Tải bản đầy đủ (.doc) (6 trang)

câu 6, ảnh hưởng lãi suất đến TT vốn và tiền tệ

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (90.67 KB, 6 trang )

Lãi suất ảnh hưởng đến thị trường chứng
khoán như thế nào?
Lãi suất ảnh hưởng đến thị trường chứng khoán như thế nào?
Câu chuyện về lạm phát, lãi suất cùng với sự chững lại của thị trường chứng khoán thời
gian gần đây dường như đang thu hút sự quan tâm lớn của nhiều người. Trong phạm vi
bài viết này, tôi mạn phép xin được lạm bàn một chút về mối quan hệ giữa lãi suất và thị
trường chứng khoán. Giữa chúng thật ra có mỗi quan hệ thế nào? Và chúng ảnh hưởng
đến cuộc sống của chúng ta ra sao?
Lãi suất
Bình thường, lãi suất thực chất không là gì khác hơn ngoài chi phí mà một ngưòi phải trả
cho việc sử dụng tiền của người khác. Đối với hầu hết chúng ta thì thuật ngữ” lãi suất” có
lẽ là không có gì xa lạ. Nếu ai đã từng có vay tiền của ngân hàng để trang trải chi phí học
hành, hay để mua nhà trả góp theo các chương trình hấp dẫn của các ngân hàng, hay đơn
giản là vay vốn về đầu tư cho các dự án đang cần tài trợ thì hơn ai hết họ là những người
hiểu rõ nhất về “lãi suất”. Thế nhưng câu chuyện về lãi suất khi nó chạy sang thị trường
chứng khoán lại không dừng lại ở đó. Thuật ngữ “ lãi suất” mà chúng ta đề cập ở đây
vượt xa hơn ý nghĩa của chính nó trong các ví dụ trên.
Lãi suất có thể ảnh hưởng đến toàn bộ nhà đầu tư chính là lãi suất chiết khấu của ngân
hàng trung ương (ở VN là ngân hàng nhà nước). Lãi suất chiết khấu là chi phí mà các
ngân hàng thuơng mại phải trả cho việc vay tiền từ ngân hàng trung ương. Nói rõ ràng
hơn thì khi các ngân hàng thương mại cần tiền, họ có thể vay ở ngân hàng trung ương
bằng cách mang chiết khấu các giấy tờ có giá với một lãi suất do ngân hàng trung ương
công bố từ trước, gọi là lãi suất chiết khấu.
Nhưng tại sao con số này lại quan trọng đến như vậy?
Bởi đó là một trong những cách hữu hiệu nhất mà ngân hàng trung ương nỗ lực để kiểm
soát lạm phát. Hiện tượng sức mua của tiền bị giảm, đồng tiền mất giá liên tục trong một
thời gian dài, không phải do các yếu tố bất thường gây ra thì đó chính là lạm phát. Không
một quốc gia nào muốn để lạm phát ở mức cao. Việt Nam cũng không nằm ngoài mục
tiêu đó, chúng ta đang cố gắng khống chế tỷ lệ lạm phát ở mức 8%. Bằng việc thay đổi
lãi suất chiết khấu, ảnh hưởng đến lượng cung tiền trong xã hội, ngân hàng trung ương hy
vọng có thể kiểm soát lạm 1068516.jpgphát. Đây cũng là cách làm phổ biến của hầu hết


các quốc gia.
Hiểu một cách cơ bản nhất thì khi ngân hàng trung ương gia tăng lãi suất chiết khấu tức
là họ đang nỗ lực làm cho lượng cung tiền trong xã hội giảm bằng cách tạo chi phí vay
tiền đắt hơn.
Hiệu ứng của sự gia tăng lãi suất chiết khấu


Khi ngân hàng trung ương tăng lãi suất chiết khấu, việc này sẽ không tác động ngay lập
tức lên thị trường chứng khoán. Thay vì vậy, lãii suất chiết khấu lại có những tác động
trực tiếp theo cách của riêng nó. Nó khiến cho việc vay tiền của ngân hàng thương mại từ
ngân hàng trung ương trở nên đắt hơn. Tuy nhiên, sự gia tăng lãi suất chiết khấu không
chỉ dừng lại ở đó, nó còn tạo nên tác động lan truyền ảnh hưởng đến hầu hết các cá nhân
và doanh nghiệp.
Tác động gián tiếp đầu tiên của việc gia tăng lãi suất chiết khấu: các ngân hàng sẽ tăng lãi
suất cho vay đối với khách hàng. Khách hàng cá nhân bị ảnh hưởng thông qua việc lãi
suất tăng đối với thẻ tín dụng và các khoản vay ngắn hạn khác. Song song đó, các cá nhân
cũng có thể sẽ hạn chế mức vay nợ xuống, do vậy lúc này người tiêu dùng sẽ có ít tiền
hơn để chi tiêu. Sau cùng, mỗi tháng mọi người đêù phải trả tiền cho các hoá đơn và khi
các hoá đơn này trở nên đắt hơn thì khoản thu nhập dự phòng của mỗi gia đình sẽ trở nên
ít hơn.
Lãi suất chiết khấu tác động đến các khách hàng tiêu dùng cá nhân, đến lượt mình sự thay
đổi trong hành vi của người tiêu dùng cá nhân lại ảnh hưởng đến các doanh nghiệp, tuy
nhiên với doanh nghiệp ảnh hưởng của sự tăng lãi suất chiết khấu không chỉ có thế, họ
còn chịu tác động nhiều hơn. Dễ thấy, chính bản thân các doanh nghiệp cũng cần vay tiền
từ ngân hàng thương mại để duy trì hoạt động và mở rộng sản xuất. Một khi các khoản
vay từ ngân hàng trở nên đắt hơn thì các doanh nghiệp sẽ có tâm lý ngại vay tiền và thực
tế thì họ phải trả lãi suất cao hơn cho các khoản vay. Với một doanh nghiệp trong thời kỳ
tăng trưởng thì điều này có thể tác động nghiêm trọng, doanh nghiệp phải thu hẹp phạm
vi hoạt động và kết quả là lợi nhuận bị giảm sút.
Tác động đến thị trường chứng khoán

Rõ ràng, sự thay đổi trong lãi suất chiết khấu đã ảnh hưởng đến hành vi của các cá nhân
cũng như các doanh nghiệp, nhưng câu chuyện không chỉ có như vậy mà thị trường
chứng khoán cũng bị ảnh hưởng. Như chúng ta đã biết, một trong những cách để định giá
một doanh nghiệp chính là đưa tất cả các dòng tiền kỳ vọng trong tương lai chiết khấu về
hiện tại. Lấy giá trị của doanh nghiệp chia cho số lượng cố phần đang lưu hành ta có giá
trị một cổ phần. Gía chứng khoán thay đổi tuỳ theo các kỳ vọng khác nhau của nhà đầu tư
về công ty ở các thời điểm khác nhau. Do đó mà nhà đầu tư sẵn sàng mua hoặc bán cổ
phần ở các mức giá khác nhau.
Một khi doanh nghiệp bị thị trường nhìn thấy là sẽ cắt giảm các chi phí đầu tư tăng
trưởng hoặc là doanh nghiệp đang tạo ra lợi nhuận ít hơn vì chi phí vay nợ tăng cao hoặc
là doanh thu sụp giảm do người tiêu dùng thì dòng tiền tương lai được dự đoán sẽ giảm
đi. Và hệ quả là giá cổ phần của doanh nghiệp sẽ thấp xuống. Nếu số lượng doanh nghiệp
trên TTCK có sự sụp giảm này đủ lớn thì xét toàn bộ thị trường, chỉ số thị trường chứng
khoán sẽ giảm.
Tác động đến đầu tư
Đối với nhiều nhà đầu tư, thị trường đi xuống hoặc giá chứng khoán sụt giảm là điều
không hềrtr0027.jpg mong muốn. Nhà đầu tư nào cũng kỳ vọng giá trị khoản đầu tư của
mình sẽ không ngừng tăng lên, có thể là ở dạng lãi vốn, cổ tức hoặc cả hai. Nhưng với kỳ


vọng về sự tăng trưởng trong tương lai thấp hơn và dòng tiền trong tương lai của doanh
nghiệp không tốt như mong đợi, chắc chắn không nhà đầu tư thông minh nào tiếp tục
đánh giá cao doanh nghiệp, nhà đầu tư sẽ mong đợi ít hơn khi sở hữu các cổ phần.
Hơn nữa, đầu tư vào cổ phiếu có thể được xem là rủi ro hơn so với việc đầu tư vào các
lĩnh vực khác. Khi ngân hàng trung ương công bố tăng lãi suất chiết khấu, thường sẽ kèm
theo là các chứng khoán chính phủ mới được phát hành thí dụ như trái phiếu chính phủ.
Đây được xem là cơ hội đầu tư an toàn nhất. Nói cách khác, lúc này tỷ suất sinh lợi phi
rủi ro sẽ tăng và do đó đầu tư vào trái phiếu chính phủ và các cơ hội đầu tư tương tự trở
nên hấp dẫn hơn. Nếu nhà đầu tư vẫn tiếp tục trung thành với các cổ phiếu thì họ sẽ nâng
tỷ suất sinh lợi đòi hỏi của mình lên để bù đắp cho phần rủi ro tăng thêm một lượng gọi là

phần bủ rủi ro. Tỷ suất sinh lợi mong đợi từ việc nắm giữ cổ phiếu bao gồm tổng của tỷ
suất sinh lợi phi rủi ro và phần bù rủi ro thị trường. Dĩ nhiên là độ lớn của phần bù rủi ro
khác nhau với mỗi nhà đầu tư, tuỳ thuộc vào khả năng chịu đựng rủi ro cũng như doanh
nghiệp mà họ đầu tư. Tuy nhiên nói một cách tổng quát thì, khi ngân hàng trung ương
tăng lãi suất chiết khấu, lãi suất phi rủi ro cũng tăng theo, và do đó tổng tỷ suất sinh lợi
đầu tư đòi hỏi cũng sẽ tăng. Do vậy, nếu phần bù rủi ro đòi hỏi giảm trong khi tỷ suất sinh
lợi tiềm năng vẫn như cũ hoặc thậm chí là thấp hơn, thì chắc là nhà đầu tư sẽ cảm thấy
đầu tư vào cổ phiếu trở nên rủi ro hơn và kết quả là họ sẽ chuyển tiền của mình vào các
lĩnh vực đầu tư khác.
Thay lời kết
Lãi suất ảnh hưởng nhưng không quyết định thị trường chứng khoán
Lãi suất thông qua các phương tiện thông tin đại chúng như báo đài, ti vi, mạng internet
dễ dàng được người tiêu dùng biết đến và thật sự thì nó có một tác động rộng lớn khác
nhau đối với cả nền kinh tế. Khi lãi suất chiết khấu gia tăng, hiệu ứng tổng thể là nó sẽ
làm giảm lượng cung tiền nhằm mục đích duy trì lạm phát ở mức thấp. Nó cũng làm cho
việc vay tiền của các cá nhân và doanh nghiệp trở nên đắt hơn, nó tác động đến hành vi
tiêu dùng của các cá nhân và chiến lược kinh doanh của các doanh nghiệp, gia tăng chi
phí cho các doanh nghiệp, khiến cho thu nhập thấp hơn và cuối cùng là nó có khuynh
hướng làm cho thị trường chứng khoán trở nên kém hấp dẫn hơn đối với các nhà đầu tư.
Tuy nhiên phải luôn nhớ rằng, mỗi sự kiện và kết quả luôn có liên hệ với nhau. Lãi suất
không phải là yếu tố có tính quyết định đối với giá chứng khoán và có rất nhiều cách thức
khác nhau để xem xét sự thay đổi của giá chứng khoán và khuynh hướng thị trường - một
sự gia tăng trong lãi suất chiết khấu chỉ là một trong những cách đó. Do vậy, không ai có
thể tự tin nói rằng một công bố gia tăng lãi suất chiết khấu của ngân hàng trung ương có
thể tạo nên ảnh hưởng xấu đến toàn bộ giá chứng khoán.

heo tớ thì thế này:
1. Lãi suất chiết khấu tăng thì WACC tăng và lãi suất phi rủi ro tăng, điều này tác động
đến việc định giá cổ phiếu. Giá cổ phiếu sẽ giảm khi lãi suất chiết khấu tăng → Nhà đầu



tư chỉ thâm nhập thị trường chứng khoán khi giá cổ phiếu thấp hơn trước khi tăng lãi suất
→ Index giảm.
2. Lãi suất chiết khấu tăng → Lãi suất tiền vay tăng → Doanh nghiệp hạn chế quy mô sản
xuất do ngại trả lãi tiền vay → Kết quả kinh doanh đạt được ít khả quan hơn do doanh thu
giảm → Tác động không tốt đến tâm lý Nhà đầu tư → Index giảm.
3. Lãi suất chiết khấu tăng → Lãi suất trái phiếu chính phủ tăng, lãi suất tiền gửi của các
tổ chức tín dụng tăng do cạnh canh với lãi suất trái phiếu → Lượng tiền nhàn rỗi trong
dân cư và tổ chức sẽ dịch chuyển nhiều về Ngân hàng và Kho bạc → Lượng tiền bỏ vào
thị trường chứng khoán giảm → Index giảm.
4. Lãi suất chiết khấu tăng → Lãi suất tiền vay tăng → Lượng tiền vay Ngân hàng để đầu
tư vào thị trường chứng khoán sẽ giảm đi đáng kể → Index giảm.

Lãi suất
Mối quan hệ giữa lãi suất và giá cổ phiếu là gián tiếp và luôn thay đổi.
Nguyên nhân là do luồng thu nhập từ cổ phiếu có thể thay đổi theo lãi suất
và chúng ta không thể chắc chắn liệu sự thay đổi của luồng thu nhập này có
làm tăng hay bù đắp cho mức biến động về lãi suất hay không.
Lãi suất tăng sẽ rất có khả năng làm giảm giá các loại cổ phiếu trên thị
trường. Người mua cổ phiếu của công ty mới niêm yết thường trông chờ cổ
tức thấp thôi. Nhưng đổi lại, họ mong giá cổ phiếu sẽ tăng trên thị trường
chứng khoán. Tuy nhiên, khi lãi suất tăng kéo theo lãi suất trái phiếu tăng
chắc chắn người ta sẽ trông đợi lợi nhuận có được từ việc mua cổ phiếu sẽ
phải cao hơn đề bù vào những rủi ro của cổ phiếu so với trái phiếu. Trước
mắt giá cổ phiếu phải giảm để nâng mức lợi nhuận này.
Để giải thích rõ chiều hưởng ảnh hưởng của lãi suất tới thị trường cổ phiếu
cần phải xem xét các khả năng có thể xảy ra khi tỷ lệ lạm phát tăng, cụ thể
như sau:
♦ Lãi suất tăng do tỷ lệ lạm phát tăng làm cho chi phí đầu tư vào và giá cả
hàng hóa bán ra đều tăng nên thu nhập công ty theo đó cũng tăng vì công ty

có thể tăng giá cho phù hợp với mức tăng của chi phí. Trong trường hợp này,
giá cổ phiếu có thể khá ổn định vì ảnh hưởng tiêu cực của việc tăng tỷ suất
lợi nhuận đã được đền bù một phần hay toàn bộ bởi phần tăng của tỷ lệ tăng
trưởng thu nhập và cổ tức. Khi đó thị trường cổ phiếu khá ổn định. Nhưng


nếu do tăng giá hàng bán dẫn đến thu nhập của công ty tăng cao hơn chi phí
đầu vào sẽ làm tăng lợi nhuận cho công ty và giá cổ phiếu lại tăng lên
♦ Lãi suất tăng, nhưng luồng thu nhập dự tính thay đổi rất ít do công ty
không có khả năng tăng giá để phù hợp với chi phí tăng. Do vậy, giá cổ
phiếu giảm. Tỷ suất lợi nhuận quy định có thể tăng nhưng tỷ lệ tăng trưởng
của cổ tức là không đổi, nên mức chênh lệch giữa hai nhân tố này càng
lớn.Thị trường cổ phiếu sẽ đi xuống.
♦ Lãi suất tăng trong khi luồng thu nhập giảm vì các nguyên nhân làm tăng
lãi suất lại gây tác động xấu tới thu nhập của công ty. Cụ thể là khi xảy ra
lạm phát thì chi phí sản xuất tăng, nhưng nhiều công ty không thể tăng giá,
dẫn tới biên độ lợi nhuận giảm. Tác động của một loạt các sự kiện này là rất
xấu đến giá cổ phiếu. Trong những trường hợp này, giá cổ phiếu sẽ sụt
nghiêm trọng vì tỷ suất lợi nhuận giảm khi cổ tức giảm, dẫn tới chênh lệch
giữa lãi suất và giá cổ phiếu càng lớn.
Ngược lại, lãi suất giảm có tác động tốt cho doanh nghiệp vì chi phí cho vay
mượn xuống thấp, và giá cổ phiếu thường tăng lên…
Một lý do nữa là khi lãi suất tăng, giá trái phiếu giảm thì người đầu tư có xu
hướng chuyển từ đầu từ cổ phiếu sang trái phiếu khiến cho giá cổ phiếu
giảm và ngược lại.
Mối quan hệ giữa lạm phát, lãi suất và giá cổ phiếu là một vấn đề đòi hỏi
phải có kinh nghiệm vì ảnh hưởng của chúng thay đổi theo từng thời kỳ. Do
vậy, mặc dù mối quan hệ giữa lạm phát, lãi suất và thu nhập từ cổ phiếu là
tiêu cực, nhưng điều này không phải lúc nào cũng đúng. Hơn nữa, ngay cả
khi điều này là đúng trên toàn bộ thị trường, thì vẫn tồn tại một số ngành

nhất định có thể có thu nhập và cổ tức tạo ảnh hưởng tích cực từ những biến
động về lạm phát và lãi suất. Trong trường hợp này, giá cổ phiếu có mối
quan hệ tốt với lạm phát và lái suất.

Mối quan hệ giữa lãi suất và tỷ giá:
Xét trường hợp đồng VND và USD (các yếu tố khác không đổi)
Khi lựa chọn nắm giữ đồng tiền nội tệ và đồng ngoại tệ (cụ thể là USD), người ta sẽ xem xét mức lãi suất
thực tế (1) của 2 đồng tiền này
Khi Lãi suất của VND cao hơn lãi suất của USD (lãi suất thực), người ta sẽ có xu hướng chuyển từ nắm giữ
USD sang nắm giữ VND. Điều này làm cho nhu cầu VND tăng lên, cầu về USD giảm đi, từ đó giá USD sẽ
giảm đi so với VND, hay tỷ giá giảm tới một mức tỷ giá mới mà cung cầu USD - VND trở nên cân bằng. Khi
đó, lãi suất thực tế của VND và USD tương đương nhau (điều kiện ngang bằng lãi suất và không tính tới
lạm phát).


Khi có ảnh hưởng của lạm phát, mặc dù lãi suất danh nghĩa tăng, nhưng lãi suất thực tế giảm, lúc này
ngược lai - VND sẽ giảm giá so với USD, dẫn tới tỷ giá tăng.
Ngược lại, khi đồng USD tăng giá, để tạo cân bằng trên thị trường ngoại hối, NHTW sẽ chủ động tăng lãi
suất đồng nội tệ(VND) thông qua đẩy mạnh lượng cung ngoại tệ ra nền kinh tế đồng thời hút bớt đồng nội tệ
về. Điều này làm cho cung cầu ngoại hối trở nên cân bằng.
Tỷ giá trong dài hạn
Trong dài hạn, tỷ giá hối đoái tuân theo 3 nguyên lý đã nêu:
- Qui luật một giá:
- Thuyết ngang bằng sức mua (Purchasing Power Parity-PPP)
- Điều kiện ngang bằng lãi suất ( Interest Parity Condition)

Hạn chế:
Lãi suất và tỷ giá chỉ có mối quan hệ tác động qua lại lẫn
nhau một cách gián tiếp, chứ không phải là mối quan hệ trực
tiếp và nhân quả. Các yếu tố để hình thành lãi suất và tỷ giá

không giống nhau. Lãi suất biến động do tác động của quan
hệ cung cầu của vốn cho vay. Lãi suất có thể biến động trong
phạm vi tỷ suất lợi nhuận bình quân và trong một tình hình
đặc biệt, có thể vượt quá tỷ suất lợi nhận bình quân. Còn tỷ
giá hối đoái thì do quan hệ cung cầu về ngoại hối quyết định,
mà quan hệ này lại do tình hình của cán cân thanh toán dư
thừa hay thiếu hụt quyết định.
Như vậy là nhân tố hình thành lãi suất và tỷ giá không giống
nhau, do đó biến động của lãi suất (lên cao chẳng hạn)
không nhất thiết đưa đến tỷ giá hối đoái biến động theo ( hạ xuống chẳng hạn). Lãi suất lên cao có thể thu
hút vốn ngắn hạn của nước ngoài chạy vào, nhưng khi tình hình chính trị, kinh tế và tiền tệ trong nước
không ổn định, thì không nhất thiết thực hiện được, bởi vì với vốn nước ngoài, vấn đề lúc đó lại đặt ra trước
tiên là sự đảm bảo an toàn cho số vốn chứ không phải là vấn đề thu hút được lãi nhiều.
Các yếu tố ảnh hưởng tới lãi suất và tỷ giá:
Lạm phát giữa các quốc gia
Cung-cầu ngoại hối
Cán cân thanh toán quốc tế ( hệ quả của Cung- cầu ngoại tệ)
Chính sách ngoại thương
Hoạt động đầu cơ
Tình hình chính trị trong nước và quốc tế
_________________________
(1) Lãi suất thực tế (đồng nội tệ) = Lãi suất danh nghĩa – tỷ lệ lạm phát dự kiến
= Lãi suất ngoại tệ + (-) khoản tăng (giảm) giá dự tính



×