Tải bản đầy đủ (.ppt) (8 trang)

Đối tượng và phương pháp nghiên cứu môn lịch sử các học thuyết kinh tế

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (86.27 KB, 8 trang )

Đối tượng và phương
pháp nghiên cứu môn
lịch sử các học thuyết
kinh tế
T.S: Vũ Văn Long


Nội dung
• Đối tượng nghiên cứu
• Phương pháp nghiên cứu môn
lịch sử các học thuyết kinh tế
• Ý nghĩa của môn học


1.Đối tượng nghiên cứu của môn
lịch sử các học thuyết kinh tế
• Lịch sử các học thuyết kinh tế là một môn khoa
học xã hội nghiên cứu quá trình phát sinh, phát
triển, đấu tranh và thay thế lẫn nhau của các hệ
thống quan điểm kinh tế của các giai cấp cơ bản
trong các hình thái kinh tế- xã hội khác nhau.
• Đối tượng nghiên cứu của môn học này là hệ
thống các quan điểm kinh tế của các đại biểu các
giai cấp, các trường phái trong các hình thái kinh
tế- xã hội khác nhau gắn với các giai đoạn lịch sử
nhất định. Nó chỉ ra những cống hiến, những giá
trị khoa học cũng như phê phán có tính lịch sử
những hạn chế của các đại biểu, các trường phái
kinh tế học.



1. Đối tượng của môn lịch sử
các học thuyết kinh tế (tiếp)
• Hệ thống các quan điểm kinh tế là tổng
hợp những tư tưởng kinh tế giải thích thực
chất các hiện tượng kinh tế, có mối liên hệ
phụ thuộc lẫn nhau và giải thích quan hệ
sản xuất vào ý thức.
• Lịch sử các học thuyết kinh tế là một bộ
phận cấu thành của đối tượng môn lịch sử
tư tưởng kinh tế, có cơ sở là lịch sử kinh tế
chính trị.


2. Phương pháp nghiên cứu của
môn lịch sử các học thuyết kinh tế
• Phương pháp luận của môn học: Là chủ
nghĩa duy vật biện chứng. Việc nghiên
cứu đòi hỏi phải tuân theo nguyên tắc về
mối liên hệ phổ biến, những quy luật
chung nhất của quá trình phát triển.
• Phương pháp lịch sử: Một học thuyết chỉ
ra đời trong bối cảnh lịch sử nhất định.
Nên việc nghiên cứu và đánh giá ý nghĩa
của mỗi học thuyết phải gắn với điều kiện
lịch sử cụ thể mà nó phát sinh, phát triển.


2. Phương pháp nghiên cứu của
môn lịch sử các học thuyết kinh tế
• Phương pháp phê phán, phân tích và

tổng hợp: Mục tiêu là nhằm xác định rõ
thành tựu, hạn chế, tính kế thừa, phát
triển và đánh giá công lao của các kinh
tế trong các trường phái.
• Phương pháp tiếp cận có hệ thống:
Theo dõi quá trình phát sinh, phát triển
của các phạm trù, quy luật kinh tế qua
các trường phái, ảnh hưởng của chúng
tới sự phát triển kinh tế- xã hội.


3. Ý nghĩa của môn học
 Ý nghĩa môn học thể hiện ở chức năng của nó. Môn
học lịch sử các học thuyết kinh tế có 4 chức năng:
• Nhận thức: Cung cấp tri thức về các học thuyết kinh
tế trong lịch sử.
• Tư tưởng: Học thuyết kinh tế bao giờ cũng gắn liền
với lợi ích của một giai cấp, phản ánh tư tưởng của
giai cấp đó, chống lại giai cấp khác. Không có học
thuyết kinh tế phi giai cấp.


3. Ý nghĩa của môn học
• Thực tiễn: đây là mục đích của nhận thức.
Thông qua những bài học lịch sử, ta có thể
nhận thức hiện thực khách quan và xây
dựng chiến lược, chính sách nhằm đạt được
hiệu quả kinh tế cao nhất.
• Phương pháp luận: Cung cấp các quan
điểm, lý thuyết làm cơ sở cho các nhà khoa

học kinh tế khác ( Kinh tế vĩ mô, kinh tế vi
mô, kinh tế phát triển, Marxeting, khoa học
quản lý và các môn kinh tế ngành khác.



×