Tải bản đầy đủ (.docx) (10 trang)

BÀI báo cáo môn KINH tế DU LỊCH sự PHÁT TRIỂN DU LỊCH bền VỮNG của cây dừa ở TỈNH bến TRE

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (590.93 KB, 10 trang )

Khoa Khoa Học Xã Hội Và Nhân Văn

MÔN: KINH TẾ DU LỊCH

ĐỀ TÀI: SỰ PHÁT TRIỂN DU LỊCH BỀN VỮNG CỦA
CÂY DỪA Ở TỈNH BẾN TRE

Sinh Viên : Đoàn Thị Lan Thảo
MSSV: 31503066
Lớp: 15030302

Thành phố Hồ Chí Minh, ngày 5 tháng 5 năm 2017
1


I. TÓM TẮT DỰ ÁN
II. GIỚI THIỆU DOANH NGIỆP
III. GIỚI THIỆU SẢN PHẨM DỊCH VỤ
IV. PHÂN TÍCH VĨ MÔ
V. PHÂN TÍCH VI MÔ
VI. KẾ HOẠCH SẢN XUẤT
VII. KẾ HOẠCH MARKETING
VIII. KẾ HOẠCH BÁN HÀNG

2


I.

Tóm tắt dự án
Đôi nét về cây dừa trong phát triển du lịch ở Bến Tre:


Khi nhắc đến Bến Tre,mọi người sẽ nhớ đến đầu tiên đó là cây dừa.
Và trong những năm gần đây, Bến Tre còn phát triển loại hình du lịch
xanh trong việc tận dụng cây dừa như một môi trường hấp dẫn, một
sản phẩm đặc thù để phát triển ngành du lịch địa phương đem lại lợi
ích kinh tế cho cư dân tại chỗ. Thế nhưng, làm thế nào khai thác tối
đa thế mạnh của cây dừa tại tỉnh Bến Tre trong hoạt động kinh doanh
du lịch nhằm đem lại lợi ích tối ưu cho tỉnh nhà là một vấn đề đáng
quan tâm và đáng bàn.Vậy chúng ta hãy cùng nhau tìm hiểu về dự án
này.

II.

Giới thiệu doanh nghiệp
Công Ty CP DL Bến Tre nguyên là Công ty Du lịch Bến Tre, được
UBND tỉnh Bến Tre thành lập ngày 29/11/1983. Công ty CPDL Bến
Tre là công ty du lịch lớn của tỉnh Bến Tre, có uy tín trong ngành, là
doanh nghiệp với nhiều năm kinh nghiệm trong lĩnh vực kinh doanh
nhà hàng khách sạn, lữ hành, phân phối hàng hóa, với mạng lưới trải
khắp trên các địa bàn huyện, thành phố của tỉnh và các tỉnh lân cận.
Công ty đã không ngừng phát triển cả về mặt chất và lượng, luôn tạo
thế mạnh cạnh tranh trong tất cả các lĩnh vực kinh doanh, đảm bảo
cho sự phát triển ổn định và bền vững của doanh nghiệp.

III.

Giới thiệu sản phẩm du lịch.
Bến Tre là tỉnh có diện tích trồng dừa lớn nhất Việt Nam, chiếm hơn
40% diện cây dừa trong cả nước. Do đó, nét đặc trưng nhất của vùng
đất Bến Tre là cây dừa và các sản phẩm chế biến từ dừa. Có thể nói
rằng, đã từ lâu, cây dừa đã gắn bó với đời sống vật chất và tinh thần

với cư dân trong tỉnh. Tỉnh Bến Tre cũng đã có nhiều hoạt động để
quản bá hình ảnh cây dừa và các sản phẩm chế biến từ dừa trong cả
nước và thế giới như là một lợi thế cạnh tranh của sản phẩm nông
nghiệp đặc thù.Trong thời gian gần đây, cây dừa đã đi vào hoạt động
du lịch và kinh doanh du lịch của tỉnh Bến Tre. Du khách về Bến Tre,
lập tức nhận ra những sản phẩm đặc trưng nhất trong vùng được bày
3


bán ở các điểm du lịch đó là sản phẩm sản xuất từ cây dừa như kẹo
dừa, rượu dừa, cơm dừa, thạch dừa, dầu dừa, các mặt hàng lưuniệm
được làm từ gỗ dừa như đũa gỗ dừa, bộ ấm uống trà gỗ dừa, gạt tàn
thuốc gỗ dừa, lược gỗ dừa v.v…
IV.

Phân tích vĩ mô
Theo số liệu của Tổ chức Lương thực và Nông nghiệp Liên hiệp quốc
gọi tắt là FAO (2011), thế giới có khoảng 11,86 triệu ha đất canh tác
dừa. Cây dừa được phân bố nhiều nhất ở vùng Đông Nam Á
(60,89%); Nam Á (19,74%); Châu Đại Dương (4,6%). Các quốc gia
có diện tích canh tác dừa lớn là Indonesia, Philippines và Ấn Độ
chiếm ¾ diện tích dừa thế giới. Việt Nam với khoảng 144.800ha cây
dừa, đứng hàng thứ sáu trên thế giới sau các nước Indonesia
(3.800.000ha), Philippines (3.560.000ha), Ấn Độ (1.900.000ha), Sri
Lanka (359.000ha) và Thái Lan (247.000ha) và chiếm khoảng 1%
diện tích dừa của thế giới (xem thêm Bảng thống kê diện tích, năng
suất, sản lượng dừa các nước ở bên dưới). Trong cả nước, Bến Tre là
tỉnh có diện tích trồng dừa lớn nhất, với khoảng 58.144 héc-ta[1] (năm
2012), chiếm khoảng 40,3% diện tích trên cả nước. Như vậy, chúng ta
có thể nói rằng Bến Tre là xứ sở của cây dừa.

Bảng thống kê diện tích, năng suất, sản lượng dừa các nước
TT

Tên quốc gia

Diện
Tích(ha)

Năng
suất(triệu/ha/năm

Sản
lượng(triêu
trái/năm)
1
Indonesia
3.800.000 4.000
16.235
2
Philippines
3.560.000 3.917
15.540
3
Ấn Độ
1.900.00
7.748
14.744
4
Sri Lanka
395.000

7.364
3.000
5
Thái Lan
247.000
4.800
1.186
6
Việt Nam
144.800
8.294
1.201
(Nguồn: Quyết định Số: 2300/QĐ-UBND, ban hành chương trình phát
triển ngành dừa tỉnh Bến Tre đến năm 2020 củaỦy ban Nhân dân tỉnh
Bến Tre, ký ngày 13/12/2013)

4


V.

Phân tích vi mô
Tài nguyên du lịch Bến Tre khá đa dạng và phong phú từ tài nguyên
tự nhiên như môi trường sinh thái, môi trường nước, khí hậu, thổ
nhưỡng, sinh vật, cây trồng đa dạng và phong phú (trong đó điển hình
là cây dừa) không những giúp ích cho môi trường sống của cư dân địa
phương mà còn mang lại những giá trị đặc thù thu hút khách du lịch.
Tài nguyên nhân văn của Bến Tre cũng không kém phần đa dạng
phong phú như các di tích lịch sử, các công trình tôn giáo, các lễ hội
(nghinh Ông, nông nghiệp, tôn giáo…), nghề và các nghề thủ công cổ

truyền (nghề dệt chiếu cói, nghề làm gốm, nghề đóng gạch, nghề mộc,
nghề đan mây tre lá, nghề trồng kiểng v.v…), văn hóa nghệ thuật như
đờn ca tài tử, cải lương, thơ ca dân gian, ẩm thực v.v… Nếu được đầu
tư, quan tâm và khai thác đúng hướng tài nguyên du lịch ở đây, tỉnh
Bến Tre có thể có được những sản phẩm du lịch đặc trưng mang tính
khác biệt, độc đáo và đặc sắc so với sản phẩm du lịch thông thường
nhằm thu hút du khách. Chúng tôi nghĩ rằng một số chương trình du
lịch liên quan đến cây dừa có thể khai thác tốt ở Bến Tre và nếu kết
hợp được với các tài nguyên du lịch khác thì sẽ đa dạng hóa được sản
phẩm du lịch và thu hút được nhiều du khách hơn.

VI.

Kế hoạch sản xuất
1.

Phát triển du lịch bền vữngở tỉnh Bến Tre qua cây dừa.

Đi sâu vào các kênh rạch nhỏ để tiếp cận nhà dân, du khách dùng các
phương tiện lưu thông đường thủy nhỏ hơn như xuồng máy, xuồng
chèo di chuyển dọc theo các kênh rạch chằn chịt phủ đầy cây dừa
nước và những cây dừa vươn ra dọc theo các con kênh đem lại một
thiên nhiên hấp dẫn đối với du khách. Dưới những tán lá dừa là nhà
cửa của cư dân địa phương. Đến với xứ dừa Bến Tre, du khách có thể
nghe người dân địa phương nói từ những kỹ thuật trồng dừa, chăm sóc
dừa, thu hoạch dừa đến các điểm tham quan sản xuất kẹo dừa, thạch
dừa, tham quan xưởng sản xuất đồ lưu niệm, mỹ nghệ từ gỗ dừa v.v…
Đó là mỗi chuỗi những kinh nghiệm thú vị của du khách khi đến tham
quan ở Bến Tre.


5


Nói đến du lịch bền vững là chúng ta đụng tới những nguyên tắc nhất
định trong phát triển của ngành du lịch. Chúng tôi cho rằng, để phát
triển du lịch bền vững phải đảm bảo và thỏa mãn ba yếu tố sau:
- Mối quan hệ giữa bảo tồn tài nguyên tự nhiên, môi trường và lợi ích
kinh tế, xã hội, văn hóa.
- Quá trình phát triển du lịch diễn ra trong một thời gian lâu dài.
- Đáp ứng được nhu cầu du lịch hiện tại, song không làm ảnh hưởng
đến nhu cầu du lịch của các thế hệ tiếp theo.
- Gắn lợi ích của du khách, lợi ích của các đơn vị kinh doanh lữ hành
với lợi ích của cộng đồng địa phương, nơi du khách đến tham quan.
Như vậy, du lịch bền vững cần: Sử dụng tài nguyên môi trường một
cách tối ưu để những tài nguyên này hình thành một yếu tố quan trọng
trong phát triển du lịch, duy trì những quá trình sinh thái thiết yếu và
hỗ trợ cho việc bảo tồn tài nguyên thiên nhiên và đa dạng sinh học.
Tôn trọng bản sắc văn hóa-xã hội của các cộng đồng ở các điểm đến,
bảo tồn di sản văn hóa và những giá trị truyền thống trong cuộc sống
của họ và tham gia vào quá hiểu biết và chấp thuận các nền văn hóa
khác. Bảo đảm những hoạt động kinh tế sống động lâu dài, đem lại lợi
ích kinh tế, xã hội cho tất cả mọi thành viên bao gồm những công
nhân viên chức có thu nhập cao hay những người có thu nhập thấp và
góp phần vào việc xóa đói giảm nghèo.
Bến Tre có thế mạnh là cây dừa, ngoài việc khai thác cây dừa như một
cây trồng nông nghiệp đặc thù với các sảm phẩm được chế biến ra từ
dừa. Bến Tre đã tận dụng cây dừa trong khai thác du lịch và đây là
một hướng tốt cần được chính quyền địa phương, các cơ quan phát
triển du lịch và người dân sở tại phối hợp tổ chức, triển khai nhằm
khai thác thế mạnh của cây dừa trong du lịch một cách hiệu quả nhất,

đem lại nhiều lợi nhuận nhất.Có thể nâng tầm sản phẩm du lịch Bến
Tre lên một tầm cao là một sản phẩm đặc trưng để khi nhắc đến du
lịch ở Bến Tre, du khách nghĩ ngay tới cây dừa và khi nghĩ tới cây
dừa, du khách cần phải đến Bến Tre để được trải nghiệm một sản
6


phẩm du lịch độc đáo nhất mà không ở địa phương nào có thể cung
cấp tốt hơn.
VII.

Kế hoạch Marketting
Thế giới trong những thập kỷ gần đây đã chứng kiến nhiều sự phát
triển của nhân loại, về khoa học kỹ thuật, công nghiệp, kinhtế, xã hội
v.v… trong đó có nhiều phát triển mang tính chất bong bóng, đặc biệt
là phát triển kinh tế, nó tiềm ẩn nhiều rủi ro ảnh hưởng xấu đến xã hội
loài người, môi trường sống, kinh tế thế giới. Chứng kiến những phát
triển bong bong trên, nhiều chuyên gia hang đầu trên thế giới ở nhiều
lĩnh vực đã đi tìm giải pháp để phát triển thật sự vững chắc, thật sự
hiệu quả về nhiều mặt kinh tế, xã hội, môi trường.
Vậy mỗi vùng đất có nguồn tài nguyên du lịch với thế mạnh riêng để
phát triển các sản phẩm du lịch đặc thù.Thế mạnh của Bến Tre là cây
dừa như chúng tôi đã phân tích ở trên thì việc tận dụng cây dừa trong
phát triển ngành du lịch của địa phương là việc làm hết sức có ý
nghĩa. Ở Bến Tre, chúng ta có thể đẩy mạnh khai thác các tour du lịch
sinh thái gắn liền với môi trường dừa là một hướng phát triển bền
vững ngành du lịch của tỉnh.

VIII.


Kế hoạch bán hàng
- Chương trình khám phá xứ dừa Bến Tre 1 ngày:
Du khách xuống tàu du lịch tại trung tâm thành phố Bến Tre. Tham
quan điểm sơ chế dừa dọc theo sông Hàm Luông. Kế đến du khách
được đưa tới một xưởng sản xuất kẹo dừa với quy mô gia đình để
tham quan quá trình làm kẹo dừa.Du khách đi xuồng chèo đến một
điểm thưởng thức trái cây tại vườn và nghe đội văn nghệ cây nhà lá
vườn phục vụ những bài hát dân ca xứ miệt vườn.Quý khách dùng
cơm trưa, đi bộ tham quan vườn dừa và đến một điểm bó chổi tàu dừa
để trải nghiệm công việc của người nông dân.Tàu du lịch đến đón
khách trả về bến tàu du lịch tại trung tâm thành phố Bến Tre.Kết thúc
chương trình tham quan 1 ngày.
- Chương trình Homestay tại Bến Tre 2 ngày/1 đêm:
Ngày 1: Tham quan điểm sơ chế dừa dọc theo sông Hàm Luông. Kế
đến du khách được đưa tới một xưởng sản xuất kẹo dừa với quy mô
gia đình để tham quan quá trình làm kẹo dừa.Du khách đi xuồng chèo
7


đến một điểm thưởng thức trái cây tại vườn và nghe đội văn nghệ cây
nhà lá vườn phục vụ những bài hát dân ca xứ miệt vườn.Quý khách
dùng cơm trưa, đi bộ tham quan vườn dừa và đến một điểm bó chổi
tàu dừa.Quý khách nhận phòng homestay lưu đêm. Nếu còn thời gian,
quý khách theo chủ nhà mục kích cảnh thu hoạch dừa và du khách có
thể trải nghiệm việc thu hoạch dừa bằng sào móc hoặc trèo lên cây
dừa bằng nài vải. Du khách có thể vào bếp và cùng nấu ăn với sự
hướng dẫn của chủ nhà. Ăn tối với chủ nhà, sau đó họ có thể nói
chuyện và hỏi han chủ nhà về cuộc sống thường ngày của họ.
Ngày 2: Du khách dậy sớm, đi cùng với chủ nhà ra chợ mua sắm nhu
yếu phẩm cần thiết cho buổi sáng. Sau đó, ăn sáng, tạm biệt chủ nhà

và rời Homestay. Du khách đi tham quan một trại giống ươm dừa, sau
đó tham quan một xưởng sản xuất hàng lưu niệm làm gỗ từ dừa.Sau
đó, du khách sẽ tham quan nhà trưng bài làm bằng dừa.Kết thúc
chương trình tham quan. Du khách ăn trưa ở một nhà hàng địa phương
và về lại bến tàu du lịch Bến Tre. Kết thúc chương trình tham quan xứ
dừa 2 ngày/1đêm.
Thử diễn giải một trong số những điểm tham quan của các chương
trình trên:
Điểm tham quan sơ chế dừa:Du khách mục kích những người thợ
chuyên bóc tách vỏ dừa khô bằng ba hoặc bốn nhát giáo nhọn chỉ
trong vài giây. Một người thợ lột dừa quen tay, mỗi ngày anh ta có thể
bóc tách khoảng 2.000 trái dừa khô một cách điệu nghệ và vỏ dừa còn
nguyên vẹn để chủ vườn có thể bán được cho các cơ sở tách sợi xơ
dừa bằng máy. Tất cả các đoàn khách du lịch nước ngoài mà chúng tôi
đưa họ đến tham quan cơ sở lột dừa, họ đều thán phục tài nghệ của
những người thợ vốn là những người nông dân địa phương đã quen
việc. Du khách được mời trải nghiệm bóc tách vỏ dừa theo sự hướng
dẫn của người thợ. Du khách bóc tách xong vỏ một trái dừa tốn khá
nhiều thời gian nhưng họ cảm thấy rất thú vị và họ càng thán phục tài
nghệ của người thợ bóc tách vỏ dừa. Xong công việc này, người thợ
tách vỏ dừa ném trái dừa đã bóc vỏ sang cho người thợ chuyên bổ
dừa. Người thợ bổ dừa bằng một hoặc hai nhát dao điệu nghệ là đã bổ
đôi trái dừa ra.Kế tiếp là người thợ với một dụng cụ như lưỡi hái với
động tác điệu nghệ nhanh, gọn đã tách cơm dừa dễ dàng ra khỏi gáo
8


dừa.Kế đến là người thợ gọt vỏ lụa của cơm dừa.Công việc nhẹ nhàng
này dành cho chị em phụ nữ. Với cái dao bào trong tay, họ gọt bỏ lớp
vỏ lụa cơm dừa một cách điệu nghệ và nhanh thoăn thoắt khiến du

khách phải trầm trồ khen ngợi.
IX.

Kết luận
Bến Tre hoàn toàn có thể xã hội hóa hoạt động du lịch bằng cách vận
động sự tham gia của cộng đồng người địa phương, các ban ngành
đoàn thể và để có thể phát triển du lịch ở nơi đây đồng bộ và toàn diện
theo hướng bền vững thì việc chia sẻ quyền lợi và trách nhiệm trong
hoạt động du lịch phải được đưa lên hàng đầu. Quyền lợi của các cộng
đồng dân cư tại chỗ phải được coi trọng, có như thế mới thu hút được
sự hợp tác tự nguyện của người dân sở tại.

X.

Kết luận
9


Bến Tre hoàn toàn có thể xã hội hóa hoạt động du lịch bằng cách vận
động sự tham gia của cộng đồng người địa phương, các ban ngành
đoàn thể và để có thể phát triển du lịch ở nơi đây đồng bộ và toàn diện
theo hướng bền vững thì việc chia sẻ quyền lợi và trách nhiệm trong
hoạt động du lịch phải được đưa lên hàng đầu. Quyền lợi của các cộng
đồng dân cư tại chỗ phải được coi trọng, có như thế mới thu hút được
sự hợp tác tự nguyện của người dân sở tại.

10




×