Tải bản đầy đủ (.pdf) (27 trang)

Công nghệ kỹ thuật cơ khí

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (162.86 KB, 27 trang )

MỤC LỤC

Trang
1. Công nghệ kỹ thuật cơ khí ....................................................................................1
2. Điện công nghiệp và Dân dụng.............................................................................3
3. Công nghệ kỹ thuật ô tô ........................................................................................5
4. Quản lý đất đai .....................................................................................................7
5. Chăn nuôi – Thú y.................................................................................................9
6. Tin học – Nghiệp vụ văn phòng..........................................................................11
7. Kế toán doanh nghiệp ........................................................................................13
8. Kế toán – Tin học ...............................................................................................15
9. Giáo dục Tiểu học ..............................................................................................17
10. Giáo dục Mầm non .............................................................................................19
11. Sư phạm Âm nhạc ..............................................................................................21
12. Sư phạm Mỹ thuật ..............................................................................................23
13. Giáo dục thể chất ................................................................................................25


CHUẨN ĐẦU RA
Tên ngành đào tạo: Công nghệ kỹ thuật cơ khí
(Mechanical Engineering Technology)
Trình độ đào tạo: Trung cấp chuyên nghiệp
1. Kiến thức
- Có kiến thức cơ bản về chủ nghĩa Mác - Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh và
đường lối cách mạng của Đảng Cộng sản Việt Nam trong thời kỳ đổi mới, vận dụng
vào tìm hiểu chủ trương, chính sách lớn của Đảng và Nhà nước. Nắm được nội
dung cốt lõi về Nhà nước và hệ thống pháp luật Việt Nam, tự giác chấp hành pháp
luật.
- Có hiểu biết cơ bản về quốc phòng - an ninh, giáo dục thể chất, đảm bảo
sức khỏe đáp ứng yêu cầu lao động, xây dựng và bảo vệ tổ quốc.
- Có trình độ A tiếng Anh hoặc Easy TOEIC, có khả năng sử dụng tiếng Anh


trong giao tiếp thông thường.
- Có trình độ A tin học, sử dụng được một số phần mềm ứng dụng và truy
cập internet. Sử dụng cơ bản được các phần mềm chuyên ngành AutoCAD, … đáp
ứng việc tiếp thu các kiến thức kỹ thuật CAD/CAM.
- Có kiến thức cơ bản của các môn học cơ sở ngành như: vẽ kỹ thuật, cơ lý
thuyết, dung sai, vật liệu.
- Có kiến thức cơ bản về quá trình sản xuất công nghiệp, các mối quan hệ kỹ
thuật công nghệ - kinh tế giữa các công đoạn trong hệ thống sản xuất liên quan đến
thiết bị gia công cơ khí.
- Có kiến thức cơ bản về các cơ cấu, điều khiển tự động như điện, khí nén
thủy lực.
- Có kiến thức chuyên ngành như: chế tạo cơ khí; máy và dao cắt; công nghệ
SC và lắp ráp.
- Có kiến thức cơ bản về kỹ thuật CAD/CAM.
- Có kiến thức về quy trình công nghệ gia công cơ khí và biết áp dụng được
các quy trình công nghệ gia công tiên tiến.
- Có kiến thức cơ bản về tổ chức và quản lý sản xuất.
- Có kiến thức cơ bản về bảo trì, bảo dưỡng các trang thiết bị công nghệ và
các dây chuyền sản xuất thuộc lĩnh vực cơ khí.
- Có kiến thức về kỹ thuật an toàn trong sản xuất cơ khí.
2. Kỹ năng
- Thiết kế và tính toán được các bộ truyền, các cơ cấu máy, cụm máy đơn
giản.
- Tính toán được quy trình công nghệ gia công cơ đạt các yêu cầu về kỹ thuật.

1


- Quản lý và chỉ đạo được một số công đoạn của quá trình sản suất, quản lý
được các trang thiết bị công nghệ cơ khí cũng như trong các hoạt động dịch vụ kỹ

thuật có liên quan đến lĩnh vực cơ khí.
- Chế tạo, lắp ráp máy, vận hành được các thiết bị công nghiệp.
- Bảo trì, sửa chữa dây chuyền sản xuất và trang thiết bị công nghệ thuộc lĩnh
vực cơ khí.
- Sử dụng thành thạo các dụng cụ tháo lắp, kiểm tra và các thiết bị hỗ trợ trong
gia công cơ khí.
- Sử dụng và gia công được chi tiết trên các máy công cụ.
3. Thái độ
- Có ý thức trách nhiệm công dân, có thái độ và đạo đức nghề nghiệp đúng
đắn, có ý thức kỷ luật và tác phong công nghiệp, phương pháp làm việc khoa học,
có ý thức làm việc theo nhóm.
- Tích cực phân tích và giải quyết các vấn đề nảy sinh trong thực tiễn ngành
cơ khí, đúc kết kinh nghiệm để hình thành kỹ năng tư duy, lập luận.
4. Vị trí làm việc của người học sau khi tốt nghiệp
- Kỹ thuật viên tại các cơ sở sản xuất liên quan đến lĩnh vực cơ khí.
- Vận hành, bảo trì các thiết bị công nghiệp.
- Tham gia quản lý, điều hành nhóm sản xuất.
- Có khả năng giảng dạy thực hành tại các cơ sở dạy nghề.
5. Khả năng học tập, nâng cao trình độ sau khi ra trường
- Có khả năng tự học các chuyên ngành sâu và hẹp thuộc lĩnh vực cơ khí.
- Có khả năng học liên thông lên trình độ cao đẳng, đại học có cùng chuyên
ngành.

2


CHUẨN ĐẦU RA
Tên ngành đào tạo: Điện công nghiệp và Dân dụng
(Civil and Industrial Electricity)
Trình độ đào tạo: Trung cấp chuyên nghiệp

1. Kiến thức
- Có kiến thức cơ bản về chủ nghĩa Mác - Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh và
đường lối cách mạng của Đảng Cộng sản Việt Nam trong thời kỳ đổi mới, vận dụng
vào tìm hiểu chủ trương, chính sách lớn của Đảng và Nhà nước. Nắm được nội
dung cốt lõi về Nhà nước và hệ thống pháp luật Việt Nam, tự giác chấp hành pháp
luật.
- Có hiểu biết cơ bản về quốc phòng - an ninh, giáo dục thể chất, đảm bảo
sức khỏe đáp ứng yêu cầu lao động, xây dựng và bảo vệ tổ quốc.
- Có trình độ A tiếng Anh hoặc Easy TOEIC, có khả năng sử dụng tiếng Anh
trong giao tiếp thông thường.
- Có trình độ A tin học, sử dụng được một số phần mềm ứng dụng và truy
cập internet.
- Có kiến thức cơ bản về ngành như: điện kỹ thuật, đo lường điện, kỹ thuật
lắp đặt điện, vẽ điện,…
- Hiểu biết về máy điện, truyền động điện, trang bị điện, cung cấp điện, điện
tử công suất.
- Nắm vững các cấu tạo, đặc tính kỹ thuật và giải thích được nguyên lý hoạt
động của các thiết bị điện dân dụng cơ bản, các hệ thống tự động điều khiển.
- Biết tính toán, thiết kế hệ thống điện chiếu sáng dân dụng và công nghiệp.
- Hiểu và phân tích được qui trình công nghệ và hoạt động của các thiết bị
điều khiển bằng điện tử, chẩn đoán và phân tích các sự cố; thiết kế thay thế, sửa
chữa, cải tiến chế độ làm việc của các thiết bị điện trong công nghiệp.
2. Kỹ năng
- Thực hiện được công tác bảo hộ lao động, công tác phòng chống cháy, nổ,
nhiễm bụi và nhiễm độc hoá chất.
- Vận hành, bảo trì, sửa chữa các thiết bị điện: động cơ, máy phát điện, máy
biến áp, contactor, rơle…
- Thi công lắp đặt, vận hành, sửa chữa hệ thống điện chiếu sáng sinh hoạt và
chiếu sáng xí nghiệp.
- Thi công lắp đặt, vận hành, sửa chữa hệ thống điện động lực các xí nghiệp

công nghiệp.
- Kỹ năng phối hợp nhóm với các công nhân sơ cấp nghề và trung cấp nghề
khác để hoàn thành công việc chuyên môn; đồng thời có năng lực làm việc độc lập,
tự chịu trách nhiệm. Kèm cặp, hướng dẫn các bậc thợ thấp hơn.
3


- Phân tích và giải quyết các vấn đề nảy sinh trong thực tiễn của ngành học.
3. Thái độ
- Có ý thức trách nhiệm công dân, có thái độ và đạo đức nghề nghiệp đúng
đắn, có ý thức kỷ luật và tác phong công nghiệp, phương pháp làm việc khoa học,
có ý thức làm việc theo nhóm.
- Tích cực phân tích và giải quyết các vấn đề nảy sinh trong thực tiễn ngành
điện công nghiệp và dân dụng, đúc kết kinh nghiệm để hình thành kỹ năng tư duy,
lập luận.
4. Vị trí làm việc của người học sau khi tốt nghiệp
- Cán bộ kỹ thuật ngành điện tại:
+ Các công ty, nhà máy sản xuất hoặc kinh doanh ngành điện.
+ Các công ty điện lực, công ty sản xuất, công ty kinh doanh thiết bị
điện, tự động, trường dạy nghề kỹ thuật.
- Có khả năng giảng dạy thực hành tại các cơ sở dạy nghề.
5. Khả năng học tập, nâng cao trình độ sau khi ra trường
- Có khả năng tự học các chuyên ngành sâu và hẹp thuộc lĩnh vực điện công
nghiệp và dân dụng để nâng cao năng lực chuyên môn.
- Có khả năng học liên thông lên trình độ cao đẳng, đại học có cùng chuyên
ngành.

4



CHUẨN ĐẦU RA
Tên ngành đào tạo: Công nghệ kỹ thuật ô tô
(Automotive Engineering Technology)
Trình độ đào tạo: Trung cấp chuyên nghiệp
1. Kiến thức
- Có kiến thức cơ bản về chủ nghĩa Mác - Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh và
đường lối cách mạng của Đảng Cộng sản Việt Nam trong thời kỳ đổi mới, vận dụng
vào tìm hiểu chủ trương, chính sách lớn của Đảng và Nhà nước. Nắm được nội
dung cốt lõi về Nhà nước và hệ thống pháp luật Việt Nam, tự giác chấp hành pháp
luật.
- Có hiểu biết cơ bản về quốc phòng - an ninh, giáo dục thể chất, đảm bảo
sức khỏe đáp ứng yêu cầu lao động, xây dựng và bảo vệ tổ quốc.
- Có trình độ A tiếng Anh hoặc Easy TOEIC, có khả năng sử dụng tiếng Anh
trong giao tiếp thông thường.
- Có trình độ A tin học, sử dụng được một số phần mềm ứng dụng và truy
cập internet.
- Có kiến thức về các môn học cơ sở như: vẽ kỹ thuật, cơ ứng dụng, sức bền
vật liệu, dung sai – đo lường, vật liệu học.
- Có kiến thức về chuyên ngành như cấu tạo động cơ, truyền động, điện ô tô
và kiến thức về bảo dưỡng sửa chữa.
- Có kiến thức cơ bản về thực hành tháo ráp, chẩn đoán bảo dưỡng, sửa chữa
phục hồi các chi tiết, cụm, tổng thành của xe.
- Có kiến thức về kỹ thuật công tác bảo hộ lao động.
2. Kỹ năng
- Sử dụng thành thạo các dụng cụ tháo ráp, kiểm tra và các thiết bị hỗ trợ
trong quá trình sửa chữa cơ khí.
- Thực hành tháo ráp, chẩn đoán bảo dưỡng, sửa chữa phục hồi các chi tiết,
cụm, tổng thành của xe.
- Chẩn đoán và sửa chữa các hư hỏng của động cơ ô tô.
- Chẩn đoán và sửa chữa các hư hỏng của hệ thống truyền động của ô tô.

- Chẩn đoán và sửa chữa các hư hỏng của hệ thống điện.
- Sử dụng thành thạo hệ thống khí nén phục vụ cho việc sửa chữa.
- Làm việc theo nhóm và làm việc độc lập. Tự kinh doanh về dịch vụ ô tô
3. Thái độ
- Có ý thức trách nhiệm công dân, có thái độ và đạo đức nghề nghiệp đúng
đắn, có ý thức kỷ luật và tác phong công nghiệp, phương pháp làm việc khoa học,
có ý thức làm việc theo nhóm.
5


- Tích cực phân tích và giải quyết các vấn đề nảy sinh trong thực tiễn ngành
công nghệ kỹ thuật ô tô, đúc kết kinh nghiệm để hình thành kỹ năng tư duy, lập
luận.
4. Vị trí làm việc của người học sau khi tốt nghiệp
- Cán bộ kỹ thuật tại:
+ Các nhà máy sản xuất phụ tùng, phụ kiện, lắp ráp ô tô và máy động
lực.
+ Các công ty, xí nghiệp, cơ sở bảo dưỡng, sửa chữa và các trạm dịch
vụ kỹ thuật ô tô.
+ Các trạm đăng kiểm, kiểm định ô tô.
- Có khả năng giảng dạy thực hành tại các cơ sở dạy nghề.
5. Khả năng học tập, nâng cao trình độ sau khi ra trường
- Có khả năng tự học tập để nâng cao trình độ chuyên môn nghiệp vụ và tiếp
thu các công nghệ mới.
- Có khả năng học liên thông lên trình độ cao đẳng, đại học có cùng chuyên
ngành.

6



CHUẨN ĐẦU RA
Tên ngành đào tạo: Quản lý đất đai (Land Administration)
Trình độ đào tạo: Trung cấp chuyên nghiệp
1. Kiến thức
- Có kiến thức cơ bản về chủ nghĩa Mác - Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh và
đường lối cách mạng của Đảng Cộng sản Việt Nam trong thời kỳ đổi mới, vận dụng
vào tìm hiểu chủ trương, chính sách lớn của Đảng và Nhà nước. Nắm được nội
dung cốt lõi về Nhà nước và hệ thống pháp luật Việt Nam, tự giác chấp hành pháp
luật.
- Có hiểu biết cơ bản về quốc phòng - an ninh, giáo dục thể chất, đảm bảo
sức khỏe đáp ứng yêu cầu lao động, xây dựng và bảo vệ tổ quốc.
- Có trình độ A tiếng Anh hoặc Easy TOEIC, có khả năng sử dụng tiếng Anh
trong giao tiếp thông thường.
- Có trình độ A tin học, sử dụng được một số phần mềm ứng dụng về bản đồ
địa chính và quản lý đất đai; truy cập internet.
- Có kiến thức trong việc sử dụng các phần mềm chuyên dụng .
- Có kiến thức cơ bản về Luật đất đai và các văn bản hướng dẫn thi hành luật
đất đai.
- Có kiến thức về phương pháp đo đạc lập bản đồ địa chính, cách chỉnh lý và
sử dụng bản đồ địa chính trong công tác quản lý đất đai.
- Có kiến thức về đăng ký đất đai, cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất,
lập và quản lý hồ sơ địa chính, chỉnh lý các biến động về đất, thống kê, kiểm kê đất
đai.
- Có kiến thức về công tác quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất, giao đất, cho
thuê đất, cho phép chuyển mục đích sử dụng đất và thu hồi đất.
- Có kiến thức về quy trình thanh tra, kiểm tra đất đai, giải quyết tranh chấp,
khiếu nại, tố cáo về đất đai.
- Có kiến thức về các phương pháp định giá đất.
2. Kỹ năng
- Phân tích và kiến nghị biện pháp xử lý các vi phạm pháp luật về đất đai.

- Soạn thảo các văn bản hành chính để phục vụ công tác chuyên môn.
- Thực hiện được thao tác đo góc, đo chiều dài, đo chênh cao, lập lưới khống
chế mặt bằng, độ cao.
- Xử lí số liệu và vẽ được bản đồ địa chính, tính toán diện tích, trình bày và
chỉnh lý bản đồ địa chính và các loại bản đồ chuyên đề phục vụ cho công tác quản
lý đất đai.
- Lập phương án quy hoạch kế hoạch sử dụng đất cấp xã và các cấp hành
chính tương đương.
7


- Lập được kế hoạch và tổ chức thực hiện đăng ký đất đai, cấp giấy chứng
nhận quyền sử dụng đất, lập quản lý hồ sơ địa chính, thống kê, kiểm kê đất đai.
- Lập hồ sơ giao đất, cho thuê đất, cho phép chuyển mục đích sử dụng đất và
thu hồi đất.
- Lập kế hoạch, tổ chức thực hiện được thanh tra, kiểm tra đất đai, giải quyết
tranh chấp và khiếu nại về đất đai.
3. Thái độ
- Có ý thức trách nhiệm công dân, có thái độ và đạo đức nghề nghiệp đúng
đắn, có ý thức kỷ luật và tác phong công nghiệp, phương pháp làm việc khoa học,
có ý thức làm việc theo nhóm.
- Nắm vững và vận dụng sáng tạo các chủ trương chính sách của Đảng và
Nhà nước vào lĩnh vực quản lý, quy hoạch và giải quyết các tranh chấp về đất đai.
- Có ý thức tự nâng cao trình độ, cập nhật văn bản pháp qui trong lĩnh vực
quản lý đất đai.
4. Vị trí làm việc của người học sau khi tốt nghiệp
- Ủy ban nhân dân phường, xã và cấp hành chính tương đương.
- Phòng Tài nguyên và môi trường quận, huyện.
- Sở Tài nguyên môi trường tỉnh, thành phố.
- Các trung tâm, công ty dịch vụ địa chính, trắc địa, đoàn đo đạc lập bản đồ.

5. Khả năng học tập, nâng cao trình độ sau khi ra trường
- Tự học tập để nâng cao trình độ chuyên môn.
- Có khả năng học liên thông lên trình độ cao đẳng, đại học ngành quản lý
đất đai.

8


CHUẨN ĐẦU RA
Tên ngành đào tạo: Chăn nuôi – Thú y
(Animal husbandry and Veterinary medicine)
Trình độ đào tạo: Trung cấp chuyên nghiệp
1. Kiến thức:
- Có kiến thức cơ bản về chủ nghĩa Mác - Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh và
đường lối cách mạng của Đảng Cộng sản Việt Nam trong thời kỳ đổi mới, vận dụng
vào tìm hiểu chủ trương, chính sách lớn của Đảng và Nhà nước. Nắm được nội
dung cốt lõi về Nhà nước và hệ thống pháp luật Việt Nam, tự giác chấp hành pháp
luật.
- Có hiểu biết cơ bản về quốc phòng - an ninh, giáo dục thể chất, đảm bảo
sức khỏe đáp ứng yêu cầu lao động, xây dựng và bảo vệ tổ quốc.
- Có trình độ A tiếng Anh hoặc Easy TOEIC, có khả năng sử dụng tiếng Anh
trong giao tiếp thông thường.
- Có trình độ A tin học, sử dụng được một số phần mềm ứng dụng và truy
cập internet. Thu thập và ứng dụng các thông tin về chăn nuôi thú y trên mạng
internet
- Có kiến thức cơ bản về các nội dung của ngành học: giải phẫu sinh lý, dược
lý, dinh dưỡng - thức ăn, giống vật nuôi, quản lý doanh nghiệp làm nền tảng để
nghiên cứu các môn chuyên môn nghiệp vụ thuộc chuyên ngành Chăn nuôi - Thú y.
- Có kiến thức chuyên môn sâu về phòng và trị các bệnh ở vật nuôi, các biện
pháp kỹ thuật trong chăn nuôi.

- Có kiến thức căn bản về xây dựng và vệ sinh chuồng trại chăn nuôi, khuyến
nông.
- Có kiến thức về pháp lệnh thú y và thanh tra thú sản.
2. Kỹ năng
- Thực hiện quy trình kỹ thuật và áp dụng được các biện pháp kỹ thuật trong
chăn nuôi.
- Lựa chọn thức ăn và phối hợp khẩu phần ăn cho từng loại vật nuôi.
- Chọn giống và truyền giống vật nuôi đáp ứng được nhu cầu sản xuất.
- Sử dụng thành thạo các dụng cụ thú y. Thực hiện tốt thao tác khám, chẩn
đoán và điều trị bệnh cho vật nuôi.
- Tổ chức được công tác phòng chống dịch bệnh cho vật nuôi, phát hiện và
giải quyết những vấn đề nảy sinh trong việc phòng và chống bệnh mới phát sinh.
- Công tác thanh tra thú sản.
- Tổ chức và điều hành hoạt động của doanh nghiệp chăn nuôi vừa và nhỏ.
- Chuyển giao được các tiến bộ kỹ thuật về lĩnh vực chăn nuôi thú y cho
người chăn nuôi.
9


3. Thái độ
- Có ý thức trách nhiệm công dân, có thái độ và đạo đức nghề nghiệp đúng
đắn, có ý thức kỷ luật và tác phong công nghiệp, phương pháp làm việc khoa học,
có ý thức làm việc theo nhóm.
- Có ý thức cập nhật tiến bộ khoa học - kỹ thuật, không ngừng trao dồi để
hoàn thiện và nâng cao năng lực chuyên môn.
- Tự chịu trách nhiệm đối với kết quả công việc, sản phẩm do mình đảm
nhiệm về chất lượng theo tiêu chuẩn quy định.
4. Vị trí làm việc của người học sau khi tốt nghiệp
- Các cơ quan quản lý về chăn nuôi-thú y và nông nghiệp các cấp như: Sở
nông nghiệp, Phòng nông nghiệp huyện, trạm khuyến nông, trạm thú y, hợp tác xã,

ban chăn nuôi thú y xã.
- Các đơn vị sản xuất kinh doanh chăn nuôi - thú y như: các trại chăn nuôi,
các công ty sản xuất và kinh doanh thuốc thú y, thức ăn gia súc- gia cầm...
5. Khả năng học tập, nâng cao trình độ sau khi ra trường
- Tự học tập để nâng cao trình độ chuyên môn nghiệp vụ và tiếp thu các công
nghệ mới.
- Có khả năng học liên thông lên trình độ cao đẳng, đại học có cùng chuyên
ngành.

10


CHUẨN ĐẦU RA
Tên ngành đào tạo: Tin học – Nghiệp vụ văn phòng
(Information Technology (IT) and Office Work)
Trình độ đào tạo: Trung cấp chuyên nghiệp
1. Kiến thức
- Có kiến thức cơ bản về chủ nghĩa Mác - Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh và
đường lối cách mạng của Đảng Cộng sản Việt Nam trong thời kỳ đổi mới, vận dụng
vào tìm hiểu chủ trương, chính sách lớn của Đảng và Nhà nước. Nắm được nội
dung cốt lõi về Nhà nước và hệ thống pháp luật Việt Nam, tự giác chấp hành pháp
luật.
- Có hiểu biết cơ bản về quốc phòng - an ninh, giáo dục thể chất, đảm bảo
sức khỏe đáp ứng yêu cầu lao động, xây dựng và bảo vệ tổ quốc.
- Có trình độ A tiếng Anh hoặc Easy TOEIC, có khả năng sử dụng tiếng Anh
trong giao tiếp thông thường.
- Có kiến thức căn bản về cấu trúc máy tính, một số ngôn ngữ lập trình và
các hệ quản trị Cơ sở dữ liệu.
- Có kiến thức căn bản về quản trị mạng máy tính và Website.
- Có kiến thức cơ bản về soạn thảo văn bản, nghiệp vụ văn thư, nghiệp vụ

lưu trữ và nghiệp vụ thư ký trong công tác hành chính văn phòng.
2. Kỹ năng
- Có khả năng tham gia vào việc lập trình các hệ thống phần mềm quản lý cơ
sở dữ liệu; khai thác và bảo trì hệ thống máy tính của các cơ quan, doanh nghiệp.
- Khai thác được một số dịch vụ trên mạng Internet, tự thiết kế và quản trị
được một trang web đơn giản cho đơn vị; sử dụng thành thạo các phần mềm thiết kế
đồ họa thông dụng.
- Ứng dụng các phần mềm đồ họa trên máy tính để tạo mới hoặc chỉnh sửa
các mẫu thiết kế.
- Có khả năng quản trị mạng và trang web cho các cơ quan, doanh nghiệp.
- Có khả năng soạn thảo văn bản, tổ chức lưu trữ, xử lý văn bản theo đúng
quy định về nghiệp vụ văn thư, lưu trữ trong công tác hành chính văn phòng.
3. Thái độ
- Có ý thức trách nhiệm công dân, có thái độ và đạo đức nghề nghiệp đúng
đắn, có ý thức kỷ luật và tác phong công nghiệp, phương pháp làm việc khoa học,
có ý thức làm việc theo nhóm.
- Có tinh thần cầu tiến trong rèn luyện nghề nghiệp và chuyên môn.
4. Vị trí làm việc của người học sau khi tốt nghiệp
- Đảm nhận công tác văn thư, lưu trữ trong đơn vị hành chính sự nghiệp,
doanh nghiệp và các tổ chức xã hội.
11


- Đảm nhận công tác kỹ thuật viên tin học trong đơn vị hành chính sự
nghiệp, doanh nghiệp, công ty, trường học,....
5. Khả năng học tập, nâng cao trình độ sau khi ra trường
- Có khả năng tiếp thu các công nghệ mới, khai thác hiệu quả trên các hệ
quản trị cơ sở dữ liệu và nguồn tài nguyên trên Internet.
- Có khả năng học liên thông lên trình độ cao đẳng, đại học ngành tin học.


12


CHUẨN ĐẦU RA
Tên ngành đào tạo: Kế toán doanh nghiệp (Business Accounting)
Trình độ đào tạo: Trung cấp chuyên nghiệp
1. Kiến thức
- Có kiến thức cơ bản về chủ nghĩa Mác - Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh và
đường lối cách mạng của Đảng Cộng sản Việt Nam trong thời kỳ đổi mới, vận dụng
vào tìm hiểu chủ trương, chính sách lớn của Đảng và Nhà nước. Nắm được nội
dung cốt lõi về Nhà nước và hệ thống pháp luật Việt Nam, tự giác chấp hành pháp
luật.
- Có hiểu biết cơ bản về quốc phòng - an ninh, giáo dục thể chất, đảm bảo
sức khỏe đáp ứng yêu cầu lao động, xây dựng và bảo vệ tổ quốc.
- Có trình độ A tiếng Anh hoặc Easy TOEIC, có khả năng sử dụng tiếng Anh
trong giao tiếp thông thường.
- Có trình độ A tin học, sử dụng được một số phần mềm ứng dụng và truy
cập internet. Sử dụng thành thạo vi tính để soạn thảo văn bản, xử lý số liệu; hạch
toán kế toán trên máy vi tính qua việc sử dụng phần mềm kế toán như: AC Soft,
Misa.
- Có các kiến thức cơ sở cần thiết, ở mức độ hiểu biết về: luật kinh tế, lý
thuyết tiền tệ tín dụng, lý thuyết thống kê, lý thuyết tài chính, lý thuyết hạch toán kế
toán…để đáp ứng khả năng tiếp cận các kiến thức cao hơn.
- Có kiến thức về chuyên môn của ngành kế toán doanh nghiệp như: Kế toán
tài chính doanh nghiệp, kế toán máy, thực hành sổ sách kế toán, kiểm toán, phân
tích hoạt động kinh tế, thống kê doanh nghiệp, tài chính doanh nghiệp.
- Am hiểu về pháp luật Kế toán và thuế hiện hành; chính sách, chuẩn mực,
chế độ kế toán và quản lý Nhà nước về kinh tế... để tổ chức công tác kế toán phù
hợp với đặc điểm sản xuất kinh doanh của đơn vị.
2. Kỹ năng

- Thực hiện công tác kế toán thông qua việc vận dụng hệ thống chứng từ kế
toán, hệ thống tài khoản kế toán, hệ thống sổ sách kế toán, hệ thống báo cáo tài
chính của doanh nghiệp; Thành thạo việc thu thập, xử lý và cung cấp thông tin kế
toán.
- Lập và phân tích báo cáo tài chính: bảng cân đối kế toán, báo cáo kết quả
hoạt động sản xuất kinh doanh, báo cáo lưu chuyển tiền tệ và thuyết minh, báo cáo
tài chính.
- Lập các báo cáo và quyết toán thuế: thuế GTGT, thuế thu nhập doanh
nghiệp, thuế thu nhập cá nhân.
3. Thái độ

13


- Có ý thức trách nhiệm công dân, có thái độ và đạo đức nghề nghiệp đúng
đắn, có ý thức kỷ luật và tác phong công nghiệp, phương pháp làm việc khoa học,
phương pháp làm việc khoa học, có ý thức làm việc theo nhóm.
- Tuân thủ đạo đức về nghề nghiệp kế toán; cẩn thận, chính xác trong công
việc.
- Có ý thức thường xuyên học tập nâng cao trình độ, luôn tự rèn luyện nâng
cao năng lực chuyên môn.
- Cầu tiến và sẵn sàng làm làm việc trong môi trường áp lực công việc cao.
4. Vị trí làm việc của người học sau khi tốt nghiệp
- Đảm nhận được chức danh Kế toán viên phụ trách các phần hành kế toán
tại các doanh nghiệp; nhân viên kế toán tại các công ty dịch vụ kế toán; nhân viên
bán hàng ở các doanh nghiệp thương mại – dịch vụ.
- Thực hiện trực tiếp các công việc thuộc phòng kinh doanh, kế hoạch; trợ lý
tài chính trong các doanh nghiệp sản xuất kinh doanh, tổ chức tài chính ngân hàng
và phi ngân hàng.
5. Khả năng học tập, nâng cao trình độ sau khi ra trường

- Có khả năng tự học tập, nghiên cứu; tham gia các lớp bồi dưỡng nâng cao
nghiệp vụ để đáp ứng tiêu chuẩn vị trí công tác và có khả năng phát triển thành kế
toán tổng hợp trong tương lai.
- Có khả năng học liên thông lên trình độ cao đẳng, đại học chuyên ngành kế
toán.

14


CHUẨN ĐẦU RA
Tên ngành đào tạo: Kế toán – Tin học (Computing Accounting)
Trình độ đào tạo: Trung cấp chuyên nghiệp
1. Kiến thức
- Có kiến thức cơ bản về chủ nghĩa Mác - Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh và
đường lối cách mạng của Đảng Cộng sản Việt Nam trong thời kỳ đổi mới, vận dụng
vào tìm hiểu chủ trương, chính sách lớn của Đảng và Nhà nước. Nắm được nội
dung cốt lõi về Nhà nước và hệ thống pháp luật Việt Nam, tự giác chấp hành pháp
luật.
- Có hiểu biết cơ bản về quốc phòng - an ninh, giáo dục thể chất, đảm bảo
sức khỏe đáp ứng yêu cầu lao động, xây dựng và bảo vệ tổ quốc.
- Có trình độ A tiếng Anh hoặc Easy TOEIC, có khả năng sử dụng tiếng Anh
trong giao tiếp thông thường.
- Có trình độ tin học cơ bản; sử dụng thành thạo các phần mềm kế toán hiện
hành như ACSOFT, MISA; ứng dụng thành thạo Excel vào công tác kế toán; truy
cập internet.
- Có các kiến thức cơ sở cần thiết, ở mức độ hiểu biết về: luật kinh tế, lý
thuyết tiền tệ tín dụng, lý thuyết thống kê, lý thuyết tài chính, lý thuyết hạch toán kế
toán để đáp ứng khả năng tiếp cận các kiến thức cao hơn.
- Có các kiến thức cơ sở cần thiết, ở mức độ hiểu biết về: luật kinh tế, lý
thuyết tiền tệ tín dụng, lý thuyết thống kê, lý thuyết tài chính, lý thuyết hạch toán kế

toán…để đáp ứng khả năng tiếp cận các kiến thức cao hơn.
- Có kiến thức về chuyên môn của ngành kế toán doanh nghiệp như: kế toán
tài chính doanh nghiệp, kế toán máy, thực hành sổ sách kế toán, kiểm toán, phân
tích hoạt động kinh tế, thống kê doanh nghiệp, tài chính doanh nghiệp.
- Am hiểu các quy trình kế toán, kiểm toán, các sắc thuế thông dụng hiện
hành.
- Có kiến thức cơ bản về hệ quản trị cơ sở dữ liệu và tổ chức dữ liệu kế toán.
2. Kỹ năng
- Thực hiện công tác kế toán thông qua việc vận dụng chế độ chứng từ kế
toán, hệ thống tài khoản kế toán, sổ kế toán, biểu mẫu báo cáo tài chính, báo cáo
quản trị tại các loại hình doanh nghiệp, cơ quan nhà nước và các tổ chức kinh tế xã
hội khác.
- Thành thạo việc thu thập, xử lí kiểm tra và ghi chép chứng từ, sổ kế toán,
thực hiện hạch toán kế toán trên máy vi tính.
- Soạn thảo được các văn bản thông dụng; nắm vững những nguyên tắc, quy
trình cơ bản trong công tác xử lý và quản lý văn bản.

15


- Lập và phân tích báo cáo tài chính: bảng cân đối kế toán, báo cáo kết quả
hoạt động sản xuất kinh doanh, báo cáo lưu chuyển tiền tệ và thuyết minh báo cáo
tài chính.
- Lập các báo cáo và quyết toán thuế: thuế GTGT, thuế thu nhập doanh
nghiệp, thuế thu nhập cá nhân.
- Phân tích, đánh giá được tình hình sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp,
đề xuất giải pháp nhằm khai thác mặt tích cực, khắc phục mặt tiêu cực để nâng cao
hiệu quả sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp.
3. Thái độ
- Có ý thức trách nhiệm công dân, có thái độ và đạo đức nghề nghiệp đúng

đắn, có ý thức kỷ luật và tác phong công nghiệp, phương pháp làm việc khoa học,
phương pháp làm việc khoa học, có ý thức làm việc theo nhóm.
- Tuân thủ đạo đức về nghề nghiệp kế toán; cẩn thận, chính xác trong công
việc.
- Có ý thức thường xuyên học tập nâng cao trình độ, luôn tự rèn luyện nâng
cao năng lực chuyên môn.
- Cầu tiến và sẵn sàng làm làm việc trong môi trường áp lực công việc cao.
4. Vị trí làm việc của người học sau khi tốt nghiệp
- Đảm nhận được chức danh Kế toán viên phụ trách các phần hành kế toán
tại các doanh nghiệp; nhân viên kế toán tại các công ty dịch vụ kế toán; nhân viên
bán hàng ở các doanh nghiệp thương mại – dịch vụ.
- Nhân viên phụ trách công tác tài chính trong các đơn vị.
- Nhân viên bán hàng, nhân viên văn phòng.
5. Khả năng học tập, nâng cao trình độ sau khi ra trường
- Có khả năng tự học tập, nghiên cứu; tham gia các lớp bồi dưỡng nâng cao
nghiệp vụ để đáp ứng tiêu chuẩn vị trí công tác.
- Có khả năng học liên thông lên trình độ cao đẳng, đại học chuyên ngành kế
toán.

16


CHUẨN ĐẦU RA
Tên ngành đào tạo: Giáo dục Tiểu học (Primary Education)
Trình độ đào tạo: Trung cấp chuyên nghiệp
1. Kiến thức
- Có kiến thức cơ bản về chủ nghĩa Mác - Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh và
đường lối cách mạng của Đảng Cộng sản Việt Nam trong thời kỳ đổi mới, vận dụng
vào tìm hiểu chủ trương, chính sách lớn của Đảng và Nhà nước. Nắm được nội
dung cốt lõi về Nhà nước và hệ thống pháp luật Việt Nam, tự giác chấp hành pháp

luật.
- Có hiểu biết cơ bản về quốc phòng - an ninh, giáo dục thể chất, đảm bảo
sức khỏe đáp ứng yêu cầu lao động, xây dựng và bảo vệ tổ quốc.
- Có trình độ A tiếng Anh hoặc Easy TOEIC, có khả năng sử dụng tiếng Anh
trong giao tiếp thông thường.
- Có trình độ A tin học, sử dụng được một số phần mềm dạy học và truy cập
internet.
- Có hiểu biết cơ bản, thiết thực về tâm lý, giáo dục học đại cương và lứa
tuổi; nắm vững phương pháp dạy học Tiểu học.
- Nhận biết đầy đủ về mục tiêu, nội dung chương trình, phương pháp dạy học
và phương pháp đánh giá kết quả học tập rèn luyện của học sinh ở bậc tiểu học.
2. Kỹ năng
- Lập kế hoạch dạy học từng năm học, từng học kỳ theo chương trình môn
học; xây dựng hồ sơ giảng dạy và giáo dục học sinh.
- Thiết kế bài giảng các môn học.
- Lựa chọn và sử dụng hợp lý các phương pháp dạy học theo hướng phát huy
tính tích cực và chủ động của học sinh; khai thác các phương tiện dạy học thích hợp
để tổ chức dạy học có hiệu quả.
- Tổ chức, quản lý lớp học, xây dựng lớp thành tập thể đoàn kết, tự quản; vận
dụng được những biện pháp giáo dục học sinh cá biệt.
- Tổ chức và điều khiển được các hoạt động ngoài giờ lên lớp.
- Thiết lập và quan hệ tốt trong cộng đồng giáo dục, sư phạm.
3. Thái độ
- Tích cực bồi dưỡng phẩm chất chính trị, trau dồi đạo đức, ý thức trách
nhiệm công dân, tác phong nhà giáo, nâng cao năng lực chuyên môn.
- Mẫu mực, yêu nghề, tận tụy với học sinh.
- Hợp tác với đồng nghiệp; tích cực tham gia các hoạt động cộng đồng, các
hoạt động xã hội.
4. Vị trí làm việc của người học sau khi tốt nghiệp
17



Giáo viên tại các trường Tiểu học:
+ Giảng dạy.
+ Tham gia công tác giáo viên chủ nhiệm lớp.
+ Thực hiện dạy học lớp ghép, dạy trẻ khuyết tật theo hướng hòa
nhập.
+ Dạy tiếng Việt cho người dân tộc.
5. Khả năng học tập, nâng cao trình độ sau khi ra trường
- Có khả năng tự học và nghiên cứu khoa học ở cấp độ nhà trường Tiểu học.
- Có khả năng học liên thông lên trình độ cao đẳng, đại học ngành Giáo dục
Tiểu học.

18


CHUẨN ĐẦU RA
Tên ngành đào tạo: Giáo dục Mầm non (Early Childhood Education)
Trình độ đào tạo: Trung cấp chuyên nghiệp
1. Kiến thức
- Có kiến thức cơ bản về chủ nghĩa Mác - Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh và
đường lối cách mạng của Đảng Cộng sản Việt Nam trong thời kỳ đổi mới, vận dụng
vào tìm hiểu chủ trương, chính sách lớn của Đảng và Nhà nước. Nắm được nội
dung cốt lõi về Nhà nước và hệ thống pháp luật Việt Nam, tự giác chấp hành pháp
luật.
- Có hiểu biết cơ bản về quốc phòng - an ninh, giáo dục thể chất, đảm bảo
sức khỏe đáp ứng yêu cầu lao động, xây dựng và bảo vệ tổ quốc.
- Có trình độ A tiếng Anh hoặc Easy TOEIC, có khả năng sử dụng tiếng Anh
trong giao tiếp thông thường.
- Có trình độ A tin học, sử dụng được một số phần mềm ứng dụng và truy

cập internet.
- Có hiểu biết cơ bản, thiết thực về tâm lý, giáo dục học đại cương và lứa
tuổi; nắm vững phương pháp dạy học mầm non.
- Nắm vững kiến thức cơ bản về khoa học giáo dục mầm non làm cơ sở cho
kỹ năng, nghiệp vụ nuôi dưỡng, chăm sóc, giáo dục và bảo vệ trẻ em.
2. Kỹ năng
- Lập kế hoạch tổ chức các hoạt động chăm sóc và giáo dục trẻ mầm non
theo năm học, tháng, tuần, ngày.
- Thiết kế được môi trường giáo dục phù hợp với nhu cầu, khả năng của trẻ,
với thực tiễn địa phương.
- Tổ chức các hoạt động chăm sóc và giáo dục trẻ mầm non theo hướng tích
hợp chủ điểm một cách hợp lý.
- Quan sát và đánh giá được mức độ phát triển của trẻ ở nhóm lớp quản lý.
- Nhận xét, đánh giá được hiệu quả làm việc của bản thân và đồng nghiệp.
- Giao tiếp tốt với trẻ, phụ huynh, đồng nghiệp.
3. Về thái độ
- Tích cực bồi dưỡng phẩm chất chính trị, trau dồi đạo đức, ý thức trách
nhiệm công dân, tác phong nhà giáo, nâng cao năng lực chuyên môn.
- Mẫu mực, yêu nghề, tận tụy với học sinh.
- Hợp tác với đồng nghiệp; tích cực tham gia các hoạt động cộng đồng, các
hoạt động xã hội.
- Quan hệ tốt với phụ huynh.
4. Vị trí làm việc của người học sau khi tốt nghiệp
- Giáo viên làm việc tại các trường mầm non.
- Quản lý nhóm lớp.
19


- Tham gia công tác quản lý ở vị trí nhóm trưởng chuyên môn trong trường
mầm non.

5. Khả năng học tập, nâng cao trình độ sau khi ra trường
- Có khả năng tự cập nhật kiến thức chuyên môn, nghiệp vụ đáp ứng yêu cầu
của vị trí công tác.
- Có khả năng học liên thông trình độ cao đẳng, đại học chuyên ngành Giáo
dục mầm non.

20


CHUẨN ĐẦU RA
Tên ngành đào tạo: Sư phạm Âm nhạc (Music Education)
Trình độ đào tạo: Trung cấp chuyên nghiệp
1. Kiến thức
- Có kiến thức cơ bản về chủ nghĩa Mác - Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh và
đường lối cách mạng của Đảng Cộng sản Việt Nam trong thời kỳ đổi mới, vận dụng
vào tìm hiểu chủ trương, chính sách lớn của Đảng và Nhà nước. Nắm được nội
dung cốt lõi về Nhà nước và hệ thống pháp luật Việt Nam, tự giác chấp hành pháp
luật.
- Có hiểu biết cơ bản về quốc phòng - an ninh, giáo dục thể chất, đảm bảo
sức khỏe đáp ứng yêu cầu lao động, xây dựng và bảo vệ tổ quốc.
- Có trình độ A tiếng Anh hoặc Easy TOEIC, có khả năng sử dụng tiếng Anh
trong giao tiếp thông thường.
- Có trình độ A tin học, sử dụng được một số phần mềm ứng dụng và truy
cập internet.
- Có hiểu biết cơ bản, thiết thực về tâm lý, giáo dục học đại cương và lứa
tuổi; nắm vững phương pháp dạy học bộ môn.
- Có hiểu biết căn bản về đường lối văn hóa văn nghệ của Đảng.
2. Kỹ năng
- Lập kế hoạch và triển khai kế hoạch dạy học bộ môn.
- Thiết kế bài giảng.

- Vận dụng hợp lý các hình thức tổ chức và phương pháp dạy học, giáo dục
theo hướng tích cực hóa học sinh.
- Tổ chức quản lý lớp.
- Tổ chức các hoạt động ngoại khóa.
- Thiết lập và quan hệ tốt trong cộng đồng giáo dục, sư phạm.
- Có khả năng hát đúng, có sắc thái các bài hát trong chương trình Tiểu học.
- Có khả năng đánh, đệm các bài hát trong chương trình Tiểu học.
- Xây dựng, tổ chức chương trình văn nghệ cho những sinh hoạt trong nhà
trường Tiểu học.
3. Thái độ
- Tích cực bồi dưỡng phẩm chất chính trị, trau dồi đạo đức, ý thức trách
nhiệm công dân, tác phong nhà giáo, nâng cao năng lực chuyên môn.
- Mẫu mực, yêu nghề, tận tụy với học sinh.
- Hợp tác với đồng nghiệp; tích cực tham gia các hoạt động cộng đồng, các
hoạt động xã hội.
21


4. Vị trí làm việc của người học sau khi tốt nghiệp
- Giáo viên tại các trường Tiểu học.
- Làm việc ở các phòng văn hóa thông tin huyện, thị.
5. Khả năng học tập, nâng cao trình độ sau khi ra trường
- Có khả năng tự học tập trong lĩnh vực sư phạm Âm nhạc.
- Có khả năng học liên thông lên trình độ cao đẳng, đại học sư phạm Âm
nhạc.

22


CHUẨN ĐẦU RA

Tên ngành đào tạo: Sư phạm Mỹ thuật (Art Education)
Trình độ đào tạo:Trung cấp chuyên nghiệp
1. Kiến thức
- Có kiến thức cơ bản về chủ nghĩa Mác - Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh và
đường lối cách mạng của Đảng Cộng sản Việt Nam trong thời kỳ đổi mới, vận dụng
vào tìm hiểu chủ trương, chính sách lớn của Đảng và Nhà nước. Nắm được nội
dung cốt lõi về Nhà nước và hệ thống pháp luật Việt Nam, tự giác chấp hành pháp
luật.
- Có hiểu biết cơ bản về quốc phòng - an ninh, giáo dục thể chất, đảm bảo
sức khỏe đáp ứng yêu cầu lao động, xây dựng và bảo vệ tổ quốc.
- Có trình độ A tiếng Anh hoặc Easy TOEIC, có khả năng sử dụng tiếng Anh
trong giao tiếp thông thường.
- Có trình độ A tin học, sử dụng được một số phần mềm ứng dụng và truy
cập internet.
- Có hiểu biết cơ bản, thiết thực về tâm lý, giáo dục học đại cương và lứa
tuổi; nắm vững phương pháp dạy học, thực hành sư phạm mỹ thuật tiểu học.
- Có kiến thức chuyên môn về chuyên ngành mỹ thuật như: Lịch sử mỹ
thuật, mỹ thuật học, luật xa gần, giải phẫu tạo hình.
- Có kiến thức sâu về các môn học cơ bản rèn luyện kỹ năng chuyên ngành
hội hoạ như: Hình hoạ, ký hoạ, trang trí, tranh bố cục.
2. Kỹ năng
- Lập kế hoạch và triển khai kế hoạch dạy học bộ môn.
- Thiết kế bài giảng.
- Vận dụng hợp lý các hình thức tổ chức và phương pháp dạy học, giáo dục
theo hướng tích cực hóa học sinh.
- Tổ chức quản lý lớp.
- Tổ chức các hoạt động ngoại khóa.
- Thiết lập và quan hệ tốt trong cộng đồng giáo dục, sư phạm.
- Có kỹ năng vẽ tốt ở các phần chuyên môn cơ bản của mỹ thuật như: vẽ hình
hoạ, vẽ trang trí, vẽ ký hoạ, vẽ tranh bố cục, phù hợp với chương trình mỹ thuật tiểu

học.
- Có kỹ năng về nghiệp vụ sư phạm như lập kế hoạch, thiết kế bài dạy, tổ
chức hoạt động dạy - học, hoạt động ngoại khoá môn mỹ thuật ở tiểu học.
- Có khả năng vận dụng tốt kỹ năng chuyên môn mỹ thuật trong hoạt động
dạy- học và trong công việc hàng ngày.
3. Thái độ

23


- Tích cực bồi dưỡng phẩm chất chính trị, trau dồi đạo đức, ý thức trách
nhiệm công dân, tác phong nhà giáo, nâng cao năng lực chuyên môn.
- Mẫu mực, yêu nghề, tận tụy với học sinh.
- Hợp tác với đồng nghiệp; tích cực tham gia các hoạt động cộng đồng, các
hoạt động xã hội.
4. Vị trí làm việc của người học sau khi tốt nghiệp
- Giáo viên dạy mỹ thuật tại các trường Tiểu học.
5. Khả năng học tập, nâng cao trình độ sau khi ra trường
- Có khả năng tự học tập trong lĩnh vực sư phạm mỹ thuật.
- Có khả năng học liên thông lên trình độ cao đẳng, đại học sư phạm mỹ
thuật.

24


×