Tải bản đầy đủ (.docx) (40 trang)

Mô hình khu công nghiệp sinh thái Việt Nam Thực trạng và giải pháp

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.04 MB, 40 trang )

A – PHẦN MỞ ĐẦU
1. Lí do chọn đề tài
Như chúng ta đã biết, nhiệm vụ quan trọng nhất của nước ta trong thời kỳ quá độ lên
chủ nghĩa xã hội, không qua chế độ tư bản là phải xây dựng cơ sở vật chất và kỹ thuật của
công nghiệp xã hội, trong đó có công nghiệp và nông nghiệp hiện đại, có văn hoá và khoa
học tiên tiến. Vì vậy, muốn thực hiện thành công nhiệm vụ quan trọng nói trên nhất thiết
phải tiến hành công nghiệp hoá. Công nghiệp hoá là một việc cần thiết đi đôi với việc xoá
đói giảm nghèo, cùng với việc nâng cao mức sống của người dân. Cuộc cách mạng công
nghiệp thế kỷ XVIII ở Châu Âu đã có sự tác động tới toàn cầu, sự tiến bộ trong khoa học kỹ
thuật đã đưa đến quá trình công nghiệp hoá trên toàn thế giới, nó thể hiện rõ trong các quá
trình cơ khí hoá nông nghiệp, cơ giới hoá và đô thị hoá. Trong các quá trình đó, công nghiệp
luôn là động lực của sự phát triển nhanh chóng trên toàn thế giới. Những thành tựu của kỹ
thuật mới như robot, máy vi tính, ô tô, vi điện tử, laze, công nghệ thông tin, nguyên liệu mới
và công nghệ sinh học đã cung cấp cơ sở và động lực cho sự hiện đại hoá nền công nghiệp
truyền thống. Việc tái sử dụng chất thải công nghiệp, sử dụng hiệu quả năng lượng và thay
thế một số loại nguyên vật liệu là xu hướng nổi bật trong lĩnh vực công nghiệp hoá, hiện đại
hoá. Tuy có nhiều tiến bộ quan trọng nhưng công nghiệp hoá lại đồng thời đưa đến hai mâu
thuẫn cơ bản, đó là mâu thuẫn kinh tế giữa người với người và mâu thuẫn sinh thái học giữa
con người với thiên nhiên. Chính những mâu thuẫn này đã góp phần không nhỏ trong việc
phá hoại môi trường sống của chúng ta. Chúng làm ô nhiễm đất, nước, không khí, gây ra
tiếng ồn, mưa axit, hoang mạc hoá, sự ấm lên toàn cầu và phá huỷ tầng ozôn. Vấn đề đặt ra
là làm thế nào vừa tiến hành công nghiệp hoá để phát triển kinh tế mà không gây những ảnh
hưởng xấu đến môi trường, làm giảm đến mức thấp nhất ô nhiễm do các ngành công nghiệp
gây ra. Một trong những giải pháp chính yếu là xây dựng khu công nghiệp sinh thái. Vậy
khu công nghiệp sinh thái là gì? Nó có những ưu điểm gì? Các nước trên thế giới và Việt
Nam đã xây dụng khu công nghiệp sinh thái như thế nào? Để trả lời những câu hỏi đó, tôi
chọn “Mô hình khu công nghiệp sinh thái – Thực trạng và định hướng phát triển ở Việt
Nam” làm đề tài tiểu luận cho mình.
2. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu
2.1. Mục đích nghiên cứu
Trong phạm vi của đề tài, tôi tiến hành tìm hiểu về cơ sở lý luận về mô hình khu công


nghiệp sinh thái (KCNST), một số mô hình KCNST điển hình trên thế giới và hiệu quả của


nó. Trên cơ sở đó tôi tìm hiểu thực trạng phát triển mô hình này tại Việt Nam và nêu lên một
vài định hướng phát triển trong thời gian tới. Tôi hi vọng với những nghiên cứu có giới hạn
của bản thân, nội dung của tiểu luận sẽ góp phần tạo nên góc nhìn trọn vẹn hơn về mô hình
KCNST cũng như đóng góp thêm các giải pháp để mô hình này phát triển đạt được hiệu quả
cao hơn, góp phần đưa công nghiệp nói riêng và kinh tế của Việt Nam nói chung tiến thêm
bước dài trong quá trình hội nhập vào khu vực và thế giới.
2.2. Nhiệm vụ nghiên cứu
- Cơ sở lý luận về mô hình KCNST.
- Một số mô hình KCNST điển hình trên thế giới.
- Tính tất yếu của việc phát triển KCNST ở Việt Nam.
- Thực trạng phát triển KCNST ở Việt Nam.
- Một số định hướng phát triển KCNST ở Việt Nam trong thời gian tới.
3. Phương pháp nghiên cứu
- Nghiên cứu giáo trình.
- Tham khảo tài liệu, các bài báo trên Internet.
- Vận dụng kiến thức đã được học tập, nghiên cứu và tích lũy của bản thân.
Trên lập trường duy vật và từ các nguồn kiến thức tham khảo nêu trên, tôi đã phân tích, tổng
hợp để hoàn thành bài tiểu luận này.
4. Cấu trúc của đề tài
A – Phần Mở Đầu
B – Phần Nội Dung
Chương I: Cơ sở lý luận về mô hình KCNST
Chương II: Thực trạng và định hướng phát triển KCNST ở Việt Nam
C – Phần Kết Luận


B – PHẦN NỘI DUNG

CHƯƠNG I: CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ MÔ HÌNH KHU CÔNG NGHIỆP SINH THÁI
I. TỔNG QUAN VỀ MÔ HÌNH KHU CÔNG NGHIỆP SINH THÁI (ECOINDUSTRIAL PARK)
I.1. Khái niệm khu công nghiệp sinh thái
Khái niệm KCNST được hai nhà khoa học Mỹ là Froshc và Gallopoulos đề xuất vào
cuối những năm 80 của thế kỷ XX. KCNST hình thành trên cơ sở sinh thái học công nghiệp
(STHCN), sản xuất sạch, quy hoạch, kiến trúc và xây dựng bền vững, tiết kiệm năng lượng
và hợp tác chặt chẽ giữa các doanh nghiệp.
GIA CÔNG
CHẾ BIẾN
NGUYÊN LIỆU
NGUYÊN LIỆU,
NĂNG LƯỢNG
NGUYÊN THUỶ

K
T
XỬ LÝ
CHẤT THẢI

Hình 1: Sơ đồ chức năng hệ sinh thái công nghiệp

Các nhà khoa học cho rằng: Hệ thống công nghiệp không phải là các thực thể đơn lẻ
mà là tổng thể các hệ thống giống như hệ sinh thái tự nhiên. STHCN tìm cách loại trừ khái
niệm "chất thải" trong sản xuất công nghiệp. Sơ đồ trên phản ánh mô hình hoạt động sản
xuất công nghiệp theo hệ thống, các dòng năng lượng và vật chất luân chuyển tuần hoàn.
Những bán thành phẩm, chất thải hoặc năng lượng thừa có cơ hội quay vòng tối đa ngay bên
trong hệ thống, giảm đến mức thấp nhất các chất thải phát tán vào môi trường tự nhiên.
Theo Lowe và cộng sự (1996), thì “KCNST là tập hợp các cơ sở sản xuất và dịch vụ
tìm kiếm các giải pháp nâng cao chất lượng môi trường và hiệu quả kinh tế bằng cách phối
hợp quản lý môi trường và tài nguyên (bao gồm năng lượng, nước và nguyên vật liệu)”.

Bằng cách này, các nhà máy trong cùng KCNST sẽ thu được những lợi ích chung lớn hơn
nhiều so với tổng lợi ích mà từng nhà máy đạt được khi tối ưu hóa hiệu quả hoạt động của
riêng cơ sở mình. Mục tiêu của KCNST là cải thiện hiệu quả kinh tế của tất cả các nhà máy
tham gia vào KCNST đồng thời giảm thiểu các tác động của chúng đến môi trường. Để thực
hiện được điều này cần thiết kế mới hoặc bổ sung cơ sở của hạ tầng KCN và của các nhà
máy trong KCN, thực hiện ngăn ngừa ô nhiễm, sử dụng năng lượng một cách hiệu quả và


hợp tác giữa các nhà máy. Bằng cách làm như vậy, các nhà máy trong KCN này trở thành
“Hệ Sinh Thái Công Nghiệp”.
Từ những tiền đề trên ta có thể hiểu KCNST là một “cộng đồng” các doanh nghiệp
sản xuất và dịch vụ có mối liên hệ mật thiết trên cùng một lợi ích, cùng hướng tới một hoạt
động mang tính xã hội, kinh tế và môi trường chất lượng cao, thông qua sự hợp tác
trong quản lý các vấn đề môi trường và tài nguyên. KCNST là một mô hình mới, tạo ra
động lực phát triển kinh tế công nghiệp của địa phương và khu vực, vùng lãnh thổ, không
những giúp thu hút đầu tư, tạo việc làm cho người lao động mà còn giảm chi phí, tăng hiệu
quả sản xuất từ quá trình tiết kiệm, tái chế, tái sử dụng nguyên – vật liệu và năng lượng, tạo
một bộ mặt mới, một môi trường trong sạch và hấp dẫn cho các KCN.
I.2. Mục tiêu của khu công nghiệp sinh thái
Mục tiêu của KCNST là cải thiện hiệu quả kinh tế của các doanh nghiệp tham gia
KCNST đồng thời giảm thiểu các tác động xấu lên môi trường. Cụ thể là:
- Trao đổi các loại sản phẩm phụ;
- Tái sinh, tái chế, tái sử dụng sản phẩm phụ tại nhà máy, với các nhà máy khác và
theo hướng bảo toàn tài nguyên thiên nhiên;
- Các nhà máy phấn đấu sản xuất sản phẩm thân thiện với môi trường (sản phẩm sạch);
- Xử lý chất thải tập trung;
- Các loại hình công nghiệp phát triển trong KCN được quy hoạch theo định hướng
bảo vệ môi trường;
- Kết hợp giữa phát triển công nghiệp với các khu vực lân cận (vùng nông nghiệp, khu
dân cư,…) trong chu trình trao đổi vật chất (nguyên liệu, sản phẩm, phế phẩm, chất thải).

Bên cạnh đó, khi xây dựng KCNST cần đạt:
- Sự tương thích về loại hình công nghiệp theo nhu cầu nguyên vật liệu – năng lượng
và sản phẩm – phế phẩm – chất thải tạo thành.
- Sự tương thích về quy mô. Các nhà máy phải có quy mô sao cho có thể thực hiện
trao đổi vật chất theo nhu cầu sản xuất của từng nhà máy, nhờ đó giảm được chi phí vận
chuyển, chi phí giao dịch, và gia tăng chất lượng của vật liệu trao đổi.
- Giảm khoảng cách (vật lý) giữa các nhà máy. Giảm khoảng cách giữa các nhà máy sẽ
giúp hạn chế thất thoát nguyên vật liệu trong quá trình trao đổi, giảm chi phí vận chuyển và
chi phí vận hành đồng thời dễ dàng hơn trong việc truyền đạt và trao đổi thông tin.
I.3. Nguyên tắc xây dựng khu công nghiệp sinh thái


Mục tiêu của STHCN là bảo vệ sự tồn tại sinh thái của hệ thống tự nhiên, đảm bảo
chất lượng sống của con người và duy trì sự tồn tại mang tính kinh tế của hệ thống công
nghiệp, kinh doanh, thương mại. Để đảm bảo thực hiện những mục tiêu này, cần tuân thủ
các nguyên tắc cơ bản sau trong khi xây dựng KCNST:
- Tập hợp các doanh nghiệp độc lập vào hệ sinh thái công nghiệp.
- Thiết lập chu trình khép kín tái sử dụng và tái chế, cân bằng đầu ra và đầu vào với
khả năng cung cấp và tiếp nhận của hệ sinh thái tự nhiên.
- Tìm ra các giải pháp mới cho việc sử dụng năng lượng và nguyên – vật liệu trong
công nghiệp. Thiết kế hệ thống công nghiệp hoà nhập với sự phát triển kinh tế và xã hội
quanh vùng.
I.4. Lợi ích của việc phát triển khu công nghiệp sinh thái
Các KCNST đem lại lợi ích nhiều mặt, thiết thực, cụ thể:
a. Đối với các doanh nghiệp thành viên và chủ đầu tư trong KCNST
- Giảm chi phí, tăng hiệu quả sản xuất bằng cách tiết kiệm, tái chế, tái sử dụng nguyên
- vật liệu và năng lượng: tái chế và tái sử dụng chất thải.
- Đạt hiệu quả kinh tế cao hơn nhờ chia sẻ chi phí cho các dịch vụ chung: quản lý chất
thải, đào tạo nhân lực, nguồn cung cấp và hệ thống thông tin môi trường cùng các dịch vụ
hỗ trợ khác.

- Những doanh nghiệp vừa và nhỏ thường gặp khó khăn trong việc tiếp cận nguồn
thông tin, tư vấn và bí quyết công nghệ. Giải pháp toàn diện trong sự phát triển KCNST
giúp các doanh nghiệp này vượt qua các rào cản và nhận được các nguồn đầu tư để phát
triển.
- Những lợi ích cho các doanh nghiệp thành viên là làm tăng giá trị bất động sản và lợi
nhuận cho chủ đầu tư trong KCNST.
b. Đối với hoạt động sản xuất công nghiệp
- KCNST là một động lực phát triển kinh tế công nghiệp của toàn khu vực: tăng giá trị
sản xuất công nghiệp, dịch vụ, thu hút đầu tư, cơ hội tạo việc làm cho người lao động.
- Tạo điều kiện hỗ trợ và phát triển các ngành công nghiệp nhỏ địa phương, làng nghề
truyền thống cùng tồn tại và phát triển.
- Thúc đẩy quá trình đổi mới, nghiên cứu và ứng dụng các thành tựu khoa học, tăng
nhanh tốc độ triển khai công nghệ mới.
c. Lợi ích cho xã hội


- KCNST là một động lực phát triển kinh tế – xã hội mạnh của khu vực lân cận, thu
hút các tập đoàn lớn trong nước và nước ngoài. Tạo việc làm mới trong các lĩnh vực công
nghiệp và dịch vụ.
- KCNST chính là một trung tâm tự nhiên của mạng lưới sinh thái công nghiệp. Các
lợi ích về kinh tế và môi trường do KCNST đem lại sẽ tạo động lực hỗ trợ các dự án phát
triển mở rộng của địa phương về: đào tạo và phát triển nguồn nhân lực, phát triển nhà ở, cải
tạo và nâng cấp hệ thống hạ tầng kỹ thuật,...
- Tạo bộ mặt mới, một môi trường trong sạch và hấp dẫn cho toàn khu vực, thay đổi
cách nhìn thiếu thiện cảm cố hữu của cộng đồng đối với sản xuất công nghiệp lâu nay.
- KCNST tạo điều kiện hợp tác với các cơ quan Nhà nước trong việc thiết lập các
chính sách, luật lệ về môi trường và kinh doanh ngày càng thích ứng với xu thế hội nhập và
phát triển bền vững.
d. Lợi ích cho môi trường
- Giảm các nguồn gây ô nhiễm cho môi trường, giảm lượng chất thải cũng như giảm

nhu cầu sử dụng tài nguyên thiên nhiên thông qua các nghiên cứu mới nhất về sản xuất
sạch, bao gồm: hạn chế ô nhiễm, tiết kiệm năng lượng, quản lý chất thải, tái tạo tài nguyên
và các phương pháp quản lý môi trường và công nghệ mới khác.
- Đảm bảo cân bằng sinh thái. Trong suốt quá trình hình thành và phát triển KCNST, từ
việc chọn địa điểm, quy hoạch, xây dựng, tổ chức hệ thống hạ tầng kỹ thuật, lựa chọn doanh
nghiệp, quá trình hoạt động, quản lý,... đều phù hợp với các điều kiện thực tế và đặc điểm
sinh thái của khu đất xây dựng và khu vực xung quanh.
- Tất cả vì mục tiêu môi trường, mỗi KCNST có một mô hình phát triển và quản lý
riêng để không ngừng nâng cao đặc trưng cơ bản của nó về bảo vệ môi trường.
I.5. Phân loại khu công nghiệp sinh thái
Hiện nay, trên thế giới có khoảng 30 KCNST, phần lớn nằm ở Mỹ và các nước thuộc
châu Âu. Tại châu Á, mạng lưới công nghiệp sinh thái với một số KCNST đã được thành
lập và phát triển ở Nhật Bản, Trung Quốc, Ấn Độ và một vài nước khác. Mỗi một KCNST
có một chủ đề (đặc trưng) riêng về môi trường hay hệ sinh thái công nghiệp trong đó. Trên
cơ sở đó, người ta chia KCNST thành năm loại chính: KCNST nông nghiệp; KCNST tái tạo
tài nguyên; KCNST năng lượng tái sinh; KCNST nhà máy điện và KCNST lọc hóa dầu hay
hóa chất. Sự khác nhau này tùy thuộc vào chính sách phát triển của mỗi quốc gia, đặc điểm


điều kiện tự nhiên, kinh tế – xã hội và môi trường tại khu vực đặt KCNST mới thành lập
hay các KCNST được tái thiết lại từ những KCN vốn có.
a. KCNST nông nghiệp (KCNSTNN)
KCNSTNN tập trung vào nhóm các doanh nghiệp chế biến thực phẩm sử dụng nhiều
năng lượng, nước và biomass để tạo ra các dòng lưu chuyển thuận lợi trong hệ sinh thái
công nghiệp. Bên cạnh đó là nhóm các doanh nghiệp hỗ trợ nông nghiệp bền vững, giúp nhà
nông và ngành nông nghiệp thực hiện một số mục tiêu cơ bản sau đây:
- Bảo tồn và duy trì các tập quán nông nghiệp truyền thống mang tính sinh thái. Hỗ trợ
chuyển đổi từ phương thức nông nghiệp cũ sang nông nghiệp sinh thái;
- Bảo tồn và giũ gìn quỹ đất nông nghiệp và hệ thống thủy lợi, hạn chế xuống cấp;
- Duy trì, đổi mới môi trường kinh tế và xã hội nông thôn.

Cơ cấu chung một KCNSTNN bao gồm:
- Các doanh nghiệp cung cấp thiết bị, năng lượng, nguyên liệu và các dịch vụ nông
nghiệp;
- Các doanh nghiệp chế biến và phân phối thực phẩm;
- Các doanh nghiệp sử dụng phế phẩm để sản xuất khí gas sinh học, phân compost,…
- Các khu vực sản xuất thực phẩm chuyên canh gần KCNST: nhà kính, ao thủy sản,…
- Các doanh nghiệp liên quan khác: Các doanh nghiệp sử dụng các vật liệu sinh học
như cọ, dầu gai, tre, … hay các doanh nghiệp tái sinh tài nguyên.

Hình 2: Sơ đồ các dòng năng lượng, nguyên vật liệu, bán thành phẩm và chất thải trong KCNSTNN
Burlington, Vermont, Mỹ


b. KCNST tái tạo tài nguyên (KCNSTTTTN)
KCNSTTTTN là một mô hình góp phần chấm dứt khái niệm “chất thải” và làm sạch
môi trường đô thị. KCN này tạo ra lợi ích về kinh tế và môi trường to lớn từ việc quản lý, tái
sử dụng, tái chế một cách hệ thống các dòng chất thải công nghiệp, thương mại, nhà ở và
công cộng. Đây không đơn thuần là một hệ thống thu gom và xử lý mà là một hệ thống có
thể tái tạo lại giá trị chất thải, tạo nên các cơ hội kinh doanh và việc làm, tạo nguồn lợi
nhuận mới, đồng thời đem lại hiệu quả về môi trường và sức khỏe cộng đồng. Vấn đề cốt lõi
ở đây là biến các chất thải thành các sản phẩm hay nguyên vật liệu có thể bán được.
Cơ cấu chung một KCNSTTTTN bao gồm:
- Nhóm các doanh nghiệp tái tạo chính, bao gồm các doanh nghiệp tái sử dụng, tái chế,
thu gom và phân phối các vật liệu chưa sử dụng, compost hóa và xử lý chôn lấp hay pha
trộn, cung cấp năng lượng từ các chất thải,…
- Các doanh nghiệp sản xuất, bao gồm các doanh nghiệp sử dụng các phế thải đã qua
xử lý hay đầu ra của các doanh nghiệp khác để sản xuất các sản phẩm, các doanh nghiệp tái
sản xuất các sản phẩm, các doanh nghiệp sản xuất các thiết bị tái chế nguyên liệu, năng
lượng tái sinh và tiết kiệm năng lượng;…
- Các doanh nghiệp liên quan khác như: Các doanh nghiệp bán sản phẩm đã qua sử

dụng, bao tiêu các sản phẩm hoàn thiện từ các doanh nghiệp trong KCNST, mối lái các sản
phẩm tái chế…
c. KCNST năng lượng tái sinh (KCNSTNLTS)
Hiệu quả về kinh tế và môi trường cao, các sức ép về nguồn năng lượng tự nhiên
không thể tái tạo là động lực cơ bản phát triển công nghệ năng lượng tái sinh và tiết kiệm
năng lượng. Công nghệ năng lượng tái sinh đã đạt được nhiều thành tựu to lớn: kích thước
nhỏ gọn, công suất lớn, giá thành rẻ. Hiện nay, các thiết bị cung cấp năng lượng tái sinh có
rất nhiều loại, bao gồm: thiết bị hóa điện, thiết bị năng lượng gió, pin mặt trời, nước nóng
mặt trời, năng lượng sinh học, máy phát điện khí đốt (gas, hydro).
Cơ cấu chung một KCNSTNLTS bao gồm:
- Nhóm các doanh nghiệp sản xuất và cung cấp năng lượng tái sinh: năng lượng gió,
năng lượng mặt trời, khí gas sinh học,…
- Nhóm các doanh nghiệp sử dụng năng lượng tái sinh, trao đổi năng lượng.
- Nhóm các doanh nghiệp sản xuất và cung cấp các thiết bị năng lượng tái sinh và thiết
bị tiết kiệm năng lượng.


- Nhóm các doanh nghiệp cung cấp nguyên liệu và dịch vụ cho các doanh nghiệp
thành viên hoạt động.
d. KCNST nhà máy điện (KCNSTNMĐ) (Hình 5)
Nhà máy nhiệt điện không chỉ cung cấp điện năng mà còn tạo ra một lượng nhiệt thừa
rất lớn trong suốt quá trình hoạt động. Việc hình thành KCNSTNMĐ là một cơ hội để tận
dụng nguồn năng lượng quý báu này cũng như thúc đẩy sự phát triển kinh tế xã hội của toàn
khu vực. Nguồn năng lượng này không chỉ sử dụng cho các ngành công nghiệp trong
KCNST mà còn sử dụng cho các ngành nông nghiệp, chế biến và sinh hoạt quanh vùng.
Cơ cấu chung một KCNSTNMD bao gồm:
- Nhóm các nhà cung cấp dịch vụ và nguyên liệu cho hoạt động của nhà máy điện.
- Nhóm các doanh nghiệp sử dụng năng lượng thừa và phế thải từ nhà máy điện: hơi
nước, nước nóng, bụi, thạch cao, CO2, dung môi,…
- Nhóm các nông trại và doanh nghiệp sản xuất thực phẩm sử dụng năng lượng thừa từ

nhà máy điện: hơi nước, nước nóng, nước thừa,…
- Nhóm các doanh nghiệp cung cấp dịch vụ tư vấn và sản xuất trang thiết bị, sản phẩm
tiết kiệm năng lượng trong các ngành công nghiệp, thương mại, công cộng và gia đình.
e. KCNST lọc hóa dầu (KCNSTLHD)
Ngành công nghiệp lọc hóa dầu là một ngành đem lại lợi ích kinh tế rất cao cho các
quốc gia nhưng cũng ảnh hưởng rất lớn tới môi trường. KCNSTLHD là một giải pháp hữu
ích để ngành công nghiệp này phát triển bền vững trong xu thế phát triển chung toàn cầu.
KCN này thường có quy mô rất lớn với rất nhiều nhà máy, cơ cấu hoạt động và hệ thống
quản lý môi trường phức tạp. KCNLHD thường được đặt gần các mỏ dầu, khí đốt hay khu
vực có khả năng vận chuyển và cung cấp dầu thô liên tục (như ven biển).
Cơ cấu chung một KCNSTNMD bao gồm:
- Nhóm các doanh nghiệp khai thác và cung cấp khí và dầu thô.
- Nhóm các nhà máy lọc hóa dầu, khí với các công nghệ hóa sạch, là hạt nhân của
KCN.
- Nhóm các doanh nghiệp sử dụng năng lượng thừa và các phế phẩm từ lọc hóa dầu,
khí.
- Nhóm các doanh nghiệp cung cấp, trao đổi năng lượng.
- Nhóm các doanh nghiệp trao đổi, phân phối các sản phẩm của KCNST.


Mỗi một KCNST là một trường hợp riêng biệt với hệ sinh thái công nghiệp riêng biệt.
Việc đặt ra mục tiêu, quy hoạch và thiết kế KCNST cần phải dựa vào các đặc điểm công
nghiệp, kinh tế, nguồn tài nguyên, hệ sinh thái sinh thái tự nhiên, xã hội và văn hoá thực tế
của từng khu vực, đồng thời cũng phải tính đến các xu thế phát triển cấp quốc gia và toàn
cầu. Điều này nhấn mạnh sự cần thiết của các phương pháp điều tra khảo sát thực tế trong
quá trình quy hoạch, thiết kế và học tập kinh nghiệm của các KCNST đã có. Từ đó đưa ra
giải pháp thích hợp nhất cho khu đất được lựa chọn trong một loạt các nguyên tắc của
STHCN, quy hoạch, kiến trúc và xây dựng bền vững.
I.6. So sánh mô hình khu công nghiệp truyền thống với mô hình KCNST
So sánh mô hình KCN truyền thống với mô hình KCNST cho thấy: Mô hình các KCN

truyền thống vận hành theo quy trình gây phát sinh nhiều chất thải. Trong khi đó, mô hình
KCNST vận hành theo hệ thống khép kín trên nguyên tắc: cộng sinh công nghiệp, thực hiện
trao đổi chất, tái sinh tái chế, tuần hoàn năng lượng và vật chất nhằm giảm thiểu chất thải,
đem lại lợi ích kinh tế đồng thời đạt được hiệu quả môi trường.
Phân tích và tổng hợp các quan điểm về sinh thái công nghiệp của nhiều nhà khoa học
từ nhiều quốc gia, nhận thấy có sự đồng thuận: Các nhà khoa học không nhìn nhận sản xuất
công nghiệp thông qua một công ty riêng lẻ hoặc viễn cảnh một dây chuyền sản xuất đơn
lập, mà nhận thức sản xuất công nghiệp như là hệ sinh thái của mọi tổ chức – trao đổi thông
tin, năng lượng và vật chất với nhau và với môi trường của chúng.
II. KINH NGHIỆM PHÁT TRIỂN KHU CÔNG NGHIỆP SINH THÁI TỪ CÁC
NƯỚC CÓ NỀN CÔNG NGHIỆP PHÁT TRIỂN
II.1. Khu công nghiệp sinh thái Kalundborg, Đan Mạch

Hình 3: Vị trí địa lí và sơ đồ KCN Kalundborg, Đan Mạch


KCN Kalundborg, Đan Mạch được coi là KCN điển hình đầu tiên trên thế giới ứng
dụng những nghiên cứu của STHCN vào việc phát triển một hệ thống cộng sinh công
nghiệp thông qua sự trao đổi năng lượng và nguyên vật liệu giữa các công ty. Thành phần
chính trong hệ sinh thái công nghiệp này là nhà máy điện Asnaes công suất 1.500 MW. Hầu
hết các trạm phát điện sử dụng nhiên liệu hoá thạch, hiệu suất cực đại để chuyển hoá năng
lượng từ quá trình đốt than thành điện năng chỉ đạt 40%, còn lại 60% năng lượng bị thải ra
môi trường bên ngoài dưới dạng nhiệt và phần lớn ở dạng hơi nước và khí Ethane và
Methane, nhiệt thừa, dung môi, thạch cao, xỉ than, bùn thải, tro bụi,... Những năng lượng dư
thừa và chất thải được sử dụng có hiệu quả cho các nhà máy trong cùng KCN, tránh thải bỏ
vào môi trường tự nhiên.
Theo Jorgen Christensen, những nguyên tắc cơ bản làm nền tảng cho sự hình thành
quan hệ cộng sinh trong KCNST Kalundborg bao gồm:
- Sự phù hợp giữa các ngành công nghiệp về phương diện “trao đổi chất thải”
- Khoảng cách (về vị trí địa lý) giữa các nhà máy không quá lớn;

- Mỗi nhà máy đều nắm được thông tin liên quan đến các nhà máy khác trong KCN;
- Động cơ thúc đẩy các nhà máy tham gia vào KCNST là sự phát triển bền vững;
- Sự phối hợp giữa các nhà máy là trên tinh thần tự nguyện và phù hợp với quy định
của cơ quan chức năng.

Hình 4: Hệ sinh thái công nghiệp - KCNST Kalundborg, Đan Mạch


Thực tế vận hành KCNST Kalundborg, Đan Mạch từ những năm 1970 đến 2003 cho
thấy mang lại những lợi ích thiết thực như sau:
- Giảm sự tiêu thụ nguồn tài nguyên: Dầu là 19.000 tấn/năm; Than đá là 30.000
tấn/năm; Nước là 600.000 m3/năm.
- Giảm tải lượng khí thải phát sinh: CO2 là 130.000 tấn/năm; SO2 là 3.700 tấn/năm.
- Tái sử dụng phế phẩm: Tro là 135 tấn/năm; Sulfua là 2.800 tấn/năm; Thạch cao là
80.000 tấn/năm; Nitơ trong bùn là 800.000 tấn/năm.
II.2. Khu công nghiệp sinh thái East Bay, California, Mỹ
Khi phát triển Dự án KCNST East Bay, San Franciso Bay, California, Lowe (2003)
cũng cho biết những đặc điểm chính hình thành KCNST này gồm:
- Thành phần chính của KCNST này là cơ sở thu hồi tài nguyên bao gồm tái sử dụng,
tái chế, tái sản xuất và sản xuất phân compost;
- Chiến lược lấp đầy KCN này là phát triển các cơ sở sản xuất, bao gồm cả các cơ sở
trực thuộc các KCN lân cận, sao cho có thể thực hiện chương trình trao đổi sản phẩm phụ.
Những cơ sở có khả năng tham gia vào chương trình này chủ yếu thuộc nhóm sản xuất vật
liệu và năng lượng có thể tái chế.
- Việc lựa chọn vị trí và quy hoạch phải bảo đảm duy trì sự phát triển kinh tế trong giới
hạn bảo đảm sự cân bằng với môi trường sinh thái. Sự phân bố các cơ sở sản xuất trong
KCN phải thể hiện được đặc điểm của hệ sinh thái tự nhiên.
- Khi thiết kế hạ tầng và phân xưởng sản xuất phải xem xét hiệu quả về năng lượng, sử
dụng nguyên liệu và năng lượng có thể tái chế được, đồng thời ngăn ngừa ô nhiễm.
- Chiến lược phát triển mạng lưới trao đổi sản phẩm phụ được xây dựng dựa trên cơ sở

khảo sát những nhà máy công nghiệp phù hợp với mục tiêu đề ra, các cơ sở sản xuất hiện có
vùng lân cận, nghiên cứu các báo cáo về những loại chất thải công nghiệp đã phát sinh và tổ
chức hội thảo với sự tham gia của tất cả những tổ chức này.
II.3. Khu công nghiệp sinh thái Riverside, Mỹ
KCNST Riverside (Vermont, Hoa Kỳ), có diện tích 40 ha (không kể khu vực các nông
trại), là một KCNST nông nghiệp hỗn hợp đa chức năng, bao gồm cả các khu vực cây xanh,
vui chơi giải trí công cộng của địa phương và vùng đầm lầy. KCNST này áp dụng các
nguyên tắc của STHCN để thiết lập một mô hình phát triển bền vững khép kín, tập trung
vào nông nghiệp, nhà kính và năng lượng sạch. Thành phần cơ bản trong KCNST Riverside
là nhà máy nhiệt điện từ gỗ McNeil, trạm xử lý nước thải dạng Living Machine, nhà máy


compost hóa và các nông trại, ao thủy sản, nhà kính. Các thành phần này hoạt động theo
một chu trình khép kín đầu vào, đầu ra kết hợp từ trạm thu gom gỗ thải, nhà máy sản xuất
ximăng, nhà máy sản xuất kem tới các nông trại trong vùng. Để đạt được một sự phát triển
vừa mạnh về kinh tế - xã hội, vừa bảo vệ tốt nhất môi trường khu vực, các nhà phát triển
KCNST này đã đề ra sáu nguyên tắc cơ bản sau:
- Khuyến khích phát triển nền kinh tế tự cung tự cấp địa phương và tận dụng tối đa các
nguồn lực địa phương;
- Cân bằng các lợi ích kinh tế và ảnh hưởng của sự phát triển;
- Thúc đẩy và sử dụng hiệu quả các nguồn tài chính;
- Bảo vệ và bảo tồn các nguồn tài nguyên môi trường địa phương, đặc biệt là ngành
nông nghiệp truyền thống;
- Luôn đảm bảo một sự hợp tác chặt chẽ với cộng đồng địa phương;
- Hợp tác với các tổ chức phi lợi nhuận để thúc đẩy các hoạt động hàng hóa và dịch vụ
cần thiết. KCNST Riverside là một ví dụ điển hình về việc phát triển kinh tế dựa trên cơ sở
công nghiệp sinh thái nhằm đạt được các lợi ích về môi trường và cộng đồng.
II.4. Khu công nghiệp sinh thái Burnside, Canada
KCN Burnside nằm ở Dartmouth, Nova Scotia, Canada có diện tích khoảng 760 ha.
KCN này bắt đầu được gọi là KCNST vào năm 1992. Đây là một trong năm KCN lớn nhất

Canada với khoảng 1.300 nhà máy và 17.000 công nhân. Các loại hình công nghiệp đặc
trưng của KCNST Burnside được trình bày tóm tắt như sau:
Bảng : Các loại hình công nghiệp đặc trưng của KCNST Burnside
Loại hình công nghiệp

Loại hình công nghiệp

Nhà ở

Phân phối

Keo dán

Sản xuất cửa

Máy lạnh

Thiết bị điện

Sửa chữa máy móc

Dịch vụ môi trường

Sản phẩm nước giải khát

Sản xuất đồ gia dụng

Vật liệu xây dựng

Thiết bị trong công nghệ thực phẩm


Trung tâm thương mại

Thiết bị công nghiệp

Vật liệu làm thảm và sàn nhà

Sản xuất thép

Sản xuất hóa chất

Xưởng cơ khí

Máy hút bụi

Dụng cụ y tế


Máy giặt

Tái sử dụng sơn

Thiết bị truyền thông

Sản phẩm giấy/carton

Lắp ráp và sửa chữa máy vi tính

In


Xây dựng

Xi mạ

Trong những năm qua, KCNST Burnside được sử dụng như phòng thí nghiệm về công
nghiệp sinh thái. Tuy nhiên, trong quá trình nghiên cứu ứng dụng chiến lược phát triển công
nghiệp sinh thái, KCN này kết hợp với khu đô thị nhằm làm biến đổi cơ sở hạ tầng và hoạt
động của các cơ sở sản xuất hiện tại cũng như trong tương lai. Sự cộng tác xảy ra:
- Giữa trường đại học và khu đô thị cùng tham gia nghiên cứu ứng dụng thuyết sinh
thái công nghiệp vào quá trình phát triển KCN;
- Giữa trường đại học, công ty cấp điện tư nhân và cơ quan quản lý nhà nước trong quá
trình hình thành Trung Tâm Hiệu Quả Sinh Thái (Eco-Efficiency Center);
- Trao đổi chất thải giữa hai hoặc nhiều cơ sở sản xuất;
- Thành lập những cơ sở sản xuất mới có khả năng tái sử dụng, cho thuê, sửa chữa, tái
sinh và tái chế. Hai yếu tố quan trọng cần được quan tâm trong tương lai là quản lý chuỗi
nguyên liệu cung cấp trong KCN và sự cộng tác trong quá trình thu hồi phế liệu. Sự phối
hợp giữa các cơ sở sản xuất và các cơ quan quản lý nhà nước trong việc huấn luyện quản lý
môi trường sẽ giúp nâng hiểu biết về lợi ích của công nghiệp sinh thái.
II.5. Khu công nghiệp sinh thái Map Ta Phut, Thái Lan
Ở Thái Lan có nhiều KCNST, đó là các KCNST: Amata Nakorn I.E, Khon Kean,
Learm Chabang, Pin Thong, Amata City I.E, Map Ta Phut... Thái Lan đứng thứ hai thế giới
về số lượng KCNST (29) chỉ sau Mỹ (40).
KCNST Map Ta Phut nằm ở phía Đông Thái Lan có tổng diện tích 2.000 ha, tập trung
89 nhà máy với 20.000 công nhân. Nguyên tắc cơ bản làm nền tảng cho sự phát triển
KCNST Map Ta Phut là trao đổi và tái chế chất thải, điều phối giao thông và duy tu bảo
dưỡng phương tiện, trao đổi và tiếp xúc cộng đồng, cùng tạo ra năng lượng, nguồn nhân lực,
vấn đề đào tạo, hệ thống môi trường, an toàn, sức khỏe con người. Thành công của mô hình
KCNST Thái Lan là bài học kinh nghiệm thiết thực nhất và gần gũi nhất cho phát triển các
KCNST ở Việt Nam.
II.6. Khu công nghiệp sinh thái Guitang, Quảng Đông, Trung Quốc



Quảng Đông là tỉnh có nền kinh tế thịnh vượng và với tốc độ tăng trưởng cao, nhưng ở
đây mức tiêu thụ tài nguyên, xả chất thải gây ô nhiễm vẫn ở mức cao. Vì thế, chính quyền
tỉnh Quảng Đông, Trung Quốc đã chọn 6 thành phố để thí điểm phát triển nền kinh tế tái
chế. Sáu thành phố này chọn ra 300 xí nghiệp và khu công nghiệp tham gia chương trình
nhằm xây dựng một xã hội bảo tồn tài nguyên và thân thiện với môi trường đảm bảo sự phát
triển kinh tế - xã hội bền vững. Sáu thành phố đó là Quảng Đông, Thẩm Quyến, Foshan,
Doguan, Jiangmen và Shantou được lựa chọn cho chương trình thí điểm vì đều là các tỉnh
chủ yếu tiêu thụ năng lượng và tài nguyên. Các xí nghiệp công nghiệp được chọn sẽ phải
đáp ứng những tiêu chuẩn quốc gia về sản xuất sạch và tạo ra công nghệ tái chế. Kể từ
nghiên cứu thực nghiệm về sản xuất sạch, năm 2003, chính quyền tỉnh đã kiểm tra 52 xí
nghiệp đáp ứng được các tiêu chuẩn cùng với 20 xí nghiệp khác sau đó. Đồng thời, các
KCN sẽ được chuyển đổi hoặc được xây dựng để “giảm bớt, tái sử dụng và tái chế”.


Trong đó, KCN Guitang, nằm trong tỉnh Quảng Đông có tổng diện tích 2 km2, gần
Cây mía
Bùn trắng

Bã mía
Rỉ

t
mậ

Hình 6: Sơ đồ mô hình KCNSTNN Guitang Group

Cánh đồng mía


NHÀ MÁY ĐƯỜNG

vùng mía nguyên liệu lớn nhất Trung Quốc. KCN này bao gồm các nhà máy tinh chế đường
lớn nhất Trung Quốc, thành lập năm 1956, sản xuất 40% sản lượng đường của cả nước. Ban
đầu KCN này phải chịu chi phí sản xuất khá cao do hầu hết các nhà máy tinh chế đường
không tái chế các chất phế thải của mình. Vì thế, Guitang Group đã tạo nên một tổ hợp các
công ty tái sử dụng chất thải, nhờ đó giảm thiểu được chi phí sản xuất và giảm gây ô nhiễm
môi trường. Nguyên tắc cơ bản làm nền tảng cho sự phát triển KCNST Guitang Group là
trao đổi và tái chế chất thải, được sự hỗ trợ của chính phủ về chính sách đối với việc sử
dụng sản phẩm phụ, đào tạo nhân sự trẻ tại địa phương, hỗ trợ chuyển đổi từ phương thức
sản xuất nông nghiệp cũ sang nông nghiệp sinh thái, duy trì đổi mới môi trường kinh tế và
xã hội nông thôn…
Thông qua các điển hình về phát triển KCNST trên thế giới, ta có thể thấy mô hình
KCNST là mô hình được đánh giá là đã mang lại các lợi ích về kinh tế, xã hội, môi trường
cho các quốc gia áp dụng. Với sự nghiên cứu ngày càng sâu về STHCN và với các tiến bộ


vượt bậc của khoa học kỹ thuật và công nghệ, KCNST đã trở thành một mô hình mới khá
hoàn thiện và hiệu quả cao cho việc phát triển công nghiệp, kinh tế và xã hội phù hợp với
tiến trình phát triển bền vững toàn cầu.


CHƯƠNG II: HIỆN TRẠNG VÀ ĐỊNH HƯỚNG PHÁT TRIỂN MÔ HÌNH KHU
CÔNG NGHIỆP SINH THÁI Ở VIỆT NAM

Hình 7: Bản đồ phân bố các khu công nghiệp Việt Nam (2010)



Qua hơn 25 năm kể từ khi KCN đầu tiên được thành lập năm 1991 (khu chế xuất Tân

Thuận), các KCN ở nước ta đã có bước phát triển đáng kể về cả số lượng, chất lượng, ngày
càng có đóng góp tích cực cho phát triển kinh tế - xã hội (KT-XH) của đất nước. Tuy nhiên,
mô hình KCN cũ đa ngành, chưa phát triển chuyên sâu và quan tâm đến nâng cao hiệu quả
hoạt động đang bộc lộ những hạn chế, chưa đáp ứng vai trò là động lực phát triển công
nghiệp, KT-XH, bởi vậy trong thời gian tới, đòi hỏi cần có những đổi mới phù hợp hơn.
I. Tính tất yếu phải phát triển mô hình khu công nghiệp sinh thái ở Việt Nam
Khái niệm về KCN đã được các văn bản quy phạm pháp luật của nước ta về KCN quy
định. Theo đó, KCN là khu vực có ranh giới địa lý xác định, chuyên sản xuất công nghiệp
và thực hiện các dịch vụ hỗ trợ sản xuất công nghiệp, không có dân cư sinh sống.
KCN, khu chế xuất (KCX) hình thành và phát triển gắn liền với công cuộc đổi mới,
mở cửa nền kinh tế được khởi xướng từ Đại hội Đại biểu toàn quốc Đảng Cộng sản Việt
Nam lần thứ VI (năm 1986) và tiếp tục được định hướng phát triển tại các văn kiện, chính
sách của Đảng. Các Nghị quyết của Đảng tại các kỳ Đại hội từ năm 1986 đến nay đã hình
thành hệ thống các quan điểm nhất quán của Đảng về phát triển KCN, KCX, khẳng định vai
trò của KCN, KCX là một mô hình mang tính đột phá trong thu hút đầu tư, tăng trưởng
công nghiệp, một trong những nền tảng để đưa nước ta trở thành nước công nghiệp theo
hướng hiện đại – là công cụ để tiến hành công nghiệp hóa, hiện đại hóa (CNH, HĐH).
Mô hình KCN, KCX đã được phát triển trên 25 năm tại Việt Nam và đã có những
bước phát triển đáng ghi nhận, đóng góp tích cực vào sự nghiệp phát triển kinh tế - xã hội
của đất nước, thể hiện trên các mặt: kinh tế, xã hội và môi trường. Tại một số địa phương,
như: Bắc Ninh, Vĩnh Phúc, Hà Nam, Đồng Nai, Bình Dương…, các doanh nghiệp trong
KCN, KCX là động lực chính để thúc đẩy phát triển KT-XH trên địa bàn.
I.1. Những thành tựu đạt được
Nhìn chung các KCN ngày càng thể hiện vai trò quan trọng trong phát triển KT – XH
của địa phương và cả nước trong chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo hướng nâng cao tỷ trọng
công nghiệp, thu hút đầu tư đặc biệt là đầu tư nước ngoài, thúc đẩy xuất khẩu, tăng thu ngân
sách và tạo công ăn việc làm. Đặc biệt các KCN đã thu hút được một số dự án đầu tư có quy
mô lớn và rất lớn trong lĩnh vực công nghiệp nặng, công nghiệp điện tử, góp phần nâng cao
hiệu quả hoạt động của các KCN, từng bước khẳng định Việt Nam như là một cứ điểm lý
tưởng về sản xuất công nghiệp toàn cầu. Cụ thể:

a. Về số lượng


Tính đến tháng 12/2016, theo thống kê của Bộ Kế hoạch và Đầu tư, cả nước đã có 325
KCN (tổng quy hoạch là 463) được thành lập với tổng diện tích đất tự nhiên gần 95 nghìn
ha. Trong đó, 220 KCN đã đi vào hoạt động với tổng diện tích đất tự nhiên gần 61 nghìn ha
và 105 KCN đang trong giai đoạn đền bù giải phóng mặt bằng và xây dựng cơ bản với tổng
diện tích đất tự nhiên 34 nghìn ha.
b. Về phân bố
Các KCN được thành lập trên địa bàn của 63 tỉnh và thành phố, phù hợp với quy
hoạch phát triển các KCN cả nước cũng như quy hoạch sử dụng đất và phát triển công
nghiệp của địa phương, chủ yếu tập trung tại các vùng kinh tế trọng điểm nhằm phát huy lợi
thế về vị trí địa lý và tiềm năng phát triển kinh tế. Hiện nay, vùng Đông Nam Bộ có số
lượng KCN được thành lập nhiều nhất với 109 KCN (chiếm 34% cả nước), tiếp đến là vùng
Đồng bằng sông Hồng với 83 KCN (chiếm 26% cả nước) và vùng Tây Nam Bộ với 52 KCN
(chiếm 16% cả nước).
c. Về thu hút đầu tư và xây dựng kết cấu hạ tầng
Các KCN đã thu hút được nguồn vốn đầu tư lớn ở cả trong nước và đầu tư trực tiếp
nước ngoài (FDI) vào phục vụ cho quá trình CNH, HĐH. Hàng năm, số lượng vốn FDI đầu
tư vào KCN chiếm khoảng từ 60%-70% tổng vốn đầu tư FDI thu hút được của cả nước.
Trung bình trong giai đoạn 2011-2015, các KCN thu hút được khoảng 40.000 tỷ đồng vốn
đầu tư từ các nhà đầu tư trong nước. Đến cuối năm 2016, trong số 325 KCN được thành lập
có 44 KCN đầu tư trực tiếp từ nước ngoài và 281 KCN có nguồn từ các nhà đầu tư trong
nước với tổng vốn đầu tư đăng ký đạt khoảng 3,46 tỷ USD và 240 nghìn tỷ đồng. Tổng vốn
đầu tư kết cấu hạ tầng KCN đã thực hiện đạt 1,51 tỷ USD (bằng 44% tổng vốn nước ngoài
đăng ký) và 93,5 nghìn tỷ đồng (bằng 40% so với tổng vốn đầu tư trong nước đăng ký).
KCN cũng đã phát huy được lợi thế kết cấu hạ tầng đồng bộ, thuận lợi cho sản xuất,
kinh doanh. Đến hết năm 2016, tổng diện tích đất công nghiệp đã cho thuê của các KCN đạt
31,8 nghìn ha, tỷ lệ lấp đầy đạt 51%; riêng các KCN đã đi vào hoạt động, tỷ lệ lấp đầy đạt
73%. Nó đã tạo ra được một hệ thống kết cấu hạ tầng tương đối đồng bộ, có giá trị lâu dài,

góp phần HĐH kết cấu hạ tầng của các ngành và các vùng kinh tế.
d. Về sản xuất kinh doanh
Lực lượng doanh nghiệp trong các KCN dần được hình thành và phát triển mạnh,
trong đó, có cả những doanh nghiệp được đầu tư từ các tập đoàn đa quốc gia lớn, như:


Samsung, LG (Hàn Quốc), Robert Bosch (Đức)..., tạo cơ hội để công nghiệp nước ta tham
gia chuỗi giá trị công nghiệp toàn cầu.
KCN có những đóng góp không nhỏ vào tăng trưởng ngành công nghiệp, nâng cao giá
trị xuất khẩu và sức cạnh tranh của nền kinh tế; góp phần chuyển dịch cơ cấu kinh tế của các
địa phương và cả nước theo hướng CNH, HĐH. Các doanh nghiệp trong KCN đã tạo ra
doanh thu lớn, đóng góp khoảng 30% vào kim ngạch xuất khẩu của cả nước.
Năm 2016 các chỉ tiêu sản xuất kinh doanh có sự tăng trưởng so với năm 2015, cụ thể:
Tổng doanh thu đạt khoảng 117,9 tỷ USD, tăng khoảng 7,2%; Kim ngạch xuất khẩu của các
doanh nghiệp đạt gần 69 tỷ USD, đóng góp khoảng 54% tổng kim ngạch xuất khẩu của cả
nước, tăng khoảng 23%; Kim ngạch nhập khẩu đạt 68,2 tỷ USD, đóng góp 54% tổng kim
ngạch nhập khẩu cả nước, tăng khoảng 24%; Đóng góp vào ngân sách hơn 83 nghìn tỷ
đồng, tăng khoảng 9%.
Trong năm 2016, các KCN đã thu hút được 370 dự án trong nước và điều chỉnh tăng
vốn cho 135 lượt dự án với tổng vốn đầu tư cấp mới và tăng thêm là 49,4 nghìn tỷ đồng.
Lũy kế đến cuối năm 2016, các KCN đã thu hút được khoảng 6.381 dự án đầu tư trong nước
với tổng vốn đầu tư đăng ký 694,5 nghìn tỷ đồng, tổng vốn đầu tư thực hiện đạt 347 nghìn
tỷ đồng (bằng 49,9% tổng vốn đầu tư đăng ký).
e. Về các vấn đề xã hội
Việc phát triển các KCN đã góp phần quan trọng trong việc giải quyết việc làm, đào
tạo nguồn nhân lực, nâng cao thu nhập, đời sống và trình độ của người lao động. Đến hết
năm 2016, các KCN đã tạo việc làm cho hơn 2 triệu lao động, trong đó 70-80% là lao động
nhập cư, với những đóng góp đáng kể vào ngân sách nhà nước. Có khoảng 20% số lao động
có nhu cầu được đảm bảo về nhà ở trong các khu vực nhà ở tập trung của các doanh nghiệp
trogn các KCN hiện nay. Nhu cầu nhà ở của công nhân trong các KCN tiếp tục được quan

tâm hơn thông qua Nghị định số 188/2013/NĐ-CP ngày 20/11/2013 về phát triển và quản lý
nhà ở xã hội, trong đó UBND cấp tỉnh có trách nhiệm đảm bảo quỹ đất xây dựng nhà ở cho
công nhân trong KCN và quy định nhiều cơ chế ưu đãi cho dự án đầu tư nhà ở xã hội như:
ưu đãi về tiền thuê đất, thuế giá trị gia tăng, thuế thu nhập doanh nghiệp và ưu đãi tín dụng .
Bên cạnh đó, các chính sách cải thiện đời sống người lao động như tiền lương, đào tạo,
chăm sóc y tế, giáo dục cải thiện đời sống văn hóa tinh thần cho người lao động đã được
quan tâm theo hướng tạo điều kiện tốt hơn cho người lao động.
f. Về vấn đề bảo vệ môi trường


Các KCN cũng đã góp phần tích cực vào bảo vệ môi trường sinh thái. Trong số 325
KCN đã được thành lập có 187 KCN đã có hệ thống xử lý nước thải tập trung hoàn chỉnh và
đi vào vận hành, chiếm 85% tổng số KCN đang hoạt động, phù hợp với chỉ tiêu được giao
(85%) tại Nghị quyết số 01/NQ-CP ngày 07/01/2016 của Chính phủ về những nhiệm vụ,
giải pháp chủ yếu chỉ đạo, điều hành thực hiện kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội và dự
toán ngân sách nhà nước năm 2016. Các KCN đang trong quá trình xây dựng cũng rất chú
trọng đến hệ thống xử lý chất thải tập trung, đảm bảo những yếu cầu tối thiểu về môi trường
của sản xuất công nghiệp theo hướng xanh hóa và phát triển bền vững.
Với chất thải rắn, việc đăng ký nguồn thải nguy hại được nghiêm túc kiểm tra, đôn đốc
tại các KCN. Chất thải rắn và chất thải nguy hại phát sinh được từng cơ sở trong KCN ký
hợp đồng trực tiếp với đơn vị có chức năng thu gom, vận chuyển và xử lý. Đa số các doanh
nghiệp trong KCN đã có biện pháp phân loại và lưu giữ tạm thời trước khi thu gom đến nơi
xử lý. Do vậy, về cơ bản, việc thu gom, xử lý chất thải rắn, chất thải nguy hại được đảm
bảo. Ở một số KCN đã có những doanh nghiệp liên kết trong việc sử dụng hoặc tái chế chất
thải khá hiệu quả, đây là điển hình cho xu hướng phát triển công nghiệp xanh bền vững.
I.2. Những hạn chế
Mặc dù đã đạt được những kết quả tích cực, nhưng hiệu quả hoạt động của các KCN
chưa thực sự tương xứng với tiềm năng và vai trò là nền tảng phát triển công nghiệp của
Việt Nam. Mô hình phát triển KCN cũ đã triển khai trên 25 năm, nhưng chưa được đổi mới.
Hiện nay, các KCN chủ yếu phát triển theo mô hình KCN đa ngành, chú ý nhiều đến việc

thu hút các nhà đầu tư thứ cấp để đẩy nhanh việc lấp đầy diện tích đất cho thuê mà chưa
thực sự quan tâm đến các vấn đề về môi trường, xã hội nảy sinh khi phát triển và nâng cao
hiệu quả kinh tế của các KCN qua việc hợp tác, liên kết. Sự phát triển mạnh mẽ và những
đóng góp to lớn của các KCN là không thể phủ nhận. Tuy nhiên, quá trình phát triển các
KCN Việt Nam trong thời gian qua còn tồn tại không ít những thách thức, bất cập, như:
Một là, cơ chế, chính sách đối với KCN còn bất cập. Việc phân cấp, ủy quyền cho ban
quản lý các KCN trong một số lĩnh vực còn chưa được thực hiện đầy đủ, nhất quán trên cả
nước do có sự không thống nhất với các quy định của pháp luật chuyên ngành, chưa được
các bộ, ngành hướng dẫn cụ thể hoặc chủ trương phân cấp, ủy quyền chưa được địa phương
quán triệt và thực hiện, đặc biệt là lĩnh vực thanh tra, môi trường, lao động. Chính sách ưu
đãi đối với các KCN hay thay đổi, thiếu ổn định, mức ưu đãi đối với dự án đầu tư vào KCN
còn nhiều điểm chưa hợp lý, chưa thực sự hấp dẫn đầu tư một cách lâu dài, ổn định. Cụ thể:


Luật Thuế thu nhập doanh nghiệp ban hành ngày 17/6/2003 quy định doanh nghiệp mới
thành lập tại KCN được hưởng ưu đãi thuế bằng với mức ưu đãi của địa bàn có điều kiện
KT-XH khó khăn (thuế suất 20% trong 10 năm); trường hợp doanh nghiệp thuộc lĩnh vực
sản xuất trong KCN thì được hưởng ưu đãi ở mức cao hơn (thuế suất 15% trong 12 năm).
Tuy nhiên, Luật bổ sung, sửa đổi một số điều của Luật Thuế thu nhập doanh nghiệp ban
hành ngày 19/6/2013 quy định ưu đãi thuế đối với doanh nghiệp thực hiện dự án đầu tư mới
tại KCN (trừ KCN nằm trên địa bàn có điều kiện KT-XH thuận lợi) được miễn thuế trong 2
năm, giảm 50% số thuế phải nộp trong 4 năm tiếp theo. Việc các dự án trong KCN không
còn được hưởng ưu đãi đầu tư nói trên đã gây khó khăn cho hoạt động của doanh nghiệp,
làm giảm tính khuyến khích đầu tư, phát triển sản xuất, kinh doanh trong KCN.
Hai là, công tác quy hoạch tổng thể các KCN còn yếu. Trước đây, các KCN đều được
thành lập trên cơ sở các quyết định riêng biệt của Thủ tướng Chính phủ mà không có quy
hoạch. Chính vì vậy, Quy hoạch phát triển các KCN Việt Nam đến năm 2015 và định hướng
đến năm 2020 được phê duyệt theo Quyết định số 1107/QĐ-TTg, ngày 21/8/2006 của Thủ
tướng Chính phủ được xây dựng trước hết trên cơ sở hợp thức hóa sự tồn tại của những
KCN đã có hoặc đã được Thủ tướng Chính phủ chấp thuận về mặt chủ trương, sau đó chỉ bổ

sung thêm một vài khu mới.
Ngoài ra, do áp lực của các địa phương mong muốn sớm có KCN bằng mọi giá nên
tính hợp lý và khoa học của quy hoạch tổng thể KCN còn chưa cao, chưa dựa trên các phân
tích, đánh giá một cách tổng thể về tiềm năng, lợi thế, khả năng huy động các nguồn lực
tổng hợp của địa phương. Với sự “ồ ạt” thành lập các KCN trong hơn 25 năm qua, tính đến
hết năm 2016, tất cả 63 tỉnh, thành phố trong cả nước đều có KCN. Nếu như giai đoạn đầu
thí điểm phát triển KCN, KCX (1991 - 1995) chỉ có 12 KCN, KCX được thành lập với tổng
diện tích tự nhiên 2.360 ha, thì giai đoạn 2006 - 2016 được coi là giai đoạn “bùng nổ” khi có
tới 313 KCN, KCX được thành lập với tổng diện tích tăng thêm là hơn 92 nghìn ha, gấp hơn
27 lần về số lượng và 40 lần diện tích so với giai đoạn trước, chưa kể đến các khu đã được
quy hoạch. Vì vậy, không ít KCN khi đi vào hoạt động đã không thể thu hút được nhiều dự
án đầu tư, gây lãng phí tài nguyên đất đai.
Ba là, tỷ lệ lấp đầy của các KCN hiện nay còn thấp. Tính đến hết năm 2016, tỷ lệ lấp
đầy các KCN chỉ vào khoảng 73%. Phần lớn những KCN bỏ hoang hiện nay đều rơi vào
những tỉnh kinh tế khó khăn, hạ tầng kỹ thuật, hạ tầng xã hội phát triển thiếu đồng bộ.


Bốn là, các chương trình xúc tiến đầu tư vào các KCN còn mang tính cục bộ, thu hút
đầu tư bằng mọi giá, chưa thu hút được dự án đầu tư có ngành nghề, hàm lượng công nghệ
phù hợp với lợi thế phát triển. Các dự án sản xuất công nghiệp vào KCN chủ yếu là dự án
công nghiệp nhẹ (dệt, sợi, may mặc...), công nghiệp thực phẩm, lắp ráp, gia công có mức độ
thâm dụng lao động cao, công nghệ lạc hậu và chưa tuân thủ các quy định về môi trường.
Năm là, vấn nạn ô nhiễm môi trường dù có nhiều biện pháp khắc phục, song vẫn tiếp
tục diễn biến phức tạp. Trong tổng số 220 KCN đã đi vào hoạt động, thì chỉ có khoảng 85%
xây dựng được hệ thống xử lý nước thải tập trung và một số KCN đang tiến hành xây dựng
hệ thống này. Điều đáng nói là ngay cả những KCN đã xây dựng được thì hiệu quả xử lý
cũng không cao, đặc biệt là đối với những KCN có thời gian hoạt động lâu năm nằm cạnh
các lưu vực sông Đồng Nai, sông Cầu, sông Nhuệ - Đáy… do hệ thống xử lý nước thải của
chúng đã ít nhiều xuống cấp. Nhiều KCN khác đã xây dựng được hệ thống nhưng lại không
hoạt động hoặc hoạt động mang tính đối phó khi bị cơ quan chức năng kiểm tra.

Để giải quyết tốt các vấn đề này, mô hình phát triển các KCN tại Việt Nam cần phải có
sự thay đổi theo hướng chuyên ngành, phát triển bền vững và có tính liên kết cao giữa
doanh nghiệp thứ cấp trong KCN.
Bên cạnh việc đổi mới mô hình để giải quyết các yếu tố nội tại trong phát triển KCN
thời gian qua, còn xuất phát từ những đòi hỏi của thực tế khách quan bên ngoài và yêu cầu
từ sự thay đổi về môi trường kinh tế - xã hội của đất nước trong thời gian tới, cụ thể:
Thứ nhất, hiện nay, trên thế giới, cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ 4 đã và đang
diễn ra với xu hướng kết hợp giữa các hệ thống ảo và thực thể, dự báo sẽ tạo ra sự thay đổi
về phương thức sản xuất cũng như chuỗi giá trị toàn cầu hiện hữu. Việc phát triển các KCN
phải tập trung nắm bắt cơ hội tham gia đổi mới từ cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ 4.
Thứ hai, với mô hình KCN đa ngành trong thời gian vừa qua, hiệu quả sử dụng đất
chưa cao và việc sử dụng nguồn nhân lực chất lượng cao trong các doanh nghiệp của KCN
chưa nhiều, lao động phổ thông chưa qua đào tạo còn chiếm tỷ trọng lớn và yếu tố trình độ
công nghệ của các nhà đầu tư thứ cấp chưa được quan tâm. Trong khi đó, điều kiện các
nguồn lực của Việt Nam còn có những hạn chế, nhất là đất đai và vốn. Diện tích đất dành
cho phát triển KCN có giới hạn nhất định để cân bằng với diện tích đất cho các hoạt động
KT-XH khác và đảm bảo vấn đề môi trường. Việc tiếp tục phát triển các KCN theo mô hình
cũ sẽ không đảm bảo sử dụng hiệu quả các nguồn lực.


×