Tải bản đầy đủ (.pdf) (136 trang)

LVTS 2005 kiểm tra, kiểm soát theo thẩm quyền cảnh sát biển việt nam

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (832.25 KB, 136 trang )

ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI
KHOA LUẬT

Nguyễn Quốc Khánh

KIỂM TRA, KIỂM SOÁT THEO THẨM QUYỀN
CẢNH SÁT BIỂN VIỆT NAM

Chuyên ngành:
Mã số:

Luật quốc tế
5 –05 – 12

LUẬN VĂN THẠC SĨ LUẬT HỌC

Người hướng dẫn khoa học:
GVC. TS Hoàng Ngọc Giao

HÀ NỘI – 2005


MỤC LỤC
Trang

MỞ ĐẦU
CHƯƠNG 1
QUYỀN VÀ NGHĨA VỤ PHÁT SINH TỪ ĐIỀU ƯỚC QUỐC TẾ
ĐỐI VỚI HOẠT ĐỘNG TUẦN TRA KIỂM SOÁT TRÊN BIỂN
1.1.CÔNG ƯỚC CỦA LIÊN HỢP QUỐC VỀ LUẬT BIỂN NĂM 1982


1.1.1. Nội thuỷ
1.1.2. Lãnh hải
1.1.3. Vùng tiếp giáp lãnh hải
1.1.4. Vùng đặc quyền kinh tế
1.1.5. Thềm lục địa
1.1.6. Biển cả
1.1.7. Quyền truy đuổi
1.1.8. Bảo vệ và giữ gìn môi trường biển
1.1.9. Nghiên cứu khoa học biển
1.2. ĐIỀU ƯỚC QUỐC TẾ SONG PHƯƠNG

1.2.1. Hiệp định vùng nước lịch sử Việt Nam – Campuchia
1.2.2. Hiệp định phâ định ranh giới trên biển giữa Việt Nam – Thái
Lan
1.2.3. Các Hiệp định trong Vịnh Bắc Bộ giữa Việt Nam – Trung Quốc
CHƯƠNG 2
PHÁP LUẬT VIỆT NAM VỀ KIỂM SOÁT TRÊN BIỂN
2.1. CHẾ ĐỘ PHÁP LÝ TRÊN CÁC VÙNG BIỂN

2.1.1. Nội thuỷ
2.1.2. Lãnh hải
2.1.3. Tiếp giáp lãnh hải
2.1.4. Đặc quyền kinh tế
2.1.5. Thềm lục địa
2.2. CÁC QUY ĐỊNH VỀ KIỂM SOÁT TRÊN CÁC VÙNG BIỂN


2.2.1. Kiểm soát trong nội thuỷ
2.2.2. Kiểm soát trong lãnh hải
2.2.3. Kiểm soát trong vùng tiếp giáp lãnh hải

2.2.4. Kiểm soát trong vùng đặc quyền kinh tế và thềm lục địa
CHƯƠNG 3
HOẠT ĐỘNG CỦA CẢNH SÁT BIỂN VIỆT NAM VÀ THỰC TRẠNG TÌNH
HÌNH TUẦN TRA, KIỂM SOÁT TRÊN BIỂN
3.1. TỔ CHỨC KIỂM TRA, KIỂM SOÁT TRÊN BIỂN

3.1.1. Nhiệm vụ của các lực lượng kiểm tra, kiểm soát trên biển
3.1.2. Các lực lượng kiểm soát trên biển
3.2. TỔ CHỨC VÀ HOẠT ĐỘNG CỦA CẢNH SÁT BIỂN VIỆT NAM

3.2.1. Nguyên tắc tổ chức và hoạt động
3.2.2. Hệ thống tổ chức của lực lượng Cảnh sát biển
3.2.3. Nhiệm vụ của lực lượng Cảnh sát biển
3.2.4. Thẩm quyền của Lực lượng Cảnh sát biển
3.3. THỰC TRẠNG TÌNH HÌNH KIỂM TRA, KIỂM SOÁT
TRÊN BIỂN VÀ KIẾN NGHỊ

3.3.1. Thực trạng tình hình kiểm tra, kiểm soát trên biển
3.3.2. Kiến nghị


MỞ ĐẦU
1. TÍNH CẤP THIẾT CỦA ĐỀ TÀI

Công ƣớc của Liên Hợp quốc về Luật biển năm 1982 là bản hiến pháp về
biển của cộng đồng quốc tế, là cơ sở pháp lý xác định chủ quyền, quyền chủ
quyền, và quyền tài phán của quốc gia ven biển, hình thành quy chế pháp lý trên
các vùng biển nội thuỷ, lãnh hải, tiếp giáp lãnh hải, đặc quyền kinh tế và thềm
lục địa. So với Công ƣớc 1958 về luật biển thì Công ƣớc của Liên hợp quốc về
luật biển năm 1982 đã mở ra khung pháp lý rộng hơn, các quyền năng pháp lý

của quốc gia ven biển đƣợc bổ sung thêm. Vì vậy, thẩm quyền và nội dung kiểm
soát trên các vùng biển cũng đƣợc mở rộng và tăng thêm. Cùng với điều này,
các tranh chấp về biên giới về phân định các vùng biển, những vấn đề bức thiết
về hoạt động giao thông hàng hải, tìm kiếm thăm dò và khai thác tài nguyên
thiên nhiên, bảo vệ môi trƣờng biển, tìm kiếm cứu nạn ....cũng ngày càng tăng
thêm và trở nên phức tạp hơn.
Cùng với hàng loạt các văn bản pháp lý của Việt Nam về quản lý và bảo
vệ chủ quyền, giữ gìn an ninh trên biển và việc ký kết, phê chuẩn Công ƣớc về
Luật biển của Liên Hợp quốc năm 1982, đặt ra vấn đề tăng cƣờng kiểm tra, kiểm
soát hơn nữa không chỉ nhằm bảo vệ chủ quyền, quyền chủ quyền và quyền tài
phán của Việt Nam, mà còn bảo đảm thực hiện nghiêm túc các quy định của
pháp luật Việt Nam và điều ƣớc quốc tế mà Việt Nam đã kí kết hoặc gia nhập.
Từ nhƣng ngày đầu, Hải quân, đƣợc thành lập với nhiệm vụ chiến đấu bảo
vệ chủ quyền biển đảo, Biên phòng chủ yếu bảo đảm an ninh trật tự và bảo vệ
chủ quyền biên giới hải đảo. Nhƣ vậy so với các quy định của Công ƣớc luật
biển 1982, Việt Nam cần phải ây dựng lực lƣợng chuyên trách của Nhà nƣớc
nhằm quản lý an ninh trật tự và bảo đảm thi hành pháp luật VN và Các điều ƣớc
quốc tế mà VN gia nhập bhoặc ký kết.
Trong những năm qua, công tác bảo vệ và quản lý vùng biển có nhiều kết
quả, ngày càng vững chắc và từng bƣớc khẳng định chủ quyền. Tuy nhiên, cũng
còn bộc lộ nhiều yếu kém và bất cập cần khắc phục, Ban chỉ đạo Biển Đông và
hải đảo đánh giá:
" Các lực lượng, các ngành bảo vệ an ninh trật tự trên biển trong thời gian
qua hoạt động trong điều kiện khó khăn về khách quan cũng như chủ quan. Tuy
tạm thời môi trường an ninh trật tự trên biển tương đối ổn định nhưng thực tế
tình hình mặt biển vẫn hết sức phức tạp và chứa đựng nhiều nguy cơ. Tài
nguyên sinh vật trong vùng nội thuỷ lãnh hải bị khai thác bừa bãi ngày càng cạn
kiệt; vùng biển và ngoài khơi, tàu nước ngoài hoạt động chưa kiểm soát được;
buôn lậu đường biển đang ở tình trạng nghiêm trọng; an toàn môi sinh ở mức
báo động; vành đai hải đảo, phòng thủ ven biển còn lỏng lẻo, đối phương có thể

1


lợi dụng sơ hở để thâm nhập."
Với xu thế chung của thế giới "Tiến ra biển" và quan điểm phát triển kinh
tế biển đi đôi với bảo vệ an ninh quốc phòng trên biển của Đảng ta. Hơn nữa,
Biển Đông cũng là biển có nhiều tranh chấp giữa các nƣớc trong khu vực đặt ra
nhu cầu cần phải xây dựng lực lƣợng chuyên trách nhằm giải quyết các vấn đề
trƣớc mắt và cụ thể một cách mềm dẻo, đồng thời bảo vệ tính mạng, tài sản của
tổ chức cá nhân hoạt động trên các vùng biển VN.
Xuất phát từ cơ sở lý luận và thực tiễn cơ bản nêu trên, để tăng cƣờng hiệu
lực quản lý Nhà nƣớc trong việc bảo vệ chủ quyền, quyền chủ quyền và quyền
tài phán quốc gia trên các vùng biển và thềm lục địa Việt Nam; học tập mô hình
Cảnh sát biển Thụy điển, Canađa và Mỹ, Lực lƣợng Cảnh sát biển Việt Nam
đƣợc thành lập vào ngày 01 tháng 09 năm 1998.
Cảnh sát biển là lực lƣợng duy nhất có chức năng và nhiệm vụ quản lý an
ninh trật tự và bảo đảm thi hành pháp luật việt Nam và các điều ƣớc quốc tế mà
Việt Nam kí kết hoặc gia nhập trên các vùng biển và thềm lục địa của nƣớc
Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam.
Việc phân công trách nhiệm và tổ chức phối hợp giữa Cảnh sát biển với các
lực lƣợng kiểm tra, kiểm soát khác trên biển đóng vai trò quan trọng trong thực
hiện các mục tiêu trên biển do Chính phủ quy định.
2. PHẠM VI NGHIÊN CỨU CỦA ĐỀ TÀI:

Tập trung nghiên cứu các quy định của Điều ƣớc quốc tế, Pháp luật Việt
Nam cho phép Cảnh sát biển thực hiện các quyền hạn kỉêm tra, kiểm soát trên
biển. Khi nghiên cứu các điều ƣớc quốc tế, trọng tâm là Công ƣớc luật biển
1982 và các điều ƣớc quốc tế song phƣơng mà Việt Nam ký kết. Nghiên cứu và
làm ro chức năng, nhiệm vụ và quền hạn và thẩm quyền của lực lƣợng Cảnh sát
biển Việt Nam.

3. NHIỆM VỤ CỦA LUẬN VĂN:

Trên cơ sở các quy định của điều ƣớc quốc tế, các quy định của pháp luật
Việt Nam về quỳên kiểm soát trên biển trong mối quan hệ tƣơng quan so sánh
tìm ra nhƣng bất cập, nhƣng quy định chƣa thống nhất.
Tìm ra nhƣng quy định về chức năng, thẩm quyền, các chế tài ... còn có
tính thiếu đồng bộ, thống nhất, chồng chéo hay còn thiếu các quy định điều
chỉnh các hành vi vi phạm phạm pháp luật.
So sánh đối chiếu tìm ra nhƣng bất cập giƣa các quy định của pháp luật và
thực trạng tình hình kiểm tra kiểm soát trên biển trong thời gian qua.
Từ đó, kiến nghị, đề uất nhằm khác phục nhƣng vấn đề đó.
4. PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU:

Trong quá trình nghiên cứu luận văn này, tác giả sử dụng chủ yếu các
phƣơng pháp so sánh, phân tích kết hợp chứng minh, phƣơng pháp đối chiếu
thống kê.

2


Chương 1
Quyền và Nghĩa vụ phát sinh từ điều ước quốc tế đối với
hoạt động tuần tra, kiểm soát
1.1.Công ước của liên hợp quốc về luật biển năm 1982
1.1.1. Nội thuỷ
Vùng nƣớc phía trong đƣờng cơ sở dùng để tính chiều rộng lãnh hải là nội
thuỷ, (điều 8 Công ƣớc luật biển, 1982) là vùng nƣớc tiếp liền với lãnh thổ, một
bộ phận của lãnh thổ quốc gia ven biển đƣợc pháp luật và tập quán quốc tế thừa
nhận nó có chế độ pháp lý nhƣ trên đất liền.
Điều 2 của Công ƣớc luật biển 1982 quy định: “ chủ quyền quốc gia ven

biển được mở rộng ra ngoài lãnh thổ và nội thuỷ của mình, ...” điều này có
nghĩa Công ƣớc đã thừa nhận chủ quyền đƣơng nhiên của quốc gia ven biển
trong nội thuỷ.
Chủ quyền quốc gia ven biển đƣợc thể hiện trong thiết lập hệ thống chính
trị, chế độ kinh tế hay hệ thống pháp luật ... trong đó quốc gia ven biển có chủ
quyền hoàn toàn, triệt để và đầy đủ, cả về quyền lập pháp, hành pháp và tƣ
pháp. Mọi hành vi vi phạm trên các lĩnh vực về an ninh chủ quyền, thuế khoá,
hải quan, khai thác tài nguyên thiên nhiên, ....đều phải chịu trách nhiệm hành
chính, hình sự hay dân sự, do các cơ quan bảo vệ pháp luật của quốc gia ven
biển thực hiện.
Theo khoản 2 điều 25 Công ƣớc luật biển 1982. “đối với tàu thuyền đi vào
vùng nội thuỷ hay vào một công trình cảng ở bên ngoài vùng nội thuỷ đó, quốc
gia ven biển cũng có quyền thi hành những biện pháp cần thiết để ngăn ngừa
mọi sự vi phạm đối với các điều kiện mà tàu thuyền này buộc phải tuân theo để
được vào nội thuỷ hay vào công trình cảng nói trên.”
Nhƣ vậy, các lực lƣợng kiểm soát của quốc gia ven biển có thể tiến hành
kiểm tra bất cứ con tàu nào, khi phát hiện các dấu hiệu vi phạm pháp luật của
3


quốc gia đó và áp dụng các biện pháp cần thiết để ngăn ngừa mọi vi phạm có
thể xẩy ra.
Ngoại trừ quyền đi qua vô hại đƣợc thực hiện trƣớc khi vùng nƣớc nội
thuỷ của quốc gia ven biển đƣợc thiết lập. Theo điều 8 của Công ƣớc luật biển,
1982 “ Khi một đường cơ sở thẳng được vạch ra theo đúng phương pháp được
nói tại điều 7 gộp vào nội thuỷ, các vùng nước trước đó chưa được coi là nội
thuỷ, thì quyền đi qua không gây hại nói trong Công ước vẫn được áp dụng ở
các vùng nước đó. “
Tuy nhiên, vẫn có sự khác biệt giữa chủ quyền trong nội thuỷ và chủ quyền
trên lãnh thổ đất liền, vì quốc gia ven biển thực hiện quyền lực của mình trên

nội thuỷ không phải đối với cá nhân mà là đối với tàu thuyền - Cộng đồng có tổ
chức và đáp ứng những quy tắc riêng biệt.
Sự khác biệt giữa chủ quyền trong nội thuỷ và chủ quyền trên lãnh thổ đất
liền ở đây xuất phát từ các quy định của pháp luật quốc tế và tập quán quốc tế
thừa nhận quốc gia ven biển có chủ quyền trong nội thuỷ mà không có một quy
định cụ thể nào về quyền lực và giới hạn quyền lực của quốc gia ven biển. Điều
này cũng có thể dẫn tới hình thành các quy tắc riêng biệt, do pháp luật của mỗi
quốc gia có quy tắc ứng xử đối với từng loại phƣơng tiện, tàu thuyền khác nhau
trong điều kiện mỗi một con tàu đều có mối liên hệ dàng buộc nhất định với
Nhà nƣớc mà nó mang cờ.
Ví dụ: Hệ thống pháp luật Pháp, thẩm quyền tài phán hình sự trƣớc tiên
thuộc quốc gia tàu mang cờ; hệ thống pháp luật Anh – Quốc gia ven biển từ bỏ
thẩm quyền tài phán hình sự đối với tàu thuyền nƣớc ngoài [1, tr 40].
Điều này lƣu ý các quốc gia, khi đƣa ra các quy định và hoạt động kiểm
soát của tàu thuyền nƣớc ngoài cần chú ý đến quyền đi qua không gây hại đã
tồn tại trƣớc khi có đƣờng cơ sở; xây dựng quy tắc ứng xử riêng biệt đối với tàu
buôn, tàu chiến hay tàu Nhà nƣớc dùng vào mục đích công vụ.
4


1.1.2/ Lãnh hải
Lãnh hải là vùng nƣớc nằm phía ngoài đƣờng cơ sở, ranh giới ngoài của
lãnh hải hợp với đƣờng cơ sở tạo thành một vùng biển rộng nhất là mƣời hai hải
lý. Tại đây quốc gia ven biển có chủ quyền hoàn toàn và đầy đủ. Theo quy định
tại điều 2 Công ƣớc luật biển, 1982 quy định:
“ Chủ quyền quốc gia ven biển được mở rộng ra ngoài lãnh thổ và nội thuỷ
của mình và trong trường hợp một quốc gia quần đảo, ra ngoài vùng nước quần
đảo, đến một vùng nước tiếp liền gọi là lãnh hải. “
Nhƣ vậy, trong lãnh hải, quốc gia ven biển có quyền kiểm soát nhƣ trong
nội thuỷ và đất liền. Tuy nhiên, trong một số trƣờng hợp quyền kiểm soát của

quốc gia ven biển bị hạn chế và chi phối bởi các quy định của Công ƣớc.: “Chủ
quyền quốc gia trong vùng lãnh hải được thực hiện trong những điều kiện do
các quy định của Công ước này quy định và các quy tắc khác của pháp luật
quốc tế trù định.” (điều 2 của Công ƣớc luật biển, 1982). Điều này cho thấy,
lãnh hải hoàn toàn không phải là lãnh thổ của quốc gia ven biển theo nghĩa tuyệt
đối. Quyền lực của quốc gia ven biển đƣợc thực hiện trong các trƣờng hợp sau:
1.1.2.1. Kiểm soát việc đi qua vô hại trong lãnh hải của tàu thuyền
nước ngoài
* Đi qua
Theo quy định của điều 18, Công ƣớc luật biển, 1982 nghĩa của Nghĩa của
đi qua:
1. Là đi ở trong lãnh hải, nhằm mục đích:
a/ Đi ngang qua nhƣng không đậu trong một vũng tàu một công trình cảng
ở bên ngoài nội thủy; hoặc
b/ Đi vào hoặc rời khỏi nội thuỷ, hoặc đậu lại hay rời khỏi một vũng tàu
hay một công trình cảng trong nội thuỷ.
2/ Việc đi qua phải liên tục và nhanh chóng, tuy nhiên, việc đi qua bao gồm
5


cảc việc dừng lại và thả neo, nhƣng chỉ trong các trƣờng hợp gặp phải những sự
cố thông thƣờng về hàng hải hoặc vì một trƣờng hợp bất khả kháng hay mắc nạn
hoặc vì mục đích cứu giúp ngƣời, tàu thuyền hay phƣơng tiện bay đang lâm
nguy hoặc mắc nạn.
* Đi qua không gây hại:
Điều 19 Công ƣớc, 1982 quy định “việc đi qua không gây hại, chừng nào
nó không làm phƣơng hại đến hoà bình, trật tự hay an ninh của quốc gia ven
biển”.
a) Kiểm soát các hành vi vi phạm của tàu thuyền nước ngoài gây hại trong
lãnh hải

Khoản 2 điều 19 Công ƣớc cho phép quốc gia ven biển có thể kiểm tra và
áp dụng các biện pháp trừng trị theo quy định của pháp luật mình đã định ra phù
hợp với Công ƣớc và tập quán quốc tế, khi tàu thuyền nƣớc ngoài thực hiện
quyền đi qua không gây hại có một trong những hành vi vi phạm đến hoà bình,
trật tự hay an ninh của quốc gia ven biển sau:
Đe doạ hoặc dùng vũ lực chống lại chủ quyền, toàn vẹn lãnh thổ hoặc độc
lập chính thị của quốc gia ven biển hay dùng mọi cách khác trái với các nguyên
tắc của pháp luật quốc tế đã đƣợc nêu trong Hiến chƣơng Liên hợp quốc;
Luyện tập hoặc diễn tập với bất kỳ kiểu loại vũ khí nào;
Thu thập tình báo gây thiệt hại cho quốc phòng hay an ninh của quốc gia
ven biển;
Tuyên truyền nhằm làm phƣơng hại đến quốc phòng hay an ninh của quốc
gia ven biển;
Phóng đi, tiếp nhận hay xếp lên tàu các phƣơng tiện bay;
Phóng đi, tiếp nhận hay xếp lên tàu các phƣơng tiện quân sự;
Xếp hoặc dỡ hàng hoá, tiền bạc hay đƣa ngƣời lên xuống tàu trái với quy
định về hải quan, thuế, y tế hoặc nhập cƣ của quốc gia ven biển;
6


Gây ô nhiễm cố ý và nghiêm trọng,
Đánh bắt hải sản;
Nghiên cứu hay đo đạc;
Làm rối loạn mọi hệ thống giao thông liên lạc hoặc mọi thiết bị hay công
trình khác của quốc gia ven biển;
Mọi hoạt động khác không liên quan trực tiếp đến việc đi qua không gây hại.
Để bảo vệ chủ quyền, bảo đảm an ninh trật tự, an toàn và việc thực thi pháp
luật quốc gia và pháp luật quốc tế, quốc gia ven biển có các quyền kiểm soát cần
thiết đối với mọi hoạt động của tàu thuyền đi qua vô hại.
Quyền bảo vệ của quốc gia ven biển: Điều 25 Công ƣớc luật biển 1982 “

Quốc gia ven biển có thể thi hành các biện pháp cần thiết trong lãnh hải của
mình để ngăn cản mọi việc đi qua có gây hại.”
Mọi biện pháp ở đây có thể là việc áp dụng các chế tài hình sự, hành chính
hay dân sự, hoặc các biện pháp khác phù hợp với pháp luật quốc tế của quốc gia
ven biển buộc tàu thuyền nƣớc ngoài phải gánh chịu khi đi qua có gây hại.
Tuy nhiên, mức độ của các biện pháp đƣợc áp dụng cho các hành vi đi qua
có gây hại nhƣ thế nào ? Công ƣớc không có quy định rõ ràng, cụ thể. Các biện
pháp này gần nhƣ phụ thuộc pháp luật của mỗi quốc gia. Điều này cần phải có
sự thoả thuận chung trong phạm vi khu vực hay quốc tế.
Mọi biện pháp mà quốc gia có thể thi hành để trừng trị việc đi qua có gây
hại có bao hàm việc sử dụng vũ lực theo cơ chế phòng vệ chính đáng hay không
? cơ chế phòng vệ chính đáng có thể hiểu rằng: Khi có một hành vi sử dụng vũ
lực của tàu thuyền nƣớc ngoài vi phạm pháp luật quốc gia và các quy định của
luật quốc tế thì các lực lƣợng kiểm soát trên biển của quốc gia ven biển đƣợc
phép sử dụng một hành vi dùng vũ lực tƣơng ứng để phòng vệ. Hơn nữa, các lực
lƣợng kiểm soát có đƣợc áp dụng các biện pháp quân sự để trừng trị một con tàu
vi phạm pháp luật quốc gia ven biển đó đặt ra không? đối với trƣờng hợp nào?.
7


Để thực hiện quyền này, trƣớc hết quốc gia ven biển thiết lập các lực lƣợng
kiểm soát đủ mạnh để bảo vệ toàn vẹn chủ quyền quốc gia phòng và chống các
hành vi xâm phạm toàn vẹn lãnh thổ, xâm phạm chế độ chính trị, an ninh quốc
phòng.... và bảo đảm thực thi pháp luật quốc gia và pháp luật quốc tế trên biển.
Ví dụ: Các biện pháp đƣợc Công ƣớc trù định, cho phép các quốc gia ven
biển áp dụng các biện pháp dẫn đến hạn chế quyền đi qua không gây hại của tàu
thuyền nƣớc ngoài tại điều 21, điều 22 của Công ƣớc, ..... Khoản 3 điều 25 Công
ƣớc 1982 quy định “ Nhà nước ven biển có thể tạm thời đình chỉ việc thực hiện
quyền đi qua không gây hại của tàu thuyền nước ngoài tại các khu vực nhất định
trong lãnh hải của mình, nếu biện pháp này là cần thiết để bảo vệ an ninh của

mình, kể cả để thử vũ khí, nhưng không được phân biệt đối xử về mặt pháp lý
hay thực tế giữa các tàu thuyền nước ngoài”
Hoạt động tuần tra, kiểm soát và giám sát việc đi qua không gây hại trong
khu vực tạm đình chỉ đƣợc nhằm vào tất cả các tàu thuyền của các quốc gia.
Điều này không có nghĩa, quốc gia ven biển tự ý tuỳ tiện đƣa ra các quy định vô
cớ để làm cản trở quyền đi qua vô hại của tàu thuyền nƣớc ngoài.
Nghĩa vụ của quốc gia ven biển
Điều 24 Công ƣớc luật biển, 1982. “Quốc gia ven biển không được cản trở
quyền đi qua không gây hại của các tàu thuyền nước ngoài trong lãnh hải, ngoài
những trường hợp đã trù định”.
Các quốc gia ven biển, trong các quy định của mình và khi các lực lƣợng
có thẩm quyền của Nhà nƣớc làm nhiệm vụ tuần tra, kiểm tra, kiểm soát trên
biển phải tuân thủ các quy định của Công ƣớc. Những quy định và biện pháp áp
dụng trái với những quy định của Công ƣớc đã trù định là hành vi cản trở quyền
đi qua không gây hại của tàu thuyền nƣớc ngoài.
b) Kiểm soát việc đi qua vô hại của tàu ngầm và phương tiện ngầm
Công ƣớc cho phép quốc gia ven biển có thể định ra các luật lệ nhằm bảo
đảm an ninh và bảo đảm an toàn hàng hải đối với tàu ngầm các phƣơng tiện đi
8


ngầm, theo đúng quy định của điều 20 Công ƣớc luật biển, 1982:
“ Trong lãnh hải, tàu ngầm phương tiện ngầm khác, buộc phải đi nổi và
treo cờ quốc tịch.”
c) Kiểm soát tàu có động cơ chạy bằng năng lượng hạt nhân và Đối với
các tàu xi-téec, hay tàu chuyên chở các chất phóng xạ hay các chất vốn
nguy hiểm độc hại
Theo quy định của điều 23 Công ƣớc, đối với các loại tàu thuyền này, theo
điều buộc phải mang đầy đủ các loại tài liệu và áp dụng các biện pháp phòng
ngừa đặc biệt theo quy định của điều ƣớc quốc tế đối với loại tàu thuyền này.

Các tàu thuyền này, có thể chỉ đƣợc đi theo một tuyến nhất định để thuận
lợi cho việc kiểm soát của quốc gia ven biển (điều 22 Công ƣớc luật biển).
Trên cơ sở quy định các luồng tuyến và phân chia luồng gia thông, ngoài
việc tổ chức các lực lƣợng kiểm soát trực tiếp trên biển, theo dõi giám sát hoạt
động đi qua vô hại của tàu thuyền nƣớc ngoài nói trên phải đi đúng luồng, tuyến
do mình đặt ra.
d) Kiểm soát việc chấp hành các quy định của quốc gia ven biển liên
quan đến quyền đi qua vô hại
Quốc gia ven biển có thể ban hành các luật liên quan đến việc đi qua không
gây hại và tiến hành kiểm soát việc chấp hành các quy định đó đối với tàu
thuyền nƣớc ngoài khi đi qua vô hại về các vấn đề sau: (điều 21 Công ƣớc luật biển
1982).
An toàn hàng hải và điều phối giao thông đƣờng biển;
Bảo vệ các thiết bị và các hệ thống bảo đảm hàng hải và các thiết bị hay
công trình khác;
Bảo vệ các đƣờng dây cáp và ống dẫn;
Bảo tồn tài nguyên sinh vật;
Ngăn ngừa những hành vi vi phạm các luật và quy định của quốc gia ven
biển liên quan đến việc đánh bắt;
Gĩƣ gìn môi trƣờng biển, ngăn ngừa, hạn chế và chế ngự ô nhiễm môi
trƣờng biển;
9


Nghiên cứu khoa học biển và thuỷ văn;
Ngăn ngừa sự vi phạm các quy định về hải quan, thuế, hay nhập cƣ của
quốc gia ven biển.
1.1.2.2. Quyền kiểm soát đặc thù trong lãnh hải
a) Quyền tài phán hình sự trên một con tàu nước ngoài:
Các quy định đƣợc trình bày dƣới đây áp dụng cho các tàu không phải là

tàu chiến hoặc tàu Nhà nƣớc không dùng vào mục đích thƣơng mại (tàu công vụ).
Theo điều 27 Công ƣớc luật biển, 1982 quy định:
“Quốc gia ven biển không được thực hiện quyền tài phán hình sự trên một
con tàu nước ngoài đi qua lãnh hải để đi tiến hành bắt giữ hay tiến hành việc
dự thẩm một vụ vi phạm hình sự xẩy ra trên con tàu trong khi nó đi qua lãnh
hải”
Tuy nhiên, lực lƣợng tuần tra kiểm soát của quốc gia ven biển có thể tiến
hành kiểm tra cụ thể một con tàu nƣớc ngoài nhằm thực hiện quyền tài phán
hình sự của quốc gia ven biển khi phát hiện các hành vi vi phạm trong các
trƣờng hợp sau:
* Khi phát hiện một trong những hành vi vi phạm hình sự trên một con tàu
nƣớc ngoài:
- Nếu hậu quả của vụ vi phạm đó mở rộng đến quốc gia ven biển
- Nếu vụ vi phạm có tính chất phá hoại hoà bình của đất nƣớc hay trật tự
trong lãnh hải
- Nếu thuyền trƣởng hay một viên chức ngoại giao hoặc một viên chức
lãnh sự của quốc gia mà tàu mang cờ yêu cầu sự giúp đỡ của các nhà đƣơng cục
địa phƣơng; hoặc
- Nếu các biện pháp này là cần thiết để trấn áp việc buôn lậu chất ma tuý
hay các chất kích thích.
- Theo quy định khoản 2 điều 27 Công ƣớc luật biển, 1982 lực lƣợng tuần
10


tra, kiểm soát của quốc gia ven biển có thể bắt giữ hoặc tiến hành dự thẩm ở
trên một con tàu nƣớc ngoài theo luật pháp của nƣớc mình đi qua lãnh hải, sau
khi rời khỏi nội thuỷ.
* Chú ý: theo quy định của khoản 5 điều 27 Công ƣớc luật biển 1982,
ngoại trừ quốc gia ven biển thực hiện các biện pháp quy định tại Phần V Vùng
đặc quyền kinh tế và Phần XII Bảo vệ môi trƣờng biển của Công ƣớc, 1982.

Quốc gia ven biển không đƣợc thực hiện một biện pháp nào ở trên một con tàu
nƣớc ngoài khi một vụ vi phạm xảy ra trƣớc khi tàu đi vào lãnh hải, hoặc tàu chỉ
đi qua lãnh hải mà không đi vào nội thuỷ.
Các lực lƣợng kiểm tra, kiểm soát trên biển khi tiến hành kiểm soát bắt giữ
một con tàu cần cân nhắc kỹ lƣỡng đến lợi ích hàng hải (khoản 4 điều 27 Công
ƣớc). Sự cân nhắc giữa sự cần thiết của việc thực hiện quyền tài phán hình sự
với một ngƣời với giá trị kinh tế mà con tàu đang phải thực hiện.
b) Quyền tài phán dân sự trong lãnh hải của quốc gia ven biển:
Các quy định đƣợc trình bày dƣới đây áp dụng cho các tàu không phải là
tàu chiến hoặc tàu Nhà nƣớc không dùng vào mục đích thƣơng mại (tàu công vụ).
* Theo quy định điều 28 Công ƣớc về luật biển, 1982: “Quyền tài phán dân
sự đối với tàu nƣớc ngoài”
“ Quốc gia ven biển không được bắt một con tàu nước ngoài đang đi qua
lãnh hải phải dừng lại hay thay đổi hành trình của nó để thực hiện quyền tài
phán dân sự của mình đối với một người ở trên con tàu đó.”
Điều này đồng nghĩa với việc các lực lƣợng kiểm soát trên biển không
đƣợc kiểm tra cụ thể một con tàu đang thực hiện quyền đi qua không gây hại để
buộc một ngƣời nào đó trên con tàu đó thực hiện nghĩa vụ dân sự.
* Cũng theo điều này, quốc gia ven biển có thể áp dụng quyền tài phán dân
sự đối với tàu thuyền nƣớc ngoài trong các trƣờng hợp sau:
- Tàu thuyền nƣớc ngoài đã vi phạm những nghĩa vụ đã cam kết hay các
11


trách nhiệm mà con tàu phải đảm nhận trong khi đi qua hoặc để đƣợc đi qua
vùng biển của quốc gia ven biển.
Các lực lƣợng kiểm soát trên biển thực hiện thẩm quyền của mình kiểm tra
một con tàu cụ thể nếu có sự vi phạm nghĩa vụ đã cam kết hay các trách nhiệm
con tàu đó phải đảm nhận. Nhƣ các vi phạm về phòng, chống ô nhiễm môi
trƣờng, vi phạm quy tắc tránh va để gây ra hậu quả đến mức phải bồi thƣờng ....

- Quốc gia ven biển vẫn có thể áp dụng biện pháp trừng phạt hay bảo đảm
về mặt dân sự do luật trong nƣớc của quốc gia này quy định đối với tàu nƣớc
ngoài đang đậu hay đang đi qua lãnh hải, sau khi rời nội thuỷ( khoản 3 điều 28
Công ƣớc luật biển).
c) Quyền kiểm soát của quốc gia ven biển đối với tàu chiến và tàu
không quân sự không dùng vào mục đích thương mại.
Tàu chiến theo quy định của Công ƣớc là:
“Mọi tàu thuyền thuộc lực lượng vũ trang của một quốc gia và mang dấu
hiệu bên ngoài đặc trưng của các tàu thuyền quân sự thuộc quốc tịch nước đó;
do một sỹ quan Hải quân phục vụ quốc gia đó chỉ huy, người chỉ huy này có tên
trong danh sách các sĩ quan hay trong một tài liệu tương đương; và đoàn thuỷ
thủ phải tuân theo các điều lệnh kỷ luật quân sự.”
- Theo quy định của điều 30 Công ƣớc, khi tàu chiến của nƣớc ngoài
không tôn trọng các luật và quy định của quốc gia ven biển có liên quan đến
việc đi qua không gây hại, thì quốc gia ven biển đòi chiếc tàu đó rời khỏi lãnh
hải ngay lập tức.
Công ƣớc không quy định rõ: Đòi chiếc tàu đó rời khỏi lãnh hải ngay lập
tức bằng biện pháp nào? và hình thức nào? quân sự, hay ngoại giao? Theo quy
định của Việt Nam, Nghị định 30/CP quy chế hoạt động của tàu thuyền nƣớc
ngoài. Các lực lƣợng tuần tra, kiểm soát trên biển có thể dùng biện pháp quân
sự đối với các tàu thuyền phạm pháp không tuân theo mệnh lệnh, hoặc cố ý
12


chống lại mệnh lệnh bằng vũ lực.
Công ƣớc không có quy định cho phép quốc gia ven biển thực hiện các
biện pháp trừng trị đối với Tàu Nhà nƣớc không dùng vào mục đích thƣơng
mại, không tôn trọng các luật và quy định liên quan đến thực hiện quyền đi qua
không gây hại của quốc gia ven biển.
Theo tinh thần của Công ƣớc tại tiểu mục B và tiểu mục C phần II: Đối với

tàu Nhà nƣớc không dùng vào mục đích thƣơng mại và tàu chiến nƣớc ngoài,
đƣợc miễn trừ về thẩm quyền tài phán hình sự, nhƣng không đƣợc hƣởng quyền
miễn trừ pháp lý. Tàu thuyền quân sự nƣớc ngoài nhƣ tất cả các tàu thuyền khác
phải tôn trọng luật lệ của quốc gia ven biển liên quan đến quyền đi qua không
gây hại.
Các hành vi gây thiệt hại cho quốc gia ven biển do một tàu chiến hay tàu
Nhà nƣớc không dùng vào mục đích thƣơng mại, liên quan đến việc đi qua
không gây hại, thì quốc gia tàu mang cờ sẽ phải chịu trách nhiệm quốc tế về
mọi tổn thất và thiệt hại đó (điều 31 Công ƣớc luật biển 1982).
Chú ý: Việc kiểm soát đối với tàu chiến và tàu Nhà nƣớc dùng vào mục
đích không thƣơng mại của các lực lƣợng kiểm tra kiểm soát trên biển phải hết
sức cẩn thận do có quyền miễn trừ có tính chất chủ quyền quốc gia của loại tàu
này.
1.1.3. Vùng tiếp giáp
Vùng tiếp giáp là vùng biển tiếp liền với lãnh hải có chiều rộng là 12 hải lý
tính từ ranh giới ngoài của lãnh hải, không quá 24 hải lý tính từ đƣờng cơ sở. Là
vùng biển có chế độ pháp lý đặc quyền về tài nguyên nhƣng lại có quyền chủ
quyền về một số lĩnh vực cụ thể, vì vậy trong vùng tiếp giáp quốc gia ven biển
có thể thi hành quyền kiểm soát khi xét thấy cần thiết.
Việc quy định vùng tiếp giáp lãnh hải nhằm thực hiện quyền cảnh sát về
hải quan, y tế, nhập cƣ của quốc gia ven biển mà không vì mục đích kinh tế nên
vùng này thƣờng đƣợc gọi là vùng cảnh sát.
13


Kế thừa các quy định của Công ƣớc Giơnevơ năm 1958 về lãnh hải và
vùng tiếp giáp lãnh hải, điều 33 Công ƣớc luật biển 1982 quy định: “ Trong một
vùng tiếp giáp với lãnh hải của mình, gọi là vùng tiếp giáp, quốc gia ven biển
có thể thi hành sự kiểm soát cần thiết nhằm: a/ Ngăn ngừa những vi phạm đối
với các luật và quy định hải quan, thuế khoá, y tế, hay nhập cử trên lãnh thổ

hay trong lãnh hải; b/ Trừng trị những vi phạm đối với các luật và quy định nói
trên xẩy ra trên lãnh thổ hay trong lãnh hải của mình .”
Trong vùng tiếp giáp lãnh hải, các lực lƣợng kiểm soát của quốc gia ven
biển áp dụng các biện pháp cần thiết nhằm ngăn chặn và trừng trị các hành vi vi
phạm về hải quan, thuế, nhập cƣ hay y tế của tàu thuyền nƣớc ngoài đã vi phạm
trong lãnh hải hay nội thuỷ.
Đối với tàu nƣớc ngoài, các thuỷ thủ đoàn trên tàu có hành vi vi phạm luật
hải quan ( buôn lậu) của quốc gia ven biển đi từ lãnh hải của quốc gia đó và bị
phát hiện trong vùng tiếp giáp lãnh hải có bị trừng trị theo các hình phạt của
pháp luật hình sự nƣớc đó hay không? Theo điều 27 của Công ƣớc (đã phân tích
trên) thì con tàu có hành vi buôn lậu này không phải chịu trách nhiệm hình sự,
nhƣng vẫn phải chịu các biện pháp khác theo quy định của pháp luật quốc gia
ven biển.
Tuy nhiên lƣu ý, khi thực hiện quyền kiểm soát này quốc gia ven biển vẫn
phải tôn trọng quyền đi qua không gây hại của tàu thuyền nƣớc ngoài.
Ngoài ra, thẩm quyền của quốc gia ven biển đƣợc mở rộng ra đến vùng
tiếp giáp lãnh hải đối với các hiện vật khảo cổ và lịch sử đƣợc phát hiện trong
vùng biển này. Điều 303 của Công ƣớc quy định quốc gia ven biển có quyền đối
với các hiện vật khảo cổ và lịch sử đƣợc phát hiện trục vớt từ đáy biển trong
vùng tiếp giáp lãnh hải: “ ... Quốc gia ven biển có thể coi việc lấy các hiện vật
đó từ đáy biển trong vùng nói ở điều 33 mà không có sự thoả thuận của mình là
sự vi phạm các luật và quy định của quốc gia ven biển ở trên lãnh thổ hay trong
14


lãnh hải của mình.”
Cũng theo quy định của điều này các hành vi trục vớt chủ sở hữu của hiện
vật khảo cổ và lịch sử hoặc quyền thu hồi xác tàu và các quy tắc khác của Luật
hàng hải trong vùng tiếp giáp lãnh hải không bị coi là vi phạm pháp luật và các
quy định của quốc gia ven biển.

Nhƣ vậy, các lực lƣợng kiểm soát của quốc gia ven biển cần chú ý kiểm
soát các hành vi trục vớt các hiện vật khảo cổ và lịch sử trong các trƣờng hợp
trái phép và đƣợc phép của quốc gia ven biển hay của các chủ sở hữu hiện vật
khảo cổ và lịch sử.
Do vùng tiếp giáp lãnh hải đồng thời nằm trong phạm vi vùng đặc quyền
kinh tế nên các lực lƣợng kiểm soát trên biển của quốc gia ven biển ngoài việc
kiểm soát theo các nội dung pháp lý trong vùng tiếp giáp lãnh hải còn phải kiểm
soát theo các nội dung pháp lý của vùng đặc quyền kinh tế.
1.1.4. Vùng đặc quyền về kinh tế
Công ƣớc luật biển 1982 cho phép quốc gia ven biển mở rộng quyền tài
phán của mình ra ngoài phạm vi lãnh hải một vùng biển tiếp liền với lãnh hải,
có chiều rộng không quá 200 hải lý tính từ đƣờng cơ sở và có những đặc quyền
về kinh tế theo quy định của Công ƣớc (điều 57 Công ƣớc luật biển).
Vùng đặc quyền về kinh tế là một vùng nằm phía ngoài lãnh hải và tiếp
liền với lãnh hải, đặt dƣới chế độ pháp lý riêng, trong đó các quyền và quyền tài
phán của quốc gia ven biển và các quyền, quyền tự do của các quốc gia khác, do
các quy định thích hợp của Công ƣớc điều chỉnh (điều 55 Công ƣớc luật biển).
Theo quy định điều 56 Công ƣớc luật biển 1982, “Quốc gia ven biển có
các quyền, quyền tài phán và các nghĩa vụ của quốc gia ven biển trong vùng
đặc quyền kinh tế”.
1.1.4.1. Quyền kiểm soát phát sinh từ quyền chủ quyền của quốc gia
ven biển.
15


Quốc gia ven biển có quyền chủ quyền về thăm dò khai thác, bảo tồn và
quản lý các tài nguyên thiên nhiên, sinh vật, hoặc không sinh vật của vùng nƣớc
bên trên đáy biển, đáy biển và lòng đất dƣới đáy biển, cũng nhƣ về các hoạt
động khác nhằm thăm dò và khai thác vùng này vì mục đích kinh tế nhƣ việc
sản xuất năng lƣợng từ nƣớc, hải lƣu và gió. (khoản 1 điều 56 Công ƣớc luật

biển, 1982)
Nhƣng cũng có thể là các hoạt động nhƣ sản xuất năng lƣợng mặt trời từ
biển, khai thác các tảng băng lớn, chiết xuất các kim loại quý từ nƣớc biển...[1,tr 123]
Theo quy định của điều này, quyền chủ quyền là quyền đặc biệt về kinh tế
chỉ thuộc về các quốc gia ven biển. Khi thực hiện quyền này, quốc gia ven biển
cần tôn trọng các quy định khác của Công ƣớc trong vùng đặc quyền về kinh tế,
nhƣ các quy định về quyền tự do về hàng hải, quyền đặt các dây cáp và ống dẫn
ngầm, ...
Quốc gia ven biển có thể ban hành các quy định và các biện pháp thích hợp
nhằm bảo tồn và quản lý nguồn lợi sinh vật, tránh bị ảnh hƣởng do khai thác
quá mức.
Theo quy định điều 62 của Công ƣớc, đối với công dân của quốc gia khác
vào đánh bắt trong vùng đặc quyền kinh tế, các lực lƣợng kiểm soát của quốc
gia ven biển cần kiểm soát những vấn đề sau: - Giấy phép hoạt động và các
khoản nộp thuế; - Các chủng loại đƣợc phép đánh bắt, các nhóm đàn hải sản
riêng biệt; số lƣợng đánh bắt của từng chiếc trong khoảng thời gian nhất định; Các quy định về mùa vụ hoặc các kiểu, cỡ và số lƣợng các phƣơng tiện đánh
bắt; - Tuổi và cỡ cá và các sinh vật khác có thể đánh bắt; - Các nghĩa vụ khác
theo quy định của pháp luật quốc gia ven biển.
Kiểm soát hoạt động đánh bắt các đàn cá (stocks), các loài cá di cƣ xa,...
theo sự thoả thuận của các quốc gia và các quy định của hiệp định do các quốc
gia liên quan đến đàn cá ký kết.
16


1.1.4.2. Quyền kiểm soát phát sinh từ quyền tài phán quốc gia ven biển
Cũng theo quy định điều 56 của Công ƣớc luật biển, 1982 quốc gia ven
biển có quyền tài phán về:
Lắp đặt và sử dụng các đảo nhân tạo, các thiết bị và công trình; Nghiên
cứu khoa học biển; Bảo vệ giữ gìn môi trƣờng biển; Các quyền khác do công
ƣớc quy định.

Trong vùng đặc quyền kinh tế, quốc gia ven biển có thể ban hành các luật
để thực hiện quyền tài phán của mình trong phạm vi Công ƣớc quy định sau
đây:
Quốc gia ven biển có đặc quyền tiến hành xây dựng, cho phép và quy định
cho việc xây dựng, khai thác và sử dụng các đảo nhân tạo các thiết bị và công
trình, kể cả đối với các thiết bị công trình có thể gây trở ngại cho việc thực hiện
các quyền của quốc gia ven biển trong vùng này (điều 60 Công ƣớc Luật biển,
1982).
Đồng thời, quốc gia ven biển có quyền tài phán đặc biệt đối các đảo nhân
tạo, các thiết bị công trình đó, kể cả về mặt các luật và quy định hải quan, thuế,
y tế, an ninh, và nhập cƣ.
Quyền tài phán đặc biệt ở đây đƣợc hiểu: Không một quốc gia nào nếu
không có sự thoả thuận rõ ràng với quốc gia ven biển thì không đƣợc phép tiến
hành xây dựng, sử dụng hay khai thác các thiết bị hay các công trình trên vùng
đặc quyền kinh tế; các các hành vi về buôn bán hàng hoá phải theo quy định của
luật hải quan của quốc gia ven biển, nộp thuế theo quy định của luật thuế quốc
gia ven biển,...
Trong thực tế, các hiện tƣợng có thể xảy ra là các hành vi nhập cƣ bất hợp
pháp, vận chuyển mua bán trái phép hàng hoá, các sản phẩm do khai thác đƣợc,
... vì vậy, trong khi tuần tra, kiểm soát, phát hiện các hành vi vi phạm nói trên,
các lực lƣợng có thẩm quyền của quốc gia ven biển có thể áp dụng các biện
17


pháp trừng trị hoặc ngăn chặn theo quy định của pháp luật quốc gia ven biển.
Theo quy định khoản 4, 5 và 6 điều 60 của Công ƣớc, quốc gia ven biển
cũng có quyền thiết lập và định ra một khu vực an toàn xung quanh các đảo
nhân tạo và các thiết bị công trình đó, phù hợp với các tiêu chuẩn quốc tế. Các
lực lƣợng kiểm soát trên biển có thể tiến hành bắt giữ xử lý và thực hiện các
quyền hạn mà Công ƣớc cho phép để buộc các tàu thuyền và phƣơng tiện nƣớc

ngoài khi thực hiện các quyền tự do trong vùng đặc quyền kinh tế phải tôn trọng
và chấp hành các quy định đó.
1.1.4.4. Kiểm soát tàu thuyền nước ngoài thực hiện quyền tự do hàng hải
Trong vùng đặc quyền kinh tế tất cả các quốc gia có biển hay không có
biển, trong những điều kiện quy định thích hợp của Công ƣớc trù định, đƣợc
hƣởng các quyền tự do hàng hải, tự do hàng không và tự do đặt dây cáp và ống
dẫn ngầm, cũng nhƣ quyền tự do sử dụng biển vào mục đích hợp pháp về mặt
quốc tế và gắn liền với việc thực hiện quyền tự do này và phù hợp với các quy
định khác của Công ƣớc (điều 58 Công ƣớc luật biển 1982).
Theo quy định này, các lực lƣợng kiểm soát trên biển của quốc gia ven
biển tôn trọng việc tự do hàng hải, tự do hàng không hoặc tự do dặt dây cáp
và ống dẫn ngầm của tàu thuyền, phƣơng tiện nƣớc ngoài. Ngƣợc lại, tàu
thuyền, phƣơng tiện nƣớc ngoài chỉ đƣợc thực hiện quyền tự do hàng hải
mà không đƣợc thực hiện bất cứ một hành vi nào khác không liên quan đến
tự do hàng hải, nhƣ các hành vi đánh bắt hải sản, tìm kiếm thăm do hoặc
gây ô nhiễm từ tàu hoặc nhấn chìm,...các hành vi nhƣ vậy sẽ bị các lực
lƣợng kiểm soát áp dụng các biện pháp ngăn chặn hoặc trừng trị theo đúng
các quy định của pháp luật quốc gia đã định.

1.1.4.5. Thi hành các luật và quy định của quốc gia ven biển.
Để bảo tồn và quản lý tài nguyên sinh vật trong vùng đặc quyền kinh
tế, quốc gia ven biển có thể thi hành các biện pháp theo quy định tại điều 73
Công ƣớc luật biển, 1982 :
18


“ Trong việc thực hiện quyền chủ quyền về thăm dò, khai thác, bảo tồn và
quản lý các tài nguyên sinh vật của vùng đặc quyền kinh tế, quốc gia ven biển
có thể thi hành mọi biện pháp cần thiết, kể cả việc khám xét, kiểm tra, bắt giữ
và khởi tố tư pháp để bảo đảm việc tôn trọng các luật và quy định mà mình đã

ban hành theo đúng Công ước”.
Hoạt động khám xét, kiểm tra, bắt giữ, và khởi tố của các lực lƣợng kiểm
soát thuộc quốc gia ven biển nhằm bảo vệ quyền chủ quyền về thăm dò khai
thác, bảo vệ và quản lý tài nguyên sinh vật mà thôi.
Tại khoản 3 điều 73 Công ƣớc luật biển 1982 quy định:”các chế tài áp
dụng đối với các vi phạm về đánh bắt trong vùng đặc quyền kinh tế, không bao
gồm việc áp dụng các hình phạt tống giam và bất kỳ hình phạt thân thể nào;”
Hoặc khi có một sự bảo lãnh hay một bảo đảm đầy đủ khác thì cần thả
ngay chiếc tàu bị bắt và trả tự do ngay cho đoàn thuỷ thủ của chiếc tàu này
(khoản 4 điều 73 Công ƣớc luật biển 1982).
Các quốc gia ven biển có thể ban hành các luật và các biện pháp nhằm
trừng trị các hành vi vi phạm đánh bắt hải sản của tàu thuyền nƣớc ngoài nhƣng
không đƣợc bao gồm cả hình phạt tống giam hoặc hình phạt thân thể nào khác,
trừ các quốc gia có thoả thuận khác.
Các lực lƣợng kiểm soát trên biển khi phát hiện các hành vi vi phạm về
thăm dò, đánh bắt trái phép hoặc vi phạm các quy định của các hiệp định về
khai thác tài nguyên thiên nhiên của tàu thuyền nƣớc ngoài, thì đựơc áp dụng
các biện pháp trừng trị và ngăn chặn theo quy định của pháp luật quốc gia hoặc
theo quy định của Hiệp định đã ký kết về lĩnh vực đó.
Trong trƣờng hợp bắt giữ một tàu thuyền nƣớc ngoài, quốc gia ven phải
thông báo ngay cho quốc gia tàu mang cờ biết các biện pháp đƣợc áp dụng và
các chế tài mà con tàu đó có thể sẽ phải gánh chịu.
* Không một quy định nào của Công ƣớc về các biện pháp áp dụng đối với
các hành vi vi phạm của tàu thuyền nƣớc ngoài vi phạm đến quyền tài phán về
19


bảo vệ các thiết bị hay công trình nhân tạo của quốc gia ven biển. Ví dụ: Hình
thức xử phạt hành chính hay các biện pháp hình sự khi có sự đâm va thiệt hại
nghiêm trọng các công trình nhân tạo ... hoặc trách nhiệm dân sự khi tàu thuyền

nƣớc ngoài vi phạm khu vực an toàn của đảo nhân tạo. Các biện pháp trừng
phạt các hành vi nêu trên có thể do quốc gia ven biển hay quốc gia có cá nhân
hoặc tổ chức sở hữu tài sản bị thiệt hại quy định.
1.1.5. Thềm lục địa:
Thềm lục địa của một quốc gia ven biển bao gồm đáy biển và lòng đất
dƣới đáy biển bên ngoài lãnh hải của quốc gia đó, trên toàn bộ phần kéo dài tự
nhiên của lãnh thổ đất liền của quốc gia đó cho đến bờ ngoài của rìa lục địa,
hoặc đến cách đƣờng cơ sở dùng để tính chiều rộng của lãnh hải hai trăm hải lý,
khi bờ ngoài của rìa lục địa của quốc gia đó ở khoảng cách gần hai trăm hải lý.
Các điểm cố định xác định trên đáy biển, ranh giới ngoài của thềm lục địa có
khoảng cách không vƣợt quá 350 hải lý tính từ đƣờng cơ sở. (điều 76 Cồng ƣớc
luật biển 1982).
* Quốc gia ven biển thực hiện các quyền chủ quyền đối với thềm lục địa về
thăm dò khai thác tài nguyên thiên nhiên không sinh vật và các tài nguyên sinh
vật thuộc loài định cƣ của đáy biển và lòng đất dƣới đáy biển.
Theo quy định khoản 2 điều 77 của Công ƣớc luật biển, 1982
“..Nếu quốc gia ven biển không thăm dò thềm lục địa hay không khai thác
tài nguyên thiên nhiên của thềm lục địa, thì không ai có quyền tiến hành các
hoạt động như vậy, nếu không có sự thoả thuận rõ ràng của quốc gia đó.”
Điều này cho phép quốc gia ven biển kiểm soát tuyệt đối các hoạt động
thăm dò và khai thác tài nguyên thiên nhiên trên thềm lục địa, các quốc gia khác
muốn vào thăm dò hay khai thác tài nguyên thiên nhiên phải đƣợc sự đồng ý
của quốc gia ven biển.
* Quốc gia ven biển có quyền đặt ra các quy định cho các hoạt động khoan
20


trên thềm lục địa vì bất cứ lý do gì. Điều 81 của Công ƣớc luật biển, 1982 quy
định: “ Quốc gia ven biển có đặc quyền cho phép và quy định việc khoan ở thềm
lục địa bất kỳ vào mục đích gì”.

Lực lƣợng kiểm soát trên biển kiểm soát việc chấp hành các quy định của
các đối tƣợng đƣợc phép lắp đặt và sử dụng các giàn khoan trên thềm lục địa,
đồng thời kiểm soát các hoạt động của tàu thuyền đi qua khu vực an toàn của
các giàn khoan theo đúng các quy định của Công ƣớc và pháp luật của quốc gia.
1.1.6. Biển cả
Tất cả những vùng biển không nằm trong vùng đặc quyền kinh tế, lãnh hải
hay nội thuỷ của quốc gia cũng nhƣ trong vùng nƣớc quần đảo của quốc gia một
quốc gia quần đảo đƣợc gọi là Biển cả.
Với chế độ pháp lý đặc biệt của biển cả, các quốc gia có biển cũng nhƣ
không có biển đều đƣợc hƣởng các quyền tự do biển cả, bao gồm: Tự do hàng
hải; tự do hàng không; tự do đặt dây cáp và ống dẫn ngầm; tự xây dựng các đảo
nhân tạo và các thiết bị khác đƣợc pháp luật luật quốc tế cho phép; tự do đánh
bắt hải sản; tự do nghiên cứu khoa học.
Tại vùng biển này, tàu chiến, tàu Nhà nƣớc không dùng vào mục đích
thƣơng mại, đƣợc hƣởng quyền miễn trừ hoàn toàn về tài phán của bất kỳ quốc
gia nào khác trừ quốc gia tàu mang cờ (điều 95 Công ƣớc luật biển 1982).
1.1.6.1. Quyền khám xét:
Theo quy định của điều 110 của Công ƣớc luật biển, 1982, chỉ có tàu
chiến; tàu và phƣơng tiện bay đƣợc phép hợp lệ và mang dấu hiệu rõ ràng là của
cơ quan Nhà nƣớc có quyền khám xét.
Ngoại trừ các quy định của các Hiệp ƣớc khác, một tàu chiến khi gặp một
tàu nƣớc ngoài ở trên biển cả không phải là một tàu đƣợc hƣởng quyền miễn trừ
theo quy định của Công ƣớc, chỉ có thể khám xét chiếc tàu đó nếu có các lý do
đúng đắn nghi ngờ rằng chiếc tàu đó:
Tiến hành cƣớp biển; Chuyên chở nô lệ; Dùng vào các cuộc phát sóng
không đƣợc phép, Không có quốc tịch; hay thật ra là cùng quốc tịch với chiếc
tàu chiến, mặc dù chiếc tàu này treo cờ nƣớc ngoài hay từ chối treo cờ của mình.
21



Theo quy định của khoản 2 điều này, tàu chiến phát hiện các lý do đúng
đắn nêu trên, trƣớc hết có thể tiến hành kiểm tra các giấy tờ cho phép mang cờ,
sau khi kiểm tra các tài liệu vẫn thấy nghi ngờ thì có thể tiếp tục điều tra trên
con tàu với thái độ đúng mục. Ngƣợc lại, nếu việc khám xét đó là không có cơ
sở, thì tàu chiến đó sẽ phải bồi thƣờng những tổn thất hay thiệt hại xảy ra cho
con tàu bị khám xét.
1.1.6.2. Kiểm soát các hoạt động chuyên chở nô lệ:
Mọi quốc gia đều thi hành biện pháp có hiệu quả nhất để ngăn ngừa và
trừng trị việc chuyên chở nô lệ trên các tàu đƣợc phép mang cờ của nƣớc mình,
và để ngăn ngừa việc lạm dụng sắc cờ của mình vào mục đích nói trên. Mọi
ngƣời nô lệ ẩn náu trên một con tàu, dù con tàu này mang cờ của bất kỳ nƣớc
nào cũng đƣợc tự do ngay tức khắc (điều 99 của Công ƣớc 1982).
Hoạt động vận chuyển nô lệ không thể tự nhiên xuất hiện trên biển cấchy
một nơi khong thuộc quyền tài phán của một quốc gia nào, mà phải xuất phát từ
trong lãnh thổ và các quốc gia có biển. Để kiểm soát đƣợc vấn đề này các quốc
gia thông qua các hiệp định, ban hành các luật và quy định nhằm kiểm soát,
phòng chống các hành vi vận chuyển nô lệ đối với tàu thuyền mang cờ của
mình, trên các vùng biển thuộc chủ quyền, quyền chủ quyền và quyền tài phán
của mình và trên biển cả.

22


×