BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC CÔNG NGHỆ TP. HCM
---------------------------
LÊ HOÀNG VĨNH PHÚC
VẬN DỤNG THẺ CÂN BẰNG ĐIỂM (BLANCED
SCORECARD) ĐỂ ĐÁNH GIÁ THÀNH QUẢ
HOẠT ĐỘNG TẠI TRƯỜNG TRUNG CẤP
BẾN THÀNH
LUẬN VĂN THẠC SĨ
Chuyên ngành : Kế Toán
Mã số ngành: 60340301
TP. HỒ CHÍ MINH, tháng 12 năm 2015
BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC CÔNG NGHỆ TP. HCM
---------------------------
LÊ HOÀNG VĨNH PHÚC
VẬN DỤNG THẺ CÂN BẰNG ĐIỂM (BLANCED
SCORECARD) ĐỂ ĐÁNH GIÁ THÀNH QUẢ
HOẠT ĐỘNG TẠI TRƯỜNG TRUNG CẤP
BẾN THÀNH
LUẬN VĂN THẠC SĨ
Chuyên ngành : Kế Toán
Mã số ngành: 60340301
CÁN BỘ HƯỚNG DẪN KHOA HỌC: TS. PHAN MỸ HẠNH
TP. HỒ CHÍ MINH, tháng 12 năm 2015
CÔNG TRÌNH ĐƯỢC HOÀN THÀNH TẠI
TRƯỜNG ĐẠI HỌC CÔNG NGHỆ TP. HCM
Cán bộ hướng dẫn khoa học : TS. PHAN MỸ HẠNH
Luận văn Thạc sĩ được bảo vệ tại Trường Đại học Công nghệ TP. HCM
ngày 26 tháng 03 năm 2016
Thành phần Hội đồng đánh giá Luận văn Thạc sĩ gồm:
(Ghi rõ họ, tên, học hàm, học vị của Hội đồng chấm bảo vệ Luận văn Thạc sĩ)
TT
1
2
3
4
5
Họ và tên
PGS.TS. Phan Đình Nguyên
TS. Nguyễn Quyết Thắng
PGS.TS. Vương Đức Hoàng Quân
PGS.TS. Lê Quốc Hội
TS. Hà Văn Dũng
Chức danh Hội đồng
Chủ tịch
Phản biện 1
Phản biện 2
Ủy viên
Ủy viên, Thư ký
Xác nhận của Chủ tịch Hội đồng đánh giá Luận sau khi Luận văn đã được
sửa chữa (nếu có).
Chủ tịch Hội đồng đánh giá LV
PGS.TS. Phan Đình Nguyên
TRƯỜNG ĐH CÔNG NGHỆ TP. HCM
PHÒNG QLKH – ĐTSĐH
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập – Tự do – Hạnh phúc
TP. HCM, ngày..… tháng….. năm 20..…
NHIỆM VỤ LUẬN VĂN THẠC SĨ
Họ tên học viên: LÊ HOÀNG VĨNH PHÚC
Giới tính: Nam
Ngày, tháng, năm sinh: 11/04/1981
Nơi sinh: Tây Sơn – Bình Định
Chuyên ngành: KẾ TOÁN
MSHV: 1341850075
I- Tên đề tài:
VẬN DỤNG THẺ CÂN BẰNG ĐIỂM (BALANCED SCORECARD) ĐỂ ĐÁNH
GIÁ THÀNH QUẢ HOẠT ĐỘNG TẠI TRƯỜNG TRUNG CẤP BẾN THÀNH
II- Nhiệm vụ và nội dung:
-
Tiến hành vận dụng Thẻ cân bằng điểm để đánh giá thành quả hoạt động tại
Trường Trung Cấp Bến Thành.
-
Vận dụng Thẻ cân đằng điểm để xây dựng các tiêu chí để đánh giá thành quả
hoạt động tại các phòng ban từ đó kết nối đến mục tiêu của tổ chức
III- Ngày giao nhiệm vụ: 17/03/2015
IV- Ngày hoàn thành nhiệm vụ: 31/12/2015
V- Cán bộ hướng dẫn: TS. PHAN MỸ HẠNH
CÁN BỘ HƯỚNG DẪN
(Họ tên và chữ ký)
KHOA QUẢN LÝ CHUYÊN NGÀNH
(Họ tên và chữ ký)
i
LỜI CAM ĐOAN
“Vận dụng thẻ cân bằng điểm (Balanced scorecard) để đánh giá thành quả
hoạt động tại Trường Trung cấp Bến Thành” đây là công trình nghiên cứu của riêng
tôi. Các số liệu, kết quả nêu trong Luận văn là trung thực và chưa từng được ai công
bố trong bất kỳ công trình nào khác.
Tôi xin cam đoan rằng mọi sự giúp đỡ cho việc thực hiện Luận văn này
đã được cảm ơn và các thông tin trích dẫn trong Luận văn đã được chỉ rõ nguồn
gốc.
Học viên thực hiện Luận văn
Lê Hoàng Vĩnh Phúc
ii
LỜI CÁM ƠN
Tôi xin chân thành cảm ơn Ban Giám hiệu, toàn bộ tập thể CB – GV –
CNV của Trường Trung cấp Bến Thành và các doanh nghiệp Dệt May trên địa bàn
Thành Phố Hồ Chí Minh đã giúp đỡ tôi trong suốt thời gian thực hiện luận văn. Bên
cạnh đó tôi xin gởi lời cảm ơn sâu sắc đến TS.Phan Mỹ Hạnh người đã hướng dẫn
tận tình và có những đóng góp hết sức quan trọng để tôi hoàn thành luận văn này.
Một lần nữa tôi xin chân thành cảm ơn!
Tác giả
Lê Hoàng Vĩnh Phúc
iii
TÓM TẮT
Trong quá trình hội nhập và phát triển kinh tế ngày nay, vấn đề cạnh tranh
là một thách thức với mọi tổ chức. Các tổ chức cạnh tranh từ yếu tố tài chính, khách
hàng, công nghệ, con người…Chính quá trình cạnh tranh đó đã làm cho các tổ chức
muốn tồn tại và phát triển thì phải đổi mới từ công nghệ đến qui trình quản lý.
Chính điều này đã đặt ra một trách nhiệm nặng nề lên các cơ sở giáo dục đó
là phải đào tạo ra những sản phẩm có chất lượng đáp ứng được những yêu cầu làm
việc trong quá trình hội nhập. Các Trường cần có xây dựng chiến lược cụ thể cho
từng thời kỳ và thực hiện thành công chiến lược của mình.
Thẻ cân bằng điểm là một công cụ phù hợp trong việc đánh giá thành quả
hoạt động toàn diện cho các tổ chức. Đây là một trong những công cụ rất tốt để
chuyển tải các chiến lược thành mục tiêu, thước đo, hành động cụ thể để hoàn thành
sứ mạng, tầm nhìn, chiến lược của các tổ chức thông qua 4 phương diện (Tài chính,
Khách hàng, Qui trình nội bộ, Học hỏi và phát triển).
Bằng phương pháp thống kê tác giả đã thống kê được những dữ liệu trong
quá trình khảo sát, thu thập dữ liệu và tổng kết đánh giá thành quả hoạt động tại
Trường Trung cấp Bến Thành. Qua đó tác giả thấy được những khiếm khuyết của
hệ thống đánh giá thành quả hoạt động hiện tại của Trường.
Để khắc phục và hạn chế được những khiếm khuyết và hạn chế của hệ
thống đánh giá hiện tại. Tác giả đã vận dụng Thẻ cân bằng điểm để đánh giá thành
quả hoạt động tại Trường Trung cấp Bến Thành.
Bằng phương pháp tính điểm trên Excel tác giả đã xây dựng một số thước
đo và cách tính điểm để vận dụng vào việc đánh giá thành quả hoạt động tại
Trường. Từ đó thấy được mức độ đóng góp cũng như thành quả mà các bộ phận
đóng góp vào mục tiêu chung của nhà Trường để hoàn thành sứ mệnh mà nhà
Trường đã đặt ra.
iv
ABSTRACT
In the process of integration and economic development today, the issue of
competitiveness is a challenge for all organizations. The competing organizations
from financial factors, customers, technology, human ... The competitive process
that gave the organization to survive and develop, they must innovate from
technology to management processes .
This has placed a heavy responsibility on the institution that should provide
quality products that meet the requirements to work in the integration process.
Schools need to have a specific strategy for each period and the successful
implementation of its strategy.
Balanced scorecard is an appropriate tool in assessing the overall
performance of organizations. This is one very good tool to convey the strategy into
objectives, metrics, specific actions to complete the mission, vision and strategy of
the organization through 4 sectors (Finance, customer, internal process, Learning
and development).
By statistical methods the author has been the statistical data in the survey,
gather data and review and evaluate the performance at the Ben Thanh College.
Thereby authors see shortcomings of the evaluation system into the current
performance of the school.
To overcome and eliminate the defects and shortcomings of the current
evaluation system. The author has employed Balanced scorecard to evaluate
operating results at Ben Thanh College.
By means of the points on Excel author has built a number of measures and
how to manipulate scores in the evaluation of performance at school. From there see
the contribution as well as achievements that the parts contribute to the overall goal
of the school to fulfill the mission that the shool has in place.
v
MỤC LỤC
Trang phụ bìa
Lời cam đoan......................................................................................................... ...i
Lời cảm ơn ............................................................................................................ ..ii
Tóm tắt .................................................................................................................. .iii
Abstract ................................................................................................................. .iv
Danh mục các từ viết tắt ........................................................................................ .ix
Danh mục các bảng biểu, đồ thị, hình ảnh.............................................................. ..x
PHẦN MỞ ĐẦU .................................................................................................... 1
1. Sự cần thiết của đề tài ........................................................................................ 1
2. Mục tiêu nghiên cứu .......................................................................................... 2
3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu ..................................................................... 2
4. Phương pháp nghiên cứu ................................................................................... 3
5. Những công trình nghiên về Thẻ cân bằng điểm đã được công bố ..................... 3
6. Kết cấu luận văn ................................................................................................ 5
CHƯƠNG 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ THẺ CÂN BẰNG ĐIỂM .......................... 7
1.1. Sự cần thiết của Thẻ cân bằng điểm .............................................................. 7
1.2. Thẻ cân bằng điểm và tổ chức công ............................................................... 9
1.2.1. Khái niệm Thẻ cân bằng điểm ..................................................................... 9
1.2.2. Vai trò của Thẻ cân bằng điểm .................................................................. 11
1.2.2.1. Thẻ cân bằng điểm là một hệ thống đo lường ..................................... 11
1.2.2.2. Thẻ cân bằng điểm như một hệ thống quản lý chiến lược ................... 12
1.2.2.3. Thẻ cân bằng điểm như là một công cụ trao đổi thông tin ................... 13
1.2.3. Thẻ cân bằng điểm và tổ chức công ........................................................... 13
1.2.3.1. Thẻ cân bằng điểm trong tổ chức công ............................................... 13
1.2.3.2. Áp dụng Thẻ cân bằng điểm trong cơ sở giáo dục............................... 16
1.2.4. Sứ mệnh, tầm nhìn và chiến lược ............................................................... 17
vi
1.2.4.1. Sứ mệnh ............................................................................................. 17
1.2.4.2. Tầm nhìn ............................................................................................ 18
1.2.4.3. Chiến lược .......................................................................................... 19
1.2.5. Các mục tiêu của Thẻ cân bằng điểm và bản đồ chiến lược các mục tiêu ... 19
1.2.5.1. Phương diện tài chính ......................................................................... 19
1.2.5.2. Phương diện khách hàng ..................................................................... 21
1.2.5.3. Phương diện quy trình nội bộ.............................................................. 22
1.2.5.4. Phương diện học hỏi và phát triển....................................................... 23
1.2.5.5. Bản đồ chiến lược các mục tiêu .......................................................... 24
1.2.6. Các thước đo của Thẻ cân bằng điểm và mối quan hệ giữa các thước đo ... 26
1.2.6.1. Các thước đo ...................................................................................... 26
1.2.6.2. Tiêu chuẩn chọn lựa các thước đo....................................................... 27
1.2.6.3. Mối quan hệ các thước đo ................................................................... 27
1.3. Phân tầng Thẻ cân bằng điểm ...................................................................... 28
1.3.1. Khái quát về phân tầng Thẻ cân bằng điểm ................................................ 28
1.3.2. Quy trình phân tầng Thẻ cân bằng điểm ..................................................... 28
KẾT LUẬN CHƯƠNG 1 .................................................................................... 36
CHƯƠNG 2: THỰC TRẠNG VỀ ĐO LƯỜNG THÀNH QUẢ HOẠT ĐỘNG
TẠI TRƯỜNG TRUNG CẤP BẾN THÀNH ..................................................... 37
2.1. Tổng quan về Trường Trung cấp Bến Thành ............................................. 37
2.1.1. Sơ lược lịch sử hình thành và phát triển ..................................................... 37
2.1.2. Cơ cấu tổ chức ........................................................................................... 38
2.2. Thực trạng về tổ chức đánh giá thành quả hoạt động tại Trường Trung
cấp Bến Thành ..................................................................................................... 39
2.2.1. Thực trạng đánh giá thành quả hoạt động của nhà trường về phương diện
tài chính: ........................................................................................................... 39
2.2.2. Thực trạng đánh giá thành quả hoạt động của nhà trường về phương diện
Khách hàng ....................................................................................................... 41
vii
2.2.3. Thực trạng đánh giá thành quả hoạt động của nhà trường về phương diện
Quy trình nội bộ ................................................................................................ 46
2.2.4. Phương diện Học hỏi và phát triển......................................................... 48
2.2.5. Hệ thống đo lường xếp loại ở Trường Trung cấp Bến Thành ................. 50
2.3. Nhận xét về việc đo lường thành quả hoạt động tại Trường Trung cấp Bến
Thành ................................................................................................................. 51
2.3.1. Ưu điểm..................................................................................................... 51
2.3.2. Nhược điểm ............................................................................................... 53
KẾT LUẬN CHƯƠNG 2 .................................................................................... 57
CHƯƠNG 3: VẬN DỤNG THẺ CÂN BẰNG ĐIỂM ĐỂ ĐÁNH GIÁ THÀNH
QUẢ HOẠT ĐỘNG TẠI TRƯỜNG TRUNG CẤP BẾN THÀNH .................. 59
3.1. Mục tiêu xây dựng Thẻ cân bằng điểm tại Trường Trung cấp Bến Thành ...
…………………………………………………………………………………..59
3.2. Xây dựng mục tiêu và bản đồ chiến lược các mục tiêu của Thẻ cân bằng
điểm
................................................................................................................. 59
3.2.1.Tầm nhìn và chiến lược của nhà Trường ..................................................... 59
3.2.2. Xác lập các mục tiêu của Thẻ cân bằng điểm ............................................. 60
3.2.3. Xây dựng bản đồ chiến lược các mục tiêu .................................................. 62
3.3. Xây dựng các thước đo trong Thẻ cân bằng điểm....................................... 65
3.3.1. Thước đo ở phương diện Tài chính ............................................................ 65
3.3.2. Thước đo ở phương diện Khách hàng ........................................................ 66
3.3.3. Thước đo ở phương diện Quy trình nội bộ ................................................. 67
3.3.4. Các thước đo phương diện Học hỏi và phát triển ....................................... 68
3.4. Xác định các chỉ tiêu, hành động thực hiện và tần suất đo lường cho từng
thước đo. .............................................................................................................. 69
3.4.1. Chỉ tiêu ...................................................................................................... 69
3.4.2. Hành động thực hiện và tần suất đo lường ................................................. 70
3.5. Xây dựng Thẻ cân bằng điểm trên Excel .................................................... 73
3.5.1. Phân tầng Thẻ cân bằng điểm .................................................................... 73
viii
3.5.1.1. Quy trình phân tầng Thẻ cân bằng điểm ............................................. 73
3.5.1.2. Vận dụng Thẻ cân bằng điểm cho Trường Trung cấp Bến Thành ....... 74
3.5.1.3. Phân tầng Thẻ cân bằng điểm xuống cấp Phòng, Khoa,Trung tâm ..... 77
3.5.2. Phương thức tính điểm và xếp loại ............................................................ 77
3.5.3. Vận dụng Thẻ cân bằng điểm trên bảng tính Excel để đánh giá thành quả
hoạt động .............................................................................................................. 79
KẾT LUẬN CHƯƠNG 3 .................................................................................... 82
KẾT LUẬN .......................................................................................................... 83
TÀI LIỆU THAM KHẢO ................................................................................... 84
ix
DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT
BSC : Balanced Scorecard
KPI: Chỉ số hiệu suất chủ yếu (Key Performance indicators)
NĐ – CP: Nghị định Chính phủ
KRI: Chỉ số kết quả cốt yếu (Key Result Indicatosr)
PI: Chỉ số hiệu quả hoạt động (Performance indicators)
CB – GV – CNV: Cán bộ - Giáo viên – Công nhân viên
TP.HCM: Thành phố Hồ Chí Minh
GV: Giáo viên
SV: Sinh viên
x
DANH MỤC CÁC BẢNG
Bảng 1.1. Tỷ trọng các phương diện và đề xuất của Norton
Bảng 1.2. Phân bổ tỷ trọng cho các phương diện trong Thẻ cân bằng điểm
Bảng 1.3. Phân bổ tỷ trọng các mục tiêu cho từng phương diện
Bảng 1.4. Phân bổ tỷ trọng cho các mục tiêu trong từng phương diện và tính tỷ
trọng các thước đo (Ban giám đốc)
Bảng 2.1. Tổng hợp kết quả khảo sát mức độ hài lòng của Sinh viên
Bảng 2.2. Đề tài nghiên cứu khoa học nghiệm thu qua các năm
Bảng 2.3. Tình hình Tài chính năm 2014
Bảng 3.1. Thẻ cân bằng điểm
Bảng 3.2. Thẻ cân bằng điểm trên Excel
Bảng 3.3 Thang điểm tăng
Bảng 3.4. Thang điểm giảm
Bảng 3.5. Phương thức xếp loại
xi
DANH MỤC CÁC BIỀU ĐỒ, ĐỒ THỊ, SƠ ĐỒ, HÌNH ẢNH
Hình 1.1. Bốn phương diện của Thẻ cân bằng điểm
Hình 1.2. Thẻ cân bằng điểm tổ chức công
Hình 1.3. Thẻ cân bằng điểm thực hiện trong tổ chức công và phi lợi nhuận
Hình 1.4. Mô hình Thẻ cân bằng điểm của cơ sở giáo dục
Hình 1.5. Bản đồ chiến lược
Hình 1.6. Quy trình phân tầng
Hình 2.1. Cơ cấu tổ chức Trường Trung cấp Bến Thành
Hình 2.2. Thu nhập bình quân 2011-2014 và kế hoạch 2015
Hình 2.3. Kết quả tuyển sinh từ năm 2011-2014
Hình 2.4. Mức độ hài lòng của Học sinh - Sinh viên hiện nay
Hình 2.5. Mức độ hài lòng của doanh nghiệp với Học sinh - Sinh viên
Hình 2.6. Phân loại giảng viên theo trình độ năm 2014
Hình 3.1. Bản đồ chiến lược các mục tiêu
1
PHẦN MỞ ĐẦU
1. Sự cần thiết của đề tài
Trong quá trình hội nhập và phát triển kinh tế ngày nay, vấn đề cạnh tranh là
một thách thức với mọi tổ chức. Các tổ chức cạnh tranh từ yếu tố tài chính, khách
hàng, công nghệ, con người…Chính quá trình cạnh tranh đó đã làm cho các tổ chức
muốn tồn tại và phát triển thì phải đổi mới từ công nghệ đến qui trình quản lý.
Năm 2015 với việc hình thành cộng đồng kinh tế ASEAN. Sự ra đời của
cộng đồng này chắc chắn sẽ tác động lớn đến thị trường lao động ở Việt Nam. Việc
hội nhập kinh tế trong cộng đồng ASEAN sẽ hình thành thị trường lao động chung,
lao động các ngành sẽ tự do di chuyển tìm việc làm trong khối. Lúc này sẽ làm cho
thị trường lao động mở rộng hơn đưa lại nhiều cơ hội cho lao động Việt Nam làm
việc ở các nước như Singapore, Thái Lan, Malaysia…Nhưng cũng đưa lại thách
thức là lao động nước ngoài sẽ làm việc tại Việt Nam rất nhiều và lao động nước
nhà sẽ thua ngay trên sân nhà nếu trình độ, kỹ năng ngành nghề thua kém so với các
nước khác.
Chính điều này đã đặt ra một trách nhiệm nặng nề lên các cơ sở giáo dục đó
là phải đào tạo ra những sản phẩm có chất lượng đáp ứng được những yêu cầu làm
việc trong quá trình hội nhập. Các Trường cần có xây dựng chiến lược cụ thể cho
từng thời kỳ và thực hiện thành công chiến lược của mình.
Một trong những yếu tố cơ bản và là nền tảng để quản lý và thực hiện chiến
lược tổ chức đó là đo lường thành quả hoạt động. “Bạn không thể quản lý những gì
bạn không thể đo lường được, bạn không thể đo lường những gì bạn không thể mô
tả được” (Kaplan & Norton) và ở góc độ kế toán quản trị thì đo lường thành quả
hoạt động lại càng quan trọng hơn khi nền kinh tế có sự thay đổi lớn công nghệ, tri
thức.
Trong thời đại thông tin ngày hôm nay việc chú trọng vào việc đo lường tài
sản hữu hình đã không còn phù hợp mà các tổ chức phải đo lường và quản lý những
2
tài sản vô hình như kiến thức, lòng trung thành, kỹ năng của nhân viên. Chính
những tài sản vô hình này sẽ quyết định đến thành công của tổ chức.
Trường Trung cấp Bến Thành là một trường Tư thục nhưng đang đứng trước
những thách thức đó nhà Trường đã luôn mong muốn tìm kiếm một công cụ đo
lường, quản lý tốt hơn giúp nhà Trường phát triển mạnh mẽ hơn để tạo uy tín và
nâng cao thương hiệu trong quá trình đào tạo.
Thẻ cân bằng điểm là một công cụ phù hợp trong việc đánh giá thành quả
hoạt động toàn diện cho nhà Trường. Đây là một trong những công cụ rất tốt để
chuyển tải các chiến lược thành mục tiêu, thước đo, hành động cụ thể để hoàn thành
sứ mạng, tầm nhìn, chiến lược của nhà Trường. Chính vì vậy tôi đã chọn đề tài
“Vận dụng Thẻ cân bằng điểm (Balanced scorecard) để đánh giá thành quả hoạt
động tại Trường Trung cấp Bến Thành” thực hiện luận văn thạc sĩ kinh tế chuyên
ngành kế toán.
2. Mục tiêu nghiên cứu
Luận văn thực hiện nhằm hướng đến 3 mục tiêu sau đây:
-
Hệ thống lý thuyết về Thẻ cân bằng điểm làm nền tảng cho việc áp dụng để
đo lường và đánh giá thành quả hoạt động.
-
Phân tích về thực trạng đánh giá thành quả hoạt động tại Trường Trung cấp
Bến Thành qua đó đánh giá những ưu và nhược điểm hệ thống đo lường hiện
tại và đưa ra giải pháp khắc phục.
-
Vận dụng Thẻ cân bằng điểm để đo lường một cách toàn diện thành quả hoạt
động nhằm hướng đến thực hiện thành công tầm nhìn, sứ mạng và chiến lược
của Trường Trung cấp Bến Thành trong giai đoạn tới.
3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
Đối tượng nghiên cứu: thực trạng công tác thiết lập mục tiêu, đánh giá
thành quả hoạt động tại Trường Trung cấp Bến Thành
Phạm vi nghiên cứu: Luận văn nghiên cứu về hệ thống đánh giá thành quả
hoạt động dựa trên chỉ số hiệu suất chủ yếu (KPI tại Trường Trung cấp Bến Thành
3
trong năm học 2013 -2014) dựa trên chiến lược phát triển của Nhà trường đến năm
2020 ở cấp độ Nhà trường và các Phòng, Khoa.
4. Phương pháp nghiên cứu
Trong quá trình nghiên cứu luận văn tác giả đã sử dụng một số phương
pháp nghiên cứu tương ứng với nội dung nghiên cứu như sau:
Phương pháp hệ thống hóa lý thuyết: Phương pháp này giúp cho việc hệ
thống hóa cơ sở lý luận được thực hiện ở chương 1 của luận văn.
Phương pháp thống kê: được sử dụng để thống kê những dữ liệu trong quá
trình khảo sát, thu thập dữ liệu. Bằng phương pháp thống kê giúp người nghiên cứu
có số liệu. Từ kết quả thống kê được, tác giả dùng phương pháp tổng hợp và phân
tích để đưa ra được thực trạng về tình hình đánh giá thành quả hoạt động tại nhà
Trường.
Phương pháp làm việc chuyên gia và phỏng vấn: thông qua phương
pháp làm việc chuyên gia và phỏng vấn đã giúp tác giả Vận dụng Thẻ cân bằng
điểm trên Excel và ứng dụng vào đánh giá thành quả hoạt động.
5. Những công trình nghiên về Thẻ cân bằng điểm đã được công bố
Một số công trình nghiên cứu về Thẻ cân bằng điểm (Balanced Scorecard) đã
được công bố liên quan đến các tổ chức kinh tế.
(1)
Vận dụng Thẻ cân bằng điểm tại công ty chứng khoán ngân hàng đầu tư và
phát triển Việt Nam, Luận văn thạc sĩ : Nguyễn Công Vũ, Đại học Kinh tế
TP.HCM, 2011
(2)
Vận dụng giải pháp đánh giá thành quả Balanced Scorecard - BSC tại công
ty cổ phần đầu tư và kinh doanh nhà Khang Điền, Luận văn thạc sĩ: Trần
Thị Thu, Đại học Kinh tế TP.HCM, 2011.
(3)
Vận dụng phương pháp thẻ cân bằng điểm tại công ty TNHH MSC Việt
Nam, Luận văn thạc sĩ: Trần Thị Hương, Trường Đại Học Kinh Tế, 2011.
4
(4)
Ứng dụng phương pháp thẻ điểm cân bằng (BSC) và chỉ số đo lường hiệu
suất (KPI) vào đánh giá nhân viên tại tổng công ty công nghiệp - in - Bao Bì
Liksin, 2010.
(5)
Vận dụng Bảng điểm cân bằng trong đánh giá thành quả hoạt động tại Công
ty cổ phần giáo dục anh văn Hội Việt Mỹ : Luận văn thạc sĩ : Trần Thị
Thanh Liêm, Đại học Kinh tế TP.HCM, 2013.
Những nghiên cứu trên đã vận dụng Thẻ cân bằng điểm để giải quyết đo
lường và đánh giá thành quả hoạt động trong từng đơn vị và từ đó đưa ra chế độ đãi
ngộ. Những đề tài nêu trên chỉ nghiên cứu theo hướng là lý thuyết vận dụng. Lý
thuyết BSC (Balanced Scorecard) tuy đơn giản nhưng việc vận dụng vào thực tiễn
sẽ gặp rất nhiều khó khăn.
Một số công trình nghiên cứu về Balanced scorecard đã được công bố liên quan
đến Trường học
(1)
Vận dụng Thẻ cân bằng điểm (Balanced scorecard) trong đánh giá thành
quả hoạt động tại Trường Cao Đẳng Sư Phạm Trung Ương Thành Phố Hồ
Chí Minh, luận văn thạc sĩ: Lý Nguyễn Thu Ngọc, Trường Đại học Kinh Tế
Tp. Hồ Chí Minh, 2010.
(2)
Vận dụng Thẻ cân bằng điểm (Balanced scorecard) tại Đại học Quang
Trung: Huỳnh Thị Thanh Trang, Trường Đại học Kinh Tế Tp. Hồ Chí
Minh, 2012
(3)
TS. Nguyễn Thị Kim Anh (2010), “Ứng dụng mô hình Balanced Scorecard
trong quản trị trường đại học”. Hội thảo khoa học: Giải pháp nâng cao hiệu
quả quản lý giáo dục đại học và cao đẳng Việt Nam, trang 28-37.
(4)
Vận dụng bảng điểm cân bằng (Balanced Scorecard) trong đánh giá thành
quả hoạt động tại học viện Ngân hàng - Phân viện Phú Yên : Luận văn thạc
sĩ: Nguyễn Quỳnh Giang, Đại học Kinh tế TP.HCM.
(5)
Vận dụng Thẻ cân bằng điểm (Balance Scorecard) trong đánh giá thành quả
hoạt động tại trường cao đẳng kỹ thuật Cao Thắng : Luận văn thạc sĩ : Trần
Thị Mỹ Linh. Đại học Kinh tế TP.HCM.
5
(6)
Ứng dụng thẻ cân bằng điểm để đánh giá thành quả hoạt động tại Công ty
trách nhiệm hữu hạn kiểm toán AS : Luận văn thạc sĩ / Ngô Bá Phong, Đại
học Kinh tế TP.HCM, 2013.
Những đề tài về vận dụng Mô hình BSC trong các cơ sở giáo dục để đo
lường về thành quả hoạt động và quản lý chiến lược các tổ chức giáo dục. Các đề tài
đã sử dụng Thẻ cân bằng điểm để đo lường thành quả hoạt động nhằm hướng đến
thực hiện thành công tầm nhìn, sứ mệnh và chiến lược.
Tóm lại, các tác giả trên đã chú trọng vào việc nghiên cứu áp dụng BSC để
đo lường và đánh giá thành quả hoạt động; quản lý chiến lược. Các nghiên cứu chủ
yếu tập trung vào các tổ chức kinh doanh mà chưa áp dụng nhiều vào các tổ chức
công nhất là giáo dục. Đồng thời việc áp dụng BSC vào các tổ chức gặp nhiều khó
khăn tại vì những nghiên cứu chỉ mới chú trọng vào lý thuyết ứng dụng.
Đề tài của tác giả nghiên cứu và đưa ra một số vấn đề mới so với các đề tài
nghiên cứu trước như sau:
-
Thứ nhất, luận văn đã sử dụng hệ thống tính điểm trên Thẻ cân bằng điểm
để phục vụ cho quá trình đo lường thành quả hoạt động.
-
Thứ hai, luận văn đã hệ thống lý thuyết phân tầng Thẻ cân bằng điểm và đã
áp dụng vào việc vận dụng Thẻ cân bằng điểm. Đây là một nhân tố quan trọng để
góp phần vào việc triển khai thành công BSC.
-
Thứ ba, luận văn tiến thêm một bước trong việc vận dụng thực tiễn Thẻ cân
bằng điểm thông qua hệ thống bảng tính trên Excel chứ không chỉ đơn thuần là việc
tạo ra lý thuyết vận dụng Thẻ cân bằng điểm. Với việc xây dựng Hệ thống Thẻ cân
bằng điểm trên Excel sẽ làm cho quá trình vận dụng vào nhà trường dễ dàng hơn.
6. Kết cấu luận văn
Chương 1: Cơ sở lý luận về Thẻ cân bằng điểm
Chương 2: Thực trạng về đánh giá thành quả hoạt động tại Trường Trung cấp Bến
Thành
6
Chương 3: Vận dụng Thẻ cân bằng điểm để đánh giá thành quả hoạt động tại
Trường Trung cấp Bến Thành
7
CHƯƠNG 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ THẺ CÂN BẰNG ĐIỂM
1.1. Sự cần thiết của Thẻ cân bằng điểm
Với sự hội nhập kinh tế ngày càng sâu rộng giữa các quốc gia trên thế giới đã
làm cho các tổ chức từ kinh tế, giáo dục, y tế… cạnh tranh ngày càng khốc liệt hơn.
Các tổ chức đã bỏ ra nhiều nguồn lực để đánh giá thành quả hoạt động để hướng
đến hoàn thành chiến lược nhưng nhiều tổ chức vẫn không hài lòng với những nỗ
lực đánh giá của mình. Trên thực tế, tại bất cứ thời điểm nào cũng có tới 50% tổ
chức đang thực hiện thay đổi hệ thống đánh giá hiệu suất của mình (Mark, 2001)
Trong nền kinh tế tri thức như ngày nay thì tài sản vô hình đã, đang và sẽ
quyết định đến sự thành công của các tổ chức. Nhưng có một vấn đề khó khăn đó là
việc đánh giá tài sản vô hình như: kỹ năng, kiến thức, lòng trung thành… rất khó
khăn. Khi mà hệ thống đánh giá truyền thống chỉ sử dụng các thước đo tài chính để
đo lường thành quả hoạt động.
Một yêu cầu bức thiết là cần có một công cụ đo lường mới để khắc phục
những nhược điểm đó. Thẻ cân bằng điểm đã ra đời và khắc phục được những hạn
chế đó. Thẻ cân bằng điểm đã kết hợp thêm những thước đo phi tài chính để khắc
phục những nhược điểm của thước đo tài chính.
Mặc dù hiện nay đã có sự thay đổi về giá trị tài sản vô hình được tạo ra.
Nhưng ước tính vẫn còn khoảng 60% thước đo phục vụ cho việc ra quyết định,
phân bổ nguồn lực và đánh giá thành quả hoạt động ở các tổ chức vẫn là thước đo
tài chính. Nó đã bộc lộ những hạn chế:
Không đánh giá được tài sản vô hình
Trong năm 1982 giá trị tài sản hữu hình chiếm 62% giá trị thị trường của
những tổ chức sản xuất. Hai mươi năm sau giá trị tài sản hữu hình chỉ còn khoảng
10% giá trị thị trường (Baruch Lev, 2000). Điều đó cho thấy giá trị tài sản vô hình
đã tăng lên rất nhanh. Nhưng hệ thống đánh giá truyền thống dùng những thước đo
tài chính nên không đánh giá được những tài sản vô hình như: kiến thức, kỹ năng và
lòng trung thành của của nhân viên; mối quan hệ với khách hàng, cơ hội... Trong
8
nền kinh tế tri thức hiện nay tài sản trí tuệ mới là nhân tố chính quyết định tới sự
thành công của các tổ chức.
Hy sinh lợi ích dài hạn
Để đạt những lợi ích trong ngắn hạn thì nhiều doanh nghiệp đã hi sinh các
giá trị lâu dài của doanh nghiệp. Khi doanh nghiệp đối diện với những thử thách
như cắt giảm chi phí thì họ thường nghĩ đến việc giảm nhân sự, giảm các khóa đào
tạo học hỏi và phát triển…Như vậy thì những lợi ích ngắn hạn về tài chính được
đảm bảo nhưng những lợi ích dài hạn thì như thế nào?. Theo một nghiên cứu của
Bassi và Mc Murrer (2004) thì việc cắt giảm nhân sự ở những doanh nghiệp, tổ
chức không bao giờ cải thiện được lợi nhuận hoặc giá trị cổ phiếu trên thị trường.
Việc giảm nhân sự không những phá vỡ đội ngũ nhân viên mà còn phá hủy đi giá trị
trong dài hạn.
Hướng về thành tích quá khứ hơn là giá trị dự báo
Tất cả những thước đo tài chính phản ánh rất tốt những kết quả đã diễn ra ở
các tổ chức. Tuy nhiên nó chưa đưa ra các giá trị dự báo cho tương lai. Những thành
tích hào hùng trong quá khứ không đảm bảo cho chúng ta đạt được những kết quả
tốt trong tương lai. Nhìn vào những con số thống kê 500 doanh nghiệp hàng đầu của
Standard and Poor vào năm 1957, 40 năm sau thì chỉ còn 74 doanh nghiệp trong số
500 còn tồn tại, hơn 80% đã phá sản (Peters, 2003).
Một trong những yếu tố mà hơn 80% doanh nghiệp theo thống kê của
Standard and Poor phá sản là không kết nối được giữa hệ thống đo lường và chiến
lược. Theo nghiên cứu của Norton (1996) chỉ ra rằng:
-
95% nhân viên không hiểu về chiến lược của tổ chức
-
60% tổ chức không liên kết giữa ngân sách và chiến lược
-
70% tổ chức không liên kết giữa chế độ đãi ngộ và chiến lược
-
85% đội ngũ quản lý dành ít hơn 1 giờ/ tháng về thảo luận chiến lược
Với những hạn chế của thước đo tài chính và sự gia tăng tài sản vô hình, vấn
đề quản lý chiến lược đã làm cho hệ thống đo lường truyền thống không còn phù
hợp và điều cần thiết là cần một hệ thống đo lường mới để giải quyết những khó
9
khăn trên của doanh nghiệp và Thẻ cân bằng điểm là sự lựa chọn hợp lý và đã
khẳng định được những thành công trên thế giới.
1.2. Thẻ cân bằng điểm và tổ chức công
1.2.1. Khái niệm Thẻ cân bằng điểm
Thẻ cân bằng điểm (Balanced Scorecard-BSC) là một tập hợp các thước đo
tài chính và phi tài chính được chọn lọc theo những mục tiêu xuất phát từ chiến
lược của một tổ chức, nhằm đo lường, đánh giá thành quả hoạt động và quản lý
chiến lược của tổ chức một cách toàn diện trên bốn phương diện: Tài chính, Khách
hàng, Qui trình nội bộ, Học hỏi và phát triển.
Khái niệm Thẻ cân bằng điểm (Balanced Scorecard) xuất hiện lần đầu tiên
vào năm 1992 trên tạp chí Harvard Business Review của 2 tác giả Kaplan và
Norton. Nhưng nguồn gốc lịch sử của Thẻ cân bằng điểm đã hình thành vào những
năm 1950 (Kaplan, 2010)
Vào những năm 1950 một nhóm phát triển của công ty General Electric đã
thực hiện một dự án đo lường thành quả hoạt động cho các đơn vị kinh doanh của
General Electric (Lewis, 1955). Nhóm này đã đưa ra lời khuyên là hiệu suất hoạt
động được đo lường bằng 1 thước đo tài chính và 7 thước đo phi tài chính. Trong 8
thước đo này chính là manh nha của 4 phương diện ngày hôm nay. Đây chính là
nguồn gốc lịch sử của Thẻ cân bằng điểm. Nhưng không may là dự án này của
General Electric đã không thực hiện thành công tại doanh nghiệp.
Năm 1990, Robert S.Kaplan, một giáo sư chuyên ngành kế toán quản trị tại
trường đại học Harvard và Tiến sĩ David P.Norton, một chuyên gia tư vấn thuộc
vùng Boston, đã tiến hành khảo sát mười hai công ty nhằm tìm kiếm phương pháp
mới trong đo lường hiệu suất.
Hai năm sau thì khái niệm Thẻ cân bằng điểm (Balanced scorecard) xuất hiện
trên tạp chí Harvard Business Review. Cùng với quá trình phát triển của Bản cân
bằng điểm thì nó được phát huy rất nhiều công dụng.
10
Từ lúc mới hình thành Thẻ cân bằng điểm chỉ được các doanh nghiệp sử
dụng như một hệ thống đo lường, nhưng cùng với sự phát triển theo thời gian BSC
đã được sử dụng như một hệ thống quản lý chiến lược.
Không những được các đơn vị kinh tế sử dụng nhiều mà Thẻ cân bằng điểm
còn được các tổ chức công, phi lợi nhuận sử dụng và đạt được một số thành công
nhất định.
Từ khi được giới thiệu đến năm 2013 thì 2 tác giả Kaplan và Norton đã
xuất bản hơn 8 bài báo về Thẻ cân bằng điểm trên tạp chí Harvard Business Review
và 5 cuốn sách được bán khoảng hơn 1 triệu bản ở 24 thứ tiếng khác nhau trên toàn
thế giới. Và nghiên cứu chỉ ra rằng những doanh nghiệp sử dụng Thẻ cân bằng điểm
thì có sự phát triển lớn hơn 30% giá trị cổ đông so với những doanh nghiệp áp dụng
hệ thống khác (Kaplan và Norton, 2012). Điều đó cho thấy được sự ứng dụng mạnh
mẽ của Thẻ cân bằng điểm và hiệu quả nó mang lại cho các tổ chức áp dụng.
Từ khái niệm về Thẻ cân bằng điểm cho thấy nó đo lường thành quả hoạt
động của tổ chức thông qua 4 phương diện khác nhau. Những phương diện này
được xuất phát từ sứ mệnh, tầm nhìn và chiến lược của công ty. Theo Kaplan và các
cộng sự (2012) thì bốn phương diện của Thẻ cân bằng điểm đưa ra những câu hỏi
cơ bản như sau:
- Tài chính: sự thành công được đo lường như thế nào bởi cổ đông?
- Khách hàng: chúng ta tạo ra giá trị cho khách hàng như thế nào?
- Quy trình hoạt động: Để đạt những mục tiêu của ở phương diện khách hàng
và tài chính chúng ta phải hoàn thành xuất sắc ở quy trình nào?
- Học hỏi và Phát triển: chúng ta cần năng lực gì của nhân viên, hệ thống
thông tin, năng lực tổ chức gì để cải thiện mối quan hệ giữa quy trình hoạt động và
khách hàng?