Tải bản đầy đủ (.docx) (25 trang)

THỰC TRẠNG CÔNG TÁC QUẢN LÝ THU THUẾ

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (226.53 KB, 25 trang )

THỰC TRẠNG CÔNG TÁC QUẢN LÝ THU THUẾ
GIÁ TRỊ GIA TĂNG ĐỐI VỚI HỘ KINH DOANH CÁ THỂ TẠI CỤC
THUẾ TỈNH HẢI DƯƠNG.
2.1. Tình hình phát triển của các hộ kinh doanh cá thể trên địa bàn tỉnh.
Trong thời gian qua, với chủ trương phát triển nền kinh tế nhiều thành
phần, thành phần hộ kinh doanh cá thể ở tỉnh Hải Dương đã và đang phát triển
cả về số lượng, quy mô và chủng loại mặt hàng. Phạm vi hoạt động của khu vực
kinh tế cá thể này rất phong phú, dàn trải khắp 12 huyện, thị xã trong toàn tỉnh.
Một phần là do tốc độ đô thị hoá, một phần là do Hải Dương là một tỉnh có tiềm
năng du lịch dồi dào, giao thông thuận lợi cho việc phát triển kinh doanh, buôn
bán. Sự phát triển của các hộ kinh doanh cá thể đã tạo ra một khối lượng hàng
hoá, dịch vụ cần thiết, đáp ứng một phần nhu cầu sản xuất và tiêu dùng của
người dân; thu hút và giải quyết công ăn việc làm cho người lao động.
Đặc điểm cơ bản của các hộ kinh doanh cá thể trên địa bàn tỉnh Hải
Dương : số hộ nhiều, song doanh thu nhỏ và phân tán, chủ yếu là hoạt động
thương nghiệp mua vào, bán ra; loại hình kinh doanh này ít rủi ro, không đòi hỏi
nhiều vốn, thời gian quay vòng vốn nhanh; hộ kinh doanh cá thể có quy mô còn
nhỏ, chưa có sức cạnh tranh, hình thành một cách tự phát; chịu sự điều chỉnh
của quy luật cung cầu (ở những nơi mà có nhu cầu về sản phẩm, hàng hoá, dịch
vụ lớn thì khối lượng kinh doanh ở đó nhiều); ngoài ra các hộ kinh doanh còn
thường xuyên thay đổi ngành nghề, địa điểm và quy mô kinh doanh ... Những
đặc điểm đó ảnh hưởng không nhỏ đến công tác quản lý đối tượng nộp thuế của
cơ quan thuế tỉnh Hải Dương.

Bảng 2.1:Cơ cấu hộ kinh doanh trên địa bàn tỉnh HD theo ngành nghề.
Đơn vị tính: số hộ kinh doanh
Hộ kinh doanh
Năm 2008 Năm 2009
Số hộ % Số hộ %
Tổng số hộ thu thuế 6.553 100 6.545 100
Ngành sản xuất 236 3.6 254 3.88


Ngành dịch vụ 949 14.48 982 15
Ngành thương nghiệp 4.659 70.79 4.614 70.49
Ngành ăn uống 551 8.42 563 8.72
Ngành vận tải 158 2.41 132 1.91
(Nguồn: Phòng tổng hợp và dự toán)
Bảng số liệu trên thể hiện cơ cấu theo ngành nghề của hộ kinh doanh cá
thể đã đăng ký mã số thuế, đăng ký kinh doanh và nộp thuế cho cơ quan thuế
tỉnh Hải Dương trong 2 năm gần đây.
Qua bảng trên ta thấy:
+ Số hộ quản lý thu thuế khá ổn định, có chiều hướng tăng lên ở đa số các
ngành nghề. Tổng số hộ quản lý thu thuế trong năm 2009 tuy có giảm so với
năm 2008 nhưng không đáng kể ( tương đương 8 hộ, giảm 0.12% )
+ Với ngành sản xuất ta thấy: số hộ tăng lên đáng kể: năm 2009 tăng so
với năm 2008 là 18 hộ, tương đương tăng 7.6%. Xét tỷ trọng của ngành này
trong năm 2009 vẫn tăng so với năm 2007 từ 3.6% lên 3.88%. Tuy nhiên con số
này cho thấy ngành sản xuất trong khu vực kinh doanh cá thể không được thịnh
lắm. Mặt hang chủ yếu của ngành này là gia công, chế biến,sản xuất đồ gỗ, đồ
thủ công mỹ nghệ… Số hộ trong ngành này nhỏ nhưng những năm gần
đây,những mặt hàng này lại được xuất khẩu tương đối nhiều. Tuy nhiên, đây
chủ yếu là sản xuất ngành nghề truyền thống nên chỉ một số ít hộ có tay nghề thì
mới làm đạt tiêu chuẩn.
+ Đối với ngành dịch vụ: những năm gần đây, số hộ hoạt động trong
ngành này luôn chiếm vị trí thứ 2 trong tổng số hộ kinh doanh cá thể trên địa
bàn tỉnh. Năm 2008 có 949 hộ, chiếm 14,48%. Năm 2009 có 982 hộ chiếm
15%, tăng 33 hộ so với năm 2008. Từ số liệu đó ta thấy rằng hoạt động trong
lĩnh vực dịch vụ này khá hiệu quả. Các loại hình dịch vụ chủ yếu ở tỉnh là các
cửa hàng sửa chữa, khách sạn, karaoke, massage… Đây là các loại hình ra đời
trước nhu cầu và tình hình kinh tế - xã hội ngày càng phát triển của tỉnh Hải
Dương.
+ Ngành thương nghiệp có xu hướng giảm trong năm 2009 do ảnh hưởng

của cuộc khủng hoảng kinh tế, nhưng vẫn là ngành có số hộ kinh doanh cao
nhất và chiếm tỷ trọng lớn nhất trong tổng số hộ kinh doanh.. Năm 2009 có
4614 hộ,giảm 45 hộ so với năm 2008. Tỷ trọng năm 2008 là 70.79% , thì năm
2009 còn 70.49%. Như vậy có thể thấy ngành thương nghiệp kinh doanh có
hiệu quả hơn các ngành khác và phù hợp với điều kiện kinh tế xã hội của Tỉnh
với xuất phát điểm thấp.
+ Ngành ăn uống: Số hộ kinh doanh ăn uống tăng lên kể cả về tuyệt đối
lẫn tương đối. Năm 2008 có 551 hộ, chiếm 8,42% thì đến năm 2009 có 563 hộ,
chiếm 8,72%. Như vậy tuyệt đối tăng 12 hộ, tương đối tăng 2,17%. Số hộ kinh
doanh ăn uống tăng lên này chủ yếu là các nhà hang cao cấp. Một phần là do
đời sống của người dân được nâng cao, nhu cầu thưởng thức về ăn uống cũng
tăng lên; hơn nữa lượng khách du lịch đổ về Hải Dương ngày càng đông, vì vậy
nhu cầu thưởng thức các đặc sản của quê hương Hải Dương cũng nhiều hơn.
Tiềm năng kinh doanh ngành ăn uống mang lại lợi nhuận tương đối cao nên tốc
độ gia tăng các hộ kinh doanh ăn uống còn tăng lên nữa trong những năm tới.
+ Ngành vận tải: đây là ngành có số hộ đưa vào quản lý được thấp nhất.
Năm 2008 được 158 hộ, chiếm 2,41%; đến năm 2009 còn 132 hộ, chiếm 1,91%,
giảm26 hộ, tương đương 3,9%. Con số trên cho thấy ngành vận tải kinh doanh
không thuận lợi nên những hộ giảm này thường xuyên chuyển sang các ngành
khác hoặc thôi không kinh doanh nữa.
Qua bảng số liệu trên chúng ta có thể thấy được số lượng và cơ cấu
kinh doanh trên địa bàn tỉnh. Từ đó có các phương hướng quản lý các hộ kinh
doanh từ khâu ra thong báo, điều chỉnh doanh thu tính thuế tới khâu thu nộp
thuế.
Trong số 12 huyện, thành phố trong toàn tỉnh năm 2009 thì Thành phố
Hải Dương là nơi có số hộ kinh doanh đông nhất : 3001 hộ, chiếm 18.3% số hộ
cá thể trong toàn tỉnh, do đây là trung tâm kinh tế-văn hoá của toàn tỉnh. Thành
phố Dương là nơi tập trung nhiều chợ lớn như : trung tâm thương mại, chợ Lớn,
chợ Đồng Xuân,… và nhiều nhà hàng, khách sạn lớn như nhà hàng gà tươi 123,
khách sạn Hoa Hồng, Hoàng Gia,…và một số dịch vụ khác. Còn lại các huyện

khác trong tỉnh phần lớn là kinh doanh theo thời vụ nông nhàn, vì vậy chủ yếu
áp dụng mức thuế khoán ổn định 6 tháng đến 1 năm với số thuế bình quân thấp.
Dưới đây là bảng số liệu thể hiện số hộ cá thể trên địa bàn tỉnh Hải
Dương:
Bảng 2.2: Số hộ cá thể trên địa bàn tỉnh Hải Dương
(Đơn vị tính: số hộ kinh doanh)
Chỉ tiêu
Năm 2008 Năm 2009
Số hộ Tỷ trọng Số hộ Tỷ trọng
Tổng số hộ quản lý 16.069 100 16.399 100
TP. Hải Dương 3.089 19.2 3.001 18.3
TX. Chí Linh 2.114 13.2 2.331 14.2
H.Bình Giang 1.079 6.7 1.079 6.6
H.Cẩm Giàng 1.187 7.4 1.017 6.2
H. Gia Lộc 1.115 6.9 1.235 7.5
H.Kim Thành 1.067 6.4 1.261 7.7
H.Kinh Môn 1.137 7.1 1.124 6.8
H.Nam Sách 1.089 6.8 1.132 6.9
H.Ninh Giang 936 5.9 1.002 6.0
H.Thanh Hà 1.120 6.9 1.011 6.1
H.Thanh Miện 1.129 7.2 1.114 6.7
H.Tứ Kỳ 1.007 6.3 1.102 7.0
(Nguồn: Phòng Tổng hợp và dự toán)
2.2. Tổ chức quản lý thu thuế GTGT tại Cục thuế tỉnh Hải Dương.
2.2.1. Hệ thống các văn bản pháp quy được áp dụng.
1. Luật Thuế tiêu thụ đặc biệt số 05/1998/QH 10 ban hành ngày
20/05/1998.
2. Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Thuế tiêu thị đặc biệt số
08/2003/QH 11 ban hành ngày 17/6/2003.
3. Luật sửa đổi sung một số điều của Luật Thuế tiêu thụ đặc biệt và Luật

Thuế giá trị gia tăng số 57/2005/QH11 ban hành ngày 29/11/2005.
4. Nghị định số 149/2003/NĐ-CP ngày 04/12/2003 của Chính phủ quy
định chi tiết thi hành Luật thuế tiêu thụ đặc biệt số 05/1998/QH10 và Luật sửa
đổi bổ sung một số điều của Luật thuế tiêu thụ đặc biệt số 08/2003/QH11.
5. Nghị định số 156/2005/NĐ-CP ngày 15/12/2005 của Chính phủ sửa
đổi bổ sung các Nghị định quy định chi tiết thi hành Luật thuế giá trị gia tăng và
Luật thuế tiêu thụ đặc biệt.
6. Thông tư số 119/2003/TT-BTC ngày 12/12/2003 của Bộ tài chính
Hướng dẫn thi hành Nghị định số 149/2003/NĐ-CP của chính phủ quy
định chi tiết thi ahành Luật thuế tiêu thụ đặc biệt số 05/1998/QH10 và Luật sửa
đổi bổ sung một số điều của Luật thuế tiêu thụ đặc biệt số 08/2003/QH11.
7. Thông tư số 18/2005/TT-BTC ngày 8/3/2005 của Bộ Tài chính sửa đổi
bổ sung một số điểm của thông tư số 119/2003/TT-BTC ngày 12/12/2003 của
Bộ tài chính hướng dẫn thi hành Nghị định số 149/2003/NĐ-CP ngày
14/12/2003 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành Luật thuế tiêu thụ đặc biệt
số 05/1998/QH10 và Luật sửa đổi bổ sung một số điều của Luật thuế tiêu thụ
đặc biệt số o8/2003/QH11.
8. Thông tư số 115/TT-BTC ngày 16/12/2005/ của Bộ Tài chính hướng
dẫn thi hành Nghị định số 156/2005/NĐ-CP của Chính phủ sửa đổi bố sung các
Nghị định quy định chi tiết thi hành Luật thuế tiêu thụ đặc biệt và Luật thuế giá
trị gia tăng.
2.2.2. Bộ máy thu thuế tại Cục thuế Tỉnh Hải Dương.
2.2.2.1. Lịch sử hình thành và phát triển ngành thuế tỉnh Hải Dương.
* Cục thuế tỉnh Hải Hưng được thành lập tháng 10/1990, cùng với việc
tái lập tỉnh năm 1997, Cục thuế tỉnh Hải Hưng được chia tách và đổi tên thành
Cục thuế tỉnh Hải Dương với tổng số cán bộ trên 700 người, được bố trí công
tác tại 11 phòng thuộc Văn phòng Cục và 12 Chi cục, thực hiện chức năng tổ
chức quản lý thu thuế, phí và lệ phí trên địa bàn toàn tỉnh. Trong những năm
qua mặc dù phải trải qua nhiều khó khăn phức tạp của tình hình trong nước và
thế giới, cụôc khủng hoảng tài chính, tiền tệ những năm 90 thế kỷ XX, rồi hạn

hán, dịch bệnh, thiên tai cùng những biến động của giá cả thị trường quốc tế
trong những năm qua, đã ảnh hưởng lớn đến sự phát triển của nền kinh tế nói
chung và thu NSNN nói riêng.
Tuy có nhiều khó khăn xong dưới sự chỉ đạo của Quốc hội, Chính phủ;
của Bộ Tài chính, Tổng cục thuế và sự chỉ đạo trực tiếp của Tỉnh uỷ, HĐND,
UBND, UBND tỉnh Ngành thuế đã phối hợp chặt chẽ với các ban, ngành của
Tỉnh, đặc biệt là các đơn vị trong hệ thống tài chính địa phương đã triển khai
thực hiện tốt công tác thuế trên địa bàn.
Trong 15 năm đổi mới, cùng với sự trưởng thành lớn mạnh của ngành Tài
chính, ngành thuế Hải Dương đã không ngừng được kiện toàn, củng cố và lớn
mạnh. Với sự nỗ lực và quyết tâm, tập thể cán bộ công nhân viên chức là một
khối đoàn kết thống nhất đã phấn đấu không ngừng, hoàn thành xuất sắc nhiệm
vụ chính trị của ngành, nhiều năm liên tục Ngành đã được tặng thưởng nhiều
Bằng khen của UBND tỉnh, Bộ Tài chính, Chính phủ, cờ thi đua xuất sắc và
được Nhà nước trao tặng Huân chương lao động Hạng 3.
* Cơ cấu tổ chức ngành thuế tỉnh Hải Dương: 750 người
- 4 lãnh đạo Cục: 1 Cục trưởng và 3 Cục phó
- 11 phòng, ban chức năng:
+ Phòng tuyên truyền và hỗ trợ người nộp thuế
+ Phòng kê khai và kế toán thuế
+ Phòng quản lý nợ và cưỡng chế nợ thuế
+ Phòng kiểm tra thuế
+ Phòng thanh tra thuế
+ Phòng tổng hợp và dự toán
+ Phòng tin học
+ Phòng quản lý thuế thu nhập cá nhân
+ Phòng kiểm tra nội bộ
+ Phòng tổ chức cán bộ
+ Phòng hành chính- quản trị- tài vụ- ấn chỉ
* Bộ máy quản lý thu thuế hộ kinh doanh cá thể thuộc khu vực ngoài

quốc doanh:
+ Ở cấp tỉnh: có phòng Tổng hợp và dự toán: hiện nay tổng số công chức
là 6, trong đó 100% đại học.
Chức năng: giúp Cục trưởng Cục thuế trong việc triển khai các văn bản
pháp luật thuế trong nội bộ ngành; xây dựng các biện pháp quản lý và hướng
dẫn, chỉ đạo, kiểm tra kết quả triển khai công tác quản lý thuế tại các Chi cục
thuế; tổng hợp và đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ thu ngân sách trên địa
bàn; chỉ đạo, hướng dẫn, xây dựng và thực hiện dự toán thu ngân sách nhà nước
trên địa bàn tỉnh, thành phố;
Nhiệm vụ cụ thể:
- Xây dựng và giao dự toán thu NSNN; Tổ chức thực hiện dự toán trên
địa bàn tỉnh, thành phố.
- Xây dựng tiêu thức phân cấp quản lý đối với tổ chức, cá nhân nộp thuế
tại địa phương.
- Hướng dẫn các bộ phận trong cơ quan thuế thực thi các văn bản pháp
luật về thuế và giải quyết các vấn đề về thuế đảm bảo đúng qui định của pháp
luật, của ngành;
- Hỗ trợ các phòng, Chi cục trả lời các vấn đề liên quan đến chính sách
thuế đối với các trường hợp phức tạp;
- Thẩm định các văn bản trả lời, hướng dẫn về thuế do các phòng chức
năng của Cục Thuế, Chi cục thuế soạn thảo; đề xuất biện pháp và trình Lãnh
đạo Cục Thuế xử lý đối với các trường hợp phát hiện văn bản sai so với qui
định;
- Thẩm định hồ sơ và thực hiện thủ tục xem xét giải quyết miễn, giảm
thuế, hoàn thuế đối với các trường hợp đặc biệt không kê khai trong tờ khai thuế
và toàn bộ hồ sơ hoàn thuế do Chi cục Thuế kiểm tra xác minh để nghị Cục
Thuế thực hiện các thủ tục hoàn thuế hoặc do vượt quá thẩm quyền của Chi cục
thuế đề nghị Cục Thuế giải quyết hoặc một số đề nghị khác về thuế của tổ chức
và cá nhân nộp thuế.
- Xây dựng các chương trình, kế hoạch triển khai công tác quản lý thu

thuế trên địa bàn; phối hợp với các cấp, các ngành có liên quan triển khai các
biện pháp quản lý thu thuế trên địa bàn tỉnh, thành phố; xây dựng và thực hiện
chỉ đạo, đề ra các giải pháp, biện pháp quản lý thuế, phí, lệ phí... phù hợp với
từng địa bàn và ngành nghề kinh doanh đối với khu vực ngoài quốc doanh.
- Hướng dẫn, chỉ đạo, kiểm tra các Chi cục thuế triển khai các qui định
của ngành, các biện pháp chỉ đạo của Tổng cục Thuế, Cục Thuế trong công tác
quản lý thuế; triển khai công tác uỷ nhiệm thu các khoản thu về đất đai, phí, lệ
phí và thuế đối với khu vực hộ kinh doanh cá thể trên địa bàn;
- Hướng dẫn, chỉ đạo, kiểm tra các đơn vị thuộc Cục Thuế, các Chi cục
thuế thực hiện chế độ báo cáo kế toán- thống kê thuế và các chế độ thông tin
báo cáo khác theo quy định của ngành;
- Cung cấp thông tin số liệu tổng hợp về kết quả thu thuế cho các cơ
quan, ban ngành liên quan và UBND tỉnh (thành phố); tham gia với các ngành,
các cấp về chủ trương biện pháp khuyến khích phát triển kinh tế địa phương,
chống buôn lậu, chống kinh doanh trái phép...
- Thu thập thông tin, phân tích tình hình và khả năng thu NSNN của cấp
Cục, cấp Chi cục, dự báo kết quả thu NSNN theo định kỳ của địa phương;
- Theo dõi, tổng hợp, đánh giá kết quả và các biện pháp thực hiện nhiệm
vụ thu NSNN của Cục Thuế theo định kỳ, đột xuất, báo cáo tổng hợp các
chuyên đề (Thông qua xử lý tờ khai, thu nợ, thanh tra, kiểm tra) theo qui định.
- Tổ chức công tác sơ kết, tổng kết tình hình thực hiện nhiệm vụ quản lý
thu thuế và thu khác của Cục Thuế;
- Biên soạn và tham gia biên soạn tài liệu, tập huấn cho cán bộ thuế về các
nghiệp vụ quản lý thu thuế tại các chi cục thuế theo chỉ đạo của Tổng cục thuế;
- Thực hiện việc bảo quản và lưu trữ hồ sơ nghiệp vụ, tài liệu và các văn bản
pháp quy của Nhà nước thuộc lĩnh vực quản lý của Phòng theo quy định;
- Thực hiện các nhiệm vụ khác do Cục trưởng Cục Thuế giao.
+ Ở cấp Thành phố, huyện, thị xã : có 12 chi cục
1. Chi cục thuế Thành phố Hải Dương
2. Chi cục thuế Thị xã Chí Linh

3. Chi cục thuế Huyện Bình Giang
4. Chi cục thuế Huyện Cẩm Giàng
5. Chi cục thuế Huyện Gia Lộc
6. Chi cục thuế Huyện Kim Thành
7. Chi cục thuế Huyện Kinh Môn
8. Chi cục thuế Huyện Nam Sách
9. Chi cục thuế Huyện Ninh Giang
10. Chi cục thuế Huyện Thanh Hà
11. Chi cục thuế Huyện Thanh Miện
12. Chi cục thuế Huyện Tứ Kỳ
Các chi cục thuế các huyện, thị xã có nhiệm vụ quản lý và tổ chức thu tất
cả các nguồn thuế, lệ phí và các nguồn thu khác phát sinh trên địa bàn mình
quản lý; tổ chức triển khai thực hiện chính sách, chế độ thuế trên địa bàn như: tổ
chức các biện pháp thu thuế, tổ chức công tác kiểm tra, chống khai man, lậu
thuế…; tổ chức công tác thống kê, kế toán, thông tin.
Sơ đồ cơ cấu tổ chức ngành thuế tỉnh Hải Dương

×