Tải bản đầy đủ (.ppt) (32 trang)

Bài 50. Đa dạng của lớp Thú: Bộ Ăn sâu bọ, bộ Gặm nhấm, bộ Ăn thịt

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.48 MB, 32 trang )

TRƯỜNG THCS TÂN XUÂN

SINH HỌC 7
GIÁO SINH: NGUYỄN THỊ MINH SANG


KIỂM TRA BÀI CŨ
Lựa chọn đáp án đúng nhất:
Câu 1: Đặc điểm nào không phải của dơi?
A. Màng có cánh rộng, có lông mao
B. Có 2 kiểu bay lượn và bay vỗ cánh
C. Đẻ con và nuôi con bằng sữa mẹ.
D. Chi sau yếu, bám vào cành cây treo ngược cơ thể


KIỂM TRA BÀI CŨ
Câu 2: Loài nào sau đây thuộc bộ cá voi?
A.Cá heo
B.Cá nhà táng
C.Cá sấu
D.Cả 3 loài trên


KIỂM TRA BÀI CŨ
Câu 3: Đặc điểm nào không đúng với cá voi?
A.Có khả năng phát ra siêu âm
B.Đẻ con và nuôi con bằng sữa
C.Có bộ răng chắc khỏe để ăn tôm, cá nhỏ
D.Chi trước biến đổi thành vây bơi



KIỂM TRA BÀI CŨ
Câu 4: Đặc điểm sinh sản của bộ cá voi?
A.Đẻ trứng thụ tinh trong
B.Đẻ trứng thụ tinh ngoài
C.Đẻ con
D.Tất cả đều sai


Bài 50: ĐA DẠNG CỦA LỚP THÚ (tt)
BỘ ĂN SÂU BỌ - BỘ GẶM NHẤM
BỘ ĂN THỊT


Bài 50: ĐA DẠNG CỦA LỚP THÚ (tt)
BỘ ĂN SÂU BỌ - BỘ GẶM NHẤM
BỘ ĂN THỊT


BỘ ĂN SÂU BỌ - BỘ GẶM NHẤM - BỘ ĂN THỊT

I. Bộ ăn sâu bọ:
Chuột
Chù,
Kể tên một số đạiĐại
diệndiện:
của bộ
ăn sâu
bọChuột
mà emchũi…..
biết?


Chuột chù

Hãy cho biết các đại diện ăn gì?
Ăn sâu bọ


BỘ ĂN SÂU BỌ - BỘ GẶM NHẤM - BỘ ĂN THỊT

I. Bộ ăn sâu bọ:

Kiếm ăn vào thời gian nào?
→ Kiếm ăn vào ban đêm.
Cách kiếm ăn ra sao?
→ Có tập tính đào bới đất, đám lá rụng tìm
sâu bọ và giun đất.


BỘ ĂN SÂU BỌ - BỘ GẶM NHẤM - BỘ ĂN THỊT
Quan sát hình và cho biết: Để thích nghi với cách đào
hang, chuột chù và chuột chũi có cấu tạo như thể nào?

-Mõm kéo dài thành vòi ngắn.
- Chân trước ngắn, bàn rộng, ngón tay khỏe.
- Lông xúc giác dài, khứu giác rất phát triển.
- Thị giác kém phát triển.


BỘ ĂN SÂU BỌ - BỘ GẶM NHẤM - BỘ ĂN THỊT
Bộ răng của chuột chù và chuột chũi có đặc điểm gì

thích nghi với đời sống ăn sâu bọ?

- Răng nhọn, sắc cắn nát vỏ cứng của sâu bọ.


BỘ ĂN SÂU BỌ - BỘ GẶM NHẤM - BỘ ĂN THỊT

I. Bộ ăn sâu bọ:

- Đặc điểm:
+ Mõm dài, răng nhọn.
+ Thị giác kém phát triển, khứu giác rất phát triển, đặc
biệt là lông xúc giác.
+ Chi trước ngắn, ngón tay khỏe, bàn tay rộng.


Em có biết
Chuột chù còn có tên gọi nào khác?
Vì sao có tên gọi như vậy?
Chuột chù còn có tên gọi khác là chuột xạ.
Chuột xạ có mùi hôi rất đặc trưng. Mùi hôi này
được tiết ra từ các tuyến da ở hai bên thân
chuột đực. Nhưng đối với họ hàng nhà chuột
chù, thì đây là “hương thơm” để chúng nhận
ra nhau. Hương thơm này càng nồng nặc hơn
về mùa sinh sản của chúng.
Chuột chũi sống đào hang trong đất, bộ lông
dày mượt, tai mắt nhỏ, ẩn trong lông. Trong khi
đi, đuôi va chạm vào thành đường hầm nhờ
những lông xúc giác mọc trên đuôi mà con vật

nhận biết được đường đi.


BỘ ĂN SÂU BỌ - BỘ GẶM NHẤM - BỘ ĂN THỊT

II. Bộ gặm nhấm:
Một số đại diện của Bộ Gặm Nhấm


BỘ ĂN SÂU BỌ - BỘ GẶM NHẤM - BỘ ĂN THỊT

II. Bộ gặm nhấm:
- Đại diện: chuột
đồng, sóc, nhím…

Một số loài thú thuộc bộ Gặm nhấm


BỘ ĂN SÂU BỌ - BỘ GẶM NHẤM - BỘ ĂN THỊT

II. Bộ gặm nhấm:
Thức ăn của thú gặm nhấm là gì?
Cách ăn như thế nào?

- Thú gặm nhấm ăn tạp
- Cách ăn: gặm nhấm( bào nhỏ thức ăn bằng cách
gặm và khoét, sau đó nghiền nhỏ thức ăn.


BỘ ĂN SÂU BỌ - BỘ GẶM NHẤM - BỘ ĂN THỊT


II. Bộ gặm nhấm:
Quan sát hình: chú thích các bộ phận cấu tạo của bộ
răng gặm nhấm và trả lời câu hỏi:

1
Răng cửa
2
3
Khoảng trống hàm

Răng hàm


BỘ ĂN SÂU BỌ - BỘ GẶM NHẤM - BỘ ĂN THỊT

II. Bộ gặm nhấm:
- Để thích nghi với cách ăn gặm nhấm thì bộ răng của bộ
gặm nhấm có đặc điểm như thế nào?
+ Răng cửa lớn, sắc, mọc dài liên tục.
+ Thiếu răng nanh.
+ Răng hàm cứng, có khoảng trống hàm.

-Tại sao chuột lại hay cắn phá?
+ Vì răng cửa mọc dài liên tục, mỗi tuần có thể dài ra vài mm
luôn gặm nhấm ngay cả khi no để mài răng.

-Tại sao chuột đồng không được xếp chung vào bộ ăn
sâu bọ?
+ Do cách ăn và chế độ ăn, cấu tạo răng khác nhau nên chuột

đồng phải xếp vào bộ gặm nhấm.


BỘ ĂN SÂU BỌ - BỘ GẶM NHẤM - BỘ ĂN THỊT

II. Bộ gặm nhấm:

- Đặc điểm:
+ Răng cửa lớn, sắc, mọc dài liên tục.
+ Thiếu răng nanh.
+ Răng hàm cứng, có khoảng trống hàm.


BỘ ĂN SÂU BỌ - BỘ GẶM NHẤM - BỘ ĂN THỊT

II. Bộ gặm nhấm:
-Chuột đồng có lợi hay có hại?
Chuột đồng có tập tính gặm nhấm cây cỏ ngay cả khi
không đói, chúng lại sinh sản rất nhanh, gây hại lớn cho
mùa màng.
-Theo em, chúng ta phải làm gì để hạn chế những thiệt
hại do chuột gây ra?
+Dùng thuốc diệt chuột, đặt bẫy diệt chuột…
+ Không tạo điều kiện cho chuột phát triển: sắp xếp đồ
đạt gọn gàng, ngăn nắp….
+ Nuôi mèo để bắt chuột.


Em có biết
Tác hại ghê gớm của

chuột: đó là khả năng phát
triển nòi giống nhanh một
cách khủng khiếp. Một năm
một đôi chuột có thể sinh sản
được 800 cháu chắt, ăn hết
gần 2000kg lương thực.


BỘ ĂN SÂU BỌ - BỘ GẶM NHẤM - BỘ ĂN THỊT

III. Bộ Ăn Thịt:
Kể tên các đại diện của bộ ăn thịt mà em biết?

Chó sói

Sư tử

Mèo

Gấu


BỘ ĂN SÂU BỌ - BỘ GẶM NHẤM - BỘ ĂN THỊT

III. Bộ Ăn thịt

- Đại diện: mèo, chó sói, báo…


BỘ ĂN SÂU BỌ - BỘ GẶM NHẤM - BỘ ĂN THỊT


III. Bộ Ăn Thịt:
Bộ ăn thịt có những cách bắt mồi nào?
- Rình mồi và vồ mồi ( Hổ, báo...)
- Đuổi mồi và bắt mồi( chó sói...)


BỘ ĂN SÂU BỌ - BỘ GẶM NHẤM - BỘ ĂN THỊT

III. Bộ Ăn Thịt

Bộ răng của thú ăn thịt có cấu tạo như thế nào để phù
hợp với lối sống?

Răng cửa

Răng nanh
+ Răng cửa sắc nhọn
+ Răng nanh lớn, dài, nhọn
+ Răng hàm có nhiều mấu dẹp,sắc.

Răng hàm


×