Tải bản đầy đủ (.docx) (15 trang)

tiểu luận vấn đề tiền lương trong khu vực nhà nước

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (103.97 KB, 15 trang )

Tiểu luận kinh tế chính trị

Lê Thị Bảo Ngọc

Mục lục

LỜI MỞ ĐẦU
Mới đây, Chính phủ đã trình Quốc hội thông qua phương án tăng lương
cho công chức lên 1.050.000 đồng từ tháng 5-2012. Tuy nhiên, mức tăng này
vẫn chưa bảo đảm yêu cầu cải cách tiền lương cho cán bộ, công chức, chưa cho
thấy những bước đi vững chắc của cải cách tiền lương. Cho đến nay, thu nhập
của người được hưởng lương thấp, mức sống, tiêu dùng tăng, về cơ bản không
do chính sách tiền lương đem lại mà do tăng thu nhập ngoài lương, nhờ kinh tế
tăng trưởng (tiền lương Nhà nước trả chỉ chiếm một phần ba, thu nhập khác
chiếm tới hai phần ba).
Trước đây, lý luận về tiền lương đã được William Petty đặt nền móng với
lý thuyết “lý luận sắt về tiền lương”. Sau này, Mác đã phát triển lý luận tiền
lương của các nhà kinh tế học cổ điển trước đó. Lý luận về tiền lương của Mác
đã vạch rõ bản chất bóc lột bị che đậy của chủ nghĩa tư bản.
Vậy tại sao tiền lương của cán bộ, công chức lại thấp? Đây là vấn đề
chính em muốn đề cập đến trong đề tài tiểu luân này. Do sự hiểu biết và vận
dụng lý luận của Mác còn hạn chế nên bài tiểu luận này của em không tránh
khỏi những thiếu sót. Kính mong các thầy cô giúp đỡ, góp ý để em hoàn thành
bài tiểu luận này.
Em xin chân thành cảm ơn!

1


Tiểu luận kinh tế chính trị


Lê Thị Bảo Ngọc

I. Lý luận của Mác về tiền lương
1. Bản chất kinh tế của tiền lương

Biểu hiện bên ngoài của đời sống xã hội tư bản, công nhân làm việc cho
tư bản một thời gian nhất định, sản xuất ra một lượng hàng hóa hay hoàn thành
một số công việc nào đó thì tư bản trả cho công nhân một số tiền nhất định gọi là
tiền lương. Hiện tượng đó làm cho người ta lầm tưởng rằng tiền lương là giá cả
của lao động. Sự thật thì tiền lương không phải là giá trị hay giá cả lao động, vì
lao động không phải là hàng hóa. Sở dĩ như vậy là vì:
Nếu lao động là hàng hóa, thì nó phải có trước, phải được vật hóa trong
một hình thức cụ thể nào đó. Tiền đề để cho lao động vật hóa được là phải có tư
liệu sản xuất. Nhưng nếu người lao động có tư liệu sản xuất, thì họ sẽ bán hàng
do mình sản xuất ra, chứ không bán “lao động”.
Việc thừa nhận lao động là hàng hóa dẫn tới một trong hai mâu thuẫn về
lý luận sau đây:
Thứ nhất, nếu lao động là hàng hóa và nó được trao đổi ngang giá, thì
nhà tư bản không thu được lợi nhuận (giá trị thặng dư); điều này phủ nhận sự
tồn tại của quy luật giá trị thặng dư trong chủ nghĩa tư bản.
Thứ hai, còn nếu “hàng hóa lao động” được trao đổi không ngang giá để
có giá trị thặng dư cho nhà tư bản, thì phải phủ nhận quy luật giá trị.
Nếu lao động là hàng hóa, thì hàng hóa đó cũng phải có giá trị. Nhưng
lao động là thực thể và là thước đo nội tại của giá trị, bản thân lao động thì
không có giá trị. Vì thế, lao động không phải là hàng hóa, cái mà công nhân bán
2


Tiểu luận kinh tế chính trị
Lê Thị Bảo Ngọc

cho nhà tư bản chính là sức lao động. Do đó, tiền lương mà tư bản trả cho công
nhân.
Vậy, bản chất của tiền lương trong chủ nghĩa tư bản là hình thức biểu
hiện bằng tiền của giá trị sức lao động, hay giá cả của sức lao động, nhưng lại
biểu hiện ra bề ngoài thành giá cả sức lao động.
Hình thức biểu hiện đó gây ra sự nhầm lẫn. Điều đó là do những thực tế
sau đây:
Thứ nhất, đặc điểm của hàng hóa sức lao động là không bao giờ tách
khỏi người bán, nó chỉ nhận được giá cả cung cấp giá trị sử dụng cho người
mua, tức là lao động cho nhà tư bản, do đó bề ngoài chỉ thấy nhà tư bản trả giá
trị cho lao động.
Thứ hai, đối với công nhân, toàn bộ lao động trong cả ngày là phương
tiện để có tiền sinh sống, do đó bản thân công nhân cũng tưởng mình bán lao
động. Còn đối với nhà tư bản bỏ tiền ra là để có lao động, nên cũng nghĩ rằng
cái mà họ mua là lao động.
Thứ ba, lượng cảu tiền lương phị thuộc vào thời gian lao động hoặc là số
lượng sản phẩm sản xuất ra, điều đó làm cho người ta lầm tưởng rằng tiền lương
là giá cả lao động.
Tiền lương đã che đậy mọi dấu vết cảu sự phân chia ngày lao động
thành thời gian lao động tất yếu và thời gian lao động thặng dư, thành lao động
được trả công và lao động không được trả công, do đó tiền lương che đậy mất
bản chất bóc lột của chủ nghĩa tư bản.
2. Các chức năng cơ bản của tiền lương

2.1. Chức năng thước đo giá trị
Tiền lương là sự thể hiện bằng tiền của giá trị sức lao động, được biểu
hiện ra bên ngoài như là giá cả sức lao động. Vì vậy tiền lương chính là thước đo
giá trị sức lao động, được biểu hiện như giá trị của việc làm được phản ánh
thông qua tiền lương. Nếu việc làm có giá trị càng cao thì mức lương càng cao.
3



Tiểu luận kinh tế chính trị
2.2. Duy trì và phát triển sức lao động

Lê Thị Bảo Ngọc

Theo Mác, tiền lương là biểu hiện giá trị sức lao động, đó là giá trị của
những tư liệu sinh hoạt cần thiết để duy trì cuộc sống của người có sức lao động,
theo điều kiện kinh tế, xã hội và trình độ văn minh của mỗi nước. Giá trị sức lao
động bao hàm cả yếu tố lịch sử, vật chất và tinh thần. Ngoài ra, để duy trì và
phát triển sức lao động thì người lao động còn phải sinh con (như sức lao động
tiềm tàng), phải nuôi dưỡng con, cho nên những tư liệu sinh hoạt cần thiết để
sản xuất ra sức lao động phải bao gồm cả những tư liệu sinh hoạt cho con cái
học. Theo họ, chức năng cơ bản của tiền lương còn là nhằm duy trì và phát triển
được sức lao động.
Giá trị sức lao động là điểm xuất phát trong mọi bài tính của sản xuất xã
hội nói chung và của người sử dụng lao động nói riêng. Giá trị sức lao động
mang tính khách quan, được quy định và điều tiết không theo ý muốn của một
tác nhân nào, dù là người làm công hay là người sử dụng lao động. Nó là kết quả
của sự mặc cả trên thị trường lao động giữa người có sức lao động “bán” và
người sử dụng sức lao động “mua”.
2.3. Kích thích lao động và phát triển nguồn nhân lực
Tiền lương là bộ phận thu nhập chính đáng của người lao động nhằm
thỏa mãn phần lớn các nhu cầu về vật chất và tinh thần của người lao động. Do
vậy, các mức tiền lương là đòn bẩy kinh tế rất quan trọng để định hướng sự quan
tâm và động cơ trong lao động của người lao động. Khi độ lớn của tiền lương
phụ thuộc vào hiệu quả sản xuất của công ty nói chung và cá nhân người lao
động nói riêng thì họ sẽ quan tâm đến việc không ngừng nâng cao năng suất và
chất lượng công việc.

2.4. Thúc đẩy sự phân công lao động xã hội phát triển
Nâng cao hiệu quả lao động, năng suất lao động suy cho cùng là nguồn
gốc để tăng thu nhập, tăng khả năng thỏa mãn các nhu cầu của người lao động.
Khác với thị trường hàng hóa bình thường, cầu về lao động không phải
là cầu cho bản thân nó, mà là cầu dẫn xuât, tức là phụ thuộc vào khả năng tiêu
4


Tiểu luận kinh tế chính trị
Lê Thị Bảo Ngọc
thụ của sản phẩm do lao động tạo ra và mức giá cả hàng hóa này. Tổng tiền
lương quyết định cầu về hàng hóa và dịch vụ cần thiết phải sản xuất cũng như
giá cả của nó. Do vậy, tiền lương phải dựa trên cơ sở tăng năng suất lao động.
Việc tăng năng suất lao động luôn luôn dẫn đến sự tái phân bố lao động. Theo
quy luật thị trường, lao động sẽ tái phân bố vào các khu vực có năng suất cao
hơn để nhận được các mức lương cao hơn.
2.5. Chức năng xã hội của tiền lương
Cùng với việc kích thích không ngừng nâng cao năng suất lao động, tiền
lương còn là yếu tố kích thích việc hoàn thiện các mối quan hệ lao động. Thực tế
cho thấy, việc duy trì các mức tiền lương cao và tăng không ngừng chỉ được
thực hiện trên cơ sở hài hòa các mối quan hệ lao động trong các doanh nghiệp.
Việc gắn tiền lương với hiệu quả của người lao động và đơn vị kinh tế sẽ thúc
đẩy các mối quan hệ hợp tác, giúp đỡ lẫn nhau, nâng cao hiệu quả cạnh tranh
của công ty. Bên cạnh đó, tạo tiền đề cho sự phát triển toàn diện của con người
và thúc đẩy xã hội phát triển theo hướng dân chủ và văn minh.
3. Hai hình thức cơ bản của tiền lương trong chủ nghĩa tư bản

3.1. Tiền lương theo thời gian
Là hình thức tiền lương mà số lượng của nó nhiều hay ít tùy theo thời
gian lao động của công nhân (giờ, ngày, tháng) dài hay ngắn.

Cần phân biệt tiền lương giờ, tiền lương ngày, tiền lương tuần, tiền lương
tháng. Tiền lương ngày và tiền lương tuần chưa nói rõ được mức tiền lương đó
cao hay thấp, vì nó còn tùy theo ngày lao động dài hay ngắn. Do đó, muốn đánh
giá chính xác mức tiền lương không chỉ căn cứ vào tiền lương ngày, mà phải căn
cứ vào độ dài của ngày lao động và cường độ lao động. Giá cả của một giờ lao
động là thước đo chính xác mức tiền lương tính theo thời gian.

5


Tiểu luận kinh tế chính trị
3.2. Tiền lương tính theo sản phẩm

Lê Thị Bảo Ngọc

Là hình thức tiền lương mà số lượng của nó phụ thuộc vào số lượng sản
phẩm hay số lượng những bộ phận của sản phẩm mà công nhân đã sản xuất ra
hoặc là số lượng công việc đã hoàn thành.
Mỗi sản phẩm được trả công theo đơn giá nhất định. Đơn giá tiền lương
được xác định bằng thương số giữa tiền lương trung bình của công nhân trong
một ngày với số lượng sản phẩm trung bình mà một công nhân sản xuất ra trong
một ngày, do đó về thực chất, đơn giá tiền lương là tiền lương trả cho thời gian
cần thiết sản xuất ra một sản phẩm. Vì thế tiền lương tính theo sản phẩm là hình
thức biến tướng của tiền lương tính theo thời gian.
Thực hiện tiền lương tính theo sản phẩm:
- Giúp cho nhà tư bản trong việc quản lý, giám sát qua trình lao động cho
công nhân dễ dàng hơn.
- Kích thích công nhân lao động tích cực, khẩn trương tạo nhiều sản phẩm
để nhận được tiền lương cao hơn.
4.


Tiền lương danh nghĩa và tiền lương thực tế
4.1. Tiền lương danh nghĩa
Là số tiền mà người công nhân nhận được do bán sức lao động của mình

cho nhà tư bản. Tiền lương được sử dụng để tái sản xuất sức lao động, nên tiền
lương danh nghĩa phải được chuyển hóa thành tiền lương thực tế.
Tiền lương danh nghĩa là giá cả sức lao động, nên nó có thể tăng lên hay
giảm xuống tùy theo sự biến động của quan hệ cung – cầu về hàng hóa sức lao
động trên thị trường. Trong một thời gian nào đó, nếu tiền lương danh nghĩa
không thay đổi, nhưng giá cả tư liệu tiêu dùng và dịch vụ tăng lên hoặc giảm
xuống, thì tiền lương thực tế sẽ giảm xuống hoặc tăng lên.
4.2. Tiền lương thực tế
Là tiền lương được biểu hiện bằng số lượng hàng hóa tiêu dùng và dịch
vụ mã công nhân mua bằng số tiền danh nghĩa của mình.
6


Tiểu luận kinh tế chính trị
Lê Thị Bảo Ngọc
Tiền lương là giá cả của sức lao động, nên sự biến đổi cảu nó gắn liền
với sự biến đổi sức lao động. Lượng giá trị sức lao động chịu ảnh hưởng của các
nhân tố tác động ngược chiều nhau. Nhân tố tác động làm tăng giá trị sức lao
động như: sự nâng cao trình độ chuyên môn của người lao động, sự tăng cường
lao động và sựu tăng lên của nhu cầu cùng với sự phát triển của xã hội. Nhân tố
tác động làm giảm giá trị sức lao động , đó là sự tăng năng suất lao động làm
cho giá cả tư liệu tiêu dùng rẻ đi. Sự tác động qua lại của các nhân tố đó ảnh
hưởng đó dẫn tới quá trình phức tạp cảu sự biến đổi giá tị sức lao động, do đó
dẫn đến sự biến đổi phức tạp của tiền lương thực tế.
Tuy nhiên, C.Mác đã vạch ra rằng xu hướng chung của sản xuất tư bản

chủ nghĩa không phải là nâng cao mức tiền lương trung bình mà là hạ thấp mức
tiền lương ấy. Bởi lẽ trong quá trình phát triển của chủ nghĩa tư bản, tiền lương
danh nghĩa có xu hướng tăng lên, nhưng mức tăng của nó nhiều khi không theo
kịp mức tăng giá cả tư liệu tiêu dùng và dịch vụ; đồng thời thất nghiệp là hiện
tượng thường xuyên, khiến cho cung về lao động làm thuê vượt quá cung về lao
động làm thuê vượt quá về lao động, điều đó cho phép nhà tư bản mua sức lao
động dưới giá trị của nó, vì vậy tiền lương thực tế của giai cấp công nhân có xu
hướng hạ thấp.
Nhưng sự hạ thấp của tiền lương thực tế chỉ diễn ra như một xu hướng,
vì có những nhân tố chống lại sự hạ thấp tiền lương. Một mặt, đó là cuộc đấu
trnh của giai cấp công nhân đòi tăng tiền lương. Mặt khác, trong điều kiện của
chủ nghĩa tư bản ngày nay, do sự tác động của cuộc cách mạng khoa học và
công nghệ nên nhu cầu về sức lao động có chất lượng cao ngày càng tăng đã
buộc giai cấp tư sản phải cải tiến tổ chức lao động cũng như kích thích người lao
động bằng lợi ích vật chất. Đó cũng là một nhân tố cản trở xu hướng hạ thấp tiền
lương.

7


Tiểu luận kinh tế chính trị
5. Tiền lương tối thiểu

Lê Thị Bảo Ngọc

5.1. Khái niệm về tiền lương tối thiểu
Lương tối thiểu là một mức lương thấp nhất theo quy định của Luật lao
động do Quốc hội Việt Nam ban hành. Đó là số tiền trả cho người lao động làm
công việc đơn giản nhất trong xã hội với điều kiện làm việc và cường độ lao
động bình thường, lao động chưa qua đào tạo nghề. Số tiền đó đủ để người lao

động tái sản xuất giản đơn lao động, đóng bảo hiểm tuổi già và nuôi con. Mức
lương tối thiểu này được dùng làm cơ sở để tính các mức lương trong hệ thống
thang lương, bảng lương, mức phụ cấp lương và thực hiện một số chế độ khác
theo quy định của pháp luật.
5.2. Đặc trưng của lương tối thiểu
• Lao động thuộc diện hưởng lương tối thiểu là lao động giản đơn, chưa qua
đào tạo nghề.
• Công việc được thực hiện trong điều kiện lao động bình thường, không có
các yếu tố ảnh hưởng xấu đến sức khỏe lao động.
• Cường độ làm việc ở mức trung bình, không có yếu tố căng thẳng về thần
kinh và cơ bắp.
• Rổ hàng hóa được sử dụng làm căn cứ xác định lương tối thiểu được tính
ở vùng có mức giá trung bình.
• Nhu cầu của người lao động ở mức tối thiểu.
II.

Thực trạng tiền lương của cán bộ, công chức trong khu vực Nhà
nước hiện nay

Bảng 1:
Thu nhập (TN) và chi tiêu (CT) bình quân 1 nhân khẩu/ 1 tháng chia theo
khu vực thành thị, nông thôn và cả nước.
(Giá hiện hành)

Đơn vị tính: 1000 VNĐ
2006

2008

8


2010


Tiểu luận kinh tế chính trị

Lê Thị Bảo Ngọc

TN

CT

TN

CT

TN

CT

Thành thị

1058,4

811,8

1605,2

1245,3


2129,7

1827,9

Nông thôn

505,7

401,7

762,2

619,5

1070,5

950,2

Cả nước

636,5

511,4

995,2

795,2

1387,2


1210,7

Nguồn: Tổng cục Thống kê Việt Nam
Nhìn vào bảng trên ta thấy, càng ngày mức lương càng được nâng cao
nhưng mức chi tiêu cho đời sống tăng lên nhanh không kém (chi tiêu cho đời
sống, ăn uống, nhà ở…).
Theo một thống kê, cán bộ, công chức phải nhịn ăn mất 24 năm mới mua
được một ngôi nhà. Tức chỉ số giá nhà/ thu nhập (là giá của một căn nhà so
với tổng thu nhập trong một năm của mỗi người) của cán bộ, công chức ở mức
24 đến 26,6. Để có thể hình dung chỉ số đó cao như thế nào có thể tham khảo chỉ
số giá nhà/ thu nhập của khu vực Nam Á là 6,25; Đông Á 4,14; châu Phi 2,21;
châu Âu, Trung Đông và Bắc Mỹ 6,25; Mỹ La-tinh và Caribe 2,38. Và theo Liên
Hiệp Quốc, trung bình người dân trên thế giới chỉ phải mất 3 – 4 năm.
Từ bảng 1, ta cũng thấy, số tiền để ra của một người trong một tháng chỉ
tầm 0 -400 nghìn, thậm chí có gia đình tiền lương không đủ để chi tiêu ăn uống
hàng ngày.
Thời gian qua, Nhà nước mới điều chỉnh lương tối thiểu, nhưng không
đủ bù đắp lương thực tế, chỉ bằng 80%. Cuộc khảo sát của Bộ Nội vụ cho thấy,
thu nhập từ lương chỉ đảm bảo 30- 40% nhu cầu của cán bộ công chức. Rõ ràng,
mục tiêu đưa lương chỉ đảm bảo người cán bộ công chức nuôi được gia đình và
có tích lũy, đã không đạt được. Do đó rất nhiều người đã ra khỏi khu vực Nhà
nước để tìm kiếm việc làm khác (đa phần là giáo viên của các trường phổ
thông).

9


Tiểu luận kinh tế chính trị
Lê Thị Bảo Ngọc
III. Nguyên nhân dẫn đến tiền lương trong khu vực Nhà nước thấp

Câu hỏi về lương trong khu vực nhà nước ở Việt Nam đòi hỏi ta nhìn
nhận lại chính sách “tất cả vì đầu tư” hiện nay, dù là nhằm đạt tốc độ tăng GDP
cao, bất chấp môi trường, sự ổn định đời sống của dân chúng và nói chung là
chất lượng phát triển.
Hiện nay, Việt Nam đầu tư tới 41,7% GDP, có nghĩa là làm 100 đồng thì
để đến gần 42 đồng bỏ vào đầu tư, vượt xa rất nhiều nước khác trong khu vực và
trên thế giới.
Đầu tư dù cao như vậy vẫn không những không đạt tốc độ đề ra, mà lại
còn đẩy nền kinh tế tới chỗ khủng hoảng vì lạm phát. Mà đầu tư lại tập trung
vào khu vực quốc doanh, chiếm tới 40% tổng đầu tư của cả nước, nhưng chỉ tạo
ra khoảng 4 triệu việc làm, bằng 18% việc làm cả nước. Đấy là đã kể tới cả 2
triệu lao động trong khu vực dịch vụ nhà nước.
Ngoài vốn từ ngân sách, lại còn vốn vay mượn nước ngoài mà Nhà nước
cuối cùng phải chịu trách nhiệm, nhằm bơm cho các tập đoàn quốc doanh. Vốn
vay này hiện nay không được ghi là vốn vay của ngân sách. Nhưng nếu chỉ nhìn
vào ngân sách, ta thấy, chi ngân sách so với GDP ở Việt Nam là 30%, rất cao so
với các nước trong khu vực, cao gấp rưỡi Trung Quốc và Thái Lan và gấp đôi
Ấn Độ.
Và hơn nữa trong ngân sách, chi cho đầu tư lại cao gấp rưỡi, gấp đôi các
nước khác. Chính vì chi đầu tư quá cao mà tỷ lệ chi lương cho cán bộ công
nhân viên nhà nước đâm ra quá thấp. Và do lương quá thấp, tỷ lệ đầu tư cao
càng làm tăng nguồn cho tham nhũng và sự tàn phá môi trường.
Chi lương hiện nay không nằm trong các tường trình về ngân sách vì cũng như
giáo dục có lẽ không ai biết thực chi cho lương là bao nhiêu. Tuy nhiên, về mặt
thống kê có thể tính được dựa vào thu nhập bình quân lao động trong khu vực
nhà nước do Tổng cục Thống kê điều tra. Mà thu nhập thường phải cao hơn
10


Tiểu luận kinh tế chính trị

Lê Thị Bảo Ngọc
lương và thu nhập thêm chính thức vì còn các khoản thu lãi tiền gửi ngân hàng,
thu do người khác chuyển nhượng.

Dù đã tính dôi thừa ra dựa trên ý niệm thu nhập, thu nhập của nhân viên nhà
nước cũng chỉ bằng 3,8% GDP và bằng 13% chi ngân sách, một tỷ lệ cực kỳ nhỏ
bé (xem bảng 5).
Chi lương chắc còn nhỏ hơn vì trong giáo dục chẳng hạn, điều tra thực
địa cho thấy lương trung bình chỉ có 1,4 triệu đồng/tháng, tức là bằng 70% thu
nhập nhận được từ hoạt động trong trường.
Thu nhập chính thức này vẫn chưa tính thu nhập thêm khác mà Tổng cục
Thống kê tính vào thu nhập lao động. Nếu đi vào phân tích chi tiết ở bảng 4, cột
(5), ngoài chi cho giáo dục và Đảng và đoàn thể, tỷ lệ chi lương rất thấp so với
tổng chi thường xuyên (chi thường xuyên thường là gần bằng GDP tạo ra trong
các hoạt động này).
Thử nhìn một cách khác
Như đã nói, ngân sách hiện nay ở Việt Nam chiếm tới 30% GDP. Trong
đó phần trả lương cao lắm cũng chỉ bằng 3,8% GDP. Trong ngân sách, phần đầu
tư chiếm tới 33% ngân sách và bằng 9,8% GDP. Như vậy, nếu cho rằng việc trả
lương xứng đáng cho lao động là đầu tư vào con người nhằm tăng chất lượng
cuộc sống và giảm trừ tham nhũng mà chuyển 9,8% GDP đầu tư trong ngân sách
này sang cho trả lương, ta thấy là lương có thể bằng 3,5 lần hiện nay. Tổng
lương trả như thế cũng chỉ bằng 154.000 tỉ, khoảng 9,6 tỉ đô la. Ngay cả chỉ
chuyển một nửa để tỷ lệ đầu tư trong ngân sách tương đương với các nước khác
thì lương cũng có thể tăng hơn gấp đôi.

11


Tiểu luận kinh tế chính trị


Lê Thị Bảo Ngọc

Tất nhiên có người sẽ thấy vô lý khi ngân sách chính phủ không có
khoản đầu tư cho hạ tầng cơ sở. Câu trả lời có thể hình dung được nếu như một
phần số tiền được doanh nghiệp quốc doanh giữ lại đầu tư thiếu hiệu quả hiện
nay được chuyển vào đầu tư cho hạ tầng cơ sở.
Hiện nay khu vực nhà nước đầu tư lên tới 16% GDP. Mà đầu tư từ ngân
sách ở các nước trung bình chỉ khoảng 4% GDP. Theo như nhiều cáo buộc, cũng
như điều tra thì mức tham nhũng, thất thoát trong đầu tư lên tới 15%, tức là 15%
của 16% GDP, hay là bằng 2,4% GDP, không xa số lương trả từ ngân sách.
Ngoài ra, cũng nên xem xét lại tại sao chi lương (ở mức cao nhất) hiện
nay cũng chỉ bằng 44,8% chi thường xuyên, còn ở nhiều hoạt động thì quá thấp.
Vậy có thể giảm chi cho vật chất để tăng cường cho chi lương không?
Để kết luận, câu hỏi đặt ra là liệu Nhà nước có sẵn sàng có một cái nhìn
khác hơn về con người và về chất lượng cuộc sống không khi nói đến phát triển?
Nếu câu trả lời là có thì cần nhìn lại chiến lược phát triển và chi tiêu ngân sách
hiện nay.
Hơn nữa, hiện nay, bộ máy công chức nước ta quá cồng kềnh, lại them
quản lí kém. Theo một thống kê, chỉ 1/3 số cán bộ công chức làm việc thực sự
với công việc của mình thậm chí còn thêm công việc của công chức khác; 1/3 số
công chức vừa làm vừa nghỉ và 1/3 số cán bộ công chức còn lại thì không có họ
cũng được. Do đó, ta thấy được thay vì trả lương cao cho 1/3 cán bộ công chức
nhóm đầu tiên thì ta lại phải trả lương cho nhiều cán bộ không làm việc hay làm
quá ít việc.
Mặt khác, Nhà nước ta không giảm biên chế mà còn tuyển thêm công
chức, khiến cho số lượng nhân viên làm cho khu vực Nhà nước tăng cho dù rất
nhiều người đã rút ra khỏi khu vực Nhà nước.
Đó là những nguyên nhân sơ lược về tại sao lương công nhân viên chức
lại thấp đến vậy.

12


Tiểu luận kinh tế chính trị

Lê Thị Bảo Ngọc

13


Tiểu luận kinh tế chính trị

Lê Thị Bảo Ngọc

KẾT LUẬN
Qua những lý luận và phân tích ở trên, cho thấy nước ta cần phải có
những mục tiêu phát triển ổn định, có những cuộc cải cách lớn về tiền lương.
Lương, phần chính của thu nhập phải là tiêu chí của phát triển. Bất cứ một xã
hội nào muốn phát triển trong ổn định ít nhất cũng phải đạt được năm tiêu chí:
1. Thu nhập tăng ổn định và phân phối công bằng.
2. Luật pháp công minh (tức là công bằng và nghiêm minh, không phân biệt
đối xử địa vị xã hội, vai trò chính trị).
3. Mọi người bình đẳng về cơ hội.
4. Môi trường thiên nhiên trong sạch.
5. Nâng cao dân trí qua việc xây dựng một nền giáo dục có chất lượng.
Cải cách tiền lương cũng hạn chế nhiều mặt tiêu cực của cán bộ công
chức. Cũng như Đại hội lần thứ IX đã khẳng định: “Cải cách cơ bản tiền lương
cho cán bộ, công chức theo hướng tiền tệ hóa đầy đủ tiền lương; điều chỉnh tiền
lương tương ứng với nhịp độ tăng thu nhập trong xã hội; hệ thống thang bậc
lương bảo đảm tương quan hợp lý, khuyến khích người có tài, người làm việc

giỏi”.

14


Tiểu luận kinh tế chính trị

Lê Thị Bảo Ngọc

DANH MỤC CÁC TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Giáo trình “ Những nguyên lý cơ bản của chủ nghĩa Mac – Le-nin”, Nhà
xuất bản chính trị quốc gia.
2. Thời báo kinh tế Sài Gòn.
3. Thông báo Một số kết quả chủ yếu từ Khảo sát mức sống hộ dân cư năm
2010, Tổng cục Thống kê.

15



×