Tải bản đầy đủ (.docx) (23 trang)

ĐỀ TÀI: KIỂM TOÁN HOẠT ĐỘNG KIỂM SOÁT Ô NHIỄM MÔI TRƯỜNG KHÔNG KHÍ

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (354.41 KB, 23 trang )

BỘ CÔNG THƯƠNG
TRƯỜNG ĐẠI HỌC CÔNG NGHIỆP TP. HCM
VIỆN KHOA HỌC CÔNG NGHỆ VÀ QUẢN LÝ MÔI TRƯỜNG

KINH TẾ MÔI TRƯỜNG

ĐỀ TÀI: KIỂM TOÁN HOẠT ĐỘNG KIỂM SOÁT Ô
NHIỄM MÔI TRƯỜNG KHÔNG KHÍ

TP. Hồ Chí Minh, tháng 10 năm 2015


BỘ CÔNG THƯƠNG
TRƯỜNG ĐẠI HỌC CÔNG NGHIỆP TP. HCM
VIỆN KHOA HỌC CÔNG NGHỆ VÀ QUẢN LÝ MÔI TRƯỜNG

KINH TẾ MÔI TRƯỜNG
ĐỀ TÀI: KIỂM TOÁN HOẠT ĐỘNG KIỂM SOÁT Ô
NHIỄM MÔI TRƯỜNG KHÔNG KHÍ

GVHD
SVTH
LỚP

: VÕ ĐÌNH LONG
: NHÓM 6
: ĐHQLMT8A

TP. Hồ Chí Minh, tháng 10 năm 2015



MỤC LỤC


CHƯƠNG 1 TỔNG QUAN
1.1. Không khí
Nhân loại hàng ngày sống và làm việc trong bầu không khí bao quanh mình. Do vậy luôn
luôn có một tác động qua lại giữa bầu không khí và con người ví dụ như: trao
đổiOxyvàCacbonic; trao đổi nhiệt; làmphát sinh bụi và hơi độc …
Thành phần hóa học
Không khí trong tự nhiên là một hỗn hợp bao gồm các thành phần hóa học sau:Gồm
có nitơ (78,1% theo thể tích) và ôxy (20,9%), với một lượngnhỏ agon (0,9%), điôxít
cacbon (dao động, khoảng 0,035%), hơi nước và một số chất khí khác. Bầu khí quyển bảo
vệ cuộc sống trên Trái Đất bằng cách hấp thụ các bức xạ tia cực tím của mặt trời và tạo ra
sự thay đổi về nhiệt độ giữangày và đêm.
1.2. Nguồn gây ô nhiễm không khí
1.2.1. Nguồn thải công nghiệp:
Nền công nghiệp ở nước ta ngày ngày càng phát triển tạo ra nhiều sản phẩm hàng hóacho
xã hội. Các khu công nghiệp, các nhà máy mọc lên với số lượng nhiều, qui mô lớnlàm
thay đổi cả bộ mặt xã hội theo cả hai chiều tích cực và tiêu cực, trong đó phải kể đến vấn
đề ô nhiễm môi trường. Hoạt động của công nghiệp tăng cao sẽ kéo theo việc tăng chất
thải vào môi trường khí. Khi lượng chất thải đủ nhiều để phá vỡ chu trình cân bằng vật
chất của môi trường, làm cho môi trường bị ô nhiễm.
Nguồn thải gây ô nhiễm của các ngành công nghiệp gồm:
1). Công nghiệp năng lượng:
Công nghiệp năng lượng gồm 3 ngành chính: Điện – Than – Dầu khí
Ngành điện:
Ngành điện của nước ta có cơ cấu các nhà máy phát điện là:
− Thủy điện 66% là ngành không gây ô nhiễm môi trường khí nhưng tiềm ẩn khả
năngbiến đổi môi trường – sinh thái vùng hồ chứa nước và thủy vực vùng hạ lưu.
− Nhiệt điện: 21%

− Tuabin khí và điezen: 13%

4


Các nhà máy nhiệt điện dùng than làm nhiên liệu có lượng tiêu hao than từ 0,4 ? 0,8
kg/kwh. Lượng lưu huỳnh rất cao (tới 3%). Với các nhà máy dùng khí làm nhiên liệu thì
nguồn gây ô nhiễm không khí chỉ là CO2,NO2.
Ngành khai thác than:
Ngành khai thác than ít có nguy cơ trực tiếp gây ô nhiễm không khí, có chăng chỉ
cónguồn phát sinh bụi từ các tuyến vận chuyển, phân loại than mà thôi. Ngành này tiềm
ẩnkhả năng làm biến đổi môi trường – sinh thái vùng khai thác do cây cối bị triệt phá,
đấtđá bị đào xới…
Ngành khai thác dầu khí:
Nguồn phát thải chất ô nhiễm là việc đốt bỏ khí đồng hành và những sự cố dò rỉ khí đốt
trên các tuyến vận chuyển, sử dụng.
2). Công nghiệp hóa chất:
Hóa chất cơ bản:
Chúng ta ít có nhà máy sản xuất hóa chất cơ bản lớn , nhất là ở khuvực phía nam. Nhưng
có một số nhà máy công nghiệp khác có theo dây chuyền sản xuấthóa chất xút – clo trên
cơ sở điện phân muối ăn. Tại những cơ sở này, hơi Clo được thảibỏ tự do vào không khí
là một nguy cơ gây ô nhiễm môi trường.Tùy theo các dạng sản phẩm làm ra mà các cơ sở
sản xuất hóa chất cơ bản có chất thải làm ô nhiễm môi trường khí.
Ví dụ: SO2 từ công nghệ sản xuất acide sunfuric; clo từ công nghệ điện phân muối ăn.

Phân hóa học:
Nguồn ô nhiễm lớn nhất tại các nhà máy phân hóa học là bụi, sau đólà hơi SO2 và fluo
nếu là dây chuyền sản xuất super lân, hay NH3, CO2 nếu là sản xuất phân đạm.
Thuốc trừ sâu:
Các nhà máy thuốc trừ sâu ở nước ta có hai dạng chính là thuốc trừ sâu dạng lỏng và rắn.

Ở các nhóm clo hữu cơ và lân hữu cơ là loại có độc tính cao. Trongquá trình pha chế,
đóng gói thành phẩm, có hơi thuốc trừ sâu bay hơi vào không khí gây ô nhiễm môi trường
khí. Ngoài ra phải kể tới bụi ở các dây chuyền sản xuất thuốc bột và hột bay vào môi
trường không khí. Tuy khối lượng không nhiều nhưng khí thải của các xí nghiệp này rất
độc hại nên cần đặc biệt chú ý.
3). Công nghiệp luyện kim:

5


Cả nước chỉ có một nhà máy luyện gang từ quặng sắt ở Thái nguyên, nhà máy này
vừaluyện gang và luyện cốc, khí thải của nhà máy chứa nhiều CO, CO2, CyHx, Sox,
NH3và bụi…Hiện nay nhà máy sản xuất với năng suất rất thấp.Thường gặp nhất là lò
luyện thép Hồ quang ở cả miền nam và miền bắc. Khi hoạt động,lò luyện thường làm ô
nhiễm khu xung quanh vì khói bụi của quá trình sản xuất. Trongkhí thải của lò, lượng CO
cho tới 15% – 20% (thể tích); H2 chiếm 0.5% - 35%.Tải lượng bụi trung bình tính theo
thành phẩm là 6-9Kg/tấn thép hay 3~10g/m3 khí thải. Thành phần chủ yếu của bụi là oxýt
sắt, ngoài ra còn có oxít măng gan, canxi, ma nhê… Đâyđang là nguồn gây ô nhiễm đáng
kể nhất ở các khu công nghiệp, chưa kể tới trong các nhà máy này còn có các lò nung đốt
dầu FO thải ra môi trường các loại khí độc hại đặc trưng.
4). Công nghiệp vật liệu xây dựng:
Sản xuất xi măng:
Hiện chúng ta đang có rất nhiều nhà máy sản xuất xi măng. Bao gồm hai công nghệ chính
là xi măng lò đứng công suất thấp, chất lượng thấp, sản xuất thô sơ và xi măng lòquay có
công suất và chất lượng cao. Khí thải từ lò nung xi măng có hàm lượng bụi, CO,
CO2, Fluor rất cao và cỏ khả năng gây ô nhiễm nếu không được kiểm soát tốt. Hiện
tại,vấn đề ô nhiễm môi trường do bụi và khói ở một vài nhà máy xi măng vẫn đang
chưađược giải quyết.
Sản xuất gạch đất nung:
Tại các cơ sở công nghiệp lớn, gạch đất nung trong các lò tuy-nen dùng nhiên liệu là

dầuDO hay FO, các nhà máy này phát thải vào không khí chất gây ô nhiễm do đốt dầu
vẫnđang tồn tại, còn chưa được giải quyết triệt để. Chất gây ô nhiễm là tro bụi, CO2, Sox.
Tại các lò gạch thủ công dùng trấu, củi, than làm ô nhiên liệu,do đặc tính công suất nhỏ,ở
rải rác nên khí thải chứa tro bụi, CO2 ảnh hưởng tới các nhà dân lân cận. Khi tập trung
thành các làng nghề thì vấn đề sẽ trở nên bức xúc hơn.
Sản xuất gạch gốm, đồ gốm sứ:
Các nhà máy sản xuất gạch ceramic có nguồn phát thải lớn chất gây ô nhiễm vào
khôngkhí là tháp sấy Kaolin và lò nung. Trong khí thải thường chứa: CO, CO2, Fluor,
Sox…
1.2.2. Ô nhiễm giao thông:
Cùng với đà phát triển của công nghiệp hóa, số lượng các phương tiện giao thông ngày
càng nhiều. Vì vậy trên các tuyến giao thông đông đúc ở các đô thị thường xuất hiện vấn
đề ô nhiễm không khí do bụi và khí thải của xe có động cơ gây ra. Đặc điểm của loại khí
thải này là nguồn thải thấp, di động và không đều. Ở các tuyến có mật độ lưu thông cao
khí thải hợp lại thành nguồn phát thải theo tuyến làm ảnh hưởng nghiêm trọng tới môi

6


trường hai bên đường. Những chất ô nhiễm đặc trưng của khí thải giao thông là bụi,CO,
CO, CyHx, Sox, chì, CO2 và Nox , Benzen.
1.2.3. Hoạt động sinh hoạt, tiêu dùng
Là nguồn gây ô nhiễm tương đối nhỏ, song tác động này cũng cần được tính đến. Chủ yếu
là các hoạt động đun nấu sử dụng nhiên liệu nhưng đặc biệt gây ô nhiễm cục bộ trong một
hộ gia đình hoặc vài hộ xung quanh. Tác nhân gây ô nhiễm chủ yếu: co, bụi.
Đặc biệt là các khu dân cu nghèo, các khu phố cũ, phố cổ khi mà việc đun nấu bằng than,
dầu hỏa, củi khá phố biến là nguyên nhân gây ô nhiễm trong nhà, ảnh hưởng trục tiếp tới
sức khỏe người dân. Ước tính khu này có mật độ nguồn phát thải ô nhiễm cao hơn hẳn
những khu khác, có thế gấp tới 10 lần so với các khu dân cư mức sống cao


7


CHƯƠNG 2 KIỂM TOÁN HOẠT ĐỘNG KIỂM SOÁT Ô NHIỄM MÔI
TRƯỜNG KHÔNG KHÍ
− Kiểm toán hoạt động kiểm soát ô nhiễm môi trường không khí tức là đi kiểm toán
các nguồn thải ô nhiễm môi trường không khí.
− Kiểm toán nguồn thải ô nhiễm môi trường không khí là công tác thống kê tải lượng
và đặc điểm các nguồn chất ô nhiễm trong một khu vực để xem xét phục vụ cho công
tác quản lý, dự báo và kiểm soát ô nhiễm môi trường không khí.
− Kiểm toán nguồn thải cần được tiến hành song song với các công việc: Quan trắc khí
tượng, phân tích thành phần khí quyển và xác lập các tham số của nguồn thải chất ô
nhiễm vào không khí.
1.3. Quy trình Kiểm toán nguồn thải không khí
1.3.1. Giai đoạn tiền kiểm toán






Xác định phạm vi kiểm toán hoạt đông kiểm toán ô nhiễm không khí cho đơn
vị/cơ sở được kiểm toán.
Thu thập thông tin về hoạt động quản lý kiểm toán ô nhiễm không khí của đơn
vị/cơ sở được kiểm toán.
Chuẩn bị các thiết bị, phương tiện phục vụ cho quá trình kiểm toán của đơn vị/cơ
sở.
Lập kế hoạch kiểm toán hoạt động quản lý kiểm toán ô nhiễm không khí cho đơn
vị/cơ sở được kiểm toán.
Các thành viên trong đội kiểm toán luôn phải duy trì một thái độ nghề

nghiệp đúng đắng giúp bảo vệ và nâng cao ý kiến cho ngành kiểm toán nhằm
đảm bảo về chất lượng của dịch vụ cung ứng cho khách hàng và xã hội.

1.3.2. Giai đoạn tiến hành kiểm toán
• Tìm hiểu thủ tục và hệ thống quản lý ô nhiễm không khí của đơn vị/cơ sở.
• Đánh giá điểm mạnh điểm yếu của hệ thống quản lý ô nhiễm không khí của đơn
vị/cơ sở.
• Thu thập chứng cứ kiểm toán hoạt động quản lý ô nhiễm không khí . Nhập và
phân tích dữ liệu thu thập được :
- xác định hình thức nguồn thải.

- Kích thước hình học của nguồn thải (VD với ống khói là chiều cao, đường
kính miệng ống khói).

8


- Tiến hành kiểm toán các nguồn phát sinh khí bao gồm:
- Nguồn điểm: Là nguồn có kích thước nhỏ gọn trong không gian như các
ống thải khí hay ống khói…

- Nguồn đường: Là nguồn thải chất ô nhiễm kéo dài trên một mặt phẳng.
Như cửa mái nhà công nghiệp…

- Nguồn diện: Là nguồn thải chất ô nhiễm trải đều trên một mặt phẳng.
- Nguồn không gian: Là nguồn thải chất ô nhiễm trải đều trong một không
gian.

- Các tham số của nguồn thải như lượng thải chất ô nhiễm vào khí quyển
trong một đơn vị thời gian, lưu lượng khí thải, nhiệt độ khí thải. Đối với

kiểm toán nguồn thải ô nhiễm không khí tùy theo từng địa điểm kiểm toán
để xác định các nguồn thải ưu tiên để kiểm toán. Đối với đô thị cần ưu
tiên trong việc kiểm toán các nguồn thải từ hoạt động giao thông. Còn
đối với khu công nghiệp cần ưu tiên nghiên cứu các nguồn thải từ các nhà
máy sản xuất...


Phân công nhiệm vụ đối với thành viên của đoàn kiểm toán: một nhóm cần
thu thập các tài liệu tổng quan về hệ thống quản lý môi trường, các chính
sách, quản lý nguyên vật liệu, năng lượng, kiểm soát chất lượng không khí do
hoạt động của động cơ những hoạt động giao thông của địa điểm cần kiểm
toán. Một nhóm đi đến các cơ sở cần kiểm toán để khảo sát trước nhằm thu
thập các thông tin cơ bản để đưa ra được các bảng câu hỏi cần thiết để làm
cơ sở cho hoạt động kiểm toán. Đối với từng địa điểm sẽ xây dựng các bảng
câu hỏi khác nhau

• Đánh giá kết quả thu thập được từ kiểm toán hoạt động quản lý ô nhiễm không
khí
• Báo cáo kết quả thu thập về công tác kiểm toán hoạt động quản lý ô nhiễm
không khí của đơn vị/cơ sở được kiểm toán.
• Đề xuất giải pháp khả thi để khắc phục thiếu xót cho đơn vị/cơ sở được kiểm
toán.
1.3.3. Giai đoạn hậu kiểm toán
• Lập báo cáo kết quả kiểm toán ô nhiễm không khí của đơn vị/ cơ sở được kiểm
toán (bao gồm cả những phát hiện trong quá trình kiểm toán và kiến nghị)

9






Đơn vị/cơ sở được kiểm toán thực hiện khắc phục những thiếu xót trong hoạt
động quản lý ô nhiễm không khí theo đúng quy định.
Kiểm toán bổ sung sau khi đơn vị/cơ sở đã hành động.

1.4. Đo đạc chât ô nhiễm trong ống thải
Việc xác định lượng phát thải chất gây ô nhiễm môi trường không khí trong ống thải
nhằm mục đích kiểm toán môi trường, tính kiểm tra phát thải chất gây ô nhiễm tới vùng
dưới gió của ống thải; và kiểm tra nồng độ chất gây ô nhiễm trong ống thải với các tiêu
chuẩn phát thải cho phép.
Chất gây ô nhiễm môi trường không khí có rất nhiều loại, tuy thế chỉ phân làm hai loại
khi tiến hành đo đạc, đó là: Bụi và các chất dạng hơi khí.
1.4.1. Đo nồng độ bụi trong ông thải:
Bụi là các hạt rắn khuyếch tán trong dòng khí có khối lượng và trọng lượng riêng khác
nhiều với môi trường khí. Khi chuyển động trong dòng khí, hạt bụi chịu chi phối rất
nhiều của các lực quán tính, lực lý tâm và lực ma sát với dòng khí nên khi lấy mẫu khí
để xác định nồng độ bụi cần phải có các yêu cầu riêng.
Đo đạc nồng độ bụi trong ống thải thường phải tiến hành lấy mẫu khí lẫn bụi từ trong
ống thải và đưa ra các thiết bị phân tích đặt ngoài ống. Sơ đồ hệ thống như sau:

Hình 3-1. Sơ đồ khối hệ thống đo đạc nồng độ chất ô nhiễm trong ống thải.
Ồng lấy mẫu thường là một ống tròn rỗng bằng kim loại như đồng hay INOX có đường
kính chừng 6 ~ 12mm, một đầu thường được uốn cong 90 o còn đầu kia để thẳng và nối

10


với ống dẫn khí hút về các thiết bị khác. Khi thu mẫu bụi, đầu ống uốn cong được
hướng sao cho miệng ống vuông góc với chiều đi tới của dòng khí.

Đầu ống lấy mẫu bụi có cấu tạo đặc biệt, mép ống có cạnh vát sắc để làm giảm dòng
chảy rối phát sinh tại đầu ống ảnh hưởng tới kết quả đo.Bộ thu hạt bụi ở nhiệt độ
thường là các màng lọc hiệu quả cao để thu các hạt bụi trong dòng khí thu được. Bằng
cách so sánh trọng lượng màng trước và sau khi lọc, người ta có được lượng bụi thu
được trên màng lọc và từ đó biết được nồng độ bụi trong ống thải. Khi khí thải có nhiệt
độ cao, người ta phải dùng các loại màng lọc bằng vật liệu đặc biệt hoặc phương pháp
khác.

Hình 3-2. Hình dạng đầu lấy mẫu bụi trong ống và ảnh hưởng của tốc độ lấy mẫu tới
kết quả.
Bộ lọc hạt nước là thiết bị bảo vệ các phần tử tiếp theo trên hệ thống tránh bị các tác
động xấu của nước ngưng trong hệ thống khi đo đạc khí thải của lò đốt. Nó sẽ không
cần thiết nếu đo dòng khí thải có nhiệt độ và độ ẩm không cao, các ống thải khí của hệ
thồng hút bụi.
Trước khi đo đạc nồng độ bụi trong ống thải, nhất thiết phải biết tốc độ dòng khí trong
mặt cắt muốn đo đạc bằng cách đo đạc hay tính từ lưu lượng hệ thống đã biết. Đây là
yếu tố có tính quyết định tới kết quả đo đạc vì muốn có kết quả đúng như thực tế thì tốc
độ dòng khí đi vào đầu ống lấy mẫu bụi phải vừa bằng với tốc độ dòng khí đi bên ngoài
(được gọi là chế độ đẳng tốc). Ở chế độ đẳng tốc đó, các hạt bụi sẽ không bị đổi hướng
di chuyển khi đi qua mặt cắt có đầu ống lấy mẫu. Nếu tốc độ trong đầu ống lấy mẫu nhỏ
hơn tốc độ bên ngoài sẽ sinh ra hiện tượng rẽ dòng khí ở trước đầu ống lấy mẫu bụi.
Hiện tượng này sẽ làm giảm số hạt bụi đi vào trong đầu ống lấy mẫu. Trong trường hợp
ngược lại, tốc độ trong đầu ống lấy mẫu lớn hơn tốc độ bên ngoài sẽ sinh ra hiện tượng
thu dòng khí ở trước đầu ống lấy mẫu bụi. Hiện tượng này sẽ làm tăng số hạt bụi đi vào
trong đầu ống lấy mẫu. Những hiện tượng đó sẽ làm sai lạc kết quả đo đạc.

11


Lưu lượng khí lấy mẫu đo trên lưu tốc kế được tính như sau:

L = V x f x 6000 l/ph
Trong đó: L - Lưu lượng lấy mẫu (lít / phút). v - Tốc độ dòng khí trong ống ( m /s).
f - Tiết diện ngang đầu lấy mẫu (m2 ).
Ví dụ: Ống khói có đường kính D=320 mm Thải khói có lưu lượng L=3.500 m 3/h. Tính
lưu lượng lấy mẫu như sau:
Tốc độ khí trong ống khói:

Với đường kính đầu lấy mẫu d = 10 mm
Chú ý: Lượng khí lấy mẫu không phải là lượng khí đưa vào công thức tính nồng độ bụi
vì sự khác biệt về nhiệt độ. Khi tính nồng độ bụi phải thêm vào hệ số hiệu chỉnh nhiệt
độ khí thải trong chế độ đo đạc khác 0oC
Sơ đồ khối quy trình đo đạc như hình vẽ sau.

12


Hình 3-3. Sơ đồ khối đo nồng độ bụi trong ống thải.
1.4.2. Đo nồng độ hơi khí độc trong ống thải:
Các chất ô nhiễm ở dạng hơi và khí khuyếch tán tốt trong không khí nên khi di chuyển

trong ống thải, nồng độ chất ô nhiễm đồng đều trong toàn bộ không gian ống thải. Vì
thế, việc đo đạc nồng độ chất ô nhiễm trong ống thải tương tự như đo trong môi trường
không khí xung quanh. Vị trí lấy mẫu nên ở mặt cắt ngang ống có dòng chảy đều đặn,
Đầu lấy mẫu có thể có hướng bất kỳ và lấy mẫu ở mọi tốc độ. Lưu lượng khí lấy mẫu
phải tuân thủ các thường quy kỹ thuật chuyên ngành. Đặc biệt khi đo hơi khí có nồng
độ cao thì phải qua hấp thu nhiều bậc để có giá trị đo gần với thực tế.
Hình 3-4 Sơ đồ khối đo nồng độ hơi khí độc trong ống thải.

13



1.5. Các yếu tô ảnh hưởng tới sự khuêch tán chất ô nhiêm trong khí quyển: Các
yêu tô khí hậu :
1.5.1. Ảnh hưởng của gió:
Gió gây ra các dòng chảy rối không khí ở lớp sát mặt đất. Nhờ có gió chất ô nhiễm
được khuếch tán rộng ra làm cho nồng độ chất ô nhiễm giảm xuống rất nhiều so với ban
đầu. Gió là nhân tố đặc biệt quan trọng trong việc khuếch tán bụi và hơi hóa chất nặng
hơn không khí.
Gió có thể khuếch tán chất ô nhiễm, làm giảm nồng độ ban đầu vì nó thường gây các
dòng chảy rối của không khí sát mặt đất. Khác với các dòng chảy tầng xuất hiện khi gió
yếu, dòng chảy rối của không khí được đặc trưng bằng việc xáo trộn các phần tử khí ở
các lớp sát cạnh nhau. Do các xáo trộn này, các phần tử chất ô nhiễm cũng được nhanh
chóng di chuyển sang các lớp không khí lân cận. Kết quả là sự khuếch tán chất ô nhiễm
mạnh mẽ hơn, hiệu quả hơn.
Phải ghi nhận rằng gió luôn luôn có xu hướng thay đổi chiều thổi tới và tốc độ thổi.
Mặc dù có những thống kê theo dõi chặt chẽ cho phép xác định các giá trị và phương
hướng tức thời cũng như tần suất ở mỗi cấp gió và hướng gió.Việc xem xét hướng gió
nhằm phục vụ cho mục đích quy hoạch vị trí nguồn thải, cố tránh cho nguồn thải chất ô
nhiễm đứng đầu hướng gió chủ đạo các khu dân cư, các công trình quan trọng.
1.5.2. Độ ẩm và mưa:
Trong điều kiện có độ ẩm lớn, các hạt bụi sẽ dính kết vào nhau thành hạt lớn và rơi
nhanh xuống đất. Tuy vậy, các vi sinh vật trong không khí phát triển nhanh chóng, bám
theo các hạt bụi khuếch tán rộng xuống chiều dưới gió.
Mưa có tác dụng rửa sạch môi trường khí. Hạt mưa kéo theo hạt bụi, hấp thu một số
chất ô nhiễm và rơi xuống đất. Do đó, ở các vùng không khí có chứa chất ô nhiễm
nhiều, nước mưa cũng mang theo chất ô nhiễm làm ảnh hưởng tới môi trường đất và
nước phía dưới.
Trong cơn mưa, lớp không khí trên cao trút các hạt nước xuống thành mưa nên có xu
hướng nóng lên, ngược lại nước mưa rơi xuống mặt đất sẽ bốc hơi, thu nhiệt của mặt
đất và lớp không khí sát mặt đất nên có thể xảy ra hiện tượng nghịch nhiệt, không có lợi

cho việc khuếch tán chất ô nhiễm vào không khí.
1.5.3. Ảnh hưởng của địa hình với sự phân tán chất ô nhiễm:

14


Ở các vùng địa hình không bằng phẳng, có đồi, có gò việc phân tán chất ô nhiễm có
biểu hiện phụ thuộc vào địa hình rất rõ nét bởi vì phân bố hướng và tốc độ gió rất khác
so với địa hình vùng bằng phẳng, xuất hiện các vùng xoáy quẩn ở dưới các lũng sâu,
phía sau các đồi gò dốc cũng như có thể có các luống gió lạnh trượt dọc theo các triền
dốc xuống các thung lũng.
Vì vậy, khi xem xét khả năng phát tán chất ô nhiễm ở các vùng này cần phải xem xét vị
thế thực tế của nơi đặt nguồn thải với các điều kiện gió địa phương chứ không thể dùng
số liệu chung của toàn khu vực cho đài khí tượng thông báo.
VD: Cụ thể là nhà máy nhiệt điện Ninh Bình do khi thiết kế không lường hết được điều
kiện địa hình nên đã gây ô nhiễm môi trường cho thị xã Ninh Bình vào mùa gió Nam Đông Nam.
1.6. Phương pháp thực và giải pháp thực hiện hoạt động kiểm soát ô nhiễm môi
trường không khí
1.6.1. Phương pháp
Nhiệm vụ kiểm tra khí thải của các nguồn thải được thực hiện dựa trên các phương
pháp sau:
-

Phương pháp thống kê.
Phương pháp khảo sát thực địa, kết hợp kiểm tra.
- Phương pháp thu mẫu, đo đạc tại hiện trường và phân tích mẫu
- Phương pháp kế thừa: tiếp cận, kết thừa kết quả thực hiện các

nhiệm vụ BVMT năm trước.
- Phương pháp đánh giá ô nhiễm của nguồn thải: Áp dụng tiêu


chuẩn về chất lượng môi trường không khí theo Thông tư số
16/2009/TT-BTNMT ngày 17 tháng 10 năm 2009 của Bộ trưởng Bộ
Tài nguyên và Môi trường Quy định về kỹ thuật quốc gia về môi
trường; Thông tư số 25/2009/TT-BTNMT ngày 16 tháng 11 năm
2009 của Bộ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường Quy định về
kỹ thuật quốc gia về môi trường.
- Phương pháp chuyên gia: mời các chuyên gia trong lĩnh vực môi

trường lập báo cáo tổng hợp, đọc góp ý báo cáo tổng hợp nhiệm vụ,
về phương pháp xử lý số liệu, phương pháp đánh giá kết quả.
1.6.2. giải pháp
Ô nhiễm không khí là vấn đề phức tạp liên quan đến nhiều lĩnh vực, hoạt động

15


như: xây dựng, sử dụng đất, giao thông, hoạt động dân sinh, công nghiệp năng
lượng ... Do vậy, việc kiểm soát và giảm thiểu ô nhiễm không khí phải dựa trên một
loạt các giải pháp đồng bộ.
1.6.2.1. Giải pháp về quản lý
Hoàn thiện tổ chức cơ quan quản lý môi trường ở các cấp

-

- Xác lập cơ chế thông tin về môi trường không khí
- Tiếp tục hoàn thiện hệ thống văn bản pháp luật;
- Xây dựng luật không khí sạch;
- Xây dựng quy chế BVMT không khí
- Tăng cường tài chính: tăng nguồn kinh phí sự nghiệp cho công


tác quản lý môi trường, thu hút và tạo điều kiện thuận lợi cho các
dự án theo cơ chế phát triển sạch;
- Phát triển và mở rộng việc sử dụng các nguồn năng lượng sạch.
- Đẩy mạnh hoạt động quan trắc, kiểm kê khí thải, kiểm soát

môi trường không khí;
- Triển khai mạnh mẽ các dự án của chương trình cải thiện chất

lượng môi trường không khí đặc biệt là ở đô thị.
-

Di dời các CSSX ra các vùng ngoại thành, khu dân cư.
- Cần nâng cao hoạt động tuyên truyền, giáo dục nhằm nâng cao

nhận thức và xây dựng văn hóa môi trường cho mọi người dân đô
thị.
1.6.2.2. Giải pháp về hoạt động
Để giảm thiểu ô nhiễm không khí trong đô thị ta phải tiến hành, cải thiện, giảm
thiểu tác nhân ô nhiễm tại nguồn thải. Để thực hiện hiệu quả điều đó ta cần qui
hoạch đô thị theo hướng đô thị sinh thái.


Các biện pháp kĩ thuật
 Khối dân cư:

- Cải tiến các thiết bị đốt (bếp, lò): nên có các biện pháp cải tiến các thiết bị
đun nấu trong các hộ dân cư, sử dụng các bếp tiên tiến hơn nhằm nâng cao

16



hiệu suất sử dụng năng lượng. Điều này có ý nghĩa quan trọng trong việc giảm
thiểu tải lượng chất ô nhiễm.
- Sử dụng điện năng: việc sử dụng điện năng sẽ giảm tối đa ô

nhiễm không khí, tuy nhiên biện pháp này rất hạn chế do công
suất phát điện ở nước ta còn thấp, giá thành điện năng còn cao.
 Khối thương mại - dịch vụ:

Chất ô nhiễm phát thải tập trung từ một vài nơi như: canteen, máy phát điện dự
phòng,… đây là khối tiêu thụ năng lượng ít nhất.
+ Biện pháp:
-

Lắp đặt các thiết bị xử lý cuối nguồn thải.
- Cải tiến các thiết bị sử dụng nhiên liệu.
- Sử dụng nhiên liệu sạch hơn.
 Khối công nghiệp: Đây là nguồn phát thải ô nhiễm chủ yếu.

+ Biện pháp:
- Qui hoạch, di dời dần các nhà máy, CSSX trong đô thị vào các khu công

nghiệp tập trung.
- Áp dụng các qui trình sản xuất sạch hơn: thay đổi nguyên nhiên liệu, đổi mới

dây chuyền công nghệ…
- Các biện pháp trên đứng về mặt lí thuyết rất có hiệu quả. Tuy nhiên vấn đề áp

dụng thật không dễ dàng, nhất là đối với các nước đang phát triển như Việt

Nam. Nhưng chúng ta có thể thực hiện từng bước, chia thành nhiều giai đoạn,
di dời dần, cải tiến dần…Thêm vào đó cần có các chính sách thỏa đáng để
khuyến khích các CSSX di dời hoặc chuyển đổi ngành nghề và trước mắt là
tập trung vào khâu xử lý cuối đường ống để giảm thiểu tối đa các tác nhân ô
nhiễm.
- Khối giao thông:

Đây là khối có mức tiêu thụ năng lượng đứng thứ hai trong đô thị; nguồn thải của khối
này là nguồn thải động, rất khó quản lý
+ Biện pháp:

17


Sử dụng năng lượng sạch ở các nước tiên tiến, nhiên liệu được sử dụng cho các động
cơ như xăng, dầu diezel được thay thế dần bằng nhiên liệu sạch hơn. Hiện nay,
người ta đang đẩy mạnh nghiên cứu các loại động cơ chạy bằng năng lượng điện,
năng lượng mặt trời, năng lượng cồn…(các loại năng lượng này vẫn còn nằm trong
vòng nghiên cứu, chưa thật sự được áp dụng rộng rãi). Nâng cao hiệu suất của động
cơ, lắp thêm các thiết bị xúc tác chuyển hóa khí thải xe thành các khí không độc
hại, sử dụng phụ gia xăng dầu hoặc các thiết bị giúp tiết kiệm nhiên liệu.

18


CHƯƠNG 3 KINH NGHIỆM CỦA MỘT SỐ NƯỚC TRÊN THẾ GIỚI VỀ KIỂM
SOÁT Ô NHIỄM KHÍ THẢI
Ô nhiễm môi trường không khí là một trong những nguyên nhân chủ yếu làm
suy thoái chất lượng môi trường trên thế giới cũng như tại Việt Nam. Các nguồn ô
nhiễm không khí rất đa dạng, có thể kể đến các hoạt động từ khu công nghiệp, khu chế

xuất, cụm công nghiệp, giao thông vận tải, xây dựng, sinh hoạt của người dân... Trên
thế giới đã có một số nghiên cứu về kiểm soát ô nhiễm (KSÔN) môi trường không khí
phù hợp với điều kiện của từng khu vực, quốc gia thông qua những văn bản luật và
chính sách rõ ràng, cụ thể, điển hình tại các nước phát triển như Anh, Mỹ, Hàn Quốc…
1.7. Kinh nghiệm của một số nước
Là một nước có nền kinh tế phát triển lâu đời và thuộc khối Liên minh Châu Âu
(EU) nên việc KSÔN không khí ở Anh luôn được Chính phủ đặt mối quan tâm hàng
đầu. Chính phủ và chính quyền phân cấp đã lồng ghép nội dung môi trường trong các
mục tiêu tăng trưởng kinh tế - xã hội. Chính sách KSÔN không khí thể hiện chi tiết, rõ
ràng trong Chiến lược quốc gia về không khí lần đầu tiên vào năm 1997, trong đó quy
định rõ nồng độ cho một số chất độc hại gồm benzen, 1,3-butadien, carbon monoxide,
chì, nitơ dioxide, bụi, sulfur dioxide, nồng độ ozone mặt đất, và polyaromatic
hydrocarbon (PAH).
Luật Môi trường năm 1995 của Anh đã yêu cầu chính quyền các địa phương đánh
giá chất lượng không khí trong khu vực. Nếu cơ sở nào vượt quá hoặc không đáp ứng
các tiêu chuẩn môi trường thì sẽ phải ngừng hoạt động và thực hiện kế hoạch hành động
nhằm làm giảm hàm lượng chất gây ô nhiễm. Đây là một chính sách tích cực được cộng
đồng Anh hưởng ứng và đem lại kết quả cao trong quản lý chất lượng không khí. Ngoài
ra, Chính phủ đã có cơ chế khuyến khích chính quyền địa phương cùng với các nước
láng giềng cải thiện chất lượng không khí trong khu vực, đồng thời khuyến khích các
doanh nghiệp và cá nhân đóng góp các sáng kiến và công nghệ giảm phát thải khí nhà
kính.
Mỹ là một nước hình thành hệ thống chính sách pháp luật về KSÔN từ rất sớm. Từ
những năm 1940, Chính phủ liên bang đã thực hiện KSÔN không khí và phổ biến thông
tin rộng rãi đến cộng đồng về ảnh hưởng của ô nhiễm không khí tới sức khỏe con
người. Năm 1947, Bang California đã thông qua pháp luật về ô nhiễm không khí đầu
tiên. Ban đầu, chính quyền thành phố trực thuộc Trung ương chịu trách nhiệm thông
qua và thực thi pháp luật. Sau đó, các luật về KSON không khí dần hoàn chỉnh và vào
năm 1970 đã thành lập Cơ quan BVMT Mỹ (EPA). Sự hình thành của EPA đánh dấu
một sự thay đổi đáng kể trong chính sách quốc gia về KSÔN không khí.


19


Sau đó, Quốc hội Mỹ đã thông qua sửa đổi Luật Không khí sạch (CAA) vào năm
1970, năm 1977 và năm 1990. CAA năm 1990 đã đánh dấu một sự thay đổi tổng thể với
các mục tiêu nhằm nâng cao sức khỏe con người và phúc lợi công cộng: Giảm khả năng
gây hại đối với con người và ảnh hưởng đối với hệ sinh thái; Hạn chế nguồn rủi ro từ
việc tiếp xúc với HAPS, còn được gọi là chất độc không khí; Bảo vệ và cải thiện môi
trường trong khu vực hoang dã và công viên quốc gia; Giảm lượng khí thải của các loài
gây ra mưa axit, đặc biệt là SO2 và NO2; Hạn chế việc sử dụng các hóa chất có khả năng
làm suy giảm các lớp O3 tầng bình lưu.
EPA cũng đã ban hành Tiêu chuẩn chất lượng môi trường quốc gia đối với không
khí, trong đó có 6 chất gây ô nhiễm không khí thông thường, được gọi là tiêu chuẩn
chất gây ô nhiễm. Các chất ô nhiễm trong tiêu chí đó là: carbon monoxide (CO), nitơ
đioxit (NO2), sulfur dioxide (SO2), chì (Pb), bụi (PM), và ozone (O3)... Tiêu chuẩn được
quy định bằng cách thiết lập nồng độ không khí xung quanh và thời gian để đạt được
các tiêu chuẩn này.

Kiểm soát môi trường không khí luôn được Chính phủ Anh quan tâm hàng đầu

Tại Hàn Quốc, nền tảng cho chính sách bảo vệ không khí là Luật Bảo vệ không khí
sạch, Luật Kiểm soát tiếng ồn và độ rung, Luật Cải thiện chất lượng không khí tại các
đô thị và Luật Ngăn ngừa mùi hôi. Thủ đô Se-un của Hàn Quốc là nơi tập trung đông
dân số và các phương tiện giao thông nên mức độ ô nhiễm không khí cao. Năm 2013,
Bộ Môi trường Hàn Quốc đã ban hành Luật đặc biệt về cải thiện chất lượng không khí
đô thị tại Se-un. Trên cơ sở đó, các giải pháp đặc biệt cải thiện chất lượng không khí đô
thị trong giai đoạn từ 2005 - 2014 được thực thi: Tập trung ưu tiên các khu vực bị ô
nhiễm không khí nghiêm trọng trong đô thị; đưa ra hạn ngạch phát thải cho từng lĩnh


20


vực và tổng lượng phát thải của từng khu vực. Đối với những khu vực thải ra lượng lớn
NO2, SO2 và bụi phải đưa ra hạn ngạch tổng lượng thải cho phép trong mỗi năm. Khi
vượt quá hạn ngạch cho phép doanh nghiệp sẽ phải trả phí. Các nguyên tắc quản lý khí
thải cũng được mở rộng trong lĩnh vực giao thông, người bán xe mô tô được yêu cầu
phải cung cấp các phương tiện có động cơ phát thải thấp.
1.8. Bài học kinh nghiệm cho Việt Nam
Trong thời gian qua, Việt Nam đã ban hành một số văn bản quy phạm pháp luật làm
cơ sở cho việc quản lý môi trường không khí như Luật BVMT năm 2005, Quyết định số
328/2005/QĐ-TTg về việc phê duyệt kế hoạch quốc gia KSÔN môi trường đến năm
2010, Bộ Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về khí thải công nghiệp đối với bụi và chất vô
cơ...
Từ kinh nghiệm của các nước, có thể thấy rõ vai trò quản lý nhà nước của các Bộ/
ngành/địa phương là rất quan trọng, đặc biệt là hệ thống pháp luật luôn được nhấn
mạnh và đề cao. Tùy vào đặc trưng ô nhiễm của từng quốc gia và theo từng thời kỳ phát
triển, các văn bản chính sách cần được chỉnh sửa, ban hành phù hợp. Có quốc gia ban
hành luật về kiểm soát không khí theo từng nguồn thải như giao thông, công nghiệp,
xây dựng... nhưng nhìn chung kinh nghiệm thực tế cho thấy với những biện pháp cứng
rắn, xử phạt nghiêm minh mới có thể ngăn chặn và hạn chế tình trạng ô nhiễm.
Các quốc gia đã xây dựng kế hoạch cải thiện môi trường không khí, trong đó có
mục tiêu chung và mục tiêu cụ thể từng giai đoạn, kết hợp với các biện pháp như áp
dụng công nghệ sản xuất sạch hơn, tăng cường thanh tra, kiểm tra các cơ sở, kiểm soát
các phương tiện phát thải, đưa ra hạn ngạch phát thải đối với các loại khí... Bên cạnh
đó, cần phải công khai minh bạch các chính sách mới được sửa đổi, bổ sung để phù
hợp tình hình thực tiễn. Các chính sách cần thiết có sự tham gia của cộng đồng và trao
quyền để cộng đồng giám sát. Việt Nam cũng cần đẩy mạnh việc áp dụng các công cụ
kinh tế trong KSÔN không khí.


21


KẾT LUẬN, KIẾN NGHỊ
KẾT LUẬN
Hiện nay, ô nhiễm không khí là vấn đề nghiêm trọng đáng báo động nhất là các nước
đang phát triển, trong đó có Việt Nam. Thành phần ô nhiễm không khí gây ra chủ yếu do
các hoạt động giao thông, nông nghiệp và công nghiệp gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến
sực khỏe cộng đồng và gây ra quá trình biến đổi khí hậu trên toàn cầu.
Vì vậy hoạt động kiểm soát ô nhiễm môi trường không khí cần được chú trọng, đưa ra các
giải pháp phù hợp trên các phương diện như: pháp luật, kỹ thuật, kinh tế, giáo dục…
KIẾN NGHỊ
Giải pháp pháp lý
Tiếp tục quá trình hoàn thiện hệ thống pháp luật về bảo vệ môi trường không khí. Đế hoàn
thành tốt được công việc này, Đảng và Nhà nước ta cần phải tiếp tục đấy mạnh việc tăng
cường pháp chế về vấn đề bảo vệ môi trường nói chung, môi trường không khí nói riêng.
Đó chính là việc hoàn thiện hệ thống các văn bản QPPL về bảo vệ môi trường không khí
theo hướng quy định rõ hơn về những quyền lợi, trách nhiệm bảo vệ môi trường không
khí của các cơ quan, tổ chức, cá nhân.Và cần phải ban hành các chế tài pháp luật cụ thể đế
xử lí những trường hợp vi phạm, tù’ đó mà nhằm bảo đảm thực hiện nghiêm chỉnh các
quy định của pháp luật.

Biện pháp khoa học kĩ thuật
Trình độ khoa học kỹ thuật là một yếu tố then chốt nhằm nâng cao hiệu quả quản lý về
môi trường của nhà nước. Môi trường và các yếu tố của nó là những thực thế tự nhiên,
phức tạp, vận động theo những quy luật tự nhiên, đa dạng. Chính vì lý do đó, việc quản lý
môi trường không thế không dựa vào những phương tiện hiện đại. Những trạm quan trắc
tối tân, những thiết bị xử lý sổ liệu môi trường được điện tử hoá, tin học hoá sẽ giúp
những nhà quản lý môi trường ứng xử nhanh hơn trước những biến đối của môi trường do
nhiều nguyên nhân khác nhau mang lại, đặc biệt là do sự tác động của con người. Thực tế

cho thấy, không thế có hiệu quả quản lý cao khi trình độ khoa học kỹ thuật lạc hậu. Vì
vậy, nâng cao trình độ khoa học kỹ thuật là nhiệm vụ quan trọng của hoạt động kiếm soát
ô nhiễm không khí.
Trình độ quản lý môi trường được nâng cao sẽ đảm bảo việc xây dựng các chính sách
đúng đắn, khoa học xây dựng các chế độ thế lệ đế quản lý. Nâng cao trình độ quản lý kết
hợp với trang bị các kiến thức khoa học kỹ thuật tiên tiến sẽ giúp các nhà quản lý làm chủ
22


được quá trình quản lý trên thực tế. Kiến thức khoa học quản lý, sự sáng tạo trong việc ra
các quyết định, sự phản ứng kịp thời và chính xác trước những biến đối của đối tượng
quản lý là một trong những biếu hiện của trình độ quản lý. Với trình độ quản lý cao,
những người làm công tác quản lý môi trường sẽ chủ động được quá trình thẩm định báo
cáo đánh giá tác động môi trường; quy trình kiểm soát. Như vậy, cần phải nâng cao trình
độ quản lý tốt hơn nữa. Và một điều nữa hiếu biết pháp luật là một trong những điều kiện
quan trọng và không thế thiếu của việc nâng cao trình độ quản lý.
Biện pháp giáo dục
− Tuyên truyền, giáo dục ý thức cá nhân, tố chức về bảo vệ môi trường không khí thông
qua truyền thông hoặc đưa vào chương trình học.
− Khi đi gần, bạn nên sử dụng xe dạp hay đi bộ.
− Nên sử dụng xe buýt vừa giảm chi phí, hạn chế kẹt xe, vừa giảm ô nhiễm môi trường.
− Nên ăn trưa ở gần nơi làm việc, nơi học tập nhằm hạn chế việc sử dụng xe gắn máy, ô
tô.
− Nên đi chung xe khi đi làm, di học, vui chơi, giải trí.
− Nên bảo trì xe máy của bạn mỗi năm một lần nhằm tăng độ bền xe và giảm khói thải ra
môi truờng.
− Hãy trồng và bảo vệ cây xanh.
− Khi phát hiện các hoạt động vi phạm như xả trộm khí thải chưa qua xử lý cần báo ngay
với cơ quan chức năng đế có biện pháp xử lý kịp


23



×