Tải bản đầy đủ (.pdf) (47 trang)

Trà quán thư pháp

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (10.49 MB, 47 trang )

HUTECH
B Ạ I H Ọ C K Ỹ T H U Ậ T C Ò N G N G H Ệ T P.H C M

B ộ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO

TRƯỜNG ĐẠI HỌC KỶ THUẬT CÔNG NGHỆ TP. HCM

KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP

TRẢ Q UẢN

TRÀ QUÁN- THƯ PHÁP

N gành

M Ỹ T H U Ậ T CÔ NG N G H IỆP

C huyên ngành :

T H IẾ T KÉ NỘ I TH Á T

Giảng viên hướng dẫn

: ThS. Nguyễn Thanh Tân

Sinh viên thực hiện

: Đồ Minh Trọng

MSSV : 107301168


Lớp : 07DNT

T H I

0ỮĨ6*

TP. HỒ Chí Minh, 2012

a


B ộ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KỸ THUẬT CỎNG NGHỆ TP.HCM

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc

PHIẾU GIAO ĐÈ TÀI
Họ và tên: ĐỎ MINH TRỌNG
Ngành : THIẾT KÉ NỘI THÁT

MSSV: 1070311
LỚP : 07DNT

1. Đầu đề đồ án tốt nghiệp: TRÀ QUÁN - THƯ PHÁP
2. Nhiệm vụ ( yêu cằu về nội dung và số liệu ban đầu)
> Khu sảnh + Khu triển lãm + Khu thảo luận
> Khu vip
> Khu câu lạc bộ thư pháp + uống trà thư giãn
> Khu gia đình

3. Ngày giao đồ án tốt nghiệp:
4. Ngày hoàn thành nhiệm vụ: 5/1/2012
5. Họ tên người hướng dẫn
ThS. Nguyễn Thanh Tân

Phần hướng dẫn
Toàn bộ đồ án

Nội dung và đồ án tốt nehiệp đã được thông qua bộ mồn.
NgàyứShángữị năm 2012
CHỦ NHIỆM B ộ MÔN
(Ký và ghi rõ họ tên)

PHẢN DÀNH CHO KHOA, B ộ MỒN
Người duyệt (chấm sơ bộ):...............................
Đơn vị:.............................................................
Ngày bảo vệ:....................................................
Điểm tổng kết:..................................................
Nơi lưu trữ đồ án tốt nghiệp:.............................

NGƯỜI HƯỚNG DẪN
(Ký và ghi rõ họ tên)


NHẬN XÉT CỦA GIÁO VIÊN HƯỚNG DẢN

■.

/•


>>

,

Điêm sô băng sô

Điềm số băng chữ
TP.HCM, ngày....... tháng.......năm 2012
(GV hướng dẫn ghi và ký rồ họ tên)


NHẬN XÉT CỦA GIẢNG VIÊN PHẢN BIỆN


LỜI CẢM ƠN

Tôi xin gửi lời cảm ơn chân thành đến các Thầy Cô khoa Mỹ Thuật Công Nghiệp
trường Đại Kỹ Thuật Công Nghệ TP HCM đã tận tình quan tâm và truyền đạt những kiến thức
bồ ích cho tôi trong suốt thời gian học tại trường.
Với sự kính trọng và biết ơn các Thầy Cô, tôi xin chân thành cảm ơn đến các Thầy Cô,
với kiến thức và lòng nhiệt huyết trong công việc giang dạy của các Thầy Cô đã trang bị cho
tôi những kiến thức sâu rộng về chuyên môn đề tôi hoàn thành tốt tất cả các môn đồ án trong
những nãm cuối giảng đường Đại Học. Đặc biệt tôi xin chân thành cảm sự hướng dẫn tận tình
của giảng viên: ThS.Nguyễn Thanh Tân đã tạo mọi điều kiện tốt nhất trong quá trình làm đồ
án tốt nghiệp.
Đồ án vẫn còn nhiều thiếu sót về mặt hình thức cung như ý tưởng thiết kế, vì tôi vẫn
chưa có nhiều kinh nghiệm trong thực tế. Nên tôi rắt mong nhận được sự nhận đươc sự nhận
xét quv báu từ hội đồng.

Tôi xin chân thành cảm ơn



MỤC LỤC

Chuông 1: KHÁI NIỆM - NGUYÊN TÁC CẤU TẠO VÀ ĐẬC ĐIÉM CỦA NGHỆ
THUẬT THU PHÁP


1.1. Khái niệm
1.2. Nguyên tắc cấu tạo
1.3. Đặc điểm
1.3.1. Tính kế thừa
1.3.2. Tính sư phạm
1.4. Sự hình thành lưu phái và đột phá cách tân của nghệ thuật thư pháp.
1.5. Các hình thức thể hiện (chất liệu) của thư pháp
1.6. Nghệ thuật thư pháp ở Việt Nam

Chuông 2: TẬP QUÁN THƯỞNG THỨC TRÀ CỦA NGHƯỜI PHƯƠNG ĐỒNG
2.1. Chén trà Phương Đông
2.1.1. Trà nhân
2.1.2. Trà thất
2.2. Mối quan hệ giữa Thư pháp - Trà
2 ^ 1 . Trà ?
2JL2. Trà 9
2.2. Mối quan hệ giữa Thư pháp - Trà

Chương 3: NHỮNG ĐẺ XUẤT VÀ ÚNG DỤNG CỦA NGHỆ THUẬT THƯ PHÁP
VÀO THIÉT KÉ NỘI THẤT
3.1


Thư pháp đối với nội thất

3.2

Giải pháp trong thiết kế

KÉT LUẬN
TÀI LIỆU THAM KHẢO


DANH MỤC HÌNH ẢNH
Hình 1. Hình tham khảo
Hình 2. Hình tham khảo
Hình 3. Hồ sơ kiến trúc
Hồ sơ kiến trúc
Hình 5. MẶT BẰNG TRỆT TÔNG THẺ - TL- 1/100
MẶT BẰNG TRỆT TỔNG THẾ - TL- 1/100
Hình 7. MẬT CẤT 1-1 -TL-1/100
Hình 8. MẬT CẮT 2-2 - TL- 1/100
Hình 9. MẶT ĐÚNG CHÍNH- TL- 1/100
Hình 10. MẶT ĐÚNG BÊN - TL- 1/100
Hình 11. Mặt bầng bố trí
Hình 12. quầy lễ tân
Hình 13. khu sảnh
Hình 14. khu sành
Hình 15. khu sảnh
Hình 16. khu sảnh chính
Hình 17. khu sảnh chính
Hình 18. khuvip
Hình 19. khu vip phụ

Hình 21. Mặt bàng bố trí khu câu lạc bộ
Hình 21. Khu thư giãn
Hình 22. phối cảnh chính
Hình 23. khu phụ
Hình 25. khu chính
Hình 25. khu phụ
Hình 26. Mặt bằng bố trí
Hình 27. Khu gia đình
Hình 28. Khu gia đình
Hình 29. khu chính

THu

Vỉ Ệ N

TRƯỜNG £'H KỶ THUẬT CỔNG \G M Í


MỞ ĐÂU
1. Lí do chon đề tài
Đối với mỗi con người cuộc sống ngày càng trở nên ý nghĩa hon khi có được bạn tâm
giao, bởi giá trị đích thực của cuộc sống, tính chân thật và là sự giao cảm với nhau. Nghệ
thuật uống TRÀ là một kiệt tác mà con người đã tạo ra. mọi người đã và đang uống trà và sẽ
uống trà nếu như có một không gian riêng dành cho điều đó. nhưng khồng phải nơi nào cũng
tìm được sự giao cảm, bởi chính tâm hồn tạo nên điều đó chứ không phải do đôi bàn tay kỹ
thuật tạo thành. Do đó một không gian được xây dựng nên để đáp ứng nhu cầu uống trà một không gian yên tĩnh, nơi tôn sùng những cái đẹp trong cuộc sống nơi con người hòa
mình vào thế giới thiên nhiên bên trong những họa phẩm, thả hồn theo những nét chữ ...m à
quên đi thế giới ồn ào của một cuộc sống tấp nập bận bịu của những lo toan - Không gian đó
chính là “THƯ PHÁP - TRÀ QUÁN*'.
2. Ý nghĩa của việc nghiên cứu

Tìm hiểu rõ hơn về nghệ thuật thư pháp chừ Hán nói chung và nghệ thuật thư pháp Việt
Nam nói riêng. Đặc biệt là nền thư pháp nước nhà, trong tiến trình lịch sử của dân tộc, nghệ
thuật luôn có sự vận động đế thích ứne với hoàn cảnh thời đại mà chính nó đang tồn tại. Từ
buối thoái trào của thư pháp qua cảnh “ông đồ vẫn ngồi đấy , qua đường không ai hay“ cho
đến nay, có thể nói nghệ thuật thư pháp đã có cách tân và khởi sắc, nó làm một cuộc đổi mới
làm sống dậy những hình ảnh quen thuộc của làng quê Việt Nam thời bấy giờ. Các tác phâm
thơ văn được nét chữ thư pháp thê hiện trang trọng đồng thời những lời hay ý đẹp cũng được
truyền bá rộng rãi hơn. Qua đó có những đề xuất mới để đem thư pháp vào cuộc sống hiện
đại, tạo nên những phong cách riêng.làm mới hơn, đẹp hơn những tinh hoa của dân tộc.
Cùng với sự phát triển của nghệ thuật thư pháp kết hợp với nghệ thuật uống trà đã có từ
lâu đời đem ứng dụng vào trong thiết kế nội thất tạo ra một không gian mới, có thê nói là
nơi “Thiền định“, nơi mà con người cùne nhau thưởng thức và tận hưởng vẻ đẹp, tĩnh tâm,
thư thái tâm hồn, bỏ lại bên ngoài sự ồn ào, náo nhiệt của cuộc sống tất bật, bon chen thời
hiện đại, đồng thời cũng là nơi dành cho khách du lịch xem trình diễn văn hóa Trà, nghiên


cứu về thư pháp, là nơi đê họp mặt bạn bè thân thiết, có thê tô chức nhừng buổi tiệc, sinh
nhật lãng mạn lạ mat...
3. Mục tiêu của việc nghiên cứu
3.1. Tìm hiều về tính thẩm mĩ của nghệ thuật thư pháp
Thư pháp là phương pháp viết chữ đẹp. tiếng Anh là Calligraphy, theo từ điển
Merrian Webster có nghĩa: Fair or elegant hand writing or the art of producing such
writing. Calligraphy hay thư pháp là cách viêt chữ đẹỊ?khồng phân biệt loại chữ nào, dù
là chữ Hán. chữ Việt, Latinh. Hồi, Miên,Thái vv... Do đó chữ Hán không thế giành ngôi
vị độc tồn trên diễn đàn nghệ thuật này.
Thư pháp là lối viết tự nhiên không gượng ép, cái tự nhiên của trời đất, của thiên
nhiên, những nét bút trên trang giấy như rồng bay phượng múa, như gió thoảng mây bay,
lúc im lìm lắng đọng, lại có khi cuồng phong bão tố ...
Nhà thư pháp không những phải thông hiểu về luật thiên nhiên, mà cần phải điêu
luyện nét bút căn bản, đầy đặn, mạnh mẽ như: điểm, hoành, nét ngang, nét sổ, nét nhấc

lên, nét phẩy xuống w ...V ăn chương, nghệ thuật của thư pháp cô đọng trong tranh thư
họa với sự lặng thinh, nhưng là một thứ lặng thinh hùng biện và

gợi để người xem

phải vận dụng công phu suy nghĩ, im thấy mà lắng nghe tiếng dội ở nơi sâu thẳm của
lòng mình. Người xem phải “đắc ý vong ngôn“ thì mới có thể thưởng thức được những
nghệ thuật siêu đăng thuần túy của Thư Pháp. Điều quan trọng đối với thư pháp là cốt tìm
nắm lấy cái căn bản của thiên nhiên, tức là cái hư vồ, cái vô cùng vô tận ẩn trong từng sự
vật hữu hạn. Hư không trong thư pháp được tượng trưng bằng những nét bút mạnh và
thăng, dường như chỉ phớt nhẹ trên mặt giấy và cảm thấy như nó bay đi vùn vụt mất dạng
trên không trung. Nét nào đã phóng ra thì không bao giờ đồ lại, nét đồ lại là nét chết. Nét
bút thư pháp vừa táo bạo, vừa nhẹ nhàng thường gọi là Thần bút. Nhà thư họa chi dùng
có một màu đen, khi đậm khi nhạt, hòa với nước lã vẽ trên nền giấy trắng làm nôi bật lẫn
nhau để biếu trưng cho sự gắn bó của âm dương. Muốn nắm lấy cái hư không tuyệt đối,
nhà thư pháp phải phá các hình thức hữu danh để tạo những hình thức mỹ thuật vô danh,
một lối cấu tạo tự do, không lề lối nhất định gì cả. Thay vì vẽ một cái cây nhà thư pháp
chỉ cần vẽ một thân cây không; gốc, khồng ngọn, cũng như vậy nét chữ không cần phải
chân phương. Hình thức gây nhiều mỹ cảm nhất là những hình thức bất toàn và trống
không những hình thức không hình thức rõ ràng. Chính sự cực kỳ giản đơn mới biểu
trưng khái quát được hư không, cái vô cùng vô tận của vũ trụ.


Giá trị mỹ thuật thượng thặng của thư pháp bao giờ cũng ở nơi sức khêu gợi của nó.
Sự bất chấp luật viễn thị trong thư pháp, dùng nguyên tẳc không nguyên tắc. chỉ chú
trọng đến thần khí cua câu thơ, nét bút, cái màu không màu của màu tráng đen đậm nhạt
của thủy mặc, đó là những đặc điểm thẫm mĩ của nghệ thuật thư pháp, có công dụng siêu
thoát không gian đế dược cận với hư không mới gợi được cải cảm giác vô cùng của Đạo.
3.2.Vận dụng (thư pháp) trong thiết kế nộỉ thất
> Chữ Trung Hoa hay chữ Latinh vốn chỉ là những đường nét sắp xếp trên mặt giấy mà

cấu thành chữ .
> Chừ Hán thì có kết cấu vuông, gọn gàng được chia đều theo chiều ngang và chiều dọc,
còn chừ Latinh thì được viết dài theo chiều ngang, có chữ ngán, có chữ dài, khi kết hợp
các chữ với nhau phải tạo thành khối.
> “Triện thư “ của thư pháp chữ Hán và “Điền thề “ của thư pháp Việt là hai kiều chữ mô
phỏng theo loại chữ tượng hình. Do đó tùy theo chữ mà ta có thể liên kết với nhau thành
các dạng khối để có thề liên tưởng và thiết kế thành những đồ vật, hay những dụng cụ ,
hay những sản phẩm đẹp và lạ trong nội thất.
4. Phương pháp nghiên cứu và làm việc
Tìm hiểu qua sách, báo, mạng...
Khảo sát thực tế, tìm hiếu và đưa những ý tưởng và giải pháp mới cho không gian. Từ đó
tồng hợp và xậy dựng, thế hiện một không gian hoàn chỉnh phù hợp với chú đề tài.
5. Nhiệm vụ nghiên cứu
- Nghiên cứu thư pháp chữ Hán và chữ Việt.
- Nghiên cứu chung về nghệ thuật uống trà ở phương Đông và văn hóa uống trà của người Việt
nói riêng.
- Mối quan hệ giữa thư pháp và trà.
- Tìm điểm tương đồng giữa thư pháp và trà ứng dụng trong nội thất và tìm hướng đề xuất, ý
tưởng mới trong thiết kế.
-Nghiên cứu về không gian thiết kế trà quán. Lắy tên đề tài là “TRÀ QUÁN - THƯ PHÁP”
Giới hạn đề tài:

Khu sảnh + Khu triển lãm + Khu thảo luận
Khu VIP


Khu câu lạc bộ thư pháp + uống trà thư giáỉi
Khu gia đình
6. Kết cấu của ĐA/KLTN
Ket cấu của đồ án

Đồ án gồm có 3 chương:
Chương 1: Khái niệm, nguyên tắc cấu tạo và đặc điểm của nghệ thuật thư pháp
Chương 2: Tập quán thưởng thức Trà của neười phương Đông
Chương 3: Những đề xuất và ứng dụng nghệ thuật thư pháp vào thiết kế nội thất


NOIDUNG
Chuông 1: KHÁI NIỆM, N G U Y Ê N TẢC CẢU TẠO VÀ ĐẶC ĐIÈM CỦA
NGHỆ THUẬT THU PHÁP
1.1 Khái niệm
Thư pháp là nghệ ihuật viết chữ đẹp. Theo Từ điên Bách khoa Việt Nam, thư pháp là
phép viết chừ của người Trung Hoa và người Á Rập được nâng lên thành một nghệ thuật, v ề
gốc Hán Việt, thư pháp ( # f e ) có nghĩa là phép viết chữ. Nhưng không đơn giản chi với
cách hiếu là phép viết chừ sao cho đẹp, thư pháp, hav thư đạo trong hàm nghĩa sâu xa còn là
phương tiện để biếu hiện tâm, ý. khí. lực của người dụng bút.Tại Việt Nam. nghệ thuật thư
pháp thường theo phong cách thư pháp Trung Hoa, dùng bút lông và mực tàu.
-

Tại Á Đông
Tại Trung Quốc và các nước chịu anh hưởng của văn hóa Trung Quốc, như Nhật Bản,

Hàn Quốc, Việt Nam, các tác phấm thư pháp thường dược thế hiện bằng chừ Hán và sư dụng
bút lông, mực tàu, giấy và nghiên mài mực, còn gọi là "văn phòng tử bảo". Người Trung Hoa
đã đưa nghệ thuật viết chữ lên thành một môn nghệ thuật cao quý có tính chất phô diền khí
phách tiết tháo của con người. Thư pháp tại Nhật Bản gọi là thư đạo trọns ý hơn trọng hình,
còn tại Hàn Quốc gọi là nghệ thư.
Thư pháp Á Đông vừa là một nghệ thuật độc lập, đồng thời là một thành phần trong bố
cục của hội hoạ theo phong cách cổ Trung Hoa. Nhiều hoạ gia. như Tô Đông Pha, Mễ Phất
đời Tống: Te Bạch Thạch thời hiện đại. nôi tiếng cả về họa lẫn về thư pháp. Thư pháp hỗ trợ
cho hội họa và bán thân một bức thư pháp đẹp cũng được coi như một bức họa với quan

niệm "thư họa đồng nhất thẻ".
Ngoài văn phòng tứ báo, cũng cần kể đến ấn chương (con dấu hay triện) làm bàng các
chất liệu như đá, gỗ. kim loại mà việc khắc chạm nó và đóng dấu sử dụng mực chu saígười
Nhặt Bản thường dành một phòng cho nghi thức "trà đạo", trên vách có màu đở ở đâu trên
bức thư pháp cũng đã được nâng lên thành bộ môn nghệ thuật. Tại Triều Tiên. Nhật Bản, thư
pháp cũng được đề cao. Trong các ngôi nhà cồ,Vnột ngăn riêng (gian thờ, gọi là tokonoma) để
treo một bức thư họa.


ở Việt Nam mặc dù không cỏ Iruvền thống thư pháp như Trung Hoa hay Nhật Bản.
nhưng càn cứ vào một số di cảo, bút tích, mặc tích trên giấy tờ. sách vờ. sắc phong hay văn
bia còn lại thì nước ta cùng không ít nhưng danh nhân được người đời xưng tụng. Ngày nay,
chừ việt viết lối thư pháp băng công cụ bút lông, mực tàu, như một sự tìm tòi hình thức biêu
hiện mới. cũng đang dán trở nên được nhiều người quan tâm.

-

Tại phương Tây
Thư pháp phương Tây có phong cách khác hắn thư pháp Á Đông. Con chừ được nắn nót

theo chuẩn mực và tỷ lệ thay cho lối chữ thảo thường gặp trong thư pháp Á Đông.
Thư pháp phương Tây có thề dược thế hiện bằng nhiều phương tiện: bút sát, cọ, thước,
compa, êke...
Thư pháp Ả Rạp là một khía cạnh cua nghệ thuật Hồi giáo đã dược phát triển song song
với đạo Hồi và ngôn ngữ Ả Rập.
Thư pháp Ả Rập/Ba Tư có quan hệ với các trang trí nghệ thuật Hồi giáo trên tường và
trần của các nhà thờ Hồi giáo cũng như trên các trang kinh sách. Các nghệ sĩ đương đại cua
thế giới Hồi giáo đã học hỏi từ các di sản thư pháp để sử dụng trong các tác phấm của mình.
Thay vì gợi về cái gì đỏ liên quan đến thực tại của lời nói, đối với các tín đồ Hồi giáo, thư
pháp là một sự biểu đạt cua nghệ thuật cao quý nhắt - nghệ thuật cúa thế eiới tâm linh. Thư

pháp đã trở thành hình thức thiêng liêng nhất của nghệ thuật Hồi giáo vì nó mane lại một
mối liên kết giữa các ngôn ngữ của người Hồi giáo với đạo Hồi. Kinh thánh của đạo Hồi,
kinh Koran, đà đóng một vai trò quan trọng trong sự phát triên cua ngôn ngừ À Rập, mà mở
rộng cua nó là thư pháp A Rập. Các câu cách ngôn và các đoạn hoàn chỉnh trong kinh Koran
vẫn là nhũng nguồn sống động cho thư pháp À Rập.
1.2 Nguyên tắc cấu tạo
Chừ viết Trung Quốc còn gọi là chữ Hán đã có cách đây hơn 3300 năm. Và nghệ
thuật thư pháp cũng đã gần 2000 năm tuồi. Thư gia đầu tiên còn lưu lại bút tích là Chung
Dao (151 230) ngừơi nước Ngụy thời Tam Quốc. Bài biểu TIẾN QUÍ TRựC của ông
được coi là tác phẩm thư pháp đầu tiên được thực hiện bằng bút mực trên giấy,trước đó
chữ được thực hiện bàng cách đục đẽo, khác vạch lên đồng, đá, gỗ, thẻ tre...để truyền tải
và lưu trữ thồng tin đã hiện lộ những góc độ mỹ thuật. Trong quá trình hình thành, tồn tại
và đi kiện toàn hoàn mỹ như hiện nay. Chữ Hán được cấu tạo bởi 6 nguyên tắc :


+ Tượng hình: là nguyên tắc căn bản. dựa theo hình tượng sắc thái của sự vật, do con
người quan sát được, và lược gián bớt nét. dằn tạo ra chữ viết.số lượng chữ tượng hình
chỉ chiếm số ít trong tổng số chừ viết Trung Hoa.
+

Chỉ sự: là nguyên tắc tạo ra chừ viết dựa trên nhận thức của con người, diễn đạt

những sự việc không có hình tượng, hoặc hình tượng khó diễn đạt. Chữ chỉ sự dùng để
chỉ tính chất của sự việc qua một dạng phù hiệu và dạng phù hiệu này khái quát được sự
vật cần diễn đạt một cách đơn eiản nhất.
+ Hội ỷ : là nguyên tắc kết hợp ý của hai hoặc nhiều chữ khác nhau tạo thạnh một chừ
mang ý nghĩa mới .
+ Hình thanh : Chữ hình thanh là chữ vừa tạo từ hình tượng, vừa có thanh âm, lấy sự
làm tên, dùng thanh để phát âm .
+ Chuyên chú : là chữ mang chú thích, thuyết minh nhừng chừ cỏ nhiều tự dạng khác

nhau mà có nghĩa giống nhau. Chữ này thường được dùng đề đổi chiếu chữ chữ ở các
vùng khác nhau đôi khi có nghĩa hoặc âm tương đồng.
+ Giả tá : là chừ lấy từ chữ đã có sẵn và thêm vào đó một nghĩa mới.

Thư pháp chừ Hán được chia làm năm thể chừ chính: TRIỆN, LỆ, CHÂN, HÀNH,
THÀO.
4 Triện thư: là thể loại chữ viết có từ rất sớm của Trung Hoa, có hai loại Đại Triện
và Tiểu Triện. Lối chữ này có tuyến điệu nhịp nhàng, kêt cấu đơn giản, các nét rất
thanh, bố cục chữ cao và ốm. Trong mỗi nét được viết đều nhau từ điểm khởi đầu
đến điểm kết thúc. Ngày nay lối chữ Triện ít được phổ biến nhưng vẫn được sử
dụng bởi nhừng người am hiểu, viết thư pháp hoặc khắc ẩn chương.
4 Lệ thư: là sự phát triển của Triện thư, giản lượt bót các chi tiết rườm rà và tạo
điểm nhấn cho đường nét của chữ thêm sinh động. Theo lối này chữ được mở
rộng thêm chiều ngang, trong một nét hầu hét điểm đầu thường được viết mỏng
hơn và dần to ra ở điểm cuối. Biến nét bút tròn từ Triện thư thành nét bút vuông,
những nét liên tục được chia ra thanh nhiều nét đứt đoạn.
4 Khải thư: còn gọi là Chân thư, là kiểu chữ phổ biến và thông dụng nhất của Trung
Hoa. Được xem là bộ chữ thuần mực, dùng nhiều trong các lĩnh vực in ấn, quảng
cáo cũng như dành cho những người mới học chữ Hán. Chữ được bố cục ngay
ngắn theo dạng hình vuồng có phát triển thêm nhiều nét so với Lệ thư. Từng nét
chữ hay từng dấu chấm được viết và sắp xếp rõ ràng nghiêm túc theo qui cách.


i- Hành thư : Là kiểu chữ viết với những nét biến tấu hơn , được hiểu là lối viết chữ
nhanh . nét này và nét kia trong mỗi chừ được viết liên tục với nhau , ngọn bút
được hạn chế nhấc lên khỏi mặt giấy . nét bút khởi đầu lớn sau đó nhỏ dần , tiết
tấu nhanh và mạnh , đôi khi lượt bỏ bớt nét . Hành thư có đường nét rất phóng
khoáng nhưng dễ đọc hơn Thảo thư và bố cục chữ tròn trịa ít góc cạnh hơn Khải
thư .
i- Thảo thư : Là lối chừ viết thiên nhiều về cảm hứng, nét chữ được viết qua loa sơ

lược, chỉ nêu lên đại ý của văn tự, còn gọi là V bút. Các nét được viết lưu loát, tốc
độ nhanh chóng nét này được nối với nét kia, và bút được hạn chế tối đa nhấc lên
khỏi mặt giấy, tạo sự liên hoàn từ các bộ của chữ, có khi còn liên kết cả nhiều chữ
lại với nhau, nhiều nét chấm liên kết thành một vạch. Vì vậy nếu không quen
nhiều người sẽ khó đọc loại chữ này.

1.3 Đặc điểm
1.3.1. Tính kế thừa
Đối với thư pháp chữ Hán ở Trung Quốc được phát triền và nâng cao dần do
dược truyền dạy liên tục và cặn kẽ giừa đời trước và đời sau có sự két nối rất chặt chê như
Vương Hy Chi (303_361) được neừỏi Trung Hoa tôn như là thánh,sở trường khải thư,hành
thư...trực tiếp học với VỆ phu nhân vốn là truyền nhân của các thư gia nổi tiếng thời
Tần,Hán như Chung Dao ,gián tiếp học theo Trương Chi,Lý Tư, Tào Hy..sau dạy lại cho con
là Hiến Chi,đến cháu bày đời là Trí Vĩnh vẫn học theo bút pháp của Hy Chi

.Trải qua đời

Đường,Tống ,Nguyên,Minh,Thanh và đến tận ngày nav vẩn còn nhiều người luyện theo bút
pháp họ VƯƠNG .
1.3.2. Tính sư phạm
Sự truyền dạy của người thầy trực tiếp chỉ là bước cơ bản, có thể học với nhiều thầy
nhưng quan trọng hơn cả là sự nghiên cứu tập theo các chữ mẫu cảu các thư gia nồi danh,
hoặc các bản dập lại các mẫu chữ cổ trên bia đá, đồ đồng..chuẩn mực được lưu giữ nhiều
đời, có nguyên tắc chung. Các khái niệm được coi là mô phạm như "kết tự" (sắp sếp các nét
trong một chừ ). "thư thể" ( thể dạng nhắt quản của một chữ, giống như font chừ trên máy
tính)..."chương pháp" (cách sắp xép chừ với chữ, hàng với hàng giống như bố cục ở bức
tranh).


- "Điềm, Hoành. Thụ. Câu. Thiêu, Trường phiết. Đoan phiết, Nại..." tương truyền do Vương

Hy Chi đặt ra đến nay vẫn là phương pháp nhập môn (ở thế chừ K hải).
- Lạc khoản, ấn chương..(cách viết lời đề tặng, thời gian địa diêm, tên họ người viết, cách
đóng các loại con dấu...)
Các loại khái niệm này xuất hiện khá sớm,giáo trình đằu tiên la "Tứ thề tư thế" do Vệ Tuyên
(..?.291) soạn, đánh dấu sự ổn định và có qui phạm của bốn thể chữ TRIỆN, LỆ. KHẢI,
THẢO. Sau đó VỆ THƯỚC (272 349) viết quyển "BÚT TRẬN ĐÓ" ....Âu DƯƠNG
TUÂN ( 557 641 ) viết "BÁT QUYẾT". "TAM THẬP LỤC PHÁP". "TRUYỀN THỤ
QUYẾT", "DỤNG BÚT LUẬN"...các trứ tác loại này ngày càng nhiều cho thấy đường lối
sư phạm đã thành thụclắm. Pháp thiếp là bài tập mẫu: các phép tắc quy phạm dược biên
thành tập gọi là "thư phố". Các câu, các bài văn vần mô tả đường vận bút, bút thể, kết tự ..gọi
là khâu quyết, các hình thức đã giúp người đi sau cơ sở luyện tập và cùng là đề tài nghiên
cứu phong phú cho các nhà nghiên cứu thư học.
1.4

Sự hình thành lưu phái và đột phá cách tân của nghệ thuật thư pháp

Trong quá trình nghiên cứu và học tập để đến chỗ thuần thục, các thư gia đời sau luôn coi
trọng thành tựu của người đi trước. Có những người vì quá tôn sùng cố nhân suốt đòi học
theo phong cách của một nhà và họ cũng trở thành danh gia mhư trường hợp Ngu Thế Nam
(558 - 638 ). Họ Ngu theo học với Trí Vĩnh là cháu 7 đời cúa Vương Hy Chi đạt đến chỗ rốt
ráo của phong cách Nhị Vương ( Hy Chi và Hiến Chi ) nổi tiếng hơn cả Trí Vĩnh. Thư gia
đời sau gọi thể chữ họ Ngu là Ngu Thề, tề danh voi Nhan Thể ( Nhan Chân Thanh ), Liễu
Thể, ( Liễu Công Quyền ). Âu Thề (Âu Dương Tuân ), Triệu Thể (Triệu Mạnh Phủ ). Mỗi
thời lại có học phong riêng, khi theo bút thiếp phương Nam. lục theo Bi Ký phương Bắc, tạo
thành các lưu phái nhung không rõ rệt lắm.Trong sự trau dồi dế đạt đến đinh cao nghệ thuật
có những nhà không lặp lại phong cách của người khác, tự tìm lối đi riêng tạo nên nhừng
bước đột phá làm cho mon nghệ thuật này ngày thêm phong phú, như trường họp Trương
Húc, Hoài Tố (Đường ), Hoàng Đình Kiên ( Tống ) Từ Vị ( Minh ) Phó Sơn ( Thanh ). Chữ
Hành, chữ Thảo của họ mỗi người một đặc điểm, người ngang tàn phiêu dật, kẻ điên cuồng
phóng túng, chương pháp sinh động, khi như lá đổ gió reo, lúc như rồng rắn đua chen, lúc

như mưa bay nước chảy. Sang đến đời Thanh chữ Triện, chừ Lệ của Kim Nông, Trịnh Bản
Kiều, Triệu Chi Khiêm, Đặng Thạch Như, Từ Tam Canh, Ngô Xương Thạc ... đem sự sung
mãn, hào phóng tới cho thề chữ vốn khỏ cứng nàv. Các nhà kể trên đều có những độc sáng
cho riêng mình sau khi cả đời nghiên tập.


Qua quá trình lịch sư lâu dài, diên biên của thư pháp chữ Hán từ phù hiệu, giáp côt văn,
kim văn đến triện, lệ, thảo, chân, hành ....Nghệ thuật đã đưa chữ Hán vượt khỏi chức năng
truyền tải thông tin của văn tự để trở thành một môn nehệ thuật tiêu biếu đặc thù của vãn hóa
Trung Hoa. Những nhận định sơ lược trên không thể nói hết những điều kì diệu và chưa nêu
hết được những nhà thư pháp chủ yếu và có ảnh hưởng đến từng giai đoạn lịch sư .
1.5

Các hình thúc thể hiện (chất liệu) của thu pháp

Vì là loại hình nghệ thuật chữ viết nên thư pháp thể hiện được ở hầu hết mọi chất liệu, nhưng
chất liệu phố biến nhất vẫn là thể hiện trẽn giấy, từ xưa đến nay theo truyền thống người ta
thường hay sử dụng hai loại giấy chính, đó là giấy Tuyên Chi (có nơi người ta gọi là Xuyến
Chỉ), và giấy Dó. Vì 2 loại giấy này có đặc tính hút nước nhanh mà không làm mất độ đen,
sáng của mực
Mặc dù theo truyền thống thì sử dụng các loại giấy nêu trên, nhưng thị trường ngày càng có
thêm nhiều loại mới lạ, về hình thức thể hiện cung rất đẹp...

Thư pháp được thể hiện trên chất liệu gỗ, tre..
Đá: là loại vật liệu rất được ưa chuộng đối với loại hình nghệ thuật này, nhất là loại đá đen
có xuất sứ ở Bảo Lộc, Lâm Đồng.
Với màu đen tự nhiên, và có hình dáng rất đặc biệt, các thư gia, thư họa đã “thổi hồn cho đá“
tạo nên những tác phẩm rất đặc sắc, có giá trị nghệ thuật rất cao mà khó có loại chất liệu nào
có thể sánh được ...
Một số tác phẩm thư pháp được thể hiện trên đá đen.

Ngoài đá đen còn có một số loại đá khác đặc chế giành riêng cho loại hình nghệ thuật này,
như đá sỏi, đá thẻ, đá trứng ...
Thư pháp được thể hiện trên đá thẻ
Những viên đá sỏi tưởng chừng vô giá trị, nhưng khi được thư pháp thể hiện trên nó đã có
thề trở thành nhừng món quà rất đẹp và có

V

nghĩa.

Thư pháp được thể hiện trên đá trứng, trên gỗ gõ đỏ, gỗ cà phê, chất liệu men, gốm, sử, đĩa
gốm sứ Sứ Bát Tràng.
1.6. Nghệ thuật thư pháp ỏ’ Việt Nam
Thư pháp Việt Nam là một bộ môn nghệ thuật sinh sau đẻ muộn, mang tính kế thừa. Do quá
trình lịch sử bị đô hộ hơn 1000 năm bởi Trung Hoa. Chữ Hán cũng như nghệ thuật thư pháp
đã du nhập vào trong nước và trở thành một nếp văn hóa không thê thiếu của người dân Việt.


Do không muốn bị Trung Hoa đồ hộ mãi về chính trị văn hỏa ...nên ông cha ta đã nghĩ ra
cách thêm nét vào những chữ Hán có sẵn để tạo ra một lối chữ riêng cho dân tộc được goị là
chữ Nôm ( ra đời sau thế kỉ thứ 10 ).VÌ thế một thời thư pháp của Việt Nam là thư pháp Hán
Nôm cũng sử dụng bút lông và mực xạ làm công cụ chủ đạo. Nghệ thuật này đến ngày nay
vẫn còn anh hưởng mặc dù bị lu mờ. Lý do chữ Hán vốn đâ khó học, nay lại thêm nét vào
chữ Hán đề tạo ra chữ Nôm, vì thế chữ Nôm lại càng khó học hơn, chừ Nôm ít được sử dựng
rộne rãi trong quần chúng, chỉ những giới trí thức, quan lại may ra sử dụng được.
Đến thế kỷ thứ 17, với mục đích du nhập đạo Thiên Chúa vào Việt Nam, các giáo sĩ người
Bồ Đảo Nha, Tây Ban Nha cộng thêm sự giúp đỡ của các giáo sĩ người Việt đã Latinh hóa
chữ viết để dễ dàng truyền giáo.
Năm 1624 một linh mục người Pháp tên Alexandre Rhodes cho xuất bản cuốn tự điền Việt
Bồ La, cuốn tự điển này dùng mẫu tự Latinh ( A,B,C ...) và cộng thêm một số dấu để viết

Tiếng Việt. Đến năm 1773 một Linh mục người Pháp khác tên Pigneau de Be'hain bổ sung
cuốn tự điển đối chiếu Hoa Việt La .Sau đó mãi đến năm 1832 mới được hoàn thiện bởi
giám mục Tabert cùng một số người Việt khác. Lối viết này được sử dụng rộng rãi và đã trở
thành chữ quốc ngừ đến ngày hôm nay.
Sau một thời gian vắng bóng những ông đồ cho chữ có thể là vì lí do khách quan là do chiến
tranh và đất nước vẫn chưa định về mặt chính trị và kinh tế, chữ viết lại hoàn toàn thay đổi.
Nhưng ngày nay một lối viết chừ thư pháp khác cũng sử dụng bút lông và mực xạ làm
phương tiện chủ đạo nhưng lại thề hiện chữ quốc ngữ với các mẫu tự Latinh ra đời trở thành
nghệ thuật thư pháp đương đại của Việt Nam. Mang tính kế thừa và phát huy những tinh hoa
từ nền thư pháp Hán Nôm của dân tộc.
Nghệ thuật thư pháp đương đại Việt Nam có thể được chia ra làm năm thể loại chính gồm :
Điền thể, Thủy thể, Mộc thề, Phong thề, và Biến thề ..

- Điền thể : là lối chữ mô phỏng theo lối chừ viết Trung Hoa, xuất hiện từ thời chừ quốc
ngừ, bẩt đầu phổ biến và được dùng nhiều trong việc trang trí các đền chùa và
miếu...Chữ được viết có sắp xếp gọn trong bố cục hình vuông hay tròn và phân bố theo
chiều dọc và ngang đều như những thửa ruộng ( theo phong cách chữ Hán).
- Thủy thể : đây cũng là một dạng chừ mô phỏng theo chữ Trung Hoa , các nét trong một
chừ không viết thành hàng ngang theo nguyên tắc viết chữ thông thường mà được viết
theo chiều dọc từ trên xuống như dáng một thác nước đang tuôn chảy.


- Mộc thể: là kiêu chừ được viết theo kiêu chân phương mộc mạc, đơn giản, dễ nhìn, tốc độ
vừa phải. Kêt họp từ các đường nét cơ bản lại với nhau một cách nghiêm túc chuân mực.
Đây là lối chừ thích hợp dùng viết nhữne nội dung mang tính chất nghiêm túc, trang
trọng và dễ truyền tải nội dung đến người thưởng lâm.
- Phone thể: là lối chữ viết nhanh, trôi cháy, không ngập ngừng, như một cơn gió thoảng
qua. Các nét được nối với nhau liên tục , ngọn bút hạn chế nhấc lên khởi mặt giấy. Nét
chừ mang tính nghệ thuật cao, chứa nhiều cảm xúc nhung gọn gàng, nghiêm túc và dễ
đọc hơn biến thể.

- Biến thể: là loại tính mạng đậm cá tính, ngọn bút xuất phát từ cảm hứng cao độ, vận bút
nhanh, đường nét trồi chảv khồng ngập ngừng tính toán, lối chữ nàv sử dụng nhiều kỹ
pháp liên bút. Ngọn bút hạn chế nhấc lên khỏi mặt giấy tối đa. Chính vì các nét được nối
liên tục với nhau, chừ này đôi khi lại nối sang chừ kia nên dề gây nhầm lẫn và khó đọc
hơn các thể chừ khác.


Chuông 2: TẬP QUÁN THƯỞNG THÚC TRÀ CỦA NGHUỜI
PHƯƠNG ĐÔNG
2.1 Chén trà Phương Đông
Đen nay văn hóa Trà đã đi vào mọi ngõ ngách đời sống của người dân nhiều nước Á Đông:
trà trong ẩm thực, trong giao tế, trong lề tiệc, trone đời sống văn hóa nghệ thuật, thậm chí
cho đến chết có người còn được tẩm liệm với trà.
Thuở ban đầu, trà xuất phát từ các nước Á Đông, bắt đầu từ Trung Hoa, Việt Nam. Nhật
Bản, sau đến các nước khác. Có thể nói văn hóa trà là một bộ phận không thể tách rời văn
hóa Đông phương. Sự ra đời của ngành trà, cũng như quá trình hình thành và phát triẻn văn
hóa trà đều ảnh hưởng sâu đậm văn hóa truyền thống Á Đông. Ngược lại. thông qua văn hóa
trà, thuần phong mỹ tục ở nhiều nước được bảo tồn cũng phát sinh những tư tưởng tiến bộ
không ngừng cải thiện đời sống. Điều này đã eiúp các dân tộc Á Đông vượt lên những trở
ngại trong cuộc sống, tiến đến một đời sống ấm no hạnh phúc và bay bồng trên bầu trời nghệ
thuật.

Cách đây bốn ngàn năm, người Trung Hoa đã biết cách hái lá trà rùng đem nấu lên làm
thuốc trị bệnh. Và cách đây trên hai ngàn năm, n&ười Trung Hoa đã sớm có tục lệ uống
trà."Vào thời Xuân Thu Chiến Quốc, cuốn Án Từ Xuân thu có viết: Thời Tề Cảnh Tông, tề
tướng Án Anh thường ăn uống đạm bạc chỉ cần nướng vài ba quả trứng và vài chén trà
ngon.” Mãi đến thế kỷ 17 thì trà của trung quốc mới được vận chuyển bằng đường thủy sang
các nước phương tây. Điều khá đặt biệt là sau khi trà được du nhập vào bất ki quốc gia nào
trên thế giới nó cũng đều được mọi người chấp nhận và ưu thích. Đầu tiên, người ta xem trà
là thức uống giải khát dăc biệt, về sau trà được nhiều nước nâng lên thành nghệ thuật thẩm

mỹ, hông qua chén trà, con người đã cảm nhận ra cái đẹp ra cái đáng yêu trong cuộc sống.
Tuy nhiên trong chến trà của nhân loại, từ nghi thức uống trà đến việc thưởng thức trà
giữa môi nước vẫn còn nhiêu khác biệt, quan niệm và cảm nhận giữa văn hóa trà của phương
đong và phương tâyvẫn còn cách trờ. Làm thế nào để mỗi người khi ngồi lại bên chén trà,
không kề là người của dân tộc nào, chỉ cằn mỗi khi nâng chén nhấp một ngụm trà đều cùng
nhất trí với nhau về nghệ thuật, về thiên nhiên, về đời sống luôn thể hòa trên tinh thần trong
sáng không vụ lợi, duv chỉ làm thăng hoa cuộc sống trong tiết điệu thanh bình, hài hòa và
cùng chung cộng hưởng.


2.7.7. Trà nhăn
Trà nhân là người uống trà. ở Trung Hoa và Nhật Bán, người ta gọi người uông trà là
“Trà tượng”. Tuy nhiên chữ Trà nhân đối với người Việt Nam thì dễ hiểu, đẽ đồng cám hơn.
Không phải người uống trà nào cũng gọi là trà nhân. Thật ra trà nhân hay trà tượng là
danh từ đề chi riêng cho những người gắng bó với Trà đạo. xem việc uống trà như một cái
đạo đẻ sùng bái cái đẹp hài hòa. tinh khiết ở nhũng công việc bình thường trong cuộc sống.
Trong trường hợp này trà nhân là một tín đồ, Trà đạo là một tồn giáo và cảnh giới chân thiện
mỹ là nội dung cua tín ngưỡng. Triết lí duy tâm cho rằng tôn giáo hình thành từ tín ngưỡng,
tín ngường là biểu hiện của sự mất cân bàng và tự ti, con người không còn tin vào khả năng
hoàn thiện của chính mình, nên không quả quyết để từ hoàn thiện, con người bắt đầu hướng
ngoại để tìm lại chính mình thông qua những nội dung mà họ ý thức là như vậy sẽ trở nên
hoàn thiện.
Trong nhà Phật có câu: 44Tâm sanh vạn pháp sanh” hay 44Tùy tâm tịnh tức Phật độ tịnh”.
Như vậy con người đã sinh ra tẩt cả các pháp tren thế gian này, tâm là chủ thể của mọi hành
vi tạo tác trong sinh hoạt trên mọi lĩnh vực, và chính con người cũng có khả năng dừng nghĩ
để tạo thế giới yên bình trong tâm thức. Nói đến Trà đạo, tương quan này rất gần gũi mà mật
thiết bởi việc uống trà là một việc bình thường phổ biến ở thế gian như muôn ngàn sự việc
khác đang hiện hữu. Nó rất đời thường và tục đế, nhưng việc uống trà lại trở thành mối đạo.
Người ta gọi việc uống trà là Trà đạo, điều này không có nghĩa là có cái đạo trong chén trà,
mà là cái đạo của con người trong việc thưởng thức trà. Ờ đó có văn hóa. đạo đức, lễ nghi,

nghệ thuật, thầm mỹ, trình độ thưởng thức cũng như khả năng nhạy cảm với nhưng diễn biến
nội tâm trong buổi uống trà. Nói cách khác, Trà đạo là một cách cảm nhận, một cách sống,
một nghệ thuật tiếp cặn, đón nhận và thưởng thức của trà nhân. Người uống trà khồng chỉ là
nhân vật chủ thể hay trong tâm của Trà đạo mà quan trọng hơn, trà nhân chính là chân lý, là
tâm pháp, là triết lí sống đọng của Trà đạo.
Trà đạo là một triết lí sống động khó có thế dung lời lột tả mà chỉ có biểu hiện của trà
nhân mới có thề nói hết lên những điều sâu kín của trà đạo. Một số trà nhân đã quả quyết
rằng ý thức về sống đạo chỉ có thể có được ở những người tự thương xót lâý mình, tự cưu
mang lấy mình, tự quân bình lấy mình trước khi nói lời từ bi với thiên hạ. Việc tự cứu lấy
mình này là một nghệ thuật và chính nghệ thuật này đã tác động trực tiếp đến nội thức của
muôn người và vô hình chung nó biến thành một cảm hóa lực hết sức mạnh mẽ. Điều này đã
giúp cho các trà nhân định ra những con mây khói.như những sắp đặt rất nhẹ nhàng, phong
nhã và áp dụng trong sinh hoat hắng ngày , tất nhiên là nó không hề theo một khuôn sáo hay


tiêu chuẩn cứng nhắc như những giáo điều có định lượng .Yên tĩnh và hài hòa là hai tỉnh
chất có được từ đời sống nội tâm sâu xa phong phú của trà nhân .Tinh thần và thế chất ở
trạng thái “ tâm bình khí hòa “ giúp trà nhân luôn ôn định trạng thái tâm dù bất cứ ở trường
hợp hoàn cảnh nào . Không phải bỗng dưng mà tâm hồn các trà nhân được bình lặng một
cách dễ dàng ,ý thức về khiêm nhường biếu lộ qua lễ nghi cung cách . Còn đạo đức lại trú
ngụ trong hành vi khoan thai, cử chỉ từ tốn .vì nỏ là mẹ đẻ của muôn ngàn thiện pháp.các trà
nhân luôn hiếu rõ về điều này vì họ là các nghệ sĩ thường xuyên phải biếu diễn trên sân khấu
bao la của đất tâm,ngút ngàn của nghiệp thức . cũng vì vậy mà họ luôn thấy mình bé nhỏ ,vô
cùng bé nhó . Các trà nhân khi gặp nhau thường cúi đầu chào nhau và mời nhau một chén
trà .Các trà nhân không chỉ dễ hòa điệu trong trà thất mà còn hòa điệu nhịp nhàng với cuộc
sống muôn màu muôn vẻ.
Trong trà thất người ta có thề nhìn vào cách ăn mặc , yếu tố vệ sinh cũng như tính gọn gàng
ngăn nắp , kề cả âm giọng và nghĩa ngữ của lời n ó i, cách thức xã giao, dáng điệu cử chỉ ...
mà nhận ra nhân cách của trà nhân. Đó là những biểu hiện về cái đẹp lãng mạn và trật tự của
mồi người, nên không thể xem thường mà lơ là cẩu thả. Với thái độ thận trọng , sống vì cái

đẹp và tự làm đẹp mình qua phong cách trà đạo ,con người có thể mạnh dạn uống cạn bầu
trời chân thiện mỹ trong mọt chén trà.
-

Bên cạnh đó .những đóng góp khác cùa trà nhân đối với mặt nồi của nghệ thuật cũng khá
nhiều như :

Người Trung Hoa biết xây dựng nhà thủy tạ trong vườn hồ để ngâm thơ, uống trà và câu cá,
hay như người Việt Nam biết tìm một mảnh đất cao ráo, vắng vẻ để dụng lều cỏ uống trà,
đọc sách. Nhật Bản là cái nôi của trà đạo nên người Nhật dụng tâm tô vẽ mặt nổi nhiều hơn,
tất nhiên là những đóng góp của họ phải nói là đáng kể. Chẳng hạn như tất cả các hoa viên
danh tiếng của Nhật Bản đều do các trà nhân vẽ kiểu,đồ gốm của Nhật cũng đạt đến độ tinh
xảo tuyệt vời và hoàn hảo ở kiêu dáng cũng là nhờ sự đongs góp của các trà nhân . Hoặc
như hàng vải , hang thêu , hàng dệt ở Nhật đều mang tên những trà nhân , vì những nghệ sĩ
đa tài này đã vẽ ra kiêu và cho vào vải những gam màu âm dương hợp l í . Những vườn rừng
đa chủng loại hình thành ở Nhật đều do bộ óc tưởng tượng phong phú của các trà nhân .Bản
A Di Quang Phủ (Honami-Koyetsu ) một trà nhân lừng danh cũng là một nghệ sĩ lớn đã
sang lập trường phái họi họa có tên Lâm Quan Phái ở Nhật .Ông là một tài năng hoàn hảo về
vẽ sơn mài và nặn đồ gốm . Cùng với cac tác phẩm hội họa của Quang D uyệt, những sáng
tác nổi tiếng của Quang Phủ (Ko ho ), Quang Lâm (Korin), Kiền Sơn (Kenzan).Tat cả đều là
con cháu của Quang Duyệt kết họp thành một tông phái hội họa mang nét đặc thù của trà đạo


còn gọi là Quang Lâm phái - phái hội họa của họ Quang —là một biếu thị rẩt mực của trà
đạo . người ta còn phân tích rằng , tất cả những hoạt lưc của thiên nhiên đã tạo nên phần hồn
cho mỗi bức tranh của hệ Quang phái. Người ta thấv thấp thoáng trên nét đại cương của phái
này là hơi thờ của các trà nhân . Vào thế kỷ 16 . ảnh hưởng từ tinh thần trà đạo ít nhiều mà
trực tiếp qua đôi bàn tay và khối óc của các trà nhân , nghệ thuật kiến trúc ở Nhật Bản đã có
nhiều thay đôi . Cho đến nay cách thiêt kế và bài trí những căn phòng tương đổi trống trải
đơn sơ ở Nhật là một bàng chứng về sự hiện diện cua trà đạo trong thiết kế xây dựng phòng

khách , phòng trà và nhà ờ .
Trà thất là nơi uống trà nhưng nơi uổng trà khồng thế tự nó là trà thất. Trà nhân mới chính là
linh hồn của trà thất.
- Ảnh hưởng của các trà nhân trong lĩnh vục nghệ thuật, văn hỏa . trong giao tiếp và trong
đời sống là điều hiên nhiên . Nhờ các trà nhân mà nhiều người đã biết cách lặng lẽ đề đén
eần hoa và thấy được cái đẹp kín đáo ẩn trong sắc màu của hoa .ẩn trong những nụ non chưa
chớm nở .Các trà nhân đã khơi nguồn cho đức tính ưa chuộng sự giản đơn tự nhiên trong thế
giới thiên nhiên.Những điều như vậy bắt nguồn từ đức tính khiêm cung và bao dung lớn lên
trong cái đẹp hài hòa và đón giản ây ,từ phong cách truvền cảm của các trà nhân tỏa ra ở
trong cái đẹp lặng lẽ sâu kín của chén trà đang chờ đợi và ở ngay trong tâm khảm biết nâng
niu cái đẹp ở mỗi con người
Cách dùng trà thể hiện nét văn hóa của người Việt
Người Việt dùng trà dù theo cách truyền thống nào: từ độc ẩm, đối ẩm hay quần ấm đều làm
toát lên cái nét văn hóa thuần chất của người Việt. Người xưa có câu: "Nhất thủy, nhì trà,
tam bôi, tử bình, ngũ quần anh", đỏ chính là cái thú "thưởng" trà thực thụ.
"Nhất thủy": đê có một ấm trà ngon, trước tiên phai chú ý đến nước. Nước dùng pha trà
thường phải là thứ nước mưa được hứng giữa trời, hay từ các nguồn suối tự nhiên, cầu kỳ
hơn nữa là thứ sương đọng trên lá sen mà người đi thuyền hửng từng giọt vào buồi sớm mai.
Thứ nước tinh khiết đó khi đun cũng không được phép mất độ thanh tịnh đề không làm ảnh
hưởng đến hương vị của trà.
"Nhì trà": đứng thứ hai sau nước là cách chọn trà: tùy theo sở thích mỗi người, có người
thích dùng trà nguyên, hay chính là "trà mộc" cánh trà sao quăn giống hình móc câu, cánh
tròn, trôi tay, có mốc trắng như mốc cây cau. Trà này được pha ở nhiệt độ 8O0C, hay 165 170 độ F. Người thì lại thích thưởng thức trà hương: là loại trà được ướp hương từ các loài
hoa: hoa sen, cúc, nhài, sói, ngâu; nước pha trà tẩm hương phải có độ sôi ở 200 - 205 độ F.


Tiếp đến là dụng cụ pha trà gồm chén trà và bình trà. "tam bôi. tứ bình": một bộ đồ trà
thường cỏ bốn chén quân, một chén tống đé chuyên trà; chén thường là loại chén dạng hạt
mít (mát trâu). Bình cũng có bình chuyên và bình tống. Tùy theo lối uống "độc ẩm", "song
ầm", "tứ ẩm" hay "quần ẩm" mà có những loại bình tương ứng. Trước khi pha trà phải dùng

nước sôi để tráng sơ chén và bình.
Và cuối cùng, "ngũ quần anh" chính là "bạn trà". Tìm "bạn trà" còn khó tìm hơn "bạn rượu".
Vì bạn trà là người bạn tri âm, cùng nhau thưởng trà. ngâm thơ. bộc bạch nồi niềm, hay bàn
chuyện gia đình, xã hội, nhân tình thế thái đế cảm thấy trong trà có cả hương vị của đất trời,
cỏ cây.
Khi thưởng thức trà có thề dùng các đồ ăn nhẹ kèm với trà : kẹo lạc, kẹo vừng thanh, kẹo
cu đơ. bánh cốm, bánh đậu xanh và bánh trung thu...
2.1.2. Trà thất
Trà thất là nơi có đủ tiện nghi dành cho việc thưởng thưc trà .Đầy đủ tiện nghi ở đây
được nên được hiểu là nhừng thứ cần thiết nhằm thỏa mãn tâm trạng của trà nhân hơn là
nhừng yêu cầu đòi hỏi về những vật dụng xa hoa .Tắt nhiên, trong một trà thất thì không thề
thiếu bàn trà, trà cụ, những thứ này đặt trong một không gian tương đối phù hợp với mỗi
người.
Trà thất ảnh hưởng về mặt tinh thần của người thưởng thức trà,nhiều hơn là ảnh hưởng về
vật chất .chẳng hạn sự giàu có hay sự khó khăn, túng quẫn của chủ nhân nó .
Nơi uống trà chỉ cần có vị thế yên tĩnh ,có không khí trong lành ,có không gian hài hòa tạo
sự ấm cúng.Các phòng trà thường có cách bố trí để thu ngắn tầm quan sát bởi bốn bức
vách.vừa có công dụng giúp con người hạn chế sự phóng tâm.đồng thời để phù họp với tinh
thần nội tĩnh của Trà đạo.
Thường thi một căn nhà nhỏ , một túp lều tranh, một căn phòng thanh bình ám cúng , thêm
bộ ấm chén bình dân,là đã có thê trở thành một trà thất lí tưởng .Thật ra chỉ nội bấy nhiêu
thôi thì dù nước trong ấm đun chưa sôi,dù trà chưa chưa pha vào chén,, dù chưa nâng chén
trà lên môi nhâp ngụm ,ngươi nhạy cảm có thể nhận ra ngay„chính cái trà thất đơn giản mộc
mạc này ,trong đó như chứa cả một vòm trời thiên nhiên thu nhỏ lại, chỉ với trăng thanh gió
mát.hoa cỏ ngập ngừng con người cũng nhàn tản nhâm nhi bên chén trà để cùng giai điệu
huyền bí của thiên nhiên ngân rung gõ nhịp.Có nhấp một ngụm trà mới thấy chung quanh
quả là bầu trời trong xanh chất ngất thơ ca mộng mị. Những trà thất phương Đông đều có
hình mẫu như vậy ,đó là nơi trú cư của những tín đồ Trà giáo đã kết duyên với cái đạo lung
linh diệu kì ẩn náu trong mọt chén trà.



Đối với người luôn bận rộn với trăm công nghìn việc, đầu óc chăng mây khi thảnh thơi, khi
đến với tra thất, hầu như mọi người cùng chuns một cảm nhận là ở đó có bình yên và thoải
mái. Không gian cua trà thấtđược xem là bộ phận quan trọng đế tạo nên hứng thú cho buôi
thưởng thức trà. cũng là trợ duvên rất quan trọne trong việc giúp các trà nhân tiếp xú với
thiên nhiên nhanh nhạy, dễ dàne hòa nhập với theesgiowis tịch tĩnh của trời trăng mây nước
và hoa cỏ bốn mùa. Trons cuộc sống, con người vốn hưởng ngoại và dù hướng vào hay
hướng ra cũng đều là hướng ngoại nhưng thường thì hướna ra nhiều hơn là nội tĩnh, do vậy,
con người dễ dàng bị khuấy động bởi không gian náo nhiệt, bởi sắc màu vàng xanh đỏ
trắng, bởi âm thanh hỗn mang dập dìu vọng động. Thế nhưng khi đến với trà thất, con người
sẽ được khơi dòng thanh thoát khi chạm mặt với những gam màu dịu nhẹ, được hít thở
không khí trong lành trong thế giớ thanh bình và có thể tắm mình trong không gian trầm
lắng với nhưng âm thanh rả rích từ chốn xa xăm vọng về. Đến với trà thất như đi ngược về
quá khứ của thế giới đời thường. Chừng ấy cũng đủ gợi con người nhớ những phút giây
bình dị nhất.chân quê nhất đề tự do buâng khuâng va sao xuyến. Trong trà thất, tiếng trà
khuya giúp người ta dể nghe ra tiến côn trùng rả rích, nỉ non ở một tầng bậc giao cảm lắng
sâu hơn. Tiếng gió, tiếng mưa, tiếng lá rơi, tiếng chim khuya giật mình vỗ cánh, tiếng sao
bãng trên trời, và cả tiếng bi than trong đêm trường đâu đó - dường như lấp cả cuộc đời
này. Tuy nhiên hét thảy mọi âm thanh cũng tan nhanh như giot sương khuva chạm vào tia
nắng ấm. Mong manh manh tợ tơ. Cũng tròn một giọt đé chờ nắng lên.
Đó là khi cái thanh tịnh của ngụm trà nhập thế tan dần và lan tỏa khắp châu than, khi ấy
trà thất không còn giới hạn của bốn vách ngăn chia và mái vòm che huyễn mộng. Trà thất
trở nên bao la như hồn người mênh mông và trớ nên mới lạ như sự khởi đầu không có bắt
đầu. Trong trà thất, ngồi lặng lẻ bên chén trà và cám khái, người ta chợt thấy có ánh trăng
khuya sang tỏ lạ thường dưới chân hoa cỏ, đất trời gặp gở khiến bước độc hành ai đó không
còn lẻ loi trống vắng. Thật ra đất trời lúc nay cũng tròn đầy, nhạc long lúc nào cũng trồi dậy
trào dâng và ngoài kia muôn lối, cỏ cây từ ngàn xưa chừ về đây rất thật. Trong cô lieu tịch
mịch, từng lời suối khe nghe sao đâỳ trang trải. Càng về khuya đêm càng vắng. Mé kia,
dòng suối vẫn miệt mài róc rách... Đó là nét nguy nga của trà thất, nó tráng lệ trong sự giản
đơn thanh bạch của mái tranh vách đất, nét sơ bình dị của con người cũng được trà thất nâng

lên cao để thoát ra khỏi mớ hỗn độn của âm thanh vọng động và sẳc maù hào nhoáng.
Trà thất chỉ đơn giản là túc lều tranh chứa cả sương mai và nắng ắm. Ờ trà thất, con
người dễ cảm nhận ý vị vô thường và cũng có thế hỏi ngược lại chến trà vãng-ysương khuya
nói thủy nói chung, giữa khuya đã lén khoát mùng theo ai, đê ta nháp ngaím ngáp dài, đên


Tài liệu bạn tìm kiếm đã sẵn sàng tải về

Tải bản đầy đủ ngay
×