Tải bản đầy đủ (.doc) (35 trang)

Báo cáo kinh tế kĩ thuật CÔNG TRÌNH NHÀ SÁCH 27 điện BIÊN PHỦ

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (680.17 KB, 35 trang )

ỦY BAN NHÂN DÂN TỈNH ĐĂKLĂK
CÔNG TY TNHH MỘT THÀNH VIÊN IN ĐĂKLĂK.
------------------ 0O0 ------------------

BÁO CÁO KINH TẾ - KỸ THUẬT
CÔNG TRÌNH: NHÀ SÁCH 27 ĐIỆN BIÊN PHỦ
HẠNG MỤC: XÂY DỰNG MỚI.
ĐỊA ĐIỂM XÂY DỰNG: SỐ 27 - ĐƯỜNG ĐIỆN BIÊN PHỦ – THÀNH
PHỐ BUÔN MA THUỘT – TỈNH ĐĂKLĂK.
CHỦ ĐẦU TƯ: CÔNG TY TNHH MỘT THÀNH VIÊN IN ĐĂKLĂK.
ĐƠN VỊ LẬP: CÔNG TY CỔ PHẦN TƯ VẤN CÔNG TRÌNH XÂY
DỰNG ĐÔNG SÁNG.

Công ty cổ phần tư vấn công trình xây dựng Đông Sáng.
- Địa chỉ công ty: B31 Thăng Long, Buôn Ma Thuột
- Địa chỉ giao dịch: 369 Hoàng Diệu, Buôn Ma Thuột
- Điện thoại:(050)3841155.
Fax: (050) 3841166
- Email:

ĐăkLăk, tháng 07 năm 2011


Báo cáo kinh tế kỹ thuật

Công trình: Nhà sách 27 – Điện Biên Phủ

BÁO CÁO KINH TẾ KỸ THUẬT
CÔNG TRÌNH: NHÀ SÁCH 27 ĐIỆN BIÊN PHỦ
HẠNG MỤC: XÂY DỰNG MỚI
ĐỊA ĐIỂM XÂY DỰNG: SỐ 27 - ĐƯỜNG ĐIỆN BIÊN PHỦ – THÀNH


PHỐ BUÔN MA THUỘT – TỈNH ĐĂKLĂK.
CHỦ ĐẦU TƯ: CÔNG TY TNHH MỘT THÀNH VIÊN IN ĐĂKLĂK.
ĐƠN VỊ LẬP: CÔNG TY CỔ PHẦN TƯ VẤN CÔNG TRÌNH XÂY
DỰNG ĐÔNG SÁNG.

THÀNH PHẦN THAM GIA:
- CHỦ TRÌ: KTS. TÔ CHÍ VINH

………………………………………….......

- TK KIẾN TRÚC: KTS. PHẠM VĂN TẤN

……………………………………………...

- CHỦ TRÌ KẾT CẤU: KS. NGUYỄN VĂN HƯỜNG

……………………………………………..

- TK KẾT CẤU: KS. LÊ QUANG THÀ

……………………………………………...

- QLKT: KS. NGUYỄN VĂN HƯỜNG

……………………………………………...

CHỦ ĐẦU TƯ

ĐƠN VỊ TƯ VẤN


- Trang 2 -


Báo cáo kinh tế kỹ thuật

Công trình: Nhà sách 27 – Điện Biên Phủ

PHẦN 1: NHỮNG CĂN CỨ ĐỂ LẬP BÁO CÁO KINH TẾ KỸ THUẬT
I. NHỮNG CĂN CỨ PHÁP LÝ:
Căn cứ Luật Tổ chức Hội đồng nhân dân và Ủy ban nhân dân ngày 26/11/2003;
Căn cứ Luật Xây dựng số 16/2003/QH11, đã được Quốc hội nước cộng hoà xã hội
chủ nghĩa Việt Nam khoá XI, kỳ họp thứ 4 thông qua ngày 26/11/2003;
Căn cứ Luật Đấu thầu số 61/2005/QH11, đã được Quốc hội nước cộng hoà xã hội
chủ nghĩa Việt Nam khoá XI, kỳ họp thứ 8 thông qua ngày 29/11/2005;
Nghị định số 12/2009/NĐ-CP, ngày 12/02/2009 của Chính phủ V/v Quản lý dự án
đầu tư và xây dựng;
Căn cứ Nghị định 209/2004/NĐ-CP, ngày 16/12/2004 của Chính phủ về việc Quản
lý chất lượng công trình xây dựng;
Nghị định số 49/2008/NĐ-CP ngày 18/04/2008 của Chính phủ về việc sửa đổi bổ
sung một số điều của nghị định 209/2004/NĐ-CP Quản lý chất lượng công trình;
Căn cứ Thông tư số 12/2005/TT-BXD, ngày 15/7/2005 của Bộ Xây dựng về hướng
dẫn một số nội dung về quản lý chất lượng công trình xây dựng và điều kiện năng lực
của tổ chức, cá nhân trong hoạt động xây dựng;
Căn cứ Nghị định số 112/2009/NĐ-CP ngày 14-12-2009 về Quản lý chi phí đầu tư
xây dựng công;
Căn cứ Quyết định số 10/2010/QĐ-UBND ngày 29/03/2010 của UBND Tỉnh
ĐăkLăk v/v phân cấp quản lý dự án đầu tư và xây dựng;
Căn cứ Quyết định số 08/2011/QĐ-UBND ngày 29/4/2011 tỉnh ĐăkLăk về việc
điều chỉnh chi phí nhân công, chi phí máy thi công trong các bộ đơn giá do UBND tỉnh
công bố trên địa bàn tỉnh ĐăkLăk.

Căn cứ chứng chỉ quy hoạch….
Căn cứ Công văn số 1846/UBND – CN, ngày 21 tháng 04 năm 2011 của UBND
tỉnh ĐăkLăk. “Về việc : chủ trương cho Công ty TNHH một thành viên In ĐăkLăk thuê
nhà, đất tại số 27 (số cũ 34) đường Điện Biên Phủ, thành phố Buôn Ma Thuột”.
Căn cứ mặt bằng hiện có.
II.SỰ CẦN THIẾT VÀ MỤC TIÊU ĐẦU TƯ:
1. Sự cần thiết đầu tư:
Cùng với các doanh nghiệp trong ngành in, Công ty TNHH một thành viên In
ĐăkLăk đang ngày càng phấn đấu mở rộng thị phần, nâng cao năng lực sản xuất kinh
doanh và nâng cao năng lực phục vụ để đáp ứng tốt nhất nhu cầu của khách hàng.Với
thị trường rộng khắp cả tỉnh và các tỉnh lân cận, Công ty TNHH một thành viên In
ĐăkLăk đã và đang từng bước chứng tỏ được sự nổ lực của mình trong việc sản xuất
kinh doanh và phục vụ khách hàng.
Để đáp ứng nhu cầu phát triển mở rộng sản xuất kinh doanh và năng lực phục vụ
khách hàng của Công ty TNHH MTV in ĐăkLăk ngày 21/4/2011 UBND tỉnh ĐăkLăk
có chủ trương số 1846/UBND-CN về việc cho Công ty TNHH MTV In ĐăkLăk thuê
nhà số 27 đường Điện Biên Phủ phường Tân Tiến Tp. Buôn Ma Thuột để thực hiện dự
án xây dựng công trình Nhà làm việc và kinh doanh để phục vụ cho việc sản xuất và
kinh doanh của đơn vị.
- Trang 3 -


Báo cáo kinh tế kỹ thuật

Công trình: Nhà sách 27 – Điện Biên Phủ

Việc xây dựng thêm cơ sở vật chất phục vụ cho nhu cầu mở rộng sản xuất kinh
doanh là một yêu cầu chính đáng và cần thiết, nhằm đảm bảo hoạt động sản xuất kinh
doanh của công ty được thuận lợi và không ngừng lớn mạnh.
Nay Công ty TNHH một thành viên In ĐăkLăk lập phương án xây dựng công

trình Nhà sách 27 Điện Biên Phủ nằm trong khuôn viên của khu đất tại số 27 (số cũ 34)
đường Điện Biên Phủ, thành phố Buôn Ma Thuột, và lập báo cáo kinh tế kỹ thuật trình
cấp có thẩm quyền phê duyệt.
2. Mục tiêu của đầu tư:
Xây dựng mới Nhà sách 27 Điện Biên Phủ, tạo cơ sở vật chất và điều kiện thuận
lợi để phục vụ công tác sản xuất kinh doanh của Công ty TNHH một thành viên In
ĐăkLăk.

- Trang 4 -


Báo cáo kinh tế kỹ thuật

Công trình: Nhà sách 27 – Điện Biên Phủ

PHẦN II: TỔNG QUAN VỀ DỰ ÁN
I. THÔNG TIN CHUNG:
1/Tên công trình: Nhà sách 27 Điện Biên Phủ
2/ Hạng mục: Xây dựng mới
3/Chủ đầu tư: Công ty TNHH một thành viên In ĐăkLăk.
4/ Địa điểm xây dựng: Số 27 đường Điện Biên Phủ - thành phố Buôn Ma Thuột tỉnh ĐăkLăk.
5/ Đơn vị lập báo cáo kinh tế kỹ thuật: Công ty cổ phần tư vấn công trình xây
dựng Đông Sáng.
II. QUY MÔ ĐẦU TƯ:
1.Cơ sở xác định quy mô:
Công trình được xây dựng trong khuôn viên khu đất được Công Ty TNHH một
thành viên In ĐăkLăk thuê tại số 27 - đường Điện Biên Phủ - thành phố Buôn Ma Thuột
- tỉnh ĐăkLăk, với các đặc điểm như sau :
- Trích lục bản đồ : thửa đất số 34, tờ bản đồ số 28, phường Tân Tiến, thành phố
Buôn Ma Thuột.

- Tổng diện tích thửa đất : 300 m2.Trong đó phân ra :
+ Diện tích đất nằm trong quy hoạch đường : 14 m2
+ Diện tích đất còn lại : 286 m2
2. Quy mô đầu tư xây dựng:
- Công trình được thiết kế theo tiêu chuẩn nhà cấp III, 1 tầng hầm, 3 tầng nổi.
- Tổng chiều cao công trình là : 15,6 m
- Tầng hầm: được sử dụng làm nhà để xe và kho sách - thiết bị.
+ Diện tích: 252 m2
+ Chiều cao thông thủy: 2,45m
+ Móng tường hầm BTCT chống thấm, móng cột BTCT chống thấm.
+ Nền bê tông đá 1x2, láng VXM trộn phụ gia Hard Rock – siêu cường màu xám
tự nhiên.
+ Lối vào chính tầng hầm bố trí cửa cuốn Đài Loan.
- Tầng 1: được sử dụng làm siêu thị sách, bố trí sảnh, phòng nghỉ nhân viên, ô cầu
thang, wc.
+ Diện tích : 270 m2
+ Chiều cao thông thủy : 3,9 m (tính từ coste sàn đến mép dưới tấm trần)
+ Sàn chịu lực BTCT, chịu được tĩnh tải và hoạt tải tác động lên sàn, bề mặt hoàn
thiện lát gạch Ceramic 600 x 600 màu sáng.
+ Tường xây gạch ống VXM #75, trát tường VXM mác 75, sơn nước 03 lớp màu
trắng để hoàn thiện.
+ Cột, Dầm BTCT, VXM mác 75, sơn nước 03 lớp màu trắng để hoàn thiện.
+ Trần đóng tấm thạch cao hệ khung xương thả.
- Trang 5 -


Báo cáo kinh tế kỹ thuật

Công trình: Nhà sách 27 – Điện Biên Phủ


+ Lối vào chính bố trí cửa kính trong cường lực dày 12 ly và cửa cuốn Đài Loan.
- Tầng 2: được sử dụng làm siêu thị sách, bố trí sảnh, phòng ngủ nhân viên, ô cầu
thang, wc.
+ Diện tích : 276 m2
+ Chiều cao thông thủy : 3,9 m (tính từ coste sàn đến mép dưới tấm trần)
+ Sàn chịu lực BTCT, chịu được tĩnh tải và hoạt tải tác động lên sàn, bề mặt hoàn
thiện lát gạch Ceramic 600 x 600 màu sáng.
+ Tường xây gạch ống VXM #75, VXM mác 75, sơn nước 03 lớp màu trắng để
hoàn thiện.
+ Cột, Dầm BTCT, VXM mác 75, sơn nước 03 lớp màu trắng để hoàn thiện.
+ Trần đóng tấm thạch cao hệ khung xương thả.
+ Lối vào chính bố trí cửa kính trong cường lực dày 12 ly và bố trí cửa cuốn Đài
Loan.
- Tầng 3: được sử dụng để bố trí phòng làm việc, hội trường, sảnh, hành lang, ô
cầu thang, wc.
+ Diện tích : 276 m2
+ Chiều cao thông thủy : 3,3 m (tính từ coste sàn đến mép dưới tấm trần)
+ Sàn chịu lực BTCT, chịu được tĩnh tải và hoạt tải tác động lên sàn, bề mặt hoàn
thiện lát gạch Ceramic 600 x 600 màu sáng, hành lang lát gạch Ceramic 400 x 400 (theo
mặt bằng bố trí gạch).
+ Tường xây gạch ống VXM #75, VXM mác 75, sơn nước 03 lớp màu trắng để
hoàn thiện.
+ Cột, Dầm BTCT, VXM mác 75, sơn nước 03 lớp màu trắng để hoàn thiện.
+ Trần đóng tấm thạch cao hệ khung xương thả.
- Mái: Sử dụng hệ tường thu hồi, xà gồ thép, lợp tôn sóng vuông, bố trí Sê nô
BTCT .
- Hạ tầng kỹ thuật:
+ Bố trí hệ thống thiết bị điện trong toàn công trình, đấu nối vào mạng lưới điện
chung của thành phố.
+ Bố trí 02 máy điều hòa trung tâm ở tầng hầm phục vụ cho tầng 1 và tầng 2.Tầng

3 sử dụng máy điều hòa âm trần cho tường phòng riêng biệt.
+ Bố trí hệ thống cấp thoát nước trong toàn công trình, đấu nối vào hệ thống cấp
thoát nước chung của thành phố.

- Trang 6 -


Báo cáo kinh tế kỹ thuật

Công trình: Nhà sách 27 – Điện Biên Phủ

PHẦN III: ĐẶC ĐIỂM VỊ TRÍ XÂY DỰNG – HIỆN TRẠNG HẠ TẦNG KỸ
THUẬT.
I. Vị trí xây dựng công trình:
Nhà sách 27 Điện Biên Phủ được xây dựng trong khuôn viên khu đất được Công
Ty TNHH một thành viên In ĐăkLăk thuê tại số 27 - đường Điện Biên Phủ - thành phố
Buôn Ma Thuột - tỉnh ĐăkLăk.
- Tứ cạnh giáp:
+ Phía Bắc: giáp nhà dân
+ Phía Nam: giáp nhà dân
+ Phía Đông: giáp đường Điện Biên Phủ
+ Phía Tây: giáp nhà dân
II.Các điều kiện tự nhiên:
1. Điều kiện địa hình – địa mạo:
Khu đất xây dựng nằm trong khu dân cư dọc đường Điện Biên Phủ, nên cao độ và
độ dốc tự nhiên đã được ổn định.
2. Điều kiện địa chất:
Căn cứ vào các tài liệu báo cáo địa chất công trình Nhà sách 27 - Điện Biên Phủ
(Công Ty TNHH Một Thành Viên In ĐăkLăk) của Công ty cổ phần tư vấn xây dựng
Vạn Xuân tháng 4 năm 2007

* Cấu trúc địa chất khu vực: gồm đá nền và lớp phủ đệ tứ
- Đá nền là lớp phủ Bazan có tuổi đệ tam đầu đệ tứ, đá Bazan QII-III giàu OlivinPlagioclaz, màu xám lục đến màu xám bạc, cấu trúc hạt mịn đặc xít xen kẹp Bazan lỗ
rỗng, không quy luật.
- Lớp phủ đệ tứ là sản phẩm phong hóa của đá nền Bazan, tạo ra đới phong hóa tàn
tích (elQ) gồm:
+ Phụ đới phong hóa triệt để: phụ đới này nằm gần mặt đất tự nhiên là sản phẩm
phong hóa triệt để nên không còn giữ được hình dạng cấu trúc của đá gốc. Thành phần
chủ yếu là sắt, sắt pha màu nâu đỏ, nâu vàng có tính xốp rỗng
+ Phụ đới phân hóa phân tán: phụ đới nằm giữa phụ đới phân hóa triệt để nên đất
còn giữ lại thành phần nào hình dáng cấu trúc của đá gốc. Đất có nhiều màu phớt hồng,
phớt vàng, xám xanh... dạng tồn tại của chúng là sắt pha tương đối xốp rỗng.
* Đặc điểm địa tầng:
Địa tầng địa điểm xây dựng từ trên xuống, tới độ sâu 6m, có mặt các lớp đất được
phân chia theo kết quả giám định mẫu đất hiện trường và thí nghiệm trong phòng như
sau:
- Lớp sắt pha trên (elQ) ,(1): sắt pha màu nâu do lẫn nhiều dăm sạn, trạng thái
cứng. Chiều dài trung bình của lớp này là 5- 6m.
- Lớp sắt pha màu xám nâu, lốm đám nâu đỏ, vàng trắng xám đục trạng thái cứng.
Ở lớp này có lẫn dăm sạn do đá lăn phân hóa tại chỗ. Chiều dày trung bình của lớp này
là 5- 6m.
* Tính chất cơ lý của các lớp đất:
- Trang 7 -


Báo cáo kinh tế kỹ thuật

Công trình: Nhà sách 27 – Điện Biên Phủ

Các tiêu chuẩn và trị tính toán của chỉ tiêu cơ lý của các lớp đất được tổng hợp đầy
đủ trong báo cáo địa chất (xem báo cáo địa chất)

Nhận xét: đất ở đây có tính tương đối xốp rỗng nhất là khi gặp nước thì tính lún sẽ
sẽ xuất hiện một cách rõ rệt, sức chịu tải trung bình đến khá. Nếu nhìn vào tính chất cơ
lý của đất thì ta thấy đất có sức chịu tải trung bình.
* Nước dưới đất: nước dưới đất tại khu vực khảo sát không thấy xuất hiện. Do đó
về mặt nước ngầm ở khu vực xây dựng công trình sẽ không ảnh hưởng đến sự ổn định
công trình.
3. Điều kiện thời tiết khí hậu:
Chịu ảnh hưởng khí hậu vùng Tây Nguyên chia thành 2 mùa rõ rệt: Mùa mưa từ
tháng 5 đến cuối tháng 11; Mùa khô từ tháng 12 đến tháng 4 năm sau.
Hướng gió chủ đạo: Đông Bắc (mùa khô), Tây Nam (mùa mưa)
* Nhiệt độ:
- Nhiệt độ trung bình năm: 24,200C
- Nhiệt độ trung bình tháng cao nhất là: 26,3400C
- Nhiệt độ trung bình tháng thấp nhất là: 21,40C
- Nhiệt độ tối cao tuyệt đối là:39,400C
- Nhiệt độ tối thấp tuyệt đối là:9,60C
- Biên độ năm trung bình là: 4,90C
- Biên độ ngày trung bình là: 9,10C
* Độ ẩm, mây:
- Độ ẩm trung bình : 85%
- Lượng mây trung bình năm là: 5,8
* Mưa:
- Lượng mưa trung bình năm là: 1.935 mm,
- Số ngày mưa trung bình năm là: 138 ngày
- Lượng mưa trung bình tháng lớn nhất là: 329 mm( tháng 9)
- Số ngày mưa trung bình tháng lớn nhất là: 23 ngày
- Lượng mưa trung bình tháng nhỏ nhất là: 1 mm( tháng 1)
- Số ngày mưa trung bình tháng nhỏ nhất là: 1ngày ( tháng 1)
- Lượng mưa ngày cực đại là: 189 mm
- Lượng mưa tháng cực đại là: 577mm

- Lượng mưa năm cực đại là: 2.326mm
- Lượng mưa năm cực tiểu là: 1.533mm
III. Hiện trạng hạ tầng kỹ thuật:
Vị trí xây dựng nằm trong khu dân cư dọc đường Điện Biên Phủ hiện hữu, nên hệ
thống hạ tầng kỹ thuật tương đối hoàn chỉnh, thuận lợi cho việc xây dựng.
1. Giao thông:

- Trang 8 -


Báo cáo kinh tế kỹ thuật

Công trình: Nhà sách 27 – Điện Biên Phủ

Khuôn viên đất xây dựng nằm trong khu dân cư chưa được quy hoạch, tuy nhiên
đường giao thông hiện hữu vẫn đảm bảo cho việc lưu thông của người dân và dễ dàng
cho việc lưu thông tiếp cận công trình.
2. Cấp điện:
Sử dụng nguồn điện đấu nối vào hệ thống điện hiện có của thành phố.
3. Cấp nước:
Sử dụng nguồn nước đấu nối vào hệ thống nước hiện có của thành phố.
4. Thoát nước mưa:
Sử dụng hệ thống thoát nước mưa chung của thành phố.
IV. Hiện trạng cơ cở vật chất:
Công trình hiện trạng tại khu đất xây dựng là một công trình cấp 4 đã xuống cấp
nên dễ dàng cho việc giải phóng mặt bằng.
V. Đánh giá chung về địa điểm xây dựng:
Khu đất đảm bảo đủ điều kiện để dự án triển khai tốt, phù hợp quy hoạch và cảnh
quang môi trường xung quanh.


- Trang 9 -


Báo cáo kinh tế kỹ thuật

Công trình: Nhà sách 27 – Điện Biên Phủ

PHẦN IV: GIẢI PHÁP THIẾT KẾ
I. Các quy chuẩn áp dụng:
- Quy chuẩn xây dựng Việt Nam tập I - ban hành kèm theo Quyết định số
682/BXD-CSXD ngày 14-12-1996 của Bộ Trưởng Bộ Xây Dựng .
- Quy chuẩn xây dựng Việt Nam tập II - ban hành kèm theo Quyết định số
439/BXD- CSXD ngày 25-09-1997 của Bộ trưởng Bộ Xây dựng.
- Quy chuẩn xây dựng Việt Nam tập IV - “Nhà ở và công trình công cộng- An toàn
sinh mạng và sức khoẻ" được Bộ Xây dựng ban hành kèm theo Quyết định số
09/2008/QĐ-BXD ngày 06/6/2008.
II. Các tiêu chuẩn áp dụng.
Công tác thiết kế công trình tuân thủ theo các qui định, qui phạm, các hướng dẫn,
các tiêu chuẩn thiết kế do Nhà Nước Việt Nam ban hành. Cụ thể là các tiêu chuẩn sau:
TCVN 2748 : 1991 – Phân cấp công trình xây dựng – Nguyên tắc chung
TCXDVN 323:2004 Nhà ở cao tầng – tiêu chuẩn thiết kế
TCVN 4610:1998 – Kết cấu gạch đá và gạch đá cốt thép. Tiêu chuẩn thiết kế.
TCVN 5718 : 1993 – Mái và sàn BTCT trong công trình xây dựng – Yêu cầu kỹ
thuật chống thấm nước.
TCXDVN 365:2005 – Kết cấu bêtông cốt thép. Tiêu chuẩn thiết kế
TCVN 2737:1995: Tiêu chuẩn thiết kế tải trọng và tác động
Ngoài ra trong quá trình tính toán còn sử dụng các tư liệu, số liệu, và tham khảo lý
thuyết của một số tài liệu chuyên nghành khác có liên quan.
III. Phương án quy hoạch tổng thể:
Nhà sách 27 Điện Biên Phủ được xây dựng trong khuôn viên khu đất được Công

Ty TNHH một thành viên In ĐăkLăk thuê tại số 27 - đường Điện Biên Phủ - thành phố
Buôn Ma Thuột - tỉnh ĐăkLăk.
Giao thông tiếp cận thuận lợi với hệ thống giao thông của thành phố, đảm bảo cho
việc vận chuyển vật tư, hàng hóa bằng xe chuyên dụng và bằng thủ công.
Công trình là một khối thống nhất, tiếp cận trực tiếp với đường Điện Biên Phủ, có
mặt tiền 10,1m, đảm bảo thông thoáng và tiếp cận dễ dàng.
Hình khối mặt đứng của công trình được thiết kế nhẹ nhàng, màu sắc trong sáng,
hiện đại tạo nên một điểm nhấn kiến trúc trên trục đường Điện Biên Phủ, góp phần làm
khang trang hơn bộ mặt đô thị của thành phố.
IV. Phương án thiết kế công trình:
1. Giải pháp thiết kế chung:
Công trình là 1 khối thống nhất gồm 04 tầng, trong đó:
+ Tầng hầm : được sử dụng làm nhà để xe và kho sách - thiết bị.
+ Tầng 1: được sử dụng làm siêu thị sách, bố trí sảnh, phòng ngủ nhân viên, ô cầu
thang, wc.
+ Tầng 2: được sử dụng làm siêu thị sách, bố trí sảnh, phòng ngủ nhân viên, ô cầu
thang, wc.
- Trang 10 -


Báo cáo kinh tế kỹ thuật

Công trình: Nhà sách 27 – Điện Biên Phủ

+ Tầng 3: được sử dụng để bố trí phòng làm việc, hội trường, sảnh, hành lang, ô
cầu thang, wc.
Bố trí giao thông nội bộ thuận lợi, dễ dàng tiếp cận giữa các không gian trong công
trình và ngoài công trình.
Tường hầm BTCT chống thấm, tường trên xây gạch.
+Mái: Sử dụng mái bằng BTCT xây tường thu hồi, xà gồ thép, lợp tôn sóng

vuông, bố trí Sê nô BTCT .
2. Giải pháp mặt đứng:
Công trình có độ cao tính từ nền đất (cote -0.900) đến điểm cao nhất là 15,6 m.
Hình khối, màu sắc nhẹ nhàng, hiện đại tạo được điểm nhấn kiến trúc trên trục đường
Điện Biên Phủ, góp phần làm khang trang hơn bộ mặt đô thị của thành phố.
* Nội dung diện tích sử dụng:
Diện tích xây dựng tầng hầm là: 252 m 2 .Bao gồm các hạng mục chức năng sử
dụng như sau:
+ Khu vưc để xe: (cote: -3.000): 172 m2
+ Ram dốc xuống hầm: 30 m2
+ Kho sách – thiết bị + hố thang máy + wc: 41 m2
+ Ô cầu thang: 10 m2
Diện tích xây dựng tầng 1 là: 270 m 2 . Bao gồm các hạng mục chức năng sử dụng
như sau:
+ Siêu thị sách (coste: ±0.000): 157 m2
+ Hố thang máy + wc (coste: ±0.000): 18 m2
+ Phòng nghỉ nhân viên (coste: ±0.000): 18 m2
+ Hành lang + hộp kỹ thuật (coste: ±0.000): 14 m2
+ Sảnh (coste: ±0.000): 28 m2
+ Ô cầu thang: 35 m2
Diện tích xây dựng tầng 2 là: 276 m 2 . Bao gồm các hạng mục chức năng sử dụng
như sau:
+ Siêu thị sách (cote: +4.500): 157 m2
+ Hố thang máy + wc (cote: +4.500): 18 m2
+ Phòng nghỉ nhân viên (cote: +4.500): 13 m2
+ Hành lang + hộp kỹ thuật (cote: +4.500): 14 m2
+ Sảnh (cote: +4.500): 34 m2
+ Ô cầu thang: 40 m2
Diện tích xây dựng tầng 3 là: 276 m 2 . Bao gồm các hạng mục chức năng sử dụng
như sau:

+ Phòng làm việc (cote: +9.000): 132 m2
+ Hố thang máy + wc (cote: +9.000): 31 m2
+ Hành lang + hộp kỹ thuật (cote: +9.000): 39 m2
+ Sảnh (cote: +9.000): 34 m2
- Trang 11 -


Báo cáo kinh tế kỹ thuật

Công trình: Nhà sách 27 – Điện Biên Phủ

+ Ô cầu thang: 40 m2
-Tổng diện tích mái là: 273 m2
+ Phần mái lợp tôn: 178 m2
+ Phần mái đổ BTCT, sê nô: 253 m2
+ Mái lợp tấm poli lấy sáng: 21 m2

- Trang 12 -


Báo cáo kinh tế kỹ thuật

Công trình: Nhà sách 27 – Điện Biên Phủ

PHẦN V. PHƯƠNG ÁN THIẾT KẾ KẾT CẤU CÔNG TRÌNH
I. CÁC YÊU CẦU THIẾT KẾ:
1. Đặc điểm công trình và giải pháp kết cấu công trình:
* Đặc điểm công trình:
Nhà sách 27 Điện Biên Phủ là công trình được xây mới, với thiết kế kiến trúc, kết
cấu, điện nước hoàn toàn mới.

* Đặc Điểm Địa Chất - Thuỷ Văn:
Căn cứ vào các tài liệu báo cáo địa chất công trình Nhà sách 27 Điện Biên Phủ
(Công Ty TNHH Một Thành Viên In ĐăkLăk) của Công ty cổ phần tư vấn xây dựng
Vạn Xuân lập tháng 4 năm 2007 và sô liệu khảo sát sơ bộ nền đất tại khu vực xây dựng
của công ty cổ phần tư vấn công trình xây dựng Đông Sáng.
*Kết luận:
Kết cấu chịu lực chính: Cột, dầm, sàn BTCT đổ toàn khối.
Kết cấu móng: Móng được lựa chọn tùy vào tải trọng tác dụng xuống móng và cấu
tạo nền đất (Lấy cường độ nền đất theo số liệu khảo sát địa chất do Công ty). Chọn kết
cấu móng là móng băng đặt trên nền đất tự nhiên.
Với giải pháp kết cấu trên công trình đảm bảo khả năng chịu lực, điều kiện ổn định
của công trình.
2. Các kết cấu yêu cầu thiết kế:
Từ các điểm trên chúng tôi tiến hành các bước tính toán thiết kế các phần sau:
Tính toán nội lực và chuyển vị của các khung chính theo hai phương chịu các
tải trọng.
Trọng lượng bản thân.
Hoại tải sử dụng.
Tải trọng gió.
Từ các kết quả tính toán tổng hợp nội lực bất lợi ở trên, tiến hành tính toán sau:
Tổ hợp nội lực các trường hợp tải trọng:
+Tĩnh tải và hoạt tải sử dụng.
+ Tĩnh tải và hoạt tải + gió trái
+ Tĩnh tải và hoạt tải + gió phải
Từ các kết quả tính toán tổ hợp nội lực bất lợi ở trên, tiến hành thiết kế phần
thân của công trình
Tính toán giá trị cực đại của nội lực và chuyển vị các dầm, cột chính.
Thiết kế kết cấu bê tông cốt thép của cột, dầm chính.
Từ các kết quả tính toán tổ hợp phản lực tại các chân cột, tiến hành thiết kế
phần móng của công trình :

Chọn kích thước tiết diện móng.
Tính toán bố trí thép móng.
II. CƠ SỞ ĐỂ THIẾT KẾ:
- Trang 13 -


Báo cáo kinh tế kỹ thuật

Công trình: Nhà sách 27 – Điện Biên Phủ

1. Hồ sơ thiết kế:
01 Bộ bản vẽ thiết kế kiến trúc do Công ty cổ phần tư vấn xây dựng Đông Sáng
lập.
2. Các qui phạm và tiêu chuẩn dùng thiết kế:
Tiêu chuẩn thiết kế kết cấu bê tông cốt thép TCXDVN 356-2005
Tiêu chuẩn thiết kế tải trọng và tác động TCVN 2737 – 1995
Tiêu chuẩn thiết kế nền nhà và công trình TCXD 45 – 78
III. CÁC PHẦN MỀM MÁY TÍNH SỬ DỤNG:
Nội lực kết cấu được giải bằng chương trình SAP 2000.(V11.0.0)
Tính toán cốt thép sử dụng chương trình Excel 2003
IV. CÁC SỐ LIỆU DÙNG THIẾT KẾ: ( Thống nhất dùng đơn vị MPa)
Với độ quy đổi như sau:
1MPa = 10 6 N / m 2 ≈ 10kG / cm 2
1N / m 2 ≈ 0.1kG / m 2

1. Chọn vật liệu tính toán cho công trình:
* Bê tông:
B20 tương ứng M250:
Rn= 11.5 Mpa
= 115 KG/cm2

Rbt= 0.9 Mpa
= 9 KG/cm2
Eb= 27000 MPa = 270000 KG/cm2
* Cốt thép CI & CII:
+Loại CI: (Thép trơn đường kính Φ<10)
Rs=Rsc= 225 MPa = 2250 KG/cm2
Rsw= 175 MPa = 1750 kG/cm2
Ea= 210 000 MPa = 2 100 000 kG/cm2
+Loại CII : (Thép gân đường kính Φ>=10)
Rs=Rsc= 280 MPa = 2 800 KG/cm2
Rsw= 225 MPa = 2 250 kG/cm2
Ea= 210 000 = 2 100 000 kG/cm2
2. Trọng lượng riêng của vật liệu và các hệ số vượt tải:
Vật Liệu

Đơn vị
tính

Trọng lượng
Riêng

Hệ số vượt
tải

1

Vữa lát nền và tô trần

kN / m 3


16.00

1.3

2

Bê tông cốt thép

kN / m 3

25.00

1.1

3

Khối xây gạch ống (10cm)

kN / m 2

1.80

1.1

4

Khối xây gạch ống (20cm)

kN / m 2


3.30

1.1

5

Đất đầm nện chặt

kN / m 3

19.00

1.3

STT

- Trang 14 -


Báo cáo kinh tế kỹ thuật

6

Công trình: Nhà sách 27 – Điện Biên Phủ

Mái tôn giả ngói xà gồ thép hình

0.20

1.1


Đơn vị
tính

Trọng lượng
Riêng

Hệ số vượt
tải

kN / m 2

3. Các hoạt tải sử dụng:
STT

Loại hoạt tải

1

Hoạt tải

kN / m 2

5.00

1.2

2

Mái tôn


kN / m 2

0.75

1.3

V. TẢI TRỌNG
1. Tải trọng đứng
a. Tải trọng sàn
Lớp vật liệu

Chiều
dày

Tr.lượng
riêng

gtc

(m)

(N/m3)

(N/m2)

0.02

16000


320

1.3

416

0.12

25000

3000

1.1

3300

0.015

16000

240

1.3

312

0

1.1


0

1.Vữa XM lót
Tĩnh tải 2.Bản BTCT
4.Vữa trát
5.Sơn hoàn
thiện
gtt

Hệ số n

(N/m2)

3560

Hoạt tải

5000

gtt

4028
1.2

6000

b. Mái tôn sảnh chính.
Loại

Các lớp vật liệu


Hệ số
n

Giá trị tc

Giá trị tt

(N/m2)

(kN/m2)

Tĩnh tải

Mái tôn xà gồ thép hình

1.1

200

220

H.tải

Mái tôn Sóng vuông

1.3

300


390

2. Tải trọng ngang:
* Thành phần tĩnh của tải trọng gió (theo TCVN:2737-1995):
Giá trị tiêu chuẩn thành phần tĩnh của tải trọng gió W tác động vào điểm j (cao độ)
được xác định theo công thức:
W jtc = Wo k ( z j )c j

Trong đó:
Wo: áp lực gió tiêu chuẩn lấy theo phân vùng áp lực gió trong TCXD 2737-1995.
Thành phố Buôn Ma Thuột thuộc vùng I.A nên W0 = 650 (N/m2).
k(zj): hệ số xét đến sự thay đổi áp lực gió lấy theo bản đồ phân vùng, phụ thuộc
vào địa hình tính toán và độ cao zj của điểm j.
cj : hệ số khí động, lấy theo TCVN 2737-1995.
- Trang 15 -


Báo cáo kinh tế kỹ thuật

Công trình: Nhà sách 27 – Điện Biên Phủ

Phía đón gió c=+0,8.
Phía khuất gió c=-0,6.
Giá trị tính toán thành phần tĩnh của tải trọng gió xác định theo công thức:
W jtt = W jtc .γ .β

Trong đó:
γ : hệ số độ tin cậy (=1,2).
β : hệ số điều chỉnh theo thời gian sử dụng. Thời gian giả định là 50 năm có β =


1,00.
Có hai cách qui áp lực gió tác dụng vào hệ là:
+Đưa tải trọng gió tĩnh phân bố trên bề mặt tường xây về thành tải phân bố tác
dụng lên cột:
q ttj = W jtt .B

.Với B là bề rộng đón gió của khung đang xét.
+Đưa tải trọng gió tĩnh phân bố trên bề mặt tường về thành tải trọng tập trung tại
nút khung:
Pjtt = W jtt .S j

Do đặc điểm công trình nên ta chọn cách phân bố tải trọng gió tĩnh vào khung là
phân bố đều trên cột.
* Thành phần động cuả tải trọng gió:Vì công trình có chiều cao H< 40m nên
không xét đến ảnh hưởng của gió động khi thiết kế công trình.
VI. TÍNH TOÁN CÁC CẤU KIỆN BTCT:
1. Tính toán dầm:
Sơ bộ chon tiết diện cho các dầm
Tải trọng từ sàn truyền vào dầm với tải trọng phân bố đều trên sàn.
g.L1
2
L2

L2

2. Tính toán một khung trục điển hình.
a. Tính khung điển hình:
* Sơ đồ khung:
Để đơn giản cho tính toán ta xem cột ngàm tại vị trí mặt móng. Bỏ qua sự tham gia
chịu lực của đà kiềng trong khung. Trọng lượng tường và bản thân đà kiềng được quy

đổi thành lực tập trung truyền vào móng.
Sơ bộ xác định kích thước tiết diện khung:
* Kích thước tiết diện dầm:
Sơ bộ chọn kích thước dầm theo công thức kinh nghiệm như sau :
h = (1/8 ÷ 1/12)l
b = (0,25 ÷ 0,5)h
* Kích thước tiết diện cột:
- Trang 16 -


Báo cáo kinh tế kỹ thuật

Công trình: Nhà sách 27 – Điện Biên Phủ

Fsb = k

Chọn diện tích tiết diện cột:

N
Rn

Bêtông B20 có Rb = 11.5 Mpa, Rbt= 0.9 Mpa, Eb= 27.103 Mpa.
N: do chưa có số liệu tính toán nên lấy gần đúng N = (10 ÷ 12 kN/m2). Fxq
Fxq = Fs xms tổng diện tích các tầng tác dụng trong phạm vi quanh cột.
m s : Số tầng tác dụng.
k: phụ tuộc đặc điểm làm việc của cột
b. Tải trọng đứng:
Gồm
* Tĩnh tải:
+ Tĩnh tải do sàn truyền vào dầm khung.

+ Tĩnh tải do các dầm dọc truyền vào nút khung.
+ Tĩnh tải do trọng lượng bản thân kết cấu.
* Hoạt tải:
+ Hoạt tải do sàn truyền vào dầm khung (nếu có).
+ Hoạt tải do dầm dọc truyền vào nút khung.
Sơ đồ phân bố tải trọng từ sàn truyền vào dầm:
Sơ đồ tải trọng tác dụng trên dầm sàn có bản kê bồn cạnh và bản dầm:

L1

L2

L1
2

g.L1
2

g.L1
2

L2

L1

g.L1
2
L2

L2


Khi tải trọng tác dụng lên dầm phân bố theo dạng hình thang hoặc hình tam giác.
Để đơn giản cho việc tính toán ta có thể chuyển về tải trọng phân bố đều theo các công
thức sau:
0.5ql1

0.5ql1

qtu=5/8.0,5ql1

2

3

qtu=0,5ql1(1-2ί +ί )

l

1
với i = 0,5 l

2

- Trang 17 -


Báo cáo kinh tế kỹ thuật

Công trình: Nhà sách 27 – Điện Biên Phủ


+ Các dạng tổ hợp tải trọng cụ thể:
TH1 = ADD [TT + HT1]
TH2 = ADD [TT + HT2]
TH3 = ADD [TT + HT1 + HT2]
TH4 = ADD [TT + GT]
TH5 = ADD [TT + GP]
TH6 = ADD [TT + HT1*0,9 + GT*0,9]
TH7 = ADD [TT + HT1*0,9 + GP*0,9]
TH8 = ADD [TT + HT2*0,9 + GT*0,9]
TH9 = ADD [TT + HT2*0,9 + GP*0,9]
TH10 = ADD [TT + HT1*0,9 + HT2*0,9 + GT*0,9]
TH11 = ADD [TT + HT1*0,9 + HT2*0,9 + GP*0,9]
BAO=ENVE [TT;TH1;TH2;TH3;TH4;TH5;TH6;TH7;TH8;TH9;TH10;TH11]
c. Tính toán dầm khung điển hình:
* Tính toán cốt thép:
+ Nội lực:
- Lấy kết quả nội lực trong Sap cho trường hợp tổ hợp bao
- Trong dầm lấy giá trị nội lực tại 3 tiết diện (Gối trái; Giữa nhịp; Gối phải)
- Tại mỗi tiết diện có hai giá trị Mmax , Mmin.
- Cốt thép chịu mômen âm dùng Mmin để tính toán.
- Cốt thép chịu mômen dương dùng Mmax để tính toán.
+ Tính toán cốt thép dọc:
Với tiết diện chịu mômen âm:
Dầm khung làm việc như dầm chữ nhật với tiết diện bxh.
- Giả thiết trước chiều dày của lớp bêtông bảo vệ ta suy ra được h0
M

- Tính α m = R .b.h 2
b
0


+ Nếu α m ≤ α R : thì tính ζ = 0,5.[1 + 1 − 2.α m ]
-Diện tích cốt thép yêu cầu:

ASTT =

M
(cm 2 )
R S .ζ .h0

+Nếu α m > α R : thì tăng kích thước tiết diện hoặc tăng cấp độ bền nén của bêtông.
*Kiểm tra hàm lượng cốt thép.
µ min ≤ µ t =

AS
≤ µ max .
bho

Hợp lý: 0,6% ≤ µ t ≤ 1,2%. Thông thường với dầm lấy µ min =0,10%.
Đối với một số công trình lấy µ max = 5%.
* Tính toán cốt thép ngang:
+ Nội lực để tính toán:
- Trang 18 -


Báo cáo kinh tế kỹ thuật

Công trình: Nhà sách 27 – Điện Biên Phủ

Trên một nhịp dầm ta xuất các giá trị lực cắt của trường hợp tổ hợp bao do phần

mền Sap2000 đã tính toán. Một nhịp dầm ta tiến hành xuất giá trị lực cắt tại 4 tiết diện:
Gối trái; 1/4 Nhịp; 3/4 Nhịp; Gối phải.
+ Trình tự tính toán:
Kiểm tra khả năng chịu ứng suất nén chính theo công thức:
Điều kiện: Q ≤ 0,3.ϕ w1.ϕ b1 .Rb .b.h0
Trong đó:
ϕ w1 : Hệ số xét đến ảnh hưởng của cốt đai đặt vuông góc với trục cấu kiện. Ta có:
ϕ w1 = 1+5.α. µ w ≤ 1,3
Với α =

ES
A
; µω = SW
Eb
b.s

ϕ b1 : Hệ số xét đến khả năng phân phối lại nội lực của các loại bêtông khác nhau. Ta

có:
ϕ b1 = 1 − β .Rb

Khi điều kiện trên không thoả mãn thì cần tăng kích thước tiết diện hoặc tăng cấp
độ bền của bêtông.
+ Tính toán cường độ của tiết diện nghiêng theo lực cắt
Ta sẽ tính toán cốt đai khi không đặt cốt xiên. Ta có điều kiện cường độ trên tiết
diện nghiêng như sau:
Q ≤ Qb + Q SW =

Mb
+ (q SW + q1 ).c

c

Trong đó:
Mb = ϕb2.(1+ϕf +ϕn).Rbt.b.h02
c: chiều dài hình chiếu của mặt cắt nghiêng trên trục cấu kiện.
ν
2

q1= g + .Trong đó
g : Tải trọng thường xuyên phân bố liên tục
ν :Tải trọng tạm thời phân bố liên tục
qSW: khả năng chịu cắt của cốt đai.
Khi tính toán người ta xác định qsw như sau:
+ Khi Qmax ≤

2
Qmax
− Qb21
Qb1
q
=
2
M
.
q
trong đó Qb1 =
sw
b 1 thì
0,6
4.M b


M

Q

b
b1
+ Khi h + Qb1 > Qmax > h thì q sw =
0
0

(Qmax − Qb1 ) 2
Mb

Trong cả hai trường hợp trên, qsw không được lấy nhỏ hơn
M

b
+ Khi Qmax ≥ h + Qb1 thì q sw =
0

Qmax − Qb1
h0

- Trang 19 -

Qmax − Qb1
2.h0



Báo cáo kinh tế kỹ thuật

Công trình: Nhà sách 27 – Điện Biên Phủ

Q

b min
+ Nếu tính được q sw < 2.h thì tính lại:
0

q sw

Q
ϕ
= max + b 2 .q1 −
2.h0 ϕ b 3

2

 Qmax ϕ b 2   Qmax

+
.q1  − 
2
.
h
ϕ
0
b3


  2.h0





2

*Tính cốt treo:
Tại các vị trí có dầm phụ gác lên dầm khung thì ta phải tính toán cốt treo để tránh
hiện tượng giật đứt. Ta có sơ đồ tính như sau:

a

hs

hdc

h0

hdp

F

hs

bdp

hs


Điều kiện tính toán:
F .(1 −

hs
) ≤ m.n.a sw Rsw
h0

Trong đó:
F: lực giật đứt.
hs: Khoảng cách từ vị trí đặt lực giật đứt đến trọng tâm tiết diện cốt thép.

∑R

sw

. Asw :Tổng lực cắt chịu bởi cốt thép đai đặt phụ thêm trên vùng giật đứt có

chiều dài a = 2.hs+bdp.
d. Tính toán cột khung điển hình:
Cột được tính theo cấu kiện chịu nén lệch tâm có tiết diện chữ nhật, đặt cốt thép
đối xứng. Tại 1 tiết diện có 3 tổ hợp, 1 cột có 2 tiết diện nên có 6 tổ hợp M - N . Xác
định cốt thép đối với từng tổ hợp, chọn giá trị ASmax trong 6 giá trị tổ hợp đó để bố trí.
Từ bảng tổ hợp nội lực, ta chọn các cặp nội lực để tính toán. Đó là các cặp :

 M max − N tu 


 M min − N tu 
N − M 
tu 

 max
Xác định độ lệch tâm ban đầu : eo= e1 + ea
Với: e1 =

M
: độ lệch tâm tĩnh học
N
- Trang 20 -


Báo cáo kinh tế kỹ thuật

Công trình: Nhà sách 27 – Điện Biên Phủ

ea : độ lệch tâm ngẫu nhiên. Lấy ea không nhỏ hơn

1
1
chiều cao cột và
chiều
600
30

cao của tiết diện.
1

Xác định hệ số uốn dọc:

η = 1− N


N cr

Với : Ncr : Lực dọc tới hạn, xác định theo công thức :
Ncr =

6,4 Eb SI
.( + α .I S )
ϕl
l 02

Trong đó : + lo : Chiều dài tính toán của cột, với khung 1 nhịp lo = h.
+ Eb : môđun đàn hồi của bêtông.
+ I : mômen quán tính của tiết diện lấy đối với trục qua trọng tâm và vuông góc
với mặt phẳng uốn.
+ IS : mômen quán tính của diện tích tiết diện cốt thép dọc chịu lực lấy đối với trục
qua trọng tâm và vuông góc với mặt phẳng uốn.
Do lúc đầu chưa biết AS nên giả thiết trước hàm lượng cốt thép µt
h

=> I S = µ t .b.h0 . − a 
2


2

Sau khi đã tính được AS, A’S kiểm tra lại hàm lượng cốt thép theo công thức sau :
µ t (%) =

AS + AS'
.100% . Nếu chênh lệch nhiều so với giả thiết ban đầu thì giả thiết lại rồi

b.h0

tính toán lại.
E

s
+ α = E với Es : môđun đàn hồi của cốt thép.
b

+ S : hệ số kể đến ảnh hưởng độ lệch tâm
S=

0,11
δ
0,1 + e +0,1
ϕp

Với:

e

l
δ e = max o ; δ min  ; δ min = 0,5 − 0,01 o − 0,01Rb .
h
h


ϕ p : hệ số xét đến ảnh hưởng của cốt thép căng ứng lực trước. Với kết cấu bêtông
cốt thép thường : ϕ p = 1.


+ ϕ l : hệ số xét đến ảnh hưởng của tải trọng tác dụng dài hạn :
ϕl = 1 + β

M dh + N dh . y
≤ 1 + β . (2)
M + N.y

Với : y - khoảng cách từ trọng tâm tiết diện đến mép chịu kéo, với tiết diện chữ
nhật y = 0,5h.
Mdh, Ndh : nội lực do tải trọng tác dụng dài hạn (lấy tĩnh tải)
β: hệ số phụ thuộc vào loại bêtông, với bêtông nặng β = 1.
Trong công thức (2) khi Mdh và M ngược dấu nhau thì Mdh được lấy giá trị âm, lúc
này nếu tính được ϕl < 1 thì phải lấy ϕl = 1 để tính Ncr.
- Trang 21 -


Báo cáo kinh tế kỹ thuật

Công trình: Nhà sách 27 – Điện Biên Phủ

Xác định độ lệch tâm tính toán:
h
2
h
e' = η.e + − a' .
2

e = η.e0 + − a .

N


Tính chiều cao vùng nén : x1 = R .b
b
Xác định trường hợp lệch tâm:
Nếu x1 ≤ ξR.ho thì lệch tâm lớn.
Nếu x1 > ξR.ho thì lệch tâm bé.
Tính cốt thép dọc :
- Trường hợp lệch tâm lớn :
Nếu x1 ≥ 2a' ⇒As= As' =

N (e − h0 + 0,5.x1 )
Rsc .Z a
Ne'

Nếu x1 < 2a' ⇒As= As' = R .Z .
s
a
- Trường hợp lệch tâm bé :
*
Với x = x1, tính : As =

N (e − h0 + 0,5.x1 )
Rsc .Z a



1
*
− 1.ho
 N + 2 Rs As 

N .e − Rb bx(h0 − 0,5.x )
'
1− ξR

Tính lại x : x = 
=> As =
*
Rsc .Z a
2R A
Rb bho + s s
1− ξR

Sau khi tính được As, A’s tiến hành kiểm tra hàm lượng thép theo điều kiện :
µmin < µt < µmax. Với : µ =

2 As
.100%
b.ho

µt không được vượt quá 3%. Nếu vượt quá cần tăng kích thước tiết diện hoặc tăng
cấp độ bền bê tông.
µt nếu < µmin thì lấy AS tối thiểu theo µmin
Do lực cắt trong cột khá bé nên không cần tính toán cốt đai mà chỉ đặt theo cấu tạo
là thỏa mãn. Đặt cốt đai phải thỏa mãn các điều kiện sau :
≥ 5mm

+ φđ 
≥ 0,25φ max
+ sđ ≤ 15φ min (của cốt dọc). Tại vị trí nối buộc sđ ≤ 10φ min
φ max, φ min : đường kính lớn nhất, bé nhất của cốt thép dọc chịu lực:

3.Tính toán móng:
a. Tính toán móng điển hình:
* Đặc Điểm Địa Chất - Thuỷ Văn:

- Trang 22 -


Báo cáo kinh tế kỹ thuật

Công trình: Nhà sách 27 – Điện Biên Phủ

Căn cứ vào các tài liệu báo cáo địa chất công trình phân xưởng sản xuất in (Công
Ty TNHH Một Thành Viên In ĐăkLăk) của Công ty cổ phần tư vấn xây dựng Vạn
Xuân lập tháng 4 năm 2007 và sô liệu khảo sát sơ bộ nền đất tại khu vực xây dựng của
công ty cổ phần tư vấn công trình xây dựng Đông Sáng.
Chọn giải pháp móng băng đặt trên nền đất thiên nhiên.
Tải trọng tác dụng lên móng M1 chưa kể đến trọng lượng bản thân tường, đà
kiềng, do quá trình tính toán tổ hợp nội lực chân cột mà có.
Tải trọng tường, trọng lượng bản thân đà kiềng tác dụng lên móng đã tính toán và
cộng dồn vào tải trọng đã tổ hợp tại chân cột.
Chọn vật liệu làm móng:
* Bê tông:
B20 tương ứng M250 :
Rn= 11.5 Mpa
= 110 KG/cm2
Rbt= 0.9 Mpa
= 9 KG/cm2
Eb= 27000 MPa
= 270000 KG/cm2
* Cốt thép CI & CII:

+Loại CI: (Thép trơn đường kính Φ<10)
Rs=Rsc= 225 MPa = 2250 KG/cm2
Rsw= 175 MPa = 1750 kG/cm2
Ea= 210 000 = 2 100 000 kG/cm2
+Loại CII : (Thép gân đường kính Φ>=10)
Rs=Rsc= 280 MPa = 2 800 KG/cm2
Rsw= 225 MPa = 2 250 kG/cm2
Ea= 210 000 = 2 100 000 kG/cm2

- Trang 23 -


Báo cáo kinh tế kỹ thuật

Công trình: Nhà sách 27 – Điện Biên Phủ

PHẦN VI. PHƯƠNG ÁN THIẾT KẾ ĐIỆN
I. Thuyết minh và tính toán.
Hệ thống điện thiết kế cho công trình phục vụ cho nhu cầu chiếu sáng, hệ thống
các thiết bị máy lạnh.
Hệ thống điện được thiết kế đảm bảo như sau:
- Đúng tiêu chuẩn kỹ thuật.
- Cung cấp nguồn điện liên tục và ổn định.
- Tiết kiệm tối đa nguồn năng lượng điện.
- Phù hợp và làm tăng thêm nét đẹp của kiến trúc.
- Ứng dụng những kỹ thuật tiên tiến để tối ưu hóa công năng sử dụng của công
trình.
- Dễ dàng kiểm soát, bảo trì hệ thống khi hoạt động.
- Giảm tối đa chi phí cho vận hành và bảo trì hệ thống. Hệ thống điện được thiết
kế, lựa chọn thiết bị tuân thủ theo các tiêu chuẩn sau:

- TCVN 4756-89: Quy phạm nối đất và nối không các thiết bị.
- TCVN 3623-81: Khí cụ chuyển mạch điện áp tới 1000v – Yêu cầu chung.
- TCVN 6447 – 1998: Cáp điện vặn xoắn cách điện PVC, XLPE – Điện áp
0,6/1KV.
- TCVN 2103-1994: Dây điện bọc nhựa PVC.
- TCVN 5179-1990: Bóng đèn huỳnh quang.
- IEC 60439-1: Yêu cầu chung về tủ điện hạ thế
- TCVN 2048: Ổ cắm và phích cắm điện
II. Thuyết minh tính toán điện
1. Phụ tải của hệ thống điện
Hệ thống điện được thiết kế bao gồm nhừng phần chính nhu sau:
Nguồn dự phòng: từ máy phát điện dự kiến của công trình.
Phần hạ thế: phần hạ thế cấp cho dự án được cung cấp bởi hệ thống điện hạ thế của
công trình.
+ Hệ thống mạng lưới phân phối.
+ Hệ thống các tủ phân phối điện.
+ Hệ thống chiếu sáng.
+ Hệ thống các thiết bị điện.
2. Phần tính toán thiết kế
Công suất điện:
a. Công suất cho phần chiếu sáng:
, máy lạnh và ổ cắm điện của dự án: S=30kVA

- Trang 24 -


Báo cáo kinh tế kỹ thuật

Công trình: Nhà sách 27 – Điện Biên Phủ


Hệ thống nối đất: Được thiết kế đảm bảo việc bảo vệ chống lại những sự cố về
cách điện của từng thiết bị khác nhau, để trung hòa, tản dòng điện rò của các tủ phân
phối và toàn bộ các thiết bị sử dụng điện khi có sự cố.
Điện trở của hệ thống nối đất không vượt quá 4(Ohm) tại mọi thời điểm trong năm.
Hệ thống phân phối được thiết kế như sau:
- Sử dụng các tuyến cáp cấp điện từ tủ điện phân phối chính đến các tầng.
- Tủ điện cấp nguồn cho chiếu sáng và các ổ cắm thiết bị sẽ được cấp nguồn từ tủ
điện phân phối chính.
Tủ phân phối chính:
Tủ phân phối chính nhận điện từ đầu ra máy phát điện và hệ thống điện hạ thế
cung cấp từ tủ điện phân phối chính hiện hữu của công trình.
Đầu ra của tủ điện chính gồm nhiều ngõ ra, mỗi ngõ ra của tủ điện là một tuyến
cáp nguồn kéo trực tiếp đến các MBCC cung cấp cho các tầng.
Tủ điện chính được đặt ở vị trí thích hợp cho việc đóng ngắt và thao tác.
3. Hệ thống chiếu sáng
Việc thiết kế hệ thống chiếu sáng được thực hiện thỏa các yêu cầu sau:
Bảo đảm độ rọi thích hợp với từng khu vực trong công trình.
Sử dụng các kiểu đèn phù hợp với nhu cầu và kiến trúc của từng khu vực.
Phương pháp quản lý, sử dụng đèn.
Không sử dụng hệ thống chiếu sáng khẩn cấp và thoát hiểm nhằm giảm kinh phí
đầu tư.
Về màu sắc ánh sáng, tùy theo tính năng mỗi khu mà sử dụng ánh sáng trắng hay
vàng. Trong công trình toàn bộ sử dụng đèn huỳnh quang ánh sáng trắng.
Phương pháp điều khiển đèn:
Các đèn sẽ được điều khiển từ các công tắc gắn tường tại mỗi khu vực.
4. Tủ phân phối chính
Các nhãn hiệu trong tủ:
Toàn bộ các cầu dao, thiết bị, dây cáp,...trong tủ phải được ghi nhãn thích hợp, các
chữ phải có chiều cao ít nhất là 3mm, các nhãn cho các thiết bị phải không bị che khuất
bởi các đường dây. Không chấp thuận sử dụng băng keo 2 mặt để dán nhãn.

Thông tin trên nhãn phải thể hiện đầy đủ về việc bảo vệ, điều khiển.
Bên ngoài mỗi tủ phân phối phải có nhãn ghi tên tủ.
Yêu cầu bảo vệ và điều khiển cho thiết bị.
Nguyên tắc bảo vệ đã được thể hiện trên các bản vẽ sơ đồ nguyên lý hệ thống điện.
Bảo vệ chống quá tải và ngắt mạch với cầu dao ngắt tự động:
Nguyên tắc từ cho quá tải và ngắt mạch.
Nguyên tắc nhiệt cho quá tải thấp.
Các tiếp điểm phụ cho phần báo hiệu, báo sự cố.
5. Thiết bị điện:
* Thiết bị trong tủ phân phối
- Trang 25 -


×