Tải bản đầy đủ (.doc) (6 trang)

Đề 12 14 đề ôn thi sinh 2019

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (75.04 KB, 6 trang )

ĐỀ 12
Câu 1: Trong các mức cấu trúc siêu hiển vi của nhiễm sắc thể điển hình ở sinh vật nhân thực, mức
cấu trúc nào sau đây có đường kính 30nm?
A. Crômatit.
B. Sợi cơ bản.
C. Vùng xếp cuộn (siêu xoắn).
D. Sợi nhiễm sắc (sợi chất nhiễm sắc).
Câu 2: Trong quá trình dịch mã, trên một phân tử mARN thường có một số ribôxôm cùng hoạt
động. Các ribôxôm này được gọi là
A. pôliribôxôm.
B. pôlinuclêôxôm.
C. pôlinuclêôtit.
D. pôlipeptit.
Câu 3: Cơ thể có kiểu gen AABb

De
khi giảm phân cho được tối đa bao nhiêu loại giao tử nếu có xảy
dE

ra hoán vị gen?
A. 2.
B. 8.
C. 16.
D. 4.
Câu 4: Hai loại enzim được sử dụng chủ yếu trong kĩ thuật chuyển gen là
A. rectrictaza và ligaza.
B. ADN polimeraza và ARN polimeraza.
C. ADN polimeraza và ligaza.
D. enzim tháo xoắn và enzim cắt mạch.
Câu 5: Bằng chứng tiến hóa nào sau đây được xem là bằng chứng giải phẫu so sánh?
A. Tất cả sinh vật từ đơn bào đến đa bào đều được cấu tạo từ tế bào.


B. Các axit amin trong chuỗi β-hemôglôbin của người và tinh tinh giống nhau.
C. Chi trước của mèo và cánh của dơi có các xương phân bố theo thứ tự tương tự nhau.
D. Di tích của thực vật sống ở các thời đại trước đã được tìm thấy trong các lớp than đá ở Quảng Ninh.
Câu 6: Theo quan niệm của Đacuyn, nguyên liệu chủ yếu cho chọn lọc tự nhiên là
A. biến dị cá thể.
B. thường biến.
C. đột biến.
D. biến dị tổ hợp.
Câu 7: Trong các nhân tố tiến hoá sau, nhân tố có thể làm biến đổi tần số alen của quần thể một
cách nhanh chóng, đặc biệt khi kích thước quần thể nhỏ bị giảm đột ngột là
A. đột biến.
B. di nhập gen.
C. các yếu tố ngẫu nhiên.
D. giao phối không ngẫu nhiên.
Câu 8: Trong lịch sử phát triển của thế giới sinh vật, thứ tự xuất hiện của các đại là:
A. Tân sinh  Trung sinh  Thái cổ  Cổ sinh  Nguyên sinh.
B. Thái cổ  Nguyên sinh  Cổ sinh Trung sinh  Tân sinh.
C. Nguyên sinh  Thái cổ  Cổ sinh  Tân sinh  Trung sinh .
D. Nguyên sinh  Thái cổ  Cổ sinh  Trung sinh  Tân sinh.
Câu 9: Đối với mỗi nhân tố sinh thái thì khoảng thuận lợi (khoảng cực thuận) là khoảng giá trị của
nhân tố sinh thái mà ở đó sinh vật
A. phát triển thuận lợi nhất.
B. có sức sống trung bình.
C. có sức sống giảm dần.
D. chết hàng loạt.
Câu 10: Trong chuỗi thức ăn sau: Tảo lục đơn bào  Tôm  Cá rô  Chim bói cá.
Chuỗi thức ăn trên được mở đầu bằng
A. sinh vật sinh dưỡng.
B. sinh vật tự dưỡng.
C. sinh vật phân giải chất hữu cơ.

D. sinh vật hóa tự dưỡng.
Câu 11: Trong một chuỗi thức ăn của hệ sinh thái trên cạn, nhóm sinh vật nào sau đây có tổng
sinh khối lớn nhất?
A. Sinh vật tiêu thụ bậc 2.
B. Sinh vật tiêu thụ bậc 1.
C. Sinh vật tiêu thụ bậc 3.
D. Sinh vật sản xuất.
Câu 12: Trong các hệ sinh thái, khi chuyển từ bậc dinh dưỡng thấp lên bậc dinh dưỡng cao liền kề,
trung bình năng lượng bị thất thoát tới 90%. Phần lớn năng lượng thất thoát đó bị tiêu hao
A. do các bộ phận rơi rụng (rụng lá, rụng lông, lột xác ở động vật).
B. qua hô hấp (năng lượng tạo nhiệt, vận động cơ thể,...).
C. do hoạt động của nhóm sinh vật phân giải.
D. qua các chất thải (ở động vật qua phân và nước tiểu).


MỨC ĐỘ NHẬN THỨC THÔNG HIỂU:
Câu 13: Khi nói về quá trình nhân đôi ADN, phát biểu nào sau đây là đúng?
A. Enzim ARN pôlimeraza nối các đoạn Okazaki thành mạch đơn hoàn chỉnh.
B. Quá trình nhân đôi diễn ra theo nguyên tắc bổ sung và nguyên tắc bán bảo tồn.
C. Chỉ một trong hai mạch của ADN làm mạch gốc để tổng hợp nên mạch mới.
D. Enzim ADN pôlimeraza tổng hợp và kéo dài mạch mới theo chiều 3’ → 5’.
Câu 14: Khi nói về đột biến gen, các phát biểu nào sau đây đúng?
(1) Đột biến thay thế một cặp nuclêôtit luôn dẫn đến kết thúc sớm quá trình dịch mã.
(2) Đột biến gen tạo ra các alen mới làm phong phú vốn gen của quần thể.
(3) Đột biến điểm là dạng đột biến gen liên quan đến một số cặp nuclêôtit.
(4) Đột biến gen có thể có lợi, có hại hoặc trung tính đối với thể đột biến.
(5) Mức độ gây hại của alen đột biến phụ thuộc vào tổ hợp gen và điều kiện môi trường.
A. (1), (3), (5).
B. (1), (2), (3).
C. (3), (4), (5).

D. (2), (4), (5).
Câu 15: Ở đậu Hà Lan 2n = 14. Kết luận nào sau đây không đúng?
A. Số NST ở thể tứ bội là 28.
B. Số NST ở thể bốn là 28.
C. Số NST ở thể một là 13.
D. Số NST ở thể tam bội là 21.
Câu 16: Xét các trường hợp sau:
(1) Gen nằm trên NST giới tính ở vùng tương đồng và trên một cặp NST có nhiều cặp gen.
(2) Gen nằm ở tế bào chất (ti thể hoặc lục lạp) và trong mỗi bào quan có nhiều gen.
(3) Gen nằm trên NST thường và trên một cặp NST có nhiều cặp gen.
(4) Gen nằm trên NST thường và trên một cặp NST có ít cặp gen.
(5) Gen nằm ở tế bào chất (ti thể hoặc lục lạp) và trong mỗi bào quan có ít gen.
(6) Gen nằm trên NST giới tính Y ở vùng không tương đồng và trên một NST có nhiều gen.
Trong các trường hợp trên có bao nhiêu trường hợp gen không tồn tại thành cặp alen?
A. 3.
B. 4.
C. 5.
D. 2.
Câu 17: Phép lai về 3 cặp tính trạng trội, lặn hoàn toàn giữa 2 cá thể AaBbDd x AabbDd sẽ cho thế
hệ sau là
A. 8 kiểu hình; 27 kiểu gen.
B. 4 kiểu hình; 9 kiểu gen.
C. 8 kiểu hình; 12 kiểu gen.
D. 8 kiểu hình; 18 kiểu gen.
Câu 18: Nếu bố mẹ bình thường mà sinh ra đứa con đầu lòng bệnh bạch tạng thì chúng ta có thể rút
ra được kết luận gì?
A. Nếu họ sinh tiếp đứa con thứ hai thì cũng sẽ bị bệnh bạch tạng.
B. Nếu muốn sinh con tiếp theo không bị bạch tạng thì cần có chế độ ăn kiêng thích hợp.
C. Nếu muốn đứa con thứ hai không bị bệnh bạch tạng thì phải nghiên cứu di truyền tế bào của
thai nhi.

D. Cả bố mẹ đều mang gen gây bệnh.
Câu 19: Trong trường hợp không phát sinh đột biến mới, phép lai nào sau đây có thể cho đời con
có nhiều loại kiểu gen nhất?
A. AaBb x AABb. B. AABB x aaBb.
C. AaBb x AaBB.
D. AaBb x AaBb.
Câu 20: Một quần thể có thành phần kiểu gen : 0,4AA: 0,4 Aa: 0,2aa. Kết luận nào sau đây không
đúng?
A. Quần thể chưa cân bằng về mặt di truyền.
B. Nếu là quần thể ngẫu phối thì ở thế hệ tiếp theo, kiểu gen AA chiếm 0,16.
C. Tần số của alen A là 0,6; alen a là 0,4.
D. Nếu là quần thể tự phối thì ở thế hệ tiếp theo, kiểu gen aa chiếm 0,3.
Câu 21: Điều không đúng về đặc điểm di truyền của quần thể tự phối là


A. sự tự phối làm cho quần thể phân chia thành những dòng thuần có kiểu gen khác nhau.
B. qua nhiều thế hệ tự phối các gen ở trạng thái dị hợp chuyển dần sang trạng thái đồng hợp.
C. làm giảm thể đồng hợp trội, tăng tỉ lệ thể đồng hợp lặn, triệt tiêu ưu thế lai, sức sống giảm.
D. trong các thế hệ con cháu của thực vật tự thụ phấn sự chọn lọc không mang lại hiệu quả.
Câu 22: Xét các quá trình sau:
(1) Tạo cừu Đôli.
(2) Tạo giống dâu tằm tam bội.
(3) Tạo giống bông kháng sâu hại.
(4) Tạo chuột bạch có gen của chuột cống.
Những quá trình thuộc công nghệ gen?
A. (3), (4).
B. (1), (2).
C. (1), (2), (3).
D. (2), (3), (4).
Câu 23: Những quần thể có kiểu tăng trưởng theo tiềm năng sinh học có các đặc điểm

A. cá thể có kích thước lớn, sinh sản ít, sử dụng nhiều thức ăn.
B. cá thể có kích thước lớn, sử dụng nhiều thức ăn, tuổi thọ lớn.
C. cá thể có kích thước nhỏ, sinh sản ít, đòi hỏi điều kiện chăm sóc nhiều.
D. cá thể có kích thước nhỏ, sinh sản nhiều, đòi hỏi điều kiện chăm sóc ít.
Câu 24: Trong 3 hồ cá tự nhiên, xét 3 quần thể của cùng một loài, số lượng cá thể của mỗi nhóm
tuổi ở mỗi quần thể như sau:
Quần thể Tuổi trước sinh sản Tuổi sinh sản Tuổi sau sinh sản
1
150
149
120
2
250
70
20
3
50
120
155
Kết luận nào dưới đây là đúng?
A. Quần thể 1 có kích thước bé nhất.
B. Quần thể 3 được khai thác ở mức độ phù hợp.
C. Quần thể 3 đang có sự tăng trưởng số lượng cá thể.
D. Quần thể 2 có kích thước đang tăng lên.
Câu 25: Xét các ví dụ sau:
(1) Tảo giáp nở hoa gây độc cho cá, tôm, chim ăn cá.
(2) Cây phong lan sống bám trên thân cây gỗ.
(3) Cây tỏi tiết chất gây ức chế hoạt động của vi sinh vật xung quanh.
(4) Cú và chồn cùng sống trong rừng, cùng bắt chuột làm thức ăn.
Những ví dụ nào phản ánh mối quan hệ ức chế - cảm nhiễm?

A. (1), (3).
B. (1), (2), (3).
C. (2), (3).
D. (1), (3), (4).
Câu 26: Một hệ sinh thái có sinh khối của mỗi bậc dinh dưỡng được kí hiệu bằng các chữ từ A đến
E. Trong đó A = 500 kg, B= 200 kg, C= 5000 kg, D= 50 kg, E = 5 kg.
Chuỗi thức ăn nào sau đây đúng cho hệ sinh thái?
A. A -> B -> C -> D. B. E -> D -> A -> C. C. E -> D -> C -> B. D. C -> A-> D -> E.
Câu 27: Khi nói về dòng năng lượng trong hệ sinh thái kết luận nào sau đây không đúng?
A. Ở mỗi bậc dinh dưỡng, năng lượng chủ yếu bị mất đi do hoạt động hô hấp của sinh vật.
B. Ở bậc dinh dưỡng càng cao thì tổng năng lượng được tích lũy trong sinh vật càng giảm.
C. Năng lượng được truyền theo một chiều và được giải phóng vào môi trường dưới dạng nhiệt.
D. Trong chu trình sinh dưỡng, năng lượng truyền từ bậc dinh dưỡng cao đến bậc dinh dưỡng thấp liền
kề.
Câu 28: Cho các đặc điểm sau đây:
(1) Có độ đa dạng về loài cao.
(2) Có năng suất sinh học cao.
(3) Chuỗi thức ăn ngắn, thường bắt đầu bằng sinh vật sản xuất.
(4) Tính ổn định cao.
(5) Ổ sinh thái của các loài thường rộng.
Hệ sinh thái nhân tạo có những đặc điểm nào?
A. (1), (2), (3), (5).
B. (1), (2), (3).


C. (2), (3), (4), (5).
D. (2), (3), (5).
MỨC ĐỘ NHẬN THỨC VẬN DỤNG THẤP:
Câu 29: Giả sử trong một gen có một bazơ nitơ Ađênin trở thành dạng hiếm (A *) thì sau 5 lần nhân
đôi sẽ có tối đa bao nhiêu gen đột biến dạng thay thế cặp A - T bằng cặp G – X?

A. 12.
B. 13.
C. 14.
D. 15.
Câu 30: Một sợi cơ bản gồm 10 nucleoxom và 9 đoạn ADN nối, mỗi đoạn nối trung bình có 50 cặp
nucleotit. Tổng chiều dài của đoạn ADN xoắn kép trong đoạn sợi cơ bản trên và tổng số phân tử
Histon có trong đoạn sợi cơ bản đó lần lượt là
A. 7494Ao; 89.
B. 5492Ao; 80.
C. 6494Ao; 89.
D. 4494Ao; 80.
Câu 31: Biết mỗi cặp gen quy định một cặp tính trạng và trội lặn hoàn toàn. Cho các phép lai:
(1) aabbDd x AaBBdd.
(2) AaBbDd x aabbDd.
(3) AabbDd x aaBbdd.
(4) aaBbDD x aabbDd.
(5) AabbDD x aaBbDd.
(6) AABbdd x AabbDd.
(7) AabbDD x AabbDdd.
(8) AABbDd x Aabbdd.
Theo lí thuyết, trong các phép lai trên, số phép lai thu được ở đời con 4 loại kiểu hình với tỉ lệ 1 : 1 :
1 : 1 là
A. 4.
B. 3.
C. 2.
D. 5.
Câu 32: Cho biết A quy định thân cao trội hoàn toàn so với a quy định thân thấp. Cho cặp Aa tự thụ
phấn được F1. Trong số các cây F1, chọn ngẫu nhiên 4 cây thân cao, xác suất để trong 4 cây chỉ có 3 cây
thuần chủng
A.


8
.
81

B.

1
.
9

C.

4
.
9

D.

4
.
81

Câu 33: Biết mỗi gen quy định một tính trạng, gen trội là trội hoàn toàn. Cho F 1 tự thụ phấn đời con
thu được 4 kiểu hình trong đó tỉ lệ kiểu hình mang 2 tính trạng lặn bằng 4%. Tính theo lí thuyết,
loại kiểu hình mang một tính trạng trội và một tính trạng lặn chiếm tỉ lệ
A. 21%.
B. 38,75%.
C. 42%.
D. 49%.

Câu 34: Ở ruồi giấm, alen A quy định thân xám trội hoàn toàn so với alen a quy định thân đen;
alen B quy định cánh dài trội hoàn toàn so với alen b quy định cánh cụt; alen D quy định mắt đỏ trội
hoàn toàn so với alen d quy định mắt trắng. Thực hiện phép lai P:

AB
ab

X DX d ×

AB
ab

X DY thu được

F1. Trong tổng số các ruồi ở F1, ruồi thân xám, cánh dài, mắt đỏ chiếm tỉ lệ là 52,5%. Biết rằng
không xảy ra đột biến, theo lí thuyết, ở F1 tỉ lệ ruồi đực thân xám, cánh cụt, mắt đỏ là
A. 3,75%
B. 1,25%
C. 2,5%
D. 7,5%.
Câu 35: Hai loài họ hàng sống trong cùng khu phân bố nhưng không giao phối với nhau. Lí do nào
sau đây có thể là nguyên nhân làm cho hai loài này cách li về sinh sản?
(1) Chúng có nơi ở khác nhau nên các cá thể không gặp gỡ nhau được.
(2) Nếu giao phối cũng không tạo ra con lai hoặc tạo ra con lai bất thụ.
(3) Chúng có mùa sinh sản khác nhau.
(4) Con lai tạo ra thường có sức sống kém nên bị đào thải.
(5) Chúng có tập tính giao phối khác nhau.
(6) Chúng có cấu tạo cơ quan sinh sản khác nhau.
Phương án đúng:
A. (1), (2), (3), (4), (5).

B. (1), (2), (5), (6).
C. (1), (2), (3), (5), (6).
D. (1), (3), (5), (6).
Câu 36: Nghiên cứu một quần thể động vật cho thấy ở thời điểm ban đầu có 11000 cá thể. Quần thể
này có tỉ lệ sinh là 12%/năm, tỉ lệ tử vong là 8%/năm và tỉ lệ xuất cư là 2%/năm. Sau một năm, số
lượng cá thể trong quần thể đó được dự đoán là
A. 11220.
B. 11020.
C. 11260.
D. 11180.
MỨC ĐỘ NHẬN THỨC VẬN DỤNG CAO:


Câu 37: Một gen có tổng số 1824 liên kết hiđrô. Trên mạch một của gen có T = A; X = 2T; G = 3A.
Gen bị đột biến điểm làm giảm 1 liên kết hiđrô. Số nuclêôtit loại A của gen đột biến là
A. 191.
B. 193 .
C. 97.
D. 95.
Câu 38: Ở ruồi giấm, xét 4 gen, mỗi gen quy định 1 tính trạng khác nhau và alen trội là trội hoàn
AB
AB
ab
toàn. Phép lai P: ♀ DDMm × ♂ DdMm thu được F1 có tỉ lệ kiểu lặn về 3 tính trạng ( ab D-mm)
ab
ab
chiếm tỉ lệ 4%. Các kết luận sau:
(1) Theo lí thuyết, ở F1 tần số hoán vị gen là 20%.
(2) Theo lí thuyết, ở F1 có 60 loại kiểu gen và 8 loại kiểu hình.
(3) Theo lí thuyết, ở F1 có tỉ lệ kiểu hình mang 2 tính trạng trội chiếm 16,5%.

(4) Theo lí thuyết, ở F1 kiểu hình có 3 tính trạng trội chiếm tỉ lệ 30%.
(5) Theo lí thuyết, ở F 1 kiểu gen dị hợp về 4 cặp gen chiếm tỉ lệ 8%.
(6) Theo lí thuyết, xác suất để 1 cá thể A-B-D-M- có kiểu gen đồng hợp về cả 4 gen là 4,04%.
Trong các kết luận trên, có bao nhiêu kết luận có thể đúng?
A. 5.
B. 2.
C. 4.
D. 3.
Câu 39: Một quần thể động vật, ở thế hệ xuất phát (P) có thành phần kiểu gen ở giới cái là 0,1AA :
0,6Aa : 0,3aa; ở giới đực là 0,49AA : 0,42Aa : 0,09aa. Biết rằng quần thể không chịu tác động của
các nhân tố tiến hóa. Sau một thế hệ ngẫu phối thu được F1. Cho các dự đoán sau:
(1) F1 có kiểu gen đồng hợp tử trội chiếm tỉ lệ 24%.
(2) F1 có kiểu gen dị hợp tử chiếm tỉ lệ 56%.
(3) F1 đạt trạng thái cân bằng di truyền.
(4) F1 có kiểu gen đồng hợp tử lặn chiếm tỉ lệ 18%.
(5) F1 có tần số alen A = 0,55; a = 0,45.
Có bao nhiêu dự đoán đúng?
A. 2.
B. 1.
C. 3.
D. 4.
Câu 40: Cho sơ đồ phả hệ sau:
Nam bình thường
I
Nam bệnh
II
Nữ bình thường
III

Nữ bệnh


IV
Phả hệ trên mô tả một bệnh di truyền hiếm gặp ở người do một locut gen gồm hai alen nằm
trên NST số 6 quy định. Biết rằng trong quần thể người có 64% người mắc bệnh trên. Xác
suất để đứa con ở thế hệ thứ IV là con trai và không bị bệnh là bao nhiêu? Biết không có
đột biến mới phát sinh.
A. 8,73%
B. 4,37%
C. 7,58%
D. 3,79%

ĐÁP ÁN
Câu

Đáp án

Câu

Đáp án

Câu

Đáp án

Câu

Đáp án


1

2
3
4
5
6
7
8
9
10

D
A
B
A
C
A
C
B
A
B

11
12
13
14
15
16
17
18
19

20

D
B
B
D
B
A
D
D
D
B

21
22
23
24
25
26
27
28
29
30

C
A
D
D
A
D

D
D
D
C

31
32
33
34
35
36
37
38
39
40

A
A
C
B
D
A
B
C
A
B




×