Tải bản đầy đủ (.pdf) (27 trang)

Trí thức nam kỳ trong cuộc vận động giải phóng dân tộc từ năm 1884 đến năm 1930 (tt)

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (362.73 KB, 27 trang )

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC VINH
____________________

TRẦN THỊ ÁNH

TRÍ THỨC NAM KỲ
TRONG CUỘC VẬN ĐỘNG GIẢI PHÓNG DÂN TỘC
TỪ NĂM 1884 ĐẾN NĂM 1930

Chuyên ngành: Lịch sử Việt Nam
Mã số: 62.22.03.13

TÓM TẮT LUẬN ÁN TIẾN SĨ LỊCH SỬ

NGHỆ AN - 2017


Công trình được hoàn thành tại Trường Đại học Vinh

Người hướng dẫn khoa học: 1. TS. Lê Hữu Phước
2. PGS.TS. Trần Vũ Tài

Phản biện 1:

Phản biện 2:

Phản biện 3:

Luận án sẽ được bảo vệ trước Hội đồng chấm luận án cấp Trường, họp tại Trường
Đại học Vinh


Vào hồi ….... giờ …... ngày …… tháng ……. năm 2017

Có thể tìm hiểu luận án tại:
- Thư viện Quốc gia Việt Nam
- Thư viện Trường Đại học Vinh


MỞ ĐẦU
1. Lý do chọn đề tài
1.1. Trong tiến trình lịch sử, trí thức Việt Nam đã có những đóng góp quan trọng cho
đất nước trên nhiều lĩnh vực. Khi đất nước đối diện với họa xâm lăng, trí thức có mặt ở
tuyến đầu chống ngoại xâm với tâm niệm “quốc gia hưng vong, thất phu hữu trách”. Khi
đất nước hòa bình, trí thức là trụ cột trong sự nghiệp “kinh bang tế thế”, xây dựng và
phát triển quốc gia. Đúng như người xưa đã viết: “Hiền tài là nguyên khí quốc gia,
nguyên khí thịnh thì thế nước mạnh rồi lên cao, nguyên khí suy thì thế nước yếu rồi
xuống thấp…” (Bài ký đề danh Tiến sĩ khoa Nhâm Tuất, niên hiệu Đại Bảo thứ 3 1442). Chính vì vậy, nghiên cứu về quá trình hoạt động, vai trò, cống hiến và đặc điểm
của trí thức Việt Nam trong lịch sử là một trong những vấn đề trọng tâm của sử học.
1.2. Kể từ khi thực dân Pháp nổ súng đánh chiếm Sài Gòn - Gia Định, rồi sau đó
chiếm Lục tỉnh Nam Kỳ và thôn tính cả nước ta, trí thức Nam Kỳ là lực lượng tiên
phong trong phong trào kháng chiến chống ngoại xâm, bảo vệ độc lập dân tộc. Trí thức
Nam Kỳ cũng là lực lượng sớm nhận thức được sự bất lực của ý thức hệ phong kiến và
chủ động tiếp thu các trào lưu tư tưởng mới phục vụ cho sự nghiệp đấu tranh giải phóng
dân tộc. Những hoạt động yêu nước và đóng góp lớn lao của đội ngũ trí thức yêu nước
Nam Kỳ đã góp phần bồi đắp truyền thống kiên cường của vùng đất “Thành đồng Tổ
quốc”, đồng thời để lại những bài học lịch sử quan trọng để phát huy vai trò của trí thức
trong công cuộc đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước hôm nay.
1.3. Trí thức Nam Kỳ có những đóng góp to lớn trong cuộc vận động giải phóng dân
tộc từ năm 1884 đến năm 1930. Mặc dù vẫn mang những đặc điểm chung của đội ngũ trí
thức cả nước, đó là “sự gắn bó bằng máu thịt của trí thức Việt Nam với dân tộc của họ”,
“họ cùng với dân tộc nổi chìm trong dòng lịch sử”, người trí thức chân chính ở Việt

Nam “học giỏi và suốt đời mở rộng tri thức, suốt đời đem hết tài năng và trí tuệ phục vụ
cho Tổ quốc và nhân dân”,… nhưng do điều kiện và hoàn cảnh lịch sử tác động, bộ phận
trí thức Nam Kỳ trong cuộc vận động giải phóng dân tộc từ năm 1884 đến năm 1930 có
những đặc điểm riêng so với trí thức cùng thời ở những vùng miền khác trên cả nước.
Cho đến nay vẫn chưa có công trình sử học nào nghiên cứu một cách hệ thống và
chuyên sâu về vấn đề này.
1.4. Nghiên cứu đề tài góp phần bổ sung nguồn tài liệu tham khảo cho việc nghiên
cứu lịch sử cận đại Việt Nam; đồng thời giúp người đọc có cái nhìn tổng thể, xuyên suốt
về vị trí, vai trò và những đóng góp to lớn của bộ phận trí thức Nam Kỳ đối với công
cuộc chống ngoại xâm từ năm 1884 đến năm 1930.
Xuất phát từ những lý do trên, chúng tôi chọn đề tài “Trí thức Nam Kỳ trong cuộc
vận động giải phóng dân tộc từ năm 1884 đến năm 1930” làm luận án tiến sĩ sử học,
chuyên ngành Lịch sử Việt Nam.
2. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
2.1. Đối tượng nghiên cứu
Đối tượng nghiên cứu của luận án là quá trình hình thành, phát triển, thái độ chính trị,
hoạt động và đóng góp của trí thức Nam Kỳ trong cuộc vận động giải phóng dân tộc từ
năm 1884 đến năm 1930.
1


Khái niệm “trí thức” được hiểu là những người có học thức (thi đỗ từ “tú tài” trở
lên). Trong một số trường hợp, đó có thể là người không đỗ đạt, nhưng có hiểu biết
rộng, uy tín cao, được xã hội trân trọng.
Trong luận án, khái niệm “trí thức Nam Kỳ” bao gồm nhân sĩ, trí thức sinh ra, lớn
lên ở Nam Kỳ hoặc sinh ra ở nơi khác, nhưng hoạt động chủ yếu trên địa bàn Nam Kỳ,
để lại những dấu ấn sâu đậm ở Nam Kỳ trong cuộc vận động giải phóng dân tộc giai
đoạn 1884 -1930. Trong điều kiện tư liệu cho phép, luận án cũng đề cập đến một số trí
thức quê ở Nam Kỳ, hoặc ở các vùng miền khác của Việt Nam, sau thời gian học tập,
sinh sống và hoạt động ở nước ngoài trở về, có đóng góp cho sự nghiệp giải phóng dân

tộc ngay trên mảnh đất Nam Kỳ.
2.2. Phạm vi nghiên cứu
- Trên cơ sở xác định đối tượng nghiên cứu là “trí thức Nam Kỳ”, hoạt động yêu
nước trên địa bàn Nam Kỳ, luận án xác định phạm vi không gian nghiên cứu của đề tài
là Lục tỉnh Nam Kỳ dưới triều Nguyễn trước khi Pháp xâm lược và là vùng đất Nam Kỳ
(Cochinchine), thuộc địa của Pháp theo quy định của Hiệp ước Patenôtre (1884).
- Phạm vi thời gian luận án tập trung nghiên cứu được xác định từ năm 1884 đến năm
1930. Chọn năm 1884 làm mốc mở đầu và năm 1930 làm mốc kết thúc phạm vi nghiên
cứu của đề tài là vì:
Sau gần 26 năm kể từ khi thực dân Pháp nổ súng xâm lược nước ta ở bán đảo Sơn
Trà, ngày 6-6-1884, triều đình Huế ký Hiệp ước Patenôtre, công nhận quyền bảo hộ của
chính quyền thực dân Pháp trên toàn bộ lãnh thổ Việt Nam. Nước mất, nhân dân Nam
Kỳ, trong đó có lực lượng trí thức yêu nước cùng với nhân dân cả nước bước vào cuộc
vận động giải phóng dân tộc khỏi ách thống trị của thực dân, giành độc lập.
Trải qua quá trình đấu tranh quyết liệt xác lập quyền lãnh đạo cách mạng Việt Nam
giữa các tổ chức cách mạng với các đảng phái theo những khuynh hướng cứu nước khác
nhau, tháng 2-1930, Đảng Cộng sản Việt Nam ra đời, trở thành chính đảng duy nhất lãnh
đạo cách mạng Việt Nam theo khuynh hướng vô sản, đánh dấu bước ngoặt vô cùng quan
trọng trong lịch sử cách mạng Việt Nam nói chung và phong trào yêu nước của trí thức
Nam Kỳ nói riêng. Từ đây, trí thức yêu nước Nam Kỳ cùng với nhân dân bước vào thời
kỳ đấu tranh mới dưới sự lãnh đạo của Đảng.
- Phạm vi nội dung nghiên cứu của luận án được xác định là hoạt động và đóng góp
của trí thức Nam Kỳ trong cuộc vận động giải phóng dân tộc, bao gồm:
+ Hoạt động và đóng góp của trí thức Nam Kỳ trong phong trào yêu nước chống
Pháp cuối thế kỷ XIX;
+ Hoạt động và đóng góp của trí thức Nam Kỳ trong phong trào giải phóng dân tộc
theo khuynh hướng dân chủ tư sản trong 30 năm đầu thế kỷ XX;
+ Hoạt động và đóng góp của trí thức Nam Kỳ trong phong trào giải phóng dân tộc
theo khuynh hướng cách mạng vô sản trong nửa cuối những năm 20 (thế kỷ XX).
Trên đây là giới hạn phạm vi không gian, thời gian và phạm vi nội dung nghiên cứu

của luận án. Những vấn đề nằm ngoài giới hạn trên không thuộc đối tượng và phạm vi
nghiên cứu của đề tài.

2


3. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu
3.1. Mục đích nghiên cứu
Trên cơ sở nguồn tài liệu tin cậy, luận án tập trung nghiên cứu về sự hình thành, phát
triển và thái độ chính trị của các bộ phận trí thức ở Nam Kỳ trước cuộc chiến tranh xâm
lược và cai trị của thực dân Pháp qua các giai đoạn lịch sử từ năm 1884 đến năm 1930;
đồng thời hệ thống lại những hoạt động yêu nước tiêu biểu của trí thức Nam Kỳ theo các
khuynh hướng cứu nước khác nhau từ năm 1884 đến năm 1930; qua đó, làm rõ đặc
điểm, vai trò và đóng góp của trí thức Nam Kỳ trong cuộc vận động giải phóng dân tộc
từ năm 1884 đến năm 1930.
3.2. Nhiệm vụ nghiên cứu
Trên cơ sở mục đích nghiên cứu, đề tài xác định những nhiệm vụ nghiên cứu cụ thể
sau:
- Trình bày quá trình hình thành, phát triển của đội ngũ trí thức nho học (cuối thế kỷ
XVIII đến đầu thế kỷ XIX) và đội ngũ trí thức tân học (đầu thế kỷ XIX đến năm 1930) ở
Nam Kỳ;
- Phân tích và làm rõ thái độ chính trị của trí thức Nam Kỳ trước những biến động
thời cuộc qua các giai đoạn lịch sử từ năm 1884 đến năm 1930;
- Phục dựng những hoạt động của trí thức Nam Kỳ trong phong trào yêu nước và
cách mạng theo các khuynh hướng cứu nước khác nhau từ năm 1884 đến năm 1930;
- Phân tích những chuyển biến nổi bật về tư tưởng của trí thức Nam Kỳ từ ý thức hệ
phong kiến sang lập trường dân chủ tư sản và lập trường vô sản qua các giai đoạn: từ
năm 1884 đến đầu thế kỷ XX, từ đầu thế kỷ XX đến giữa thập niên 20 của thế kỷ XX và
từ giữa thập niên 20 của thế kỷ XX đến năm 1930;
- Nhận định, đánh giá vai trò và những đóng góp nổi bật của trí thức Nam Kỳ trong

cuộc vận động giải phóng dân tộc từ năm 1884 đến năm 1930.
4. Nguồn tài liệu, phương pháp luận và phương pháp nghiên cứu
4.1.Nguồn tài liệu
Để thực hiện đề tài này, chúng tôi sử dụng các nguồn tài liệu sau đây:
- Tài liệu lưu trữ: Phông Thống đốc Nam Kỳ (Trung tâm Lưu trữ Quốc gia II) bao
gồm các báo cáo của Sở An ninh các tỉnh Nam Kỳ gửi Thống đốc Nam Kỳ về tình hình
chính trị ở các tỉnh Nam Kỳ từ năm 1884 đến năm 1930; Phông Toàn quyền Đông
Dương (Lưu trữ Quốc gia Hải ngoại - ANOM - Pháp) bao gồm các báo cáo, điện tín, các
công văn mật của các cơ quan chuyên trách ở Nam Kỳ, Thống đốc Nam Kỳ và Nha An
ninh Đông Dương gửi chính quyền cấp trên về tình hình chính trị ở Nam Kỳ từ năm
1884 đến năm 1930. Các tài liệu lưu trữ sử dụng trong luận án là một kênh thông tin
quan trọng, phản ánh hoạt động yêu nước và cách mạng của trí thức Nam Kỳ, cũng như
những nhận định, đánh giá của đối phương về vai trò của trí thức Nam Kỳ trong các
phong trào yêu nước và cách mạng từ năm 1884 đến năm 1930.
- Tài liệu tham khảo: Các công trình nghiên cứu của các nhà khoa học trong và
ngoài nước về trí thức Việt Nam và trí thức Nam Kỳ, các công trình nghiên cứu về lịch
sử Việt Nam cận đại, lịch sử Nam Bộ, các công trình nghiên cứu về phong trào yêu nước
chống thực dân Pháp cũng như về các nhân vật trí thức Nam Kỳ trong phong trào đấu
3


tranh chống thực dân Pháp xâm lược, các tác phẩm hồi ký, lịch sử Đảng Cộng sản Việt
Nam…
- Tài liệu văn kiện, lý luận: Văn kiện của Đảng Cộng sản Việt Nam, các tài liệu của
các cơ quan Đảng, Nhà nước phản ánh quan điểm, chủ trương của Trung ương và các
cấp ủy Đảng về đội ngũ trí thức; cũng như đề cập đến các nhân vật trí thức Nam Kỳ
trong cuộc vận động thành lập Đảng Cộng sản Việt Nam trong nửa sau thập niên 20 của
thế kỷ XX.
- Tài liệu báo chí: Các bài viết về trí thức đăng tải trên các tạp chí, kỷ yếu Hội thảo,
báo viết, báo điện tử…

4.2. Phương pháp luận và phương pháp nghiên cứu
- Cơ sở phương pháp luận: Đề tài được xây dựng trên cơ sở lý luận của chủ nghĩa
Mác - Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh và quan điểm của Đảng Cộng sản Việt Nam về
đội ngũ trí thức và xây dựng đội ngũ trí thức.
- Phương pháp nghiên cứu: Nghiên cứu đề tài này, chúng tôi sử dụng phương pháp
lịch sử và phương pháp logic - hai phương pháp nghiên cứu cơ bản của khoa học lịch sử.
Bên cạnh đó, chúng tôi còn sử dụng các phương pháp hỗ trợ như: thống kê, tổng hợp,
phân tích, so sánh,… để thực hiện đề tài.
5. Đóng góp của luận án
- Luận án là công trình đầu tiên phục dựng bức tranh toàn cảnh về hoạt động yêu
nước và cách mạng của trí thức Nam Kỳ qua các giai đoạn lịch sử đầy biến động từ năm
1884 đến năm 1930.
- Làm rõ đóng góp, vai trò và đặc điểm của trí thức Nam Kỳ trong cuộc vận động giải
phóng dân tộc từ năm 1884 đến năm 1930.
- Hệ thống nguồn tư liệu, góp phần vào việc nghiên cứu, biên soạn, giảng dạy lịch sử
Nam Bộ, lịch sử Việt Nam thời cận đại.
6. Bố cục của luận án
Ngoài phần Mở đầu, Kết luận, Tài liệu tham khảo và Phụ lục, nội dung chính của
luận án được bố cục thành 4 chương:
- Chương 1. Tổng quan về vấn đề nghiên cứu.
- Chương 2.Trí thức Nam Kỳ với phong trào yêu nước chống Pháp cuối thế kỷ XIX.
- Chương 3.Trí thức Nam Kỳ với phong trào giải phóng dân tộc theo khuynh
hướng dân chủ tư sản.
- Chương 4.Trí thức Nam Kỳ với phong trào giải phóng dân tộc theo khuynh hướng
cách mạng vô sản.

4


NỘI DUNG

CHƯƠNG 1
TỔNG QUAN VỀ VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU
Từ trước đến nay đã có nhiều công trình nghiên cứu về trí thức Việt Nam được công
bố, ấn hành dưới nhiều dạng: sách, bài báo khoa học, đề tài khoa học, luận án, luận
văn… Có thể phân chia các công trình đó theo các mảng đề tài sau:
1.1.Các công trình nghiên cứu về trí thức Việt Nam trong tiến trình lịch sử
Ở mảng đề tài này, đã có nhiều công trình được công bố từ những góc độ tiếp cận
khác nhau (thuộc các chuyên ngành triết học, xã hội học, văn hoá học, sử học,…),
nghiên cứu những vấn đề lý luận liên quan đến trí thức hoặc giới thiệu cuộc đời, sự
nghiệp và đóng góp của những nhân vật trí thức nổi bật; đồng thời cung cấp những quan
điểm lý luận để tiếp cận nghiên cứu về đội ngũ trí thức; giới thiệu khái lược về diện
mạo, hành trạng, vai trò, đóng góp, đặc điểm của nhiều nhân vật trí thức Việt Nam từ
xưa đến nay; tạo cơ sở lý luận và nguồn tư liệu tổng quát để tác giả luận án đi sâu nghiên
cứu đề tài.
1.2.Các công trình nghiên cứu về trí thức Việt Nam trong thời kỳ Pháp thuộc
Nội dung này bao gồm những công trình nghiên cứu trong nước và một số công trình
nghiên cứu ở nước ngoài, chủ yếu là những công trình nghiên cứu từ góc độ sử học, các
công trình hồi ký của các nhà hoạt động yêu nước và cách mạng, các công trình nghiên
cứu về cuộc đời, sự nghiệp của các nhân vật trí thức Việt Nam thời Pháp thuộc,…
Thông qua các công trình trên, có thể nhận diện được bối cảnh lịch sử, hoạt động và vai
trò của trí thức Việt Nam thời Pháp thuộc. Tuy nhiên, vì là những công trình nghiên cứu
về trí thức Việt Nam nói chung, hoặc là các công trình nghiên cứu chuyên sâu về một
(hoặc một số) nhân vật trí thức và từng tổ chức, nên việc đề cập đến vai trò, hoạt động
của đội ngũ trí thức nói chung, nhất là đội ngũ trí thức ở Nam Kỳ chỉ dừng lại ở mức độ
khái lược, chưa đi sâu khắc họa diện mạo, đặc điểm của trí thức Nam Kỳ trước những
biến động lớn với những đặc trưng độc đáo, cần được phân tích và lý giải thỏa đáng.
1.3.Các công trình nghiên cứu về trí thức Nam Kỳ trong thời kỳ Pháp thuộc
Những công trình nghiên cứu về trí thức Nam Kỳ từ cuối thế kỷ XIX đến trước khi
Đảng Cộng sản Việt Nam thành lập (bao gồm các công trình nghiên cứu trong và ngoài
nước) có số lượng khá lớn, nhiều nhất là những công trình viết về các phong trào yêu

nước và các hoạt động văn hóa gắn với các gương mặt trí thức Nam Kỳ tiêu biểu. Trong
nhiều công trình đã liệt kê, những vấn đề quan trọng về trí thức Nam Kỳ (như nguồn gốc
xuất thân, thái độ chính trị, hoạt động và những đóng góp nổi bật…) trong một thời kỳ
lịch sử có nhiều biến động phức tạp đã được làm rõ bằng những tư liệu có độ tin cậy cao
và lập luận xác đáng, thuyết phục. Tuy nhiên, cho đến nay vẫn chưa có công trình nào
nghiên cứu có hệ thống về “Trí thức Nam Kỳ trong cuộc vận động giải phóng dân tộc từ
năm 1884 đến năm 1930”. Mặc dù vậy, tác giả luận án đã kế thừa được những kết quả
nghiên cứu có giá trị trên để tiếp tục đi sâu phân tích, lý giải trong đề tài của mình.
Từ những phân tích trên, có thể khẳng định: “Trí thức Nam Kỳ trong cuộc vận động
giải phóng dân tộc từ năm 1884 đến năm 1930” là đề tài mới, không trùng lặp với các
công trình đã công bố ở trong và ngoài nước.

5


CHƯƠNG 2
TRÍ THỨC NAM KỲ VỚI PHONG TRÀO YÊU NƯỚC CHỐNG PHÁP
CUỐI THẾ KỶ XIX
2.1. Khái quát về vùng đất Nam Kỳ và trí thức Nam Kỳ trước khi thực dân Pháp
xâm lược
2.1.1. Khái quát về vùng đất Nam Kỳ
Vùng đất Nam Kỳ dưới thời Nguyễn và thời thuộc Pháp (Cochinchine) - nay được
gọi là Nam Bộ - vốn là một phần lãnh thổ của vương quốc cổ có tên gọi là Phù Nam,
xuất hiện vào khoảng đầu công nguyên. Đến thế kỷ VII, Phù Nam bị thôn tính và sáp
nhập vào vương quốc Chân Lạp. Đợt biển tiến sau đó đã biến hải cảng Óc Eo và nhiều
khu dân cư ở vùng hạ lưu sông Mê Kông, sông Đồng Nai bị chôn vùi, trở thành vùng
đồng lầy ngập nước. Thế kỷ XVII, triều đình Chân Lạp hầu như không còn khả năng
kiểm soát vùng đất ngập nước (Thủy Chân Lạp). Đây cũng là thời điểm cư dân người
Việt ở vùng đất Thuận - Quảng tiến vào vùng đất phía Nam khai hoang lập ấp. Từ đầu
thế kỷ XVII trở đi, chúa Nguyễn dần xác lập chủ quyền của mình trên vùng đất Nam Bộ.

Cư dân người Việt vào khai thác vùng đất này ngày càng đông. Ngoài ra, còn có người
Hoa, người Chăm cũng đến khai khẩn đất hoang, sinh sống hoặc buôn bán, làm ăn trên
vùng đất mới.
Năm 1698 Thống suất Nguyễn Hữu Cảnh phụng mệnh chúa Nguyễn Phúc Chu vào
kinh lược vùng đất phía Nam lập phủ Gia Định, dựng dinh Trấn Biên và dinh Phiên
Trấn. Đến năm 1757, phần đất còn lại ở Tây Nam Bộ được sáp nhập vào lãnh thổ của
chính quyền chúa Nguyễn.
Sau khi nhà Nguyễn thành lập, năm 1808, vua Gia Long chia cả nước làm 2 đơn vị
hành chính lớn: Bắc thành và Gia Định thành. Riêng Gia Định thành gồm 5 trấn: Phiên
An, Biên Hòa, Vĩnh Thanh, Định Tường và Hà Tiên. Đến năm 1832, vua Minh Mạng
chia 5 trấn cũ thành 6 tỉnh: Phiên An (năm 1836 đổi tên là tỉnh Gia Định), Biên Hòa,
Định Tường, Vĩnh Long, An Giang, Hà Tiên. Sáu tỉnh này được gọi là “Nam Kỳ Lục
tỉnh”.
Trong quá trình mở đất, những nét riêng độc đáo trong đời sống xã hội, phong tục tập
quán, ứng xử, đặc biệt là những tính cách đặc trưng của cư dân Nam Bộ cũng được hình
thành: trọng nghĩa, khinh tài, khoáng đạt, quảng giao, nghĩa hiệp, dũng cảm,... Những
truyền thống quý báu của dân tộc, cùng với cốt cách đặc trưng của người Nam Bộ hình
thành trong quá trình mở đất đã được các thế hệ hậu sinh gìn giữ, phát huy, trở thành vũ
khí và sức mạnh tinh thần trong cuộc chiến đấu chống xâm lược, giành và bảo vệ độc lập
dân tộc.
2.1.2. Đội ngũ trí thức ở Nam Kỳ trước khi thực dân Pháp xâm lược
Kể từ khi Nguyễn Hữu Cảnh phụng mệnh chúa Nguyễn Phúc Chu vào kinh lược
vùng đất phía Nam (1698), cho đến trước khi Nguyễn Ánh chiếm lại Gia Định lần cuối
cùng (1788), giáo dục nho học ở đây vẫn chưa có điều kiện để phát triển. Cuối thế kỷ
XVIII, đã xuất hiện những trường học tư đầu tiên do hai nhà nho Võ Trường Toản và
Đặng Đức Thuật thành lập, đào tạo rất nhiều nhân tài cho đất Gia Định.
Cùng với việc Nguyễn Ánh tổ chức các khoa thi ở Gia Định (1791 và 1796), đội ngũ
trí thức nho học ở Nam Kỳ bắt đầu hình thành.
6



Sau khi vương triều Nguyễn thành lập (1802) cho đến trước khi thực dân Pháp xâm
lược, các vua nhà Nguyễn đều rất quan tâm đến việc xây dựng trường sở, tổ chức học
hành thi cử ở Nam Kỳ để đào tạo đội ngũ quan lại. Từ khoa thi Hương đầu tiên (1813)
đến khoa thi cuối cùng (1864) ở Nam Kỳ, với tổng cộng 20 khoa thi, số sĩ tử đỗ cử nhân
là 269 người. Có hơn 2/3 nho sĩ Nam Kỳ đỗ đạt trong các kỳ thi đã ra làm quan, tham
gia và đóng góp vào các hoạt động chính trị, kinh tế, văn hóa, xã hội ở các địa phương
trên cả nước. Như vậy, đến đầu thế kỷ XIX, đội ngũ nho sĩ ở Nam Kỳ đã phát triển cả về
số lượng lẫn chất lượng.
Trí thức nho học Nam Kỳ tuy có xuất thân từ nhiều thành phần xã hội khác nhau,
nhưng tính cách nghĩa hiệp, khẳng khái, xả thân vì lý tưởng của lớp cha ông đi mở đất
vẫn được duy trì ở họ. Ở vùng đất mới phương Nam, giáo dục nho học phát triển chủ
yếu dưới thời Nguyễn, khi Nho giáo ở Việt Nam đã bước vào chặng đường cuối và chế
độ phong kiến không còn uy tín như trước. Đó cũng là một trong những lý do khiến Nho
giáo ở Nam Kỳ không thể trở nên “thâm căn cố đế” như ở Bắc và Trung Kỳ. Thực tế
lịch sử cho thấy, ứng xử của sĩ phu yêu nước Nam Kỳ đã vượt ra khỏi khuôn khổ được
định sẵn của Nho giáo. Những nho sĩ có tấm lòng yêu nước, thương dân luôn đặt quyền
lợi của nhân dân, của quốc gia dân tộc lên trên hết, chứ không phải theo tư tưởng trung
quân mù quáng.
Tài năng và những phẩm chất tốt đẹp của sĩ phu yêu nước Nam Kỳ thể hiện rõ nét
trong quá trình họ tham gia vào các hoạt động của đời sống xã hội, lại càng phát huy cao
độ với tinh thần “xả thân vì nghĩa lớn” khi nước nhà đối diện với cuộc chiến tranh xâm
lược của thực dân Pháp.
2.2. Thái độ của trí thức Nam Kỳ trước cuộc chiến tranh xâm lược của thực dân
Pháp
Ngày 17-2-1859, thực dân Pháp nổ súng đánh chiếm Gia Định. Đứng trước nguy cơ
mất nước, trong trí thức nho học Nam Kỳ, đã có sự phân hóa mạnh mẽ: một bộ phận trí
thức vì danh lợi đã cộng tác với thực dân Pháp, phản bội nhân dân, đất nước, trong số
đó, có Tôn Thọ Tường, Đỗ Hữu Phương, Trần Bá Lộc, Huỳnh Công Tấn,…; một bộ
phận trí thức khác chủ trương hợp tác với Pháp nhằm mục đích tranh thủ thời cơ làm

việc có lợi cho dân, cho nước, dựa vào giáo dục, kỹ nghệ của kẻ đi “khai hóa” để đưa
dân tộc tiến lên đạt trình độ văn minh, trong đó có Trương Vĩnh Ký, Huỳnh Tịnh Của,
Trương Minh Ký,…; bộ phận chiếm số đông trong giới trí thức Nam Kỳ trước cảnh
nước mất nhà tan, đã tự nguyện đứng về phía nhân dân, cùng nhân dân kiên quyết chiến
đấu chống xâm lược dưới nhiều hình thức: đấu tranh vũ trang, sáng tác văn thơ tố cáo tội
ác của thực dân Pháp xâm lược và tay sai, tỵ địa ra khỏi vùng địch tạm chiếm, không ra
làm việc cho Pháp,…, trong đó, phải kể đến các trí thức như: Nguyễn Đình Chiểu, Hồ
Huân Nghiệp, Trần Thiện Chánh, Nguyễn Hữu Huân, Bùi Hữu Nghĩa, Phan Văn Trị,
Nguyễn Thông,…
Khi triều đình Huế cắt đất đầu hàng thực dân Pháp, các nho sĩ yêu nước Nam Kỳ
dũng cảm kháng mệnh triều đình, đứng hẳn về phía nhân dân đi đến tận cùng con đường
cứu nước.
Ở vị trí tiên phong trên mặt trận đấu tranh vũ trang, văn hóa - tư tưởng, với tinh thần
xả thân vì nước, các nhà nho yêu nước đã tiếp thêm nguồn sức mạnh cho quần chúng
yêu nước đương thời trong cuộc kháng chiến chống ngoại xâm bảo vệ độc lập dân tộc.
7


2.3. Hoạt động chống Pháp của trí thức Nam Kỳ cuối thế kỷ XIX
Sau khi chiếm được ba tỉnh miền Tây (1867), thực dân Pháp đã thiết lập ở đây bộ
máy kìm kẹp chính trị, bóc lột kinh tế, đàn áp quân sự khá hoàn chỉnh và chặt chẽ, gây
rất nhiều khó khăn cho phong trào kháng chiến, nhiều lãnh tụ khởi nghĩa ở bị bắt và hy
sinh, phong trào đấu tranh vũ trang dần lắng xuống. Mặc dù vậy, vẫn có một số cuộc vận
động vũ trang được nhen nhóm khắp nơi ở Nam Kỳ đến tận những năm cuối thế kỷ
XIX. Tiêu biểu nhất là hai cuộc khởi nghĩa dưới danh nghĩa Cần Vương do Đào Công
Bửu và Lê Công Chánh lãnh đạo, quy tụ được một một số trí thức tham gia như: Nguyễn
Văn Huy, Trần Văn Minh,… và lan rộng trên hầu khắp các tỉnh Nam Kỳ. Khi các cuộc
khởi nghĩa do Đào Công Bửu và Lê Công Chánh lãnh đạo thất bại, cũng là lúc phong
trào Cần Vương trên cả nước bị đàn áp khốc liệt và chấm dứt (1896).
Nam Kỳ vốn là vùng đất “đi trước” trong cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp

xâm lược. Sau 25 năm kiên cường, bền bỉ chiến đấu (1859-1884), nhiều lãnh tụ nghĩa
quân (phần lớn là trí thức nho học) bị bắt tù đày, bị xử tử hoặc hy sinh ngay trên chiến
trường, lực lượng kháng chiến bị thiệt hại nặng nề trước sự đàn áp khốc liệt của kẻ thù.
Vì thế, kể từ khi phong trào Cần Vương bùng nổ (1885) cho đến cuối thế kỷ XIX, chỉ
thấy rải rác một số ít cuộc đấu tranh vũ trang có sự tham gia của trí thức Nam Kỳ như đã
đề cập ở trên. Mặc dù vẫn thấy bóng dáng của trí thức Nam Kỳ trong phong trào đấu
tranh vũ trang chống Pháp trong giai đoạn này, nhưng khá mờ nhạt so với vai trò của bộ
phận văn thân, sĩ phu yêu nước trong phong trào Cần Vương trên dải đất dài từ Bình
Thuận trở ra phía Bắc.
2.4. Tiếp thu và truyền bá văn hóa, văn minh phương Tây
Là vùng đất bị biến thành thuộc địa của thực dân Pháp sớm nhất so với các địa
phương khác trên phạm vi cả nước, Nam Kỳ sớm có sự tiếp xúc, va chạm với văn hóa,
văn minh phương Tây. Ngoài những hạn chế và hậu quả của chế độ thực dân, vẫn có
những yếu tố tích cực, khách quan ngoài ý muốn của người Pháp đã ảnh hưởng đến nhận
thức, tư duy, hành động của nhân dân nói chung, đội ngũ trí thức ở Nam Kỳ nói riêng.
Một bộ phận trí thức Nam Kỳ vốn xuất thân từ nho học, nhưng sớm tiếp cận văn
minh phương Tây đã lựa chọn một giải pháp khác biệt, chủ trương tiếp nhận, truyền bá
văn minh phương Tây nhằm mục đích nâng cao dân trí, phát triển nền văn hóa dân tộc,
góp phần làm cho nước nhà phú cường. Đó là con đường hợp tác với Pháp để tranh thủ
thời cơ làm việc có lợi cho dân cho nước. Đây được xem như một quan điểm cứu nước
mới, mà các trí thức Nam Kỳ như Trương Vĩnh Ký, Huỳnh Tịnh Của, Trương Minh Ký
là đại diện. Tuy ra làm việc với Pháp nhưng họ đã có những cống hiến nhất định trong
việc truyền bá nền văn minh phương Tây, mở đầu cho việc phổ biến và phát triển chữ
quốc ngữ ở Việt Nam trong giai đoạn cuối thế kỷ XIX thông qua các hoạt động: viết
sách, dịch thuật, dạy học, làm báo,...
Với sự nghiệp trước tác và những hoạt động không mệt mỏi trong việc truyền bá chữ
quốc ngữ, chủ trương kết hợp hài hòa giữa khoa học kỹ thuật phương Tây và triết lý
phương Đông, Trương Vĩnh Ký và những trí thức cùng thời với ông đã có những đóng
góp đáng trân trọng nhằm trang bị cho đồng bào những tri thức đầu tiên về nền văn minh
phương Tây, đồng thời bối đắp và phát huy những giá trị tốt đẹp của văn hóa dân tộc.


8


Tiểu kết Chương 2
Trí thức nho học ở Nam Kỳ ra đời muộn hơn so với cả nước, đã có những đóng góp
quan trọng cho đất nước trên nhiều lĩnh vực. Đứng trước sự xâm lược của thực dân
Pháp, trong đội ngũ trí thức nho học Nam Kỳ có sự phân hóa sâu sắc: một bộ phận làm
tay sai cho thực dân; một bộ phận chủ trương cộng tác với Pháp để tranh thủ làm việc có
lợi cho dân cho nước; bộ phận chiếm số đông với tinh thần yêu nước, thương dân, kiên
quyết chống thực dân xâm lược, bảo vệ độc lập dân tộc. Trước thái độ bạc nhược của
triều đình, trí thức yêu nước Nam Kỳ đã dũng cảm kháng mệnh vua, sát cánh với nhân
dân đi đến tận cùng con đường chiến đấu chống thực dân, bảo vệ độc lập dân tộc.
Từ 1884 đến cuối thế kỷ XIX, một số trí thức Nam Kỳ hoặc hưởng ứng, hoặc mượn
danh nghĩa Cần Vương, đã khởi xướng, lãnh đạo, tham gia vào các cuộc khởi nghĩa vũ
trang chống xâm lược, cùng với nhân dân cả nước bước vào cuộc vận động giải phóng
dân tộc.
Trong khi đó, một số trí thức Nam Kỳ đã lựa chọn giải pháp hợp tác với thực dân
Pháp để làm việc có lợi cho dân, cho nước, trở thành những người tiên phong bắc chiếc
cầu giao lưu hai nền văn minh Việt - Pháp, chủ động tiếp thu tinh hoa văn hoá của đối
phương để mở mang dân trí, phát triển giống nòi, góp phần tạo dựng nền móng cho công
cuộc duy tân đất nước diễn ra vào đầu thế kỷ XX.
Từ năm 1884 đến cuối thế kỷ XIX, trí thức yêu nước Nam Kỳ cùng nhân dân phải
tiến hành một cuộc chiến đấu không cân sức với kẻ thù, trong khi giai cấp phong kiến
đầu hàng quân xâm lược, các phong trào đấu tranh vũ trang lại diễn ra rời rạc, chưa khai
thác được một cách triệt để sức mạnh của nhân dân, và vì thế, các cuộc khởi nghĩa vũ
trang chống Pháp lần lượt bị đàn áp. Sự thất bại của khuynh hướng cứu nước theo lập
trường phong kiến ở nước ta vào nửa sau thế kỷ XIX là tất yếu do chưa đáp ứng được
yêu cầu của lịch sử dân tộc lúc bấy giờ. Mặc dù vậy, với những đóng góp to lớn cho
cuộc đấu tranh chống thực dân xâm lược trong giai đoạn này, trí thức yêu nước Nam Kỳ

đã góp phần hun đúc trong toàn dân ngọn lửa căm thù giặc, ý chí đấu tranh chống ngoại
xâm giành độc lập dân tộc.
CHƯƠNG 3
TRÍ THỨC NAM KỲ VỚI PHONG TRÀO GIẢI PHÓNG DÂN TỘC
THEO KHUYNH HƯỚNG DÂN CHỦ TƯ SẢN
3.1. Sự ra đời của đội ngũ trí thức mới ở Nam Kỳ
3.1.1. Bối cảnh lịch sử
Sau khi dập tắt phong trào Cần Vương (1896), cơ bản bình định được phong trào đấu
tranh của nhân dân Việt Nam, thực dân Pháp ra sức thiết lập và củng cố bộ máy cai trị,
tiến hành khai thác bóc lột kinh tế trên qui mô lớn. Hai cuộc đại khai thác thuộc địa
(1897-1914 và 1919-1929) đã làm cho cơ cấu kinh tế - xã hội Việt Nam nói chung, Nam
Kỳ nói riêng chuyển biến mạnh mẽ. Nền kinh tế tiểu nông độc canh dần chuyển sang
nền kinh tế với cơ cấu đa dạng, đầy đủ các ngành chủ chốt như: nông nghiệp, công
nghiệp, thương mại và ngân hàng. Theo đó, cơ cấu giai cấp trong xã hội Việt Nam cũng
có sự thay đổi: các giai cấp cũ bị phân hóa (địa chủ, nông dân), các giai tầng mới xuất
hiện (công nhân, tư sản và tiểu tư sản).
9


Hai cuộc đại khai thác kinh tế của thực dân Pháp làm cho tài nguyên thiên nhiên và
sức lao động của nhân dân bị bòn rút đến cạn kiệt, hệ quả tất yếu là mâu thuẫn xã hội,
nhất là mâu thuẫn giữa nông dân với địa chủ phong kiến, giữa các tầng lớp nhân dân
Việt Nam nói chung, Nam Kỳ nói riêng với thực dân Pháp ngày càng gay gắt.
Đứng trước vận nước hồi đầu thế kỷ XX, mỗi một giai cấp, tầng lớp nhân dân có một
thái độ chính trị khác nhau nhưng tựu trung, trừ giai cấp phong kiến và tay sai đầu hàng
thực dân, các tầng lớp nhân dân với tinh thần yêu nước sẵn sàng đứng lên đấu tranh
giành độc lập. Trí thức yêu nước Nam Kỳ với sự năng động, thức thời, trước sự thất bại
của khuynh hướng cứu nước theo ý thức hệ phong kiến đã chủ động tiếp thu những trào
lưu tư tưởng mới từ bên ngoài được truyền bá vào Việt Nam, mạnh dạn đề xướng nhiều
xu hướng cứu nước mới, tiếp tục là lực lượng tiên phong, lãnh đạo nhân dân đấu tranh

đòi tự do, dân sinh, dân chủ và tiến bộ xã hội.
3.1.2. Đội ngũ trí thức mới ra đời
Cuối thế kỷ XIX - đầu thế kỷ XX, bên cạnh lực lượng trí thức nho học cấp tiến, bộ
phận trí thức tân học ở Nam Kỳ cũng dần hình thành và ngày càng phát triển đông đảo.
Đó là kết quả của quá trình thực dân Pháp đầu tư phát triển nền giáo dục Tây học thay
thế cho nền giáo dục truyền thống ở đây, nhằm đào tạo một lực lượng lớn trí thức phục
vụ cho công cuộc cai trị lâu dài của người Pháp.
Sau khi chiếm được Lục tỉnh Nam Kỳ, ngoài việc bỏ hẳn kỳ thi Hương, thực dân
Pháp cho mở một số trường học, đẩy mạnh truyền bá chữ quốc ngữ và chữ Pháp nhằm
loại bỏ chữ Hán cũng như ảnh hưởng của các trí thức nho học yêu nước trong nhân dân.
Sớm nhất có thể kể đến các trường: Collège d’Adran còn gọi là Trường Bá Đa Lộc
(1861), An Nam còn gọi là Trường Thông ngôn (1862); Sư phạm thuộc địa (1871), Hậu
bổ (Collège des Stagiaires, 1873); Chasseloup Laubat (1874);… đào tạo được nhiều trí
thức tân học, bổ sung vào lực lượng công chức người bản xứ trong bộ máy cai trị của
thực dân Pháp.
Với việc ban hành bản Quy chế về giáo dục (1874), chương trình giáo dục Pháp Việt chính thức được áp dụng trong các nhà trường thực dân ở Nam Kỳ, gồm hai bậc
tiểu học và trung học, dạy chữ Pháp và chữ quốc ngữ, còn chữ Hán hầu như bị bãi bỏ
hoàn toàn hoặc chỉ là môn phụ.
Đầu thế kỷ XX, với sự thay đổi mạnh mẽ trong chính sách giáo dục cùng với hai
cuộc cải cách giáo dục ở Đông Dương dưới thời Toàn quyền Paul Beau và Albert
Sarraut, nền giáo dục tân học ở Nam Kỳ đã có những bước phát triển mới. Nếu như sau
cải cách giáo dục lần thứ nhất (1906), nền giáo dục nho học vẫn còn tồn tại song song
với nền giáo dục Pháp - Việt, thì sau cải cách giáo dục lần thứ hai (1917), nền giáo dục
nho học bị xóa bỏ, thay vào đó là hai hệ thống trường Pháp và trường Pháp - Việt (gồm
ba bậc: tiểu học, trung học, cao đẳng hay đại học và các trường thực nghiệp). Đến năm
1924, trên toàn Nam Kỳ đã có tất cả là 72.709 học sinh. Ở bậc cao đẳng và đại học,
trường Đại học Đông Dương và nhiều trường cao đẳng được xây dựng như: Cao đẳng sư
phạm, Công chính, Thương mại, Thú y, Canh nông,… với số lượng sinh viên ngày càng
tăng, đào tạo được một đội ngũ trí thức tân học với trình độ cao và số lượng ngày càng
đông đảo.

Trong số những trí thức tân học được đào tạo từ nhà trường thực dân, có người ra làm
việc cho Pháp, nhưng cũng có không ít thanh niên trí thức tuy học ở trường Tây hoặc
10


sang Tây du học trở về, với tinh thần yêu nước đã tham gia tích cực vào cuộc đấu tranh
giải phóng dân tộc. Điều này rõ ràng trái với chủ ý của người Pháp khi đầu tư phát triển
giáo dục ở Nam Kỳ nói riêng và Việt Nam nói chung.
3.2. Trí thức Nam Kỳ tiếp thu tư tưởng dân chủ tư sản
Đầu thế kỷ XX, trong lúc giới trí thức đương thời trăn trở với câu hỏi nguyên nhân
mất nước và con đường cứu nước, thì làn sóng Tân thư, Tân văn, cùng với tiếng dội của
phong trào “Châu Á thức tỉnh” đã đem lại sự chuyển biến trong nhận thức chính trị và
những quan niệm mới mẻ cho một bộ phận sĩ phu thức thời Việt Nam đầu thế kỷ XX.
Trước hết, phải kể đến ánh sáng của cuộc Đại cách mạng tư sản Pháp (1789) và các
thuyết về “nhân đạo”, “dân quyền” của giai cấp tư sản Pháp với các đại biểu tiến bộ như
Montesquieu, Rousseau, Voltare,…; cuộc duy tân của Minh Trị Thiên Hoàng ở Nhật
Bản (1868) vốn có sức hấp dẫn đặc biệt đối với sĩ phu tiến bộ; cuộc vận động duy tân ở
Trung Quốc (1898) với hai đại diện tiêu biểu là Khang Hữu Vi và Lương Khải Siêu;
cuộc vận động cách mạng của Tôn Trung Sơn, đỉnh cao là Cách mạng Tân Hợi (1911)…
Tư tưởng tự do dân chủ và tư tưởng đấu tranh sinh tồn là hai nội dung cơ bản được
thể hiện rất rõ trong Tân thư và Tân văn. Các nhà nho yêu nước đầu tiên của Việt Nam
như Phan Bội Châu, Phan Châu Trinh, Lương Văn Can, Nguyễn Quyền, Trần Quý Cáp,
Huỳnh Thúc Kháng,… đã tìm thấy sự liên quan giữa hai nội dung này với hai nhiệm vụ
chống phong kiến và chống đế quốc ở Việt Nam lúc bấy giờ. Với lòng yêu nước, thức
thời và sự nhạy bén trước thời cuộc, các sĩ phu cấp tiến đã hồ hởi đón nhận tư tưởng cứu
nước mới, mạnh dạn vượt qua rào cản của hệ tư tưởng phong kiến, học tập Trung Quốc
và Nhật Bản, khởi xướng con đường cứu nước mới để tìm con đường đi mới cho dân
tộc. Phong trào Đông Du, Đông Kinh Nghĩa Thục, Duy Tân ở Bắc Kỳ, Trung Kỳ và
Minh Tân ở Nam Kỳ diễn ra đầu thế kỷ XX vừa là sự tiếp nối những hoài bão canh tân
của các sĩ phu lớp trước chưa thành hiện thực, vừa là kết quả của sự tiếp thu những tư

tưởng mới mẻ, tiến bộ qua Tân thư và Tân văn. Riêng trí thức yêu nước Nam Kỳ, trong
đó có trí thức tân học như Trần Chánh Chiếu và một số sĩ phu cấp tiến như Huỳnh Đình
Điển, Nguyễn An Khương, Nguyễn Quang Diêu, Nguyễn Thần Hiến,… đã hưởng ứng
tích cực và có những đóng góp quan trọng trong phong trào Đông Du và Duy Tân ở Việt
Nam đầu thế kỷ XX.
3.3. Trí thức Nam Kỳ hưởng ứng xu hướng cứu nước của Phan Bội Châu và Phan
Châu Trinh
3.3.1. Hưởng ứng phong trào Đông Du
Thập niên đầu thế kỷ XX, phong trào yêu nước chống thực dân Pháp xâm lược ở Việt
Nam từ lập trường phong kiến chuyển sang khuynh hướng dân chủ tư sản được đánh dấu
bằng hai cuộc vận động yêu nước: Duy Tân do Phan Châu Trinh khởi xướng và Đông
Du với Phan Bội Châu là linh hồn của phong trào. Khi bão táp của hai cuộc vận động lan
đến tận Nam Kỳ, rất nhiều trí thức yêu nước đã tích cực hưởng ứng với tên gọi “Minh
Tân” thông qua nhiều hình thức: viết báo cổ súy cho Duy Tân, cho con em tham gia vào
cuộc Đông Du, lập những cơ sở kinh tài để ủng hộ phong trào.
Phong trào Đông Du bắt đầu ở Bắc và Trung Kỳ vào tháng 7-1905. Dưới tác động
của Ai cáo Nam Kỳ phụ lão cùng với nhiều tài liệu tuyên truyền khác của Phan Bội Châu
gửi từ nước ngoài về và được Trần Chánh Chiếu phổ biến, đến năm 1907 phong trào lan
vào đến tận Nam Kỳ. Dưới hình thức của cuộc vận động Minh Tân, các chí sĩ đầu tiên
11


tham gia phong trào như Trần Chánh Chiếu, Nguyễn An Khương, Nguyễn Thần Hiến,
Đặng Thúc Liêng, Huỳnh Đình Điển,... đã đóng góp một phần gia sản rất lớn, thành lập
nhiều cơ sở kinh tài, cung cấp tiền của cho thanh niên sang Nhật du học cũng như các
hoạt động bí mật của phong trào. Có thể thấy rõ, những cuộc xuất dương cầu học ở Nam
Kỳ vốn diễn ra từ trước, khi hưởng ứng Đông Du đã được gắn với mục tiêu cứu nước.
Nam Kỳ là nơi có nguồn lực kinh tế lớn nhất nước, có nhiều nhà hằng sản, hằng tâm,
là chỗ dựa kinh tài rất lớn và chủ yếu cho cuộc Đông Du. Gần hai năm sau khi bùng nổ
ở Bắc và Trung Kỳ, phong trào Đông Du mới lan đến Nam Kỳ, trong khi đó, tài chính

huy động được từ Nam Kỳ cũng như số lượng du học sinh ở đây là cao nhất nước. Điều
đó cũng đồng nghĩa, phong trào Đông Du ở Nam Kỳ diễn ra rất sôi nổi, thậm chí còn
mạnh mẽ hơn cả ở Bắc và Trung Kỳ.
Do sự cấu kết Nhật - Pháp, phong trào Đông Du tan rã vào tháng 10-1908. Mặc dù
vậy, tác động của phong trào Đông Du là rất lớn và lâu dài. Trong quá trình vận động tài
chính cho Đông Du, nhiều công ty công thương nghiệp, hội buôn ra đời với nhiều chủ
nhân là trí thức yêu nước, sau khi phong trào thất bại vẫn tiếp tục được khuếch trương,
góp phần làm cho đời sống kinh tế, xã hội Nam Kỳ có những chuyển biến mới. Phong
trào Đông Du đã trở thành một chất xúc tác, góp phần đẩy mạnh phong trào xuất dương
cầu học vốn đã xuất hiện từ trước ở Nam Kỳ. Những trí thức trẻ từ Nam Kỳ đã mạnh
dạn bước ra khỏi phạm vi châu Á, đến Châu Âu và nhiều nơi khác trên thế giới, tìm
kiếm con đường cứu nước mới để giải phóng dân tộc.
3.3.2. Hưởng ứng phong trào Duy Tân
Phong trào Duy Tân do Phan Châu Trinh, Huỳnh Thúc Kháng cùng một số nhà nho
tiến bộ khởi xướng chủ trương canh tân đất nước, chống chế độ phong kiến hủ lậu, vận
động xây dựng một nền học mới theo kiểu phương Tây, thực hiện lối sống mới văn minh
hiện đại, dân chủ, truyền bá chữ quốc ngữ, phát triển kinh tế công thương nghiệp dân
tộc, làm cho đất nước phú cường và dân chủ trong khuôn khổ chế độ thuộc địa.
Đến cuối năm 1906 - đầu năm 1907, phong trào từ Trung Kỳ lan đến Nam Kỳ. Minh
Tân Hội đã tổ chức nhiều hoạt động hưởng ứng Duy Tân như: viết báo (tờ Nông Cổ Mín
Đàm và tờ Lục Tỉnh Tân Văn) tuyên truyền, hô hào thực hiện nếp sống mới, kêu gọi
nhân dân bài trừ hủ tục, bỏ tệ cờ bạc, nghiện hút, cổ động sử dụng chữ quốc ngữ; kêu
gọi mở các cơ sở công thương nghiệp để phát triển kinh tế và cũng để đóng góp tài chính
cho Đông Du. Đến đây, cuộc Minh Tân do Gilbert Trần Chánh Chiếu cùng với các trí
thức yêu nước Nam Kỳ lãnh đạo đã kết hợp thực hiện được tư tưởng và mục đích của cả
hai phong trào: Đông Du và Duy Tân do Phan Bội Châu và Phan Châu Trinh khởi
xướng. Trần Chánh Chiếu và các trí thức Nam Kỳ có vai trò quan trọng trong việc
khuếch trương và làm cho phong trào chấn dân khí, nâng cao dân trí và thực sản hưng
nghiệp lan tỏa, đi vào hiện thực ở khắp các tỉnh Nam Kỳ.
Phong trào Đông Du và Duy Tân khi vào đến Nam Kỳ đã mang những sắc thái rất

riêng, được sự hưởng ứng và kết hợp hành động của hai thế hệ trí thức nho học tiến bộ
và trí thức tân học. Minh Tân ở Nam Kỳ chính là sự kết hợp độc đáo của hai phong trào
Duy Tân và Đông Du. Mặc dù diễn ra sôi nổi và tích cực, nhưng kết cục cùng chung số
phận với phong trào Đông Du và phong trào Duy Tân ở Bắc Kỳ và Trung Kỳ. Năm
1908, Nhật - Pháp cấu kết đàn áp, phong trào Đông Du thất bại. Trong khi đó, vào tháng
10-1908, Trần Chánh Chiếu và một số nhân sĩ Minh Tân khác bị thực dân Pháp bắt, các
12


cơ sở kinh tài và cơ quan báo chí của phong trào đều bị cấm hoạt động. Phong trào Minh
Tân đến đây coi như bị dập tắt. Phong trào Minh Tân do giới trí thức Nam Kỳ khởi
xướng để hưởng ứng phong trào Đông Du và Duy Tân đã gây được tiếng vang lớn, góp
phần thức tỉnh ý thức dân tộc, cổ vũ tinh thần yêu nước trong nhân dân.
3.4. Trí thức Nam Kỳ thành lập các tổ chức chính trị và đảng phái
3.4.1. Đảng Lập hiến
Trong những năm 20 của thế kỷ XX, bên cạnh các đảng phái có tư tưởng chống Pháp
với khuynh hướng tư sản và vô sản - hai khuynh hướng chủ yếu của phong trào yêu
nước và cách mạng Việt Nam giai đoạn này, còn có các tổ chức chính trị của một bộ
phận trí thức, tư sản dân tộc và công chức cao cấp chủ trương đòi cải cách, ủng hộ tư
tưởng Pháp - Việt đề huề, theo khuynh hướng cải lương chủ nghĩa. Tổ chức đại diện rõ
nét nhất cho các quan điểm quốc gia cải lương của giai cấp tư sản lúc bấy giờ là Đảng
Lập hiến do Bùi Quang Chiêu đứng đầu, ra đời vào năm 1923 ở Nam Kỳ. Chính quyền
thực dân để cho đảng này tự do hoạt động nhằm mua chuộc giới tư sản bản xứ, để họ
đứng ra ngoài cuộc đấu tranh chống Pháp, bởi trong giai đoạn này, bộ phận trí thức yêu
nước và tư sản dân tộc là lực lượng đối lập đáng e ngại nhất của chính quyền thực dân.
Thành phần của đảng chủ yếu xuất thân từ các trí thức tư sản, địa chủ và công chức
cao cấp như Bùi Quang Chiêu, Nguyễn Phan Long, Lê Quang Liêm, Trương Văn Bền,
Trần Văn Đôn, Nguyễn Tấn Được,… Tờ La Tribune Indigène (Diễn Đàn Bản Xứ) do
Bùi Quang Chiêu xuất bản từ năm 1917, đến tháng 8-1926, đổi tên là La Tribune
Indochinoise (Diễn Đàn Đông Dương) đứng trên lập trường quốc gia cải lương, được

xem là cơ quan ngôn luận của Đảng Lập hiến.
Đảng Lập hiến xác định đường lối chính trị là vận động, đấu tranh đòi nới rộng chế
độ cai trị thuộc địa, đòi tham gia vào bộ máy chính quyền (Hội đồng thuộc địa, Hội đồng
thành phố…), giành quyền lợi kinh tế cho người Việt và đòi ban hành các quyền tự do
dân chủ ở Việt Nam. Mở đầu cho cuộc đấu tranh của đảng là vụ chống lại quyết định
của Hội đồng thuộc địa trao độc quyền xuất nhập khẩu lúa gạo ở cảng Sài Gòn cho một
công ty tư bản Pháp vào tháng 5-1923.
Sau khi từ Pháp trở về (3-1926), được thực dân Pháp chia sẻ một ít quyền lợi, thỏa
mãn một số nhu cầu, Bùi Quang Chiêu tuyên bố ủng hộ chủ trương Pháp - Việt đề huề.
Đến đây, Đảng Lập hiến không những không đấu tranh cho tự do dân chủ nữa mà còn
đứng về phía chính quyền thuộc địa, chống lại phong trào công nhân và nông dân.
3.4.2. Tổ chức Thanh niên Cao vọng
Từ Pháp trở về nước (1922), bên cạnh việc tham gia diễn thuyết ở Sài Gòn để cổ
động tinh thần yêu nước trong nhân dân, từ cuối năm 1924 đến đầu năm 1925, Nguyễn
An Ninh bắt đầu gây dựng cơ sở cho một tổ chức quần chúng yêu nước tại vùng Củ Chi,
Bà Điểm (Hóc Môn), Đức Hoà, Đức Huệ (Long An), mà từ trước đến nay vẫn được gọi
là “Thanh niên Cao vọng đảng” hay “Hội kín Nguyễn An Ninh”.
Ngày 24-3-1926, Nguyễn An Ninh bị bắt và bị kết án 18 tháng tù. Ngay sau khi được
trả tự do ( 7.1.1927), Nguyễn An Ninh, Phan Văn Hùm, Mai Văn Ngọc và Lê Văn Tâm
tiếp tục bắt tay vào việc mở rộng địa bàn hoạt động của Thanh niên Cao vọng khắp các
tỉnh Nam Kỳ. Các ông đã đến nhiều địa phương ở Trảng Bàng, Đức Hòa, Tân An,… để tổ
chức hội họp, diễn thuyết kêu gọi dân chúng từ chối nộp thuế cho chính phủ và gia nhập
Thanh niên Cao vọng. Nguyễn An Ninh còn xuống tận Châu Đốc, Bạc Liêu, Sóc Trăng,
13


Rạch Giá, Sa Đéc,… để vận động quần chúng. Với sự giúp đỡ của Võ Hoành (Cử Hoành)
ở Sa Đéc, cụ Nghè Trương Gia Mô ở Châu Đốc và nhiều trí thức Nam Kỳ, lực lượng của
Thanh niên Cao vọng phát triển nhanh chóng.
Mặc dù bị hạn chế bởi tính chất bí mật, cũng như sự theo dõi, khủng bố gắt gao của

chính quyền thuộc địa, số lượng thành viên của tổ chức này vào năm 1928 đã lên đến
trên 7.000 người, tạo được nhiều ảnh hưởng lớn đến tầng lớp bình dân ở Nam Kỳ. Trong
các buổi diễn thuyết cũng như các chuyến đi tuyên truyền cho tổ chức của Nguyễn An
Ninh, sách báo tiến bộ, trong đó có nhiều tài liệu của các nhà tư tưởng Pháp, tài liệu về
chủ nghĩa cộng sản,… đã được phổ biến đến quần chúng.
Tập hợp được một lực lượng đông đảo quần chúng tham gia, tư tưởng chống Pháp rõ
rệt, nhưng Thanh niên Cao vọng chưa có cương lĩnh chính trị rõ ràng, chỉ dừng lại ở việc
tuyên truyền, khơi dậy lòng yêu nước trong nhân dân. Trước sự khủng bố gắt gao của
chính quyền thực dân, cuối năm 1928, Nguyễn An Ninh và nhiều đồng chí chủ chốt bị
bắt giam và bị kết án trong “Vụ án Hội kín Nguyễn An Ninh”. Từ đây, Thanh niên Cao
vọng rơi vào khủng hoảng và gần như chấm dứt hoạt động.
Nguyễn An Ninh đã giới thiệu những thành viên của Thanh niên Cao vọng cho An
Nam Cộng sản Đảng và Đảng Cộng sản Đông Dương sau này. Nhiều người trong số họ
đã trở thành những đảng viên ưu tú như Võ Văn Tần, Võ Văn Ngân, Võ Thành Công,
Phan Văn Đối…
3.4.3. Đảng Thanh niên
Ngày 21-3-1926, trong cuộc mít tinh diễn ra ở Xóm Lách, đường Lanzarotte, một số
trí thức trẻ ở Nam Kỳ có tư tưởng bất hợp tác với Pháp, nhiệt huyết với phong trào đấu
tranh dân chủ đã quyết định lập ra Đảng Thanh niên. Ban trị sự của đảng gồm Nguyễn
Trọng Hy làm Chủ tịch; Trần Huy Liệu làm Phó Chủ tịch; Bùi Công Trừng, Lê Thế
Vĩnh, Lê Văn Tâm, Nguyễn Hào Đáng, Phan Trường Mạnh, Trương Văn Nhàng,… là
ủy viên. Tờ Đông Pháp Thời Báo do Trần Huy Liệu làm chủ bút được xem là cơ quan
ngôn luận của đảng. Đảng Thanh niên hoạt động công khai mặc dù không xin phép
chính quyền thực dân. Những trí thức trẻ trong Đảng Thanh niên đã khuấy động nhiều
phong trào dân tộc và dân chủ tại Nam Kỳ như: cuộc biểu tình chống Bùi Quang Chiêu
và chống chủ trương Pháp - Việt đề huề, tổ chức đám tang Phan Châu Trinh, vận động
tổng đình công đòi thả nhà báo Nguyễn An Ninh…
Sau cuộc vận động đòi thả nhà báo Nguyễn An Ninh bất thành, bị thực dân Pháp theo
dõi gắt gao, Đảng Thanh niên chuyển sang hoạt động như một tổ chức bí mật do Trần
Huy Liệu làm Bí thư, đặt trụ sở ở Lạc Long Lữ Quán (Sài Gòn). Vừa đi vào hoạt động bí

mật được vài tháng, Lạc Long Lữ Quán bị khám xét, chương trình điều lệ của Đảng
Thanh niên bị phát hiện, Trần Huy Liệu và một số đảng viên Đảng Thanh niên bị thực
dân Pháp bắt, đưa ra Tòa án trừng trị Sài Gòn với tội lập hội kín trái phép, làm rối loạn
trật tự trị an, Đảng Thanh niên tan rã.
Vì chưa có đường lối chính trị rõ ràng, chưa xác định được nhiệm vụ cốt yếu cũng
như mục đích, chương trình hành động và phương pháp đấu tranh, Đảng Thanh niên mới
thành lập đã tan rã nhanh chóng trước sự đàn áp của kẻ thù. Mặc dù vậy, sự xuất hiện và
hoạt động của Đảng Thanh niên góp phần thổi một luồng gió mới vào phong trào yêu
nước ở Việt Nam trong những năm 20 của thế kỷ XX, khuấy động nhiều cuộc đấu tranh
chống chính quyền thực dân mang tính chất quần chúng rộng rãi, góp phần khích lệ tinh
14


thần yêu nước trong nhân dân, thức tỉnh ý thức dân tộc. Những cơ sở của đảng trở thành
nơi gieo mầm và phát triển những tổ chức cách mạng đầu tiên ở Việt Nam, góp phần
đưa đến sự ra đời của Đảng Cộng sản Việt Nam.
3.4.4. Đông Dương Lao động Đảng
Sau chiến tranh thế giới thứ nhất, thực dân Pháp tiến hành cuộc khai thác thuộc địa
trên quy mô lớn lần thứ hai, nhân dân lao động, trong đó có giai cấp công nhân bị bóc lột
nặng nề, nhiều cuộc đấu tranh của công nhân nổ ra không giành được thắng lợi. Với chủ
trương “để tiến tới thành lập một chính đảng công khai hợp pháp nhằm đấu tranh cho
những quyền lợi chính đáng của người lao động bản xứ, chống lại sự bóc lột của giới
chủ và ách áp bức của thực dân”, một số trí thức Nam Kỳ gồm: Cao Hải Để, Cao Triều
Phát, Nguyễn Phước Quan,… đã quyết định thành lập Đông Dương Lao động Đảng.
Ngày 12-11-1926, Đông Dương Lao động Đảng được thành lập. Ban trị sự tạm thời
của Đảng gồm: Chánh Đảng trưởng Cao Triều Phát, Phó Đảng trưởng Nguyễn Văn
Phúc, Tổng thư ký Nguyễn Phước Quan, Thủ quỹ Cao Hải Để, ba kiểm soát viên trong
đó có nhà báo Lê Thành Lư. Đông Dương Lao động Đảng là tổ chức chính trị đầu tiên
do trí thức Nam Kỳ thành lập đã lấy việc đấu tranh công khai chống tư bản bóc lột, bảo
vệ quyền lợi của nhân dân lao động làm mục đích hoạt động của Đảng. Hai cơ quan

ngôn luận của Đông Dương Lao động Đảng - tờ L’Ère Nouvelle (Kỷ nguyên mới) và
Nhựt Tân Báo đã mạnh dạn đăng những bài viết có khuynh hướng chống Pháp quyết
liệt, cũng như đề cập những vấn đề liên quan đến chủ nghĩa cộng sản.
Mặc dù Đông Dương Lao động Đảng thành lập nhằm mục đích vận động quần chúng
đấu tranh cho quyền lợi của người lao động và sự tiến bộ xã hội, nhưng tiếc rằng, đảng
đã không tập hợp được đông đảo quần chúng để có thể phát huy sức mạnh của họ thực
hiện cương lĩnh của đảng. Ngày 25-6-1929, thực dân Pháp bắt giam chủ nhiệm Cao Hải
Để và lục soát toà soạn. L’Ère Nouvelle và Nhựt Tân Báo phải lần lượt đóng cửa, Đông
Dương Lao động Đảng tan rã. Có thể nhận thấy, ý tưởng tập hợp công nhân như một lực
lượng chính trị trong cuộc đấu tranh chống thực dân Pháp của Đông Dương Lao động
Đảng thể hiện sự tiến bộ trong nhận thức của trí thức yêu nước về sức mạnh đấu tranh
của quần chúng lao động, đặc biệt là giai cấp công nhân ở Nam Kỳ.
3.5. Các phong trào yêu nước của trí thức Nam Kỳ
Trong hai năm 1925-1926, cuộc đấu tranh chống thực dân Pháp, đòi tự do dân chủ ở
Nam Kỳ dâng cao mạnh mẽ, nổi bật nhất là các phong trào: đấu tranh đòi thả Phan Bội
Châu (6-1925), đám tang Phan Châu Trinh (3-1926), phong trào đòi thả Nguyễn An
Ninh (3-1926) và cuộc biểu tình chống Bùi Quang Chiêu (3-1926).
Dưới sự khởi xướng của các đảng và các tổ chức chính trị, nổi bật nhất và giữ vai trò
tiên phong là Đảng Thanh niên, đông đảo trí thức, sinh viên, học sinh yêu nước cùng với
nhân dân Nam Kỳ đã xuống đường đấu tranh, biểu dương lực lượng, tạo nên những
chuyển biến quan trọng trong phong trào dân tộc, dân chủ ở Việt Nam. Một số đảng và
tổ chức chính trị như Đảng Thanh niên, Đông Dương Lao động Đảng, Thanh niên Cao
vọng,… đứng đầu là các trí thức trẻ, mặc dù thừa nhiệt huyết yêu nước và tinh thần đấu
tranh, nhưng tổ chức còn lỏng lẻo, cương lĩnh, chương trình hành động, phương pháp
đấu tranh chưa được xây dựng và chuẩn bị chu đáo,…, vì vậy, phong trào đấu tranh do
các trí thức Nam Kỳ lãnh đạo trong giai đoạn này bùng lên mạnh mẽ nhưng cũng nhanh
15


chóng thất bại cùng với sự mất bóng của các đảng phái kể trên trên vũ đài chính trị trước

sự khủng bố của kẻ thù.
3.6. Hoạt động yêu nước của trí thức Nam Kỳ trên lĩnh vực văn hóa - tư tưởng
3.6.1. Diễn thuyết cổ động tinh thần yêu nước
Sau khi từ Pháp về nước (1922), Nguyễn An Ninh bắt đầu cuộc đời hoạt động yêu
nước sôi nổi với hai cuộc diễn thuyết bằng tiếng Pháp trước đông đảo trí thức Sài Gòn
nhằm thức tỉnh tinh thần yêu nước, ý thức độc lập dân tộc trong nhân dân, nhất là tầng
lớp thanh niên Nam Kỳ.
Thông qua hai cuộc diễn thuyết với hai chủ đề: “Chung đúc một nền học thức cho
nhân dân An Nam”(Une culture pour les Annammites), và “Lý tưởng của thanh niên An
Nam” (Idéal de la jeunesse Annammite), Nguyễn An Ninh kịch liệt công kích chế độ cai
trị và các chính sách phản động của chính quyền thực dân, đồng thời kêu gọi thanh niên
phải mạnh dạn thoát ra khỏi sự hẹp hòi, bó buộc của tư tưởng Nho giáo, phải có “cao
vọng”, phải ra ngoài để học hỏi và trang bị cho mình một lý tưởng cao cả, góp phần giải
phóng giống nòi. Nguyễn An Ninh cho rằng, văn hóa là tâm hồn của một dân tộc, là điều
kiện đảm bảo giữ gìn độc lập và mở rộng ảnh hưởng cho một dân tộc. Có thể nhận thấy,
tư tưởng trên của Nguyễn An Ninh đã khơi dậy tinh thần và ý thức độc lập dân tộc mạnh
mẽ trong quần chúng.
Nguyễn An Ninh còn thực hiện nhiều cuộc diễn thuyết khác, trong đó có cuộc diễn
thuyết trước 3000 người trong cuộc mít tinh xóm Lách (đường Lanzarotte, Sài Gòn), lên
án chủ trương Pháp - Việt đề huề và chính sách chia để trị của thực dân Pháp, phản đối
nhà cầm quyền Pháp tước đoạt mọi quyền tự do dân chủ của nhân dân Việt Nam.
Cũng như Nguyễn An Ninh, Phan Châu Trinh sau khi từ Pháp trở về (giữa năm 1925)
cũng đã có hai cuộc diễn thuyết ở Sài Gòn để tiếp tục vận động cho nền dân chủ, cổ
động tinh thần yêu nước trong nhân dân. Với hai đề tài: “Đạo đức và luân lý Đông Tây”
(19-11-1925), “Quân trị và dân trị chủ nghĩa” (27-11-1925), qua việc so sánh luân lý,
tập quán của phương Tây với luân lý, tập quán Việt Nam, Phan Châu Trinh kêu gọi tiếp
thu nền dân chủ tư sản và văn minh phương Tây để đánh đổ chế độ chuyên chế. Mặc dù
Phan Châu Trinh vẫn chưa nhận rõ bản chất của thực dân Pháp, vẫn tin vào cái gọi là
“sứ mạng khai hóa” của chủ nghĩa thực dân, chỉ mong muốn ỷ Pháp cầu tiến bộ, nhưng
với tầm ảnh hưởng của ông trong nhân dân, nhất là trong giới trí thức, đặc biệt là dấu ấn

ông để lại từ phong trào Duy Tân, cùng với quá trình hoạt động kiên trì, bền bỉ cho nền
dân chủ và tiến bộ của dân tộc, thì tinh thần yêu nước, thương dân nhiệt thành của Phan
Châu Trinh thể hiện trong hai cuộc diễn thuyết ở Nam Kỳ nói riêng, và suốt cuộc đời
cống hiến cho sự nghiệp cách mạng của ông là không thể phủ nhận. Đối với nhân dân,
nhất là giới trí thức, Phan Châu Trinh vẫn xứng đáng là một trong những tượng đài tiêu
biểu cho tư tưởng yêu nước tiến bộ của lớp sĩ phu cấp tiến thập niên đầu thế kỷ XX.
Mặc dù tư tưởng của Nguyễn An Ninh và Phan Châu Trinh thể hiện trong các cuộc
diễn thuyết vừa đề cập ở trên có những điểm khác biệt, song có thể thấy, điểm gặp nhau
ở họ là tinh thần yêu nước, và dù mức độ có khác nhau, ôn hòa vẫn là con đường Phan
Châu Trinh và Nguyễn An Ninh lựa chọn ở thời điểm đó để đạt được mục đích cuối
cùng là dân quyền, dân chủ, dân sinh và tiến bộ xã hội.

16


3.6.2. Hoạt động báo chí, xuất bản
Từ đầu thế kỷ XX, đặc biệt trong những năm 20 của thế kỷ XX, mặc dù bị ngăn cấm
đề cập đến các vấn đề có liên quan đến chính trị, hoặc phải chịu sự kiểm duyệt gắt gao
của nhà cầm quyền, các trí thức yêu nước Nam Kỳ đã tranh thủ diễn đàn công khai,
mạnh dạn xuất bản, đăng trên các mặt báo những bài viết vạch trần bản chất xâm lược,
bóc lột của thực dân Pháp, tuyên truyền cổ động những tư tưởng cách mạng tiến bộ, thức
tỉnh ý thức dân tộc, kêu gọi nhân dân đứng lên đấu tranh đòi tự do, dân sinh và dân chủ
và tiến bộ xã hội. Trong đó, phải kể đến một số tờ báo tiếng Việt như: Đông Pháp Thời
Báo, Ngòi Bút Sắt, Pháp - Việt Nhứt Gia dưới quyền chủ bút của Trần Huy Liệu trong
những năm 1925-1927; Nhựt Tân Báo (1927) của Cao Hải Để; Thanh Niên Tân Tiến
(1929) dưới sự điều khiển của giám đốc Lê Thành Lư; Thần Chung (1929-1930) của
Diệp Văn Kỳ và những tờ báo tiếng Pháp như: Le Jeune Annam (An Nam Trẻ) do Lâm
Hiệp Châu sáng lập (1926), Le Nhà Quê (1926) của Nguyễn Khánh Toàn… Mặc dù các
tờ báo trên không sống lâu nhưng ý thức quốc gia dân tộc biểu lộ rất rõ rệt, góp phần
quan trọng vào cuộc đấu tranh chống thực dân sôi nổi trong làng báo yêu nước Nam Kỳ

thập niên 20 của thế kỷ XX.
Đáng chú ý, hai tờ báo quốc ngữ Nông Cổ Mín Đàm và Lục Tỉnh Tân Văn thời Trần
Chánh Chiếu làm chủ bút và các tờ báo Pháp ngữ: La Cloche Fêlée (Chuông rè) của
Nguyễn An Ninh và Phan Văn Trường, L’Annam (Nước Nam) của Phan Văn Trường,
L’Ere Nouvelle (Kỷ Nguyên Mới) của Cao Triều Phát và Cao Hải Để, Nhựt Tân Báo
(quốc ngữ) của Cao Hải Để là những tờ báo đã tạo được dấu ấn sâu sắc trong sứ mệnh
đấu tranh chống chính quyền thực dân, truyền bá những tư tưởng cách mạng tiến bộ, góp
phần khơi dậy tinh thần yêu nước trong nhân dân, thúc đẩy phong trào dân tộc, dân chủ
ở Nam Kỳ phát triển mạnh mẽ.
Nếu như Nông Cổ Mín Đàm và Lục Tỉnh Tân Văn là hai tờ báo tiếng Việt, sử dụng
chữ quốc ngữ làm phương tiện để chuyển tải tinh thần của cuộc vận động Đông Du và
Duy Tân, góp phần đưa hai phong trào này phát triển mạnh mẽ ở Nam Kỳ; thì La Cloche
Fêlée và L’Annam thể hiện bước tiến trong nhận thức về con đường và phương thức cứu
nước của Nguyễn An Ninh và Phan Văn Trường, góp phần thức tỉnh và cách mạng hoá
tinh thần đấu tranh của nhân dân Nam Kỳ trong những năm 20 của thế kỷ XX, đồng thời
gieo những hạt giống đầu tiên của chủ nghĩa Mác - Lênin vào phong trào cách mạng
Việt Nam. Riêng L’Ère Nouvelle và Nhựt Tân Báo là sự kết hợp sáng tạo giữa hai tờ báo
với hai ngôn ngữ: Pháp - Việt, để chuyển tải một cách hiệu quả nhất tư tưởng của chủ
nghĩa cộng sản và tinh thần chống nhà cầm quyền thực dân, đồng thời thể hiện sự quan
tâm đến số phận của nhân dân cần lao, đánh giá cao vai trò của họ trong cuộc đấu tranh
chống thực dân Pháp xâm lược và trong sự tiến bộ xã hội.
Bên cạnh việc làm báo công khai chống chính quyền thực dân, trí thức Nam Kỳ còn
công bố những tác phẩm văn học và sử học cổ động tinh thần yêu nước thông qua những
cơ sở thư xã như: Cường Học thư xã (do Trần Huy Liệu thành lập), Tồn Việt thư xã ( do
Trần Hữu Độ quản lý), Nữ Lưu thư quán (của Phan Thị Bạch Vân), Tân Dân học xã (của
Nguyễn Kim Đính),…
Trong ba mươi năm đầu thế kỷ XX, hoạt động báo chí, xuất bản sách báo yêu nước
chống thực dân Pháp xâm lược ở Nam Kỳ diễn ra sôi nổi tích cực và mạnh mẽ nhất so
với các địa phương khác trên cả nước, thổi một luồng gió mới vào đời sống văn hóa,
chính trị ở Nam Kỳ, góp phần tích cực vào công cuộc hiện đại hóa văn học, phát triển

17


nghệ thuật và ngôn ngữ dân tộc, thức tỉnh tinh thần yêu nước, thúc đẩy phong trào dân
chủ trỗi dậy mạnh mẽ.
Tiểu kết Chương 3
Đầu thế kỷ XX, đội ngũ trí thức tân học ở Nam Kỳ ra đời. Qua làn sóng Tân thư, Tân
văn, trí thức yêu nước Nam Kỳ đã mạnh dạn tiếp thu tư tưởng dân chủ tư sản phương
Tây, khởi xướng, lãnh đạo phong trào đấu tranh chống thực dân Pháp với nhiều hình
thức phong phú.
Trong thập niên đầu thế kỷ XX, thông qua phong trào Minh Tân, trí thức yêu nước
Nam Kỳ có những đóng góp tích cực trong cuộc vận động Đông Du và Duy Tân, làm
cho phong trào Đông Du ở Nam Kỳ diễn ra mạnh mẽ nhất so với các địa phương khác
trên cả nước, góp phần quan trọng vào công cuộc thực sản hưng nghiệp, chấn dân khí,
nâng cao dân trí, tác động tích cực đến sự phát triển kinh tế, văn hóa, xã hội ở Nam Kỳ.
Bước sang thập niên 20 của thế kỷ XX, ngoài bộ phận trí thức tân học trưởng thành
từ nhà trường thực dân, trí thức Nam Kỳ còn được bổ sung từ bộ phận trí thức du học
nước ngoài về, đặc biệt là ở Pháp. Tiếp xúc trực tiếp với nền văn minh phương Tây, cùng
với khát vọng đấu tranh giải phóng giống nòi, số trí thức này đã khởi xướng một số hình
thức đấu tranh mới mẻ, tích cực theo khuynh hướng dân chủ tư sản: đấu tranh nghị
trường, diễn thuyết, báo chí, xuất bản, mít-tinh biểu dương lực lượng, thành lập các tổ
chức chính trị và đảng phái,… Qua đó, góp phần vạch trần chính sách cai trị, áp bức bóc
lột của chính quyền thực dân, sự bạc nhược của chế độ phong kiến, phản ánh nguyện vọng
tự do, dân chủ của nhân dân, truyền bá những tư tưởng cách mạng tiến bộ, thức tỉnh ý
thức dân tộc và tinh thần yêu nước trong nhân dân, tập hợp quần chúng đấu tranh đòi
quyền tự do, dân sinh, dân chủ và tiến bộ xã hội.
Do những hạn chế về mặt giai cấp, sự non kém về trình độ tổ chức, đường lối và
phương pháp đấu tranh chưa được nghiên cứu và chuẩn bị chu đáo, lại bị sự đàn áp khốc
liệt của chính quyền thực dân, phong trào yêu nước theo khuynh hướng dân chủ tư sản
do các trí thức Nam Kỳ khởi xướng, lãnh đạo vẫn không giải phóng được nhân dân khỏi

ách áp bức của thực dân và phong kiến. Mặc dù vậy, hoạt động yêu nước sôi nổi của trí
thức Nam Kỳ đã góp phần phát triển ý thức dân tộc và chủ nghĩa yêu nước trong nhân
dân, tuyên truyền những tư tưởng tiến bộ và cách mạng trong quần chúng, tạo tiền đề và
môi trường thuận lợi cho sự xuất hiện các tổ chức cách mạng và sự truyền bá chủ nghĩa
Mác - Lênin sâu rộng vào Nam Kỳ.
CHƯƠNG 4
TRÍ THỨC NAM KỲ VỚI PHONG TRÀO GIẢI PHÓNG DÂN TỘC
THEO KHUYNH HƯỚNG CÁCH MẠNG VÔ SẢN
4.1. Sự phân hóa tư tưởng trong trí thức Nam Kỳ ở nửa cuối những năm 20 (thế kỷ
XX)
Vào giữa thập niên 20 của thế kỷ XX, phong trào dân chủ ở Nam Kỳ diễn ra sôi nổi
với nhiều sắc thái chính trị, nổi bật nhất là hai xu hướng cải lương và ôn hòa. Trong lúc tư
tưởng cải lương, chủ trương Pháp - Việt đề huề của Đảng Lập hiến bị công kích dữ dội;
thì Đông Dương Lao động Đảng không tập hợp được quần chúng vì chưa đủ uy tín dẫn
18


đến tan rã. Thanh niên Cao vọng mới manh nha hình thành, chưa tạo được dấu ấn nào thì
Nguyễn An Ninh bị bắt. Đảng Thanh niên mặc dù khuấy động nhiều phong trào đấu tranh
sôi nổi nhưng cũng nhanh chóng bị đàn áp. Trong nội bộ Đảng Thanh niên đã có sự chia
rẽ và phân hóa rõ rệt. Một số đông trung lưu trong Đảng Thanh niên vì danh lợi trước mắt
đã ngả theo Đảng Lập hiến. Những trí thức thành viên cốt cán trong Đảng Thanh niên
cũng dần dần phân hóa: ngoài một số không tham gia vào hoạt động chính trị nữa, có
người tham gia vào tổ chức Thanh niên Cao vọng của Nguyễn An Ninh, phần lớn đảng
viên Đảng Thanh niên gia nhập vào các tổ chức cách mạng mới ra đời như: Hội Việt Nam
Cách mạng Thanh niên, Việt Nam Quốc dân Đảng, Tân Việt Cách mạng Đảng và sau đó
nhiều người đã trở thành đảng viên Đảng Cộng sản. Đến giữa những năm 20 của thế kỷ
XX, nhiều trí thức Nam Kỳ cùng với trí thức cả nước đã mạnh dạn đi theo con đường cách
mạng vô sản.
4.2. Trí thức Nam Kỳ đi theo con đường cách mạng vô sản

4.2.1. Trí thức Nam Kỳ với hoạt động truyền bá chủ nghĩa Mác - Lênin
Trong những năm 20 của thế kỷ XX, những tư tưởng cách mạng tiến bộ cùng với
những quan điểm cơ bản của chủ nghĩa Mác - Lênin bước đầu được giới thiệu công khai
ở Sài Gòn thông qua những tờ báo tiến bộ của các trí thức yêu nước: La Cloche Fêlée,
La Cloche Fêlée tục bản, L’Annam của Nguyễn An Ninh và Phan Văn Trường; L’Ère
Nouvelle của Cao Hải Để và Cao Triều Phát;… Tuy nhiên, do các bài báo, các tác phẩm
trên được đăng bằng tiếng Pháp trên các tờ báo tiếng Pháp, nên chưa được phổ biến rộng
rãi trong quần chúng nhân dân, mà chủ yếu tầng lớp trí thức mới có điều kiện tiếp cận
với nó.
Sau khi tham gia sáng lập tờ báo Le Paria (Người cùng khổ), Nguyễn Ái Quốc đã tìm
cách đưa tờ báo đó cùng với những tờ báo tiến bộ như L’Humanité (Nhân đạo) và những
tài liệu tuyên truyền cho chủ nghĩa Mác - Lênin theo đường thủy từ Pháp về Sài Gòn và
những đô thị khác ở Việt Nam. Những ấn phẩm trên đã đến tay những trí thức, thanh
niên yêu nước tiến bộ, được phổ biến và làm cho xu hướng cộng sản chủ nghĩa ngày
càng ảnh hưởng mạnh mẽ đến phong trào cách mạng, góp phần mở đường cho sự truyền
bá chủ nghĩa Mác - Lênin vào Việt Nam.
Bằng con đường khác hiệu quả hơn, từ giữa thập niên 20 của thế kỷ XX, chủ nghĩa
Mác - Lênin được truyền bá vào Việt Nam thông qua các học trò của Nguyễn Ái Quốc,
phần lớn là trí thức và là thành viên của Hội Việt Nam Cách mạng Thanh niên (gọi tắt là
Hội Thanh Niên). Sau khi hoàn tất các lớp huấn luyện chính trị của Nguyễn Ái Quốc, số
đông hội viên của Hội Thanh Niên đã trở về nước thực nhiệm vụ truyền bá chủ nghĩa
Mác - Lênin vào trong nước.
Trong số những trí thức đầu tiên thực hiện nhiệm vụ truyền bá chủ nghĩa Mác - Lênin
ở Nam Kỳ, đồng thời giữ vai trò chủ chốt trong Kỳ bộ Nam Kỳ, có Phan Trọng Bình,
Ngô Thiêm, Tôn Đức Thắng, Phạm Văn Đồng, Nguyễn Kim Cương, Nguyễn Văn Côn,
Trần Ngọc Quế, Trần Ngọc Giải, Châu Văn Liêm,... Nhiều trí thức trẻ được tổ chức
phân công xuống các tỉnh để hướng dẫn thành lập Tỉnh bộ trên cơ sở những chi bộ đã
được xây dựng ở trong tỉnh.
Từ năm 1927, ngoài báo Thanh Niên - cơ quan ngôn luận của Hội Thanh Niên, tác
phẩm Đường Kách mệnh và các tài liệu cộng sản từ Trung Quốc gửi về, Kỳ bộ Thanh

Niên Nam Kỳ còn tiếp nhận các báo L’Humanité (Nhân Đạo), La vie ouvière (Đời sống
19


công nhân), các tài liệu về chủ nghĩa Mác - Lênin như: A.B.C du Communisme (Cộng
sản chủ nghĩa sơ học) của Boukharine, La doctrine soviétique du droit international
(Học thuyết Xô Viết về luật quốc tế), Le monde soviétique (Thế giới cộng sản), Cahiers
des droits de l’home (Sách về nhân quyền),… từ Pháp gửi sang. Thông qua nguồn tài
liệu quý giá này, chủ nghĩa Mác - Lênin và những tư tưởng cách mạng tiến bộ được các
học trò của Nguyễn Ái Quốc truyền bá vào trong các tầng lớp nhân dân Nam Kỳ, thông
qua hệ thống tổ chức từ Kỳ bộ cho đến cơ sở.
Như vậy, chủ nghĩa Mác - Lênin đã được truyền bá một cách hiệu quả vào Nam Kỳ
và cả nước thông qua các trí thức trẻ là thành viên của Hội Thanh Niên. Với đường lối
cách mạng rõ ràng, khoa học, cùng với hoạt động tuyên truyền tích cực của đội ngũ trí
thức và thanh niên yêu nước, Hội Thanh Niên đã góp phần cách mạng hóa phong trào
đấu tranh ở trong nước, chuẩn bị những điều kiện cần thiết cho sự ra đời của Đảng Cộng
sản ở Việt Nam.
4.2.2. Trí thức Nam Kỳ với chủ trương “Vô sản hóa”
Mục đích của Nguyễn Ái Quốc khi thành lập Hội Việt Nam Cách mạng Thanh niên
là thông qua tổ chức này, sẽ truyền bá chủ nghĩa Mác - Lênin vào trong nước, trong
quần chúng lao động, đặc biệt là giai cấp công nhân, giác ngộ và tập hợp quần chúng
làm cách mạng dưới ngọn cờ của Đảng Cộng sản, thực hiện nhiệm vụ giải phóng dân tộc
theo con đường cách mạng vô sản.
Để thực hiện chủ trương “Vô sản hóa”, cuối năm 1928, hàng loạt cán bộ hội viên Hội
Thanh Niên đã đi vào các nhà máy, hầm mỏ, đồn điền để cùng lao động, sinh hoạt và
truyền bá chủ nghĩa Mác - Lênin vào trong công nhân. Ngô Gia Tự, một cán bộ lãnh đạo
Xứ ủy, làm công nhân khuân vác ở bến cảng Sài Gòn; Hoàng Quốc Việt, Lê Văn Lương
làm công nhân ở nhà máy FACI Sài Gòn; Trần Tử Bình, Nguyễn Xuân Cừ, Nguyễn
Mạnh Hồng,… làm công nhân ở đồn điền cao su Phú Riềng; Phan Trọng Quảng, giáo
Tuân,… làm phu kéo xe tay ở Sài Gòn… Qua đó, gây dựng được cơ sở trong công nhân,

kết nạp thêm hội viên Hội Thanh Niên, lập các hội cứu tế, các công hội,... Những tổ
chức quần chúng được giác ngộ, hướng theo tinh thần cộng sản, góp phần làm dấy lên
thành những làn sóng đấu tranh mạnh mẽ.
4.3.Trí thức Nam Kỳ với sự ra đời của Đảng Cộng sản Việt Nam
4.3.1. Trí thức Nam Kỳ với các tổ chức tiền thân của Đảng
4.3.1.1. Đông Dương Cộng sản Đảng
Vào tháng 5-1929, tại Đại hội Đại biểu toàn quốc lần thứ nhất của Hội Thanh Niên
được tổ chức tại Hương Cảng (Trung Quốc), sau khi đoàn đại biểu của Kỳ bộ Bắc Kỳ
đưa ra đề nghị thành lập Đảng Cộng sản nhưng không được tán thành, đã bỏ Đại hội ra
về và tuyên bố ly khai khỏi Hội Thanh Niên.
Ngày 17-6-1929, Kỳ bộ Thanh Niên Bắc Kỳ lập ra Đông Dương Cộng sản Đảng ở
Hà Nội, thay thế cho Hội Thanh Niên lãnh đạo phong trào đấu tranh. Ngay sau khi thành
lập, Đông Dương Cộng sản Đảng đã cử người vào Trung Kỳ và Nam Kỳ để thực hiện
công tác tuyên truyền phát triển cơ sở Đảng. Tháng 7-1929, Đông Dương Cộng sản
Đảng cử Ngô Gia Tự và một số đồng chí khác như Hoàng Quốc Việt, Lê Văn Lương,
Nguyễn Trọng Nhã, Võ Phong,… vào Sài Gòn, đến những nơi có công nhân như bến
cảng, hãng dầu Nhà Bè, xưởng cơ khí Ba Son hãng FACI, nhà đèn Chợ Quán, Đêpô xe
20


lửa Sài Gòn, Đêpô Dĩ An, Đêpô xe điện và cả giới bồi bếp, thợ may,… để gây dựng cơ
sở.
Ngô Gia Tự đã gây dựng được ba chi bộ của Đông Dương Cộng sản Đảng làm thế
“chân kiềng” cho Đảng ở ba cơ sở tiêu biểu: xưởng Ba Son, đồn điền cao su Phú Riềng
và xã Vĩnh Kim (Mỹ Tho, nay là tỉnh Tiền Giang). Dưới sự chỉ đạo của Ngô Gia Tự và
Trần Tử Bình, phong trào đấu tranh ở đồn điền cao su Phú Riềng ngày càng phát triển
mạnh mẽ. Đầu năm 1930, 5000 công nhân bãi công và bột phát vũ trang, làm nên phong
trào “Phú Riềng Đỏ” lịch sử, châm ngòi cho hàng loạt cuộc bãi công ở Nam Kỳ.
4.3.1.2. An Nam Cộng sản Đảng
Trước sự phân ly khỏi Hội Thanh Niên của Kỳ bộ Bắc Kỳ để thành lập Đông Dương

Cộng sản Đảng, cùng với ảnh hưởng của tổ chức này đối với phong trào cách mạng Việt
Nam, những thành viên còn lại của Hội Thanh Niên (chủ yếu ở Nam Kỳ) nhận thấy
không thể duy trì sự tồn tại của Hội, đã quyết định thành lập một tổ chức cộng sản mới
lấy tên là An Nam Cộng sản Đảng.
Tháng 7-1929, trong cuộc họp của Hội viên Hội Thanh Niên được tổ chức tại nhà của
Châu Văn Liêm, đã quyết định lựa chọn những người ưu tú trong Hội Thanh Niên để
chuyển thành đảng viên cộng sản, tiến tới thành lập An Nam Cộng sản Đảng.
Thượng tuần tháng 8-1929, tại Sài Gòn, Châu Văn Liêm triệu tập Hội nghị các Tỉnh
bộ Thanh Niên ở Nam Kỳ để thành lập An Nam Cộng sản Đảng. Các đại biểu đều trở
thành đảng viên và được giao nhiệm vụ chọn người phát triển Đảng, thành lập các chi bộ
của An Nam Cộng sản Đảng. Ngay sau đó, Chi bộ đầu tiên của An Nam Cộng sản Đảng
được thành lập ở Trung Quốc. Ở trong nước, nhiều chi bộ của An Nam Cộng sản Đảng
cũng lần lượt được thành lập ở khắp các tỉnh Nam Kỳ.
Ngày 7-11-1929, Châu Văn Liêm chủ trì Hội nghị tại Khánh Hội (Sài Gòn) bầu ra
Ban Lâm thời chỉ đạo của An Nam Cộng sản Đảng gồm: Châu Văn Liêm, Nguyễn Thiệu
(tức Nguyễn Nghĩa), Ung Văn Khiêm, Huỳnh Quảng, Đỗ Quảng do Châu Văn Liêm làm
Bí thư. Ngày 15-11-1929, Ban Lâm thời chỉ đạo chuyển thành Ban Chấp hành Trung
ương lâm thời. Đến đây, An Nam Cộng sản Đảng chính thức ra đời.
Với những hoạt động tích cực của Châu Văn Liêm cùng với các đồng chí trong Ban
Lâm thời chấp ủy, chủ trương “Vô sản hóa” tiếp tục được thực hiện, đẩy mạnh tuyên
truyền chủ nghĩa Mác - Lênin, thành lập các hội quần chúng trong công nhân, nông dân
và học sinh. Đến cuối năm 1929, nhiều chi bộ của An Nam Cộng sản Đảng được thành
lập ở các nhà máy, xí nghiệp như: Xưởng Ba Son, hãng FACI, Đềpô xe lửa Dĩ An, Hãng
dầu Nhà Bè, Hãng rượu Bình Tây, Hãng Charner, Nhà đèn Chợ Quán, Hãng xây cất
Brossard - Morpin, trong đội ngũ thợ thủ công, cắt tóc, kéo xe,… Ngoài ra, An Nam
Cộng sản Đảng đã thành lập được Tổng công hội Nam Kỳ bao gồm nhiều công hội xí
nghiệp, công hội thợ thủ công,…
Cũng như Đông Dương Cộng sản Đảng, An Nam Cộng sản Đảng khi vừa thành lập
đã lãnh đạo nhiều phong trào đấu tranh gây tiếng vang lớn, đặc biệt, đã tổ chức kỷ niệm
Cách mạng Tháng Mười Nga vào năm 1929, cổ vũ các tầng lớp nhân dân đánh đuổi đế

quốc, lật đổ chế độ phong kiến, thực hiện nhiệm vụ dân tộc và dân chủ.
4.3.1.3. Đông Dương Cộng sản Liên đoàn
Trước sự ra đời của Đông Dương Cộng sản Đảng và An Nam Cộng sản Đảng, tháng
9-1929, Hội nghị của những đảng viên tích cực của Tân Việt (gồm Trần Hữu Chương 21


phụ trách Kỳ bộ Nam Kỳ, Nguyễn Xuân Thanh, Ngô Đức Đệ và Trần Hữu Duyệt) đã
được tổ chức ở Sài Gòn nhằm bàn bạc và chuẩn bị các điều kiện cần thiết tiến tới tổ
chức Đại hội thành lập một tổ chức cộng sản mới, đồng thời phát đi một Bản Tuyên đạt
nói rõ lý do thành lập Đông Dương Cộng sản Liên đoàn.
Trong cuộc họp ở Đức Thọ (Hà Tĩnh) của các đại biểu Tân Việt vào ngày 28-121929 (có sự tham dự của Nguyễn Khoa Văn và Trần Hữu Chương, đại biểu của Nam
Kỳ), đã tuyên bố thành lập Đông Dương Cộng sản Liên đoàn.
Ngày 31-12-1929, 8 đại biểu của Đảng bộ ba kỳ (trong đó có Trần Hữu Chương,
Nguyễn Khoa Văn đại biểu của Nam Kỳ) họp để thảo luận và thông qua các văn kiện
của Đông Dương Cộng sản Liên đoàn. Cuộc họp bị địch phát hiện, sáng ngày 1-1-1930,
tất cả 8 đại biểu đều bị mật thám Pháp bắt ở bến đò Trai (Hà Tĩnh), rồi đưa về giam tại
nhà lao Vinh.
Đông Dương Cộng sản Liên đoàn ra đời là kết quả của những đóng góp quan trọng của
những thành viên ưu tú của tổ chức Tân Việt, trong đó có các trí thức trẻ là thành viên
thuộc Kỳ bộ Nam Kỳ của Tân Việt. Trong quá trình đấu tranh tư tưởng để lựa chọn con
đường đúng đắn cứu nước, những trí thức tiến bộ trong Tân Việt Cách mạng Đảng đã
mạnh dạn ly khai khỏi tổ chức cũ vốn mang nặng tư tưởng hữu khuynh, lựa chọn con
đường cách mạng vô sản để giải phóng dân tộc. Điều đó cho thấy sự trưởng thành trong
nhận thức tư tưởng của những trí thức yêu nước trẻ tuổi lúc bấy giờ.
4.3.2. Trí thức Nam Kỳ với việc thành lập Đảng Cộng sản Việt Nam
Sau khi ra đời, ba tổ chức cộng sản đều tuyên bố ủng hộ Quốc tế cộng sản và đều tự
nhận mình là đảng cách mạng chân chính, cùng có mục đích lý tưởng giống nhau, nhưng
trong công tác tổ chức, trong chủ trương, chính sách cụ thể lại có nhiều điểm khác nhau,
cộng thêm những ý kiến cá nhân xen vào làm cho quan hệ giữa các tổ chức cộng sản
thêm phức tạp. Hơn nữa, trong quá trình tuyên truyền, vận động quần chúng, các tổ chức

cộng sản không tránh khỏi tranh giành ảnh hưởng, công kích lẫn nhau. Tình hình đó gây
tổn hại lớn cho sự phát triển của phong trào cách mạng, đồng thời gây nên tâm trạng
nghi ngờ hoang mang trong quần chúng. Thực tế này đòi hỏi cấp bách phải sớm có một
Đảng Cộng sản duy nhất ở Việt Nam để lãnh đạo phong trào đấu tranh của các tầng lớp
nhân dân đang ngày càng phát triển mạnh mẽ.
Trước yêu cầu lịch sử trên, Nguyễn Ái Quốc đã gửi thư về nước yêu cầu các tổ chức
cộng sản lập tức cử đại biểu sang Hương Cảng để bàn việc hợp nhất, lập ra một Đảng
Cộng sản duy nhất ở Việt Nam.
Từ ngày 26-1 đến ngày 7-2-1930, Hội nghị hợp nhất ba tổ chức Cộng sản được triệu
tập tại Cửu Long (Hương Cảng, Trung Quốc) dưới sự chủ trì của Nguyễn Ái Quốc. Lâm
thời Chấp ủy Nam Kỳ cử Châu Văn Liêm và Nguyễn Thiệu từ Sài Gòn đến Hương
Cảng dự hội nghị. Các đại biểu đã nhất trí hợp nhất Đông Dương Cộng sản Đảng và An
Nam Cộng sản Đảng, lập ra một Đảng Cộng sản duy nhất, lấy tên là Đảng Cộng sản Việt
Nam.
Thực hiện yêu cầu của Nguyễn Ái Quốc, giữa tháng 2-1930, tại Nam Kỳ, Châu Văn
Liêm, Nguyễn Thiệu và Ngô Gia Tự đã triệu tập Hội nghị thống nhất An Nam Cộng sản
Đảng với các chi bộ của Đông Dương Cộng sản Đảng thành Xứ ủy Nam Kỳ của Đảng
Cộng sản Việt Nam, đồng thời thành lập Ban lâm thời Chấp ủy của Đảng Cộng sản Việt
Nam tại Nam Kỳ do Ngô Gia Tự làm Bí thư.
22


Tại Sài Gòn, ngày 24-2-1930, Đông Dương Cộng sản Liên đoàn được kết nạp vào
Đảng, đến đây, việc hợp nhất ba tổ chức cộng sản thành một chính đảng cộng sản duy
nhất ở Việt Nam được hoàn tất trên thực tế.
Các trí thức Nam Kỳ tham gia vào cuộc vận động thành lập Đảng Cộng sản trở thành
những đảng viên cốt cán của Xứ ủy Nam Kỳ, được phân công xây dựng cơ sở của Đảng
trên khắp các địa phương ở Nam Kỳ. Cuộc vận động thành lập Đảng đến đây đã hoàn
thành thắng lợi.
Tiểu kết Chương 4

Từ giữa những năm 20 của thế kỷ XX, sau những thất bại của phong trào dân chủ
trong nước, dưới tác động của tình hình cách mạng thế giới, nhất là ảnh hưởng của Cách
mạng tháng Mười Nga, trong đội ngũ trí thức yêu nước Nam Kỳ có sự phân hóa tư tưởng
mạnh mẽ, chủ yếu giữa hai lập trường: tư sản và vô sản. Với sự nhạy bén, cảm nhận tính
đúng đắn và tính thời đại của chủ nghĩa Mác - Lênin, một số trí thức trẻ yêu nước Nam
Kỳ đã gia nhập Hội Thanh Niên, đi theo con đường cách mạng vô sản.
Các trí thức gia nhập Hội Thanh Niên, sau khi được trang bị lý luận chính trị từ các
lớp huấn luyện của Nguyễn Ái Quốc, đã trở về nước, hoạt động cách mạng ở Nam Kỳ.
Họ giữ vai trò tiên phong trong phong trào “Vô sản hóa”, truyền bá chủ nghĩa Mác Lênin, gây dựng cơ sở cho Hội Thanh Niên, tham gia lãnh đạo phong trào đấu tranh của
công nhân, nông dân, tạo môi trường thuận lợi cho sự phát triển của khuynh hướng cộng
sản trong phong trào cách mạng, góp phần quan trọng trong sự ra đời của ba tổ chức
cộng sản: Đông Dương Cộng sản Đảng, An Nam Cộng sản Đảng, Đông Dương Cộng
sản Liên đoàn vào năm 1929.
Sự chuyển hóa từ Hội Thanh Niên đến các tổ chức cộng sản là một bước tiến quan
trọng trong việc xác lập khuynh hướng cách mạng vô sản ở Việt Nam, qua đó cho thấy
sự năng động, sáng tạo và là bước trưởng thành trong nhận thức về con đường cách
mạng vô sản của trí thức yêu nước Nam Kỳ.
Sau khi Đảng Cộng sản Việt Nam ra đời, những trí thức trẻ là đảng viên Đảng Cộng
sản tiếp tục hành trình gây dựng và phát triển cơ sở Đảng ở khắp các địa phương Nam
Kỳ, tham gia tổ chức và lãnh đạo nhiều phong trào đấu tranh của quần chúng, bước đầu
khẳng định năng lực lãnh đạo cách mạng sự đúng đắn của con đường con đường cách
mạng vô sản.
KẾT LUẬN
1. Trí thức yêu nước Nam Kỳ mang những đặc điểm chung của trí thức Việt Nam: hiếu

học, có tinh thần dân tộc, đem hết tài năng và trí tuệ phụng sự cho đất nước, nhân dân,
góp phần xây dựng và bồi đắp chủ nghĩa yêu nước Việt Nam.
2. Đứng trước mỗi biến động của lịch sử, trong trí thức Nam Kỳ đều có sự phân hóa
mạnh mẽ về tư tưởng, nhưng yêu nước, tiến bộ, cách mạng bao giờ cũng là xu thế chủ
đạo.

23


×