Tải bản đầy đủ (.doc) (31 trang)

Câu hỏi và đáp án ôn thi môn phân tích thị trường tài chính

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (189.22 KB, 31 trang )

Câu 1. Sử dụng các công thức lãi suất để đưa ra các phương thức định giá chứng
khoán trên thị trường tiền tệ. Hãy cho biết phương thức nào là phù hợp nhất.
Thị trường tiền tệ bao gồm các loại chứng khoán chủ yếu:
1. Chứng khoán được định giá trên cơ sở lãi suất.
a. Các chứng chỉ tiền gửi ko có khả năng chuyển nhượng, lưu thông: tiền lãi và tiền
gốc đc thanh toán cùng 1 lúc (sử dụng lãi đơn)
Lãi đơn và lãi kép.
Giá trị của khoản tiền gửi đến ngày đáo hạn:
FV = PV( 1 + i*n)
Lãi suất đáo hạn tính trên khoản tiền gửi: r = (1 + i)1/n -1
Tuy nhiên khi xem xét về rủi ro tái đầu tư, tức rủi ro của việc gửi với kì hạn ngắn rồi
tái đầu tư hưởng lãi kép (lãi mẹ đẻ lãi con) thì sẽ đc nhiều hơn so với gửi 1 kì hạn dài
và lĩnh lãi cuối kì.
Ví dụ: cùng với thời gian 2 tháng
_ Gửi 1 tháng rồi rút cả vốn lẫn lãi để tái gửi tiếp 1 tháng nữa.
_ Gửi luôn 1 kì 2 tháng lĩnh lãi cuối kì.
Trong điều kiện kinh tế ổn định, lãi suất thực hưởng ở trường hợp 1 sẽ > trường hợp 2
tuy nhiên trong điều kiện kinh tế bất ổn, lãi suất tháng thứ 2 sụt giảm mạnh thì gửi
theo trường hợp đầu lại có rủi ro cao hơn cách thứ 2.
Nhìn chung, theo quy tắc lãi suất càng cao thì rủi ro càng lớn, lãi suất kép luôn tiềm
ẩn rủi ro lớn hơn lãi suất đơn.
b. Các chứng chỉ tiền gửi có thể chuyển nhượng: có lãi suất và thời gian đáo hạn xác
định nên ko thể rút ra trước hạn nhưng lại có thể đem ra mua bán, chuyển nhượng
trên thị trường thứ cấp.
Lãi suất hiện hành và lãi suất đáo hạn
=> thị giá của chứng chỉ tiền gửi.
2. Chứng khoán được định giá trên cơ sở chiết khấu.
a. Tín phiếu kho bạc.


b. Hối phiếu.


c. Chấp hối phiếu.
d. Các giấy tờ có giá.
Công thức tính chung cho cả 4 loại chứng khoán chiết khấu:
Lãi suất hiện hành và lãi suất đáo hạn
=> thị giá chứng khoán.
( công thức khó đánh máy quá nên các bạn tự cho vào vậy)
Câu 2. Nêu rủi ro khi tham gia thị trường chứng khoán. Phân tích tác động của
NĐT đến TTCK.
a. Các rủi ro khi tham gia thị trường chứng khoán.
Rủi ro #1: Nền kinh tế.
Rủi ro lớn nhất, có sức ép mạnh mẽ nhất trong việc đầu tư vào thị trường chứng khoán
chính là sự thay đổi nhanh chóng của nền kinh tế. Nó có thể rất tốt, nhưng nó cũng có thể
đi xuống nhanh chóng. Một tập hợp những yếu tố không tốt của nền kinh tế có thể dẫn tới
những chỉ số của thị trường bị tụt giảm mạnh, ví dụ như thời điểm sau ngày 11/9 ở Mỹ.
Nói chung, những gì liên quan tới tình hình chung của nền kinh tế là nằm ngoài tầm kiểm
soát của nhà đầu tư. Hầu hết những nhà đầu tư trẻ sẽ là những người bị ảnh hưởng nặng
nề nhất nếu nền kinh tế đi xuống. Việc đầu tư lâu dài sẽ thực sự có lợi. Trong thực tế,
nhiều nhà đầu tư lại sử dụng thời điểm đi xuống để mua cổ phiếu của những công ty phát
triển tốt với giá rẻ.
Nếu bạn là nhà đầu tư lâu năm, thời điểm đi xuống của nền kinh tế có thể gây thiệt hại
nghiêm trọng cho bạn nếu như bạn không chuyển phần lớn những đầu tư của mình từ thị
trường chứng khoán sang các hợp đồng kinh tế hoặc sang các hình thức thu nhập cố định
khác. Đây là chỗ để bạn thực hiện việc quản trị khủng hoảng cho mình. Bạn đừng buông
xuôi. Nên nhớ điều đó. Vì bạn không bao giờ có thể nắm được hoặc nói trước được về
nền kinh tế. Có thể nó lại thay đổi nhanh chóng ngay lập tức.
Rủi ro #2: Lạm phát
Lạm phát luôn là một vấn đề đối với các nhà đầu tư. Nó ảnh hưởng tới tất cả mọi người,
bất kể họ có tích lũy hay tài khoản lớn như thế nào. Nó sẽ phá hủy giá trị đồng tiền của
bạn. Chúng ta thường thích tin rằng chúng ta kiểm soát được lạm phát, nhưng đôi khi
việc chữa trị lại tồi tệ hơn là căn bệnh. Tỷ lệ lãi suất cao có thể làm hạn chế bớt lạm phát,

nhưng nó cũng có thể gây ra những tác động tiêu cực lên thị trường. Các nhà đầu tư
thường hay rút về đầu tư vào tài sản cố định như bất động sản, vào những thời điểm lạm
phát cao. Nhưng trong phần lớn các trường hợp, chứng khoán luôn là cách đảm bảo tài
sản tương đối tốt để đối phó với lạm phát. Lý do là các công ty luôn có thể điều chỉnh giá


để tương thích với tỷ lệ lạm phát. Một số lĩnh vực, thành phần sẽ điều chỉnh giá thường
xuyên hơn các lĩnh vực khác, do vậy bạn nên đa dạng hóa lĩnh vực đầu tư của mình. Các
nhà đầu tư bị ảnh hưởng bởi lạm phát là do sự mất giá của đồng tiền. Những người chỉ có
các nguồn thu cố định là những người bị ảnh hưởng nhiều nhất. Đó là lý do tại sao bạn
cần phải đầu tư một phần tài sản của mình vào chứng khoán, thậm chí ngay cả khi bạn đã
nghỉ hưu.
Rủi ro #3: Giá trị trên thị trường
Giá trị trên thị trường trở thành một rủi ro khi thị trường tỏ ra bất lợi đối với đầu tư của
bạn, thậm chí nó còn "xếp xó" việc đầu tư của bạn. Ví dụ, thị trường đang theo đuổi các
cổ phiếu sẽ "hot" trong thời gian tới và bỏ rơi những công ty tốt lại phía sau. Một số nhà
đầu tư sẽ tận dụng cơ hội này để mua cổ phiếu trước khi thị trường nhận ra tiềm năng của
nó. Tuy nhiên, nó cũng có thể dẫn tới tình trạng đầu tư của bạn nằm trên đường ngang
trong khi các cổ phiếu khác lại tăng theo chiều thẳng đứng.
Trong trường hợp này thì đa dạng hóa đầu tư của bạn vào các thành phần khác nhau là
chìa khóa thành công. Khi bạn dàn trải các khoản đầu tư của mình, bạn sẽ có cơ hội tốt
hơn để tham gia vào sự tăng trưởng chung.
Rủi ro #4: Quá bảo thủ
Không có gì là sai khi bạn tỏ ra thận trọng. Tuy nhiên, nếu quá đáng bạn có thể trở thành
người bảo thủ. Nếu bạn không bao giờ chấp nhận bất cứ rủi ro nào, có thể bạn sẽ không
bao giờ đi đến đâu trong việc đầu tư của mình. Bạn phải biết rằng việc dành dụm tiền vào
tài khoản để cho 20 năm sau sẽ không giúp bạn có được đủ tiền để chi tiêu khi về hưu.
Bạn phải sẵn sàng chấp nhận một số rủi ro. Vấn đề là bạn phải luôn để mắt đến nó. Khi
bạn biết được những rủi ro trong việc đầu tư của mình và nghiên cứu tiềm năng của
chứng khoán của bạn, bạn hãy ra những quyết định không chỉ giúp bạn giảm thiểu rủi ro

mà còn có thể giúp bạn loại trừ những rủi ro đối với các khoản đầu tư khác.
b. Phân tích tác động của NĐT đến TTCK.
Cơ chế tác động qua lại giữa NĐT và TTCK thông qua quy luật cung - cầu.
Khi cung tăng (lượng chứng khoán bán ra tăng) mà cầu (lượng chứng khoán mua vào) ko
tăng lại có xu hướng giảm thì lẽ tất nhiên là giá chứng khoán sẽ giảm và ngược lại.
Tuy nhiên sự tăng giảm này chỉ có thể ảnh hưởng tới giá chứng khoán khi nó đạt đến 1 số
lượng lớn và trên quy mô rộng (các nhà đầu tư có tổ chức, các nhà đầu tư doanh
nghiệp…) còn sự mua đi bán lại nhỏ lẻ của các nhà đầu tư cá nhân ít có ảnh hưởng tới thị
trường.
Ngược lại về phần mình, thị trường cũng tác động đến các nhà đầu tư. Ko phải ngẫu
nhiên mà các nhà đầu tư lại ồ ạt mua hay bán chứng khoán. Những thông số của thị
trường có ảnh hưởng lớn tới quyết định của nhà đầu tư.


Ví như hiện nay, trong 1 nền kinh tế toàn cầu suy thoái và chưa có cơ hồi phục, thị trường
đánh ra các tín hiệu bi quan (doanh thu các công ty giảm=> giá trị công ty giảm, giá cổ
phiếu hạ, chính sách thắt lưng buộc bụng của chính phủ…) => phản ứng tất yếu của các
nhà đầu tư là ngồi im nghe ngóng tình hình hoặc tệ hơn là bán tháo chứng khoán hi vọng
thu hồi đc chút nào hay chút đấy. Và như 1 hệ quả đomino, tất cả cùng kéo nhau đổ sụp
xuống, thị trường đã ảm đạm lại càng thêm ảm đạm.
Câu 3. Phương pháp phân tích các CK phái sinh. Nêu lí do sử dụng p 2 này.
Chứng khoán phái sinh còn gọi là công cụ phái sinh, là một loại chứng khoán có giá
trị dựa trên giá trị và trạng thái của một công cụ cơ sở khác
Công cụ cơ sở: Chứng khoán mà nó đi kèm, lãi suất, tỷ giá hối đoái, hàng hóa, tài sản
vật chất, các chỉ số tài chính khác.
P2 phân tích các CK phái sinh dựa chủ yếu vào việc phân tích các công cụ cơ sở.
Ngoài ra khi phân tích giá cả chứng khoán phái sinh còn cần chú ý đến các yếu tố
quan trọng sau:
-


Ngày bắt đầu hợp đồng (t)
Ngày đáo hạn hợp đồng (T)
Giá thực hiện (K hoặc S)
Giá quyền (premium)
Giá giao ngay tại ngày bắt đầu hợp đồng (St)
Giá giao ngay tại ngày đáo hạn hợp đồng (ST)
Giá hợp đồng Ft,T

Phân tích cụ thể trong từng loại chứng khoán phái sinh:
1. Quyền mua cổ phần (Right)
Là loại CK phái sinh do công ty cổ phần phát hành kèm theo đợt phát hành cổ phiếu
thường bổ sung nhằm đảm bảo cho cổ đông hiện hữu quyền mua cổ phiếu mới theo
những điều kiện đã được xác định.
=> giá của quyền mua phụ thuộc vào giá của cổ phiếu.
Giá quyền = (Giá thị trường của cổ phiếu – Giá mua theo quyền)/Số quyền cần có để
mua 1 cổ phiếu + 1)
2. Chứng quyền (Warrant)
Là loại chứng khoán được phát hành cùng với việc phát hành trái phiếu hoặc cổ phiếu
ưu đãi, cho phép người sở hữu quyền được mua một số cổ phiếu phổ thông nhất định
theo một số điều kiện xác định


=> giá của chứng quyền phụ thuộc vào giá của trái phiếu
Giá chứng quyền = Giá nội tại của chứng quyền + Chênh lệch (premium)
Trong đó: Giá nội tại = Giá thị trường của cổ phiếu – Giá mua cổ phiếu theo chứng
quyền
3. Hợp đồng hoán đổi (Swaps)
Là một hợp đồng giữa hai bên, theo đó hai bên đối tác đồng ý thanh toán định kỳ cho
nhau các dòng tiền trong tương lai theo phương thức định sẵn.
Phân loại:

-

HĐHĐ truyền thống: Hoán đổi một cổ phiếu lấy danh mục trái phiếu.

=> phân tích dựa trên giá trị tài sản trao đổi.
-

HĐHĐ tiền tệ: Hoán đổi các khoản thanh toán được xác định bởi cả ls và tỷ giá
giữa hai đồng tiền khác nhau

=> phụ thuộc vào lãi suất và tỉ giá hối đoái.
-

HĐHĐ lãi suất: Tiêu biểu nhất, hoán đổi lãi suất cố định với thả nổi (fixed-forfloating rate swap)

=> phân tích dựa trên lãi suất.
4. Quyền chọn mua (Call option)
Quyền chọn cổ phiếu: Là loại chứng khoán phái sinh có giá trị dựa trên kết quả của
một cổ phiếu cơ sở.
Quyền chọn hợp đồng tương lai: Giá trị của quyền chọn thay đổi theo giá trị của hợp
đồng tương lai; và giá trị hợp đồng tương lai này cũng thay đổi theo giá trị của một
hàng hóa/chứng khoán cơ sở
Quyền chọn trên các công cụ cơ sở khác
=> phân tích dựa vào gái trị cổ phiếu, hàng hóa cơ sở.
5. Hợp đồng tương lai (Futures)
Là một hợp đồng được chuẩn hóa giữa hai bên theo đó bên bán đồng ý giao cho bên
mua vào ngày đáo hạn một khối lượng xác định hàng hóa cơ sở với một mức giá
thống nhất xác định trước



=> thời gian đáo hạn, hàng hóa cơ sở.
6. Hợp đồng kỳ hạn (Forward)
Là một thỏa thuận mang tính chất hợp đồng dân sự giữa hai bên trong đó bên bán
đồng ý giao cho bên mua một khối lượng hàng hóa xác định (quy mô hợp đồng) của
tài sản cơ sở, với một mức giá thống nhất (giá kỳ hạn) vào một ngày tương lai (ngày
đáo hạn/ngày giao hàng)
=> tài sản cơ sở, thời gian đáo hạn.
Từ những phân tích trên có thể thấy việc lựa chọn phương pháp phân tích chứng
khoán phái sinh dựa trên các công cụ cở sở là hoàn toàn hợp lí vì p2 này phản ánh
được sự phân tích 1 cách toàn diện đi từ nguồn gốc phát sinh các chứng khoán phái
sinh.
Câu 5: Cp, tp có ưu nhược điểm gì? khi đầu tư vào chúng cần quan tâm đến vấn đề
gì? hiên nay có nên đầu tư vào ck không?
cố phiếu: cần quan tâm nhất đến bản báo cao bạch của công ty khi niêm yết ra thị
trường và bản báo cáo hàng năm tài chính của công ty
ưu điểm:
-tạo thêm 1 khả năng cho công ty huy động vốn trên thị trường
nhước điểm:
lòng tin của nhà đàu tư có thê bị anh hưởng khí giá cổ phiếu giảm và làm xói mòn lòng
tin của nhà đầu tư vào công ty niêm yết
trái phiếu có thê chuyển đổi
ưu diểm
huy động vốn trên thị trương khi mà việc phát hành cổ phiếu và trái phiếu thường đều
không thuân lợi
lãi xuất của trái phiếu chuyển đổi thấp hơn trái phiếu thông thường .cho phép các công ty
huy động được vốn với chi phí thập
khi các trái chủ thực hiện chuyển đổi cũng có thể tác động cải thiện cơ cấu vốn cảu công
ty tốt hơn
bất lợi:
việc quyets định chuyen dổi làm cho công ty có thê bị động trong việc tổ chức vốn.



lơi túc trái phieus được tinh vào chi phí,từ đó được tính trừ vào thu nhập chịu thếu của
công ty
trái phiếu
cần quan nhât là lãi xuất của trái phiếu và cũng như time của trái phiếu
có hay không nên đầu tư vào trái phiếu:
về ngắn hạn,trong nền kinh tế toàn cầu như hiên nay, các nền kinh tê dang khó khăn,và
nhìn chung đêu thăt chăt tiền tệ,vì vậy việc vay tiền tù các ngân hàng là rât kho khan,vì
vậy,muôn vay tù các ngan hang đeu phải vay với lãi xuất cao.nhưng với tinh hinh ảm
đậm như hiên nay khó mà có khả năng thu hôi đuocj vốn vay ngân hàng.
nhưng trong dài han,đã chỉ ra rằng,thị trường ck luôn mang đến nhưng cơ hội tốt cho
các nhà đàu tu.mạng lại nguồn lợi ích to lớn. nhưng đây chỉ dành cho các nhà đầu tư
có bản lĩnh và có vốn nhà rỗi cao.biết chơ đợi và không phụ thuộc nhieuf vào các
nguồn vay của ngân hàng hay bất cú thể chế tài chính nào khác.
Trái phiếu công ty, những rủi ro tiềm ẩn.
Trái phiếu luôn là hình thưc huy động vốn hữu hiệu của bất kỳ công ty nào. Nếu cần vốn,
công ty có thể phát hành trái phiếu để có những khoản tiền cho vay lớn, lãi suất thấp hơn
lãi suất ngân hàng. Nhưng cùng với những lợi thế của
trái phiếu, nhưng rủi ro tiềm ẩn cũng rất lớn. Đôi khi gây ra cho doanh nghiệp thiệt hại
“khôn lường”.
Ngoài danh tiếng về khả năng tín dụng của công ty phát hành, thì tài sản thực (trường hợp
tiền vay có thế chấp tài sản) hay tài sản cá nhân được thế chấp sẽ tạo an toàn cho trái
phiếu.
Trong trường hợp không có khả năng chi trả đúng hạn, thì các công ty phát hành sẽ tổ
chức lại hoạt động tài chính để thanh lý nợ cho những người sở hữu trái phiếu. Tuy nhiên,
trong khuôn khổ hoạt động của thị trường, trái phiếu công ty có thể đem đến cho các nhà
đầu tư một hay nhiều rủi ro sau đây:
Rủi ro về lãi suất thị trường
Giá của một trái phiếu công ty sẽ thay đổi theo hướng ngư¬ợc lại với lãi suất thị trường.

Khi lãi suất thị trường tăng, giá trái phiếu sẽ giảm và ngư¬ợc lại. Chẳng hạn, nhà đầu tư
bán một trái phiếu tr¬ước ngày đáo hạn, thì khi lãi suất thị trường tăng, nhà đầu tư sẽ lỗ
vốn. Có nghĩa là bán trái phiếu thấp hơn giá mua vào.
Rủi ro tái đầu t¬ư
Tính toán tỷ lệ lợi nhuận nội tại một trái phiếu dựa trên giả định là lượng tiền mặt thu vào
được tái đầu t¬ư. Thu nhập từ những hoạt động tái đầu tư như thế đôi khi được gọi là
“lãi-trên-lãi” và phụ thuộc mức lãi suất thị trường vào thời điểm tái đầu t¬ư, cũng như
chiến lư¬ợc tái đầu tư¬. Khả năng thay đổi tỷ lệ tái đầu tư theo một chiến lư¬ợc do
những thay đổi lãi suất thị trường trên thị trường được gọi là rủi ro tái đầu t¬ư.
Rủi ro do thu hồi
Trái phiếu công ty có một điều khoản cho phép nhà phát hành thu hồi hay “gọi” tất cả hay
một phần trái phiếu mới tr¬ước ngày đáo hạn. Nhà phát hành thư¬ờng giữ lại quyền này


để có thể linh động chi trả tiền vốn nhằm thu hồi trái phiếu trong tương lai nếu lãi suất thị
trường xuống thấp hơn lãi suất trái phiếu. Đối với nhà đầu tư¬, có 3 bất lợi với điều
khoản về lệnh “gọi”. Thứ nhất, mức tiền mặt giao dịch cho một trái phiếu có điều khoản
lệnh “gọi” không được biết chắc. Thứ hai, do nhà phát hành sẽ ra lệnh “gọi” thu hồi trái
phiếu khi lãi suất thị trường xuống, nên nhà đầu tư chịu rủi ro tái đầu tư¬. Thứ ba, khả
năng tăng trị giá vốn của trái phiếu sẽ giảm bớt, vì giá của một trái phiếu có điều khoản
về lệnh “gọi” không thể tăng cao hơn nhiều so với mức giá mà nhà phát hành sẽ gọi thu
hối trái phiếu.
Rủi ro tín dụng
Rủi ro tín dụng là nguy cơ công ty phát hành không có khả năng chi trả đúng hạn. Tức là
sẽ không thể chi trả mệnh giá và lãi đúng hạn. Rủi ro tín dụng được đánh giá bằng các
dịch vụ đánh giá khả năng tín dụng của cá nhân hay công ty.
Rủi ro lạm phát
Rủi ro lạm phát hay rủi ro sức mua phát sinh bởi trị giá lưu lượng tiền mặt của một trái
phiếu thay đổi do lạm phát. Ví dụ, nếu nhà đầu tư mua một trái phiếu có lãi suất 8%/năm,
nhưng tỷ lệ lạm phát là 9%/năm, thì thực tế, sức mua lưu lượng tiền mặt đã giảm. Ngoại

trừ trái phiếu lãi suất thả nổi, còn đầu tư vào tất cả trái phiếu khác điều chịu rủi ro lạm
phát, vì mức lãi suất được công ty phát hành cam kết sẽ cố định trong suốt kỳ hạn của trái
phiếu.
Rủi ro về tỷ giá
Một trái phiếu không dựa trên đơn vị đồng nội tệ không chịu ảnh h¬ưởng của lưu lượng
tiền mặt đồng nội tệ. Lưu lượng tiền mặt đồng nội tệ lệ thuộc vào tỷ giá hối đoái và thời
điểm thanh toán. Ví dụ, một nhà đầu tư mua trái phiếu dựa vào đơn vị đồng bảng Anh.
Nếu đồng bảng Anh mất giá so với đồng USD, thì người đầu tư sẽ nhận được ít USD hơn.
Rủi ro ở đây được gọi là rủi ro về tỷ giá hay rủi ro tiền tệ.
Rủi ro thanh lý
Rủi ro thanh lý hay rủi ro về tính thị trường phụ thuộc vào khả năng bán dễ dàng một trái
phiếu mới bằng hay gần bằng trị giá của nó. Cách đo l¬ường chủ yếu khả năng thanh lý
là mức chênh lệch giữa giá đặt mua và giá đặt bán. Chênh lệch càng lớn, rủi ro thanh lý
càng nhiều. Đối với một nhà đầu tư định giữ lại trái phiếu cho đến ngày đáo hạn, rủi ro
thanh lý ít quan trọng hơn.
Rủi ro do biến cố bất ngờ
Đôi khi khả năng chi trả lãi và mệnh giá của nhà phát hành thay đổi lớn lao và bất ngờ
bởi vì một tai nạn do thiên nhiên hay công nghiệp hoặc một thay đổi về quy định nào
đó… Các rủi ro này được gọi chung là rủi ro do biến cố bất ngờ.
Rủi ro tái thiết kết cấu
Th¬ường phát sinh do có những sự kiện như mua đứt cổ phần để thúc đẩy công ty, kế
nhiệm hay những sửa đổi hoặc tái thiết kết cấu biểu đối kê tài sản công ty. Nhóm thiệt hại
th¬ường là những chủ trái phiếu vì phải chịu đựng sự xuống giá thị trường đối với các
trái quyền của họ. Để “ăn chắc” khi đầu tư vào thị trường chứng khoán, thiết nghĩ, các
nhà đầu tư cần nên nghiên cứu kỹ, tránh không gặp phải những rủi ro trên.


câu 6 :. tác động của lãi suất tới TT vốn
1. đối với thị trường cổ phiếu
Mối quan hệ giữa lãi suất và giá cổ phiếu là gián tiếp và luôn thay đổi. Nguyên nhân

là do luồng thu nhập từ cổ phiếu có thể thay đổi theo lãi suất và chúng ta không thể chắc
chắn liệu sự thay đổi của luồng thu nhập này có làm tăng hay bù đắp cho mức biến động
về lãi suất hay không.
Lãi suất tăng sẽ rất có khả năng làm giảm giá các loại cổ phiếu trên thị trường.
Người mua cổ phiếu của công ty mới niêm yết thường trông chờ cổ tức thấp thôi. Nhưng
đổi lại, họ mong giá cổ phiếu sẽ tăng trên thị trường chứng khoán. Tuy nhiên, khi lãi suất
tăng kéo theo lãi suất trái phiếu tăng chắc chắn người ta sẽ trông đợi lợi nhuận có được từ
việc mua cổ phiếu sẽ phải cao hơn đề bù vào những rủi ro của cổ phiếu so với trái phiếu.
Trước mắt giá cổ phiếu phải giảm để nâng mức lợi nhuận này.
Để giải thích rõ chiều hưởng ảnh hưởng của lãi suất tới thị trường cổ phiếu cần phải xem
xét các khả năng có thể xảy ra khi tỷ lệ lạm phát tăng, cụ thể như sau:
♦ Lãi suất tăng do tỷ lệ lạm phát tăng làm cho chi phí đầu tư vào và giá cả hàng hóa
bán ra đều tăng nên thu nhập công ty theo đó cũng tăng vì công ty có thể tăng giá cho phù
hợp với mức tăng của chi phí. Trong trường hợp này, giá cổ phiếu có thể khá ổn định vì
ảnh hưởng tiêu cực của việc tăng tỷ suất lợi nhuận đã được đền bù một phần hay toàn bộ
bởi phần tăng của tỷ lệ tăng trưởng thu nhập và cổ tức. Khi đó thị trường cổ phiếu khá ổn
định. Nhưng nếu do tăng giá hàng bán dẫn đến thu nhập của công ty tăng cao hơn chi phí
đầu vào sẽ làm tăng lợi nhuận cho công ty và giá cổ phiếu lại tăng lên
♦ Lãi suất tăng, nhưng luồng thu nhập dự tính thay đổi rất ít do công ty không có khả
năng tăng giá để phù hợp với chi phí tăng. Do vậy, giá cổ phiếu giảm. Tỷ suất lợi nhuận
quy định có thể tăng nhưng tỷ lệ tăng trưởng của cổ tức là không đổi, nên mức chênh lệch
giữa hai nhân tố này càng lớn.Thị trường cổ phiếu sẽ đi xuống.
♦ Lãi suất tăng trong khi luồng thu nhập giảm vì các nguyên nhân làm tăng lãi suất
lại gây tác động xấu tới thu nhập của công ty. Cụ thể là khi xảy ra lạm phát thì chi phí
sản xuất tăng, nhưng nhiều công ty không thể tăng giá, dẫn tới biên độ lợi nhuận
giảm. Tác động của một loạt các sự kiện này là rất xấu đến giá cổ phiếu. Trong những
trường hợp này, giá cổ phiếu sẽ sụt nghiêm trọng vì tỷ suất lợi nhuận giảm khi cổ tức
giảm, dẫn tới chênh lệch giữa lãi suất và giá cổ phiếu càng lớn.
Ngược lại, lãi suất giảm có tác động tốt cho doanh nghiệp vì chi phí cho vay mượn
xuống thấp, và giá cổ phiếu thường tăng lên…

Một lý do nữa là khi lãi suất tăng, giá trái phiếu giảm thì người đầu tư có xu hướng
chuyển từ đầu từ cổ phiếu sang trái phiếu khiến cho giá cổ phiếu giảm và ngược lại.


Mối quan hệ giữa lạm phát, lãi suất và giá cổ phiếu là một vấn đề đòi hỏi phải có kinh
nghiệm vì ảnh hưởng của chúng thay đổi theo từng thời kỳ. Do vậy, mặc dù mối quan hệ
giữa lạm phát, lãi suất và thu nhập từ cổ phiếu là tiêu cực, nhưng điều này không phải lúc
nào cũng đúng. Hơn nữa, ngay cả khi điều này là đúng trên toàn bộ thị trường, thì vẫn tồn
tại một số ngành nhất định có thể có thu nhập và cổ tức tạo ảnh hưởng tích cực từ những
biến động về lạm phát và lãi suất. Trong trường hợp này, giá cổ phiếu có mối quan hệ tốt
với lạm phát và lái suất.
2. đối với thị trường trái phiếu
Trên thị trường trái phiếu hay, Giá trái phiếu chuyển nghịch lãi suất. Khi lãi
suất tăng lên, giá trái phiếu đi xuống và khi lãi suất đi xuống, giá trái phiếu đi
lên.
Biến động của lãi suất trên thị trường tiền tệ tuy có tác động gián tiếp nhưng rất nhạy
cảm đến thị trường chứng khoán. Lãi suất tăng sẽ thu hút nhu cầu gửi tiền vào hệ
thống ngân hàng vì mức sinh lời khi gửi tiền tăng, khiến cho dòng tiền đổ vào thị
trường chứng khoán bị ảnh hưởng. Lãi suất tăng cũng khiến cho lợi suất kỳ vọng
trên thị trường chứng khoán phải tăng (nhà đầu tư đòi hỏi lợi suất đầu tư chứng
khoán cao hơn). Trong bối cảnh này, giá thị trường của trái phiếu sẽ bị sụt giảm.
Câu 7 : . tác động của lạm phát tới TT vốn
1. trái phiếu :
Lạm phát là kẻ thù của nhà đầu tư trái phiếu bởi nó ăn mòn giá trị
đồng tiền. Lạm phát càng cao, lãi suất thực của

trái phiếu (bằng lãi suất danh nghĩa của trái phiếu trừ lạm phát) càng giảm, do vậy
làm mất giá trị của trái phiếu
Khi lạm phát tăng có mức độ trong bối cảnh cung tiền tăng mạnh và mở rộng chi tiêu
Chính phủ thì thị trường chứng khoán tăng trưởng nóng; khi lạm phát tăng quá cao

vượt quá tầm kiểm soát trong bối cảnh thắt chặt tiền tệ thì thị trường trái phiếu suy
giảm nhanh. Ở trạng thái ngược lại, khi lạm phát giảm trong bối cảnh thực thi chính
sách tiền tệ và tài khoá nới lỏng thì thị trường chứng khoán tăng trưởng trở lại. Cuối
cùng, ở trạng thái trung tính, khi lạm phát tăng có mức độ nhưng không đến mức quá
cao và trong môi trường thu hẹp tiền tệ thì thị trường trái phiếu sẽ “lưỡng lự” và
cũng trong xu thế thu hẹp.
Có 3 cơ chế khiến cho lạm phát có thể ảnh hưởng mạnh đến cung cầu và hành
vi giao dịch chứng khoán trên thị trường:
_Thứ nhất, lạm phát ảnh hưởng gián tiếp đến thị trường chứng khoán thông qua tác
động đến tình hình sản xuất hàng hoá, dịch vụ của các doanh nghiệp nói chung và


các doanh nghiệp niêm yết nói riêng. Ví dụ, lạm phát khiến chi phí lãi vay của doanh
nghiệp đắt đỏ hơn bởi vì các tổ chức cho vay như ngân hàng thương mại đã phải
nâng lãi suất huy động lên để đảm bảo lãi suất thực dương cho người gửi tiền. Khi
chi phí sản xuất tăng cao, giá thành các sản phẩm, dịch vụ của doanh nghiệp sẽ phải
tăng theo để đảm bảo sản xuất – kinh doanh hoặc có lợi nhuận. Tuy nhiên, sức tiêu
thụ sản phẩm-dịch vụ của doanh nghiệp sẽ sụt giảm do giá bán cao, đặc biệt trong
ngắn hạn và khi người tiêu dùng tìm tới các sản phẩm thay thế. Điều này khiến cho
lợi nhuận mục tiêu của doanh nghiệp khó được đảm bảo và thậm chí sụt giảm, dẫn
tới lợi nhuận kỳ vọng của doanh nghiệp trong tương lai bị định giá thấp. Kết quả là
giá cổ phiếu của doanh nghiệp niêm yết trên thị trường bị ảnh hưởng theo hướng suy
giảm với các mức độ khác nhau. Nếu lạm phát càng tăng mạnh thì hệ quả này diễn ra
càng nhanh và giá cổ phiếu càng bị ảnh hưởng mạnh.
_Thứ hai, lạm phát có thể tác động trực tiếp đến tâm lý nhà đầu tư và giá trị
của các khoản đầu tư trên thị trường chứng khoán. Lạm phát tăng là một trong
những biểu hiện bất ổn của nền kinh tế. Do vậy, lạm phát tăng cao có thể dẫn tới
nguy cơ khủng hoảng niềm tin vào nền kinh tế, nhất là khi Chính phủ tỏ ra bất lực
trong việc kiềm chế lạm phát leo thang. Do vậy mà, các nhà đầu tư cũng thận trọng
hơn trong việc đầu tư vào thị trường trái phiếu.

_Thứ ba, lạm phát tăng cao sẽ ảnh hưởng đến thị trường chứng khoán thông qua con
đường thực thi chính sách tiền tệ thắt chặt nhằm kiềm chế lạm phát. Khi cơ quan
quản lý triển khai chính sách tiền tệ thắt chặt trong môi trường lạm phát, mức lãi suất
chung trên thị trường có xu hướng tăng. Điều này dẫn tới yêu cầu và thực tế lợi suất
khi đáo hạn (YTM) của trái phiếu tăng theo. Do quan hệ nghịch biến giữa giá và lợi
suất trái phiếu, giá trái phiếu trên thị trường sẽ giảm xuống và để tránh rủi ro này,
nhà đầu tư nắm giữ trái phiếu có xu hướng bán ra trái phiếu hoặc cơ cấu lại danh
mục đầu tư. Hệ quả là thị trường trái phiếu diễn ra tình trạng bán tháo trái phiếu và
gây ảnh hưởng tiêu cực tới thị trường đấu thầu và huy động vốn trái phiếu.
2. cổ phiếu :
kết quả nghiên cứu thực chứng cho thấy mức độ lạm phát có mối quan hệ tỷ lệ
nghịch với hệ số định gía cổ phiếu
lạm phát tăng thường là dấu hiệu cho thấy, sự tăng trưởng của nền kinh tế sẽ không bền
vững, lãi suất sẽ tăng lên, khả năng thu lợi nhuận của doanh nghiệp bị hạ thấp khiến giá
cổ phiếu giảm. lạm phát càng thấp thì càng có nhiều khả năng cổ phiếu sẽ tăng giá và
ngược lại
vì : Lãi suất có xu hướng giảm khi lạm phát giảm và lạm phát giảm khiến giá cổ phiếu
tăng cao hơn. Ngược lại, lạm phát tăng cùng với lãi suất, giá cổ phiếu sẽ giảm.
câu 8 ; . các yếu tố tác động tới TTCK


Có rất nhiều yếu tổ ảnh hưởng đến TTCK như các thông tin cập nhật, thậm chí cả tin đồn;
tiền và tâm lý của nhà đầu tư cũng như quá trình phát triển của nền kinh tế quốc dân.
* phân loại theo thời gian
Các yếu tố ảnh hưởng ngắn hạn
Thời kỳ ngắn hạn, TTCK lên xuống do những sự kiện hàng ngày, các thông tin cập nhật,
kể cả những tin đồn gây nên. Các nhà đầu tư chuyên nghiệp và không chuyên tiếp nhận,
diễn giải thông tin, suy đoán, kết luận và quyết định mua bán có thể sai hoặc nhầm lẫn
nếu thông tin đó không chính xác. Ở thời kỳ này, không phải bản thân các sự kiện hay
thông tin, mà chính trạng thái tâm lý hiện hành trên thị trường làm giá chứng khoán lên

xuống. Đôi khi, nhà đầu tư phản ánh một cách hốt hoảng, thái quá, ngược với mọi logic
thường nhật hay các luận cứ kinh tế. Điều này có thể dẫn đến thị trường tăng giảm vô căn
cứ, chỉ vì người chơi chứng khoán lấy các sự kiện như một cách biện minh cho hành
động của mình.
Một ví dụ rõ nhất là sự ảnh hưởng mạnh và rõ rệt của những biến động hàng ngày, hàng
giờ của kinh tế thế giới trong thời gian qua. Những sự kiện như việc phá sản hàng loạt tổ
chức tài chính hàng đầu sau khi mọi nỗ lực giải cứu không thành khiến TTCK toàn thế
giới sụt giảm kỷ lục. Tâm lý nặng nề đó tiếp tục khiến nhà đầu tư hoảng hốt, tháo chạy
không cân nhắc và hiển nhiên TTCK càng thêm suy thoái.
Các yếu tố ảnh hưởng trung hạn
Tiền và tâm lý là những yếu tố có tính quyết định đến trào lưu thị trường trung hạn. Theo
nhiều nhà kinh tế, khi cả hai yếu tố tiền và tâm lý đều âm, TTCK rất trầm. Nếu chỉ có
một trong hai yếu tố tích cực, còn yếu tố kia âm thì thị trường vẫn chưa thể khởi sắc.
Song khi có tiền cộng với tâm lý phấn khích, TTCK theo xu hướng đi lên, phát triển
nhanh một cách bùng nổ. Bên cạnh tiền và tâm lý, yếu tố lãi suất cũng đóng vai trò quan
trọng. Việc tăng hay giảm lãi suất của hệ thống tổ chức tín dụng đôi khi còn phát huy tác
dụng lên TTCK, vượt trước tác động vào nền kinh tế một thời gian.
Các yếu tố ảnh hưởng dài hạn
Quá trình phát triển nền kinh tế quốc dân, quá trình kinh doanh của các ngành cũng như
từng doanh nghiệp, triển vọng sinh lời của chúng là những yếu tố ảnh hưởng tới TTCK
trong một khoảng thời gian dài. Thêm vào đó, các tiến bộ khoa học kỹ thuật, công nghệ
hay tình hình chính trị và chính sách tín dụng, tiền tệ cũng rất quan trọng. Hai trạng thái
bi quan và lạc quan trong tâm lý công chúng nhà đầu tư cũng là vấn đề cần lưu tâm.
Ngoài ra, vấn đề đối nội, đối ngoại, chủ trương phát triển kinh tế của nhà nước, sự phát
triển thị trường bất động sản, thị trường vàng, thị trường tiền tệ,… cũng có ảnh hưởng
trực tiếp đến TTCK.


nhân tố vĩ mô tác động đến thị trường chứng khoán



1. Môi trường chính sách và pháp luật
Hệ thống chính sách có tác động rất lớn đến bản thân TTCK và hoạt động của
các doanh nghiệp. Mỗi thay đổi chính sách có thể kéo theo các tác động tốt hoặc
xấu tới TTCK, nhất là trong những thời điểm nhạy cảm. Môi trường chính trị – xã
hội luôn có những tác động nhất định đến hoạt động của TTCK. Yếu tố chính trị
bao gồm những thay đổi về chính phủ và các hoạt động chính trị, sửa đổi chính
sách có ảnh hưởng rất lớn đến TTCK. Môi trường pháp luật là yếu tố quan trọng
tác động tới TTCK. Do vậy môi trường pháp lý cần đuợc xem xét trên các góc độ:
§ Hệ thống hành lang pháp lý của TTCK được xây dựng như thế nào, có đủ bảo
vệ quyền lợi chính đáng của người đầu tư hay không?
§ Những mặt khuyến khích, ưu đãi, hạn chế được quy định trong hệ thống pháp
luật.
§ Sự ổn định của hệ thống luật pháp, khả năng sửa đổi và ảnh hưởng của chúng
đến TTCK.



2. Các ảnh hưởng kinh tế vĩ mô
Có 3 nhân tố vĩ mô cơ bản nhất tác động trực tiếp đến hoạt động đầu tư trên
TTCK:
Tỷ giá hối đoái: Tỷ giá hối đoái có tác động đến TTCK trên cả 2 giác độ là môi
trường tài chính và chính bản thân hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp, đặc
biệt là những doanh nghiệp nhập nguyên liệu hay tiêu thụ sản phẩm ở nước ngoài.
Lạm phát: là sự mất giá của đồng tiền, nó làm thay đổi hành vi tiêu dùng và tiết
kiệm của dân cư và doanh nghiệp. Tỷ lệ lạm phát không hợp lý sẽ gây khó khăn
cho hoạt động sản xuất kinh doanh, ngăn cản sự tăng trưởng và đổi mới doanh
nghiệp.
Lãi suất: Lãi suất Trái phiếu Chính phủ được coi là lãi suất chuẩn, những thay đổi
trong lãi suất trái phiếu Chính phủ sẽ làm ảnh hưởng tới giá chứng khoán, khi lãi

suất chuẩn tăng làm cho giá cả của các loại chứng khoán khác giảm xuống, ngược
lại lãi suất chuẩn giảm lại làm cho giá của chứng khoán tăng lên.
Khi nền kinh tế phát triển tốt thì TTCK có xu hướng đi lên và ngược lại khi kinh
tế giảm sút thì TTCK đi xuống. Như vậy, nếu dự đoán được xu hướng phát triển
của nền kinh tế, thì có thể dự báo được xu thế phát triển chung của TTCK. Vì vậy,
các nhà đầu tư cần phải cố gắng dự đoán tình hình kinh tế để tìm ra những đỉnh
điểm
của chu kỳ kinh tế và chọn thời cơ để tham gia hoặc rút lui khỏi thị trường chứng
khoán một cách hợp lý nhất.



II. Phân tích ngành




Trong nền kinh tế, có rất nhiều ngành khác nhau như: dược phẩm, hoá chất, công
nghệ thông tin, cơ khí, dịch vụ tài chính….Trong quá trình phân tích cần xác định
ngành nào có triển vọng phát triển để có quyết định đầu tư hợp lý. Vì vậy, ngoài
việc nghiên cứu chính bản thân ngành đó, còn phải nghiên cứu các vấn đến có ảnh
hưởng lớn đến các ngành sản xuất như: chính sách xuất, nhập khẩu, hạn ngạch
thuế quan, các quy định về thuế của Chính phủ đối với một ngành cụ thể nào đó.
Trước khi phân tích từng loại chứng khoán riêng lẻ, bạn cần phải phân tích hoạt


động toàn ngành trước những vấn đề:
§ Lợi nhuận và khả năng tăng trưởng của ngành đó.
§ Cần theo dõi động thái hoạt động ngành để tìm cơ hội đầu tư và rút vốn đúng
lúc.

§ Vào cùng một thời điểm các ngành khác nhau sẽ có mức rủi ro khác nhau, do đó
cần đánh giá mức độ rủi ro của từng ngành để xác định mức lợi suất đầu tư tương
xứng cần phải có.
§ Phân tích mức rủi ro từng ngành trong quá khứ để dự đoán rủi ro trong tương
lai.
III. Phân tích tài chính công ty
Việc phân tích các báo cáo tài chính là việc phân tích các dữ liệu có trong các báo
cáo tài chính (chủ yếu là bảng cân đối kế toán, báo cáo kết quả kinh doanh, báo
cáo lưu chuyển tiền tệ) nhằm đánh giá:
§ Tính linh hoạt, nghĩa là khả năng chi trả các khoản nợ, đặc biệt là nợ ngắn hạn
của công ty.
§ Khả năng thanh toán, khả năng thực hiện trách nhiệm nợ dài hạn của công ty.
§ Khả năng sinh lời, là thước đo kết quả hoạt động kinh doanh.
CÂU 9 . CHỈ RA CÁC PHƯƠNG PHÁP PHÂN TÍCH CỔ PHIẾU TỪNG
TRƯỜNG HỢP CỤ THỂ
Phân tích cơ bản (Fundamental Analysis):
Là phương pháp phân tích cổ phiếu dựa vào các nhân tố mang tính chất nền tảng, có
tác động hoặc dẫn tới sự thay đổi giá cả của cổ phiếu nhằm chỉ ra giá trị nội tại (intrinsic
value) của cổ phiếu trên thị trường.
Các nhân tố cơ bản cần nghiên cứu bao gồm: phân tích thông tin cơ bản về công ty;
Phân tích báo cáo tài chính của công ty; Phân tích hoạt động kinh doanh của công ty;
Phân tích ngành mà công ty đang hoạt động và phân tích các điều kiện kinh tế vĩ mô ảnh
hưởng chung đến giá cả cổ phiếu. Sau khi nghiên cứu, nhà phân tích có nhiệm vụ phải chỉ
ra được những dự đoán cho những chỉ tiêu quan trọng như thu nhập kỳ vọng, giá trị sổ
sách trên mỗi cổ phiếu, giá trị hợp lý của cổ phiếu, các đánh giá quan trọng cũng như
khuyến nghị mua/bán cổ phiếu trên thị trường.
Phương pháp phân tích cơ bản chỉ ra rằng, thị trường có thể đánh giá sai về giá trị nội tại
của cổ phiếu trong ngắn hạn, nhưng về dài hạn giá giao dịch của cổ phiếu sẽ đạt và xoay
quanh giá trị nội tại của nó. Nhà đầu tư có thể thu được lợi nhuận khi tiến hành mua cổ
phiếu bị thị trường định giá thấp và hiện thực hóa lợi nhuận khi thị trường đánh giá đúng

giá trị nội tại của cổ phiếu.
Phân tích kỹ thuật (Technical Analysis):


Là phương pháp dựa vào biểu đồ, đồ thị diễn biến giá cả và khối lượng giao dịch của
cổ phiếu nhằm phân tích các biến động cung cầu đối với cổ phiếu để chỉ ra cách ứng xử
trước mắt đối với giá cả, tức là chỉ cho nhà phân tích thời điểm nên mua vào, bán ra hay
giữ nguyên cổ phiếu trên thị trường.
Vì vậy, nhà phân tích kỹ thuật chủ yếu dựa vào nghiên cứu biến động giá thị trường
của cổ phiếu, và tập trung nhấn mạnh vào hành vi biến động về giá và về khối lượng giao
dịch cũng như các xu hướng của hành vi giá và khối lượng đó.
Để thực hiện được phân tích kỹ thuật, cần có ba giả định sau:
1. Hành vi của bất kỳ cổ phiếu nào, hoặc của cả thị trường cổ phiếu, đều có thể liên
quan đến xu hướng diễn biến theo thời gian, trong đó xu hướng là phương hướng chính đi
lên hay đi xuống của cổ phiếu (hoặc cả thị trường cổ phiếu);
2. Biến động giá không phải là ngẫu nhiên mà chúng xảy ra dưới các dạng thức có thể
được phân tích để dự đoán biến động tương lai Biến động thị trường được phản ánh tất cả
trong giá cổ phiếu;
3. Lịch sử được lặp lại do bản chất của con người (nhà đầu tư) là không đổi nên sẽ lặp
lại những hành vi giống nhau trước những tình huống tương tự, và điều đó dẫn đến các
xu hướng giá cả lặp lại.
Phương pháp phân tích kỹ thuật chỉ ra rằng, tất cả các thông tin về doanh nghiệp đ.
được phản ánh vào giá của cổ phiếu, do vậy, phân tích cơ bản chỉ tốn thời gian mà không
có ích lợi g.. Xu hướng dao động của giá cổ phiếu được quyết định bởi tâm l. và cảm giác
của nhà đầu tư, đồng thời tuân theo những quy luật và mô h.nh sóng nhất định. Việc dự
đoán xu hướng biến động giá cổ phiếu tiếp theo chỉ đơn thuần dựa vào các số liệu về giá
cả quá khứ và các mối liên hệ thông qua các mô h.nh song.
Rủi ro khi đầu tư cổ phiếu
Cổ phiếu hấp dẫn nhiều nhà đầu tư do nó có lợi nhuận tiềm năng cao hơn hẳn so với tiền
gửi tiết kiệm và trái phiếu, nhưng bù lại mức độ rủi ro cũng cao hơn.

Giá cổ phiếu trên thị trường luôn biến động và chịu tác động của rất nhiều yếu tố khác
nhau từ kinh tế, chính trị, đến tâm lý v.v... Nhà đầu tư phải chấp nhận một thực tế là
khoản đầu tư của họ có thể bị mất, một phần hay thậm chí toàn bộ giá trị. Trường hợp xấu
nhất xảy ra khi công ty mà họ mua cổ phần bị phá sản, tờ cổ phiếu mà họ sở hữu trở
thành một tờ giấy lộn và họ không nhận lại được một xu nào cả.
Ngoài ra trong cùng một loại hình đầu tư, những công cụ
đầu tư khác nhau sẽ có mức độ rủi ro khác nhau


Loại hình đầu tư có mức độ rủi ro thấp nhất là trái phiếu Chính phủ và tiền gửi tiết kiệm.
Trái phiếu Chính phủ thường được coi là có mức độ rủi ro thấp nhất vì Chính phủ luôn có
khả năng thu thuế hoặc phát hành tiền để trả nợ nhưng ngược lại lợi nhuận cũng thấp hơn.
Loại hình đầu tư có mức độ rủi ro lớn hơn là trái phiếu của các công ty lớn, kinh doanh
ổn định, khả năng phá sản thấp. Doanh thu của các doanh nghiệp tồn tại nhiều yếu tố rủi
ro hơn nên công ty phải trả mức lãi suất cao hơn một chút so với trái phiếu Chính phủ và
tiền gửi tiết kiệm.
Tiếp đến là trái phiếu của các công ty nhỏ, ít tên tuổi, hoạt động không ổn định bằng
những công ty lớn. Do khả năng phá sản của những công ty này cao hơn nên lãi suất trái
phiếu mà công ty này trả cho nhà đầu tư phải cao hơn.
Cổ phiếu nói chung có mức độ rủi ro cao hơn trái phiếu do mức độ dao động giá cổ phiếu
lớn hơn trái phiếu rất nhiều. Cổ phiếu các công ty lớn có thể đem lại tiềm năng tăng
trưởng giá trị cao nhưng cũng có thể sẽ không thu hồi được vốn.
Cuối cùng, cổ phiếu các công ty nhỏ, ít tên tuổi có mức độ rủi ro rất cao, nhưng lại hứa
hẹn tiềm năng tăng trưởng cao.
Trang 170 sgk
Câu 10 : phương pháp phân tích trái phiếu
Rủi ro khi đầu tư vào trái phiếu
Nhìn chung, đầu tư vào trái phiếu an toàn hơn nhiều so với cổ phiếu nhưng không có
nghĩa là không có rủi ro.
* Rủi ro tín nhiệm (credit risk): Mức độ rủi ro tín nhiệm của trái phiếu được đánh giá dựa

trên các yếu tố kinh tế và khả năng hoàn trả lãi và gốc trái phiếu của nhà phát hành. Rủi
ro tín nhiệm được thể hiện qua hệ số tín nhiệm. Hệ số tín nhiệm do các công ty đánh giá
tín nhiệm ấn định. Hệ số tín nhiệm càng cao thì trái phiếu được coi là càng an toàn.
* Rủi ro lãi suất (interest rate risk): Khi lãi suất thị trường càng tăng, giá trái phiếu càng
giảm. Khi lãi suất thị trường càng giảm, giá trái phiếu sẽ càng tăng. Nguyên nhân chính
là do lãi suất của trái phiếu đã được ấn định từ trước nên khi lãi suất thị trường giảm, trái
phiếu cũ với mức lãi suất cao hơn sẽ trở nên hấp dẫn hơn và ngược lại. Trái phiếu có thời
gian đáo hạn càng dài thì mức độ tăng hay giảm giá càng cao.
* Rủi ro lạm phát (inflation risk): Lạm phát là kẻ thù của nhà đầu tư trái phiếu bởi nó ăn
mòn giá trị đồng tiền. Lạm phát càng cao, lãi suất thực của trái phiếu (bằng lãi suất danh


nghĩa của trái phiếu trừ lạm phát) càng giảm, do vậy làm mất giá trị của trái phiếu. Nếu
một trái phiếu trả lãi 7%/năm, lạm phát bình quân 5% thì lãi suất thực của trái phiếu là
2%. Nếu lạm phát giảm xuống còn 3% thì lãi suất thực sẽ là 4%.
* Rủi ro thanh khoản (liquidity risk): Trong điều kiện thị trường thiếu tính thanh khoản,
nhà đầu tư trái phiếu sẽ khó lòng tìm được người sẵn sàng mua lại trái phiếu, hoặc nếu
tìm được thì phải bán lại với giá rẻ hơn so với giá trị thực của trái phiếu.
* Rủi ro khi thị trường chứng khoán sụt giá mạnh: Thông thường giá trái phiếu không
biến động nhiều như giá cổ phiếu, do vậy khi thị trường chứng khoán sụt giá mạnh, các
nhà đầu tư có xu hướng chuyển đầu tư từ cổ phiếu sang trái phiếu, qua đó đẩy giá trái
phiếu tăng lên. Tuy nhiên, khi thị trường chứng khoán đã xuống đến mức đáy, nhà đầu tư
lại có xu hướng chuyển sang cổ phiếu đang ở mức giá thấp, điều đó làm giá trái phiếu
giảm trở lại.
Câu 11 phân tích mối quan hệ giữa thị trường vàng và thị trường ngoại hối
Mối quan hệ nghịch đảo giữa vàng và đôla
Giá vàng tăng sẽ thu hút dòng tiền đầu tư sang vàng tăng giảm dòng tiền đầu tư vào
chứng khoán. Và ngược lại khi giá vàng giảm sẽ làm tăng dòng tiền đầu tư vào chứng
khoán
Giá vàng làm áp lực của lạm phát tăng lên và gây tác động xấu tới TTCK nói chung và cổ

phiếu nói riêng
4X - Một trong những mối quan hệ được biết đến rộng rãi nhất trên thị trường tiền
tệ có lẽ là mối tương quan tỷ lệ nghịch giữa vàng và đôla Mỹ (USD).

Mối quan hệ này bắt nguồn từ thực tế rằng
vàng được coi là công cụ hữu hiệu để phòng ngừa lạm phát nhờ vào giá trị ổn định, trong
khi đó, đôla Mỹ thể hiện vị thế của mình thông qua mức lãi suất được neo theo tỷ giá


đôla. Khi giá trị trao đổi của đôla Mỹ giảm đi, phải mất nhiều đôla hơn để mua được
vàng, nên giá trị của vàng được nâng lên. Ngược lại, khi giá trị trao đổi của đôla Mỹ tăng
lên, cần ít đôla hơn để mua được vàng, dẫn đến việc giá trị vàng tính bằng đôla giảm
xuống.
Khác với tiền tệ, trái phiếu chính phủ, và cổ phiếu doanh nghiệp – đều được quyết định
bởi cung cầu cũng như khả năng phát hành của chính phủ hay các doanh nghiệp – vàng
gần như độc lập với cung và cầu, cũng không hề liên quan đến việc thay đổi các chính
sách tiền tệ hay chính sách công ty, cũng như sự xuất hiện của các nguồn vốn, khoản nợ
hay
đồng
tiền
mới.
Mặc dù vàng vẫn duy trì mối quan hệ nghịch đảo với các đồng tiền khác chứ không riêng
gì đồng đôla, nhưng về cơ bản, mối tương quan tỷ lệ nghịch giữa vàng và đôla là rõ nét
nhất bởi USD chiếm tỷ trọng lớn nhất trong dự trữ ngoại hối của các NHTW.
Những ngoại lệ gần đây trong mối quan hệ nghịch đảo giữa vàng và đôla Mỹ
Thứ ba - 14/06/2011 19:02
4X - Tuy mối quan hệ giữa hai loại tài sản này là vô cùng mật thiết, nhưng cũng có
lúc vàng với đôla cũng tạm thời tách biệt ra. Vết nứt rõ nhất trong mối quan hệ này
xuất hiện vào khoảng giữa tháng Tư và tháng Mười Hai năm 2005 khi cả vàng và
đôla cùng tăng giá. Lời giải thích cho mối tương quan hiếm có này nằm trong sự

phát triển gắn kết với nhau của vàng, đôla và đồng euro.
Vàng ở giữa thời kỳ thị trường tăng trưởng mạnh “ngàn năm có một”, giai đoạn này bắt
đầu từ năm 2001, tích lũy sức mạnh và đạt đến đỉnh điểm vào năm 2002 và kéo theo đó là
sự sụp đổ của đồng đôla. Đà tăng trưởng của vàng tiếp tục gia tăng sau khi Trung Quốc
định giá lại đồng Nhân dân tệ vào năm 2005, điều này càng kích thích giới đầu tư tìm đến
vàng

các
hàng
hóa
khác.
Việc đồng đôla tạm thời phá vỡ được mối quan hệ nghịch đảo truyền kiếp với vàng là kết
quả của chiến dịch tăng lãi suất tại Mỹ kéo dài hai năm (từ tháng Sáu năm 2004 đến
tháng Sáu năm 2006), cuối cùng, lần đầu tiên trong ba năm, lãi suất ngắn hạn của Mỹ ở
mức cao hơn so với lãi suất tham chiếu quý IV năm 2004 của khu vực sử dụng đồng euro
(Eurozone). Khi Fed quyết định nâng mức lãi suất vào năm 2005, sự chênh lệch lãi suất
giữa Mỹ và khu vực sử dụng đồng euro càng được nới rộng hơn và kéo theo đó là sự lên
giá của đồng đôla Mỹ so với đồng euro, nhất là khi NHTW châu Âu vẫn giữ mức lãi suất
thấp kỉ lục 2%.
Mối quan hệ giữa vàng và đôla Mỹ đã trở thành cùng chiều vào năm 2005, nguyên nhân
là do lãi suất Mỹ tăng cao, chính sách giảm thuế tạm thời, và tình hình bất ổn chính trị ở
khu vực sử dụng đồng euro, trong khi vàng hồi phục nhờ vào nhu cầu tăng mạnh ở Trung
Quốc.
Việc chính quyền của Tổng thống Bush tiến hành cải tổ chính sách thuế áp dụng với tất


cả các công ty đa quốc gia của Mỹ, cho phép họ chuyển lợi nhuận từ các công ty con ở
nước ngoài về cũng góp phần đáng kể vào sự hồi phục của đôla năm 2005. Luật Đầu tư
Nội địa được thiết kế nhằm mục đích tạo điều kiện để có thêm nhiều cơ hội việc làm,
giảm bớt thuế thu nhập đánh trên lợi nhuận thu được ở nước ngoài của các công ty đa

quốc gia từ 35% xuống còn 5,25%. Các công ty đa quốc gia của Mỹ nhanh chóng nắm
bắt lợi thế từ luật thuế mới và lợi nhuận được chuyển về nước đạt xấp xỉ 600 tỷ đôla, kéo
theo đó là sự chuyển hướng của dòng tiền từ đồng euro sang đôla Mỹ, đặc biệt là vào 6
tháng cuối năm. Không có gì bất ngờ khi các dòng tiền tạm thời trong năm 2005 đã giúp
đồng đôla có được vị thế khởi sắc nhất trước đồng euro kể từ năm 1999.
Do đồng euro chiếm 58% trong chỉ số USD, chúng ta cần phải đề cập đến một yếu tố liên
quan đến khu vực sử dụng đồng euro đằng sau sự mất giá của đồng euro so với đôla và
các tiền tệ chính khác trong năm 2005. Sự kiện Pháp từ chối thông qua Hiến pháp Chung
châu Âu đã giáng một đòn mạnh vào niềm tin vào Liên minh châu Âu cũng như tương lai
của đồng tiền chung, bởi vì Pháp chính là nền kinh tế lớn thứ hai của châu Âu.
Câu 12. Sách giáo trình trang 155
Câu 13: phân tích các yếu tố cung, cầu ảnh hưởng đến thị trường tiền tệ:
Trong nền kinh tế tiền tệ là phương tiện trao đổi khi nó được dùng để mua bán hàng hoá,
dịch vụ, hoặc thanh toán các khoản nợ cả trong và ngoài nước. Việc dùng tiền làm
phương tiện trao đổi đã nâng cao hiệu quả hoạt động của nền kinh tế, bởi nó đã tiết kiệm
được các chi phí quá lớn trong quá trình trao đổi trực tiếp (hàng đổi hàng). trong nền kinh
tế trao đổi trực tiếp hàng đổi hàng, các chi phí giao dịch thường rất cao. Bởi vì, người
mua người bán phải tìm được những người trùng hợp với mình về nhu cầu trao đổi, thời
gian trao đổi, không gian trao đổi. Quá trình trao đổi chỉ được diễn ra khi có sự phù hợp
đó. Tiền tệ là môi giới trung gian trong trao đổi đã hoàn toàn khắc phục được các hạn chế
đó của quá trình trao đổi trực tiếp.
Khi lượng cung tiền vượt quá lượng cầu tiền, sẽ dễ dẫn đến lạm phát,
Khi đó chính phủ sẽ thắt chặt tiền tệ để giảm lạm phát :
Giảm lạm phát bằng cách:
 Kiểm soát cho vay, tín dụng các loại, nhất là những khoản cho vay tiêu dùng. Thậm
chí cắt giảm cho vay tín dụng vì nó được thực hiện bằng tiền mặt và do đó cũng làm tăng
lượng tiền mặt trong lưu thông
 Giảm chi ngân sách: nhiều công trình, dự án không cấp bách, thiết yếu bị đình hoãn,
thậm chí hủy bỏ. Cắt giảm mọi khoản chi có thể cắt từ ngân sách như mua sắm trang thiết
bị công, giảm biên chế, cắt giảm hoặc hãm trả các chế độ phúc lợi xã hội... vì những việc

đó làm tăng lượng tiền đưa ra lưu thông[1
_>

tất cả các biện phát đã làm giảm lượng tiền trong lưu thong


+Khởi phát và đẩy mạnh cuộc đua tăng lãi suất:
Quyết định rút tiền ra khỏi lưu thông bằng tín phiếu sẽ tiếp thêm năng lượng cho những
cuộc đua tăng lãi suất của ngân hàng. Nhìn ở một khía cạnh nào đó, cuộc đua này sẽ
khiến nhiều người bắt đầu quan tâm trở lại với việc đem tiền đi gửi ngân hàng vì lãi suất
tiền gửi tăng cao.
+Đồng tiền lên giá.
Khi cầu tiền lớn hơn cung tiền thì sẽ gây ra hiện tượng khát tiền.
Như vậy sẽ làm cho người dân có khuynh hướng giữ trữ tiền. làm giảm tiền trong lưu
thong
Khi đó ngân hang trung ương sẽ tác động đến mức cầu tiền. như là cho vay với lãi suất
thấp, tăng lãi suất tiền gửi như vậy sẽ làm giảm mức cầu tiền.
Làm tăng lượng tiền trong lưu thong
Câu 14 sách giáo trình trang 95 đến 98
 PHÂN TÍCH CÁC YẾU TỐ TÁC ĐỘNG ĐẾN THỊ TRƯỜNG NGOẠI HỐI?
Các nhân tố ảnh hưởng đến tỷ giá
4.4.1. Sự tăng trưởng hay suy thoái của nền kinh tế: Mức độ tăng giảm GDP thực tế
sẽ làm tăng, giảm cung cầu về ngoại tệ từ đó làm cho tỷ giá đồng nội tệ so với
ngoại tệ giảm đi hoặc tăng lên (thực tế gần đây cho thấy kinh tế cộng đồng EU
tăng lên khi nền kinh tế Mỹ nguội lạnh thì đồng EURO luôn được giá so với
USD, hơn thế USD còn bị mất giá so với cả nhiều đồng tiền khác trên thế giới).
4.4.2. Tỷ lệ lạm phát của nền kinh tế: Lạm phát làm suy giảm sức mua đối ngoại của
đồng tiền trong nước so với ngoại tệ và làm cho tỷ giá hối đoái của tiền trong nước biến
động. Nếu mức lạm phát của một nước mà cao hơn so với một nước khác thì đồng tiền
nước đó sẽ có sức mua thấp hơn và do đó tỷ giá hối đoái của đồng tiền đó so với tiền

nước ngoài sẽ giảm (nói cách khác tỷ giá ngoại tệ khi đó sẽ tăng lên). Nếu tỷ lệ lạm phát
tăng cao và kéo dài, đồng tiền càng mất giá mạnh và tỷ giá hối đoái của nó sẽ giảm nhiều.
4.4.3. Hiện trạng cán cân thanh toán quốc tế: Cán cân thanh toán quốc tế có thể rơi vào 1
trong các trạng thái sau: Cân bằng, bội chi, bội thu.
 Nếu cán cân thanh toán quốc tế thăng bằng, thì cung cầu về ngoại tệ cân bằng, khi đó
tỷ giá hối đoái sẽ ổn định.
 Nếu cán cân thanh toán bội chi thì cầu về ngoại tệ vượt cung về ngoại tệ dẫn đến tỷ giá
ngoại tệ tăng lên.


 Nếu cán cân thanh toán quốc tế bội thu thì cung về ngoại tệ lớn hơn cầu về ngoại tệ,
khi đó tỷ giá ngoại tệ giảm.
4.4.4. Mức chênh lệch lãi suất:
+ Ở thị trường nào có mức lãi suất ngoại tệ ngắn hạn cao hơn thì những luồng vốn ngoại
tệ ngắn hạn có xu hướng đổ về thị trường đó để tìm kiếm lợi nhuận, do đó làm cho cung
về ngoại tệ tăng lên, cầu về ngoại tệ giảm đi, làm cho tỷ giá ngoại tệ đi theo xu hướng
giảm.
+ Sự chênh lệch lãi suất giữa đồng nội tệ với đồng ngoại tệ sẽ tác động đến xu hướng đầu
tư và ảnh hưởng đến tỷ giá hối đoái. Nếu lãi suất ngoại tệ cao hơn lãi suất nội tệ thì sẽ có
xu hướng chuyển sang đầu tư vào đồng ngoại tệ, cầu về ngoại tệ sẽ tăng, dẫn đến tỷ giá
ngoại tệ tăng và ngược lại.
4.4.5. Hoạt động đầu cơ ngoại tệ: Hoạt động này trực tiếp tác động đến cung cầu về
ngoại tệ từ đó làm cho tỷ giá hối đoái biến động. Khi một nhà đầu cơ dự đoán giá của một
ngoại tệ nào đó trong thời gian tới sẽ tăng họ sẽ dùng nội tệ mua ồ ạt số lượng ngoại tệ
trên thị trường làm cho ngoại tệ này trở nên khan hiếm dẫn đến tỷ giá ngoại tệ sẽ tăng.
Ngược lại, nếu anh ta dự đoán ngoại tệ nào đó sẽ sụt giá thì sẽ bán mạnh số ngoại tệ đó ra
thị trường làm cung vượt cầu, do đó tỷ giá ngoại tệ sẽ giảm.
4.4.6. Các nhân tố khác:
+ Sự ưa thích hàng ngoại so với hàng nội: Khi dân chúng “sùng bái” hàng ngoại thì nhu
cầu ngoại tệ sẽ tăng, dẫn đến tỷ giá ngoại tệ tăng.

+ Tình trạng buôn lậu và gian lận thương mại làm tăng nhu cầu chi ngoại tệ, làm thất
thoát ngoại tệ và vàng mà Nhà nước không kiểm soát được, do đó cũng có tác động đến
tỷ giá hối đoái.
+ Sự tác động của các sự kiện bất thường về kinh tế xã hội như chiến tranh, khủng bố,
khủng hoảng chính trị, sự cố thiên tai, dịch bệnh... cũng có những tác động nhất định đến
sự biến động của tỷ giá hối đoái.
4.5. Các biện pháp điều chỉnh tỷ giá hối đoái
4.5.1. Điều chỉnh lãi suất tái chiết khấu: Nếu NHTW hạ thấp mức lãi suất tái chiết khấu
thì ngoại tệ sẽ chạy ra nước ngoài, dần dần tỷ giá ngoại tệ sẽ tăng lên (đồng nội tệ bị mất
giá). Nếu tỷ giá đồng nội tệ sụt thấp so với mức tỷ giá hợp lý thì bằng cách nâng lãi suất
tái chiết khấu sẽ tạo ra hiệu ứng kích thích cầu về nội tệ và đồng nội tệ sẽ dần dần tăng
giá và biện pháp này được duy trì đến khi mức tỷ giá thị trường đã trở về với mức tỷ giá
hợp lý. Trường hợp ngược lại nếu tỷ giá đồng nội tệ tăng quá cao so với mức tỷ giá hợp
lý thì NHTW sẽ hạ thấp mức lãi suất tái chiết khấu để tác động đến cầu về ngoại tệ, gây
hiệu ứng giảm tỷ giá đồng nội tệ để trở về với mức tỷ giá hợp lý.


4.5.2. Can thiệp ngoại hối: Khi sử dụng biện pháp này, NHTW là người trực tiếp tham
gia hoạt động mua bán ngoại tệ trên thị trường ngoại hối để điều chỉnh quan hệ cung cầu
về ngoại tệ trên thị trường, từ đó tỷ giá hối đoái sẽ được điều chỉnh.
Việc thực hiện biện pháp can thiệp ngoại hối phải được cân nhắc cẩn thận, đặc biệt khi
NHTW can thiệp bằng cách bán ngoại tệ ra thị trường thì phải có một lượng ngoại tệ đủ
mạnh tuyệt đối không can thiệp nửa vời.
4.5.3. Phá giá tiền tệ: Phá giá tiền tệ là việc Nhà nước chính thức hạ thấp sức mua của
đồng nội tệ so với ngoại tệ với kỳ vọng tăng tỷ giá hối đoái đồng nội tệ trong tương lai.
Việc thực hiện phá giá tiền tệ phải đặc biệt thận trọng. Đây chỉ là biện pháp bất đắc dĩ khi
sức mua của đồng nội tệ bị sụt mạnh liên tục so với ngoại tệ và bằng các biện pháp nêu
trên không đem lại kết quả thì áp dụng biện pháp phá giá tiền tệ sẽ có những tác dụng sau
đây:
- Kích thích các hoạt động xuất khẩu cũng các hoạt động kinh tế, dịch vụ đối ngoại khác

có thu ngoại tệ, đồng thời hạn chế nhập khẩu và các hoạt động dịch vụ đối ngoại khác có
chi về ngoại tệ, kết quả là góp phần cải thiện cán cân thanh toán quốc tế, làm cho tỷ giá
đồng nội tệ tăng dần lên.
- Khuyến khích nhập khẩu vốn, kiều hối, hạn chế xuất khẩu vốn cũng như các hoạt động
chuyển ngoại tệ ra nước ngoài để tăng khả năng cung ngoại tệ nhằm làm cho tỷ giá đồng
nội tệ tăng dần lên.
4.5.4. Nâng giá tiền tệ: Nâng giá đồng nội tệ so với ngoại tệ để có một tỷ giá mới cao hơn
là biện pháp điều chỉnh tỷ giá hối đoái khi những cường quốc về kinh tế muốn sử dụng
công cụ này để chiếm lĩnh thị trường, hoặc khi nền kinh tế phát triển quá “nóng”, muốn
làm “dịu lạnh” thì dùng biện pháp nâng giá tiền tệ để tăng cường chuyển vốn đầu tư ra
nước ngoài kiếm lời.

Câu 15
Các yếu tố tăng giá vàng
Thứ nhất, tâm lý các nhà đầu tư kỳ vọng giá vàng tăng đang bao trùm trên thị trường
vàng thế giới, các quỹ đầu tư và các ngân hàng đều đã nâng mức dự báo giá vàng lên
những mức cao mới.
Thứ hai, theo các dự báo và diễn biến thực tế trên thị trường thì việc đồng USD giảm giá
so với các đồng tiền khác chỉ còn là vấn đề thời gian khi Cục Dự trữ Liên bang Mỹ
(FED) rất có thể sẽ tiến hành đợt cắt giảm lãi suất đồng USD vào đầu năm sau. Tăng


trưởng kinh tế chậm đang gây ra một mối lo ngại đối với các nhà đầu tư. Đồng USD yếu
sẽ là một nhân tố hỗ trợ mạnh cho giá vàng.
Thứ ba, giá dầu (vốn được coi là kim chỉ nam cho giá vàng trong thời gian gần đây) đang
có dấu hiệu giảm giá trở lại nhưng vẫn được xem chỉ là sự giảm giá nhất thời…
Thứ tư, thị trường vàng nguyên liệu tại Ấn Độ, Trung Quốc, Trung Đông và các thị
trường mới nổi đang có dấu hiệu khả quan trước những ngày lễ quan trọng . Nhu cầu của
thị trường này cũng đang là một nhân tố hỗ trợ mạnh cho giá vàng thế giới.
Thứ năm, theo chiều hướng kỹ thuật thì giá vàng đang dần thoát ra được đà giảm giá của

thị trường và đang thiết lập một xu thế tăng giá mới vững vàng hơn.
Thứ sáu, theo những báo cáo mới nhất thì xu hướng thị trường vào thời điểm này đang
nghiêng về khả năng giá vàng sẽ tăng trở lại như đúng bản chất vốn có của nó là vàng
luôn có giá trị đặc biệt và luôn là tài sản đầu tư hay cất giữ an toàn.
Thứ bảy, nếu nhìn vào kho dự trữ ngoại hối của các ngân hàng trung ương lớn trên thế
giới thì các nhà đầu tư hẳn sẽ không ngạc nhiên khi tỉ trọng vàng trong lượng dự trữ
chung các nền kinh tế lớn luôn được duy trì ở mức cao. Các nhà kinh tế hàng đầu Trung
Quốc đang khuyên chính phủ nước này gia tăng lượng vàng cất giữ trong thời gian tới khi
đồng USD đang có xu hướng giảm giá trị so với các đồng tiền và giới chức Trung Quốc
đang xem xét vấn đề này một cách nghiêm túc.
Qua các nhân tố trên có thể nhận định giá vàng đang có rất nhiều cơ hội để tăng giá. Hai
nhân tố quan trọng nhất có ảnh hưởng trực tiếp đến giá vàng vẫn đang là “sức khỏe” đồng
USD và triển vọng giá dầu.
Giá chứng khoán được quyết định bởi yếu tố nào?
Liệu có một công thức chính xác để xác định khả năng thay đổi giá cổ phiếu trên thị
trường hay không? Câu trả lời là không. Có thể chia các yếu tố được xác định là có thể
tác động đến giá cổ phiếu thành 3 nhóm: cơ bản, kỹ thuật và trạng thái thị trường.
Các yếu tố cơ bản
Trên thị trường, giá cổ phiếu được xác định dựa trên nền tảng các yếu tố cơ bản là:
(1) tình hình lợi nhuận (ví dụ chỉ tiêu thu nhập trên mỗi cổ phiếu – EPS) và
(2) hệ số định giá (ví dụ hệ số giá trên thu nhập mỗi cổ phiếu – P/E). EPS là thước đo để
xác định phần lợi nhuận công ty tạo ra trên mỗi cổ phiếu.
Vì vậy, khi mua một cổ phiếu nào đó nghĩa là bạn mua một phần tương ứng của dòng lợi
nhuận công ty có thể tạo ra trong tương lai. Đây chính là cơ sở cho việc xác định P/E, hay
P/E thể hiện mức giá bạn sẵn sàng trả cho một phần của dòng lợi nhuận được hưởng


trong tương lai từ việc đầu tư vào cổ phiếu đó. Một phần của dòng lợi nhuận được tạo ra
này sẽ được chia dưới dạng cổ tức hay cổ phiếu thưởng; phần còn lại sẽ được công ty giữ
lại để tái đầu tư mở rộng hoạt động sản xuất kinh doanh. Dòng lợi nhuận tương lai là kết

quả của mức lợi nhuận hiện tại và tỷ lệ tăng trưởng trong tương lai.
Cần lưu ý rằng, EPS là một thước đo phổ biến, nhưng ngoài ra còn có những thước đo kế
toán khác cũng được sử dụng để đánh giá tình hình lợi nhuận, ví dụ như cổ tức trên mỗi
cổ phiếu hay dòng tiền trên mỗi cổ phiếu. Đồng thời, bản thân EPS cũng có thể được điều
chỉnh theo những nguyên tắc tài chính nhằm tạo ra những con số phản ánh chính xác hơn
về tình hình lợi nhuận của công ty.
Đối với hệ số định giá như P/E, thước đo này được quyết định bởi tỷ lệ tăng trưởng lợi
nhuận trong tương lai và tỷ lệ chiết khấu được dùng để quy dòng lợi nhuận trong tương
lai về giá trị hiện tại. Nghĩa là một công ty có tỷ lệ tăng trưởng dự kiến cao sẽ dẫn đến hệ
số định giá cao, nhưng tỷ lệ chiết khấu cao sẽ khiến cho hệ số định giá thấp.
Tỷ lệ chiết khấu phụ thuộc vào mức độ rủi ro của loại cổ phiếu đó những yếu tố vĩ mô
như lạm phát hay lãi suất cơ bản trong nền kinh tế.
Các yếu tố kỹ thuật
Trên thực tế, ngoài những yếu tố cơ bản (bên trong) kể trên, một số yếu tố kỹ thuật (bên
ngoài) cũng có những tác động đến tình hình cung-cầu của một loại cổ phiếu trên thị
trường.
Một số yếu tố này ảnh hưởng một cách gián tiếp đến các yếu tố cơ bản.
(1) Lạm phát
Ngoài tác động đến hệ số định giá đối với cổ phiếu đã đề cập trên đây, lạm phát còn là
một yếu tố kỹ thuật quan trọng. Kết quả nghiên cứu thực chứng cho thấy mức độ lạm
phát có mối quan hệ tỷ lệ nghịch với hệ số định giá cổ phiếu. Tình trạng giảm phát trong
nền kinh tế nhìn chung ảnh hưởng tiêu cực đến giá cổ phiếu.
(2) Triển vọng của ngành
Giá cổ phiếu của một công ty thường gắn với triển vọng chung của nền kinh tế và của
ngành. Có một số nghiên cứu cho thấy rằng không phải kết quả hoạt động riêng lẻ của
một công ty, mà là sự kết hợp giữa tình trạng chung của nền kinh tế và triển vọng của một
ngành là yếu tố chính quyết định mức giá cổ phiếu của một công ty trong ngành đó.
(3) Các loại tài sản đầu tư thay thế
Cổ phiếu công ty phải cạnh tranh thu hút nguồn vốn đầu tư với nhiều loại tài sản đầu tư
khác nhau trên thị trường, ví dụ như trái phiếu chính phủ, bất động sản, vàng hay các loại

ngoại tệ.


(4) Các giao dịch bất thường
Là việc mua hay bán cổ phiếu xuất phát từ những lý do khác, không dựa trên cơ sở giá trị
nội tại của loại cổ phiếu đó. Những giao dịch này bao gồm giao dịch của các cổ đông nội
bộ trong công ty hay giao dịch cổ phiếu quỹ, thường theo kế hoạch được công bố trước.
Mặc dù những giao dịch này không phải là các dấu hiệu để khẳng định giá cổ phiếu sẽ
lên hay xuống nhưng trong một chừng mực nào đó có thể tác động đến cung-cầu cổ
phiếu, do đó tác động đến giá cổ phiếu.
(5) Tính thanh khoản của một loại cổ phiếu phản ánh mức độ quan tâm của công chúng
đầu tư. Khối lượng giao dịch thường là một thước đo của tính thanh khoản.
(6) Xu thế giá
Thông thường, giá cổ phiếu biến động theo những xu thế ngắn hạn. Khi giá một loại cổ
phiếu tăng sẽ hấp dẫn người đầu tư tham gia và tiếp tục tăng giá. Ngược lại, điều tương tự
cũng xảy ra với xu thế giảm giá. Điều đáng nói là những xu thế này chỉ trở nên rõ ràng
khi nhìn lại những gì đã qua, còn trên thực tế khó có thể xác định được những xu thế đó.
(7) Nhân khẩu học.
Từ thực tế các nhà đầu tư ở tuổi trung niên thường đầu tư dài hạn vào các loại cổ phiếu
còn người đầu tư lớn tuổi thường chuyển từ cổ phiếu sang các loại tài sản đầu tư khác để
phục vụ cho chế độ nghỉ hưu, các nghiên cứu nhân khẩu học cho thấy khi người trung
niên chiếm tỷ trọng lớn trong công chúng đầu tư, sức cầu đối với cổ phiếu cũng cao hơn
và hệ số định giá (P/E) cũng cao hơn.
Trạng thái thị trường
Trạng thái thị trường liên quan đến trạng thái tâm lý của từng thành viên tham gia thị
trường. Đây có lẽ là nhóm các yếu tố phức tạp nhất, vì vai trò hết sức quan trọng của
chúng được biết tới trong sư biến động giá cổ phiếu trên thị trường, nhưng những hiểu
biết về chúng mới chỉ là bắt đầu. Mỗi người đầu tư đều có thể đưa ra các quyết định đầu
tư cổ phiếu của mình trên cơ sở các yếu tố khác nhau. Những người đầu tư ngắn hạn và
các nhà giao dịch chứng khoán thường ưu tiên các yếu tố kỹ thuật. Người đầu tư dài hạn

chú trọng đến các yếu tố cơ bản, song cũng nhận thấy tầm quan trọng của các yếu tố kỹ
thuật. Để thành công bạn hãy nhớ rằng: các yếu tố kỹ thuật và trạng thái thị trường
thường quyết định giá chứng khoán trong ngắn hạn, nhưng các yếu tố cơ bản sẽ quyết
định giá chứng khoán về dài hạn.
Trong một số tình huống cụ thể nào đó, sự tác động của các nhân tố lên giá vàng và giá
chứng khoán là như nhau dẫn đến việc giá vàng tăng, giá chứng khoán tăng.Và việc sụt
giảm giá chứng khoán tác động lên tâm lý hành vi của nhà đầu tư, rút bớt tiền sang đầu tư
vàng-công cụ được coi là rủi ro thấp hơn.Chúng không có sự ràng buộc rằng: giá chứng
khoán tăng thì sẽ làm giá thị trường chứng khoán giảm hay ngược lại.


×