Tải bản đầy đủ (.pdf) (38 trang)

Vật liệu gốm trong nhà hàng á đông

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (7.52 MB, 38 trang )

HUTECH
DẠI HỌC KỸ THUẬT CÓNG H6HỆ TP.HCM

B ộ GIÁO DỰC VÀ ĐÀO TẠO

TRƯỜNG ĐẠI HỌC KỸ THUẬT CÔNG NGHỆ TP. HCM

ĐỒ ÁN KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP

VẬT LIỆU GỐM TRONG NHÀ HÀNG Á ĐÔNG

Ngành:

Mỹ Thuật Công Nghiệp

Chuyên ngành: Thiết Ke Nội Thất

Giảng viên hướng dẫn : ĐINH ANH TUẤN
Sinh viên thực hiện
MSSV: 107301078

,

: HOÀNG KIM LONG
Lớp: 07DNT02

T H ừ VỈỆN

J

, , . Ịỳ IHUẬT CÕHÒ h o h ề ÌP.HCM



AC" im itb X

TP. Hồ Chí Minh, 2011

1




BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KỸ THUẬT CÔNG NGHỆ TP. HCM

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - T ự do - Hạnh phúc

KHOA :MỸ THỤẶT CỘNCỊ NGHIỆẹ
BỘ M ÔN:.!TưiẾl..-.líấ....^ilV...lM T

NHIỆM VỤ Đồ ÁN TỐT NGHIỆP
HỌ VÀ TÊN:..-nUCịâb)iS.„r .iOLM---- LGhỊéL........ .....
NGÀNH: rrdtíE T.....kỂ..-...NẮÍ....T ữ d ầ Ị --------- -

1.

Đầu đề Đổ án tốt nghiệp:

I

MSSV: ..Ẩ Ù 1.-.3CÀ .-X .ỈS-.....

LỚP: ..-Ữ3..DM.XỠẲ-----------

v

1

......... \ l ấ x .... UAL..QùtsiLA.ìíư3A..J^m...MBH&...A..£àbẢ&

2 . Nhiệm vu (yêu cầu về nội dung và scí liệu ban đầu):
•r,....TlỄuẩ^-.

•../41ỈÙ....

...».CCƯA.....,ÌÁÌ.tik...uá)Ẽà....J x ) ữc,

,±ií....£.JL

tỀicm... ẤcíW\....
jL.‘....ÍẦ...........
Ấcỉứí...d......... .
dacạn......ẤcA..
— Ấằ._...
Ỉc7..... J.cìvi£ỳ...X-'~
... J-ti&j
_ ....^ ¿ ....^ ¿ ....™ 2 ......t đ n a u .....^ n .....

7)

......


jL....ịA..std

3. Ngày giao Đồ án tốt nghiệp :.... ...ẨÍ LC13Ẩ..ẤOÁ.Í................................................ ......—
4. Ngày hoàn thành nhiệm v ụ :.....~ ũ.57..C'JJ.Ẩ(JẬcZ..........................................................
5. Họ tên người hướng dẫp
Phần hướng dân
1/ X?MLl...i)bihl....XUồhi...................
..........
2/

.................. .................................... ....................................

...............................................................................................

Nội dung và yêu cầu ĐATN đã được thông qua Bộ môn.
Ngày
tháng
năm 20
CHỦ NHIỆM BỘ MÔN
(Ký và ghi rõ họ tên)

PHẦN DÀNH CHO KHOA, BỘ M ÔN
Người duyệt (châm sơ b ộ ):... ...................... ....
Đơn vị:....................................................................
Ngày bảo vệ:............... .........................................
Điểm tổng kết:............. ..................... -.................
Nơi lưu trữ Đồ án tốt nghiệp:

NGƯỜI HƯỚNG DẪN

(Ký và ghi rõ họ tên)

ữ T Ị íà /


NHẬN XÉT CỦA GIÁO VIÊN HƯỚNG DÂN

Đ iểm s ố bằng sô"____________ Đ iểm sô bằng chữ.------------------TP.HCM, ngày.....tháng......... năm 2010
(G V hướng dẫn ký và ghi rõ họ tên)


LÒÌ CÁM ƠN
Sau bốn năm học tập nhà trường, vói sự hưóng dẫn tận tình của
thầy cô đã giúp chúng em tích lũy được rất nhiều kinh nghiệm trong
chuyên ngành thiết kế nội thất. Cùng vói những thử thách, môi năm
chúng em lại đưọ-c học thêm nhiêu điêu mói lạ, và tiêp thu được những
kinh nghiệm quý báu của thầy cô. Nhò' đó chúng em hoàn thiện mình hon
sau mỗi kì học tập. Sự giúp đõ của quý thầy cô đã giúp chúng em phát huy
khả năng của mình trong lĩnh vực thiết kê nội thât. Đô án tôt nghiệp là
một cột mốc quan trọng sau bốn năm học tập tại nhà trường và cũng là CO'
hội đễ chúng em thể hiện khả năng của mình cùng vói những điều đã học
được từ quý thầy cô. Với sư hướng dẫn tân tình của thây Đinh Anh Tuân,
em đã hoàn thành bài Đồ án tốt nghiệp của mình. Em xin chân thành cám
on tất cả quý thầy cô đã hướng dẫn, dạy dỗ em trong những năm học vừa
qua, đặc biệt là thầy Đinh Anh Tuấn đã giúp em hoàn thành khóa học bốn
năm tại nhà trường.


MỤC LỤC
TRANG

A. LỜI MỞ ĐẦU

........................................................................................................1

1. LÍ DO CHỌN ĐÈ T À I...................................................................................................1
2. MỰC ĐÍCH NGHIÊN c ứ u ......................................................................................... 2
3. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN c ứ u .................................................................................2
4. KẾT QUẢ ĐẠT Đ ư ợ c CỦA ĐỀ TÀI.........................................................................3
B. NỘI DƯNG CHÍNH....................................................................................................4
CHƯƠNG 1: TÌM HIẺU VÈ CÔNG TRÌNH NHÀ HÀNG.......................................4
1. NGUỒN GÔC NHÀ HÀNG....................................................................................... 4
2. ĐẶC ĐIỂM CỦA NHÀ HÀNG....................................................................................4
2.1. BỐ TRÍ VẬT DỰNG NỘI THẤT TRONG NHÀ HÀNG................................... 5
2.2. PHÂN PHỐI CÁC KHU v ự c TRONG NHÀ HÀNG........................................ 7
CHƯƠNG 2: TÌM HIẾU VÈ PHONG CÁCH NỘI THÁT Á ĐÔNG....................... 8
1. NGUÔN GÓC CỦA PHONG CÁCH NỘI THẢT Á ĐÔNG......................................8
2. ĐẶC DIÊM CỦA PHONG CÁCH NỘI THẤT Á ĐÔNG........................................... 10
2.1. PHÂN KHU CHƯC n ă n g ..................................................................................11
2.2. BỐ TRÍ VẬT DỤNG NỘI THÁT......................................................................... 12
2.3. BỐ CỤC..................................................................................................................13
2.4. MÀU SẮC..............................................................................................................13
2.5. VẬT LIỆU............................................................................................................. 14
2.6. PHỤ KIỆN TRANG TRÍ....................................................................................... 15
CHƯƠNG 3: TÌM HIẺU VẺ VẬT LIỆU GỐM......................................................... 17
1. NGUỒN GÓC XUẤT x ứ CỦA VẬT LIỆU GỐM ................................................... 17
2. TÍNH NÀNG VẬT LÝ VÀ THÀNH PHÀN CỦA GỐM........................................... 17


3. TÍNH NĂNG THẨM MỸ CỦA GỐM ........................................................................18
4. CÁC GIAI ĐOẠN TRONG QUÁ TRÌNH LÀM GỐM................................................19

4.1. CHỌN VÀ XỬ LÝ ĐẤT........................................................................................19
4.2. TẠO DÁNG............................................................................................................20
4.3. TRANG TRÍ HOA VĂN....................................................................................... 20
4.4. TRÁNG MEN........................................................................................................21
4.5. QUÁ TRÌNH NUNG ............................................................................................ 22
5. ỨNG DỤNG CỦA GỐM VÀO TRANG TRÍ NỘI THẤT......................................... 22
5.1. LÀM VẬT DỤNG NỘI T H Ấ T ........................................................................... 22
5.2. LÀM VẬT LIỆU ỐP LÁT BÊ MẶT....................................................................23
5.3. CÁC ỦNG DỤNG KHÁC................................................................................... 24
6. HÌNH THỨC VẬN DỤNG Ý TUỞNG VÀO ĐÔ ÁN.................................................25
c . KÉT LU Ậ N .......................................................................................................... 29


DANH MỤC CÁC BẢNG
Bảng 1: Tên đề tài
Bảng 2: Ý tưởng
Bảng 3: Hồ sơ kiến trúc công trình
Bảng 4: Mặt bằng bố trí nội thất
Bảng 5: Phối cảnh chính tầng 1
Bảng 6: Phối cảnh phụ và mặt bằng trần
Bảng 7: Phối cảnh phụ và các mặt cắt
Bảng 8: Phối cảnh phụ và các mặt cắt
Bảng 9: Phối cảnh chính tầng 2
Bảng 10: Phối cảnh phụ và mặt bằng trần
Bảng 11: Phối cảnh phụ và các mặt cắt
Bàng 12: Phối cảnh phụ và các mặt cắt - Sản phẩm thiết kế


Luận văn đồ án tốt nghiệp - khỏa 2007 -2011


A. LỜI MỞ ĐÀU
1. LÝ DO CHỌN ĐÈ TÀI
Trong các loại hình công trình công cộng, nhà hàng là một loại công trình công
cộng khá phổ biến. Nhà hàng ngoài việc phục vụ nhu cầu ăn uống, nó còn là nơi
thể hiện phong cách ẩm thực cũng như gu thầm mỹ của thực khách. Trong điêu
kiện sống hiện nay, đặc biệt là trong những thành phô lớn, đông dân cư, nhà hàng
là nơi lý tưởng để ngoại giao, tổ chức tiệc...
Vật liệu gốm ngày nay được sử dụng khá rộng rãi. Gốm có thê sử dụng cho
việc trang trí nội thất các công trình kiến trúc trong đó có nhà hàng. Gốm là một
loại vật liệu bền, dễ tạo hình và có tính thẫm mỹ cao. Gốm có thể sử dụng như một
loại vật liệu chủ đạo trong không gian nội thất, , điển hình là những nội thât mang
phong cách Á Đông như Nhật Bàn, Trung Hoa.
Trong phong cách nội thất Á Đông, các đồ vật làm từ gôm có lịch sử rât lâu
đời và là nét đặc trưng của phong cách này. Đồ gốm có thê xuât hiện trong nhiêu
phong cách nội thất khác nhau, nhưng trong phong cách nội thất Á Đông thì một số
vật dụng sinh hoạt như: chén, bát, đĩa, chậu cành, lu, vại, bình phong, vật trang
trí... làm từ gốm hầu như là một phần không thê thiếu. Bên cạnh đó, gôm còn được
sử dụng như một loại vật liệu ốp, lát bề mặt có độ bền cao, màu săc đa dạng và gân
gũi với thiên nhiên.
Phong cách Á Đông ngày càng được ưa chuộng vì nó mang lại sự tĩnh lặng,
thanh bình.
Các vật dụng làm từ vật liệu gần gũi với thiên nhiên giúp cho không gian mang
sự ấm cúng, hài hòa. Trong bối cảnh xã hội ngày càng hiện đại, nhịp sông ngày
càng cao, phong cách nội thất Á đông là một sự lựa chọn họp lí đê phân nào kéo
chậm lại nhịp sống, mang lại sự thoải mái trong tâm hồn.

SVTH-Hoàng Kim Long-MSSV: 1073010787

Trang 1



Luận vãn đồ án tốt nghiệp - khỏa 2007 - 2011

2. MỤC Đ ÍC H NGHIÊN CỨU

Công trình nhà hàng là một trong những công trình phổ biến trong xã hội. Vì
thế việc nghiên cứu về công trình nhà hàng cũng phân nào góp phân thê hiện cho
tính thẫm mỹ loại công trình này được nâng cao hơn theo nhu cầu ngày càng cao
cua xã hội.
Nhà hàng là dạng công trình công cộng với nhiều loại hình và đa dạng với
nhiều đối tượng tham gia. Việc nghiên cứu nhăm tìm hiêu một cách sâu săc cho
từng loại hình, từng đối tượng cụ thể để từ đó đưa ra những phương pháp càn thiết
phù hợp nhất cho mỗi công trình vốn chứa đựng những nét đặc trưng riêng của nó.
Tìm hiểu phong cách trang trí nội thất Á đông về bố cục, sử dụng vật liệu, ánh
sáng, vật liệu gốm từ đó ứng dụng vào công trình nhà hàng.
Tìm hiểu về vật liệu gốm, khai thác các tính năng thẩm mỹ của gốm cũng như
các đặc điểm vật lý của gốm để ứng dụng đúng cách, mang lại hiệu quả thẩm mỹ
và công năng một cách tốt nhất.
Tìm hiểu kỹ về công trình nhà hàng để nắm được tính chất riêng, đặc điểm
riêng của công trình nhà hàng để thể hiện đúng tính chất công trình, mang lại giá trị
và tính ứng dụng cao cho công trình.

3.

PH Ư ƠN G PHÁP NGHIÊN

cứ u

Thu thập tài liệu liên quan đến loại công trình nhà hàng, phong cách nội thất Á
đông, vật liệu gốm. Từ đó đưa ra nhận định đánh giá cho từng vấn đề, rút ra nhận

xét riêng, kinh nghiệm riêng của bản thân.
Đi thực tế các công trình nhà hàng tại địa phương và tham khảo hình ảnh các
công trình nhà hàng qua sách báo, mạng internet. Qua đó thây được những đặc
điểm chung của các loại công trình nhà hàng.
Tìm hiểu về phong cách nội thất Á đông để thấy được những đặc điểm của
phong cách này. Bên cạnh đó tìm hiêu thêm vê phong tục, tập quán của người A
đông để thấy được sự ảnh hường của nó lên cách trang trí nội thât, bô trí vật dụng
nội thất, phân khu chức năng, sử dụng màu sắc, vật liệu...
SVTH-Hoàng Kim Long-MSSV: 1073010787

Trang 2


Luận văn đồ án tốt nghiệp - khỏa 2007 -2011

Tham quan các lò làm gốm để hiểu rõ hơn các bước làm gốm, tính năng thẫm
mỹ, vật lý của gốm. Tham quan các công trình có sử dụng vật liệu gôm đê biêt
được cách thức sử dụng vật liệu gốm.
Tìm hiểu thu thập tư liệu của nhiều nguồn tài liệu khác nhau, từ đó tổng hợp lại
thành nội dung theo từng chuyên mục có mối liên hệ với nhau. Sau đỏ đánh giá nội
dung mỗi tài liệu mà chúng ta cần thu thâp thông tin. Từ những những tài liệu thu
thập được và từ đó đưa ra nhận định đánh giá, đưa ra đề xuất giải pháp mới của cá
nhân một cách cụ thể. Tổng hợp kiến thức bằng phương pháp thu thập tài liệu đê từ
đó bổ sung thêm, đề xuất những vấn đề mới mà tài liệu chưa đề cập đến hoặc ít đê
cập đến để góp phần làm phong phú thêm kiên thức, đông thời mang lại những
phát hiện mới đóng góp mới của bản thân.

4. KÉT QUẢ ĐẠT ĐƯỢC CỦA ĐÈ TÀI
Việc thực hiện đề tài, hoàn thành nội dung khối lượng của đề tài đã giúp người
nghiên cứu hiểu một cách sâu sắc hơn vê đê tài đã chọn làm đông thời và cũng là

dịp để thể hiện kiến thức mà bản thân học được qua quãng thời gian học ở trường
lớp. Đó cũng chính là nền tảng cho công việc sẽ tiếp bước cùng cuộc sống sau này.
Đe tài nhà hàng mang tính chất công cộng nên việc nghiên cứu đòi hòi người
nghiên cứu phải tìm hiểu trên diện rộng mới thê hiện được rõ ràng ý tưởng trong
công trình một cách tốt nhất. Qua Đồ án tốt nghiệp, người nghiên cứu đã thể hiện
được nhiều nhất những kiến thức tích lũy trong thời gian học tập và có thêm kinh
nghiệm trong việc thiết kế nội thất.

SVTH-Hoàng Kim Long-MSSV: 1073010787

Trang 3


Luân văn đồ án tốt nghiệp - khỏa 2007 -2011

B.NỘI DUNG CHÍNH
Chưong1
TÌM HIẺU VÈ CÔNG TRÌNH NHÀ HÀNG
1. NGUỒN GÓC CỦA NHÀ HÀNG
Nhà hàng là một địa điểm hay một công trình xây dựng chuyên kinh
doanh về việc chuẩn bị và phục vụ thực phâm và đô uỏng cho khách hàng đê
nhận tiền của khách hàng. Các bừa ăn hay bừa tiệc được phục vụ nhà hàng
theo hình thức ăn tại chổ hoặc cung cấp tận nơi theo đơn đật hàng. Nhà hàng
có ngoại hình đa dạng và đặc thù ờ môi quôc gia, môi vùng, môi cộng đỏng
khác nhau cũng như những dịch vụ ăn uông, hình thức phục vụ, thực đơn, các
món ăn, đồ uống.... bao gỏm một loạt các món ăn của đâu bêp chinh (bep
trưởng).
Trong khi nhà trọ và quán rượu đã được biết đên từ thời cô đại, nhưng
những cơ sở nhằm mục đích phục vụ cho các du khách và người dân địa
phương nói chung về ăn uống rất hiêm khi có vào thời kỳ cô đại. Việc phục vụ

ăn uống thường là một dịch vụ kèm theo của các quán trọ, hoặc quán rượu (tửu
lâu) thường là rất hiếm. Những nhà hàng hiện đại ngày nay được dành riêng đê
phục vụ đồ ăn, món ăn cụ thể theo yêu cầu của khách và được chuẩn bị sẵn
sàng để chuyên phục vụ yêu câu của họ. Các nhà hàng hiện đại có nguôn gôc
từ Pháp thế kỷ 18, mặc dù tiền thân có thể được cho là tồn tại từ thời La Mã
hay ít ra cũng từ thời nhà Tống ở Trung Quốc với hình thức Tửu lâu.

2. ĐẶC ĐIÈM CỦA NHÀ HÀNG
Nhà hàng thuộc dạng cỏng trình công cộng phục vụ nhu cầu ăn, uông
của con người. Bên cạnh đó, nó cũng thê hiện phong cách âm thực, gu thâm
mỹ của thực khách. Do đó, các nhà hàng ngày nay thường có các món ăn đặc

SVTH-Hoàng Kim Long-MSSV: 1073010787

Trang 4


Luận văn đồ án tốt nghiệp - khỏa 2007 -2011

trưng của riêng mình và cách bài trí vật dụng, thiết kế không gian phù hợp với
phong cách ẩm thực.
Nhà hàng phải có các thực đơn cụ thể dành cho khách, bố trí bàn ghế để
phục vụ, các món ăn, thực phẩm, rượu, trà... đồng thời phải có các địa điêm
chế biến thức ăn (bếp). Một nhà hàng khác khác với quán ăn, hay tiệm ăn ở
chồ quy mô của nhà hàng lớn và sô lượng món ăn trong thực đơn phong phú
hơn. Nhà hàng có thể được đặt tên theo người chủ, theo địa phương hoặc theo
đặc sản hay các món ăn đặc trưng có trong thực đơn của nhà hàng đó. Ngoài
những đặc điểm trên, một nhà hàng tiêu chuân cân phải có các khu vực khác
như khu vực tiếp đón (sảnh), khu vực đê xe, khuôn viên có sân vườn, cây
cảnh...

2.1 Bố trí vật dụng nội thất trong nhà hàng
Cách bài trí và thiết kế không gian là một trong những nhân tố chủ yếu làm
nên thành công của kinh doanh nhà hàng. Cân quan tâm tới kích thước và khả
năng sắp xếp của phòng ăn, không gian bếp, kho lưu trữ và văn phòng. Thông
thường, các nhà hàng dành khoảng 40-60% diện tích cho không gian ẩm thực,
30% cho bếp và khu vực phụ cận. Diện tích còn lại thuộc về kho và văn phòng
Khu vực ăn uống:
Đây là nơi mang tới nguồn thu chính cho nhà hàng. Vì vậy, diêm đâu tiên
cần lưu ý là không cắt giảm diện tích khi thiết kế phòng ăn. Quan sát các thực
khách: Họ có phản ứng tích cực với phong cách thiết kế của nhà hàng không?
Không gian có thực sự thoải mái và khách hàng có phải di chuyển chỗ ngồi khi đã
bắt đầu bừa ăn. Đối với một nhà hàng ăn tối nhỏ và khá bình dân, cân khoảng 1,41,8 m2 cho mỗi chỗ ngồi để đảm bảo tốt nhất sự thư giãn và thoải mái cho thực
khách cũng như chỗ đi lại cho nhân viên phục vụ.
Khu vực chế biến:
Thông thường, việc thiết kế khu vực chế biến của một nhà hàng ảnh hường
tới không gian bếp cũng như chất lượng dịch vụ. Nghĩ tới từng món ăn có trong
thực đơn nhà hàng khi quyết định không gian cho mỗi thành phần chế biến, cần

SVTH-Hoàng Kim Long-MSSV: 1073010787

Trang 5


Luân văn đồ án tốt nghiệp - khóa 2007 -2011

phải tính toán cả diện tích dành cho việc nhận hàng, lưu kho, chuân bi thức ăn,
nấu nướng, rửa bát, trang thiẽt bị của nhân viên và không thê không kê đên mọt
văn phòng nhỏ tiện cho việc quàn lý hàng ngày. Săp xêp khu vực cung câp thực
phẩm sao cho rất gần vị trí của các đầu bêp. Bên cạnh đỏ, cũng cân chú ý tới
không gian dành cho 2 hay nhiều hơn 2 đầu bếp làm việc vào những giờ bận rộn

nhất của nhà hàng.
Nhà hàng phải thiết kế sao cho có nhiều chỗ ngôi. Các bàn ăn 2, 4 chô
có thể hợp lại với nhau thành những bàn 6, 8, 10 chỗ. Lối đi lại của khách và
phục vụ phải riêng biệt nhau và không nhò hơn 900 —1350. Cân có hành lang
nối cửa phục vụ giữa nhà hàng và bếp.
Khu vực tiếp viên phải ở chỗ khuât, không quây rây khách.
Số lượng phục vụ tùy theo thực đơn:
- Thực đơn hạn chế: 1 phục vụ cho 12—16 ghê.
- Thực đơn tiêu chuẩn: 1 phục vụ cho 8 - 1 2 ghế.
- Thực đơn gọi món sang trọng: 1 phục vụ cho 4 - 8 ghế.
Cảnh quan là yếu tố quan trọng trong thiết kế nhà hàng, trang trí đèn
cũng phải phù hợp với cảnh quan. Không gian rộng đều đặn phải được chia
thành những khu vực nhỏ ấm cúng hơn bởi những tấm bình phong, màn che
hoặc các bức ảnh trang trí.
Mặt bằng không nên thay đối về cao độ và có thê châp nhận được khi nó
cần thiết rõ rệt trong thiết kế nhưng không quá 2, 3 bậc và phần chính của hiệu
ăn phải cùng cao độ với nhà bếp. Chô nào thay đôi cao độ ngôi thì phải có lan
can sắt. Bàn thu tiền có thể ở lối vào hoặc gần cửa phục vụ hoặc trong khu vực
bếp tùy theo hệ thống tính tiền.
Các nhà hàng truyền thống và đặc biệt thường có quầy rượu khai vị.
quầy rượu như thế thường phải xêp đật thê nào đê người phục vụ có thê nhận
gọi và mời khách khi bàn ăn chuẩn bị xong.
Sàn nhảy trong hiệu ăn cho phép 1-3.5 m2/đôi.

SVTH-Hoàng Kim Long-MSSV: 1073010787

Trang 6


Luân văn đồ án tốt nghiệp - khỏa 2007 -2011


2.2. Phân phối các khu vực trong nhà hàng
Phục vụ ăn nhẹ:
Thường hạn chế ở các buổi ăn nhẹ, phục vụ tại quầy khách hàng tự
mang ra bàn. Thông thường thức ăn được nấu ở quầy nhưng đưa ra sau sửa
soạn rửa dọn và cất chứa nếu cần. Diện tích cần thiết là 1.5-2.2 m2/người kê cả
quầy nấu và quầy nướng.
Phục vụ cà phê:
Diện tích cần thiết là 0.83 m2/người. Thực đơn giới hạn, thường là các
loại thức uống và các loại bánh ăn kèm. Khu vực này có phân bêp tách biệt với
khu vực dành cho khách. Thức ăn, uông có thê do hâu bàn đem từ quây dich
vụ hoặc quầy pha chế.
Khu vực tự phục vụ:
Diện tích cần thiết là 1.4-1.7 m2/người. Quầy tự phục vụ dài và có
không gian lưu thông tốt và có chỗ cho xe đây nêu cân thiêt.
Quầy cà phê có phục vụ:
Diện tích cần thiết là 1.2-1.4 m2/người. Thường có nữ tiếp viên phục vụ,
tiếp viên thường đến từ khu vực nấu nướng có màn che chăn trang trí. Chô pha
chế chính và rửa dọn ở sau, khuất tầm mẳt thực khách.
Phục vụ các món ăn đặc chế:
Nhu cầu về không gian khác biệt rất nhiều. Các mặt hàng và các vật
dụng nấu nướng như vỉ sắt hoặc sàn nhảy phải được trang trí đặc biệt đê gây
ảnh hưởng tốt cho khách. Quầy rượu có thê ở trong nhà hàng.
Phục vụ các món ăn truyền thống:
Diện tích cần thiết là 1.3-1.9 m2/người. Chỗ để bàn và chỗ ngồi phải
rộng, thoáng.
Nhà hàng có bàn tự phục vụ:
Diện tích cần thiết là 1.6 m2/người kể cả khu vực bàn tự phục vụ. Bày
bàn theo vị trí món ăn nóng hay nguội để tự phục vụ rau, tráng miệng. Chuân
bị nấu nướng và rửa dọn ở bếp chính.

SVTH-Hoàng Kim Long-MSSV: 1073010787

Trang 7


Luận văn đồ án tốt nghiệp - khóa 2007 -2011

Bep và khu vực cọ rửa:
Thông thường có cùng cao độ với nhà hàng. Khu vực bếp được chia ra:
kho, khu vực rán, nướng, chuẩn bị các món súp và rau củ, tủ lạnh (thịt, xà lách,
trái cây, cá, đồ ngọt và tráng miệng.
Nhà vệ sinh:
Nhà vệ sinh cho khách và nhà vệ sinh cho nhân viên phải riêng biệt và
có lối đi riêng.

SVTH-Hoàng Kim Long-MSSV: 1073010787

Trang 8


Luận văn đồ án tốt nghiệp - khóa 2007 -2011

Chương 2
TÌM HIỂU VÊ PHONG CÁCH NỘI THẤT Á ĐÔNG
1. NGUỒN GÓC CỦA PHONG CÁCH NỘI THÂT Á ĐÔNG
Đông Á hay Á Đông là một khu vực của châu Á có thể được định nghĩa
theo các thuật ngừ địa lý hay văn hóa. v ề mặt địa lý, nó chiếm khoảng
11.640.000 km2, hay 15% diện tích của châu Á. về mặt văn hóa, nó bao gồm
các cộng đồng là một phần của ảnh hưởng của nền văn minh Trung Hoa, thể
hiện rõ nét trong các ảnh hưởng lịch sử từ cổ văn Trung Quốc (chữ Nho truyền

thống), Khổng giáo và Tân Khổng giáo, Phật giáo Đại thừa, Lão giáo. Tổ họp
này của ngôn ngữ, quan niệm chính trị và tôn giáo bao trùm lên trên sự phân
chia địa lý của Đông Á.
Theo quan điếm chính thống hiện nay, khu vực Đông Á gồm các quốc
gia dưới đây: Cộng hòa nhân dân Trung Hoa, Trung Hoa dân quốc (Đài Loan),
Bẳc Triều Tiên, Hàn Quốc, Nhật Bản.
Các dân tộc và cộng đồng sau được coi là có nền văn hóa Đông Ả: Cộng
đồng người Hán (bao gồm cả các khu vực phân tán mà người Hoa chiếm đa số
của Hồng Kông, Ma Cao, phần lớn Singapore và Đài Loan), Cộng đồng người
Việt, Cộng đồng người Triều Tiên, Cộng đồng người Nhật
Các quốc gia hay khu vực sau đôi khi cũng được coi là một phần của
Đông Á: Phần lãnh thổ của Trung Quốc mà theo dòng lịch sử đã không thuộc
về người Hán: Tân Cương, Thanh Hải, Tây Tạng (hoặc là Đông Á hoặc là
Trung Á); Mỏng cổ (hoặc là Đông Á hoặc là Trung Á); Việt Nam (hoặc là
Đông Á hoặc là Đông Nam Á); Vùng Viễn Đông của Nga (tức khu vực ven
Thái Bình Dương thuộc Nga nằm ở phía đông sông Amur, hoặc là Đông Á
hoặc là Bắc Á)
Lý do chính trong sự không đồng thuận về vấn đề này là sự khác biệt
giữa các định nghĩa địa lý và văn hóa của thuật ngữ "Đông Á". Viễn cảnh
chính trị cũng là một yếu tố quan trọng.
SVTH-Hoàng Kim Long-MSSV: 1073010787

Trang 9


Luân văn đồ án tốt nghiệp - khỏa 2007 -2011

Với 1,7 tỷ người, khoảng 40% dân số châu Á hay 1/4 dân số thế giới
sống ở châu Á (địa lý). Khu vực này là một trong những khu vực đông đúc dân
nhất thế giới. Mật độ dân số của Đông Á là khoảng 230 người/ km2, gấp 5 lần

mật độ bình quân của thế giới.
Do khu vực Á Đông khá rộng và có đặc điểm khí hậu, địa lí khác nhau
nên mỗi khu vực cũng có những nét riêng trong việc trang trí nội thât. Ví dụ
điển hình nhất là sự khác biệt giữa nội thất Á Đông Trung Quốc và nội thất Á
Đông Nhật Bản. Phong cách Á Đông Trung Quốc thì thiên về hình thức bên
ngoài các vật liệu thường có bề mặt bóng láng, nhiều chi tiết câu kì, màu săc
tương phản mạnh. Phong cách Á Đông Nhật Bản thì lại đê cao sự tôi giản, hâu
như không có chi tiết thừa, các vật liệu không bóng láng, màu săc trung hòa.
Sự khác biệt đó là do điều kiện vật lí ảnh hưởng. Trung Quốc là đất nước rộng
lớn có nhiều tài nguyên thiên nhiên và do tập quán của người Trung Quốc là
thích phô trương nên phong cách Á Đông Trung Quôc thường rât câu kì, đê
cao tính thẩm mỹ của vật dụng nội thất và mang lại ấn tượng mạnh. Nhật Bản
là một đất nước nhỏ bé lại là một quần đảo nên rất ít tài nguyên thiên nhiên.
Do đó người Nhật Bản đặt sự tiết kiệm lên hàng đầu nên không gian sống của
họ thường rất ít chi tiết và đề cao công năng sử dụng của vật dụng nội thât.

2. ĐẶC ĐIÉM CỦA PHONG CÁCH NỘI THẤT Á ĐÔNG
Kiến trúc Á Đông là sự giao thoa của nhiều nền văn hóa, sự kế thừa của
vẻ đẹp truyền thống và là sự kêt hợp những tinh hoa của kiên trúc hiện đại.
Thiết kế nội thất Á Đông đặc biệt nhấn mạnh vào màu sắc, lấy màu sắc và các
họa tiết trang trí làm yếu tố chủ đạo.
Người Nhật thường sử dụng đồ nội thất đơn giản nhưng cho nhiều mục
đích khác nhau. Ví dụ như bộ đệm phu-tông (là loại đệm dày, có nhồi bông)
vừa có thể để ngồi hay trài xuống sàn đê ngủ. Tương tự, một chiêc rương băng
gỗ có thể dùng làm bàn hay chiếc tủ đựng đồ.

SVTH-Hoàng Kim Long-MSSV: 1073010787

Trang 10



Luân vàn đồ án tốt nghiệp - khỏa 2007 - 2011

Trong khi đó, nội thất Trung Quốc thường ưa chuộng nét cổ kính với
những đường nét chạm trổ hoặc những họa tiết trên chất liệu tơ lụa, gỗ sang
trọng.

2.1. Phân khu chức năng
Do ánh hưởng của nền văn hóa là quan trọng vẻ bên ngoài nên cách
phân khu chức năng trong nội thất Á Đông thường hay bô trí các khu vực tiêp
đón như phòng khách, sảnh thường ở những vị trí đẹp như phần chính diện của
không gian do các khu vực này thường hay tiếp đón khách khứa hoặc bạn bè.
Các khu vực khác như phòng ngủ, bếp, vệ sinh thì được bô trí ở những góc
khuất do các khu vực này chủ yếu do người nhà sử dụng, khách đến thăm ít sử
dụng đến.

SVTH-Hoàng Kim Long-MSSV:1073010787

Trang 11


Luận văn dồ án tốt nghiệp - khỏa 2007 - 2011

Cửa và ánh sáng là điểm mấu chốt trong việc trang trí nhà theo phong
cách Á Đông bởi người phưong Đông rất chú trọng về yếu tố cân bằng, đặc
biệt là trong việc sắp xếp cửa nẻo và ánh sáng.

Ví dụ như căn phòng của bạn đầy ắp những họa tiết trang trí ở thảm, hay
đồ nội thất thì các cánh cửa nên thiết kể thật đơn giản, không cầu kỳ, màu sắc
phải hài hòa với tông màu sáng sủa.

Một căn phòng theo phong cách Nhật Bản sẽ nghiêng về nét giản dị và
đồng thuận cùng thiên nhiên. Ví dụ như người Nhật hay dùng những chiêc màn
cửa bằng tre hay mành gỗ. Trong khi đó, người Trưng Quôc lại thích trang trí
cửa với những chiếc đèn lồng hay những tấm màn thêu hoa màu sặc sỡ.
2.2. Bố trí vật dụng nội thất
Bố trí vật dụng nội thất sao cho các vật dụng chính được sử dụng nhiều
như bàn, ghế, giường ở những vị trí đẹp nhất trong không gian. Các món đồ
trang trí cũng được bổ trí ở những vị trí này.

SVTH-Hoàng Kim Long-MSSV: 1073010787

Trang 12


Luận văn đồ án tốt nghiệp - khỏa 2007 - 2011

Các vật dụng nội thất có công năng chính trong các không gian cũng rất
cầu kì. Họa tiết cầu và màu sắc nổi bật là đặc điểm của những vật dụng nội thất
Á Đông đặc biệt là đồ gỗ Trung Hoa

2.3. Bố cục
Phong cách nội thất Á Đông chủ yếu sử dụng bố cục đối xứng, ngày nay
bố cục tự do cũng được sử dụng nhưng ít hơn. Bố cục đối xứng kết hợp với
yếu tố khác như vật dụng, vật liệu, mảng màu mang lại vẻ nghiêm trang, tráng

SVTH-Hoàng Kim Long-MSSV: 1073010787

Trang 13



Luận văn đồ án tốt nghiệp - khóa 2007 -2011

lệ cho không gian. Ngày nay, khi diện tích ngày càng thu hẹp, trong khi đó
việc phân khu chức năng và bố trí vật dụng theo bố cục đối xứng lại mất khá
nhiều diện tích. Do đó bố cục tự do là một sự lụa chọn thích hợp. Tuy nhiên
khi sử dụng bố cục này trong phong cách nội thất Á Đông thì cần phải có sự
chênh lệch rõ ràng về không gian như chính phụ, lớn nhỏ, cao thấp... các
không gian chính cần phải làm nổi bật so với các không gian khác.

2.4. Màu sắc
Phần lớn, Phương Đông chịu ảnh hưởng của nền văn hóa Trung Hoa và
Nhật Bản. Người Nhật có khuynh hướng trang trí nhà cửa có màu sắc trung
tính, hài hòa và tối giản còn người Trung Hoa lại ưa chuộng màu sắc sáng sủa
và sặc sỡ với những vật dụng bằng sơn mài hay sơn phết màu đỏ rất rực rỡ.
Phông nền chung thường là sử dụng những màu sơn đen hoặc sơn gồ
màu tối. Những ngôi nhà phương Đông thường có nền màu khá nhã nhặn điểm
xuyết những nội thất màu sắc nổi bật làm điểm nhấn cho căn phòng.

SVTH-Hoàng Kim Long-MSSV:1073010787

Trang 14


Luận văn đò án tốt nghiệp - khóa 2007 -2011

Nội thất Á Đông điển hình sử dụng hai màu chủ đạo là đỏ và đen, cỏ thể
là màu đỏ tươi hoặc đỏ thẫm trên nền màu vàng lợt hoặc trắng. Họ cũng sử
dụng các màu sắc tươi sáng khác như màu xanh da trời, vàng hay xanh lá cây.
Các mảng màu được phân phối thành những mảng đan xen hoặc thành những
mảng lớn nhằm thu hút thị giác.

Trong phong cách nội thất Á Đông Nhật Bản hay còn gọi là phong cách
Zen thì màu sắc sử dụng chủ yếu là các màu trắng, vàng, nâu. Các mảng màu
được phân phối theo dạng đường thẳng nhàm tách biệt các mảng sàn, trần,
tường. Cách bố trí này tuy không hấp dẫn thị giác nhưng đem lại sự mạch lạc
rõ ràng trong không gian nội thất.
2.5. Vật liệu
Các vật liệu gần gũi với thiên nhiên được sử dụng khá nhiều như: gốm,
tre, gỗ, đá, kim loại. Phong cách nội thất Á Đông Trung Quốc ưa chuộng các
loại vật liệu có vẻ nặng nề và dễ tạo hình như: gốm, đá, gỗ, kim loại. Trong khi
đó phong cách nội thất Á Đông Nhật Bản lại thường sử dụng các loại vật liệu
nhẹ như: gỗ, giấy, vải.
Các vật liệu thiên nhiên kết hợp với nhau một cách nhịp nhàng, sẽ đưa
con người về trạng thái thiền định, gần gũi với thiên nhiên hơn. Đây là phương
châm trong việc trang trí nội thất của người Á Đông đặc biệt là Nhật Bản. Việc
sử dụng vật liệu đúng cách sẽ đem lại sự hòa hợp giữa thiên nhiên và con

SVTH-Hoàng Kim Long-MSSV: 1073010787

Trang 15


Luận vãn đồ án tốt nghiệp - khóa 2007 - 2011

người trong không gian nội thất. Đó là quan điểm của người Á Đông trong
việc trang trí nội thất.
2.6. Phụ kiện trang trí
Bước vào một ngôi nhà theo phong cách Á Đông, bạn sẽ dễ dàng nhận
ra nơi đây không có nhiều không gian rộng như lối thiết kế của người Phương
Tây. Các khoảng trống thường được trang trí với những vật dụng như mành
tre, bình gốm hay thác nước phong thủy, một vật dụng được quan niệm là

nguồn cung cấp năng lượng, sự giàu có và thịnh vượng cho gia chủ.

Đồ đạc với những hoa văn trang trí đặc trưng là một phần quan trọng
trong thiết kế nội thất của người Á Đông. Những đò vật được làm bàng gỗ,
gốm chạm khắc tinh xảo với nước sơn láng bóng màu đen hoặc đỏ là những đồ
vật đặc trưng của phong cách nội thất Á Đông.
Sử dụng đèn lồng giấy làm nguồn sáng trang trí cho ngôi nhà, sẽ cảm
thấy sự thư thái và ấm cúng với ánh sáng của đèn. Đèn lồng đỏ như một vật
dụng đem lại may mẩn và thu hút tài lộc đến nhà theo quan niệm của họ. Và
thông thường, các căn phòng mang phong cách Á Đông đều sử dụng màu sắc
và ánh sáng trầm và ấm để những người sống trong nhà luôn cảm thấy không
gian như ấm củng và thoải mái hơn...

SVTH-Hoàng Kim Lotig-MSSV:1073010787

Trang 16


Luận văn đồ án tốt nghiệp - khóa 2007 -2011

Đối với người Phương Đông, thảm thường được chú ý đầu tiên trước khi
tiến hành lựa chọn đồ nội thất. Những vật dụng trong nhà từ đó sẽ được kết
hợp hài hòa với màu sắc, kiểu dáng và chất liệu của chiếc thảm. Ví dụ, một
chiếc thảm hoa với những họa tiết màu vàng sẽ được kết hợp với bộ bàn ghế
cùng tông màu hay một bức vách tao nhã treo những bức tranh cùng họa tiết.
Những đồ trang trí cũng nên đi theo mô típ Á Đông đặc trưng với các con vật
gần gũi hay trong truyền thuyết như khỉ, rồng, hổ...hoặc các loài hoa, chim và
cá.
Ngoài ra, đồ gốm sứ cũng là thứ không thể thiểu trong không gian kiến
trúc của người Á Đông, gốm sứ thường được tráng men xanh và trắng đặc

trưng. Tinh hoa nghệ thuật gốm sứ của họ được thể hiện qua những chiếc bát,
đĩa, ấm chén, lọ hoa, bình trang trí...

SVTH-Hoàng Kim Long-MSSV:1073010787

Trang 17


Luân văn đồ án tốt nghiệp - khỏa 2007 -2011

Chương 3
TÌM HIỂU VÈ VẬT LIỆU GÓM
1. NGUỒN GỐC XUẤT x ứ CỦA GÓM
Gốm là một loại vật dụng, trong xây dựng công trình, dinh thự và ngay
cả máng nước, vật gia dụng... có lịch sử đã hơn 25.000 năm, từ sau khi con
người phát minh ra lửa và rời hang núi hốc đá, cất nhà ở đế định cư.
Đồ gốm là những đồ vật được tạo hình từ chất liệu gốm và được nung ở
nhiệt độ thấp nhất là 500°c. Đồ gốm bao gồm đồ đất nung không tráng men
hoặc có tráng men, đồ gổm trơn, đồ sành, đô bán sứ, và đô sứ. Đô gôm xuât
hiện từ rất lâu và có mặt hầu như khắp mọi nơi trên thế giới, ở mỗi vùng miền
khác nhau đồ gốm lại có những nét đặc trưng khác nhau. Những nét khác nhau
đó thể hiện qua cách làm gốm, hình dáng, họa tiết trên gốm, các loại men dùng
để tráng bề mặt gốm.

2. TÍNH NĂNG VẬT LÝ VÀ THÀNH PHẦN CỦA GÓM
Do thành phần chính của gốm là đất sét qua quá trình nung trong nhiệt
độ cao nên gốm có tính năng cách điện, chịu nhiệt tôt và ràt bên.
Có hai cách thức làm gốm là gốm cổ điển và gốm không nung. Mỗi loại
có những đặc điểm vật lý riêng. Khi sử dụng cần quan tâm đến nhu cầu sử
dụng mà chọn loại gốm thích hợp.

Đồ gốm bao gồm hai loại chính là đồ đất nung không tráng men hoặc có
tráng men.
Cấu tạo của gốm nói chung bao gồm phần xương gốm, thịt gôm và men.
Xương gốm hay còn gọi là cốt gốm là phần cốt bàng đất sét của sản phâm gôm.
xương gốm phải được định hình và không được rạn nút. Đât sét có nhiêu loại:
đất sét trắng (tốt nhất), đất sét màu (vàng, đỏ...), vv. Để tạo ra xương gốm, phải
thực hiện các công đoạn chính: chọn đất; xử lí và pha chế đất theo công thức và
kĩ thuật phù hợp với nhiệt độ nung; tạo dáng; sấy và sửa xương gốm mộc. Phần
SVTH-Hoàng Kim Long-MSSV: 1073010787

Trang 18


×