Tải bản đầy đủ (.doc) (54 trang)

SKKN PHÂN TÍCH NHÂN vật TRONG TRUYỆN NGẮN

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (97.27 KB, 54 trang )

SKKN: PHÂN TÍCH NHÂN VẬT TRONG TRUYỆN NGẮN
PHẦN II : PHẦN NỘI DUNG
MỞ ĐẦU
I. THỰC TRẠNG CỦA VẤN ĐỀ
So với các môn học khác trong nhà trường Ngữ văn là môn học vừa mang tính khoa
học vừa mang tính nghệ thuật. Nó có khả năng đi sâu vào trái tim mỗi học trò, cảm
hóa, lắng động, kết tinh trong tâm hồn các em những niềm hứng thú say mê, sự chân
thành cởi mở mộc mạc mà thấm đẫm hương vị tình đời, tình người giúp các em khao
khát vươn tới cái chân, thiện, mỹ. Do vậy mỗi giáo viên dạy văn giữ một vai trò vô
cùng quan trọng là hướng dẫn HS tìm hiểu và tập cho HS tiếp nhận văn chương một
cách sáng tạo. Bồi dưỡng năng lực tư duy văn học, tư duy thẩm mỹ để mỗi em có thói
quen chủ động tiếp nhận những giá trị văn minh, tinh hoa văn hóa của dân tộc và nhân
loại.
Làm thế nào để nâng cao hiệu quả của việc dạy học văn? Đó là câu hỏi và cũng là
mong muốn của nhiều người nhất là những giáo viên dạy văn trong giai đoạn hiện
nay- giai đoạn tiếp tục đổi mới phương pháp dạy học, ứng dụng công nghệ thông tin
vào việc soạn giảng, dạy học theo định hướng phát triển năng lực học sinh. Song để có
được một tiết dạy - học tác phẩm văn chương đích thực, đúng bản chất, đúng nghĩa
của nó trong giai đoạn hiện nay là rất khó. Bởi lẽ vì
nhu cầu và khả năng tiếp cận văn học của học sinh có nhiều hạn chế, do điều kiện và
môi trường sống đã làm thay đổi cách nhìn nhận, đánh giá, cũng như thị hiếu văn học


của các em. Các chương trình truyền hình, các thông tin trên mạng và các trò chơi
điện tử đã cuốn hút, chiếm hết thời gian và làm cho các em trở nên lười nhác với việc
đọc sách, đọc truyện hay đọc thơ, mặc dù Văn học luôn có một vị trí hết sức quan
trọng trong đời sống tinh thần của các em nói riêng và của tất cả mọi người nói chung.
Từ thực tế đó dẫn đến tình trạng trong quá trình học Ngữ văn, học sinh thường có thái
độ thờ ơ, chán nản, không hứng thú, đồng thời kéo theo là sự tiếp thu, cảm nhận một
tác phẩm văn học cũng khó khăn, khô khan và thiếu chất văn.
Từ thực tế giảng dạy của bản thân và của đồng nghiệp tôi thấy rằng để có một giờ


dạy học môn Ngữ văn nhất là giờ tìm hiểu các tác phẩm văn học thành công phải có
sự hội tụ của nhiều yếu tố. Một trong những yếu tố có tính chất quyết định là năng lực
của người giáo viên dạy văn. Mà để có được điều này người giáo viên phải không
ngừng học hỏi mỗi ngày, tìm hiểu cập nhật các thông tin, đọc tham khảo các tài liệu để
nâng cao trình độ chuyên môn nghiệp vụ, nghiên cứu thật kĩ, thật sâu nội dung bài
giảng trước mỗi giờ lên lớp. Nắm vững mục tiêu của từng phân môn, của từng bài học
cụ thể theo tài liệu chuẩn kiến thức kĩ năng, nắm vững đặc điểm đặc trưng của từng
thể loại văn học thì người giáo viên sẽ thiết kế bài giảng, vận dụng các phương pháp
giảng dạy, khai thác các thiết bị dạy học một cách hợp lí hiệu quả.
Sau nhiều năm thực hiện chương trình sách giáo khoa mới và đổi mới phương
pháp dạy học chúng ta đã đạt được nhiều thành công. Tuy nhiên để một giờ dạy văn
bản truyện ngắn có sức hấp dẫn, thuyết phục cao, thực sự làm học sinh say mê người
giáo viên phải biết gợi, biết mở ra những điều bí ẩn sau câu, chữ, hình ảnh nằm chết
cứng trên trang giấy để chúng lên tiếng đối thoại với học sinh.
Trong thực tế có những giáo viên do không nắm vững đặc trưng thể loại truyện
ngắn, chưa nắm vững các thao tác phân tích nhân vật nên trong quá trình hướng dẫn


học sinh khai thác, tìm hiểu trên lớp còn lúng túng, hiệu quả giờ dạy- học chưa cao. Vì
vậy trong khuôn khổ của đề tài tôi muốn chia sẻ cùng bạn bè đồng nghiệp về việc tổ
chức hoạt động hướng dẫn học sinh phân tích nhân vật trong tác phẩm truyện ngắn mà
tập trung vào khối 9 trường THCS
II. Ý NGHĨA, TÁC DỤNG CỦA GIẢI PHÁP
- Xuất phát nhu cầu nảy sinh trong thực tiễn dạy học tác phẩm văn chương, tôi
muốn đưa ra một vài ý kiến, quan điểm cơ bản về phương pháp phân tích nhân vật
trong truyện ngắn sao cho phát huy được tính tích cực chủ động, sáng tạo của học sinh
trong học tập, để giờ dạy - học Ngữ văn thực sự mang lại hiệu quả cao nhất.
- Giúp học sinh hiểu thêm về các phương pháp phân tích nhân vật
- Biết cách phân tích và đưa các nhận xét đánh giá về nhân vật trong mối liên hệ với
nội dung tác phẩm.

- Biết vận dụng các hiểu biết để phân tích các tác phẩm truyện ngắn.
- Làm tốt bài nghị luận về tác phẩm truyện cũng như nghị luận về nhân vật khi kiểm
tra và thi vào trung học phổ thông.
- Giáo viên có thể áp dụng vào các bài dạy, biết cách khai thác và truyền thụ tốt hơn
cho HS khi học một tác phẩm truyện ngắn. Đồng thời cũng có thể vận dụng để phân
tích nhân vật trong các tác phẩm văn xuôi.
III. PHẠM VI NGHIÊN CỨU


- Đối tượng:
+ Các tác phẩm truyện hiện đại.
+ Học sinh trung học cơ sở ( chủ yếu là HS khối 9)
- Phạm vi nghiên cứu :
+ Phân tích nhân vật trong tác phẩm truyện ngắn
Chủ yếu là các tác phẩm truyện trong chương Ngữ văn ở trường THCS hiện nay, đặc
biệt là các tác phẩm truyện hiện đại ở lớp 9
B. PHƯƠNG PHÁP TIẾN HÀNH
I. CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN
1. Cơ sở lí luận
- Nghị quyết hội nghị lần II Ban Chấp hành Trung ương (BCH TƯ) Đảng khóa VIII
nêu rõ: “Đổi mới phương pháp Giáo dục - Đào tạo (GD - ĐT), khắc phục lối truyền
thụ một chiều, rèn luyện thành nếp tư duy sáng tạo của người học”; “Phương pháp GD
phải phát huy tính tích cực, tự giác, chủ động, tư duy sáng tạo của người học, bồi
dưỡng lòng say mê học tập và ý chí vươn lên”


- Môn Ngữ văn là một môn học rất quan trọng trong trường THCS, có ý nghĩa trong
việc hình thành, phát triển, định hướng nhân cách cho học sinh. Học văn là học làm
người, học các phép tắc ứng xử trong cuộc sống. Thông qua các nhân vật văn học học
sinh có thể lấy đó làm vốn sống, vốn kinh nghiệm cho bản thân.

- Dạy – học tác phẩm truyện ngắn mà không nắm vững phương pháp phân tích nhân
vật thì lúc đó việc dạy và học chắc chắn sẽ không đạt hiệu quả cao, nó trở nên khô
khan, cứng nhắc, sống sượng. học sinh sẽ không hiểu sâu, hiểu hết được những điều
mà tác giả muốn truyền đạt đến, đôi khi còn dẫn tới cách hiểu sai, lệch lạc giá trị của
tác phẩm.
- Việc cần thiết là phải cho học sinh nắm được các phương pháp phân tích nhân vật và
thực hiện tích hợp trong 3 phân môn Văn – Tiếng Việt – Tập làm văn, cũng như tích
hợp liên môn.
- Tác phẩm văn học nào cũng biểu hiện tư tưởng, tình cảm, nhưng ở tác phẩm tự sự,
tác giả xây dựng bức tranh về cuộc sống, trong đó các nhân vật có đường đi và số
phận của chúng. Bằng những đối thoại và độc thoại, tác giả thể hiện tính cách và hành
động con người qua những mâu thuẫn, xung đột.
2. Cơ sở thực tiễn
Bám sát mục tiêu của phân môn văn học, dựa vào thực tế giảng dạy tác phẩm
truyện ở môn Ngữ văn trường THCS nói chung, các tác phẩm truyện ngắn ở bộ môn
Ngữ văn 9 nói riêng. Tôi thấy dạy học tác phẩm truyện ngắn không thể tách rời hoạt
động phân tích nhân vật.


Môn Ngữ văn ở trường THCS trong số các tác phẩm văn học thì tác phẩm văn xuôi
chiếm số lượng khá nhiều đặc biệt là các tác phẩm truyện ngắn được sắp xếp từ khối 6
đến khối 9. Ở lớp 9 các tác phẩm này cũng chiếm thời lượng dạy- học tương đối nhiều
trong phân môn văn học. Để giờ dạy - học, tìm hiểu phân tích các tác phẩm này thành
công có hiệu quả cao nhất thì người giáo viên phải nắm vững đặc trưng của thể loại
truyện ngắn, hiểu kĩ và sâu sắc phương pháp phân tích nhân vật và hướng dẫn các thao
tác ấy cho HS. Trong các tác phẩm truyện ngắn nhân vật chính là trung tâm của tác
phẩm gắn kết các yếu tố khác. Việc tìm hiểu phân tích một tác phẩm truyện không thể
thiếu được hoạt động phân tích nhân vật. Nếu dạy - học xong một tác phẩm truyện mà
học sinh không nhớ hết được các nhân vật, còn nhầm lẫn đặc điểm của nhân vật này
với nhân vật khác thì giờ dạy chưa thể thành công.

Từ việc giảng dạy bộ môn Ngữ văn lớp 9 nhiều năm, đồng thời qua việc nhiều
lần dự giờ dạy- học tác phẩm truyện ngắn của đồng nghiệp tôi nhận thấy rằng khi
phân tích tác phẩm truyện giáo viên đã mắc một số lỗi như sau:
+ Chỉ phân tích nhân vật một cách chung chung mà chưa rút ra được những nhận xét
đánh giá về nhân vật.
+ Tình hình thực tế hiện nay là còn nhiều GV trẻ kinh nghiệm giảng dạy chưa nhiều,
văn bản truyện thường dài và các phần trong SGK chủ yếu là đoạn trích nên giáo viên
chưa nắm bắt được toàn bộ nội dung văn bản dẫn tới việc khai thác nội dung, nghệ
thuật tác phẩm còn hạn chế.
+ Kiến thức lí luận văn học chưa sâu.
Với học sinh:


+ Thực tế hiện nay HS bị hổng kiến thức từ các lớp học dưới, học trước quên sau.
Cho nên HS rất khó tiếp thu được kiến thức của văn bản khi không chịu khó đọc văn
bản và tóm tắt văn bản truyện trước khi học trên lớp.
+ Các em còn nhầm lẫn giữa các nhân vật trong cùng tác phẩm và các tác phẩm
khác nhau.
+ Trong các giờ học, học sinh chỉ mới tìm ra các chi tiết và nêu các hành động, tính
cách nhân vật một cách rời rạc mà chưa biết cách chọn lọc chi tiết, sắp xếp, hệ thống,
so sánh, khái quát, nhận xét, đánh giá nhân vật để hướng tới chủ đề tác phẩm.
+ Khả năng tích hợp còn hạn chế.
Nhận thức được vai trò quan trọng của việc phân tích nhân vật trong giờ dạy học văn bản tác phẩm truyện ngắn nhất là thông qua giờ học này sẽ có tác dụng thiết
thực để giúp HS làm bài nghị luận về tác phẩm văn học ( nghị luận về tác phẩm
truyện). Với HS lớp 9 nắm vững phương pháp phân tích nhân vật sẽ giúp các em làm
tốt phần tự luận trong các kì thi nhất là kì thi chuyển cấp vào THPT bởi đây là một
phần rất quan trọng của môn Ngữ văn 9. Rất nhiều năm đề thi vào THPT tỉnh Hưng
Yên ra vào phần này. VD: Đề thi vào lớp 10 năm học 2012-2013 là: Cảm nhận của em
về nhân vật anh thanh niên trong tác phẩm “Lặng lẽ Sa Pa” của Nguyễn Thành Long
Năm học 2014- 2015 là: Cảm nhận về vẻ đẹp tâm hồn của nhân vật Phương Định

trong đoạn trích truyện ngắn “Những ngôi sao xa xôi” của Lê Minh Khuê.


Thi vào THPH chuyên năm 2012-2013 ( đề chung) là: Phân tích nhân vật Phương
Định trong truyện ngắn “Những ngôi sao xa xôi” của Lê Minh Khuê.
Năm học 2014-2015 là: Suy nghĩ của em về tình phụ tử giữa ông Sáu và bé Thu qua
đoạn trích truyện ngắn “Chiếc lược ngà” của Nguyễn Quang Sáng
Vì vậy việc giảng dạy để giúp HS hiểu và phân tích tốt các nhân vật trong tác phẩm
truyện là việc làm vô cùng quan trọng.
II. CÁC BIỆN PHÁP TIẾN HÀNH
Tôi đã sử dụng kết hợp một số phương pháp nghiên cứu để hoàn thành đề tài này.
Trong đó chủ yếu là các phương pháp:
- Tiến hành khảo sát giáo án của đồng nghiệp (hệ thống câu hỏi, phương pháp
khi giáo viên dùng để hướng dẫn học sinh phân tích nhân vật trong tác phẩm truyện
ngắn)
- Khảo sát nghiên cứu thực tế việc giảng dạy các tác phẩm truyện nói chung và việc
dạy - học tác phẩm truyện ngắn nói riêng.
- Dự giờ, đối chiếu so sánh giữa lí thuyết và thực tế giảng dạy
- Khảo sát vở soạn bài của học sinh


- Nghiên cứu các loại tài liệu chuyên môn, các chuyên san, tham khảo các sách viết
về phương pháp dạy- học văn, phương pháp tiếp nhận tác phẩm văn học trong nhà
trường, văn học tuổi trẻ… chuyên đề liên quan đến việc dạy – học tác phẩm truyện.
NỘI DUNG
A. MỤC TIÊU
- Với kinh nghiệm nhỏ của mình khi phân tích truyện ngắn tôi mong đồng nghiệp sẽ
có thêm một tài liệu dùng để tham khảo, học tập nâng cao trình độ chuyên môn nghiệp
vụ. nếu kinh nghiệm được áp dụng rộng rãi, vận dụng một cách linh hoạt sẽ nâng cao
hiệu quả của giờ dạy – học văn nói chung, giờ dạy tác phẩm truyện ngắn nói riêng.

- Giáo viên cũng có thể vận dụng để hướng dẫn HS phân tích nhân vật trong các tác
phẩm văn xuôi nói chung.
- Các em học sinh nắm vững các phương pháp phân tích nhân vật sẽ suy nghĩ cảm
nhận được giá trị nội dung, nghệ thuật của văn bản. Giúp các em làm bài kiểm tra về
truyện và làm bài thi tốt hơn...
- HS có khả năng và kĩ năng vẽ sơ đồ tư duy về nhân vật, ghi nhớ, hiểu về nhân vật
cũng như giá trị tác phẩm một cách sâu sắc.
Hy vọng kinh nghiệm nhỏ này của tôi sẽ giúp mỗi giờ dạy – học tác phẩm truyện ngắn
thực sự là những giờ thưởng thức nghệ thuật thú vị, hấp dẫn.
B. GIẢI PHÁP CỦA ĐỀ TÀI


I. Những vấn đề chung
1. Khái niệm truyện ngắn
Trước hết để hướng dẫn cho học sinh hoạt động phân tích nhân vật người giáo
viên cần nắm vững đặc điểm của thể loại truyện ngắn. Theo từ điển thuật ngữ văn học:
Truyện ngắn là “ tác phẩm tự sự cỡ nhỏ”, “ truyện ngắn thường hướng tới việc khắc
họa một hiện tượng, phát hiện một nét bản chất trong quan hệ nhân sinh hay đời sống
tâm hồn của con người. Vì thế trong truyện ngắn thường có ít nhân vật, ít sự kiện phức
tạp…Nhân vật của truyện ngắn thường là hiện thân cho một trạng thái quan hệ xã hội,
ý thức xã hội hoặc trạng thái tồn tại của con người. Cốt truyện của truyện ngắn thường
diễn ra trong một thời gian, không gian hạn chế…” . “Yếu tố quan trọng bậc nhất của
truyện ngắn là những chi tiết cô đúc, có dung lượng lớn và lối hành văn mang nhiều
ẩn ý, tạo cho tác phẩm những chiều sâu chưa nói hết”… Về từ nguyên, truyện ngắn có
nghĩa là một tin tức mới mẻ, sốt dẻo. Ðây là loại văn xuôi tự sự có hình thức ngắn
gọn. Tuy nhiên, đặc trưng của truyện ngắn không phải chỉ vì nó ngắn mà chủ yếu là
cách nắm bắt và thể hiện hiện thực cuộc sống. Nhà văn thường hướng tới khắc họa
một hiện tượng, phát hiện một nét bản chất nào đó trong quan hệ nhân sinh hay đời
sống tâm hồn con người. Trong truyện ngắn, nếu nhà văn đặt quá nhiều vấn đề, câu
chuyện sẽ dễ bị loãng. Tập trung về sự kiện, tập trung về chủ đề, về ấn tượng là yêu

cầu của truyện ngắn.
Người viết truyện ngắn luôn luôn chú ý vào một vấn đề cơ bản với sự tỉ mỉ, chi tiết,
loại bỏ những gì thiếu súc tích. Maugham cho rằng: truyện ngắn cần phải viết sao cho
người ta không thể bổ sung thêm vào đó chút gì cũng không thể rút bớt ra chút gì.


2. Nhân vật
Người giáo viên cần hiểu rõ thế nào là nhân vật văn học. Nhân vật văn học là “con
người cụ thể được miêu tả trong tác phẩm văn học” ( từ điển thuật ngữ văn học).
Nhân vật văn học có thể có tên riêng ( Lão Hạc, chị Dậu, ông Hai, bé Thu, ông Sáu,
Phương Định, Nho, Thao …) cũng có thể không có tên riêng như cô kĩ sư, anh thanh
niên, ông họa sĩ… Do nhân vật có chức năng khái quát những tính cách, hiện thực
cuộc sống và thể hiện quan niệm của nhà văn về cuộc đời cho nên trong quá trình mô
tả nhân vật, nhà văn có quyền lựa chọn những chi tiết, yếu tố mà họ cho là cần thiết
bộc lộ được quan niệm của mình về con người và cuộc sống. Chính vì vậy, không nên
đồng nhất nhân vật văn học với con người trong cuộc đời. Khi phân tích, nghiên cứu
nhân vật, việc đối chiếu, so sánh có thể cần thiết để hiểu rõ thêm về nhân vật, nhất là
những nhân vật có nguyên mẫu ngoài cuộc đời (anh hùng Núp trong Ðất nước đứng
lên; Chị Sứ trong Hòn Ðất...) nhưng cũng cần luôn luôn nhớ rằng nhân vật văn học là
một sáng tạo nghệ thuật độc đáo gắn liền với ý đồ tư tưởng của nhà văn trong việc nêu
lên những vấn đề của hiện thực cuộc sống. Betông Brecht cho rằng: "Các nhân vật của
tác phẩm nghệ thuật không phải giản đơn là những bản dập của những con người sống
mà là những hình tượng được khắc họa phù hợp với ý đồ tư tưởng của tác giả".
- Nhân vật trong truyện ngắn được miêu tả qua các biến cố, xung đột, mâu thuẫn
và mọi chi tiết các loại. Đó là mâu thuẫn nội tâm nhân vật, mâu thuẫn giữa nhân vật
này với nhân vật khác. Cho nên nhân vật luôn luôn gắn với cốt truyện.
- Từ những góc độ khác nhau nhân vật văn học chia thành nhiều loại khác nhau
như: nhân vật chính, nhân vật phụ, nhân vật phản diện, nhân vật chính diện, nhân vật
tính cách, nhân vật tư tưởng…
3. Đối tượng của hoạt động phân tích nhân vật trong tác phẩm truyện ngắn



Là khả năng kể tả của nhà văn về nhân vật trong tác phẩm gồm:
- Những chi tiết trực quan thuộc ngoại hình nhân vật.
- Những hành động cử chỉ cách cư xử thái độ của nhân vật.
- Những diễn biến tâm trạng, ý nghĩ, tình cảm của nhân vật
- Ngôn ngữ của nhân vật thể hiện nét riêng cá tính của nhân vật
- Quan hệ của nhân vật với hoàn cảnh sống với các sự việc, sự kiện trong tác
phẩm, nhân vật với tác giả.
4. Nhiệm vụ của hoạt động phân tích nhân vật
Mỗi chi tiết về nhân vật là một tín hiệu thông báo một nội dung của nhân vật, nội
dung không nhìn thấy thuộc về đạo đức phẩm, đạo đức, tính cách nét riêng của nhân
vật.
Trong giờ dạy học Ngữ văn những tiết học văn bản phần phân tích tác phẩm truyện
chúng ta thường làm là:
1. Tập hợp những chi tiết nhà văn miêu tả, kể về nhân vật theo từng loại: ngoại
hình, hành vi cử chỉ, hành động, quan hệ cư xử, tâm tư tình cảm, ngôn ngữ.
2. Phân tích những đặc điểm phẩm chất, tính cách của nhân vật.


3. Khái quát tính cách nhân vật .
4. Nhận xét nghệ thuật xây dựng nhân vật, nghệ thuật thể hiện nhân vật, bộc lộ
những nét tính cách độc đáo, nhất quán, sống động sinh động của nhân vật.
Tôi nghĩ cần bổ sung thêm:
- Nhân vật chỉ bộc lộ mình trong hành động, trong các mối quan hệ cư xử,
trong sự kiện, sự việc. Những nét tả chân dung, ngoại hình nhân vật chỉ là yếu tố đi
kèm, tự nó chưa quyết định tính cách nhân vật.
- Nhân vật có quan hệ với bao nhiêu nhân vật khác, và cư xử nói năng, bày tỏ
thái độ quyết định hành động như thế nào…sẽ bộc lộ bấy nhiêu nét phẩm chất, đặc
điểm tính chất, khí chất.

- Nhân vật xuất hiện trong khoảng thời gian nào, không gian khác nhau, tham
gia vào những công việc khác nhau sẽ thể hiện những năng lực, phẩm chất, cá tính bên
trong con người nhân vật ấy cũng khác nhau.
- Nhân vật được kể tả từ bao nhiêu điểm nhìn, giọng kể sẽ bộc lộ bấy nhiêu nét
đặc điểm khác nhau.
- Tả kể nhân vật để dựng lên bức chân dung về nhân vật. Nhưng từ nhân vật
nhà văn bao giờ cũng hướng tới chủ đề. Mỗi hình tượng nhân vật là một lời phát ngôn
cho chủ đề , cho một quan niệm nghệ thuật của nhà văn. Phân tích nhân vật ta không


thể dừng lại ở kết luận về nhân vật mà phải khái quát được ý tưởng nhà văn gửi vào
nhân vật.
Sự thành công trong khắc họa nhân vật ở mỗi tác phẩm văn học in dấu tài hoa của
nhà văn, khả năng khái quát cuộc sống của nhà văn.
II/Các giải pháp thực hiện
II.1. Học sinh- trong hoạt động phân tích nhân vật.
1. Xác định vị trí
a) Vị trí tác giả
- Học sinh có thể đặt mình trong vị trí tác giả để cảm, hiểu về nhân vật như tác
giả
b) Vị trí người chứng kiến sự việc
- Học sinh có thể coi mình như người chứng kiến sự việc giao tiếp với nhân vật,
cùng tham gia câu chuyện. Thậm chí nhập vai vào nhân vật để hiểu cảnh ngộ nhân vật,
ý nghĩ, tâm trạng, tình cảm, thái độ nhân vật, những căng thẳng trong xung đột và khó
khăn trong tìm giải pháp quyết định hành động của nhân vật.
c) Vị trí người đọc hôm nay .


- Học sinh có thể mang tư cách người đọc hôm nay để đánh giá nhận xét, khái
quát rút ra bài học từ nhân vật trong tác phẩm.

2.Những thao tác để chiếm lĩnh nhân vật
a) Sắp xếp chi tiết, hình dung tưởng tượng, tái tạo bức tranh về nhân vật.
b) Mô hình hóa con đường phát triển của nhân vật theo mạch thời gian, các sự kiện,
các mối quan hệ của nhân vật.
c) Suy luận, phán đoán, khám phá, phát hiện bản chất nhân vật, đặc điểm tính cách
của nhân vật.
d) Giả định những tình huống khác, giải pháp khác, sự việc khác, quan hệ khác để
nhân vật bộc lộ và dự đoán những khả năng xảy ra đối với nhân vật.
e) Dự đoán tâm trạng nhân vật từ hành động, lời nói của nhân vật. Dự đoán hành
động sẽ diễn ra từ thái độ tình cảm, tâm trạng nhân vật nhằm hiểu đầy đủ hơn về nhân
vật
g) Liên tưởng từ nhân vật này tới những nhân vật khác.
II.2. Phân tích nhân vật
1. Kiểu quy nạp
Hệ thống câu hỏi chủ yếu


a) Từ những nét miêu tả bên ngoài của nhân vật ( diện mạo, hình dáng, hành vi,
cử chỉ) em thấy đây là người như thế nào?
b) Từ những đoạn ngôn ngữ đối thoại, độc thoại nội tâm em thấy con người
này như thế nào?
c) Từ những sự việc, sự kiện, những mối quan hệ cụ thể được kể trong tác phẩm
nhân vật này được tỏ ra như thế nào?
d) Hãy khái quát những nét đặc điểm, tính cách của nhân vật?
e) Hãy nhận xét nghệ thuật xây dựng nhân vật của nhà văn bao gồm: tài quan
sát, lựa chọn, sắp xếp chi tiết, xây dựng tính cách điển hình trong hoàn cảnh điển hình.
2. Kiểu diễn dịch
a) Sau khi hình dung ra nhân vật, em thấy con người này có những đặc điểm gì
(về phẩm chất đạo đức, về khả năng hành động)?
b) Hãy tìm trong bài những chi tiết nói về phẩm chất của nhân vật? Những chi

tiết đó cho ta biết về nhân vật này như thế nào?
c) Đánh giá chung về nhân vật và nhận xét nghệ thuật thể hiện nhân vật của nhà
văn?
d) Phát biểu cảm nghĩ về nhân vật và những bài học có thể rút ra từ nhân vật.


II.3. Hướng dẫn học sinh thiết kế hoạt động phân tích nhân vật
Hoạt động 1
Đọc văn bản, xác định số lượng nhân vật, lập sơ đồ quan hệ giữa các nhân vật. Chọn
nhân vật chính, kể về nhân vật chính.
Hoạt động 2
- Đọc thầm, tìm từ văn bản những chi tiết sau về nhân vật: Nhân vật được kể từ
khi nào đến khi nào, xuất hiện trong không gian, thời gian, địa điểm, sự kiện, sự việc
gì?
- Nhân vật được thể hiện dần dần từ con mắt, lời kể của ai? ( hãy hình dung ra
nhân vật kể chuyện) . Bằng những biện pháp cụ thể nào( chỉ ra những đoạn miêu tả,
kể, đối thoại, độc thoại)
Hoạt động 3
- Phân tích những đoạn miêu tả diện mạo, hình dáng, cử chỉ, miêu tả tâm trạng
nhân vật, miêu tả ý nghĩ nhân vật, những đoạn độc thoại nội tâm của nhân vật. Mỗi
chi tiết miêu tả là nhà văn đang dựng lên chân dung nhân vật để người đọc hình dung
ra nhân vật, có ấn tượng về nhân vật, có tình cảm, thái độ đối với nhân vật. Hãy kể lại
những điều hình dung ra nhân vật cùng ấn tượng, tình cảm về nhân vật.


- Phân tích từ những đoạn kể: Nhân vật có trong các sự việc, sự kiện những
hành động cư xử chứng tỏ mình là người như thế nào. Người đọc như được chứng
kiến tự đánh giá, bàn luận về từng việc diễn ra và nói ra những nhận xét về nhân vật.
- Phân tích từ những đoạn đối thoại: Nhân vật chính đối thoại với ai? Nội dung
đối thoại, ngôn ngữ giọng điệu, thể hiện cá tính mỗi người như thế nào?

Khái quát tính cách nhân vật. Nhận xét nghệ thuật thể hiện nhân vật. Nhận xét
tình cảm thái độ của tác giả đối với nhân vật, ấn tượng của người đọc về nhân vật. Từ
nhân vật này nhà văn muốn nêu ra điều gì, nhà văn muốn nói với chúng ta điều gì?

Hoạt động 4
Vẽ sơ đồ tư duy về nhân vật
Trong những năm gần đây, việc ứng dụng các thành tựu khoa học cơ bản vào
hoạt động dạy học đã thu được nhiều hiệu quả thiết thực. Thiết nghĩ, sử dụng sơ đồ tư
duy là một trong những hình thức trực quan sinh động và đạt hiệu quả nhất. Không
nên cực đoan ngộ nhận rằng việc dạy học bằng sơ đồ sẽ làm giảm đi mất sự rung động
thẩm mỹ trong hoạt động cảm thụ văn chương( tính đặc thù cơ bản của dạy văn), bởi
lẽ sơ đồ là hình thức trực quan trong nhận thức khoa học để tiếp cận phân tích đối
tượng nghiên cứu.
- Sơ đồ tư duy được xem là một hình thức trực quan sinh động trong dạy học Ngữ
văn. Bằng hệ thống sơ đồ kết hợp với lời giảng của giáo viên, học sinh sẽ lĩnh hội


được kiến thức một cách chắc chắn hơn. Với việc thiết lập sơ đồ khi dạy Ngữ văn, tính
khoa học, lôgíc trong bài dạy sẽ được nâng cao.
- Xuất phát từ đặc điểm đối tượng học sinh THCS: khả năng khái quát hóa hay phân
tích mối quan hệ của đơn vị kiến thức trong bài học còn nhiều hạn chế. Các em có thể
nắm tương đối dễ dàng và học thuộc những cái cụ thể nhưng lại rất khó khi khái quát
từng nội dung cụ thể thành cái chung nhất hoặc đặt chúng trong những mối quan hệ.
Do vậy dùng sơ đồ để tóm tắt nội dung bài học trong sách giáo khoa, hệ thống hóa
hay ôn tập tổng kết một vấn đề nào đó sẽ giúp học sinh dễ hiểu hơn. Trên cơ sở những
đặc điểm về nhân vật mà học sinh đã tìm hiểu; học sinh tiến hành vẽ sơ đồ tư duy về
nhân vật để ghi nhớ và khắc sâu các đặc điểm của nhân vật từ ngoại hình đến phẩm
chất ,tính cách và các mối quan hệ của nhân vật….Như vậy dùng sơ đồ tư duy sẽ giúp
HS ghi nhớ chính xác các đặc điểm của nhân vật để trên cơ sở đó nhận xét đánh giá về
các nhân vật trong tác phẩm văn học. Nội dung bài học sẽ sinh động và được khắc sâu

hơn, hiệu quả của tiết dạy văn bản truyện cũng cao hơn.

Một số sơ đồ tư duy về nhân vật của học sinh


Giáo án minh họa
Tuần : 30

Ngày soạn: 16/3/2015

Tiết 143

Ngày dạy :

/3/2015

NHỮNG NGÔI SAO XA XÔI
(TIẾT 1)
Lê Minh Khuê
A.Mục tiêu cần đạt:
1. Kiến thức:
-Học sinh cảm nhận được vẻ đẹp tâm hồn trong sáng , tính cách dũng cảm , hồn
nhiên,trong cuộc sống chiến đấu nhiều gian khổ, hi sinh nhưng vẫn lạc quan của
những cô gái thanh niên xung phong.
-Thấy được những thành công trong việc miêu tả tâm lí nhân vật, lựa chon ngôi
kể, ngôn ngữ hấp dẫn.
2. Kĩ năng:


-Rèn kĩ năng đọc- hiểu một tác phẩm tự sự sáng tác trong thời kì chống Mĩ cứu

nước
-Phân tích tác dụng của việc lựa chọn ngôi kể xưng” tôi”
-Cảm nhận được vẻ đẹp hình tương trong tác phẩm
3. Thái độ:
- Giáo dục HS ý thức bảo vệ môi trường
-Học tập những phẩm chất tốt đẹp từ nhân vật.
B. Chuẩn bị:
1. GV: SGK, SGV, nghiên cứu soạn bài
2. HS: SGK, vở ghi, soạn bài
C. Tổ chức các hoạt động dạy học
Hoạt động của GV & HS
Yêu cầu cần đạt
Hoạt động 1:ổn định tổ chức - KT sĩ số:


9A:

9A:

9B:

9B:H Hoạt động 2: KT sự chuẩn bị của HS:
? Tóm tắt và nêu ý nghĩa của truyện ngắn “ Bến quê”?
? Những suy ngẫm của Nhĩ về con người, về cuộc đời ?
Hoạt động 3:Tổ chức dạy và học bài mới:
*GV giới thiệu bài
*ND dạy học cụ thể:
? Em hãy trình bày vài nét cơ bản về nhà văn Lê Minh Khuê?
Yêu cầu đọc: Giọng tâm tình, phân biệt lời kể, lời đối thoại ngắn gọn giữa các nhân
vật.

- Gv đọc : học sinh đọc tiếp
? Em hãy nêu hoàn cảnh sáng tác của văn bản trên?
Viết tác phẩm này, tôi đã sáng tạo nên những nhân vật qua những con người tôi đã
sống cùng trên trọng điểm ở đường 20 Quyết thắng - tuyến đường xuất phát từ động
Phong Nha đi trong rừng Trường Sơnà về phía Tây.


- Đây là truyện ngắn duy nhất của nhà văn được tuyển chọn và in trong tập “ Nghệ
thuật truyện ngắn Thế giới” quy tụ nhiều tác giả từ cổ điển đến hiện đại 2005 của
NXB Houghton Mifflin Mĩ .
? Nghe đọc và chuẩn bị bài ở nhà em hãy tóm tắt truyện?
- Gv hướng dẫn tóm tắt theo sgk
Theo em văn bản này có thể chia làm mấy phần?
- P1 từ đầu à ngôi sao trên mũ: Pđịnh kể về công việc và cuộc sống của bản thân và tổ
3 nữ trinh sát mặt đường.
- P2 tiếp à chị Thao Bảo: Một lần phá bom Nho bị thương, hai chị em lo lắng, săn sóc.
- P3: Còn lại: Sau phút hiểm nguy hai chị em nối nhau hát. Niềm vui của ba người
trước trận mưa đá.
? Truyện ngắn này được kể theo ngôi thứ mấy?
- Chuyện kể theo ngôi thứ nhất-nhân vật chính.
?Truyện kể theo ngôi thứ nhất có tác dụng gì ?


- Diễn tả một cách tự nhiên và sinh động cảm xúc tâm trạng, ý nghĩa của các cô gái trẻ
luôn đối mặt với kẻ thù, hiểm nguy và cái chết mà vẫn hồn nhiên, lạc quan, mơ mộng
giữa chiến trường.
Đọc từ đầu à sao trên mũ
? Nêu nội dung của đoạn văn?
- Cuộc sống của 3 TNXP trên cao điểm
? Ba cô gái sống trên một vị trí ntn ?

- Sống trong một cái hang dưới chân cao điểm (một vùng trọng điểm của tuyến đường
Trường Sơn).
? Không gian trong hang đá là cảnh sinh hoạt thường nhật của ba cô thanh niên xung
phong. Không gian ấy hiện lên qua những chi tiết nào?
-Cái mát lạnh làm toàn thân rung lên đột ngột, nằm dài trên nền ẩm, có thể suy nghĩ
lung tung.
-Tôi dựa vào thành đá, khe khẽ hát, bịa ra mà hát
-Nho: vừa tắm ở dưới suối lên, cứ quần áo ướt, đòi ăn kẹo... chống tay về phía sau,
trông nó nhẹ nhàng như một que kem trắng
-Đón mưa đá, vui thích cuống cuồng...


? Nhận xét gì về cuộc sống của họ? Có sự tương phản nào giữa hai không gian này
không? Đó là một hiện thực như thế nào?
? Công việc của họ phải làm là gì ?
- Chạy trên cao điểm cả ban ngày
- Khi có bom nổ, chạy đo và ước tính khối lượng đất đá bị địch đào xới, đếm và đánh
dấu những qủa bom chưa nổ. Rồi sau đó làm nhiệm vụ phá bom à gọi là tổ trinh sát
mặt đường.
- Một công việc diễn ra tập trung nơi có nhiều bom đạn, nguy hiểm và ác liệt (Đất bốc
khói, không khí bàng hoàng, máy bay ì ầm, thần kinh căng như chão, tim đập bất chấp
cả nhịp điệu “Thần chết là một tay không thích đùa”)
? Em có nhận xét gì về nơi làm việc của những cô TNXP ?
?Tìm những chi tiết thể hiện tinh thần làm việc của họ?
à Một ngày phá bom tới 5 lần: có nghĩ đến cái chết nhưng mờ nhạt, mà chỉ nghĩ liệu
mìn có nổ, bom có nổ không ?
? Qua lời kể, tự nhận xét của Phương Định về bản thân và hai đồng đội, em hãy tìm ra
những nét tính cách, phẩm chất chung của họ?



×