Tải bản đầy đủ (.ppt) (46 trang)

Bài thảo luận ngân hàng trung ương (3)

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.15 MB, 46 trang )

Câu 2 chương 2: tìm hiểu về
USD và EURO
Về đồng USD
Đồng đô la Mỹ hay Mỹ kim (United States
dollar, ký hiệu: $; mã: USD), còn được gọi
ngắn là "đô la" hay "đô", là đơn vị tiền tệ
chính thức của Hoa Kỳ. Nó cũng được dùng
để dự trữ ngoài Hoa Kỳ. Hiện nay, việc phát
hành tiền được quản lý bởi các hệ thống
ngân hàng của Cục Dự trữ Liên bang
(Federal Reserve). Ký hiệu phổ biến nhất
cho đơn vị này là dấu $. Mã ISO 4217 cho đô
la Mỹ là USD; Quỹ tiền tệ quốc tế (IMF) dùng
US$


Đồng USD được sử dụng tại một số nước sau: Hoa Kỳ, Lãnh thổ Ấn
Độ Dương thuộc Anh,[1] Quần đảo Virgin thuộc Anh, Đông
Timor, Ecuador, El Salvador, Quần đảo Marshall, Micronesia,
Palau, Panama, Quần đảo Turks và Caicos, và Vùng quốc hải Hoa
Kỳ


Các mệnh giá USD
- Tiền kim loại:
Đang được lưu hành có tiền kim loại 1¢ (penny), 5¢ (nickel), 10¢
(dime), 25¢ (quarter), 50¢ (nửa đô la, không thịnh hành) và $1
(không thịnh hành).
Trong quá khứ, Hoa Kỳ đã đúc tiền kim loại với giá trị: nửa xu, hai
xu, ba xu, hai mươi xu, $2,50, $3,00, $4,00, $5,00, $10,00 và
$20,00. Chúng vẫn là tiền tệ chính thức theo giá trị trên mặt,


nhưng cao giá hơn đối với những nhà sưu tầm tiền cổ.


Đơn vị ($)
0,01
0,05
0,10
0,25
0,50
0,50
1
1
1

Hình mặt trước

Abraham Lincoln
Thomas Jefferson
Franklin D. Roosevelt
George Washington
John F. Kennedy
Benjamin Franklin
Sacagawea
Dwight Eisenhower
Susan B. Anthony
Trăng

hình mặt sau
Tượng đài Lincoln
Hành trình về hướng tây

đuốc, nhánh cây sồi, cành ôliu

biểu tượng các tiểu bang
Dấu ấn của Tổng thống Hoa Kỳ

Chuông Độc lập
Đại bàng trắng đang bay
Đại bàng trắng đáp trên Mặt Trăng

Đại bàng trắng đáp trên Mặt


Hình ảnh các đồng kim loại


Tiền giấy USD:
Các loại tiền giấy đôla Mỹ có chung dạng trang trí, chung mầu sắc
(đen bóng mặt trước và xanh lá cây mặt sau) có cùng kích
thước (156 x 66 mm) cho dù chúng có giá trị khác nhau, từ 1
USD trở lên. Mỗi loại tiền giấy, ứng với một mệnh giá, mang hình
một tổng thống Mỹ theo đúng quy định.
Các loại tiền giấy đang được lưu hành bao gồm đồng 1$; 2$; 5$;
10$; 20$; 50$; 100$ loại tiền giấy lớn hơn không dùng nữa


Đơn vị 
Hình mặt trước
($)
1
George Washington


Hình mặt sau
Dấu ấn Hoa Kỳ

2

Thomas Jefferson

Tuyên ngôn độc lập

5

Abraham Lincoln

Tượng đài Lincoln

10

Alexander Hamilton

Toà ngân khố

20

Andrew Jackson

Nhà Trắng

50


Ulysses S. Grant

Toà Quốc hội

100

Benjamin Franklin

Toà Độc lập


Đồng 100$


Đồng 5$


Đồng 10$


Đồng 2$


Đồng 1$


Đồng 50$


Đồng 20$



Những thay đổi về thiết kế của các
đồng đôla mới
Chân dung Tổng thống Mỹ
Hình ảnh Tổng thống Mỹ trong thiết kế mới được đánh giá là
có sức sống hơn hẳn và tách biệt hoàn toàn so với phần nền
bức ảnh. Chân dung trên các mẫu tiền giả thường không sống
động, khá “phẳng”, tối và thường có các vết lốm đốm. Trên
hình là chân dung Tổng thống thứ 18 của Mỹ Ulysses S. Grant
được in trên tờ 50 USD.


Đường chỉ màu xanh
Rất nhiều đường chỉ màu xanh được thêm vào phía sau bức
chân dung. Các đường chỉ này chạy song song nhưng vẫn có
những điểm cắt đặc biệt khiến cho việc làm giả trở nên rất khó
khăn. Mệnh giá đồng tiền cũng được ghi bằng chữ nhỏ tại một
số vị trí đến tờ bạc. Trên hình, dòng “USA FIFTY USA 50″ được
in trên tờ 50 USD.


Các chi tiết nhỏ

Rất nhiều chi tiết nhỏ khác cũng được thêm
vào thiết kế mới của đồng đôla để chống
làm giả: Dòng chữ “The United States of
America” được in ở cổ áo của Tổng thống
Grant trên tờ bạc 50 USD.



Đường viền
Đường viền trên đồng đôla thật thường rõ ràng và không bị
đứt đoạn. Với các mẫu tiền giả, đôi khi các đường viền này bị
chờm ra ngoài và mực in không rõ nét.


Chi tiết đường viền
Các đường viền trên tờ bạc cũng chứa các chi tiết nhỏ, rất khó
phát hiện bằng mắt thường. Tuy nhiên, điều này cũng khiến
cho việc sao chụp hay làm giả trở nên rất khó khăn.


Giấy

Loại giấy được sử dụng để in đồng USD thường
chứa một số sợi cotton màu xanh và đỏ. Các mẫu
tiền giả thường cố gắng tạo ra các chi tiết này bằng
cách in màu lên mặt giấy. Tuy nhiên, việc phân tích
mẫu tiền có thể dễ dàng chỉ ra sự khác biệt. Bên
cạnh đó, việc sản xuất loại giấy làm tiền cũng là bất
hợp pháp tại Mỹ. Trên hình là loại giấy được sử
dụng để làm tờ 5 USD.


Mực đổi màu

Nếu lật đi, lật lại các mẫu đôla mới (trừ tờ 5
USD), bạn có thể thấy chữ số chỉ mệnh giá ở
góc phải, bên dưới đồng tiền chuyển màu từ

xanh sang đen, rồi lại trở lại màu xanh. Công
nghệ làm tiền giả hiện nay chưa thể thực
hiện được điều này.


Số seri
Mực in số seri trên tờ USD có cùng màu với mực in hiểu tượng
của Bộ Tài chính Mỹ. Trên các mẫu tiền giả, màu sắc của hai chi
tiết này thường có đôi chút khác nhau.


Dây bảo hiểm

Giống như bóng mờ, dây bảo hiểm có thể được
nhìn thấy khi đưa tờ bạc ra trước ánh sáng. Trên tờ
10 USD và 50 USD, dây bảo hiểm nào phía phải tờ
bạc trong khi ở các loại tiền 5 USD, 20 USD và 100
USD, chi tiết này nằm phía bên trái. Trên hình là dây
bảo hiểm in dòng chữ USA 50 trên tờ 50 USD.


Tia cực tím

Cho dù việc làm giả dây bảo hiểm giờ đây không
còn quá khó khăn với công nghệ hiện đại nhưng
vẫn có một cách để kiểm tra tờ bạc là thật hay giả
bằng cách soi đồng đôla dưới ánh sáng cực tím.
Dưới ánh sáng này, dây bảo hiểm trên tờ 5 USD sẽ
hiển thị màu xanh dương, trên tờ 10 USD hiển thị
màu cam, tờ 20 USD hiển thị màu xanh lục, tờ 50

USD có màu vàng trong khi dây bảo hiểm trên tờ
100 USD cho màu đỏ.


Bóng mờ

Khi đưa tờ giấy bạc loại mới ra trước ánh sáng, bạn
có thể nhìn thấy bóng mờ của bức chân dung Tổng
thống Mỹ ở phần trống, bên tay phải. Bóng mờ này
không được in mà ẩn trong tờ bạc và có thể được
nhìn thấy từ cả hai mặt. Các loại tiền giả cũng cố gắng
bắt chước chi tiết này nhưng thường không thành
công. Trên hình là bóng mờ trên tờ 100 USD.


×