Tải bản đầy đủ (.docx) (100 trang)

Thực trạng công tác quản lý thu BHXH bắt buộc tại BHXH huyện Văn Giang tỉnh Hưng Yên giai đoạn 2011-2015

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (487.88 KB, 100 trang )

MỤC LỤC
MỤC LỤC
DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT
DANH MỤC BẢNG BIỂU, SƠ ĐỒ
LỜI MỞ ĐẦU
PHẦN 1. BÁO CÁO CHUNG NHỮNG VẤN ĐỀ CHUNG VỀ TÌNH
HÌNH THỰC HIỆN BẢO HIỂM XÃ HỘI TẠI BẢO HIỂM XÃ HỘI
HUYỆN VĂN GIANG TỈNH HƯNG YÊN
Chương 1. GIỚI THIỆU CHUNG VỀ BẢO HIỂM XÃ HỘI HUYỆN
VĂN GIANG
1.1.Đặc điểm, tình hình chung tại cơ quan BHXH huyện Văn Giang
1.1.1. Giới thiệu chung về huyện Văn Giang
1.1.2. Lịch sử hình thành và phát triển của BHXH huyện Văn Giang
1.1.3. Chức năng nhiệm vụ và hệ thống tổ chức của BHXH huyện Văn
Giang
1.1.3.1. Chức năng nhiệm vụ của BHXH huyện Văn Giang
1.1.3.2. Hệ thống tổ chức bộ máy của BHXH huyện Văn Giang
1.1.4. Đội ngũ cán bộ, công chức, viên chức và lao động của BHXH
huyện Văn Giang
1.1.5. Cơ sở vật chất, kĩ thuật của BHXH huyện Văn Giang
1.2. Một số thuận lợi và khó khăn của BHXH huyện Văn Giang
1.2.1. Một số thuận lợi
1.2.2. Một số khó khăn
Chương 2. TÌNH HÌNH THỰC HIỆN BẢO HIỂM XÃ HỘI TẠI BHXH
HUYỆN VĂN GIANG
2.1. Công tác tuyên truyền, thông tin, phổ biến chính sách pháp luật BHXH
2.2. Tình hình tham gia Bảo hiểm xã hội tại BHXH huyện Văn Giang
2.2.1. Tình hình tham gia BHXH bắt buộc tại BHXH huyện Văn Giang
2.2.2. Tình hình tham gia Bảo hiểm thất nghiệp tại BHXH huyện Văn
Giang
2.2.3. Tình hình tham gia BHYT tại BHXH huyện Văn Giang năm 2015


2.3. Công tác cấp sổ BHXH
2.4. Công tác thu, nộp BHXH


2.5. Công tác xét duyệt hồ sơ, giải quyết chính sách, chế độ đối với người
lao động.
2.6. Công tác chi trả các chế độ BHXH cho người lao động.
2.7. Công tác quản lý, sử dụng quỹ BHXH
2.8. Công tác quản lý, lưu trữ hồ sơ về BHXH
2.9. Công tác thanh tra, kiểm tra tình hình thực hiện chính sách, chế độ
BHXH và xử lý các hành vi vi phạm pháp luật về BHXH.
III. MỘT SỐ NHẬN XÉT VÀ KIẾN NGHỊ
3.1. Nhận xét
3.1.1. Những mặt đạt được
3.1.2. Những mặt còn tồn tại
3.2. Một số kiến nghị
PHẦN II CHUYÊN ĐỀ THỰC TẬP TỐT NGHIỆP ĐỀ TÀI: THỰC
TRẠNG CÔNG TÁC QUẢN LÝ THU BHXH BẮT BUỘC TẠI BHXH
HUYỆN VĂN GIANG TỈNH HƯNG YÊN GIAI ĐOẠN 2011 - 2015
Chương 1. MỘT SỐ LÝ LUẬN CHUNG VỀ BẢO HIỂM XÃ HỘI VÀ
QUẢN LÝ THU BẢO HIỂM XÃ HỘI
1.1. Khái niệm và vai trò của BHXH
1.1.1 Khái niệm BHXH
1.1.2 Vai trò của BHXH
1.1.2.1 Đối với người lao động
1.1.2.2 Đối với người sử dụng lao động
1.1.2.3 Đối với xã hội
1.2. Vai trò của công tác quản lý thu BHXH
1.2.1. Khái niệm về thu và quản lý thu.....................................................
1.2.1.1. Khái niệm quản lý..................................................................

1.2.1.2. Khái niệm thu BHXH...............................................................
1.2.1.3. Khái niệm quản lý thu BHXH................................................
1.2.2. Vai trò của quản lý đối với hoạt động thu bảo hiểm xã hội
1.2.2.1. Tạo sự thống nhất trong hoạt động thu BHXH
1.2.2.2. Đảm bảo thu BHXH ổn định, bền vững, hiệu quả
1.2.2.3. Kiểm tra đánh gia hoạt động thu BHXH
1.2.2.4. Tăng thu đảm bảo cân đối quỹ BHXH


1.2.3. Nội dung của quản lý thu BHXH
1.2.3.1. Quản lý đối tượng tham gia BHXH
1.2.3.2. Quản lý tiền lương – tiền công làm căn cứ đóng BHXH
1.2.3.3. Quản lý mức đóng, phương thức đóng BHXH bắt buộc
1.2.4. Tổ chức quản lý thu BHXH
1.2.4.1. Phân cấp quản lý thu BHXH
1.2.4.2. Lập và giao kế hoạch thu hàng năm
1.2.4.3. Quản lý tiền thu:
1.2.4.4. Thông tin báo cáo thu
1.2.4.5. Quản lý hồ sơ, tài liệu thu
1.2.5. Các yếu tố ảnh hưởng đến công tác quản lý thu BHXH
1.2.5.1. Trình độ dân trí
1.2.5.2. Điều kiện kinh tế - xã hội
1.2.5.3. Chính sách tiền lương - tiền công
1.2.5.4. Trình độ của nhà làm công tác quản lý
Chương 2. THỰC TRANG CÔNG TÁC QUẢN LÝ THU BHXH BẮT
BUỘC TẠI BHXH HUYỆN VĂN GIANG TỈNH HƯNG YÊN GIAI
ĐOẠN 2011- 2015
2.1. Tình hình kinh tế - xã hội tại huyện Văn Giang.....................................
2.2. Thực trang công tác quản lý đối tượng tham gia BHXH ở huyện Văn
Giang giai đoạn 2011- 2015

2.2.1. Quản lý đối tượng tham gia BHXH bắt buộc
2.1.1.1. Quản lý đơn vị SDLĐ tham gia BHXH bắt buộc
2.1.1.2. Quản lý người lao động tham gia BHXH
2.2.2. Quản lý tiền lương làm căn cứ đóng BHXH
2.3. Kết quả hoạt động thu BHXH bắt buộc
2.3.1. Kết quả thu BHXH bắt buộc
2.3.2. Tình hình nợ đọng BHXH tại BHXH huyện Văn Giang
2.4. Đánh giá công tác thu BHXH tại BHXH huyện Văn Giang
2.4.1. Những kết quả đạt được
2.4.2. Những tồn tại và nguyên nhân
2.4.2.1. Tồn tại
2.4.2.2. Nguyên nhân


Chương 3. MỘT SỐ BIỆN PHÁP NHẰM HOÀN THIỆN CÔNG TÁC
QUẢN LÝ THU BHXH TẠI BHXH HUYỆN VĂN GIANG TỈNH
HƯNG YÊN
3.1. Định hướng phát triển, nhiệm vụ kế hoạch của BHXH Huyện Văn
Giang trong thời gian tới.
3.2. Một số giải pháp nhằm thực hiện tốt quản lý thu BHXH BB tại cơ quan
BHXH huyện Văn Giang- tỉnh Hưng Yên
3.2.1. Nâng cao năng lực và tinh thần trách nhiệm đội ngũ cán bộ
BHXH
3.2.2. Phối hợp có hiệu quả với cơ quan quản lý Nhà nước và tổ chức
công đoàn.
3.2.3. Đẩy mạnh công tác thông tin tuyên truyền, phổ biến chính sách
pháp luật.
3.2.4. Tăng cường cơ sở vật chất, trang thiết bị
3.2.5. Đẩy mạnh ứng dụng công nghệ thông tin trong công tác quản lý
thu BHXH bắt buộc...........................................................................................

3.3. Một số khuyến nghị
3.3.1.Đối với cơ quan quản lý nhà nước
3.3.2 Khuyến nghị với cơ quan BHXH Việt Nam
3.3.3. Khuyến nghị với cơ quan BHXH tỉnh Hưng Yên
3.3.4. Khuyến nghị với Sở Lao Động Thương Binh và Xã Hội.
3.3.5. Khuyến nghị đối với chính quyền địa phương và cơ quan BHXH
huyện Văn Giang
KẾT LUẬN........................................................................................................
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO


DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT
STT

Chữ viết tắt

Nội dung

1

ASXH

An sinh xã hội

2

BHXH

Bảo hiểm xã hội


3

BHYT

Bảo hiểm y tế

4

BHTN

Bảo hiểm thất nghiệp

5

NLĐ

Người lao động

6

NSDLĐ

Người sử dụng lao động

7

DN

Doanh nghiệp


8

SXKD

Sản xuất kinh doanh

9

NSNN

Ngân sách Nhà nước

10

ĐTNN

Đầu tư nước ngoài

11

HCSN

Hành chính sự nghiệp

12

HTX

Hợp tác xã


13

SDLĐ

Sử dụng lao động

14

TL,TC

Tiền lương, tiền công


DANH MỤC BẢNG BIỂU, SƠ ĐỒ


Tên bảng

Nội dung

Sơ đồ 1

Bộ máy quản lý BHXH huyện Văn Giang

Bảng 1

Cơ cấu cán bộ, công chức viên chức và lao động của BHXH huyện
Văn Giang

Bảng 2


Tình hình tham gia BHXH bắt buộc tại BHXH huyện Văn Giang
năm 2015

Bảng 3

Tình hình tham gia BHTN tại BHXH huyện Văn Giang năm 2015

Bảng 4

Tình hình tham gia BHYT tại BHXH huyện Văn Giang năm 2015

Bảng 5

TÌnh hình thực hiện kế hoạch thu BHXH tại BHXH huyện Văn
Giang năm 2015

Bảng 6

Kết quả thu BHXH, BHYT, BHTN tại BHXH huyện Văn Giang
năm 2015

Bảng 7

Bảng tổng hợp số người và số tiền chi trả BHXH tại BHXH huyện
Văn Giang năm 2015

Bảng 8

Kết quả chi trả chế độ ốm đau, thai sản tại BHXH huyện Văn Giang

năm 2015

Bảng 9

Kết quả chi trả chế độ tai nạn lao động – bệnh nghề nghiệp tại
BHXH huyện Văn Giang năm 2015

Bảng 10

Kết quả chi trả chế độ hưu trí và tử tuất tại BHXH huyện Văn Giang
năm 2015

Bảng 11

Mức đóng BHXH qua các năm

Bảng 12

Số đơn vị tham gia BHXH bắt buộc tại BHXH huyện Văn Giang
giai đoạn 2011 – 2015

Bảng 13

Cơ cấu số đơn vị SDLĐ tham gia BHXH theo khối ngành tại BHXH
huyện Văn Giang giai đoạn 2011 – 2015

Bảng 14

Số lượng lao động tham gia BHXH bắt buộc tại BHXH huyện Văn
Giang giai đoạn 2011 – 2015


Bảng 15

Quỹ lương làm căn cứ đóng BHXH bắt buộc của các đơn vị trên địa
bàn huyện văn Giang giai đoạn 2011 -2015

Bảng 16

Cơ cấu quỹ lương tham gia BHXH bắt buộc tại huyện Văn Giang
giai đoạn 2011 – 2015


Bảng 17

Tình hình thực hiện kế hoạch thu BHXH bắt buộc tại BHXH huyện
Văn Giang giai đoạn 2011 – 2015

Bảng 18

Tình hình thu BHXH bắt buộc tại BHXH huyện Văn Giang giai
đoạn 2011 – 2015

Bảng 19

Kết quả thu BHXH bắt buộc theo khối ngành tại cơ quan BHXH
huyện Văn Giang giai đoạn 2011 – 2015

Bảng 20

Số tiền nợ đọng BHXH qua từng năm tại BHXH huyện Văn Giang

giai đoạn 2011- 2015



LỜI MỞ ĐẦU
Việt Nam là một quốc gia có nền kinh tế đang trên đà phát triển theo
hướng công nghiệp hóa – hiện đại hóa, đi lên từ nền nông nghiệp nghèo nàn,
lạc hậu. Cùng với sự phát triển của các nước trên thế giới, nước ta cũng dần
thay đổi và thích nghi để hội nhập vào nền kinh tế quốc tế. Cùng với đó sự
phát triển kinh tế, những chính sách an sinh xã hội là một vấn đề được cả thế
giới quan tâm trong đó có Việt Nam vì nó liên quan trực tiếp đến đời sống con
người, góp phần ổn định kinh tế, chính trị, xã hội, tạo tiền đề cho nền kinh tế
phát triển bền vững.
Bảo hiểm xã hội là xương sống trong hệ thống an sinh xã hội, là một
chính sách lớn của Đảng và Nhà nước ta góp phần thực hiện công bằng xã
hội. Bảo hiểm xã hội ra đời với mục đích nhân văn, tạo ra sự an toàn cho tất
cả mọi thành viên trong xã hội. BHXH là cơ quan trực thuộc Chính phủ, ra
đời để quản lý việc thực hiện các chế độ, chính sách BHXH cho cán bộ công
chức, quân dân và người lao động thuộc mọi thành phần kinh tế.
Nhận thức được sự quan trọng đó cùng với sự hướng dẫn, chỉ đạo của
các cấp Đảng ủy, chính quyền . BHXH Việt Nam đã ra đời và ngày một phát
triển, hoàn thiện bộ máy hoạt động, thực hiện đúng chế độ chính sách và từng
bước hội nhập với những thông lệ và nguyên tắc cơ bản của hệ thống BHXH
thế giới. Các chính sách BHXH không ngừng được sửa đổi, bổ sung để phù


hợp hơn với từng thời kỳ, phù hợp với mọi đối tượng có nhu cầu tham gia
BHXH đặc biệt là thời kỳ đổi mới đất nước, ý thức và tầm hiểu biết của nhân
dân ngày càng cao hơn, nhu cầu bảo vệ ngày càng lớn hơn. Chính sách Bảo
hiểm xã hội đã trở thành một công cụ hữu hiệu trong việc thực hiện các mục

tiêu an sinh xã hội của Đảng và Nhà nước ta.
Kể từ ngày đi vào hoạt động, các nhà lãnh đạo đã xác định công tác thu
là nhiệm vụ chính, là trọng tâm của ngành bảo hiểm xã hội. Thực tế công tác
thu BHXH của BHXH Việt Nam nói chung và BHXH các tỉnh, địa phương
nói riêng, trong thời gian qua cho thấy, các chính sách BHXH đã được nhiều
sửa đổi, bổ sung nhiều, để phù hợp hơn, quy trình tổ chức thực hiện thu
BHXH đã có nhiều cải cách, song hiệu quả thu BHXH chưa thực sự đạt được
như mong muốn, vì vậy cần phải có sự cố gắng hơn nữa.
Qua thời gian thực tập tại cơ quan BHXH huyện Văn Giang, cụ thể là
tại bộ phận thu, cá nhân em nhận thấy công tác quản lý thu BHXH còn gặp
nhiều khó khăn như chưa khai thác hết lực lượng lao động, trốn đóng và nợ
BHXH vẫn còn xảy ra…Nguyên nhân của những hạn chế này xuất phát từ
nhiều lý do khác nhau và vấn đề được đặt ra là làm thế nào để đẩy mạnh công
tác quản lý thu, tạo điều kiện cho mọi người lao động và người sử dụng lao
động hiểu và thấy rõ tầm quan trọng cũng như ý nghĩa của hoạt động BHXH
là mang tính nhân văn và công bằng. Đồng thời đẩy mạnh công tác quản lý
thu để chủ động trong chi trả, giảm gánh nặng cho ngân sách Nhà nước.
Xuất phát từ những vấn đề nêu trên, từ kiến thức và lý luận đến thực
tiễn, em đã có cái nhìn thực tế hơn về công tác quản lý thu BHXH, em cũng
nhận thấy rằng công tác quản lý thu là một phần đảm bảo cho hoạt động của
BHXH, thu có tuân theo quy tắc thì mới đảm bảo ổn định hoạt động của hệ
thống BHXH và cũng chính là đảm bảo quyền lợi cho mọi người tham gia.
Được sự giúp đỡ chỉ bảo của các cô, chú, các anh, chị trong cơ quan BHXH
huyện Văn Giang và được sự hướng dẫn tận tình của Giảng viên, Ths.Trịnh
Khánh Chi, em lựa chọn nghiên cứu đề tài "Thực trạng công tác quản lý thu
BHXH bắt buộc tại BHXH huyện Văn Giang tỉnh Hưng Yên giai đoạn
2011-2015 " làm chuyên đề báo cáo thực tập cuối khóa của mình. Với mong
muốn được tìm hiểu thực tế hơn về công tác quản lý thu và đưa ra một số giải
pháp để công tác quản lý thu ngày càng đạt hiệu quả cao.
Kết cấu bài báo cáo gồm có 2 phần:

Phần I. Những vấn đề chung về tình hình thực hiện Bảo hiểm xã
hội tại Bảo hiểm xã hội huyện Văn Giang tỉnh Hưng Yên.


Phần II. Chuyên đề thực tập tốt nghiệp:
Chương 1. Một số lý luận chung về bảo hiểm xã hội và quản lý thu
Bảo hiểm xã hội.
Chương 2. Thực trạng công tác quản lý thu Bảo hiểm xã hội bắt
buộc tại huyện Văn Giang tỉnh Hưng Yên giai đoạn 2011-2015.
Chương 3. Một số biện pháp nhằm hoàn thiện công tác quản lý thu
Bảo hiểm xã hội bắt buộc tại BHXH huyện Văn Giang- tỉnh Hưng Yên
Do còn hạn chế về thời gian cũng như về kiến thức và tài liệu thu thập
được, nên bài viết của em không thể tránh khỏi những thiếu sót. Em rất mong
nhận được sự đóng góp ý kiến của các thầy, cô giáo trong khoa để bài chuyên
đề của em được hoàn chỉnh hơn.
Em xin chân thành cảm ơn !

PHẦN I: BÁO CÁO CHUNG
NHỮNG VẤN ĐỀ CHUNG VỀ TÌNH HÌNH THỰC HIỆN BẢO HIỂM
XÃ HỘI TẠI BẢO HIỂM XÃ HỘI HUYỆN VĂN GIANG
I. KHÁI QUÁT ĐẶC ĐIỂM, TÌNH HÌNH CHUNG TẠI BHXH HUYỆN
VĂN GIANG
1.1. Đặc điểm, tình hình chung tại cơ quan BHXH huyện Văn Giang
1.1.1. Giới thiệu chung về huyện Văn Giang
Vị trí địa lý: Nằm phía Tây Bắc tỉnh Hưng Yên, bên bờ tả ngạn sông Hồng,
phía Bắc và Tây Bắc giáp huyện Gia Lâm, phía Tây giáp huyện Thanh Trì và
phía Tây Nam giáp huyện Thường Tín của thành phố Hà Nội.
Diện tích tự nhiên: 7180,8 ha
Dân số: 105.437 người
Đơn vị hành chính: 10 xã và 1 thị trấn

Văn Giang là huyện có nhiều điều kiện tự nhiên thuận lợi trong tỉnh Hưng
Yên như: giáp trung tâm kinh tế Hà Nội, đất có giá trị, rộng rãi và có cảnh quan
môi trường tốt, được xác định là vùng giãn dân của thủ đô Hà Nội về phía


Đông. Trên địa bàn huyện đã có khoảng 350ha đất đô thị và khoảng 500 ha các
dự án đô thị mới, có các tuyến giao thông đối ngoại của vùng chạy qua như:
quốc lộ 5, đường vành đai 4 Hà Nội, tạo điều kiện cho Văn Giang có khả năng
phát triển về giao thông kết nối khu vực nội thành Hà Nội và toàn tỉnh Hưng
Yên. . Đây chính là những điều kiện tự nhiên thuận lợi để huyện phát triển một
nền kinh tế đa dạng về ngành nghề bao gồm cả nông nghiệp, công nghiệp,
thương mại và du lịch.
Trong hơn 15 năm qua dưới sự lãnh đạo của Huyện uỷ, Uỷ ban nhân dân;
Đảng bộ và nhân dân Văn Giang đã đạt được nhiều thành tích trên các lĩnh vực
khác nhau trong phát triển kinh tế xã hội của huyện. Năm 2013, tốc độ tăng
trưởng kinh tế của huyện đạt 13,6%. Tổng giá trị sản xuất đạt gần 6 nghìn tỷ
đồng. Thu nhập bình quân đầu người đạt khoảng 28 triệu đồng. Tỷ lệ hộ nghèo
giảm còn 3,13%. Tổng giá trị sản xuất nông nghiệp đạt trên 1.433 tỷ đồng, giá
trị thu nhập bình quân một héc-ta canh tác đạt 133 triệu đồng. Giá trị sản xuất
công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp đạt 286 tỷ đồng. Toàn huyện thu hút 74 dự
án, trong đó có 38 dự án và 1.785 cơ sở sản xuất tiểu thủ công nghiệp hoạt
động, tạo việc làm thường xuyên cho hàng nghìn lao động.
1.1.2.

Sơ lươc lịch sử hình thành và phát triển BHXH huyện Văn GIang

BHXH huyện Văn Giang ra đời và chính thức đi vào hoạt động từ ngày
06/10/2000 căn cứ Quyết định số 85 ngày 01 tháng 8 năm 1995 của Tổng
Giám đốc Bảo hiểm xã hội Việt Nam về thành lập BHXH các quận, huyện, thị
xã; căn cứ theo quyết định số 1995/QĐ- TCCB của Tổng giám đốc BHXH Việt

Nam.
Bảo hiểm xã hội huyện Văn Giang là một cơ quan trực thuộc Bảo hiểm xã
hội tỉnh Hưng Yên đặt tại huyện, có chức năng giúp Giám đốc Bảo hiểm xã hội
tỉnh tổ chức thực hiện chế độ, chính sách bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế; quản
lý thu, chi bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế trên địa bàn huyện theo phân cấp
quản lý của Bảo hiểm xã hội Việt Nam và quy định của pháp luật.
Đối tượng mà BHXH huyện Văn Giang có trách nhiệm quản lý chiếm tỷ
lệ cao, chủ yếu là lao động đang làm việc trong các cơ quan hành chính sự
nghiệp và doanh nghiệp, xí nghiệp, học sinh và sinh viên trên địa bàn.
Qua 15 năm đi vào hoạt động, đến nay BHXH huyện Văn Giang đã thực
hiện tốt việc giải quyết các chế độ chính sách cho người tham gia BHXH,
quản lý tốt các đối tượng mới tham gia đến những đối tượng đang hưởng và
đang xét duyệt hồ sơ hưởng chế độ BHXH. Cơ quan luôn hoàn thành tốt các
chỉ tiêu mà BHXH tỉnh đề ra.


BHXH huyện Văn Giang đã nhiều lần được khen ngợi và tặng bằng
khen vì đã có thành tích xuất sắc trong việc thực hiện chế độ BHXH. BHXH
huyện. Văn Giang nhiều năm được công nhận là chi bộ trong sạch, vững mạnh;
Công đoàn được công nhận là công đoàn cơ sở vững mạnh BHXH huyện Văn
Giang được tặng các bằng khen và giấy khen nhiều năm liên tiếp. Bằng khen
của BHXH Việt Nam năm 2009, bằng khen của Uỷ ban nhân dân huyện năm
2008; 2009; 2010;2011; 2013; 2014.
1.1.3. Chức năng nhiệm vụ và hệ thống tổ chức của BHXH huyện Văn
Giang
1.1.3.1. Chức năng nhiệm vụ của BHXH huyện Văn Giang
Theo Điều 6 Quyết định số 4857/QĐ-BHXH ngày 21 tháng 10 năm 2008
của Tổng Giám đốc Bảo hiểm xã hội Việt Nam về việc quy định chức năng,
nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Bảo hiểm xã hội địa phương thì
Bảo hiểm xã hội huyện Văn Giang có nhiệm vụ và quyền hạn sau:

Xây dựng, trình Giám đốc Bảo hiểm xã hội tỉnh Hưng Yên kế hoạch phát
triển Bảo hiểm xã hội huyện Văn Giang dài hạn, ngắn hạn và chương trình
công tác năm; tổ chức thực hiện kế hoạch, chương trình sau khi được phê
duyệt.
Tổ chức thực hiện công tác thông tin, tuyên truyền, phổ biến các chế độ,
chính sách, pháp luật về bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế; tổ chức khai thác đăng
ký, quản lý các đối tượng tham gia và hưởng chế độ bảo hiểm xã hội, bảo hiểm
y tế theo phân cấp.
Tổ chức cấp sổ bảo hiểm xã hội, thẻ bảo hiểm y tế cho những người tham
gia bảo hiểm theo phân cấp.
Tổ chức thu các khoản đóng góp bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế đối với
các tổ chức và cá nhân theo phân cấp.
Hướng dẫn và tổ chức tiếp nhận hồ sơ, giải quyết các chế độ bảo hiểm xã
hội, bảo hiểm y tế theo phân cấp.
Tổ chức chi trả các chế độ bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế do phân cấp; từ
chối việc đóng hoặc chi trả các chế độ bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế không
đúng quy định.
Quản lý và sử dụng các nguồn kinh phí và tài sản theo phân cấp.
Tổ chức ký hợp đồng với các cơ sở khám, chữa bệnh có đủ điều kiện, tiêu
chuẩn chuyên môn, kỹ thuật theo phân cấp; giám sát thực hiện hợp đồng và
giám sát việc cung cấp dịch vụ khám, chữa bệnh, bảo vệ quyền lợi người có thẻ
bảo hiểm y tế và chống lạm dụng quỹ bảo hiểm y tế.
Tổ chức ký hợp đồng với tổ chức, các nhân làm đại lý do Uỷ ban nhân
dân xã, phường, thị trấn giới thiệu và bảo lãnh để thực hiện các chế độ, chính


sách bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế xã, phường, thị trấn theo chỉ đạo hướng
dẫn của Bảo hiểm xã hội tỉnh Hưng Yên.
Kiểm tra, giải quyết các kiến nghị, khiếu nại, tố cáo về việc thực hiện
chế độ, chính sách bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế đối với các tổ chức, cá nhân

tham gia bảo hiểm, cơ sở khám chữa bệnh bảo hiểm y tế theo quy định của
pháp luật.
Tổ chức thực hiện chương trình, kế hoạch cải cách hành chính theo chỉ
đạo hướng dẫn của Bảo hiểm xã hội tỉnh Hưng Yên; tổ chức bộ phận tiếp nhận
và trả kết quả giải quyết các chế độ bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế theo cơ chế
“1 cửa” tại cơ quan Bảo hiểm xã hội huyện Văn Giang.
Tổ chức quản lý, lưu trữ hồ sơ các đối tượng tham gia và hưởng các chế
độ bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế theo quy định.
Tổ chức chương trình hướng dẫn nghiệp vụ bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y
tế cho các tổ chức, cá nhân tham gia bảo hiểm.
Chủ trì, phối hợp với các cơ quan nhà nước, các tổ chức kinh tế - xã hội
ở huyện Văn Giang, với các tổ chức cá nhân tham gia bảo hiểm xã hội, bảo
hiểm y tế để giải quyết các vấn đề liên quan đến việc thực hiện các chế độ bảo
hiểm xã hội, bảo hiểm y tế theo quy định của pháp luật.
Đề xuất, kiến nghị với các cơ quan nhà nước có thẩm quyền thanh tra,
kiểm tra các tổ chức, cá nhân trong việc thực hiện bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y
tế.
Cung cấp đầy đủ, kịp thời các thông tin về việc đóng, quyền hưởng các
chế độ bảo hiểm, thủ tục thực hiện bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế khi tổ chức,
cá nhân tham gia bảo hiểm hoặc tổ chức công đoàn yêu cầu. Cung cấp đầy đủ,
kịp thời tài liệu, thông tin liên quan theo yêu cầu của các cơ quan nhà nước có
thẩm quyền.
Quản lý và sử dụng công chức, viên chức, tài chính, tài sản của Bảo hiểm
xã hội huyện.
Thực hiện chế độ thông tin, thống kê, báo cáo theo quy định.
1.1.3.2. Hệ thống tổ chức bộ máy
Bảo hiểm xã hội huyện Văn Giang làm việc theo chế độ thủ trưởng, trong
đó thủ trưởng đơn vị (Giám đốc) chịu trách nhiệm quản lý và điều hành toàn bộ
hoạt động của đơn vị. Cơ quan BHXH huyện Văn Giang gồm 8 phòng ban.
Trong đó có 5 phòng ban chức năng , 1 phòng Giám đốc và 2 phòng Phó

Giám đốc. Hệ thống tổ chức bộ máy cơ quan BHXH huyện Văn Giang được
minh họa theo sơ đồ sau:


Sơ đồ 1: Bộ máy quản lí BHXH huyện Văn Giang

-

( Nguồn : BHXH huyện Văn Giang)
Theo sơ đồ trên, bộ máy tổ chức BHXH huyện Văn Giang được phân
công cụ thể như sau:


* Giám đốc:
- Phụ trách chung; Thực hiện quản lý, điều hành cơ quan BHXH huyện
Văn Giang.
- Quy định nhiệm vụ cụ thể cho từng cán bộ viên chức trong cơ quan.
- Phụ trách trực tiếp Bộ phận Chế độ chính sách, Bộ phận Tài chính kế
toán.
* Phó Giám đốc:
Đứng sau Giám đốc và giúp việc cho giám đốc. Phó giám đốc có trách
nhiệm thay thế cho giám đốc quản lý cơ quan khi giám đốc vắng mặt. BHXH
huyện băn Giang có 2 phó giám đốc: 1 phó giám đốc phụ trách bộ phận thu và
bộ phận giám định; 1 phó giám đốc phụ trách bộ phận sổ, thẻ và bộ phận tiếp
nhận, quản lý hồ sơ.

* Bộ phận Thu:
+ Giúp Giám đốc BHXH huyện quản lý và tổ chức thực hiện công tác thu
BHXH theo quy định của pháp luật.
+ Tổ chức thực hiện thu BHXH, BHYT theo kế hoạch.

+ Kiểm tra, đối chiếu danh sách các đối tượng tham gia BHXH, BHYT;
thẩm định và tổng hợp số thu BHXH, BHYT.
* Bộ phận Giám định:
+ Thực hiện quy trình giám định tại các cơ sở khám, chữa bệnh; bảo vệ
quyền lợi hợp pháp của người bệnh có thẻ BHYT.
+ Thẩm định và tổng hợp hồ sơ khám, chữa bệnh; tổng hợp chi phí
khám, chữa bệnh; thanh, quyết toán chi phí khám, chữa bệnh với các cơ sở
khám, chữa bệnh BHYT.
* Bộ phận Chế độ chính sách:
+ Giải quyết hồ sơ hưởng chế độ BHXH: hưu trí, tử tuất, tai nạn lao động
– bệnh nghề nghiệp và thẩm định số liệu chi trợ cấp ốm đau, thai sản, dưỡng
sức phục hồi sức khỏe và bảo hiểm thất nghiệp.


+ Thẩm định hồ sơ hưởng chế độ ốm đau, thai sản, tử tuất, dưỡng sức phục
hồi sức khoẻ do đơn vị sử dụng lao dộng chuyển đến làm căn cứ quyết toán.
* Bộ phận Tài chính Kế toán:
+ Tổ chức chi trả cho đối tượng hưởng chế độ BHXH, BHYT; quyết toán
kinh phí khám, chữa bệnh với các cơ sở khám, chữa bệnh ký hợp đồng khám,
chữa bệnh BHYT.
+ Tổng hợp đánh giá tình hình thực hiện kế hoạch tài chính và quyết toán:
thu, chi BHXH, BHYT, chi hoạt động quản lý bộ máy, chi đầu tư xây dựng
hàng quý, năm thuộc BHXH huyện.
+ Thực hiện chế độ, định mức chi tiêu tài chính, tổ chức hạch toán, kế
toán theo chế độ kế toán quy định. Chủ trì, phối hợp với các phòng nghiệp vụ
thực hiện xét duyệt quyết toán và tổng hợp quyết toán tài chính quý, năm.
* Bộ phận Sổ, thẻ:
+ Tổ chức cấp và quản lý việc sử dụng sổ BHXH, thẻ BHYT.
+ Hướng dẫn tổ chức, cá nhân trong việc sử dụng sổ BHXH, thẻ BHYT.
* Bộ phận 1 cửa:

+ Kiểm tra tiếp nhận các loại hồ sơ liên quan đến việc tham gia và hưởng
chế độ BHXH, BHYT của các tổ chức, cá nhân tham gia bảo hiểm.
+ Hướng dẫn, tư vấn các vấn đề liên quan thủ tục hồ sơ, chế độ, chính
sách BHXH, BHYT theo yêu cầu của tổ chức, cá nhân tham gia bảo hiểm.
+ Thực hiện các quy định, quy trình giải quyết công việc liên quan đến
việc thực hiện cơ chế 1 cửa liên thông tại cơ quan BHXH huyện.
1.1.4. Đội ngũ cán bộ, công chức, viên chức và lao động của BHXH
huyện Văn Giang
Nguồn nhân lực là yếu tố quan trọng với mọi tổ chức, quyết định đến sự
thành công hay thất bại của tổ chức. Trong mọi hoạt động của tổ chức thì vai
trò của con người là vô cùng quan trọng và cần thiết, giúp cho quá trình thực
hiện luôn được vận hành đúng như kế hoạch đề ra.
Huyện Văn Giang là một huyện đông dân cư, kinh tế ngày một phát triển
tạo điều kiện thuận lợi cho chính sách BHXH phát triển. Chính vì điều này mà
khối lượng công việc ngày một nhiều đòi hỏi đội ngũ nhân viên phải có trình


độ chuyên môn cũng như thái độ làm việc nghiêm túc mới đáp ứng được nhu
cầu của công việc.
Cơ cấu đội ngũ cán bộ BHXH huyện Văn Giang có 18 cán bộ nhân viên,
bao gồm: 1 Giám đốc, 2 phó giám đốc, bộ phận thu 05 người, bộ phận chính
sách 01 người, bộ phận kế toán 02 người, bộ phận giám định BHYT 03 người
thường trực tại Trung tâm y tế Văn Giang, bộ phận sổ, thẻ 01 người, bộ phận 1
cửa 03 người ( trong đó có 01 cán bộ thu kiêm công việc của bộ phận 1 cửa),
bảo vệ 1 người, tạp vụ 01 người.

Về trình độ học vấn và cơ cấu giới tính:
Bảng 1: Cơ cấu cán bộ, Công chức viên chức và lao động của BHXH
huyện Văn Giang
Tổng

18
Tỷ lệ (%)
Giới tính

Trình độ

+ Nam

5

27.78

+ Nữ

13

72.22

+ Sau Đại học

2

11,11

+ Đại học

14

77,77


+ Cao đẳng

1

5.56

+ Trung cấp

1

5.56
(Nguồn: BHXH huyện Văn Giang)

Qua bảng số liệu ta thấy, đội ngũ cán bộ của cơ quan BHXH huyện Văn
Giang có đủ khả năng để hoàn thành tốt công việc chuyên môn của mình, ụ
thể: số cán bộ có trình độ đại học đạt tỷ lệ cao chiếm tới 77,77% tương ứng
với 14 người. Sau đó là trình độ sau đại học có 2 cán bộ là Giám đốc và Phó
Giám đốc, chiếm tỷ lệ là 11,11%. Hầu hết cán bộ BHXH tại huyện đều có trình


độ chuyên môn tốt, có đủ khả năng để hoàn thành tốt mọi nhiệm vụ BHXH
tỉnh giao.
1.5.Cơ sở vật chất, kỹ thuật
Cơ quan BHXH huyện Văn Giang có trụ sở riêng với cơ sở vật chất tương
đối đầy đủ, gồm một tòa nhà 2 tầng với các phòng làm việc được trang bị đầy
đủ máy tính, hệ thống mạng LAN, và các trang thiết bị khác. Tuy nhiên, do
tính chất công việc và khối lượng công việc ngày càng lớn nên cần đầu tư các
trang thiết bị tiện ích hơn nữa như đổi mới hệ thống máy tính và có màn hình
LCD thay cho máy tính màn hình lồi, bộ nhớ ít để tạo điều kiện làm việc tốt
hơn cho cán bộ.

Cơ sở vật chất, trang thiết bị dù được đầu tư đổi mới nhưng nhìn chung
còn sơ sài, cán bộ lại phải làm việc với cường độ cao nên phần nào hạn chế sự
phát huy năng lực sáng tạo. Sự hạn chế về nguồn nhân lực cũng làm cho cơ
quan BHXH quận Thanh Xuân gặp khó khăn trong công tác bồi dưỡng nâng
cao cho cán bộ và nhất là càng khó khăn khi muốn đào tạo những đại diện chi
trả chuyên nghiệp
1.2. Những thuận lợi và khó khăn, vướng mắc
1.2.1. Những mặt thuận lợi
Đảng, Nhà nước ta thường xuyên quan tâm và đã có nhiều chính sách
ban hành, sửa đổi về các chế độ: BHYT, BHXH, BHTN. Luật số
46/2014/QH13 ngày 13/06/2014 sửa đổi, bổ sung với một số điều của Luật
bảo hiểm y tế cho phù hợp với nền kinh tế thị trường theo định hướng xã hội
chủ nghĩa. Trong đó vào ngày 21/11/2012 Bộ Chính trị đã có Nghị quyết về
tăng cường lãnh đạo của Đảng đối với công tác BHXH, BHYT giai đoạn
2002 – 2010 và chương trình hành động, kế hoạch, Chỉ thị của Tỉnh ủy,
UBND tỉnh, Huyện ủy và UBND huyện.
BHXH huyện Văn giang được sự quan tâm chỉ đạo kịp thời của BHXH tỉnh,
huyện ủy, HĐND, UBND huyện và coswj phối hợp tốt của các cấp, các ngành
các đơn vị sử dụng lao động.
Cùng với việc triển khai và cung cấp phần mềm quản lý thu, phần mềm
duyệt chi trả chế độ, phần mềm tiếp nhận hồ sơ và trả kết quả, phần mềm sổ
thẻ đã tháo gỡ những vướng mắc cơ bản, tạo điều kiện thuận lợi cho BHXH
huyện trong công tác quản lý thu, chi BHXH, BHYT chặt chẽ hơn.
Việc tuân thủ Pháp luật và sự nhận thức về quyền lợi, trách nhiệm khi tha gia
BHXH, BHYT của người sử dụng lao động, người lao động và nhân dân có


chuyển biến tích cực, tạo điều kiện cho việc triển khai nhiệm vụ thu BHXH,
BHYT, BHTN có kết quản cao.
Đội ngũ cán bộ, viên chức, làm công tác BHXH đã nhận thức đúng đắn

và đầy đủ về nhiệm vụ chính trị được giao, nêu cao tinh thần đoàn kết cao, có
phẩm chất đạo đức và trách nhiệm nghề nghiệp. Không ngừng học tập, tu
dưỡng và rèn luyện , chủ động sáng tạo trong thực hiện nhiệm vụ được giao.
1.2.2. Một số khó khăn, vướng mắc
Bên cạnh những thuận lợi, công tác triển khai nhiệm vụ thu BHXH,
BHYT, BHTN cũng gặp một số khó khăn, cụ thể là :
Một số văn bản hướng dẫn còn chậm, thiếu đồng bộ đã ảnh hưởng đến việc
triển khia, thực hiện nhiệm vụ thu BHXH, BHYT, BHTN và cá nhân tham gia
BHXH, BHYT tự nguyện.
Chế tài xử phạt, tuy đã được ban hành nhưng chưa đủ mạnh, mức phạt
quá nhẹ, tính khả thi chưa cao, nên chưa phát huy được hiệu quả đãn đến
nhiều doanh nghiệp còn nợ đọng và cố tình chậm đóng BHXH, BHYT …. Do
đó, trong thực tế còn nhiều doanh nghiệp nợ đọng nhưng việc xử lý còn hạn
chế, nhiều bất cập.

II. TÌNH HÌNH THỰC HIỆN BHXH TẠI BHXH HUYỆN VĂN GIANG
2.1. Công tác tuyên truyền thông tin, phổ biến chế độ chính sách, pháp
luật BHXH.
Công tác tuyên truyền, thông tin, phổ biến chính sách, pháp luật về
BHXH là một trong những biện pháp quan trọng mà nhiều năm qua BHXH
qhuyện Văn Giang thường xuyên chú trọng, cụ thể là quan tâm đẩy mạnh có
trọng tâm, trọng điểm và hiệu quả bám sát với yêu cầu thực tiễn. Nhờ đó đã
góp phần quan trọng giúp đơn vị luôn hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ chính trị
được giao , đảm bảo quyền lợi cho mọi đối tượng thụ hưởng chính sách
BHXH trên địa bàn quận.
Ngay từ đầu năm BHXH huyện đã ký văn bản phối hợp với Đài truyền
thanh nhằm mục đích tuyên truyền công tác BHXH, BHYT trên địa bàn
huyện, hàng tuần duy trì chuyên mục “ Bảo hiểm xã hội với cuộc sống” để
tuyên truyền các chính sách về BHXH, BHYT và các văn bản hướng dẫn liên
quan tới công tác BHXH, BHYT, BHTN.

Chương trình phối hợp với Ban tuyên giáo Huyện ủy để tuyên truyền
các chế độ, chính sách BHXH, BHYT, BHTN tới các báo cáo viên cơ quan,
các xã, thị trấn.


Duy trì cung cấp báo, tạo chí đến một số cơ quan có liên quan như :
Huyện ủy, Uỷ ban nhân dân huyện, Trung tâm y tế, Đài truyền thanh huyện
… nhằm tuyên truyền chính sách BHXH, BHYT, cung cấp thông tin về hoạt
động của ngành.
Phối hợp với Liên đoàn lao động huyện để tuyên truyền , vận động các
đơn vị, doanh nghiệp chấp hành tốt luật BHXH, BHYT, ngăn ngừa, phát hiện
những hành vi lợi dụng, chiếm dụng quỹ BHXH nhằm đảm bảo quyền lợi cho
người lao động.
Phối hợp với Uỷ ban nhân dân các xã, thị trấn, các trường học trên địa
bàn huyện để tuyên truyền về chính sách BHYT học sinh.
Phối hợp với Trung tâm dân số - kế hoạch hóa gia đình huyện tuyên truyền
chính sách BHYT, vận động nhân dân tha gia BHYt tự nguyện.
Phối hợp với Phòng Văn hóa thể thao và du lịch cắt, dán băng rôn,
khung hiệu theo chỉ đạo của BHXH tỉnh và BHXH Việt Nam.
2.2. Tình hình tham gia BHXH tại BHXH huyện Văn Giang
2.2.1. Tình hình tham gia BHXH bắt buộc tại BHXH huyện Văn Giang
Với sự quan tâm giúp đỡ của các ban, ngành, sự nỗ lực trong công việc
của cán bộ nhân viên trong cơ quan, kết hợp với các hình thức thông tin,
tuyên truyền về chính sách, pháp luật về BHXH. Trong những năm qua, tình
hình tham gia BHXH ở huyện Văn Giang có những chuyển biển tích cực.
Tình hình tham gia BHXH bắt buộc tại huyện Văn Giang năm 2015 được
phản ánh qua bảng sau:
Bảng 2: Tình hình tham gia BHXH bắt buộc tại BHXH huyện Văn Giang
năm 2015
Đơn vị: Người, %

Tiêu chí

Đơn vị sử dụng lao đông

Người lao động

Đã
tham
gia

Tỷ lệ

Thuộc
diện
tham
gia

Đã
tham
gia

Tỷ lệ

Loại hình đơn vị

Thuộc
diện
tham
gia


TỔNG

205

191

93,1

4.891

4.729

97

(Nguồn: BHXH huyện Văn Giang)
Qua bảng số liệu trên ta thấy, số người lao động tham gia BHXH bắt
buộc trên địa bàn huyện năm 2015 tương đối cao là 4.729 người chiếm 97%
tổng số người thuộc diện tham gia BHXH bắt buộc. Số đơn vị sử dụng lao


động cũng đạt 93,1% điều đó cho thấy đa số đơn vị SDLĐ đã có ý thức chấp
hành tốt luật BHXH, có tinh thần tự giác và trách nhiệm đối với NLĐ tại đơn
vị của mình, đảm bảo quyền và lợi ích hợp pháp của NLĐ. Còn một số đơn vị
chưa tham gia BHXH cho NLĐ thì cán bộ BHXH cần thanh tra, kiểm tra để
kiểm tra tình hình thực tế của đơn vị và hướng dẫn, đôn đốc họ tham gia đầy đủ
nhằm bảo vệ NLĐ.
2.2.2. Tình hình tham gia Bảo hiểm thất nghiệp tại BHXH huyện Văn
Giang
Thất nghiệp được coi là hiện tượng tất yếu của nền kinh tế thị trường, đối
với cá nhân, thất nghiệp làm giảm thu nhập thậm chí có thế làm mất nguồn thu

nhập của người lao động, làm xáo trộn sinh hoạt của họ, đẩy bản thân họ và gia
đình vào tình trạng thiếu thốn, không đủ khả năng chi trả cho các khoản chi
tiêu sinh hoạt thiết yếu hằng ngày... Một trong các giải pháp để bảo vệ người
lao động tránh được những khó khăn khi bị mất việc làm là xã hội cần tạo cho
họ một khoản thu nhập bù đắp khoản thu nhập bị mất trong thời gian bị thất
nghiệp. Đó là bảo hiểm thất nghiệp.
Bảo hiểm thất nghiệp ra đời nhằm bù đắp hoặc thay thế một phần thu
nhập cho người lao động bị thất nghiệp và tạo điều kiện thuận lợi cho họ có cơ
hội quay trở lại thị trường lao động lao động, bảo hiểm thất nghiệp hạn chế sự
ỷ lại của người lao động, kích thích người thất nghiệp tích cực tìm việc làm và
sẵn sàng đi làm việc.
Hiểu tầm quan trọng của BHTN mà BHXH huyện Văn Giang luôn cố
gắng vận động, tuyên truyền nâng cao đối tượng tham gia BHTN. Dưới đây là
bảng thống kê tình hình tham gia BHTN trên địa bàn huyện Văn Giang trong
năm 2015
Bảng 3: Tình hình tham gia BHTN tại BHXH huyện Văn Giang năm 2015
Đơn vị: người, %
Chỉ tiêu Người sử dụng lao động
Người lao động

Loại hình đơn vị
TỔNG

Thuộc
diện
tham gia
205

Đã
tham

gia
151

Tỷ lệ

Thuộc
diện
tham gia
4452

Đã
tham
gia
3.948

Tỷ lệ

73,7
88,7
%
%
(Nguồn: BHXH huyện Văn Giang)

Qua bảng thống kê trên ta thấy phần lớn NLĐ trên địa bàn đều được
tham gia BHTN, cụ thể có 4452 đối tượng thuộc diện tham gia và trong số đó
có 3948 người đã tham gia đạt tỷ lệ 88,7% . Và số đơn vị đã tham gia BHXH
cũng tương đối , đạt 73,7%. Cả tỷ lệ NLĐ và NSDLĐ tham gia BHTN đều


chưa đạt 100% là bởi còn có một số đơn vị sử dụng lao động ký hợp đồng 3

tháng hoặc 6 tháng với NLĐ để trốn đóng BHTN cho họ, bên cạnh đó một bộ
phận NLĐ không muốn tham gia bởi mức lương còn thấp, chưa đủ điều kiện
để chi trả cho phí sinh hoạt thường ngày nên không muốn tham gia BHTN. Vì
vậy, BHXH huyện Văn Giang cần có hình thức tuyên truyền cũng như biện
pháp để nâng cao tỷ lệ tha gia BHTN cho NLD trên địa bàn huyện, đồng thời
cần thường xuyên tiến hành thanh tra, kiểm tra tình hình thực hiện BHTN tại
các đơn vị trên địa bàn.
2.2.3. Tình hình tham gia BHYT tại BHXH huyện Văn Giang năm 2015
Chính sách BHYT ra đời với phương châm và mục đích ổn định cuộc
sống người lao động, trợ giúp người lao động khi gặp rủi ro: ốm đau, tai nạn
lao động - bệnh nghề nghiệp, thất nghiệp... sức khỏe sớm hồi phục để nhanh
chóng quay trở lại công việc...Cùng với lộ trình phấn đấu đến năm 2020 Việt
Nam có trên 80% dân số tham gia BHYT, trong những năm qua BHXH huyện
Văn Giang luôn cố gắng tuyên truyền cũng như phổ biến pháp luật về BHYT
để nâng cao tỷ lệ tham gia BHYT cho người dân. Dưới đây là bảng thống kê về
số đối tượng tham gia BHYT tại huyện năm 2015.
Bảng 4: Tình hình tham gia BHYT tại BHXH huyện Văn Giang
năm 2015
Đơn vị: người, %
Tiêu chí
Đối tượng thuộc Đối tượng đã Tỷ lê tham
diện tham gia tham
gia gia
BHYT
BHYT
Nhóm đối tượng
Do NLĐ và NSDLĐ đóng
8.357
7.042
84,3

Do quỹ BHXH đóng
2.911
2.911
100
Do NSNN đảm bảo
27.466
27.466
100
Cá nhân tự đóng, NSNN hỗ trợ 21.065
21.065
100
Cá nhân tự đóng
22.596
9.194
40,7
TỔNG
82.395
67.678
82,1
(Nguồn: BHXH huyện Văn Giang)
Ta thấy nhóm đối tượng cá nhân tự đóng và nhóm đối tượng do NLĐ và
NSDLĐ đóng là nhóm đối tượng có tỷ lệ tham gia thấp. Đặc biệt nhóm đối
tượng do cá nhân tự đóng số người tham gia chỉ chiếm 40,7% so với số người
thuộc diện tham gia. Nguyên nhân xuất phát từ một bộ phận dân cư không nhỏ
chưa nhận thức hết về chế độ BHYT, họ có tâm lý đi khám bằng thẻ BHYT thủ
tục rắc rối đa số người dân có tâm lý người có bệnh thì tham gia BHYT còn


không có bệnh nên không cần tham gia hoặc hiểu nhưng còn khó khăn về tài
chính nên khả năng đóng góp còn hạn chế làm tỉ lệ người tham gia BHYT so

với dân số trên địa bàn huyện chưa cao.
2.3. Công tác cấp sổ BHXH
Sổ BHXH mà cơ quan BHXH cấp cho người lao động sử dụng để ghi
chép quá trình lao động có tham gia BHXH, đây là căn cứ pháp lý để giải quyết
các chế độ BHXH cho người lao động.
Công tác cấp số BHXH cho người lao động đă giúp các cấp, các ngành
hiểu rõ hơn trách nhiệm, nghĩa vụ và quyền lợi với việc đóng góp và hưởng trợ
cấp từ BHXH. Bên cạnh đó nó còn giúp cho các cơ quan quản lý theo dõi và
tổng hợp về tình hình thực hiện BHXH cho người lao động trên địa bàn thuộc
thẩm quyền quản lý.
Năm 2015, đã thực hiện cấp 39.347 thẻ, cụ thể cấp mới 34.483 thẻ
BHYT, cấp gia hạn 289 thẻ BHYT, thẻ BHYT cấp lại là 4.575 thẻ nguyên nhân
do đối tượng làm mất, hỏng. Việc cấp thẻ BHYT trong năm đảm bảo kịp thời,
đúng quy định; tạo thuận lợi cho người tham gia BHYT được khám, chữa bệnh
và thanh toán theo quy định.
In cấp 1.082 tờ rời xác nhận quá trình tham gia BHXH cho các đối
tượng tham gia và cấp 747 sổ BHXH kịp thời, đúng theo quy định.
2.4. Công tác thu, nộp BHXH
BHXH huyện Văn Giang luôn chú trọng công tác thu, coi đây là nhiệm
vụ trọng tâm hàng năm của cơ quan. Thu BHXH đầy đủ, kịp thời thì quỹ
BHXH mới được hình thành và đảm bảo được chức năng chi trả của mình.
Ngoài ra, khi đó quỹ BHXH có thể tham gia đầu tư góp phần tăng trưởng quỹ,
nâng cao vị thế, uy tín của cơ quan BHXH. Trong thực hiện công tác thu, lãnh
đạo BHXH huyện đã phân công cụ thể trách nhiệm cho từng cán bộ thu để theo
dõi, quản lí các đơn vị sử dụng lao động do mình đảm trách; đồng thời thông
báo cho lãnh đạo các trường hợp các trường hợp đóng thiếu, nợ đóng.... để đề
ra phương thức giải quyết kịp thời.
Bảng 5: Tình hình thực hiện kế hoạch thu BHXH tại BHXH huyện Văn
Giang năm 2015
Đơn vị : ( Triệu đồng, % )

ST
Loại hình
T

Kế hoạch thu

Tổng số đã thu

Tỷ lệ (%)

1

49.020

51.350

104,7

BHXH bắt buộc


×