi là thị trường mà ở đó đơn vị báo
cáo se bán được tài sản với giá tối đa mà có thể nhận được từ tài sản và giá trị tối thiểu


21

se phải thanh toán cho khoản nợ phải trả khi xem xét chi phí giao dịch trong các thị
trường tương ứng.


22

Trong quá trình xác định giá trị hợp lý cần phải tham khảo những thông tin và
những dữ liệu lấy được từ thị trường:
 Thị trường hối đoái (exchange market): thị trường này cung cấp sự rõ ràng và minh
bạch để trao đổi công cụ tài chính. Trên thị trường này thì giá thực hiện giao dịch được
xác định dễ dàng và thường xuyên.
 Thị trường bán buôn (dealer market): thị trường này người mua sử dụng vốn để giữ
hàng tồn kho nào đó và sau đó bán lại, giá trả và giá chào có được dể dàng và thường
xuyên hơn.
 Thị trường môi giới (brokered market): thị trường này những người môi giới không sử
dụng vốn của họ để giữ tài sản, hàng hóa mà chỉ cố gắng kết hợp người mua và người
bán với giá giao dịch đã thực hiện thường có sẵn.

 Thị trường trực tiếp (principal - to principal market): là những nơi giao dịch trực tiếp,
thỏa thuận độc lập không qua trung gian với thông tin ít công khai.
2.2.2
Các phương pháp định giá:
Các kỹ thuật định giá bao gồm phương pháp thị trường, phương pháp thu nhập
hay phương pháp chi phí được sử dụng để đo lường giá trị hợp lý.
2.2.2.1
Phương pháp thị trường:
Phương pháp thị trường sử dụng các giá và thông tin liên quan được phát sinh bởi
các giao dịch trên thị trường bao gồm các tài sản hay nợ phải trả đồng nhất hay so sánh
được. Các kỹ thuật định giá với phương pháp thị trường là định giá ma trận. Định giá
ma trận là thuật toán được sử dụng chủ yếu cho định giá chứng khoán nợ mà không
phụ thuộc vào giá niêm yết đối với các chứng khoán nợ cũng như không phụ thuộc vào
mối quan hệ của chứng khoán với các chứng khoán chuẩn niêm yết khác.
2.2.2.2
Phương pháp thu nhập:
Phương pháp thu nhập sử dụng kỹ thuật định giá để chuyển đổi các giá trị tương
lai về giá trị hiện tại (chiết khấu). Những kỹ thuật định giá này bao gồm kỹ thuật giá trị
hiện tại; các mô hình lựa chọn định giá như công thức Black- Scholes-Metron (a
closed-form model) và mô hình nhị thức (a lattice model) mà không sáp nhập với các
kỹ thuật giá trị hiện tại; và phương pháp thu nhập dư ra của nhiều kỳ (excess earning)
mà nó được sử dụng để đo lường giá trị hợp lý của các tài sản vô hình nào đó.


23

2.2.2.3
Phương pháp chi phí:
Phương pháp chi phí dựa trên giá trị mà hiện tại có thể được yêu cầu để thay thế
khả năng cung cấp của tài sản. Từ góc độ của bên tham gia thị trường (người bán), giá

có thể nhận được từ tài sản được xác định dựa vào chi phí đối với bên tham gia thị
trường (người mua) để mua được hay xây dựng tài sản thay thế của lợi ích so sánh
được và được điều chỉnh cho tài sản bị loại bỏ. Tài sản bị loại bỏ bao gồm sự hư hỏng
về vật chất, lỗi thời về kỹ thuật và bị loại bỏ vì tính kinh tế.

Ước tính cấp độ
Phươ
1
Bắt đầu

Có giá thị trường tham chiếu

Không có giá thị trường tham chiếu, hoặc có giá thị trường nhưng không xác định được mức độ khác biệt
Ước tính cấp độ
Phươ
2

Giá

Phương pháp tiếp cận thị trường

Lựa chọn kết quả đ
Ước tính cấp độ 3

Phương pháp tiếp cận chi phí

Phương pháp tiếp cận thu nhập

Hình 2.1: Sơ đồ phương pháp xác định giá tr
2.2.3

Vai trò của giá trị hợp lý trong chuẩn mực kế toán quốc tế:
Giá trị hợp lý khi sử dụng trong hệ thống IFRS được xem xét trong các trường
hợp sau:
2.2.3.1

Giá trị hợp lý là cơ sở đo lường các nghiệp vụ phát sinh ban đầu:


24

Khuôn mẫu lý thuyết của IASB không đề cập đến giá trị hợp lý như một cơ sở đo
lường sử dụng trong việc xác định các yếu tố báo cáo tài chính mà chỉ đề cập đến việc
có thể sử dụng giá trị hợp lý để xác định giá gốc.
Bảng 2.4: Sử dụng giá trị hợp lý trong đo lường các nghiệp vụ phát sinh ban đầu [4]
STT

Chuẩn mực

1

IAS 16

2

IAS 17

hợp lý (trừ khi giá trị hợp lý cao hơn hiện giá và khoản thanh

3
4


IAS 18
IAS 20

5

IAS 38

toán tiền thuê tối thiểu)
Ghi nhận doanh thu
Ghi nhận nghiệp vụ nhận tài sản từ nhà nước
Ghi nhận tài sản cố định vô hình trong nghiệp vụ trao đổi với

6
7
8

IAS 39
IAS 41
IFRS 1

9

IFRS 2

10
2.2.3.2

Nội dung
Ghi nhận nhà xưởng, máy móc, thiết bị trong nghiệp vụ trao đổi

với các tài sản khác.
Bên đi thuê ghi nhận ban đầu tài sản thuê tài chính theo giá trị

các tài sản khác
Đo lường tài sản và nợ tài chính
Đo lường tài sản sinh học và sản phẩm thu được từ nông nghiệp
Ghi nhận nhà xưởng, máy móc, thiết bị tại thời điểm chuyển đổi
Ghi nhận hàng hóa, dịch vụ và các công cụ vốn cổ phần trong

giao dịch thanh toán vốn chủ sở hữu
IFRS 3
Đo lường các tài sản, nghĩa vụ phát sinh do hợp nhất
Phân bổ các số liệu ghi nhận ban đầu của các giao dịch phức tạp thành các

yếu tố hợp thành:
Bảng 2.5: Giá trị hợp lý phân bổ các số liệu ghi nhận ban đầu các giao dịch phức tạp
thành các yếu tố hợp thành [4]
STT Chuẩn mực
Nội dung
1
IAS 32
Đo lường các thành phần của công cụ tài chính phức tạp
2
IAS 3
Yêu cầu bên mua lại ghi nhận tài sản thuần theo giá trị hợp lý
2.2.3.3
Giá trị hợp lý là cơ sở để xác định giá trị sau khi ghi nhận ban đầu:
Sau khi ghi nhận ban đầu, giá trị hợp lý có thể được sử dụng để xác định giá trị
của các tài sản hay nợ phải trả tại mỗi thời điểm lập báo cáo tài chính.
Bảng 2.6: Giá trị hợp lý sau khi ghi nhận ban đầu [4]



25

STT Chuẩn mực
Nội dung
1
IAS 16
Đo lường nhà xưởng, máy móc, thiết bị
2
IAS 19
Đo lường phúc lợi cho người lao động
3
IAS 26
Đo lường các nghiệp vụ phát sinh liên quan đến quỹ hưu trí
4
IAS 27
Đo lường các khoản đầu tư vào công ty con
5
IAS 28
Các khoản đầu tư vào công ty liên kết
6
IAS 31
Các khoản đầu tư vào các đơn vị đồng kiểm soát
7
IAS 38
Đo lường tài sản cố định vô hình
8
IAS 39
Đo lường tài sản và nợ tài chính

9
IAS 40
Đo lường bất động sản đầu tư
10
IAS 41
Đo lường tài sản sinh học và sản phẩm thu được từ nông nghiệp
2.2.3.4
Giá trị hợp lý sử dụng trong đánh giá sự suy giảm giá trị tài sản:
Giá trị hợp lý được sử dụng để thử nghiệm phải chăng một tài sản đang giảm giá
trị và cần ghi nhận sự giảm giá trị tài sản. Theo IAS 36 “Tổn thất tài sản”, dấu hiệu cho
thấy tài sản đang giảm giá trị là khi giá trị có thể thu hồi của tài sản thấp hơn giá trị còn
lại của tài sản thể hiện trên báo cáo tài chính tại thời điểm cuối niên độ. Giá trị có thể
thu hồi của một tài sản hay được xác định là giá trị lớn hơn giữa giá trị hợp lý sau khi
trừ đi chi phí cần thiết để bán tài sản và giá trị sử dụng của tài sản. Đây được xem như
sự áp dụng giá trị hợp lý trong việc xác định sự giảm giá trị tài sản. Các khoản chênh
lệch phát sinh do sự thay đổi giá trị hợp lý giữa các thời điểm báo cáo có thể được xử
lý theo các phương án:
 Ghi nhận là thu nhập, chi phí trong báo cáo lãi lỗ.
 Ghi nhận điều chỉnh chỉ tiêu thuộc nguồn vốn chủ sở hữu trên Bảng cân đối kế toán.
Ngoài ra các khoản chênh lệch giá đánh giá lại được tính trên cơ sở giá trị hợp lý
(áp dụng với nhà xưởng, máy móc thiết bị, tài sản vô hình) được xử lý theo nguyên tắc:
 Chênh lệch giá trị đánh giá lại của tài sản giảm (do giá trị hợp lý giảm) được ghi nhận
là chi phí trên báo cáo lãi, lỗ hoặc ghi giảm vốn chủ sở hữu nếu trước đó có phát sinh
chênh lệch giá đánh giá lại tăng đã được ghi nhận vào vốn chủ sở hữu.
 Chênh lệch giá đánh giá lại của tài sản tăng (do giá trị hợp lý tăng) được ghi nhận tăng
vốn chủ sở hữu hoặc ghi nhận vào thu nhập nếu trước đó có phát sinh chênh lệch giá
đánh giá lại giảm đã được ghi nhận vào chi phí trên báo cáo lãi, lỗ. (Bảng 2.7 và 2.8,
Phụ lục A)



×