Tải bản đầy đủ (.pdf) (22 trang)

Quản lý hệ thống hạ tầng kỹ thuật khu đô thị đặng xã, huyện gia lâm, thành phố hà nội (tt)

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (432.67 KB, 22 trang )

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO

BỘ XÂY DỰNG

TRƯỜNG ĐẠI HỌC KIẾN TRÚC HÀ NỘI

ĐẶNG THẾ ANH

QUẢN LÝ HỆ THỐNG HẠ TẦNG KỸ THUẬT KHU
ĐÔ THỊ ĐẶNG XÁ, HUYỆN GIA LÂM,
THÀNH PHỐ HÀ NỘI

LUẬN VĂN THẠC SỸ QUẢN LÝ ĐÔ THỊ VÀ CÔNG TRÌNH

Hà Nội – 2017


BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO

BỘ XÂY DỰNG

TRƯỜNG ĐẠI HỌC KIẾN TRÚC HÀ NỘI

ĐẶNG THẾ ANH
KHÓA: 2015-2017

QUẢN LÝ HỆ THỐNG HẠ TẦNG KỸ THUẬT KHU ĐÔ THỊ
ĐẶNG XÁ, HUYỆN GIA LÂM, THÀNH PHỐ HÀ NỘI

Chuyên ngành: Quản lý đô thị và công trình
Mã số: 60.58.01.06



LUẬN VĂN THẠC SỸ QUẢN LÝ ĐÔ THỊ VÀ CÔNG TRÌNH
NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC:
TS. LÊ THỊ MINH PHƯƠNG

Hà Nội - 2017


LỜI CẢM ƠN
Luận văn “Quản lý hệ thống hạ tầng kỹ thuật Khu đô thị Đặng Xá, huyện
Gia Lâm, Thành phố Hà Nội” được hoàn thành nhờ có sự chỉ bảo và giúp đỡ
nhiệt tình của các thầy, cô giáo, các bạn đồng nghiệp, cơ quan và gia đình.
Tác giả xin chân thành cảm ơn Ban lãnh đạo trường Đại học Kiến trúc
Hà Nội, khoa Sau đại học và khoa Quản lý đô thị trường Đại học Kiến trúc,
Lãnh đạo phòng Quản lý đô thị, UBND huyện Gia Lâm đã tạo mọi điều kiện
thuận lợi để tôi hoàn thành chương trình cao học và bản Luận văn tốt nghiệp
này.
Tác giả xin chân trọng cảm ơn các bậc giáo sư, phó giáo sư, tiến sỹ đã
nhiệt tình truyền đạt cho tôi những kiến thức và kinh nghiệm quý báu trong
suốt thời gian học tập và thực hiện đề tài.
Đặc biệt tác giả xin bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc đến giảng viên TS.Lê
Thị Minh Phương đã hướng dẫn tôi thực hiện và hoàn thành luận văn.
Xin gửi lời cảm ơn đến Ban Quản lý dự án và Xí nghiệp vận hành khu
đô thị Đặng Xá đã nhiệt tình giúp đỡ và cung cấp những tài liệu để tôi có thể
hoàn thành công trình này.
Xin trân thành cảm ơn gia đình, người thân, bạn bè và đồng nghiệp đã
động viên giúp đỡ tôi hoàn thành luận văn này./.

Hà Nội, ngày


tháng

năm 2017

TÁC GIẢ LUẬN VĂN

Đặng Thế Anh


LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan Luận văn thạc sĩ này là công trình nghiên cứu khoa
học độc lập của tôi. Các số liệu khoa học, kết quả nghiên cứu của Luận văn là
trung thực và có nguồn gốc rõ ràng.
Hà Nội, ngày

tháng

năm 2017

TÁC GIẢ LUẬN VĂN

Đặng Thế Anh


MỤC LỤC
Lời cám ơn
Lời cam đoan
Mục lục
Danh mục chữ viết tắt
Danh mục các bảng biểu

Danh mục các hình, bản đồ, sơ đồ
MỞ ĐẦU
* Lý do chọn đề tài .......................................................................................................1
* Mục đích nghiên cứu của đề tài.................................................................................3
* Đối tượng và phạm vi nghiên cứu.............................................................................3
* Phương pháp nghiên cứu...........................................................................................3
* Ý nghĩa khoa học và thực tiễn của đề tài...................................................................3
* Cấu trúc của luận văn ................................................................................................4
NỘI DUNG
CHƯƠNG 1: THỰC TRẠNG CÔNG TÁC QUẢN LÝ HỆ THỐNG HẠ
TẦNG KỸ THUẬT KHU ĐÔ THỊ ĐẶNG XÁ, HUYỆN GIA LÂM .................5
1.1. Thực trạng công tác quản lý hệ thống hạ tầng kỹ thuật huyện Gia Lâm,
thành phố Hà Nội. ......................................................................................................5
1.1.1 Giới thiệu chung về huyện Gia Lâm, thành phố Hà Nội ....................................5
1.1.2 Thực trạng hệ thống hạ tầng kỹ thuật huyện Gia Lâm, thành phố Hà Nội. .......9
1.1.3 Thực trạng quản lý hệ thống hạ tầng kỹ thuật huyện Gia Lâm.........................12


1.2. Thực trạng quản lý hệ thống hạ tầng kỹ thuật khu đô thị Đặng Xá, huyện
Gia Lâm, thành phố Hà Nội. ...................................................................................13
1.2.1. Khái quát chung về khu đô thị Đặng Xá, huyện Gia Lâm . ............................13
1.2.2. Hiện trạng hệ thống HTKT khu đô thị Đặng Xá, huyện Gia Lâm. .................17
1.2.3. Thực trạng công tác tổ chức quản lý và vận hành hệ thống hạ tầng kỹ thuật
khu đô thị Đặng Xá, huyện Gia Lâm. ........................................................................27
1.2.4. Sự tham gia cộng đồng trong quản lý hệ thống hạ tầng kỹ thuật khu đô thị
Đặng Xá, huyện Gia Lâm, thành phố Hà Nội............................................................30
1.3. Đánh giá chung về thực trạng quản lý hệ thống hạ tầng kỹ thuật khu đô thị
Đặng Xá, huyện Gia Lâm, thành phố Hà Nội. ......................................................30
1.3.1. Thuận lợi...........................................................................................................31
1.3.2. Khó khăn. .........................................................................................................31

CHƯƠNG 2: CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN CÔNG TÁC QUẢN LÝ
HỆ THỐNG HẠ TẦNG KỸ THUẬT KHU ĐÔ THỊ ĐẶNG XÁ, HUYỆN GIA
LÂM...........................................................................................................................33
2.1. Cơ sở lý luận quản lý hệ thống hạ tầng kỹ thuật khu đô thị Đặng Xá, huyện
Gia Lâm, thành phố Hà Nội ....................................................................................33
2.1.1. Vai trò, đặc điểm và nội dung của hệ thống hạ tầng kỹ thuật đô thị mới.........33
2.1.2. Các yêu cầu và nguyên tắc cơ bản về kỹ thuật đối với hệ thống hạ tầng kỹ
thuật khu đô thị mới....................................................................................................37
2.1.3. Các yêu cầu, nguyên tắc và hình thức thiết lập cơ cấu tổ chức quản lý hệ thống
HTKT đô thị. ..............................................................................................................43
2.1.4. Vai trò, chức năng của cộng đồng trong quản lý hệ thống hạ tầng kỹ thuật khu
đô thị mới....................................................................................................................50


2.2. Cơ sở pháp lý trong quản lý hệ thống hạ tầng kỹ thuật đô thị Đặng Xá,
huyện Gia Lâm,. .......................................................................................................52
2.2.1. Hệ thống văn bản pháp quy có liên quan đến hạ tầng kỹ thuật đô thị và khu đô
thị mới.........................................................................................................................52
2.2.2. Định hướng phát triển hệ thống hạ tầng kỹ thuật Thành phố Hà Nội đến năm
2020, tầm nhìn đến năm 2030 .............................................................................…...55
2.3. Bài học kinh nghiệm trong quản lý hệ thống hạ tầng kỹ thuật các khu đô
thị mới .......................................................................................................................57
2.3.1. Kinh nghiệm quản lý HTKT các khu đô thị mới ở trong nước. ......................57
2.3.2. Kinh nghiệm quản lý HTKT các khu đô thị mới trên thế giới. ........................64
CHƯƠNG 3: ĐỀ XUẤT GIẢI PHÁP QUẢN LÝ HỆ THỐNG HẠ TẦNG KỸ
THUẬT KHU ĐÔ THỊ ĐẶNG XÁ, HUYỆN GIA LÂM, THÀNH PHỐ HÀ
NỘI
3.1. Đề xuất một số giải pháp quản lý kỹ thuật hệ thống HTKT khu đô thị Đặng
Xá, huyện Gia Lâm ..................................................................................................68
3.1.1. Tăng cường quản lý chất lượng xây dựng hệ thống HTKT trong khu đô thị

Đặng Xá, huyện Gia Lâm, thành phố Hà Nội............................................................68
3.1.2. Giải pháp quản lý cốt nền xây dựng cho khu đô thị phù hợp với quy hoạch chi
tiết khu vực .................................................................................................................73
3.1.3. Đề xuất giải pháp quản lý hệ thống thoát nước thải và nước mưa trong khu đô
thị Đặng Xá.................................................................................................................75
3.2. Đề xuất cơ chế quản lý và thu hút đầu tư xây dựng hạ tầng kỹ thuật khu đô
thị Đặng Xá, huyện Gia Lâm, thành phố Hà Nội .................................................77


3.2.1. Đề xuất bổ sung các văn bản pháp luật liên quan đến quản lý và xây dựng hệ
thống HTKT ...............................................................................................................77
3.2.2. Đề xuất chính sách thu hút vốn đầu tư xây dựng hệ thống hạ tầng kỹ thuật đô
thị mới trên địa bàn huyện Gia Lâm...........................................................................79
3.3. Một số giải pháp đổi mới cơ cấu tổ chức quản lý hệ thống HTKT khu đô
thị Đặng Xá, huyện Gia Lâm ..................................................................................83
3.3.1. Đề xuất thành lập Ban Giám sát HTKT khu đô thị Đặng Xá ..........................83
3.3.2. Nâng cao năng lực cho lực lượng cán bộ chuyên trách về quản lý hệ thống
HTKT .........................................................................................................................85
3.4. Nâng cao vai trò của cộng đồng trong quản lý hệ thống HTKT khu đô thị
Đặng Xá, huyện Gia Lâm ........................................................................................87
KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ
1. Kết luận...................................................................................................................91
2. Kiến nghị ................................................................................................................92
TÀI LIỆU THAM KHẢO


DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT
Viết tắt

Cụm từ viết tắt


BQLDA

Ban Quản lý dự án

BXD

Bộ xây dựng

CĐT

Chủ đầu tư

CP

Chính phủ

KĐT

Khu đô thị

HTKT

Hạ tầng kỹ thuật



Nghị định

PCCC


Phòng cháy chữa cháy

QCXDVN

Quy chuẩn xây dựng Việt Nam



Quyết định

TT

Thông tư

UBND

Ủy ban nhân dân

TTCN

Tiểu thủ công nghiệp

XDCB

Xây dựng cơ bản

SCBH

Sửa chữa bảo hành



DANH MỤC BẢNG BIỂU
Số hiệu
bảng

Tên bảng, biểu

Trang

Bảng 1.1

Hiện trạng cơ cấu dân số, lao động huyện Gia Lâm

8

Bảng 1.2

Tổng hợp hiện trạng sử dụng đất huyện Gia Lâm

8

Bảng 1.3

Bảng quy hoạch sử dụng đất cho khu đô thị Đặng Xá

15


DANH MỤC CÁC HÌNH, BẢN ĐỒ, SƠ ĐỒ

Số hiệu hình

Tên hình

Trang

Hình1.1

Bản đồ địa giới hành chính huyện Gia Lâm

6

Hình1.2

Sơ đồ vị trí khu đô thị Đặng Xá, huyện Gia Lâm

14

Hình 1.3

Bản đồ quy hoạch sử dụng đất khu đô thị Đặng Xá, Gia Lâm

16

Hình 1.4

Bản đồ quy hoạch tổ chức không gian khu đô thị Đặng


17


Hình 1.5

Quy hoạch hệ thống giao thông khu đô thị Đặng Xá

18

Hình 1.6

Mặt cắt chi tiết các tuyến đường phân khu và đường
nhánh khu đô thị Đặng Xá, huyện Gia Lâm

21

Hình 1.7

Quy hoạch hệ thống cấp nước khu đô thị Đặng Xá

24

Hình 1.8

Sơ đồ cơ cấu tổ chức quản lý dự án khu đô thị Đặng Xá

27

Hình 1.9

Sơ đồ cơ cấu tổ chức Xí nghiệp Quản lý vận hành khu
đô thị Đặng Xá


28

Hình 2.1

Mối quan hệ trong cơ cấu tổ chức

44

Hình 2.2

Mô hình quản lý theo cơ cấu trực tuyến

47

Hình 2.3

Mô hình quản lý theo cơ cấu trực tuyến – tham mưu

48

Hình 2.4

Mô hình quản lý theo cơ cấu chức năng

48

Hình 2.5

Mô hình quản lý theo cơ cấu trực tuyến – chức năng


49

Hình 2.6

Khu đô thị mới kiểu mẫu Phú Mỹ Hưng

57

Hình 2.7

Khu đô thị mới Hồ Linh Đàm

59

Hình 2.8

Khu đô thị mới Nam Thăng Long

61

Hình 2.9

HÌnh ảnh tuyến phố trong khu đô thị Nam Thăng Long

62

Hình 2.10

Khu đô thị mới Desa Parkcity ở Maylaysia


65

Hình 3.1

Công nghệ xử lý nước thải AFSB tại khu chung cư cao
tầng Ngô Thì Nhậm (Hà Đông, Hà Nội)

76

Hình 3.2

Mô hình tổ chức quản lý của Ban Giám sát HTKT khu
đô thị Đặng Xá

84

Hình 3.3

Sơ đồ sự tham gia của cộng đồng trong giai đoạn
quản lý hệ thống HTKT khu đô thị Đặng Xá

89


1

MỞ ĐẦU
* Lý do chọn đề tài:
Cụm từ “khu đô thị mới” xuất hiện ở thành phố Hà Nội vào khoảng năm

1995, khi mà xã hội đã bắt đầu nhận ra những mặt trái của việc phát triển ồ ạt
nhà chia lô, manh mún không theo qui hoạch. Khái niệm “khu đô thị mới” chỉ
thật sự ra đời khi Chính phủ ban hành Nghị định 52/1999/NĐ-CP ngày
08/7/1999. Theo nội dung của Nghị định, “khu đô thị mới” là khu xây dựng
mới tập trung theo dự án, được đầu tư phát triển hạ tầng kỹ thuật hoàn chỉnh,
đồng bộ và phát triển nhà của toàn khu, được gắn với một đô thị hiện có.
Cùng với sự phát triển của nền kinh tế theo xu hướng thị trường, sự bùng
nổ các hoạt động thương mại và dịch vụ góp phần tạo nên những nhu cầu mới
về nhà ở đô thị. Phát triển đô thị song hành là điều tất yếu của sự phát triển xã
hội, sau một vài mô hình thí điểm tương đối thành công, hàng loạt dự án các
Khu đô thị mới mọc lên với nhiều loại hình, quy mô và tính chất khác nhau.
Bên cạnh những ưu điểm đã được thành phố thừa nhận về không gian sống,
môi trường trong sạch và hạ tầng tương đối hoàn chỉnh các khu đô thị mới
cũng bộc lộ nhiều hạn chế về mặt văn hoá – xã hội, kiến trúc cảnh quan, và
đặc biệt là hệ thống hạ tầng kỹ thuật. Những vấn đề này ngày càng cấp thiết,
đòi hỏi phải tìm hướng giải quyết trong thời gian tới.
Huyện Gia Lâm có tổng diện tích tự nhiên 114,73km2, dân số khoảng
243.957 người, mật độ dân số trung bình là 2.126 người/km2, vị trí địa lý
thuận lợi để giao lưu kinh tế, văn hoá xã hội với các tỉnh khác trong cả nước.
Huyện Gia Lâm gồm 20 xã, 2 thị trấn. Đó là các xã: Văn Đức, Kim Lan, Bát
Tràng, Đa Tốn, Đông Dư, Kiêu Kỵ, Cổ Bi, Dương Xá, Dương Quang, Đặng
Xá, Phú Thị, Kim Sơn, Lệ Chi, Dương Hà, Đình Xuyên, Ninh Hiệp, Phù
Đổng, Trung Mầu, Yên Viên, Yên Thường, và 2 thị trấn: Yên Viên và Trâu


2

Quỳ. Trong những năm qua, hòa chung với nhịp độ phát triển của thành phố
Hà Nội, trên địa bàn huyện Gia Lâm diễn ra quá trình công nghiệp hóa, đô thị
hóa mạnh mẽ. Tốc độ đô thị hoá ở đây diễn ra trông thấy ở các công trình xây

dựng. Huyện Gia Lâm tập trung đầu tư phát triển kết cấu hạ tầng kinh tế - xã
hội then chốt, đẩy mạnh hoạt động xúc tiến đầu tư hạ tầng các khu, cụm công
nghiệp trọng điểm, triển khai quy hoạch, đầu tư xây dựng hạ tầng kỹ thuật các
dự án.
Khu đô thị Đặng Xá là khu đô thị đầu tiên trên địa bàn huyện Gia Lâm,
phát triển dọc theo Quốc lộ 5 thuộc địa phận 02 xã Đặng Xá và Cổ Bi. Sau
khi KĐT Đặng Xá được xây dựng và đưa vào hoạt động, nơi đây đã trở thành
khu dân cư sầm uất với mô hình một khu đô thị xanh và hiện đại, bao gồm
khu nhà thấp tầng (biệt thự, liền kề), nhà chung cư và văn phòng cao tầng,
trung tâm thương mại dịch vụ, khu thể thao, giáo dục đào tạo, công viên, cây
xanh ... Tuy nhiên, trong quá trình đi vào hoạt động có nhiều vấn đề nảy sinh
như sự xuống cấp, bất cập của hệ thống cở sở hạ tầng: Sự khớp nối giữa các
công trình hạ tầng bên trong và bên ngoài chưa triệt để, mật độ sử dụng
phương tiện giao thông cá nhân cao trong khu ở gây ô nhiễm môi trường,
thiếu hệ thống giao thông tĩnh, tình trạng ách tắc giao thông xảy ra tại cửa ra
vào khu đô thị vào những giờ cao điểm…
Đối với học viên, hiện là một kỹ sư xây dựng công tác tại Phòng Quản lý
đô thị huyện Gia Lâm tôi nhận thấy rằng việc quản lý xây dựng và phát triển
hệ thống HTKT đô thị đồng bộ, hiện đại và đi trước một bước là tiền đề quan
trọng để đô thị phát triển bền vững tại các khu đô thị. Nhằm góp phần nâng
cao hiệu quả công tác quản lý hệ thống HTKT Khu đô thị Đặng Xá nói riêng
và các khu đô thị sẽ đầu tư trên địa bàn Huyện Gia Lâm trong thời gian tới nói
chung, học viên chọn nghiên cứu đề tài “Quản lý hệ thống hạ tầng kỹ thuật
khu đô thị Đặng Xá, huyện Gia Lâm, thành phố Hà Nội”.


3

* Mục đích nghiên cứu của đề tài
- Đề xuất một số giải pháp trong công tác quản lý hệ thống hạ tầng kỹ

thuật khu đô thị Đặng Xá, huyện Gia Lâm, thành phố Hà Nội nhằm đảm bảo
đồng bộ, hiệu quả trong đầu tư xây dựng và khai thác sử dụng.
* Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
- Đối tượng nghiên cứu: Công tác quản lý hệ thống hạ tầng kỹ thuật Khu
đô thị Đặng Xá, huyện Gia Lâm, thành phố Hà Nội.
- Phạm vi nghiên cứu: Hệ thống giao thông, san nền, cấp nước, thoát
nước Khu đô thị Đặng Xá, huyện Gia Lâm, thành phố Hà Nội.
- Thời gian nghiên cứu: Tới năm 2020 tầm nhìn đến 2030.
* Phương pháp nghiên cứu:
- Phương pháp điều tra, khảo sát, thu thập tài liệu;
- Phương pháp thống kê, phân tích, tổng hợp;
- Phương pháp so sánh đối chứng;
- Phương pháp kế thừa;
- Phương pháp chuyên gia.
* Ý nghĩa khoa học và thực tiễn của đề tài
- Ý nghĩa khoa học: Đưa ra các giải pháp trên cơ sở khoa học để góp
phần trong việc quản lý tốt, nâng cao hiệu quả công tác quản lý hệ thống hạ
tầng kỹ thuật của các khu đô thị mới.
- Ý nghĩa thực tiễn: Làm tốt công tác quản lý hệ thống hạ tầng kỹ thuật
khu đô thị Đặng Xá, huyện Gia Lâm, thành phố Hà Nội, nhằm xây dựng và
phát triển hạ tầng kỹ thuật khu đô thị đồng bộ, hiện đại và đi trước một bước
là tiền đề vật chất quan trọng để phát triển đô thị và tránh được sự lãng phí
trong đầu tư xây dựng hệ thống hạ tầng kỹ thuật.


4

* Cấu trúc luận văn
Ngoài phần mở đầu, kết luận và kiến nghị, nội dung chính của luận văn
có ba chương:

Chương 1: Thực trạng công tác quản lý hệ thống hạ tầng kỹ thuật khu đô
thị Đặng Xá, huyện Gia Lâm, thành phố Hà Nội.
Chương 2: Cơ sở lý luận và thực tiễn công tác quản lý hệ thống hạ tầng
kỹ thuật khu đô thị Đặng Xá, huyện Gia Lâm, thành phố Hà Nội.
Chương 3: Đề xuất một số giải pháp góp phần quản lý tốt hệ thống hạ
tầng kỹ thuật khu đô thị Đặng Xá, huyện Gia Lâm, thành phố Hà Nội.


THÔNG BÁO
Để xem được phần chính văn của tài liệu này, vui
lòng liên hệ với Trung Tâm Thông tin Thư viện
– Trường Đại học Kiến trúc Hà Nội.
Địa chỉ: T.13 – Nhà H – Trường Đại học Kiến trúc Hà Nội
Đ/c: Km 10 – Nguyễn Trãi – Thanh Xuân Hà Nội.
Email:

TRUNG TÂM THÔNG TIN THƯ VIỆN


91

KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ
I. Kết luận:
1. Quản lý tốt hệ thống HTKT khu đô thị nói chung, các khu đô thị
mới nói riêng là một trong những yêu cầu quan trọng liên quan tới đời sống
của mỗi người dân, đồng thời cũng là vấn đề hết sức cấp bách với chính
quyền đô thị. Trước đây, trong các khu đô thị mới, công tác này không được
chú ý đúng mức, thậm chí bị buông lỏng dẫn đến tình trạng hệ thống HTKT
bị hư hỏng, xuống cấp, gây lãng phí lớn, ảnh hưởng xấu đến mỹ quan đô thị,
gây bức xúc, bất bình trong cộng đồng dân cư.

2. Dự án khu đô thị Đặng Xá, huyện Gia Lâm là một trong các dự án
trọng điểm lớn trên địa bàn Huyện đang trong quá trình xây dựng. Xuất phát
từ yêu cầu cấp thiết của công tác xây dựng và quản lý hệ thống HTKT tại
khu đô thị mới này, nhằm cải thiện tốt hơn điều kiện sống của cư dân trong
khu đô thị, việc nghiên cứu đề xuất tìm các giải pháp quản lý tốt hệ thống
HTKT rất thiết thực cần được nghiên cứu.
2. Quản lý hệ thống HTKT khu đô thị Đặng Xá, huyện Gia Lâm là
công tác mang tính đặc thù, đa ngành, khá phức tạp và có tầm quan trọng đặc
biệt đối với đời sống của nhân dân và sự phát triển kinh tế, văn hóa, chuẩn
mực phân loại cấp bậc đô thị. Dự án khu đô thị Đặng Xá là một trong các dự
án lớn trên địa bàn Huyện đang trong quá trình xây dựng. Xuất phát từ yêu
cầu cấp thiết của công tác xây dựng và quản lý hệ thống HTKT tại khu đô thị
mới này, nhằm cải thiện tốt hơn điều kiện sống của cư dân trong khu đô thị,
việc nghiên cứu đề xuất tìm các giải pháp quản lý tốt hệ thống HTKT rất
thiết thực cần được nghiên cứu.
3. Quản lý hệ thống HTKT hiệu quả phải đảm bảo tính thống nhất và
đồng bộ đối với tất cả các thành phần cấu thành của hệ thống HTKT và phải
đảm bảo tính toàn diện theo quy hoạch được duyệt, đồng thời phải tuân thủ


92

các yêu cầu kỹ thuật như quy chuẩn, quy phạm và tiêu chuẩn áp dụng trong
mọi giai đoạn thực hiện dự án như: lập dự án quy hoạch, thiết kế, thẩm định,
thực hiện thi công xây dựng và quá trình khai thác sử dụng.
4. Trong công tác quản lý hệ thống HTKT, cần thiết phải có sự phối
hợp chặt chẽ của các cơ quan quản lý Nhà nước, các cơ quan chuyên môn, sự
phối hợp và thấu hiểu của các bên tham gia với chính quyền và cộng đồng dân
cư sở tại, tuân thủ nghiêm ngặt các văn bản pháp luật liên quan của Nhà nước
và địa phương, các tiêu chuẩn, quy phạm ngành… đồng thời không thể thiếu

được sự chọn lọc, học hỏi những kinh nghiệm quản lý của các địa phương
trong cả nước và ngoài nước.
5. Để quản lý một cách có hiệu quả hệ thống HTKT khu đô thị Đặng
Xá, huyện Gia Lâm, trong luận văn này, tác giả đề xuất một số giải pháp bao
gồm: (1) Tăng cường quản lý chất lượng xây dựng hệ thống HTKT; (2) Giải
pháp quản lý cốt nền xây dựng cho khu đô thị phù hợp với quy hoạch chi tiết
khu vực; (3) Giải pháp quản lý hệ thống thoát nước thải và nước mưa; (4) Bổ
sung các văn bản pháp luật liên quan đến quản lý và xây dựng hệ thống
HTKT; (5) Đề xuất chính sách thu hút vốn đầu tư xây dựng hệ thống HTKT
đô thị mới trên địa bàn Huyện; (6) Đề xuất thành lập Ban giám sát HTKT khu
đô thị Đặng Xá; (7) Nâng cao năng lực cho lực lượng cán bộ chuyên trách về
quản lý hệ thống HTKT; (8) Nâng cao vai trò của cộng đồng trong quản lý hệ
thống HTKT khu đô thị.
II. Kiến nghị
1. Đối với UBND huyện Gia Lâm:
- Cần phân cấp mạnh mẽ công tác quản lý hệ thống HTKT cho UBND
các xã. Phòng Quản lý Đô thị không đủ cán bộ để quản lý tốt HTKT trên địa
bàn rất rộng của huyện.


93

- Khuyến khích UBND các xã thành lập các ban quản lý, giám sát hệ
thống HTKT trên địa bàn xã khu đô thị. Bên cạnh đó, cần có cơ chế về tài
chính thỏa đáng và đào tạo nâng cao trình độ chuyên môn cho cán bộ làm
công tác quản lý HTKT.
2. Đối với các chủ đầu tư, đơn vị tham gia xây dựng, cải tạo và vận
hành hệ thống HTKT:
Cần nâng cao vai trò, trách nhiệm của mình trong công tác đầu tư, thi
công, quản lý, vận hành và bảo trì hệ thống HTKT đô thị, tuân thủ nghiêm các

quy định hiện hành của pháp luật, đặc biệt, cần tôn trọng ý kiến tham gia, sự
giám sát của cộng đồng dân cư trong tất cả các khâu.
3. Đối với cộng đồng dân cư sống trên khu đô thị:
Cần tích cực tham gia vào tất cả các khâu trong công tác quản lý hệ
thống HTKT, từ khi lập dự án quy hoạch, thi công, vận hành, sửa chữa… Coi
đó vừa là nghĩa vụ vừa là quyền lợi của mình.


TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Bộ Xây dựng (2013), Thông tư số 20/2013/TTLT-BXD-BNV ngày
21/11/2013 hướng dẫn một số nội dung của Nghị định số 11/2013/NĐ-CP ngày
14/01/2013 của Chính phủ về quản lý đầu tư phát triển đô thị.
2. Bộ Xây dựng (2008), Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về quy hoạch
xây dựng QCXDVN 01:2008/BXD.
3. Bộ Xây dựng (2016), Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia các công trình Hạ tầng
kỹ thuật đô thị QCVN 07:2016/BXD.
4. Chính phủ (2005), Quyết định số 80/2005/NĐ-CP ngày 18/4/2005 về ban
hành Quy chế giám sát đầu tư của cộng đồng.
5. Chính phủ (2013), Nghị định số 11/2013/NĐ-CP ngày 14/01/2013 về
quản lý đầu tư phát triển đô thị.
6. Chính phủ (2014), Nghị định số 80/2014/NĐ-CP ngày 06/8/2014 về thoát
nước và xử lý nước thải.
7. Chính phủ (2009), Quyết định số 1929/QĐ-TTg ngày 20/11/2009 của
Thủ tướng chính phủ về việc phê duyệt định hướng phát triển cấp nước đô thị
và khu công nghiệp Việt Nam đến năm 2025 và tầm nhìn đến năm 2050.
8. Chính phủ (2009), Quyết định số 1930/QĐ-TTg ngày 20/11/2009 của
Thủ tướng chính phủ về việc phê duyệt định hướng phát triển thoát nước đô thị
và khu công nghiệp Việt Nam đến năm 2025 và tầm nhìn đến năm 2050.
9. Đồ án Quy hoạch chung xây dựng huyện Gia Lâm, thành phố Hà Nội
được ban hành kèm theo Quyết định số 47/2009/QĐ-UBND ngày 20/01/2009 của

UBND Thành phố Hà Nội.
10. Đồ án Quy hoạch chung xây dựng huyện Gia Lâm, thành phố Hà Nội, tỷ
lệ 1/5000 (2016)
11. Đồ án Quy hoạch phân khu đô thị N11, tỷ lệ 1/5000 được ban hành kèm


theo Quyết định số 5989/QĐ-UBND ngày 04/11/2015 của UBND Thành phố Hà
Nội.
12. Đồ án Quy hoạch chi tiết (tỷ lệ 1/500) khu đô thị mới Đặng Xá, huyện
Gia Lâm được ban hành kèm theo Quyết định số 140/2003/QĐ-UB ngày
29/10/2003.
13. Đồ án Quy hoạch chi tiết (tỷ lệ 1/500) khu đô thị mới Đặng Xá 2, huyện
Gia Lâm được ban hành kèm theo Quyết định số 122/2006/QĐ-UBND ngày
26/7/2006.
14. Huyện ủy Gia Lâm (2010), Chương trình số 10-CTr/HU của Huyện
ủy Gia Lâm về Đẩy mạnh công tác quy hoạch và đầu tư xây dựng cơ sở hạ
tầng giai đoạn 2011-2015”.
15. Huyện ủy Gia Lâm (2015), Chương trình số 11-CTr/HU ngày
22/01/2016 của Huyện ủy Gia Lâm về Đẩy mạnh công tác quy hoạch và xây
dựng kết cấu hạ tầng kỹ thuật khung huyện Gia Lâm giai đoạn 2015 – 2020.
16. Nguyễn Thị Ngọc Dung (2012), Bài giảng Quản lý Hạ tầng kỹ thuật đô
thị. Trường Đại học Kiến Trúc Hà Nội.
17. Nguyễn Tố Lăng (2008), Quản lý đô thị ở các nước đang phát triển,
Trường Đại học Kiến trúc, Hà Nội.
18. Nguyễn Thanh Tùng (2007), Nghiên cứu đề xuất giải pháp quản lý hiệu
quả hệ thống thoát nước khu đô thị mới Linh Đàm nhằm giảm thiểu ô nhiễm môi
trường, Luận văn thạc sỹ Quản lý đô thị, Đại học Kiến trúc Hà Nội.
19. Phạm Trọng Mạnh (2006), Quản lý hạ tầng kỹ thuật, NXB xây dựng, Hà
Nội.
20. UBND TP Hà Nội (2007), Quyết định 55/2007/QĐ-UBND của UBND

TP Hà Nội về việc phân cấp quản lý nhà nước về hạ tầng kỹ thuật đô thị theo Nghị
quyết 08/2006/NQ-HĐND.
21. UBND huyện Gia Lâm, Quyết định số 04/2010/QĐ-UBND ngày


25/10/2010 về quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức
của phòng Quản lý đô thị.
22. UBND huyện Gia Lâm (2015), Báo cáo tổng hợp tình hình kinh tế - xã
hội UBND huyện Gia Lâm
23. Website:
24. Website:
25. Website:
26. Website:
27. Website:
28. Website:



×