Tải bản đầy đủ (.pptx) (30 trang)

Bài 6. Thực hành: Đa dạng thế giới sinh vật

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (3.59 MB, 30 trang )

Bài 6: Thực hành
ĐA DẠNG THẾ GIỚI SINH VẬT
Đề tài: Vườn quốc gia Cát Tiên
- NHÓM 3 -


I. Khái quát chung về Vườn quốc gia Cát Tiên

1.

Vị trí địa lý


I. Khái quát chung về Vườn quốc gia Cát Tiên
2. Cảnh quan

Nhiều kiểu địa hình xen kẽ các bàu, đầm, các hệ suối, cộng với
hơn 90km chiều dài sông Đồng Nai đã tạo nên những cảnh
quan đặc trưng với những ghềnh thác, các khu đất ngập nước
và bán ngập nước.

Đặc biệt là khu vực Bàu Sấu, một điểm tham quan
du lịch rất lý thú. 


II. Sự đa dạng sinh học ở Vườn quốc gia Cát Tiên
2. Giới nấm

Vườn Quốc gia Cát Tiên cũng đã định danh được 370 loài nấm phân bố trong 128 chi, 45 họ. Nơi đây ngoài 300 loài nấm đảm
thường gặp ở Việt Nam, còn có thêm 90 loài mới, hơn 20 chi mới hoặc mới tách, 9 họ mới và 1 bộ mới bổ sung cho hệ nấm
Việt Nam.




II. Sự đa dạng sinh học ở Vườn quốc gia Cát Tiên
2. Giới nấm :

Nấm pin lưới

Nấm bạch hương

Nấm phát quang

Nấm hoàng bạch


II. Sự đa dạng sinh học ở Vườn quốc gia Cát Tiên
2. Giới thực vật

       VQG Cát Tiên nằm giữa 2 vùng sinh học địa lý từ vùng cao nguyên Trường Sơn xuống vùng đồng bằng Nam Bộ, do vậy
hội tụ được các luồng hệ thực vật phong phú, đa dạng. Với 50% là diện tích rừng cây xanh, 40% là diện tích rừng tre và
10% nông trại, danh mục thực vật tại VQG Cát Tiên hiện nay đã xác định được 1.610 loài thuộc 724 chi, 162 họ và phụ họ,
75 bộ thực vật bậc cao có mạch.


II. Sự đa dạng sinh học ở Vườn quốc gia Cát Tiên
2. Giới thực vật



Đặc trưng ở đây là các kiểu rừng lá rộng thường xanh mưa ẩm nhiệt đới với các loài cây gỗ, với thành phần loài chiếm ưu
thế thuộc họ sao dầu , họ đậu và họ bằng lăng .




Có thể kể tên một số loài cây quý hiếm có tên trong sách đỏ như: gõ đỏ, gõ mật , cẩm lai Bà Rịa, cẩm lai nam , cẩm lai vú,
giáng hương.


II. Sự đa dạng sinh học ở Vườn quốc gia Cát Tiên
2. Giới thực vật



Giới thực vật VQG Cát Tiên được chia thành 5 kiểu rừng chính:


II. Sự đa dạng sinh học ở Vườn quốc gia Cát Tiên
2. Giới thực vật



Rừng lá rộng thường xanh: ưu thế là các loài cây gỗ thuộc họ dầu như dầu rái, dầu lông, cẩm lai Bà Rịa, gỗ đỏ, giáng hương….

“Cây Gõ Bác Đồng", loài Gõ đỏ quý hiếm có tên trong
Sách đỏ Việt Nam, có đường kính hơn 2m, cao khoảng
40m.

Cây dầu rái


II. Sự đa dạng sinh học ở Vườn quốc gia Cát Tiên

2. Giới thực vật



- Rừng lá rộng thường xanh nửa rụng lá: thành phần các loài cây gỗ rụng lá trong mùa khô như bằng lăng , tung , râm .

Cây bằng lăng 6 ngọn

Cây tung


II. Sự đa dạng sinh học ở Vườn quốc gia Cát Tiên
2. Giới thực vật



Rừng hỗn giao gỗ, tre nứa: đây là kiểu rừng thứ sinh nhân tác của rừng thường xanh và nửa rụng lá, do bị lửa rừng, chất độc hóa học,
rừng bị mở tán và tre nứa xen vào. Thành phần cây gỗ thường gặp là vấp, bằng lăng … hai loài tre chủ yếu là lồ ô và mum . 

Cây bằng lăng


II. Sự đa dạng sinh học ở Vườn quốc gia Cát Tiên
2. Giới thực vật



- Rừng tre nứa thuần loại: đây cũng là kiểu rừng phụ thứ sinh nhân tác, sau khi rừng bị phá làm nương rẫy rồi bỏ hoang hóa, các loài
tre nứa xâm nhập và phát triển.


Cây lồ ô

Cây tre


II. Sự đa dạng sinh học ở Vườn quốc gia Cát Tiên
2. Giới thực vật



Thảm thực vật đất ngập nước: thực vật ưu thế là các loài cây gỗ chịu nước như bồ am, lộc vừng xen lẫn với lau (cỏ đế), lách.

Cây lách

Cây lộc vừng


II. Sự đa dạng sinh học ở Vườn quốc gia Cát Tiên
2. Giới thực vật



Vườn quốc gia Cát tiên còn là nơi cư trú của các loài Lan

Lan bò cạp

Lan thủy tiên tua


II. Sự đa dạng sinh học ở Vườn quốc gia Cát Tiên

3. Giới động vật
VQG Cát Tiên có Giới động vật đa
dạng và phong phú về thành phần
loài, các loài quý hiếm có ý nghĩa
bảo tồn nguồn gen trên toàn thế
giới. Khu hệ động vật của VQG Cát
Tiên có những nét đặc trưng của
khu Giới động vật vùng bình
nguyên Đông Trường Sơn, có
quan hệ chặt chẽ với Tây Nguyên.


II. Sự đa dạng sinh học ở Vườn quốc gia Cát Tiên
3. Giới động vật

Lớp

Số bộ

Số họ

Số loài

Thú

12

38

113


Chim

18

64

351

Bò sát

04

17

109

Lưỡng cư

02

06

41

Côn trùng

10

68


756



09

29

159

Tổng số

55

222

1.529

Bảng : Thống kê Giới động vật VQG Cát Tiên


II. Sự đa dạng sinh học ở Vườn quốc gia Cát Tiên
3. Giới động vật



Lớp thú

Cho đến nay, các nghiên cứu đã ghi nhận được ở Cát Tiên có 113 loài thú, thuộc 38 họ và 12 bộ. Trong đó có tới 43 loài thú

đang bị đe doạ tuyệt chủng trong nước và trên toàn cầu với 38 loài có tên trong Sách đỏ Việt Nam (2007).
Ngoài ra, còn có 18 loài và phân loài thú là đặc hữu cho tiểu vùng địa sinh học Đông Dương và đặc biệt có 3 loài và phân loài
là đặc hữu cho Việt Nam là chà vá chân đen, tê giác một sừng Việt Nam và hoẵng Nam bộ. Tỷ lệ các loài đặc hữu cao đã nâng cao
tầm quan trọng của VQG Cát Tiên đối với công tác bảo tồn đa dạng sinh học trong nước và trên thế giới.


II. Sự đa dạng sinh học ở Vườn quốc gia Cát Tiên
3. Giới động vật



Lớp thú: Các loài thú tiêu biểu

Chà vá chân đen

Hoẵng Nam Bộ

Tê giác 1 sừng

Bò tót


II. Sự đa dạng sinh học ở Vườn quốc gia Cát Tiên
3. Giới động vật



Lớp thú: Các loài thú tiêu biểu

Voi Châu Á


Gấu ngựa

Báo hoa mai


II. Sự đa dạng sinh học ở Vườn quốc gia Cát Tiên
3. Giới động vật



Lớp chim
Gồm 351 loài thuộc 64 họ của 18 bộ. Trong đó có 17 loài quí hiếm đã được phát hiện và có tên trong sách đỏ Việt Nam.

Một số loài chim quí hiếm có ở Cát Tiên như: hạc cổ trắng, công, già đẫy java, quắm cánh xanh, ngan cánh trắng, gà so cổ hung.
VQG Cát Tiên nằm trong vùng chim đặc hữu (EBA) vùng đất thấp nam Việt Nam, có quần thể của 3 loài chim trong vùng
chim đặc hữu là: gà so cổ hung, gà tiền mặt vàng, chích chạch má xám .


II. Sự đa dạng sinh học ở Vườn quốc gia Cát Tiên
3. Giới động vật



Lớp chim: các loài chim tiêu biểu

Hạc cổ trắng

Gà tiền mặt đỏ


Công

Gà lôi hông tía


II. Sự đa dạng sinh học ở Vườn quốc gia Cát Tiên
3. Giới động vật



Lớp bò sát

Các loài bò sát có 109 loài thuộc 17 họ và phân họ, 4 bộ, trong đó có 18 loài có tên trong sách Đỏ Việt Nam như: cá sấu Xiêm,trăn
gấm, trăn đen …

Cá sấu Xiêm

Rắn lục hồng ngọc có đôi mắt đặc biệt màu nâu đỏ


II. Sự đa dạng sinh học ở Vườn quốc gia Cát Tiên
3. Giới động vật



Lớp lưỡng cư

Các loài lưỡng cư có 41 loài thuộc 6 họ, 2 bộ trong đó có 3 loài được ghi tên trong sách đỏ Việt Nam như cóc mắt chân dài , cóc
rừng, chàng andecson .


Ếch cây xanh – loài ếch mới được phát hiện năm
2013

Cóc rừng


II. Sự đa dạng sinh học ở Vườn quốc gia Cát Tiên
3. Giới động vật



Lớp côn trùng
Hiện nay đã ghi nhận được 756 loài thuộc 68 họ, 10 bộ. Riêng các loài bướm đã xác định được 450 loài, chiếm hơn 50%

tổng số loài bướm được ghi nhận ở Việt Nam. Các loài quý hiếm có 2 loài là bướm phượng (Sách Đỏ Việt Nam năm 2007) và
bướm phượng cánh sau vàng, bướm phượng cánh kiếm..

Bướm phượng cánh sau vàng
Bướm phượng

Bướm phượng cánh kiếm


II. Sự đa dạng sinh học ở Vườn quốc gia Cát Tiên
3. Giới động vật



Lớp cá
Gồm 159 loài, thuộc 29 họ, 9 bộ. Trong đó, có 1 loài nằm trong sách đỏ Việt Nam năm 2007 và Sách Đỏ IUCN 2008 là loài cá


rồng. Từ năm 1986, việc xây dựng nhà máy thủy điện Trị An đã khiến số lượng loài cá này suy giảm nghiêm trọng do môi trường
sống thay đổi.

Loài cá rồng


×