Tải bản đầy đủ (.docx) (81 trang)

ĐỀ TÀI BẢO ĐẢM CÁC QUYỀN DÂN SỰ TRONG HIẾN PHÁP VIỆT NAM

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (350 KB, 81 trang )

ĐỀ TÀI
BẢO ĐẢM CÁC QUYỀN DÂN SỰ TRONG HIẾN PHÁP VIỆT NAM

1


MỞ ĐẦU
1. Tính cấp thiết của đề tài
Bảo đảm quyền dân sự của con người luôn là một vấn đề thời sự của các quốc
gia và trên toàn cầu. Quyền dân sự là những quyền tự nhiên có, gắn với tất cả mọi
người, tuy nhiên các quyền này lại dễ bị xâm phạm bởi các chủ thể khác nhất là chủ thể
mang quyền lực nhà nước. Do đó, ngay từ khi đánh đổ nhà nước phong kiến, nhà nước
tư sản đã lập ra Hiến pháp với ý định ghi nhận và bảo đảm các quyền con người, và
song song đó là hạn chế kiểm soát quyền lực để tránh sự lạm quyền, tham quyền xâm
phạm đến quyền con người.
Ở Việt Nam ta phải trãi qua thời kỳ phong kiến đô hộ hàng ngàn năm rồi bị các
nước đế quốc, thực dân đô hộ, nước ta không có độc lập, tự do, nhân dân ta không
được thụ hưởng những quyền mà họ đương nhiên có như quyền sống, quyền bất khả
xâm phạm về thân thể,... Chủ tịch Hồ Chí Minh ngay từ lúc sinh thời luôn có một khát
vọng cháy bỏng rằng: “Tôi chỉ có một sự ham muốn, ham muốn tột bậc, là làm sao cho
nước ta được hoàn toàn độc lập, dân ta được hoàn toàn tự do, đồng bào ta ai cũng có
cơm ăn áo mặc, ai cũng được học hành”. Khát vọng đó của Người tiếp tục được thể
hiện trong Bản Tuyên ngôn độc lập ngày 2/9/1945: “Tất cả dân tộc trên thế giới đều
sinh ra bình đẳng, dân tộc nào cũng có quyền sống, quyền sung sướng và quyền tự do”.
Ngay từ khi được độc lập tự do, Đảng và Nhà nước ta luôn đặt mục tiêu bảo vệ quyền
con người lên hàng đầu. Mới đây nhất trong Văn kiện đại hội Đảng lần thứ XII xác
định: Thực hiện quyền con người, quyền và nghĩa vụ cơ bản của công dân, theo tinh
thần của Hiến pháp năm 2013; gắn quyền với trách nhiệm, nghĩa vụ, đề cao đạo đức xã
hội. Đảng, Nhà nước có cơ chế, chính sách bảo vệ và bảo đảm thực hiện tốt quyền con
người, quyền công dân, theo phương hướng: Coi trọng chăm lo hạnh phúc và sự phát
triển toàn diện của con người, bảo vệ và bảo đảm quyền và lợi ích hợp pháp, chính


đáng của con người, tôn trọng và thực hiện các điều ước quốc tế về quyền con người
mà nước ta ký kết.
Việc bảo đảm các quyền dân sự ở nước Việt Nam ta tuy được ghi nhận qua bốn
bản Hiến pháp tuy nhiên, trãi qua một thời gian dài thực thi quy định của Hiến pháp
nói chung, các quy định về quyền con người, quyền dân sự nói riêng đã bộc lộ nhiều
khiếm khuyết, khiến việc triển khai thi hành các quyền dân sự gặp nhiều khó khăn,…
2


Các quyền dân sự cơ bản của cá nhân chưa được bảo đảm thậm chí còn bị xâm phạm
một cách nghiêm trọng như quyền sống, quyền được bảo vệ không bị tra tấn, đối xử
hay trừng phạt tàn bạo vô nhân đạo, hạ nhục, quyền được bảo vệ đời tư,... Đến bản
Hiến pháp năm 2013, được xem là bản Hiến pháp hoàn thiện nhất trong việc ghi nhận
và bảo đảm các quyền dân sự của con người. Để bảo đảm các quyền dân sự trong Hiến
pháp năm 2013 thật sự đi vào thực tiễn cũng như có những sự sửa đổi cho tương đồng
với pháp luật quốc tế, việc hưởng thụ các quyền dân sự của con người được tăng cường
thì cần có những cơ chế, cách thức nhất định.
Vì những lý do nêu trên, tác giả lựa chọn đề tài “Bảo đảm các quyền dân sự
trong Hiến pháp” để làm khóa luận tốt nghiệp.
2. Tổng quan nghiên cứu đề tài
Hiện nay, các vấn đề liên quan đến các quyền dân sự cụ thể trong Hiến pháp
Việt Nam đã được một số tác giả lựa chọn làm đề tài nghiên cứu của mình, dưới nhiều
góc độ và phạm vi khác nhau. Cụ thể, có các khóa luận sau: Huỳnh Thị Mai Trinh
(2006) - Quyền tự do cư trú của công dân: Thực trạng và giải pháp hoàn thiện; Trần
Thị Tuyết Nhung (2012) - Quyền tự do cư trú của công dân. Những khía cạnh pháp lý
và thực tiễn,...Ngoài ra, các quyền dân sự cụ thể còn được nghiên cứu dưới các hình
thức sách chuyên khảo, giáo trình, bài viết qua báo, tạp chí và kỷ yếu hội thảo như Trần
Ngọc Đường (2004) - Bàn về quyền con người, quyền công dân, Nguyễn Thị Thiện
Trí - Quyền tự do cư trú của công dân trong giai đoạn hiện nay, Trịnh Đình Thể - Suy
nghĩ về bình đẳng giới dưới góc nhìn pháp luật, … Việc nghiên cứu tổng quan về tất cả

các quyền dân sự thì mới chỉ có đề tài khoa học và công nghệ cấp trường của tác giả
Nguyễn Mạnh Hùng - Quyền dân sự của công dân trong Hiến pháp: lý luận và thực
tiễn và luận văn thạc sĩ của tác giả Nguyễn Trường Thanh (2014) - Hoàn thiện các quy
định về quyền dân sự trong Hiến pháp Việt Nam hiện hành, Khoa Luật Đại học Quốc
gia Hà Nội. Tuy nhiên, với sự ra đời của Hiến pháp mới và các đạo luật được sửa đổi,
bổ sung thì người viết mong muốn thực hiện việc nghiên cứu của mình theo hướng vừa
mang tính cụ thể từng quyền, vừa đặt ra phương hướng chung mang tính phổ quát, phù
hợp với chính sách, pháp luật Việt Nam hiện nay.
3. Mục đích nghiên cứu

3


Thứ nhất, thông qua quá trình nghiên cứu, làm rõ cách hiểu về quyền dân sự,
và việc bảo đảm các quyền dân sự trong Hiến pháp Việt Nam, tạo thuận lợi cho người
đọc tiếp cận và phân biệt được quyền dân sự với các quyền khác nhất là quyền chính
trị.
Thứ hai, tìm hiểu và phân tích các quyền dân sự được ghi nhận trong các văn
kiện pháp lý quốc tế và kinh nghiệm từ một số quốc gia. Đồng thời, nghiên cứu về sự
phát triển của các quyền dân sự trong lịch sử lập hiến Việt Nam, tạo nền tảng cơ sở để
thực hiện đánh giá, bảo đảm trong điều kiện nước ta hiện nay.
Thứ ba, đánh giá thực tế thực hiện các quyền dân sự ở Việt Nam hiện nay, từ
đó đưa ra những kiến nghị góp phần bảo đảm thực hiện các quyền này một cách có
hiệu quả trên thực tế.
4. Phạm vi nghiên cứu

Trong thời gian hạn chế, người viết tập trung nghiên cứu về việc ghi nhận và
bảo đảm các quyền dân sự trong Hiến pháp từ việc xác định các quyền dân sự theo
Công ước về các quyền dân sự và chính trị (1966). Bên cạnh đó, người viết dựa trên
thực trạng thực hiện các quyền này để từ đó đưa ra các kiến nghị có giá trị thực tiễn.

5. Phương pháp nghiên cứu

Trong quá trình nghiên cứu, tác giả sử dụng đồng thời nhiều phương pháp để
đảm bảo cho việc nghiên cứu mạch lạc, chặt chẽ như phương pháp phân tích, phương
pháp tổng hợp, so sánh,…
6. Bố cục đề tài

Với mục đích, cùng phạm vi nghiên cứu đã đặt ra, tác giả thực hiện đề tài khóa
luận bao gồm hai chương:
Chương 1: Cơ sở lý luận và pháp lý về quyền dân sự
Chương 2: Thực tế bảo đảm các quyền dân sự trong Hiến pháp Việt Nam hiện
nay và một số kiến nghị.

4


MỘT SỐ CHỮ VIẾT TẮT TRONG KHÓA LUẬN
Chữ viết tắt
UDHR
ICCPR
CAT
UNHRC
BLHS
BLDS
CQNQQG
UBNQ
QCN
XHCN
TTHS
TCTAND

UBTVQH

Tên đầy đủ
Tuyên ngôn thế giới về quyền con người, 1948 (Universal Decleration
of Human Rights)
Công ước quốc tế về các quyền dân sự, chính trị, 1966 (International
Covenant on Civil and Political Rights)
Công ước chống tra tấn và các hình thức trừng phạt và đối xử tàn bạo,
vô nhân đạo hay hạ nhục khác, 1984 (Convention against Torture and
Other Cruel, Inhuman or Degrading Treatment or Punishment)
Uỷ ban Công ước Liên hợp quốc về quyền con người (The United
Nations Human Rights Council)
Bộ luật hình sự
Bộ luật dân sự
Cơ quan nhân quyền quốc gia
Uỷ ban nhân quyền
Quyền con người
Xã hội chủ nghĩa
Tố tụng hình sự
Tổ chức Tòa án nhân dân
Uỷ ban Thường vụ Quốc hội

5


BẢO ĐẢM CÁC QUYỀN DÂN SỰ TRONG HIẾN PHÁP VIỆT NAM
CHƯƠNG 1: NHỮNG VẤN ĐỀ LÝ LUẬN VÀ PHÁP LÝ
VỀ QUYỀN DÂN SỰ
1.1 Khái niệm về quyền dân sự
1.1.1 Định nghĩa

Quyền con người là một phạm trù đa diện, do đó có rất nhiều định nghĩa khác
nhau về quyền con người. Xét ở góc độ pháp lý, theo Văn phòng Cao ủy Liên hợp quốc
về quyền con người thì “Quyền con người là những bảo đảm pháp lý toàn cầu có tác
dụng bảo vệ các cá nhân và các nhóm chống lại những hành động hoặc sự bỏ mặc mà
làm tổn hại đến nhân phẩm, những sự được phép và tự do cơ bản của con người”1.
Theo nhà Luật học người Séc - Karel Vasak thì quyền con người theo lịch sử
phát triển được chia thành ba “thế hệ nhân quyền”. Theo đó, quyền dân sự cùng với
quyền chính trị ra đời sớm nhất, được xem là thế hệ nhân quyền thứ nhất, kế đó là
quyền về kinh tế, văn hóa, xã hội và cuối cùng là quyền tập thể. Thế hệ nhân quyền thứ
nhất ra đời trong bối cảnh tiến hành các cuộc cách mạng tư sản, được pháp luật tiến bộ
ghi nhận. Những quyền này gắn liền với tự do cá nhân do đó gắn liền với trách nhiệm
của nhà nước là phải bảo vệ hoặc không được can thiệp.
Trong lịch sử chính trị tư tưởng của nhân loại, ngay từ thời cổ đại đã có sự bàn
luận về các quyền con người. Ở thời kỳ đó, thị dân ở một số thành phố Ai Cập đã sử
dụng các quyền như quyền tự do ngôn luận, quyền bình đẳng của tất cả mọi người
trước pháp luật. Các triết gia thời đó cho rằng, các quyền tự nhiên thuộc sở hữu của tất
cả mọi người. Hammurabi - người sáng lập ra Babylon cổ đại, quan niệm rằng, công lý
bùng nổ để ngăn chặn kẻ mạnh làm hại người yếu. Còn Mạnh Tử (Trung Quốc cổ đại)
từ 300 năm trước công nguyên đã khẳng định rằng, cá nhân con người là vô cùng quan
trọng,… Đặc biệt, các tư tưởng về quyền con người không chỉ thể hiện qua các đạo luật
như: Bộ luật Hamurabi (khoảng năm 1780 TCN), Bộ luật của Vua Cyrus Đại đế ban
hành khoảng năm 576-529 TCN; Bộ luật do Vua Ashoka ban hành vào khoảng năm
271-231; Hiến pháp Medina do nhà tiên tri Muhammad sáng lập vào năm 622; Đại
1 Dẫn theo: Khoa Luật – Đại học quốc gia Hà Nội (2009), Giáo trình Lý luận và pháp luật về Quyền
con người, NXB. Chính trị quốc gia, Hà Nội, tr. 41.

6


Hiến chương Magna Carta (1215); và Bộ luật quyền của nước Anh; Bộ luật Hồng Đức

(1479-1497) của Việt Nam; Tuyên ngôn về các quyền của con người và của công dân
(1789) của nước Pháp; Tuyên ngôn độc lập (1776) và Bộ luật về các quyền (1789) của
Mỹ… mà còn được phản ánh một cách sâu sắc và cụ thể trong các tư tưởng, học thuyết
tôn giáo, chính trị và pháp lý như Kinh Vệ Đà của đạo Hindu ở Ấn Độ, Kinh Phật của
Đạo Phật; Kinh Thánh của đạo Thiên chúa và Kinh Koran của đạo Hồi; Bàn về tự do
của John Stuart Mill (1959); Các quyền của con người của Thomas Pain (1791) và còn
nhiều tư tưởng, học thuyết về con người của các nhà triết học tiêu biểu như Thomas
Hobbes (1588-1679), John Locke (1632-1704),…Qua đó có thể thấy tư tưởng về quyền
con người xuất hiện từ rất sớm. Thế nhưng phải đến đầu thế kỷ XIX thì quyền con
người mới dần nổi lên như một vấn đề ở tầm quốc tế và bắt đầu được đề cập trong pháp
luật quốc tế nhờ nỗ lực của nhiều chủ thể, đặc biệt là các tổ chức như Hiệp hội chữ
thập đỏ - Trăng lưỡi liềm đỏ quốc tế, Hội quốc liên và Tổ chức lao động quốc tế. Tuy
nhiên, cho đến khi Liên hợp quốc ra đời (1945), những tư tưởng về nhân quyền của
nhân loại mới được thể chế hóa một cách mạnh mẽ, toàn diện và có tính hệ thống vào
pháp luật và đời sống chính trị quốc tế thể hiện ở các văn bản pháp lý quốc tế quan
trọng như Tuyên ngôn toàn thế giới về quyền con người năm 1948 (UDHR) và Công
ước quốc tế về các quyền dân sự, chính trị năm 1966 (ICCPR).
Ở Việt Nam do các yếu tố về lịch sử, văn hóa và điều kiện tự nhiên mà việc ghi
nhận và bảo đảm các quyền dân sự trong Hiến pháp muộn hơn so với nhiều nước, mặc
dù tư tưởng về nhân quyền đã manh nha xuất hiện từ rất lâu trước đó. Do đất nước ta
đã trải qua một thời kỳ dài dưới chế độ phong kiến và sau đó là chế độ thực dân nửa
phong kiến nên chúng ta không có bề dày lịch sử lập hiến như nhiều nước khác ở
phương Tây. Chỉ đến khi Cách mạng Tháng 8 thành công năm 1945, Bác Hồ đọc bản
Tuyên ngôn độc lập khai sinh nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa - tiền đề cho bản Hiến
pháp đầu tiên trong lịch sử lập hiến nước ta ra đời và cũng là lần đầu tiên chế định
quyền con người, quyền công dân được chính thức ghi nhận và bảo đảm ở nước ta. Tuy
rằng việc hiến định nhân quyền ở nước ta muộn nhưng những tư tưởng về nhân quyền
cũng đã xuất hiện từ thời phong kiến thể hiện thông qua những ý niệm và hành động
khoan dung, nhân đạo, thể hiện trong truyền thuyết và kho tàng thơ ca dân gian của
Việt Nam. Đến giai đoạn thực dân nửa phong kiến thì các tư tưởng về nhân quyền cũng

được các nhà yêu nước Việt Nam đại diện là các cụ Phan Bội Châu, Phan Châu Trinh
đặc biệt chú trọng quan tâm và có sự manh mún việc gắn nhân quyền với Hiến pháp
7


bên cạnh vấn đề độc lập dân tộc. Ngoài hai nhà chí sĩ yêu nước kể trên thì tư tưởng về
một nền lập pháp gắn liền với quyền con người đã nảy sinh từ rất sớm ở Chủ tịch Hồ
Chí Minh, và chính Bác Hồ là người có cách tiếp cận mối quan hệ giữa Hiến pháp và
nhân quyền một cách khoa học, toàn diện nhất.
Hiện nay, khoa học vẫn chưa có khái niệm thống nhất về quyền dân sự. Điều
này xuất phát từ lý do, các văn bản quốc tế về quyền con người nói chung và quyền
dân sự, chính trị nói riêng chưa đưa ra khái niệm về quyền dân sự. Bên cạnh đó, dựa
vào cách tiếp cận khác nhau mà các tác giả đưa ra khái niệm về quyền dân sự khác
nhau. Theo tác giả Nguyễn Hồng Anh (Viện nghiên cứu con người) thì quyền dân sự là
kết quả của nền dân chủ phương Tây 2. Đó là tự do của con người, bao gồm các quyền
tự do được làm và tự do thoát khỏi. Quyền tự do được làm bao gồm quyền tự do tư
tưởng, tín ngưỡng và tôn giáo, tự do di chuyển và lựa chọn nơi ở,... Quyền tự do thoát
khỏi gồm các quyền liên quan như không ai có thể bị bắt hay giam giữ vô cớ, không ai
có thể là nạn nhân của sự tra tấn, trừng phạt hay đối xử tàn bạo, vô nhân đạo hay hạ
nhục, không ai bị bắt làm nô lệ... Như vậy, tác giả Nguyễn Hồng Anh chỉ đưa ra đặc
điểm của quyền dân sự là tự do của con người mà chưa làm rõ mục đích của quyền dân
sự là giới hạn, ngăn chặn sự tuỳ tiện và lạm quyền từ phía Nhà nước xâm hại đến cuộc
sống tự do của cá nhân. Có thể thấy quyền dân sự gắn với tự do cá nhân, nó ra đời ngăn
chặn sự lạm quyền của nhà nước. Căn cứ vào cách phân loại theo lĩnh vực của đời sống
nhân loại, quyền con người bao gồm quyền dân sự, quyền chính trị, quyền kinh tế, văn
hóa và xã hội.
Theo người viết, quyền dân sự là các quyền tự do cá nhân, gắn với mỗi cá nhân,
không thể chuyển nhượng cho bất kỳ ai cũng như nó là những quyền tự nhiên có không
phải do bất kỳ chủ thể nào ban phát, thừa nhận và không thể bị xâm phạm bởi bất kỳ
chủ thể nào.

1.1.2 Đặc điểm quyền dân sự
Một là, quyền dân sự là loại quyền trong lĩnh vực đời tư cá nhân, gắn với tự do
cá nhân. Và mục đích của quyền dân sự về cơ bản là để giới hạn, ngăn chặn sự tuỳ tiện
và lạm quyền từ phía nhà nước xâm hại đến tự do của cá nhân vì quyền dân sự luôn
gắn với tự do cá nhân. Theo Giáo trình Lý luận về quyền con người, tự do chia thành tự
2 Nguyễn Hồng Anh (2008), “Bảo vệ và thúc đẩy quyền dân sự, chính trị vì mục tiêu phát triển con
người”, Tạp chí Nghiên cứu con người, (số 6), tr.10.

8


do chủ động và tự do thụ động. Tự do chủ động là tự do của cá nhân nhằm đạt được
mục tiêu cụ thể nào đó (chẳng hạn tự do ngôn luận, tự do báo chí, tự do hội họp,...). Tự
do thụ động là tự do của cá nhân khỏi bị các chủ thể khác xâm phạm đến (như tự do
thân thể,...). Quyền dân sự mục đích để tránh sự lạm quyền từ phía nhà nước đến tự do
của cá nhân. Vì vậy, việc ghi nhận và bảo vệ quyền dân sự góp phần tránh sự vi phạm
các quyền tự do cá nhân của cá nhân, tránh sự tuỳ tiện của nhà nước.
Hai là, quyền dân sự gắn với nhân thân của cá nhân và xuất hiện rất sớm. So với
các nhóm quyền khác (nhóm quyền con người ở thế hệ thứ hai và thứ ba) về mặt lịch
sử thì quyền dân sự xuất hiện sớm nhất, nằm trong thế hệ quyền thứ nhất của con
người. Ra đời từ cuộc Cách mạng tư sản Pháp năm 1789, thế hệ quyền thứ hai ra đời từ
Cách mạng tháng 10 Nga năm 1917 và thế hệ quyền thứ ba của con người ra đời trong
công cuộc giải phóng dân tộc các quốc gia thuộc địa, quyền dân sự cùng với quyền
chính trị đã sớm được chú ý, được coi trọng và là mục tiêu hướng tới, là đòi hỏi trước
tiên trong công cuộc đấu tranh giải phóng con người nói chung. Quyền dân sự là loại
quyền gắn với nhân thân của cá nhân, do đó nó không thể bị tước đoạt hay chuyển
nhượng. Và việc thực hiện quyền ít tốn kém, ít bị phụ thuộc vào trình độ phát triển
quốc gia.
Ba là, quyền dân sự mang tính bị động. So với các quyền ở nhóm khác mang
tính chủ động thì quyền dân sự là loại quyền mang tính bị đông. Tính bị động ở đây

không phải là cá nhân không hành động cũng thực hiện được quyền mà tính bị động
được hiểu là để thực hiện được quyền này, cá nhân tự bản thân mình cũng có thể quyết
định cách thức hưởng thụ quyền mà không cần có sự tham gia, can thiệp hay tác động
từ phía các chủ thể khác (đặc biệt là từ phía chủ thể mang quyền lực nhà nước) mới có
thể thực hiện được quyền. Các quyền dân sự không cần có sự can thiệp bất kể dưới
hình thức trực tiếp hay gián tiếp cá nhân cũng có thể tự mình hưởng thụ quyền một
cách tốt nhất. Bên cạnh đó, yêu cầu của quyền là hạn chế đến mức thấp nhất khả năng
can thiệp của cơ quan nhà nước vào việc hưởng thụ quyền của cá nhân bởi lẽ bản chất
của quyền này là hướng tới sự tự do của cá nhân nhằm bảo đảm nhu cầu, lợi ích chính
đáng của con người. Sự tác động của nhà nước nếu có thì cũng chỉ nhằm để tạo điều
kiện cho cá nhân hưởng thụ quyền một cách hiệu quả nhất hoặc là để hướng dẫn hay
vạch định ranh giới của sự tự do nhằm giới hạn việc hưởng thụ quyền dân sự của cá
nhân này không làm ảnh hưởng đến trật tự xã hội, lợi ích công cộng nói chung, tuyệt
9


nhiên sự tác động này không có ý nghĩa quyết định, không phải là nhân tố chủ đạo đối
với việc thực thi quyền dân sự. Ví dụ, để thực hiện quyền tự do tín ngưỡng, tôn giáo thì
mỗi cá nhân có thể theo hay không theo bất kỳ tôn giáo nào mà không có sự can thiệp
của bất kỳ chủ thể nào. Tuy nhiên, để tránh ảnh hưởng xâm phạm lợi ích cá nhân khác
hay trật tự công cộng thì nhà nước ban hành ra luật nhằm giúp cá nhân hưởng thụ
quyền theo đúng quy định. Sự tác động này chỉ nhằm giúp cho cá nhân hưởng thụ
quyền một cách tốt nhất chứ không có ý nghĩa quyết định đến việc thực hiện quyền tự
do tín ngưỡng tôn giáo hay không. Hay là để bảo đảm đời tư của mỗi người thì Nhà
nước ban hành pháp luật nhằm xác định nội dung, tạo cơ sở bảo vệ các quyền này cũng
như quy định các chế tài nhằm bảo đảm khỏi sự xâm hại của các chủ thể khác.
Bốn là, quyền dân sự là những quyền tự nhiên vốn có của con người. Cũng như
quyền con người nói chung, quyền dân sự là quyền tự nhiên, vốn có. Con người từ khi
sinh ra đã có các quyền này, không chủ thể nào có quyền ban phát hoặc tước đoạt nhất
là chủ thể mang quyền lực nhà nước. Đó là các quyền cơ bản phục vụ nhu cầu tối thiểu

của con người, giúp con người tồn tại, duy trì và phát triển. Bởi vậy, tất cả mọi người
đều có quyền con người những quyền bất kể ai đều có được đơn giản bởi họ là một con
người. Cùng với điều kiện sống ngày càng được nâng cao, tiến bộ hơn thì nhân quyền
ngày càng được mở rộng hơn cả về số lương lẫn nội hàm các quyền.
Năm là, quyền dân sự là những quyền không thể phân chia và không thể chuyển
nhượng. Quyền dân sự nằm trong một thể thống nhất các quyền con người. Tuy có thể
dựa vào nội dung các quyền để chia thành các nhóm khác nhau mà cụ thể hơn nữa là
các loại quyền khác nhau những không có nghĩa là chúng tách bạch khỏi nhau. Bản
thân các nhóm quyền nói chung và quyền dân sự nói riêng vẫn có sự liên kết với tổng
thể quyền con người. Một cá nhân cụ thể không thể chỉ có quyền này mà không có
quyền kia và ngược lại, cá nhân cần phải có tất cả các loại quyền mới đảm bảo và đáp
ứng cho nhu cầu tồn tại, phát triển của mình. Các loại quyền nằm trong mối quan hệ
tương hỗ cho nhau, quyền này là điều kiện, cơ sở giúp thực hiện tốt loại quyền khác và
ngược lại. Bởi vậy các loại quyền nói chung và quyền dân sự nói riêng không thể có sự
phân chia tách bạch khỏi các loại quyền khác của con người. Quyền dân sự cũng không
thể đem chuyển nhượng cho bất kỳ cá nhân, tổ chức nào khác. Nó gắn với cá nhân mỗi
người, là một bộ phận không tách rời của con người và cá nhân nào cũng có, không thể
đem bóc tách đem mua bán, trao đổi cho bất kỳ ai.

10


Sáu là, quyền dân sự được pháp luật ghi nhận và bảo vệ. Quyền dân sự là những
quyền tự nhiên do tạo hoá ban cho con người, là một loại luật tự nhiên và được xem là
lẽ công bằng chung của cuộc sống. Tuy nhiên, quyền dân sự cũng rất dễ bị xâm phạm
bởi các chủ thể trong đời sống xã hội. Đặc biệt, quá trình thực hiện quyền lực nhà nước
có khả năng xâm phạm đến quyền dân sự hay quá trình hưởng thụ quyền dân sự của cá
nhân này cũng có khả năng làm ảnh hưởng đến sự thụ hưởng quyền của cá nhân khác.
Do đó, quyền dân sự cần được thể chế hoá vào trong pháp luật. Việc ghi nhận quyền
dân sự vào trong pháp luật không chỉ là cách thức bảo vệ quyền khỏi sự xâm phạm của

các chủ thể bằng việc vạch ra những giới hạn cần thiết mà đó còn là sự đề cao quyền
dân sự nói riêng và quyền con người nói chung, khẳng định sự tôn trọng và quan tâm
của chủ thể mang quyền lực nhà nước với việc bảo vệ quyền con người, quyền dân sự.
Bảy là, quyền dân sự có tính phổ biến. Bởi lẽ quyền dân sự là những quyền tự
nhiên, vốn có. Con người sinh ra đã mặc nhiên được hưởng nên tất cả cá nhân với tư
cách là con người đều có quyền dân sự bởi vậy quyền dân sự có tính phổ biến. Tính
phổ biến của quyền dân sự được thể hiện: quyền dân sự được áp dụng bình đẳng cho
mọi cá nhân, không phân biệt giới tính, tôn giáo, thành phần dân tộc, giai cấp, quốc
gia, địa vị trong xã hội... Tất cả mọi người đều được hưởng quyền như nhau trong tất
cả lĩnh vực khác nhau của đời sống xã hội, mọi người đều bình đẳng khi bảo vệ các
quyền dân sự bị xâm phạm, mọi cá nhân vi phạm quyền con người đều bị xử lý. Dù ở
hoàn cảnh nào, trong hiện tại hay tương lai, quyền dân sự vẫn luôn được thừa nhận cho
tất cả mọi cá nhân và các cá nhân xứng đáng được tôn trọng như nhau, bình đẳng như
nhau trong cách hưởng thụ quyền, được bảo vệ quyền.
Tám là, quyền dân sự có tính đặc thù. Việc quy định và bảo đảm thực thi các
quyền dân sự trên thực tế phụ thuộc vào thể chế chính trị, truyền thống văn hoá, điều
kiện kinh tế, xã hội... của một quốc gia, lãnh thổ nhất định nên nó mang nét đặc thù.
1.2 Quyền dân sự theo các văn kiện pháp lý quốc tế cơ bản và trong pháp
luật một số nước
1.2.1 Quy định về quyền dân sự trong pháp luật quốc tế
Bộ luật nhân quyền quốc tế về quyền con người là một tập hợp của ba văn bản
chính là Tuyên bố thế giới về nhân quyền năm 1948; Công ước về các quyền dân sự,
chính trị năm 1966; Công ước về các quyền kinh tế-xã hội-văn hóa. Bộ luật được xem
là khuôn mẫu chung mang tính toàn cầu về quyền con người, được nhiều quốc gia tôn
11


trọng và được xem là cơ sở để thể chế các quyền vào trong Hiến pháp nước mình. Đối
với các quyền về dân sự, thì không thể không đề cập đến Tuyên ngôn thế giới về nhân
quyền năm 1948 (UDHR), đặc biệt là Công ước về các quyền dân sự và chính trị năm

1966 (ICCPR), được xem là văn kiện pháp lý có sự ghi nhận đầy đủ và có hệ thống
nhất.
Theo “Tuyên ngôn thế giới về quyền con người” năm 1948 của Liên hợp quốc
thì quyền dân sự được xem là những giá trị của tất cả mọi người mà các nhà nước phải
tôn trọng, bảo vệ. Quyền dân sự thực chất là quyền tự do cá nhân, gắn liền với mỗi cá
nhân và không thể chuyển giao cho người khác. Và theo như ghi nhận tại UDHR và
chính thức được tái khẳng định và cụ thể hóa trong ICCPR bao gồm các quyền sau:
Thứ nhất là quyền sống: Điều 3 UDHR, Điều 6 ICCPR.
Quyền sống là quyền thiêng liêng, cơ bản nhất của tất cả mọi người, việc bảo
đảm quyền sống tạo cơ sở cho cá nhân hưởng các quyền khác. Quyền này phải được
bảo vệ bằng pháp luật và không được xâm phạm một cách tùy tiện. Liên quan đến việc
bảo đảm quyền sống là việc áp dụng hình phạt tử hình, phải tuân theo các điều kiện
chặt chẽ cả về nội dung lẫn quy định tố tụng, tuy Công ước không bắt buộc các quốc
gia xóa bỏ án tử hình tuy nhiên khuyến khích các quốc gia hạn chế cũng như hướng
đến xóa bỏ hình phạt này ra khỏi hệ thống pháp luật hình sự
Thứ hai là quyền không bị phân biệt đối xử, được thừa nhận và bình đẳng
trước pháp luật: Điều 1, 2, 6, 7, 8 của UDHR và Điều 2, 3, 16 và 26 của ICCPR.
Trên phương diện pháp luật quốc tế, quyền này được coi như một trong các
nguyên tắc cơ bản của luật nhân quyền quốc tế, do đó, được đề cập trực tiếp hoặc gián
tiếp trong tất cả các văn kiện quốc tế về quyền con người. Nó bao gồm ba khía cạnh
liên kết với nhau đó là: (i) không phân biệt đối xử, (ii) được thừa nhận tư cách con
người trước pháp luật, và (iii) có vị thế bình đẳng trước pháp luật và được pháp luật
bảo vệ một cách bình đẳng.
Quy định về quyền này đầu tiên được đề cập trong Điều 1, 2, 6, 7, 8 UDHR, sau
đó, được tái khẳng định trong các Điều 2, 3, 16 và 26 ICCPR, cụ thể như sau:
Về khía cạnh thứ nhất, Điều 1 UDHR nêu rõ, mọi người sinh ra đều được tự do
và bình đẳng về nhân phẩm và các quyền... Điều 2 UDHR quy định, mọi người đều
được hưởng tất cả các quyền và tự do... mà không có bất kỳ sự phân biệt đối xử nào về
chủng tộc, màu da, giới tính, ngôn ngữ, tôn giáo, quan điểm chính trị hoặc quan điểm
khác, nguồn gốc dân tộc hoặc xã hội, tài sản, thành phần xuất thân hay các địa vị khác.

12


Ngoài ra, Điều này cấm phân biệt đối xử dựa trên địa vị chính trị, pháp lý của quốc gia
hoặc lãnh thổ, bất kể là lãnh thổ độc lập, ủy trị, quản thác, chưa được tự quản hay đang
phải chịu bất kỳ hạn chế nào khác về chủ quyền.
Hai điều kể trên của UDHR được nhắc lại và cụ thể hóa trong các Điều 2 và 3
ICCPR. Theo Điều 2 ICCPR, các quốc gia thành viên Công ước cam kết tôn trọng và
bảo đảm cho mọi người trong phạm vi lãnh thổ và thẩm quyền tài phán của mình các
quyền đã được công nhận trong Công ước mà không có bất kỳ sự phân biệt nào về
chủng tộc, màu da, giới tính, ngôn ngữ, tôn giáo, quan điểm chính trị hoặc quan điểm
khác, nguồn gốc dân tộc hoặc xã hội, tài sản, thành phần xuất thân hoặc địa vị khác
(Khoản 1). Các Khoản 2 và 3 Điều này đề cập nghĩa vụ của các quốc gia thanh viên
phải tiến hành các biện pháp cần thiết... nhằm thực hiện các quyền được công nhận
trong Công ước, và bảo đảm rằng bất cứ người nào bị xâm phạm các quyền và tự do
như được công nhận trong Công ước đều nhận được các biện pháp khắc phục hiệu quả,
cho dù sự xâm phạm này là do hành vi của những người thừa hành công vụ gây ra...
Điều 3 ICCPR tập trung vào khía cạnh bình đẳng giữa nam và nữ, theo đó, các quốc
gia thành viên Công ước cam kết bảo đảm quyền bình đẳng giữa nam và nữ trong việc
thực hiện tất cả các quyền dân sự và chính trị mà Công ước đã quy định.
Về khía cạnh thứ hai, Điều 6 UDHR quy định, mọi người đều có quyền được
công nhận tư cách là con người trước pháp luật ở mọi nơi. Quy định này được tái
khẳng định nguyên văn trong Điều 16 ICCPR.
Về khía cạnh thứ ba, Điều 7 UDHR quy định, mọi người đều bình đẳng trước
pháp luật và được pháp luật bảo vệ một cách bình đẳng mà không có bất kỳ sự phân
biệt nào...Điều 8 UDHR cụ thể hóa quy định ở Điều 7 khi nêu rằng, mọi người đều có
quyền được các tòa án quốc gia có thẩm quyền bảo vệ bằng các biện pháp hữu hiệu để
chống lại những hành vi vi phạm các quyền cơ bản của họ mà đã được hiến pháp hay
luật pháp quy định.
Điều 26 ICCPR tái khẳng định hai quy định kể trên của UDHR, đồng thời nêu

rõ, về mặt này, pháp luật phải nghiêm cấm mọi sự phân biệt đối xử và bảo đảm cho
mọi người sự bảo hộ bình đẳng và có hiệu quả chống lại những phân biệt đối xử về
chủng tộc, mầu da, giới tính, ngôn ngữ, tôn giáo, quan điểm chính trị hoặc quan điểm
khác, nguồn gốc dân tộc hoặc xã hội, tài sản, thành phần xuất thân hoặc các địa vị
khác.
Thứ ba là quyền được bảo vệ không bị tra tấn, đối xử hoặc trừng phạt tàn
bạo, vô nhân đạo hoặc hạ nhục: Điều 5 UDHR và Điều 7 ICCPR. trong đó nêu rõ,
13


không ai có thể bị tra tấn, đối xử hoặc trừng phạt tàn ác, vô nhân đạo hoặc hạ thấp nhân
phẩm; không ai có thể bị sử dụng để làm thí nghiệm y học hoặc khoa học mà không có
sự đồng ý tự nguyện của người đó.
Bên cạnh các quy định trên của UDHR và ICCPR, vấn đề chống tra tấn còn
được đề cập trong một số điều ước quốc tế khác về quyền con người, đặc biệt là Công
ước về chống tra tấn và các hình thức đối xử, trừng phạt tàn bạo, vô nhân đạo hoặc hạ
thấp nhân phẩm (CAT).
Thứ tư là quyền được bảo vệ để khỏi bị bắt làm nô lệ hay nô dịch: Điều 4
UDHR và Điều 8 ICCPR. Xét nội dung, Điều 8 ICCPR bao trùm tất cả các tình huống
mà một người có thể bị buộc phải phụ thuộc vào người khác, kể cả trong những bối
cảnh như mại dâm, buôn bán ma túy hoặc trong một số dạng lạm dụng tâm lý.
Tuy nhiên, liên quan đến vấn đề lao động cưỡng bức, Khoản 3 Điều 8 liệt kê
những trường hợp loại trừ.
Thứ năm là quyền tự do và an ninh cá nhân: Điều 9 UDHR và Điều 9, 10, 11
ICCPR. Trong quyền này đòi hỏi các cá nhân được bảo vệ không bị bắt hay giam giữ
tùy tiện, quyền được suy đoán vô tội, quyền được xét xử công bằng và công khai,
quyền được đối xử nhân đạo và không bị áp dụng hồi tố, quyền được yêu cầu bồi
thường, quyền không bị bỏ tù chỉ vì không hoàn thành nghĩa vụ theo hợp đồng.
Thứ sáu là quyền về tự do đi lại, cư trú: Điều 13 UDHR và Điều 12, 13
ICCPR.. Theo Điều 12 ICCPR thì bất cứ ai cư trú hợp pháp trên lãnh thổ của một quốc

gia đều có quyền tự do đi lại và tự do lựa chọn nơi cư trú trong phạm vi lãnh thổ quốc
gia đó; mọi người đều có quyền tự do rời khỏi bất kỳ nước nào, kể cả nước mình;
không ai bị tước đoạt một cách tùy tiện quyền được trở về nước mình (các Khoản 1, 2,
4).
Điều 12 đã đề cập bốn dạng tự do cụ thể bao gồm: Tự do lựa chọn nơi sinh sống
trên lãnh thổ quốc gia; Tự do đi lại trong phạm vi lãnh thổ quốc gia; Tự do đi khỏi bất
kỳ nước nào, kể cả nước mình; Tự do trở về nước mình. Tuy nhiên, theo Khoản 3 Điều
12, quyền tự do đi lại và cư trú không phải là một quyền tuyệt đối, mà có thể bị hạn chế
nếu... “do luật định và là cần thiết để bảo vệ an ninh quốc gia, trật tự công cộng, sức
khỏe hoặc đạo đức xã hội hoặc các quyền tự do của người khác và phải phù hợp với
những quyền khác được ICCPR công nhận”.
Thứ bảy là quyền được bảo vệ đời tư: Điều 12 UDHR và Điều 17 ICCPR.
Quyền này yêu cầu không được can thiệp một cách tuỳ tiện hoặc bất hợp pháp vào đời
14


sống riêng tư, gia đình, nhà ở, thư tín, hoặc bị xâm phạm bất hợp pháp đến danh dự và
uy tín của người khác. Những quyền này của cá nhân được pháp luật bảo vệ.
Thứ tám là quyền tự do chính kiến, niềm tin, tín ngưỡng, tôn giáo: Điều 18
UDHR và Điều 18, 20 ICCPR.
Quyền này bao gồm tự do có hoặc theo một tôn giáo hoặc tín ngưỡng do mình
lựa chọn, và tự do bày tỏ tín ngưỡng hoặc tôn giáo một mình hoặc trong cộng đồng với
những người khác, công khai hoặc kín đáo, dưới các hình thức như thờ cúng, cầu
nguyện, thực hành và truyền giảng. Không ai bị ép buộc những điều tổn hại đến quyền
tự do lựa chọn hoặc tin theo tôn giáo hoặc tín ngưỡng của họ (Khoản 1 và 2). Khoản 3
Điều này quy định quyền tự do tín ngưỡng, tôn giáo có thể bị giới hạn song chỉ có thể
bởi pháp luật và khi việc đó là cần thiết để bảo vệ an ninh quốc gia, trật tự công cộng,
sức khỏe hoặc đạo đức xã hội, hoặc để bảo vệ các quyền và tự do cơ bản của người
khác. Khoản 4 Điều này yêu cầu các quốc gia thành viên Công ước phải tôn trọng
quyền tự do của các bậc cha mẹ hoặc những người giám hộ hợp pháp trong việc giáo

dục về tôn giáo và đạo đức cho con cái họ theo ý nguyện của riêng họ.
1.2.2 Quan điểm, khuyến nghị cụ thể của Ủy ban Công ước Liên hợp quốc
về từng quyền
Thứ nhất là quyền sống: Bảo đảm quyền sống ngoài khía cạnh nêu ở Điều 6
ICCPR, trong Bình luận chung số 6 thông qua tại phiên họp lần thứ 16 năm 1982 3, Ủy
ban Công ước Liên hợp quốc (UNHRC) đã giải thích thêm một số khía cạnh liên quan
đến ý nghĩa và nội dung của quyền sống:
Một là, quyền sống là “một quyền cơ bản của con người mà trong bất kỳ hoàn
cảnh nào, kể cả trong tình trạng khẩn cấp quốc gia, cũng không thể bị vi phạm…”
Hai là, quyền sống không nên hiểu theo nghĩa hẹp chỉ là sự toàn vẹn về tính
mạng mà phải hiểu quyền này bao gồm cả những khía cạnh nhằm bảo đảm sự tồn tại
của con người. Theo cách tiếp cận đó, việc bảo đảm quyền sống còn đòi hỏi các quốc
gia phải thực thi những biện pháp để làm giảm tỉ lệ tử vong ở trẻ em và tăng tuổi thọ
bình quân của người dân, cụ thể như các biện pháp xóa bỏ tình trạng suy dinh dưỡng
và các dịch bệnh.
3 Khoa Luật – Đại học quốc gia Hà Nội, Quyền con người Tập hợp những bình luận/khuyến nghị chung
của ủy ban công ước Liên Hợp Quốc, NXB Công an nhân dân, 2010, tr.254.

15


Ba là, một trong các nguy cơ phổ biến đe dọa quyền sống là chiến tranh và các
tội phạm nghiêm trọng như diệt chủng hay tội phạm chống nhân loại. Vì vậy, bảo đảm
hòa bình và chống các tội phạm này cũng chính là sự bảo đảm quyền sống. Theo cách
tiếp cận này, việc bảo đảm quyền sống trong Điều 6 có liên hệ với nghĩa vụ trong luật
pháp các quốc gia cấm các hoạt động tuyên truyền chiến tranh và kích động hận thù,
bạo lực nêu ở Điều 20 ICCPR.
Bốn là, phòng chống những hành động tội phạm gây nguy hại hoặc tước đoạt
tính mạng con người cũng là biện pháp hết sức quan trọng để bảo đảm quyền sống. Các
quốc gia thành viên cần tiến hành các biện pháp phòng chống và trừng trị việc tùy tiện

tước đoạt tính mạng con người do bất kỳ chủ thể nào gây ra, kể cả do các lực lượng an
ninh của Nhà nước (đoạn 3). Liên quan đến vấn đề này, việc bắt cóc người và đưa đi
mất tích cũng bị coi là một trong những hình thức tước đoạt quyền sống, do đó, các
quốc gia thành viên có nghĩa vụ đưa ra những biện pháp và kế hoạch hiệu quả để
phòng chống và điều tra các vụ việc như vậy.
Năm là, về mối quan hệ giữa hình phạt tử hình và quyền sống, mặc dù ICCPR
không bắt buộc các quốc gia thành viên phải xóa bỏ hình phạt này, tuy nhiên, các quốc
gia có nghĩa vụ phải hạn chế sử dụng nó, cụ thể là chỉ được áp dụng hình phạt này với
“những tội ác nghiêm trọng nhất”, và việc giới hạn áp dụng hình phạt này cũng được
coi là một hình thức bảo đảm quyền sống. Ngoài ra, các quốc gia thành viên mà hiện
còn áp dụng hình phạt tử hình có nghĩa vụ bảo đảm những thủ tục tố tụng trong vụ việc
bị can, bị cáo bị xét xử với mức án tử hình phải được thực hiện một cách công bằng
nhất, bao gồm: không áp dụng hồi tố, xét xử công khai, được giả định vô tội, bảo đảm
các quyền bào chữa, kháng cáo và xin ân giảm,…
Ngoài Bình luận chung số 6, UNHRC còn thông qua Bình luận chung số 14
(phiên họp lần thứ 23 năm 1984)4 trong đó, tái khẳng định tầm quan trọng của quyền
sống, coi đó là cơ sở cho tất cả các quyền con người, đồng thời nhắc lại yêu cầu phải
thực hiện Điều 6 của ICCPR trong mọi hoàn cảnh.
Thứ hai là quyền được đối xử bình đẳng, không bị phân biệt đối xử trước
pháp luật
4 Khoa Luật – Đại học quốc gia Hà Nội, Quyền con người Tập hợp những bình luận/khuyến nghị chung
của ủy ban công ước Liên Hợp Quốc, NXB Công an nhân dân, 2010, tr.267.

16


Bình luận chung số 18 tại phiên họp thứ 37 năm 1989 5 khẳng định không phân
biệt đối xử, bình đẳng trước pháp luật và được pháp luật bảo vệ một cách bình đẳng mà
không có bất kỳ sự phân biệt nào là quy định tạo nên cơ sở và nguyên tắc chung trong
việc bảo vệ quyền con người, được hiểu dưới các khía cạnh sau:

Một là, nguyên tắc không phân biệt đối xử mang tính cơ bản đến mức Điều 3
quy định trách nhiệm của các quốc gia trong việc đảm bảo quyền bình đẳng trong việc
hưởng thụ các quyền trong Công ước. Ngay cả trong trường hợp các quốc gia thực hiện
các biện pháp để tạm ngừng thực hiện một số trách nhiệm trong bối cảnh khẩn cấp của
quốc gia thì Điều này cũng yêu cầu các biện pháp đó phải không được mang tính chất
phân biệt đối xử về các yếu tố như chủng tộc, màu da,…Hơn nữa, khoản 2 Điều 20
giao trách nhiệm cho các quốc gia nghiêm cấm bằng pháp luật bất cứ hành vi nào tuyên
truyền cho hận thù về dân tộc, chủng tộc hay tôn giáo mà kích động phân biệt đối xử.
Hai là, nguyên tắc này được diễn đạt đến các quyền cụ thể như quyền bình đẳng
trước Tòa án và cơ quan tài phán, quyền tham gia bình đẳng vào đời sống cộng đồng
của tất cả công dân mà không có bất kỳ sự phân biệt nào.
Ba là, các quốc gia phải tự quyết định những biện pháp phù hợp để thực hiện
đầu đủ các điều khoản kể trên.
Bốn là, Uỷ ban lưu ý các quốc gia để tâm đến một thực tế là Công ước yêu cầu
các quốc gia thực hiện các biện pháp để bảo đảm các quyền bình đẳng của những
người liên quan. Ví dụ khoản 4 Điều 23 quy định rằng các quốc gia phải thực hiện các
biện pháp thích hợp để đản bảo sự bình đẳng trong việc hưởng thụ các quyền cũng như
thực thi trách nhiệm của vợ chồng khi kết hôn, trong suốt đời sống vợ chồng và khi ly
hôn. Những biện pháp khác có thể dưới hình thức lập pháp, hành pháp hoặc các hình
thức khác, nhưng đây phải là một nhiệm vụ chủ động của quốc gia để bảo đảm chắc
chắn rằng vợ chồng có quyền bình đẳng. Về vấn đề trẻ em , Điều 24 quy định rằng tất
cả trẻ em không chịu bất cứ sự phân biệt nào về chủng tộc, màu da, ... đều có các
quyền và được bảo vệ các quyền trẻ em do vị thế chưa thành niên của trẻ.

5 Khoa Luật – Đại học quốc gia Hà Nội, Quyền con người Tập hợp những bình luận/khuyến nghị chung
của ủy ban công ước Liên Hợp Quốc, NXB Công an nhân dân, 2010, tr.280.

17



Năm là, việc hưởng thụ các quyền và tự do trên cơ sở bình đẳng không có nghĩa
là chỉ có một kiểu đối xử cho mọi tình huống. Ví dụ: Nghiêm cấm áp dụng hình phạt tử
hình cho người dưới 18 tuổi, phụ nữ có thai.
Sáu là, yêu cầu các quốc gia thực hiện những hành động dứt khoát nhằm giảm
bớt hay xoá bỏ những yếu tố là nguyên nhân tạo ra sự phân biệt đối xử bị nghiêm cấm.
Ví dụ trong một quốc gia nơi mà những điều kiện chung của một bộ phận dân cư nhất
định ngăn cản họ hay làm ảnh hưởng tới việc được hưởng quyền con người của họ, thì
quốc gia thành viên phải thực hiện những hành động cụ thể để chấn chỉnh những điều
kiện trên. Những điều kiện như vậy có thể bao gồm cả sự ưu đãi được áp dụng với một
cộng đồng cụ thể trong một thời gian nhất định.
Bảy là, các quốc gia khi ban hành pháp luật thì phải tuân thủ các yêu cầu của
Điều 26 rằng nội dung của văn bản pháp luật phải không mang tính chất phân biệt đối
xử. Nói cách khác việc áp dụng việc áp dụng nguyên tắc không phân biệt đối xử chứa
đựng trong Điều 26 không chỉ giới hạn trong các quyền đã được quy định trong Công
ước.
Tám là, không phải mọi sự khác biệt về đối xử đều tạo nên sự phân biệt đối xử.
Nếu tiêu chuẩn cho sự đối xử khác biệt là hợp lý và khách quan nhằm mục đích xoá bỏ
sự phân biệt đối xử trên thực tế thì nó được coi là hành động hợp pháp theo Công ước.
Thứ ba là quyền được bảo vệ không bị tra tấn, đối xử hoặc trừng phạt tàn
bạo, vô nhân đạo hoặc hạ nhục:
Bên cạnh những khía cạnh đã được nêu cụ thể, một số khía cạnh khác liên quan
đến nội dung Điều 7 ICCPR đã được UNHRC phân tích, đầu tiên là trong Bình luận
chung số 7 (thông qua tại phiên họp lần thứ 16 năm 1982 của Ủy ban) 6 và sau đó được
sửa đổi và bổ sung trong Bình luận chung số 20 (thông qua tại phiên họp lần thứ 44
năm 1992 của Ủy ban)7.

6 Khoa Luật – Đại học quốc gia Hà Nội, Quyền con người Tập hợp những bình luận/khuyến nghị chung
của ủy ban công ước Liên Hợp Quốc, NXB Công an nhân dân, 2010, tr.257.
7 Khoa Luật – Đại học quốc gia Hà Nội, Quyền con người Tập hợp những bình luận/khuyến nghị chung
của ủy ban công ước Liên Hợp Quốc, NXB Công an nhân dân, 2010, tr.287.


18


Một là, mục đích của Điều 7 ICCPR là bảo vệ cả hai yếu tố: phẩm giá và sự
toàn vẹn về thể chất và tinh thần của cá nhân. Các quốc gia có trách nhiệm thông qua
các biện pháp lập pháp và các biện pháp khác nếu cần thiết để bảo vệ mọi người chống
lại những hành động bị nghiêm cấm trong Điều 7, bất kể những hành động đó do
những người có tư cách chính thức hay không chính thức thực hiện, hoặc do những
người thực hiện vì động cơ cá nhân.
Hai là, không cho phép bất cứ sự giới hạn nào với các quyền được quy định
trong Điều 7. Các quốc gia không được phép tạm ngừng việc bảo đảm các yêu cầu của
Điều 7.
Ba là, sự ngăn cấm quy định ở Điều 7 không chỉ liên quan đến những hành động
gây đau đớn về thể xác mà còn cả những hành động gây đau khổ về mặt tinh thần của
nạn nhân.
Bốn là, việc kéo dài thời gian biệt giam hay bỏ tù một người có thể cấu thành
những hành động bị cấm trong Điều 7. Việc áp dụng hình phạt tử hình theo những cách
thức làm giảm đến tối thiểu sự đau đớn về mặt thể xác và tinh thần của tử tù.
Năm là, các quốc gia không được đặt các cá nhân vào nguy cơ bị tra tấn, bị đối
xử và trừng phạt độc ác, vô nhân đạo và hạ nhục bằng cách trục xuất hay dẫn độ họ
sang một nước mà họ có thể phải chịu những hành động như vậy.
Sáu là, các quốc gia phải thông báo cho Uỷ ban về việc hướng dẫn, đào tạo và
cách thức nghiêm cấm những hành vi theo Điều 7 mà liên quan đến các quy tắc đạo
đức nghề nghiệp của cán bộ thi hành án, cán bộ y tế, nhân viên cảnh sát và bất kỳ
người nào khác liên quan bắt giam và đối xử với bất kỳ cá nhân nào.
Bảy là, cần rà soát một cách hệ thống các quy định, hướng dẫn, phương pháp và
thông lệ thẩm vấn cũng như sự giam giữ và đối xử với những đối tượng bị bắt, tạm
giam, hoặc bị bỏ tù là một cách thức hiệu quả để ngăn chặn các hành động tra tấn, đối
xử và trừng phạt tàn ác, vô nhân đạo và hạ nhục. Các quốc gia cần có những quy định

bảo đảm rằng những người bị giam giữ được giam giữ ở những địa điểm được đăng ký
chính thức, và họ phải được đăng ký tên và địa điểm giam giữ, cũng như tên người
chịu trách nhiệm với việc giam giữ họ; những thông tin đó phải được cung cấp cho
những người liên quan, kể cả họ hàng và bạn bè của họ. Phải quy định nghiêm cấm
19


việc giam giữ biệt lập. Các quốc gia cần bảo đảm rằng nơi giam giữ không được có
những phương tiện được sử dụng để tra tấn hoặc đối xử tàn bạo. Việc bảo vệ những
người bị giam giữ còn đòi hỏi cho phép bác sĩ và luật sư cũng như người nhà họ được
tới thăm với sự giám sát hợp lý.
Tám là, luật pháp phải nghiêm cấm việc mớm cung hoặc ép cung bằng tra tấn
hoặc các phương pháp bị nghiêm cấm khác.
Chín là, khiếu nại về việc bị đối xử tàn bạo theo Điều 7 phải được pháp luật
quốc gia công nhận. Khiếu nại phải được điều tra nhanh chóng và toàn diện bởi cơ
quan chức năng để có biện pháp khắc phục hiệu quả. Các quốc gia cũng cần có biện
pháp đền bù hợp lý cho các nạn nhân
Mười là, các quốc gia phải chỉ rõ quy định trong luật hình sự nước mình liên
quan đến xử lý những hành vi tra tấn, đối xử và trừng phạt độc ác, vô nhân đạo và hạ
nhục, cho dù người thực hiện là nhân viên công quyền, những người đại diện cho nhà
nước hoặc bất kỳ cá nhân nào. Các quốc gia cũng phải báo cáo về các biện pháp lập
pháp, hành pháp, tư pháp và các biện pháp khác đã được thực hiện nhằm ngăn chặn và
trừng phạt những hành động tra tấn, đối xử và trừng phạt độc ác, vô nhân đạo hoặc hạ
nhục trên lãnh thổ thuộc thẩm quyền tài phán của mình.
Mười một là, nghiêm cấm việc làm thí nghiệm y học hay khoa học trên con
người mà không có sự chấp thuận tự nguyện của người đó
Thứ tư là quyền tự do và an ninh cá nhân:
Tại phiên họp lần thứ 16 năm 1982 đã thông qua Bình luận chung số 8 8 về
quyền tự do và an ninh cá nhân giải thích về một số khía cạnh của quyền này:
Một là, Uỷ ban cho rằng khoản 1 Điều 9 được áp dụng cho tất cả những người

bị tước đoạt tự do, kể cả trong các trường hợp phạm tội hay các trường hợp khác như
tâm thần, lang thang, nghiện ma túy, bị tước tự do vì các mục đích giáo dục, kiểm soát
nhập cư,… thực tế là một số quy định của Điều 4 (một phần của khoản 2 và toàn bộ
khoản 3 ) thường chỉ được áp dụng cho những người bị buộc tội. Những quy định còn
lại, và cụ thể là sự đảm bảo quan trọng trong khoản 4, nghĩa là quyền được giám sát
8Khoa Luật – Đại học quốc gia Hà Nội, Quyền con người Tập hợp những bình luận/khuyến nghị chung
của ủy ban công ước Liên Hợp Quốc, NXB Công an nhân dân, 2010, tr.258.

20


bởi tòa án về tính hợp pháp của việc giam giữ, được áp dụng cho những người bị tước
tự do bị bắt và giam giữ. Thêm vào đó, theo khoản 2 Điều 3, các quốc gia cũng phải
thực hiện những biện pháp thích hợp để giải quyết những trường hợp mà một cá nhân
tố cáo là mình bị tước tự do quy định trong Công ước.
Hai là, khoản 3, Điều 9 đòi hỏi trong các trường hợp phạm tội, bất kỳ người nào
bị bắt hay tạm giữ cũng phải được xem xét “ngay tức khắc” bởi một thẩm phán hoặc
một quan chức khác có thẩm quyền thực hiện quyền lực tư pháp. Thời hạn cho việc này
được quy định tùy theo pháp luật của các quốc gia nhưng theo quan điểm của Uỷ ban,
không nên chậm quá vài ngày. Nhiều quốc gia đưa ra thông tin không đầy đủ về vấn đề
này trong báo cáo của nước mình.
Ba là, tổng thời gian bị tạm giam. Trong một số trường hợp cụ thể ở một số
nước, vấn đề này đã gây nhiều quan tâm đối với Uỷ ban, và các thành viên Uỷ ban đã
chất vấn ở quốc gia báo cáo về tính phù hợp với quyền “được xét xử trong thời gian
hợp lý hoặc trả tự do” theo khoản 3 Điều 9. Việc tạm giam trước khi xét xử chỉ nên coi
là ngoại lệ và càng ngắn càng tốt. Uỷ ban hoan nghênh các quốc gia đã cung cấp thông
tin liên quan đến các cơ chế hiện có và các biện pháp đã được áp dụng nhằm làm giảm
thời gian tạm giam.
Bốn là, nếu việc giam giữ mang tính ngăn chặn được áp dụng vì các lý do an
toàn công cộng, nó không phải được mang tính chất tùy tiện mà phải dựa trên cơ sở và

thủ tục được pháp luật quy định (khoản 1), cần nêu các lý do phải áp dụng các biện
pháp đó (khoản 2), và tòa án giám sát việc giam giữ phải có thông tin đó (khoản 4)
cũng như phải bồi thường cho nạn nhân trong trường hợp quy định này bị vi phạm
(khoản 5). Thêm vào đó, nếu có những cáo buộc phạm tội được đưa ra trong các trường
hợp như vậy thì Quốc gia cần phải thực hiện những bảo đảm tố tụng một cách đầy đủ
theo quy định ở các Điều 9 (2, 3) và Điều 14.

Thứ năm là quyền về tự do đi lại và cư trú:

21


Về Điều 12 ICCPR, bên cạnh những khía cạnh đã được nêu cụ thể ở trên, trong
Bình luận chung số 27 thông qua tại phiên họp lần thứ 67 (1999) 9, UNHRC đã phân
tích thêm một số nội dung của quyền này như sau:
Một là, tự do đi lại là điều kiện không thể thiếu đối với sự phát triển tự do của
cá nhân. Quyền này có ảnh hưởng đến một số quyền khác được ghi nhận trong ICCPR
và có mối liên hệ chặt chẽ với Điều 13 (đoạn 1).
Hai là, các quốc gia có thể đặt ra những giới hạn nhất định về quyền tự do đi lại,
tuy nhiên, những giới hạn đặt ra không được làm vô hiệu nguyên tắc tự đo đi lại và
phải dựa trên những căn cứ quy định trong Khoản 3 Điều 12 và phải phù hợp với các
quyền khác được ICCPR công nhận (đoạn 2).
Ba là, quyền này không chỉ được áp dụng với các công dân mà còn với người
nước ngoài đang cư trú hoặc hiện diện hợp pháp trên lãnh thổ nước khác. Việc cho
phép nhập cảnh và tư cách “hợp pháp” của một người nước ngoài trên lãnh thổ của một
nước phụ thuộc vào quy định pháp luật quốc gia và phù hợp với những nghĩa vụ quốc
tế của nước đó. Tuy nhiên, khi một người nước ngoài đã được phép nhập cảnh vào lãnh
thổ một nước thành viên thì người đó phải được coi là hợp pháp trong phạm vi lãnh thổ
của nước này.
Bốn là, quyền tự do đi lại được áp dụng trên toàn bộ lãnh thổ của một nước, kể

cả những phần hợp thành trong trường hợp một quốc gia theo thể chế liên bang (đoạn
5).
Năm là, việc bảo đảm quyền đi lại và tự do lựa chọn nơi sinh sống trong phạm
vi lãnh thổ của quốc gia không phụ thuộc vào mục đích hay lý do của việc đi lại hay
của việc lựa chọn nơi cư trú. Bất cứ sự hạn chế nào với quyền này phải căn cứ vào quy
định trong Khoản 3 Điều 12 (đoạn 5).
Sáu là, cần bảo vệ các quyền quy định trong Điều 12 khỏi sự vi phạm không chỉ
từ phía các cơ quan, viên chức nhà nước, mà còn từ các chủ thể khác (đoạn 6).
Bảy là, quyền tự do cư trú còn bao hàm sự bảo vệ khỏi tình trạng bị bắt buộc di
dời chỗ ở trong phạm vi lãnh thổ quốc gia, cũng như khỏi bị ngăn cấm không được đến
9Khoa Luật – Đại học quốc gia Hà Nội, Quyền con người Tập hợp những bình luận/khuyến nghị chung
của ủy ban công ước Liên Hợp Quốc, NXB Công an nhân dân, 2010, tr.322.

22


hoặc sinh sống ở một khu vực nhất định trên lãnh thổ quốc gia, ngoại trừ những trường
hợp nêu ở khoản 3 Điều 12 (đoạn 7).
Tám là, quyền tự do đi khỏi bất cứ nước nào, kể cả nước mình được áp dụng
không phụ thuộc vào nước đến và mục đích, thời gian mà cá nhân dự định ở lại ngoài
nước mình. Bởi vậy, quyền này bao hàm cả quyền đi ra nước ngoài để làm việc, tham
quan cũng như để cư trú lâu dài. Quyền này áp dụng cả cho những người nước ngoài
sống hợp pháp trên lãnh thổ của một nước khác, vì vậy, một người nước ngoài bị trục
xuất hợp pháp có quyền được lựa chọn nước đến nếu có sự đồng ý của nước đó (đoạn
8).
Chín là, cả nước mà một người sẽ đến cư trú và nước người đó có quốc tịch đều
có trách nhiệm bảo đảm quyền tự do rời khỏi bất kỳ nước nào nêu ở khoản 2 Điều 12.
Do việc đi lại giữa các nước thường đòi hỏi những giấy tờ thông hành như hộ
chiếu...nên quyền được đi khỏi một nước phải bao hàm cả quyền có được những giấy
tờ thông hành cần thiết. Việc từ chối cấp hoặc gia hạn hộ chiếu cho một người có thể

tước đoạt của người đó quyền được rời khỏi nước mà họ đang sinh sống để đi nơi khác,
bao gồm quyền được trở về nước mình (đoạn 9).
Mười là, những hạn chế quy định trong Khoản 3 Điều 12 chỉ được thực hiện
nhằm các mục đích bảo vệ an ninh quốc gia, trật tự công cộng hay đạo đức xã hội và
các quyền và tự do của người khác và phải phù hợp quy định trong pháp luật. Khi đặt
ra những hạn chế về quyền này trong pháp luật, các quốc gia thành viên phải tuân thủ
nguyên tắc nêu ở Điều 5 ICCPR, theo đó, các hạn chế đưa ra phải không làm tổn hại
đến bản chất của các quyền; phải có sự tương thích giữa sự hạn chế và quyền có liên
quan, giữa quy phạm và loại trừ; những hạn chế phải tương xứng với lợi ích được bảo
vệ và nguyên tắc tương xứng này cần được tuân thủ bởi các cơ quan lập pháp lẫn các
cơ quan tư pháp và hành chính (các đoạn 11-15).
Những hạn chế được coi là không thích đáng với quy định ở Điều 12 ICCPR
bao gồm: (i) Không cho phép một người ra nước ngoài vì cho rằng người này nắm giữ
“các bí mật của nhà nước”; (ii) Ngăn cản một cá nhân đi lại trong nước với lý do không
có giấy phép cụ thể, (iii) Đòi hỏi một cá nhân phải xin phép và được chấp nhận của cơ
quan có thẩm quyền mới được thay đổi nơi cư trú; (iv) Những đòi hỏi đặc biệt với một
cá nhân để có thể được cấp hộ chiếu; (v) Đòi hỏi phải có bảo lãnh từ những thành viên
23


khác trong gia đình mới được xuất cảnh; (vi) Đòi hỏi phải mô tả chính xác về lộ trình
đi lại; (vii) Trì hoãn trong việc cấp các giấy tờ đi lại; (viii) Áp đặt những hạn chế đối
với các thành viên gia đình trong việc đi lại với nhau; (ix) Đòi hỏi phải cam kết trở lại
hoặc phải mua vé khứ hồi, về việc có giấy mời từ nước đến hoặc từ người thân đang
sống ở đó; (x) Gây ra những phiền nhiễu với người nộp đơn xin xuất cảnh, ví dụ như
sự đe dọa xâm hại thân thể, bắt giữ, khiến họ mất việc làm hay không cho con cái họ
được đi học; (xi) Từ chối cấp hộ chiếu vì cho rằng người nộp đơn gây hại cho thanh
danh của đất nước... (các đoạn 16-17).
Tuy nhiên, kể cả khi những hạn chế đưa ra được coi là thích đáng thì vẫn còn
một khía cạnh khác nữa phải tuân thủ, là áp dụng những hạn chế đó phải phù hợp với

những nguyên tắc được ghi nhận trong ICCPR và với những nguyên tắc cơ bản về bình
đẳng và không phân biệt đối xử. Bởi vậy, sẽ bị coi là vi phạm Công ước nếu việc hạn
chế xuất phát từ sự phân biệt đối xử về chủng tộc, giới tính, sắc tộc, ngôn ngữ, tôn
giáo, chính kiến hay quan điểm khác, nguồn gốc dân tộc hay xã hội, sở hữu, nguồn gốc
xuất thân hay địa vị khác.
Mười một là, quyền trở lại đất nước mình không chỉ là quyền của một người
được trở lại sau khi rời đất nước mà còn là quyền của một người có quốc tịch nước đó
nhưng sinh ra ở nước ngoài và lần đầu tiên trở về nước mà mình mang quốc tịch (đoạn
19). Nó cũng hàm ý về quyền của một người được ở lại nước mình và cấm việc di dân
bắt buộc hoặc cưỡng chế đến các nước khác (đoạn 19). Nó cũng hàm ý về quyền của
một người được ở lại nước mình và cấm việc di dân bắt buộc hoặc cưỡng chế người
dân đến các nước khác (đoạn 19). Về chủ thể của quyền, do đại từ nhân xưng dùng
trong khoản 4 Điều 12 là không ai và cụm từ nước mình sử dụng trong khoản 4 Điều
12 (mà có nội hàm rộng hơn so với cụm từ nước mình mang quốc tịch) nên chủ thể của
quyền này không chỉ giới hạn ở những người có quốc tịch của một quốc gia mà bao
gồm cả những người mà có mối quan hệ đặc biệt với quốc gia đó.
Điều 13 ICCPR đề cập cụ thể tới quyền tự do đi lại, cư trú trong mối quan hệ
với người nước ngoài, theo đó, một người nước ngoài cư trú hợp pháp trên lãnh thổ
một quốc gia thành viên Công ước chỉ có thể bị trục xuất khỏi nước đó theo quyết định
phù hợp pháp luật và trừ trường hợp có yêu cầu khác xuất phát từ lý do chính đáng về
an ninh quốc gia; người bị trục xuất có quyền phản đối việc trục xuất và yêu cầu nhà
chức trách có thẩm quyền, hoặc một người hoặc những người mà nhà chức trách có
24


thẩm quyền đặc biệt cử ra, xem xét lại trường hợp của mình, cũng như có quyền có đại
diện khi trường hợp của mình được xem xét lại.
Về nội dung Điều 13 ICCPR, trong Bình luận chung số 15 thông qua tại phiên
họp thứ 27 năm 1986, UNHRC đã làm rõ thêm một số khía cạnh, có thể tóm tắt những
điểm quan trọng như sau:

Một là, các quyền trong ICCPR được áp dụng cho tất cả các cá nhân đang ở
trong lãnh thổ và dưới quyền tài phán của các quốc gia, như đã được nêu rõ trong
khoản 1 Điều 2 của Công ước. Như vậy, chủ thể của các quyền trong ICCPR là tất cả
mọi người, bất kể công dân hay người nước ngoài (đoạn 1). Quy tắc chung ở đây là các
quyền trong ICCPR, ngoại trừ một số quyền chỉ được áp dụng cho công dân (Điều 25),
hoặc chỉ áp dụng cho người nước ngoài (Điều 13), còn lại đều phải được bảo đảm cho
tất cả mọi người mà không có sự phân biệt về vị thế công dân và người nước ngoài
(đoạn 2).
Hai là, ICCPR không quy định quyền nhập cảnh hay cư trú của người nước
ngoài trên lãnh thổ nước khác. Về nguyên tắc, đây là vấn đề thuộc quyền quyết định
của các quốc gia thành viên. Tuy nhiên, trong một số hoàn cảnh nhất định, một người
nước ngoài có thể nhận được sự bảo vệ của ICCPR, kể cả liên quan đến hai vấn đề
nhập cảnh và cư trú, ví dụ nếu họ phân biệt đối xử, bị đối xử vô nhân đạo và để hòa
nhập gia đình (đoạn 5).
Ba là, các quốc gia thành viên có thể đưa ra những điều kiện chung nhất định, ví
dụ như về đi lại, cư trú và làm việc với người nước ngoài khi chấp nhận cho họ nhập
cảnh. Những điều kiện chung tương tự cũng có thể được áp đặt với những người nước
ngoài quá cảnh. Tuy nhiên, khi đã cho người nước ngoài nhập cảnh vào lãnh thổ của
mình, quốc gia liên quan phải bảo đảm các quyền của họ theo quy định trong ICCPR
(đoạn 6). Cụ thể, người nước ngoài trên lãnh thổ nước khác có quyền cố hữu là được
sống; quyền được pháp luật bảo vệ; quyền không bị tra tấn, phân biệt đối xử hay trừng
phạt tàn bạo, vô nhân đạo hay hạ nhục; quyền không bị bắt làm nô lệ hay nô dịch;
quyền không bị bỏ tù vì không hoàn thành nghĩa vụ theo hợp đồng; quyền tự do đi lại,
cư trú, tự do rời khỏi đất nước; quyền được công nhận là thể nhân trước pháp luật;
quyền bình đẳng trước pháp luật và được pháp luật bảo vệ một cách bình đẳng; quyền
được xét xử công bằng, công khai bởi một tòa án độc lập, vô tư, được thành lập theo
25



×