Tải bản đầy đủ (.ppt) (19 trang)

THẢO LUẬN ngân hàng trung ương

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (385.46 KB, 19 trang )

BÀI THẢO LUẬN
MÔN:NHTW
HỌ VÀ TÊN SV:TRẦN THỊ HOÀI
LỚP:TCNH 2A2


TÌM HIỂU VỀ ĐỒNG USD


Đô la Mỹ

Giấy bạc từ $1 tới
$100

Các đồng tiền kim
loại


Sơ lược




Đồng đô la Mỹ thông thường được chia ra thành 100 xu (cent,
ký hiệu ¢). Trong một cách chia khác, có 1.000 min (mill) trong
mỗi đô la; thêm vào đó, 10 đô la còn được gọi là Eagle (đại
bàng). Tuy nhiên, chỉ có đơn vị xu mới được dùng rộng rãi; dân
chúng Mỹ ít nghe đến "eagle" hay "mill", tuy mill có khi được
dùng trong việc thu thuế. Trong tiền được lưu hành, các đơn vị
ít hơn hoặc bằng 1 đô la được phát hành với dạng tiền kim loại
trong khi các đơn vị nhiều hơn hoặc bằng 1 đô la được phát


hành với dạng tiền giấy (đơn vị 1 đô la có thể theo dạng tiền
giấy hay tiền kim loại, nhưng tiền giấy được lưu hành hơn
nhiều). Trước đây, tiền giấy đôi khi được phát hành cho các đơn
vị ít hơn 1 đô la, và tiền đúc bằng vàng đã được phát hành cho
các đơn vị tới 20 đô la.
Tiền kim loại được đúc bởi Sở đúc tiền Hoa Kỳ (United States
Mint). Tiền giấy được in bởi Cục Khắc và In (Bureau of
Engraving and Printing) cho Cục Dự trữ Liên bang từ năm 1914.
Chúng được bắt đầu in giấy bạc cỡ lớn, nhưng từ năm 1928 đã
đổi thành cỡ nhỏ, không biết vì lý do gì.


Tiền kim loại


Đang được lưu hành có tiền kim loại 1¢ (penny), 5¢ (nickel), 10¢
(dime), 25¢ (quarter), 50¢ (nửa đô la, không thịnh hành) và $1
(không thịnh hành). Tiền kim loại 1 đô la chưa bao giờ là phổ
biến tại Hoa Kỳ. Đồng bạc được đúc giữa 1794 đến 1935 với một
vài thời gian bị gián đoạn; tiền đúc bằng đồng và niken cùng cỡ
được đúc từ 1971 đến 1978. Đồng Susan B. Anthony được ra mắt
trong năm 1979; chúng không được ưa chuộng vì dễ bị nhầm lẫn
với đồng quarter (25¢) có cỡ gần bằng, có viền răng cưa và màu
sắc tương tự. Những đồng này bị ngừng đúc ngay sau đó, nhưng
vẫn là có thể dùng làm tiền hợp pháp. Trong năm 2000, một
đồng $1 mới có hình Sacagawea được ra mắt, chúng có viền
phẳng và có màu vàng kim loại. Dù vậy, chúng không được ưa
chuộng bằng đồng tiền giấy $1 và ít được dùng trong công việc
hằng ngày. Sự thất bại của tiền kim loại đã bị đổ lỗi vào sự thất
bại trong việc đồng thời thu hồi tiền giấy và cố gắng yếu kém

trong việc phổ biến tiền kim loại. Hầu hết các máy bán hàng tự
động không thối tiền bằng giấy được, cho nên chúng thường
được thiết kế để thối bằng đồng đô la hay nửa đô la kim loại.


Tiền giấy




Hiện nay, đồng USD có mệnh giá từ 1USD đến
100.000USD, với các hình Tổng thống tương
ứng, trong đó 50USD mang hình tổng thống
Grant, 100USD mang hình tổng thống Franklin,
500USD: Mc Kinley, 1.000USD: Cleveland,
5.000USD: Madison, 10.000USD: Chase,
100.000USD: Wilson.
Các loại giấy bạc Federal Reserve Note do 12
ngân hàng dự trữ Liên bang Mỹ chịu trách
nhiệm phát hành và lưu thông, mỗi ngân hàng
(NH) mang một chữ cái và con số đặc trưng.






Các loại tiền giấy đôla Mỹ có chung dạng trang trí,
chung mầu sắc (đen bóng mặt trước và xanh lá cây mặt
sau) có cùng kích thước (156 x 66 mm) cho dù chúng có

giá trị khác nhau, từ 1 USD trở lên. Mỗi loại tiền giấy,
ứng với một mệnh giá, mang hình một tổng thống Mỹ
theo đúng quy định.
Tên loại dollar (nếu là dollar của Federal Reserve Note
thì có chữ màu trắng trên nền khung màu đen in bằng
phương pháp intaglio ở vị trí mép trên tờ bạc; màu sắc
của 2 dãy serie số hiệu tờ bạc và mẫu dấu kho bạc có
màu riêng theo quy định). Federal Reserve Note có dấu
kho bạc và series số hiệu màu xanh lá cây, United
States Note: Màu đỏ, National Bank Note: Màu nâu, Gold
Certificate: Màu vàng, Silver Certificate: Xanh nước
biển...


KHẢ NĂNG CHỐNG GIẢ


Hai chức năng chống tiền giả quan trọng nhất
trong tiền Mỹ là giấy và mực. Các thành phần
của giấy và các chế biến mực còn được giữ bí
mật. Sự kết hợp của giấy và mực tạo ra một
lớp da đặc biệt, càng được nổi rệt ra khi tiền
được qua nhiều tay. Các đặc điểm này khó tái
tạo được nếu không có đủ thiết bị và vật dụng.
Tuy nhiên, tiền giấy Mỹ vẫn còn dễ giả mạo
hơn hầu hết các tiền khác, và trong khi một
ngân hàng có thể phát hiện tiền giả, chúng ít
được xem xét kỹ lưỡng khi được sử dụng .







Tuy nhiên nhiều người cho rằng tiền giấy Mỹ rất
khó phân biệt: chúng có hoa văn rất giống nhau,
và được in bằng cùng màu, và có cỡ bằng nhau.
Trong khi đó, các đơn vị tiền quan trọng khác như
đồng euro có tiền với cỡ khác nnhau: mệnh giá
càng cao thì cỡ tiền càng lớn, và chúng còn được
in bằng nhiều màu khác nhau. Chẳng những
chúng giúp người khiếm thị, chúng còn giúp người
thường không lẫn lộn một tờ giấy có giá trị cao
trong một xấp tiền có giá trị thấp, một vấn đề
thường gặp ở Mỹ. Các du khách cũng thường
không phân biệt được tiền Mỹ vì họ không rành
lắm với những hoa văn trên mặt giấy.


Cách nhận biết USD
thật, giả








Đối với các đồng USD mang các series năm phát hành từ 1996

đến nay, chữ cái đặc trưng và con số của NH nằm dưới dãy
series số hiệu góc bên trái mặt trước của tờ bạc.
Các loại USD phát hành trước năm 1990 không có ký hiệu
bóng chìm, nhưng từ năm 1990 đến nay có thêm ký hiệu bóng
chìm là ảnh chân dung tổng thống theo từng loại mệnh giá.
Mỗi đồng USD đều có thêm dây bảo hiểm dạng chữ và số trên
bề mặt. Dây bảo hiểm (DBH) được nhuộm màu phát quang,
dưới ánh đèn cực tím sẽ phát sáng các màu khác nhau:
100USD phát màu đỏ, 50USD màu vàng, 20USD màu xanh lá
cây...
Tất cả các loại USD đều có các sợi tơ màu đỏ và xanh nước
biển quyện trong giấy. Các sợi tơ màu bảo hiểm và tơ phát
quang được đưa vào giấy trong quá trình chế tạo giấy (trước
đây được thực hiện theo phương pháp rắc trên bề mặt giấy
tiền khi còn ướt để các sợi tơ bám dính tự nhiên, hiện nay
phương pháp này chỉ được những kẻ in tiền giả thực hiện).






USD được in từ 3 loại mực: Mực từ tính, mực phát quang và
mực phản ứng dung môi (mực tự huỷ, là loại mực được trộn
thêm một số hoá chất tạo ra khả năng phản ứng khi tiếp xúc
với các dung môi, sẽ tự huỷ các hoạ tiết để bảo vệ tờ giấy bạc
trước việc tẩy, sửa các hoạ tiết trên tờ giấy bạc của bọn tội
phạm).
Ngoài ra, tờ USD thật còn có các đặc điểm bảo hiểm khác như
có dải băng quang học, khi tờ bạc được quan sát dưới luồng

sáng, trên bề mặt sẽ xuất hiện một dải băng rực rỡ lấp lánh với
các hình hoa văn, con số mệnh giá và ký hiệu tiền tệ; các dòng
chữ hay số siêu nhỏ in theo phương pháp intaglio có khả năng
chống giả rất cao; phoi quang học chống giả hologram (là
những tem nhiều lớp màu sắc và hình ảnh khác nhau trên cùng
một diện tích được chế tạo một cách tinh vi từ bột kim loại và
bột gốm, được gắn trên bề mặt tờ bạc để điểm định vị bằng
phương pháp ép nóng nhằm tăng khả năng bảo vệ tờ giấy bạc.
Các họa tiết này sẽ thay đổi nếu chuyển góc nhìn từ thẳng
sang nghiêng và ngược lại)...




Euro (ký hiệu tiền tệ quốc tế: "EUR") là tiền tệ chung
của 12 nước thuộc Liên minh châu Âu. Tiền giấy và tiền
kim loại Euro bắt đầu được lưu hành từ ngày 1 tháng 1
năm 2002 tuy rằng loại tiền tệ này đã được đưa vào sử
dụng từ ngày 1 tháng 1 năm 1999.


Đặc điểm









Tiền giấy Euro có 7 mệnh giá, mỗi mệnh giá có một màu khác
nhau. Các tờ tiền giấy mang hình của kiến trúc châu Âu từ các
thời kỳ khác nhau trong lịch sử nghệ thuật.
Mặt trước có hình của một hay nhiều cửa sổ hay cổng vào và mặt
sau là một chiếc cầu. Đó không phải là công trình kiến trúc có
thật mà chỉ là tập hợp của những đặc điểm phong cách của từng
thời kỳ kiến trúc một.
Tất cả các tờ tiền giấy đều có cờ hiệu châu Âu, chữ đầu tự của
Ngân hàng Trung ương châu Âu bao gồm 5 ngôn ngữ (BCE, ECB,
EZB, EKT, EKP), một bản đồ châu Âu (bao gồm cả các khu hành
chính hải ngoại của Pháp) ở mặt sau, tên "Euro" bằng chữ La tinh
và chữ Hy Lạp, chữ ký của Giám đốc
Ngân hàng Trung ương Châu Âu đương nhiệm. Vì Wim Duisenberg
đã trao lại chức giám đốc cho Jean-Claude Trichet trong mùa thu
2003 nên trên các tờ tiền giấy in sau này chữ ký cũng đã thay đổi.
12 ngôi sao của EU cũng có trên tờ tiền giấy Euro.
Các tờ tiền giấy là do người Áo Robert Kalina thiết kế sau một
cuộc thi trong toàn EU.


Số xê ri




Khác với tiền kim loại Euro các tờ tiền giấy Euro không có một mặt
đặc trưng cho từng quốc gia và vì thế mà không thể nhận biết qua
hình ảnh là tờ tiền giấy là của quốc gia nào. Thay vào đấy, thông tin
này có trong số xê ri trên mặt sau. Mẫu tự đầu tiên của số xê ri có 12
chữ số là dấu hiệu của Ngân hàng Trung ương Quốc gia chịu trách

nhiệm in tờ tiền giấy này. Ngân hàng Trung ương Quốc gia này hoặc
là đã đưa tờ tiền giấy vào lưu hành trong phạm vi thẩm quyền của
ngân hàng hoặc là đã cung cấp cho một Ngân hàng Trung ương Quốc
gia khác để ngân hàng này đưa vào lưu hành trong phạm vi thẩm
quyền của ngân hàng đó. Các mẫu tự W, K và J được dành riêng cho
các quốc gia EU không tham gia vào Euro trong thời gian này.
Sau mẫu tự của Ngân hàng Trung ương Quốc gia là một số bao gồm
10 con số và cuối cùng là một con số kiểm định. Tổng số ngang
(cộng tất cả các con số của dãy số lại cho đến khi nào chỉ còn một
con số) của 11 con số này là một tổng số kiểm định trong bảng phía
dưới. Con số kiểm định cũng có thể được kiểm tra bằng cách thay
thế mẫu tự bằng thứ tự của mẫu tự đó trong bảng chữ cái
(A=1;Z=26). Tổng số ngang của các con số kể cả số thay cho chữ
cái phải là 8.


Các đặc điểm chống giả
mạo


Các tờ tiền giấy Euro có nhiều đặc điểm an toàn nhằm
để ngăn cản hay làm cho việc giả mạo khó khăn hơn.


Các đặc điểm chung
Giấy dùng để in tiền được làm từ sợi bông vải, có thể
được xác minh bằng bút thử đặc biệt, nếu là tiền thật thì
dùng loại bút thử này không để lại dấu vết.
Hình chìm trên giấy.
Dây an toàn, khi đưa giấy lên trước ánh sáng có thể nhìn

thấy.
Một vài phần của hình có thể cảm nhận được khi sờ lên.
Một mệnh giá được in một phần ở mặt trước và một
phần ở mặt sau, khi đưa lên trước ánh sáng sẽ nhìn thấy
toàn phần (Hai mặt bổ sung chính xác cho nhau).
Chữ siêu nhỏ.
Dưới ánh sáng của tia cực tím có thể nhìn thấy các sợi
có nhiều màu
























Các đặc điểm của từng mệnh giá
Vạch bằng lá kim loại đặc biệt có ảnh ba chiều (tiếng
Anh: Hologram), khi nhìn nghiêng ảnh sẽ thay đổi giữa
ký hiệu Euro và mệnh giá (ở các mệnh giá 5, 10 và 20
Euro).
Vạch đặc biệt khi nhìn nghiên tờ tiền giấy sẽ có màu
vàng với ký hiệu Euro và mệnh giá (ở các mệnh giá 5,
10 và 20 Euro).
Ảnh ba chiều với hình của kiểu kiến trúc hay mệnh giá
(ở các mệnh giá 50, 100, 200 và 500 Euro).
Đổi màu: Khi nhìn nghiên tờ tiền giấy màu sẽ thay đổi ở
các mệnh giá lớn (ở các mệnh giá 50, 100, 200 và 500
Euro).







Các đặc điểm bí mật
Trên các tờ tiền giấy Euro còn có những đặc
điểm an toàn bí mật (được gọi là "M-Features").
Những đặc điểm này được kiểm tra một cách tự
động trong các chi nhánh của Ngân hàng Trung
ương châu Âu.
Cho đến nay các phương pháp kiểm tra này đã
có thể nhận biết được tiền giả một cách chắc
chắn. Mỗi một tờ tiền giấy trung bình được kiểm

tra 3 tháng một lần trong một chi nhánh của
Ngân hàng Trung ương châu Âu nhằm khám phá
và ngăn chặn tiền giả trong lưu hành




Các đặc điểm an toàn của loạt thứ hai



Loạt tiền giấy Euro thứ hai sẽ từng bước thay thế các
loại tiền giấy hiện nay vào năm 2008. Các tờ tiền giấy
mới này có các đặc điểm an toàn mới hay được tiếp tục
cải tiến. Cho đến nay vẫn chưa có thông tin chi tiết
chính thức về các đặc điểm an toàn này.




×