Tải bản đầy đủ (.doc) (3 trang)

GIÁO án KHTN6 PHẦN SINH

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (56.12 KB, 3 trang )

Bài 7. TẾ BÀO – ĐƠN VỊ CƠ BẢN CỦA SỰ SỐNG
I. Mục tiêu bài học
Sau khi học xong bài này, học sinh có thể:
- Nêu đuợc “Tế bào là gì?” (rèn năng lực định nghĩa cho học sinh).
- Vẽ và chú thích đuợc sơ đồ cấu tạo tế bào với ba thành phần: màng sinh chất,
tế bào chất và nhân.
- Phân biệt đuợc tế bào thực vật, tế bào động vật một cách sơ lược.
- Quan sát đuợc tế bào duới kính hiển vi (ví dụ tế bào vảy hành).
- Hình thành kĩ năng ghi vở thực hành khi quan sát và tranh luận về “tế bào”.
II. Chuẩn bị
- GV: bộ xếp hình đồ chơi, kính hiển vi, tiêu bản tế bào vảy hành
- HS: sách hướng dẫn, đồ dung học tập
III. Tổ chức các hoạt động học tập
A. HOẠT ĐỘNG KHỞI ĐỘNG
Giáo viên tổ chức cho các em chơi trò chơi theo nhóm: ghép hình ngôi
nhà từ các miếng ghép nhỏ (theo nhóm lớn hoặc nhóm nhỏ tuỳ thuộc vào thiết bị
có thể chuẩn bị được). Sau khi ghép xong, học sinh thảo luận theo nhóm và
trước lớp về các câu hỏi theo sách hướng dẫn học.
- Ðể tạo đuợc ngôi nhà đó, em đã dùng dến bao nhiêu mảnh ghép?
- Mỗi mảnh ghép đó có vai trò như thế nào để tạo nên ngôi nhà? (mục tiêu là để
học sinh có ý niệm: đơn vị cơ bản xây nên ngôi nhà là mỗi mảnh ghép).
Giáo viên cũng có thể điều chỉnh nội dung hoạt động khởi động như sau: Em
hãy quan sát hình 7.1 và cho biết đơn vị nhỏ nhất cấu tạo nên ngôi nhà (a), củ
hành (b) và quả bưởi (c) là gì?
- Đơn vị nhỏ nhất cấu tạo nên ngôi nhà là: ...............................
- Đơn vị nhỏ nhất cấu tạo nên củ hành là: .................................
- Đơn vị nhỏ nhất cấu tạo nên quả bưởi là: ...............................
Giáo viên hướng dẫn các em so sánh theo từng cặp (ngôi nhà – bức tường –
viên gạch; củ hành – vảy hành – ô nhỏ trên biểu bì hành; quả bưởi – múi bưởi –
tép bưởi), thảo luận để nêu bật được vai trò của từng viên gạch xây nên ngôi
nhà, từng ô nhỏ củ hành “xây nên” củ hành, từng tép bưởi “xây nên” múi bưởi


và quả bưởi: là đơn vị cơ bản (đơn vị cấu trúc và chức năng).
Cho các em suy nghĩ và đặt thêm các câu hỏi: (có thể lấy ví dụ các sinh vật
sống: cây hành, con người...)
- Liệu các sinh vật sống có đuợc “xây” nên theo nguyên tắc tương tự như vậy?
Làm thế nào để chứng minh đuợc điều đó?
- Hạt bưởi có phải là đơn vị nhỏ nhất cấu tạo nên quả bưởi không?
B. HOẠT ĐỘNG KHỞI ĐỘNG
1. Quan sát biểu bì vảy hành
Giáo viên tổ chức cho học sinh quan sát tế bào biểu bì vảy hành, yêu cầu
các em vẽ lại hình quan sát thấy vào vở thực hành.
Giáo viên chỉ cho các em thấy hình ảnh 1 tế bào và yêu cầu các em so
sánh vai trò của tế bào vảy hành đối với cây hành và vai trò của viên gạch đối
với ngôi nhà.


Ngôi nhà
Viên gạch là đơn vị cơ bản

Cây hành
Tế bào là đơn vị cơ bản

2. Giáo viên hướng dẫn học sinh tự đọc thông tin và ghi tóm tắt vào vở
– Cơ thể sinh vật (thực vật, động vật...) được cấu tạo từ tế bào. Tế bào là đơn vị
cơ bản (cấu trúc và chức năng) của sự sống. Có những cơ thể chỉ có một tế bào
(vi khuẩn), có những cơ thể gồm nhiều tế bào tạo nên (cây bưởi, con người...).
– Tế bào có kích thuớc rất nhỏ bé, đa số phải dùng kính hiển vi mới quan sát
được. Tuy nhiên có những tế bào có thể quan sát được bằng mắt thường (tế bào
tép bưởi...).
3. Quan sát hình và vẽ
Giáo viên hướng dẫn các em tự quan sát hình 7.2 và 7.3 trong sách hướng

dẫn học và vẽ lại vào vở. Sau khi vẽ xong, so sánh sự giống và khác nhau về
thành phần cấu tạo của tế bào thực vật và tế bào động vật.
- Giống nhau: đều có màng tế bào, tế bào chất, nhân
- Khác nhau: tế bào thực vật có thêm các thành phần:
+ Vách tế bào
+ Không bào lớn
+ Lục lạp (tế bào thịt lá)
Mỗi tép bưởi trên múi bưởi là một tế bào. Tế bào là đơn vị cấu tạo cơ bản
của sinh vật. Những sinh vật đơn bào như vi khuẩn, cơ thể chỉ gồm một tế bào.
Các sinh vật đa bào cấu tạo từ nhiều tế bào; ví dụ cơ thể người gồm hàng tỉ tế
bào.
Một tế bào gồm có các bộ phận cơ bản sau:
- Nhân: là trung tâm điều khiển của tế bào, chứa vật chất di truyền (ADN)
và truyền từ thế hệ này sang thế hệ khác.
- Tế bào chất: dạng thể lỏng, là nơi dự trữ và diễn ra hầu hết các hoạt
động sống của tế bào.
- Màng sinh chất: bao ngoài tế bào, có chức năng bảo vệ và trao đổi chất
có chọn lọc cho tế bào.
Một số thành phần chỉ có ở tế bào thực vật:
Vách tế bào: bao ngoài màng sinh chất ở tế bào thực vật, được cấu trúc từ
xenlulozơ, có chức năng bảo vệ và tạo nên hình dạng xác định cho tế bào thực
vật
Không bào lớn: chiếm hầu hết thể tích của tế bào chất, chứa đầy dịch bào.
Lục lạp: có ở các tế bào thịt lá và thân của 1 số cây, chứa diệp lục (giúp
cây thực hiện quá trình quang hợp
KẾT LUẬN CHUNG
- Tất cả sinh vật đều được cấu tạo nên từ tế bào.
- Kính hiển vi quang học giúp ta quan sát được tế bào.
- Tất cả tế bào đều được bao bọc bởi màng sinh chất (màng thấm chọn lọc).
- Tế bào thực vật có thành tế bào.



- Tế bào chất là dịch keo nhớt, chiết quang và thường xuyên chuyển động, gồm
khoảng 70% là nước còn lại là các chất khoáng và prôtêin.
- Tất cả tế bào thực vật đều có không bào lớn chứa đường và các chất khác, một
số tế bào động vật có không bào nhỏ chứa thức ăn hoặc nước.
- Thực vật có tế bào có lục lạp có khả năng quang hợp.
C. HOẠT ĐỘNG LUYỆN TẬP
- GV yêu cầu HS vẽ sơ đồ hình 7.4 và chú thích
1. Lục lạp
2. Màng sinh chất
3. Tế bào chất
4. Nhân tế bào
- GV hướng dẫn học sinh làm BT 2
Tất cả các sinh vật sống đều được cấu tạo nên từ tế bào.
Đ
Tế bào chỉ phát hiện thấy ở thân cây còn ở lá cây không có tế bào.
S
Phần lớn các tế bào có thể duợc quan sát thấy bằng mắt thuờng.
S
D. HOẠT ĐỘNG LUYỆN TẬP
GV yêu cầu HS thực hiện như sách hướng dẫn
E. HOẠT ĐỘNG TÌM TÒI MỞ RỘNG
GV hướng dẫn HS tìm hiểu thông tin trên mạng để hoàn thành bài tập
a) Những sinh vật đuợc cấu tạo nên chỉ từ một tế bào: vi khuẩn, trùng giầy...
b) Tế bào lớn nhất trong cơ thể nguời: tế bào trứng
c) Tế bào lớn nhất mà em biết: tế bào tép bưởi




Tài liệu bạn tìm kiếm đã sẵn sàng tải về

Tải bản đầy đủ ngay
×