Tải bản đầy đủ (.doc) (18 trang)

Chủ đề thảo luận thị trường chứng khoán

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (352.99 KB, 18 trang )

Thi truong chung khoan
2008 toi 2011
1. khung hoang kinh te 2008
I - Kinh tế thế giới trong cuộc khủng hoảng tài chính tồn cầu
Cuộc khủng hoảng tài chính ở Mỹ từ cuối năm 2007 đã nhanh chóng lan rộng ra các nền kinh
tế lớn, trở thành cuộc khủng hoảng tài chính, suy thối tồn cầu và hiện đang diễn biến rất phức
tạp.
Nhiều quốc gia đã phải bơm vào nền kinh tế hàng trăm cho đến hàng nghìn tỷ USD để cứu
vãn tình hình và ổn định kinh tế. Đó là chưa kể đến những thiệt hại tiếp theo từ kinh tế suy giảm,
khơng tăng trưởng, rối loạn đang chờ phía trước. Cho đến nay, tác động lớn nhất của cuộc
khủng hoảng này là làm thay đổi hoàn toàn và sâu sắc ngành cơng nghiệp tài chính Mỹ và hệ
thống tài chính tồn cầu. Sự sụp đổ của những ngân hàng lớn đã gây nên những lo ngại và mất
niềm tin của dân chúng. Ngay cả các quỹ đầu tư tiền tệ, vốn được coi là góc an tồn bậc nhất
trong hệ thống tài chính Mỹ, là nền tảng cho hoạt động đầu tư của nước này, cũng gặp khó khăn
khi người dân ồ ạt rút tiền do những quan ngại về sự đổ vỡ tiếp theo.
Cuộc khủng hoảng tài chính thế giới đã và đang tác động tiêu cực đến tăng trưởng kinh tế trên
thế giới và sẽ ảnh hưởng đến các hoạt động kinh tế của nước ta, nhưng mức độ khơng lớn so
với các nước phát triển. Nó gây ảnh hưởng trực tiếp đến xuất khẩu nước ta sang thị trường Mỹ,
Nhật Bản, và châu Âu... là những thị trường quan trọng của Việt Nam.
Cuộc khủng hoảng tài chính đã, đang và sẽ có tác động tiêu cực đến tăng trưởng kinh tế trên
thế giới, nhất là trong quý IV năm 2008 và năm 2009. Quỹ Tiền tệ quốc tế (IMF) nhận định, kinh
tế thế giới sẽ tăng trưởng chậm lại từ mức 5% năm 2007 xuống 3,7% năm 2008 và chỉ cịn 2,2%
vào năm 2009, trong đó dẫn đầu là sự sa sút của các nền kinh tế phát triển, bởi tác động của
cuộc khủng hoảng tài chính tồn cầu đang ngày càng lan rộng. Tốc độ tăng trưởng ở khu vực
các nước kinh tế phát triển dự báo sẽ giảm 0,3% năm 2009.
Trong báo cáo Triển vọng kinh tế thế giới, tháng 10, công bố ngày 6-11-2008, IMF dự đoán
nền kinh tế Mỹ, nền kinh tế lớn nhất thế giới sẽ giảm 0,7% trong năm 2009 thay vì mức dự báo
tăng 0,1% trước đây. Tăng trưởng kinh tế ở khu vực sử dụng đồng ơ-rô được dự báo sẽ giảm
0,5% trong năm 2009 so với tăng 0,2% theo dự báo hồi tháng 10. Nền kinh tế Nhật Bản dự kiến
sẽ giảm 0,2% trong năm 2009, giảm mạnh so với mức dự báo tăng 0,5% hồi tháng trước.
Cũng trong báo cáo này, IMF đã hạ mức dự báo tốc độ tăng trưởng kinh tế năm 2009 của các


nước đang phát triển từ 6,1% (đưa ra hồi tháng 10-08) xuống còn 5,1%. Đối với các nước đang
phát triển ở châu Á, IMF dự báo tăng trưởng năm 2009 sẽ là 7,1%, thấp hơn 0,6% so với dự
đoán trước đó.
Theo IMF, tốc độ tăng trưởng kinh tế ở các nước Đơng Á, trong đó có Trung Quốc, vẫn bảo
đảm mức tăng trưởng dương. Tuy nhiên, những dự báo này cũng cho thấy, tốc độ tăng trưởng
bùng nổ ở khu vực này vẫn tiếp tục chậm lại. Tốc độ tăng trưởng kinh tế của Trung Quốc dự kiến
sẽ còn 8,5% trong năm 2009, điều chỉnh giảm 0,88 điểm phần trăm so với dự báo tháng trước,
của Ấn Độ giảm 0,6 điểm phần trăm, xuống 6,3%.
II - Tác động của khủng hoảng đối với nền kinh tế Việt Nam trong những năm tới
Cuộc khủng hoảng tài chính và suy thối kinh tế toàn cầu đã và sẽ ảnh hưởng đến một số
hoạt động của kinh tế nước ta, nhưng mức độ tác động không lớn như các nước đang phát triển
khác.


1 - Về thương mại
Cuộc khủng hoảng đã và đang gây ảnh hưởng trực tiếp đến xuất khẩu Việt Nam sang thị
trường Mỹ, Nhật Bản và châu Âu. Đây là những thị trường xuất khẩu quan trọng của Việt Nam.
Ngay từ những tháng đầu năm 2008, đã xuất hiện xu hướng giảm tốc độ xuất khẩu sang Mỹ,
thị trường xuất khẩu lớn nhất của Việt Nam. Do cầu tiêu dùng tại Mỹ đang trên đà suy giảm mạnh
bởi tác động của khủng hoảng tài chính, trong 9 tháng đầu năm, tốc độ tăng kim ngạch xuất khẩu
sang Mỹ chỉ đạt 16,7%, thấp hơn khá nhiều so với mức 26,7% của năm 2007. Tỷ trọng của thị
trường Mỹ trong tổng kim ngạch xuất khẩu của Việt Nam đã giảm, từ 20,7% của năm 2007
xuống còn 17,7% trong 9 tháng đầu năm nay. Các mặt hàng xuất khẩu của Việt Nam chịu nhiều
ảnh hưởng nhất là may mặc, giày da, gạo, cá basa, cà phê...
Cuộc khủng hoảng cũng tác động đến tăng trưởng xuất khẩu của Việt Nam sang EU và Nhật
Bản - hai thị trường xuất khẩu quan trọng của Việt Nam. Phân tích của các chuyên gia kinh tế
cho thấy, do bị tác động mạnh từ cuộc khủng hoảng, người tiêu dùng của các thị trường này
cũng phải cắt giảm chi tiêu, nên nhu cầu nhập khẩu đối với hàng hóa xuất khẩu của Việt Nam
cũng sẽ có xu hướng giảm. Tỷ trọng của thị trường EU trong tổng kim ngạch xuất khẩu của Việt
Nam cũng đã giảm, chỉ còn 16,5%, trong khi năm 2007 là 18%.

Xuất khẩu cả năm 2008 dự kiến chỉ đạt khoảng 64 tỷ USD, tăng 31,8% so với thực hiện năm
2007, thấp hơn so với dự báo của Chính phủ vào đầu tháng 10-2008 cả về kim ngạch và tốc độ
tăng (tương ứng là 65 tỷ USD và 33,9%) do xuất khẩu giảm không chỉ về số lượng các đơn
hàng, mà cả về giá bán của hàng hóa xuất khẩu. Năm 2009, dự kiến kim ngạch xuất khẩu là 64
tỷ USD, giảm cả về kim ngạch và tốc độ tăng kim ngạch so với con số đã được trình Quốc hội
đầu tháng 10-2008 (số trình Quốc hội tháng 10-2008 tương ứng là 67,7 tỷ USD và 18%).
2 - Về hoạt động ngân hàng và thị trường tiền tệ
Tuy cuộc khủng hoảng chưa có ảnh hưởng nghiêm trọng đến hệ thống ngân hàng, nhưng một
số tác động gián tiếp là đáng kể. Trước hết, đó là diễn biến của tỷ giá và lãi suất USD. Tỷ giá
USD với đồng Việt Nam trên thị trường có nhiều biến động do tâm lý của người dân. Trước tình
hình đó, Chính phủ và Ngân hàng Nhà nước Việt Nam đã có các biện pháp, chính sách để điều
hành, ổn định tỷ giá, hạ lãi suất cơ bản, giúp doanh nghiệp tiếp cận nguồn vốn để sản xuất kinh
doanh, đặc biệt là các doanh nghiệp xuất - nhập khẩu, rà soát và kiểm soát nợ xấu của các ngân
hàng thương mại.
Về thị trường chứng khoán, luồng tiền đầu tư gián tiếp vào Việt Nam suy giảm và đã có hiện
tượng các nhà đầu tư nước ngoài rút vốn khỏi thị trường. Mặc dù tình hình kinh tế vĩ mơ của Việt
Nam trong những tháng gần đây có những chuyển biến tích cực, nhưng thị trường chứng khốn
Việt Nam tiếp tục sụt giảm. VN-index giảm liên tục và lập đáy mới xuống dưới 350 điểm. Việc
nhà đầu tư nước ngồi có biểu hiện rút khỏi thị trường chứng khoán Việt Nam đã gây tâm lý
hoang mang cho các nhà đầu tư trong nước.
3 - Về đầu tư nước ngoài
Cuộc khủng hoảng đã bước đầu có ảnh hưởng đến đầu tư trực tiếp nước ngồi (FDI) và viện
trợ phát triển chính thức (ODA). Số dự án FDI đăng ký mới có xu hướng chững lại, trong tháng
10-2008, tổng số dự án đăng ký mới là 68 dự án với tổng vốn đăng ký là 2,02 tỷ USD, thấp hơn
nhiều so với các tháng đầu năm (9 tháng đầu năm có 885 dự án đăng ký với tổng số vốn đăng ký
là 56,27 tỷ USD).
Khả năng giải ngân vốn FDI và ODA trong năm 2008 cũng đang chịu ảnh hưởng của cuộc
khủng hoảng. Tổng vốn FDI thực hiện trong 10 tháng năm 2008 so với tổng số vốn đăng ký mới
và tăng thêm chỉ đạt khoảng 15%. Số vốn ODA giải ngân năm 2008 có thể khơng đạt được như
dự báo trước là 2,3 tỷ USD.

Trong những năm tới, khủng hoảng tài chính thế giới có thể khiến dịng đầu tư nước ngồi cả
trực tiếp và gián tiếp vào Việt Nam suy giảm vì những lo ngại về bất ổn kinh tế và sự suy thối
kinh tế tồn cầu.
Tác động lớn nhất của cuộc khủng hoảng này là làm thay đổi hoàn toàn và sâu sắc ngành
cơng nghiệp tài chính Mỹ và hệ thống tài chính tồn cầu. Trong những năm tới, dịng vốn đầu tư
nước ngoài trực tiếp và gián tiếp vào Việt Nam sẽ suy giảm, vì do bất ổn kinh tế và sự suy thối
kinh tế tồn cầu. sẽ suy giảm, vì do bất ổn kinh tế và sự suy thối kinh tế tồn cầu.
Về ngắn hạn, khủng hoảng ở Mỹ chưa có tác động lớn đến Việt Nam do dòng vốn đầu tư vào
Việt Nam hầu hết bắt nguồn từ các nước và vùng lãnh thổ trong khu vực như Xin-ga-po, Hàn


Quốc, Nhật Bản, Đài Loan,... Mỹ chỉ đứng thứ 11 trong hơn 80 quốc gia và vùng lãnh thổ có hoạt
động đầu tư trực tiếp tại Việt Nam với 419 dự án còn hiệu lực, tổng số vốn đăng ký 4,1 tỷ USD.
Tuy nhiên, cuộc khủng hoảng tài chính đã không chỉ dừng lại ở Mỹ mà đã lan sang các nước
phát triển khác, trong đó có Nhật Bản, Hàn Quốc và các quốc gia có đầu tư trực tiếp nước ngoài
tại Việt Nam. Các nước châu Á, nơi chiếm tới 80% dòng vốn đầu tư vào Việt Nam, cũng đang
chịu tác động lớn của cuộc khủng hoảng. Việc huy động vốn trên thế giới sẽ gặp nhiều khó khăn
do chi phí vốn trở nên đắt đỏ hơn. Hậu quả là các nhà đầu tư sẽ hạn chế tăng thêm đầu tư mới
và thực hiện các dự án đã cam kết. Đã có xu hướng một số cơng ty mẹ ở chính quốc yêu cầu
các chi nhánh tại Việt Nam phải giảm đầu tư để rút vốn về để tháo gỡ khó khăn cho các cơng ty
mẹ. Do vậy, trong dài hạn, nếu khủng hoảng tài chính và suy thối kinh tế thế giới khơng bị chặn
lại thì chắc chắn nó sẽ tác động tới đầu tư trực tiếp nước ngồi vào Việt Nam.
Giải ngân vốn FDI cũng có thể sẽ giảm, khi mà trong tình hình khó khăn hiện nay, các công ty
đầu tư vào Việt Nam sẽ thận trọng hơn trong kế hoạch tài chính và đầu tư. Thêm vào đó, hầu hết
các dự án đầu tư nói chung, dự án FDI nói riêng, phần nợ vay thường chiếm một tỷ phần rất lớn
trong tổng vốn đầu tư, nên khi các tổ chức tài chính đang gặp khó khăn sẽ làm cho nhiều hợp
đồng vay vốn sẽ không được ký kết hoặc không thể giải ngân. Ngay cả các dự án FDI đang triển
khai cũng có thể bị chững lại, vì rất có thể, các cơng ty sẽ phải cân đối lại nguồn vốn, bảo đảm tài
chính an toàn trong khủng hoảng. Riêng các dự án mới cấp phép, nếu chủ đầu tư bị tổn thương
lớn từ cuộc khủng hoảng này, thì có thể bị tạm dừng triển khai, thậm chí rút bỏ. Do vậy, năm

2009 - 2010, tốc độ giải ngân vốn FDI được dự báo là sẽ theo xu hướng chậm lại.
Những dự báo ban đầu cho thấy, số vốn ODA cam kết và giải ngân tại Việt Nam trong những
năm tới sẽ có xu hướng giảm do nguồn vốn đầu tư của các tổ chức tài chính, tiền tệ quốc tế và
dự trữ cho vay của các nước phát triển được cân đối lại để bình ổn thị trường tài chính.
Năm 2010 và các năm tiếp theo, kinh tế thế giới nói chung và kinh tế châu Á nói riêng được dự
báo khả quan hơn, điều này sẽ tác động tích cực đến tăng trưởng kinh tế của Việt Nam
Huy động vốn gián tiếp vào thị trường cổ phiếu Việt Nam trong thời gian tới sẽ rất khó khăn do
các nhà đầu tư sẽ hướng tới các kênh đầu tư an toàn. Việc bán tháo chứng khốn khỏi thị
trường Việt Nam là có thể, mặc dù xác suất khơng cao, do tính thanh khoản và quy mô của thị
trường. Điều này sẽ ảnh hưởng trực tiếp đến thị trường chứng khốn và q trình cổ phần hóa
các doanh nghiệp nhà nước lớn trong các năm tới. Việc huy động vốn thơng qua thị trường vốn
khó khăn trong khi thị trường tín dụng thắt chặt sẽ chặn dịng vốn và đẩy chi phí tài chính của
các doanh nghiệp lên cao.
Một khía cạnh khác của đầu tư gián tiếp là các giao dịch chênh lệch lãi suất nhằm hưởng
chênh lệch lãi suất giữa 2 đồng tiền trong khi tỷ giá ổn định. Các giao dịch này thường mang tính
đầu cơ ngắn hạn cao. Với lãi suất tồn cầu sụt giảm và chính sách tỷ giá neo VND vào USD của
Việt Nam trong khi lãi suất VND vẫn ở mức cao, có thể dịng vốn này sẽ chảy vào trong một số
giai đoạn nhất định nhằm khai thác cơ hội chênh lệch. Trong những trường hợp thoái vốn, dịng
vốn này có thể tạo áp lực tỷ giá cho VND.
Việc phát hành chứng khoán huy động vốn trên thị trường quốc tế cũng sẽ khó khăn và chi phí
tăng cao. Chính phủ Việt Nam hiện có kế hoạch phát hành 1 tỷ USD và Vinashin có kế hoạch
huy động 400 triệu USD trên thị trường quốc tế vào năm 2009. Tuy nhiên, trong bối cảnh của
khủng hoảng tài chính, việc thực hiện kế hoạch nêu trên sẽ gặp phải những trở ngại đáng kể
trong thời gian tới.
Dòng kiều hối từ trước đến nay vẫn là một dòng ngoại tệ tương đối ổn định, ngay cả trong thời
kỳ kinh tế tồn cầu có khó khăn. Trong một vài năm trở lại đây, dòng kiều hối về Việt Nam tăng
mạnh, với mức doanh số 8 tỷ - 10 tỷ USD/năm. Ngoài mục đích hỗ trợ thân nhân và đầu tư vào
kinh doanh, một phần khơng nhỏ của dịng kiều hối này được đầu tư vào chứng khoán và bất
động sản - những lĩnh vực hiện nay khơng cịn "nóng" như trước. Hơn nữa, một phần lớn nguồn
kiều hối về Việt Nam lại từ nước Mỹ, nơi tăng trưởng kinh tế đang sa sút và tình trạng thất nghiệp

gia tăng. Điều này khiến cho dịng kiều hối trong các năm tới có thể cũng sẽ suy giảm.
Tuy đầu tư nước ngoài được dự báo là sẽ khó khăn hơn trong những năm tới, nhưng Việt
Nam có thể có những cơ hội nhất định qua cuộc khủng hoảng tài chính thế giới. Dịng vốn trên
thế giới sẽ tập trung vào những nơi có mơi trường chính trị và kinh doanh ổn định, mà Việt Nam
lại đang có những lợi thế trong hai nhân tố này.
Hiện tại, hầu hết các nhà đầu tư vẫn cam kết nhiều vì họ tin tưởng vào tương lai và triển vọng


đi lên của nền kinh tế nước ta. Nhiều nhà đầu tư cho rằng, tác động của cuộc khủng hoảng tới
nền kinh tế Việt Nam chỉ ở mức độ nhất định và sẽ được khắc phục trong thời gian tới.
Một điểm thuận lợi nữa của chúng ta là các nhà đầu tư lớn như Nhật Bản, EU đã hướng vào
khu vực Đơng - Nam Á và có chiến lược đầu tư dài hạn trong 10 năm tới. Tại khu vực Đông Nam Á, Nhật Bản hướng nhiều nhất vào Việt Nam với chiến lược đầu tư nhất quán từ Chính phủ
cho đến các tập đoàn lớn. Các động thái gần đây của Nhật Bản đã rất rõ ràng và kiên quyết, cho
dù trong bất cứ hoàn cảnh nào, Việt Nam vẫn sẽ là nơi Nhật Bản phân bố lại sản xuất của họ.
Nhật Bản cũng đã sáp nhập JICA và JBIC thành một quỹ viện trợ ODA khổng lồ. Mục tiêu của
quỹ này cũng hướng vào Đông - Nam Á, trong đó có Việt Nam.
4 - Về tăng trưởng kinh tế
Những tác động trực tiếp và gián tiếp nêu trên của khủng hoảng tài chính thế giới đang và sẽ
ảnh hưởng đến việc thực hiện mục tiêu tăng trưởng kinh tế của nước ta trong năm 2008. Dự
kiến tốc độ tăng trưởng GDP trong năm 2008 chỉ đạt khoảng 6,7%, thấp hơn chỉ tiêu đã được
Quốc hội thông qua là 7%.
Với những tác động ban đầu của khủng hoảng tài chính thế giới đến đầu tư nước ngồi,
thương mại, tài chính tiền tệ,... trong thời gian vừa qua, cũng như phạm vi ảnh hưởng của khủng
hoảng đến kinh tế thế giới như đã phân tích ở trên, nền kinh tế nước ta cũng sẽ cịn gặp khó
khăn trong năm 2009 và các năm tiếp theo.
Trong bối cảnh hội nhập kinh tế quốc tế, biến động của kinh tế toàn cầu sẽ ảnh hưởng đến tốc
độ tăng GDP của Việt Nam. Khi kinh tế toàn cầu suy giảm trong năm 2009, những thị trường xuất
khẩu lớn của chúng ta như Mỹ, Nhật Bản, EU và một số khu vực có nguy cơ bị thu hẹp, đồng
thời thu hút đầu tư, cả gián tiếp và trực tiếp của chúng ta cũng sẽ bị giảm sút. Kim ngạch xuất
khẩu năm 2009 dự báo sẽ tăng 13%, mức tăng thấp nhất trong nhiều năm trở lại đây. Tổng mức

đầu tư toàn xã hội năm 2009 dự báo bằng 39,5% GDP, thấp hơn so với dự báo trước đây là 40%
GDP. Nhiều doanh nghiệp trong nước, nhất là các doanh nghiệp vừa và nhỏ sẽ gặp khó khăn do
tiêu thụ hàng hóa giảm và thiếu vốn đầu tư.
Do ảnh hưởng của cuộc khủng hoảng tài chính thế giới, kinh tế của Việt Nam năm 2009, theo
dự báo, sẽ đạt mức tăng trưởng thấp hơn so với năm 2008, với tốc tăng trưởng khoảng 6,5%.
Giá trị gia tăng ngành công nghiệp và xây dựng dự kiến sẽ tăng trưởng khoảng 7,4%, ngành
nông, lâm nghiệp và thủy sản dự kiến sẽ tăng khoảng 2,8%, thấp hơn so với tốc độ tăng trưởng
trong năm 2008. Ngành dịch vụ sẽ đạt mức tăng trưởng xấp xỉ năm 2008.
Năm 2010 và các năm tiếp theo, kinh tế thế giới và khu vực châu Á được dự báo khả quan
hơn. Điều này sẽ tác động tích cực đến tăng trưởng kinh tế của Việt Nam. Dự báo tăng trưởng
kinh tế của nước ta sẽ phục hồi sau năm 2009, với tốc độ tăng trưởng xấp xỉ và cao hơn năm
2008.
III - Một số giải pháp
Trước tình hình khủng hoảng tài chính thế giới và những tác động dự kiến đến đầu tư nước
ngoài và tăng trưởng kinh tế của Việt Nam, chúng ta cần có những đối sách thích hợp để thực
hiện những mục tiêu về kinh tế - xã hội đã đề ra trong những năm tới.
Thứ nhất, tiếp tục thực hiện các nhóm giải pháp chống lạm phát, ổn định kinh tế vĩ mô, chủ
động ngăn ngừa suy giảm, duy trì tốc độ tăng trưởng kinh tế hợp lý, bền vững; sử dụng các công
cụ được điều chỉnh linh hoạt theo diễn biến của thị trường như tỷ giá, lãi suất, hạn mức tín dụng;
tăng cường giám sát của Chính phủ đối với hệ thống tài chính, ngân hàng và thị trường chứng
khốn.
Thứ hai, tiếp tục các chính sách thắt chặt chi tiêu của Chính phủ và đầu tư khu vực công,
nhằm tránh thâm hụt ngân sách và nâng cao hiệu quả vốn đầu tư của Nhà nước; đẩy mạnh giải
ngân vốn đầu tư phát triển, không để xảy ra tình trạng ứ đọng vốn.
Thứ ba, theo dõi chặt chẽ các nguồn vốn đầu tư trực tiếp và gián tiếp của các nước chịu ảnh
hưởng nặng của khủng hoảng tài chính để có các biện pháp hỗ trợ cần thiết; tiếp tục cải thiện
môi trường đầu tư, đẩy mạnh công tác xúc tiến đầu tư để thu hút thêm các nguồn vốn đầu tư
trực tiếp nước ngoài.
Thứ tư, tập trung tháo gỡ khó khăn cho doanh nghiệp, tạo điều kiện đẩy mạnh hoạt động sản
xuất, kinh doanh; có chính sách miễn giảm thuế thu nhập doanh nghiệp, nhất là đối với doanh

nghiệp nhỏ và vừa, giãn tiến độ thu thuế nhập khẩu, thuế tiêu thụ đặc biệt và thuế giá trị gia tăng
hàng nhập khẩu; đẩy mạnh việc cho vay các dự án có hiệu quả nhằm duy trì hoạt động sản xuất,
kinh doanh, góp phần vào ổn định kinh tế vĩ mô, tăng trưởng hợp lý và giải quyết các vấn đề xã


hội.
Thứ năm, đa dạng hóa các thị trường xuất khẩu, giảm cơ cấu xuất khẩu vào các thị trường
chịu ảnh hưởng từ cuộc khủng hoảng tài chính; tăng cường phát triển thị trường nội địa, thay thế
hàng nhập khẩu; áp dụng các biện pháp kích thích xuất khẩu và giảm bớt nhập siêu; thực hiện
chế độ tỷ giá linh hoạt hỗ trợ xuất khẩu và tăng mức tín dụng ưu đãi cho sản xuất hàng xuất
khẩu.
Thứ sáu, tăng cường công tác thông tin, cảnh báo kinh tế và quan hệ công chúng; bám sát,
thường xuyên cập nhật thông tin trong và ngồi nước để có đánh giá đúng tình hình, tác động và
đưa ra những chính sách ứng phó kịp thời và thích hợp nhất./.

2. cac su kien noi bat cua thi
truong chung khoan 2008.
10 sự kiện chứng khoán năm 2008
Cổ phiếu đầu tiên tính chuyện hủy niêm yết; Vn - Index liên tục dò đáy; SCIC ra
tay ứng cứu thị trường... là những sự kiện nổi bật trong lĩnh vực chứng khoán
năm 2008.
1. Vn-Index liên tục lập đáy mới

Quá trình lao dốc khơng phanh khiến Vn-Index
sụt gần 70% giá trị so với hồi đầu năm, 2/1. Ảnh:
sme.
Chỉ số chứng khoán sàn TP HCM sụt gần 70% giá trị so với giao dịch mở hàng
đầu năm ngày 2/1, và càng tệ hại hơn nếu nhìn lại đỉnh cao trên 1.000 điểm năm



2007. Lạm phát kỷ lục, thâm hụt thương mại lớn dẫn đến sự mất cân đối trong
tài chính vĩ mơ khiến Chính phủ phải thắt chặt tiền tệ, ngân hàng siết vốn đổ vào
chứng khốn. Thị trường khơng có thêm sản phẩm mới như giao dịch ký quỹ hay
bán khống, trong khi repo được yêu cầu triển khai một cách hạn chế. Động thái
bán tháo trước lực cầu yếu ớt đẩy chỉ số chứng khốn hai sàn tuột dốc khơng
phanh.
Gượng dậy được một chút, Vn-Index lại hứng thêm cơn bão khủng hoảng tài
chính tồn cầu, đưa chỉ số về khởi điểm của 3 năm trước, thiết lập đáy tại mức
286,85 điểm, một con số khơng ai có thể nghĩ tới trong những tháng đầu năm.
Thảm hại hơn, HaSTC-Index còn rơi khỏi vạch xuất phát 100 điểm, "bốc hơi"
gần 67% giá trị so với đầu năm.
2. SCIC ứng cứu thị trường

Nhà đầu tư đã khơng cịn bình tĩnh
trước cơn lao dốc không phanh
của Vn-Index. Ảnh: B.H.
Ngừng bán cổ phiếu tự doanh, dừng phát hành trái phiếu Chính phủ, lập quỹ
bình ổn giá, ngưng niêm yết mới... là những hiến kế từ khắp nơi gửi về trong bối
cảnh Vn-Index sụt giảm thảm hại. Thậm chí, giới chứng khốn cịn tính đến khả
năng tạm đóng cửa thị trường vài ngày. Đây cũng là nguyên nhân khiến cho việc
dừng giao dịch 3 phiên tại HOSE do trục trặc kỹ thuật lại được nhà đầu tư hồ hởi
đón nhận thay vì giận dữ bởi lỡ mất cơ hội kiếm lời.


Liều thuốc được duyệt để chạy chữa là Tổng công ty Đầu tư và Kinh doanh vốn
Nhà nước (SCIC) tung tiền mua cổ phiếu thanh khoản cao. Song SCIC không
phải là biệt dược, dù số tiền bỏ ra được dự đốn lên đến 5.000 tỷ đồng. VnIndex “tỉnh lại” khơng đầy 10 phiên rồi ngã ngay sau đó.
3. Giải pháp biên độ
SCIC khơng hồn thành sứ mệnh ngăn thị trường suy giảm. Ủy ban chứng
khoán Nhà nước phải dùng giải pháp hành chính khi 4 lần điều chỉnh biên độ.

Tuy nhiên, động thái này chỉ trấn an tâm lý nhà đầu tư và hãm lại tốc độ rơi
mãnh liệt của chứng khoán. Liều thuốc biên độ trong gần 5 tháng áp dụng cũng
khơng giúp Vn-Index nhích lên điểm nào, có chăng chỉ là sự phản ứng tích cực
tức thì để rồi giằng co mãi quanh mốc 500. Thanh khoản thị trường khoác lên
gam màu tối khi giao dịch tẻ nhạt, ở mức vài triệu chứng khốn thực hiện mỗi
phiên.
Cũng chính vì là giải pháp tình thế, áp dụng lúc thị trường nguy cấp cho nên cơ
quan quản lý từng bước trả biên độ về như cũ vào ngày 18/8 (5% tại HOSE và
7% trên HASTC).
4. Phá sản tại các công ty chứng khốn

9 tháng đầu năm 2008, cơng ty chứng khốn
Bảo Việt lỗ 324 tỷ đồng. Ảnh: Đ.Q.
Có thể nói năm 2008 là mùa thất bát đối với nghề từng được coi là thời thượng.
Cơng ty chứng khốn Asean phải giải thể khi chưa ra mắt chính thức ngày nào.
Hay câu chuyện của cơng ty chứng khốn Thái Sơn phải thanh lý toàn bộ cơ sở
vật chất để trả lương cho nhân viên khi cổ đông sáng lập không sẵn lịng thanh
tốn. Song chưa ai dám khẳng định đây đã là trường hợp phá sản cuối cùng trên
thị trường.


Trong số khoảng 100 cơng ty chứng khốn, hiện có 4 công ty niêm yết cổ phiếu
(SSI, BVS, HPC, KLS) và chuẩn bị có thêm HSC. Tuy nhiên, lũy kế 9 tháng đầu
năm, BVS cùng HPC lỗ nặng. KLS, HSC tuy thoát được con số âm nhưng lợi
nhuận đạt được cũng rất thấp và thua xa so với kế hoạch đầu năm. Riêng SSI,
dòng thu nhập trong quý III chủ yếu từ hồn nhập dự phịng.
Chưa năm nào như năm nay, các cơng ty chứng khốn đẩy mạnh khâu dịch vụ,
tối ưu hóa tiện ích, làm đẹp lịng khách hàng bằng biểu phí ưu đãi, tái repo, cho
vay cầm cố.... Tuy nhiên, sau những trái đắng phải nhận, nhà đầu tư tỏ ra khá
thận trọng khiến lượng giải ngân repo, cầm cố ở mức khiêm tốn.

5. Cổ phiếu đầu tiên tính chuyện hủy niêm yết

Tổng giám đốc cơng ty cổ phần Bơng Bạch Tuyết
(áo vàng) khơng cịn bình tĩnh, địi bỏ đại hội cổ
đông đi về khi phương án tăng vốn bị cổ đông
bác bỏ. Ảnh: B.H.
Lần đầu tiên trong lịch sử 8 năm trên thị trường chứng khoán xảy ra trường hợp
cổ phiếu bị treo giò, hạn chế giao dịch và đứng trước nguy cơ loại khỏi sàn niêm
yết. Hiện tượng Bông Bạch Tuyết như giọt nước tràn ly sau bao ngày lỗ thật, lời
giả. Mức lỗ tổng cộng trong năm 2006, 2007 gần 15 tỷ đồng. Cứu cánh đưa BBT
thoát khỏi bờ vực phá sản là phát hành cổ phiếu tăng vốn điều lệ lại bị chính nội
bộ công ty phản đối - Dệt may Gia Định (chiếm 30% cổ phần). Viễn cảnh BBT
mù mịt khi thua tiếp 9,3 tỷ đồng 9 tháng đầu năm 2008 và gần như nắm chắc
khả năng bị hủy niêm yết.
Scandal Bông Bạch Tuyết đưa giá cổ phiếu này tụt xuống mức thấp nhất trong
số 174 mã niêm yết trên HOSE.
6. Đìu hiu đấu giá cổ phần


IPO Ngân hàng Công thương Việt Nam
(Vietinbank) thu hút không đến 10% cổ phần của
các cá nhân và tổ chức nước ngoài. Ảnh: B.H.
Năm 2008 cũng chứng kiến giai đoạn thất thu đối với hoạt động phát hành huy
động vốn. Biến động kinh tế vĩ mô cùng thế giới khiến tổng vốn huy động qua thị
trường chỉ đạt 20.000 tỷ đồng, giảm hơn 50% so với năm 2007.
Số cổ phần bán được năm 2008 không quá 60% trong tổng 28 doanh nghiệp
bán đấu giá qua Sở giao dịch chứng khoán TP HCM. Cá biệt có những đợt phải
tổ chức đến 3 lần nhưng số đăng ký chỉ được 20 nhà đầu tư. Các đợt IPO cũng
trở nên buồn tẻ khi vắng bóng tổ chức nước ngồi, các quỹ đầu tư trong và
ngoài nước. IPO Vietinbank được xem là đợt bán cổ phần lần đầu ra công chúng

thành công nhất trong năm nay khi bán hết số cổ phần đấu giá.
7. Chợ OTC lỗi hẹn

Sàn OTC ra đời sẽ làm tăng thanh


khoản và minh bạch cho thị trường
OTC. Ảnh: inteves.com.
Giới đầu tư cũng nhìn nhận chưa năm nào như năm nay, giá giao dịch trên OTC
suy giảm cực mạnh, lùi về mệnh giá và thậm chí tuột khỏi 10.000 đồng, trong đó
có cả ngành ngân hàng, sau giai đoạn đỉnh cao năm 2007. Gía nhiều cổ phiếu
cứ trong tư thế đi ngang suốt thời gian dài bởi không một ai đả động ngỏ mua.
Và có lẽ cũng chẳng ai quan tâm kế hoạch đưa các công ty đại chúng chưa niêm
yết lên sàn tập trung dành riêng cho đối tượng này đã phải lỗi hẹn trong năm
nay. Sàn OTC ra đời với mong đợi sẽ là bệ phóng đẩy nhanh tính thanh khoản
và minh bạch của thị trường OTC nói riêng cùng chứng khốn Việt Nam nói
chung phải dời sang năm. Hiện cổ phiếu OTC vẫn được giao dịch theo kiểu trao
tay và tiềm ẩn nhiều rủi ro.
8. Trì hỗn tách bạch tài khoản giao dịch chứng khoán
Ủy ban chứng khoán Nhà nước ra tối hậu thư buộc các công ty chứng khoán
phải tách bạch tài khoản giao dịch của nhà đầu tư, chuyển sang ngân hàng quản
lý vào đầu tháng 3 nhằm tạo tính minh bạch trên thị trường. Tuy nhiên, quyết
định này được du di cho lùi lại đến ngày 1/10. Thế nhưng, việc tách bạch quản lý
tài khoản tiếp tục lỗi hẹn sau gần 2 năm có quyết định.
Hiện chỉ có khoảng 70 trong tổng số gần 100 cơng ty chứng khốn đã chuyển tài
khoản nhà đầu tư sang nhà băng. Số còn lại thực hiện theo cách nhà đầu tư mở
tài khoản nằm trong tài khoản tổng của cơng ty chứng khốn. Mất nhiều thời
gian, cơng sức, trục trặc đường truyền là những viện dẫn cho sự trì trệ tách bạch
tại các cơng ty chứng khốn. Lại một năm nữa trôi qua và nhà đầu tư chẳng biết
phải đợi đến bao giờ việc tách bạch quản lý tài khoản mới vận hành đồng bộ.

9. Cổ tức trái mùa


Phút vui cười hiếm hoi trên gương mặt nhà đầu
tư chứng khoán trong năm 2008. Ảnh: H.P.
Cuối năm là thời điểm các cơng ty quyết tốn, thu nợ và chỉ lên kế hoạch thanh
toán cổ tức. Thế nhưng, khá ấn tượng, thị trường những tháng cuối năm 2008 lại
hết sức rôm rả chuyện tạm ứng cổ tức. Các doanh nghiệp đua nhau tạm chia lợi
nhuận cho cổ đông trước ngày 31/12, giúp nhà đầu tư né một phần thuế chứng
khoán, áp dụng vào năm sau. Động thái này khiến đôi bên cùng có lợi khi doanh
nghiệp san sẻ quyền lợi với cổ đông, nhà đầu tư bù lại những khoản lỗ nặng nề.
Tuy nhiên, các chuyên gia lại phác họa lên bức tranh không mấy sáng sủa cho
doanh nghiệp năm 2009 khi lượng tiền mặt bị thu hẹp, ảnh hưởng đến nguồn
vốn tái sản xuất kinh doanh.
10. Nhà đầu tư nước ngồi bán rịng
Cuộc khủng hoảng kinh tế thế giới bất ngờ bộc phát và lan nhanh trên diện rộng
ảnh hưởng nhanh chóng đến chứng khốn Việt Nam. Bắt đầu vào tháng 8 và rõ
hơn vào tháng 10, nhà đầu tư nước ngồi miệt mài bán rịng. Tâm lý nhà đầu tư
nội vốn quan sát động thái mua bán của khối ngoại để ra quyết định cũng hoảng
sợ và xả hàng theo, góp phần kéo Vn-Index lùi gần 70% giá trị.
Mua ít, bán nhiều khiến cho gía trị giao dịch mua khối ngoại tính đến tháng 12
chỉ đạt 41.076 tỷ đồng, sụt 38,5% so với 2007. Nếu năm trước, chênh lệch giá trị
mua bán ước khoảng 35,4% thì năm 2008, khoảng cách này thu hẹp lại cịn
19,4%.
Kịch bản thối vốn cũng được khối ngoại áp dụng với công cụ đầu tư ít rủi ro
nhất là trái phiếu khi mức xả lên đến hàng triệu một phiên, cá biệt có phiên
chênh lệch bán mua lên đến 1.000 lần.

3. Thị trường chứng khoán
năm 2009 và triển vọng năm

2010
Do chiu ảnh hưởng của cơn bão khủng hoảng tài chính tồn cầu, thị trường chứng khoán
Việt Nam những tháng đầu năm 2009 đã sụt giảm mạnh. Tuy nhiên, với sự hỗ trợ kịp thời
của Chính phủ, thị trường chứng khốn đã khởi sắc trở lại. Bước sang năm 2010, các nhà
đầu tư đang mong mỏi, hy vọng vào sự bứt phá của thị trường này.


Năm 2009 là một năm đầy thăng
trầm của thị trường chứng khốn Việt
Nam. Nhìn nhận tổng quan có thể thấy
năm 2009 thị trường chia làm 2 giai đoạn.
Giai đoạn 1 là 3 tháng đầu năm khi VN Index sụt giảm còn 235,50 điểm, giá trị giao
dịch giảm 60%, khối ngoại rút ròng 530 triệu
USD tiền vốn. Giai đoạn 2 nhờ sự hồi phục
của nền kinh tế thế giới, chỉ số chứng khoán
và giá trị giao dịch cùng tăng vọt.
Những tháng đầu năm 2009 thị trường
chứng khoán đã sụt giảm mạnh và thiết lập
mức đáy thấp nhất trong nhiều năm qua tại
ngưỡng 235,50 điểm (ngày 24/2/2009), thị
trường xuống đáy, các nhà đầu tư bi quan
bởi chưa bao giờ thị trường lại rơi vào cảnh
ảm đạm đến thế, các sàn chứng khoán rơi
vào tình trạng vắng tanh, vắng ngắt, bởi hầu
như khơng có nhà đầu tư nào đến sàn giao
Thị trường chứng khoán hứa hẹn tăng trưởng năm dịch.
2010 - Ảnh: Internet
Tuy nhiên, sau đó thị trường dần hồi phục bởi sự nỗ lực của Chính phủ trong việc đưa ra các gói
kích cầu vào thị trường trong nước, nhờ đó một lượng tiền lớn đã được “bơm” trực tiếp cho ngân
hàng để khơi thông ách tắc vốn cho các doanh nghiệp. Từ mức đáy 235,50 điểm, thị trường đã

đảo chiều tăng mạnh, đến tháng 11, VN-Index đã đạt trên 600 điểm. Đây là mức tăng trưởng mà
ít người nghĩ tới có thể đạt được trong bối cảnh khủng hoảng kinh tế thế giới. Mốc điểm này
khiến các nhà đầu tư lạc quan, tin tưởng vào sự đi lên của thị trường này.
Nhưng niềm tin của giới đầu tư không được kéo dài lâu khi đến cuối tháng 11, đầu tháng 12, thị
trường lại giảm mạnh hơn 20% (VN-Index đạt 434,87 điểm vào ngày 17/12) so với mức đỉnh của
năm 2009. Nhà đầu tư một lần nữa rơi vào tâm trạng tuyệt vọng. Nguyên nhân của tình trạng
giảm sâu là do những tin đồn thất thiệt của giới đầu cơ như Việt Nam phá giá tiền đồng, lạm phát
tăng cao khiến nhà đầu tư thi nhau bán tháo cổ phiếu để trốn chạy khỏi thị trường. Cùng với việc
thị trường vàng và thị trường ngoại hối tăng nóng cũng khiến tâm lý nhà đầu tư lo lắng, mất ổn
định, gây tác động xấu đến thị trường chứng khoán... Đến cuối năm 2009, dù thị trường đã tiến
thêm một bước, song chỉ số VN-Index cũng phải "lỗi hẹn" với mốc 500 điểm khi đóng cửa ở
494,77 điểm.
Tuy vậy, kết thúc năm 2009, mức vốn hóa tồn thị trường thị trường chứng khốn Việt Nam là
620 nghìn tỷ đồng. So với thời điểm cuối năm 2008 là 225 nghìn tỷ đồng, mức vốn hóa đã tăng
gần 3 lần; Số lượng công ty niêm yết tăng hơn 30%, đạt 447 công ty, số lượng các nhà đầu tư
tăng hơn 50% so với năm 2008, đạt 739.000 tài khoản; Giá trị danh mục của nhà đầu tư nước
ngồi trên thị trường chứng khốn tính đến tháng 12/2009 đạt gần 6,6 tỷ USD, tăng gần 1,5 tỷ
USD… Với những kết quả này, theo đánh giá của Ủy ban Chứng khoán Nhà nước (UBCKNN),
thị trường chứng khoán Việt Nam đã có sự tăng trưởng mạnh do tác động tích cực từ kinh tế vĩ
mơ khởi sắc và từ hoạt động của các doanh nghiệp niêm yết liên tục khả quan. Mặt khác, kinh tế
và thị trường chứng khoán quốc tế đã hồi phục qua thời kỳ khó khăn nhất, nên cũng tác động
tích cực đến TTCK Việt Nam.
Cũng trong năm 2009, bên cạnh sự lên xuống thất thường, thị trường chứng khốn cũng chứng
kiến khơng ít những vi phạm của các tổ chức, cá nhân trong việc giao dịch nội gián làm lũng
đoạn thị trường. Cụ thể, UBCKNN đã xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực chứng khoán
đối với 128 tổ chức và cá nhân tham gia thị trường. Tổng số tiền phạt nộp vào ngân sách nhà


nước hơn 3,5 tỷ đồng. Trong đó, nhiều vụ giao dịch nội gián, lũng đoạn thị trường đã được phát
hiện và chuyển thanh tra xử lý kịp thời.

Còn tại Giao dịch Chứng khốn Hà Nội (HNX), tính đến tháng 12 - 2009, Sở đã phát hiện hơn
17.000 trường hợp đặt lệnh cùng mua cùng bán một mã chứng khoán trong phiên giao dịch,
trong đó đã xử lý yêu cầu 70 cơng ty chứng khốn giải trình và báo cáo UBCKNN hơn 330
trường hợp lệnh mua bán cùng phiên đã khớp. HNX cũng đã theo dõi 484 lượt giao dịch của 280
cổ đông lớn và phát hiện 38 trường hợp vi phạm về công bố thông tin.
Năm 2009 cũng được coi là năm thị trường chứng khoán bị ảnh hưởng nặng nề nhất bởi tin đồn.
Theo thống kê có khoảng 30% doanh nghiệp niêm yết từng hứng chịu tin đồn. Trong đó, rất
nhiều tin đồn thất thiệt gây ảnh hưởng lớn đến tâm lý nhà đầu tư, gây hoảng loạn thị trường.
Trước thực tế đó, UBCKNN đã phải ra văn bản u cầu các cơng ty chứng khốn hướng dẫn
nhà đầu tư thận trọng với tin đồn sai lệch. Đồng thời, các công ty này và Sở giao dịch phải giám
sát, ngăn ngừa hiện tượng tung tin đồn.
Những thăng trầm của thị trường chứng khoán trong năm 2009 đã qua đi, bước sang năm 2010
các nhà đầu tư đều hy vọng thị trường sẽ tăng trưởng bền vững hơn. Để không phụ lòng mong
mỏi của các nhà đầu tư, trong những giải pháp cho thị trường này, chính sách điều tiết thị trường
từ đầu năm 2010, việc tái cấu trúc và lành mạnh hóa các tổ chức kinh doanh chứng khốn được
đặc biệt coi trọng. Cùng với đó, tiếp tục thực hiện các giải pháp dài hạn về phát triển thị trường
chứng khoán, triển khai tái cấu trúc Sở Giao dịch, Trung tâm lưu ký chứng khoán, nâng cấp cơ
sở hạ tầng công nghệ thông tin phải được thực hiện cùng với việc sửa đổi Luật Chứng khoán,
xây dựng chiến lược phát triển thị trường chứng khoán giai đoạn 2010 – 2020.
Ngồi ra, tăng cường tính minh bạch, kiểm sốt rủi ro, an tồn tài chính của các tổ chức kinh
doanh chứng khốn, tiến hành rà sốt, phân loại các cơng ty chứng khốn để có thái độ ứng xử
phù hợp. Được biết, hiện UBCKNN cũng đã trình Dự thảo bổ sung sửa đổi Nghị định 14 về
chứng khoán, ban hành Nghị định phát hành riêng lẻ, sửa đổi Thông tư công bố thông tin theo
hướng nâng cao chất lượng phát hành, tăng cường minh bạch thị trường; xây dựng đề án ngăn
ngừa, xử lý khủng hoảng trên thị trường chứng khoán.
Cùng với các giải pháp nêu trên, để đáp ứng địi hỏi của thị trường, Bộ Tài chính cần gấp rút xây
dựng các tiêu chí kiểm sốt rủi ro và an tồn tài chính trong các tổ chức kinh doanh chứng khốn
(CTCK, cơng ty quản lý quỹ). Phân loại, đánh giá và quy hoạch lại hệ thống các tổ chức này
nhằm chuẩn bị cho sự phát triển bền vững trong thời gian tới. Trên cơ sở đó, Bộ Tài chính phối
hợp với Ngân hàng Nhà nước, Bộ Kế hoạch và Ðầu tư và Ủy ban giám sát Tài chính quốc gia cụ

thể hóa các giải pháp thực hiện. Ngồi ra, cần nắm bắt thường xuyên việc dịch chuyển luồng vốn
đầu tư gián tiếp thông qua các tài khoản của Ngân hàng Nhà nước tại ngân hàng; Bộ Tài chính
xây dựng đề án quản lý vốn đầu tư gián tiếp trình Thủ tướng Chính phủ, phối hợp với Bộ Kế
hoạch và Ðầu tư và Ngân hàng Nhà nước xây dựng Nghị định về quản lý vốn đầu tư gián tiếp,
để từ đó tạo cơ sở cho thị trường chứng khốn phát triển theo hướng hiệu quả, bền vững và trở
thành chỗ dựa cho doanh nghiệp trong việc huy động nguồn tài lực trong xã hội cùng tham gia
sản xuất, kinh doanh.

4. Thị trường chứng khoán
năm 2010 và dự báo 2011.


. Đặc điểm chính của TTCK 2010 – nhiều biến động không ở chỉ số
1.

Nguồn

cung



ạt:

Năm 2010 là năm niêm yết ồ ạt của các doanh nghiệp mới. Tính đến ngày
26/12/2010, số lượng doanh nghiệp niêm yết trên cả hai sàn là 622 với giá trị
vốn hóa thị trường đạt 736,1 nghìn tỷ đồng. So với năm 2009, số doanh nghiệp
niêm yết mới đã tăng 168 doanh nghiệp (37%), mức tăng kỷ lục kể từ khi ra đời
của TTCK Việt Nam. Bên cạnh áp lực cung từ cổ phiếu mới niêm yết, còn là áp
lực cung từ việc phát hành thêm cổ phiếu, trái phiếu, tăng cung từ việc thối vốn
của

các
Tập
đồn.
Tổng cung cổ phiếu tăng khoảng 20% cả do phát hành và niêm yết mới (do chi
phí vay cao), trong khi khối lượng giao dịch hầu như không đổi, phản ánh cầu
khơng đáp ứng cung, giá cổ phiếu trung bình giảm 20% so với 2009. Huy động
vốn qua thị trường chứng khốn năm 2010 ước đạt 46,8 nghìn tỷ, tăng 167,4%
so
với
năm
2009.
2.

Vấn

đề

tăng

nóng

của

các

penny



hệ


lụy:

Làn sóng đầu cơ vào các cổ phiếu vừa và nhỏ đã lên ngôi trong suốt 5 tháng
đầu năm 2010, thị trường dường như bị dẫn dắt bởi các đội lái cá nhân, hùa
theo đó là các nhà đầu tư nhỏ lẻ. Từ tháng 5/2010, cùng với xu hướng giảm của
thị trường, nhóm cổ phiếu nhỏ lao dốc khơng phanh, gây mất niềm tin, sự chán
nản tột độ của NĐT nhỏ. Đây cũng là bài học đắt giá cho nhiều nhà đầu tư trong
việc đầu tư theo “đội lái”, khơng tính toán theo chỉ số cơ bản của cổ phiếu.
3.

HNX-Index

phản

ánh

thị

trường

trung

thực

hơn

VN-Index:

Trong nhiều giai đoạn của năm 2010, chỉ cần một vài blue chips tăng điểm là VNIndex giữ được màu xanh của chỉ số, gây ra hiện tượng “xanh vỏ, đỏ lòng”. Hiện

tượng thị trường thiếu cổ phiếu đầu tàu cũng đã diễn ra. Những blue-chips một


thời trước kia thì hiện nay với mức vốn quá lớn (ACB, STB, SAM, REE, HAG,
SSI…) dường như thiếu động lực và cơ hội phát triển. Trong khi đó, HNX-Index
phản ánh cung - cầu thật của thị trường, giá cổ phiếu thường biến động cùng
chiều
với
biến
động
của
chỉ
số
chính.
4. Các quy định mới của ngành ngân hàng và ảnh hưởng tiêu cực tới
TTCK:
Thông tư số 13/2010/TT-NHNN ngày 20/5/2010 quy định về tỷ lệ bảo đảm an
tồn của Tổ chức tín dụng và Nghị định số 141 ngày 22/11/2006 quy định việc
tăng vốn điều lệ tối thiểu lên 3.000 tỷ đồng của các ngân hàng thương mại nhỏ
đến cuối năm 2010. Áp lực tăng vốn trong một thời gian ngắn đã làm biến động
mạnh thị trường lãi suất và giá cổ phiếu ngân hàng không ngừng sụt giảm, tác
động tiêu cực tới TTCK. Đà giảm của cổ phiếu ngân hàng chỉ dừng lại khi Ngân
hàng Nhà nước (NHNN) có quyết định lùi thời hạn tăng vốn.
5. Cơng ty chứng khốn (CTCK) giảm dần vai trị định hướng thị trường:
Tính chất thị trường phức tạp, khiến cho hoạt động phân tích, nhận định của các
CTCK ngày càng khó khăn. Bên cạnh đó, hoạt động mơi giới phát triển, cạnh
tranh gay gắt nhưng vẫn chủ yếu theo hướng đòn bẩy, hậu quả để lại là nợ xấu,
khách hàng lừa/kiện CTCK. Một số sản phẩm mới hình thành (quyền mua, bán
khống…) nhưng chưa phù hợp trong bối cảnh hiện nay.
6. Chiến lược của NĐTNN và khối lượng mua ròng mạnh nhất trong thập

kỷ:
Khối NĐTNN vẫn kiên định chiến lược mua ròng các mã bluechips khi TTCK sụt
giảm, đồng thời bán ra cơ cấu lại trong các phiên tăng điểm. Tính từ đầu năm
đến nay, khối này mua rịng trên HSX tới 230 triệu đơn vị về khối lượng và
14.400 tỷ đồng về giá trị. Đây là khối lượng mua ròng kỷ lục trong 10 năm hoạt
động tại TTCK Việt Nam (năm 2007 khối lượng mua ròng là 159 triệu đơn vị
nhưng
giá
trị
mua
ròng
kỷ
lục

22.874
tỷ
đồng).
7. Dòng tiền mạnh bất ngờ nâng VN-Index hồi phục vào cuối năm:
Dòng tiền mạnh được xác định trước tiên từ các tài khoản lớn trong nước, bên
cạnh đó là dịng vốn chốt lời từ các thị trường vàng/ngoại tệ, dịng vốn nóng từ
các thị trường như Thái Lan, Malaysia, Inđônêsia… đã quay trở lại thị trường
Việt
Nam.
Tuy nhiên, đâ là một dấu hỏi quan trọng cho xu hướng tăng bền vững của thị
trường trong thời gian tới. Nếu đây là dịng tiền cho đầu tư lâu dài thì rất tốt,
nhưng nếu chỉ là đầu cơ trong ngắn hạn thì rất nguy hiểm.
II.

Dự


báo

TTCK

2011:

Từng

bước

phục

hồi


1.

Một

số

dự

báo

cho

TTCK

năm


2011:

- Dịng tiền từ phía NĐTNN tiếp tục tăng mạnh, nhất là ETF và P-Notes. Đáng
lưu ý là năm 2012 là thời hạn nhiều quỹ đóng thối vốn, dự báo ĐHCĐ thường
niên 2011 và 2012 của các quỹ này sẽ sôi động và quan trọng.
- Lượng tăng cung do phát hành thêm và niêm yết mới sẽ tiếp tục tăng mạnh, là
một trong những rào cản đối với đà hồi phục của thị trường. Tuy nhiên, với
những điều kiện niêm yết được sửa đổi, chúng tôi kỳ vọng thị trường sẽ có nhiều
doanh nghiệp niêm yết mới chất lượng cao, thu hút vốn đầu tư của các tổ chức
nước
ngoài,
củng
cố
lực
cầu
vào
thị
trường.
- Các cổ phiếu bluechips với mức vốn hóa trung bình sẽ là tâm điểm của thị
trường. Các CP bluechips, vốn hóa lớn tiếp tục khó khăn. Các chủ đề đầu tư vẫn
tiếp
tục
thay
đổi
nhanh
như
năm
2010.
- Cổ phiếu ngành ngân hàng tuy không trở lại vai trò dẫn dắt thị trường nhưng sẽ

từng bước hồi phục khi lãi suất giảm và các ngân hàng nhỏ đóng đủ vốn 3.000 tỷ
đồng (nhiều ngân hàng vẫn tiếp tục hồn thành q trình tăng vốn vào cuối năm
2010). Nếu như năm 2010 là năm niêm yết của ngành chứng khốn thì năm
2011
sẽ

năm
niêm
yết
của
ngành
ngân
hàng.
- Cổ phiếu ngành bất động sản tiếp tục có nhiều đợt sóng trong năm cùng với sự
hồi phục của thị trường bất động sản và các chỉ số chứng khốn. Cổ phiếu
ngành dầu khí cũng có ảnh hưởng do số lượng lên sàn lớn và Tập đồn dầu khí
có chiến lược thối vốn. Cổ phiếu ngành chứng khốn tiếp tục giảm vai trị do
nhà đầu tư không kỳ vọng lợi nhuận đột biến ở Công ty chứng khoán.
- Khối lượng giao dịch sẽ theo xu hướng tăng dần do quy mô thị trường đã thay
đổi. Khả năng giao dịch T+2, cho phép mua bán trong phiên cũng góp phần làm
gia
tăng
khối
lượng

giá
trị
giao
dịch.
- Luật Chứng khốn sửa đổi giúp nâng cao công tác giám sát thị trường và điều

kiện niêm yết chặt chẽ hơn. Tình trạng làm giá và địn bẩy tài chính có khả năng
giảm, giúp cho chỉ số khơng có những đợt giảm mạnh do làn sóng giải chấp.
- Cạnh tranh giữa CTCK sẽ ngày càng thiên về chiều sâu hơn: chất lượng phục
vụ, tính năng cơng nghệ, chiều sâu tư vấn và quan hệ với doanh nghiệp…
- Chỉ số HNX-Index tiếp tục phản ánh biến động của thị trường trung thực hơn
chỉ số VN-Index do việc nâng đỡ VN-Index thơng qua một số cổ phiếu có vốn
hóa
lớn.
- Các sản phẩm phái sinh sẽ từng bước phát triển, giúp thị trường sẽ cân bằng
hơn

nhà
đầu

sẽ
hạn
chế
được
rủi
ro.


2. Các kịch bản VN-Index trong năm 2011 theo phân tích kỹ thuật:
Dựa theo phân tích kỹ thuật (PTKT), AVS đưa ra 3 kịch bản dự báo VN-Index
trong
năm
2011
như
sau:
Kịch


bản

1

-

Bi

quan:

Xác

suất

20%

VN-Index tiếp tục giằng co trên ngưỡng 23.6% (mức 460 điểm) của Fibonacci
Retracement dài hạn, kéo dài từ đỉnh 1.179,32 điểm (ngày 12/03/2007) xuống
đáy 234,66 điểm (ngày 23/02/2009) trong những tháng đầu năm 2011. Vùng
giằng co này có thể diễn ra trong biên độ hẹp từ 470 - 500.
Sau đó, VN-Index quay đầu giảm điểm, xuyên qua ngưỡng hỗ trợ 460 điểm và
tiến về đường trendline tăng giá dài hạn vốn đã đượchình thành từ trước đó, kể
từ lúc tạo đáy tại mức 234,66 điểm (23/02/2009) đến đáy thứ hai tại 419,98 điểm
(22/11/2010).
Mục tiêu giảm có thể sẽ về lại vùng 440 điểm; thời gian giảm có thể kéo dài đến
hết quý 1/2011, chậm nhất là giữa quý 2 rồi mới bắt đầu hình thành sóng tăng
trở lại trong 2 q kế tiếp. Mục tiêu tăng có thể lên đến vùng 520 – 550.
Sang quý 4, VN-Index chựng đà tăng, bắt đầu giai đoạn tái tích lũy quanh vùng
520 – 550 điểm. Đây là giai đoạn tái tích lũy để chờ cơ hội lớn trong năm 2012.

Kết thúc năm 2011, VN-Index có thể sẽ giằng co trong vùng 520 - 550 điểm.
Kịch

bản

2



Phổ

biến:

Xác

suất

50%

VN-Index tiếp tục giằng co tăng nhẹ trên ngưỡng 23.6% (mức 460 điểm) của
Fibonacci Retracement dài hạn, kéo dài từ đỉnh 1.179,32 điểm (ngày
12/03/2007) xuống đáy 234,66 điểm (ngày 23/02/2009) trong những tháng đầu
năm 2011. Vùng giằng co này có thể diễn ra trong biên độ từ 480 - 520.
Sau đó, VN-Index bắt đầu tăng mạnh, bứt phá ngưỡng kháng cự 520 điểm để đi
vào một xu thế tăng mới vốn đã được hình thành từ trước đó, kể từ lúc tạo đáy
tại
mức
421,3
điểm
vào

ngày
25/08/2010.
Trong quá trình đi lên này, VN-Index sẽ gặp ngưỡng cản tại các vùng quan trọng
như 550, 580, 600 ... Tại các vùng này, lực bán có thể sẽ mạnh lên đẩy VN-Index
đảo chiều đi xuống, đặc biệt là tại vùng 600 điểm. Tuy nhiên, đây chỉ là những
giai đoạn điều chỉnh cần thiết của VN-Index trong một xu thế đi lên.
Do đó, sau một thời gian điều chỉnh (có thể kéo dài trong 1 tháng) với lực giảm
vừa phải, VN-Index sẽ tiếp tục xu thế tăng trưởng của mình trong năm 2011. (Đà
tăng có khả năng sẽ có sự tăng tốc từ quý 3/2011 trở đi). Kết thúc năm 2011,
VN-Index

thể
đạt
mức
600
650
điểm.


Kịch

bản

3

-

Lạc

quan:


Xác

suất

30%

VN-Index bước vào năm 2011 bằng một đà tăng nhẹ. Đà tăng này có thể kéo dài
đến trước Tết âm lịch. Mục tiêu đạt được có thể lên đến 530 – 550 điểm.
Tại vùng 550 điểm, lực bán bắt đầu mạnh lên đẩy VN-Index thối lùi trở lại. Do
đó, sau Tết âm lịch, VN-Index có thể sẽ điều chỉnh đi xuống và giằng co tái tích
lũy quanh vùng 500 – 520 điểm. Tuy nhiên, đây chỉ là sự tích lũy trong một xu
thế đi lên. Sau một giai đoạn giằng co nhẹ quanh vùng này (có thể kéo dài đến
hết quý 1 và chậm nhất là đến giữa quý 2), VN-Index sẽ tiếp tục đi lên và chính
thức bứt phá ngưỡng 550 điểm.
Trong quá trình đi lên này, VN-Index sẽ gặp ngưỡng cản tại các vùng quan trọng
như 580, 600, 650 ... Tại các vùng này, lực bán có thể sẽ tiếp tục mạnh lên đẩy
VN-Index đảo chiều đi xuống. Tuy nhiên, đây cũng chỉ là những giai đoạn điều
chỉnh cần thiết của VN-Index trong một xu thế đi lên.
Do đó, sau một thời gian điều chỉnh (có thể kéo dài trong 1 tháng) với lực giảm
vừa phải, VN-Index sẽ tiếp tục xu thế tăng trưởng của mình trong năm 2011. (Đà
tăng có khả năng sẽ có sự tăng tốc từ quý 3/2011 trở đi). Kết thúc năm 2011,
VN-Index

thể
đạt
đỉnh

mức
700

750
điểm.
Bên cạnh những dự báo trên, AVS cũng nêu ra một số ngành có triển vọng trong
năm 2011 như: ngân hàng, bất động sản, vận tải biển, thủy sản và khoáng sản.



×