Tải bản đầy đủ (.doc) (13 trang)

Đề 4 14 đề ôn thi sinh 2019

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (163.09 KB, 13 trang )

ĐỀ 4
Câu 1: Trong quá trình nhân đôi ADN, enzim ligaza có vai trò
A. tháo xoắn phân tử ADN.
B. tổng hợp và kéo dài mạch mới.
C. tách hai mạch đơn của phân tử ADN.
D. nối các đoạn Okazaki với nhau.
Câu 2: Khi nói về đột biến gen, phát biểu nào sau đây là không đúng?
A. Đột biến gen có thể có lợi, có hại hoặc trung tính đối với thể đột biến.
B. Mức độ gây hại của alen đột biến phụ thuộc vào tổ hợp gen và điều kiện môi trường.
C. Đột biến gen tạo ra các alen mới làm phong phú vốn gen của quần thể.
D. Đột biến thay thế một cặp nucleotit luôn dẫn đến kết thúc sớm quá trình dịch mã.
Câu 3: Đặc điểm nào dưới đây là đặc điểm chung của hiện tượng hoán vị gen và phân li độc
lập?
A. Các gen phân li ngẫu nhiên và tổ hợp tự do.
B. Các gen không alen cùng nằm trên một cặp NST tương đồng.
C. Ở đời con có kiểu hình hoàn toàn khác so với bố mẹ.
D. Thường làm xuất hiện các biến dị tổ hợp.
Câu 4: Cừu Đôli được tạo ra nhờ phương pháp
A. gây đột biến.
B. chuyển gen.
C. nhân bản vô tính.
D. lai khác loài.
Câu 5: Tay người tương đồng với cơ quan nào sau đây?
A. vây cá chép.
B. cánh dơi.
C. cánh ong.
D. vây cá mập.
Câu 6: Theo Đacuyn, chọn lọc tự nhiên là quá trình
A. đào thải những biến dị bất lợi.
B. tích lũy những biến dị có lợi cho sinh vật.
C. vừa đào thải những biến dị bất lợi vừa tích lũy những biến dị có lợi cho sinh vật.


D. vừa đào thải những biến dị bất lợi vừa tích lũy những biến dị có lợi cho con người.

Câu 7: Trong quá trình tiến hóa, chọn lọc tự nhiên và các yếu tố ngẫu nhiên đều có vai trò
A. làm thay đổi tần số các alen và thành phần kiểu gen của quần thể.
B. có thể làm xuất hiện alen mới làm phong phú vốn gen của quần thể.
C. làm cho một gen nào đó dù có lợi cũng có thể bị loại bỏ hoàn toàn ra khỏi quần thể.
D. quy định chiều hướng và nhịp điệu cho tiến hóa của quần thể.
Câu 8: Tiến hóa hóa học là quá trình tổng hợp
A. các chất hữu cơ từ các chất vô cơ theo phương thức hóa học.
B. các chất hữu cơ từ các chất vô cơ theo phương thức sinh học.
C. các chất vô cơ từ các chất hữu cơ theo phương thức sinh học.
D. các chất vô cơ từ các chất hữu cơ theo phương thức hóa học.

Câu 9: Cá chép Việt Nam có giá trị giới hạn dưới và giới hạn trên về nhiệt độ lần lượt là
2oC và 44oC. Đối với cá chép, khoảng giá trị nhiệt độ từ 2oC đến 44oC đối với cá chép được
gọi là
A. khoảng chống chịu.
B. giới hạn sinh thái.
C. khoảng thuận lợi.
D. ổ sinh thái.
Câu 10: Điều nào sau đây không đúng với diễn thế nguyên sinh?
A. Khởi đầu từ một môi trường trống trơn, không có sinh vật sống.
B. Các quần xã sinh vật biến đổi tuần tự tương ứng với biến đổi của môi trường.
C. Không thể hình thành nên quần xã tương đối ổn định.
D. Có sự thay thế loài ưu thế này thành loài ưu thế khác.
Câu 11: Ở biển có loài cá ép thường bám chặt vào thân cá lớn để “đi nhờ”, thuận lợi cho
phát tán và kiếm ăn của loài. Đây là biểu hiện của
A. cộng sinh.
B. hội sinh.
C. hợp tác.

D. kí sinh.


Câu 12: Phát biểu nào sau đây là đúng về sự tăng trưởng của quần thể sinh vật?
A. Khi môi trường không bị giới hạn, mức sinh sản của quần thể là tối đa, mức tử vong là tối
thiểu.
B. Khi môi trường bị giới hạn, mức sinh sản của quần thể luôn lớn hơn mức tử vong.
C. Khi môi trường không bị giới hạn, mức sinh sản của quần thể luôn nhỏ hơn mức tử vong.
D. Khi môi trường bị giới hạn, mức sinh sản của quần thể luôn tối đa, mức tử vong luôn tối
thiểu.

Câu 13: “Năm 1988, Catie Castillo chào đời với dây rốn quấn quang cổ, vì thế khi cô bé cất
lên tiếng khóc đầu tiên – một tiếng thét như tiếng mèo kêu với âm vực rất cao – bà mẹ nghĩ
rằng thanh quản của cô bé bị méo. Các y tá của Castillo cũng nhận thấy đầu của đứa bé khá
nhỏ và phản xạ của nó chậm chạp, 3 tiếng sau, các bác sĩ yêu cầu xét nghiệm gen của bé.
Katie bị chẩn đoán mắc bệnh “cri – du – chat” (hội chứng tiếng mèo kêu), một dạng lệch lạc
về tinh thần và thể chất” (Theo Vn.Express ngày 14/10/2008).
Dạng hội chứng này có nguồn gốc là do
A. đột biến cấu trúc NST.
B. đột biến gen.
C. đột biến lệch bội.
D. đột biến số lượng NST.
Câu 14: Trong một ống nghiệm chứa các loại nucleotit A:U:G:X với tỉ lệ 2:2:1:2. Từ 4 loại
nucleotit này, người ta tổng hợp một phân tử ARN nhân tạo. Tính theo lí thuyết, xác suất
xuất hiện bộ ba AUG trong phân tử ARN nhân tạo là
A. 8/49.
B. 2/7.
C. 4/343.
D. 4/49.
Câu 15: Một loài có 2n = 46. Có 10 tế bào nguyên phân liên tiếp một số lần như nhau, tạo

ra các tế bào con, trong nhân của các tế bào con này thấy có 13800 sợi polinucleotit mới. Số
lần nguyên phân của các tế bào này là
A. 6 lần.
B. 5 lần.
C. 4 lần.
D. 8 lần.
Câu 16: Gen quy định màu hoa loa kèn nằm trong các bào quan của tế bào chất. Cho phép
lai thuận: ♂ hoa loa kèn vàng x ♀ hoa loa kèn xanh thu được F 1 cho 100% hoa loa kèn
xanh. Nếu tiến hành phép lai nghịch thì kết quả thu được ở đời con là
A. 100% vàng.
B. 100% xanh.
C. 1 vàng : 1 xanh.
D. 3 vàng : 1 xanh.
Câu 17: Kết quả 3 phép lai một tính trạng màu mắt ở một loài côn trùng, do một gen nằm
trên NST thường quy định như sau:
Phép lai
Kết quả thu được ở F1
1
152 cá thể mắt xám và 149 cá thể mắt trắng
2
230 cá thể đều có mắt xám
3
68 cá thể mắt đen, 70 cá thể mắt trắng và 142 cá thể mắt xám
Ghi chú: Màu mắt trắng do gen lặn quy định
Kiểu quy ước gen nào sau đây đúng đối với tính trạng màu mắt của loài côn trùng đã cho?
A. DD: mắt đen, Dd: mắt xám, dd: mắt trắng.
B. DD: mắt xám, Dd: mắt đen, dd: mắt trắng.
C. D-: mắt xám, dd: mắt trắng.
D. D-: mắt đen, dd: mắt trắng.
Câu 18: Biết rằng mỗi gen quy định 1 tính trạng, alen trội là trội hoàn toàn. Phép lai nào sau

đây cho tỉ lệ kiểu hình ở đời con phân li theo tỉ lệ 1:1:1:1?
AB Ab
x
A. ab ab .

Ab aB
x
B. ab aB .

Ab aB
x
C. ab ab .

aB ab
x
D. ab ab .

Câu 19: Ở đậu Hà Lan, gen D quy định quả có ngấn là trội, gen d quy định quả không có
ngấn là lặn; gen H quy định hạt vàng là trội, gen h quy định hạt xanh là lặn; hai cặp gen nằm
trên 2 cặp NST tương đồng khác nhau. Xét các phép lai:
(1) DdHh x DdHH.
(2) ddHh x DdHh. (3) Ddhh x Ddhh. (4) Ddhh x DdHH.


(5) ddHh x ddHh.
(6) DDHh x ddHh. (7) Ddhh x ddHh. (8) DdHH x DdHH.
Tính theo lý thuyết, có bao nhiêu phép lai có tỉ lệ kiểu hình ở đời con là 3 quả có ngấn, hạt
màu vàng : 1 quả không có ngấn, hạt màu vàng?
A. 3.
B. 4.

C. 5.
D. 2.
Câu 20: Thế hệ xuất phát của một quần thể ngẫu phối, có tỉ lệ các loại kiểu gen: Ở giới cái
có 0,64AA : 0,32 Aa : 0,04 aa. Ở giới đực có 0,36AA : 0,48 Aa : 0,16 aa. Khi quần thể đạt
trạng thái cân bằng di truyền, tỉ lệ kiểu gen AA là
A. 0,49.
B. 0,8.
C. 0,48.
D. 0,44.
Câu 21: Trong các xu hướng sau:
(1) Tần số các alen không thay đổi qua các thế hệ.
(2) Tần số alen biến đổi qua các thế hệ.
(3) Thành phần kiểu gen biến đổi qua các thế hệ.
(4) Thành phần kiểu gen không biến đổi qua các thế hệ.
(5) Quần thể phân hóa thành các dòng thuần.
(6) Đa dạng về kiểu gen.
(7) Các alen lặn có xu hướng biểu hiện qua các thế hệ.
Những xu hướng xuất hiện trong quần thể tự thụ phấn và giao phối gần là
A. (2), (3), (5), (6).
B. (2), (3), (5), (7).
C. (1), (3), (5), (7).
D. (1), (4), (6), (7).
Câu 22: Một kỹ thuật được mô tả dưới đây:

Bằng kỹ thuật này, có thể
A. tạo ra số lượng lớn con bò đực và bò cái trong thời gian ngắn.
B. tạo ra số lượng lớn con bò mang các biến dị di truyền khác nhau.
C. tạo ra một số lượng lớn các con bò có kiểu gen hoàn toàn giống nhau và giống với
con mẹ cho phôi.
D. tạo ra số lượng lớn các con bò cho năng suất và sản phẩm giống nhau trong các điều

kiện nuôi dưỡng khác nhau.
Câu 23: Cho các nhận xét sau:
(1) Đường cong tăng trưởng thực tế có hình chữ S.
(2) Tuổi sinh lí là thời gian sống thực tế của cá thể.
(3) Tuổi sinh thái là thời gian sống có thể đạt tới của một cá thể trong quần thể.
(4) Mức độ tử vong là số lượng cá thể của quần thể bị chết trong một đơn vị thời gian.
(5) Mức độ sinh sản của quần thể sinh vật chỉ phụ thuộc vào thức ăn có trong môi trường.
(6) Mật độ cá thể của quần thể không cố định mà thay đổi theo mùa, năm hoặc tùy điều kiện
môi trường sống.


(7) Tỉ lệ giới tính của quần thể là đặc trưng quan trọng đảm bảo hiệu quả sinh sản của quần
thể trong điều kiện môi trường thay đổi.
(8) Quần thể tăng trưởng theo tiềm năng sinh học trong điều kiện môi trường hoàn toàn
thuận lợi và tiềm năng sinh học của các cá thể cao.
Trong số những phát biểu trên có bao nhiêu phát biểu đúng?
A. 3.
B. 5.
C. 6.
D. 4.
Câu 24: Các nhà sinh học ghi chép lại là: trong một mẫu thí nghiệm về nước biển có 5 triệu
cá thể tảo biển thuộc loài Coscinodiscus trên một mét khối nước. Các nhà sinh học đang xác
định điều gì?
A. Kích thước.
B. Mật độ.
C. Sức chứa của môi trường.
D. phân bố.
Câu 25. Tại sao các loài thường phân bố khác nhau trong không gian, tạo nên theo chiều thẳng
đứng hoặc theo chiều ngang?
A. Do mối quan hệ hỗ trợ giữa các loài.

B. Do nhu cầu sống khác nhau.
C. Do mối quan hệ cạnh tranh giữa các loài.
D.Do hạn chế về nguồn dinh dưỡng.

Câu 26: Trong một đầm lầy tự nhiên, các chép và cá trê cùng sử dụng ốc bươu vàng làm
thức ăn, cá chép lại là thức ăn của rái cá. Do điều kiện môi trường khắc nghiệt làm cho kích
thước của quần thể nói trên giảm mạnh và đạt đến kích thước tối thiểu. Một thời gian sau,
nếu điều kiện môi trường thuận lợi trở lại thì quần thể khôi phục kích thước nhanh nhất là
A. quần thể cá chép.
B. quần thể ốc bươu vàng.
C. quần thể cá trê.
D. quần thể rái cá.
Câu 27: Người ta quan sát trên những cây thân gỗ có hiện tượng cây phong lan sống bám
lên những cây thân gỗ đó. Khi những cây thân gỗ này thay lá non, thì số lượng sâu tăng lên,
từ đó các loài chim ăn sâu cũng đến làm giảm số lượng sâu xuống. Phát biểu nào sau đây là
không đúng?
A. Quan hệ giữa cây thân gỗ và chim ăn sâu là quan hệ cộng sinh.
B. Quan hệ giữa chim ăn sâu và sâu ăn lá là quan hệ sinh vật này ăn thịt sinh vật khác.
C. Hiện tượng chim ăn sâu ăn các con sâu là hiện tượng khống chế sinh học.
D. Quan hệ giữa cây phong lan và cây thân gỗ là quan hệ hội sinh.
Câu 28: Ví dụ nào thể hiện sự biến động theo chu kì:
(1) Biến động số lượng Cáo ở đồng rêu phương Bắc 3-4 năm 1 lần.
(2) Trong đợt rét hại tháng 1-2/2008 ở Việt Nam, rau và hoa quả mất mùa, cỏ chết và ếch
nhái ít hẳn.
(3) Biến động số lượng nhỏ Thỏ, Mèo ở rừng Canada 9-10 năm 1 lần.
(4) Biến động số lượng cá Cơm ở biển Peru 10-12 năm 1 lần.
(5) Muỗi, ếch nhái nhiều vào mùa mưa, chim cu gáy nhiều vào mùa xuân và hè.
(6) Miền Bắc và Miền Trung: số lượng bò sát, chim, thỏ,… giảm mạnh sau những trận lũ lụt
(7) Cháy rừng U Minh.
A. (1),(3),(4),(5). B. (1),(2),(5),(6). C. (3),(4),(6),(7). D. (2),(3),(5),(7).

Câu 29: Mẹ có kiểu gen XBXb, bố có kiểu gen XBY, con gái có kiểu gen XBXbXb. Kết luận
nào sau đây nói về quá trình giảm phân của bố và mẹ là đúng?
A. Trong giảm phân II của bố, cặp NST số 23 không phân li, mẹ giảm phân bình
thường.
B. Trong giảm phân II của bố, tất cả các cặp NST không phân li, mẹ giảm phân bình
thường.
C. Trong giảm phân II của mẹ, cặp NST số 23 không phân li, bố giảm phân bình
thường.
D. Trong giảm phân II của mẹ, tất cả các cặp NST không phân li, bố giảm phân bình
thường.


Câu 30: Một gien ở sinh vật nhân sơ có 3000 nucleotit và có tỉ lệ A/G = 2/3. Gen này bị đột
biến mất một cặp nucleotit do đó giảm đi 2 liên kết hidro so với gen bình thường. Số lượng
từng loại nucleotit của gen mới được hình thành sau đột biến là:
A. A = T = 600; G = X = 900.
B. A = T = 600; G = X = 899.
C. A = T = 900; G = X = 599.
D. A = T = 599; G = X = 900.
Câu 31: Ở một loài thực vật, tính trạng màu hoa do 2 gen nằm trên 2 NST thường khác
nhau quy định, mỗi gen có 2 alen. Các gen trội đều tham gia sản phẩm có hoạt tính hình
thành màu hoa. Các gen lặn đều tạo ra sản phẩm không có hoạt tính, vai trò của các gen trội
là như nhau. Cho những câu thuộc 2 dòng thuần chủng hoa tím lai với dòng hoa trắng thu
được F1. Cho F1 ngẫu phối thu được F2 có 3 loại kiểu hình: tím, vàng, trắng. Cho cây tím F2
giao phấn với cây vàng F2, kết quả dự đoán như sau:
(1) Cây hoa tím có kiểu gen A-B- và A-bb (hoặc aaB-).
(2) Cây hoa tím F3 chiếm tỉ lệ 16/27.
(3) Cây hoa tím dị hợp 2 cặp gen ở F3 chiếm tỉ lệ 8/27; cây hoa vàng đồng hợp F3 chiếm
6/27.
(4) Cây hoa vàng F3 chiếm tỉ lệ 10/27.

(5) Cây hoa vàng ở F2 tạo giao tử 1 aB: 2 Ab: 1 ab.
Có mấy dự đoán đúng?
A. 2.
B. 4.
C. 3.
D. 1.
Câu 32: Ở một loài động vật, con cái (XX) mắt đỏ lai với con đực (XY) mắt trắng được F1
đồng loạt mắt đỏ. Cho con đực F1 lai phân tích, Fa thu được 50% con đực mắt đỏ : 25% con
cái mắt đỏ : 25% con cái mắt trắng. Nếu cho F1 giao phối tự do thì ở F2, loại cá thể cái mắt
đỏ chiếm tỉ lệ
A. 18,75%.
B. 25%.
C. 6,25%.
D. 37,5%.
Câu 33: Ở một loài thực vật, khi lai cây hoa trắng thuần chủng với cây hoa xanh thuần
chủng thu được F1 100% cây hoa trắng. Cho cây hoa trắng thuần chủng lai với cây hoa vàng
thuần chủng thu được F’1 100% cây hoa trắng có cùng kiểu gen với F1. Cho các cây F1 và
F’1 lai với nhau thu được F2. Đem các cây hoa trắng ở F2 giao phấn với nhau thu được F3,
cho các kết luận sau:
(1) Có số loại kiểu gen tối đa khác với số loại kiểu hình tối đa.
(2) Cây hoa vàng ở F2 chiếm tỉ lệ 1/12.
(3) Tỉ lệ cây hoa trắng thuần chủng trong tổng cây hoa trắng ở F3 là ¼.
(4) Cây F1 và cây F’1 có kiểu gen dị hợp tử 2 cặp gen.
(5) Cây hoa vàng và hoa xanh ở F3 chiếm tỉ lệ là 1/9.
Có bao nhiêu kết luận đúng?
A. 3.
B. 4.
C. 2.
D. 5.
Câu 34: Gen A quy định cây thân cao, gen a quy định cây thân thấp, gen B quy định quả đỏ,

gen b quy định quả vàng. Cho cây F1 cây thân cao, quả đỏ lai với một cây khác đời con thu
được gồm 3 cây cao, quả vàng : 3 cây thấp, quả đỏ : 2 cây cao, quả đỏ : 2 cây thấp, quả
vàng. Nếu cho F1 tự thụ phấn thu được F2, lấy ngẫu nhiên một cây thân cao, quả đỏ ở F2 thì
xác suất thu được cây dị hợp 2 cặp gen là
A. 26%.
B. 12/54.
C. 42%.
D. 13/27.
Câu 35: Một quần thể côn trùng sống trên một loài cây M. Do quần thể phát triển mạnh làm
cho một số cá thể phát tán sang cây N. Những cá thể nào có sẵn các gen đột biến giúp chúng
khai thác được thức ăn ở loài cây N thì sống sót và sinh sản, hình thành nên quần thể mới.
Hai quần thể này sống trong cùng một khu vực địa lí nhưng ở hai ổ sinh thái khác nhau. Qua
một thời gian, các nhân tố tiến hóa tác động làm phân hóa vốn gen của hai quần thể tới mức
làm xuất hiện cách li sinh sản và hình thành nên loài mới. Đây là ví dụ về hình thành loài
mới


A. bằng cách li sinh thái.
B. bằng lai xa và đa bội hóa.
C. bằng tự đa bội.
D. bằng cách li địa lí.
Câu 36: Hình ảnh sau diễn tả kiểu phân bố của cá thể trong quần thể

Một số nhận xét được đưa ra như sau:
(1) Hình 1 là kiểu phân bố đồng đều, hình 2 là kiểu phân bố theo nhóm và hình 3 là kiểu
phân bố ngẫu nhiên.
(2) Hình 3 là kiểu phân bổ phổ biến nhất, thường gặp khi điều kiện sống phân bố không
đồng đều trong môi trường.
(3) Cây thông trong rừng thông hay chim hải âu làm tổ là một số ví dụ của kiểu phân bố
được nói đến ở hình 1.

(4) Hình 2 là kiểu phân bố thường gặp khi điều kiện sống được phân bố một cách đồng đều
trong môi trường và khi có sự cạnh tranh gay gắt giữa các cá thể trong quần thể.
(5) Hình 2 là kiểu phân bố giúp sinh vật tận dụng được nguồn sống tiềm tàng trong môi
trường.
(6) Hình 3 là kiểu phân bố giúp các cá thể hỗ trợ nhau chống lại điều kiện bất lợi của môi
trường.
(7) Nhóm cây bụi mọc hoang dại và đàn trâu rừng là một số ví dụ của kiểu phân bố được
nói đến ở hình 3.
(8) Hình 1 là kiểu phân bố thường gặp khi điều kiên sống phân bố môt cách đồng đều trong
môi trường và khi giữa các cá thể trong quần thể không có sự cạnh tranh gay gắt
Có bao nhiêu phát biểu sai?
A. 7.
B. 3.
C. 4.
D. 2.
Câu 37: Ở một loài thực vật, alen A quy định hoa đỏ trội hoàn toàn so với alen a quy định
hoa vàng. Lai cây thuần chủng lưỡng bội quả đỏ với cây thuần chủng lưỡng bội quả vàng
thu được F1. Xử lí F1 bằng cônsixin, sau đó cho F1 giao phối ngẫu nhiên với nhau thu được
F2. Giả thiết thể tứ bội chỉ tạo ra giao tử lưỡng bội, khả năng sống của các loại giao tử là
ngang nhau, hợp tử phát triển bình thường và hiệu quả của việc xử lí hóa chất gây đột biến
lên F1 đạt 60%. Tỉ lệ kiểu hình quả đỏ ở F2 là
A. 75%.
B. 91%.
C. 45%.
D. 69%.
AB De
HhX mY
Câu 38: Cho lai giữa 2 cá thể ruồi giấm có kiểu gen như sau: ab dE
x
AB De

HhX M X m
ab de
thu được F1. Tính theo lý thuyết, ở đời F1 có tối đa bao nhiêu loại kiểu

gen?
A. 336.
B. 840.
C. 224.
D. 860.
Câu 39: Một quần thể thực vật có cấu trúc di truyền ở thế hệ ban đầu như sau:
0, 2

AB
AB
Ab
ab
: 0, 2
: 0, 4
: 0, 2
ab
Ab
aB
ab . Biết alen A quy định thân cao, alen a quy định thân thấp; B

quy định hoa đỏ; b quy định hoa trắng. Biết các gen liên kết hoàn toàn, quần thể giao phối
ngẫu nhiên và không chịu tác động của các nhân tố tiến hóa. Kết luận nào sau đây đúng?


A. Ở F1 có 3 loại kiểu gen quy định kiểu hình thân cao, hoa đỏ.
B. Quần thể ở F2 có cấu trúc di truyền khác với F1.

C. Ở F1, tỉ lệ kiểu gen dị hợp 2 cặp gen là 36%.
D. Tỉ lệ kiểu hình ở F1 là 48% cao, đỏ : 27% cao, trắng : 16% thấp, đỏ : 9% thấp, trắng.
Câu 40: Quan sát sơ đồ phả hệ sau:
1

Nữ bị bệnh

2

Nữ, nam bình thưoơờ
3

4

5

7

6
8

9

10

Sơ đồ phản ảnh sự di truyền của một tính trạng đơn gen ở người. Người số (4) thuộc một
quần thể khác đang ở trạng thái cân bằng di truyền, trong đó alen a chiếm 10%. Có các dự
đoán sau:
(1) Xác suất người số 7 bình thường có kiểu gen Aa là 11/21.
(2) Xác suất sinh con gái bị bệnh của 7 và 8 là 11/252.

(3) Nếu 7 và 8 sinh con trai không bị bệnh thì xác suất sẽ là 115/126.
(4) Người số 2 có 2 loại kiểu gen.
Trong các dự đoán trên, có bao nhiêu dự đoán đúng?
A. 1.
B. 3.
C. 4.
D. 2.


II. ĐÁP ÁN:
Câu
Đáp án
1
D
2
D
3
D
4
C
5
B
6
C
7
A
8
A
9
B

10
C

Câu
11
12
13
14
15
16
17
18
19
20

Đáp án
B
A
A
C
C
A
A
C
A
A

Câu
21
22

23
24
25
26
27
28
29
30

Đáp án
C
C
D
B
B
B
A
A
C
D

Câu
31
32
33
34
35
36
37
38

39
40

Đáp án
A
D
B
D
A
B
B
A
D
C

III. HƯỚNG DẪN GIẢI CHI TIẾT:
Câu 2: Khi nói về đột biến gen, phát biểu nào sau đây là không đúng?
D sai vì: Đột biến thay thế một cặp nucleotit có thể dẫn đến kết thúc sớm quá trình dịch
mã trong trường hợp làm xuất hiện mã kết thúc.
Câu 7: Trong quá trình tiến hóa, chọn lọc tự nhiên và các yếu tố ngẫu nhiên đều có vai trò
A. làm thay đổi tần số các alen và thành phần kiểu gen của quần thể.
B. có thể làm xuất hiện alen mới làm phong phú vốn gen của quần thể  đặc điểm của
nhân tố đột biến (sai)
C. làm cho một gen nào đó dù có lợi cũng có thể bị loại bỏ hoàn toàn ra khỏi quần thể 
đặc điểm có ở các yếu tố ngẫu nhiên không có ở nhân tố chọn lọc tự nhiên. (sai)
D. quy định chiều hướng tiến hóa của quần thể  đặc điểm có ở nhân tố chọn lọc tự
nhiên không có ở các yếu tố ngẫu nhiên. (sai)
Câu 13: Hội chứng tiếng mèo kêu do đột biến mất đoạn NST số 5 (A)
Câu 14: Tỉ lệ AUG = 2/7 x 2/7 x 1/7 = 4/343
Câu 15: Có: 13800 = 46 x 10 x 2 x (2x – 1)  x = 4 (C)

Câu 17: Dựa vào kết quả của phép lai 3, kết luận đây là hiện tượng di truyền trội lặn không
hoàn toàn nên đáp án A đúng
Câu 18: Biết rằng mỗi gen quy định 1 tính trạng, alen trội là trội hoàn toàn. Phép lai nào sau
đây cho tỉ lệ kiểu hình ở đời con phân li theo tỉ lệ 1:1:1:1?
Ab aB
x
C. ab ab  F1:

Ab Ab aB ab
,
,
,
aB ab ab ab (tương ứng với 4 loại kiểu hình với tỉ lệ 1A-B-: 1A-bb:

1aaB- : 1aabb)
Câu 19:
(1) DdHh x DdHH  (3ngấn:1 không ngấn)x100%vàng
(2) ddHh x DdHh  (1 ngấn : 1 không ngấn)x(3 vàng : 1 xanh)
(3) Ddhh x Ddhh  (3 ngấn : 1 không ngấn) x 100% xanh
(4) Ddhh x DdHH  (3 ngấn : 1 không ngấn) x 100% vàng
(5) ddHh x ddHh  100% không ngấn x (3 vàng : 1 xanh)
(6) DDHh x ddHh  100% ngấn x (3 vàng : 1 xanh)
(7) Ddhh x ddHh  (1 ngấn : 1 không ngấn) x (1 vàng : 1 xanh)
(8) DdHH x DdHH  (3 ngấn : 1 không ngấn)x 100% vàng
Có 3 phép lai có tỉ lệ kiểu hình ở đời con là 3 quả có ngấn, hạt màu vàng : 1 quả không có
ngấn, hạt màu vàng (1), (4), (8) (A)
Câu 20:


Ở giới cái: A = 0,8; a = 0,2

Ở giới đực: A = 0,6; a = 0,4
Khi quần thể cân bằng: A = (0,8+0,6)/2 = 0,7
 Tỉ lệ kiểu gen AA = 0,7 x 0,7 = 0,49
Câu 22: Phương pháp cấy truyền phôi tạo ra nhiều động vật có kiểu gen giống nhau nên giới
tính giống nhau, mức phản ứng giống nhau  D đúng.
Câu 23: Cho các nhận xét sau:
1. Đường cong tăng trưởng thực tế có hình chữ S. (Đúng)
2. Tuổi sinh lí là thời gian sống thực tế của cá thể. (sai)
3. Tuổi sinh thái là thời gian sống có thể đạt tới của một cá thể trong quần thể. (sai)
4. Mức độ tử vong là số lượng cá thể của quần thể bị chết trong một đơn vị thời gian.
(đúng)
5. Mức độ sinh sản của quần thể sinh vật chỉ phụ thuộc vào thức ăn có trong môi trường.
(sai)
6. Mật độ cá thể của quần thể không cố định mà thay đổi theo mùa, năm hoặc tùy điều
kiện môi trường sống. (đúng)
7. Tỉ lệ giới tính của quần thể là đặc trưng quan trọng đảm bảo hiệu quả sinh sản của quần
thể trong điều kiện môi trường thay đổi. (sai)
8. Quần thể tăng trưởng theo tiềm năng sinh học trong điều kiện môi trường hoàn toàn
thuận lợi và tiềm năng sinh học của các cá thể cao. (đúng)
Vậy có 4 phát biểu đúng (D)
Câu 27: A sai vì quan hệ giữa cây thân gỗ và chim ăn sâu là quan hệ hợp tác.
Câu 29: Mẹ có kiểu gen 44A + XBXb, bố có kiểu gen 44A + XBY, con gái có kiểu gen 44A +
XBXbXb. Kết luận nào sau đây nói về quá trình giảm phân của bố và mẹ là đúng?
Con gái có bộ NST giới tính (cặp NST số 23) là XBXbXb là có thể do:
Giao tử XBXb của mẹ kết hợp với giao tử Xb của bố (loại do bố không tạo ra giao tử Xb)
Giao tử XbXb của bố kết hợp với giao tử XB của mẹ (loại do bố không tạo ra giao tử Xb)
Giao tử XbXb của mẹ kết hợp với giao tử XB của bố  Mẹ XBXb xảy ra đột biến cặp NST
số 23 không phân li trong giảm phân II  C
Câu 30: Giải hệ phương trình:
2A + 2G = 3000

3A – 2G = 0
 A = T = 600; G = X = 900
Đột biến mất 1 cặp nucleotit làm giảm đi 2 liên kết hidro  mất 1 cặp A – T
 Đáp án D (A = T = 599; G = X = 900).
Câu 31: PTC: tím x trắng  F1
F1 x F1  F2 xuất hiện 3 màu: tím, vàng, trắng (aabb).
Vậy kiểu gen của F1 phải tạo giao tử ab.
Mà các gen trội đều hình thành hoa có màu, để xuất hiện màu tím và vàng ở F 2 thì kiểu gen
của F1 phải có giao tử AB. Khi hình thành giao tử, do sự tổ hợp tự do của các loại giao tử
mới xuất hiện nhiều biến dị tổ hợp (nhiều loại kiểu hình) vì thế kiểu gen của F 1 không thể
mang 1 loại alen trội được.
Vậy kiểu gen của F1 là AaBb  kiểu gen tím thuần chủng của P là AABB
Điều kiện đề bài cho vai trò của các gen trội là như nhau  thuộc dạng tương tác bổ sung
F1: AaBb x AaBb
F2: 9 A-B- : (3 A-bb : 3 aaB-) : 1 aabb
Tím :
(vàng) : (trắng)
Tím F2 (1AABB: 2AaBB: 2AABb: 4AaBb ) x vàng F2 (1 AAbb : 2Aabb :1aaBB : 2 aaBb)
Giao tử: (4/9AB : 2/9Ab: 2/9aB : 1/9 ab)
1/3Ab : 1/3aB : 1/3ab


F3:
Tím F3: A-B- = 4/9 + 2/9x1/3 + 2/9x1/3 = 12/27 + 2/27 + 2/27 = 16/27
Tím dị hợp 2 cặp gen: AaBb = 4/9x1/3 + 2/9x1/3 + 2/9x1/3 = 8/27
Vàng đồng hợp: AAbb + aaBB = 2/9x1/3 +2/9x1/3 = 4/27
Vàng F3: A-bb + aaB- = 2/9x1/3+2/9x1/3+2/9x1/3+2/9x1/3+1/9x1/3+1/9x1/3 = 10/27
(1) Cây hoa tím có kiểu gen A-B- và A-bb (hoặc aaB-) (sai)
(2) Cây hoa tím F3 chiếm tỉ lệ 16/27 (đúng)
(3) Cây hoa tím dị hợp 2 cặp gen ở F3 chiếm tỉ lệ 8/27; cây hoa vàng đồng hợp F3 chiếm

6/27 (sai)
(4) Cây hoa vàng F3 chiếm tỉ lệ 10/27 (đúng)
(5) Cây hoa vàng ở F2 tạo giao tử 1 aB, 2Ab, 1 ab (sai)
Có 2 dự đoán đúng (A)
Câu 32:
Theo đề: XX: cái; XY: đực
P: ♀ Mắt đỏ
x
♂ mắt trắng
F1: 100% mắt đỏ
Lai phân tích con đực F1
Fa: 3 đỏ : 1 trắng (chỉ có ở cái)  tỉ lệ kiểu hình không chi đều ở 2 giới  liên kết với giới
tính (1)
Fa xuất hiện 4 tổ hợp = 4 x 1  đực F1 tạo 4 loại giao tử có tỉ lệ bằng nhau  Đực F1 dị
hợp 2 cặp gen, phân li độc lập (2)
Từ (1) và (2) suy ra kiểu gen của đực F1: AaXBY
Sơ đồ lai phân tích: AaXBY x aaXbXb
Fa: AaXBXb : aaXBXb : AaXbY : aaXbY
Đỏ
trắng đỏ
đỏ
Quy ước: A-B-, A-bb, aabb: đỏ;
aaB-: trắng
B b
F1 giao phối tự do: AaX X x AaXBY
F2: cái mắt đỏ = 3/4A- x ½ (XBXB + XBXb) = 3/8 = 37,5% (D)
Câu 33: PTC: Trắng x xanh  F1: trắng
P’TC: Trắng x vàng  F’1: trắng (cùng kiểu gen với F1)
Suy ra: Xảy ra hiện tượng tương tác gen dạng át chế trội, hình thành hoa trắng
Quy ước: A-B-, A-bb: trắng

aaB-: vàng
(hoặc xanh)
aabb: xanh
(hoặc vàng)
có tối đa 9 loại kiểu gen, và 3 loại kiểu hình
Trắng ở F1 x Trắng ở F’1: AaBb x AaBb
F2: 12/16 trắng : 3/16 vàng : 1/16 xanh
Hoặc
: 12/16 trắng : 3/16 xanh : 1/16 vàng
Trắng F2: 1AABB : 2AaBB : 1AABb : 4AaBb : 1AAbb : 2Aabb
Giao tử: 1/3AB : 1/3Ab : 1/6 aB : 1/6 ab
Trắng F3: A-B- + A-bb = 6/9 + 2/9 = 8/9
Trắng thuần chủng F3: AABB + AAbb = 2/9
Tỉ lệ trắng thuần chủng/(trắng F3) = 2/8 = ¼
Vàng và xanh ở F3 = 1- Trắng F3 = 1-8/9 = 1/9
(1) Có số loại kiểu gen tối đa khác với số loại kiểu hình tối đa. (đúng)
(2) Cây hoa vàng ở F2 chiếm tỉ lệ 1/12 (sai)
(3) Tỉ lệ cây hoa trắng thuần chủng trong tổng cây hoa trắng ở F3 là ¼. (Đúng)
(4) Cây F1 và cây F’1 có kiểu gen dị hợp tử 2 cặp gen. (đúng)
(5) Cây hoa vàng và hoa xanh ở F3 chiếm tỉ lệ là 1/9. (đúng)


Có 4 kết luận đúng (B)
Câu 34: Gen A quy định cây thân cao, gen a quy định cây thân thấp, gen B quy định quả đỏ,
gen b quy định quả vàng. Cho cây F1 cây thân cao, quả đỏ lai với một cây khác đời con thu
được gồm 3 cây cao, quả vàng : 3 cây thấp, quả đỏ : 2 cây cao, quả đỏ : 2 cây thấp, quả
vàng. Nếu cho F1 tự thụ phấn thu được F2, lấy ngẫu nhiên một cây thân cao, quả đỏ ở F2 thì
xác suất thu được cây dị hợp 2 cặp gen là
Xét sự di truyền riêng của từng tính trạng:
Cao : thấp = 1: 1  Aa x aa

Vàng : đỏ = 1 : 1  Bb x bb
Vậy P: (Aa,Bb) x (aa,bb)  F1: 3:3:2:2 ≠ 1:1:1:1  Di truyền có hoán vị gen
Tần số hoán vị gen = (2+2)/(3+3+2+2) = 40%
Kiểu gen của F1:
Cao đỏ ở F2:

:
=

:

:
:

:
:

:

:

Cây hoa đỏ dị hợp 2 cặp gen ở F2 trong tổng cao đỏ là 1/3 + 4/27 = 13/27 (D)
Câu 36: Hình ảnh sau diễn tả kiểu phân bố của cá thể trong quần thể

Hình 1: phân bố đồng đều, hình 2: phân bố ngẫu nhiên; hình 3: phân bố theo nhóm.
Nên
1. Hình 1 là kiểu phân bố đồng đều, hình 2 là kiểu phân bố theo nhóm và hình 3 là kiểu
phân bố ngẫu nhiên. (Sai)
2. Hình 3 là kiểu phân bổ phổ biến nhất, thường gặp khi điều kiện sống phân bố không
đồng đều trong môi trường. (đúng)

3. Cây thông trong rừng thông hay chim hải âu làm tổ là một số ví dụ của kiểu phân bố
được nói đến ở hình 1. (đúng)
4. Hình 2 là kiểu phân bố thường gặp khi điều kiện sống được phân bố một cách đồng đều
trong môi trường và khi có sự cạnh tranh gay gắt giữa các cá thể trong quần thể. (sai)
5. Hình 2 là kiểu phân bố giúp sinh vật tận dụng được nguồn sống tiềm tàng trong môi
trường. (đúng)
6. Hình 3 là kiểu phân bố giúp các cá thể hỗ trợ nhau chống lại điều kiện bất lợi của môi
trường. (đúng)
7. Nhóm cây bụi mọc hoang dại và đàn trâu rừng là một số ví dụ của kiểu phân bố được
nói đến ở hình 3. (đúng)
8. Hình 1 là kiểu phân bố thường gặp khi điều kiên sống phân bố môt cách đồng đều trong
môi trường và khi giữa các cá thể trong quần thể không có sự cạnh tranh gay gắt (sai)
Vậy, có 3 phát biểu sai (B)
Câu 37: PTC: AA x aa  F1: Aa


Do hiệu quả gây đột biến là 60%, vậy 40% F1 còn lại đột biến không thành công. Nên
sau khi gây đột biến, F1 có 2 loại kiểu gen với tỉ lệ 0,4 Aa : 0,6 AAaa
F1: 0,4 Aa : 0,6 AAaa
G: 0,2A: 0,2a: 0,1AA: 0,4Aa: 0,1aa (giao tử mang toàn gen lặn là 0,3)
F2: Hoa đỏ = 1 – hoa trắng = 1 – 0,32 = 0,91 (B)
Câu 38: Ruồi giấm không xảy ra hoán vị gen ở con đực
AB De
HhX mY
ab dE
x

AB De
HhX M X m
ab de


Số kiểu gen tối đa ở F1 = 7 x 4 x 3 x 4 = 336 (A)
Câu 39:
A. Sai do ở F1 có 5 loại kiểu gen quy định kiểu hình thân cao, hoa đỏ.
B.Sai do quần thể giao phối ngẫu nhiên nên cấu trúc di truyền không đổi từ F 1 trở về sau
P:

0, 2

AB
AB
Ab
ab
: 0, 2
: 0, 4
: 0, 2
ab
Ab
aB
ab

G: 0,2 AB : 0,3 Ab : 0,2 aB : 0,3 ab.
2 x0, 2 x0,3

AB
Ab
+ 2 x0, 2 x0,3
= 0, 24
ab
aB


Tỉ lệ dị hợp 2 cặp gen
C. Sai
Tỉ lệ cao, đỏ = 0,2 + 0,2 – 0,04 + 2x0,3x0,2 = 0,48
Tỉ lệ cao, trắng = 0,3x0,3 + 2x0,3x0,3 = 0,27
Tỉ lệ thấp, đỏ = 0,2x0,2 + 0,2x0,3x2 = 0,16
Tỉ lệ thấp, trắng = 0,3 x 0,3 = 0,09
D. Đúng
Câu 40: Quan sát sơ đồ phả hệ sau:
1

Nữ bị bệnh

2

Nữ, nam bình thưoơờ
3

4

5

7

6
8

9

10


Do (5) và (6) đều bình thường nhưng sinh con gái (9) bị bệnh  sự di truyền của tính
trạng do gen nằm trên NST thường quy định, bệnh là lặn (aa) và bình thường là trội (A-)
(3)
x
(4)
Aa
(
AA :
Aa)
G: 1/2A : ½ a
 (7):

10/11A : 1/11a
AA:

Aa = 10/21AA :

11/21Aa  G: 31/42A; 11/42a
(5) x (6): Aa x Aa  (8) 1/2AA : 2/3 Aa  G: 2/3A : 1/3a
Xác suất sinh con gái bị bệnh của (7) và (8) là 1/2x11/42x1/3 = 11/253
Xác suất sinh con trai không bị bệnh của (7) và (8) là 1/2x(1-

)= 115/126


(1) Xác suất người số 7 bình thường có kiểu gen Aa là 11/21 (Đúng)
(2) Xác suất sinh con gái bị bệnh của 7 và 8 là 11/252 (Đúng)
(3) Nếu 7 và 8 sinh con trai không bị bệnh thì xác suất sẽ là 115/126 (đúng)
(4) Kiểu gen của người số 2 có thể là AA và Aa (đúng)

Vậy có 4 dự đoán đúng (C)



×