Tải bản đầy đủ (.pdf) (97 trang)

Những phong tục nghi lễ vòng đời của người việt ở huyện tam nông, tỉnh Phú Thọ (truyền thống và biến đổi)

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (2.44 MB, 97 trang )

TRƢỜNG ĐẠI HỌC SƢ PHẠM HÀ NỘI 2
KHOA LỊCH SỬ
*****

HOÀNG THỊ MỘNG NHƢ

NHỮNG PHONG TỤC NGHI LỄ VÒNG ĐỜI
CỦA NGƢỜI VIỆT Ở HUYỆN TAM NÔNG, TỈNH
PHÚ THỌ (TRUYỀN THỐNG VÀ BIẾN ĐỔI)
KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC
Chuyên ngành: Lịch sử Việt Nam

Ngƣời hƣớng dẫn khoa học

PGS. TS. NGUYỄN DUY BÍNH

HÀ NỘI – 2017


LỜI CAM ĐOAN
Khóa luận tốt nghiệp “Những phong tục nghi lễ vòng đời của người
việt ở huyện tam nông, tỉnh Phú Thọ (truyền thống và biến đổi)” được hoàn
thành dưới sự hướng dẫn của Thầy giáo PGS. TS Nguyễn Duy Bính. Tôi xin
cam đoan khóa luận này là công trình nghiên cứu của riêng tôi. Các số liệu và
kết quả trong luận án là trung thực. Các trích dẫn trong công trình đầy đủ và
chính xác. Nếu có gì sai phạm tôi hoàn toàn chịu trách nhiệm.
Hà Nội, ngày , tháng , năm .
Sinh viên
Hoàng Thị Mộng Nhƣ



LỜI CẢM ƠN
Hoàn thành khóa luận tốt nghiệp với đề tài “Những phong tục nghi lễ
vòng đời của người Việt ở huyện tam Nông, tỉnh Phú Thọ (truyền thống và
biến đổi), ngoài sự nỗ lực của bản thân, tôi đã nhận được sự giúp đỡ tận tình
của PGS. TS Nguyễn Duy Bính. Nhân dịp này tôi xin bày tỏ sự kính trọng và
biết ơn sâu sắc của mình tới thầy.
Tôi xin gửi lời cảm ơn tới các thầy cô trong khoa Lịch Sử, thư viện Quốc
gia Việt Nam; các anh chị làm việc tại thư viện huyện Tam Nông, thư viện
tỉnh Phú Thọ, Uỷ ban Nhân Dân huyện Tam Nông đã giúp đỡ tôi hoàn thiện
khóa luận.
Tôi xin gửi lời cảm ơn chân thành đến bạn Nguyễn Thị Dung, bạn Hoàng
Thúy Vân đã đồng hành, giúp đỡ tôi trong thời gian nghiên cứu.
Hà Nội, ngày , tháng , năm
Sinh viên
Hoàng Thị Mộng Nhƣ


MỤC LỤC
MỞ ĐẦU .......................................................................................................... 1
1. Lý do chọn đề tài. ........................................................................................ 1
2. Lịch sử nghiên cứu vấn đề. .......................................................................... 2
4. Phƣơng pháp nghiên cứu. ............................................................................ 5
6. Đóng góp của đề tài. ..................................................................................... 6
7. Bố cục của đề tài. .......................................................................................... 6
NỘI DUNG....................................................................................................... 7
CHƢƠNG 1 KHÁI QUÁT VỀ NGƢỜI VIỆT Ở HUYỆN TAM NÔNG .. 7
1. 1 Vị trí địa lý, điều kiện tự nhiên ............................................................... 7
1.1.1 Vị trí và lãnh thổ...................................................................................... 7
1.1.2 Địa hình ................................................................................................... 7
1.1.3 Khí hậu .................................................................................................... 9

1.1.4 Sông ngòi ................................................................................................. 9
1.2 Đặc điểm dân số và sự phân bố dân cƣ. ................................................ 10
1.3 Đặc điểm kinh tế ..................................................................................... 10
1.4. Đặc điểm văn hóa- xã hội ...................................................................... 13
Chƣơng 2 CÁC TẬP TỤC TRONG NGHI LỄ VÒNG ĐỜI TRUYỀN
THỐNG CỦA NGƢỜI VIỆT Ở HUYỆN TAM NÔNG ........................... 17
2.1 Khái niệm “nghi lễ vòng đời” và các khái niệm liên quan. ................. 17
2.2 Những nghi lễ truyền thống trong vòng đời của ngƣời Việt ở huyện
Tam Nông. ...................................................................................................... 20
2.2.1 Nghi lễ sinh đẻ ....................................................................................... 20
2.2.3 Nghi lễ Hôn nhân .................................................................................. 28


2.2.4 Nghi lễ mừng thọ................................................................................... 36
2.2.5 Nghi lễ tang ma ..................................................................................... 38
Chƣơng 3 XU HƢỚNG BIẾN ĐỔI VÀ MỘT VÀI NHẬN XÉT VỀ CÁC
NGHI LỄ VÒNG ĐỜI CỦA NGƢỜI VIỆT Ở HUYỆN TAM NÔNG.... 65
3.1 Xu hƣớng biến đổi của các tập tục trong nghi lễ vòng đời của ngƣời
Việt ở huyện Tam Nông ................................................................................ 65
3.1.1 Tập tục trong nghi lễ vòng đời của người Việt không phải bất biến mà
có nhiều biến đổi để phù hợp với cuộc sống hiện đại. ................................. 65
3.1.2 Giao thoa, tiếp biến với các giá trị văn hóa mới là xu hướng biến đổi
trong thời gian tiếp theo. ................................................................................ 67
3.1.3 Nguyên nhân của sự biến đổi ............................................................... 68
3.2 Một vài nhận xét ...................................................................................... 71
3.2.1 Các tập tục trong nghi lễ vòng đời phản ánh đời sống văn hóa- tâm
linh của cộng đồng người Việt ở Huyện Tam Nông vô cùng phong phú và
đa dạng ............................................................................................................ 71
3.2.2 Các tập tục trong nghi lễ vòng đời của người Việt ở huyện Tam Nông
bao gồm nhiều điều cấm kị, kiêng kị ............................................................72

3.2.3 Nghi lễ vòng đời của người Việt ở huyện Tam Nông vừa mang tính
tích cực, vừa mang tính tiêu cực ...................................................................74
KẾT LUẬN .................................................................................................... 77


MỞ ĐẦU
1. Lý do chọn đề tài.
Cộng đồng người Việt Nam có 54 dân tộc khác nhau. Trong đó dân tộc
Kinh còn gọi là người Việt chiếm gần 90% tổng số dân của Việt Nam. Người
Việt cư trú khắp các tỉnh thành nhưng đông nhất là các vùng đồng bằng và thành
thị.
Nghi lễ gắn với tín ngưỡng dân gian chính là một phần trong đời sống tâm
linh của con người. Cùng với thời gian, những nghi lễ ấy được duy trì, phát triển
và hoàn thiện, được bổ sung những nghi lễ mới cho phù hợp với hoàn cảnh của
xã hội mà con người sinh sống. Trong cộng đồng 54 dân tộc Việt Nam, mỗi dân
tộc có một nghi lễ vòng đời khác nhau và đó chính là đặc trưng văn hóa tộc
người.
Nghiên cứu về những nghi lễ vòng đời của người Việt ở huyện Tam Nông
để hiểu sâu sắc hơn về những phong tục tập quán trong nền văn hóa bản địa mà
tổ tiên họ đã xây dựng nên.
Bên cạnh đó, để có được những hiểu biết về lịch sử văn hóa của một tộc
người, trước hết cần tìm hiểu chiều sâu đời sống tâm linh, tư tưởng của họ.
Nghiên cứu những tập tục trong nghi lễ vòng đời là một hướng tiếp cận trực tiếp
vào cốt lõi của đời sống tâm linh, niềm tin, tín ngưỡng. Tín ngưỡng được thể
hiện qua các tập tục, nghi lễ, trong đó nghi lễ vòng đời là một mắt xích quan
trọng. Thông qua những nghi lễ của các giai đoạn chuyển tiếp trong cuộc đời
một con người, có thể tìm hiểu thế giới quan, nhân sinh quan, phong tục tập
quán, tâm hồn, tình cảm của tộc người cần nghiên cứu, mà ở đây chúng tôi đề
cập đến là người Việt ở huyện Tam Nông.
Nghi lễ vòng đời người là môi trường khá bền vững trong việc bảo lưu vốn

văn hóa truyền thống. Bởi chính trong những tập tục của các nghi lễ ấy chứa
đựng mọi yếu tố của bản sắc văn hóa: từ không gian (chiều rộng) đến thời gian

1


(chiều dài), từ văn hóa cá nhân đến văn hóa cộng đồng. Đặc biệt, nó chứa đựng
đời sống tâm linh, tâm hồn tình cảm của con người. Những tập tục được thực
hiện trong nghi lễ vòng đời như sợi dây vô hình xâu chuỗi, vừa gắn kết, vừa trói
buộc các cá nhân với cộng đồng, giữa thế giới những người đang sống với
những người đã khuất...Chính vì vậy, nghi lễ vòng đời người là môi trường tốt
nhất để bảo tồn bản sắc văn hóa của mỗi tộc người, đồng thời cũng là mảng
nghiên cứu quan trọng để hiểu văn hóa của một dân tộc [1, tr.13-14].
Kết quả nghiên cứu đề tài của khóa luận có thể là cơ sở khách quan cho các
nhà hoạch định chính sách, nhà quản lí văn hóa có được những thông tin hữu ích
trong việc hoạch định chính sách để bảo tồn những giá trị văn hóa, mà ở đây là
văn hóa của người Việt ở huyện Tam Nông, tỉnh Phú Thọ. Đồng thời cũng là
một trong những cơ sở để Đảng, Chính phủ có được các chính sách phù hợp
trong công tác xây dựng, đoàn kết cộng đồng người Việt với các dân tộc khác
trên địa bàn huyện Tam Nông nói riêng và trên địa bàn tỉnh Phú Thọ nói chung.
Xuất thân là một người học tập và nghiên cứu lịch sử, với niềm đam mê văn
hóa dân tộc, đặc biệt là các giá trị văn hóa tinh thần. Mặt khác, là một người con
của quê hương Tam Nông (Phú Thọ), luôn muốn hiểu rõ hơn các phong tục, tập
quán nơi mình sinh ra và hy vọng giới thiệu những nét văn hóa tiêu biểu của
miền đất tổ đến với mọi người. Chính vì những lý do đó mà tôi chọn đề tài:
“Những phong tục nghi lễ vòng đời của người việt ở huyện Tam Nông,
tỉnh Phú Thọ (truyền thống và biến đổi)” làm đề tài cho khóa luận tốt nghiệp
của mình.
2. Lịch sử nghiên cứu vấn đề.
Nghiên cứu văn hóa của người Việt nói chung đến nay không phải là một

vấn đề mới mẻ. Các tác phẩm viết về người Việt nói chung như:
Tác phẩm Việt Nam phong tục của Phan Kế Bính, được xuất bản năm
1990, đã đề cập về phong tục trong gia tộc, thôn xóm (hương đảng) và các

2


phong tục trong xã hội. Đây là bộ biên khảo tương đối đầy đủ về các phong tục
tập quán cũ của nước Việt. Là một nhà nho uyên bác mang tư tưởng tân tiến, tác
giả không chỉ mô tả từng tập tục, mà còn về gốc tích, nguyên thủy cái tục ấy,
nhìn nhận, đánh giá để xem nó hay, dở ra sao, từ đó xét điều gì quá tệ sẽ bỏ bớt
đi. Còn tục gì hay của ta thì cứ giữ lấy.
Cuốn Hỏi đáp về làng văn hóa, gia đình văn hóa, nếp sống văn hóa, tổ
chức lễ hội truyền thống (1998) của nhà xuất bản Chính trị Quốc gia Hà Nội.
Cuốn sách được trình bày dưới dạng hỏi và đáp, giải đáp tất cả những vấn đề cơ
bản liên quan đến việc xây dựng làng văn hóa, gia đình văn hóa, nếp sống văn
hóa và tổ chức lễ hội truyền thống. Cuốn sách có vai trò tuyên truyền, giúp mọi
người hiểu được bản chất, cách thức thực hiện những vấn đề đã nêu sao cho phù
hợp với chủ trương, đường lối chính sách của Đảng.
Các tập tục, nghi lễ trong sinh con, tục cưới hỏi, ma chay của một số dân
tộc (dân tộc Dao, Tày, Thái, Gialai, Ba na,...) trong đó bao gồm cả người Việt
được đề cập đến trong tác phẩm Lễ tục vòng đời của tác giả Phạm Minh Thảo
xuất bản năm 2000.
Tác giả Nguyễn Quang Khải với tác phẩm Tập tục và kiêng kị, xuất bản
năm 2001 đã tập hợp những điều kiêng kị tiêu biểu theo phong tục dân gian Việt
Nam bao gồm: các tập tục kiêng kị trong hôn nhân gia đình truyền thống, trong
đời sống và kiêng kị tuổi qua 12 con giáp.
Tác giả Trương Thìn với Nghi lễ vòng đời người xuất bản năm 2010 đã
phác họa một bức tranh tương đối đầy đủ về những nghi lễ vòng đời của người
Việt.

Trong Những điều cần biết về nghi lễ hôn nhân người Việt, xuất bản năm
2010, tác giả Trương Thìn đã nêu lên những lễ nghi cơ bản trong phong tục cưới
hỏi truyền thống cũng như hiện đại.
Các công trình nghiên cứu về huyện Tam Nông như:

3


Cuốn Lịch sử Đảng bộ huyện Tam Nông (1947- 2012) xuất bản năm 2012
đã nêu bật được chặng đường lịch sử kháng chiến chống Pháp, đế quốc Mĩ xâm
lược, xây dựng và bảo vệ Tổ quốc Việt Nam xã hội chủ nghĩa và hơn 25 năm
chặng đường thực hiện đường lối đổi mới do Đảng ta khởi xướng và lãnh đạo.
Dưới sự lãnh đạo trực tiếp của Đảng bộ huyện Tam Nông, quân và dân Tam
Nông đã lập được nhiều thành tích vẻ vang, ghi những mốc son chói sáng vào
trang sử truyền thống của huyện. Cuốn sách cũng đề cập đến những chính sách,
chỉ đạo của Đảng bộ huyện đối với sự phát triển văn hóa- xã hội của huyện.
Bùi Thị Hưng (2014), Luận văn Thạc sĩ Lịch sử chuyên đề: Đảng bộ huyện
Tam Nông (tỉnh Phú Thọ) lãnh đạo xây dựng đời sống văn hóa từ năm 1999
đến năm 2013. Luận văn đã đề cập đến tình hình kinh tế, văn hóa, xã hội của
huyện từ 1999, đồng thời nêu lên những chính sách chỉ đạo của Đảng bộ huyện
đối với đời sống văn hóa của huyện.
Trên cơ sở kế thừa kết quả nghiên cứu của các công trình trên, khóa luận đi
sâu tìm hiểu về nghi lễ vòng đời của người Việt ở huyện Tam Nông, từ đó đưa ra
những nhận xét cá nhân.
3. Đối tƣợng, phạm vi nghiên cứu.
Đối tượng nghiên cứu: Dưới góc độ sử học đối tượng nghiên cứu của đề tài
là các tập tục trong hệ thống nghi lễ vòng đời người của người Việt ở huyện Tam
Nông xuyên suốt chiều dài lịch sử. Qua đó, hiểu được đời sống tâm linh của
cộng đồng người Việt ở huyện Tam Nông, đồng thời thấy được những thay đổi
theo hướng tích cực, ngày càng văn minh của các nghi lễ vòng đời người của họ.

Phạm vi nghiên cứu:
Về không gian: Phạm vi không gian nghiên cứu của đề tài được giới hạn
trên địa bàn huyện Tam Nông, tỉnh Phú Thọ.

4


Về thời gian: Đề tài tập trung nghiên cứu hệ thống các nghi lễ vòng đời
của người Việt từ xưa đến nay, qua đó khái quát lên sự biến đổi theo thời gian
của các nghi lễ này.
Về nội dung: Đề tài tập trung nghiên cứu các tập tục trong nghi lễ sinh đẻ,
thôi nôi và sinh nhật, mừng thọ, tang ma. Trong đó, nghiên cứu những nghi thức,
kiêng kị của người Việt được tiến hành trong các giai đoạn nhất định của cuộc
đời con người từ khi trong bụng mẹ, chào đời, đầy tháng, đầy năm, trưởng thành,
hôn lễ, mừng thọ, tang ma.
4. Phƣơng pháp nghiên cứu.
Để hoàn thành đề tài, tác giả có sử dụng các phương pháp nghiên cứu sau:
Phương pháp luận gồm: phương pháp biện chứng, phương pháp logic và
phương pháp lịch sử.
Sử dụng phương pháp biện chứng, tác giả đặt đối tượng nghiên cứu là hệ
thống các tập tục trong nghi lễ vòng đời của người Việt ở huyện Tam Nông với
các dân tộc khác trong huyện và với các vùng khác ở Việt Nam.
Sử dụng phương pháp lịch sử, tác giả đặt đối tượng nghiên cứu trong
không gian (địa bàn huyện Tam Nông), thời gian (từ xưa đến nay).
Sử dụng phương pháp lôgic, giúp tác giả hiểu được quy luật nội tại của đối
tượng nghiên cứu; thấy được quy luật phát triển khách quan của đối tượng.
Thứ hai, tác giả sử dụng phương pháp cụ thể gồm: Sưu tầm các tư liệu liên
quan như tư liệu thành văn, tư liệu hiện vật, tư liệu khảo cổ, tư liệu văn hóa dân
gian; đính chính tư liệu; phỏng vấn; điền giã (tham dự các đám cưới, đám hỏi,
đám tang,...)

5. Nguồn tƣ liệu.
Đề tài nghiên cứu về các nghi lễ vòng đời – thuộc phạm trù tín ngưỡng, văn
hóa, đời sống tâm linh nên tư liệu có được chủ yếu là các bức ảnh về hôn lễ, đầy
tháng, tang ma... được chụp lại trong quá trình nghiên cứu của tác giả.

5


Các tư liệu truyền miệng rất phong phú, đa dạng, chính xác và khách quan.
Các nguồn tư liệu khác: tạp chí, các công trình nghiên cứu liên quan đến
vấn đề, tài liệu internet…
6. Đóng góp của đề tài.
Thông qua kết quả nghiên cứu của đề tài, giúp tác giả có cái nhìn sâu sắc
hơn về nền văn hóa bản địa. Trên cơ sở đó, tác giả đưa ra những đặc điểm, vai
trò và nêu lên xu hướng biến đổi của các tập tục trong hệ thống nghi lễ vòng đời
của cộng đồng người Việt tại huyện Tam Nông.
Khóa luận là nguồn tư liệu hữu ích cho những ai quan tâm nghiên cứu nền
văn hóa đất tổ.
Kết quả nghiên cứu của khóa luận đóng góp và nguồn tư liệu lịch sử địa
phương.
7. Bố cục của đề tài.
Ngoài phần Mở đầu, Kết luận, Tài liệu tham khảo và Phụ lục, Khóa luận
được kết cấu làm 3 chương:
Chƣơng 1: Khái quát về ngƣời Việt ở huyện Tam Nông.
Chƣơng 2: Các tập tục trong nghi lễ vòng đời truyền thống của ngƣời
Việt ở huyện Tam Nông.
Chƣơng 3: Đặc điểm và xu hƣớng biến đổi của các nghi lễ vòng đời của
ngƣời Việt ở huyện Tam Nông.

6



NỘI DUNG

CHƢƠNG 1
KHÁI QUÁT VỀ NGƢỜI VIỆT Ở HUYỆN TAM NÔNG
1. 1 Vị trí địa lý, điều kiện tự nhiên
1.1.1 Vị trí và lãnh thổ
Tam Nông là một huyện nằm phía tây nam của tỉnh Phú Thọ. Huyện lị là
thị trấn Hưng Hóa [15, tr.10].
Phía đông giáp huyện Lâm Thao, phía đông nam giáp thành phố Hà Nội
(cách thành phố Hà Nội 70 km). Phía tây giáp các huyện Cẩm Khê (tây bắc),
Yên Lập (tây), Thanh Sơn (tây nam). Phía nam giáp huyện Thanh Thủy. Phía
bắc giáp huyện Thanh Ba (tây bắc) và thị xã Phú Thọ.
Diện tích tự nhiên 15.596 ha, dân số trên 82.000 người. Toàn huyện có
20 đơn vị hành chính trực thuộc huyện, bao gồm 19 xã và 01 thị trấn, với 172
khu dân cư (trong đó 17 xã, thị trấn miền núi; 03 xã, 13 khu thuộc vùng khó
khăn trong chương trình 135 của Chính phủ); toàn huyện có 20 dân tộc (Kinh,
Tày, Thái, Mường, Hoa, Nùng, H.Mông, Dao, Sán Chung, Co Ho, Thổ, Tà
Ôi, La Chí, Lô Lô), trong đó dân tộc Kinh 74.958 người, các dân tộc khác 511
người (theo số liệu thống kê năm 2009). Đảng bộ huyện có 42 cơ sở đảng với
5.624 đảng viên (tính đến tháng 12/2012) [11].
Huyện Tam Nông là cửa ngõ phía Tây của Hà Nội, nối liền với các tỉnh
phía tây bắc của Tổ quốc [11].
1.1.2 Địa hình
Nhìn tổng thể địa hình của huyện Tam Nông phần lớn là đồi núi thấp,
xen kẽ có các dộc ruộng, đột xuất có các núi cao như núi Chi, đèo Khế phía
tây nam và một số đầm nước. Dựa vào điều kiện địa lý có thể chia đất đai của
huyện thành các vùng như sau:


7


Vùng đất thấp nằm dọc theo sông Hồng gồm những cánh đồng có chiều
ngang hẹp, tạo thành một vệt dài theo bờ sông từ xã Hồng Đà đến các xã
Thượng Nông, Hương Nộn, Cổ Tiết, Tam Cường, Thanh Uyên, Hiền Quan,
Vực Trường, Hương Nha, Tứ Mỹ và dọc theo sông Bứa gồm các xã Hùng Đô,
Quang Húc, Tề Lễ. Các cánh đồng trên hầu hết là do phù sa sông Hồng, sông
Bứa được bồi tụ qua nhiều năm trước khi có đê chắn, tạo thành lớp đất tương
đối màu mỡ, thuận lợi cho cây lúa, hoa màu và cây lương thực.
Vùng đồi núi được chia thành hai khu vực: vùng đồi núi thấp và vùng đồi
núi cao. Vùng đồi núi thấp nằm ở phía tây bắc huyện có đỉnh tròn mấp mô
như làn sóng nối tiếp nhau thuộc các xã: Cổ Tiết, Văn Lương, Thanh Uyên,
Hiền Quan, Hương Nha, Tứ Mỹ, Xuân Quang, Phương Thịnh, Quang Húc.
Vùng đồi núi cao nằm ở phía tây nam huyện thuộc địa bàn các xã Dị Nậu,
Thọ Văn, Tề Lễ bao gồm nhiều gò núi nhấp nhô, có những điểm đột xuất như
núi Chi (cao 216 m), Đèo Khế (117 m) và các quả đồi chạy dọc theo dãy núi
Càng Cua từ đầm Dị Nậu qua đường 24 đến Dộc Vừng.
Tổng diện tích tự nhiên của huyện là 15.596,92 ha. Trong đó: diện tích
đất nông nghiệp là 11.315,24 ha, chiếm 72,55%; đất phi nông nghiệp là
3.888,40 ha, chiếm 24,93%; đất chưa sử dụng là 393,28 ha, chiếm 2,52%. Do
đặc điểm vị trí là nơi tiếp giáp giữa miền núi và đồng bằng nên đất đai của
huyện Tam Nông tương đối phong phú và đa dạng, bao gồm một số loại đất
chính như: Đất vàng đỏ phát triển trên nền đá sa thạch và phiến thạch, đất
xám vàng phát triển trên nền phù sa cổ, đất phù sa không được bồi hàng năm
và đất phù sa được bồi hàng năm của sông Hồng, sông Đà, sông Bứa, đất
thung lũng dốc tụ, đất đồi núi bậc thang và đất lầy thụt.
Đất đai của vùng gò đồi huyện Tam Nông vừa là đất gạch cua vừa là đất
cát tro, phủ trên mặt một lớp từ 20 đến 30 cm, xuống dưới là đất gạch cua pha
sỏi có chỗ đá ong, kém màu mỡ, thích hợp với việc trồng cây công nghiệp dài


8


ngày như sơn, trẩu, cọ, chè,... Xét sơ lược về cấu tạo địa chất, Tam Nông nằm
trên vùng đất đá tiền Cambri, phổ biến là các đá biến chất của phức hệ sông
Hồng và các đá biến chất tuổi Thái Cổ và đại nguyên sinh, tồn tại ít ra cũng
trên 120 triệu năm, có cấu trúc bên trong rất ổn định, bền vững. Trong lòng
đất thuộc địa phận Tam Nông có một lượng than bùn tương đối phong phú.
Vùng ven sông Hồng có chứa lượng đất sét, cát đen dồi dào làm vật liệu xây
dựng tốt [15, tr.36].
1.1.3 Khí hậu
Tam Nông là huyện nằm giữa khu vực đồng bằng và đồi núi, mang đặc
điểm chung của khí hậu miền trung du Bắc bộ thuộc khu vực có khí hậu nhiệt
đới gió mùa. Về mùa đông ở nhiều vùng trong huyện thường có sương mù,
sương muối vào sáng sớm thường hanh khô, lượng mưa thấp chỉ chiếm
khoảng 15- 20% lượng mưa cả năm. Gió đông nam bắt đầu thổi từ tháng 4
đến tháng 11 trong năm, tạo ra sự mát mẻ trên nhiều vùng địa bàn, thuận tiện
cho việc trồng trọt và canh tác [9, tr.11].
1.1.4 Sông ngòi
Chế độ thủy văn của Tam Nông tương đối phong phú nhờ có 3 con sông,
hàng chục con ngòi và một số đầm hồ lớn.
Sông Hồng chảy qua địa bàn huyện bắt đầu từ xã Tứ Mỹ rồi nhập vào
sông Đà ở xã Hồng Đà theo hướng Tây Bắc- Đông Nam, tạo thành một vòng
cung, dài trên 32km. Sông Hồng là con sông có độ phù sa vào loại lớn nhất
Bắc bộ, có tới 7,660kg/m3 nước. Hằng năm, sau mùa mưa lũ, nước rút đi để
lại trên đồng ruộng một lớp phù sa màu mỡ dày từ 10- 15cm, thuận lợi cho
viêc trồng cây lương thực và hoa màu.
Sông Đà chảy qua địa bàn huyện Tam Nông chỉ là điểm hợp lưu của sông
Đà và sông Hồng nhưng lưu lượng trung bình của sông Đà rất lớn, tới

1.760m3/s gấp 2 lần sông Thao, gấp 10 lần sông Lô [18, tr.31- 35].

9


Ngoài hai con sông trên, huyện Tam Nông còn được thiên nhiên ban tặng
con sông Bứa bắt nguồn từ Sơn La. Con sông này hầu như nằm hoàn toàn trong
tỉnh Phú Thọ, chảy qua các xã như Tề Lễ, Quang Húc, Hùng Đô đến Tứ Mỹ đổ
vào sông Thao. Sông Bứa có ít phù sa (khoảng 1,1kg/m3) chủ yếu là cung cấp
nước tưới cho trồng trọt và giao thông vận chuyển hàng hóa trên sông.
Bên cạnh hệ thống các con sông, huyện Tam Nông còn có rất nhiều ngòi
lớn nhỏ thuộc phụ lưu các con sông cùng một số hồ, đầm thiên tạo phong phú,
nằm rải rác ở một số địa phương trong huyện như đầm Thượng Nông, đầm Dị
Nậu, đầm Phú Cường có diện tích trung bình từ 15 đến 100 ha mặt nước.
Với hệ thống sông ngòi và đầm hồ phong phú, có trữ lượng tương đối lớn
là điều kiện thuận lợi cho Tam Nông có nguồn tài nguyên nước dồi dào, phục
vụ đời sống và vận chuyển hàng hóa, nuôi trồng thủy sản nước ngọt và phát
triển sản xuất nông nghiệp.
1.2 Đặc điểm dân số và sự phân bố dân cƣ.
Người Kinh chiếm khoảng 99% dân số, cư trú ở hầu hết các xã, thị trấn.
Nhân dân có kinh nghiệm canh tác trên đất đồi, núi, ruộng trũng, đất phù sa,
kết hợp sản xuất nông nghiệp với lâm nghiệp, chăn nuôi gia súc, cây trồng
bản địa và cây công nghiệp, nuôi trồng thủy sản, trồng rau quả vùng nhiệt đới.
Tỉ lệ gia tăng tự nhiên có xu hướng giảm, năm 2001 là 0,92% và năm 2007
còn 0,89%. Tỷ lệ tăng dân số tự nhiên bình quân hằng năm là 1%. Tình hình
phân bố dân cư giữa các xã không đều, đông nhất là Hương Nộn, Hiền Quan,
thị trấn Hưng Hóa, xã Hồng Đà, thưa cư dân nhất là xã Tề Lễ, Dị Nậu, Thọ
Văn. Mật độ dân số trung bình là 527 người/km2 [20].
1.3 Đặc điểm kinh tế
Từ xa xưa, nhân dân huyện Tam Nông làm nghề trồng lúa nước là chính.

Trong quá trình sản xuất đã lựa chọn được một số giống lúa ngon nổi tiếng
như nếp cái hoa vàng rất dẻo và thơm. Lúa sọc còn gọi là lúa kiến đỏ được

10


trồng nhiều ở các xã ven sông Hồng. Đặc điểm của cây lúa này là dù gieo
trồng sớm hay muộn đến trung tuần tháng 10 dương lịch mới trổ bông, đẻ
khỏe, chịu ngập cao rất thích hợp cho vùng đất ven sông, chân ruộng trũng vụ
mùa hoặc cấy ngay sau vụ gặt chiêm. Loại lúa này cho gạo màu hồng, khi nếp
chín mùi rất thơm và ngon. Ở một số địa phương nhân dân còn cấy một số
loại lúa khác như lúa lại cái (lúa ngoi) cho gạo ngon nhưng năng suất thấp.
Lúa mộ gieo trồng vào vụ mùa, lúa chịu hạn tốt chủ yếu được gieo trồng ở
những vùng đất bãi hoặc ven đồi.
Trong những năm gần đây do nhu cầu phát triển lương thực về số lượng
nên một số giống lúa ngon cổ truyền, năng suất thấp không được duy trì.
Nhân dân chủ yếu cấy các loại lúa lai (lúa tạp giao), gạo không ngon bằng
giống cũ nhưng năng suất cao.
Ngoài lúa, nhân dân trong vùng còn trồng nhiều loại rau màu khác dọc
theo ven sông Hồng, sông Bứa và trên các đồi như ngô, khoai lang, sắn, lạc,
đỗ, mía,...
Tam Nông có khá nhiều rừng, trong rừng có nhiều lâm thổ sản quý như
đinh lim, sến, táu, vàng tâm, sồi, dẻ; các loại thảo dược và nhiều động vật
hiếm như hươu, nai, lợn rừng, trăn,...
Đất đai vùng đồi chủ yếu là đất Feralit vàng và đỏ, rất thích hợp trồng các
loại cây công nghiệp như trẩu, sở,... Đặc biệt là cây sơn, một loại cây công
nghiệp dài ngày có giá trị kinh tế cao. Có thời kỳ, sơn của Tam Nông đã được
xuất khẩu sang Trung Quốc, Nhật Bản. Tuy nhiên do việc trồng, chăm sóc và
thu hoạch nhựa sơn tương đối công phu, yêu cầu quy trình kỹ thuật chặt chẽ nên
ít người bỏ vốn kinh doanh. Bên cạnh cây sơn, cây cọ, cây chè, cây cà phê cũng

là những sản phẩm tiêu biểu của Tam Nông. Trước đây, Tam Nông có những
khu rừng cọ rộng hàng chục héc-ta. Sản phẩm chính của cây cọ là lá dùng để làm
nhà khi chưa có các loại vật liệu khác thay thế. Cây chè ở tỉnh Phú Thọ nói

11


chung và huyện Tam Nông nói riêng rất phát triển [xem phụ lục 2]. Thời thuộc
Pháp, chè búp tươi của các địa phương thuộc huyện Tam Nông cũng như tỉnh
Phú Thọ được người Pháp mua và chế biến, sau đó đem bán khắp Đông Dương
và sang cả nước Pháp. Sau này, người Hoa Kiều cũng mua.
Ngoài ra ở một số địa phương còn trồng các loại cây lấy dâù như trẩu, sở,
dọc, trám. Dầu sở rất có giá trị nên thời thuộc Pháp, khi khai thác chúng đã
đem về nước và chế biến thành một thứ dầu “sà lách” (dầu trộn rau sống) có
màu vàng, ăn rất ngon, thường dùng trong các bữa tiệc. Nhiều loại cây ăn quả
cũng được trồng nhiều trong vườn nhà như mít, cam, chanh, dứa, vải, chuối,...
Bên cạnh trồng trọt, chăn nuôi trong vùng cũng khá phát triển. Năm
2007, lĩnh vực chăn nuôi chiếm tỷ trọng 33,2%. Trong đó: chăn nuôi gia súc
chiếm tỷ trọng 59%, chăn nuôi gia cầm chiếm 16% và sản phẩm chăn nuôi
khác chiếm 14%. Chủ yếu là chăn nuôi trâu, bò, lợn, gà, dê,... Sản xuất chăn
nuôi ở địa bàn đều ở quy mô cá thể hộ gia đình, những năm gần đây mới xuất
hiện một vài mô hình chăn nuôi theo trang trại. Việc sản xuất chăn nuôi ở quy
mô nhỏ gây khó khăn rất lớn trong việc áp dụng khoa học công nghệ vào sản
xuất nâng cao năng suất hiệu quả kinh tế trong chăn nuôi, đặc biệt là phòng
dịch bệnh [20].
Tam Nông cũng là một huyện có diện tích rừng khá đáng kể 2,87 nghìn
ha (2007). Diện tích rừng sản xuất chủ yếu trồng bạch đàn để lấy gỗ phục vụ
sản xuất giấy và làm nhiên liệu.
Về phát triển làng nghề: Năm 2004, Uỷ ban Nhân dân tỉnh đã công nhận
làng nghề mộc Minh Đức- xã Thanh Uyên. Đồng thời hỗ trợ vốn để phát triển

nghề mây tre đan tại xã Tam Cường, Thượng Nông và thị trấn Hưng Hóa,
phát triển nghề sơn mài truyền thống tại xã Thọ Văn.
Cùng với trồng trọt, chăn nuôi nhân dân Tam Nông còn làm các nghề
khác như đan lát, làm mộc, đánh cá,... Các sản phẩm làm ra không chỉ phục

12


vụ cuộc sống hàng ngày mà còn được nhân dân đem trao đổi, buôn bán với
nơi khác. Việc giao lưu buôn bán ở huyện Tam Nông phát triển từ rất sớm.
Tuy nhiên lĩnh vực thương mại chỉ dừng lại ở mức phát triển mạng lưới chợ,
hệ thống cửa hàng lớn, nhỏ phân bố đều trong các xã, thị trấn. Bước đầu đã
hình thành các điểm bán hàng tập trung ở mỗi xã.
1.4. Đặc điểm văn hóa- xã hội
Nhân dân huyện Tam Nông có đời sống tinh thần hết sức phong phú. Có thể
nói đây là vùng đất còn lưu truyền nhiều nhất những truyền thuyết, truyện cổ dân
gian của tỉnh Phú Thọ. Tuy bị hàng ngàn năm Bắc thuộc, hàng trăm năm dưới chế
độ thực dân phong kiến, những dòng văn học dân gian tiêu biểu là các điệu múa,
các làn điệu dân ca hát xoan (1), hát ghẹo (2), hát ví giao duyên, tục ngữ, ca dao về
kinh nghiệm lao động sản xuất,... vẫn tồn tại và ngày càng được phát huy. Đặc
biệt ở Tam Nông còn lưu truyền nhiều câu chuyện đặc sắc, tiêu biểu là truyện cười
Văn Lang (xã Văn Lương ngày nay) mang tên quốc gia thời dựng nước. Những
câu chuyện vừa ca ngợi tinh thần hăng say lao động của nhân dân vừa đả kích,
châm biếm nhẹ nhàng nhưng sâu cay đối với tầng lớp thống trị, cường hào trong
làng đồng thời góp phần phê phán những thói hư, tật xấu của con người, thể hiện
khát vọng về một đời sống đầy đủ, tốt đẹp như: “Sắn qua đường 24”, “Xôi dẻo”,
“Cây rau dền”, “Ba vạ”,... Bên cạnh đó, vùng đất Tam Nông còn bảo tồn và lưu
giữ được nhiều loại hình vă hóa dân gian khác mang đặc trưng từng địa phương
như tục chạy lợn, cướp cờ (Cổ Tiết), cầu trâu (Hương Nha), diễn xướng cày bừa
1


Hát Xoan còn được gọi là Khúc môn đình (hát cửa đình), là lối hát thờ thần, tương truyền có từ thời các vua
Hùng. Thuở xa xưa, người Văn Lang tổ chức các cuộc hát Xoan vào mùa xuân để đón chào năm mới. Có 3
hình thức hát xoan: hát thờ cúng các vua Hùng và Thành hoàng làng; hát nghi lễ cầu mùa tốt tươi, cầu sức
khỏe; và hát lễ hội là hình thức để nam nữ giao duyên. Ca nhạc của Xoan là ca nhạc biểu diễn với đầy đủ các
dạng thức nhạc hát: hát nói, hát ngâm, ngâm thơ và ca khúc; có đồng ca nữ, đồng ca nam, tốp ca, đối ca, hát
đa thanh, hát đuổi, hát đan xen, hát có lĩnh xướng và hát đối đáp.Trong hát Xoan, múa và hát luôn đi cùng và
kết hợp với nhau, dùng điệu múa minh họa nội dung cho lời ca
2
Hát ghẹo là hình thức hát nước nghĩa trong dịp hội làng của người Việt và người Mường hay còn gọi là hát
giao duyên nam nữ. Sự tích hát Ghẹo gắn với việc dựng lại ngôi đền làng Nam Cường. Nội dung lời hát
Ghẹo cũng như các loại hình dân ca trữ tình khác, phần lớn đều có hình thức và nội dung như cao dao hoặc
rất gần gũi với ca dao, thường được tổ chức vào những ngày hội mùa xuân, mùa thu, ngày hội được mùa và
những đêm trăng sáng.

13


(Hương Nha), thi cướp phết(3) (Hiền Quan) [xem phụ lục 3], múa mo (Nam
Cường),... Hàng năm mỗi dịp xuân về, các lễ hội, các tục lệ được các địa phương
tổ chức tại các ngôi đình của làng. Có hội tổ chức 2-3 ngày, có hội tổ chức 3-5
ngày, thu hút đông đảo tầng lớp nhân dân tham gia, tạo nên không khí hết sức sôi
nổi [20].
Nhân dân huyện Tam Nông sống thành các làng với nhiều gia đình nhỏ
tập trung. Nhà của nhân dân huyện Tam Nông trước kia được làm từ những
nguyên liệu như tre, gỗ, cọ,... Ngày nay, các vật liệu mới xuất hiện, kiến trúc
nhà ở, đặc biệt là kiến trúc đình, chùa rất đa dạng, phong phú và đặc sắc. Hiện
nay, trên địa bàn huyện Tam Nông còn 2 ngôi đình, 25 ngôi chùa, 10 ngôi
đền, 6 ngôi miếu với gần 90 % số dân theo nghi lễ tôn giáo của đạo Phật [20].
Mỗi ngôi đình, chùa đều mang nét kiến trúc khác nhau, nhưng đều là các

công trình có giá trị văn hóa nghệ thuật cao, thể hiện tài năng kiến trúc và
điêu khắc dân gian cũng như óc sáng tạo, thẩm mỹ tinh tế của nhân dân địa
phương. Trong những năm gần đây, một số công trình lịch sử văn hóa của
Tam Nông được Bộ Văn hóa xếp hạng di tích lịch sử cấp quốc gia như di tích
ở xóm Đồi xã Cổ Tiết, nơi Chủ tịch Hồ Chí Minh trên đường lên chiến khu
Việt Bắc chỉ đạo cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp xâm lược đã dừng
chân ở lại một số ngày [Xem Phụ lục 4]; cột cờ Hưng Hóa thị trấn Hưng Hóa
[Xem phụ lục 5-6]. Về di tích kiến trúc nghệ thuật cổ có đền Thượng (xã
Hương Nha); chùa Vực Trường (xã Vực Trường); đình, chùa Quang Húc (xã
Quang Húc), đình Cổ Tiết [Xem phụ lục 7]... Năm 1992 đình Quang Húc
được Bộ Văn hóa- Thông tin quyết định công nhận là di tích lịch sử văn hóa
[Xem phụ lục 8]. Hàng năm vào dịp lễ, dân làng mở hội tưng bừng, nhiều trò
3

Hội phết Hiền Quan được tổ chức vào ngày 13 tháng Giêng hàng năm là trò diễn lại sự tích lịch sử của nữ
tướng Thiều Hoa, một tướng giỏi dưới thỏi Hai Bà Trưng. Vào ngày hội, tại sân đình Hiền Quan, trước đông
đảo người dự lễ. Sau khi Chủ tế đọc tiểu sử và công lao của Bà Thiều Hoa thì tiến hành rước quả phết được
làm bằng củ tre. Các đấu thủ được chia làm hai tốp. Trên sân giữa hai tốp đào một cái hố sâu 60- 70cm và thả
quả phết vào đó. Các đấu thủ cầm rùi phết thi nhau moi quả phết lên. Mọi người xung quanh hố hò reo cổ vũ,
ai giành được phết đem về thì năm đó có nhiều may mắn.

14


chơi dân gian diễn ra và đình Quang Húc trở thành trung tâm sinh hoạt văn
hóa của nhân dân vùng lưu vực sông Bứa [18, tr.23- 28].
Nơi đây còn khá nhiều ngôi Đình, Đền, Chùa, Miếu… thờ Đức Thánh Tổ
Hùng Vương cùng các Bộ tướng của ngài. Bên cạnh đó ở Tam Nông cũng tồn
tại rất nhiều truyền thuyết, sự tích và những lễ hội cổ truyền mang đậm yếu tố
văn hóa cổ xưa. Các làng xã ở đây còn là nơi in dấu ấn lịch sử của cuộc khởi

nghĩa Hai Bà Trưng, cuộc khởi nghĩa của Lý Nam Đế, rồi phong trào Cần
Vương do Nguyễn Quang Bích lãnh đạo…
Cùng tồn tại với nền văn hóa vật chất và văn hóa dân gian đặc sắc, vùng đất
Tam Nông còn bảo lưu được rất nhiều truyền thuyết, huyền thoại về thuở bình
minh của đất nước và khởi nguồn dân tộc. Những câu chuyện “Tản Viên Sơn
Thánh” (Sơn Tinh), hay Cao Sơn, Qúy Minh, thần núi, thần sông, thần đầm, thần
ghềnh, thần bến dọc sông Đà, sông Thao như thần ghềnh Ngọc Tháp, Hùng Hải trị
nước, ông Hộ giết thuồng luồng,... là những nhân vật tham gia vào công việc trị
thủy từ xa xưa, được nhân dân thần thánh hóa đều bắt nguồn từ nơi đây.
Bên cạnh dòng văn hóa dân gian phong phú, đa dạng do nhân dân sáng
tạo nên, ở Tam Nông cũng có những danh nho nổi tiếng làm rạng danh cho
quê hương làng xã được sử sách ghi nhận và ca ngợi như Nguyễn Quang
Bích, Lý Bật.
Tam Nông còn là vùng đất hiếu học. Ông bà, cha mẹ dạy dỗ con cháu
điều hay lẽ phải, ngăn ngừa thói hư, tật xấu. Tính đến 2003, toàn huyện có tất
cả các loại hình trường phổ thông từ giáo dục mầm non đến tiểu học, trung
học cơ sở, trung học phổ thông với hàng chục vạn học sinh theo học [18,
tr.28]
Khai thác tiềm năng du lịch trên cơ sở phát huy các lợi thế về vị trí địa
lý, tài nguyên du lịch tự nhiên và nhân văn đa dạng hoá sản phẩm các loại
hình du lịch. Lễ hội truyền thống có ở hầu hết các xã, thị trấn, các lễ hội phục

15


dựng gắn với việc phát huy làn điệu dân ca đặc sắc tổ chức tour du lịch Việt
Trì - Tam Nông - Thanh Thuỷ, tại Tam Nông du lịch tín ngưỡng lễ hội văn
hoá: Làng cười Văn Lang, hát Ghẹo Nam Cường - Thanh Uyên; kể chuyện
cười Văn Lang; hội Cầu Trâu Hương Nha; hội chẻ tre kéo lửa nấu cơm thi, thi
ném cầu giỏ thôn Gia Dụ xã Vực Trường. Năm 2006 UBND huyện đã chọn

05 di tích trọng điểm (trục văn hóa tâm linh) gắn với tour du lịch đó là: lễ hội
Phết, các di tích LSVH xã Hiền Quan- Đền thờ Vua Lý Nam Đế xã Văn
Lương- khu Lưu niệm Chủ tịch Hồ Chí Minh xã Cổ Tiết- cụm di tích Chùa
Phúc Thánh, Đền Đức Bà xã Hương Nộn- Cột cờ Hưng Hoá, Đền thờ Danh
nhân văn hóa Nguyễn Quang Bích thị trấn Hưng Hoá [20].
TIỂU KẾT CHƢƠNG 1
Tam Nông là huyện thuộc vùng trung du miền núi. Địa hình của huyện
thể hiện những nét đặc trưng của một vùng bán sơn địa. Với diện tích đất đai,
tài nguyên, cho phép huyện có khả năng phát triển nông nghiệp đa dạng,
phong phú, có khả năng chuyển dịch cơ cấu nông nghiệp theo hướng đa dạng
hoá cây trồng, vật nuôi. Mặt khác, xuất phát từ tiềm năng đất đai và tài
nguyên, cùng hệ thống giao thông thuận lợi, huyện Tam Nông có nhiều lợi thế
phát triển sản xuất công nghiệp và dịch vụ thương mại. Những năm qua, kinh
tế của huyện đã từng bước phát triển trên nhiều lĩnh vực như: sản xuất lương
thực, thuỷ sản, chăn nuôi bò thịt, phát triển vùng nguyên liệu giấy, sản xuất
vật liệu xây dựng, sản xuất hàng sơn mài, mây tre đan, nghề mộc gia dụng...,
cơ sở hạ tầng khu công nghiệp đã được hình thành và đầu tư phục vụ phát
triển công nghiệp- tiểu thủ công nghiệp.
Mỗi thời kỳ lịch sử đều để lại cho huyện Tam Nông những di sản văn hóa
có giá trị, nhiều di tích cấp Quốc gia và cấp tỉnh. Tam Nông ngày nay vẫn còn
lưu tích nhiều dấu ấn cội nguồn dân tộc.

16


Chƣơng 2
CÁC TẬP TỤC TRONG NGHI LỄ VÒNG ĐỜI TRUYỀN THỐNG
CỦA NGƢỜI VIỆT Ở HUYỆN TAM NÔNG
2.1 Khái niệm “nghi lễ vòng đời” và các khái niệm liên quan.
Để tiếp xúc và cầu khẩn thế giới thần linh, từ thời nguyên thủy, con

người đã từng bước tạo nên những nghi lễ và phát triển thành hệ thống.
E.B.Tylor trong công trình nghiên cứu Văn hóa nguyên thủy đã dành một
chương lớn viết về nghi lễ và lễ nghi. Theo ông, nghi lễ là: “Phương tiện giao
tiếp với những thực thể tinh thần (Spiritual) như một định nghĩa tối thiểu về
tôn giáo”. Thông qua nghi lễ, những người sống ở cõi trần cầu cúng thần linh
ở thế giới siêu nhiên những khát vọng cho cuộc đời của mỗi con người.
Còn A.A. Radugin – nhà văn hóa học Nga đã nói về nghi lễ như sau:
“Nghi lễ xuất hiện trong thần thoại học nhằm thể hiện mối quan hệ hữu hiệu
giữa cuộc sống thường ngày với siêu nhiên (linh hồn tổ tiên, thần thánh, ma
quỷ, số phận...). Nghi lễ được truyền lại không chỉ trong tôn giáo mà đi vào
cả cuộc sống thường ngày, đặc biệt là trong nền văn hóa dân gian truyền
thống. Tại đây, nghi lễ là di tích còn sót lại của thần thoại.” [4, tr.35].
Theo nhu cầu của đời sống tâm linh, ứng với tâm lý vừa sợ sệt, vừa mong
muốn sự ban ơn của thần linh, con người đã hình thành nên hệ thống tín
ngưỡng và kèm theo đó là hệ thống nghi lễ.
Các nhà nghiên cứu văn hóa đã chia ra nhiều loại hình nghi lễ khác nhau:
Hệ thống nghi lễ nông nghiệp cầu cho mưa thuận gió hòa, mùa màng tươi tốt;
hệ thống nghi lễ trong tín ngưỡng ngư nghiệp; hệ thống nghi lễ theo tín
ngưỡng tổ nghề, nghi lễ thờ tổ tiên, nghi lễ cộng đồng tôn giáo và hệ thống
nghi lễ vòng đời.

17


Trong khuôn khổ đề tài này, tác giả đi sâu tìm hiểu hệ thống các nghi lễ
vòng đời (hay còn có thuật ngữ tương tự là nghi lễ chuyển đổi hoặc nghi lễ
trong gia đình) của cộng đồng người Việt ở huyện Tam Nông.
Theo tác giả Tô Thị Huê trong bài Nghi lễ vòng đời người và nghi lễ
vòng cây trồng của người M’Nông ở Bình Phước, thứ ba ngày 16/08/2016 thì:
Nghi lễ vòng đời người là hệ thống nghi lễ gắn chặt với từng giai đoạn và

cuộc đời của một con người. Có thể nói hệ thống nghi lễ này xuất hiện khi
con người chỉ đang là một bào thai trong bụng mẹ cho đến nghi lễ tiễn đưa
linh hồn của một ai đó về thế giới của tổ tiên.
Tác giả Ngô Đức Thịnh đã đưa ra khái niệm về nghi lễ vòng đời một
cách chung nhất, ông cho rằng các nghi lễ vòng đời là: “những nghi lễ liên
quan đến cá nhân, từ khi sinh ra đến khi chết đi” [4, tr.36].
Còn theo tác giả Phan Quốc Anh: Nghi lễ vòng đời là cách ứng xử của
cộng đồng người đối với một cá nhân, cũng là cách ứng xử của toàn bộ xã hội
và toàn bộ thế giới tự nhiên bao quanh con người. Tác giả chỉ rõ, nghi lễ vòng
đời người là nghi lễ mà gia đình, tộc họ, cộng đồng tôn giáo thực hiện cho
mỗi người, mà liên quan đến cả cộng đồng. Nghi lễ vòng đời người thể hiện
sự lo lắng, chăm sóc lẫn nhau để bảo toàn giống nòi và bảo toàn xã hội loài
người. Nếu như những lễ nghi nông nghiệp là sự ứng xử của con người với
cái tự nhiên ngoài ta (ngoài con người) thì những nghi lễ vòng đời là sự ứng
xử với cái tự nhiên trong ta (trong con người) [1, tr.126-127].
A.V. Gennep – tác giả cuốn Nghi lễ của sự chuyển tiếp, viết năm 1909 một cuốn sách kinh điển về nghi lễ tuân thủ theo chu kỳ đời người, phân tích
khá sâu sắc những nghi lễ liên quan đến những thời kỳ chuyển tiếp, có tính
quyết định đời sống xã hội của con người. Ông đã khái quát một cách đầy đủ
và khoa học về nghi lễ vòng đời người, trong đó ông phân biệt tầm quan trọng
của ba giai đoạn: sinh, trưởng thành và tử.

18


Trong mỗi giai đoạn lớn, A.V. Gennep lại chia ra thành 3 giai đoạn nhỏ
khác nhau: Mỗi giai đoạn có ba thời kỳ, tách biệt với thời kỳ trước, bước đầu
hội nhập và hội nhập vào thời kỳ tiếp sau, cụ thể: Giai đoạn sinh gồm: chửa,
đẻ và tuổi sơ sinh, tuổi thiếu niên. Giai đoạn Trưởng thành gồm: tuổi thiếu
niên, lễ thành đinh và hôn nhân. Giai đoạn ba là Tử gồm: lên lão, sự chết đi đi
đôi với tang ma và cuộc sống ở thế giới bên kia (kèm theo đó là tục thờ cúng).

Cụ thể hơn, theo tác giả A.V. Gennep thì: Nghi lễ chuyển đổi là nghi lễ
đánh dấu sự thay đổi địa vị xã hội của con người. Nghi lễ chuyển đổi thường
đi kèm với những nghi lễ xung quanh những sự kiện liên quan đến đời người
như việc ra đời của một đứa trẻ, tuổi vào đời, hôn lễ, lễ mừng thọ...không
giống như khái niệm chu kì đời người thường dùng để chỉ chu kì sinh học:
sinh ra – trưởng thành – kết hôn – già yếu – chết đi. Nghi lễ chuyển đổi là
nghi lễ được tiến hành như một sự tiếp nhận khi một cá nhân được chuyển từ
vị thế xã hội này sang vị thế xã hội khác.
Với lý thuyết này, Van Genep muốn nhấn mạnh đến vai trò văn hóa,
bằng cách thông qua những lễ nghi văn hóa mà vai trò và địa vị của con người
được xác lập khác với vị trí ban đầu trong xã hội, và cũng nhằm đánh dấu
bước phát triển của con người về vị trí xã hội theo quy định của mỗi nền văn
hóa [4, tr.37].
Như vậy, nói tóm lại những nghi lễ vòng đời người (hoặc nghi lễ chuyển
đổi, nghi lễ trong gia đình) là những nghi lễ được thực hiện xung quanh cuộc
đời con người từ khi còn nằm trong bụng mẹ đến khi rời khỏi cuộc đời. Đó là
những nghi thức, phong tục, tập quán gắn với từng thời kì, thậm chí còn là
những điều kiêng kị, cấm đoán, có khi còn là những điều mê tín.

19


2.2 Những nghi lễ truyền thống trong vòng đời của ngƣời Việt ở huyện
Tam Nông.
2.2.1 Nghi lễ sinh đẻ
Đối với người Việt Nam, khi đã lập gia đình thì việc sinh con là rất quan
trọng. Thời xưa, những trường hợp người phụ nữ không sinh nở được là một
trong những lý do chính đáng để người đàn ông bỏ vợ hoặc lấy lẽ.
Dấu hiệu của việc người phụ nữ biết mình có thai hay chưa thông thường
là tắt kinh, kèm theo nôn ọe vào sáng sớm lúc ngủ dậy hoặc lúc ăn cơm, hoặc

những thức ăn có nấu với hành, lúc nào cũng cảm thấy người mệt mỏi, uể oải,
khó chịu. Đó là hiện tượng “ốm nghén”. Ngoài những triệu chứng trên, người
“ốm nghén” thường ăn dở (thèm chua, ngọt hay những thứ mà trước đó vốn
không ưa dùng). Có người còn ăn đất thó, bánh ngói. Có người nghén thịt
chó, thịt gà, nghén cà, nghén dưa,... Thời kỳ thai nghén người phụ nữ thường
thấy có sự thay đổi trong cơ thể như: vú căng, khó thở, đi tiểu nhiều và táo
bón, tính tình thay đổi bất chợt, màu da cũng thay đổi như sạm gò má, thâm
vú,...[15, tr.7].
Phụ nữ có thai đều có cảm nhận được hiện tượng thai “máy”, đạp từ
tháng thứ tư trở đi. Thời gian mang thai là hết sức quan trọng và thiêng liêng.
Người ta phải giữ gìn để sao cho “mẹ tròn con vuông”. Các bà mẹ thường dặn
con cái, con dâu là khi có thai thì lúc đi thoải nhẹ nhàng, không bước dài,
không ngồi xổm, không dướn người lên cao, tránh đi xe đạp nhiều và đi bộ
đều thì khi sinh nở mới dễ dàng. Thời gian mang thai người mẹ phải chuẩn bị
đầy đủ về thể lực và tinh thần thì mới dưỡng thai tốt. Lúc đó thai nhi không
chỉ tiếp nhận từ người mẹ các chất bổ dưỡng mà còn cả tình cảm, tâm hồn của
người mẹ. Dân gian cũng truyền khẩu nhiều điều người mang thai nên làm và
cần tránh: “phải năng vận động, làm việc nhẹ, đừng ăn không ngồi dồi, kiêng
ăn nhiều chất bổ- sợ thai lớn khó sinh, kiêng ăn trái cây sinh đôi, kiêng ăn cua

20


×