Đề tài sáng kiến kinh nghiệm: .
“Hướng dẫn học sinh nhận dạng Và giải bài toán hỗn hợp trong Hoá học 9”
--------------------------------------------------PHẦN II: MỞ ĐẦU
A. ĐẶT VẤN ĐỀ
I. THỰC TRẠNG CỦA VẤN ĐỀ:
Môn Hóa học là môn khoa học thực nghiệm, có tầm quan trọng trong trường phổ thông và các em
học sinh lên lớp 8 mới được học nên còn rất mới mẻ và xa lạ. Ngoài việc các em phải nắm vững
những kiến thức cơ bản về các hiện tượng, các chất, hiểu rõ bản chất các quy luật biến đổi của các
chất thì các em còn phải biết vận dụng lý thuyết để giải bài tập Hóa học. Bài tập Hóa học có vai trò
quan trọng trong dạy học Hóa học là một biện pháp để củng cố và nắm vững các định luật, các
khái niệm và tính chất hóa học của các chất.
Bản thân tôi là giáo viên trực tiếp giảng dạy môn hoá học tôi thấy nhiều học sinh rất thích
thú khi học bài trên lớp nhưng ngại hoặc không làm bài tập về nhà và một số không biết làm bài
tập tính toán. Đây là một điều rất trăn trở với những giáo viên dạy môn hóa nói chung và bản thân
tôi nói riêng. Trong nhiều năm giảng dạy hóa 9 tôi thấy dạng bài học sinh ngại, túng túng và thấy
khó khi làm bài tập đó là dạng bài tập về toán hỗn hợp.
Qua tìm hiểu và kinh nghiệm rút ra trong quá trình giảng dạy thì tôi thấy học sinh thấy khó vì
không biết bài toán rơi vào dạng nào và cách làm như thế nào. Mặt khác nhiều năm học sinh khối 9
thi khảo sát chất lượng học kì I hay học kì II cũng có dạng toán hỗn hợp và HS thường mất điểm.
Từ khi Sở giáo dục Hưng Yên thực hiện thi vào THPT ba môn thì cũng đã có ba năm thi hóa và
năm nào cũng có dạng bài tập này.
Việc hướng dẫn các em làm tốt những bài toán hỗn hợp là một việc làm rất cần thiết và cũng cần
rất nhiều sự đầu tư, chuẩn bị kỹ lưỡng chu đáo của giáo viên. Bởi vì có được nền tảng cơ bản về
những kỹ năng tính toán, giải bài tập Hóa học nói chung về những dạng bài toán hỗn hợp nói
riêng vững chắc, sẽ là cơ sở giúp các em sẽ học tốt hơn, nâng cao ở các lớp trên sau này về bộ môn
Hóa học.
Năm học 2014-2015, năm học thứ hai thực hiện mục tiêu đổi mới căn bản và toàn diện GD Việt
Nam theo Nghị quyết Đại hội lần thứ XI của Đảng. Năm học tiếp tục đẩy mạnh phong trào thi đua
“Dạy tốt – Học tốt” thực hiện các giải pháp nhằm phát triển sự nghiệp giáo dục. Là một giáo viên
tâm huyết với nghề tôi luôn trăn trở phải làm thế nào để thực hiện tốt nhiệm vụ này. Do đó để giúp
các em học sinh nâng cao chất lượng học tập, có thể nhận dạng và giải được dạng bài toán hỗn hợp
một cách dễ dàng. Vì thế tôi chọn và nghiên cứu đề tài: “Hướng dẫn học sinh nhận dạng và giải bài
toán hỗn hợp trong hóa học 9” nhằm từng bước khắc sâu kiến thức cho các em vận dụng kiến thức
lí thuyết vào giải tốt bài toán hỗn hợp.
II. Ý NGHĨA VÀ TÁC DỤNG CỦA GIẢI PHÁP MỚI
- Việc hướng dẫn học sinh nhận dạng và giải các bài toán hỗn hợp sẽ là tiền đề cho việc phát
triển năng lực trí tuệ của học sinh ở cấp học cao hơn khi giáo viên hướng dẫn và sử dụng linh hoạt
và hợp lý các dạng bài toán hỗn hợp từ dễ đến theo mức độ của trình độ tư duy của học sinh phù
hợp với đối tượng học sinh lớp 9 .
- Khi học sinh nhận dạng và giải tốt các bài toán hỗn hợp tạo cho các em có tính độc tập, tự giác và
hứng thú khi làm bài tập. Học sinh sẽ chăm học hơn và tiếp thu các kiến thức tốt hơn.Chất lượng
häc tËp m«n ho¸ häc cña häc sinh ngày một cao hơn.
III. PHẠM VI NGHIÊN CỨU CỦA ĐỀ TÀI.
- Tài liệu, sách tham khảo, sách bài tập, sách giáo khoa có các bài toán hỗn hợp, cách giải toán hỗn
hợp trong chương trình hoá học 9.
B. PHƯƠNG PHÁP TIẾN HÀNH
I. CƠ SỞ LÍ LUẬN
1. Để đảm bảo nhiệm vụ của ngành đề ra thì mỗi giáo viên cần:
Tiếp tục đổi mới mạnh mẽ phương pháp dạy và học nhằm phát huy tính tích cực, chủ động, sáng
tạo của học sinh; tăng cường kỹ năng thực hành, vận dụng kiến thức, kỹ năng vào giải quyết các
vấn đề thực tiễn. Đa dạng hóa các hình thức học tập, chú trọng các hoạt động trải nghiệm sáng tạo,
nghiên cứu khoa học của học sinh. Đẩy mạnh ứng dụng công nghệ thông tin và truyền thông trong
dạy và học.
Tiếp tục đổi mới hình thức, phương pháp thi, kiểm tra, đánh giá kết quả học tập và rèn luyện
của học sinh, bảo đảm trung thực, khách quan.
2. Đổi mới phương pháp dạy học Hóa học ở Trường THCS dựa trên cơ sở quan niệm tích
cực hóa hoạt động của học sinh và lấy học sinh làm trung tâm trong quá trình dạy học. Đổi mới
phương pháp dạy học được đặt ra do yêu cầu đổi mới mục tiêu giáo dục, đổi mới nội dung giáo
dục và cần được tiến hành đồng bộ với đổi mới đánh giá kết quả học tập của học sinh.
Một trong những điểm mới của mục tiêu giáo dục phổ thông là tập trung hơn nữa tới việc hình
thành năng lực; năng lực nhận thức, năng lực hành động
( năng lực giải quyết vấn đề), năng lực thích ứng cho học sinh.
Mục tiêu môn Hóa học đã được xác định như sau: Môn Hoá học ở Trường THCS có vai trò
quan trọng trong việc thực hiện mục tiêu đào tạo của nhà trường THCS. Môn học này cung cấp
cho học sinh một hệ thống kiến thức phổ thông, cơ bản và thiết thực đầu tiên về Hóa học, hình
thành ở các em một số kỹ năng phổ thông, cơ bản và thói quen làm việc khoa học, góp phần làm
nền tảng cho việc giáo dục xã hội chủ nghĩa, phát triển năng lực nhận thức, năng lực hành động,
chuẩn bị cho học sinh học lên và đi vào cuộc sống lao động.
3. Để nắm vững phương pháp dạy học bộ môn hóa học giáo viên cần :
Thể hiện rõ vai trò là người tổ chức, điều khiển cho học sinh hoạt động một cách chủ động,
sáng tạo.
Định hướng, tổ chức hoạt động học tập, qua đó giúp học sinh tự lực khám phá những kiến
thức mới, tạo điều kiện cho học sinh không chỉ lĩnh hội được nội dung kiến thức mà còn nắm được
phương pháp đi đến kiến thức đó.
Tạo điều kiện cho học sinh tập luyện và vận dụng tốt những kiến thức đã học để có thể rút ra
được kinh nghiệm học tập bộ môn.
Phải phát huy tính tích cực, tự giác, chủ động, sáng tạo của học sinh phù hợp với đặc trưng môn
học, rèn luyện kỹ năng vận dụng kiến thức vào thực tiễn, tác động đến tình cảm, đem lại niềm vui,
hứng thú và trách nhiệm học tập cho học sinh nhằm xây dựng tư cách và trách nhiệm công dân cho
học sinh.
4. Để học sinh giải tốt dạng bài tập hỗn hợp thì các em phải nhận dạng được bài tập và biết cách
làm ,nắm vững tính chất hóa học của chất, viết được phương trình hoá học chính xác, học sinh phải
hiểu được bản chất của phản ứng nghĩa là phản ứng diễn ra theo cơ chế nào.
Mặt khác kỹ năng giải toán hỗn hợp trong hóa học chỉ được hình thành khi học sinh nắm
vững lý thuyết, biết vận dụng kiến thức vào giải bài tập. Sau khi được giáo viên hướng dẫn học
sinh phải hình thành được một mô hình giải toán, các bước để giải một bài toán, kèm theo đó là
phải hình thành ở học sinh thói quen nhận dạng, phân tích đề bài và định hướng được cách làm đây
là một kỹ năng rất quan trọng đối với việc giải một bài toán hóa học. Do đó để hình thành được kỹ
năng nhận dạng và giảo tốt bài toán hỗn hợp thì ngoài việc giúp học sinh nắm được bản chất của
phản ứng thì giáo viên phải hình thành cho học sinh một mô hình giải (các cách giải ứng với từng
trường hợp ) bên cạnh đó rèn luyện cho học sinh tư duy định hướng khi đứng trước một bài toán và
khả năng phân tích đề bài.
Chính vì vậy việc cung cấp cho học sinh cách nhận dạng và giải tốt bài toán hỗn hợp đặc
biệt là xây dựng cho học sinh mô hình để giải bài toán và các kỹ năng phân tích đề giúp học định
hướng đúng khi làm bài tập là điều rất cần thiết, nó giúp học sinh có tư duy khoa học khi học tập
hoá học nói riêng và các môn học khác nói chung nhằm nâng cao chất lượng trong giảng dạy và
học tập của giáo viên và học sinh.
II. CƠ SỞ THỰC TIỄN
1. Thực trạng của việc dạy và học Hóa học ở trường THCS Minh Tân
* Thuận lợi:
- Được sự quan tâm của Ban giam hiệu nhà trường, tổ chuyên môn và sự quan tâm nhiệt tình của
đồng nghiệp.
- Các em học sinh có đầy đủ sách giáo khoa, thuận lợi cho việc chuẩn bị bài và làm bài tập trong
sách giáo khoa.
- Đa số các em có ý thức học tập khá tốt, nhiều em tích cực hoạt động trong giờ học, tham gia xây
dựng bài.
* Khó khăn:
Qua quá trình trực tiếp giảng dạy, trao đổi với giáo viên trong tổ chuyên môn cũng như trò chuyện
với học sinh về vấn đề học tập bộ môn, kết hợp với các thông tin thu thập được qua kiểm tra kiến
thức từ học sinh đã cho thấy những vấn đề sau:
- Nhiều học sinh còn thụ động, chưa có thái độ tích cực xây dựng bài, chưa có hứng thú trong học
tập. Một số học sinh ít tập trung vào tiết học mà thể hiện thái độ thờ ơ, tỏ ra nhàm chán, chỉ chống
chế để chép bài cho qua.
- Kiến thức học sinh không đồng đều, khả năng tiếp thu khác nhau.
- Học sinh viết phương trình phản ứng chưa đúng, không cân bằng được phương trình mà đây là
cơ sở để giải bài toán tính theo phương trình hóa học nói chung và toán hỗn hợp nói riêng.
- Các em chưa xác định được yêu cầu đề bài cho, chưa nắm vững tiến trình giải bài tập hỗn hợp.
- Tiết giải bài tập thường hay khô khan, nhiều học sinh chưa chăm, kỹ năng giải bài tập tính toán
còn yếu .
* Nguyên nhân:
- Đa số học sinh là con em nhà nông dân, điều kiện kinh tế gia đình còn khó khăn nên nên ngoài
giờ học các em còn phụ giúp gia đình, mặc khác vẫn còn một số phụ huynh chưa quan tâm sâu sắc
đến việc học tập của con em mình, dẫn đến lười học, không nắm vững kiến thức ảnh hưởng đến
chất lượng học tập của các em.
- Một số em chưa xác định được mục đích học tập, khâu chuẩn bị bài và làm bài tập ở nhà còn hạn
chế. Các em chỉ làm bài qua loa để đối phó khi giáo viên kiểm tra, vì thế vào lớp các em rất thụ
động.
- Các em chưa rèn luyện được kĩ năng viết và cân bằng phương trình hóa học, cách biến đổi công
thức, chưa nhận dạng được dạng bài tập và cách làm từng dạng bài tập…
2. Sự cần thiết của đề tài:
Xuất phát từ những vấn đề trên và thực trạng của việc dạy học hóa học ở trường THCS như
đã nêu, Tôi nhận thấy cần phải hướng dẫn học sinh nhận dạng và giải đúng các bài toán hỗn hợp.
Nhằm giúp học sinh yêu thích môn hóa trước hết các em phải tự tin trong giờ học mà việc hoàn
thành bài tập ở nhà góp phần tạo cho học sinh thêm vững lòng tin và hứng thú hơn trong giờ học
hóa học. Vì vậy giáo viên cần hướng dẫn học sinh nhận dạng và giải đúng các bài toán hỗn hợp.
III. CÁC BIỆN PHÁP TIẾN HÀNH.
1. Phương pháp nghiên cứu
- Phương pháp tham khảo tài liệu: nghiên cứu một số tài liệu về phương pháp giải các bài toán có
liên quan đến phạm vi nghiên cứu.
- Phương pháp trao đổi kinh nghiệm: Tiến hành trao đổi kinh nghiệm, học hỏi từ đồng nghiệp, các
kiến thức có liên quan đến việc nghiên cứu và tích lũy qua các tiết dự giờ của đồng nghiệp.
- Phương pháp điều tra, thống kê so sánh.
2. Lực lượng nghiên cứu
Giáo viên trực tiếp giảng dạy và sự đóng góp ý kiến của giáo viên trong tổ, học sinh khối lớp 9 ( 9
A, 9 B) trong năm học 2014- 2015.
3. Tiến trình nghiên cứu
Giáo viên đọc tài tiệu , lựa chọn các dạng bài toán hỗn hợp và các phương pháp giải phù hợp
với chương trình. Dạy thực tế trên lớp 9 A, 9 B . Đối chiếu với kết quả khi chưa áp dụng đề tài với
sau khi áp dụng đề tài.
PHẦN II: NỘI DUNG
I. NHIỆM VỤ CỦA ĐỀ TÀI
- Nêu được cơ sở lí luận của việc nhận dạng và giải toán hỗn hợp và đưa ra các phương pháp giải
toán hỗn hợp trong quá trình dạy học hóa học 9.
- Tiến hành điều tra tình hình nắm vững kiến thức cơ bản của học sinh lớp 9 trường THCS Minh
Tân.
- Hệ thống được các bài toán hỗn hợp và phương pháp giải theo từng dạng nhỏ.
- Hướng dẫn học sinh nhận dạng và giải được bài toán hỗn hợp nhằm giúp cho học sinh lĩnh hội
các kiến thức một cách vững chắc và rèn luyện tính độc lập hành động và trí thông minh của học
sinh.
II. GIẢI PHÁP CỦA ĐỀ TÀI
Khi cho hỗn hợp M (gồm chất X1, X2, X3...) tác dụng với Y
Dạng 1: Nếu trong hỗn hợp M chỉ có 1 chất trong hỗn hợp tác dụng với Y
* Cách tiến hành: Giải bài toán theo phương trình hóa học một cách bình thường như bài tập biết 1
dữ kiện ( hay một giả thiết bài cho).
Với dạng bài này tôi cho học sinh làm các bài tập tự luận từ đơn giản đến phức tạp sao cho các em
tiếp thu bài một cách dễ nhất.
Thí dụ 1: Cho 10,5 gam hợp gồm Zn và Cu vào dung dịch H2SO4 loãng dư, người ta thu được
2,24 lít khí ở đktc
a.
Viết PTHH
b.
Tính khối lượng chất rắn còn lại sau phản ứng.
* Xác định hướng giải:
- Viết phương trình phản ứng
- Tính số mol H2 , dựa vào PTHH tính số mol Zn , tính số khối lượng Zn
- Tính khối lượng Cu
* Hướng dẫn giải:
a. Trong hỗn hợp chỉ có Zn phản ứng với dung dịch axit còn Cu không phản ứng:
Zn + H2SO4 ® ZnSO4 + H2
b. 2,24 lit khí thoát ra là khí H2 => = 0,1 ( mol)
Theo PT nZn = nH2 = 0,1 (mol) => mZn = 0,1 . 65 = 6,5 ( g)
Khối lượng chất rắn thu được sau phản ứng là:
mCu = 10,5 – 6,5 = 4 ( g)
Thí dụ 2: Cho 25 gam hỗn hợp gồm NaCl và Na2CO3 vào dung dịch HCl 2M vừa đủ . Sau phản
ứng thấy có 4,48 lít khí thoát ra ở điều kiện tiêu chuẩn.
a.
Tính thành phần phần trăm theo khối lượng của từng chất có trong hỗn hợp ban đầu.
b.
Tính thể tích dung dịch HCl tham gia phản ứng.
* Xác định hướng giải:
- Tính số mol CO2
- Viết phương trình phản ứng
- Dựa vào PTHH tính số mol Na2CO3, số mol HCl ,
- Tính % theo khối lượng của từng chất
- Tính thể tích dung dịch HCl tham gia phản ứng
* Hướng dẫn giải:
a. 4,48 lít khí thoát ra là khí CO2
= 0,2 ( mol)
Trong hỗn hợp chỉ có Na2CO3 phản ứng với dung dịch axit còn NaCl không phản ứng:
Na2CO3 + 2HCl ® 2NaCl + CO2+ H2O
Vậy (mol)
0,2
0,4
0,4
0,2
0,2
Thành phần % theo khối lượng của từng chất trong hỗn hợp lần lượt là:
% Na2CO3 = 84,8%
% NaCl = 100% - 84,8% = 15,2%
b. Thể tích HCl tham gia phản ứng là :
V HCl = = 0,2 ( l)
Bài tập vận dụng:
Bài 1: Cho 10 gam hỗn hợp Fe và Ag vào 200ml dung dịch HCl vừa đủ.Sau phản ứng thấy có 2,24
lít khí thoát ra ở điều kiện tiêu chuẩn.
a.
Viết PTHH xảy ra.
b.
Tính % theo khối lượng từng kim loại trong hỗn hợp ban đầu
c.
Coi thể tích dung dịch không thay đổi đáng kể . Tính nồng độ mol của dung dịch thu được sau
phản ứng?
Bài 2: Cho a gam hỗn hợp Cu và Mg vào 200 gam dung dịch H2SO4 loãng lấy dư. Sau phản ứng
thấy có 6,4 gam một chất rẳn không tan và có 6,72 lít khí thoát ra ở điều kiện tiêu chuẩn. Tính a
gam?
Bài 3: Nhiệt phân hoàn toàn 40 gam hỗn hợp BaCO3 và BaSO4 thấy có 4,48 lít khí thoát ra ở điều
kiện tiêu chuẩn. Tính khối lượng từng muối trong hỗn hợp ban đầu.
Bài 4:Cho 4,8 gam hỗn hợp sắt và sắt (III) oxit tác dụng với dung dịch đồng (II) sunfat dư. Phản
ứng xong lấy chất rắn ra khỏi dung dịch rồi cho tác dụng với dung dịch axit clohiđric 1M thì còn
lại 3,2 gam chất rắn không tan.
a.
Viết các phương trình phản ứng xảy ra.
b.
Tính khối lượng mỗi chất trong hỗn hợp.
c.
Tính thể tích dung dịch axit clohiđric tham gia phản ứng.
Dạng 2: Nếu trong hỗn hợp M có từ 2 chất trở lên (X1 và X2 hoặc X2 và X3.... ) tác dụng với Y
Với dạng này tôi chia làm 2 trường hợp nhỏ:
1.Trường hợp 1: Nếu X1 và X2 thuộc cùng loại chất có tính chất hóa học tương tự nhau ( cùng
là kim loại,hoặc cùng là oxit, hoặc cùng là axit,hoặc cùng là bazơ, hoặc cùng là muối...) thì
thường giải bài toán bằng cách lập phương trình bậc nhất hoặc giải toán bằng cách lập hệ phương
trình.
* Cách tiến hành:
Thông thường cách giải toán bằng cách lập hệ phương trình khi được hướng dẫn cách làm học sinh
thích làm theo cách này hơn.
Cách 1: Giải bài toán bằng cách lập phương trình bậc nhất một ẩn:
Bước 1: Thực hiện phép tính để chuyển dữ kiện đã biết ra số mol ( n)
Bước 2: Gọi x là số mol 1 chất có ở phản ứng 1 thì n-1 là số mol chất còn lại ở phương trình 2
Bước 3: Viết phương trình tính số mol và thiết lập phương trình đại số 1 ẩn
Và giải phương trình đại số vừa thiết lập để tìm x
Bước 4: Trả lời yêu cầu đề bài.
Cách 2: Giải bài toán hóa học bằng cách lập hệ phương trình:
Bước 1: Thực hiện phép tính để chuyển dữ kiện đã biết ra số mol ( n)
Bước 2: Gọi x là số mol X1 có trong hỗn hợp => mX1 = M X1 .x ( g)
Gọi y là số mol X2 có trong hỗn hợp => mX2 = M X2 .y ( g)
Thiết
lập phương trình đại số thứ nhất (nếu có thể)
Bước 3: Viết phương trình hóa học và đặt x, y vào phương trình
Thiết lập phương trình đại số thứ 2
Bước 4: Lập hệ phương trình theo nguyên tắc :
Cho bao nhiêu giả thiết ( dữ kiện ) lập bấy nhiêu phương trình
Cho giả thiết nào thì lập phương trình theo giả thiết đó
Giải hệ phương trình vừa thiết lập ( tức là tìm x,y)
Bước 5: Trả lời yêu cầu đầu bài.
Thí dụ 1: Cho 8 gam hỗn hợp gồm Fe và Mg vào dung dịnh HCl vừa đủ. Sau phản ứng thấy có
4,48 lit khí thoát ra ở đktc.
a.Viết PTHH xảy ra
b.Tính thành phần phần trăm theo khối lượng của từng kim loại trong hỗn hợp.
* Xác định hướng giải:
- Viết PTPƯ
- Tính số mol H2
- Đặt ẩn cho từng kim loại và dựa vào giả thiết lập PT đại số
- Giải hệ PT
- Trả lời yêu cầu đầu bài
* Hướng dẫn giải:
a. PTP Ư:
Ví dụ: a)
Fe + 2HCl → FeCl2 + H2↑
Mg + 2HCl → MgCl2 + H2↑
(1)
(2)
* Cách 1: Gọi x (gam) là khối lượng Fe, khối lượng của Mg là (8 – x) gam
Số mol các chất là: ;
Theo (1):
Theo (2):
Ta có:
bài ra, hay
3x + 7(8 – x) = 0,2 . 168
3x + 56 – 7x = 33,6
4x = 22,4
=> x = 5,6
Thành phần % theo khối lượng từng chất có trong hỗn hợp lần lượt là:
* Cách 2:
Gọi x là số mol (g)
Gọi y là số mol (g)
Ta có mFe + mMg = mhỗn hợp hay 56x + 24y = 8
PTHH:
Fe + 2HCl → FeCl2 + H2↑
(mol) x
2x
x
x
Mg + 2HCl → MgCl2 + H2↑
(mol) y
2y
(1)
y
y
(2)
(I)
Có:
bài ra, hay x + y = 0,2
(II)
Từ (I) và (II) ta có hệ phương trình: giải hệ ta được
Thành phần % theo khối lượng từng kim loại trong hỗn hợp lần lượt là:
Thí dụ 2: 200ml dung dịch HCl 3,5M hòa tan vừa hết 20g hỗn hợp hai oxít CuO và Fe2O3.
a) Viết phương trình hóa học
b) Tính khối lượng mỗi oxít có trong hỗn hợp ban đầu.
c) Coi thể tích dung dịch không đổi. Hãy tính nồng độ mol của các chất có trong dung dịch
sau phản ứng.
* Gợi ý: Trong hỗn hợp có mấy chất tác dụng dung dịch HCl? Vậy có mấy PTHH? Muốn tính
được khối lượng mỗi oxít phải tính được đại lượng nào? Dựa vào đâu?
* Xác định hướng giải:
- Viết PTPƯ (cân bằng)
- Tính số mol HCl
- Đặt ẩn cho từng oxít, dựa vào giả thiết lập phương trình đại số.
- Lập hệ phương trình, giải hệ phương trình.
- Trả lời yêu cầu đề bài.
* Hướng dẫn giải:
a) PTPƯ :
CuO + 2HCl → CuCl2 + H2O
(1)
Fe2O3 + 6HCl → 2FeCl3 + 3H2O
Cách 1:
(2)
b) Đổi 200ml = 0,2l ; nHCl = 0,2 . 3,5 = 0,7 (mol)
Gọi x là khối lượng CuO, khối lượng Fe2O3 là (20 – x) g
=> ;
Có PTHH: CuO + 2HCl → CuCl2 + H2O
(1)
(mol)
Fe2O3 + 6HCl → 2FeCl3 + 3H2O (2)
(mol)
nHCl (1) + nHCl (2) = nHCl bài ra
Hay
Giải phương trình đại số trên được x = 4.
Vậy khối lượng mỗi oxít trong hỗn hợp lần lượt là:
mCuO = 4 (g)
(g)
c) Dung dịch sau phản ứng có chứa CuCl2 và FeCl2 chúng có nồng độ mol lần lượt là:
Cách 2:
Gọi x là số mol CuO => mCuO = 80x (g)
Gọi y là số mol Fe2O3 => (g)
Ta có: hỗn hợp hay 80x + 160y = 20
CuO + 2HCl → CuCl2 + H2O
(mol)
x
2x
(*)
(1)
x
x
Fe2O3 + 6HCl → 2FeCl3 + 3H2O (2)
(mol)
y
Ta lại có:
6y
2y
y
nHCl (1) + nHCl (2) = nHCl bài ra
Hay 2x + 6y = 0,7
(**)
Từ (*) và (**) ta có hệ phương trình:
Giải hệ ta được
Khối lượng từng oxít có trong hỗn hợp lần lượt là:
mCuO = 80 . 0,05 = 4 (g)
(g)
Dung dịch sau phản ứng có chứa CuCl2 và FeCl2 chúng có nồng độ mol lần lượt là:
* Bài tập vận dụng:
Bài 1: Hòa tan hoàn toàn 11 gam hỗn hợp bột các kim loại Fe và Al cần V lít dung dịch H2SO4
0,5M thu được dung dịch A và 8,96 l H2 (đktc).
a) Viết PTHH xảy ra.
b) Tính phần trăm khối lượng của từng kim loại trong hỗn hợp ban đầu.
c) Tính nồng độ mol / lít của từng chất tan có trong dung dịch A (coi thể tích của dung dịch
không đổi).
Bài 2: Cho 2,52 gam hỗn hợp bột Al, Fe, Cu tác dụng với dung dịch HCl 7,3% có dư. Phản ứng
xong thu được 0,3 gam chất rắn và 1,344 lít khí ở đktc.
a) Xác định thành phần phần trăm theo khối lượng của từng kim loại trong hỗn hợp.
b) Tính khối lượng dung dịch HCl 7,3% tham gia phản ứng.
Bài 3: Để trung hòa hoàn toàn 50 ml hỗn hợp X gồm HCl, H2SO4 cần dùng 200 ml dung dịch
NaOH 0,3M. Cô cạn dung dịch sau khi trung hòa thì thu được 3,81 gam hỗn hợp muối khô. Tính
nồng độ mol của mỗi axít trong hỗn hợp.
Bài 4: Cho 38,2 gam hỗn hợp Na2CO3 và K2CO3 vào dung dịch HCl dư. Dẫn lượng khí sinh ra
qua nước vôi trong dư thu được 30 gam hết tủa. Tính khối lượng mỗi muối trong hỗn hợp.
Bài 5: Nung hỗn hợp 2 muối CaCO3 và MgCO3 thu được 76 gam hai oxít và 33,6 l khí CO2. Tính
khối lượng mỗi muối trong hỗn hợp ban đầu.
Bài 6: Hòa tan a gam hỗn hợp Al và Mg trong dung dịch H2SO4 loãng, dư thu được 1568 m3 khí
(ở đktc). Nếu cũng cho a gam hỗn hợp trên tác dụng với dung dịch NaOH dư thì sau phản ứng còn
lại 0,6 gam chất rắn. Tính thành phần phần trăm của từng kim loại trong hỗn hợp.
Bài 7: Hỗn hợp 3 kim loại Al, Cu, Fe nặng 17,4 g. Nếu hòa tan hỗn hợp bằng dung dịch H2SO4
loãng dư thì thu được 8,96 dm3 khí H2 (ở đktc). Còn hòa tan hỗn hợp bằng axít H2SO4 đặc nóng
dư thì thoát ra 12,32 dm3 SO2 (ở đktc). Tính khối lượng mỗi kim loại.
Bài 8: Đốt cháy 7,75 lít hỗn hợp khí metan và axetilen cần phải dùng hết 18,6 lít khí oxi, biết thể
tích các khí đo ở điều kiện tiêu chuẩn.
a) Viết phương trình phản ứng xảy ra.
b) Tính phần trăm theo thể tích mỗi khí trong hỗn hợp ban đầu.
Bài 9: Cho 1,12 lít (đktc) hỗn hợp khí gồm C2H4 và C2H2 tác dụng với dung dịch Brom, lượng
Brom đã tham gia phản ứng là 11,2g. Tính thành phần phần trăm theo thể tích mà mỗi khí trong
hỗn hợp ban đầu.
Bài 10: Có hỗn hợp X gồm rượu etylic và axít axetic. Cho 21,2 gam hỗn hợp X tác dụng với Na
dư, thu được 4,48 lít khí ở đktc.
a) Viết phương trình hóa học của các phản ứng xảy ra.
b) Tính phần trăm khối lượng mỗi chất trong hỗn hợp X.
2.Trường hợp 2: Nếu 2 chất X1, X2 không thuộc cùng loại chất thì tùy thuộc vào giả thiết bài ra
có thể giải bài toán bằng cách lập hệ phương trình hay không cần lập hệ phương trình.
Thí dụ 1: Hòa tan hoàn toàn 8,8 gam hỗn hợp gồm Mg và MgO bằng dung dịch HCl 14,6%. Sau
phản ứng thấy có 4,48 lít khí H2 thoát ra (ở đktc).
a) Viết phương trình phản ứng xảy ra.
b) Tính phần trăm khối lượng mỗi chất có trong hỗn hợp.
c) Tính khối lượng dung dịch HCl tham gia phản ứng.
* Gợi ý:
Giáo viên yêu cầu học sinh cho biết trong hỗn hợp có mấy chất phản ứng khí HCl.
? Khí H2 thoát ra ở phản ứng nào?
? Vậy có cần giải toán bằng cách lập hệ phương trình không?
? Dựa vào dữ kiện bài ra ta tính được khối lượng chất nào trước?
? Tính % theo khối lượng ta áp dụng công thức tính toán nào?
* Xác định hướng giải:
- Viết phương trình phản ứng.
- Tính số mol H2.
- Dựa vào số mol H2 tính số mol Mg.
- Từ số mol Mg tính được số mol các chất còn lại trong phương trình phản ứng.
- Tính phần trăm theo khối lượng của từng chất.
- Tính khối lượng và số mol MgO => Tính số mol HCl.
- Tính khối lượng dung dịch HCl tham gia phản ứng.
* Hướng dẫn giải:
a) PTPƯ :
Mg + 2HCl → MgCl2 + H2↑
(1)
MgO + 2HCl → MgCl2 + H2O (2)
b) (mol).
Theo (1):
(mol)
Thành phần % theo khối lượng từng chất có trong hỗn hợp ban đầu lần lượt là:
c) Theo (1) (mol)
Theo (2) (mol)
Mà nHCl cần dùng = nHCl (1) + nHCl (2) = 0,4 + 0,2 = 0,6 (mol)
Khối lượng dung dịch HCl tham gia phản ứng là:
Thí dụ 2: Hòa tan hoàn toàn 8,8 gam hỗn hợp Mg và MgO bằng dung dịch HCl 14,6%. Sau phản
ứng cô cạn dung dịch muối thu được 28,5 gam muối khan.
a) Viết PTPƯ xảy ra.
b) Tính phần trăm theo khối lượng mỗi chất trong hỗn hợp.
c) Tính khối lượng dung dịch HCl 14,6% tham gia phản ứng.
* Gợi ý: Giáo viên hỏi và yêu cầu học sinh trả lời
? Trong hỗn hợp có mấy chất phản ứng với dung dịch HCl ?
? Muối thu được sau phản ứng là muối gì ?
? Vậy để trả lời yêu cầu đầu bài có phải giải bài tập trên bằng cách lập hệ phương trình không? Vì
sao?
* Xác định hướng giải:
- Viết phương trình phản ứng.
- Tính số mol muối.
- Đặt ẩn cho từng chất trong hỗn hợp, dựa vào PTPƯ và giả thiết bài ra để lập hệ phương
trình.
- Giải hệ phương trình
- Trả lời yêu cầu đầu bài.
* Hướng dẫn giải:
a) PTPƯ :
Mg + 2HCl → MgCl2 + H2↑
(1)
MgO + 2HCl → MgCl2 + H2O (2)
b) 28,5 gam muối khan là MgCl2 =>
Gọi x là số mol Mg => mMg = 24x (g)
Gọi y là số mol MgO => mMgO = 40y (g)
Ta có: mMg + mMgO = m hỗn hợp
Hay:
24x + 40y = 8,8 (*)
Mg + 2HCl → MgCl2 + H2↑
(mol) x
2x
x
(1)
x
MgO + 2HCl → MgCl2 + H2O (2)
(mol)
y
2y
y
y
Lại có: bài ra
Hay :
x + y = 0,3
(**)
Từ (*) và (**) ta có hệ phương trình
Giải hệ ta được
Phần trăm theo khối lượng từng chất có trong hỗn hợp ban đầu là:
c) Ta có:
nHCl cần dùng = nHCl (1) + nHCl (2) = 2 . 0,2 + 2 . 0,1 = 0,6 (mol)
=> mHCl = 0,6 . 36,5 = 21,9 (g)