Tải bản đầy đủ (.doc) (7 trang)

Đề 8 14 đề ôn thi sinh 2019

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (65.71 KB, 7 trang )

ĐỀ 8
Câu 1: Mã di truyền mang tính thoái hóa, tức là
A. tất cả các loài đều dùng chung một bộ mã di truyền.
B. nhiều bộ ba khác nhau cùng mã hóa cho một axit amin.
C. một bộ ba mã di truyền chỉ mã hóa cho một axit amin.
D. tất cả các loài đều dùng chung nhiều bộ mã di truyền.
Câu 2: Phân tích thành phần nucleôtit của 3 chủng virút thu được.
Chủng A: A=U=G=X=25%
Chủng B: A=T=G=X=25%
Chủng C: A=G=20%, T=X=30%.
Kết luận nào sau đây đúng?
A. Vật chất di truyền của chủng virut A là ARN và chủng virut B là ADN 1 mạch,
chủng virut C là ADN 2 mạch.
B. Vật chất di truyền của chủng virut A là ARN và chủng virut B là ADN mạch kép,
chủng virut C là ADN 1 mạch.
C. Vật chất di truyền của chủng virut A và chủng virut C là ARN, chủng virut B là
ADN.
D. Vật chất di truyền của cả 3 chủng virut A, B, C đều là ADN.
Câu 3. Tính trạng nào sau đây ở người, do gen nằm trên NST giới tính qui định?
(I) Bệnh mù màu ( đỏ, lục).
(II) Bệnh bạch tạng.
(III) Dị tật dính ngón tay 2 và 3 mằng màng nối.
(IV) Bệnh mau khó đông.
(V) Bệnh đái tháo đường.
Phương án đúng là:
A. (I),(III),(IV),(V).
B. (I),(II),(IV).
C. (II),(III),(IV),(V).
D. (I),(III),
(IV).
Câu 4: Phương pháp tạo giống thuần chủng có kiểu gen mong muốn dựa trên nguồn biến dị


tổ hợp gồm các bước sau:
(1) Cho các cá thể có tổ hợp gen mong muốn tự thụ phấn hoặc giao phối cận huyết
qua một số thế hệ để tạo ra các giống thần chủng có kiểu gen mong muốn.
(2) Lai các dòng thuần chủng khác nhau để chọn ra các tổ hợp gen mong muốn.
(3) Tạo ra các dòng thuần chủng có kiểu gen khác nhau.
Trình tự đúng của các bước là:
A. (1) → (2) → (3).
B. (3) → (1) → (2).
C. (2) → (3) → (1).
D. (3) → (2) → (1).
Câu 5: Ví dụ nào sau đây là cơ quan tương tự?
A. Cánh dơi và tay người.
B. Cánh chim và cánh côn trùng.
C. Tua cuốn của dây bầu, bí và gai xương rồng.
D. Lá đậu Hà Lan và gai xương rồng.
Câu 6: Quá trình nào dưới đây làm hạn chế quá trình hình thành loài mới bằng con đường
địa lý?
A. Cách li địa lý.
B. Di nhập gen.


C. Các biến dị di truyền trong quần thể.
D. Chọn lọc tự nhiên.
Câu 7: Cặp nhân tố tiến hóa nào sau đây làm xuất hiện các alen mới trong quần thể sinh
vật:
A. Giao phối không ngẫu nhiên và di nhập gen.
B. Đột biến và chọn lọc tự nhiên.
C. Chọn lọc tự nhiên và các yếu tố ngẫu nhiên.
D. Đột biến và di nhập gen.
Câu 8: Trong quá trình phát sinh sự sống trên Trái Đất, sự kiện nào sau đây không diễn ra

trong giai đoạn tiến hoá hoá học?
A. Các nuclêôtit liên kết với nhau tạo nên các phân tử axit nuclêic.
B. Các axit amin liên kết với nhau tạo nên các chuỗi pôlipeptit đơn giản.
C. Hình thành nên các tế bào sơ khai (tế bào nguyên thuỷ).
D. Từ các chất vô cơ hình thành nên các chất hữu cơ đơn giản.
Câu 9: Ví dụ nào sau đây không thể hiện mối quan hệ hỗ trợ trong quần thể sinh vật?
A. Chó rừng hỗ trợ nhau trong đàn nhờ đó bắt được trâu rừng có kích thước lớn hơn.
B. Khi thiếu thức ăn, một số động vật cùng loài ăn thịt lẫn nhau.
C. Những cây sống theo nhóm chịu đựng gió bão và hạn chế sự thoát hơi nước tốt
hơn những cây sống riêng rẽ.
D. Bồ nông xếp thành hàng bắt được nhiều cá hơn bồ nông đi kiếm ăn riêng rẽ.
Câu 10: Loài rận sống trên da chó và hút máu chó để nuôi sống cơ thể là biểu hiện của mối
quan hệ
A. cộng sinh.
B. hội sinh.
C. kí sinh - vật chủ.
D. hợp tác.
Câu 11: Trong quần xã sinh vật, loài ưu thế là loài
A. chỉ có ở một quần xã nào đó mà không có ở các quần xã khác, sự có mặt của nó
làm tăng mức đa dạng cho quần xã.
B. có tần suất xuất hiện và độ phong phú rất thấp nhưng sự có mặt của nó làm tăng
mức đa dạng cho quần xã.
C. đóng vai trò thay thế cho các nhóm loài khác khi chúng suy vong vì nguyên nhân
nào đó.
D. có tần suất xuất hiện và độ phong phú cao, sinh khối lớn, quyết định chiều hướng
phát triển của quần xã.
Câu 12: Trong các mối quan hệ giữa các loài sinh vật sau đây, mối quan hệ nào không phải
là quan hệ đối kháng?
A. Lúa và cỏ dại.
B. Chim sâu và sâu ăn lá.

C. Lợn và giun đũa sống trong ruột lợn.
D. Chim sáo và trâu rừng.
Câu 13. Có bao nhiêu phát biểu đúng:
(1) Một mã di truyền có thể mã hóa cho một hoặc một số axit amin.
(2) Đơn phân cấu trúc ARN gồm 4 loại nu là A, U, G, X.
(3) Ở sinh vật nhân chuẩn, axit amin mở đầu cho chuỗi polipeptit là mêtionin.
(4) Phân tử mARN và rARN có cấu trúc mạch kép.
A. 1.

B. 2.

C. 3.

D. 4.


Câu 14. Từ 3 loại nu A, T, G, người ta đã tổng hợp 1 phân tử ADN mạch kép nhân tạo rồi
sử dụng phân tử này làm khuôn để tổng hợp 1 phân tử m ARN. Phân tử mARN này có tối
đa bao nhiêu loại mã di truyền.
A. 8.
B. 9.
C. 27.
D. 3.
Câu 15. Khi nói về cơ chế di truyền ở sinh vật nhân thực, trong điều kiện không có đột biến
xảy ra, phát biểu nào sau đây là không đúng?
A. Sự nhân đôi ADN xảy ra ở nhiều điểm trong mỗi phân tử ADN tạo ra nhiều đơn vị
tái bản.
B. Trong dịch mã, sự kết cặp các nuclêôtit theo NTBS xảy ra ở tất cả các nuclêôtit
trên phân tử mARN.
C. Trong tái bản ADN, sự kết cặp các nuclêôtit theo NTBS xảy ra ở tất cả các

nuclêôtit trên mỗi mạch đơn.
D. Trong phiên mã, sự kết cặp các nu theo NTBS xảy ra ở tất cả các nuc trên mạch
gốc ở vùng mã hoá của gen.
Câu 16: Ở phép lai ♀ aaBbDd x ♂ AabbDd. Nếu trong quá trình tạo giao tử đực, 1 NST
mang cặp gen bb và 1 NST mang cặp gen Dd không phân li trong giảm phân I và đi cùng về
1 giao tử, giảm phân 2 diễn ra bình thường; quá trình giảm phân ở cơ thể cái diễn ra bình
thường. Quá trình thụ tinh sẽ tạo ra các loại hợp tử đột biến
A. thể ba kép, thể một kép.
B. thể bốn, thể 1 kép.
C. thể bốn, thể không.
D. thể không, thể ba.
Câu 17: Trong trường hợp các gen phân ly độc lập, tác động riêng rẻ, các gen trội là trội
hoàn toàn phép lai: ♂ AaBBCcDd x ♀ AaBbccDd cho tỷ lệ tổ hợp con lai có số alen trội
trong kiểu gen giống số lượng alen trội trong kiểu gen của mẹ ở đời con là:
A. 35/64.
B. 27/64.
C. 8/64.
D.15/64.
Câu 18: Ở đậu Hà Lan, alen A quy định hoa đỏ trội hoàn toàn so với alen a quy định hoa
trắng. Cho cây hoa đỏ thuần chủng lai với cây hoa trắng thu được F 1. Cho cây F1 tự thụ
phấn, thu được F2. Tính theo lí thuyết, trong số các cây hoa đỏ ở F 2, cây thuần chủng chiếm
tỉ lệ
A.

1
.
3

B.


2
.
3

C.

3
.
4

D.

1
.
4

Câu 19: Ở người bệnh mù màu do một gen lặn (m) nằm trên NST X quy định, không có
alen tương ứng nằm trên NST Y, gen trội (M) quy định mắt nhìn bình thường. Một người
đàn ông bị bệnh mù màu lấy vợ mắt nhìn bình thường, sinh con gái mắt bệnh mù màu. Kiểu
gen của cặp vợ chồng là
A. XMXm x XMY.
B. XMXM x XmY.
C. XMXm x XmY.
D. XMXM x XMY.
Câu 20: Gen A có 5 alen, gen D có 2 alen, cả 2 gen này cùng nằm trên NST X (không nằm
trên Y); Gen B nằm trên NST Y (không có trên X) có 7 alen. Số loại kiểu gen tối đa được
tạo ra trong quần thể là
A. 2485.
B. 540.
C. 125.

D. 1260.
Câu 21: Cho cấu trúc di truyền như sau: 0,4AABb: 0,4AaBb: 0,2aabb.
Cho quần thể tự thụ qua ba thế hệ tỷ lệ cơ thể mang 2 cặp gen đồng hơp trội là:
A. 112/640.
B. 161/640.
C. 49/256.
D. 7/640.
Câu 22: Cho các thành tựu sau:
(1) Tạo giống cà chua có gen làm chính quả bị bất hoại.


(2) Tạo giống dâu tằm tứ bội.
(3) Tạo giống lúa "gạo vàng" có khả năng tổng hợp β - carôten trong hạt.
(4) Tạo giống dưa hấu đa bội.
Các thành tựu được tạo ra bằng phương pháp gây đột biến là:
A. (1) và (3).
B. (1) và (2).
C. (3) và (4).
D. (2) và (4).
Câu 23: Phát biểu nào sau đây là đúng về sự tăng trưởng của quần thể sinh vật?
A. Khi môi trường bị giới hạn, mức sinh sản của quần thể luôn tối đa, mức tử vong
luôn tối thiểu.
B. Khi môi trường bị giới hạn, mức sinh sản của quần thể luôn lớn hơn mức tử vong.
C. Khi môi trường không bị giới hạn, mức sinh sản của quần thể là tối đa, mức tử
vong là tối thiểu.
D. Môi trường không bị giới hạn, mức sinh sản của quần thể luôn nhỏ hơn mức tử
vong.
Câu 24: Sự khác nhau giữa cây thông nhựa liền rễ với cây không liền rễ như thế nào?
A. Các cây liền rễ tuy sinh trưởng chậm hơn nhưng có khả năng chịu hạn tốt hơn và
khi bị chặt ngọn sẽ nẩy chồi mới sớm hơn và tốt hơn cây không liền rễ.

B. Các cây liền rễ sinh trưởng nhanh hơn nhưng khả năng chịu hạn kém hơn và khi
bị chặt ngọn sẽ nẩy chồi mới sớm hơn và tốt hơn cây không liền rễ.
C. Các cây liền rễ sinh trưởng nhanh hơn và có khả năng chịu hạn tốt hơn, nhưng khi
bị chặt ngọn sẽ nẩy chồi mới muộn hơn cây không liền rễ.
D. Các cây liền rễ sinh trưởng nhanh hơn, có khả năng chịu hạn tốt hơn và khi bị chặt
ngọn sẽ nẩy chồi mới sớm và tốt hơn cây không liền rễ.
Câu 25: Mật độ cá thể của quần thể sinh vật là
A. tỉ lệ giữa số lượng cá thể đực và số lượng cá thể cái trong quần thể.
B. số lượng cá thể ít nhất mà quần thể cần có để duy trì và phát triển.
C. số lượng cá thể trên một đơn vị diện tích hay thể tích của quần thể.
D. giới hạn lớn nhất về số lượng cá thể mà quần thể có thể đạt được.
Câu 26: Ví dụ nào sau đây là một quần thể sinh vật?
A. Tập hợp cỏ sống trong rừng Cúc Phương.
B. Tập hợp mèo sống ở 3 hòn đảo cách xa nhau ở Nhật Bản.
C. Tập hợp thông nhựa sống trên một quả đồi ở Côn Sơn, Hải Dương.
D. Tập hợp cá sống trong một cái ao.
Câu 27: Trong rừng Amazon có 1 loại tắc kè chuyên đi ăn các loại côn trùng. Tuy nhiên, nó
lại không ăn một loại bọ cánh cứng bám trên thân cây gỗ hút nhựa cây do loại côn trùng này
tiết ra 1 chất ngọt là thức ăn ưa thích của tắc kè. Ngoài ra, khi tắc kè đến ăn chất ngọt, nó
xua đổi những loài kiến và các loại côn trùng khác “ làm phiền” bọ cánh cứng hút mật. Mối
quan hệ giữa tắc kè và bọ cánh cứng là:
A. Cộng sinh.

B. Hội sinh.

C. Kí sinh.

D. Hợp tác.

Câu 28: Trong cùng một thủy vực như ao ,hồ chẳng hạn, thông thường người ta nuôi ghép

các loại cá rô phi, cá mè, cá trắm..... có các ổ sinh thái dinh dưỡng khác nhau chủ yếu để
làm gì?
A. Tận thu tối đa nguồn thức ăn trong ao.
B. Tăng tính đa dạng sinh học trong ao hồ.


C. Thu nhận nhiều loại sản phẩm có giá trị khác nhau.
D. Giảm bớt nguy cơ xảy ra các loại dịch bệnh.
Câu 29: Một loài thực vật có bộ NST 2n = 14. Trong điều kiện không phát sinh đột biến
NST, vào kì đầu của giảm phân 1 có sự tiếp hợp và trao đổi chéo tại một điểm ở 2 cặp NST,
các cặp NST khác không có hoán vị gen thì loài sinh vật này sẽ tạo ra tối đa bao nhiêu loại
giao tử?
A. 29 loại.
B. 28 loại.
C. 214 loại.
D.27 loại.
Câu 30: Một quần thể sinh vật có gen A bị đột biến thành gen a, gen B bị đột biến thành gen
b. Biết các cặp gen tác động riêng rẽ và gen trội là trội hoàn toàn. Các kiểu gen nào sau đây
là của thể đột biến?
A. AABb, AaBB. B. AABB, AABb.
C. aaBb, Aabb.
D. AaBb, AABb.
Câu 31: Biết mỗi gen quy định một tính trạng. Với phép lai giữa các cá thể có kiểu gen
AabbDd và AaBbDd, xác suất thu được kiểu hình có ít nhất một tính trạng lặn
A. 71,875%.
B. 85,9375%.
C. 28,125%.
D. 43,75%.
Câu 32: Cho biết mỗi gen quy định một tính trạng và gen trội là trội hoàn toàn. Phép lai nào
dưới đây có thể tạo ra F1 có 20 kiểu gen và 8 kiểu hình?

AB
Ab
Dd x
Dd.
aB
ab
AB
Ab
C.
Dd x
dd.
ab
aB

A.

AB
Ab
Dd x
DD.
aB
ab
AB
ab
D.
Dd x
Dd.
aB
ab


B.

Câu 33: Chiều cao của một loài cây do 3 cặp gen không alen tác động theo kiểu cộng gộp,
chúng phân ly độc lập và cứ mỗi gen trội khi có mặt trong kiểu gen sẽ làm cho cây thấp đi
20 cm, cây cao nhất có chiều cao 210cm. Cho P thuần chủng cây cao nhất lai với cây thấp
nhất, thu được F1. Đem F1 lai với cây cao nhất. Tỷ lệ phân li kiểu hình đời sau là
A. 1 : 1 : 1 : 1 : 1 : 1 : 1 : 1.
B. 1 : 2 : 1 : 1 : 1.
C. 1 : 3 : 3 : 1.
D. 1 : 1 : 1 : 1.
Câu 34: Trong các ví dụ sau, có bao nhiêu ví dụ về thường biến?
(1) Cây bàng rụng lá về mùa đông, sang xuân lại đâm chồi nảy lộc.
(2) Một số loài thú ở xứ lạnh, mùa đông có bộ lông dày màu trắng, mùa hè có bộ
lông thưa màu vàng hoặc xám.
(3) Người mắc hội chứng Đao thường thấp bé, má phệ, khe mắt xếch, lưỡi dày.
(4) Các cây hoa cẩm tú cầu có cùng kiểu gen nhưng sự biểu hiện màu hoa lại phụ
thuộc vào độ pH của môi trường đất.
A. 4.
B. 3.
C. 2.
D. 1.
Câu 35. Chọn lọc tự nhiên không có vai trò nào sau đây trong quá trình hình thành quần thể
thích nghi?
A. Tạo ra các kiểu gen quy định kiểu hình thích nghi.
B. Làm tăng số lượng cá thể có kiểu hình thích nghi tồn tại sẵn trong quần thể.
C. Sàng lọc và giữ lại các cá thể có kiểu gen qui định kiểu hình thích nghi.
D. Tăng cường mức độ thích nghi của các đặc điểm bằng cách tích luỹ các alen quy
định các đặc điểm thích nghi.
Câu 36. Theo quan niệm hiện đại, khi nói về chọn lọc tự nhiên, có bao nhiêu phát biểu sau
đây đúng?



(1) Chọn lọc tự nhiên quy định nhịp điệu và tốc độ hình thành đặc điểm thích nghi
của quần thể.
(2) Khi môi trường thay đổi theo một hướng xác định thì chọn lọc tự nhiên sẽ làm
biến đổi tần số alen của quần thể theo hướng xác định.
(3) Chọn lọc tự nhiên thực chất là quá trình phân hóa khả năng sống sót và khả năng
sinh sản của các cá thể với các kiểu gen khác nhau trong quần thể.
(4) Chọn lọc tự nhiên tác động trực tiếp lên kiểu gen qua đó làm biến đổi tần số alen
của quần thể.
(5) Chọn lọc tự nhiên chỉ đóng vai trò sàng lọc và giữ lại những cá thể có kiểu gen
quy định kiểu hình thích nghi mà không tạo ra các kiểu gen thích nghi.
(6) Chọn lọc tự nhiên chống lại alen lặn sẽ loại bỏ hoàn toàn alen đó ra khỏi quần
thể.
A. 3.
B. 5.
C. 4.
D. 2.
Câu 37. Cho các phép lai sau đây
(1) AAaa x AAaa
(4) AAAABBBb x aaaaBBBb
(2) Aaaa x AAAa
(5) AAaa x Aaaa
(3) aaBb x AABb
(6) AaaaBbbb x AaaaBbbb
Biết rằng quá trình giảm phân bình thường. Theo lý thuyết, trong các phép lai trên, số phép lai
cho đời con có kiểu gen phân li theo tỉ lệ 1: 2: 1 là
A. 2.
B. 3.
C. 4.

D. 5 .
Câu 38: Ở ruồi giấm, gen quy định màu mắt nằm trên vùng không tương đồng của nhiễm
sắc thể giới tính X có 2 alen, alen A quy định mắt đỏ hoàn toàn so với alen a quy định mắt
trắng. Lai ruồi cái mắt đỏ với ruồi đực mắt trắng (P) thu được F 1 gồm 50% ruồi mắt đỏ, 50%
ruồi mắt trắng. Cho F1 giao phối tự do với nhau thu được F2. Theo lí thuyết, trong tổng số
ruồi F2, ruồi cái mắt đỏ chiếm tỉ lệ
A. 6,25%.
B. 31,25%.
C. 75%.
D. 18,75%.
Câu 39: Trong quần thể người nhóm máu O chiếm 4%, nhóm máu B chiếm 21%. Hai vợ
chồng cùng có nhóm máu B. Tính xác suất họ sinh con trai đầu lòng có nhóm máu B?
A. 45/98.
B. 45/49.
C. 3/16
D. 47/49.
Câu 40: Trong một quần thể người cân bằng kiểu gen người ta thấy xuất hiện 1% có nhóm
máu O và 28% nhóm máu AB. Tỉ lệ người có nhóm máu A và B của quần thể đó là bao
nhiêu. Biết rằng tần số nhóm máu A cao hơn nhóm máu B.
A. 56%; 15%.
B. 62%; 9%.
C. 49%; 22%.
D. 63%; 8%.


Câu

ĐÁP ÁN
Câu Đáp án


Đáp án

Câu

Đáp án

Câu

Đáp án

1

B

11

D

21

B

31

A

2

B


12

D

22

D

32

C

3

D

13

B

23

C

33

C

4


D

14

A

24

D

34

B

5

B

15

B

25

C

35

A


6

B

16

A

26

C

36

C

7

D

17

D

27

D

37


B

8

C

18

A

28

A

38

B

9

B

19

C

29

A


39

A

10

C

20

C

30

C

40

D



×