Tải bản đầy đủ (.pdf) (20 trang)

Hội nhập và văn hoá việt nam

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (316.34 KB, 20 trang )

VNH3.TB5.503

HỘI NHẬP
VÀ VĂN HOÁ KINH DOANH VIỆT NAM

PGS.TS. Dương Thị Liễu1, NCS. Nguyễn Vân Hà2
1) Trường Đại học Kinh tế Quốc dân, Hà Nội.
2) L‘université d‘Orléans, France

Xây dựng văn hóa kinh doanh vừa là mục tiêu, vừa là thách thức lớn đối với hầu hết
các doanh nghiệp, doanh nhân Việt Nam trong xu hướng phát triển gia nhập WTO và toàn
cầu hóa hiện nay. Thách thức lớn nhất là nguy cơ tụt hậu, là hiệu quả kinh tế và năng lực
cạnh tranh thấp. Hơn lúc nào hết, chúng ta cần nhận thức rõ những hạn chế, bất cập trong
văn hóa kinh doanh Việt Nam, từ đó tìm ra hướng đi cho các doanh nghiệp, doanh nhân
Việt Nam để có thể tích cực, chủ động trong hội nhập, đảm bảo xây dựng một nền văn hóa
kinh doanh Việt Nam tiên tiến, đậm đà bản sắc văn hoá dân tộc, làm nền tảng cho sự phát
triển bền vững của nền kinh tế Việt Nam trong thế kỷ XXI.
1. Văn hoá kinh doanh - Hành trang để hội nhập
1.1. Khái niệm văn hoá kinh doanh
Khái niệm văn hoá
Văn hoá là một khái niệm rất rộng, năm 1952 Kroeber và Kluckolm đã sưu tầm được
164 định nghĩa khác nhau về văn hoá. Cho đến nay, con số định nghĩa vẫn đang tiếp tục
tăng lên. Trong rất nhiều định nghĩa khác nhau về văn hóa, có một định nghĩa kinh điển
được nhiều người chấp nhận của Edward Tylor: "Văn hoá là tổng thể phức hợp bao gồm
kiến thức, tín ngưỡng, nghệ thuật, đạo đức, luật pháp, thói quen và bất kỳ năng lực hay
hành vi nào khác mà mỗi một cá nhân với tư cách là thành viên của xã hội đạt được".
Chúng ta đều biết văn hoá là biểu hiện hành vi, tư duy và tình cảm đã ăn sâu hay bị
ảnh hưởng qua học hỏi và là điểm đặc thù của một nhóm người chứ không phải của một cá
nhân. Hành vi thể hiện ở các hành động, trong khi tư duy và tình cảm thể hiện nội tâm và tri
thức của con người. Ở một mức độ nhất định, văn hoá có liên quan đến các quy chuẩn hay
phong cách xử sự truyền thống của một nhóm người hình thành qua thời gian. Ở mức độ sâu


sắc hơn, văn hoá là những giá trị mặc nhiên được chia sẻ trong một nhóm người, ấn định cái
gì quan trọng, cái gì tốt và cái gì xấu. Những giá trị này nhất quán với quy tắc nhóm, nghĩa
là các quy tắc xử sự phản ánh các giá trị, và ngược lại, các giá trị phản ánh quy tắc xử sự.

1


Với cách tiếp cận về văn hóa như trên, có thể hiểu: Văn hoá kinh doanh một hệ thống
các giá trị, các chuẩn mực, các quan niệm và hành vi do chủ thể kinh doanh tạo ra trong
quá trình kinh doanh, được thể hiện trong cách ứng xử của họ với xã hội, tự nhiên ở một
cộng đồng hay khu vực nào đó.
Văn hoá kinh doanh là những giá trị văn hoá gắn liền với hoạt động kinh doanh. Các
giá trị văn hóa này được dùng để đánh giá các hành vi, do đó, được chia sẻ và phổ biến rộng
rãi giữa các thế hệ thành viên trong doanh nghiệp như một chuẩn mực để nhận thức, tư duy
và cảm nhận trong mối quan hệ với các vần đề mà họ phải đối mặt. Văn hoá kinh doanh
không chỉ tạo ra tiêu chí cho cách thức kinh doanh hằng ngày mà còn tạo ra những khuôn
mẫu chung về quan điểm và động cơ trong kinh doanh.
1.2. Văn hoá kinh doanh - Yếu tố quan trọng trong hội nhập kinh tế quốc tế
Văn hoá kinh doanh của mỗi dân tộc được hình thành ngay từ khi xuất hiện hoạt
động kinh doanh trong đời sống xã hội của dân tộc đó. Vì vậy, tự nó là một nhu cầu của văn
minh thị trường và là đòi hỏi tất yếu của sự phát triển. Tham gia hội nhập kinh tế quốc tế là
thừa nhận “tính nhiều chiều, nhiều cạnh của sự phát triển”, trong đó cạnh, chiều văn hoá có
vai trò quan trọng. Nếu văn hoá là nền tảng tinh thần đảm bảo sự phát triển bền vững của xã
hội, thì văn hóa kinh doanh chính là nền tảng tinh thần, là linh hồn cho hoạt động kinh
doanh của một quốc gia. Trong xu thế toàn cầu hoá kinh tế như hiện nay, trong một thế giới
cạnh tranh đầy sôi động như ngày nay, muốn đảm bảo sự phát triển bền vững cho hoạt động
kinh doanh của quốc gia, hơn lúc nào hết, chúng ta phải có khả năng thích ứng, tự hoàn
thiện để hợp tác, hội nhập và nắm bắt thời cơ một cách kịp thời. Muốn vậy, mỗi doanh
nghiệp nói riêng và cộng đồng các doanh nghiệp nói chung cần phải ý thức tạo dựng cho
mình một nền tảng văn hoá kinh doanh.

Tham gia hội nhập, mục tiêu của các doanh nghiệp sẽ là đạt được những lợi thế cạnh
tranh trên cơ sở khả năng đổi mới và thích ứng nhanh chóng với môi trường kinh doanh và
giành được phần thắng trong cạnh tranh. Văn hóa kinh doanh sẽ đóng vai trò then chốt
trong việc giúp cho doanh nghiệp, doanh nhân đạt được mục tiêu. Khi hội nhập, chúng ta
khó có thể cạnh tranh với các doanh nghiệp tầm cỡ về vốn, công nghệ, giá thành, nhân
tài,…Vậy làm thế nào để chúng ta xây dựng được lợi thế cạnh tranh của riêng mình? Làm
thế nào để ta nổi bật hẳn lên được so với họ? Chính văn hoá kinh doanh là đầu mối quan
trọng làm nên sự khác biệt của doanh nghiệp Việt, tạo uy tín, danh tiếng và sức sống cho
doanh nghiệp, phát huy tối đa năng lực của các cá nhân và hướng họ về mục tiêu chiến lược
của doanh nghiệp, giúp chúng ta vươn tới thành công nhờ vào nguồn nội lực của chính
mình. Khi đã tham gia hội nhập cạnh tranh thị trường thì sự cạnh tranh của các doanh
nghiệp lúc này về thực chất là cạnh tranh về văn hóa kinh doanh. Con đường cải tiến và đổi
mới công nghệ, đổi mới sản phẩm, nâng cao chất lượng sản phẩm là rất cần thiết và tất yếu.
Song điều quan trọng hơn là việc tạo dựng văn hóa kinh doanh mang sắc thái Việt Nam mới
chính là con đường ngắn, hiệu quả phù hợp với xu thế và phát triển chung trong kinh doanh
và cạnh tranh. Các doanh nghiệp của chúng ta cần không chỉ có năng lực cạnh tranh hơn,
mà cả có văn hóa hơn.
2


Thêm nữa, một nền văn hoá kinh doanh tiên tiến còn là điều kiện tiên quyết để chúng
ta xây dựng thành công cộng đồng doanh nhân chuyên nghiệp, hạt nhân của nền kinh tế thị
trường, hội nhập quốc tế. Từ đó, các doanh nghiệp mới có thể phát huy được vai trò của
mình, đóng góp quan trọng vào quốc sách của Đảng và Nhà nước trong sự nghiệp xây dựng
đất nước Công nghiệp hoá - Hiện đại hoá, hội nhập sâu rộng vào nền kinh tế quốc tế.
2. Những bất cập của văn hóa kinh doanh Việt Nam trong tiến trình hội nhập
Thực tế trong bối cảnh hội nhập hiện nay, không ít doanh nghiệp Việt Nam đã trưởng
thành, trụ vững và phát triển mạnh mẽ, mà nguyên nhân sâu xa chính là do các doanh
nghiệp này đã và đang coi trọng xây dựng văn hoá kinh doanh cho mình. Tuy nhiên, hiện
còn không ít cấp lãnh đạo, doanh nghiệp và doanh nhân chưa nhận thức được vai trò, động

lực của văn hoá kinh doanh trong hội nhập nên trong quá trình kinh doanh đã bộc lộ những
bất cập, ảnh hưởng tiêu cực đến năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp, làm giảm hiệu quả
hoạt động của doanh nghiệp. Dưới đây là một số bất cập chính của văn hóa kinh doanh Việt
Nam trong tiến trình hội nhập:
2.1. Cung cách làm ăn nhỏ lẻ, thói quen tùy tiện
Các doanh nghiệp Việt Nam vốn bị kém thế cạnh tranh trên thương trường quốc tế do
cung cách làm ăn manh mún, chạy theo lợi nhuận trước mắt mà ít nghĩ đến cục diện chung.
Việc liên kết để đáp ứng những đơn đặt hàng lớn chỉ thuận lợi trong những bước đầu, sau
đó, các doanh nghiệp thường tìm cách xé lẻ, giành riêng hợp đồng cho mình để rồi dẫn đến
tình trạng luôn nghi kỵ, đối phó lẫn nhau và sẵn sàng giành giựt quyền lợi riêng cho công ty
mình mà không nghĩ đến cục diện chung. Nhiều doanh nghiệp không có khả năng tổ chức
thực thi sản xuất và kinh doanh ở qui mô lớn cho cùng loại sản phẩm để đáp ứng nhu cầu thị
trường; Theo báo cáo mới nhất của UNDP về 200 doanh nghiệp hàng đầu Việt Nam thì
chúng ta chưa có doanh nghiệp lớn tầm cỡ thế giới. Những doanh nghiệp hàng đầu Việt
Nam cũng chỉ mới tương đương với những doanh nghiệp vừa và nhỏ của các nước phát
triển. Cách làm “hỏng chỗ nào thì "vá" chỗ ấy, cháy chỗ nào thì giập chỗ đó”, cẩu thả trong
ký kết và thực hiện hợp đồng đang tồn tại và tỏ ra không phù hợp với môi trường kinh
doanh văn minh, hiện đại. Là thành viên của WTO, chúng ta phải đổi mới tư duy trong làm ăn
kinh tế. Không còn kiểu làm ăn nhỏ lẻ, manh mún, mạnh ai nấy làm mà phải làm một cách bài
bản. Người Nhật trước khi làm điều gì thì họ nghiên cứu kỹ mục tiêu đến 90%, việc điều
chỉnh trong khi thực hiện không quá 10%. Còn ta thì vừa uống cà phê, uống bia vừa bàn bạc,
sau đó thống nhất với nhau làm, nên khi làm lại điều chỉnh, cuối cùng mục tiêu mà chúng ta
làm so với mục tiêu ban đầu thay đổi hơn đi rất nhiều. Các doanh nhân cũng nhận ra rằng, sự
“bài bản” còn thể hiện ở tính chuyên nghiệp, ở “Tinh thần thượng tôn pháp luật”, ở tính kỷ
luật. Đáng tiếc những chuẩn mực này của doanh nhân chúng ta hiện nay còn rất yếu.
2.2. Tầm nhìn hạn hẹp, tư duy ngắn hạn
Một hạn chế lớn khác đã bộc lộ rõ nét trong văn hóa kinh doanh của các doanh
nghiệp khi hội nhập là sự hạn chế về tầm nhìn cũng như khát vọng của các doanh nghiệp,
doanh nhân Việt Nam. Xuất thân từ nền kinh tế tiểu nông, con người Việt Nam thường có
3



tầm nhìn thấp, ngắn hạn, hay thay đổi và muốn đi đường tắt, thay vì kiên nhẫn chờ đợi kết
quả lâu dài. Muốn có và đạt được những mục tiêu dài hạn, đòi hỏi doanh nhân phải có tầm
nhìn dài hạn. Vì không có tầm nhìn dài hạn nên các doanh nhân Việt Nam thường không
xây dựng mục tiêu dài hạn và có kế hoạch đầu tư thích hợp. Đa số các doanh nhân khi lập
doanh nghiệp chỉ nghĩ đến việc xây dựng một công ty hàng đầu Việt Nam, ít khi nghĩ xa
hơn tới việc xây dựng các thương hiệu toàn cầu, tham gia vào giải quyết các bài toán tiêu
dùng cho toàn thế giới.
Có thể thấy được tầm nhìn của doanh nhân Việt Nam hiện đang ở đâu qua bảng xếp
hạng 200 doanh nghiệp hàng đầu Việt Nam của Chương trình Phát triển Liên Hiệp Quốc
(UNDP) vừa công bố: những doanh nghiệp được xem là lớn nhất của Việt Nam chỉ gần
tương đương với các doanh nghiệp nhỏ và vừa trên thế giới, và các doanh nghiệp hàng đầu
này cũng “phải còn rất lâu nữa mới vươn tới được chuẩn quốc tế”. Cũng vì thiếu tầm nhìn
nên doanh nghiệp không đầu tư vào những vấn đề cốt lõi, lâu dài và lao theo xu hướng “ăn
xổi”, đầu tư cả vào những lĩnh vực không thuộc chuyên môn của mình. Trong khi các doanh
nghiệp nước ngoài nỗ lực tìm kiếm cơ hội đầu tư và lợi ích kinh doanh dài hạn tại Việt Nam
thì nhiều doanh nghiệp lớn của Việt Nam đang tìm kiếm lợi nhuận từ các khoản đầu tư
mang tính đầu cơ - như kinh doanh bất động sản, kinh doanh chứng khoán - mà quên đi các
lĩnh vực kinh doanh cốt lõi.
2.3. Thiếu tính liên kết, cộng đồng
Trong khi doanh nghiệp nước ngoài có sức mạnh và tiềm lực rất lớn, lại hơn chúng ta
cả trăm năm kinh nghiệm, trong khi vốn liếng chưa nhiều, năng lực cạnh tranh chưa cao thì
điều mà chúng ta rất cần là sự liên kết, đoàn kết. Một mình cà phê Trung Nguyên với hoài
bão xây dựng thương hiệu cho nông sản Việt Nam mà không có sự tiếp sức của những
doanh nghiệp cùng ngành nghề thì biết đến chừng nào mới thực hiện được. Nhưng thực tế,
không ít doanh nghiệp lại không thể cởi mở, liên kết với nhau, thậm chí có khi còn chơi xấu,
cạnh tranh không lành mạnh với nhau. Hệ quả là không những không nâng cao sức cạnh
tranh mà còn yếu đi vì sự tranh mua, tranh bán, thậm chí hạ uy tín của nhau. Trên thực tế,
vấn đề liên kết doanh nghiệp đã được đặt ra rất nhiều lần ở tất cả các hiệp hội, ngành nghề

tuy nhiên nhiều quan chức có thẩm quyền cũng “bó tay” trước thói quen cố hữu của rất
nhiều doanh nghiệp là “mạnh ai nấy làm”. Xét về khía cạnh liên kết hợp tác của các doanh
nhân trong quá trình hoạt động kinh doanh để cùng phát triển và theo nguyên tắc cùng có
lợi, tính cộng đồng của doanh nhân Việt Nam còn quá rời rạc và ở mức thấp, thể hiện ở
ngay trong phạm vi một ngành nghề, một địa phương và rộng hơn là trong phạm vi cả nước;
các doanh nhân ít khi tìm được tiếng nói chung, lợi ích chung mang tính sống còn cho sự
phát triển bền vững của nền kinh tế. Sự liên kết giữa các "nhà", sự liên kết theo cụm, vùng
nguyên liệu đang ở mức thấp. Chủ trương thành lập những tập đoàn kinh tế còn vấp phải
những rào cản nội tại: thông tin của doanh nghiệp thường thiếu độ tin cậy, ảnh hưởng đến
việc liên kết ngang; quy định của Nhà nước cho các hoạt động liên kết chưa đầy đủ...
Trong khi tiềm lực tài chính nhỏ, năng lực sản xuất thấp nhưng doanh nghiệp của ta
vẫn “hiên ngang ra trận” một mình không chịu liên kết với nhau thì tại thị trường nội địa,
4


các doanh nghiệp 100% đầu tư nước ngoài, các công ty liên doanh, các tập đoàn lớn trên thế
giới vận dụng tối đa việc liên kết với nhau để chiếm lĩnh thị phần của doanh nghiệp Việt
Nam. Nhiều doanh nghiệp nước ngoài khi vào thị trường Việt Nam đã kết hợp với các
doanh nghiệp trong nước để tận dụng hình ảnh thương hiệu của họ trong việc thâm nhập thị
trường Việt Nam. Có thể kể đến như trường hợp hãng Pepsi kết hợp với Kinh Đô; các hãng
điện tử như Samsung, LG, Toshiba kết hợp với siêu thị Nguyễn Kim. Tại sân nhà, rất nhiều
sản phẩm của ta đang bị áp đảo và cạnh tranh gay gắt trước sức mạnh liên kết của các công
ty, tập đoàn nước ngoài. Trong điều kiện hiện nay, hợp tác với nhau và với nhà đầu tư nước
ngoài là một cách tốt để doanh nghiệp tồn tại và có khả năng cạnh tranh.
2.4. Nặng về “quan hệ”, “chạy chọt ”, dựa dẫm
Ở nước ta đặc tính coi trọng quan hệ cá nhân, xu hướng cá nhân hóa các mối quan hệ
kinh doanh, ỷ lại vào bảo hộ của nhà nước vẫn tồn tại khá phổ biến. Nhiều doanh nghiệp tập
trung thời gian và tiền bạc cho một hoặc một số nhân vật quan trọng của đối tác, cho các
mối quan hệ cá nhân giữa người kinh doanh mà cụ thể hơn là người bán hoặc mua với người
có thẩm quyền quyết định của bên đối tác mua hoặc bán Một số lại câu kết với những người

xấu trong bộ máy Nhà nước. Nhiều doanh nghiệp thành công nhờ vào mối quan hệ rộng hơn
là nhờ vào năng lực. Xu hướng dựa vào quan hệ rộng như là một chủ bài - mạnh hơn cả
năng lực, và xu hướng nhờ vả, chạy chọt hiện đang tồn tại ở mức đáng kể. Lợi ích quá nhiều
từ quan hệ cá nhân, tranh giành đất đai, dùng quan hệ để thắng thầu bất chính, thậm chí
dùng cả quyền lực chính sách để bóp méo lực lượng thị trường như phân phối quota xuất
nhập khẩu... chính là những hiện tượng phổ biến, gây bức xúc trong toàn xã hội. Những cái
lợi mà việc thân quen đem lại là một cám dỗ lớn hơn rất nhiều so với lại cái cực nhọc phải
đầu tư để đổi mới công nghệ, nâng cao năng lực cạnh tranh. Đa phần các nhà kinh doanh
của chúng ta dường như hiển nhiên công nhận mối quan hệ này tốt hay xấu có tính chất
quyết định tới thành bại. Chúng ta cho rằng nếu “thân quen” được với sếp của đối tác thì về
cơ bản là đã thành công, lúc này thì mọi trở ngại về chất lượng sản phẩm, chất lượng dịch
vụ, thậm chí cả giá cả cũng chỉ là chuyện “nhỏ”. Cám dỗ về đặc quyền, đặc lợi, dựa dẫm
đang là lực cản rất lớn
Cám dỗ về đặc quyền, đặc lợi, dựa dẫm đang là lực cản rất lớn. Trong này có phần
trách nhiệm của Nhà nước và cũng có phần của các doanh nghiệp. Cuộc đấu tranh quyết liệt
chống tham nhũng và làm trong sạch bộ máy công quyền sẽ là một trong những yếu tố có
tính quyết định trong việc xóa bỏ tình trạng “chạy cửa sau” và phục hồi luật chơi sạch sẽ
trên thương trường. Đây chính là một khía cạnh của văn hóa kinh doanh ở cấp độ xã hội.
2.5. Nhẹ chữ Tín
Buôn bán phải giữ chữ tín, đó chính là văn hoá trong kinh doanh được bắt nguồn từ
khi hình thành thị trường. Trong tập quán du di, "chín bỏ làm mười" của nền kinh tế tiểu
nông, chữ tín không quan trọng. Một nền kinh tế hàng hóa thực sự thì khác. Trong sán xuất,
kinh doanh, các yếu tố về sán phẩm như số lượng, chất lượng, chúng loại, thời gian hoàn
thành và chuyển giao là những chỉ số quan trọng. Chính chữ tín đã làm nên những thương
5


hiệu lớn mạnh và bản thân thương hiệu cũng chính là một thứ hàng hóa. Giữ chữ tín là điều
kiện của thành công, sự thất bại đối với doanh nghiệp, doanh nhân không giữ chữ tín là sự
thất bại báo trước, thời gian chỉ có thể là sớm hay muộn mà thôi.

Theo nhiều nhà kinh doanh nước ngoài, các nhà kinh doanh Việt Nam không coi
trọng chữ tín, hay viện dẫn các lý do khách quan để khước từ việc thực hiện cam kết, gây
nhiều phiền toái trong quan hệ với các đối tác nước ngoài. Từ cá nhân đến cơ chế, phải đau
lòng nhận ra là người Việt chưa tin người Việt. Nếu có chọn lựa thì người Việt sẽ làm ăn
với các công ty ngoại quốc, nhất là của Âu Mỹ, hơn là Việt Nam. Đây là hiểm họa cho các
cơ sở kinh tế Việt Nam về lâu về dài khi mà các hiệp ước kinh tế mở cửa thị trường Việt
Nam cho các cơ sở kinh tế Âu Mỹ như ngân hàng, bảo hiểm, tín dụng, hàng không... ồ ạt
vào kinh doanh ở Việt Nam.
Chừng nào các nhà quản lý và doanh nhân Việt Nam còn chưa nhận ra tầm quan
trọng của chữ tín trong mọi mối quan hệ, thì chúng ta còn khó lấy được niềm tin của đối tác.
Thậm chí, về lâu dài, sẽ có ảnh hưởng xấu đến hình ảnh của Việt Nam trên thị trường thế
giới. Việc không giữ chữ tín cũng khiến doanh nghiệp Việt Nam đang mất nhiều cơ hội
chen chân được vào những thị trường khó tính. Một bài học đau đớn về văn hóa kinh doanh
vẫn còn đó từ sự kiện các doanh nghiệp chế biến điều, năm 2006. Khi giá nhân điều chế
biến của thế giới lên quá cao, một số doanh nghiệp điều của Việt Nam đã đơn phương hủy
hợp đồng khiến cho các đối tác nước ngoài bị thiệt hại rất nhiều. Việc một số doanh nghiệp
không giữ chữ tín không chỉ ảnh hưởng đến riêng doanh nghiệp đó mà còn khiến nhiều doanh
nghiệp Việt Nam bị "mang tiếng".
Ngoài những bất cập, trở ngại trên, trong văn hóa kinh doanh của người Việt Nam, nhiều
thói quen, cung cách làm ăn cũ, lạc hậu, tùy tiện vẫn đang tồn tại, phong cách làm việc chuyên
nghiệp và tính sáng tạo, sẵn sàng hợp tác chưa định hình rõ nét. Sự gian dối trong kinh doanh
vẫn còn tồn tại, không ít những doanh nhân thẳng thắn bộc lộ, "buôn bán thật thà thì chỉ có ăn
cám", vì thế họ tìm mọi cách trốn lậu, phi pháp, lách luật để làm ăn. Như đối với thủy sản xuất
khẩu, có doanh nghiệp đã thêm các hóa chất hoặc chất kháng sinh bị cấm vào để sản phẩm thêm
tươi mà thời gian gần đây đã bị phía Nhật Bản cấm nhập khẩu.
Tất cả những điều này tạo nên những rào cản, những bất cập khá lớn trong quá trình hội
nhập và thường gây nhiều phiền toái trong quan hệ với các đối tác nước ngoài.
3. Xây dựng văn hoá kinh doanh Việt Nam đáp ứng các yêu cầu hội nhập
Từ những rào cản, những bất cập trên, có thể đề xuất một số giải pháp cho vấn đề hội
nhập và văn hóa kinh doanh Việt Nam trong những năm tiếp theo là:

3.1 Thích ứng với tập quán kinh doanh quốc tế
Toàn cầu hóa kinh tế tạo ra những cơ hội tiếp cận thị trường thế giới rộng lớn nhưng
cũng buộc các doanh nghiệp, doanh nhân Việt Nam phải đối mặt với một môi trường nhiều rủi
ro hơn và cạnh tranh gay gắt hơn. Hội nhập kinh tế đồng nghĩa với cam kết tham gia vào thị
trường thế giới được điều tiết bằng những luật chơi rõ ràng, những định mức, tiêu chuẩn khắt
6


khe; phải tuân thủ các luật lệ, cam kết về không phân biệt đối xử, giảm thuế, mở cửa thị trường,
bảo vệ quyền sở hữu trí tuệ, các tiêu chuẩn về lao động và cam kết xã hội…
Kinh doanh quốc tế dựa trên một loạt các thông lệ và quy chuẩn. Các thông lệ và quy
chuẩn này là thành tựu chung của loài người. Chúng cấu thành nên một phần không thể thiếu
của văn hóa kinh doanh. Không nắm vững các thông lệ và quy chuẩn khó có thể được coi là có
văn hóa trong kinh doanh, và cũng rất khó kinh doanh. Khi hội nhập, văn hóa doanh nghiệp sẽ
thay đổi và trở thành thách thức, mọi nhân viên thuộc doanh nghiệp sẽ phải thay đổi thích nghi
với các qui trình kinh doanh mới, được chuẩn hóa. Ở một cấp độ cao hơn, còn có thể xảy ra
"xung đột văn hóa" trong nội bộ doanh nghiệp. Khi tham gia WTO và kinh doanh trong "thế
giới phẳng", các doanh nghiệp phải vượt qua chính mình, phải hiểu biết và thành thạo "luật
chơi" mới, biết liên kết với đối tác đáng tin cậy trên toàn cầu. Trên thực tế, các doanh nghiệp
Việt Nam nhìn chung vẫn còn rất “bỡ ngỡ” với các tiêu chuẩn cho hội nhập như trách nhiệm xã
hội của doanh nghiệp (Corporate Social Responsibility - CSR), an toàn vệ sinh lao động và hệ
thống quản lý môi trường; phong cách làm việc chuyên nghiệp; tính sáng tạo, đổi mới, sẵn sàng
hợp tác.Văn hóa kinh doanh của người Việt Nam cần phải thay đổi theo hướng sẵn sàng liên
kết, hợp tác để đôi bên cùng có lợi thay vì chỉ nghĩ đến quyền lợi của chính bản thân mình. Tinh
thần hợp tác, cùng làm ăn, cùng có lợi, và cùng làm giàu phải được xem trọng và đặt chữ tín lên
hàng đầu để thay đổi một hình ảnh dân tộc Việt Nam chỉ thích làm ăn riêng lẻ, nghĩ đến quyền
lợi của cá nhân thay vì quyền lợi của cả cộng đồng.

3.2. Nâng cao tố chất của doanh nhân Việt Nam
Hội nhập kinh tế quốc tế đẩy mạnh giao lưu văn hoá, các nhà kinh doanh chính là

người tham gia trực tiếp vào quá trình giao lưu văn hoá nói chung và xây dựng văn hoá kinh
doanh nói riêng. Xây dựng văn hoá kinh doanh không chỉ đơn thuần là sự kết hợp giữa kinh
doanh và văn hoá mà cao hơn, nó phải là sự nhập thân của văn hoá vào công tác kinh doanh.
Điều đó có nghĩa là chủ thể - người làm kinh doanh - phải thực sự là những doanh nhân văn
hoá. Trước hết, văn hoá phải là nền tảng tinh thần của đội ngũ doanh nhân Việt Nam, là
hành trang tinh thần để các doanh nhân tham gia cạnh tranh quốc tế. Vì vậy, họ cần phải
trau dồi, tu luyện các tố chất sau:
Có tư duy và tầm nhìn toàn cầu
Thách thức lớn nhất với doanh nhân Việt Nam khi hội nhập kinh tế quốc tế đó là tầm
nhìn và ý thức hội nhập chứ không phải là vốn hay công nghệ. Thiếu vốn có thể vay được,
thiếu công nghệ có thể mua nhưng thiếu tầm nhìn, thiếu ý thức thì rất khó cạnh tranh và
thành công trên trường kinh doanh quốc tế khốc liệt. Điều kiện quyết định để giành được
thắng lợi trong cuộc cạnh tranh, hội nhập kinh tế quốc tế, chính là nâng cao tư duy và tầm
nhìn của mỗi doanh nhân. Tham gia hội nhập, mỗi doanh nhân Việt Nam cũng đồng thời
phải là “doanh nhân toàn cầu", với ý nghĩa là có tầm nhìn toàn cầu, hoài bão toàn cầu, ý chí
kinh doanh toàn cầu, và từ đó, đề ra và quyết định những giải pháp để đưa doanh nghiệp của
mình ra toàn cầu một cách thắng lợi, giảm thiểu những thua thiệt có thể xảy ra. "Tầm nhìn
toàn cầu", đó là một tầm nhìn đủ rộng để bao quát hết thảy mọi vấn đề. Từ đó, họ sẽ góp
phần giải quyết những vấn đề của dân tộc, của thế giới qua các sản phẩm, dịch vụ của mình.
7


Khi họ có một cái nhìn đủ rộng, đủ xa và thực hiện bằng cái đạo kinh doanh nghĩa là dùng
sản phẩm hay dịch vụ của doanh nghiệp mình như là phương tiện để giải quyết các vấn đề
của xã hội, Việt Nam ắt hẳn sẽ có một vị thế xứng đáng trong cuộc đua tranh toàn cầu. Ngày
nay, tầm nhìn của doanh nhân Việt Nam phải là tầm nhìn có tính toán căn cơ dài hạn, có
chiến lược phát triển doanh nghiệp một cách bền vững, không thể chỉ làm ăn nhỏ lẻ, thậm
chí “đánh quả”, làm mất uy tín của sản phẩm và của doanh nghiệp.
Trước cơ hội mới và thách thức mới khi vào WTO, doanh nhân nước ta cần phải
trang bị cho mình tầm nhìn mới - tầm nhìn toàn cầu, để “suy nghĩ lớn”, để “làm lớn”, bởi vì

ngày nay, sản phẩm của mỗi doanh nghiệp đã chịu sự cạnh tranh của thị trường toàn cầu,
khi trên thị trường nước ta, sẽ có đủ các sản phẩm hàng hóa, dịch vụ của cả thế giới, kể cả
trong trường hợp họ chỉ bán sản phẩm ở thị trường Việt Nam thôi thì cũng phải có tư duy và
tầm nhìn toàn cầu. Nếu không có tư duy và tầm nhìn toàn cầu thì doanh nhân Viêt Nam
không thể nào đưa ra chiến lược cho công ty và xây dựng một guồng máy quản lý cho
doanh nghiệp trong bối cảnh hội nhập. Khi có tầm nhìn thì sẽ có khát vọng. Tầm nhìn toàn
cầu sẽ có khát vọng toàn cầu và từ khát vọng lớn đó sẽ tạo ra được các doanh nghiệp lớn
tương xứng
Dám đổi mới, dám làm, chấp nhận mạo hiểm, rủi ro
Chúng ta đều biết dám đổi mới, dám làm, chấp nhận mạo hiểm, rủi ro là những tố
chất hàng đầu, hơn thế là tiêu chuẩn hàng đầu của tinh thần doanh nhân. Chỉ những doanh
nhân, doanh nghiệp dám chuyển đổi những ý tưởng sáng tạo thành những hoạt động đổi
mới, luôn tìm kiếm và nắm bắt cho bằng được các cơ hội do công nghệ và thị truờng mang
lại; dám đối diện với các tập đoàn hùng mạnh nước ngoài, hợp tác và cạnh tranh với họ,
cùng suy nghĩ và hành động với họ mới có thể trưởng thành và phát triển.
Khi hội nhập, yếu tố sáng tạo - đổi mới là yêu cầu quan trọng nhằm tạo ra năng lực
cạnh tranh mới, khi sáng tạo có nghĩa là “đi những con đường người khác chưa đi, làm
những việc mà người khác chưa làm” thì cũng có nghĩa là sự rủi ro trong kinh doanh sẽ tăng
lên, và bao giờ cũng đi liền với mạo hiểm. Người ta đã nói về sự phá sản của các doanh
nghiệp thua lỗ là “sự tàn phá sáng tạo” để thông qua đó các nguồn lực xã hội, kể cả những
doanh nhân đó sẽ được chuyển sang các lĩnh vực kinh doanh khác có hiệu quả hơn.
Để doanh nhân tăng cường tố chất sáng tạo - đổi mới, phải phát triển các cơ sở đào
tạo, cung cấp cho xã hội kiến thức kinh doanh nói chung và cung cấp cho các nhà kinh
doanh những kiến thức kinh doanh chuyên nghiệp. Cho nên, việc phát triển các cơ sở đào
tạo những nhà kinh doanh, những nhà quản lý kinh tế chuyên nghiệp là một việc cấp bách
cần phải làm ngay.
3.3. Tiếp tục cải thiện môi trường kinh doanh
Doanh nghiệp, doanh nhân đang trở thành chủ thể hội nhập. Nền kinh tế hội nhập chỉ
thành công khi doanh nghiệp, doanh nhân được giải phóng, được tập trung đầu óc trí tuệ của
mình cho tư duy sáng tạo, cho việc tìm và nắm bắt cơ hội, cho sự thành công của sự nghiệp

8


kinh doanh. Để doanh nghiệp, doanh nhân Việt Nam hội nhập kinh tế thành công, chúng ta
phải xây dựng môi trường kinh doanh minh bạch trong chính sách để hạn chế nảy sinh tiêu
cực; phải có một hệ thống pháp luật đảm bảo rằng ai đi ngược lại văn hóa kinh doanh ấy sẽ
phải chịu tổn thất về mặt kinh tế nhiều hơn so với những ai tôn trọng và bảo vệ nó.
Doanh nghiệp Việt Nam rất cần sự hỗ trợ của nhà nước trong việc cải tạo môi trường
kinh doanh ngày càng phát triển, thuận lợi cho hoạt động doanh nghiệp như: cơ sở hạ tầng,
hệ thống pháp luật, các chính sách chế độ liên quan; hệ thống thông tin quốc gia. Nhà nước
cần có chính sách, chiến lược phát triển kinh tế phù hợp, nhất quán, đặc biệt là các chính
sách tài chính, tiền tệ, lãi suất, tỷ giá hợp lý, linh hoạt. Chính phủ cũng cần tiếp tục đẩy
mạnh các mối quan hệ ngoại giao để thúc đẩy kinh tế đối ngoại phát triển, tạo cơ hội cho
doanh nghiệp, doanh nhân vươn ra thế giới; tiếp tục tạo điều kiện thuận lợi cho các nhà đầu
tư nước ngoài đầu tư trực tiếp cũng như gián tiếp vào Việt Nam.
Vai trò chủ thể của Nhà nước chính là ở những công việc rất quan trọng: Định
hướng, tạo môi trường pháp lý, quyết định thể chế, chính sách khuyến khích, trợ giúp, cải
cách hành chính, thanh tra, kiểm tra, v.v.. tạo nên năng lực cạnh tranh quốc gia làm nền tảng
cho việc xây dựng và nâng cao năng lực cạnh tranh của mỗi ngành kinh tế và nhất là của
doanh nghiệp. Nhiệm vụ quan trọng nhất của các cơ quan Nhà nước là hết lòng chăm lo cho
doanh nghiệp, không để doanh nghiệp “đơn thương độc mã” trong cuộc chiến.
Các doanh nghiệp muốn xây dựng cho mình được văn hoá kinh doanh ngoài sự nỗ
lực nội tại cũng đòi hỏi môi trường kinh doanh phải được đảm bảo với hệ thống pháp luật
nhất quán, dân chủ, công khai, minh bạch, khả thi và những người thực thi phải nghiêm
minh. Đáng tiếc là hiện nay vẫn còn tồn tại mâu thuẫn giữa yêu cầu một môi trường kinh
doanh thông thoáng, hệ thống pháp luật công khai minh bạch dễ thực thi với tình trạng cố
bám giữ “quyền quản lý” càng nhiều càng tốt và một nền hành chính “hành dân là chính”.
Đòi hỏi doanh nhân nhưng chúng ta cần phải hết sức cởi mở với doanh nhân, trước
hết là về mặt luật pháp. Hiện đang có hai quan điểm về làm luật: Một là luật quy định những
gì được phép làm. Hai là luật chỉ quy định những gì cấm làm. Doanh nhân của chúng ta và

các nhà đầu tư nước ngoài thích quan điểm thứ hai. Nghĩa là Nhà nước chỉ qui định những
cái gì không được làm, còn cái gì không cấm thì doanh nhân có thể làm được.
Hiện nay, hệ thống pháp luật về doanh nghiệp chưa đáp ứng đầy đủ các yêu cầu hội
nhập quốc tế. Cần bổ sung, ban hành thêm các văn bản pháp luật để tạo hành lang kinh
doanh cho doanh nghiệp thông thoáng. Trong các văn bản nên có các hình thức chế tài hay
định hướng về yếu tố đạo lý kinh doanh, văn hóa doanh nghiệp và các điều mang tính phổ
quát đối với doanh nghiệp quốc tế hiện nay. Phải xây dựng một hệ thống pháp lý bền vững
nhưng đủ chi tiết để điều chỉnh hành vi kinh doanh từ khu vực căn bản nhất của nền kinh tế
là lĩnh vực ngân hàng, tài chính đến mũi nhọn của nền kinh tế như công nghiệp và đến sức
sống của nền kinh tế là kinh doanh.
Xây dựng văn hóa kinh doanh Việt Nam là một vấn đề rất khó khăn bởi nó chưa trở
thành hệ thống và phổ biến ở nước ta. Để hội nhập kinh tế thành công, chúng ta phải xây
9


dng vn hoỏ kinh doanh Vit Nam da trờn nhng giỏ tr vn húa truyn thng v hin i,
phi bit tip thu, chn lc nhng giỏ tr tớch cc t nhng nn vn húa kinh doanh hin i
ca cỏc nc trờn th gii ỏp dng phự hp cho riờng mỡnh, bin chỳng thnh li th
cho mỡnh. Hn lỳc no ht, vn hoỏ kinh doanh Vit Nam cn c cng ng doanh
nghip Vit Nam nõng lờn tm chin lc, coi nh mt "ti sn vụ hỡnh" khụng th thiu
bc vo hnh trỡnh mi y thỏch thc. ú l ng lc thnh cụng v cng l hnh trang
quý bỏu khi bc vo nhng sõn chi kinh t ln. Xõy dng vn hoỏ kinh doanh Vit
Nam chớnh l ni dung, bin phỏp quan trng hng u xõy dng, cng c li ni lc, to
t th mi lm tin v im ta cho vic hi nhp ca mi doanh nghip.

TI LIU THAM KHO

1. David H.Maister, Bn sc vn húa doanh nghip, Nxb Thng kờ, H.2005, 301 tr
2. Dng Th Liu (ch nhim) v nnk, Báo cáo tổng hợp đề tài Văn hoá kinh doanh trong
các doanh nghiệp ở Hà Nội, lu tr Phũng qun lý khoa hc, i hc Kinh t Quc dõn,

H.2004, 96 tr.
3. Dng Th Liu, Vai trũ vn hoỏ trong phỏt trin kinh t, Tp chớ Trit hc, s 6, 2004,
tr.55-60.
4. o Duy Quỏt (ch biờn) v nnk, Vn húa doanh nghip, vn húa doanh nhõn trong quỏ
trỡnh hi nhp, Nxb Chớnh tr Quc gia, H.2007, 347tr.
5. Minh Cng, Vn hoỏ kinh doanh v Trit lý kinh doanh, Nxb Chớnh tr quc gia,
H.2001, 300 tr.
6. Fons Trompenaars & Charles Hampden- Turner, Chinh phc cỏc ln súng vn húa, Nxb
Tri thc, H.2006, 444 tr.
7. John P. Kotter & Jamesl. Heskett, Corporate Culture and Performance, The Free Press,
1992, 230 p.
8. Nguyn Hong nh, Vn hoỏ kinh doanh Vit Nam trờn ng phỏt trin v hi nhp,
Tp chớ Hot ng khoa hc, H Ni, s 3, 2005, tr 57-59.
9. Nguyn Trn Bt, Xõy dng nn vn hoỏ kinh doanh, Tp chớ Khoa hc & T quc, s
261, 2005, tr 3-6.
10. Nguyn Thanh H, Xõy dng vn hoỏ doanh nghip trong mụi trng hi nhp, Tp chớ
Ti chớnh doanh nghip, s 3, 2007, tr 38-39.
11. Nguyn Th Mựi, Vn húa kinh doanh: Yu t phỏt trin bn vng ca cỏc ngõn hng
thng mi Vit Nam, Tp chớ Th trng Ti chớnh Tin t, s 16, 2007, tr 44-46.
10


12. Phạm Duy Đức (chủ biên) và nnk, Những thách thức của văn hóa Việt Nam trong quá
trình hội nhập kinh tế quốc tế, Nxb Văn hóa - Thông tin, H.2006, 255 tr.
13. Phòng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam, Doanh nhân Việt Nam thời kỳ đổi mới,
Nxb Chính trị Quốc gia, H.2003, 324 tr.
14. Việt Tuấn, Luật cạnh tranh: Tạo dựng văn hoá kinh doanh, Tạp chí Thuế Nhà nước, Hà
Nội, số 8, 2005, tr 24-25.
15. Vương Quân Hoàng, Văn minh làm giàu và nguồn gốc của cải, NXB Chính trị Quốc
gia, Hà Nội, 2007, 498 tr


11


INTEGRATION AND VIETNAM BUSINESS CULTURE
1. Ass. Prof, PhD. Duong Thi Lieu,
Head of Business Culture Division,National Economics University
2. PhD Candidat Nguyen Van Ha, l‘université d‘Orléans, France.

Business culture development is the goal as well as challenge for most of Vietnam
businesses in the WTO entry and current globalization. The largest challenge is the danger
of underdevelopment, and low level of economic effectiveness and competitiveness. It is the
time to fully understand about the barriers of Vietnam business culture, which helps find
solutions for businesses to be pro-active in integration. The effort ensures a modern business
culture with national character as the foundation for Vietnam long-term development in the
21st century.
1. Business Culture – Essential of Integration
Definition of business Culture
Definition of culture
Culture is a broad definition that 164 different definitions were collected in 1952 by
Kroeber and Kluckolm. Up to now, the number of definitions is still increasing. Among
that, a basic understanding of Edward Tylor has been widely accepted "that complex whole
which includes knowledge, belief, art, morals, law, custom, and any other capabilities and
habits acquired by man as a member of society".
Culture is known to reflect behaviors, thoughts and emotions influenced by learning
and specified for a group of people, not for an individual. Behaviors express actions while
thoughts and emotions curve feeling and knowledge of human. To some extend, culture is
related to the norms or traditional behaviors of a group that created gradually. More
detailed, culture includes default values shared in a group, appointing what is important,
good and bad. The values are consistent with the group rules, that is, rules of behavior

reflects the values and vice versa.
Definition of Business Culture
With this access to culture, it is understood that Business Culture is a system of
values, norms, viewpoints and behaviors created by business subjects in the business
process; representing their reaction with society, nature in a community or area.
Business culture is the culture values closely connected to business performance. The
values are used to evaluate behaviors, and populated across generations of the members as a
12


standard of knowledge, thoughts and feelings in the relation with their matters. Business
culture offers not only criteria for regular performance but framework of viewpoints and
motivation in business.
1.2 Business Culture - Crucial component of global economic integration
Business culture of each country was founded since the appearance of business in the
country’s society. Therefore, business culture itself became the demand of market
civilization and growth. Participating in global economic integration is to accept “multisided development” in which culture plays an important role. If culture guarantees firm
development as the spiritual foundation, business culture would be the soul of business
activities within a nation. On the trend of economic globalization and fierce competition as
present, it is necessary to adapt and self-perfect in cooperation, integration and opportunity
seizing for the solid growth of the nation’s businesses. Then, enterprises in particular and
business community in general should be conscious of building their own business culture.
By integration, the target of most businesses is to obtain competitive advantages
based on the capacity of renovation and adaptation to the new practices. Business culture
would take the crucial roles on goal achievement. In the integration process, we would find
difficulties while competing with large firms in terms of capital, technology, cost and
talents. Then, how would we develop the own competition advantages and being
outstanding? Business culture itself is the important cluster to make Vietnam businesses
different by the prestige, reputation and power for the enterprises. The culture helps make
the best use of individual capacity toward the firm’s strategic goals of success by internal

strength. When integrating, the competition among enterprises becomes the competition of
business culture. The process of renovation, technology modernization, and product renewal
and quality improvement is very essential. However, it is more necessary to create Vietnamcharacterized business culture as the effective method on the current trend of business and
competition. Our firms need not only competitive capacity but culture background.
What is more, a modern business culture is the precondition for a professional
business community who plays the crucial role in market economy and global integration.
As a result, businesses could take the best contribution in national policies of enforcing
industrialization and modernization as well as proactive entry to the international economy.
2. The limitations of Vietnam business culture in integration process
At the situation of integration, a great number of Vietnam businesses have been
mature to survive and grow. The underlying reason is the own culture developed by such
businesses. Yet, some leaders and businesses have not recognized the role and motivation of
culture in economic development, negatively influencing competition capacity of
enterprises and reduce the operation effectiveness. Followings are the major limitations of
Vietnam business culture in integration.
2.1 Inconsistent working style
13


Vietnam businesses have the disadvantages of competition in international market
because of the short-term profit pursuit. The cooperation to satisfy big orders is favorable at
the beginning. After that, enterprises try to be separate and gain their own contract, thus,
they distrust each other and get the individual benefits at any cost. In fact, a great number of
businesses became impossible in producing and trading in the large scale to meet the market
requirement. As shown in the latest report of UNDP about Vietnam’s 200 leading
enterprises, the country has no enterprise ranked at world-level. These enterprises are
similar to small and medium-sided ones in developed countries.
The carelessness in signing and implementing contracts as well as unreasonable
problem solving still exist that become unsuitable in the modern business environment. As a
WTO member, we need to renew the thoughts about business which emphasize on the

consistent performance. The Japanese always research on the goals for 90% certainty and
permit a maximum 10% of adjustment. Meanwhile, Vietnamese make the discussion when
drinking and make the adjustments when working that much differentiates the initial targets.
Businessmen also aware the consistent performance represents professional activities, legal
respect and discipline. It is pity that these norms are not strongly agreed by Vietnam
businesses.
2.2 Short-sighted performance
Another limitation of Vietnam business culture is the restriction of vision and aspires
among the country’s businesses. Started from small-sized agriculture economy, Vietnamese
often own narrow and changing visions, and impatience for a long-term goal. Since lack of
long-sighted vision, the country’s businesses often forget building sustainable objectives
and feasible investment plans. Most of business founders think of only developing their
company as Vietnam leading one, not a global trademark to solve the consumption request
over the world.
Apparently, among the 200 leading enterprises mentioned above, all of them find that
it is years to reach the international standards. With the lack of long-term vision, enterprises
do not invest in the core activities but follow the fashionable trend, even investing in out-offocus areas. While foreign enterprises are making effort to seek the investment opportunities
and long-term benefits in Vietnam, many domestic businesses are finding profits from
speculation in real estate and stock exchange instead of their industry.
2.3 Lack of unity
While foreign firms are very powerful, Vietnam businesses with limited experience
and competitiveness must have the unity. Only Trung Nguyen coffee with the dream of
Vietnam produces trademark cannot be successful if lacking the help of other coffee
businesses. Actually, a number of enterprises could not be open to cooperate and even
express their unfair play and unhealthy competition. As a consequence, the competitive
capacity is weakened by the market share dispute and prestige-harmed tricks.
14


In fact, the matter of enterprise cooperation has been much discussed by various

associations and industries, yet, the relevant offices could make any improvement as
businesses keep habits of individual operation. Setting the cooperation target of codevelopment and mutual benefit, the unity of Vietnam businesses is still at low level. The
enterprises rarely find the same voice of shared utilities for sustainable economic growth.
The industrial and regional connection is not highly evaluated. The policy of economic
group establishment meets some internal barriers like dishonest information about
enterprises with negative impacts cross-industry cooperation; and lack of State regulations
on cooperation.
With the small-scaled production, if the country’s businesses pay no attention at the
cooperation in the domestic market, foreign-invested and joint-venture firms as well as
multi-national group could take the full advantages of cooperation to win market share.
Some FDI companies cooperate with domestic ones to make use of their brands to penetrate
Vietnam market, for example, Pepsi and Kinh Đo; Samsung, LG, Toshiba and Nguyen Kim
electrical supermarket. At present, the best way for Vietnam enterprises of existence and
competition is cooperation with domestic and foreign partners as well.
2.4 Relationship emphasis, dependence and bribe
In Vietnam, relationship emphasis, business relation individualization and
dependence on State protection still exist. A great number of businesses spend time and
money on one or some important members in the partner companies who have the right of
making decisions. Others collude with bad officials in state bodies. Many enterprises
become successful based on wide relationship other than capacity. Getting much benefit
from private relations, even exploiting policies to distort market like export quota
distribution are burning issues in the society. Such benefits are more attractive than the hard
job of investing in new technology or competition capacity.
Most of businessmen recognize that whether relations are good or bad would decide
the success or loss. If building a good relation with the head of partner companies, any
barrier of product and service quality, and even price, would be erased. The lure of privilege
and dependence has become the major worries. The responsibility is partly taken by State
and enterprises as well. The fight against corruption is one of decisive factors to eliminate
such negative phenomenon and recover fair play in the market. This is an aspect of business
culture at society level.

2.5 Prestige disrespect
That trading must keep prestige belongs to business culture since the market was
formed. However, the small-sized business practices do not highly appreciate prestige.
Meanwhile, a commodity economy sees the difference in which product-related factors
named quantity, quality, variety, completing and shipping time. Prestige itself creates great
brands and the brands become a commodity in turn. Keeping prestige is the condition of
success; otherwise businesses would get loss sooner or later.
15


According to some foreign entrepreneurs, Vietnam counter partners often disrespect prestige
and allege objective causes to reject terms of contract, that harm business relations. From
individuals to mechanism, it is no doubt that Vietnamese do not trust Vietnamese. If making choice,
Vietnamese prefer to cooperate with foreigner, especially U.S and E.U, than Vietnam. This would
be the long-term danger for Vietnam economic entities when market-open agreements take into
effect that foreign enterprises in banking, insurance, transportation and other industries are free to
get entry Vietnam.

If Vietnamese managers continue disregarding the importance of prestige, partners’
belief is hardly recalled and the country image would be badly influenced in the future.
Prestige disrespect has made Vietnam businesses miss the chances of penetrating strict
markets. A memorial lesson was recorded in 2006 when the cashew-processing firms
unilaterally terminated contracts as the world cashew price dramatically increased. This
action caused much damage for foreign partners and affected a large number of Vietnam
enterprises with bad reputation.
Besides the above barriers, some out-of-model habits in Vietnam business culture still
exist while professional working style, creativity and willingness of cooperation have not been
formed. Dishonest in business is easily found; even some managers consider an honest business
as unprofitableness. For instance, few seafood-exporting companies add prohibited chemicals to
keep products fresh which banned to import recently by Japan.

All of these limitations have hindered integration process and made troubles while
dealing with foreign partners.
3. Vietnam business culture development toward integration requirements
Regarding the above barriers, there are a number of suggestions for integration and
Vietnam business culture in the coming years.
3.1 Adaptation to international business practices
Economic globalization offers opportunities of international market access, yet, faces
Vietnam businessmen with the fierce and risk environment. Economic integration means
commitments of participating in international market regulated by consistent rules, strict
standard, avoided discrimination, tax reduction, market opening, intellectual property
protection, labor condition and social responsibilities.
International business is based on a variety of general rules and criteria which are socalled achievements of human. Misunderstanding of the rules is not considered as cultural in
business and makes operation difficulties. By integrating, business culture would change to be
challenges that every member has to adapt to new and standardized business process. At higher
level, culture conflicts would be seen within a company. When joining WTO and doing
business in a “flat world”, the enterprises must overcome themselves to obtain full
understanding of new rules and worldwide partnership. In fact, most of Vietnamese businesses
are unfamiliar with integration precondition like Corporate Social Responsibility - CSR, labor
safety, environment management system and flexibility. Vietnam business culture should
16


change into cooperation with mutual benefit other than one’s wealthy, which changes the
viewpoint of Vietnamese who often do not keep their prestige.

3.2 Capacity improvement of Vietnamese businessmen
Global economic integration enhances culture exchange process in which
businessmen directly participate and also help develop business culture. The development is
not simply the combination of business and culture but the interference of culture in
business performance. In other words, the subjects - businessmen - must be cultural ones. At

first, culture is the spiritual foundation for Vietnam business community. Therefore, they
should self-practice and enrich the following characteristics.
Global visions
The largest challenge of Vietnam businesses is integration vision and consciousness
rather than capital or technology. Capital would be mobilized by loans, technology would
be transferred but lack of visions and consciousness creates difficulties in competition and
success in the international market. The prerequisite to win competition in the global
integration is to upgrade enterpreneurs’ vision. When integrating, Vietnamese businessmen
are also global ones who own global vision, global aspiration and global business ideas
toward solutions to reach global market successfully. “Global vision” is broad enough to
cover all issues, thanks to that, they could settle national matters through products and
services. Once business philosophy considered products as means of society administration,
Vietnam deserve to get higher position at the international race. To do that, Vietnamese
vision should be calculated in long-term for strategic development.
Facing new opportunities and challenges of WTO entry, Vietnamese businessmen
should equip global vision as the competition would be more and more harder, that is,
foreign products and services would flood domestic market and local goods must find the
way to penetrate foreign marketplace. Thanks to the vision, they would introduce company
strategy and upgrade management mechanism in the situation of integration.
Be ready for renovation and risk acceptance
It is known that willingness for renovation and risk acceptance are the leading
characteristics of entrepreneurship. Businesses daring to convey ideas to renovation, seize
technology and market chances, face powerful multinational companies by competition and
cooperation would be mature and developed.
By integration, creativity and renovation are important requirements to strengthen
competitive capacity. The requirements mean breakthrough in performance that no one
experienced before, which also contain business risks. It is said that the bankrupt of
unprofitable businesses is “creative destruction” by which social forces would move to more
effective sectors.


17


To facilitate creativity and rennovation of businessmen, training centers should be
developed to provide basic business knowledge for public and professional understandings
for entrepreneurs in particular.
3.3 Business environment improvement
Businesses and enterpreneurs have become integration subjects. Economic
integration is successful only if they are free to concentrate on creative thoughts and
opportunity pursuit. To do that, it is important to acquire transparency in policies for
destructiveness avoidance, and launch an effective legislation system to ensure that culturedisrespecting businesses would suffer much more economic losses than others.
Vietnam businesses all need the state support in business environment improvement
such as infrastructure, legal system, relevant policies and national information system. The
government should have consistent economic development strategies, especially in finance,
monetary, interest and exchange rate. Moreover, the government should strengthen foreign
trade to facilitate domestic companies in export and foreign partners in direct investment as
well as portfolio in Vietnam.
The government plays the crucial role in almost acticvities: Guidance and
establishment of legal environment, institution decision, promotion policies, administration
reform and inspection to create national competitive capacity. The most important task of
State bodies is to support enterprises in the fight of globalization.
Besides internal strengths, enterprises also need consistent, democratic, transparent
and feasible legal system; and the executors must be strict and fair. Yet, conflicts still exist
between expected open environment and officials trying to cling on power and cumbersome
administrative procedure.
The fact requires the government to have open view toward enterprises in terms of
registration at first. There are two view points about policy making: laws regulate what are
permitted and laws regulate what are prohibited. Domestic and local firms prefers the later
one that they could actively perform.
Currently, enterprise legal system has not fully meet the requirements of global

integration. It is need to amend and launch more legal documents to define suitable business
framework, which include international-sense guidance and sanctions related to business
ethics and corporate culture. A sustainable legal system must be developed in detail to
adjust business behaviors in the core industries like baking and finance as well as the
trading and production.

Vietnam business culture development is still a difficulty because of unpopularity in
the country. To be successful in integration, business culture is needed to build from
traditional and modern culture values, heritage of positive aspects from other business
18


cultures for suitable application to make the culture as own advantage. In these decisive
years, it is very important for Vietnam business community to develop business culture as
their strategy and essential “intangible property” while starting a new challenging journey.
What is more, business culture becomes one of success factors and precious assets in the
global playing ground. Obviously, Vietnam business culture development is the vital
measure to enforce internal strengths and generate premises for business integration.

REFERENCES
[1]
David H.Maister, Business Culture Characters, Statistics Publisher, Hanoi,
2005, 301 pages.
[2] Duong Thi Lieu et.al, General report of Business Culture in Hanoi enterprises,
National Economics University, Hanoi, 2004, 96 pages.
[3] Duong Thi Lieu, Role of Culture in Economic Development, Philosophy Magazine,
No.6, 2004, pp.55-60.

19



[4] Dao Duy Quat et. al, Business Culture and Businessman Culture in Integration,
National Politics Publisher, Hanoi, 2007, 347 pages.
[5] Do Minh Cuong, Business Culture and Business Philosophy, National Politics Publisher,
Hanoi, 2001, 300 pages.
[6] Fons Trompenaars & Charles Hampden- Turner, Winning Cultural Waves, Knowledge
Publisher, Hanoi, 2006, 444 pages.
[7] John P. Kotter & Jamesl. Heskett, Corporate Culture and Performance, The Free
Press, 1992, 230 pages.
[8] Nguyen Hoang Anh, Vietnam Business Culture in the process of Development
and Integration, Scientific Activity Magazine, Hanoi, No. 3, 2005, pp. 57-59.
[9] Nguyen Tran Bat, Developing Business Culture, Science and Nation Magazine,
Hanoi, No. 261, 2005, pp. 3-6.
[10] Nguyen Thanh Ha, Developing Corporate Culture in Integrated Environment,
Corporate Finance Magazine, Hanoi, No. 3, 2007, pp. 38-39.
[11] Nguyen Thi Mui, Business Culture: Sustainable Development Factor of Vietnam
Commercial Banks, Monetary Market Magazine, Hanoi, No. 16, 2007, pp. 44-46.
[12] Pham Duy Duc et.al, Challenges of Vietnam culture in Global Economic
Integration, Cuture and Information Publisher, Hanoi, 2006, 255 pages.
[13] Vietnam Chamber of Commerce and Industry (VCCI), Vietnam Businessmen in
Doi moi, , National Politics Publisher, Hanoi, 2003, 324 pages.
[14] Viet Tuan, Competition Law: Forming Business Culture, State Tax Magazine,
Hanoi, No.8, 2005, pp. 24-25.
[15] Vuong Quan Hoang, Enrichment Civilization and the Origin of Wealth, National
Politics Publisher, Hanoi, 2007, 398 pages.

20




×