Tải bản đầy đủ (.pdf) (102 trang)

Điệu Xòe cổ trong đời sống văn hóa của người Thái đen ở Mường Lò, tỉnh Yên Bái trong thời kì 1986 – 2016

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.68 MB, 102 trang )

TRƢỜNG ĐẠI HỌC SƢ PHẠM HÀ NỘI 2
KHOA LỊCH SỬ
======

NGUYỄN THỊ MAI HƢƠNG

ĐIỆU XÒE CỔ TRONG ĐỜI SỐNG VĂN HÓA
CỦA NGƢỜI THÁI ĐEN Ở MƢỜNG LÒ,
TỈNH YÊN BÁI TRONG THỜI KÌ 1986 - 2016

KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC
Chuyên ngành: Lịch sử Việt Nam
Ngƣời hƣớng dẫn khoa học

TS. BÙI NGỌC THẠCH

HÀ NỘI - 2017


LỜI CẢM ƠN

Trong quá trình thực hiện khóa luận, ngoài sự nỗ lực của bản thân, em
xin gửi lời cảm ơn những sự giúp đỡ của các thầy, cô giáo trong khoa Lịch sử
và đặc biệt, em xin bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc tới thầy giáo – TS. Bùi Ngọc
Thạch – ngƣời đã tận tình hƣớng dẫn, chỉ bảo, giúp đỡ em trong quá trình
thực hiện và hoàn thiện khóa luận này.
Qua đây, em cũng xin gửi lời cảm ơn tới cán bộ thƣ viện trƣờng Đại học
sƣ phạm Hà Nội 2 và Thƣ Viện huyện Văn Chấn tỉnh Yên Bái đã giúp đỡ
trong quá trình thu thập tƣ liệu để làm khóa luận.
Em xin cảm ơn sự quan tâm của gia đình và bạn bè đã giúp đỡ em hoàn
thành khóa luận này.


Em xin chân thành cảm ơn!
Hà Nội, Ngày 03 tháng 05 Năm 2017
Tác giả khóa luận

Nguyễn Thị Mai Hƣơng


LỜI CAM ĐOAN
Em xin cam đoan những nội dung mà em đã trình bày trong khóa luận
này là kết quả nghiên cứu của bản thân em dƣới sự hƣớng dẫn của thầy giáo,
TS. Bùi Ngọc Thạch. Những nội dung này không trùng lặp với kết quả nghiên
cứu của các tác giả khác.
Em xin chịu trách nhiệm về kết quả nghiên cứu của cá nhân mình trong
khóa luận này.
Hà Nội, Ngày 03 tháng 05 Năm 2017
Tác giả khóa luận

Nguyễn Thị Mai Hƣơng


MỤC LỤC
MỞ ĐẦU ........................................................................................................... 1
1. Lý do chọn đề tài ........................................................................................... 1
2. Lịch sử nghiên cứu vấn đề ............................................................................ 3
3. Đối tƣợng và phạm vi nghiên cứu................................................................. 7
4. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu ................................................................ 7
5. Nguồn tài liệu và phƣơng pháp nghiên cứu .................................................. 8
6. Đóng góp của đề tài....................................................................................... 9
7. Kết cấu của đề tài .......................................................................................... 9
Chƣơng 1. SỰ HÌNH THÀNH ĐIỆU XÒE CỔ CỦA NGƢỜI THÁI ĐEN

Ở MƢỜNG LÕ TRƢỚC NĂM 1986 ............................................................. 10
1.1. CƠ SỞ RA ĐỜI CỦA ĐIỆU XÒE CỔ CỦA NGƢỜI THÁI ĐEN Ở
MƢỜNG LÕ TRƢỚC NĂM 1986 ................................................................. 10
1.1.1. Điều kiện tự nhiên ................................................................................. 10
1.1.2. Điều kiện kinh tế - xã hội ...................................................................... 13
1.1.3. Văn hóa ................................................................................................. 17
1.2. TỔNG QUAN VỀ ĐIỆU XÒE CỔ CỦA NGƢỜI THÁI ĐEN Ở
MƢỜNG LÕ TRƢỚC NĂM 1986 ................................................................. 19
1.2.1. Điệu Xòe cổ bắt nguồn từ hình thức sơ khai trong các điệu múa dân
gian Thái trƣớc 1986 ....................................................................................... 19
1.2.2. Hoạt động của điệu Xòe cổ ở Mƣờng Lò trƣớc năm 1986 ................... 21
Chƣơng 2. HOẠT ĐỘNG DUY TRÌ, PHÁT TRIỂN ĐIỆU XÒE CỔ
TRONG ĐỜI SỐNG CỦA NGƢỜI THÁI ĐEN Ở MƢỜNG LÒ TRONG
THỜI KÌ 1986 - 2016 ...................................................................................... 24
2.1. CHỦ TRƢƠNG DUY TRÌ VÀ PHÁT TRIỂN ĐIỆU XÒE CỔ Ở
TỈNH YÊN BÁI TRONG THỜI KÌ 1986 - 2016 ........................................... 24


2.1.1. Chủ trƣơng của Đảng và Nhà nƣớc về duy trì và phát triển bản sắc
văn hóa dân tộc................................................................................................ 24
2.1.2. Chủ trƣơng của tỉnh Yên Bái về duy trì và phát triển điệu Xòe cổ ...... 27
2.2. HOẠT ĐỘNG DUY TRÌ VÀ PHÁT TRIỂN ĐIỆU XÒE CỔ Ở
MƢỜNG LÒ ................................................................................................... 30
2.2.1. Hoạt động duy trì, bảo tồn điệu Xòe cổ của ngƣời Thái đen ở
Mƣờng Lò trong thời kì 1986 – 2016 ............................................................. 30
2.2.2. Sƣu tầm các điệu Xòe cổ trong dân gian, khai thác những nguồn tài
liệu về điệu Xòe cổ .......................................................................................... 32
2.2.3. Tổ chức các hình thức học tập, khôi phục điệu Xòe cổ ........................ 34
2.2.4. Tổ chức các hoạt động biểu diễn điệu Xòe cổ ...................................... 36
2.2.5. Tổ chức in ấn tài liệu, phát hành băng đĩa về điệu Xòe cổ ................... 38

2.3. NHỮNG THUẬN LỢI VÀ KHÓ KHĂN TRONG HOẠT ĐỘNG
DUY TRÌ, BẢO TỒN ĐIỆU XÒE CỔ Ở MƢỜNG LÒ ................................ 40
2.3.1. Thuận lợi ............................................................................................... 40
2.3.2. Khó khăn ............................................................................................... 41
Chƣơng 3. ĐẶC ĐIỂM VÀ VAI TRÒ CỦA ĐIỆU XÒE CỔ Ở MƢỜNG
LÒ TRONG THỜI KÌ 1986 - 2016 ................................................................ 45
3.1. ĐẶC ĐIỂM .............................................................................................. 45
3.1.1. Sáu điệu Xòe cổ là cái nôi khởi nguồn của 36 điệu Xòe Thái Tây
Bắc ................................................................................................................... 45
3.1.2. Xòe cổ chứa đựng triết lý âm - dƣơng, đất - trời, lửa - nƣớc và ý
nghĩa nhân sinh cao cả .................................................................................... 51
3.1.3. Xòe cổ có mối liên hệ mật thiết với tín ngƣỡng cầu mùa nói lên khát
vọng về tình yêu đôi lứa .................................................................................. 54
3.1.4. Điệu Xòe cổ là sự kết hợp của các thế tay chân cơ bản và nhạc cụ
đặc trƣng của Xòe cổ....................................................................................... 56


3.1.5. Điệu Xòe cổ là một thành tố văn hóa dân gian của tộc ngƣời Thái,
là sự sáng tạo và tích luỹ trong quá trình lịch sử phát triển của tộc ngƣời
làm nên nhiều giá trị văn hóa. ......................................................................... 61
3.2. VAI TRÒ .................................................................................................. 64
3.2.1. Xòe cổ góp phần gắn kết bền vững của cộng đồng trong đời sống
tinh thần của ngƣời Thái đen ở Mƣờng Lò ..................................................... 64
3.2.2. Xòe cổ có tác dụng giáo dục tình yêu thiên nhiên, cuộc sống, lao
động, quê hƣơng của ngƣời Thái đen ở Mƣờng Lò ........................................ 67
3.2.3. Xòe cổ góp phần làm phong phú thêm kho tàng văn hóa dân gian
của dân tộc ....................................................................................................... 69
3.2.4. Xòe cổ là cầu nối quảng bá hình ảnh con ngƣời và đất nƣớc Việt
Nam với khu vực và thế giới ........................................................................... 71
KẾT LUẬN ..................................................................................................... 74

TÀI LIỆU THAM KHẢO ............................................................................... 77
PHỤ LỤC


MỞ ĐẦU
1. Lý do chọn đề tài
“Muốn ăn gạo trắng nước trong
Vượt qua đèo Ách vào trong Mường Lò”
(Dân ca Thái)
Không chỉ có gạo trắng nƣớc trong, Mƣờng Lò, tỉnh Yên Bái còn níu
chân ngƣời đến bằng những điệu Xòe nồng say. Nói tới Mƣờng Lò ngƣời ta
luôn nhớ đến một vùng đất sơn thủy hữu tình, giàu bản sắc văn hóa dân tộc,
đặc biệt là văn hóa Thái. Trong đại gia đình các dân tộc Việt Nam, dân tộc
Thái đứng thứ ba về dân số sau ngƣời Việt (Kinh) và ngƣời Tày. Việc nghiên
cứu về văn hóa Thái đã trở thành mối quan tâm lớn không chỉ đối với một
quốc gia (nhƣ Việt Nam) mà còn đƣợc các quốc gia trong khu vực và trên thế
giới cùng quan tâm. Những cuộc hội thảo quốc tế về Thái học đã chứng minh
rõ điều đó. Những đặc trƣng về lịch sử, kinh tế, văn hóa, xã hội của ngƣời
Thái ở Việt Nam đã đƣợc tái hiện khá phong phú trong những công trình ấy.
Tuy vậy, phạm vi nghiên cứu thƣờng tập trung ở một số khu vực nhƣ Tây Bắc
(Sơn La, Lai Châu), Bắc Trung Bộ (Thanh Hóa, Nghệ An) mà ít chú ý đến
nơi khác có ngƣời Thái cƣ trú.
Ở tỉnh Yên Bái, ngƣời Thái (cả Thái đen và Thái trắng) chiếm 6% dân
số toàn tỉnh tập trung đông nhất ở huyện Văn Chấn, thị xã Nghĩa Lộ và
huyện Mù Căng Chải. Đặc biệt, ngƣời Thái đen tập trung đông tại cánh đồng
Mƣờng Lò rộng 2300 ha. Địa danh Mƣờng Lò đã quen thuộc trong câu
“Nhất Thanh, nhì Lò, tam Than, tứ Tấc” và gần đây đã đƣợc các nhà nghiên
cứu chỉ ra rằng đây là một trong những trung tâm cƣ trú của ngƣời Thái đen
ở Việt Nam.
Ai đã một lần đến Tây Bắc, đặc biệt là đặt chân đến đất Mƣờng Lò mà

chƣa đƣợc đắm mình trong các điệu Xòe nồng say với các cô gái Thái thì

1


chuyến đi ấy dƣờng nhƣ chƣa trọn vẹn. Xòe để mùa màng bội thu, cây đơm
hoa kết trái, Xòe trong say đắm tình ngƣời. Khi ta lẫn vào vòng Xòe mới cảm
nhận đƣợc sự quyến rũ khó lƣờng của Xòe tay cầm tay quyện tròn xung
quanh đống lửa hồng rực sáng. Ở Mƣờng Lò có Xòe Mƣờng, Xòe Tày và Xòe
Thái. Múa Xòe của mỗi dân tộc nơi đây đều có nét độc đáo riêng. Truyền
thống Xòe Thái nổi bật hơn, trầm bổng hơn, có nhạc nền cho ngƣời múa.
Thực tế cuộc sống và những ƣớc mơ khát vọng đƣợc diễn ra sinh động, tinh tế
trong những động tác Xòe. Sức hấp dẫn của Xoè chính là sự sôi nổi, gần gũi,
đậm hơi thở cuộc sống. Xoè vòng thu hút đƣợc tất cả mọi ngƣời, không phân
biệt già hay trẻ, lạ hay quen, mọi ngƣời nắm tay nhau thân ái.
Vì vậy, Xoè vòng thu hút cả khách du lịch trong và ngoài nƣớc với số
lƣợng lớn tham gia, tạo ra không gian văn hóa Mƣờng Lò. Từ các điệu Xoè
cổ, các nghệ nhân dân gian phát triển thành 36 điệu Xoè nhƣ điệu Xòe múa
nón, múa chai, hái rau, múa sạp, múa ống… Truyền thống văn hóa vẫn tiếp
biến trong cuộc sống hôm nay. Mƣờng Lò cũng là nơi lƣu giữ những điệu
Xòe cổ một trong những nét đặc sắc của đồng bào dân tộc Thái đen, Xòe cổ
chính là sự thăng hoa của văn hóa dân gian có giá trị vật thể và phi vật thể
quan trọng cần đƣợc bảo tồn và phát triển. Mặc dù Xòe cổ đã và đang đƣợc
nỗ lực bảo tồn và phát triển nhƣng vẫn không thể tránh khỏi nguy cơ Xòe cổ
bị mai một dần theo thời gian.
Việc nghiên cứu về điệu Xòe cổ của ngƣời Thái đen ở Mƣờng Lò có ý
nghĩa to lớn:
Về mặt lý luận: Làm sáng tỏ đƣờng lối của Đảng ta trong duy trì, bảo
tồn, phát huy những giá trị văn hóa dân tộc. Mối quan hệ giữa phát triển kinh
tế trong thời kỳ công nghiệp hóa, hội nhập quốc tế với giữ gìn bản sắc văn

hóa dân tộc.

2


Về thực tiễn: Nêu bật lên đƣợc thực trạng hoạt động duy trì, bảo tồn,
phát triển về điệu Xòe cổ của ngƣời Thái đen ở Mƣờng Lò trong thời kỳ 1986
– 2016. Những thuận lợi và khó khăn trong việc duy trì và bảo tồn phát triển
làn điệu Xòe cổ trong thời kỳ đổi mới.
Mặc dù đã có nhiều tác giả, tác phẩm nghiên cứu về điệu Xòe cổ của
ngƣời Thái đen, nhƣng chƣa có tác phẩm, công trình nào đi sâu về điệu Xòe
cổ của ngƣời Thái đen ở Mƣờng Lò trong thời kỳ 1986 – 2016. Việc nghiên
cứu về vấn đề này rất cần thiết. Vì vậy, em đã quyết định lựa chọn đề tài
“Điệu Xòe cổ trong đời sống văn hóa của ngƣời Thái đen ở Mƣờng Lò,
tỉnh Yên Bái trong thời kì 1986 – 2016” làm đề tài khóa luận tốt nghiệp của
mình, với mong muốn góp sức mình để giữ gìn những giá trị văn hóa truyền
thống cho quê hƣơng.
2. Lịch sử nghiên cứu vấn đề
Việc nghiên cứu về điệu Xòe cổ ở tỉnh Yên Bái đã đƣợc sự chú ý của
nhiều nhà khoa học. Với quá trình lịch sử phát triển lâu dài và tính phong phú,
đa dạng, độc đáo của mình, văn hóa và lịch sử dân tộc Thái ở Mƣờng Lò đã
đƣợc đông đảo các nhà khoa học trong và ngoài nƣớc qua tâm nghiên cứu từ
nhiều năm nay. Những tác phẩm đầu tiên nhắc đến ngƣời Thái đen ở vùng
Mƣờng Lò, Yên Bái sớm nhất và khái quát nhất nhƣ một số tác phẩm:
- Viết về Mƣờng Lò có công trình của Hội văn nghệ dân gian Việt Nam
“Tìm hiểu một số tục cúng vía của người Thái đen ở Mường Lò” của nhóm
tác giả Hoàng Thị Hạnh - Lò Văn Biến - Nguyễn Mạnh Hùng. Hai cuốn sử thi
của ngƣời Thái là “Quắm tố mương” (Kể chuyện bản mƣờng) và “Táy pú
xấc” (Dõi theo bƣớc đƣờng chinh chiến của các ông) là 2 tác phẩm đã dựng
lên quá trình di cƣ - tụ cƣ và sinh sống của ngƣời Thái đen. Những công trình

trên ít nhiều có nghiên cứu về một số mặt của văn hóa Mƣờng Lò, nhƣng

3


chƣa đi sâu vào nghiên cứu có hệ thống, chi tiết về Xòe cổ của ngƣời Thái
đen nơi đây.
- Tác giả Lê Quý Đôn đã viết cuốn “Kiến văn tiểu lục” vào năm 1777,
trong tác phẩm này các tác giả viết nhiều về vùng nhiều tộc ngƣời khác nhau
trên đất Hƣng Hóa trong đó có vùng Mƣờng Lò, các tác giả có đề cập đến
việc ở vùng này này có tộc ngƣời Thái (với 2 nghành Thái đen và Thái trắng)
và điểm sơ qua một số phong tục của họ mà chƣa đào sâu nghiên cứu cụ thể
về các truyền thống văn hóa nói chung cũng nhƣ điệu Xòe cổ nói riêng của
ngƣời dân tộc Thái đen ở nơi đây.
- Theo thống kê của Giáo sƣ, Tiến sĩ Shigêharu Tanabê (ngƣời Nhật
Bản) thì cuối thế kỉ XIX đến năm 1991 đã có 1.303 tác giả viết về các tộc
ngƣời nói tiếng Thái. Nội dung các bài viết đó đã đề cập đến các lĩnh vực liên
quan tới ngƣời Thái ở Đông Nam Á.
- Năm 1987, tác giả Cầm Trọng đã viết cuốn “Người Thái ở Tây Bắc
Việt Nam”. Nghiên cứu lịch sử, kinh tế, xã hội, tập quán của ngƣời Thái ở
Tây Bắc Việt Nam. Có thể khẳng định, đây là công trình của tác giả Việt Nam
đầu tiên giới thiệu khá sâu sắc về văn hóa, phong tục tập quán của ngƣời Thái
Tây Bắc nƣớc ta. Nhƣng tác giả mới chỉ đề cập sơ qua về điệu Xòe cổ của
ngƣời Thái đen ở Mƣờng Lò.
- Thấy đƣợc giá trị văn hóa, lịch sử, và dân tộc học của cộng đồng các
tộc ngƣời ngữ hệ Thái - Kadai, từ hơn 20 năm nay (1991) Viện Việt Nam học
và khoa học phát triển - Đại học quốc gia Hà Nội đã sáng lập chƣơng trình
Thái học nhằm nghiên cứu những đặc điểm về quá trình tộc ngƣời, mối quan
hệ văn hóa tộc ngƣời, không gian văn hóa và các mối quan hệ của cộng đồng
trong khu vực Tây Bắc Việt Nam. Từ đó tới nay đã tổ chức đƣợc sáu Hội thảo

khoa học. Qua đó góp phần khẳng định hơn nữa ngƣời Thái - Kadai nói chung
và văn hóa Thái nói riêng đã đƣợc nhiều nhà khoa học quan tâm. Một điều

4


quan trọng nữa đƣợc khẳng định là đây là một môi trƣờng hết sức ý nghĩa
nhằm bảo tồn bản sắc văn hóa của các tộc ngƣời nói tiếng Thái ở thế giới và
Việt Nam.
- Tác phẩm“Văn hóa Thái Việt Nam” của nhóm tác giả Cầm Trọng,
Phan Hữu Dật, nhà xuất bản văn hóa dân tộc Hà Nội năm 1995, công trình
này giới thiệu tổng quát về ngƣời Thái và Thái học, về văn hóa Thái trong cội
nguồn chung của Việt Nam và Đông Nam Á và mối quan hệ giữa văn hóa
Thái với văn hóa các dân tộc nói ngôn ngữ Môn - Khơme ở Tây Bắc Việt
Nam, trong đó có nhắc tới ngƣời Thái đen ở Mƣờng Lò.
- Năm 1995, Phạm Hữu Dật đã viết cuốn “Những hiểu biết về người
Thái ở Việt Nam” đƣợc xuất bản bởi nhà xuất bản văn hóa dân tộc, với nội
dung là giới thiệu văn hóa Thái trong lịch sử, sự phân chia các vùng văn hóa,
các nhóm địa phƣơng, nơi cƣ trú, sinh hoạt kinh tế, sinh hoạt ăn uống, ở, mặc,
đi lại, quan hệ gia đình, xã hội. Tuy nhiên lại chƣa đề cập sâu sắc về làn điệu
Xòe cổ ở Mƣờng Lò.
- Năm 2002, tác giả R.Rô-ber đã xuất bản cuốn “Nhận xét về người Tày
Đèng và Lang Chánh”. Đây là công trình nghiên cứu về địa lý, về con ngƣời
và một số phong tục của ngƣời Thái ở Lang Chánh - Thanh Hóa. Đặc biệt
tác giả đã dày công quan sát văn hóa con ngƣời nơi đây và đƣa ra những
đánh giá, nhận xét khá thú vị về phong cách sinh hoạt, đời sống thƣờng
ngày, về văn hóa tâm linh của ngƣời Thái ở Lang Chánh, Thanh Hóa và một
số tỉnh vùng Tây Bắc. Nhƣng hạn chế của tác giả là chƣa đi sâu vào nghiên
cứu về sự phàn triển của làn điệu Xòe cổ của Ngƣời Thái đen ở Mƣờng Lò
qua các thời kỳ.

- Có thể kể tên các tác phẩm nhƣ: tác giả Trần Bình trong tác phẩm “Văn
hóa các dân tộc thiểu số vùng Tây Bắc”, NXB Khoa học xã hội, Hà Nội xuất
bản năm 2007, đã đi sâu nghiên cứu về văn hóa các tộc ngƣời thiểu số vùng

5


Tây Bắc, trong đó có dân tộc Thái. Công trình này mang tính chất tổng quan
về lịch sử cƣ trú, văn hóa, xã hội, kinh tế…. Của ngƣời Thái ở Tây Bắc từ khi
di cƣ vào Việt Nam, công trình này có nhắc tới Mƣờng Lò là quê tổ của ngƣời
Thái đen nhƣng chỉ khái quát chung về vùng đất này mà chƣa đi sâu nghiên
cứu về điệu Xòe cổ.
Nhƣ vậy, thông qua các công trình nghiên cứu ở trên, cho chúng ta hình
dung sự ƣu ái, quan tâm đặc biệt của các nhà nghiên cứu, các nhà sƣu tầm về
văn hóa Thái. Đồng thời góp phần quan trọng cho việc giới thiệu và bảo tồn
bản sắc văn hóa cộng đồng Thái song hành cùng nền văn hóa của đại gia đình
dân tộc Việt Nam.
Ở Yên Bái, ngƣời Thái đen ở Mƣờng Lò là một trong những tộc ngƣời
tiêu biểu. Tuy nhiên việc nghiên cứu về ngƣời Thái đen nơi đây chƣa đƣợc
quan tâm đúng mức. Từ trƣớc tới nay hầu nhƣ chƣa có công trình nghiên cứu
chuyên khảo nào nghiên cứu một cách toàn diện, có hệ thống về văn hóa Thái
ở Mƣờng Lò, chỉ có một số công trình nghiên cứu về ngƣời Thái ở Tây Bắc
có nhắc tới ngƣời Thái ở Mƣờng Lò nhƣng chỉ dừng lại ở mức độ so sánh,
liên hệ sơ lƣợc. Những công trình trên có thể đề cập đến điệu Xòe cổ của
ngƣời Thái đen nhƣng không đi sâu vào nghiên cứu về Xòe cổ của ngƣời Thái
đen ở Mƣờng Lò mà chỉ dừng lại ở mức độ khái quát một cách sơ lƣợc về
Xòe của ngƣời Thái Tây Bắc.
Vì vậy, đây là những tài liệu tham khảo vô cùng quý báu giúp tôi tham
khảo, học tập, kế thừa thành tựu của các nhà khoa học đi trƣớc, tạo điều kiện
cho tôi nghiên cứu đề tài: “Điệu Xòe cổ trong đời sống văn hóa của ngƣời

Thái đen ở Mƣờng Lò, tỉnh Yên Bái trong thời kì 1986 – 2016”.

6


3. Đối tƣợng và phạm vi nghiên cứu
3.1. Đối tượng nghiên cứu:
Khóa luận nghiên cứu về vấn đề điệu Xòe cổ của ngƣời dân tộc Thái đen
ở Mƣờng Lò, với một đề tài cụ thể là:“Điệu Xòe cổ trong đời sống văn hóa
người dân tộc Thái đen ở Mường Lò, tỉnh Yên Bái trong thời kì 1986 - 2016”.
3.2. Phạm vi nghiên cứu:
- Phạm vi về thời gian: Từ năm 1986 đến năm 2016.
- Phạm vi về không gian là: Là địa bàn vùng đồng bào dân tộc Thái đen
ở Mƣờng Lò mà hiện nay là khu vực thị xã Nghĩa Lộ và huyện Văn Chấn,
tỉnh Yên Bái.
4. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu
4.1. Mục đích nghiên cứu:
Nghiên cứu đề tài này, tôi thực hiện mục đích sau đây:
- Làm rõ giá trị to lớn của điệu Xòe cổ trong đời sống văn hóa của ngƣời
Thái đen ở Mƣờng Lò, tỉnh Yên Bái trong thời kỳ 1986 - 2016
- Nêu lên đƣợc những thuận lợi và khó khăn của hoạt động Xòe cổ hiện
nay
- Rút ra những đặc điểm, vai trò của Xòe cổ của ngƣời Thái đen trong
thời kì 1986 – 2016.
4.2. Nhiệm vụ nghiên cứu:
- Trình bày sự hình thành hoạt động của điệu Xòe cổ của ngƣời Thái đen
ở Mƣờng Lò trƣớc năm 1986.
- Nêu rõ hoạt động duy trì, phát triển điệu Xòe cổ của ngƣời Thái đen ở
Mƣờng Lò trong thời kỳ 1986 – 2016.
- Rút ra những đặc điểm, vai trò của điệu Xòe cổ trong thời kỳ 1986 –

2016.

7


5. Nguồn tài liệu và phƣơng pháp nghiên cứu
5.1. Nguồn tài liệu
Để hoàn thành khóa luận tốt nghiệp này, tôi khai thác các nguồn tài liệu
chủ yếu nhƣ sau:
- Nguồn tài liệu thứ nhất: Tài liệu văn kiện của Đảng: Do Nhà xuất bản
Chính trị quốc gia Hà Nội xuất bản đã đăng tải các văn kiện của Đảng qua các
kỳ Đại Hội, trong đó thể hiện rõ đƣờng lối của Đảng về đổi mới đất nƣớc,
nhất là đƣờng lối duy trì, bảo tồn bản sắc văn hóa dân tộc.
- Nguồn tài liệu thứ hai: Là các cuốn thông sử, lịch sử Việt Nam
- Nguồn tài liệu thứ ba: Tài liệu lịch sử địa phƣơng: Lịch sử Đảng bộ
tỉnh Yên Bái từ năm 1986 – 1996, Lịch sử Đảng bộ tỉnh Yên Bái từ 1996 –
2000. Trong đó có đề cập đến những chủ trƣơng, chính sách, biện pháp của
tỉnh Yên Bái về duy trì, bảo tồn làn điệu Xòe cổ.
- Nguồn tài liệu thứ tƣ: Là các tài liệu chuyên sâu: Đó là những bài viết,
nghiên cứu trên các sách, báo về văn hóa đặc biệt là điệu Xòe cổ của ngƣời
dân tộc Thái đen ở Mƣờng Lò, tỉnh yên Bái. Những báo cáo của thị xã Nghĩa
Lộ và huyện Văn Chấn về dân số các tộc ngƣời trong huyện, diện tích đất đai,
tình hình văn hóa.
- Nguồn tài liệu thứ năm: Tài liệu điền giã: Tƣ liệu do đồng bào dân tộc
Thái đen, các nhà nghiên cứu văn hóa dân gian, nghiên cứu lịch sử địa
phƣơng cung cấp, những tranh ảnh thu thập đƣợc liên quan đến Xòe cổ.
Ngoài ra, còn trực tiếp quan sát những điệu Xòe cổ của ngƣời dân tộc Thái
đen nơi đây.
5.2. Phương pháp nghiên cứu
- Dựa vào quan điểm và phƣơng pháp luận của Chủ nghĩa Mác – Lênin

và tƣ tƣởng Hồ chí Minh về lịch sử.
- Sử dụng phƣơng pháp lịch sử kết hợp với phƣơng pháp loogic, trong đó
phƣơng pháp lịch sử là phƣơng pháp chủ yếu.

8


- Sử dụng phƣơng pháp tổng hợp, so sánh, đối chiếu để xác minh sự
kiện.
- Thực hiện phƣơng pháp điền giã để khai thác tƣ liệu.
6. Đóng góp của đề tài
Nghiên cứu đề tài này, bài khóa luận tốt nghiệp có 1 số đóng góp nhƣ:
- Thu thập, sƣu tầm đƣợc những tài liệu phim ảnh và điệu Xòe cổ của
ngƣời Thái đen ở Mƣờng Lò tỉnh Yên Bái.
- Khái quát về sự hình thành, hoạt động của điệu Xòe cổ của ngƣời Thái
đen trƣớc năm 1986
- Nêu rõ hoạt động bảo tồn, phát triển của điệu Xòe của ngƣời Thái đen
ở Mƣờng Lò thời kỳ 1986 – 2016
- Rút ra những đặc điểm, vai trò của điệu Xòe cổ của ngƣời Thái đen ở
Mƣờng Lò trong thời kỳ 1986 - 2016
7. Kết cấu của đề tài
Ngoài phần mở đầu, kết luận, tài liệu tham khảo, phụ lục, bài khóa luận
gồm có 3 chƣơng:
Chương 1. Sự hình thành điệu Xòe cổ của ngƣời dân tộc Thái đen ở
Mƣờng Lò trƣớc 1986
Chương 2. Hoạt động bảo tồn, phát triển Xòe cổ trong đời sống của
ngƣời Thái đen ở Mƣờng Lò trong thời kì mới 1986 – 2016
Chương 3. Đặc điểm và vai trò của làn điệu Xòe cổ ở Mƣờng Lò trong
thời kì mới 1986 – 2016


9


Chƣơng 1
SỰ HÌNH THÀNH ĐIỆU XÒE CỔ CỦA NGƢỜI THÁI ĐEN Ở
MƢỜNG LÒ TRƢỚC NĂM 1986
1.1. CƠ SỞ RA ĐỜI CỦA ĐIỆU XÒE CỔ CỦA NGƢỜI THÁI ĐEN Ở
MƢỜNG LÒ TRƢỚC NĂM 1986
1.1.1. Điều kiện tự nhiên
Mƣờng Lò thuộc thị xã Nghĩa Lộ. Thị xã Nghĩa Lộ nằm ở phía Tây tỉnh
Yên Bái, cách trung tâm tỉnh lỵ 84 km theo quốc lộ 32 về phía Bắc, phía
Đông, phía Nam giáp huyện Văn Chấn, phía Tây giáp huyện Trạm Tấu tỉnh
Yên Bái. Nằm ở trung tâm vùng lòng chảo Mƣờng Lò rộng lớn, thị xã có địa
hình tƣơng đối bằng phẳng, theo hƣớng nghiêng từ Tây sang Đông, từ Nam
lên Bắc, độ cao trung bình 250 m so với mặt nƣớc biển, xung quanh là những
dãy núi cao bao bọc.
Cách thành phố Yên Bái 80 km về phía Tây. Mƣờng Lò nằm gọn trong
lòng chảo thị xã Nghĩa Lộ và huyện Văn Chấn. Miền Tây vùng lòng chảo
Mƣờng Lò là nơi hội cƣ của hơn 10 dân tộc khác nhau cùng chung sống:
Thái, Mƣờng, Tày, Kinh, Nùng, Mông...., các dân tộc đã góp sức mình để tạo
dựng nét độc đáo trong văn hóa dân tộc có một không ở khu vực miền Tây
hoa ban trắng này. Mƣờng Lò đƣợc bao bọc bở dãy Hoàng Liên ngàn năm
mây trắng, là điểm mút của dãy Hoàng Liên dài 180 km, rộng 30km. Từ lâu,
nơi đây đã đƣợc coi nhƣ vùng đồng bằng lớn thứ hai của vùng Tây Bắc, chỉ
sau Mƣờng (Mƣờng Thanh - Điện Biên), đứng trên hai cánh đồng nổi tiếng
khác là Mƣờng Than (Than Uyên - Lai Châu) và Mƣờng Tấc (Phù Yên - Sơn
La), là một vùng núi hùng vĩ, lên thơ. Mảnh đất rộng chƣa đầy 3000 ha này là
nơi sinh sống của ngƣời dân tộc Thái đen chiếm hơn 44% dân số, cùng số dân
lên tới 27.000 ngƣời. “Theo tác giả Cầm Trọng trong tác phẩm “Người Thái


10


ở Tây Bắc Việt Nam” thì ở Mường Lò xưa bao gồm ba mường trung tâm là:
Mường Lò Luông, Mường Lò Cha, Mường Lò Da và các mường nhỏ xung
quanh như: Mường Hồng, Mường Hằng (nay thuộc huyện Trấn Yên, tỉnh
Yên Bái), Mường Nặm, Mường Piu (nay là xã Thượng Bằng La, huyện Văn
Chấn, tỉnh Yên Bái), Mường Pục, Mường Mẻng (nay là xã Đại Lịch, huyện
Văn Chấn, tỉnh Yên Bái), Mường Min (nay là xã Gia Hội, huyện Văn Chấn,
tỉnh Yên Bái), Mường Lùng (nay là xã Tú Lệ, huyện Văn Chấn tỉnh Yên
Bái)” [19, tr.9].
Mƣờng Lò thuộc phía Tây của tỉnh Yên Bái nơi có địa hình đa dạng và
nhiều con suối, mƣơng, ngòi. Vùng lòng chảo này đƣợc hình thành do sự
chênh lệch về độ cao của dãy núi và sự chia cắt đột ngột của dãy Hoàng Liên
từ Nghĩa Lộ đến đèo Lũng Lô, nơi có đƣờng Yên Bái - Sơn La chạy qua - để
lại một vùng đồi thấp tỏa rộng từ hữu ngạn sông Hồng tới tả ngạn sông Đà tạo
ra những thung lũng và bồn địa đƣợc phù sa bồi đắp khá rộng ở Tú Lệ, Gia
Hội và Mƣờng Lò.
Cánh đồng Mƣờng Lò rộng khoảng 2300 ha, địa thế dốc dần từ phía nam
xuống phía bắc. Độ cao tuyệt đối so với mực nƣớc biển từ 260 đến 280 mét.
Cao nhất là vùng lòng chảo là đại bàn của xã Phúc Sơn, Thạch Lƣơng (thuộc
huyện Văn Chấn), thấp nhất là xã Sơn A, Sơn Lƣơng (thuộc thị xã Nghĩa Lộ).
Đồng bằng Mƣờng Lò, phía Đông có dãy núi Bu và núi Dông, phía Tây là
dãy núi Sà Phình, hai dãy núi này vòng ra nhƣ một vành đai kiên cố bảo vệ 9
xã vùng đồng bằng Mƣờng Lò. Nhìn từ trên cao xuống, theo quan niệm xƣa,
đây là thế “tả Thanh Long – hữu Bạch Hổ”, một thế địa hình để dựng nghiệp
muôn đời.
Cánh đồng Mƣờng Lò đƣợc thiên nhiên ƣu đãi với hệ thống sông ngòi
phong phú chảy vào cánh đồng nhƣ: Ngòi Thia (156 km) phần chảy vào Lòng
Chảo là 20 km, bắt nguồn từ xã Phúc Sơn, kết thúc là xã Sơn Lƣơn, ngòi Nậm


11


Tăng, ngòi Nhì, ngòi Nậm Đông (Ngòi Nung), ngòi Min (Gia Hội). Các sông
ngòi là nguồn thủy sinh cho việc cấp nƣớc ở cánh đồng Mƣờng Lò - cũng là
nơi có tổng trữ năng về điện khá lớn, cung cấp thức ăn và thủy sản. Toàn bộ
vùng lòng chảo Mƣờng Lò là đất phù sa của con ngòi bồi đắp từ xa xƣa.
Khí hậu ở nơi đây mang tính chất Á nhiệt đới. Trong năm có 2 mùa rõ
rệt: mùa mƣa từ tháng 5 đến tháng 11 (thƣờng gây bão lụt), mùa khô từ tháng
11 đến tháng 4 năm sau (lƣợng mƣa ít, thời tiết hanh khô, do đó mùa đông ở
đây lạnh nhƣng không ẩm ƣớt). Cũng do địa thế của vùng lòng chảo nên ở
đây ít có bão lớn mà chỉ có lốc cục bộ và lũ quét.
“Dân tộc Thái có khoảng 41.000 người chiếm 6,1% dân số tỉnh
Yên Bái, 4 đơn vị hành chính phía Tây tỉnh là thị xã Nghĩa Lộ, các
huyện: Văn Chấn, Trạm Tấu, Mù Cang Chải là nơi người Thái tập
trung sinh sống nhưng đông hơn cả là ở 11 xã gồm: Tú Lệ, Hạnh Sơn,
Phúc Sơn, Thanh Lương, Phù Nham, Sơn A, Sơn Lương, Gia Hội và
Nghĩa Phúc (huyện Văn Chấn), Nghĩa An, Nghĩa Lợi (thị xã Nghĩa
Lộ). Riêng người Thái sinh sống ở Văn Chấn chiếm 89,6% tổng số
người Thái ở Yên Bái. Ngoài ra, người Thái còn có ở 4 phường của
thị xã Nghĩa Lộ, xã Hát Lừu (huyện Trạm Tấu) và một số ít ở huyện
Mù Cang Chải. Huyện Văn Chấn gồm 31 đơn vị hành chính trực
thuộc: 28 xã, 3 thị trấn với 351 thôn, bản, tổ dân phố. Văn Chấn được
chia làm hai tiểu vùng: vùng trong gồm 23 xã – thị trấn lấy Đèo ách
làm ranh giới, vùng ngoài gồm 8 xã. Người Thái Đen sinh sống tại
một số xã của huyện Văn Chấn quanh cánh đồng Mường Lò như: Phù
Nham, Sơn Thịnh, Hạnh Sơn, Phúc Sơn, Sơn Lương, Sơn A, Thạch
Lương, Gia Hội. Phần lớn còn lại của vùng lòng chảo Mường Lò
thuộc địa giới của thị xã Nghĩa Lộ” [20, tr.47-50].

Qua quá trình lịch sử và các lần thay đổi địa dƣ hành chính, Mƣờng Lò
nằm trong địa giới huyện Văn Chấn và sau này thuộc cả hai đơn vị hành chính

12


là thị xã Nghĩa Lộ (thuộc tỉnh Yên Bái). Nhƣ vậy, khi nhắc đến Văn Chấn –
Nghĩa Lộ là nói đến Mƣờng Lò. Mƣờng Lò trở thành điểm kết nối, hội tụ, kết
tinh văn hóa đậm nét, riêng có của ngƣời Thái đen ở Yên Bái nói riêng và
trung tâm văn hóa của ngƣời Thái Tây Bắc Việt Nam nói chung.
1.1.2. Điều kiện kinh tế - xã hội
* Kinh tế
“Nguồn tài nguyên đất của thị xã Nghĩa Lộ mang đặc trung địa
hình bồn địa, được kiến tạo bồi đắp bằng vật liệu rửa trôi. Với tầng
mùn tương đối, tầng dày phong hóa lớn, độ dốc nhỏ đã tạo nên một
vùng trọng điểm cây lương thực mà chủ yếu là cây lúa của tỉnh.
Trong tổng diện tích đất tự nhiên, diện tích nhóm đất nông nghiệp
chiếm 2.069,9 ha, trong đó, đất sản xuất nông nghiệp 1.297,4 ha, đất
lâm nghiệp chiếm 725,05 ha, nhóm đất phi nông nghiệp 587,33 ha,
đất chưa sử dụng 333,51 ha” [20, tr.10].
Về nông – lâm ngƣ nghiệp: Mƣờng Lò là một trong bốn cánh đồng
rộng lớn chủa Tây Bắc. Cánh đồng Mƣờng Lò rộng lớn, bằng phẳng, đất
đai màu mỡ, khí hậu ôn hòa rất thuận lợi cho phát triển nông nghiệp với
nhiều loại gạo ngon, đặc sản. Đây là điều kiện thuận lợi cho việc định cƣ,
tụ cƣ và sinh sống lâu đời của ngƣời Thái đen nơi đây cũng nhƣ các dân tộc
anh em khác.
Trong sản xuất nông nghiệp, đồng bào đã tích cực chuyển đổi cơ cấu
mùa vụ, giống cây trồng, công tác khuyến nông đƣợc cán bộ địa phƣơng đẩy
mạnh, áp dụng các tiến bộ kỹ thuật vào sản xuất. Vì vậy năng suất một số loại
cây trồng. Nhất là cây lúa tăng nhiều so với những năm trƣớc đây. Sản xuất

lâm nghiệp với quy mô nhỏ.
Về tiểu thủ công nghiệp: Các ngành thủ công truyền thống tiêu biểu là
dệt vải thổ cẩm, chế biến gỗ, chế biến lƣơng thực, thực phẩm tiếp tục đƣợc

13


duy trì. Bên cạnh đó, các nghành cơ khí, sửa chữa cơ khí xây dựng, sản xuất
vật liệu xây dựng, sản xuất nƣớc sạch... cũng đã từng bƣớc có sự phát triển.
“Dệt thổ cẩm với các sản phẩm đa dạng như vải, chăn, quần
áo, túi, khăn và các loại đệm bông lau, bông gạo, gối... Trước đây
chỉ phục vụ cho sinh hoạt của cá nhân và gia đình nay đã trở thành
hàng hóa. Chế biến gỗ mỹ thuật cũng là một trong những nghành
nghề may mặc, xay xát, chế biến lương thực, thực phẩm có bước
phát triển mạnh, đáp ứng nhu cầu của vùng và khu vực lân cận. Tuy
nhiên, các nghành nghề tiểu thủ công nghiệp có quy mô, giá trị sản
xuất còn nhỏ bé, chưa có thị trường ổn định, chưa tạo được một
thương hiệu riêng cho sản xuất của vùng” [24, tr.5].
Chính những đặc điểm kinh tế thuần nông của vùng đất này đã là cơ sở
hình thành những văn hóa truyền thống nơi đây, trong đó có điệu Xòe cổ của
ngƣời dân tộc Thái đen.
* Xã hội
Quan hệ xã hội:
Tổ chức xã hội theo truyền thống Thái đƣợc mang tên là “bản mường”,
thuật ngữ này nếu tách đôi thì sẽ gồm 2 đơn vị xã hội là “bản” và “mường”.
“Bản được hình thành trong lịch sử tộc người là đơn vị tổ chức
dân cư ổn định có ranh giới đất đai rõ rệt. “Người Thái cho rằng bản
nhỏ nhất tối thiểu có hai nóc nhà tức là có hai gia đình và lớn nhất phải
có vài trăm, trung bình là ba, bốn chục nóc nhà” [23, tr.17].
Bản đơn vị cƣ dân có tổ chức nên từ lâu đã là tổ hợp cộng đồng xã hội

mang màu sắc văn hóa dân tộc. “Kể từ khi có cách mạng, vai trò tổ chức bản
do còn giữ được tâm thức cộng đồng nên vẫn tiếp tục phát huy những mặt tích
cực của mình. Nó đã góp phần vào sự thành công của hai cuộc kháng chiến
chống thực dân Pháp và đế quốc Mỹ và ngày nay, tuy không ghi rõ thành văn

14


bản của Nhà nước ta, nhưng bản vẫn không thể không theo tập quán của
mình là một tổ chức cơ sở tập hợp thành đơn vị xã của Cộng hòa Xã hội Chủ
nghĩa Việt Nam” [23, tr.19].
Mƣờng đƣợc hình thành trong lịch sử, mƣờng của ngƣời Thái có bốn
cấp:
Nhỏ nhất là mường lộng, gọi tắt là lộng và mường quen, gọi tắt là quen.
Cấp trên mường lộng (quen) có đơn vị tổ chức xã hội mang tên mường
phìa.
Năm mường phìa hợp thành một đơn vị tổ chức xã hội cấp trên gọi là
châu mường.
Bốn mường phìa khác thì gọi là mường phìa ngoài (mương phia nọk),
mường ngoài mường (mương nọk mương) hay mường ngoài (mương nọk).
“Trước thế kỉ XIX, các châu mường Thái được tập hợp thành
khu vực gọi là MƯỜNG SÁU CHÂU THÁI (XÍP HỐC CHÂU TAY).
Khu vực này có một châu mường đóng vai trò trung tâm mường lăm
châu mường khác được tập hợp dưới hình thức thần phục hay quy
phục. Đơn vị châu mường trung tâm ấy tiếng Thái gọi là mường
luông (mường lớn). Đây mới là đơn vị trực thuộc triều đình phong
kiến trung ương tập quyền Việt nam trong các triều đại: Lý, Trần, Lê
và đầu Nguyễn. Các triều đại phong kiến ấy gọi đơn vị tổ chức xã
hội này là đại tri châu. Đến năm 1834, Minh Mệnh đã bãi bỏ chế độ
đại chi châu và đặt các châu mường Thái vào tỉnh Hưng Hóa, trung

tâm là thành Hưng Hóa nằm bên bờ sông Thao thuộc tỉnh Phú Thọ
hiện nay. Đến năm 1884, đất nước ta đã bị mất 6 châu mường Thái
nhập vào bản đồ Trung Quốc theo hiệp ước Thiên Tân ký giữa thực
dân Pháp và triều đình Mãn Thanh.” [20, tr.24].

15


Nhƣ vậy ta thấy rằng, tổ chức xã hội theo các đơn vị mường nhƣ thế là
theo quy cách VÕNG ĐỒNG TÂM XOAY QUANH trục không phải theo thứ
cấp trên dƣới nhƣ cung cách: trung ƣơng, tỉnh, huyện, xã bản nhƣ hiện nay.
Gia đình và quan hệ dòng họ
Ở trong các bản ngƣời Thái xƣa, thƣờng tồn tại hai loại gia đình phụ hệ
(gia đình nhỏ và gia đình lớn). Các gia đình trong bản có mối quan hệ thân
tộc, khăng khít và phức tạp, trong đó chứa đựng cả những tàn dƣ của mối
quan hệ có tính chất sơ khai và những mối quan hệ đã phát triển cao hơn.
Ngƣời Thái Đen ở Mƣờng Lò hiện nay, gia đình là kiểu tiểu gia đình phụ
hệ hay gia đình hạt nhân gồm một cặp vợ chồng có thể đã, chƣa hoặc không
có con (nếu có thì cũng chƣa trƣởng thành, hoặc chƣa đủ điều kiện để lập gia
đình riêng). Song các gia đình hạt nhân này thƣờng dựng nhà quây quần xung
quanh nhà bố mẹ đẻ (trừ các cô gái đi lấy chồng xa). Đặc trƣng của gia đình
hạt nhân là độc lập về kinh tế và giữ chặt chẽ văn hóa tinh thần. Vì vậy, mỗi
nóc nhà tƣợng trƣng bằng chiếc cột chính ở đầu mỗi cột treo các vật linh
thiêng, ngƣời chủ nhà nằm bên cạnh cột chính, cạnh bàn thờ tổ tiên – nơi thờ
ma nhà là nơi linh thiêng nhất, không ai đƣợc quét dọn, mang thịt sống, rau
xanh vào trong đó, những việc này chỉ làm khi nhà có cỗ to hay hiếu hỉ.
Hôn nhân của ngƣời Thái rất bền vững và đƣợc đặc biệt chú trọng. Dƣ
luận xã hội lên án những cặp vợ chồng bất hòa bỏ nhau, việc ngoại tình, loạn
luân bị xã hội lên án bằng những tập tục hết sức nghiêm khắc.
Đồng bào Thái định cƣ thành bản, mƣờng đơn vị cƣ trú nhỏ nhất là bản.

Rộng hơn mối quan hệ của gia đình lớn là quan hệ thân tộc (gia đình – dòng
họ). Các gia đình sinh sống trong bản thƣờng có mối quan hệ thân tộc khá chặt
chẽ là mối quan hệ “không anh, cũng em” (báu ải, cọ noong), không anh em
phía vợ cũng anh em phía chồng các chị gái, cũng là anh em phía chồng các
con gái (bái nhính, cọ xao). Nhƣ vậy, “trong một bản sẽ có sự giàng buộc bởi

16


các quan hệ chằng chịt nhau của ba mối mà tiếng Thái gọi là “ải noọng” cha
con, “lung ta” họ ngoại và “nhinh xao” họ nội. Trong mỗi bản của người Thái
có một vài họ cùng chung sống. Những dòng họ chủ yếu ở Mường Lò như họ
Lò, họ Lường, họ Vi, họ Hà, họ Hoàng.... Một số bản ở Mường Lò, Nghĩa lộ
chứng minh cho mối quan hệ trên đó là bản Căng Na. Bản Pỏ Khết, bản Tụng
Cok gần 100% là dân tộc Thái đen chủ yếu là họ Lò sinh sống” [21, tr.8].
Với những điều kiện tự nhiên và kinh tế nhƣ vậy, ngƣời dân tộc Thái đen
đã hình thành nên mối quan hệ xóm làng láng giềng gần gũi, mang đậm tính
chất của cƣ dân nông nghiệp lúa nƣớc.
Trong sinh hoạt, những xóm nhà, bản làng trên những quả đồi, những
ngọn núi đã giúp cho đồng bào nơi đây mang tính cố kết cộng đồng sâu sắc.
Con ngƣời nơi đây sống chất phác, chịu khó, cần cù.
Nhƣ vậy, với những đặc điểm về mặt xã hội đó đã tạo nên nếp sống văn
hóa của vùng đất của điệu Xòe cổ.
1.1.3. Văn hóa
Ngƣời Thái đen ở Mƣờng Lò nổi tiếng với những nét đẹp văn hóa thuần
khiết từ bao đời nay, từ nếp nhà sàn đến nghề dệt thổ cẩm, trang phục, ẩm
thực, đặc biệt là những điệu khắp (hát, ngâm), những điệu Xòe đầy lãng mạn,
mƣợt mà, cùng bƣớc Xòe uyển chuyển, những tiếng khèn bay bổng, tiếng
trống, tiếng chiêng sâu lắng mà rộn ràng khiến con ngƣời thêm yêu quý, gần
gũi, chan hòa với nhau hơn.

Vùng đất này cũng là nơi ẩm thực nảy sinh với những món ăn đặc trƣng
nhƣ: bánh chƣng đen, thịt châu sấy, thịt hun khói, xôi cá... đặc biệt là món ngon
chế biến từ côn trùng, rêu đá, hay những món ngon độc đáo mang đậm dƣ vị
miền Tây Bắc nhƣ: măng chua héo, thịt châu sấy, thịt gà xôi, hoa chuối thái
nhỏ, lá nhuội, rau húng rừng, hạt sẻn, nƣớc mắm cá.... là sản vật do chính bàn
tay khéo léo của các cô sơn nữ Thái làm nên. Sinh hoạt ẩm thực của đồng bào

17


Thái cũng khá cầu kỳ trong cách chế biến, sắp đặt, sử dụng gia vị và các phụ
gia, gia vị nào đi theo món ăn đó, một món ăn của ngƣời Thái thƣờng đƣợc chế
biến khá công phu với các kỹ thuật chế biến làm sao không mất đi các hƣơng vị
đặc trƣng của món ăn. “Cách chế biến của người Thái có nhiều loại như
nướng, lam, xôi, đồ, ủ, hấp, luộc, sấy, xào, rán và ăn sống trong đó cách xôi và
nướng, lam, sấy được đồng bào sử dụng nhiều hơn cả. Cá là một thực phẩm
khá phổ biến trong sinh hoạt hàng ngày của người dân trong đó món cá nướng
“Pa Pỉnh tộp” là một đặc sản nổi tiếng của người Thái Nghĩa Lộ” [30, tr.4].
Câu ca xƣa đã từng nói “Nhất Thanh, nhì Lò, tam Thanh, tứ Tấc” là nói
lên vị trí và sự so sánh tiềm năng của vùng đất Mƣờng Lò cổ, nay là thị xã
Nghĩa Lộ. Đất Nghĩa Lộ là xứ Mƣờng Lò thủa trƣớc không chỉ nổi tiếng với
gạo tẻ ngon “nếp Tú Lệ, tẻ Mường Lò”. Mà còn là một trong những cái nôi
văn hóa của ngƣời Thái đen. Mặc dù có đi đâu về đâu, ngƣời Thái đen vẫn
luôn coi nơi đây là quê hƣơng yêu dấu.
Không chỉ vậy Mƣờng Lò còn đƣợc biết đến với các lễ hội độc đáo
nhƣng giàu bản sắc dân tộc, lễ hội dân gian là một phần thiết yếu trong sinh
hoạt văn hoá tín ngƣỡng của ngƣời Thái vùng Mƣờng Lò, theo chu kỳ một
năm, đồng bào có nhiều lễ hội lớn mang tính chất cộng động làng bản nhƣ: lễ
xên bản, xên mƣờng, xên đông, lễ hội cầu mƣa, lễ hội xuống đồng, lễ hội xên
lẩu nó, lễ hội xé then… cho tới các lễ hội trong phạm vi gia đình nhƣ các nghi

thức cúng vía “tám khuôn”, các lễ cúng ruộng “tám tế na”, cúng vía trâu
“tám khuôn quai” hay các nghi thức khác liên quan tới thờ cúng tổ tiên và các
nghi thức gia đình mà trong đó tết “Síp xí” rằm tháng bảy là một trong những
tết lớn nhất của ngƣời Thái ở Yên Bái.

18


1.2. TỔNG QUAN VỀ ĐIỆU XÒE CỔ CỦA NGƢỜI THÁI ĐEN Ở
MƢỜNG LÒ TRƢỚC NĂM 1986
1.2.1. Điệu Xòe cổ bắt nguồn từ hình thức sơ khai trong các điệu múa dân
gian Thái trước 1986
Dân vũ đơn giản, dễ thuộc nên các điệu nhảy mang tính cộng đồng rất
cao, ai cũng có thể tham gia, tạo nên sự gần gũi, thân thiện và có sức lan tỏa
mạnh mẽ từ quốc gia này sang quốc gia khác, từ mọi lứa tuổi đến mọi ngành
nghề. Có thể nói không có phân biệt trình độ hay giới tính…
Nghệ thuật của dân tộc Thái nói chung và các điệu múa dân gian của
ngƣời Thái Tây Bắc nói riêng đƣợc hình thành lâu đời từ thực tế cuộc sống
đƣợc khát vọng tự do vƣơn tới ấm no hạnh phúc và chắp cánh, thổi hồn cho
tình yêu. Những điệu dân vũ bỗng trở lên sống động và trƣờng tồn trƣớc dòng
chảy của thời gian.
Đến cuối năm 1968, ngƣời ta đã sƣu tầm đƣợc 36 điệu múa cổ truyền
của ngƣời Thái Tây Bắc. Nếu các điệu “xé vòng” - Xòe vòng, điệu múa của
cả tập thể mạnh mẽ sôi nổi bao nhiêu thì các bài Xòe điệu lại tinh tế bấy
nhiêu. Có thể nói Xòe vòng là điệu múa sơ khai cổ xƣa nhất trong hệ thống
dân vũ Thái. Đây là điệu múa tập thể không cần sự luyện tập. Tất cả các thành
viên của cộng đồng, từ cụ già tới phụ nữ, trẻ nhỏ đều có thể tham gia. Động
tác múa đơn giản, mọi ngƣời hồ hởi nắm tay nhau kết thành vòng tròn rồi tiến
lên, lùi lại nhịp nhàng theo nhịp 2/4 của trống chiêng. Có khi vừa múa các vũ
công vừa hát đối theo kiểu ứng tác thơ, một ngƣời cất tiếng hát, tất cả cất

tiếng hò hƣởng ứng khiến không khí vô cùng sôi nổi. Ngƣời hát chuyển sang
hát thơ, ngâm nga đôi câu thơ rồi hò, tất cả cùng hò theo, làm cho tiếng thơ
nổi bật sự trong trẻo, tƣơi vui. Xòe vòng cùng hát thơ có thể kéo dài thâu đêm
bên đống lửa. Dần dần hình thức múa sơ khai phát triển thêm các điệu múa
diễn tả những sinh hoạt của đời sống hàng ngày nhƣ: “Xe cúp” - múa nón,

19


×