Tải bản đầy đủ (.ppt) (24 trang)

Bài thảo luận ngân hàng trung ương các hình thức cho vay của NHNN VN với các NHTM

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (435.1 KB, 24 trang )

#


1.
2.
3.
4.
5.
6.
7.
8.
9.
10.
11.
12.

Nguyễn Thị Xâm (Nhóm trưởng)
Đào Lan Phương
Hoàng Thị Tâm
Nguyễn Thị Thảo(1989)
Nguyễn Thị Nguyệt
Nguyễn Thị Trà Mi
Đỗ Thị Phương Thanh
Trịnh Thị Phương
Phùng Trọng Thắng
Thái Đức Thọ
Trần Thị Hồng Vân
Nguyễn Thị Ngọc

Nhóm 6 ca 2


#


Câu hỏi: các hình thức cho vay của
NHNN VN với các NHTM.
• các hình thức cho vay của NHNN VN với các
NHTM đang được áp dụng ở Việt Nam hiện nay
là:
- Cho vay lại theo hồ sơ tín dụng
- Chiết khấu, tái chiết khấu thương phiếu và các
GTCG khác
- Cho vay có bảo đảm bằng cầm cố thương phiếu
và các GTCG khác
#


1. Cho vay lại theo hồ sơ tín dụng
• Đây là một hình thức
Cho vay , trong đó
NHNN cung cấp các
khoản vay cho các
NHTM trên cơ sở bảo
đảm bằng các hồ sơ
tín dụng mà NHTM
đang sở hữu và quản
lý.
#


• Cho đến nay, mặc dù Luật NHNN đã có hiệu lực gần 7

năm nhưng NHNN vẫn chưa ban hành văn bản hướng
dẫn hình thức cho vay này. Điều này xuất phát từ mục đích
của NHNN là hạn chế việc tái cấp vốn qua hình thức này.
Khi có nhu cầu vay vốn bằng hình thức này, các NHTM
phải lựa chọn những hồ sơ tín dụng đảm bảo các điều kiện
như khả năng thu hồi nợ tốt, khách hàng vay vốn đang sử
dụng có hiệu quả vốn vay, thời hạn thu hồi ngắn, … Trên
cơ sở đó, NHNN sẽ xem xét và quyết định cho các NHTM
được vay vốn. Trong thời gian vay vốn tại NHNN, các hồ
sơ tín dụng làm đảm bảo khoản vay cần phải được lưu giữ,
quản lý và theo dõi riêng theo hướng dẫn của NHNN. Số
tiền cho vay và thời hạn vay được xác định dựa vào nhu
cầu vay vốn của các NHTM và tổng dư nợ các hồ sơ tín
dụng làm đảm bảo tiền vay. Tuy nhiên hiện nay NHNN gần
như không áp dụng hình thức Cho vay này.
#


2. Chiết khấu, tái chiết khấu
thương phiếu và các giấy tờ có giá
khác


Trải qua một thời gian triển khai thực hiện, trước
nhu cầu đổi mới hoạt động chiết khấu và để giải
quyết những vướng mắc, quy chế số 356/199/QĐNHNN14 đã được thay thế bởi Quyết định số
906/2002/QĐ-NHNN ngày 26/8/2002 của Thống
đốc. Các hình thức chiết khấu đã được quy định rõ
ràng gồm 2 loại là chiết khấu có kỳ hạn và chiết
khấu toàn bộ thời hạn còn lại của GTCG. Những

thay đổi này đã tạo điều kiện thuận lợi hơn cho các
NHTM khi thực hiện chiết khấu GTCG tại NHNN.

#


• Hiện nay, hình thức chiết khấu, tái chiết khấu
của NHNN đối với các ngân hàng được thực
hiện theo 2 phương thức:
- Chiết khấu toàn bộ thời hạn còn lại của
GTCG: NHNN mua hẳn GTCG của các ngân
hàng theo giá chiết khấu.
- Chiết khấu có kỳ hạn: nghĩa là NHNN chiết
khấu kèm theo yêu cầu ngân hàng cam kết
mua lại toàn bộ GTCG đó sau một thời gian
nhất định. Kỳ hạn chiết khấu tối đa là 91 ngày.

#


• Chiết khấu, và tái chiết khấu:
- Tín phiếu NHNN;
- Trái phiếu Chính phủ (tín phiếu kho bạc, trái
phiếu kho bạc, trái phiếu công trình TW, trái
phiếu đầu tư do Quỹ Hỗ trợ phát triển phát hành,
công trái, trái phiếu ngoại tệ);
- Trái phiếu chính quyền địa phương do Uỷ ban
nhân dân thành phố Hồ Chí Minh, thành phố Hà
nội phát hành;


#


3. Cho vay có bảo đảm bằng cầm cố
thương phiếu và các giấy tờ có giá
khác
• Hình thức cho vay có bảo đảm bằng cầm cố
GTCG là hình thức được các NHTM sử dụng
phổ biến trong quan hệ vay vốn tại NHNN. Đây
là một hình thức đơn giản, dễ hiểu, dễ sử dụng,
thời gian thực hiện nhanh.

#


• Nguyên tắc cho vay: Việc cho vay tái cấp vốn
bằng đồng Việt Nam (ĐVN) của NHNN Việt
Nam đối với các ngân hàng dưới hình thức
cho vay có bảo đảm bằng cầm cố GTCG theo
nguyên tắc:
- Cấp tín dụng có bảo đảm;
- Cung ứng vốn ngắn hạn và phương tiện
thanh toán cho các ngân hàng.
- Đối tượng được vay và điều kiện cho vay:

#


• Đối tượng được vay: Là các ngân hàng được thành
lập và hoạt động theo Luật các TCTD (gọi tắt là ngân

hàng), bao gồm: Ngân hàng thương mại, ngân hàng
phát triền, ngân hàng đầu tư, ngân hàng chính sách,
ngân hàng hợp tác, ngân hàng liên doanh, chi nhánh
ngân hàng nước ngoài và các loại hình ngân hàng
khác được thành lập và hoạt động theo Luật các
TCTD.
- Điều kiện cho vay: NHNN xem xét và quyết định
cho các NH nói trên được vay cầm cố nếu:
+ NH không bị đặt trong tình trạng kiểm soát đặc biệt;
+ NH có đơn xin vay;
+ NH không có dư nợ quá hạn tại NHNN.
+ NH Thực hiện các quy định về đảm bảo tiền vay.
 
#


• Tài sản cầm cố:
- Tín phiếu NHNN;
- Trái phiếu Chính phủ (tín phiếu kho bạc, trái
phiếu kho bạc, trái phiếu công trình TW, trái
phiếu đầu tư do Quỹ Hỗ trợ phát triển phát
hành, công trái, trái phiếu ngoại tệ);
- Trái phiếu chính quyền địa phương do Uỷ ban
nhân dân thành phố Hồ Chí Minh, thành phố
Hà nội phát hành;

#


• Điều kiện chấp nhận đối với tài sản cầm cố (TSCC):

Các tài sản trên nếu đáp ứng đủ các điều kiện sau:
- Ngân hàng xin vay là người thụ hưởng (đối với GTCG ghi
danh) hoặc là người nắm giữ hợp pháp (đối với GTCG vô
danh);
- Được cầm cố, thanh toán cho NHNN với tư cách là người thứ
3 theo quy định của pháp luật và cam kết của người thụ
hưởng;
- Trường hợp GTCG ghi sổ phải có xác nhận và bảo đảm của tổ
chức có trác nhiệm với với GTCG đó về việc sẽ thanh toán cho
NHNN Việt Nam khi ngân hàng xin vay (người thụ hưởng)
không trả được nợ;
- Trường hợp GTCG dài hạn thì thời hạn còn lại của GTCG đó
tối đa đến 2 năm.

#


• Hạn mức cầm cố: Là số tiền tối đa mà NHNN Việt
Nam có thể cho vay cầm cố trong quý, hoặc năm. 
• 3. Lãi suất cho vay cầm cố: Là lãi suất tái cấp vốn
được dùng để thu lãi trên số nợ gốc thực tế khi
NHNN Việt Nam cho vay cầm cố. Lãi suất cho vay
cầm cố do Thjống đốc NHNN quy định và điều
chỉnh phù hợp với mục tiêu chính sách tiền tệ trong
từng thời kỳ. Nếu trường hợp khoản vay cầm cố bị
chuyển nợ quá hạn, Lãi suất nợ quá hạn bằng 150%
lãi suất cho vay cầm cố trong từng thời kỳ.

#



• Ngoài ra, NHNN còn cho vay có bảo đảm bằng cầm
cố GTCG đặc biệt
Theo Quyết định số 1509/2003/QĐ-NHNN ngày
14/11/2003 của Thống đóc NHNN về việc ban hành
Quy chế cho vay của NHNN đối với các ngân hàng
thương mại Nhà nước có bảo đảm bằng cầm cố trái
phiếu đặc biệt. Theo đó các quy định về cho vay, trả
nợ tương tự như quy định về cho vay có bảo đảm
bằng cầm cố GTCG nhưng có một số điểm khác biệt
như sau:
- Đối tượng được vay: là các NHTM Nhà nước có sở
hữu trái phiếu đặc biệt;
- Tài sản cầm cố: Trái phiếu đặc biệt;
- NHNN cho vay tối đa bằng 20% giá trị gốc trái
phiếu đặc biệt.
#


4. Một số hình thức tái cấp vốn
khác của Ngân hàng Nhà nước
a, Cho vay bù đắp thiếu hụt vốn trong thanh toán bù
trừ
• Để bù đắp sự thiết hụt tạm thời về nguồn vốn cho
các TCTD trong thanh toán bù trừ (gọi tắt là
TTBT), Ngân hàng Nhà nước đã ban hành
Thông tư số 173/NH-TT ngày 30/9/1991 hướng
dẫn thực hiện cho vay bù đắp thiếu hụt vốn trong
TTBT.


#


• Khi thực hiện cho vay TTBT, sau khi kết thúc phiên
TTBT tại địa phương, căn cứ vào chênh lệch thiếu
giữa số tiền chuyển đi và số tiền chuyển đến, các
NHTM sẽ đề nghị NHNN cho vay bù đắp để đảm
bảo thanh toán thành công. Việc cho vay này
không yêu cầu phải thế chấp tài sản. Thời gian cho
vay tối đa đến 10 ngày. Lãi suất cho vay nhìn chung
khá cao là 0,1-0,15%/ngày. Đến năm 2003, lãi suất
này được điều chỉnh còn 0,03%/ngày.

#


• Hình thức cho vay này có một số ưu nhược điểm
như:
- Rất đơn giản và nhanh chóng. Các ngân hàng có
thể đề nghị và nhận được vốn vay ngay sau khi
kết thúc phiên thanh toán. Các ngân hàng cũng
không cần phải thế chấp tài sản để đảm bảo
khoản vay.
- Đối tượng vay vốn được mở rộng tới các chi
nhánh của TCTD có tham gia TTBT trên địa
bàn.

#



- Số tiền cho vay thấp và lãi suất cho vay cao. Các chi
nhánh NHNN chỉ được cho vay trong chỉ tiêu cho
vay TTBT đã được thông báo. Do tổng chỉ tiêu
TTBT chỉ 200 tỷ nên số tiền cho vay tại mỗi chi
nhánh NHNN chỉ 3 tỷ. Khi muốn vay nhiều hơn thì
các ngân hàng phải chuyển sang các hình thức vay
khác. Lãi suất cho vay cao, từ 3-4,5%/tháng và
mang tính trừng phạt.
- Thời hạn cho vay ngắn, chỉ tối đa 10 ngày. Điều này
đã tăng thêm sức ép về vốn cho bản thân các ngân
hàng.
Đến nay, tuy không còn thực hiện thường xuyên
nhưng NHNN vẫn chưa chính thức loại bỏ/thay thế
hình thức cho vay này.
#


b, Cho vay qua đêm trong thanh toán điện tử liên
ngân hàng
• Năm 2002, NHNN chính thức triển khai hệ
thống thanh toán điện tử liên ngân hàng. Để đảm
bảo việc thanh toán thông suốt, nhanh chóng và
hiệu quả, NHNN đã ban hành Quy chế thấu chi
và cho vay qua đêm trong thanh toán điện tử liên
ngân hàng (Quyết định số 1085/2002/QĐ-NHNN
ngày 07/10/2002 của Thống đốc NHNN).

#



• Theo đó, cho vay qua đêm trong thanh toán điện tử
liên ngân hàng là một hình thức tái cấp vốn của
NHNN đối với các ngân hàng. Theo đó, đây là một
hình thức cho vay có bảo đảm bằng cầm cố GTCG.
Mục đích của hình thức cho vay qua đêm là để tất
toán các tài khoản thấu chi của TCTD tại thời điểm
cuối ngày làm việc. Các tài sản cầm cố khi cho vay
qua đêm là Tín phiếu kho bạc, tín phiếu NHNN,
các GTCG dài hạn, như trái phiếu kho bạc, trái
phiếu công trình trung ương, công trái xây dựng tổ
quốc và một số loại GTCG khác. và các GTCG khác
do Thống đốc NHNN quy định trong từng thời kỳ.
Các tài sản cầm cố phải được lưu ký tại các tài
khoản tại NHNN. Mức cho vay qua đêm bằng số dư
thấu chi nhưng không vượt quá 95% giá trị GTCG
cầm cố. Lãi suất cho vay qua đêm bằng 0,03%/ngày.
#


• hình thức cho vay qua đêm có một số đặc điểm
như:
- Thời gian giải quyết khoản vay nhanh. Ngay khi
tính toán được nhu cầu vốn, các ngân hàng có
thể thực hiện thấu chi trên tài khoản thanh toán.
Số tiền thấu chi này sẽ được chuyển thành khoản
vay nếu đến cuối ngày làm việc các ngân hàng
chưa hoàn trả được.

#



- Thời hạn cho vay rất ngắn. Các khoản cho vay tối đa
chỉ 02 ngày làm việc. Sau đó nếu không hoàn trả thì
NHNN sẽ thực hiện các biện pháp xử lý để thu hồi
nợ.
- Lãi suất cho vay cao và hiện nay 0,03%/ngày, tức
0,9%/tháng. Lãi suất này chỉ yếu mang tính chất
trừng phạt đối với các ngân hàng.
- Đối tượng vay vốn chỉ là các NHTM có tham gia
thanh toán điện tử liên ngân hàng.

#


#



×